Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn đường rừng của lý văn sâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.47 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN ĐƯỜNG RỪNG
CỦA LÝ VĂN SÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thanh Trường

Người thực hiện:
ĐẶNG THỊ VÂN ANH

Đà Nẵng, tháng 5/2013


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................3
4. Giới thuyết thuật ngữ ................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................4
6. Bố cục khoá luận........................................................................................4


NỘI DUNG .....................................................................................................5
Chương 1. Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn đường rừng
của Lý Văn Sâm .........................................................................5
1.1. Cảm hứng về thiên nhiên .......................................................................5
1.1.1. Thiên nhiên hoang sơ tràn đầy sức sống ............................................5
1.1.2. Thiên nhiên hoà cảm với con người ...................................................7
1.2. Cảm hứng về thế giới nhân vật .............................................................9
1.2.1. Nhân vật người lao động chất phác ....................................................9
1.2.2. Nhân vật người anh hùng ................................................................ 12
1.2.3. Nhân vật hành động khác thường, kì dị .......................................... 14
Chương 2. Không - Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn đường rừng
của Lý Văn Sâm ...................................................................... 17
2.1. Không gian nghệ thuật ........................................................................ 17
2.1.1. Không gian hiện thực đậm sắc màu Nam bộ................................... 17
2.1.2. Không gian huyền hoặc đường rừng ............................................... 22
2.2. Thời gian nghệ thuật ........................................................................... 24
2.2.1. Thời gian tâm tưởng.......................................................................... 25
2.2.2. Thời gian hư ảo ................................................................................. 27


Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn đường rừng
của Lý Văn Sâm...................................................................... 31
3.1. Ngôn ngữ .............................................................................................. 31
3.1.1. Giàu cảm xúc, tạo hình ..................................................................... 31
3.1.2. Đậm chất khẩu ngữ ........................................................................... 35
3.2. Giọng điệu ............................................................................................ 40
3.2.1. Giọng ngang tàng, hào sảng ............................................................. 40
3.2.2. Giọng mềm mại, tha thiết .................................................................. 43
3.2.3. Giọng triết lý, suy tưởng .................................................................... 46
KẾT LUẬN ................................................................................................. 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 52


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nói đến thể tài truyện đường rừng chúng ta không thể không nhắc đến
những cái tên quen thuộc như: Lan Khai, Đái Đức Tuấn, Thế Lữ, Nguyễn
Tuân, Thanh Tịnh... Và đặc biệt Lý Văn Sâm là cây bút duy nhất của miền
Nam viết theo khuynh hướng sáng tác này.
Trong những sáng tác đường rừng của mình, Lý Văn Sâm được biết
đến nhiều nhất với thể loại truyện ngắn. Đây cũng là thể loại mà tác giả có số
lượng tác phẩm nhiều hơn cả. Đến với những trang viết của ông là cả một
thế giới núi non hùng vĩ, hoang sơ của vùng Đông Nam Bộ. Ở đó có những
nhân vật anh hùng hi sinh vì đất nước, có những nhân vật kì dị với những
hành động khác thường và cả cuộc sống của đồng bào dân tộc ít người...
Nhưng có lẽ, điều sâu thẳm mà người nghệ sĩ gửi gắm trong đó chính là
niềm khát khao về một cuộc sống yên bình, tự do, hạnh phúc trên quê hương
của mình.
Chọn đề tài Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn đường rừng của Lý
Văn Sâm chúng tơi mong muốn tìm hiểu sâu hơn nội dung tư tưởng cũng
như nghệ thuật viết truyện của nhà văn, từ đó khẳng định thêm những đóng
góp của ơng cho nền văn học dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Truyện ngắn đường rừng của Lý Văn Sâm đã mang lại cho người đọc
những giây phút phiêu lưu kỳ bí trong khung cảnh thiên nhiên núi rừng của
miền Đông Nam Bộ. Tác phẩm của ông chứa đựng những giá trị to lớn về
nội dung và thể hiện một tài năng độc đáo trong việc sử dụng những yếu tố
nghệ thuật. Vì vậy, đã có nhiều nhà nghiên cứu, phê bình...đánh giá cao



2
những đóng góp của Lý Văn Sâm cho thể tài này. Tiêu biểu có những bài
viết, cơng trình nghiên cứu của các tác giả sau:
Tác giả Bùi Quang Huy với bài viết Truyện đường rừng - khoảng
trống về lí luận, cho rằng “Lý Văn Sâm, người được xem là cây bút duy nhất
của miền Nam viết truyện đường rừng” [ 7, Tr.148]. Ở bài viết này, tác giả
nói đến vai trò quan trọng của Lý Văn Sâm với thể tài truyện đường rừng
của miền Nam nước ta. Đặc biệt trong bài viết Lý Văn Sâm – một chỗ đứng
riêng, nhà nghiên cứu Bùi Quang Huy đã khẳng định nét đặc sắc về thế giới
nhân vật trong truyện ngắn đường rừng của Lý Văn Sâm: “Nhân vật truyện
đường rừng cho đến trước Lý Văn Sâm thường gieo vào lòng người đọc cảm
xúc vừa thán phục, vừa kinh sợ...Truyện đường rừng của Lý Văn Sâm, trái
lại, nhân vật chính ln được nhà văn nâng niu, vun đắp. Vẻ kỳ dị của họ, có
chăng, chỉ là sự vượt trội lên tất cả những người xung quanh” [7, Tr.170].
Tiếp đó, tác giả Bùi Cơng Thuấn với bài viết Lý Văn Sâm và hành
trình tìm kiếm nhân vật lý tưởng, đã cho rằng: “Không gian nghệ thuật cuả
Lý Văn Sâm tuy trải rộng nhưng đọng lại đậm đặc thiên nhiên Đồng Nai, từ
Biên Hoà, đến Túc Trưng, Đinh Quán, La Ngà, Xuân Lộc...Không gian này
bao gồm những vùng rừng núi ngày xưa, cả miền quê của tác giả, với những
truyền thuyết, những sự tích dân gian và những kỷ niệm của tác giả” [17].
Từ hướng tiếp cận này, Bùi Công Thuấn đã chỉ ra bối cảnh không gian thiên
nhiên trong các truyện đường rừng luôn là gam màu chủ đạo, chi phối quá
trình sáng tạo của người nghệ sĩ.
Tác giả Nguyễn Văn Sâm trong đề tài nghiên cứu Lý Văn Sâm và con
người cố thoát ra khỏi sự vây hãm của thành thị u buồn, đã đưa ra nhận xét
về cảm hứng sáng tác trong truyện ngắn đường rừng của Lý Văn Sâm: “Lý
Văn Sâm viết nhiều, nhưng đại khái có hai đề tài chánh, một loại cảm hứng



3
từ thiên nhiên ông sống trong thời đầu tiên khi biết suy tư và sắp bước vào
sự nghiệp văn chương, một loại mang tính cách thời đại, đấu tranh xã hội”
[13].
Tác giả Nguyễn Thanh Trường trong bài viết Một vài đặc điểm của
truyện viết về miền núi giai đoạn 1930- 1945 đã kết luận: “Khác với các nhà
văn viết Truyện đường rừng cùng thời, Lý Văn Sâm thể hiện rất rõ chất
đường rừng của rừng núi phía nam Tổ quốc. Đặc biệt với lối kể chuyện của
ông, số phận các nhân vật như Kịntrơ; RăngsaMát...thường được đẩy tới tận
cùng của những bi kịch thấm đẫm đau thương; hoặc được sống phóng
khống trong một khơng gian hùng tráng... ” [16].
Như vậy, từ trước đến nay đã có một số bài viết và cơng trình nghiên
cứu bàn về Lý Văn Sâm trong mối tương quan với thể tài Truyện đường
rừng. Tuy nhiên, những bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá, nhận
xét một cách sơ bộ và khái quát, chưa có cơng trình nào thực sự đi sâu vào
nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn đường rừng của Lý
Văn Sâm. Vì vậy, với việc chọn đề tài này chúng tơi hi vọng sẽ góp phần vào
việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về thế giới nghệ thuật ấy. Đồng thời cũng
là cơ hội để chúng tôi hiểu hơn về tác phẩm đường rừng của tác giả này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thế giới nghệ thuật trong truyện
ngắn đường rừng trên các phương diện: Cảm hứng nghệ thuật, không – thời
gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu.
- Phạm vi nghiên cứu : Luận văn tập trung khảo sát một số truyện
ngắn đường rừng tiêu biểu trong cuốn Lý Văn Sâm toàn tập (Truyện ngắn)
của Bùi Quang Huy. Nxb Tổng hợp Đồng Nai (2002).


4


4. Giới thuyết thuật ngữ
Thế giới nghệ thuật: “Khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ
thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lưu).
Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng
được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật
chất hay thế giới tâm lý của con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy. Thế
giới nghệ thuật có khơng gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có
quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng” [ 2 , Tr. 302].
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi sử dụng phối hợp các
phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê: Để phân loại các chi tiết, đặc điểm nghệ thuật
nổi trội, từ đó đi sâu tìm hiểu về thế giới nghệ thuật trong các tác phẩm.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Nhằm tìm hiểu các đặc điểm về
nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn đường rừng của Lý Văn Sâm. Từ
đó rút ra những nhận định khái quát về các tác phẩm đó.
- Phương pháp so sánh: Để phát hiện những nét mới mẻ, khác biệt
trong truyện ngắn đường rừng của Lý Văn Sâm so với một số tác giả khác.
6. Bố cục khố luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận của
chúng tôi được chia làm 3 chương.
Chương 1. Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn đường rừng
của Lý Văn Sâm
Chương 2. Không - Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn đường rừng
của Lý Văn Sâm
Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn đường rừng
của Lý Văn Sâm



5

NỘI DUNG
Chương 1
CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN ĐƯỜNG
RỪNG CỦA LÝ VĂN SÂM
1.1. Cảm hứng về thiên nhiên
1.1.1. Thiên nhiên hoang sơ tràn đầy sức sống
Cũng như các nhà văn viết truyện đường rừng đương thời, Lý Văn
Sâm đã từng trải qua cuộc sống ở miền rừng núi. Những cánh rừng phương
Nam không chỉ là nơi nhà văn ghé qua, hoặc tưởng tượng ra từ trong sách
vở, mà đó là nơi ơng đã gắn bó trong hầu hết qng thời gian thơ ấu của
mình. Lớn lên, Lý Văn Sâm lại về tỉnh lỵ, đi nơi này, nơi khác để học hành,
rồi lại có những năm dài trở về vùng Mã Đà, Trị An, vùng thượng nguồn của
tỉnh Đồng Nai để sinh sống. Thiên nhiên và cuộc sống ở quê hương đã mang
lại cảm hứng dạt dào cho nhà văn, như lời ông từng chia sẻ: “Tôi bắt đầu
quen ăn cơm Mọi, uống nước mạch và cùng các ủ rũ hát đối đáp dưới trăng
rằm. Đêm đêm, tôi thức bên đèn giữa tiếng ngáy của Sơn Lâm say giấc và để
cho lịng mình chảy thành mực trên giấy trắng” [ 4, tr.147].
Có lẽ những dấu ấn đọng lại qua mỗi bước chân của người lữ hành,
chính là suối nguồn cảm xúc mê say trước thế giới thiên nhiên muôn sắc
màu. Đó là màu nắng “vàng tươi” chan hồ khắp cảnh lâm tuyền, và đan xen
vào đó là những sợi tơ “vàng chói lọi”, “đỏ chót” [4, tr.214- 223] của ánh
mặt trời đang lan toả trong cảnh bình minh lộng lẫy. Một cảnh sắc tươi mới,
tràn đầy sức sống, và hoà trong nền cảnh ấy là bầu trời cao “xanh vút”, tạo
khoảng khơng xa tít, rộng lớn. Để rồi, từ đó ta nhìn thấy từng đám mây lơ
lửng với nhiều sắc màu huyền ảo, khi thì như khốc lên chiếc áo màu “khói
trắng”, lúc lại như mơ màng trong làn “khói xám”, rồi bất chợt lại khoe sắc



6
với màu của “khói biếc” [4, tr.261- 346]. Một khơng gian đậm sắc màu, tràn
đầy sinh lực của cỏ cây, hoa lá, được tô điểm bởi nhiều gam màu khác nhau
của những bông hoa rừng rực rỡ: “cánh hoa li ti điểm trắng” ngàn xanh,
của những “rừng trang đỏ ối” [4, tr.223- 225], hồ cùng “một rừng hoa
tím” [4, tr.565] đang cùng nhau đua sắc. Tất cả như đang mơ màng trong
ngàn vạn âm thanh của “tiếng chim ca”, “của làn gió thổi”, của “dịng suối
chảy róc rách nước xanh và mát” [4, tr.344]. Hoà lẫn trong khung cảnh nên thơ
ấy, cịn là những ngân vang từ đại ngàn. Đó là sự biến đổi của tầng bậc âm
thanh, có khi “tiếng thác đổ thiên thu”, có lúc “tiếng thác lại ầm ĩ” [4, tr.263338] và xen vào đó là “tiếng nước xốy vào hốc đá nghe như gió bão” tạo
thành một bản hợp xướng đa thanh của núi rừng. Trong bản hồ ca ấy cịn có
âm thanh của “tiếng ve kêu”, “tiếng gà rừng”, “tiếng tắc kè”[4, tr.261- 338]
nghe như giai điệu của một dàn nhạc cất lên rộn rã làm xốn xang lòng người.
Thiên nhiên hiện lên với đủ dáng hình, sắc vẻ, một vẻ đẹp lung linh và huyền
diệu như suối nguồn vi diệu tạo nên nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ
sĩ.
Trong bức tranh đa màu sắc của không gian núi rừng Nam bộ, thế giới
thiên nhiên còn hiện lên với dáng vẻ hoang sơ của miền sơn cước, in đậm
dấu ấn trong cảm quan sáng tạo của nhà văn. Nơi ấy, núi rừng như chưa xuất
hiện vết chân của con người: “một khu rừng hoang vu, cỏ cây dày mịt, tự
nghìn xưa”, “chưa có dấu vết của lưỡi búa tiều phu huỷ hoại. Vẻ thiên nhiên
cịn ngun vẹn màu trinh” [4, tr.231- 243]. Ở đó, có những “Gộp đá khổng
lồ, nằm gối lên nhau, bắt ngang con sông như một dãy trường kiều. Từng
khối nước nặng nề trôi băng băng từ bực cao xuống bực thấp, tung khói sóng
mịt mù” [4, tr.225] và những “thân cây to, vỏ sạm, nẻ như da thịt của một
ông lão phong trần. Loài thảo dã này vốn ra đời trước loài người và đứng


7
yên giữa cõi trời” [4, tr.335]. Rặng ngàn nguyên sinh như được điểm tô thêm

vẻ thơ mộng khi thấy “Xa xa vài trái núi đứng cheo leo trong một vùng khói
xám. Gió đưa mây toả. Vài sợi khói trắng cịn quyến luyến đỉnh non cao
trước khi tan vào khoảng hư vô thăm thẳm” [4, tr.261]. Khung cảnh thiên
nhiên với vẻ hoang sơ của tạo hố, nơi cịn vẹn ngun cảnh sắc của tự nhiên
mang đến một sức hút kì lạ, dường như đó là tiếng lịng của Lý Văn Sâm
trong những phút giây tìm về với thực tại, để rồi mong muốn, khát khao
được hoà cùng cỏ cây, hương sắc trong ngàn vạn khúc nhạc ngợi ca quê
hương, Tổ quốc.
Trong không gian đẹp đẽ ấy, tâm hồn người nghệ sĩ như khát khao
được hồ mình vào thế giới của thiên nhiên, để chiếm lĩnh trọn vẹn vẻ đẹp
của núi rừng. Vẻ đẹp ấy, được Lý Văn Sâm cảm nhận bằng đơi mắt tinh tế
của người nghệ sĩ, cùng với tình yêu quê hương đã tạo nên suối nguồn cảm
hứng bất tận cho nhà văn.
1.1.2. Thiên nhiên hoà cảm với con người
Nếu thiên nhiên trong trang văn của Thế Lữ là “nơi chứa những tai hoạ
ghê gớm (...), là cái nguồn những sự khủng khiếp và kinh hoàng”, thiên
nhiên trong tác phẩm của TchyA là nơi “đất thì vắng lạnh đìu hiu, phong
cảnh thực là thê lương, ảm đạm (...), sự ẩm thấp khơng làm sao tả xiết”, thì
thiên nhiên trong trang viết của Lý Văn Sâm lại là một không gian căng tràn
sức sống, trong mối giao hoà với con người.
Thiên nhiên miền sơn dã có thể xoa dịu những nỗi đau trong tâm hồn
của mỗi con người. Là nơi để con người tìm về để trú ngụ, sau những biến
cố đau thương trong cuộc đời. Rừng núi như mở lịng đón con người hồ
mình vào cảnh sắc của cỏ cây, hoa lá. Và lúc đó, họ cảm thấy lịng như “vợi
bớt những điều nhỏ nhen phàm tục” [4, tr.208]. Vì thế “năm hai mươi bốn


8
tuổi là năm mà lịng tơi thật đã não nề thế sự. Tơi tìm về với thiên nhiên để
chữa những vết thương quá khứ ” [4, tr.303]. Thiên nhiên không chỉ trở

thành nơi che chở, thanh lọc tâm hồn, mà nó cịn mang đến cảm giác bình
n và dễ chịu cho mỗi con người.
Thiên nhiên nơi miền sơn cước như chứa chan nhiều cảm xúc, nó đồng
điệu với tâm hồn con người, chia sẻ với con người về những tổn thương, mất
mát. Hay nói cách khác, thiên nhiên biết đau xót, ngậm ngùi với nỗi đau của
con người. Đó là sự tiếc thương khi Kịn trơ bị giết “một miếng mây trắng
quấn qua đỉnh non xa như một bức khăn tang”, và trải qua bao năm tháng
“tiếng thác vẫn rền rĩ mãi khơng thơi như lời than khóc một nỗi hận dài...”
[4, tr.228]. Núi rừng xót xa, đau đớn trước cái chết của một con người, nó
như thấu hiểu được sự mất mát trong lòng những người ở lại. Từ đó, nó cất
lên tiếng “rền rĩ” mãi theo năm tháng, như chính nỗi đau của con người. Thế
giới thiên nhiên ấy, như được khoác thêm sắc thái tâm hồn của con người, để
rồi khi mỗi mùa thu qua chỉ nghe “tiếng khóc của lá thu vàng” [4, tr.430], lời
khóc buồn thương cho số phận của một người chí sĩ đã để rụng tuổi xanh
trên nửa đường sương gió. Có khi đó là tiếng khóc cho thân phận của những
hồn đơn bóng lẻ “tiếng gió thốc vi vu như tiếng khóc than” [4, tr.486].
Thiên nhiên nơi miền sơn cước không chỉ là nơi xoa dịu nỗi đau, mà
còn là yếu tố “tác nhân” gợi nhắc và mang hơi ấm kỉ niệm để con người
quay về với quá khứ, sau những năm tháng ngược xi. Đó là sự xuất hiện
của hình ảnh những bơng “Trang rừng, những đố hoa có sắc nhưng khơng
hương” [4, tr.225], từ đó, người thiếu nữ thấy “lờ mờ trong dĩ vãng xa xăm,
nàng mang máng sống lại cảnh “một đêm sương” của mùa hạ cũ”, nhớ về kỉ
niệm với chàng trai trẻ khi sống trong khu rừng này. Dù tất cả chỉ còn lại
trong dòng hồi tưởng, nhưng khi có sự tác động của thiên nhiên thì con


9
người như được sống lại giây phút của quá khứ, điều đó cũng đủ làm ấm tâm
hồn mỗi con người. Vì thế, mỗi khi mùa thu khởi sự, người ta thường thấy
“một gã đàn ơng chống nạng tìm vào sóc Mọi Khà Ná, đứng hàng giờ giữa

rừng già để hồi tưởng một chuyện quá khứ xa xôi” [4, tr.581]. Như vậy, ta
thấy thiên nhiên có sự đồng điệu sâu sắc với tâm hồn con người, nó góp
phần làm tăng thêm niềm xúc động dâng trào trong lịng người chứng kiến.
Hồ cảm, sẻ chia và xoa dịu nỗi buồn đau với con người, thiên nhiên
còn như người bạn tri kỉ, thâm giao đối với người dân nơi đây. Dù cho thời
gian cứ trơi, cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng “thiên nhiên vẫn ngun
vẹn như lịng kẻ chung tình” và “rừng, núi có phụ bạc tơi bao giờ” [4,
tr.208]. Có lẽ, đó là tình cảm thiêng liêng, tiếng nói ân tình mà núi rừng đã
dành cho con người. Tình cảm ấy vẫn nguyên vẹn trong vòng quay của thời
gian: “trải bao nhiêu năm cách biệt, vẫn còn nguyên vẹn như tấm lịng khơng
thay đổi của một người tri kỉ” [4, tr.228].
Là nhà văn sống và gắn bó với núi rừng, Lý Văn Sâm đã cảm nhận sâu
sắc cả dáng hình và khí chất của thiên nhiên miền sơn cước. Đó là bức tranh
đa màu tuyệt đẹp, hơn thế, thiên nhiên nơi đây, cịn có sự hồ cảm và đồng
điệu với tâm hồn con người. Chính nét đẹp ấý, đã níu giữ bước chân của nhà
văn, làm lay động tâm hồn của người nghệ sĩ, để rồi từ đó khơi lên nguồn
cảm hứng vô bờ, tạo nên những tác phẩm đường rừng thi vị.
1.2. Cảm hứng về thế giới nhân vật
1.2.1. Nhân vật người lao động chất phác
Lý Văn Sâm đã từng có thời gian gắn bó với những người dân lao
động nơi rừng xanh núi đỏ. Ơng khơng những cảm nhận mà rất hiểu về
những nếp cảm, nếp nghĩ của con người nơi đây. Đó cũng chính là nguồn
cảm hứng để người nghệ sĩ, viết nên những trang văn chứa chan tình cảm


10
dành cho cuộc sống của con người nơi miền sơn cước. Ở đó, hình ảnh người
lao động được đưa vào tác phẩm một cách tự nhiên, họ xuất hiện nhiều
nhưng không đậm đặc. Dù chỉ được khắc hoạ bằng đôi ba nét vẽ, nhưng
cũng đủ để lại ấn tượng sâu đậm trong lịng người đọc.

Đó là hình ảnh những người nơng dân hiện lên với bản tính siêng
năng, mạnh mẽ và u thích cuộc sống phóng khống. Họ lao động chăm chỉ
để tạo ra nguồn lương thực đảm bảo cho cuộc sống của mình. Hàng ngày từ
sáng sớm tinh sương đã thấy từng nhóm người ẩn hiện “dưới những nương
khoai xanh (...) trồng khoai, cấy lúa, gieo bắp”, cho đến khi ánh nắng đã
chuyển màu, báo hiệu một ngày sắp tàn thì những nhóm người ấy vẫn đang
“mình trần, đóng cần vọt vừa vỡ rẫy, vừa cười, vừa nói rất hồn nhiên” [4,
tr.342]. Họ lao động một cách chăm chỉ, biết luân chuyển công việc giữa các
mùa nhằm tăng thêm nguồn thu nhập cho cộng đồng “mùa nắng thì họ đốn
củi, lượm chai, ăn ong hoặc gài bẫy gà rừng; mùa đơng thì họ thành ra những
bác ngư ơng”, họ biết “chẻ tre đan đó, hoặc làm đăng bắt cá” [4, tr.298]. Nhờ
bản tính chăm chỉ, cần mẫn nên “năm nào họ cũng trúng”, “Lúa đầy bồ.
Rơm đầy sân. Người và vật đều no đủ” [4, tr.342], cuộc sống ngày càng sung
túc hơn. Khi đó, người lao động cảm thấy cuộc sống ở đây ngày càng thú vị,
họ thích sống “một thế giới phóng khống, xa hẳn gió bụi chốn thị thành” [4,
tr.216]. Họ muốn sống trong một xã hội “khơng có sự phản bội, khơng có sự
man trá, khơng có sự ghen tị”, chỉ có những con người “cực lòng lo nghĩ về
nhau”, cùng ăn ở với nhau như “một niềm chung thuỷ”, để tâm hồn “hoà
chung cùng cỏ cây hoang dại”[4, tr.215], thả sức “vẫy vùng với chim trời, cá
nước” [4, tr.341].
Như một quy luật của tạo hoá, khi đã đủ đầy về vật chất, người lao
động lại đi tìm niềm vui cho tâm hồn bằng cách làm phong phú đời sống tinh


11
thần với những sinh hoạt cộng đồng. Họ múa hát vào những ngày hội, những
khi có tin vui: “Mọi người ôm nhau nhảy múa như những ngày đại hội. Họ
hát những bài hát cổ truyền...” [4, tr.327]. Và bao giờ cũng thế, mỗi khi mùa
vụ xong, bà con trong buôn Sóc đều tổ chức ăn mừng: “Sóc Thanh Sơn đang
vào hội. Ấy là lễ ăn Nhang. Năm nào cũng vậy, sau khi gặt hái xong, người

Mọi mở một cuộc ăn chơi lớn” [4, tr.343]. Cũng có khi người dân thơn bản
tổ chức “các cuộc múa hát để ăn mừng sự tái sinh của người anh hùng” [4,
tr.273] sau những lần săn bắn. Chính đời sống tinh thần phong phú đã góp
phần làm tăng sự gắn bó giữa những người lao động, giúp họ hiểu nhau hơn,
để từ đó làm cho cuộc sống của họ thêm thi vị, tươi vui hơn.
Những người lao động đã trải qua năm tháng sống ở rừng xanh núi đỏ,
nơi đây đã tôi luyện cho họ tính gan dạ, cứng rắn: “Họ là người Châu Mạ
gan dạ và đanh thép” [4, tr.215], để có thể đương đầu với mọi khó khăn, biến
cố trong cuộc sống, nhằm thích nghi với mơi trường. Hình ảnh những người
lao động xuất hiện trong tác phẩm của Lý Văn Sâm thật gần gũi, với bản tính
chăm chỉ, u sự bình đẳng và thích sự thanh thản trong suy nghĩ. Tâm hồn
họ ln trải ra để hồ nhập vào cộng đồng chung, với rừng xanh của đại
ngàn. Chứng kiến và hồ mình vào cuộc sống của những người lao động nơi
miền núi cao, Lý Văn Sâm đã nhìn thấy được phẩm chất đáng quý của những
người lao động. Để từ đó, viết nên những trang văn ngợi ca bằng tình yêu
thương tha thiết.
Sống gắn bó với cộng đồng và ln dành trọn niềm tin cho người thủ
lĩnh của mình, cũng là phẩm chất đáng quý của người miền núi: “Họ rất
trung thành với tôi”, trung thành đến nỗi “tôi bảo chết, họ chết. Tôi bảo sống,
họ sống” [4, tr.215]. Họ trung thành và sẵn sàng hi sinh bản thân để tuân
theo mệnh lệnh, bởi họ “thương tơi và kính trọng như cha”. Từ đó, sáng nào,


12
họ cũng kéo nhau ra bãi cỏ ở cạnh thôn và hướng mắt về phía núi Gia Huynh
chờ đợi người thủ lĩnh – Châu Phiên. Họ tin thủ lĩnh của mình sẽ trở về để
“che chở và phù trợ cho họ được sống yên ổn” [4, tr.329]. Có được niềm tin
đó, bởi trong họ, người thủ lĩnh là người có sức mạnh “có thể làm tan nát
được quả đất” [4, tr.328].
Hình ảnh những người dân lao động xuất hiện khơng đậm nét trong các

sáng tác đường rừng của Lý Văn Sâm, nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để
khắc sâu trong tâm trí người nghệ sĩ để rồi vút lên những khát khao, ước mơ
của tác giả về một cuộc sống n ổn, bình an, cơng bằng trong xã hội. Hồ
trong dịng chảy mãnh liệt đó là người lao động, những con người bình dị,
thân quen với những phẩm chất tốt đẹp, cùng với cuộc sống của họ nơi miền
sơn dã đã góp phần tạo nên mạch cảm hứng sáng tạo cho nhà văn “trong
hành trình tìm kiếm nhân vật lí tưởng” cho mình.
1.2.2. Nhân vật người anh hùng
Lấy cảm hứng ngợi ca từ những người chiến sĩ dũng cảm trong các
cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, Lý Văn Sâm đã xây dựng nên
hình tượng những người anh hùng luôn đấu tranh cho tự do, chiến đấu để giữ
lấy độc lập của dân tộc. Trong sáng tác của ơng, hình ảnh người anh hùng
xuất thân từ nhiều thành phần xã hội khác nhau nhưng cùng một lòng chiến
đấu vì Tổ quốc, vì đồng loại.
Hình ảnh những người con quả cảm hiện lên trong trang viết của Lý
Văn Sâm, là những người sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc. Họ “đội chung một
lý tưởng, thờ chung một màu cờ” [4, tr.489], lý tưởng ấy chính là “một ngọn
cờ khởi nghĩa” [4, tr.345], để mang lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Bởi vậy,
không chút do dự, họ sẵn sàng cưỡng lại cả lời nguyền: “Tôi sẽ phạm vào
Mũi tổ vì tên lính da đen kia chỉ cho ta thấy đôi mắt trắng dã của gã mà thôi!


13
Đây có lẽ là mũi tên cuối cùng, chấm dứt cái tài thiên xạ của tôi. Nhưng, tôi
không ngần ngại gì mà khơng hi sinh cho đại cuộc. Vâng! Tơi đã dành một
mũi tên cho Tổ quốc. Nay là lúc tơi dùng nó vậy!...” [4, tr.306]. Trong từng
lời nói, họ thể hiện rõ sự quyết tâm chấp nhận rủi ro, bất chấp tất cả. Chừng
đó cũng đủ để thấy được lịng quả cảm, tình u q hương, u dân tộc của
người anh hùng. Là khi trong thâm tâm, người hùng nghĩ rằng, nhiệm vụ
đánh giặc, cứu nước là một “sứ mạng tối thiêng liêng”, và rằng “đã leo lên

xe với một sứ mạng thiêng liêng (...), ra đi trong sự chờ mong của các bạn.
Lẽ nào tơi dám phụ lịng họ?” [4, tr.371- 373]. Họ là những người “không
tiếc sanh mạng mình mà chỉ tiếc vì khơng được cùng các bạn đồng chí chiến
đấu tới ngày khải hồn...” [4, tr.579], sẵn sàng dâng hiến cuộc đời mình cho
quê hương, cho Tổ quốc. Họ mãi mãi là những tượng đài vĩ đại trong lòng
dân tộc.
Bên cạnh tinh thần sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc của những người anh
hùng, cịn là sự toả sáng của tấm lịng u thương, có trách nhiệm với đồng
loại. Đó là phẩm chất tốt đẹp của người chí sĩ cách mạng, là khi trước những
tình thế hiểm nguy đối mặt với kẻ thù độc ác, nhưng họ không hề nao núng.
Và để cứu được đồng loại, họ chấp nhận hi sinh cả tính mạng của mình: “các
anh cứ chạy đi! Tôi phải cứu mẹ con nhà nầy mới được! Tơi, rủi có bề nào,
xin anh em đùm bọc vợ con tôi” [4, tr.421]. Trong những giây phút nguy
hiểm rình rập kề bên, nhưng người anh hùng vẫn luôn can đảm, sẵn sàng hi
sinh bản thân không một chút do dự. Bởi họ tâm niệm rằng “thân người tức
là thân mình”, nên phải “thương người như thể thương thân” [4, tr.375].
Những đứa con gan dạ của đại ngàn là những con người luôn ý thức được
trách nhiệm đối với cuộc sống của đồng loại, họ yêu thương mọi người như
u thương chính bản thân mình. Chính vì thế mà sau làn áo mỏng của người


14
trẻ tuổi ấy ẩn chứa “một trái tim thanh niên đầy nhiệt huyết đang nhảy vì hơi
thở của dân tộc” [4, tr.300].
Vẻ đẹp của người anh hùng còn được nhà văn khắc hoạ ở tấm lòng
nhiệt huyết và một tâm hồn lạc quan. Ấy là khi đang sống trong những gian
khó, hiểm nguy, nhưng họ vẫn cất lên “tiếng cười” đầy tự tin, đó là những
tiếng “cười hồn nhiên của những kẻ yêu đời” [4, tr.377]; Hay khi đứng giữa
ranh giới mong manh của sự sống và cái chết thì cặp mắt của những con
người quả cảm vẫn ánh lên một niềm vui , chứa đựng niềm tin trước cuộc

sống: “Tôi chưa chết đâu! Các anh đừng buồn” [4, tr. 428- 429]. Bom đạn
của quân thù không làm nhụt đi ý chí, tinh thần lạc quan, yêu đời, bởi họ tin
tưởng vào tương lai của ngày mai tươi sáng. Từ đó, ta cảm nhận được sức
sống mãnh liệt của những con người giàu nhiệt huyết, ln hết mình vì cộng
đồng, vì Tổ quốc quyết sinh.
Như vậy, những nhân vật của Lý Văn Sâm, dù xuất thân từ thành phần
nào trong xã hội, dù là ai đi nữa thì cũng đều ý thức được ý nghĩa của sự tự
do, hiểu được trách nhiệm, bổn phận của mình đối với Tổ quốc. Và khi đã
nhận thức được điều đó thì những con người này hành động quyết liệt,
khơng đắn đo, khơng địi hỏi sự đền đáp, mà chỉ khát khao được góp sức vào
cơng cuộc tìm lại độc lập, tự do cho dân tộc. Chính phẩm chất tốt đẹp của họ
đã dấy lên trong lịng người đọc sự tơn trọng, khâm phục. Viết lên những
trang viết thấm đẫm cảm xúc ngợi ca, đó cũng là lời tri ơn từ tận đáy lịng
của người nghệ sĩ dành tặng cho những người anh hùng của dân tộc.
1.2.3. Nhân vật hành động khác thường, kì dị
Nếu nhân vật khác thường trong sáng tác của TchyA mang dáng dấp
mờ ảo giữa người với ma, nhân vật kì dị của Thế Lữ là những xác người chết
phơi thây, đầy ám ảnh, thì nhân vật ấy trong sáng tác của Lý Văn Sâm lại là


15
những con người bằng da, bằng thịt, đang sống với nhiệt huyết cháy bỏng
của tuổi trẻ. Sự khác thường, kì dị ở họ có chăng chỉ là việc họ dám làm
những việc làm ít ai nghĩ tới, ít ai dám làm.
Nhân vật của ông là những con người hiện hữu trong cuộc sống đời
thường, mang đủ trạng thái cảm xúc như những người bình thường khác. Đó
là Kịn Trơ, Châu Phiên, Phong, Cả Tiễn hay Răng Sa Mát, những nhân vật
này chọn cho mình lối sống, hướng đi khác với số đơng trong xã hội, vì thế
họ được xem là những người lạ thường, khác biệt. Kịn Trơ với lựa chọn xa
lánh người đời, lập ra một cõi riêng biệt mà ở đó “khơng có sự phản bội,

khơng có sự man trá, khơng có ghen tị, nó làm cho người ta phải cực lòng lo
nghĩ về nhau” [4, tr.215]. Khao khát cuộc sống n bình, cơng bằng và hết
lịng thương u nhau, Kịn Trơ đã tự lập ra một cõi riêng cùng những người
thuộc hạ. Nơi đó, họ cùng nhau chia sẻ những cay đắng, ngọt bùi và luôn ý
thức đề cao tình yêu đồng loại lên trên tất cả. Cũng như Kịn Trơ, Châu
Phiên rời xa chốn thị thành để “mộ dân lập ấp, cày ruộng, trồng ngô sống
một cuộc đời riêng biệt” [4, tr.322]. Họ tìm đến với thiên nhiên, với những
con người miền sơn ngàn để hoà mình vào đó, nhằm tìm sự thanh thản trong
tâm hồn. Nơi rừng sâu, thác đổ cũng là lựa chọn cho cuộc sống của Phong,
đó là nơi mà “khơng có sự hơn kém địa vị, khơng có giai cấp làm cho người
này cách biệt người kia. Chỉ có những người sống ngang nhau, sẵn sàng chia
sẻ cơm áo cho nhau và sẵn sàng chết vì nhau” [4, tr.342]. Nơi đây là cả một
khơng gian chan chứa tình người, con người sống với nhau có trách nhiệm
hơn, dạt dào tình cảm hơn. Và hẳn nhiên, không phải ai trong xã hội cũng có
thể tự lập ra một cõi riêng như vậy, khơng phải ai cũng xây dựng được mối
quan hệ khăng khít như ruột thịt giữa những người không quen biết. Điều đó
cho thấy sự khác lạ giữa cuộc sống của những nhân vật này với cuộc sống xô


16
bồ nơi phố thị. Bên cạnh Kịn Trơ, Phong, Châu Phiên, cịn có Cả Tiễn –
người đã lựa chọn rừng xanh là nơi trú ngụ, là nơi để “trốn tránh loài người”
với mong muốn được sống tự do, bởi “rất sợ ánh đèn cám dỗ” và “lòng man
trá” trong xã hội. Ta thấy ở những nhân vật này có điểm chung nổi bật là
khát khao một cuộc sống bình đẳng, quý trọng tình nghĩa, và đều tìm thấy
niềm vui, sự thanh thản nơi miền sơn cước.
Hình ảnh những nhân vật lạ thường được Lý Văn Sâm tái hiện trên
trang viết gắn với những hành động khác lạ, đã thể hiện được tư tưởng, ước
mong của nhà văn về một cuộc sống cơng bằng, thái bình và chan chứa tình
người. Bên cạnh việc khắc hoạ hành động khác thường của nhân vật, người

nghệ sĩ còn chú trọng khắc hoạ phẩm chất rất người của những hình tượng
này. Đó là một “tướng cướp rừng xanh” như Kịn Trơ cũng có lúc biết yêu
say đắm, có khi lãng mạn như một nhà thơ: “cảm giác như mình ngồi trên
ngựa khơng vững nữa. Trời sáng mau q. Kịn Trơ khơng giữ được cảm
động, ngùi ngùi ngâm lên như một người say rượu” [4, tr.221]. Khơng chỉ
biết u tha thiết mà nhân vật này cịn hết lịng vì tình u, chấp nhận dấn
thân vào chỗ chết chỉ để được gặp mặt người yêu như lời đã hứa. Hay như
Châu Phiên, người được xem là một vị thần, sống một cõi riêng và cứu độ
dân trong mọi hồn cảnh, được dân tơn thờ như thần thánh “là một ngôi sao
sáng giữa một vùng sơn lâm” [4, tr.316]. Cũng như Châu Phiên, Cả Tiễn và
Phong đều là những người hết lịng vì đồng loại, gan dạ và dũng cảm.
Có thể nói hình tượng nhân vật kì dị trong tác phẩm của Lý Văn Sâm,
luôn là những con người có trái tim cháy bỏng, nhiệt huyết, sống bằng dòng
máu đỏ như bao người khác. Và đặc biệt, họ có một tình u bao la với đồng
loại. Trong họ hội tụ đủ những phẩm chất tốt đẹp của một con người yêu
giống nòi, yêu tự do và tha thiết với cuộc sống nơi nguồn xanh hoa dại.


17
Chương 2
KHÔNG - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN ĐƯỜNG RỪNG CỦA LÝ VĂN SÂM
2.1. Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là “hình thức bên trong của hình tượng nghệ
thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật
bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn diễn ra trong trường nhìn nhất định,
qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ tồn bộ quảng tính của nó:
cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần,
rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với
cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan” [2, tr.116]. Khơng gian

nghệ thuật cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như
nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật
trong truyện ngắn đường rừng của Lý Văn Sâm cũng khơng nằm ngồi quy
luật đó.
2.1.1. Khơng gian hiện thực đậm sắc màu Nam bộ
Lấy bối cảnh không gian đặc trưng của Nam bộ làm nền cho tác phẩm
là cách thổi hơi hướng hiện thực vào trang viết, làm cho câu chuyện trở nên
gần với đời, với người hơn. Đó cũng là cách để Lý Văn Sâm giới thiệu cảnh
sắc quê hương cùng lối sống, phong tục của người dân nơi đây với các bạn
đọc vùng miền khác.
Không gian thiên nhiên trong trong sáng tác của Lý Văn Sâm, tuy
trải rộng nhưng đọng lại đậm đặc ở rừng núi và địa danh Nam bộ. Đó là nơi
tác giả đã sinh sống, nơi nuôi dưỡng tâm hồn và cũng là nơi tạo nên nguồn
cảm hứng bất tận cho sự ra đời của những tác phẩm văn chương. Thiên
nhiên Nam Bộ được tác giả miêu tả một cách chi tiết, là nơi diễn ra mọi


18
hoạt động của nhân vật, mọi diễn biến của sự kiện. Thế giới ấy, được nhà
văn gọi tên một cách cụ thể, phản ánh đúng hiện thực của vùng đất nơi đây:
“Lúc ấy đúng mùa hoa chai nở. Những cánh hoa li ti điểm trắng rừng xanh,
lờ lờ như một lớp tuyết phủ. Mặt trời đỏ chói, chồi lên sau ngọn Bạch Hổ
Sơn” [4, tr.223]. Hòa trong màu trắng của hoa chai và màu xanh của núi
rừng bạt ngàn, là sắc đỏ của những bông trang đỏ “rực rỡ nhuộm đỏ loáng
rừng chạy dài theo hai bên bờ thác” Mu Mi [4, tr.224]. Không gian thiên
nhiên trong được tác giả miêu tả với những nét riêng của vùng miền, nhưng
không đơn thuần chỉ là những sắc màu của cảnh vật đặc trưng mà trong bức
tranh ấy còn hiện lên cả những địa danh cụ thể: “Dịng Sơng Bé đi đến Trị
An thì gặp ngọn nước Mã Đà. Hai con sơng liền họp nhau thành một dãy
trường giang, cuồn cuộn chạy xuôi về những thị trấn xa xôi” [4, tr.231],

hay: “Giữa sóc Mọi Cao Cang có hai trái núi nhỏ, hình thể tương tự như
nhau, đứng cách xa nhau chừng vài cây số đường rừng” [4, tr.252]. Những
vùng đất của quê hương được tác giả đưa vào tác phẩm một cách chân xác,
từ cái tên cho đến vị trí và dáng vẻ của chúng. Điều này càng chứng tỏ sức
quyến rũ của cảnh sắc nơi đây đối với tâm hồn người nghệ sĩ, qua đó cũng
thể hiện niềm tự hào của nhà văn đối với vùng đất này. Không gian trong
tác phẩm cịn là nơi tồn tại của nhân vật, vì vậy hành động của nhân vật
luôn gắn với một không gian cụ thể. Khi thì con người “len lỏi đi qua
những thác ghềnh, khe, rãnh, tiến ngược dịng sơng Đồng Nai, đi mãi...” [4,
tr.255]. Cũng có những khi con người chống ngợp trước khoảng khơng
của “một cái hang đá tối om ở dưới chân núi Beo. Người Mọi gọi nó là
Trồmkuangbra” [4, tr.269]. Rồi khung cảnh không gian như vỡ oà ra trong
cái mênh mông của “nước sông La Ngà theo mùa mưa gió, dâng cao (...).
Nước sơng đỏ ngầu như máu, trôi băng ra sông Cái” [4, tr.257].


19
Khắc hoạ không gian thấm đẫm sắc màu Nam bộ, trong nhiều trang
viết nhà văn còn đặc biệt chú ý tới việc miêu tả những hiện tượng thời tiết
của miền Nam vào những mùa tiêu biểu, đồng thời đặt nó trong sự so sánh
với miền Bắc của Tổ quốc: “Vào khoảng tháng tư và tháng năm, thời tiết oi
bức khó chịu. Thỉnh thoảng có những trận mưa thất thường báo trước mùa
mưa gió lu bù (...). Ở Nam bộ, khoảng thời gian ấy không thuộc về mùa hạ
như những xứ miền Bắc đã có. Nhưng ta cứ gọi là mùa hạ cũng được - mùa
hạ của miền Nam nước Việt” [4, tr.287]. Khơng chỉ có sự khác biệt trong tiết
trời vào mùa hạ, mà mùa xuân của hai miền cũng khác hẳn nhau “mùa xuân
ở miền Nam nước Việt là một quãng thời tiết đầy những nắng. Chẳng bù với
mùa xuân ở đất Bắc, mưa bụi nghiêng nghiêng và mờ mờ suốt tháng, tắm
ướt phố phường, chan hoà chốn sơn dã cây non, cỏ dại...” [4, tr.335]. Bằng
việc đối sánh các sắc màu không gian khác nhau, Lý Văn Sâm gợi tả không

gian Nam bộ trong mối tương quan với miền Bắc, nhằm làm nổi bật nét khác
biệt của hai miền. Bên cạnh đó, tác giả cịn đưa bạn đọc sống trong sự cảm
nhận về những khác biệt rõ rệt làm nên hương sắc của mỗi mùa: Mùa xuân ở
miền Nam là khoảng thời gian đầy nắng, còn miền Bắc lại mưa lạnh. Với
cách mơ tả mang tính đề dẫn này, dường như tác giả hướng tới lí giải những
quy luật diễn ra trong tự nhiên, ngay cả khi mùa xuân tràn trề những nắng thì
“suốt một quãng đường dài, màu đất đỏ như son, dâng bụi theo lên với gió
rừng, bám đầy quần áo và mặt mũi” [4, tr.335]. Với điểm nhìn sâu, rộng, kết
hợp việc sử dụng dày đặc các từ láy chỉ trạng thái, các danh từ chỉ địa danh,
Lý Văn Sâm đã mang đến một không gian với những nét đặc trưng riêng,
gắn với địa danh của các vùng, miền Nam bộ.
Bên cạnh không gian thiên nhiên tràn đầy hương sắc làm say đắm lòng
người, nhà văn còn đi vào khám phá thế giới hiện thực của đời sống con


20
người miền núi, với vẻ đẹp nguyên sơ, thuần phác như chính núi rừng của
họ. Nơi đây, họ lập thành những “ấp”, những “sóc” với hàng trăm người sinh
sống, dưới sự dẫn dắt của những người thủ lĩnh. Họ sống trong những ngôi
“nhà sàn” bằng “vách cây, lợp lá” [4, tr.318- 338]. Quanh năm họ sống bằng
việc “trồng khoai, cấy lúa, gieo bắp” và cả “đốn củi, lượm chai (...), chẻ tre
đan đó, hoặc làm đăng bắt cá” [4, tr. 342- 298]. Nơi này, họ không biết đến
“cao lương, mĩ vị” mà chỉ có những “rau, cỏ, khoai...” [4, tr.341]. Dù vậy,
bấy nhiêu đó cũng đã đảm bảo mang lại “đủ đầy vật chất” cho cuộc sống nơi
đại ngàn mây núi. Ẩn đằng sau không gian hiện thực của cuộc sống nguyên
sơ ấy, là sự hoà hợp của những tâm hồn coi trọng tình nghĩa, họ sống đồn
kết và chở che cho nhau trong mối quan hệ không đua tranh, đố kỵ, thậm chí
họ cịn “sẵn sàng chết vì nhau” [4, tr.342]. Có thể nói, bằng sự trải nghiệm
và tấm lòng biết lắng nghe những mạch sống âm thầm ngày đêm đang tn
trào nhựa sống khắp các bn Sóc, bản làng, đã giúp Lý Văn Sâm nắm được

bản chất của cuộc sống của con người nơi miền sơn dã.
Để mang lại cái nhìn cụ thể hơn, chính xác hơn về cuộc sống của những
người dân miền núi, đồng thời hiểu thêm về phong tục, tập quán của họ. Lý
Văn Sâm đã tập trung khai thác không gian đời sống văn hoá tinh thần của
những con người chốn đại ngàn mây núi. Cuộc sống gắn bó chặt chẽ với
thiên nhiên, đã chi phối đến đời sống văn hoá tâm linh của người dân nơi
đây. Trong tâm thức của họ, từ một hòn đá nhỏ đến những trái núi lớn đều
trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống và sự sinh tồn của cả cộng đồng. Chính vì
thế mà họ có tục “thờ từ một hịn đá nhỏ” mà họ gọi là “ơng Tà”, đến “trái
núi lớn” mà họ gọi là “thần Núi” [4, tr.319], với họ cái gì trong thiên nhiên
của tạo hoá cũng là thần thánh. Bên cạnh việc thờ phụng những vật thể trong
đời sống, thì người dân nơi này, cịn xem người thủ lĩnh của mình là những


21
“vị thần”, là “con trời” nên họ luôn thể hiện lịng kính trọng và sự tơn thờ.
Như vậy, với người lao động miền núi Nam bộ, vấn đề tín ngưỡng, tâm linh
được thể hiện trên hai phương diện: Đó là thờ những vật thể trong thiên
nhiên và tôn thờ người đứng đầu cộng đồng. Với tín ngưỡng thờ thần của
con người miền núi, đã góp phần mang lại một khơng gian văn hố bí ẩn, ly
kỳ và khác biệt. Ngồi đời sống văn hố tâm linh, người miền núi cịn có
những tập tục về ca hát, nhảy múa: khi vụ mùa kết thúc Lễ ăn Nhang; khi ca
tụng người thủ lĩnh, hay khi chơi những trò tiêu khiển vào các buổi tối bên
ánh lửa giữa đại ngàn. Bằng việc đi sâu khám phá các tầng vỉa khơng gian
văn hố cũng là cách giúp nhà văn khơi sâu vào tâm hồn của con người miền
núi. Từ đó, tác giả đưa vào trang viết hình ảnh những sắc màu khơng gian
thật sinh động, riêng biệt, thấm đẫm hơi thở của rừng xanh.
Bầu trời, cảnh vật và cuộc sống của con người nơi đây đã hằn sâu trong
trái tim người nghệ sĩ, khiến nhà văn ln đau đáu với xứ sở, từ đó tạo nên
mạch nguồn thôi thúc người cầm bút viết nên những trang văn đậm đặc sắc

màu đặc trưng của quê hương - không gian Nam bộ. Không gian ấy được
miêu tả sinh động, chân thực, từ sự biến đổi trạng thái giữa các mùa dẫn đến
sự thay đổi cảnh sắc của không gian. Đặc biệt thiên nhiên luôn gắn với địa
danh cụ thể của không gian đời thực nơi quê hương tác giả. Mỗi câu chuyện
được nhà văn đặt trong một địa danh có tên gọi cụ thể, trong những khoảng
thời gian nhất định, biến chúng thành những câu chuyện tưởng như có thật
mà tác giả đã từng chứng kiến. Đưa dạng thức khơng gian này vào trong tác
phẩm, có lẽ nhà văn muốn đưa độc giả đến gần với thế giới thiên nhiên, hiểu
hơn về cuộc sống của con người miền núi. Để từ đó, con người giữa các
vùng, miền sẽ cảm thấy gần nhau hơn, gắn bó hơn, cùng hướng tới xây dựng
một cuộc sống tốt đẹp hơn.


22
2.1.2. Không gian huyền hoặc đường rừng
Quan niệm nghệ thuật về con người của các tác giả truyện đường
rừng thường gặp nhau ở chỗ cho con người là những cá thể trong một thế
giới huyền bí. Chính vì vậy, khơng gian huyền hoặc đường rừng là yếu tố
không thể thiếu trong các tác phẩm đường rừng. Nhà phê bình Vũ Ngọc
Phan từng nói: “Phàm trong những truyện kỳ quái thú vị nhất, phải có đủ
bóng tối cho ma hiện hình” [7, tr.150]. Không gian huyền hoặc đường rừng
được hiểu là khơng gian mang sắc màu huyền bí mà tác giả tạo phông nền để
cho những điều kỳ lạ đường rừng xuất hiện.
Trong nhiều tác phẩm của Lý Văn Sâm, khung cảnh huyền ảo luôn là
nơi khởi phát cho mọi sự kỳ bí, lạ thường. Đó là khi “nhìn lơ mơ ra sơng thì
tự nhiên trước tầm mắt tơi hiện ra hai ngọn đèn, lóng lánh như hai vì sao. Tơi
định thần nhìn kỹ thì thấy như có một con thuỷ quái đang vùng vẫy trên
những ngọn sóng. Hai ngọn đèn kia là cặp mắt của nó. Tơi vừa gọi anh và
khi anh vừa quay lại thì nó biến mất” [4, tr.232]. Tính lưỡng sự của những
ảo giác vơ hình làm cho câu chuyện trở nên ly kỳ, huyền bí hơn. Cũng có khi

cái tĩnh lặng của màn đêm cùng những âm thanh khác lạ lại vơ tình gieo vào
lịng người cảm giác hãi hùng: “Từng cơn gió lạnh như hơi thở của mụ chằn
tinh lùa vào tàn cây rậm. Ngàn lá héo chưa kịp rụng lúc ban chiều run lên
bây bẩy. Trong những hốc tối, những tấm lá buông và lá kè đập vào nhau
bạch bạch như hai tiếng cánh của một lồi chim linh điểu vơ hình chỉ xuất
hiện vào buổi tối” [4, tr.298]. Hơi thở vang ngân của đại ngàn dường như đã
đánh thức cảnh vật, những chiếc lá khơ treo mình trên khơng đâu cịn là
những chiếc lá vô tri vô giác mà trở thành những linh hồn. Một không gian
tràn trề sức sống hiện hữu nhuốm sắc màu kỳ bí. Ngay cả âm thanh tiếng
chim kêu, giờ đây cũng gợi cảm giác ghê rợn: “Từ xa đến gần rồi từ cao


×