Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Thế giới nghệ thuật tự truyện trước 1945 qua sống nhờ (mạnh phú tư), những ngày thơ ấu (nguyên hồng) và chân trời cũ (hồ dzếnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.93 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHẠM THỊ KIM TRỌNG

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TỰ TRUYỆN TRƯỚC 1945 QUA
SỐNG NHỜ (MẠNH PHÚ TƯ), NHỮNG NGÀY THƠ ẤU
(NGUYÊN HỒNG) VÀ CHÂN TRỜI CŨ (HỒ DZẾNH)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thanh Truyền

ĐÀ NẴNG, 2013


1
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Người thực hiện

Phạm Thị Kim Trọng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 13
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 13
5. Đóng góp của đề tài .............................................................................. 14
6. Cấu trúc luận văn .................................................................................. 14
CHƯƠNG 1. THỂ LOẠI TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
TRƯỚC 1945 ................................................................................................. 15
1.1. KHÁI LƯỢC VỀ TỰ TRUYỆN ............................................................. 15
1.1.1. Khái niệm tự truyện ........................................................................ 15
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của tự truyện ...................................................... 18
1.1.3. Các dạng tự truyện ......................................................................... 24
1.2. DIỆN MẠO TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỚC
1945 ................................................................................................................. 26
1.2.1. Cơ sở hình thành thể loại tự truyện trước 1945 .............................. 26
1.2.2. Phác họa diện mạo tự truyện trước 1945 ........................................ 28
1.2.3. Truyện viết về đề tài tuổi thơ - một mảng sáng tác đặc biệt của tự
truyện trước 1945 ...................................................................................... 32
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỰ
TRUYỆN TRƯỚC 1945 QUA SỐNG NHỜ, NHỮNG NGÀY THƠ ẤU VÀ
CHÂN TRỜI CŨ ............................................................................................ 36
2.1. NHỮNG PHÁC HỌA SỐNG ĐỘNG VỀ THỜI THƠ ẤU .................... 36
2.1.1. Tuổi thơ nghèo khó, bất hạnh ......................................................... 36
2.1.2. Tuổi thơ với mái trường .................................................................. 44


2.1.3. Tuổi thơ với những rung động vi tế trước thiên nhiên, con
người ......................................................................................................... 46
2.2. TỪ CÁI TÔI BỘC LỘ CỦA TÁC GIẢ ĐẾN HÌNH TƯỢNG NHÂN
VẬT TRUNG TÂM TRONG TÁC PHẨM ................................................... 52
2.2.1. Từ cái tôi tự bộc lộ của tác giả… .................................................... 52

2.2.2. … Đến hình tượng nhân vật trung tâm trong tác phẩm .................. 68
2.3. HIỆN THỰC CUỘC SỐNG QUA CÁI NHÌN TRẺ THƠ ..................... 71
2.3.1. Chân dung người lớn ...................................................................... 71
2.3.2. Bức tranh xã hội .............................................................................. 74
CHƯƠNG 3. NHỮNG PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CHỦ YẾU CỦA
TỰ TRUYỆN TRƯỚC 1945 QUA SỐNG NHỜ, NHỮNG NGÀY THƠ ẤU
VÀ CHÂN TRỜI CŨ...................................................................................... 80
3.1. PHƯƠNG THỨC TỰ TRUYỆN ............................................................. 80
3.1.1. Theo lối phi hư cấu ......................................................................... 80
3.1.2. Theo lối hư cấu ............................................................................... 83
3.2. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU ............................................................. 88
3.2.1. Ngôn ngữ ........................................................................................ 88
3.2.2. Giọng điệu ....................................................................................... 98
3.3. KẾT CẤU............................................................................................... 107
3.3.1. Kết cấu theo chuỗi hành động - tuyến tính ................................... 107
3.3.2. Kết cấu theo dòng tâm trạng - đảo tuyến ...................................... 109
KẾT LUẬN .................................................................................................. 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 115
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tự truyện có một vị trí đặc biệt trong nền văn học hiện đại Việt
Nam nói riêng và văn học thế giới nói chung. Manh nha từ rất sớm trong mơi
trường văn hóa Tây Âu cận đại với tinh thần tự phân tích và cảm quan cá
nhân chủ nghĩa nhưng mãi đến những năm 40 của thế kỷ XX, tự truyện mới
định hình và phát triển ở Việt Nam. Sự ra đời của nó đã đem đến cho văn học

nước ta sự phong phú và đa dạng về thể loại. Theo tiến trình văn học dân tộc,
tự truyện khơng tạo thành một dịng chảy liên tục mà đứt quãng bởi hiện thực
lịch sử. Có thể nói, tự truyện ở nước ta chưa nhiều về số lượng, song vẫn
khẳng định cho mình một vị thế riêng. Thể loại này được xem như một
phương thức để khám phá, phát hiện cuộc sống con người, đặc biệt là sự thức
nhận cái tơi và ở đó nhà văn một lần nữa sống lại tuổi thơ của chính mình.
1.2. Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư, Hồ Dzếnh là những tác giả nổi bật
của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Phần lớn sáng tác của các
tác giả này được biết đến và in dấu trong tâm thức của nhiều thế hệ bạn đọc.
Không chỉ lưu tâm đến đề tài người nơng dân bị bần cùng hóa, bị tha hóa hay
những kẻ lưu manh đơ thị, họ cịn tìm cho mình một dịng riêng, hướng mảng
sáng tác về đề tài thiếu nhi - đối tượng đặc biệt cần được yêu thương, che chở.
Tự truyện viết về thời thơ ấu là một phần làm nên văn nghiệp của họ. Điều
làm nên nét hấp dẫn người đọc ở mảng sáng tác này là khơng chỉ tìm lại thời
gian đã mất mà cịn thấy đâu đó bóng dáng tuổi thơ của chính mình. Việc tiếp
cận tự truyện của các nhà văn trên góp phần hiểu thêm về thế giới tâm hồn,
phong cách và nét đặc trưng của từng cây bút trong việc thể hiện đời mình và
đời người. Dưới con mắt của người viết, mọi kỷ niệm, dẫu bọc trong trầm tích
thời gian, vẫn được phục hiện gần gũi với đời sống hàng ngày, chân ảnh cuộc
sống nhờ đó cũng hiện lên sinh động trong sự xô bồ, gần gũi nhất.


2
1.3. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật của tự truyện viết về đề tài thiếu
nhi trước 1945 qua Sống nhờ (Mạnh Phú Tư), Chân trời cũ (Hồ Dzếnh),
Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng), đề tài góp phần nhận diện những đặc
điểm nổi bật về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba tác phẩm, qua đó
khẳng định những đóng góp của thể loại này cho văn học thiếu nhi nói riêng
và văn học dân tộc nói chung. Đó cũng là cơ hội để chúng tơi tìm hiểu rõ hơn
văn tài, tấm lòng và nhân cách của các tác giả. Đây là việc làm cịn nhiều tính

thời sự với nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nó.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình, Mạnh Phú Tư, Hồ
Dzếnh, Nguyên Hồng đã có những đóng góp đặc sắc cho nền văn học nước
nhà. Phần lớn tác phẩm của họ thu hút đông đảo bạn đọc nhiều thế hệ cũng
như giới nghiên cứu, phê bình văn học. Do yêu cầu của đối tượng và phạm vi
nghiên cứu cùng những hạn chế nhất định trong tham khảo, xử lí tư liệu,
chúng tơi tạm chia các cơng trình, bài viết ít nhiều liên quan để làm cơ sở kế
thừa và phát triển đề tài theo hai nhóm sau đây:
2.1. Những nghiên cứu về sáng tác của Mạnh Phú Tư, Hồ Dzếnh,
Nguyên Hồng
Năm 1942, trong tác phẩm Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã có nhận
định khá xác đáng về tiểu thuyết của Nguyên Hồng: “Tiểu thuyết của ông
khác với tiểu thuyết Trương Tửu. Trong tiểu thuyết của ông người ta không
thấy cái giọng kêu gọi cỗ vũ như trong tiểu thuyết của Trương Tửu, ông tả
những cảnh nghèo khó, cảnh khốn cùng của mấy hạng người sống ngồi rìa
xã hội một cách bình tĩnh, khơng xen lấy một lời bình phẩm, để mặc những
việc ông gây ra cho người đọc những cảm tưởng vui buồn, vì riêng những
việc ấy cũng đủ hùng hồn rồi” [44, tr. 493-494]. “Ở tập văn nào của Nguyên
Hồng cũng vậy, tư tưởng nhân từ bác ái của tác giả bao giờ cũng tràn lan và


3
chính đó là cái phần cốt yếu của nhà văn xã hội cầu mong ánh sáng. Ánh sáng
soi đến khắp hang cùng ngõ hẻm, đến khắp cuộc sống để này nở lên ở mọi sự
cần lao những cử chỉ công bình, bác ái và xua đuổi cái tối tăm, cùng khổ của
loài người” [44, tr. 503-504].
Nguyễn Minh Châu, trong Trang giấy trước đèn (NXB Khoa học Xã
hội, 1994), đã chia sẻ với chúng ta về quan niệm sáng tác của Nguyên Hồng:
“Nhà văn Nguyên Hồng từng nhiều lần nói với những người viết trẻ chúng tôi

rằng: “Nghề văn là nghề nhọc nhằn, nghiệt ngã sịng phẳng lắm, nó khơng kể
là già hay trẻ, viết lâu năm rồi hay mới viết. Nó cũng khơng có sự phân biệt
“chiếu dưới”, “chiếu trên” mà nó địi hỏi người viết phải lao động cật lực.
Những con chữ anh viết phải được chắt ra từ cảm xúc thực, từ tim, óc, máu
thịt anh chứ khơng thể “giả khượt” - (chữ của Nguyên Hồng hay dùng). “Văn
của anh nó là con anh, khơng thể con của anh lại giống con người khác, như
thế là hủ hóa đấy. Văn chương nó khơng chấp nhận sự hủ hóa, sự giống nhau
đâu”. Và tôi nhận thấy nhà văn Nguyên Hồng là người kiên trì thủy chung
một nguyên tắc là trung thực, ông luôn tôn thờ sự thành thực trong văn
chương” [5, tr. 178].
Năm 1995, khi viết lời giới thiệu Tuyển tập Nguyên Hồng, Phan Cự Đệ
đã nêu lại những đóng góp quan trọng của tác giả đối với nền văn học nước
nhà: “Nguyên Hồng là một nhà văn và một chiến sĩ cách mạng đã sống một
cuộc đời phong phú và giản dị giữa lòng nhân dân lao động, một tâm hồn luôn
khao khát vươn lên ánh sáng của lý tưởng cộng sản. Anh cũng là một tài năng
được khẳng định về nhiều mặt, một con người tha thiết yêu văn học, coi sự
sáng tạo nghệ thuật là niềm say mê lớn nhất cuộc đời mình, một tấm gương
lao động cần cù và đầy nghị lực, cho đến phút cuối cuộc đời vẫn tỏ ra con
sung sức. Anh đã để lại cho chúng ta, nền văn học dân tộc một gia tài khá đồ
sộ, trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị với thời gian” [9, tr. 82].


4
Trần Đăng Suyền với bài viết Cá tính và phong cách nghệ thuật
Nguyên Hồng đã điểm lại những nét nổi bật của tác giả Những ngày thơ ấu:
“Ngay từ những trang viết đầu tay, ơng đã tự vạch cho mình một con đường
nghệ thuật riêng: Nhà văn của những người cùng khổ. Cả cuộc đời cầm bút,
ơng gắn bó sâu sắc, máu thịt với những con người nhỏ bé, những lớp người
dưới đáy của xã hội thành thị. Sự nghiệp văn học của Nguyên Hồng có nét
gần gũi với nhà văn Nga Mác xim Gorki - trong mỗi trang viết của ông nồng

nàn hơi thở của đời sống cần lao” [50]. Sức bền bỉ của ngịi bút ngót nghét
gần 50 năm cho thấy, cầm bút với ông không chỉ để chia sẻ mà qua đó cịn là
tiếng lịng u thương và đồng cảm sâu sắc với nỗi thống khổ của lồi người.
Bấy nhiêu thơi cũng làm nên một Ngun Hồng với sự nghiệp văn chương đồ
sộ, không chỉ để người cùng thời ngưỡng mộ mà còn là sự ngưỡng vọng ở
mai sau.
Đào Thị Lý trong bài viết Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyên
Hồng trước Cách mạng tháng 8 - 1945 đã đề cập đến những tuổi thơ phải
chịu đựng bao đắng cay, tủi nhục, tai ương mà số phận đang trùm lên cuộc
sống gia đình và bản thân chúng. Theo người viết, nhân vật trẻ em trong sáng
tác của Nguyên Hồng có đặc điểm: “Là những đứa trẻ nghèo khổ, bất hạnh,
khơng có tuổi thơ, bị xã hội đày đọa, tước đi những niềm vui, niềm hạnh phúc
của mình; và đặc biệt là phải sống thiếu tình mẫu tử. Tuy vậy chúng vẫn là
những đứa trẻ nhân hậu, ln khao khát hạnh phúc gia đình, vượt lên những
nỗi đắng cay, tủi nhục, đày đọa của cuộc đời để ước mơ có một cuộc sống tốt
đẹp hơn. Những hình tượng nhân vật đặc biệt này dù được nhà văn khắc họa
đậm nét hay thoáng qua đều tạo nên một sự thương cảm và một nỗi ám ảnh
khôn nguôi đối với người đọc” [32].
Cùng với Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư là một trong những đại biểu
xuất sắc của nền văn học hiện đại. Xuất hiện muộn so với các nhà văn khác,


5
tuy nhiên ông vẫn gây được chú ý, được các nhà nghiên cứu đánh giá cao
những giá trị nội dung tư tưởng trong sáng tác của ông.
Trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan cũng đã phát hiện và chú
ý đến sáng tác của Mạnh Phú Tư. Nhà nghiên cứu cịn cho rằng: “Những cuốn
tiểu thuyết của ơng đều có tính cách Việt Nam đặc biệt. Trong ấy bao giờ
cũng lấy gia đình làm đề mục”. “Ơng khơng hề xướng lên những thuyết cải
tạo gia đình, ơng khơng hề đem những hủ tục gia đình ra bài bác hay chế giễu;

ông không đội lốt nhân vật nào để đứng vào địa vị chủ quan mà phê phán;
người ta thấy ơng rất bình tĩnh phân tích gia đình Việt Nam, mà những gia
đình ấy là những gia đình cần cù ở thơn q hay những gia đình trung lưu ở
thành thị” [44, tr. 229]. “Điều rõ rệt nhất là hết thảy tiểu thuyết của ông đều là
tiểu thuyết phong tục và có tính chất Việt Nam đặc biệt. Ơng cịn có thể tiến
xa hơn nữa khi biết chọn lọc lời văn và biết để tâm xét nhận cuộc đời kỹ hơn”
bởi ơng là một tài năng đang cịn trẻ, có sức viết khỏe và hay [44, tr. 243].
Vũ Ngọc Phan trong cuốn Những năm tháng ấy (NXB Hội Nhà văn,
2000), bên cạnh cung cấp những thông tin về cuộc sống thường nhật của
Mạnh Phú Tư, ông cũng cũng chú ý đến ưu, nhược điểm trong sáng tác của
tác giả: “Những ưu khuyết ở con người Mạnh Phú Tư thể hiện cũng rất rõ ở
những tác phẩm của anh. Ở ngay những tác phẩm hay nhất của anh, người ta
vẫn thấy sót lại những cái cẩu thả, đơi khi nơng cạn” [43, tr. 402].
Cùng nghiên cứu về Mạnh Phú Tư, Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Duy Tân,
Nguyễn Như Ý trong cuốn Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng
trong nhà trường (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004) đã điểm lại về chặng
đường sáng tác của nhà văn. Theo các tác giả, trong quá trình sáng tác của
mình, Mạnh Phú Tư cũng chọn cho mình “một phương pháp và một mảnh
vườn riêng” từ đó đem đến cho người đọc có cái nhìn một cách tồn diện bức
tranh mn màu của cuộc sống và những nỗi niềm trăn trở suy tư đặt nặng ở


6
đầu ngọn bút: “So với các cây bút hiện thực khác, ơng có một mảnh vườn và
một phương pháp riêng” bởi đóng góp của ơng chủ yếu ở thể loại tiểu thuyết
tự truyện và tiểu thuyết xã hội. “Mạnh Phú Tư phản ánh sự thật ấy trên tinh
thần phê phán sâu sắc lịng nhân đạo nồng nàn. Ở đó có biết bao trăn trở của
ông dồn tụ vào số phận của người phụ nữ và trẻ em” [35, tr. 262].
Gần đây nhất, trong lời nói đầu của Tuyển tập văn xi Mạnh Phú Tư
(2010), nhóm biên soạn đã khái lược về quan niệm nghệ thuật và phong cách

dựng truyện của tác giả. Dù khơng cầu kì, khơng trau chuốt, tơ vẽ nhiều như
các nhà văn khác nhưng Mạnh Phú Tư đã mở ra cho người đọc thấy được
những cảnh đời éo le, bất hạnh của con người: “Mạnh Phú Tư khơng đi tìm
những đề tài, những cốt truyện, khốc liệt, gay cấn mà ơng lấy ngay những sự
việc (Nhạt tình) những cuộc đời bình thường của mỗi con người (Làm lẽ,
Sống nhờ), mỗi gia đình, mà ai cũng biết, cũng gặp trong cuộc sống, trong xã
hội thậm chí gặp ngay trong chính gia đình của mình để đặt chúng dưới “lăng
kính nghệ thuật” cho ta được “chiêm ngưỡng” và nhận ra rằng cuộc sống là cả
một thế giới phức tạp không đơn giản như ta tưởng” [55, tr. 4].
Khác với Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư, trước khi đến với văn xuôi, cái
tên Hồ Dzếnh lại được độc giả yêu mến với các thi phẩm nổi tiếng như Ngập
ngừng, Chiều… Lặng lẽ đến với làng văn vào những năm 40 của thế kỉ trước,
khắc sâu trong lòng người đọc ấn tượng về một ngịi bút ln dạt dào xúc cảm
trước cuộc sống muôn màu. Nhà thơ Bùi Giáng khi đọc bài thơ “Rằm tháng
Giêng” của Hồ Dzếnh đã từng nói quá đi rằng “Người Việt Nam có thể khơng
đọc Nguyễn Du, nhưng không thể không đọc Rằm tháng Giêng của Hồ
Dzếnh”; “Bài “Lời về” của ông, riêng bốn câu cuối cũng đủ là kiệt tác cổ kim”
[27; tr. 122]. Ông là nhà thơ đặc sắc nhất như một dấu nối giữa muôn xưa với
muôn sau, giữa vùng đất này và vùng đất khác, giữa hồn người và hồn vũ trụ.
Tự chọn cho mình là một kẻ “lữ hành đơn độc”, người thi sĩ mang trong mình


7
hai dòng máu Việt - Hoa đã làm nên một Hồ Dzếnh âm thầm, lặng lẽ để rồi từ
đó chắc lọc những gì tâm huyết thổi linh hồn vào sáng tác, cống hiến nét đẹp
cho đời.
Bài viết Lặng lẽ một chân tài của Mai Hương (Tác phẩm mới, số
10.1999) phần nào khái lược về sáng tác của Hồ Dzếnh: “Suốt hơn bảy thập
kỷ, Hồ Dzếnh đã sống, đã chứng kiến, đã sống khơng ít dâu bể, đen bạc của
cuộc đời vốn đa đoan. Nhưng ông thuộc số hiếm những người biết và đủ bản

lĩnh để im lặng - để bình thản, lặng lẽ sống, lặng lẽ chấp nhận, lặng lẽ vượt
trải, chiêm nghiệm và sàng lọc để chỉ còn lắng lại trong lịng một tình u
thương, nhân ái mênh mơng. Và rồi, trong lặng lẽ, ông lại gieo giữa cuộc đời
và trong trang sách những âm thầm thương mến ấy của lịng ơng. Quả là có sự
đồng điệu tuyệt đối giữa Hồ Dzếnh và những nhân vật văn học của ông ở sự
lặng lẽ nén chịu và yêu thương thầm lặng này” [26].
Lời giới thiệu Tuyển tập Hồ Dzếnh - Tác phẩm chọn lọc (NXB Văn
học, 1988) nhận định: “Tác phẩm của Hồ Dzếnh không nhiều, lại không tập
trung ở một tờ báo hay đặc san nào. Với bản chất trầm lắng, ơng ln ln
khiêm tốn tự cho mình là người mới bắt đầu bước vào nghề viết. Tuy nhiên,
với hai tập văn thơ Chân trời cũ và Quê ngoại, Hồ Dzếnh được biết đến như
một nhà thơ có chân tài”.
Trần Hữu Tá khi biên soạn mục “Hồ Dzếnh” trong Từ điển văn học
(NXB Khoa học Xã hội, 1983) đã cho rằng: “Do từ nhỏ sống nhiều với mẹ,
với làng quê, với những người nông dân Việt Nam nghèo khổ nhưng có nhiều
đức tính cao q, Hồ Dzếnh có nhiều trang viết thiết tha xúc động”, tác phẩm
của ông “mang đậm sắc thái trữ tình hiện thực” [52, tr. 315].
Nhà thơ Hoài Anh trong tập Chân dung văn học (NXB Hội Nhà văn,
2000) nhận định về Hồ Dzếnh: “Phần đóng góp quan trọng nhất cho văn học
Việt Nam của anh lại là tập Chân trời cũ, thể hiện nếp sinh hoạt, tính cách,


8
tình cảm, tâm lý của bà con gốc Hoa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Hồ Dzếnh chỉ kể chuyện về người cha mình, các anh, chị, em mình, con ngựa
của cha mình… mà làm cho người đọc Việt Nam rung động tận đáy lịng”.
Trải qua khơng biết bao nhiêu dâu bể của cuộc đời đa đoan, để rồi trong sự im
lặng và bình thản ấy, ơng đã gieo vào lịng người đọc những u thương của
một tấm lịng.
Nhìn chung những đánh giá về sự nghiệp và tài năng của các nhà

nghiên cứu về ba tác giả rất xác đáng. Cùng với những nhà văn đương thời,
họ đã góp một phần cơng sức của mình vào sự phát triển của nền văn xuôi
hiện đại, đặc biệt là với Nguyên Hồng, người đã có gần 50 năm lao động hết
mình vì nghệ thuật là một điều đáng quý và trân trọng.
2.2. Những nghiên cứu về tự truyện của ba tác giả
Tự truyện của Ngun Hồng khơng nhiều, nhưng nó là một mảng sáng
tác quan trọng trong văn nghiệp của ông. Đánh giá về tự truyện của Nguyên
Hồng, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã khẳng định: “Trong Những
ngày thơ ấu, Nguyên Hồng đã cho ta biết hẳn một quãng đời quá khứ của ông.
Lối tự truyện này ở Anh, ở Mỹ, ở Nga, rất thịnh hành; nhưng ở Việt Nam ta,
viết được tôi cho là can đảm lắm”… “Phải trút bỏ hết những thành kiến đi,
phải đặt mình lên tất cả dư luận, phải gột rửa cho kỹ lưỡng lòng tự ái… cái
huênh hoang là cái tối kỵ trong tự truyện” [44, tr. 500].
Lời tựa trong Những ngày thơ ấu in năm 1941, Thạch Lam đã có những
cảm nhận sâu sắc về tác phẩm: “Người ta hay giấu giếm hay che đậy sự thật,
nhất là sự đáng buồn trong gia đình. Có ích lợi gì khơng, Những ngày thơ ấu
mà Nguyên Hồng kể lại, tôi không muốn biết là có nên hay khơng, tơi chỉ
thấy những kỉ niệm cứ đau đớn ấy sự rung động cực điểm của một linh hồn
trẻ dại, lạc loài trong những lề lối khắc nghiệt của một gia đình sắp tàn. Trên
những trang mà Nguyên Hồng viết ra đây, chúng ta thấy nổi lên hình ảnh một


9
người mẹ chịu khổ và âu yếm, một người mẹ hiền từ mà tác giả nói đến với
tất cả tình yêu tha thiết của con người”.
Cùng trong mạch cảm xúc trên, viết Lời tựa cho Những ngày thơ ấu,
nhà văn Bùi Hiển cũng cho rằng: “Những trang sách của Nguyên Hồng!
Chừng nào trong cuộc sống cịn những bất cơng tương tự, dưới bất cứ bầu trời
nào, do tham lam, vị kỷ hoặc dựa trên những đặc quyền, đặc lợi thì những
thống thiết ấy của Nguyên Hồng sẽ con vang mãi dư âm, sẽ còn nhắc nhở,

một hiện diện cần thiết và hiệu lực”.
Nguyễn Đăng Mạnh (2005) trong cuốn Những bài giảng về tác gia Văn
học Việt Nam hiện đại, khi nghiên cứu về văn nghiệp của Nguyên Hồng đã
viết: “Nói đến thế giới nhân vật của Nguyên Hồng không thể khơng kể đến
hình ảnh cảm động của những trẻ em nhà nghèo. Đó là những sinh mệnh đáng
thương, những số phận tội nghiệp mà chính ơng đã trải qua thời thơ ấu.
Những hình tượng nhân vật này, dù được khắc hoạ đậm nét hay chỉ thấp
thoáng, đều hết sức ám ảnh đối với tâm tư người đọc” [36, tr. 439]. Theo ông,
“Những ngày thơ ấu là tập hồi ký ghi lại những “rung động cực điểm của một
linh hồn trẻ dại (Thạch Lam) về tuổi thơ Nguyên Hồng. Nội dung và thể tài
của tác phẩm đều rất phù hợp với phong cách của nhà văn. Mỗi chương sách
là một kỷ niệm, một bài thơ trữ tình.
Giống như Nguyên Hồng, trước Cách mạng tháng Tám, Mạnh Phú Tư
được biết đến với tiểu thuyết Làm lẽ, Nhạt tình… nhưng có lẽ đến tiểu thuyết
Sống nhờ ra đời mới thực sự gây tiếng vang và độ chín muồi trong sáng tác
của ơng, thu hút sự chú ý của giới độc giả, giới nghiên cứu.
Trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan cũng đã chỉ huớng đi cho
những ai muốn đi vào khám phá tác phẩm Sống nhờ của Mạnh Phú Tư: “Cái
hay của tập Sống nhờ ở những điều quan sát tỷ mỷ, những sự xét nhận tinh tế
và cả giọng thành thật nữa” [44, tr. 236].


10
Tác giả Bùi Huy Phồn với bài viết Sống nhờ của Mạnh Phú Tư (Tạp
chí Văn nghệ, số 30.1959) đã phân tích và đánh giá giá trị nội dung và nghệ
thuật của cuốn tiểu thuyết. Ông viết: “Bộ mặt trái của xã hội cũ ở nông thôn
Việt Nam thối nát, lọc lừa, kèn cựa tàn nhẫn với cái luân lí vơ lí vơ đạo đức
khơng cịn chút gì nhân đạo của bộ thống trị xa kia. Thông qua các nhân vật
được phản ánh lại tuy chưa đầy đủ nhưng cũng khá là chân thực” [45].
Phong Lê trong Lời tựa cho Sống nhờ đã viết: “Đọc Sống nhờ để hiểu

một tuổi thơ xót xa buồn khổ trong xã hội cũ. Xót xa khơng phải chỉ do tình
cảnh mồ cơi cha và mẹ đi lấy chồng. Mà vì cả một bối cảnh xã hội, do sự mưu
sinh vất vả và sự mờ mịt của tương lai mà rất vắng thiếu tình yêu. Và để thấy,
việc thay đổi trạng huống bơ vơ, buồn khổ, để cho mọi tuổi thơ được sống
đầm ấm, êm vui dẫu có Cách mạng tháng Tám vĩ đại, vẫn không dễ chút nào.
Đọc Sống nhờ, để thương cảm và chia sẻ với biết bao tuổi thơ bất hạnh; và để
mong mỏi cho mỗi tuổi thơ như thế có được một chỗ dựa, một ý chí vươn lên
tự lập mà thốt ra khỏi cảnh “sống nhờ”, dưới bất cứ hình thức nào. Cuốn
sách là kết đọng mười năm tuổi thơ của một người giàu nhận xét, giàu xúc
cảm - nhà văn Mạnh Phú Tư. Phải đọc vào truyện, phải soi vào mỗi trang chữ
mới sống hết được các cảnh đời, mới cảm nhận được hết cái dư vị chua xót
nhưng cũng đầy chất thơ trong một hồi tưởng và hình dung, theo tơi nghĩ, khó
ai đạt được sự sắc nét và thiết tha đến thế”.
Trong Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam cuối thế kỷ XIX đến 1945
(NXB Văn học, 2001), sau khi tóm tắt tiểu thuyết Sống nhờ, các tác giả đã
đưa ra những ý kiến đánh giá như sau: “Tiểu thuyết có ý nghĩa xã hội trong
việc tố cáo chế độ phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người.
Mạnh Phú Tư đã tỏ ra am hiểu phong tục tập quán của người dân thôn q.
Ơng có những quan sát tỉ mỉ, những nhận xét tinh tế cùng một giọng văn
thành thực và xúc động”. “Nghệ thuật trong Sống nhờ đã đến độ chín khi thể


11
hiện thế giới nội tâm phong phú và phức tạp của con người. Sống nhờ là tiểu
thuyết nổi trội hơn cả trong số những sáng tác của Mạnh Phú Tư. Với Sống nhờ,
nhà văn đã tạo được vị trí nhất định trong dòng văn học hiện thực Việt Nam” [3,
tr. 893].
Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Duy Tân, Nguyễn Như Ý trong cuốn Từ điển
tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng trong nhà trường lại cho rằng, tiểu
thuyết Sống nhờ có liên quan chặt chẽ đến tuổi thơ của Mạnh Phú Tư: “Sống

nhờ là tác phẩm tiêu biểu nhất của Mạnh Phú Tư. Nó có liên quan chặt chẽ
với cuộc đời tác giả. Tuổi thơ của ông được tái hiện rõ nét trong đó, hệt như
một cuốn “tự truyện” [35, tr. 263]. Ngồi ra, các nhà nghiên cứu cịn thấy
được ý nghĩa của cuốn tiểu thuyết. “Nó khơng chỉ tái hiện về tuổi thơ của
chính người viết mà cịn thơng qua đó để phản ánh về những số phận con
người bị chà đạp. Đó là một bản cáo trạng đẫm nước mắt về quyền sống bị
chà đạp của con người, nhất là phụ nữ và trẻ em” [35, tr. 263].
Cuốn Sự vận động trong dòng văn học hiện thực 1930 - 1945 của Nguyễn
Duy Tờ đã đưa nhận xét về Sống nhờ : “Sống nhờ là tiểu thuyết có tính chất tự
truyện về những năm tháng cay đắng ở vùng quê Thanh Hà - Hải Dương, trong
cảnh cha mất sớm, mẹ gửi con lại và đi thêm bước nữa” [54, tr. 146].
Xuất hiện cùng thời với Thạch Lam, Thanh Tịnh, cái tên Hồ Dzếnh
người ta biết đến nhiều về thơ hơn là văn xi. Nhưng điều đó khơng ảnh
hưởng gì đến hành trình lặng lẽ đi tìm con chữ của ơng.
Năm 1942 ở bài viết có tựa đề Phê bình Chân trời cũ - tập truyện ngắn
của Hồ Dzếnh đăng trên Tạp chí Tri Tân, số 67, nhà phê bình Kiều Thanh
Quế đã “để ý đến tính cách ngịi bút của tác giả (tức Hồ Dzếnh) nhiều hơn cốt
truyện tác giả dàn xếp”. Chú trọng đến nghệ thuật kể chuyện của Hồ Dzếnh,
Kiều Thanh Quế nhận định: “Văn chương Hồ Dzếnh có những nhịp uyển
chuyển và buồn lạ như một khúc nhạc lâm li ai oán” [48].


12
Thành công nhất của Hồ Dzếnh, theo nhiều nhà nghiên cứu, phê bình là
tập truyện Chân trời cũ - một phần tự truyện của ông. Lời tựa của nhà văn
Thạch Lam đã chỉ ra: “Những truyện ông kể cho ta biết tồn là những chuyện về
gia đình ơng, gia đình của những người Trung Hoa nhẫn nại và chịu khó sang
lập nghiệp ở bên này. Một người cha lầm lì, suốt ngày khơng nói, một người mẹ
Việt Nam vào hạng những người đàn bà chỉ biết có chịu khó về chồng con,
khơng bao giờ một lời phàn nàn hay ốn hận, mà cái uớc mong sung sướng nhất

là cái cớ được hy sinh mãi. Và một vài nguời con, một vài người nông dân Trung
Hoa - sáng lập thành cái gia đình mà số phận hình như bắt buộc phải buồn rầu.
Sau khi người cha qua đời, thì cái thời sung túc, đoàn tụ cũng mất đi”.
Nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá trong bài viết Hồ Dzếnh - một hồn thơ đẹp đăng
trên Tạp chí Kiến thức Ngày nay (Số 10.1988) đã nhận xét: “Hồ Dzếnh được nhiều
người yêu và nhớ dù ơng viết khơng nhiều vì ơng có được tiếng nói nghệ thuật
riêng”. Theo ơng, thế mạnh của ngịi bút Hồ Dzếnh là “chất thơ thấm vào từng
trang văn tạo nên phong vị trữ tình ảo diệu”. Đọc Chân trời cũ, Trần Hữu Tá bình
phẩm: “trong bất cứ truyện nào dù nói về ai nhưng ẩn sau những dịng chữ in, nhân
vật chính vẫn là tác giả, là tâm hồn giàu yêu thương xao xuyến của ông” [53].
Trong bài nghiên cứu Âm vang hồn thơ Hồ Dzếnh (Tạp chí Non Nước,
số 179.1991), tác giả Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng: “Khi đọc tập truyện
ngắn Chân trời cũ của Hồ Dzếnh, những truyện viết trong đó như: Ngày gặp
gỡ, Người chị dâu tơi, Con ngựa trắng của ba tơi, Lịng mẹ, Chú Nhì, Hai anh
em v.v... ta vẫn mường tượng rất rõ những ngày thơ ấu của nhà văn. Văn xi
Hồ Dzếnh khơng lạ bởi nó chỉ là những dịng kể chân thực về cuộc đời;
nhưng nó cũng khơng mịn cũ với thời gian vì nó đánh thức lịng u thương
trắc ẩn của con người. Mà tấm lòng của con người thì đời nào cũng vậy” [61].
Năm 1996, trong bài viết có tựa đề Hồ Dzếnh với những Chân trời cũ,
Phong Lê cho rằng: “Mạch kể chuyện của Hồ Dzếnh rủ rỉ và sa đà”. Văn Hồ


13
Dzếnh có những đoạn “thật giàu âm điệu, như đồng vọng lại từ sâu thẳm của
một tâm hồn cực kì đa cảm và một quá khứ xa xưa. Những đoạn văn dài như
tâm tưởng và huy hoàng trang nghiêm một vẻ đẹp cổ điển” [30].
Bên cạnh các ý kiến của các nhà văn, nhà phê bình kể trên, có thể thấy
các nhận xét về tự truyện của Nguyên Hồng và Mạnh Phú Tư, Hồ Dzếnh qua
một số luận văn, luận án khác. Dù chưa mang tầm khái quát, hệ thống và toàn
diện, nhưng tất cả những đánh giá, phát hiện này đều là những gợi dẫn đáng

quý để chúng tôi kế thừa và phát triển trong đề tài nghiên cứu của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng trọng tâm khám phá những đặc điểm chính trong thế giới
nghệ thuật của tự truyện viết về đề tài thiếu nhi Việt Nam trước 1945 của ba
tác giả Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư, Hồ Dzếnh trên hai phương diện nội
dung và hình thức thể hiện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung khai thác
ba tiểu thuyết:
1) Sống nhờ (Mạnh Phú Tư)
2) Chân trời cũ (Hồ Dzếnh)
3) Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng)
Để phù hợp với yêu cầu về dung lượng của luận văn, đề tài hướng trọng
tâm khám phá những phương diện chính yếu về nội dung và hình thức của ba
tiểu thuyết này để nhận diện và minh giải đặc điểm ưu trội của loại thể tự
truyện viết về đề tài thiếu nhi trong văn học Việt Nam trước 1945 nói chung,
văn xi hiện thực phê phán nói riêng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện, luận văn có vận dụng phối hợp một số


14
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
4.1. Phương pháp lịch sử: nhằm tìm hiểu mảng tự truyện của ba tác
giả gắn với hoàn cảnh lịch sử và đời tư nhà văn.
4.2. Phương pháp tiếp cận hệ thống: nhằm tiếp cận một cách có hệ
thống các tác phẩm cũng như các cơng trình nghiên cứu về các tác giả này
làm cơ sở lý luận để đi sâu phát hiện những nét nổi bật của ba tập tự truyện.
4.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp: để chọn lọc và làm sáng tỏ

những đặc điểm nét nổi bật của mảng tự truyện viết về đề tài thiếu nhi trước
1945 thông qua ba tác phẩm.
4.4. Phương pháp so sánh (đồng đại và lịch đại): để làm nổi lên nét
đặc sắc về mảng tự truyện viết về đề tài thiếu nhi trước 1945 và hiểu thêm về
phong cách ba tác giả.
5. Đóng góp của đề tài
Cái mới của luận văn là tập trung chuyên sâu đi tìm hiểu về đặc điểm
và vị thế của tự truyện viết về đề tài thiếu nhi trong văn học Việt Nam trước
1945, chỉ ra những nét đặc trưng về thế giới nghệ thuật tự truyện qua ba tác
phẩm, đồng thời qua đó cũng khẳng định được những đóng góp cùng phong
cách của Mạnh Phú Tư, Hồ Dzếnh, Nguyên Hồng cho văn học thiếu nhi Việt
Nam hiện đại qua mảng tự truyện.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của đề
tài gồm ba chương:
Chương 1: Thể loại tự truyện trong văn học Việt Nam trước 1945.
Chương 2: Các phương diện nội dung cơ bản của tự truyện trước 1945
qua Sống nhờ, Những ngày thơ ấu và Chân trời cũ.
Chương 3: Những phương thức thể hiện chủ yếu của tự truyện trước
1945 qua Sống nhờ, Những ngày thơ ấu và Chân trời cũ.


15
CHƯƠNG 1

THỂ LOẠI TỰ TRUYỆN
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỚC 1945
1.1. KHÁI LƯỢC VỀ TỰ TRUYỆN
1.1.1. Khái niệm tự truyện
Là một thể loại đặc biệt, đặc trưng của tự truyện là tác giả ngược dòng

thời gian kể lại câu chuyện của bản thân khi đã trưởng thành, hiện thực của
thời quá khứ được phục dựng nhờ ký ức. Nhà văn Mỹ Thomas Wolf cho rằng:
“Mọi tác phẩm nghiêm túc suy đến cùng đều là có tính chất tự truyện, một
người nếu muốn sáng tạo một cái gì chân thực và có giá trị thì phải sử dụng
kinh nghiệm và tài liệu trong cuộc sống của mình”. Mỗi nhà văn khi cầm bút
đều xuất phát từ nhu cầu giải phóng và bộc lộ cái tơi cá nhân, phơi trải tâm tư,
tình cảm, cảm xúc qua mỗi trang viết.
Người đầu tiên đưa ra định nghĩa chính thức của tự truyện là Philipe
Lejeune. Theo ông, “tự truyện là hồi tưởng về văn xuôi do một người tường
thuật lại về chính sự tồn tại của mình, khi anh ta tập trung vào cuộc sống cá
nhân, đặc biệt là quá trình hình thành nhân cách”. Ở đây, “quá khứ, kỷ niệm
bị xóa mờ với thời gian, vì tư duy khi viết về tự truyện đã trải qua biết bao
cảnh đời, và vì các sự kiện được sắp xếp, bố cục lại, suy ngẫm lại, nên khó mà
trùng hợp với sự thật… Tự truyện khơng phải là một tập hợp những kỷ niệm
tản mạn, mà được bố trí như một truyện, một tiểu thuyết”.
Bách khoa tồn thư Wikipedia định nghĩa: “Tự truyện là những tác
phẩm văn học thuộc thể loại tự sự, thường được viết bằng văn xi trong đó
tác giả tự kể lại và miêu tả cuộc đời mình trong tác phẩm”. Như vậy, một tác
phẩm chỉ có thể coi là tự truyện khi tác giả, người kể chuyện và nhân vật
chính là một. Mặt khác, người viết phải đặt cái “tơi” của mình ở vị trí trung


16
tâm tác phẩm, tìm hiểu, phân tích.
Đồng quan điểm, Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cũng nhận định tự truyện là “tác phẩm văn
học thuộc loại tự sự, tác giả tự viết về cuộc đời mình” [16, tr. 389].
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân cũng có cùng quan
điểm với các tác giả trên khi đưa ra định nghĩa: “Tự truyện là tác phẩm văn
xuôi tự sự, thường được viết bằng văn xi, trong đó tác giả tự kể và miêu tả

cuộc đời của bản thân mình, có thiên hướng lý giải cuộc sống đã qua của tác
giả như một chỉnh thể, tạo ra những nét mạch lạc cho sự trải nghiệm của bản
thân. Người viết có thể “thêm thắt”, “sắp xếp lại” các sự việc để tạo hiệu ứng
nghệ thuật độc đáo nên rất khó căn cứ xác minh tính chính xác của các sự
kiện. Có thể nói sự thành thực và sâu sắc của những trải nghiệm cũng quan
trọng khơng kém tính chính xác của các sự việc. Do vậy, tự truyện thường
viết vào thời gian khi tác giả đã trưởng thành, đã trải qua phần lớn các đoạn
đời mình” [4, tr. 376].
Theo Từ điển văn học (bộ mới) do Đỗ Đức Hiểu chủ biên, “tự truyện
thường là những câu chuyện viết bằng văn xi, kể lại dĩ vãng của chính tác
giả”. Nhà văn khi viết tự truyện đã trải qua biết bao cảnh đời, vì thế các sự
kiện được sắp xếp, bố cục lại, suy ngẫm lại, nên khó mà trùng hợp với sự thật.
Đó là chưa kể khi nhà văn có ý thức muốn biến đổi câu chuyện, hoặc tô điểm
thêm, hoặc làm xấu đi những sự thật, cho nên hình ảnh cuộc sống của tác giả
trong tự truyện có độ lệch nhất định với cuộc đời thật của tác giả. Điều đó
khiến cho “tự truyện khơng phải là một tập hợp những kỷ niệm tản mạn, mà
được bố trí như một truyện, một tiểu thuyết” [20, tr. 1905-1906].
Tự truyện với tư cách là một thể loại văn học đặc biệt khi nhà văn tự kể
về cuộc đời của chính mình, trong đó mọi kỉ niệm được nhớ lại, đã có độ lùi
nhất định của thời gian. Những thăng trầm dâu bể, những buồn vui, trăn trở và


17
ám ảnh,… đã thơi thúc người viết tìm đến thể loại này như một phương tiện
chuyển tải hữu hiệu với mong muốn được nhìn lại chính mình. Người ta ví tự
truyện như là một bức chân dung tự họa chân thật, sống động của mỗi nhà
văn. Ở đó như thể nhân vật tơi - nhà văn đang nói về tơi, nhưng bạn cũng có
thể thấy đơi điều nhà văn nói hộ cho mình, tuy nhiên cũng khơng thể tránh
khỏi tính chất chủ quan của từng cá nhân khi nhân vật tơi, với tư cách là
người chứng kiến và có mặt trong mọi sự kiện, có thể khác với chân dung thật

của mình, dẫu có những nét tương đồng. Vì đặc trưng cơ bản của tự truyện,
cho nên tất cả được cấu trúc nhào nặn thành một sáng tạo đầy tính nghệ thuật.
Bên cạnh giá trị nghệ thuật đưa lại, thì tự truyện cũng mang lại sự hiếu kỳ và
tò mò về một cá nhân đời tư của nhà văn qua lời tự thú của họ.
Ở phương Tây, tự truyện như một hội chứng văn chương dành cho
những người nổi tiếng. Người ta ai cũng có quyền viết tự truyện, hồi ký, nhật
ký, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, việc viết tự truyện, hồi
ký, nhật ký như một hoạt động hàng ngày không thể thiếu của rất nhiều người
nhất là những chính khách, ca sỹ, cầu thủ… Tuy nhiên, ở đây chúng ta cũng
cần phân biệt một chút đâu là tự truyện văn học và đâu là tự truyện thông
thường để tránh đánh mất giá trị của một tự truyện văn học có những phẩm
chất vượt trội.
Từ những ý kiến trên, có thể nói tự truyện là tác phẩm văn học tự sự do
tác giả viết về cuộc đời mình, tâm điểm của tự truyện là “cái tơi” - người đang
kể lại câu chuyện của chính mình. Trong quá trình viết tự truyện, người viết
nhiều khi vận dụng hư cấu “thêm thắt”, “sắp xếp lại” các chi tiết của cuộc đời
mình, nhằm làm cho sự trình bày về cuộc đời ấy trở nên hợp lý, nhất quán.
Hầu hết các tự truyện đều viết khi tác giả đã trưởng thành, khi đã có độ lùi về
thời gian. Viết tự truyện là dịp để nhà văn “sống lại lần nữa” tuổi thơ của
mình, cho nên việc thêm thắt và sắp sếp các chi tiết sao cho phù hợp với câu


18
chuyện mình đang kể là một quá trình sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm tự
truyện nói đến những điều bình thường nhưng không hề tầm thường, kể về
một mảnh đời riêng mà chạm tới được cái chung. Vì vậy, ngồi giá trị thẩm
mĩ, một điều cũng hết sức quan trọng thu hút các thế hệ bạn đọc tìm đến trang
sách của nhà văn bởi họ có một cơ hội tìm lại chính mình.
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của tự truyện
Là một thể loại mang tính giáp ranh, đường biên động giữa tự truyện và

hồi ký dường như rất mỏng. Vì thế để nhận diện các đặc trưng cơ bản của tự
truyện nên chăng chúng ta cần có cái nhìn đối sánh với người anh em của nó hồi kí.
Thực tế cho thấy ranh giới giữa tự truyện và hồi kí đơi khi rất khó xác
định. Bách khoa tồn thư Wikipedia viết: “Sự khó khăn trong việc phân định
loại thể của tự truyện so với hồi ký sẽ chỉ được các nhà nghiên cứu, phê bình
văn học giải quyết với từng trường hợp cụ thể, tác phẩm nhấn mạnh ở khía
cạnh tự truyện hơn hay hồi ký hơn, mà thôi”.
Trong bài Kí và giảng dạy Kí, Vấn đề giảng dạy Tác phẩm văn học
theo thể loại, Hoàng Như Mai viết: “Những điểm khác nhau cơ bản giữa hồi
kí và tự truyện là tự truyện thiên về kể lại những chuyện thân mật, bình
thường nhiều hơn mà hồi kí thì thiên về những sự kiện có tính lịch sử. Cũng
do đặc điểm này, mà sự hư cấu trong tự truyện có thể xảy ra ngoài ý muốn
chủ quan của người viết. Cho nên nói về giá trị lịch sử thì hồi kí hơn tự
truyện, nhưng đứng về tính chất văn học thì tự truyện có thể hơn hồi kí vì tự
truyện thuộc phạm trù của truyện” [33, tr. 218]. Sự khác nhau do hướng đến
đối tượng phản ánh khác nhau và đặc trưng của tự truyện là hư cấu sáng tạo.
Là thể loại khai sinh từ chủ nghĩa lãng mạn, tự truyện khắc họa “bức
chân dung về sự hình thành cuộc đời q khứ của một cá nhân nào đó từ điểm
nhìn của thời hiện tại, được hồn thành thơng qua nội quan và hồi ức, trong


19
đó cái tơi hiện ra như một thực thể đang phát triển” (Bruce Mazlish). Năm
1974, trong tiểu luận Hiệp ước tự thuật (Le Pacte Autobiographique),
Philippe Lejeune trình bày một định nghĩa nổi tiếng nhằm xác lập những dấu
hiệu về mặt hình thức của tự truyện. Đó là “thể loại tự sự tái hiện dĩ vãng,
trong đó một con người có thật kể lại cuộc sống của mình, nhấn mạnh về đời
sống riêng tư, đặc biệt là về mặt lịch sử hình thành nhân cách”. Định nghĩa
của Lejeune cho phép phân biệt tự truyện với nhật ký và hồi ký. Ba hình thể
này giống nhau ở một đặc điểm là những “chuyện đời tự kể”. Nhưng điểm

khác nhau cơ bản giữa chúng là tự truyện và hồi ký được viết theo chiều
nghịch của thời gian, hướng về dĩ vãng, thì nhật ký được viết theo chiều
thuận, ghi lai sự kiện và cảm xúc thường nhật. Chính vì vậy mà tự truyện và
hồi ký có tính tổng kết và lý giải về một cuộc đời, một đoạn đời, rộng hơn là
một thế hệ, một thời đại, cịn nhật ký viết cho chính mình nên thường dang
dở, ít khái qt. Thêm nữa, nếu tự truyện và hồi ký được viết ra cho người
khác đọc, thì nhật ký là một lối viết thầm kín, cho riêng mình (trừ khi nhật ký
được xuất bản theo ý muốn tác giả, như Nhật ký của Gide chẳng hạn). Nhưng
tự truyện và hồi ký khác nhau ở chỗ nào? Tự truyện xoáy sâu vào câu chuyện
cá nhân tác giả, trong khi hồi ký là bức tranh về một thời đại, bên cạnh câu
chuyện của chính mình, tác giả cịn đi sâu tìm hiểu những mảnh đời khác.
Điểm chung giữa Tự truyện với Hồi kí ở chỗ chúng đều là những thể
loại văn học mang tính hồi cố, tái hiện lại quá khứ, nhưng đặc trưng khu biệt
là chúng nằm ở hai địa hạt khơng hề trùng khít với nhau trong hệ thống thể
loại văn học. Bản chất của tự truyện cho phép nhà văn hư cấu để tạo nên
những hình tượng hồn chỉnh, cịn bản chất của hồi kí địi hỏi cao hơn sự
chính xác của sự kiện và những đánh giá khách quan của người viết kí. Điểm
riêng của tự truyện là câu chuyện về cuộc đời một cá nhân, tâm điểm của tự
truyện là cái tôi người kể chuyện trong quá trình hình thành và phát triển nhân


20
cách, trong sự tương tác của nó với thế giới bên ngồi. Đấy là một cái tơi
đang trong q trình phát triển về tâm lý, tính cách khơng ngừng và khơng
hồn kết. Trong khi đó, tâm điểm của hồi kí là thế giới bên ngoài, là cuộc
sống và con người trong một thời kỳ lịch sử nào đấy (đặc biệt là khi lịch sử có
những biến động lớn), và cái tơi nói chung chỉ đóng vai trị nhân chứng. Với
tư cách là người chứng kiến tất cả các sự kiện, cho nên cái tơi trong hồi kí
phải ln trong trạng thái tương đối tĩnh, có biệt tài quan sát, kể lại, phân tích,
đánh giá hiện thực một cách khách quan nhất.

Mối quan tâm đầu tiên của tác giả khi viết tự truyện là “sống lại tuổi
thơ” của chính mình qua hồi ức, thì mối quan tâm đầu tiên của tác giả hồi kí
là nhìn lại gương mặt của thời đại qua những sự kiện mà mình chứng kiến và
thuyết phục người đọc ở những sự thật ấy. Cái tôi trong tự truyện là con người
mở rộng tất cả chiều kích tâm hồn, bề sâu tư tưởng và bộc lộ cái tơi đầy nội
cảm; ngược lại hồi kí là một xu hướng tiếp nhận và phản ứng nào đó đối với
những biến cố và những nhân vật của lịch sử, đòi hỏi người viết ở sự trung
thực, chính xác và khách quan trong việc bao quát toàn bộ hiện thực cuộc
sống trong quan hệ với con người.
Thiên về trần thuật các sự kiện, cho nên đan xen giữa các sự kiện trong
hồi kí mới xuất hiện một đoạn bình phẩm của tác giả. Số lượng sự kiện trong
hồi kí thường nhiều hơn so với tự truyện. Bên cạnh cảm nghĩ cá nhân của bản
thân tác giả, trong hồi kí cịn có thêm cảm xúc của nhân vật khác có liên quan.
Ngược lại, khi viết tự truyện các tác giả thường hướng vào cái “tơi” bên trong
nội tâm của mình trong sự tương tác với thế giới bên ngồi đến những người
mình đã gặp, những việc mình đã thấy hoặc tham dự. Những việc xảy ra bên
ngoài chỉ làm “nền” cho cái “tôi” tác giả - nhân vật tự do bày tỏ cảm xúc, suy
nghĩ về các sự việc xảy ra trong quá khứ. Trật tự của các sự kiện được phát
triển theo tâm lý, cảm xúc riêng của tác giả. Có những sự kiện có thật được


21
đưa vào trình bày một cách trọn vẹn, chính xác nhưng cũng có những sự kiện
được tác giả lược bỏ đi một số chi tiết để đạt được ý muốn chủ quan của
mình. Bởi vậy, tư duy trong tự truyện là tư duy “hướng nội”, cịn tư duy hồi kí
thiên về “hướng ngoại”. Cảm xúc, tình cảm cá nhân của tác giả trong tự
truyện thường đậm nét hơn so với hồi kí.
Đơi lúc trong tự truyện, ta bắt gặp những ý nghĩ ngây ngô nhưng cũng
không kém phần già dặn. Xu hướng chung của tự truyện là lý giải cuộc sống
đã trải qua như một chỉnh thể, tạo ra những nét mạch lạc. Tính nhất qn

trong tự truyện ln ln là hành vi khắc phục cái thời gian đã lùi xa, là mưu
toan quay về thời tuổi thơ, tuổi trẻ, làm sống lại những đoạn đời quan trọng và
nhiều kỷ niệm nhất, mang đến cho người đọc những rung động chân thật như
chính họ cũng đang “sống lại” cuộc đời mình từ đầu.
Có thể nói tự truyện là một bản tường trình về cuộc đời tác giả dựa trên
hai đặc điểm cơ bản: sự hiện diện của nhà văn trên văn bản và tự truyện
khơng mang tính hư cấu. Tuy nhiên, vì nhu cầu sáng tạo mang đậm cá tính
của nhà văn nên một tự truyện phải là một sắp xếp đầy tính thẩm mĩ những sự
thật, một sự bố trí đầy thuyết phục những kinh nghiệm với mục đích thẩm mỹ,
trí tuệ và đạo đức. Sự thật trong tự truyện không phải là những phần cố định
mà luôn là những phần động của trạng thái ý thức của nhà văn khi tái hiện
những đoạn đời đã qua thông qua những ký ức và tưởng tượng. Đó chính là
những ký ức được lưu giữ về một thời kỳ đã qua từ trải nghiệm một quãng đời
của nhà văn. Từ hành động và sự việc bộc lộ tính cách nhân vật, từ tâm tư tình
cảm của nhân vật nhận thấy tự thú của tác giả. Nhân vật được khách quan hóa
nhưng xuyên qua lớp vỏ đó lại là sự chủ quan chân thành, giàu biểu cảm.
Tìm hiểu về tự truyện, các nhà nghiên cứu cho rằng có hai hệ thống
trong một tự truyện. Thứ nhất là hệ tham chiếu cái tôi với văn bản thực tế và
tạo nên hình ảnh của sự thật. Thứ hai là một hệ thống văn học chứa trong đó


×