Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Thể tài du ký trong văn xuôi trung đại việt nam (qua thượng kinh ký sự, tây hành kiến văn kỉ lược, giá viên biệt lục)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.58 KB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ MỸ HẠNH

THỂ TÀI DU KÝ TRONG
VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
(QUA THƯỢNG KINH KÝ SỰ, TÂY HÀNH
KIẾN VĂN KỈ LƯỢC, GIÁ VIÊN BIỆT LỤC)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:

60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN PHONG NAM

Đà Nẵng, năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Thị Mỹ Hạnh




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 10
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 10
5. Đóng góp của Luận văn ....................................................................... 11
6. Bố cục của Luận văn ............................................................................ 12
CHƢƠNG 1. THƯỢNG KINH KÍ SỰ, TÂY HÀNH KIẾN VĂN
KỈ LƯỢC, GIÁ VIÊN BIỆT LỤC TRONG TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG
CỦA THỂ TÀI DU KÍ TRUNG ĐẠI .......................................................... 13
1.1. MỘT CÁI NHÌN CHUNG VỀ THỂ TÀI DU KÍ .................................... 13
1.1.1. Thể tài du kí.................................................................................... 13
1.1.2. Thể tài du kí trong văn xi trung đại ............................................ 24
1.2. THƯỢNG KINH KÍ SỰ, TÂY HÀNH KIẾN VĂN KỈ LƯỢC, GIÁ VIÊN
BIỆT LỤC – TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM ....................................................... 30
1.2.1. Lê Hữu Trác và Thượng kinh kí sự ................................................ 30
1.2.2. Lý Văn Phức và Tây hành kiến văn kỉ lược ................................... 36
1.2.3. Phạm Phú Thứ và Giá Viên biệt lục ............................................... 41
CHƢƠNG 2. “NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY”- NÉT ĐẶC TRƢNG
CỦA THỂ TÀI DU KÍ TRUNG ĐẠI QUA THƯỢNG KINH KÍ SỰ,
TÂY HÀNH KIẾN VĂN KỈ LƯỢC, GIÁ VIÊN BIỆT LỤC........................ 48
2.1. “NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY” TỪ CÁC CUỘC VIỄN DU ............ 48
2.1.1. Cảnh quan trên chặng hành trình ................................................... 48
2.1.2. Bức tranh cuộc sống nơi xứ lạ........................................................ 55
2.1.3. Các cuộc gặp gỡ, thù tiếp nơi đất khách ........................................ 63
2.2. SỰ TRẢI NGHIỆM TỪ “NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY”.................. 68



2.2.1. Những cảm xúc đa dạng của lữ khách ........................................... 68
2.2.2. Suy ngẫm, luận bàn của kí giả ....................................................... 77
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT DU KÍ
TRUNG ĐẠI QUA THƯỢNG KINH KÍ SỰ, TÂY HÀNH KIẾN VĂN
KỈ LƯỢC, GIÁ VIÊN BIỆT LỤC ................................................................. 85
3.1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG DU KÍ TRUNG ĐẠI ................... 85
3.1.1. Cái nhìn trực diện của “cái tơi” kí giả ............................................ 86
3.1.2. Sự phối hợp nhiều điểm nhìn trần thuật ......................................... 91
3.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TÁC PHẨM DU KÍ TRUNG ĐẠI ................ 99
3.2.1. Các dạng cấu trúc phổ biến ............................................................ 99
3.2.2. Sự dung hợp các phong cách thể loại ........................................... 105
3.3. NÉT ĐẶC SẮC CỦA NGƠN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG DU KÍ
TRUNG ĐẠI ................................................................................................. 112
3.3.1. Ngôn ngữ đậm chất đời thường.................................................... 113
3.3.2. Ngôn ngữ đa phong cách .............................................................. 117
KẾT LUẬN .................................................................................................. 124
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ký là loại hình văn học phức tạp và có nhiều thành tựu nhất trong
văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Là một bộ phận của ký, du ký nước ta
được khai sinh và đã định hình thành một thể tài riêng ngay từ thời trung đại.
Sáng tác du ký ra đời từ các chuyến viễn du nên nội dung tác phẩm hướng
đến việc ghi chép những tri thức, hiểu biết về vùng đất mới lạ, kì thú mà

người viết chứng kiến, trải nghiệm cùng những cảm nhận, bình giá mang tính
cá nhân. Sự hình thành và phát triển của thể tài du kí đã góp phần quan trọng
làm phong phú và hồn thiện kí trung đại. Với thể tài du kí, khơng gian nghệ
thuật và phạm vi phản ánh nghệ thuật của kí ngày càng mở rộng; những vấn
đề phức tạp mang tầm vóc quốc gia và quốc tế đã được khai mở; tầm nhìn và
trí tưởng tượng của nhà văn nhờ du kí mà nâng cao lên rất nhiều. Bước đột
phá của thể tài du kí trên một số phương diện nghệ thuật như điểm nhìn trần
thuật, cấu trúc tác phẩm, ngôn ngữ,... đã đưa nghệ thuật tự sự trung đại lên
một trình độ phát triển mới.
1.2. Những tác phẩm đầu tiên của du kí Việt Nam được viết bằng văn
vần song thành tựu của thể tài lại kết tinh chủ yếu ở các sáng tác văn xi.
Trong đó mảng du kí trường thiên đã làm nên diện mạo cho du kí trung đại
với nhiều tác phẩm khá “dày dặn”. Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác là tác
phẩm kí nghệ thuật đích thực đầu tiên của Việt Nam và cũng là một thiên du
kí đúng nghĩa. Sử dụng một lối viết giản dị, sinh động, Lãn Ông ghi lại những
điều mắt thấy tai nghe trong chuyến viễn hành từ lúc phụng chiếu lên đường
cho đến khi về lại q nhà trong hơn chín tháng, qua đó cung cấp cho người
đọc rất nhiều hiểu biết mới, cảm xúc mới về xã hội Việt Nam thời Lê mạt.
Đánh giá về tác phẩm, có nhà nghiên cứu khẳng định rằng: “... duy chỉ ở mấy
truyện ký, nhất là tập du ký độc nhất vô nhị này, người đọc mừng rỡ bắt mạch


2

thấy một chút gì xác thực, linh hoạt về nếp sống xưa cùng con người xưa”
[30, tr.178]. Tây hành kiến văn kỷ lược của Lý Văn Phức cũng là tập du kí có
vai trị quan trọng bởi nó mở đầu cho các sáng tác viết về thế giới bên ngoài
Việt Nam và Trung Hoa. Sự xuất hiện của Tây hành kiến văn kỷ lược đã góp
phần thúc đẩy tiến trình phát triển của kí trung đại Việt Nam giai đoạn mạt
kỳ. Tiếp tục con đường do Lý Văn Phức khai mở, nhóm sứ đồn nhà Nguyễn

ghi lại tồn bộ hành trình cơng du qua rất nhiều lãnh thổ các nước Á, Phi, Âu
trong cuốn nhật ký du kí Giá Viên biệt lục. Bằng sự tinh tế và tỉ mỉ, các tác
giả đã có nhiều phát hiện mới mẻ về một chân trời ngoại quốc ngoài Trung
Hoa. Với tác phẩm này, du kí đã chứng tỏ khả năng phản ánh hiện thực to lớn
của mình.
Như vậy, các tác phẩm du ký văn xuôi chữ Hán đã đạt được nhiều thành
tựu đáng ghi nhận. Tiếp cận với sáng tác du ký văn xi chữ Hán chính là
nhằm nhận diện một thể tài văn học, xác định những đặc điểm và đóng góp
quan trọng cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện của nó trong tiến trình văn
học dân tộc.
1.3. Thể tài du kí cùng các tác phẩm du ký chữ Hán trong văn xuôi trung
đại Việt Nam là một mảng độc đáo, thú vị song đến nay, việc nghiên cứu vẫn
còn ít ỏi. Tìm hiểu tình hình nghiên cứu, chúng tơi thấy rằng thể tài du kí
trung đại chủ yếu được khảo sát ở tầm khái quát, định danh chứ ít đi vào cụ
thể qua các sáng tác tiêu biểu. Cũng có cơng trình nhìn nhận Thượng kinh ký
sự, Tây hành kiến văn kỷ lược, Giá Viên biệt lục là thành tựu của văn xuôi
tự sự Việt Nam trung đại song nghiên cứu chúng với tư cách là thể loại ký
chứ chưa phải là du kí. Hơn nữa, các học giả cũng tập trung chủ yếu ở tác
phẩm Thượng kinh ký sự, còn Tây hành kiến văn kỷ lược và Giá Viên biệt lục
thì chưa được quan tâm thích đáng, nhất là chưa xác định vị trí, giá trị, ý
nghĩa của từng tác phẩm trong “gia đình” du kí. Điều đó quả thật đã tạo nên


3

một khoảng trống đáng tiếc khiến việc đánh giá thể tài chưa thật đầy đủ và
đúng tầm mức. Chúng tôi nhận thấy việc tìm hiểu thể tài du kí trong văn xi
trung đại qua các tác phẩm mang tính “hoa tiêu” là việc làm cần thiết và khoa
học. Nghiên cứu vấn đề, Luận văn nhằm xác định đặc điểm của thể tài du kí
trung đại về phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật, nhận thức giá trị

thẩm mỹ và những đóng góp của thể tài trong bức tranh toàn cảnh của văn
học dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Khác với văn học nhiều nước phương Tây, thể tài du kí ở nước ta ra đời
tương đối muộn, việc tìm hiểu vấn đề này nói chung và du kí trong văn xi
trung đại nói riêng chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức.
Trước hết, cần điểm qua những cơng trình nghiên cứu có luận bàn lý
thuyết chung về thể tài du kí.
Năm 2007, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn cho ra mắt bạn đọc cơng
trình Du kí Việt Nam. Bộ sách là sự tập hợp, tuyển chọn nghiêm túc các sáng
tác trong mục Du kí ở tạp chí Nam Phong (1917 -1934). Ở Lời giới thiệu sách,
Nguyễn Hữu Sơn trước khi đề cập đến các sáng tác du kí đã dành một phần
đáng kể khái lược về thể tài du kí. Đánh giá tình hình nghiên cứu du kí, ơng
cho rằng: “Thể tài du kí là một bộ phận văn học còn chưa được chú ý đúng
mức” [37,tr.12]. Ơng lí giải cơ sở hình thành của du kí: “Nhu cầu hiểu biết,
khám phá, đổi thay khơng khí, nhu cầu xê dịch ĐI và XEM chính là tâm trạng
“nơi này yêu nơi kia” – cơ sở cội nguồn của những chuyến viễn du và hình
thành nên những trang du kí” [37,tr.11]. Với việc duy danh du kí là một thể
tài văn học, Nguyễn Hữu Sơn có lưu ý: “Khi nói đến thể tài du kí cần được
hiểu nhấn mạnh hơn ở phía đề tài, phía nội dung và cảm hứng nghệ thuật nơi
người viết, chứ không phải ở phía thể loại” [37,tr.13]. Ơng cịn cho rằng về
loại thể, thể tài du kí mang tính chất pha tạp, hỗn hợp rất độc đáo:


4

Thu hút vào địa hạt du kí có các sáng tác bằng thơ, phú, tụng
và các bài văn xuôi theo phong cách kí, kí sự, phóng sự, ghi chép,
khảo cứu, hồi ức về các chuyến đi, các điểm du lịch, các di tích lịch
sử, danh lam thắng cảnh, sinh thái, kiến trúc, mỹ thuật, thậm chí có

thể liên quan tới nhiều phương diện của xã hội học, văn hóa học,
khảo cổ học, dân tộc học và văn hóa văn nghệ dân gian khác nữa.
Do đó đã xuất hiện thực tế có tác phẩm nằm ở trung tâm thể tài du
kí và nhiều trang viết khác lại nằm ở đường biên hoặc hỗn hợp, pha
tạp với những sắc độ đậm nhạt khác nhau cả về đối tượng, phạm vi
đề tài, nội dung hiện thực lẫn phong cách thể loại [37,tr.13].
Bài viết cịn đánh giá q trình hình thành và vận động của thể tài du kí.
Nguyễn Hữu Sơn cho rằng trong nền văn học trung đại Việt Nam đã có nhiều
sáng tác thuộc thể tài này như thơ ca đề vịnh phong cảnh Thăng Long, núi Bài
Thơ, Yên Tử,… Bước sang thế kỉ XX, thể tài du kí có bước phát triển mạnh
mẽ, vượt bậc. Để minh chứng, nhà nghiên cứu đã liệt kê hàng loạt tác giả, tác
phẩm nổi bật ở cả hai thời kì.
Tuy là một bài viết ngắn mang tính chất giới thiệu, song tác giả đã khái
quát về đặc điểm thể tài trên phương diện nội dung và nghệ thuật. Những
nhận định của bài viết góp phần quan trọng vào việc định danh du kí.
Với bài Du kí như một thể tài, Phạm Xn Ngun có nhiều ý kiến xác
đáng về du kí. Ơng viết: “Thể tài du kí có thể bao gồm một phạm vi rất rộng.
Duy danh mà nói thì du kí là tất cả những ghi chép khi đi đến một nơi nào đó”
[60]. Với quan điểm đó, nhà nghiên cứu đã mở rộng phạm vi thể tài và xếp
những sáng tác khi đi xa đều thuộc du kí:
Thế thì trong văn học trung đại loại thơ đi sứ có thể coi là
những tác phẩm du kí tiêu biểu. Mà chẳng cứ gì đi sứ, các nhà nho
– ông quan ngày xưa mỗi lần lai kinh ứng thí hay đáo nhậm quan


5

nơi nào là đều có thơ về cảnh sắc dọc đường đi và ở nơi mình đến.
Thơ vịnh cảnh ở ngồi nơi chốn mình sống của các nho gia, đó
cũng là du kí. Đọc thơ Hồ Xn Hương thì rõ là thơ du kí, bước

chân bà đến đâu là có thơ ghi lại đến đó [60].
Ơng kết luận: “Đi và thấy cảnh và người, sự và việc, rồi viết ra cảnh ấy,
người ấy, sự ấy, việc ấy kèm theo nghĩ suy, cảm xúc của mình, có khi cịn
phân tích, khảo cứu, ấy là du kí” [60].
Đề cập đến đặc điểm của du kí, Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Du kí là
thể tài trung gian giữa thực và hư, tự truyện và dân tộc học, nó kết hợp nhiều
bộ mơn hàn lâm, nhiều phạm trù văn học và nhiều mã xã hội. Nó cũng nêu lên
nhiều vấn đề liên quan đến quyền lực và sự tu thân, đến sự biểu hiện văn hóa
cũng như sự tưởng tượng” [60].
Phạm Xuân Nguyên rất có lí khi mở rộng phạm vi của du kí, khơng bó
hẹp trong giới hạn chỉ là ghi chép của người đi du lịch, ngoạn cảnh. Điều này
giúp nhà nghiên cứu có một cái nhìn bao qt hơn các sáng tác và đặc điểm
của thể tài. Tuy nhiên, với cái nhìn rộng mở như vậy, nhà nghiên cứu cho
rằng thơ vịnh cảnh ở ngồi nơi chốn mình sống cũng thuộc thể tài du kí và
“du kí là thể tài trung gian giữa thực và hư” phải chăng sẽ tạo nên sự nhập
nhằng giữa du kí mà đặc điểm là sự ghi chép chân thực với các thể loại khác?
Bài viết Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi (1876) của Trương Vĩnh Kí nhìn
từ bình diện thể tài văn học của tác giả Nguyễn Phong Nam đăng trên Tạp chí
Khoa học và Giáo dục trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nẵng số 6(01)
năm 2013. Trước khi bàn về vai trị của tác phẩm Chuyến đi Bắc Kì năm Ất
Hợi đối với sự phát triển của thể tài du kí hiện đại trong văn học Việt Nam,
nhà nghiên cứu dành hẳn một mục để định danh thể tài với tư cách là thuật
ngữ nghiên cứu văn học. Ông viết: “du kí, theo nghĩa từ nguyên, là ghi chép
về “sự đi”, sự xê dịch, thưởng ngoạn cảnh quan xứ lạ. Thế nhưng nội hàm của


6

khái niệm du kí – một thể tài văn học – thì lại khá phức tạp” [28,tr.54]. Sau
khi đưa ra những cứ liệu minh chứng cho tính chất phức tạp này, tác giả đã

đưa ra nhận định khá thuyết phục về nét đặc trưng bản chất của thể tài: “Như
vậy, du kí với tư cách một thể tài văn học, bao hàm trong đó những kiểu dạng
tác phẩm có hình thái rất khác nhau. Nét đặc thù của những tác phẩm thuộc
thể tài du kí chính là nhận thức của bản thân người viết qua các cuộc viễn du,
là sự trải nghiệm lữ hành” [28,tr.54].
Ngồi ra cịn có một loạt những bài báo, cơng trình nghiên cứu về thể tài
du kí song vấn đề được khu biệt trong phạm vi hẹp là du kí của Phạm Quỳnh,
du kí trên tạp chí Nam Phong, du kí Việt Nam đầu thế kỉ XX,… Đáng chú ý
là Nguyễn Hữu Sơn với loạt bài: Du kí về vùng văn hóa Sài Gịn – Nam Bộ
trên Nam Phong tạp chí (Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 619 – 2007), Thể tài
du kí trên tạp chí Nam Phong (1917-1934) (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 4
- 2007), Du kí của người Việt Nam viết về các nước và những đóng góp vào
q trình hiện đại hóa văn xi tiếng Việt giai đoạn thế kỉ XIX – đầu thế kỉ
XX (in trong sách Văn học cận đại Đơng Á từ góc nhìn so sánh),… Phong Lê:
Du kí Việt Nam trên chặng đầu hiện đại hóa (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số
11-2009),…
Về ý kiến có liên quan trực tiếp đến đề tài, chúng tôi thấy có các cơng
trình sau:
Trong cuốn Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, tác giả
Nguyễn Đăng Na có bài viết: Kí Việt Nam thời trung đại, q trình hình
thành, phát triển và đặc trưng thể loại. Tuy khơng lấy du kí là đối tượng
nghiên cứu chính, song nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã căn cứ vào đặc
điểm thể tài du kí khi khảo sát một số tác phẩm. Điều này khiến cho đánh giá
của ông bao quát và toàn diện hơn. Cụ thể là khi đi sâu phân tích đặc trưng và
q trình vận động của kí trung đại, nhà nghiên cứu đã nhiều lần đề cập đến


7

thể tài du kí ở các tác phẩm với nhiều nhận định quan trọng. Chẳn hạn khi bàn

về Thượng kinh kí sự, tác giả có viết: “Cả đoạn dài chiếm khoảng 1/3 Thượng
kinh kí sự như một thiên du kí. Nếu kể về loại kí du hành thì có thể nói, Lê
Hữu Trác là người đầu tiên sáng tác” [26,tr.436]. Nhân nói về Châu Phong
tạp thảo, ơng cho rằng: “Loại du kí như Du Phật Tích sơn kí, Du Viên Minh
khám tự kí,…thì lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, cũng có nghĩa, Phạm
Đình Hổ là người đầu tiên viết loại du kí” [26,tr.446]. Phân tích Tây hành
kiến văn kỉ lược (Lý Văn Phức), Hải trình chí lược (Phan Huy Chú), Giá Viên
biệt lục (Phạm Phú Thứ), Nguyễn Đăng Na làm sáng tỏ một số khía cạnh về
nội dung và nghệ thuật mang đậm tính chất du kí của các tác phẩm này, đồng
thời khẳng định việc mở rộng khơng gian nghệ thuật là đóng góp quan trọng
của chúng đối với kí trung đại.
Bài Thể tài văn xi du kí chữ Hán thế kỉ XVIII - XIX và những đường
biên thể loại của Nguyễn Hữu Sơn là một trong những cơng trình ít ỏi nghiên
cứu chun sâu về thể tài du kí trong văn xi trung đại. Ở bài viết, tác giả đặt
vấn đề: “Trên thực tế, đối với văn học trung đại nói chung – đặc biệt với thể
tài du kí và văn xi du kí chữ Hán thế kỉ XVIII - XIX nói riêng – các tác
phẩm đều thể hiện rõ đặc điểm giao thoa, đan xen, thâm nhập, chuyển hóa,
hỗn dung và tích hợp thể loại theo nhiều hình thức và mức độ khác biệt nhau”
[64]. Để làm sáng tỏ điều này, người viết đã khảo sát khá kĩ các đặc điểm
thuộc về hình thức cấu trúc, nghệ thuật thể hiện và các phương diện thể loại,
thể văn, thể thơ, giọng điệu, phong cách sáng tác đan xen trong các tác phẩm
Thượng kinh kí sự, Tây hành kiến văn kỉ lược, Hải trình chí lược, Tây hành
nhật kí.
Đối với Thượng kinh kí sự, Nguyễn Hữu Sơn khẳng định “tính chất giao
thoa, đan xen giữa tư duy nghệ thuật tự sự và trữ tình, văn xi và thi ca, kể
sự và ngụ tình, kể chuyện và đối thoại, tự thuật và ngoại đề, ghi chép thực tại


8


và hồi cố,…đã đồng thời xuất hiện trong cùng một tác phẩm”. Để nhận diện
đặc tính thể tài du kí, nhà nghiên cứu điểm qua vai trò, đặc điểm của “cái tôi”,
cảm hứng sáng tác, nội dung hiện thực và giá trị nhiều mặt của tác phẩm.
Về Tây hành kiến văn kỉ lược, sau khi khảo sát các phương diện hình
thức, kết cấu, phong cách thể loại, điểm nhìn trần thuật, ơng kết luận:
Có thể thấy trong Tây hành kiến văn kỉ lược dung nạp cả
phong cách kí, ghi chép cảnh thực, người thực, việc thực cùng với
tiếng nói nghị luận, biện luận, biện thuyết, so sánh ngoại đề. Điều
này khiến cho các trang du kí ln giữ được sự cân bằng giữa một
bên là vị thế quan chức – nhà nho gắn với lối văn chức năng hành
chính với những quan sát cá nhân vốn luôn hướng đến phát lộ tiếng
nói trữ tình ngoại đề [64].
Phân tích Hải trình chí lược, Nguyễn Hữu Sơn cho rằng đây là một tác
phẩm thuộc kiểu thể tài du kí cơng vụ với sự đan xen giữa các thể văn ghi
chép địa lí hành chính, lịch sử, điều tra xã hội học, dân tộc học, kinh tế
học,…Đề cập đến đóng góp của tác phẩm này, ông nhận định: “Trong bối
cảnh tiếp xúc và hội nhập cịn hết sức hạn chế, thiên du kí Hải trình chí lược
thực sự có ý nghĩa gợi mở nhận thức cho người đương thời và giúp hậu thế
hiểu rõ hơn về một thời vùng đa đảo Đông Nam Á cách ngày nay đã gần hai
thế kỉ” [64].
Ở Tây hành nhật kí, nhà nghiên cứu khẳng định tác phẩm dung chứa
trong nó nhiều hình thức tư duy nghệ thuật. Lối viết nhật kí cơng vụ góp phần
mở rộng dung lượng hiện thực, mở ra những phiến đoạn mô tả cụ thể về địa
lí, lịch sử, khoa học, những cuộc dạo chơi, tiếp rước, thăm viếng,…với cách
ghi chép đa dạng, phong phú.
Đóng góp quan trọng của tác giả Nguyễn Hữu Sơn trong bài viết này là
chỉ rõ đặc điểm thể loại và đóng góp của thể tài du kí trong văn xuôi trung đại


9


sau khi khảo sát các tác phẩm cụ thể: “Nhìn chung, các tác phẩm văn xi du
kí chữ Hán thế kỉ XVIII – XIX đã góp phần mở rộng biên độ thể loại, vừa thu
nạp vào trong nó những phong cách thể loại khác nhau, vừa phát triển thể tài
du kí trung đại Việt Nam đạt đến trình độ cổ điển cả về nội dung và hình thức
nghệ thuật” [64].
Tìm hiểu các cơng trình trên, chúng tơi nhận thấy rằng:
Số lượng các cơng trình nghiên cứu về thể tài du kí chưa nhiều, về thể tài
du kí trong văn xi trung đại cịn ít ỏi hơn nữa, dung lượng thường là những
bài viết ngắn, phạm vi nghiên cứu hẹp, tính hệ thống của vấn đề chưa cao.
Du kí đã được các nhà nghiên cứu minh định khá rõ ràng, rành rẽ với các
khía cạnh về nội dung phản ánh và hình thức nghệ thuật. Tuy thống nhất về
cách định danh thuật ngữ rằng du kí là một thể tài văn học song có những
quan niệm khác nhau về phạm vi rộng, hẹp của thể tài này.
Việc nghiên cứu còn dừng lại ở mức độ giới thiệu đôi nét khái quát về
đặc điểm thể tài trước khi tập trung vào du kí ở giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX,
giai đoạn được coi là nở rộ và đạt đến sự hoàn thiện với nhiều đóng góp quan
trọng, mà chưa có cơng trình nào nghiên cứu riêng rẽ và có hệ thống về vấn
đề này.
Đối với thể tài du kí trong văn xi trung đại, các cơng trình đã có nhiều
kết luận xác đáng về đặc điểm nổi bật của du kí khi đặt đối tượng nghiên cứu
trong mối quan hệ mật thiết với thể kí và thể loại. Tuy nhiên, vấn đề còn giới
hạn ở một mức độ nhất định, hoặc mang tầm khái quát (Kí Việt Nam thời
trung đại, quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng thể loại), hoặc chỉ
nhấn mạnh ở một vài phương diện (Thể tài văn xi du kí chữ Hán thế kỉ
XVIII - XIX và những đường biên thể loại) mà chưa đi vào nghiên cứu một
cách toàn diện.


10


Tóm lại, vấn đề thể tài du kí trong văn xi trung đại đến nay vẫn cịn
nhiều điều bỏ ngỏ cần phải tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu. Trong quá trình thực
hiện đề tài, chúng tơi tiếp thu kết quả nghiên cứu của những cơng trình, bài
viết trên, xem đó là gợi ý quí báu để vấn đề được xem xét thấu đáo và có hệ
thống hơn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là thể tài du kí trong văn xi chữ
Hán thời trung đại. Cụ thể chúng tôi đi sâu khảo sát các phương diện sau:
Nét đặc trưng về nội dung của thể tài du kí: sự kí chép về “những điều
trơng thấy” trên hành trình viễn du; những nhận thức, cảm nghiệm của kí giả.
Một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật của thể tài du kí trung đại như: cái
nhìn nghệ thuật, cấu trúc tác phẩm, ngơn ngữ.
Do tính chất đa dạng và phức tạp của đối tượng nghiên cứu, Luận văn
khơng khảo sát tồn bộ sáng tác thuộc thể tài du kí trong văn xi trung đại
mà chỉ tập trung vào một số du kí trường thiên tiêu biểu, mang tính đại diện
gồm: Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác, Tây hành kiến văn kỉ lược – Lý Văn
Phức, Giá Viên biệt lục (Tây hành nhật kí) – Phạm Phú Thứ để từ đó rút ra
những kết luận cần thiết.
Ngồi ra, trong q trình triển khai các chương, mục của Luận văn,
chúng tơi cịn mở rộng phạm vi tìm hiểu các văn bản khác thuộc thể tài du kí
trong văn xi trung đại và hiện đại để làm cơ sở cho sự đối chiếu, so sánh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Căn cứ vào đặc điểm đối tượng nghiên cứu, chúng tơi sử dụng phương
pháp loại hình, phương pháp cấu trúc - hệ thống và phương pháp chọn mẫu
làm phương pháp nghiên cứu chính.
Phương pháp loại hình


11


Trên cơ sở khảo sát những nét chung về phạm vi, cách thức phản ánh đời
sống, về kiểu dạng, hình thái và đặc điểm nghệ thuật của một số tác phẩm du
kí trung đại, chúng tơi xác định những đặc điểm của thể tài du kí trong thời kì
này và giá trị thẩm mỹ của chúng.
Phương pháp cấu trúc – hệ thống
Luận văn khảo sát thể tài du kí qua các tác phẩm cụ thể với tư cách là
một hệ thống bao gồm các chỉnh thể, các yếu tố có mối liên hệ hữu cơ, tác
động lẫn nhau đồng thời cũng chịu sự chi phối của các thể tài, thể loại văn
học khác.
Phương pháp chọn mẫu:
Luận văn khơng tìm hiểu tồn bộ tác phẩm thuộc thể tài du kí mà thực
hiện việc khảo sát một số sáng tác mang tính đại diện, tiêu biểu, điển hình,
chủ yếu là tập trung vào Thượng kinh kí sự, Tây hành kiến văn kỉ lược, Giá
Viên biệt lục.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp và thao tác khác có
tính bổ trợ như: phân tích, tổng hợp, mơ tả, so sánh,…
5. Đóng góp của Luận văn
Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu và phát huy thành tựu nghiên cứu trước đó,
Luận văn đã thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của mình và nhận thấy có những
đóng góp sau:
Luận văn là một trong những cơng trình đầu tiên khảo sát có hệ thống về
thể tài du kí trong văn xi trung đại Việt Nam, góp phần minh định một thể
tài văn học chưa được nghiên cứu nhiều và sâu, làm rõ những thành quả mà
thể tài đã đạt được ở thời trung đại, từ đó xác định vị trí và những đóng góp
của chúng trong lịch sử phát triển của văn học dân tộc.


12


Luận văn đi sâu phân tích các khía cạnh thuộc phương diện nội dung và
hình thức của thể tài du kí trung đại qua những sáng tác tiêu biểu, chỉ ra
những nét riêng, những điểm mới của thể tài.
Trong quá trình nghiên cứu vấn đề, chúng tơi đồng thời đi vào khảo sát
kĩ các tác phẩm Thượng kinh kí sự, Tây hành kiến văn kỉ lược, Giá Viên biệt
lục từ bình diện thể tài du kí. Âu đó cũng là một góc nhìn mới góp phần soi
sáng giá trị đa dạng của các tác phẩm này.
6. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn triển khai
theo 3 chương như sau:
Chương 1: Thượng kinh kí sự, Tây hành kiến văn kỉ lược, Giá Viên biệt
lục trong tiến trình vận động của thể tài du kí trung đại
Chương 2: “Những điều trơng thấy” – nét đặc trưng của thể tài du kí
trung đại qua Thượng kinh kí sự, Tây hành kiến văn kỉ lược, Giá Viên biệt lục
Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật du kí trung đại qua Thượng kinh
kí sự, Tây hành kiến văn kỉ lược, Giá Viên biệt lục


13

CHƢƠNG 1
THƯỢNG KINH KÍ SỰ, TÂY HÀNH KIẾN VĂN KỈ LƯỢC,
GIÁ VIÊN BIỆT LỤC TRONG TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG
CỦA THỂ TÀI DU KÍ TRUNG ĐẠI
Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX thường được gọi là văn
học trung đại. Trong mười thế kỉ phát triển, nền văn học trẻ của chúng ta với
sức mạnh tiềm sinh đã thực hiện những bước nhảy vọt ngoạn mục để đạt đến
đỉnh cao về mọi phương diện. Ngay từ khi mới ra đời, văn xuôi tự sự không
chỉ là một bộ phận quan trọng của nền văn học dân tộc mà cịn là ảnh xạ phản
chiếu trình độ tư duy nghệ thuật của người Việt thời trung đại và gắn liền với

quá trình lịch sử văn học dân tộc. Tuy hầu hết được viết bằng chữ Hán, song
văn xuôi tự sự đã phản ánh khá chân thật, sinh động đời sống, những tâm tư,
nguyện vọng của người Việt. Quá trình phát triển của văn xi trung đại là sự
hình thành và phát triển của hệ thống các thể loại, thể tài văn học. Những
bước đi của thể tài du kí trong lịng văn xi trung đại với nhịp điệu riêng, kết
tinh ở những sáng tác tiêu biểu đã phần nào phản ánh tiến trình vận động của
văn học dân tộc. Do đó, tìm hiểu thể tài du kí là một việc nên làm trong hành
trình đi tìm con đường thích hợp để nắm bắt bản chất và qui luật của một thời
kì văn học đã qua.
1.1. MỘT CÁI NHÌN CHUNG VỀ THỂ TÀI DU KÍ
1.1.1. Thể tài du kí
a. Du kí với tư cách là thể tài văn học
Du kí, theo nghĩa từ nguyên, là ghi chép về sự đi, sự xê dịch, thưởng
ngoạn cảnh quan xứ lạ, thế nhưng nội hàm của khái niệm này thì lại khá phức
tạp. Bằng chứng là các nhà nghiên cứu không phải lúc nào cũng thống nhất
với nhau về điểm nhìn nghiên cứu và cách định danh du kí.


14

Những năm 90 của thế kỉ XX, trên thế giới rộ lên các cơng trình nghiên
cứu và phê bình du kí cùng với sự ra đời của Hiệp hội Du kí Quốc tế
(International Society for Travel Writing). Những vấn đề như du kí thuộc loại
hình văn học hay phi văn học, là thể loại hay thể tài, là thể loại hay tiểu loại,
hư cấu hay phi hư cấu,… đã được đưa ra tranh luận. Hiện nay, nhiều học giả
nghiên cứu du kí với tư cách là một bộ phận thuộc loại hình văn học du lịch
và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiêu biểu là một số ý kiến sau:
Với cơng trình Thể loại du kí trong sáng tác của Mark Twain những
năm 60 – 70 thế kỉ XIX (được trích đăng trong bài Du kí với tư cách là một thể
loại văn học: những vấn đề lí thuyết) nhà nghiên cứu người Nga

V.A.Shachkova đã đưa ra định nghĩa về dạng tác phẩm văn học có nội dung
về cuộc hành trình:
Tác phẩm là sự kết hợp của các yếu tố kể chuyện, thống kê,
khoa học tự nhiên và xã hội biểu hiện bằng hình thức văn chương,
như là một câu chuyện về cuộc phiêu lưu, cảm xúc và suy nghĩ
mang tính cá nhân về điều có khả năng gây sự tị mị cho người
khác – một cuộc hành trình được kết hợp bởi các hình thức linh
hoạt có nội dung phong phú và hấp dẫn” [43].
Còn tác giả Claire Linsay thì nhấn mạnh đặc trưng của du kí: “Bất kì câu
chuyện nào chi phối bởi các đặc trưng: tính phi hư cấu, có nội dung liên quan
đến một chuyến đi, một cuộc hành trình diễn ra trong thực tế, trong đó tác giả,
người kể chuyện và nhân vật chính là một hoặc giống hệt nhau”[2].
Ở Việt Nam, du kí đã được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đề cập
đến từ lâu. Những năm 60 của thế kỉ XX, dựa trên quan điểm của các nhà lí
luận Liên Xơ và Trung Quốc, các học giả nước ta chia văn học thành bốn thể
loại: thơ, truyện, kịch, kí và du kí được xem là tiểu loại của kí. Tuy nhiên,
trong cách phân chia tiểu loại, cũng có sự khác nhau khi đặt du kí vào các cấp


15

độ. Nam Mộc phân chia kí thành: phóng sự, kí sự, tùy bút, bút kí; trong bút kí
lại có các tiểu loại nhỏ hơn: nhật kí, du kí, hồi kí, tạp văn, tiểu phẩm,…[23].
Tầm Dương lại đặt du kí vào trong kí sự cùng với các tiểu loại hồi kí, truyện
kí [3]. Đến những năm 90 của thế kỉ XX, du kí được xem là sự biểu hiện hình
thức của thể loại kí. Trong cuốn Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên) có
viết: “Kí khơng phải là một thể loại thuần nhất mà bao gồm nhiều hình thức
ghi chép, miêu tả và biểu hiện về cuộc sống trong văn xi từ kí sự, phóng sự,
bút kí, hồi kí, du kí đến nhật kí, tùy bút, tiểu phẩm văn học, bút kí chính
luận,…” [6,tr.215]. Cịn Giáo trình Lí luận văn học (Trần Đình Sử chủ biên)

cho rằng du kí là một thể loại đứng độc lập cùng với các thể loại khác như kí
sự, phóng sự, nhật kí, hồi kí, bút kí, tản văn trong loại hình kí và đã đưa ra
khái niệm mang tính mơ tả:
Có thể hiểu du kí là thể loại ghi chép về vẻ kì thú của cảnh vật
thiên nhiên và cuộc đời, những cảm nhận, suy tưởng của con người
trong những chuyến du ngoạn, du lịch. Du kí phản ánh, truyền đạt
những nhận biết, những cảm tưởng, suy nghĩ mới mẻ của bản thân
người du lịch về những điều mắt thấy tai nghe ở những xứ sở xa lạ,
những nơi mọi người ít có dịp đi đến, chứng kiến. Hình thức của du
kí rất đa dạng, có thể là ghi chép, kí sự, hồi kí, thư tín, hồi tưởng,
miễn là mang lại thơng tin, tri thức và cảm xúc tươi mới về phong
cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở cịn ít người biết đến
[45,tr.382].
Khái niệm này về cơ bản giống với Từ điển thuật ngữ văn học, xem du
kí là một thể loại văn học thuộc loại hình kí.
Trong thập niên đầu của thế kỉ XXI, hướng nghiên cứu du kí trên
phương diện thể tài đang được Nguyễn Hữu Sơn đề xướng. Ở nhiều bài đăng
trên các báo và tạp chí, ơng cho rằng: “Khi nói đến thể tài du kí cần được hiểu


16

nhấn mạnh hơn ở phía đề tài, phía nội dung và cảm hứng nghệ thuật chứ
khơng phải ở phía thể loại” [37,tr.13]. Cùng quan điểm xem du kí là một thể
tài văn học, Phạm Xuân Nguyên nhấn mạnh: “Thể tài du kí có thể bao gồm
một phạm vi rất rộng. Duy danh mà nói thì du kí là tất cả những ghi chép khi
đi đến một nơi nào đó…Đi và thấy cảnh và người, sự và việc, rồi viết ra cảnh
ấy, người ấy, sự ấy, việc ấy kèm theo nghĩ suy, cảm xúc của mình, có khi cịn
là phân tích, khảo cứu, ấy là du kí” [60].
Tất nhiên, khi xem xét du kí từ điểm nhìn nào, mỗi nhà nghiên cứu đều

có lý lẽ riêng. Để tránh sự rối rắm khơng cần thiết, chúng tơi thấy cần có một
qui ước rõ ràng trước khi đi vào khảo sát đối tượng.
Trước hết, cần nói qua về thuật ngữ “thể loại văn học” và “thể tài văn
học” bởi nhận thấy đây là đầu mối của mọi sự rắc rối.
Trong nhiều cơng trình nghiên cứu lí luận và phê bình văn học, khái
niệm “thể loại văn học” rất hay được nhắc đến. Nhìn chung, về cách định
danh thuật ngữ ở các cơng trình lí luận là tương đối thống nhất. Theo đó, “thể
loại” là “dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương
đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống
nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời
sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các
hiện tượng đời sống ấy” [9,tr.253]. Tuy nhiên trong thực tế, việc sử dụng
thuật ngữ này lại không đơn giản do sự trừu tượng và độ biến dịch khái niệm
khá rộng của bản thân từ này. Sự kết hợp giữa “loại” và “thể” - vốn là hai từ
mang nội hàm ý nghĩa hoàn toàn khác nhau - trong một khái niệm “thể loại”
đã gây nên tình trạng thiếu rõ ràng, khó nhất quán trong cách hiểu và sử dụng.
Trong khi “loại” mang ý nghĩa là giống, chủng loại mà phương Tây gọi là
“genre”, người Nga gọi là “rod”, sách lí luận Trung Quốc gọi loại là “dạng
thức” văn học, tựu trung lại “loại” là một khái niệm dùng để chỉ tập hợp các


17

sự vật, hiện tượng có chung những nét tương đồng về kiểu dạng, cách thức tổ
chức tác phẩm thì khái niệm “thể” chỉ hình thức cụ thể, là hình dáng, văn thể.
Nếu “loại” chỉ cái bao quát, toàn thể, mang tính trừu tượng thì “thể” lại chỉ cái
cụ thể, hiện hữu, hữu hình. Như vậy, “thể” và “loại” thực chất là cách gọi
khác nhau của những hiện tượng khác nhau nên việc kết hợp chúng lại để tạo
thành một khái niệm trung gian sẽ khó tránh khỏi những bất cập. Điều này đã
được các nhà nghiên cứu khẳng định: “Khái niệm thể loại không thể đáp ứng

được yêu cầu phân xuất đối tượng trong quá trình nghiên cứu, tức là nó khơng
thỏa mãn việc chia tách nhóm tác phẩm một cách khoa học (…). Thể loại là
một khái niệm rất khó xác định về nội hàm.” [27,tr.19]
Hơn nữa, nếu xem du kí như một “thể loại văn học” (theo cách hiểu phổ
biến về nội hàm của khái niệm này như đã nói ở trên) thì quả có nhiều chuyện
đáng bàn. Điều dễ thấy nhất là ở các sáng tác du kí, tính qui luật loại hình,
tính ổn định về dạng thức, về cách thức tổ chức tác phẩm không cao. Sự đa
dạng, phong phú, tính chất linh hoạt trong cách viết, cách phản ánh hiện thực
là thuộc tính của du kí. Cùng là du kí nhưng có tác phẩm được viết bằng lối
văn xuôi nhật dụng về chuyến đi theo lịch trình cụ thể (Mười ngày ở Huế Phạm Quỳnh), lại có tác phẩm được thể hiện dưới dạng thơ trường thiên (Như
Tây nhật trình – Trương Minh Ký), có trường hợp thể hiện dưới dạng du khảo
(Giá Viên biệt lục – Phạm Phú Thứ),…Thêm vào đó, nếu xem xét trong lịch
sử văn học Việt Nam, những sáng tác được gọi đích danh là du kí quả thật
khơng nhiều, song lại có nhiều tác phẩm dù được gọi là kí sự, kỉ lược, biệt
lục, nhật kí, ghi chép,…nhưng xét về bản chất chúng lại rất gần du kí với tư
cách là ghi chép từ những chuyến đi. Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác), Tây
hành kiến văn kỉ lược (Lý Văn Phức), Pháp du hành trình nhật kí (Phạm
Quỳnh), Sách sổ sang chép các việc (Philipphê Bỉnh),…là những trường hợp
như vậy. Nhiều nhà nghiên cứu xem xét du kí khơng phải với tư cách là một


18

“thể loại văn học” mà là “thể tài văn học” phải chăng là để tránh những bất
cập này.
Lại nói về khái niệm “thể tài văn học”. Đây là một từ khá quen thuộc
trong nghiên cứu, lí luận văn học song thường mang tính chất tạm thời, ít khi
được dùng với tư cách thuật ngữ. Khảo sát thực tế sử dụng, chúng tơi nhận
thấy có những trường hợp sau:
Thứ nhất, “thể tài văn học” thường được sử dụng với ý nghĩa như “thể

loại văn học”, thể tài là cách gọi khác của thể loại. Thể tài – thể loại trong
trường hợp này có nội hàm là một yếu tố thuộc loại, nằm trong loại, là dạng
thức cụ thể, là hình thái của tác phẩm biểu hiện trước mắt người đọc.
Thứ hai, khái niệm “thể tài” được sử dụng với ý nghĩa chỉ một nhóm,
một tiểu thể loại trong phân loại tác phẩm văn học. Xin đơn cử ra đây một ví
dụ để tiện cho việc hình dung. Trong bài viết Các thể tài chức năng, trứ thuật
và sáng tác nghệ thuật ở văn học trung đại Việt Nam, nhà nghiên cứu Lại
Nguyên Ân khi phân loại các sáng tác văn học trung đại đã chia ra ba nhóm
chính gồm: Nhóm các thể tài mang tính chức năng, nhóm các thể tài mang
tính nghệ thuật và nhóm các thể tài mang tính trứ thuật [56].
Thứ ba, thuật ngữ “thể tài” cũng thường được dùng với ý nghĩa nhấn
mạnh về loại đề tài, chủ đề khi tiến hành phân loại tác phẩm văn học. Theo đó
người ta phân loại tác phẩm ra các thể tài như: thể tài lịch sử, thể tài đạo đức thế sự, thể tài đời tư,…
Sự không thống nhất về cách sử dụng thuật ngữ “thể tài văn học” như
trên cũng là điều dễ hiểu. Bởi lẽ, đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Phong
Nam đã nói: “Mọi thuật ngữ, (…) chỉ là một qui ước từ ngữ. Điều quan trọng
là làm sao để một mặt, nó có thể giúp ta hình dung ra sự vật, hiện tượng mà
nó đại diện, mặt khác làm sao để khỏi rối, không bị lẫn lộn khi sử dụng”
[27,tr.21]. Trên tinh thần ấy, cùng với việc căn cứ vào đặc điểm của đối tượng


19

nghiên cứu, chúng tôi nghiêng về quan điểm xem xét du kí với tư cách là “thể
tài văn học” và mạnh dạn đưa ra qui ước về nội hàm thuật ngữ “thể tài văn
học” trong Luận văn.
“Thể tài” là khái niệm được gộp bởi hai phạm trù “thể” – hình dáng, văn
thể và “tài” – đề tài, phạm vi phản ánh đời sống. Chúng tôi hiểu “thể tài” là
những đề tài, phạm vi đời sống được thể hiện bằng những kiểu, dạng tác
phẩm có hình thái giống nhau. Như vậy, “thể tài” là cách phân loại dựa trên

nhiều yếu tố như đối tượng phản ánh, phương thức thể hiện, hình thái tác
phẩm,… “Thể tài” mang ý nghĩa nhấn mạnh hơn góc độ đề tài, nội dung phản
ánh, cảm hứng nghệ thuật của người viết với hình thức thể hiện tương ứng
của tác phẩm văn học chứ khơng phải chỉ nhìn nhận duy nhất ở góc độ thể
loại và cũng có nhiều điểm khác với thể loại. “Thể tài” còn chỉ rõ đặc điểm
của tác phẩm văn học phản ánh cái gì và phản ánh như thế nào. “Thể tài” thực
chất là khái niệm dùng để khu biệt phạm trù tác phẩm. Đó là sự hạn định về
nội dung và hình thức thể hiện.
Nhìn nhận du kí với tư cách là “thể tài văn học”, tiếp thu ý kiến và kết
quả nghiên cứu về du kí của các học giả, chúng tơi tường minh cách hiểu của
mình để thuận tiện cho q trình thực hiện đề tài. Du kí theo chúng tơi quan
niệm là một thể của kí với đặc trưng là tính chân thực. Đó là những ghi chép
của bản thân người viết qua các chuyến đi (dù với mục đích nào) về điều tai
nghe mắt thấy ở xứ sở xa lạ hay nơi ít người biết đến hoặc ít có dịp đi đến.
Những thắng cảnh, phong vật, dân tình,…được quan sát, cảm nhận và kí chép
theo cuộc hành trình của kí giả. Nét đặc thù của thể tài du kí là nhận thức của
bản thân người viết qua các cuộc viễn du. Cái tơi trong du kí là cái tôi khám
phá, chứng nghiệm, trải nghiệm mang cảm hứng lữ hành và có thể bộc lộ tình
cảm, quan điểm, chính kiến, liên tưởng,… của mình trước những kiến văn. Về
hình thái, kiểu dạng của sáng tác du kí là đa dạng, không thuần nhất miễn


20

mang lại thông tin rõ ràng, rành rẽ về đối tượng bằng cảm xúc mới mẻ, lạ lẫm,
làm giàu cho nhận thức, tình cảm và kinh nghiệm của người đọc. Về các yếu
tố nghệ thuật, du kí có những đặc điểm riêng trong cái nhìn nghệ thuật, cấu
trúc tác phẩm, ngơn ngữ,…
b. Thể tài du kí – một cái nhìn tồn cảnh
Như trên đã nói, thể tài du kí có phạm vi rất rộng và lịch sử lâu đời.

Trong tiếng Anh, “travel literature” (văn học du hành) là tên gọi để chỉ những
sáng tác lấy cảm hứng từ sự thích đi của những cuộc hành hương, những
chuyến công cán sự vụ, những cuộc thám hiểm địa lí hay tìm kiếm lợi nhuận
ở vùng đất mới,…Ngay từ thuở xa xưa, phương tiện giao thơng cịn khó khăn,
việc đi lại gặp nhiều trở ngại nhưng con người vẫn phải di chuyển vì nhiều lí
do, kèm theo đó là khao khát mở rộng tầm hiểu biết, mong muốn khám phá,
đổi thay khơng khí đã thôi thúc con người dấn bước viễn du. Trong những
chuyến du hành, việc chứng kiến, trải nghiệm những cảnh hay, việc lạ khiến
lữ khách thấy thúc bách phải viết ra điều mình mắt thấy tai nghe cho người
khác đọc, trước là chia sẻ cái nhận biết, cái cảm giác, cảm xúc cá nhân; sau là
hối thúc mọi người hãy mạnh dạn đi đến những chốn lạ, miền xa, thử đặt
mình vào hồn cảnh địa dư khác, từ đó mà năng động hơn, dám nghĩ, dám
làm hơn, có những hiểu biết mới hơn. Vậy là những thiên du kí ra đời. Do đó
hầu như mọi thời, ở mọi nền văn hóa đều có du kí.
Ở phương Tây, các tác phẩm du kí đầu tiên là ghi chép từ những cuộc
thám hiểm vùng đất mới. Làn sóng du kí đầu tiên ở thế kỉ sau Columbus chứa
đầy những chuyện kể anh hùng về các cuộc thập tự chinh, các cuộc chinh
phục và hành hương. Nhưng khi tính xác thực của các câu chuyện đó bị hồi
nghi và giá trị đối với triết học tự nhiên của những hiện tượng mới phát hiện
được coi trọng thì một loại du kí khác nổi lên. Đấy là du kí thiên về ghi chép
thực tế cùng những câu chuyện kể xác thực thường do các nhà lịch sử tự


21

nhiên và triết học tự nhiên thực hiện. Lúc này, các tác phẩm du kí nhanh
chóng trở thành một nguồn tri thức quan trọng trong triết học tự nhiên.
Trên thế giới, người ta chia du kí ra thành nhiều kiểu chủ yếu căn cứ vào
chủ thể viết. Kiểu những người lãng du và kiếm sống bằng những bài viết về
các chuyến đi. Kiểu đi chỉ là cái cớ để viết bài bàn về quốc gia, dân tộc như

trường hợp nhà văn V.S.Naipul. Kiểu của các nhà tự nhiên học như Charles
Darwin viết du kí nhằm phân tích tự nhiên dưới góc độ khoa học. Kiểu các
nhà văn đi rồi viết như John Steinbeck. Dù ở kiểu nào thì du kí đều hướng
tâm ở phương thức đi –xem và đặt cược ở tính tích cực của chủ thể người
viết. Càng ngày, thể tài này càng khẳng định sức hấp dẫn đặc biệt với số
lượng tác phẩm ra đời ngày một nhiều, thu hút số lượng người viết đơng đảo
và hình thành dịng “văn học du kí”. Nhiều người cho rằng thế kỉ XX là thời
đoạn phát triển rực rỡ của dòng sách du kí khi số lượng và chất lượng tác
phẩm đều hùng hậu. Điểm qua các sáng tác, tất nhiên chỉ ở những cuốn tạo
được dấu ấn quốc tế, chúng ta thấy có đến hơn 150 đầu sách của các tác giả
tên tuổi như W.Somerset Maugham, D.H.Lawrence, Ernest Hemingway, John
Steinbeck, Paul Theoux,… Thế kỉ XXI vừa mới qua được 13 năm song số
lượng sách du kí trên văn đàn là rất đáng kể, hơn 50 đầu sách có tiếng được
Wikipedia liệt kê. Khẳng định và vinh danh các sáng tác thuộc thể tài này, tạp
chí Telegraph vừa qua đã bình chọn mười cuốn sách du kí hay nhất mọi thời,
trong đó dẫn đầu là tác phẩm On the road của Jack Kerouac.
Khác với nhiều nước phương Tây, thể tài du kí nước ta xuất hiện muộn.
Dẫu rằng xưa nay trong dân gian vẫn truyền tụng câu ca dao: “Đi cho biết đó
biết đây/ Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn” hoặc “Làm trai cho đáng nên trai/
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng” song vì được bao bọc trong bầu văn
hóa của cư dân nơng nghiệp, sự sống, sự chết đều diễn ra trong khung cảnh
làng Việt cổ truyền, cả đời “Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”, người dân ta


×