1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ THI H
Thi pháp tự sự của thợng kinh kí sự
và hoàng lê nhất thống chí
LUN VN THC S NG VN
VINH - 2011
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ THI H
Thi pháp tự sự của thợng kinh kí sự
và hoàng lê nhất thống chí
Chuyờn ngnh: VN HC VIT NAM
Mó số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM TUẤN VŨ
VINH - 2011
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………...
1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………………….
2. Lịch sử vấn đề………………………………………………….……….....................
3. Mục đích nghiên cứu……………………………….……………….......................
4. Phạm vi nghiên cứu………………………………….….………………………….
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….
6. Đóng góp của luận văn…………………………………………..……………….
7. Cấu trúc luận văn…………………….......................................................................
Chương 1. KHÁI NIỆM THI PHÁP TỰ SỰ. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN NGHIÊN CỨU THI PHÁP TỰ SỰ CỦA HAI TÁC PHẨM........................
1.1 Khái niệm thi pháp tự sự……………..................................................................
1.2. Tác giả, nội dung và hình thức của Thượng kinh kí sự………….........
1.2.1. Tác giả…………………………………………………………………………….
1.2.1.1. Cuộc đời Lê Hữu Trác…………………………………………….............
1.2.1.2. Con người nhân cách Lê Hữu Trác.........................................................
1.2.1.3. Sự nghiệp sáng tác văn chương………………………………................
1.2.2. Nội dung của Thượng kinh kí sự …………………………………………
1.2.2.1. Giá trị hiện thực của Thượng kinh kí sự ……………………………...
1.2.2.2. Tâm sự của Lê Hữu Trác………………………………………………….
1.2.3. Hình thức của Thượng kinh kí sự …………………………………...........
1.2.3.1. Thể loại…………………………………………………………………….....
1.2.3.2. Kết cấu…………………………………………………………………………
1.2.3.3. Ngơn ngữ, giọng điệu……………………………………………………..
1.3. Tác giả, nội dung và hình thức của Hồng Lê nhất thống chí…..…..
1.3.1. Tác giả …………………………………………………………………..……….
1.3.2. Nội dung của Hồng Lê nhất thống chí ………………………..………
1.3.2.1. Miêu tả sự sụp đổ của tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh và cuộc
khởi nghĩa của Tây Sơn………………………………………………………………
1.3.2.2. Tư tưởng, thái độ của các tác giả Ngô gia văn phái ………………
1.3.3. Hình thức của Hồng Lê nhất thống chí …………………..…………...
1.3.3.1. Thể loại, kết cấu…………………………………………………………….
1.3.2.2. Ngơn ngữ, giọng điệu trong Hồng Lê nhất thống chí …………..
Trang
1
1
3
9
9
10
10
10
11
11
12
12
12
16
19
19
20
23
28
29
33
34
37
37
39
40
41
42
42
47
4
Chương 2. THI PHÁP TỰ SỰ CỦA THƯỢNG KINH KÝ SỰ ………………...
2.1 Mạch trần thuật…………………………..………………………………………..
2.2. Nghệ thuật thể hiện nhân vật của Thượng kinh kí sự………..……........
2.2.1. Vua chúa, quan lại…………………………………………………………….
2.2.2. Nhân vật “tôi” - chân dung tự họa của tác giả………………………..
2.3. Nghệ thuật miêu tả sự kiện……………………………………….……………
2.3.1. Miêu tả sự kiện theo thời gian……………………………..………………
2.3.2. Miêu tả sự kiện gắn với tâm trạng…………..…………………….………
Chương 3. THI PHÁP TỰ SỰ CỦA HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ ……..
3.1. Mạch trần thuật …………………………………………………..…………........
3.2. Nghệ thuật thể hiện nhân vật………………………………………………….
3.2.1. Hệ thống nhân vật của Hoàng Lê nhất thống chí ……...……………..
3.2.2. Các nhân vật thuộc tầng lớp thống trị …………...………………………
3.2.2.1. Vua chúa……………………………………………………………………….
3.2.2.2. Thái hậu, quý phi, quan lại……………………………………………….
3.2.3. Các nhân vật thuộc triều Tây Sơn…………………………….…………..
3.2.4. Nhân vật đám đông..…………………………………………………………..
3.3. Nghệ thuật thể hiện sự kiện…………………………………….……………..
3.3.1. Nghệ thuật thể hiện sự kiện lịch sử………………………………..….......
3.3.2 Sự kiện được miêu tả có khơng gian và thời gian xác định…………
3.3.2.1. Sự kiện được thể hiện theo không gian xác định…………………..
3.3.2.2. Sự kiện được thể hiện theo thời gian ………………………………….
Chương 4. SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT LỚN TRONG THI PHÁP
51
51
57
57
59
63
64
66
70
70
72
72
73
73
78
80
85
87
87
89
89
90
TỰ SỰ CỦA HAI TÁC PHẨM……………………..…………………………………
92
92
92
93
95
95
98
103
106
4.1. Sự tương đồng. Nguyên nhân của sự tương đồng…………………….....
4.1.1. Sự tương đồng khi viết về các sự kiện lịch sử - xã hội……...............
4.1.2. Sự tương đồng khi viết về các nhân vật lịch sử……………………….
4.2. Sự khác biệt và nguyên nhân của chúng…………………………………...
4.2.1. Sự khác biệt khi viết về các sự kiện lịch sử - xã hội………….……..
4.2.2. Sự khác biệt khi viết về các nhân vật lịch sử…………..………..…….
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………..…………………………………………
5
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu thi pháp tự sự là nghiên cứu một trong những vấn đề
chính yếu của tác phẩm tự sự. Nghiên cứu tác phẩm tự sự dưới góc nhìn
thi pháp học là một lĩnh vực nghiên cứu còn mới, nhất là khi so sánh với bộ
môn thi học của Arixtote (lấy nghệ thuật thơ ca làm đối tượng chính) có bề
dày lịch sử hơn hai nghìn năm. Tự sự học đã trở thành một bộ môn thu hút
các nhà nghiên cứu ngữ văn. Tìm hiểu tác phẩm dưới góc nhìn thi pháp tự
sự sẽ giúp chúng ta hiểu hơn giá trị của tác phẩm với tư cách là một sản
phẩm nghệ thuật.
1.2. Kí sự và chí là hai loại tác phẩm có những điểm gần gũi: hiện
thực được phản ánh trong tác phẩm, yếu tố thực và hư cấu... Trong thành
tựu của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ
XIX thì tiêu biểu hơn cả là văn xi tự sự, trong đó chủ yếu là văn kí sự.
Thành tựu nổi bật về văn xi tự sự chữ Hán những giai đoạn trước là loại
truyện chí quái và truyền kì, nghĩa là từ những truyện dân gian có nhiều
yếu tố hoang đường, tác giả thể hiện bằng văn xi, từ Việt điện u linh,
Lĩnh Nam chích qi và Thánh Tơng di thảo, Truyền kì mạn lục. Đến giai
đoạn này, văn kí sự đã đạt được những thành tựu rực rỡ, biểu hiện sự quan
tâm của con người trước những vấn đề, những biến cố xảy ra trong xã hội.
Chính vì thế, văn học lúc này xuất hiện nhiều tác phẩm viết theo thể loại kí
như Cơng dư tiệp kí của Vũ Phương Đề hồn thành vào năm 1755, Tiên
tướng công niên phả lục của Trần Tiến, Vũ trung tùy bút và Châu phong
tạp thảo của Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục do Phạm Đình Hổ
(dưới bút danh là Tùng Niên) và Nguyễn Án (dưới bút danh là Kính Phủ)…
Ngồi ra văn học giai đoạn này cịn có những bộ tiểu thuyết chương hồi
viết bằng chữ Hán. Đó là bộ Nam triều cơng nghiệp diễn chí, cịn gọi là
Việt Nam khai quốc chí truyện, Tây Dương Gia Tơ bí lục. Trong hai thể
6
loại tiêu biểu đó, khơng thể khơng kể đến hai tác phẩm đặc sắc: Thượng
kinh kí sự của Lê Hữu Trác và Hồng Lê nhất thống chí của Ngơ gia văn
phái. Sở dĩ có được sự độc đáo đó là vì hai tác phẩm ra đời trong cùng một
hồn cảnh lịch sử, phản ánh một thời kì đau thương và hào hùng của dân
tộc. Có lúc đọc tác phẩm này, dường như chúng ta lại thấy phảng phất tác
phẩm kia nhưng thực ra chúng khơng tương đồng. Đó chính là nhờ những
đặc sắc của mỗi tác phẩm. Thượng kinh kí sự là “Tác phẩm kí nghệ thuật
đích thực đầu tiên của văn học Việt Nam. Nó khơng chỉ là đỉnh cao, là sự
hồn thiện thể kí thời trung đại, mà cịn là mực thước cho lối viết kí sau
này”. Cịn Hồng Lê nhất thống chí của Ngơ gia văn phái nổi lên như một
kiệt tác “tập đại thành của nền văn xuôi chữ Hán Việt Nam”. Đây thực sự
là những tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa lớn đối với lịch sử văn học dân
tộc. Nghiên cứu hai tác phẩm này dưới góc nhìn thi pháp học sẽ giúp chúng
ta nhận thức sâu thêm giá trị vốn có của chúng với đặc trưng thể loại, sự
gần gũi và khác biệt giữa hai tác phẩm thuộc hai thể loại tự sự có dung
lượng lớn.
1.3. Thượng kinh kí sự và Hồng Lê nhất thống chí tiêu biểu cho hai
loại tác phẩm trên, cùng viết về một thời đại lịch sử nên có cơ sở nghiên
cứu thi pháp của chúng trong sự đối sánh để nhận thức được những điểm
tương đồng và dị biệt của hai tác phẩm góp phần nhận thức sự tương đồng
và dị biệt của hai thể loại.
Thượng kinh kí sự và Hồng Lê nhất thống chí cùng viết về một thời
kì lịch sử vừa đau thương vừa hào hùng của dân tộc, giai đoạn phân tranh
quyền lực giữa các tập đồn chính trị cuối thời Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn
và cùng cuộc nổi dậy của nghĩa quân Tây Sơn đập tan các tập đồn chính
trị phong kiến trong nước và đánh đuổi hai mươi vạn quân xâm lược Mãn
Thanh. Thời kì cuối Lê đầu Nguyễn (cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX) là
một thời kì loạn lạc, đầy biến động dữ dội “thương hải tang điền”, quý tộc
sống xa hoa, hưởng lạc, quan lại tham nhũng, lộng hành... làm cho cuộc
7
sống nhân dân vô cùng đau khổ. Văn học thời kì ấy nói chung, Thượng
kinh kí sự và Hồng Lê nhất thống chí nói riêng phản ánh sâu sắc hiện thực
bấy giờ. Chính vì vậy, các nhà phê bình, nghiên cứu đánh giá đây là giai
đoạn đạt được nhiều thành tựu rực rỡ nhất trong văn học trung đại nước ta.
Trong văn học trung đại nói chung, văn xi tự sự thời kì cuối Lê đầu
Nguyễn nói riêng khơng có tác phẩm nào như Hồng Lê nhất thống chí và
Thượng kinh kí sự lại có sự gần gũi nhiều như vậy. Ngô gia văn phái và Lê
Hữu Trác đã bộc lộ được tư tưởng sâu sắc, bày tỏ thái độ và cảm xúc bằng
những bài thơ trữ tình hay bằng những ghi chép, miêu tả chân thực nhất để
lại dấu ấn trong lịng độc giả u thích văn học trung đại.
1.4. Nghiên cứu Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác và Hồng Lê
nhất thống chí của Ngơ gia văn phái góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Hai tác phẩm đều có những đoạn
trích được đưa vào chương trình Ngữ văn, đoạn trích Quang Trung đánh
tan qn Thanh trích Hồng Lê nhất thống chí của Ngơ gia văn phái, Vào
phủ chúa Trịnh trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác. Có thể nói, hai
đoạn trích đã thể hiện được nhiều giá trị của hai tác phẩm. Hiện nay số học
sinh u thích mơn văn ngày càng giảm, thậm chí một số học sinh khơng
muốn học văn vì nhiều lí do khác nhau. Chính vì thế, giáo viên càng cần
thay đổi phương pháp tiếp cận tác phẩm để tạo hứng thú học văn cho học
sinh. Tiếp cận tác phẩm văn học dưới cái nhìn thi pháp học là một trong
những phương pháp mới và khoa học giúp học sinh nhận thức được những
giá trị tinh thần của người xưa để lại và thêm yêu quý văn học nước nhà.
2. Lịch sử vấn đề
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về Thượng kinh kí sự của Lê Hữu
Trác và Hồng Lê nhất thống chí của Ngơ gia văn phái. Tuy nhiên các nhà
nghiên cứu chưa đối sánh thi pháp tự sự của hai tác phẩm.
Trong Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX), Nhà
xuất bản Giáo dục năm 1999, Nguyễn Lộc đã phân tích khá sâu sắc những
8
đặc điểm nổi bật của thể loại tiểu thuyết lịch sử. Nhà nghiên cứu khẳng
định: “Các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí viết về những sự kiện lịch sử
vừa mới xảy ra chứ không phải những sự kiện lịch sử xa xưa, tất cả con
người, sự kiện, năm tháng ở đây đều có thực chính xác, tác giả cố ý ghi chép
một cách trung thành mà không bịa đặt một điều gì. Sáng tạo của nhà văn là
trong rất nhiều sự việc bề bộn đã biết lựa chọn cái gì là tiêu biểu, là độc đáo
và miêu tả nó một cách sinh động, linh hoạt, chứ không phải nhằm xây dựng
những nhân vật, những tính cách để qua đó phản ánh bản chất của lịch sử”
[29, 241]. Nguyễn Lộc nhấn mạnh giá trị nghệ thuật của tác phẩm: “Hoàng
Lê nhất thống chí là một kí sự lịch sử. Có thể nói, thành cơng đầu tiên của
tác phẩm này là nhà văn đã kết hợp được tương đối hài hòa chân lí lịch sử
với chân lí nghệ thuật. Trong Hồng Lê nhất thống chí tác giả khơng phải
chỉ kể lại những gì đã xảy ra, mà kết hợp việc kể với việc miêu tả cái khơng
khí xảy ra sự việc ấy” [29, 252]. Như vậy, Nguyễn Lộc đã khẳng định rõ
thành tựu của văn kí sự trong văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa
đầu thế kỉ XIX mà tác phẩm tiêu biểu là Hoàng Lê nhất thống chí. Kết luận
đó đã phủ nhận quan niệm cho rằng Hồng Lê nhất thống chí là một tiểu
thuyết chương hồi của Việt Nam vì cho rằng trong Hồng Lê nhất thống chí
tiếp thu truyền thống chép sử theo lối biên niên của Trung Quốc. Hồng Lê
nhất thống chí có nhiều yếu tố tiểu thuyết nhưng chưa phải là một tiểu thuyết
lịch sử. Nguyễn Lộc chỉ ra được tính chất thể loại và nghệ thuật thể hiện sự
kiện, hình tượng xây dựng nhân vật của tác phẩm. Tuy nhiên nhà nghiên cứu
chưa tiếp cận tác phẩm ở góc độ thi pháp tự sự.
Cũng trong cơng trình này, Nguyễn Lộc đã khẳng định một trong
những thành tựu của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII
- đầu thế kỉ XIX là văn xuôi tự sự mà đặc biệt là văn kí sự: “Văn kí sự
đạt được những thành tựu rực rỡ là biểu hiện của ý thức con người
không thể dửng dưng những vấn đề, những biến cố xảy ra trong xã hội.
Sử học phong kiến chỉ ghi chép việc làm của vua chúa, những việc
9
quốc gia đại sự, không chép chuyện hàng ngày, chuyện sinh hoạt, cách
viết khô khan, nên các nhà văn đã tìm đến loại văn kí sự… Thượng
kinh kí sự là một tập bút kí đặc sắc của nhà y học nổi tiếng Lê Hữu
Trác, ghi lại những điều tai nghe mắt thấy và tâm trạng của ông trong
chuyến ra kinh thăm bệnh cho thế tử Trịnh Cán” [29, 26].
Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 1 (Nhà xuất bản
Đồng Tháp - năm 1996), Phạm Thế Ngũ viết về Hồng Lê nhất thống chí
như sau: “Tác giả họ Ngơ thì chủ trương chép lại câu chuyện vua Lê thống
nhất đất nước. Nhất thống có nghĩa là thu quyền hành về một mối. Nguyên
từ khi trung hưng ở Thanh Hóa rồi ra Thăng Long, nhà Lê tuy làm vua
song hầu nhưng chỉ có hư vị, các chúa Trịnh lập phủ riêng để xét đoán mọi
việc quốc gia. Trong nước ta thời bấy giờ có vua lại có chúa, quyền bính
khơng thống nhất. Đến hậu bán thế kỉ XVIII, sau khi Trịnh Sâm mất, kiêu
binh làm loạn nhà chúa suy vi. Rồi Tây Sơn ra Bắc, Nguyễn Huệ lật đổ
ngôi chúa đem quyền trị nước mà họ Trịnh chia đoạt, trả lại cho mình vua
Lê. Đó chính là cái tựa đề Hồng Lê nhất thống chí… Tuy là chép theo sát
sự thật lịch sử, song muốn cho hấp dẫn, tác giả trình bày theo lối tiểu
thuyết, chia làm 17 hồi, mỗi hồi có hai câu làm mào, cuối có hai câu kết
thúc, tự sự có đoạn mạch, trên dưới liên lạc, tình tiết lại li kì, đọc qua thấy
phong vị của một tiểu thuyết Tàu” [37, 277]. Ngoài ra, tác giả cịn trình bày
những băn khoăn về vấn đề ai là tác giả của Hồng Lê nhất thống chí.
Trong cơng trình này, Phạm Thế Ngũ đã nghiên cứu thể loại kí và tác
phẩm Thượng kinh kí sự. Tác giả đã dành hẳn một chương để viết về
Thượng kinh kí sự. Trong chương này, ơng tóm lược về tiểu sử Lê Hữu Trác,
về hành trình chuyến đi, đặc biệt là không gian nơi phủ chúa. Phạm Thế Ngũ
cho rằng: “Thượng kinh kí sự là một tác phẩm hiếm có và đặc sắc về mọi
phương diện trong văn học chữ Hán nước ta xưa”. Bên cạnh đó, ơng cịn
thấy được Thượng kinh kí sự cùng với một số tác phẩm tiêu biểu khác đã góp
phần phản ánh bộ mặt xã hội phong kiến Việt Nam “Duy chỉ có mấy trang
10
kí, nhất là ở tập du kí độc nhất vơ nhị này, người đọc mừng rỡ bắt mạch thấy
một chút gì sát thực, linh hoạt về nếp sống xưa cùng con người xưa” [37,
126].
Trần Đình Sử (1999) trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại
Việt Nam đã khẳng định Văn học Việt Nam trung đại có ba bộ tiểu thuyết
chương hồi, viết bằng chữ Hán. Đó là bộ Nam triều cơng nghiệp diễn chí,
Tây Dương Gia Tơ bí lục và Hồng Lê nhất thống chí. Tác giả cho rằng
“Tiểu thuyết chương hồi viết bằng văn xuôi chữ Hán là một hiện tượng độc
đáo của văn học Việt Nam trong bối cảnh các nền văn học cùng chịu ảnh
hưởng văn học Hán. Khác với truyện truyền kì và khác với văn học Nhật
Bản, Triều Tiên, tiểu thuyết chương hồi Việt Nam trung đại hầu như khơng
đề cập đến tình yêu mà chỉ liên quan đến đề tài lịch sử. Đề tài lịch sử này
theo nhận xét của Riftin về Hồng Lê nhất thống chí thì khơng phải là lịch
sử quá khứ mà là lịch sử đương đại của tác giả” [45, 358]. Trần Đình Sử
khẳng định: “Hồng Lê nhất thống chí hồn tồn theo mơ hình chương hồi
Trung Quốc. Mỗi hồi chứa đựng một số sự kiện chính, có một câu đối ở
đầu hồi, tóm gọn nội dung sự kiện” [45, 359]. Khi nhận xét về thời gian
nghệ thuật trong bộ tiểu thuyết này, nhà nghiên cứu cho rằng: “Hồng Lê
nhất thống chí có 17 hồi đã thể hiện một khung thời gian rất rộng từ chúa
Trịnh Kiểm phò lập vua Lê Trang Tông (1533 - 1548) cho đến năm 1860
vua Tự Đức cho lập đền thờ các bề tơi vua Lê, gồm gần 300 năm. Nếu tính
từ khi Trịnh Cán được sinh ra năm 1777 cho đến khi di hài vua Lê được
đem về nước 1804 là chỉ có 27 năm được trực tiếp miêu tả trong truyện…
Xét theo bố cục thời gian này thì gọi Hồng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết
lịch sử biên niên là có cơ sở” [45, 382]. Trần Đình Sử khẳng định tác phẩm
Hồng Lê nhất thống chí là một tiểu thuyết chương hồi tiêu biểu của văn
học trung đại Việt Nam.
Cũng trong cơng trình này, Trần Đình Sử cho rằng: “Khác với tạp kí,
kí sự chọn cuộc hành trình với những cuộc gặp gỡ, làm việc, thù tạc, chẳng
11
hạn như Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác. Đây thực sự là một tập kí đầy
tính văn học - thuật việc tả lòng kết hợp chặt chẽ, miêu tả thì quan sát tinh
tường, tỏ lịng thì trung thực nhân hậu, làm hiện lên rõ ràng một nhân cách
thanh cao, trong sạch… Đặc sắc của thiên kí sự này là sử dụng người trần
thuật ngôi thứ nhất, ghi lại những điều tai nghe mắt thấy của một con người
cụ thể, tâm tư, tình cảm cụ thể, mức độ cá tính hóa cao, ít thấy trong các tập
kí khác. Thiên kí sự này, đánh dấu trình độ kí sự văn học cổ điển Việt Nam
đã đạt đến trình độ cao, có tính chất đột phá sáng tạo, bởi nếu như khơng
nhầm thì chưa thấy tác phẩm tương tự trong văn Trung Quốc, một xứ sở sở
trường về kí ngắn, tản văn ngắn” [45, 331]. Nhà nghiên cứu đã đánh giá cao
tác phẩm này khi nhìn nhận nó trong thể loại và đối sánh với kí Trung Quốc.
Cơng trình Văn xi tự sự Việt Nam thời trung đại gồm ba tập truyện
ngắn, kí, tiểu thuyết chương hồi do PGS. TS. Nguyễn Đăng Na biên soạn.
Ở tập hai, tác giả đã nhìn nhận q trình phát triển của thể loại kí, phân biệt
kí với truyện và khẳng định vai trị, vị trí của Thượng kinh kí sự: “Thượng
kinh kí sự là tác phẩm kí nghệ thuật đích thực đầu tiên của văn học Việt
Nam. Nó khơng chỉ là đỉnh cao, là sự hồn thiện thể kí thời trung đại, mà
cịn là mực thước cho lối viết kí sau này” [34, 46]. Nguyễn Đăng Na cho
rằng: “Lê Hữu Trác hoàn toàn làm chủ ngịi bút, ơng tự do tung hồnh trên
dịng sơng cảm xúc của mình. Chưa bao giờ và chưa có một tác phẩm nào
mà cái tôi cá nhân của tác giả bộc lộ một cách mạnh mẽ, rõ ràng như ở
Thượng kinh kí sự…Vì thế đọc hết Thượng kinh kí sự, khi tác phẩm khép lại
rồi, hình tượng Lãn Ơng hiện lên sừng sững: một thi nhân, một ẩn sĩ thanh
cao, một danh y lỗi lạc đã đặt mình ra ngồi vịng cương tỏa, nghe hai chữ
“cơng danh” thì sợ đến “dựng cả tóc gáy” bởi mắc vào rồi “Trời cứu cũng
khơng thốt được” [34, 50]. Ngồi ra ơng khẳng định: “Tác phẩm của Lê
Hữu Trác chẳng chút vấn vướng gì đến văn học chức năng. Chỉ có một tâm
hồn phóng khống, bản lĩnh tự tin, cá tính mạnh mẽ và tài năng thực sự người
ta mới viết được kí và mới sáng tác những thiên kí tuyệt vời như Thượng kinh
12
kí sự, tác giả đã kết hợp ở đó nhiều bút pháp nghệ thuật: du kí, nhật kí, hồi kí,
kí phong cảnh… Đến Lê Hữu Trác, thể kí văn học đích thực đã thật sự ra đời
tạo đà cho hàng loạt tác phẩm kí khác…” [34, 51]. Như vậy, Nguyễn Đăng
Na đã khẳng định vị trí của Thượng kinh kí sự trong nền văn học dân tộc nói
chung và trong văn xuôi tự sự cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX nói riêng và
đã khắc họa thành cơng chân dung danh y lỗi lạc Lê Hữu Trác.
Đánh giá Hoàng Lê nhất thống chí, Nguyễn Đăng Na cho rằng: “Với
nhan đề Hồng Lê nhất thống chí trước hết họ Ngơ mặc nhiên khẳng định tác
phẩm của mình là sử khơng phải là văn. Song khi đọc, ta không khỏi ngạc
nhiên nhận thấy rằng, tác phẩm này khơng thuộc loại hình lịch sử mà thuộc loại
hình văn chương, chẳng những thế nó cịn là tác phẩm văn chương đặc sắc”
[35, 89]. Tác giả khẳng định Hồng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết đầu tiên và
duy nhất phá bỏ lối kể chuyện theo trình tự thời gian. Các nhà văn họ Ngơ Thì
đã vượt qua lối kể chuyện theo tuyến tính “văn xuôi tự sự quẩn quanh trong bút
pháp viết sử, để đưa tiểu thuyết chương hồi tới bên kia bờ của văn học đích
thực” [35, 89]. Ngồi ra, nhà nghiên cứu còn nhấn mạnh đây là tác phẩm duy
nhất phản ánh một cách tuyệt vời phong trào Tây Sơn đã cùng lúc tiến hành hai
cuộc cách mạng: lật đổ các tập đoàn phong kiến thống trị đương thời trong
nước và đánh đuổi giặc ngoại xâm. Một thành công của Ngô gia văn phái là đã
xây dựng thành công thế giới nhân vật và việc lựa chọn các sự kiện lịch sử,
những xung đột gay gắt nhất trong một không gian nghệ thuật cực kì rộng lớn.
Nguyễn Đăng Na đã khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của hai
tác phẩm, từ đó khẳng định vị trí, vai trị của chúng trong nền văn học trung
đại Việt Nam. Tuy nhiên công trình chưa tiếp cận hai tác phẩm dưới góc độ
thi pháp tự sự.
Trên Tạp chí Văn học (số 7 - 1961), trong bài “Mối quan hệ lâu đời
và mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc”, tác giả Đặng
Thai Mai cho rằng: “Một tập kí sự như cuốn Hồng Lê nhất thống chí là
một tập sáng tác có ý nghĩa tiểu thuyết lịch sử viết theo kiểu tiểu thuyết
13
chương hồi của văn học Trung Hoa. Văn tự, văn thể là của Trung Quốc
nhưng nội dung là của Việt Nam” [31, 10]. Như vậy, tác giả cũng đã chỉ ra
được sự sáng tạo của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
Năm 2009, tác giả Vũ Thanh Hà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề
tài: “Thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam” tại Viện văn học Việt
Nam. Trong luận án này, Vũ Thanh Hà đã giải quyết nhiều vấn đề liên quan
đến tiểu thuyết chương hồi chữ Hán ở Việt Nam nói chung và Hồng Lê nhất
thống chí nói riêng. Đặc biệt là ở tính ngun hợp của tác phẩm, ở góc độ tác
giả, thể loại, nội dung tư tưởng và cơng trình đã xem xét được vấn đề Hồng
Lê nhất thống chí là tác phẩm văn học hay là một tác phẩm lịch sử.
Tóm lại chưa có một cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ thi pháp tự sự
của Thượng kinh kí sự và Hồng Lê nhất thống chí trong cái nhìn so sánh,
đối chiếu. Các nhà nghiên cứu nói đến hai tác phẩm này như một minh
chứng về thể loại, giá trị hiện thực, giá trị nghệ thuật… tiêu biểu, xuất sắc của
nền văn xuôi tự sự trung đại giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ thi pháp tự sự của Thượng
kinh kí sự và Hồng Lê nhất thống chí, từ đó góp phần khái quát thi pháp tự
sự của từng loại tác phẩm.
3.2. Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt lớn của thi pháp tự sự ở hai
tác phẩm.
3.3. Góp phần nhận thức sự tương đồng và khác biệt lớn của hai tác
phẩm với sử kí thời trung đại khi phản ánh các nhân vật lịch sử và sự kiện
lịch sử.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thi pháp tự sự của Thượng kinh kí sự và Hồng
Lê nhất thống chí qua các văn bản chính sau:
4.1. Hồng Lê nhất thống chí (Nguyễn Đức Vân - Kiều Thu Hoạch dịch
chú thích, Trần Nghĩa giới thiệu), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2005.
14
4.2. Thượng kinh kí sự (Bùi Hạnh Cẩn dịch), Nhà xuất bản Hà Nội, 1977.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Chú trọng đặc trưng thể loại kí và tiểu thuyết chương hồi trong
tiến trình hình thành và phát triển thể loại văn học trung đại Việt Nam.
5.2. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu văn học phổ biến
như thống kê, tổng hợp, phân tích, đối sánh, phương pháp văn học sử.
5.2.1. Phương pháp văn học sử: xem xét các hiện tượng văn học trên
trong quan hệ trực tiếp và mật thiết với lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XVIII
- nửa đầu thế kỉ XIX.
5.2.2. Phương pháp đối sánh:
a. Đối sánh thi pháp tự sự của hai tác phẩm.
b. Đối sánh thi pháp tự sự của hai tác phẩm với cách tự sự trong sử kí
Việt Nam trung đại.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu một cách hệ thống các phương diện cơ bản của
thi pháp tự sự của Thượng kinh kí sự và Hồng Lê nhất thống chí, việc đặt
các kết quả nghiên cứu thi pháp của hai tác phẩm có nhiều thành tựu thuộc
hai thể loại bên nhau đã làm sáng rõ hơn thi pháp tự sự của từng tác phẩm
và của từng thể loại. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp thêm cơ sở để
xác định đóng góp của hai tác phẩm này cho văn học Việt Nam trung đại và
có hướng thích hợp để đọc - hiểu các đoạn trích trong chương trình Ngữ
văn trung học cơ sở và trung học phổ thơng.
7. Cấu trúc luận văn
Ngồi Mở đầu, Kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày
trong 4 chương:
Chương 1: Khái niệm thi pháp tự sự. Những vấn đề liên quan đến
nghiên cứu thi pháp tự sự của hai tác phẩm
Chương 2: Thi pháp tự sự của Thượng kinh kí sự
Chương 3: Thi pháp tự sự của Hồng Lê nhất thống chí
15
Chương 4: Sự tương đồng và khác biệt lớn trong thi pháp tự sự của hai
tác phẩm
16
Chương 1
KHÁI NIỆM THI PHÁP TỰ SỰ. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN NGHIÊN CỨU THI PHÁP TỰ SỰ CỦA HAI TÁC PHẨM
1.1. Khái niệm thi pháp tự sự
Thi pháp tự sự là một trong những phạm trù cơ bản của thi pháp văn
xi tự sự, cần nhìn nhận nó trong hệ thống của thi pháp học. Thi pháp học
là "khoa học nghiên cứu thi pháp, tức hệ thống các phương tiện biểu hiện
đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của
thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật
tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ, chiều sâu
phản ánh của sáng tác nghệ thuật” [19, 156]. Khái niệm thi pháp học đã
xuất hiện ở Hy Lạp từ thời cổ đại với tác phẩm Poetica (Nghệ thuật thơ ca)
của Aristote. Nhưng thi pháp học với tư cách là một bộ mơn khoa học, một
phương pháp nghiên cứu, phê bình tác phẩm văn học dựa trên lý thuyết cấu
trúc luận. Thi pháp học là bộ phận quan trọng nhất trong khoa nghiên cứu
văn học. Nó nghiên cứu cấu trúc tác phẩm và những hợp thể của các cấu
trúc đó: các tác phẩm của một nhà văn, các khuynh hướng văn học, các thời
đại văn học thì mới hình thành vào đầu thế kỷ XX ở Nga rồi dịch chuyển
sang Âu - Mỹ và phổ biến khắp thế giới.
Giáo khoa Ngữ văn hiện hành và các cơng trình nghiên cứu chun
biệt viết nhiều về thi pháp học. Tuy nhiên, cách hiểu về thi pháp học chưa
thống nhất và việc vận dụng thi pháp học vào nghiên cứu, phê bình văn học
cịn có nhiều sự máy móc, thiên lệch, phiến diện. Đọc các bài viết về thi
pháp học, ta dễ nhận thấy các nhà thi pháp học đều khẳng định: Nghiên
cứu, phê bình theo hướng thi pháp học nghĩa là nghiêng về phân tích hình
thức nghệ thuật tác phẩm bởi nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ
hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung”. Ta có thể thấy, các nhà thi
pháp học ở các mức độ khác nhau đều phê phán các xu hướng nghiên cứu,
phê bình trước đây là “xã hội học dung tục”, chỉ đề cao “tính hiện thực”,
chỉ chú trọng phân tích nội dung của tác phẩm văn học mà chưa nhìn nhận
đúng mức vai trị của hình thức nghệ thuật.
17
Hiện nay, có nhiều cách hiểu về thi pháp học. Có thể hiểu, thi pháp
học là cách thức phân tích tác phẩm dựa vào văn bản là chính, ít chú trọng
đến những vấn đề nằm ngoài văn bản như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng
tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội… Phương pháp
chủ yếu của thi pháp học là phương pháp hình thức. Chúng ta hiểu phương
pháp hình thức là "phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác
phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mỹ của nó”. Nghiên cứu,
phê bình theo hướng thi pháp học nghĩa là nghiêng về phân tích hình thức
nghệ thuật tác phẩm, nó đối lập với lý thuyết phản ánh luận trước đây: nội
dung quyết định hình thức.
Tự sự là “phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức
khác khác là trữ tình và kịch được dùng cơ sở để phân loại tác phẩm văn
học” [19, 328]. Nếu như tác phẩm trữ tình phản ánh hiện thực trong sự cảm
nhận chủ quan vể nó thì tác phẩm tự sự lại tái hiện đời sống trong tồn bộ
tính khách quan của nó. Thi pháp tự sự chính là nghiên cứu tác phẩm tự sự
ở những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật, sự kiện, khơng
gian, thời gian, kết cấu, cốt truyện, điểm nhìn, ngơn ngữ, thể loại… Nội dung
trong tác phẩm tự sự phải được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang
tính nội dung”. Nghiên cứu Thượng kinh kí sự và Hồng Lê nhất thống chí
dưới góc nhìn thi pháp học nghĩa là nghiên cứu hình thức của hai tác phẩm
như: Mạch trần thuật, nghệ thuật thể hiện nhân vật, nghệ thuật miêu tả sự
kiện… để từ đó thấy được điểm tương đồng và khác biệt của chúng.
1.2. Tác giả, nội dung và hình thức của Thượng kinh kí sự
1.2.1. Tác giả
1.2.1.1. Cuộc đời Lê Hữu Trác
Hải Thượng Lãn Ơng (ơng già lười Hải Thượng) là biệt hiệu của
danh y Lê Hữu Trác. Ông sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh Tý (1720) và
mất ngày rằm tháng giêng năm Tân Hợi (1791). Quê cha ở thôn Văn Xá,
làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay
là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Cuộc đời Lê Hữu
18
Trác, phần nhiều (từ năm 26 tuổi đến lúc mất) gắn bó với ở q mẹ thơn Bầu
Thượng, xã Tình Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An
(nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Cha là Lê Hữu Mưu
(Danh sĩ đời Lê Dụ Tông, hiệu Phác Trai, con thứ 9 Hoàng giáp Lê Hữu
Danh, từng đỗ Đệ tam giáp tiến sĩ, làm thị lang bộ công triều Lê Dụ Tông.
Thân mẫu là bà Bùi Thị Thưởng. Lê Hữu Trác là con thứ bảy nên cịn được
gọi là cậu Chiêu Bảy. Dịng tộc ơng vốn có truyền thống khoa bảng: ơng nội,
bác, chú, anh và em họ đều đỗ tiến sĩ và làm quan to dưới triều Lê - Trịnh.
Khi thân phụ mất, Lê Hữu Trác 20 tuổi, ông phải rời kinh thành về
quê nhà, vừa trơng nom gia đình vừa chăm chỉ đèn sách, mong nối nghiệp
gia đình, lấy đường khoa cử để tiến thân. Xã hội bấy giờ rối ren, các phong
trào nông dân nổi dậy khắp nơi. Chỉ một năm sau (1740), ông bắt đầu
nghiên cứu thêm binh thư và võ nghệ, “nghiên cứu trong vài năm cũng biết
được đại khái, mới đeo gươm tịng qn để thí nghiệm sức học của mình”
(Tựa Tâm lĩnh). Ơng nhận ra xã hội thối nát, chiến tranh chỉ tàn phá và để
lại bao đau thương, làm ông chán nản muốn ra khỏi quân đội, nên đã nhiều
lần từ chối sự đề bạt. Đến năm 1746, nhân khi người anh ở Hương Sơn
mất, ông liền viện cớ về nuôi mẹ già, cháu nhỏ thay anh, để xin ra khỏi
quân ngũ, thực sự “bẻ tên cởi giáp” theo đuổi chí hướng mới.
Lê Hữu Trác bị bệnh từ lúc ở trong quân ngũ, giải ngũ về phải gánh
vác cơng việc vất vả “trăm việc đổ dồn vào mình, sức ngày một yếu” (Lời
tựa Tâm lĩnh), lại sớm khuya đèn sách không chịu nghỉ ngơi, sau mắc cảm
nặng, chạy chữa tới hai năm mà không khỏi. Sau nhờ lương y Trần Độc,
người Nghệ An là bậc lão nho, nhiệt tình chữa khỏi. Trong thời gian hơn
một năm chữa bệnh, nhân khi rảnh rỗi ông thường đọc Phùng thị cẩm
nang và hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc. Ông Trần Độc thấy lạ, bèn
đem hết những hiểu biết về y học truyền cho. Vốn là người thông minh học
rộng, Lê Hữu Trác mau chóng hiểu sâu y lý, tìm thấy sự say mê ở sách y
học, nhận ra nghề y khơng chỉ lợi ích cho mình mà có thể giúp người đời,
nên ơng quyết chí học thuốc.
19
Ở Hương Sơn, ông làm nhà cạnh rừng, lấy hiệu là “Hải Thượng Lãn
Ông”. “Hải Thượng” là hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng
Hồng quê cha và cũng là xã Bầu Thượng quê mẹ. “Lãn Ông” nghĩa là ông
lười, ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, không chịu sự ràng buộc của
danh lợi và quyền thế, được tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng
mà mình u thích gắn bó. Mùa thu năm Bính Tý (1754), Lê Hữu Trác ra
kinh đơ mong tìm thầy để học thêm nhưng không gặp được thầy giỏi, ông
đành bỏ tiền mua một số phương thuốc gia truyền, trở về Hương Sơn “từ
khước sự giao du, đóng cửa để đọc sách” (Tựa Tâm lĩnh), vừa học tập và
chữa bệnh. Về sau tiếng tăm của ông đã nổi khắp vùng Hoan Châu.
Sau mấy chục năm tận tụy với nghề nghiệp, Hải Thượng Lãn Ông đã
nghiên cứu rất sâu lý luận Trung y qua các sách kinh điển như Nội
kinh, Nam kinh, Thương hàn, Kim quỹ. Tìm hiểu nền y học cổ truyền của
dân tộc kết hợp với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, ơng hệ thống
hóa tinh hoa của lý luận Đông y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc
áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam, đúc kết nền y học cổ truyền
của dân tộc. Sau hơn chục năm viết nên bộ Y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66
quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng.
Ngày 12 tháng giêng năm Cảnh Hưng 43 (1782), Lê Hữu Trác nhận
được lệnh chúa Trịnh Sâm triệu về kinh. Lúc này ông đã 62 tuổi, sức yếu
lại quyết chí xa lánh cơng danh, nhưng do theo đuổi nghiệp y đã mấy chục
năm mà bộ Tâm lĩnh chưa cho ra mắt được, “không dám truyền thụ riêng
ai, chỉ muốn đem ra công bố cho mọi người cùng biết, nhưng việc thì nặng
sức lại mỏng, khó mà làm được” (Thượng kinh ký sự), ông hy vọng lần đi
ra kinh đơ này có thể thực hiện việc in bộ sách. Vì vậy ơng nhận chiếu chỉ
của chúa Trịnh, rời Hương Sơn lên đường.
Ra kinh đô, vào phủ chúa xem mạch và kê đơn cho thế tử Trịnh
Cán, Lê Hữu Trác được Trịnh Sâm khen “hiểu sâu y lý”, sau đó ban thưởng
cho ơng 20 suất lính hầu và bổng lộc ngang với chức quan kiểm soát bộ Hộ
20
để giữ ông lại. Nhưng ông giả ốm không vào chầu, sau lại viện cớ tuổi già
mắt hoa, tai điếc thường ốm yếu để được trọ ở ngoài. Bọn ngự y ghen tỵ
với Lãn ông, không chịu chữa theo đơn của ông, nên thế tử không khỏi,
ông biết thế nhưng không hề thắc mắc với bọn người thiếu lương tâm này,
mặt khác ơng khơng thật nhiệt tình chữa mà chỉ một lịng muốn trở về q
nhà, sớm thốt khỏi vịng cương tỏa của quyền thần, danh lợi.
Trong thời gian ở kinh đô, Lê Hữu Trác nhiều lần xin về thăm cố
hương Hải Dương. Mãi đến tháng 9 năm 1782, chúa Trịnh mới cho phép
ông về. Không lâu sau, ông lại có lệnh triệu về kinh vì Trịnh Sâm ốm nặng.
Về kinh, ông chữa cho Trịnh Sâm khỏi và cũng miễn cưỡng chữa tiếp cho
Trịnh Cán. Trịnh Sâm lại trọng thưởng cho ơng. Ơng bắt buộc phải nhận
nhưng bụng nghĩ: “Mình tuy không phải đã bỏ quên việc ẩn cư nhưng nay
hãy tạm nhận phần thưởng rồi sau vứt đi cũng được” (Thượng kinh ký sự).
Sau khi Trịnh Sâm chết, Trịnh Cán lên thay, nhưng Trịnh Cán cũng ốm dai
dẳng nên “khí lực khơ kiệt”, khó lịng khỏe được. Lê Hữu Trác nóng lịng
trở về Hương Sơn, nhân có người tiến cử một lương y mới, ông liền lấy cớ
người nhà ốm nặng rời kinh. Hải Thượng Lãn Ông trở về Hương Sơn bằng
đường thủy, nhưng sợ triều đình bắt trở lại, ơng phao tin đi đường bộ.
Thốt khỏi kinh đơ ông sung sướng như "chim sổ lồng, cá thoát lưới", lòng
chỉ muốn "bay nhanh" về quê nhà:
Lên đường từ giã long lâu,
Gươm đàn nửa gánh ra ngay đô thành.
Ngựa quen đường cũ về nhanh,
Quay thuyền khó lúc lênh đênh giữa dòng.
Mây qua đường để bớt nồng,
Núi non mở mặt như lịng vì ai.
Xanh xanh một dải non đồi,
Giống non ta cũ chỉ vài hịn thơi.
(Thượng kinh ký sự)