Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học vật lý phần điện tích – điện trường nhằm nâng cao tính tích cực trong học tập của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.26 KB, 68 trang )

GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
----------

LÊ THỊ DUNG

Thiết kế và sử dụng PHT trong dạy học VL phần
Điện tích – Điện trường nhằm nâng cao tính tích
cực trong học tập của học sinh

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM VẬT LÝ

-1-


GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân
tơi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, yêu cầu thực tiễn của việc đổi


mới phương pháp giáo dục, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh. Các số liệu, kết quả
được trình bày trong đề tài là hoàn toàn trung thực.

LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn
Bảo Hoàng Thanh - Trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng. Em xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy đã hướng dẫn và có ý kiến chỉ dẫn quý báu trong quá
trình em nghiên cứu đề tài luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn q thầy cơ trong khoa Vật lí- Đại học Sư phạm Đại học Đà Nẵng đã trực tiếp chỉ dẫn cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo thuộc tổ Vật lí trường THPT
Nguyễn Duy Hiệu và trường THPT Nguyễn Khuyến cùng một số học sinh của
trường đã nhiệt tình đóng góp ý kiến trong q trình khảo sát thực tiễn của em.

-2-


GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

DH

Dạy học


GV

Giáo viên

HS

Học sinh

PHT

Phiếu học tập

PP

Phương pháp

PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thơng

VL


Vật lí

NC

Nâng cao

-3-


GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức Quốc tế và khu vực như
WTO, khối liên minh quốc tế, tổ chức APEC…Những sự kiện trên chứng tỏ một
quá trình tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sơi nổi ở trong nước
nói riêng và tất cả các quốc gia nói chung. Để đứng vững trong xu thế hội nhập đó
địi hỏi phải có một chiến lược, sách lược phát triên riêng. Đây là một thách thức rất
lớn đối với toàn ngành của nước ta. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học là một
trong những quốc sách hàng đầu.
Giáo dục được xem là ngành đặt biệt quan trọng, là nền tản phát triển lâu dài của
quốc gia. Quan điểm này đã được thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ nhất
Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khoá VIII: “Thực sự coi giáo dục-đào tạo là quốc
sách hàng đầu”. Nhà nước Việt Nam cũng đánh dấu tầm quan trọng của mục tiêu
này qua điều 28 luật giáo dục 2005: “ Phương pháp giáo dục phổ thơng đã phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặt trưng của từng lớp

học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học; khả năng làm việc theo nhóm; rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn…”. Như vậy, giáo dục khơng chỉ
đem lại kiến thức mới mà cịn cho học sinh hiểu sâu rộng nhiều khía cạch trong xã
hội , rèn luyện nhân cách và sự vận dụng được những kiến thức ở trường…
Vào những năm đầu hội nhập, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới tồn diện về
nội dung và PPDH, tuy nhiên trên thực tế thì chất lượng và hiệu quả giáo dục vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu nói trên. Trước tính trạng đó, nhiều nhà giáo dục cũng
đã đề cập đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường tính tích
cực, chủ động sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Trong đó,
PHT trong dạy học là một trong những PP hữu hiệu.
Thực tế hiện nay, việc sử dụng PHT trong dạy học VL nói chung chưa có hiệu
quả cao và chưa có sự quan tâm đúng mức, sử dụng phiếu học tập gây ra tình trạng
cháy giáo án. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do giáo viên chưa có quan
niệm cụ thể về PHT, chưa biết cách xây dựng và sử dụng PHT có hiệu quả…Do đó,
việc nghiên cứu bổ sung vào hệ thống cơ sở lý luận của việc thiết kế và sử dụng
PHT trong DH để có thể áp dụng với từng bài học cụ thể là rất thiết thực nhằm đổi
-4-


GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

mới PP DH VL theo đúng hướng đã đề ra. Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian,
thực nghiệm sư phạm nên đề tài chỉ tiến hành đối với chương Điện tích – Điện
trường trong chương trình VL 11 NC.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi đã lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Thiết kế và sử dụng PHT trong dạy học VL phần Điện tích – Điện trường
nhằm nâng cao tính tích cực trong học tập của học sinh”

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Vấn đề thiết kế và sử dụng PHT trong DH được đề cập trong một số tài liệu sau:
Bài báo “Thiết kế và sử dụng PHT trong DH hợp tác” của tác giả Đặng Thành
Hưng trong báo phát triển Giáo dục số 8, tháng 8/2004. Tác giả đã nêu định nghĩa,
chức năng của một số dạng PHT, nêu cách thiết kế và quy trình sử dụng PHT trong
DH hợp tác. Đây là bài viết quan trọng giúp cho đề tài có định hướng đúng trong
việc nghiên cứu.
Bài báo “ Xây dựng PHT dùng trong DH trên lớp môn Địa lí lớp 10 THPT” của
tác giả Đậu Thị Hồ, khao Địa lí, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng trong
tạp chí giáo dục tháng 5/2008. Bài báo đã nêu lên bản chất của PHT, nguyên tắc và
quy trình sử dụng PHT trong DH trên lớp mơn Đia lí 10.
Bài báo “ phương pháp sử dụng PHT trong dạy học Địa lí lớp 10 nhằm phát huy
tính tích cực và độc lập của học sinh” của tác giả Đậu Thị Hồ, khao Địa lí, Trường
Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng trong tạp chí giáo dục số 195 tháng 8/2008. Tác
giả đã trình bày nguyên tắc và phương pháp sử dụng PHT trong dạy bài mới và
củng cố bài học. Những bài báo là nguồn tài liệu rất quan trọng giúp cho việc
nghiên cứu đề tài.
Luận văn thạc sĩ “Thiết kế và sử dụng PHT trong DH Địa lí 12 THPT” của Trần
Thuỳ Uyên, Huế-2005. Luận văn đã trình bày định nghĩa, chức năng, các dạng PHT
trong dạy học Địa lí; nêu lên nguyên tắc thiết kế và sử dụng PHT.
Sách “Đổi mới phương pháp, chương trình và SGK” của Trần Bá Hồnh (2007).
Tác giả đã trình bày một số dạng phiếu hoạt động học tập và ví dụ về các PHT trong
DH môn Sinh học.
Từ các tài liệu trên, đây là cơ sở cho việc nghiên cứu thiết kế và sử dụng PHT
trong DH đối với môn VL.
-5-


GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

3. Mục tiêu của đề tài
- Thiết kế được các dạng PHT trong DH VL phần Điện tích – Điện trường.
- Xây dựng được tiến trình sử dụng PHT trong DH VL phần Điện tích – Điện
trường nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho học sinh.
4. Giả thuyết khoa học
Việc đưa PHT vào DH nhằm góp phần kích thích tính tự học của học sinh nhưng
chưa được khai thác đúng với tiềm năng của nó.
Nếu thiết kế và sử dụng PHT một cách có khao học trong DH chương Điện tích
Điện trường thì sẽ phát huy tính tích cực, tự học, chủ động của học sinh trong hoạt
động cá nhân hay hoạt động nhóm, qua đó sẽ nâng cao chất lượng DH VL lớp 11 NC.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc thiết kế và sử dụng PHT trong DH VL.
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, chương trình và SGK VL 11 NC.
- Xây dựng quy trình thiết kế và sử dụng PHT trong DH VL, áp dụng cho
chương Điện tích – Điện trường VL 11 NC.
-Thiết kế một số giáo án mẫu có sử dụng PHT chương Điện tích – Điện trường
VL 11 NC.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trường trung học phổ thông để đánh
giá hiệu quả của việc sử dụng PHT trong DH VL.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thiết kế và sử dụng PHT chương Điện tích - Điện
trường VL 11 NC.
7. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy học có sử dụng PHT chương Điện tích – Điện trường VL 11 NC.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các văn bản của nhà nước và của ngành
giáo dục đào tạo.
- Nghiên cứu các sách, bài báo, luận văn, luận án, tạp chí chun ngành.
- Nghiên cứu chương trình SGK, sách bài tập, tài liệu tham khảo VL 11 NC.
-6-


GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

8.2. Phương pháp điều tra:
- Trao đổi với giáo viên về việc xây dựng PHT trong DH VL ở trường phổ thông.
- Lấy ý kiến giáo viên, học sinh về việc thiết kế vào sử dụng PHT trong DH VL.
8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
- Quan sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh trong các giờ học
có sử dụng PHT.
- So sánh kết quả của học sinh các lớp thực nghiệm với các lớp đối chứng, kết
hợp trao đổi ý kiến với giáo viên giảng dạy.
9. Cấu trúc luận văn:
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng PHT.
Chương 2: Thiết kế và sử dụng PHT trong DH VL chương Điện tích- Điện
trường VL 11 NC.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo


-7-


GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ
VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
1.1. Quan niệm về PHT
1.1.1. Định nghĩa PHT
Theo từ điển Tiếng Việt thì từ “phiếu” gồm có 3 nghĩa:
- Tờ giấy rời có cỡ nhất định, ghi chép những nội dung nhất định nhằm để phân
loại, sắp xếp theo một hệ thống nào đó, ví dụ như phiếu điều tra, phiếu tra cứu…
- Tờ giấy ghi nhận quyền lợi nào đó của người sử dụng, ví dụ như phiếu chuyển
tiền, phiếu khám sức khỏe…
- Tờ giấy biểu thị ý kiến trong cuộc bầu cử hoặc biểu quyết, ví dụ như phiếu
bầu cử…
Từ định nghĩa về “phiếu”, có nhiều định nghĩa về PHT như sau:
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Vũ thì PHT là “ tờ giấy rời, trên đó ghi các câu hỏi,
bài tập, nhiệm vụ học tập…kèm theo gợi ý, hướng dẫn, dựa vào đó HS thực hiện
hoặc ghi các thông tin cần thiết để giúp mở rộng bổ sung kiến thức bài học”.
Theo PGS.TS Đặng Thành Hưng thì “PHT là một trong những phương tiện DH
cụ thể, đơn giản và có khả năng tương thích rất cao với tuyệt đại đa số người học
thuộc mọi lứa tuổi và trong lĩnh vực học tập. Đó là văn bản bằng giấy hoặc dạng
giấy do GV tự làm, gồm một hoặc một số tờ, có vai trị học liệu để bổ sung cho sách
và tài liệu giáo khao quy định, có chức năng hỗ trợ học tập và giảng dạy vừa như
công cụ hoạt động, vừa như điều kiện hoạt động của người dạy và người học, mà

trước hết như một nguồn thông tin học tập”.
Theo cô Nông Thị Nhung, một giáo viên dạy Địa lí thì “ PHT là những tờ giấy
rời có nội dung hướng dẫn, yêu cầu HS làm việc trong một thời gian ngắn tại lớp
học hoặc được làm ở nhà trước mỗi bài học”.
Từ những định nghĩa trên cho thấy mỗi tác giả có một cách định nghĩ về PHT
khác nhau. Tuy nhiên, các định nghĩa đó đều thống nhất cùng một quan điểm PHT
là phương tiện DH do GV tự thiết kế gồm một hoặc một số tờ giấy rời có ghi những
nhiệm vụ học tập mà HS phải hoàn thành kèm theo những hướng dẫn, gợi ý hoặc
thông tin bổ sung cho bài học.
-8-


GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

1.1.2. Các chức năng cơ bản của PHT trong DH
PHT được phân làm nhiều kiểu, nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên chúng đều có
những chức năng giáo dục tương đối chung. Theo nhiều tài liệu, các nhà nghiên
cứu đều có sự thống nhất về 2 chức năng cơ bản của PHT như sau:
1.1.2.1. Chức năng cung cấp thông tin sự kiện
PHT có chức năng thơng tin sự kiện cho học sinh. Những thông tin sự kiện này
là nhưng thông tin sự kiện khơng có trong SGK nhưng lại có liên quan đến bài học.
GV sử dụng chức năng này của PHT để cung cấp những thông tin bổ sung cho HS,
giúp HS có thể hiểu bài, giải được bài tập, làm sáng tỏ thêm kiến thức của bài học .
Theo PGS.TS Đặng Thành Hưng thì “ trong PHT có thể là văn bản, biểu thị số
liệu, hình ảnh, sơ đồ…,tóm tắt hoặc trình bày bằng những cấu trúc nhất định một
lượng thông tin, dữ liệu hoặc sự kiện xuất phát cần thiết cho người học”
Như vậy những thông tin sự kiện trong PHT có thể là văn bản, biểu số liệu, hình

ảnh…khơng có trong SGK nhưng cần thiết cho người học.
1.1.2.2 Chức năng công cụ và hoạt động giao tiếp
PHT cịn có một chức năng quan trọng, đó là chức năng công cụ và hoạt động
giao tiếp. Chức năng này của PHT giúp cho quá trình dạy được tiến hành chặt chẽ
và tăng khả năng cho quá trình lĩnh hội tri thức của HS.
Theo PGS.TS Đặng Thành Hưng thì “PHT còn nêu lên những nhiệm vụ học tập,
những yêu cầu hoạt động, những hướng dẫn học tập, những công việc và vấn đề
để người học thực hiện hoặc giải quyết. Thơng qua nội dung và tính chất này nó
thực hiện chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp trong q trình học tập của
người học”.
Cịn với PGS.TS Nguyễn Đức Vũ khi nói về chức năng này của PHT thì cho
rằng: “ PHT chứa đựng các câu hỏi, bài tập, yêu cầu hoạt động, những vấn đề và
công việc để HS giải quyết hoặc thực hiện, kèm theo hướng dẫn, gợi ý cách làm.
Thông qua nội dung này, PHT thực hiện chức năng là công cụ hoạt động và giao
tiếp trong quá trình học tập của HS.
Như vậy, PHT có 2 chức năng rất quan trọng là cung cấp, thông tin sự kiện và
là công cụ hoạt động, giao tiếp. Thơng qua PHT, GV có thể đưa ra những nhiệm
vụ, công viêc…để học sinh thực hiện. Đồng thời, HS nắm những thông tin được
-9-


GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

cung cấp từ PHT và hoàn thành những nhiệm vụ trong PHT để chiếm lĩnh kiến
thức của bài học.
1.1.3. Các dạng PHT trong DH VL
Tuỳ theo cách phân loại mà PHT có những dạng khác nhau:

1.1.3.1. Căn cứ vào chức năng của PHT
Như đã nói, PHT có hai chức năng. Dựa và đó có thể phân PHT thành 2 loại
như sau:
- Phiếu cung cấp thông tin sự kiện
Loại phiếu này có chứa nội dung là những thơng tin bổ sung khơng có trong
SGK nhưng lại cần thiết để làm rõ hơn kiến thức của bài học. Phiếu này được sử
dụng để dạy những bài có nội dung trừu tượng, khó hiểu hoặc những bài, mục mà
trong SGK viết qua ngắn và HS khơng thể hiểu nếu khơng có thơng tin bổ sung.
Để xây dựng được loại phiếu này, GV cần thu thập thông tin, tài liệu tạo thành
một kho tư liệu cần thiết để có thể chọn lọc, xử lý thông tin biến chúng trở thành nội
dung trong PHT.
- Phiếu là công cụ hoạt động giao tiếp
Loại phiếu này có chứa nội dung là những câu hỏi, bài tập, yêu cầu, nhiệm
vụ…kèm theo những gợi ý, hướng dẫn để HS hồn thành. Từ đó, HS lĩnh hội tri
thức của bài học.
Phiếu này được sử dụng trong rất nhiều trường hợp khác nhau như kiểm tra bài
cũ, củng cố bài học, ơn tập…
Loại phiếu này có rất nhiều ưu điểm. Khi sử dụng phiếu này, GV làm ít, nói ít,
cịn HS phải làm việc nhiều, điều này rất phù hợp với quan điểm DH lấy HS làm
trung tâp, GV chỉ là người hướng dẫn HS đến với kiến thức bài học. Tuy nhiên, sự
hạn chế về mặt giao tiếp bằng lời giữa GV và HS cũng chính là nhược điểm của loại
phiếu này. Vì vậy, khi xây dựng loại phiếu này địi hỏi GV phải có cách trình bày
hết sức khoa học, rõ ràng và chính xác để đảm bảo tất cả mọi HS có thể hiểu được.
1.1.3.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng PHT
Theo mục đích sử dụng PHT thì có thể phân thành các loại PHT như sau:
- Phiếu dùng để kiểm tra bài cũ
Loại phiếu này được sử dụng để kiểm tra bài cũ trước khi vào bài mới. Nội dung
của phiếu này như một bài kiểm tra ngắn được in và ghi sẵn.
- 10 -



GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Loại phiếu này có một ưu điểm nổi bậc là có thể giúp GV kiểm tra cùng lúc
được nhiều HS, khắc phục được tình trang GV chỉ gọi một hoặc một vài HS kiểm
tra, còn các HS khác chỉ ngồi nghe và làm việc riêng. Tuy nhiên sử dụng loại phiếu
này nhiều thì sẽ khơng phát huy được khả năng trình bày, diễn đạt bằng lời nói trực
tiếp của HS. Đây chính là nhược điểm của loại phiếu này. Do vậy, GV cần kết hợp
cân đối giữa PP kiểm tra bài cũ bằng PHT và PP kiểm tra bài cũ truyền thống.
Ví dụ: PHT dùng để kiểm tra bài cũ trước khi dạy bài 2 – Thuyết electron. Định
luật bảo tồn điện tích, VL 11 NC.
Họ và tên: …………………………. …………Lớp: ……………………………..
PHIẾU HỌC TẬP
(Dùng để kiểm tra bài cũ bài 1- Điện tích. Định luật Cu-lơng)
Câu 1: Phát biểu nội dung và viết biểu thức định luật Cu-lông.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 2: Biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích cùng dấu và ngược dấu.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 3: Tính lực tương tác giữa hai điện tích q1 = 6.10 -7C và q2 = ─ 5. 10 -7C đặt
trong chân không, cách nhau một khoảng r = 5 cm.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
- Phiếu dùng trong dạy bài mới
Loại phiếu này dùng để dạy bài mới, phiếu có ghi rõ các cơng việc, nhiệm vụ
được sắp xếp có hệ thống và lơgic để HS thực hiện, từ đó HS tự tìm ra kiến thức
mới của bài học. Phiếu này thường có những thơng tin bổ sung khơng có trong SGK
hoặc những gợi ý, hướng dẫn để HS dựa vào đó tự hồn thành phiếu.
Khi sử dụng phiếu này trong q trình dạy bài mới có rất nhiều ưu điểm. Thứ
nhất nó phát huy được tính tích cực học tập của HS. Thứ hai, tiết kiệm được thời
gian GV giao câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ. Thứ ba, HS phải làm việc nhiều, đảm bảo
được việc DH lấy HS làm trung tâm. Thứ tư, thơng qua việc hồn thành PHT, GV
có thể nhận biết được thái độ, năng lực của từng HS để tìm cách tác động phù hợp
- 11 -


GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

cho mỗi HS. Tuy nhiên, loại phiếu này hạn chế khả năng giao tiếp giữa GV và HS
do vậy khơng rèn luyện cho hoc sinh cách trình bày diễn giải trước lớp. Mặt khác,
khơng phải HS nào cũng có khả năng hiểu và hồn thành phiếu, do vậy địi hỏi GV
phải hướng dẫn riêng cho từng HS.
Ví dụ: PHT dùng trong bài 2 – Thuyết electron. Định luật bảo tồn điện tích, VL
11 NC.
Họ và tên: …………………………. …………Lớp: ……………………………..
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 2: Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích
(Dùng cho phần 3: Giải thích ba hiện tượng nhiễm điện)

Tham khảo bài viết và hình vẽ 2.3 , hình 2.4 và hình 2.5 trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Hiện tượng gì xảy ra nếu cho thanh thủy tinh cọ xát vào miếng lụa? Giải
thích tại sao có hiện tượng trên?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 2: Hiên tượng gì xảy ra nếu ta cho thanh kim loại trung hòa về điện tiếp xúc
với quả cầu mang điện tích âm? Giải thích tại sao có hiện tượng trên?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 3: Hiện tượng gì xảy ra nếu ta cho thanh kim loại trung hòa về điện đến gần
một quả cầu nhiễm điện âm? Giải thích tại sao có hiện tượng trên?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
Gợi ý: Để giải thích các hiện tượng trên ta dựa vào sự dịch chuyển của các
electron .
- Phiếu dùng trong củng cố bài
Loại phiếu này được sử dụng sau khi dạy bài mới, hoặc sau một phần nào đó của
bài học nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức. Nội dung của phiếu là những câu hỏi,
bài tập hoặc những yêu cầu để học sinh thực hiện nhằm mục đích khái qt hóa, hệ
thống lại những kiến thức, kỹ năng vừa học.
Ngoài ra, nội dung của phiếu có thêm những câu hỏi khó, nhằm giúp học sinh
vận dụng, khắc sâu và mở rộng kiến thức hơn.

- 12 -



GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Ví dụ: PHT dùng để củng cố khi học xong bài 2 – Thuyết electron. Định luật
bảo toàn điện tích, VL 11 NC.
Họ và tên: …………………………. …………Lớp: ……………………………..
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 2: Thuyết electron. Định luật bảo tồn điện tích
(Dùng cho phần củng cố bài học)
I. Trắc nghiệm : Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Chọn câu sai trong các câu sau đây:
A. Trước và sau khi một vật nhiễm điện, tổng đại số các điện tích trên vật dẫn
đó lúc sau ln khác với lúc đầu.
B. Trong hệ cơ lập về điện, tổng đại số các điện tích luôn là một hằng số.
C. Trong nhiễm điện do cọ sát, sự xuất hiện các điện tích âm trên vật này ln
kèm theo sự xuất hiện các điện tích dương và có cùng độ lớn trên vật kia.
D. Điện tích của vật nhiễm điện luôn là bội số nguyên của điện tích nguyên tố.
Câu 2. Chọn câu trả lời đúng
Một vật cách điện mang điện tích dương đặt gần (nhưng không chạm vào ) hai
quả cầu kim loại tiếp xúc nhau. Hai quả cầu sau đó được tách nhau ra. Quả cầu lúc
đầu đặt xa vật cách điện hơn sẽ:
A. khơng mang điện tích
B. mang điện tích âm
C. mang điện tích dương
D. mang điện tích âm hoặc dương
Câu 3. Hai quả cầu như nhau được tích điện có độ lớn khác nhau. Sau khi được

cho chạm vào nhau rồi tách ra thì chúng sẽ ln:
A. đẩy nhau
B. hút nhau
C. trung hịa về điện
D. khơng đẩy cũng khơng hút
II. Tự luận
Hiên tượng gì xảy ra nếu ta cho thanh kim loại nhiễm điện dương xúc với quả cầu
trung hòa về điện? Giải thích tại sao có hiện tượng trên?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Phiếu học tập dùng để giao bài tập về nhà.
Đây là loại phiếu được sử dụng để GV giao bài tập về nhà cho HS. Trên phiếu
có ghi rõ nội dung, nhiệm vụ mà học sinh phải làm trong giờ tự học ở nhà. Phiếu
này cịn có những bài tập bổ sung, nâng cao cho HS. Ưu điểm của loại phiếu này là
GV có thể kiểm tra khả năng tự học của HS. Qua đó, giúp HS ơn tập, vận dụng kỹ
năng vừa được học, hoặc yêu cầu học sinh chuẩn bị bài mới.
Ví dụ: PHT dùng để giao bài tập về nhà sau khi học xong bài 3 – Điện trường
- 13 -


GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên: …………………………. …………Lớp: ……………………………..
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 3: Điện trường

(Dùng để giao bài tập về nhà)
Câu 1: Một hạt bụi có khối lượng 3.10 -6 kg được tích điện tích 3ϻC. Để hạt bụi lơ
lửng trong khơng khí thì cường độ điện trường có độ lớn là bao nhiêu.
(lấy g = 10m/s).
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 2: Có hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau 10 cm trong chân không. Điện tích
q1 = 5.10 -9 C, q2 = -5.10 -9 C. Xác định điện trường tại điểm M nằm trên đường
thẳng đi qua hai điện tích đó và
a) cách đều hai điện tích.
b) cách q1 một khoảng 5cm và cách q2 một khoảng 15cm.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 3: Phát biểu khái niệm và viết biểu thức công cơ học. Viết biểu thức lực tương
tác Cu-lông và cường độ điện trường.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
1.1.3.3 Căn cứ vào nội dung PHT
Dựa vào nội dung của PHT, có các loại phiếu sau:
- Phiếu bài tập
Nội dung của loại phiếu này là đề bài tập, các bài tập mà HS cần phải làm.

Ngồi ra trong loại phiếu này cịn có gợi ý, hướng dẫn để HS dựa vào đó có thể tự
giải quyết được bài toán hay đáp án bài toán nhằm giúp HS so sách kiểm tra lại kết
quả đã làm. Ưu điểm của loại phiếu này là có thể rèn luyện được kỹ năng giải bài
tập của HS.
Loại phiếu này được sử dụng trong tiết bài tập hoặc để củng cố, giao bài tập về nhà.
Ví dụ: PHT dùng trong bài 5 – Bài tập về lực Cu-lông và điện trường.
- 14 -


GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên: …………………………. …………Lớp: ……………………………..
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 5 : Bài tập về lực Cu-lông và điện trường
Câu 1: Hai điện tích đặt cách nhau 5 cm trong khơng khí thì hút nhau một lực F =
72.10 -4N. Tính độ lớn của mỗi điện tích, biết điện tích tổng cộng của chúng là
10 -8C
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Đáp số: 5 .10 -4C và - 4 .10 -4 C
Câu 2: Hai quả cầu bằng kim loại giống hệt nhau mang điện tích q1 = 4ϻC và q2 =
2 ϻC đặt cách nhau 3 cm trong chân khơng.
a) Tính lực đẩy giữa hai quả cầu.
b) Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau rồi đưa chúng về vị trí cũ thì chúng hút
hay đẩy nhau một lực bằng bao nhiêu?

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Đáp số: a) 80N b) 90N.
Câu 3: Trong chân khơng hai điện tích dương q1 = 2 .10 -6 C và q2 = 8 .10 -6C đặt tại
hai điểm A và B với AB=9cm. Đặt một điện tích q0 tại điểm M. Xác định vị trí của
M để q0 cân bằng.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Đáp số: AM = 3cm; BM = 6cm.
Phiếu u cầu giải quyết tình huống
Loại phiếu này có nội dung yêu cầu HS giải quyết một hoặc một số tình huống
nào đó. Những vấn đề này, HS phải thảo luận nhóm, nghiên cứu để giải quyết được
tình huống yêu cầu. Qua đó, HS có thể lĩnh hội được kiến thức. Loại phiếu này cũng
thường hay sử dụng để dạy bài mới, củng cố, kiểm tra bài cũ hay ra bài tập về nhà.
Ví dụ: PHT dùng cho bài 2 – Thuyết electron-Định luật bảo tồn điện tích SGK
VL 11 NC.

- 15 -


GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP


Họ và tên:………………………………....Lớp:…………………………………….
PHIẾU HỌC TẬP
(Dùng cho phần 1 , bài 2 – Thuyết electron- Định luật bảo toàn điện tích)
Câu 1: Dựa vào hình 2.1 SGK trang 10 VL 11 NC hãy mô tả lại cấu tạo của nguyên
tử?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 2: Dựa vào hình 2.2 SGK trang 10 VL 11 NC hãy cho biết khi nào nguyên tử trở
thành ion âm, khi nào nguyên tử trở thành ion dương?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

- Phiếu thực hành
Loại phiếu này có nội dung là những yêu cầu nhiệm vụ thực hành. Ưu điểm
của khi sử dụng phiếu này là rèn luyện được cho học sinh kỹ năng thí nghiệm
thực hành.
Phiếu này được sử dụng trong các tiết thí nghiệm thực hành.
1.1.3.4. Căn cứ vào tiêu chí phát triển kỹ năng
Theo tiêu chí phát triển kỹ năng có thể phân thành các loại sau:
- Phiếu phát triển kỹ năng quan sát
Loại phiếu này có nội dung là những câu hỏi, nhiệm vụ học tập. Để hoàn thành
phiếu, HS phải sử dụng thị giác kết hợp với các giác quan khác để xem xét sự vật
hiên tượng. Đối tượng quan sát ở đây có thể là hình vẽ, đồ thị, một thí nghiêm hay
một đoạn video…Đối với hình vẽ, đồ thị thường in sẳn trên PHT. Với thí nghiệm
có thể làm trực tiếp hoặc cho học sinh xem thí nghiệm ảo qua video.
Ví dụ: PHT dùng cho bài 6 – Vật dẫn và điện môi trong điện trường SGK VL
11 NC.
Nhóm………………………………....Lớp:…………………………………….

PHIẾU HỌC TẬP
(Dùng cho phần 1, bài 6 – Vật dẫn và điện môi trong điện trường VL 11 NC)
Câu 1: Quan sát thí nghiệm về sự phân bố điện tích ở mặt ngồi vật dẫn (hình 6.3
SGK) hãy cho biết
a) Khi cho quả cầu thử tiếp xúc với mặt ngoài quả cầu kim loại rồi cho chạm với
núm kim loại của điện nghiệm thì 2 lá kim loại như thế nào?
- 16 -


GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
b) Khi cho quả cầu thử tiếp xúc với mặt trong quả cầu kim loại rồi cho chạm với
núm kim loại của điện nghiệm thì 2 lá kim loại như thế nào?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
c) Rút ra kết luận gì từ thí nghiệm trên?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 2: Quan sát thí nghiệm về sự phân bố điện tích ở vật dẫn trong trường hợp mặt
ngồi có chỗ lồi chỗ lõm (hình 6.4 SGK) hãy cho biết:
a) Độ xòe ra của hai lá kim loại trong 3 trường hợp như thế nào?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
b) Rút ra kết luận gì về sự phân bố điện tích ở vật dẫn trong thí nghiệm trên?

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Phiếu phát triển kỹ năng phân tích
Loại phiếu này có u cầu cao. Để hồn thành phiếu, học sinh phải dựa vào các
kiến thức đã học, phân tích mối quan hệ giữa các kiến thức đó rồi rút ra các nhận
xét, kết luận.
Họ và tên: …………………………………….Lớp: ……………………..
PHIẾU HỌC TẬP
(Dùng cho phần 2 bài 3 – Điện trường SGK VL 11 NC)


Dựa vào công thức F  qE hãy cho biết:


1. Với điều kiện nào của q thì F và E cùng chiều?
………………………………………………………………………………………


2. Với điều kiện nào của q thì F và E ngược chiều?
………………………………………………………………………………………

- Phiếu học tập phát triển kỹ năng so sánh
Loại phiếu này thường có nội dung yêu cầu HS so sánh các sự vật hiện tượng
với nhau. Để hoàn thành phiếu, học sinh phải nắm vững kiến thức, có sự đối chiếu
để rút ra các đặc điểm giống và khác nhau về đặc điểm, tính chất…của các vấn đề
đem so sanh. Ưu điểm của loại phiếu này là rèn luyện được cho HS kỹ năng so
sánh. Qua đó cịn có tác dụng giúp HS hiểu, nhớ, khắc sâu kiến thức.
- 17 -



GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Ví dụ: PHT dùng để củng cố bài 7 – Tụ điện SGK VL 11 NC.
Họ và tên:……………………………………………… Lớp: ……………………
PHIẾU HỌC TẬP
(Dùng để củng cố bài 7 – Tụ điện SGK VL 11 NC)
Dựa vào những kiến thức đã học hãy so sánh các cách ghép tụ điện song song và
ghép nối tiếp về điện tích, điện dung và hiệu điện thế của bộ tụ.
Cách ghép

Nối tiếp

Song song

Điện tích của bộ tụ

………………………….

………………………….

Điện dung của bộ tụ

…………………………

………………………….

Hiệu điện thế của bộ tụ


………………………….

………………………….

Nội dung
so sánh

- Phiếu phát triển kỹ năng quy nạp, khái qt hố
Phiếu này u cầu HS tóm tắc một đoạn trong SGK, sơ đồ hoá lại kiến thức, hay
rút ra những đặc điểm chung từ những tính chất rời rạc cụ thể…hay logic hố, hình
thành kiến thức từ cái riêng đến cái chung, cái tổng thể.
Ví dụ : Phiếu dùng khi dạy bài 6 – Vật dẫn và điện môi trong điện trường SGK
VL 11 NC.
Họ và
tên:…………………………………………………Lớp:……………………
PHIẾU HỌC TẬP
(Dùng trong bài 6 – Vật dẫn và điện môi trong điện trường SGK VL 11 NC)
1. Từ thí nghiệm về điện thế ở mặt ngồi vật dẫn (hình 6.2 SGK) rút ra kết luận
gì về điện thế tại các điểm trên mặt ngồi vật dẫn?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Từ thí nghiệm về sự phân bố điện tích ở mặt ngồi vật dẫn (Hình 6.3 SGK) rút
ra kết luận gì về sự phân bố điện tích đối với vật dẫn rỗng nhiễm điện?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
- 18 -



GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

3. Dựa vào thí nghiệm ở hình 6.4 hãy quan sát và so sánh độ xoè ra của 2 lá kim
loại trong điện nghiệm ở 3 trường hợp hình vẽ? Tại sao lại có sự chênh lệch đó?
Kết quả thí nghiệm cho thấy sự phân bố điện tích ở vật dẫn trong trường hợp mặt
ngồi có chỗ lồi chỗ lõm như thế nào?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Phiếu phát triển kỹ năng suy luận đề xuất giả thuyết
Dạng phiếu này có thể đưa ra một giả thuyết để HS suy luận hay quan sát hình
vẽ, thí nghiệm… để đề xuất giả thuyết hay đưa ra những ý tưởng mới, những cách
giải quyết mới cho vấn đề. Để hoàn thành được loại phiếu này, HS phải có năng lực
tư duy logic.
Ví dụ: Phiếu dùng để dạy phần 2 bài 7 – Tụ điện SGK VL 11 NC.
Họ và tên: ………………………………………….Lớp:…………………………..
PHIẾU HỌC TẬP
(Dùng cho phần 2 bài 7 – Tụ điện SGK VL 11 NC)
1. Dựa vào định nghĩa điện dung của tụ điện hãy lập biểu thức tính điện tích Q của
tụ. Từ biểu thức này cho biết 1 đơn vị Fara là gì?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
S
2. Dựa vào công thức C 
hãy đề xuất các cách làm tăng điện dung của

9.109.4d
tụ này?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
1.1.3.5. Căn cứ vào tiêu chí dùng PHT để rèn luyện kỹ năng Vật lí cho học sinh
Theo tiêu chí này có thể phân PHT thành các dạng sau:
- Phiếu phát triển kỹ năng giải thích hiện tượng VL
Loại phiếu này có nội dung là những câu hỏi, yêu cầu kèm theo những gợi ý,
hướng dẫn HS giải thích một hiện tượng VL nào đó. Ưu điểm khi sử dụng loại
phiếu này là rèn luyện cho HS các kỹ năng giải thích hiện tượng như kỹ năng phân
tích hiện tượng, kỹ năng xây dựng lập luận giả thuyết, kỹ năng biện luận… để chỉ ra
sự logic hợp lí quy luật diễn biến của các hiện tượng nhằm khẳng đinh, kiểm
nghiệm lại các định luật, định lí, thuyết VL…
- 19 -


GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Ví dụ: Phiếu dùng để giao bài tập về nhà sau khi học xong bài 6 – Vật dẫn và
điện môi trong điện trường SGK VL 11 NC.
Họ và tên: ……………………………………………Lớp: …………………….
PHIẾU HỌC TẬP
( Dùng để giao bài tập về nhà sau khi học xong bài 6 – Vật dẫn và điện môi trong
điện trường SGK VL 11 NC)
Vận dụng sự phân bố điện tích trong vật dẫn hãy giải thích:
1. Tai sao phía sau đi máy bay thường có những cánh nhỏ nhọn?

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Tại sao trong những xe tải lớn thường có sợi dây xích nối khung xe thả thòng
xuống mặt đường?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………
- Phiếu phát triển kỹ năng làm thí nghiệm thực hành VL
Nội dung của loại phiếu này là những yêu cầu, những hướng dẫn đưa ra để HS
tiến hành các bài thí nghiệm. Ưu điểm khi sử dụng phiếu là rèn luyện cho HS các kỹ
năng như sử dụng dụng cụ thí nghiệm, lắp đặt tiến hành thí nghiệm, thu thập, xử lí
số liệu, phân tích, đánh giá, nhận xét kết quả thí nghiệm…
- Phiếu phát triển kỹ năng giải bài tập VL
Trên loại phiếu này có in những bài tập mà học sinh cần phải hoàn thành. Nội
dung của phiếu cịn có những gợi ý, hướng dẫn nếu cần thiết đối với những bài
khó. Ngồi ra GV có thể cho đáp số trước hoặc trình bày đáp số dưới dạng trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Khi thực hiện loại phiếu này, HS sẽ được hình
thành các kỹ năng giải bài tập như kỹ năng tóm tắt đề, phân tích dữ kiện bài tốn,
nêu được các định luật và cơng thức liên quan, đổi đơn vị…
Ví dụ: Phiếu dùng để giao bài tập về nhà sau khi học xong bài 9 – Bài tập về tụ
điện SGK VL 11 NC.
Họ và tên: ……………………………………………..Lớp : ……………………
PHIẾU HỌC TẬP
( Bài tập về nhà sau khi học xong bài 9 – Bài tập về tụ điện SGK VL 11 NC)
Bài 1: Một tụ điện phẳng khơng khí được nối với nguồn điện thế khơng đổi. Sau
đó đưa bản tụ lại gần nhau để khoảng cách giữa các bản giảm một nữa. Năng
lượng của tụ điện tăng hay giảm bao nhiêu lần?
- 20 -



……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
……………………………………………………………………………………
KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
SVTH : Lê Thị Dung
…………………………………………………………………………………….
Bài 2: Một tụ điện phẳng khơng khí được nối với nguồn điện thế không đổi. Ngắt
tụ ra khỏi nguồn, sau đó đưa bản tụ lại gần nhau để khoảng cách giữa các bản
giảm một nữa. Năng lượng của tụ điện tăng hay giảm bao nhiêu lần?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
- Phiếu phát triển tổng hợp nhiều kỹ năng
Nội dung của loại phiếu này có chứa những u cầu mà để hồn thành HS phải
vận dụng linh hoạt các kỹ năng đã học như kỹ năng giải bài tập, kỹ năng giải thích
hiện tượng.
Ví dụ: Phiếu dùng cho phần 2 bài 8 - Năng lượng điện trường SGK VL 11 NC
Họ và tên: ………………………………………Lớp:………………………
PHIẾU HỌC TẬP
( Dùng trong phần 2 bài 8 – Năng lượng điện trường SGK VL 11 NC)
1. Dựa vào cơng thức tính điện dung của tụ điện phẳng C 

S

và hệ thức
9.109.4d

liên hệ giữa điện trường và hiệu điện thế, hãy thiết lập cơng thức tính năng
lượng điện trường trong tụ điện phẳng và mật độ năng lượng điện trường.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Giả sử đây là một tụ điện khơng khí, điện trường giữa hai bản tụ là 4.10 4
V/m, hai bản tụ hình trịn bán kính 9cm, cách nhau 1cm. Tính năng lượng điện
trường và mật độ năng lượng điện trường của tụ điện này.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………
1.1.4. Vai trò của PHT trong dạy học VL phát huy tính tích cực nhận thức
của HS.
1.1.4.1. DH phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh
Phát huy tính tích cực nhận thức của HS trong q trình DH có nghĩa là DH
trong đó phải lấy HS làm chủ thể, HS là người chủ động, tích cực tìm kiếm kiến
thức, cịn GV là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ để HS tự mình tiếp cận, khám
phá kiến thức mới.
Để phát huy tính tích cực nhận thức của HS thì cần có những đặc trưng sau:
- 21 -


GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

- Thức nhất là DH thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS.

Hiện nay, các PPDH tích cực lấy HS làm trung tâm. DH khơng có nghĩa là lúc
nào cũng cung cấp kiến thức cho HS một cách máy móc, mà phải biết tổ chức
hướng dẫn HS tự tìm đến với những kiến thức đó, tạo điều kiện để HS tự lực khám
phá và lĩnh hội những kiến thức mới. Cách DH hữu hiệu là tạo ra những tình huống
học tập nhằm tăng sự tị mị, hứng thú cho HS. Từ đó, HS có thể trực tiếp quan sát,
thảo luận, hoặc tiến hành thí nghiệm…để giải quyết tình huống đã đặt ra. Bằng cách
này, HS sẽ nắm được kiến thức mới, kỹ năng mới, đồng thời xây dựng được PP
hình thành kiên thức, kỹ năng đó.
- Thứ hai là DH chú trọng rèn luyện PP tự học.
Hiện nay, viêc học ngày càng được chú trọng, không cịn hiện tượng thất học,
trình độ dân trí của con người tăng cao. Do vậy, nhiều người cho rằng viêc day-học
chỉ là cố nhồi nhét vào đầu HS một lượng kiến thức càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên,
với cách dạy nhồi nhét như vậy, tạo cho HS một cách học máy móc, rập khn.
Điều cần thiết là phải dạy cho HS PP tự học. Khi đã có PP tự học, HS sẽ ham học
hơn, chủ động hơn trong việc khám phá kiến thức.
- Thứ ba là tăng cường DH cá thể, phối hợp DH hợp tác.
Quá trình DH bằng cách tổ chức cho HS tự tiếp cận với kiến thức là một PP có
hiệu quả cao trong việc đổi mới các PP giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, để người học
khám phá kiến thức thì địi hỏi sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao của HS. Tuy
nhiên, năng lực và trí tuệ là khơng giống nhau ở các HS. Do vậy việc hoàn thành
nhiệm vụ học tập của HS có sự phân hóa rõ rệt. Chính vì thế, GV cần tăng cường
DH cá thể để đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả
năng của HS.
Bên cạnh DH cá nhân, cần phải phối hợp DH hợp tác. DH hợp tác là xây dựng
các phương pháp học theo nhóm, tập thể. Thơng qua viêc thảo luận nhóm, tranh
luận tập thể, mỗi cá nhân HS thể hiện được ý kiến của mình, khẳng định hay bác bỏ
ý kiến của những cá nhân khác thông qua những kiến thức kinh nghiệm của bản
thân. Trong học tập hợp tác, mỗi cá nhân có những nhiệm vụ riêng, nhưng đều
hướng về một mục tiêu chung được giao. Do vậy, sự phối hợp giữa các cá nhận tăng
cường hoàn thành xuất sắc mục tiêu chung.

Thứ tư là kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá của HS.
- 22 -


GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Việc đánh giá HS của GV đóng một vai trị quan trọng trong q trình dạy-học.
Đánh giá HS nhằm giúp GV biết được mức độ học tập của từng cá nhân HS. Từ đó,
có hướng tác động phù hợp. Trong PP DH tích cực, khơng những GV đánh giá HS
mà cịn phải hướng HS tự đánh giá mình. Từ đó HS tự đánh gia được mức độ đạt và
chưa đạt, cũng như thực trang việc học của mình. Đây là hướng cơ sở cho HS tự rút
ra những phương pháp, thay đổi cách học tập phù hợp với bản thân.
Đối với PPDH tích cực, khi lên lớp, HS là người hoạt động chính, GV chỉ đóng
vai trị là người dẫn dắt, tổ chức các hoạt động của HS. Tuy nhiên, với PPDH này,
GV cần đầu tư công sức, thời gian rất nhiều để thiết kế một bài DH mới có thể thực
hiện được vai trị gợi mở, xúc tác, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động khám phá,
tranh luận của HS.
1.1.4.2. Vai trò của PHT trong DH phát huy tính tích cực nhận thức của HS
Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia, nhà nước luôn tiến
hành đổi mới PP giáo dục theo từng giai đoạn để phù hợp với sự phát triển đi lên
của nước ta. PP giáo dục hiện nay đều hướng tới mục tiêu phát huy tính tích cực
nhận thức của HS. Để đáp ứng mục tiêu đó, PPDH trong đó đề cao hoạt động chủ
động, tích cực sáng tạo của HS được xem là PPDH hiệu quả nhất.
PHT là một phương tiên DH do GV tự thiết kế bao gồm những nhiệm vụ học tập
được trình bày một cách logic, khoa học. Trong đó GV đã tính tốn kỹ từng nội
dung phù hợp với mức độ của HS, để HS có thể tự hồn thành, từ đó chiếm lĩnh
kiến thức mới. PHT đồng thời cũng là công cụ để GV tổ chức động học tập cho HS.

HS sử dụng PHT như một cơng cụ, một tài liệu để hồn thành các nhiệm vụ học tập
được giao. Để hoàn thành được các nhiệm vụ đó, HS có thể làm việc độc lập hay
hoạt động theo nhóm. Qua đây, HS cịn hình thành kỹ năng học tập độc lập, hợp tác,
kỹ năng trình bày ý kiến, thảo luận…
Khi sử dụng PHT, HS phải tự nghiên cứu SGK và các tài liệu tham khảo, mọi
HS phải tự thực hiện nhiệm vụ được giao trong PHT, hạn chế được những thói quen
ỷ lai, dựa dẫm của đa số HS yếu kém. Đồng thời trong q trình hồn thành PHT,
HS phải thực hiện các hoạt động học tập bằng tay, các biến đổi sinh hóa được diễn
ra mạnh mẽ, sâu sắc trong não của các em, từ đó giúp các em hiểu sâu và nhớ lâu
kiến thức hơn. Trong quá trình hoạt động học tập theo nhóm, HS phải thảo luận,
- 23 -


GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

tranh luận…để hồn thành nhiệm vụ chung. Do đó, HS được trình bày ý kiến của
mình trước tập thể, rèn luyện kỹ năng hùng biện của bản thân. Những ý kiến đóng
góp của HS thể hiện được quan niệm của chính các em, từ đó GV sẽ có hướng tác
động thay đổi những quan niệm sai lầm của HS. Đồng thời trong q trình đóng góp
ý kiến, sẽ có sự tiếp nhận ý kiến của các thành viên trong tập thể, do vậy các em sẽ
tự sửa đổi, tiếp thu, tự đánh giá được kết quả làm việc của mình trong nhóm.
Bên cạnh đó, khi HS thực hiện nhiệm vụ trong PHT, qua quan sát, GV có thể
thu nhận những thông tin về năng lực, thái độ học tập của HS để có những biện
pháp uốn nắn kịp thời. Đồng thời, khi HS có sản phẩm q trình hồn thành PHT,
GV có được nguồn thơng tin phản hồi trung thực hơn, từ đó điều chỉnh được PPDH
của mình.
Như vậy, việc sử dụng PHT đóng một vai trị quan trọng trong PPDH phát huy

được tính tích cực của HS. Do đó việc thiết kế vào sử dụng PHT trong DH VL là rất
quan trọng và cần thiết.
1.2. Đặt điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thực của học sinh THPT
Ở độ tuổi này, các em đã có sự hồn thiện về mặt thể chất và sự phát triển trí
tuệ. Trong giai đoạn này, hệ xương phát triển hoàn thiện, cơ bắp phát triển mạnh,
nhất là ở các học sinh nam., hệ tim mạnh và hệ thần kinh đều phát triển cân bằng và
ổn định. Đặc biệt, cầu trúc bên trong của não phức tạp hơn, các chức năng thần kinh
đã hoàn thiện, số lượng dây thần kinh liên hợp liên kết các phần của vỏ não tăng lên
tạo điều kiện cho q trình phân tích và tổng hợp ở một mức độ cao hơn. Về mặt
nhận thức, các em đã biết định hướng, có mục đính riêng cho tương lai của mình.
Trong học tập, các em đã hình thành được PP học tập, biết điều khiển quá trình học
tập độc lập, tự giác tìm tịi học hỏi những kiến thức ở sách vở. Vì vậy, nhìn chung
HS THPT đã có sự thay đổi căn bản hoạt động học tập, từ thụ động đến năng động,
độc lập, sáng tạo hơn trong quá trình tiếp cận và lĩnh hội kiến thức. Đặc điểm này
đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập.
Về mặt phát triển trí tuệ, tính chủ định phát triển mạnh ở tất cả các quá trình
nhận thức. HS nhạy cảm hơn, cảm giác và tri giác phát triển mạnh, do đó khả năng
cảm thụ âm nhạc, hội họa…khá tinh tế. Tri giác phát triển đạt đến một mức độ cao.
- 24 -


GVHD: Nguyễn Bảo Hồng Thanh
SVTH : Lê Thị Dung

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Do vậy, trong quá trình quan sát các em biết phân tích tổng hợp, khái qt hóa ,
nhìn nhận phân biệt các hiện tượng một cách đầy đủ và chi tiết hơn. Đặc biệt, ở lứa
tuổi này, trí nhớ có chủ định đóng vai trị quan trong trong q trình ghi nhớ của HS

THPT. Trong đó, ghi nhớ trừu tượng lơgíc đóng vai trị ưu thế. Trong học tập các
em biết xây dưng dàn bài, tìm ra những kiến thức trọng tâm, lập bản so sánh để ghi
nhớ và nắm vững kiến thức hơn. Do vậy, các em có khả năng ghi nhớ một lượng
kiến thức khá lớn. Đặc điểm này phù hợp với quá trình thi tốt nghiệp cũng như thi
đại học của các em.
Về mặt tư duy, bộ não của các em khá hoàn thiện, do vậy tư duy của các em đã
có sự phát triển về mọi mặt. Giai đoạn này, khả năng sáng tạo, tính độc lập và phê
phán của tư duy phát triển mạnh. Đặc biệt, ở lứa tuổi này, các em có sự tư duy lôgic
song hành với sự ghi nhớ lôgic, do vậy quá trình tư duy và ghi nhớ đạt một hiệu quả
rất cao. Trong quá trình tư duy, các em linh hoạt hơn, lập luận chặt chẽ, nhất quán
hơn. Bên cạch sự phát triển tư duy, ngôn ngữ cũng phát triển mạnh, vốn từ ngữ của
các em khá phong phú, ngơn ngữ giàu hình tượng gợi cảm. Do vậy, khả năng tư duy
và sử dụng ngôn ngữ bày tỏ ý kiến tư duy của mình khá sâu sắc. Trong quá trình
hoạt động nhóm, các em thích bày tỏ ý kiến của mình, thích tranh luận và nhu cầu
giải quyết các mâu thuẫn một cách thấu đáo. Chính đặc điểm này tạo điều kiện
thuận lợi cho GV tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm, theo tập thể để HS có
thể hợp tác và tự lực trong học tập. Đồng thời, ở tuổi này rất giàu trí tưởng tượng,
sáng tạo. Do vậy GV cần tạo điều kiện để các em tự do sáng tạo theo khả năng riêng
trong hoạt động khai phá kiến thức.
Về mặt ý thức, ở độ tuổi này, sự tự ý thức được phát triển mạnh. Các em nhận
thức được tầm quan trọng của việc học, biết lo lắng cho bản thân về nghề nghiệp
trong tương lai, vì vậy các em có ý thức cao trong việc học, có thái độ nghiêm túc,
đúng đắn trong học tập. Các em đã nhận thức được phẩm chất đạo đức, ý chí, những
nét tính cách và thuộc tính của bản thân. Trên cơ sở nhận thức về bản thân, các em ở
độ tuổi này biểu hiện thái độ với bản thân khá mạnh mẽ và rõ nét. Lòng tự trọng, tính
tự phế phán của các em rất cao, các em thấy xấu hổ, tự phê phán bản thân khi mắc sai
lầm, dễ bi quan, có khi tiêu cực nếu bị lên án mạnh mẽ từ bên ngồi. Do vậy trong
cơng tác DH, GV cần có sự giúp đỡ kịp thời để các em vượt qua được mặt cảm.
- 25 -



×