Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn bảo ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.06 KB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THU HÀ

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRUYỆN NGẮN BẢO NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THU HÀ

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRUYỆN NGẮN BẢO NINH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Ngọc Thu

Đà Nẵng – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................5
5. Bố cục của luận văn .............................................................................5
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM SAU
1975 VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA TRUYỆN NGẮN BẢO NINH .................6
1.1. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975 ...............6
1.1.1. Sự chuyển mình của văn học từ thời chiến sang thời bình............6
1.1.2. Khái lược về sự phát triển của thể loại truyện ngắn Việt Nam sau
1975 ..................................................................................................................9
1.2. SỰ XUẤT HIỆN CỦA TRUYỆN NGẮN BẢO NINH...........................15
1.2.1. Quan niệm nghệ thuật của Bảo Ninh...........................................15
1.2.2. Bảo Ninh – từ Nỗi buồn chiến tranh đến Những truyện ngắn ....18
CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI HIỆN THỰC - KÍ ỨC TRONG TRUYỆN
NGẮN BẢO NINH .........................................................................................23
2.1. NHỮNG ÁM ẢNH VỀ CUỘC CHIẾN ĐÃ QUA...................................23
2.1.1. Hiện thực tàn khốc và máu lửa nơi tiền tuyến.............................23
2.1.2. Những đợi chờ và giọt nước mắt mỏi mịn ở hậu phương ..........33
2.2. HÌNH ẢNH CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI THỜI HẬU CHIẾN.......42

2.2.1. Những nỗi đau từ chiến tranh – nhìn từ hai phía.........................42
2.2.2. Những ưu tư trước hiện thực và con người thời hậu chiến .........48
2.3. NHỮNG KHÁT VỌNG GIÀU VẺ ĐẸP NHÂN VĂN ...........................55
2.3.1. Khát vọng về tình u và hạnh phúc ...........................................55
2.3.2. Khát vọng hịa hợp và đổi mới ....................................................64


CHƯƠNG 3: NHỮNG PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN TRONG TRUYỆN
NGẮN BẢO NINH .........................................................................................68
3.1. KẾT CẤU TRẦN THUẬT .......................................................................68
3.1.1. Kết cấu sự kiện.............................................................................68
3.1.2. Kết cấu tâm lí...............................................................................74
3.1.3. Mờ hóa trong cốt truyện ..............................................................83
3.2. NGƠN NGỮ TRẦN THUẬT...................................................................86
3.2.1. Chất trữ tình .................................................................................87
3.2.2. Chất triết lí ...................................................................................95
3.3. GIỌNG ĐIỆU .........................................................................................103
3.3.1. Giọng ngậm ngùi, xót thương....................................................103
3.3.2. Giọng điệu khách quan, lạnh lùng .............................................109
KẾT LUẬN ...................................................................................................117
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Mỗi thời đại, mỗi bước ngoặt lịch sử của một dân tộc thường xuất
hiện một thế hệ nhà văn, nhà thơ mới. Họ vừa là những gạch nối giữa quá

khứ và hiện tại, đồng thời cũng là những người tiên phong, nhạy bén trong
cơng cuộc kiếm tìm và kiến tạo nên những đổi mới về nghệ thuật văn
chương. Ở Việt Nam, sau 1975, sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm
Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Bảo Ninh…nhanh chóng trở thành
những hiện tượng văn học với sự cách tân trong bút pháp và cảm hứng nghệ
thuật.
1.2. Gần hai mươi năm sau giải thưởng của Hội Nhà văn cho tiểu thuyết
Nỗi buồn chiến tranh (Thân phận của tình yêu), Bảo Ninh dường như im lặng
trên văn đàn. Khơng khỏi có người nghĩ đến sự “cạn kiệt” cảm hứng ở cây
bút này; song kì thực, đó là sự âm thầm, lặng lẽ của người sáng tạo nghệ
thuật trên con đường suy ngẫm để khơng lặp lại chính mình. Sau năm 2010,
lần lượt những truyện ngắn của ông được giới thiệu tới bạn đọc, như là kết
quả của quá trình “im lặng” ấy!
1.3. Đã có lúc, người ta nói rằng, Nỗi buồn chiến tranh đã đưa Bảo Ninh
lên “đỉnh” của danh vọng và tiếng tăm, nhưng cũng vì thế, mà người ta lỡ “bỏ
quên” đi một mảng sáng tác cũng rất thành công của ơng: đó là truyện ngắn.
Dù khó thốt khỏi cái bóng của cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, song,
truyện ngắn của Bảo Ninh cũng đã sớm khẳng định được vị thế nổi bật trong
mảng văn học viết về đề tài chiến tranh và hậu chiến tranh. Vì vậy, việc đi sâu
nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh, giúp cho chúng ta có
cái nhìn chính xác, tồn diện hơn về những sáng tạo và đóng góp của nhà văn
cho văn học Việt Nam thời kì sau Đổi mới.


2
2. Lịch sử vấn đề
Bảo Ninh là một trong số những cây bút xuất sắc viết về đề tài chiến
tranh ở thời hậu chiến. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của ông từng gây
nên tiếng vang lớn trên văn đàn Việt Nam chừng hai mươi năm trước. Tuy
nhiên, cũng chính vì “tiếng vang” ấy, mà mảng sáng tác truyện ngắn ra đời

trong “yên lặng” của Bảo Ninh chưa được bạn đọc và các nhà nghiên cứu
quan tâm một cách đúng mức. Dưới đây, chúng tôi chỉ lược điểm một số bài
viết có liên quan đến đề tài.
Trong Văn học Việt Nam thế kỷ X (Phan Cự Đệ chủ biên), ở bài viết của
mình, Bùi Việt Thắng khẳng định: “Bảo Ninh là một trong những nhà văn có
duyên với truyện ngắn” [4, tr.337].
Nhà nghiên cứu Bích Thu trong Những thành tựu của truyện ngắn sau
1975 cũng xem Bảo Ninh là một trong những cây bút viết truyện xuất sắc và
gây ấn tượng mạnh với người đọc [38, tr.32].
Nhà báo WayneKarlin trong lời giới thiệu cho tuyển tập truyện ngắn
Tình yêu sau chiến tranh nhận thấy truyện ngắn Bí ẩn của làn nước của Bảo
Ninh: “in dấu niềm khao khát tình yêu” [30, tr.12], “đối diện trực tiếp với hậu
quả chiến tranh, những bậc cha mẹ bị mất con…” [30, tr.14]. Đó là những vấn đề
sâu sắc mà Bảo Ninh đã đặt ra trong truyện ngắn của mình.
Hồng Ngọc Hiến, khi nói về vấn đề Nghịch lí của chiến tranh trong
văn xi Bảo Ninh, đã viết: “Trong cuốn tiểu thuyết với nhan đề hết sức vớ
vẩn này, Bảo Ninh viết về những nghịch lí của chiến tranh, của tình u, của
một thân phận lính đeo đuổi nghiệp văn chương để sống lại kí ức chiến tranh
và kí ức tình u” [12, tr.277].
Nguyễn Thái Hịa trong cơng trình Những vấn đề thi pháp của truyện
đã nhấn mạnh đến cách xử lý thời gian nghệ thuật của Bảo Ninh: “Phong phú
và đầy đặn hơn là cách kể, cách xử lí thời gian của Bảo Ninh trong “Thân


3
phận của tình yêu”. Cả quãng đời thơ ấu, đi học, trước chiến tranh, sau chiến
tranh của nhân vật Kiên không phải liên tục, đều đặn mà lần giở theo hồi ức”
[13, tr.143].
Trần Quốc Huấn trong tạp chí Văn học số 3 (1991) đã nhận xét về điểm
nhìn trần thuật trong văn của Bảo Ninh như sau: “ …đó là cái nhìn ngối lại,

thờ thẫn, đăm đắm của một người lính khi đã tàn cuộc. Cái nhìn dằng dặc,
đầy phân tán nhưng khơng hề lơ đãng. Điểm nhìn có góc độ rộng, song khá
tập trung” [14, tr.85]. Nói về những ám ảnh chiến tranh trong văn xuôi Bảo
Ninh, tác giả viết: “Bảo Ninh đã độc lập tác chiến trong quá trình rong ruổi
ngược. Có lẽ anh trong số những người lính sống sót đã mất đi khả năng qn.
Đây chính là sự hành xác vừa đau đớn vừa đáng sợ. Buồn đau đến thành mãn
tính, ám ảnh, ln mấp mé với bệnh hoạn” [14, tr.86].
Nguyễn Trường Lịch khi nghiên cứu về cảm hứng chiến tranh trong
văn xuôi Bảo Ninh, đã viết: “…với độ dài của thời gian, điểm nhìn mới mẻ về
chiến tranh trong quá khứ giúp nhà văn mạnh dạn nhận rõ cuộc chiến tranh
không chỉ mang âm điệu hào hùng thắng lợi mà con đượm nét đau thương bi
tráng trong những ngôi nhà, nơi ngõ phố vắng vẻ hoặc làng quê núi đồi
quạnh hiu qua từng nỗi bất hạnh cô đơn của bao người con gái nhỏ hậu
phương” [19, tr.3].
Đồn Ánh Dương trong bài Bảo Ninh – nhìn từ thân phận truyện ngắn
đăng trên khi bàn về truyện ngắn Bảo Ninh đã
viết: “Chủ âm trong sáng tác của Bảo Ninh là các hồi tưởng về quá vãng.
Chấn thương chiến tranh đã làm Bảo Ninh phải viết về nó như trả một món
nợ. Đúng hơn là chấn thương đã cầm cố Bảo Ninh trong tư cách một nhà văn
buộc ơng phải vắt kiệt mình trong tất cả hồi ức về quá khứ; thậm chí, tần xuất
lặp lại của việc truy tìm q khứ đậm tới độ có thể coi suy tưởng là nét phong
cách của Bảo Ninh, chứ không chỉ tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”. Sự


4
long đong trọn một đời kiểu tiểu thuyết rồi cũng có cơ hội “đồn viên” vào
đời sống văn học đương đại. Truyện ngắn của ơng thì khác hẳn, nó vẫn còn là
một sự long đong, sự long đong của văn chương ơng”…
Nhà báo Mai Hồng, trên báo tuoitre.vn, khi giới thiệu về tập truyện
ngắn Bảo Ninh mới xuất bản, đã viết: “36 truyện ngắn được chọn in trong

tuyển tập gần 600 trang được tác giả viết ở nhiều thời điểm, trải dài từ những
năm 1980-1990 của thế kỷ trước vắt sang đầu thế kỷ này. Bối cảnh truyện
ngắn của Bảo Ninh trải rộng nhưng hai mảng đậm đặc nhất, dễ nhận thấy
nhất là những câu chuyện chiến tranh và Hà Nội…Dù viết về chiến tranh, về
hậu chiến hay viết về Hà Nội với rất nhiều suy nghiệm trong “Thách đấu”,
“Bội phản”, “Hà Nội lúc không giờ”, “Lan man trong lúc kẹt xe”..., thì
thân phận con người với những mối quan hệ tình cảm phức tạp chính là điều
tác giả muốn nhắm tới”.
Trong luận văn “Đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo
Ninh”, Lưu Thị Thanh Trà - Đại học Vinh (2006), đã tìm hiểu vấn đề chiến tranh
và những tác động của nó đến nhân cách con người. Qua đó, cũng thấy được tư
duy nghệ thuật mới mẻ của Bảo Ninh trong việc khai thác đề tài chiến tranh.
Như vậy, có thể nói, từ trước đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên
cứu một cách tổng qt, tồn diện, có hệ thống về thế giới nghệ thuật truyện
ngắn Bảo Ninh. Những bài viết trên vừa là tư liệu tham khảo, đồng thời cũng
khơi gợi cho chúng tôi những hướng tiếp cận mới trong quá trình thực hiện đề
tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Những đặc điểm nổi bật của thế giới nghệ
thuật truyện ngắn Bảo Ninh (trong mối quan hệ với tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh).


5
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Gồm 36 truyện ngắn của Bảo Ninh, được in
trong cuốn Bảo Ninh – những truyện ngắn, Nxb Trẻ, 2013
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp những phương pháp
nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nhằm nhận diện từng truyện

ngắn của nhà văn trong mối quan hệ với hành trình sáng tác của chính tác giả
để từ đó phát hiện những đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật truyện
ngắn của Bảo Ninh.
4.2. Phương pháp khảo sát - thống kê: Với những thao tác nhằm khảo
sát từng chi tiết, hình ảnh, nhân vật cụ thể nổi bật trong truyện ngắn của Bảo
Ninh, với mục đích cung cấp cứ liệu cho việc phân tích, lý giải và tổng hợp
vấn đề.
4.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Là phương pháp phổ dụng
nhằm xác định hệ thống vấn đề và phân tích tổng hợp nhằm làm nổi bật hệ
thống vấn đề,
4.4. Phương pháp so sánh - đối chiếu: Với thao tác so sánh đồng đại
và lịch đại, nhằm làm nổi bật nét riêng của thế giới nghệ thuật truyện ngắn
Bảo Ninh trong mối quan hệ với truyện ngắn Việt Nam đương đại sau 1975.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được triển
khai qua ba chương:
Chương 1: Vài nét về tình hình văn học Việt Nam sau 1975 và sự xuất hiện
của truyện ngắn Bảo Ninh.
Chương 2: Thế giới hiện thực - kí ức trong truyện ngắn Bảo Ninh.
Chương 3: Những phương thức thể hiện trong truyện ngắn Bảo Ninh.


6
CHƯƠNG 1

VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM
SAU 1975 VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA TRUYỆN NGẮN
BẢO NINH
1.1. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975
1.1.1. Sự chuyển mình của văn học từ thời chiến sang thời bình

Với đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất, hai miền Nam
Bắc sum họp một nhà, lịch sử dân tộc và lịch sử nền văn học nước nhà cũng
bước sang một thời kỳ mới. Trước hết, có thể thấy rất rõ bước phát triển của
văn xuôi trên bình diện tư duy nghệ thuật. Văn xi của ta sau 1975 đã
chuyển dần từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết. Cần phải nói ngay rằng sự
đối lập giữa tư duy tiểu thuyết và tư duy sử thi về mặt đặc trưng thể loại
khơng có ý nghĩa phân biệt thang bậc giá trị. Có những đề tài vấn đề có khi
tiếp cận bằng tư duy sử thi lại có giá trị hơn tư duy tiểu thuyết và ngược lại.
Tuy nhiên, như đã nói, hiện thực đời sống đã khác trước, cần phải có cách tiếp
cận phù hợp, cho dù quá trình đổi mới này đã diễn ra đầy khó khăn và thử
thách. Bởi lẽ, ký ức về chiến tranh không thể phôi pha trong một sớm một
chiều; mặt khác, hiện thực đời sống phức tạp thời hậu chiến địi hỏi nhà văn
khơng thể giữ ngun cách viết như trước, và nhất là từ khi công cuộc đổi
mới được phát động (1986) lại càng thôi thúc và đặt ra cho văn học nhiều vấn
đề cần giải quyết cấp bách, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của người đọc.
Trong khơng khí được “cởi trói” ấy, nhà văn Nguyễn Minh Châu sau một số
truyện ngắn: Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền
ngoài xa, Khách ở quê ra… đã viết Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn
văn nghệ minh họa (Báo Văn nghệ, số ra ngày 5-12-1987).


7
Cần nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan rằng, sau 1986, cùng
với sự đổi mới của cả nền văn học nói chung, vào những năm cuối thập niên
tám mươi, đầu thập niên chín mươi của thế kỷ trước, chúng ta đã có một đội
ngũ sáng tác có đầy nhiệt huyết, lòng hăng say, khát khao cống hiến và mong
muốn được viết những gì mình thích, nói những điều ấp ủ từ lâu. Q trình
thức nhận đương nhiên khơng phải đến trong ngày một ngày hai mà là cả một
q trình tìm đường, xác định vị trí, trách nhiệm của mình với nghề văn. Có
nhiều cây bút đã bỏ cuộc, hay vẫn chìm sâu vào những gì mình đã có (dù rất ít

ỏi), có những người tiếp tục đi lại con đường đã nhẵn vết chân, nhưng có
những người đã nghĩ khác, nhìn nhận khác, và đặt ra câu hỏi: “chẳng lẽ mãi
mãi thế hệ nhà văn Việt Nam chúng ta vẫn cứ yên tâm sản xuất ra toàn những
sản vật khơng bao giờ được ngó đến trong nền văn học thế giới”. Nhiều nhà
văn muốn bứt phá làm mới mình, họ khao khát vươn tới những đỉnh cao của
nghệ thuật, của những thể nghiệm, họ ước vọng tới những chân trời xa xôi nơi mà nền văn học Việt chưa bao giờ nhìn thấy. Chính họ là những cây bút
đã táo bạo tự mở những con đường đi riêng, tìm những cách thức mới, hình
thức mới, phương thức thể hiện mới. Chúng ta khó ai phủ nhận những nỗ lực
cách tân của một Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Khắc
Trường, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Dương Hướng, Thái Bá Lợi, Phạm
Thị Hồi,…Họ có khát vọng làm mới chính mình và càng khơng muốn làm
chiếc bóng của bất cứ ai. Có những người từ việc tiếp xúc với những lý thuyết
mới đã học tập và sáng tác theo tinh thần hậu hiện đại. Nhưng cũng có nguời
tình cờ gặp gỡ với khuynh hướng sáng tác này, mặc dù họ chưa hề biết tới
một lý thuyết mang tên hậu hiện đại. Tuy nhiên, dù muốn hay không họ đều
đang sống trong một bầu khí quyển chung, với những điều kiện rất thuận lợi
cho việc tiếp thu, học tập những học thuyết lớn trên thế giới. Nhiều cây bút,
do đó (rất tự nhiên) đến với chủ nghĩa hậu hiện đại, như một phương cách để


8
làm mới mình.
Cho đến tận hơm nay, Việt Nam chưa hồn tất q trình hiện đại hố,
chưa có một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, tức là chưa có một xã hội
hậu cơng nghiệp, vì thế cịn rất lâu nữa chúng ta mới có kỷ nguyên hậu hiện
đại, tức là chúng ta chưa thể có chủ nghĩa hậu hiện đại với tư cách là một trào
lưu, một khuynh hướng tư tưởng hay một hiện tượng văn hoá thấm sâu vào
tiềm thức con người như ở các nước tư bản phát triển. Nhưng những học
thuyết hậu hiện đại đã được giới thiệu rộng rãi tại Việt Nam, các học giả, các
nhà văn và tất cả những ai quan tâm tới nền văn học Việt đều không hề xa lạ

với chủ nghĩa hậu hiện đại. Nhiều cây bút đất Việt trong nỗi khát khao tìm
đường thể nghiệm và bắt gặp những học thuyết này, và nhìn thấy trong đó
những hạt nhân hợp lý, chắc chắn khơng ít người đã học tập những kỹ thuật
viết hậu hiện đại. Vì thế chúng ta cũng chưa thể có một nền văn học hậu hiện
đại, chúng ta cũng chưa thể có cái gọi là tác phẩm hậu hiện đại theo đúng tinh
thần của thuật ngữ này trên thế giới. Chúng ta mới chỉ dám ghi nhận những
dấu hiệu thấp thống đây đó trong những tác phẩm văn chương đương đại.
Cũng không thể loại trừ khả năng có những thể nghiệm của một số nhà văn
(dù rất vơ tình, dù khơng học tập theo một chủ thuyết nào) đã gặp gỡ với dòng
mạch văn chương hậu hiện đại đang diễn ra sôi nổi trên thế giới. Tất cả điều
này là một hiện thực không thể phủ nhận trong nền văn học Việt. Nhiều học
giả đánh giá đây là một tín hiệu đáng mừng cho văn học Việt vì dẫu sao các
cây bút của chúng ta cũng đã biết làm mới mình.
Tóm lại, có thể thấy, dù chỉ trong khoảng mấy chục năm thôi, chỉ nhìn
riêng ở mảng sáng tác văn xi, ta cũng có thể thấy được văn học Việt Nam
đã có những phát triển đáng kể. Sự phát triển này không chỉ ở chỗ ngày càng
xuất hiện đông đảo đội ngũ các nhà văn, ngày càng nhiều tác phẩm mới ra
đời, mà cái quan trọng hơn, sự phát triển của văn xuôi được ghi nhận trên việc


9
đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, đổi mới tư duy nghệ thuật, đổi
mới thể tài và phương thức thể hiện… Tất cả những phát triển này không chỉ
là luận chứng chứng tỏ bước phát triển của văn xi sau 1975, mà cịn là cơ
sở để xem văn xuôi sau 1975 là một giai đoạn phát triển độc lập trong sự phát
triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Văn xuôi Việt Nam sau 1975 là một
hiện tượng đang phát triển.
1.1.2. Khái lược về sự phát triển của thể loại truyện ngắn Việt Nam
sau 1975
Giới nghiên cứu cũng như giới sáng tác hầu như đều thống nhất sau

1975, truyện ngắn là thể loại gặt hái nhiều thành công, “được mùa thể loại”.
Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng tiếp theo “những vụ được mùa của truyện
ngắn, đây có thể coi là giai đoạn có nhiều truyện ngắn hay trong văn học Việt
Nam”. Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng trong cơng trình “Truyện ngắn, những
vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại” cũng khẳng định sự thành công của
truyện ngắn sau 1975: “...truyện ngắn phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và
chất lượng”, “truyện ngắn có bước đột khởi nhờ vào ngọn gió lành của cơng
cuộc đổi mới” .
Thế kỷ XX, truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục và vượt trội lên
trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ những năm hai mươi với sự đóng góp của
Nguyễn Bá Học, Phạm Huy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Cơng Hoan, Thạch
Lam, Nam Cao, Kim Lân, Tơ Hồi, … Từ sau cánh mạng tháng Tám truyện
ngắn có chững lại nhưng vẫn chảy liên tục với tên tuổi: Trần Đăng, Vũ Tú
Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh
Châu…Chiến tranh kết thúc, truyện ngắn vượt lên tỏ rõ sự ưu việt của mình
trong sự khám phá nghệ thuật đời sống. Nhất là 1986 trở đi, truyện ngắn gần
như đã độc chiếm toàn bộ văn đàn, hằng ngày trên các báo và các tạp chí có
trên dưới hai mươi truyện ngắn được in. Có lẽ, vì đặc trưng thể loại này "khá


10
nhanh nhạy" trước những đổi thay mang tính đột phá từ hiện thực, đã khiến
truyện ngắn nhanh chóng thống trị văn đàn thời kì Đổi mới này. Thực tế hậu
chiến đã kích thích mạnh đến việc sáng tác, phê bình - lý luận về truyện ngắn
những năm gần đây. Nhiều cuộc thi sáng tác truyện ngắn được khởi xướng.
Nhiều cuộc hội thảo đã được mở ra và nhiều ý kiến có khi trái ngược nhau
cũng đã được trình bày. Điều này chứng tỏ, truyện ngắn đang là thể loại được
các nhà văn quan tâm, nỗ lực cách tân bậc nhất. Mỗi nhà văn một bút pháp
riêng tạo nên “hiệu ứng” truyện ngắn hay và được gắn với các tên gọi “bội
thu”, “thăng hoa”, “được mùa”, “lên ngơi”, điều đó chứng tỏ truyện ngắn đã

được đổi mới.
Quan niệm về con người đa chiều cũng thể hiện rất rõ trong truyện
ngắn. Sau 1975, đất nước chuyển đổi trên nhiều phương diện trong đó có đời
sống văn hố, tư tưởng. Chiến tranh kết thúc, văn học cựa mình thay đổi, nhất
là sau nghị quyết của Đại hội VI của Đảng và tiếp theo nghị quyết 05 của Bộ
chính trị, cuộc gặp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với đại diện giới văn
nghệ sĩ vào cuối năm 1987, tất cả những điều đó đã thổi một luồng gió mới ào
ạt vào đời sống văn học nước nhà. Bên cạnh tiểu thuyết, thơ, kí, kịch… truyện
ngắn trở thành một thể loại rực rỡ của văn học Việt Nam sau 1975. Nó được
xem là một “cú hích” mạnh mẽ và khả quan, tạo nên một phản ứng dây
chuyền, có tác dụng “kích nổ” sự phát triển truyện ngắn với rất nhiều gương
mặt tiêu biểu như: Vũ Thị Thường, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp,
Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Y Ban, Võ Thị Hảo, Trần Thuỳ Mai, Dạ Ngân,
Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Ấm, Lê Minh Khuê, Thái Bá Lợi, Phạm Thị Thu
Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thế Hùng,… Ngòi bút
của các nhà văn thay đổi trên nhiều phương diện, trong đó đặc biệt chú ý nhất
là thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người, đây là một bước chuyển quan
trọng cho truyện ngắn. Ứng với mỗi giai đoạn văn học có một cách quan niệm


11
nghệ thuật về con người khác nhau. Văn học chống Pháp và chống Mỹ gắn
với cảm hứng ngợi ca, con người xả thân vì quê hương đất nước, ý nghĩa cuộc
đời gắn bó với cộng đồng, con người sống với cái “ta” to lớn, khơng hoặc ít
đối diện với cái “tơi” nhỏ bé của chính mình, khơng gian cộng đồng chiếm ưu
việt hơn hết cả. Sau 1975, con người bắt đầu có ý thức nhìn ngắm lại chính
mình. Văn học khơng cịn hơ hào, nói về cái lớn lao mà đào sâu vào cái “tôi”,
cái lẩn khuất bên trong được khui mở. Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau,
các nhà văn đã hướng vào thế giới nội cảm, khám phá chiều sâu tâm linh, thấy
được ở mỗi cá nhân những cung bậc tình cảm. Chính vì vậy, truyện ngắn đã

nhanh nhạy trong cách tiếp cận và phản ánh cuộc sống con người dưới cái
nhìn đa chiều kích. Milan Kundra nói rằng “con người là hiền minh của lưỡng
lự”, con người qủa là đa dạng, phong phú. Vì thế, nhà văn thể hiện quan niệm
nghệ thuật về con người ở nhiều chiều kích khác nhau. Nhà văn chuyển
hướng cách nhìn nhận, cách cảm và cách đánh giá con người được coi tự làm
mới mình về mặt nhận thức, tư duy bản thể con người. Con người luôn phải
tự đấu tranh, tự dị dẫm trong mn ngàn ngã rẽ của xã hội hiện đại, hậu hiện
đại. Nhà văn là người đau đời nhất, vì thiên chức của nhà văn làm cho con
người trở nên người hơn, bởi trong mỗi con người bao giờ cũng tồn tại hai
mặt: đẹp - xấu, thiện - ác, cao cả - thấp hèn, yêu - ghét, vui -buồn, trong sáng tối tăm, hạnh phúc - khổ đau, tự nhiên - xã hội… Ở đó, con người đứng trên
ranh giới mong manh nếu không khéo sẽ bị ngã về phía con người tự nhiên,
ngược lại con người sẽ hướng về phía con người xã hội. Đị ơi của Nguyễn
Quang Lập, Biển cứu rỗi của Võ Thị Hảo, Cánh đồng bất tận của Nguyễn
Ngọc Tư… Nguyễn Minh Châu, nhà văn quân đội, người từ trong cuộc chiến
bước ra, là một trong những tác giả tiên phong thay đổi quan niệm nghệ thuật
về con người. Ơng khơng cịn nhìn con người một chiều mà nhìn con người
trong nhiều mối quan hệ bộn bề phức tạp. Con người tự thú, con người thức


12
tỉnh, con người sám hối, con người bản năng tính dục. Con người luôn khát
khao vươn tới cái chân - thiện - mỹ. Và khi nhắc tới tác giả truyện ngắn thời
kỳ đổi mới không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp, một cây bút độc
đáo, một hiện tượng văn học đã một thời khiến văn đàn rộn rã, đến nay có thể
vẫn được bình chọn là người viết truyện ngắn xuất sắc nhất. Với giọng văn
sắc lạnh, gai góc, xương xẩu đến tàn nhẫn, Nguyễn Huy Thiệp đã xới tung lên
những mảng tối, những góc khuất của mỗi thời, của cuộc đời và của xã hội.
Nguyễn Huy Thiệp trăn trở nhiều về đời tư và thế sự, tình yêu và thù hận, sự
sống và cái chết, nhưng bao giờ cũng để ngõ kết thúc. Chính vì vậy nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn luôn sống trong ốc đảo cô đơn,

đau khổ đến tột cùng, đến bất tận, đó là cách thể hiện độc đáo con người trong
truyện ngắn của ơng.
Có thể nói rằng, truyện ngắn Việt Nam đương đại có nhiều đổi mới.
Trước hết là đổi mới về quan niệm nhà văn. Với đặc thù của nền văn học
chiến tranh, văn học 1945-1975 gắn với kiểu nhà văn - chiến sĩ, nhà văn cách mạng. Họ phát ngơn cho tiếng nói thời đại, nhân danh kinh nghiệm cộng
đồng. Nhiều khi do yêu cầu sống còn của vận mệnh dân tộc, nhà văn cần lựa
chọn hi sinh nghệ thuật và cá tính sáng tạo như Tố Hữu từng nói: Tơi muốn
viết những dịng thơ tươi xanh. Vẫn muốn viết những vần thơ lửa cháy.
Xu hướng dân chủ từ sau 1975, đặc biệt 1986 tạo nên cho văn học kiểu
nhà văn mới. Họ sáng tạo nhân danh kinh nghiệm cá nhân với ý thức cá tính
cao độ. Viết tác phẩm, tác giả không đứng cao hơn độc giả để phán truyền mà
đối thoại với người đọc, chia sẻ và kiếm tìm những cách cắt nghĩa mới để sinh
thể nghệ thuật của mình ln sống. Quan niệm này gần gũi với văn học trước
1945 nhưng được ý thức ở trình độ cao hơn.
Về quan niệm hiện thực, hiện thực được phản ánh trong truyện ngắn
1945-1975 gắn bó chặt chẽ với cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, âm


13
vang hào khí thời đại. Đó là một hiện thực vận động xi chiều và nhìn chung
rất lạc quan (trừ một số bài thơ chống Pháp có nói đến cái bi tráng). Sau 1975,
các nhà văn không chỉ dừng lại ở phản ánh mà còn nghiền ngẫm hiện thực.
Trước đây, hồn cảnh chiến tranh khơng cho phép họ khám phá tận cùng sự
phức tạp, bề bộn, ngổn ngang của đời sống. Giờ đây, do yêu cầu của thời đại,
do nhu cầu tự thân của hoạt động sáng tạo, hiện thực đời sống đi vào văn
chương vẹn nguyên sự đa chiều của nó, được soi sáng, cày xới cả những phần
khuất lấp, mờ tối.
Lịch sử văn học là lịch sử của những quan niệm khác nhau về con
người. Văn học thời chiến đã tạo dựng thành công kiểu con người sử thi, biểu
trưng cho cộng đồng. Cuộc kháng chiến đã đem lại cho con người vẻ đẹp lí

tưởng mà nói như A. Niculin, nhân vật được "tắm rửa sạch sẽ và bao bọc
trong bầu khơng khí vơ trùng" (nhân vật của Nguyễn Minh Châu). Nhân vật
ln trùng khít với địa vị xã hội của mình và ln ở trạng thái đơn trị, nhất
phiến.
Về điểm nhìn trần thuật, nhìn chung truyện ngắn 1945 - 1975 chủ yếu
sử dụng phương thức trần thuật khách quan được soi chiếu từ điểm nhìn của
tác giả. Truyện ngắn sau 1975 hướng đến khám phá và tạo dựng con người
thế sự - đời tư, con người cá nhân với những phức tạp và bí ẩn của nó. Nhà
văn cắt nghĩa sự tồn tại của con người không phải ở vị thế nhà đạo đức, nhà
tuyên huấn mà là nhà triết học, nhà tư tưởng. Con người được nhìn ngắm từ
nhiều toạ độ nên nhiều chiều, đa nhân cách, vừa có "rồng phượng lẫn rắn rít,
thiên thần và ác quỷ" và nhìn chung, nó tồn diện và sâu sắc hơn. Nhà văn
đứng cao hơn nhân vật và trở thành người phán truyền chân lí.
Sự đổi mới sâu sắc nhất của văn học sau 1975 ở phương diện trần thuật
chính là đa dạng hố điểm nhìn trần thuật. Hiệu quả của việc trần thuật từ
nhiều điểm nhìn đã tạo nên hệ thống các giá trị khác nhau về con người và


14
hiện tượng. Thực ra, việc di chuyển điểm nhìn từ tác giả đến người kể chuyện
và nhân vật đã có trong văn xuôi Nam Cao, Nguyên Hồng…, song hiệu quả là
nhằm tái hiện thế giới nội tâm. Với văn học thời đổi mới, mục đích sâu xa là
nhằm soi chiếu hiện thực từ nhiều chiều, nhiều góc độ. Giọng điệu trần
thuật cũng xuất phát từ yêu cầu chiến tranh, văn học là phương tiện cổ vũ,
tuyên truyền cách mạng. Bởi thế, giọng điệu chủ đạo của văn học thời kì này
nhất quán ở sắc thái ngợi ca, trang nghiêm và đầy lạc quan.
Trong khi đó, truyện ngắn sau 1975 đã chuyển từ đơn sang đa giọng,
nhu cầu khẳng định cá tính, nhận thức và khám phá tận cùng các đối tượng
nghệ thuật đã làm nảy sinh các giọng điệu: hoài nghi, chất vấn, chiêm
nghiệm, triết lí, giễu nhại… Chính chất liệu ngôn ngữ đời thường thô nhám,

giàu màu sắc khẩu ngữ ùa vào trang văn làm nên sự đa giọng điệu này.
Truyện ngắn Việt Nam trong vòng ba mươi năm qua đã đi trọn một
chặng đường. Chặng đường ấy gắn liền với sự kiện chính trị trọng đại: Đại
hội VI quyết định cho cơng cuộc đổi mới tồn diện trên đất nước. Văn học
thuộc lĩnh vực nhận thức xã hội thông qua cá nhân nhà văn nên không thể
không chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của xã hội. Truyện ngắn sau
1975 tuy có khác nhiều so với truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1975 nhưng nó
vẫn phát triển trên cái nền của những thành tựu truyện ngắn 1945 - 1975 đã
đạt được. Ngay những nhược điểm, những hạn chế không thể tránh khỏi của
giai đoạn trước cũng giúp cho kinh nghiệm nghệ thuật của giai đoạn sau rất
nhiều.
Nhìn tổng thể, sự vận động của truyện ngắn sau 1975 đã diễn ra giống
như một cuộc nhận đường toàn diện và sâu sắc: từ ý thức nghệ thuật đến hành
vi sáng tạo, từ tư tưởng đến thi pháp. Sự vận động ấy hướng mạnh mẽ đến
những nỗ lực cách tân nhằm đổi mới thể loại. Về mặt hình thức, truyện ngắn
Việt Nam sau 1975 đổi mới rõ rệt nhất ở ba phương diện: dạng thức cấu trúc


15
cốt truyện, trần thuật và ngôn ngữ truyện. Những cách tân ở ba phương diện
ấy đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho truyện ngắn Việt Nam, thể loại vốn
được xem là thể loại “cái” của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam.
1.2. SỰ XUẤT HIỆN CỦA TRUYỆN NGẮN BẢO NINH
1.2.1. Quan niệm nghệ thuật của Bảo Ninh
Bảo Ninh từng "tun ngơn" về quan niệm văn chương của mình:
“Nghề văn là nghề chuyên nghiệp về sự ngẫm nghĩ. Nhà văn tự xem mình là
kẻ có khả năng, có trách nhiệm và có ham thú đúc kết nhân tình thế thái đặng
tìm ra cho bản thân mình và bạn đọc của mình những giá trị, những ý nghĩa
vừa cố định vừa đổi thay không ngừng của đời sống con người, một đời sống
tuy ngắn ngủi và khá là ảm đạm, nhiều buồn đau và bất hạnh, song lại cũng

hàm chứa vô cùng tận những lẽ đời đáng sống, những giá trị cao quý, những
vẻ đẹp tuyệt vời, hạnh phúc và niềm vui”. Chính từ quan niệm vừa mới mẻ
vừa gần gũi đó, Bảo Ninh đã sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật khác lạ,
giàu suy ngẫm mà vẫn bám sát với hiện thực cuộc sống - nhất là thứ hiện thực
phức tạp của thời kì hậu chiến sau 1975.
Có thể nói được rằng, sau tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, giải thưởng
Hội Nhà văn Việt Nam1991, giải thưởng Nikei Asia 2011, tác phẩm đã được
chuyển ngữ và ấn hành ở 19 quốc gia trên thế giới, với truyện ngắn, Bảo Ninh
là một trong những nhà văn đã góp phần thay đổi thể tài này trong cách tiếp
cận và tái tạo đề tài chiến tranh sau 1975, tạo nên những rung cảm nghệ thuật
mới mẻ, đặc sắc.
Thế giới nghệ thuật của Bảo Ninh nói chung và truyện ngắn nói riêng
của ơng, trước hết là thế giới của chiến tranh đã được lọc qua ký ức và suy
ngẫm với một nỗi buồn thấm sâu vẻ đẹp nhân bản. Đó chính là "mảnh đất"
đưa tên tuổi Bảo Ninh lên tầm của một nhà văn lớn, có ảnh hưởng nhất định
đến tiến trình phát triển của lịch sử văn học, đặc biệt ở thời kì Đổi mới.


16
Suy nghĩ về đề tài chiến tranh, nhà văn Chu Lai cho rằng: "Chiến tranh
là một siêu đề tài và người lính cũng là siêu nhân vật. Càng khám phá, càng
thấy những độ rung khơng mịn nhẵn. Ở đó mọi thứ đều được nén chặt đến
ngột ngạt và nếu biết cách khai mở thì đấy là đối tượng văn học vĩnh cửu
nhất". Còn Nguyễn Minh Châu, dù viết rất nhiều về chiến tranh nhưng khi
nhìn nhận về nó ơng cũng thành thật nhận thấy: "So với tầm vóc sâu rộng của
hiện thực đời sống bộ đội và nhân dân ta trong hơn một phần tư thế kỷ qua thì
cơng việc của mình chỉ như vừa mới đặt bàn chân lên cái bậc cửa của tòa
thâm cung đồ sộ, đầy biến động và thần bí, vừa mang tính chất thời cuộc vừa
mang tính chất lịch sử đó", "rất nhiều cuộc đời của những con người bình
thường nhưng chứa đựng số phận của cả đất nước, chứa đựng cả một bài học

lớn về đường đời, đang cần ngòi bút của nhà văn soi rọi trên trang giấy".
Cũng viết về chiến tranh, nhưng Bảo Ninh lại có được những quan niệm mới,
những phẩm chất nghệ thuật mới - đi trước với suy nghĩ của thời đại, gây nên
những sóng gió trong làng văn nước nhà. Sau 1986, cũng như những nhà văn
khác cùng thời điểm, Bảo Ninh nhận thấy phải có sự đổi mới văn học “Mỗi
thời một khác, nhưng tựu trung đều kêu gọi và thôi thúc chúng tôi hãy khác
đi, hãy mau mau đổi mới, hãy mạnh dạn cách tân, hãy từ bỏ lối mòn trong suy
nghĩ”. Trong Nỗi buồn chiến tranh và hàng chục truyện ngắn viết về "suy
ngẫm của người lính khi bước ra cuộc chiến", Bảo Ninh đã có những đổi mới
đột phá trong tư duy nghệ thuật. Đề tài chiến tranh là một đề tài cũ, thậm chí
là q cũ, nhưng với Bảo Ninh, đó vẫn ln là mảnh đất mới mẻ để những thử
nghiệm nghệ thuật được thăng hoa.
Với độ lùi của thời gian, nhà văn có cơ hội nhìn nhận lại chiến tranh,
kiểm chứng lại hậu quả xã hội của nó, quan niệm về hiện thực cuộc chiến
tranh đã thay đổi. Văn học nhìn nhận hiện thực cuộc chiến tranh bằng cái nhìn
đa chiều, đa diện, chiến tranh được khúc xạ qua tâm hồn, qua số phận nhân


17
vật. Đó là những con người đã đi qua chiến tranh và đang sống trong thời hậu
chiến. Dư âm của hai cuộc chiến tranh, hậu quả nặng nề mà nó để lại đã tác
động rất lớn đến đời sống riêng tư của từng con người. Sự đổi mới của Bảo
Ninh bộc lộ rõ trong cách cảm nhận về thể tài chiến tranh. Vẫn viết về đề tài
này, nhưng cái mới của ông trong Nỗi buồn chiến tranh thể hiện ở chỗ đã
nhìn nhận cuộc chiến tranh dưới nhiều góc độ. Chiến tranh khơng chỉ có
những vinh quang mà đằng sau đó là sự mất mát, đau thương, ám ảnh cuộc
sống con người sau ngày trở về. Chiến tranh trong truyện ngắn và tiểu thuyết
của Bảo Ninh hầu hết được nhìn nhận từ góc độ của nỗi buồn. Tồn bộ tiểu
thuyết Thân phận của tình yêu là nỗi buồn của chiến tranh, Bảo Ninh đã viết
lên một hiện thực về chiến tranh. Chiến tranh qua cách cảm, cách nghĩ của

một người lính, chiến tranh qua những mẩu ký ức xé vụn. Bằng thứ ngơn ngữ
đa thanh, cái nhìn đa chiều, tiểu thuyết Thân phận của tình yêu đem lại cho
người đọc một âm hưởng mới của chiến tranh, một câu chuyện về chiến tranh
với những nốt nhạc trầm buồn ám ảnh. Nếu như giới hạn của đề tài chiến
tranh trước đây là viết trong khói lửa, bom đạn chiến tranh, viết theo yêu cầu
của hoàn cảnh, viết theo quan điểm ta phải thắng mà chưa phơi bày những
mặt trái còn khuất lấp của chiến tranh thì bây giờ chiến tranh đã được nhận
thức lại - không tô hồng mà cũng chẳng vẽ đen, điều cuối cùng còn lại là
mảng sự thật cần được phơi bày. Hiện thực mất mát, đau thương của chiến
tranh trong văn học hậu chiến khơng cịn bị né tránh hay bỏ quên nữa, và bây
giờ nếu viết về chiến tranh mà không viết những đổ máu khắc nghiệt thì đó là
"tác phẩm vơ đạo đức" (Simơnơp). Hơn nữa "mô tả chiến tranh mà chỉ giữ lại
những cái anh hùng, vứt bỏ tất cả những cái khác có nghĩa là bỏ rơi rất nhiều
bài học chiến tranh. Không miêu tả những chi tiết nặng nề, bi thảm của chiến
tranh là xuyên tạc bộ mặt chiến tranh trong ý thức nhân loại" (Batsarop). Bảo
Ninh trong các tác phẩm của mình đã tơn trọng điều ấy. Vừa có cái oanh liệt, hào


18
hùng, vừa có cái buồn đau, mất mát. Điều đặc biệt là, ở Bảo Ninh, cái nửa buồn
kia thường đậm hơn, ám ảnh hơn, da diết hơn nửa còn lại mà thôi.
Về cách thể hiện, Bảo Ninh biết đến như một phong cách khác lạ, một
cách viết rất riêng của ông trong việc tiếp cận chủ nghĩa anh hùng cá nhân.
Bảo Ninh đã có những cách tân mới mẻ trong việc khai thác hiện thực từ việc
tạo ra những tình huống giả định về một tự sự hai lần hư cấu, đến nguyên tắc
kết cấu của tác phẩm, việc xử lý các chất liệu hiện thực trong Nỗi buồn chiến
tranh. Những thủ pháp nghệ thuật như dòng ý thức, ghép mảnh được nhà văn
sử dụng có hiệu quả. Kết cấu lồng ghép được nhà văn phát huy một cách tối
đa. Nhà văn Nguyên Ngọc coi tác phẩm này là “thành tựu cao nhất của văn
học thời kỳ đổi mới”. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã thực sự gây cú

sốc cho văn học nước nhà, mở ra hướng đi mới, báo hiệu một lối viết mới đầy
những tìm tịi mới lạ.
1.2.2. Bảo Ninh – từ Nỗi buồn chiến tranh đến Những truyện ngắn
Bảo Ninh là một trong những cây bút viết về chiến tranh trong thời hậu
chiến để lại nhiều ấn tượng trong lịng người đọc trong và ngồi nước. Thậm
chí, một số nhà nghiên cứu cịn thẳng thắn nhận định rằng chính Bảo Ninh đã
góp một phần quan trọng vào quá trình Đổi mới nền văn học nước nhà khi
bước qua thời chiến. Những năm thuộc thập niên 90 của thế kỉ trước, khi mà
nền văn học nước nhà đang loay hoay tìm luồng sinh khí mới, thì Bảo Ninh
đã gây nên cơn "sóng gió" trên văn đàn với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh.
Cuốn tiểu thuyết được xem là mốc son trong sự nghiệp sáng tác của Bảo Ninh
và của cả dòng văn học Việt Nam lúc bấy giờ.
Nỗi buồn chiến tranh được coi là cột mốc sáng chói của văn học thời
kỳ đổi mới. Tác phẩm khơng chỉ lạ về hình thức mà mới mẻ cả về nội dung so
với thời điểm nó ra đời. Có thể nói, đây có thể là cuốn sách đầu tiên của văn
học Việt Nam khai thác chiến tranh dưới góc độ cá nhân. Nếu các tác phẩm ra


19
đời trước Nỗi buồn chiến tranh được viết với góc độ của tập thể, cái riêng đặt
trong cái chung, hoà tan vào cái chung, ngùn ngụt ý chí cứu nước như: Đất
nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi)… thì Bảo
Ninh lại có cái nhìn sâu hơn về thân phận con người trải qua trận mạc, sự mất
mát của các cá nhân trong thời chiến. Bảo Ninh thể hiện sự bi quan của cá
nhân đối với cuộc chiến: chiến tranh khơng chỉ có vinh quang, hay đấu tranh
vì chính nghĩa - chiến tranh tóm gọn lại là sự chết chóc, sự huỷ diệt. Và cho
dù nhiều người trở về sau chiến tranh khơng hề bị thương tích song vết
thương trong lịng họ lại vơ cùng đau đớn và luôn rỉ máu. Họ, những con
người đã đi qua chiến tranh, trở về với cuộc sống hồ bình nhưng dường như
họ khơng cịn là họ nữa. Chiến tranh đã lấy đi sự bình yên của họ trong tâm

hồn…
Tình yêu và chiến tranh như hai thái cực đối chọi nhau, một bên là sự
huỷ diệt ghê gớm, bên kia là một giá trị thiêng liêng, là cội nguồn của sự
sống. Trong chiến tranh, tình yêu vẫn đâm hoa nảy lộc, vươn lên trong sự chết
chóc, sự đau đớn, sự huỷ diệt. Nhiều bạn đọc thấy lại cảm giác dữ dội và ghê
gớm của chiến tranh qua Nỗi buồn chiến tranh như từng thấy các nhà văn lớn
như Remarque hay Hemingway…tất nhiên với nhiều góc độ mới mẻ hơn.
Với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã vượt lên một số nhà văn cùng
thời về kỹ thuật tiểu thuyết... Nỗi buồn chiến tranh đã chứng tỏ một cây bút
tiểu thuyết sắc sảo, có chiều sâu. Trong tác phẩm này, người đọc bắt gặp kiểu
nhân vật Bệnh lý của Dostoievski, thủ pháp độc thoại nội tâm và dòng ý thức
của Faulkner, bút pháp gián ghép điện ảnh của M.Duras... Nhưng, thủ pháp
đậm đặc nhất trong Nỗi buồn chiến tranh là thủ pháp độc thoại nội tâm. Thủ
pháp này chi phối hàng loạt các vấn đề xử lý nghệ thuật trong văn bản... Các
phương thức lưu chuyển, dồn nén, kéo căng không - thời gian và đặc biệt kiểu
kết cấu phi logich đều tuân thủ nguyên tắc nghệ thuật này. Toàn bộ tác phẩm


20
được tái hiện qua dịng kí ức của nhân vật Kiên. Những mảng kí ức lộn xộn,
lắp ghép, đan xen, bấn loạn... Tất cả ùa về, ứ đầy, đông cứng, nghẹn tắc
trong thế giới nội tâm nhân vật. Nhân vật dường như không tồn tại trong
không thời gian thực, cuộc sống của Kiên đã dồn vào quá khứ, bị quá khứ
chiến tranh níu giữ, bào mịn, gặm nhấm... Nó ám ảnh Kiên trong giấc mơ,
trong những trang viết, trong sự bấn loạn của trực giác, vô thức của những
cơn thần kinh kích động. Trong tâm thức của Kiên ln ứ đầy những địa
danh thảm khốc của cuộc chiến: đó là Truông gọi hồn, Đồi xáo thịt, là những
nghĩa địa dày đặc với những bóng ma, những tiếng cười, tiếng hú ghê rợn,
man rợ...
Với kỹ thuật đồng hiện thời gian, gắn với thủ pháp gián ghép điện ảnh:

đan xen những mảng màu tối sáng, những cơn mê sảng, thức tỉnh của nhân
vật, tác giả đã đưa người đọc vào những màn sương mù, những cơn thác loạn
của ký ức chiến tranh. Chọn kiểu nhân vật “bệnh lý” và đặt nhân vật vào
những “mê trận” ký ức đó, Bảo Ninh đã soi chiếu nhân vật từ nhiều góc độ,
nhiều phương diện khác nhau: Đó là con người vơ thức và hữu thức, tâm hồn
và thể xác, bản năng và tâm linh... Giá trị nhân bản của tác phẩm chính là cái
nhìn chân thực, đa chiều này.
Nỗi buồn chiến tranh được các nhà phê bình nhận định là đã mở ra một
hướng đi mới về nội dung và hình thức cho văn học viết về đề tài chiến tranh.
Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết đáng đọc nhất của văn học Việt
Nam. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều viết trong Thể thao &Văn hóa số ra
28/10/2006: “Nỗi buồn chiến tranh đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại đó là câu chuyện của thân phận của mất mát về tình yêu trong chiến tranh…”.
Nhà văn Nguyên Ngọc ca ngợi: “Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất
của văn học đổi mới”.


×