Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu các biện pháp giảm thiểu tác dụng chấn động khi nổ mìn khai thác các mỏ lộ thiên sâu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 93 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học mỏ - địa chất
------------------------------nguyễn hoàng thương

nghiên cứu các biện pháp giảm thiểu tác
dụng chấn động khi nổ mìn khai thác
các mỏ lộ thiên sâu

luận văn thạc sỹ kỹ thuật

hà nội - 2013


bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học mỏ - địa chất
------------------------------nguyễn hoàng thương

nghiên cứu các biện pháp giảm thiểu tác
dụng chấn động khi nổ mìn khai thác
các mỏ lộ thiên sâu

Chuyên ngành: Khai thác mỏ
MÃ số: 60.53.05

luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Người hướng dẫn khoa học
GS.TS Nhữ Văn Bách

hà néi - 2013



lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả Luận văn
Nguyễn Hoàng Thương


mục lục
Lời cam đoan.........
Mục lục..........................................................................................................
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.....................................................................
Danh mục bảng.........................................................................................................
Danh mục bản vẽ.......................................................................................................
Mở đầu..................................................................................................................1

Chương 1:

Tổng quan về tình hình nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tác

động có hại đến môi trường khi nổ mìn khai thác các mỏ lộ thiên xuống sâu

1.1 Tầm quan trọng và yêu cầu của công tác nổ mìn trong công nghệ khai thác lộ
thiên............................................................................................................................4
1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tác động có hại đến
môi trường khi nổ mìn khai thác lộ thiên...................................................................5
1.2.1 Nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tác động có hại đến môi trường khi nổ
mìn khai thác lộ thiên trên thế giới.............................................................................5
1.2.2 Nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tác động có hại đến môi trường khi nổ

mìn khai thác lộ thiên ở Việt Nam.............................................................................8
1.3 Tổng quan về đặc điểm địa chất công trình, địa chất thủy văn, công nghệ khai
thác và công nghệ nổ mìn của các mỏ lộ thiên sâu Quảng Ninh..............................10
1.3.1 Công ty Cổ phần Hà Tu...................................................................................11
1.3.2 Công ty Cổ phần than Núi Béo........................................................................13
1.3.3 Công ty than Đèo Nai......................................................................................16
1.3.4 Công ty Cổ phần than Cao Sơn........................................................................22
1.3.5. Công ty cổ phần than Cọc Sáu......................................................................27
Chương 2:

Phân tích đánh giá ảnh hưởng của công tác nổ mìn đến môI

trường khi khai thác lộ thiên

2.1 Tác dụng chấn động khi nổ mìn.........................................................................33
2.1.1. Khái niệm chung về sóng chấn động..............................................................33


2.1.2. Đánh giá tác dụng chấn động khi nổ mìn.......................................................34
2.2 ảnh hưởng của khí độc và bụi phát sinh khi nổ mìn...........................................38
2.2.1. Đánh giá ảnh hưởng của khí độc phát sinh khi nổ mìn..................................38
2.2.2 . ảnh hưởng của bụi phát sinh khi nổ mìn......................................................40
Chương 3:

Nghiên cứu những biện pháp giảm thiểu tác dụng chấn động khi

nổ mìn ở mỏ lộ thiên sâu

3.1. Công nghệ và kỹ thuật nổ mìn phá vỡ đất đá khi khai thác xuống sâu.............42
3.2. Những phương pháp giảm thiểu chấn động khi nổ mìn khai thác mỏ đối với môi

trường xung quanh...................................................................................................52
3.2.1. Những phương pháp điều khiển tác dụng nổ nhằm giảm tác dụng nguy hại về
chấn động khi nổ mìn...............................................................................................52
3.2.2. Sử dụng hợp lý năng lượng nổ........................................................................53
3.2.3. Định vị tác dụng nổ........................................................................................59
3.2.4. Sử dụng màn chắn sóng để bảo vệ công trình................................................62
3.3. Những giải pháp giảm tác dụng chấn động khi nổ mìn ở mỏ khai thác xuống
sâu............................................................................................................................64
3.3.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng nổ đập vỡ đất đá trong vùng đập
vỡ....................................................................................................................64
3.3.2. áp dụng phương pháp nổ chậm và nổ vi sai............................................64
3.3.3.Sử dụng sơ đồ nổ và hướng truyền nổ hợp lý........................................65
3.3.4.Tạo màn chắn sóng khi nổ......................................................................66
3.4. Quy mô và sơ đồ nổ mìn hợp lý ở các mỏ sâu......................................... 64
3.4.1.Quy mô một đợt nổ................................................................................66
3.4.2.Sơ đồ nổ hợp lý......................................................................................66
3.5. Các biện pháp giảm thiểu tác động chấn động khi nổ mìn ở một sè má lé
thiªn lín ë ViƯt Nam.......................................................................................67
3.5.1. Lùa chän chÊt nổ và phụ kiện hợp lý....................................................67
3.5.2. Xác định thông số nổ mìn hợp lý...........................................................72
3.5.3. lựa chọn các giải pháp công nghƯ khoan nỉ m×n....................................73


Kết luận và kiến nghi .......................................................................82
Tài liệu tham khảo.............................................................................84


Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
LĐTB&XH: Lao động thương binh và xà hội
MĐĐV: Mức độ đập vỡ

VLN: Vật liệu nổ
E: Môđun đàn hồi
G: Gia tốc rơi tự do
P: Mật độ môi trường
: Hệ số Poát xông
Q: Khối lượng thuốc nổ đồng thời
R: Khoảng cách từ lượng thuốc ®Õn ®iĨm ®o
kc: HƯ sè phơ thc vµo tÝnh chÊt nền công trình cần bảo vệ
: Hệ số phụ thuộc vào chỉ số tác dụng nổ
Km: Hệ số tính đến ¶nh h­ëng cđa thêi tiÕt
kn: HƯ sè tÝnh ®Õn ¶nh hưởng của bua
D: Đường kính lỗ khoan
N: Số lượng lỗ khoan nổ đồng thời
d: Đường kính lượng thuốc nổ,mm
W: Chiều sâu nhỏ nhất của lượng thuốc
C1: Thể tích khí độc còn lại trong đống đá nổ mìn
Nc: Số lượng nguyên tử ôxy có trong chất nổ
N0: Số lượng nguyên tử ôxy
Mc: Trọng lượng phân tử chất nổ
a: Trọng lượng nguyên tử ôxy
rd: Bán kính giới hạn vùng khí lan tỏa,m
kd: Hệ số xác định thực nghiệm
Kc: Hệ số phụ thuộc vào tính chất đất nền của công trình
d0: Kích thước trung bình của các khối nứt nẻ
dc: Đường kính lượng thuốc
dk: Kích thước cỡ hạt hợp quy cách


p: Sức chứa 1m lỗ khoan
H: Chiều cao tầng

L: Chiều cao lỗ khoan
m: Hệ số làm gần các lượng thuốc nổ trong hàng
Lk: Chiều sâu lỗ khoan,m
Lkt: Chiều sâu khoan thêm
a: Khoảng cách giữa các lượng thuốc nổ
W: Đường kháng chân tầng
H0: Chiều cao cột không khí
Ht: Chiều cao cột thc
: B­íc sãng øng st
Qnh: L­ỵng thc nỉ cđa nhãm
b: Khoảng cách giữa các hàng khoan
Lb: Chiều dài bua


Danh mục các bảng biểu
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công tác nổ mìn ở mỏ...........................12
Bảng 1.2 Các thông số khoan nổ mìn chủ yếu mỏ Núi Béo.....................................14
Bảng 1.3 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nỏ mìn mỏ Đèo Nai.....................................20
Bảng 1.4 Bảng các thông số nổ mìn hiện tại mỏ than Đèo Nai................................21
Bng 1.5: Cỏc chỉ tiêu KTKT nổ mìn ở mỏ Cao Sơn..............................................25
B¶ng 1.6 :Bảng các thông số nổ mìn hiện tại mỏ than Cao Sơn...............................26
Bảng 1.7 : Các chỉ tiêu KTKT nổ mìn ở mỏ Cọc Sáu...............................................30
Bảng 1.8: Các thông số nổ mìn hiện tại của mỏ.......................................................31
Bảng 2.1: Tốc độ dao động cho phép VCP của nền công trình................................36
Bảng 2.2 : Mật độ bụi cho phép tại vị trí làm việc....................................................41
Bảng 3.1 : Thành phần của sản phẩm khí nổ phụ thuộc vào xung khởi nổ..............47
Bảng 3.2: Đặc tính các loại thuốc nổ công nghiệp dùng trong khai thác lộ thiên....49
Bảng 3.3: Các loại dây và ngòi nổ phi điện..............................................................50
Bảng 3.4: Đặc tính của dây nổ..................................................................................51
Bảng 3.5: Đặc tính kĩ thuật các loại mồi nổ.............................................................51

Bảng 3.6: Bảng tổng hợp chất nổ năm 2005, 2006, 2007 cuả 2 mỏ lộ thiên lớn vùng
Cẩm Phả....................................................................................................................70
Bảng 3.7a: Các thơng số nổ mìn hợp lý cho mỏ than Cao Sơn dk=250 mm,
H=15 m...........................................................................................................76
B¶ng 3.7b: Các thơng số nổ mìn hợp lý cho mỏ than Cọc Sáu dk=250 mm,
H=15 m...........................................................................................................78
B¶ng 3.7c: Các thơng số nổ mìn hợp lý cho công ty than Đèo Nai, dk=250 mm,
H=15m.....................................................................................................................80


Danh mục các hình vẽ
Hình 2.1: Quỹ đạo chuyển động nền đất trong mặt phẳng nằm ngang khi nổ lượng
thuốc 4400 kg ở khoảng cách 560 m........................................................................34
Hình 3.1- Tốc độ dao động nền đất khi nổ trong đá cát kết cứng với các loại chấtnổ
1.Iphozanit; 2. Granunit; 3. Amonit N0-6JV...........................................................55
Hình 3.2- Tốc độ dao động khi nổ lượng thuốc liên tục (2) và phân đoạn (1).........57
Hình 3.3- Sự thay đổi hệ số giảm tốc độ dao động khi nổ vi sai..............................58
Hình 3.4- Sơ đồ tạo thành tâm chấn động khi nổ tạo khe sơ bộ...............................61
Hình 3.5- Sơ đồ chuyển động của nền đất khi tạo màn chắn (1) gần công trình bảo
vệ (2)........................................................................................................................64
Hình 3.6- Nổ mìn tạo biên.......................................................................................67
Hình 3.7- Hướng khởi nổ bÃi mìn hợp lý.................................................................69
Hình 3.8-Sơ đồ nổ tạo màn chắn sóng......................................................................70


1
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khai thác than là dạng hoạt động sản xuất ảnh hưởng mạnh đến tài nguyên
và môi trường: Có thể gây suy thoái độ che phủ và chất lượng rừng, làm xáo trộn

lớp đất phủ, tạo điều kiện xói mòn bề mặt, gây ô nhiễm môi trường không khí,
nước và đất, tiềm ẩn tai biến gây nguy hiểm sức khỏe và tính mạng con người.
Công tác khoan nổ mìn là một trong những khâu quan trọng trong dây chuyền
công nghệ khai thác than lộ thiên. Mục đích chính của công tác khoan nổ mìn
khi khai thác mở là phá vỡ đất đá thành những cục có kích thước nhất định phù
hợp với mục đích khai thác và các thiết bị mỏ. Thực tế cho thấy phần năng lượng
chất nổ phục vụ mục đích trên chiếm tỉ lệ rất thấp, còn đa số năng lượng biến
thành những dạng công vô ích có tác động xấu đến môi trường. Đặc tính nguy
hại gây ra do nổ mìn đó là sự chấn động xấu đến môi trường. Đặc tính nguy hại
gây ra do nổ mìn đó là sự chấn động của sóng ảnh hưởng đến sườn dốc của bờ
mỏ, ảnh hưởng đến khối đá gần biên giới mỏ và gương mặt trượt của góc ổn
định, và đặc biệt khi tốc độ dao động của đất đá > 10cm/s thì những tòa nhà có
khả năng bị phá hủy. Ngoài ra khi nổ còn gây ra văng xa đất đá, tạo sóng đập
không khí, tạo khí độc và bụi gây ô nhiễm môi trường, nguy hiểm cho con
người, thiết bị và những công trình xây dựng khác.
Chưa có các biện pháp triệt để giảm sự ảnh hưởng của công tác nổ mìn tới
môi trường. Có biện páp chỉ mang tính giám sát chấn động mặt đất trong nổ mìn.
Vì vậy việc nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu những tác dụng chấn động có
hại đến môi trường khi nổ mìn khai thác ở những mỏ lộ thiên sâu và trên cơ sở
đó đề xuất những giải pháp giảm thiểu là vấn đề có tính cấp thiết trong giai đoạn
hiện nay khi các mỏ ngày càng khai thác xuống sâu.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác nổ mìn ở một số mỏ khai thác than lộ
thiên vùng Quảng Ninh.
- Phạm vì nghiên cứu: Luận văn được giới hạn nghiên cứu về các biện
pháp giảm thiểu tác dụng chấn động khi nổ mìn khai thác các mỏ lộ thiên sâu.


2
3. Mục đích của đề tài:

Với nhu cầu than phục vụ cho các nghành trong nước và xuất khẩu, ngành
khai thác than ngày càng phát triển không ngừng, do vậy những tác động có hại
đến môi trường cũng gia tăng. Để giảm thiểu những tác động khi nổ mìn, đề tài
nghiên cứu nhắm mục đích sau:
- Phân tích đánh giá những tác dụng chấn động khi nổ mìn khai thác các
mỏ lộ thiên sâu.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác dụng chấn động khi nổ mìn khai
thác các mỏ lộ thiên sâu.
4. Nhiệm vụ của đề tài:
- Làm sáng tỏ những tác dụng chấn động khi nổ mìn khai thác các mỏ lộ
thiên sâu.
- Lựa chọn các biện pháp giảm thiểu tác động đó đến môi trường, cụ thể:
+ Tính toán lựa chọn thuốc nổ hợp lý
+ Lựa chọn các phương pháp nổ hợp lý
+ Tính toán cấu trúc thuốc nổ trong lỗ mìn, thông số lượng thuốc, thông
số nổ mìn
+ Thiết kế sơ đồ nổ
+ Tính toán trình tự khởi nổ
5. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích những tính chất cơ lý của đất đá ảnh hưởng đến công tác nổ
mìn.
- Phân tích đánh giá ảnh hưởng của công tác nổ mìn đến môi trường xung
quanh.
- Nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tác dụng nguy hại về chấn động khi
nổ mìn ở những mỏ lộ thiên sâu.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê phân tích những công trình đà nghiên cứu về giải
pháp giảm thiểu tác động của nổ mìn đến môi trường.
- Nghiên cứu ứng dụng có chọn lọc các phương pháp giảm tác dụng chấn
động khi khai thác nổ mìn ở mỏ lộ thiên sâu.



3
7. ý nghÜa khoa häc vµ thùc tiƠn cđa Ln văn
- Phân tích những yếu tố có hại sinh ra khi nổ mìn và sự ảnh hưởng của nó
đến môi trường xung quanh.
- Lựa chọn được các phương pháp nổ mìn hợp lý nhằm giảm thiểu các yếu
tố có hại đến môi trường đặc biệt là tác dụng chấn động để bảo vệ sức khỏe cho
người lao động, người dân sống gần khu vực khai thác mỏ và các công trình xây
dựng của mỏ cũng như người dân.
- Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng vào thực tế khai thác mỏ, đặc biệt là
các vùng than tỉnh Quảng Ninh.
8. Cơ sở tài liệu
Luận văn được viết trên cơ sở:
- Tài liệu nghiên cứu về các giải pháp giảm thiểu tác động của công tác nổ
mìn đến môi trường, đặc biệt là tác dụng về chấn động đà được công bố và lưu
trữ trên sách, báo tạp chí trong và ngoài nước.
- Các tài liệu phân tích bằng lý thuyết về các giải pháp giảm thiểu tác
dụng chấn động khi nổ mìn ở các mỏ lộ thiên sâu.
9. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 chương, 92 trang, 19 bảng và 11 hình vẽ


4
Chương 1
Tổng quan về tình hình nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tác
động có hại đến môi trường khi nổ mìn khai thác các mỏ lộ thiên
xuống sâu

1.1 Tầm quan trọng và yêu cầu của công tác nổ mìn trong công nghệ

khai thác lộ thiên
Để tiến hành lấy than ra khỏi lòng đất bằng phương pháp khai thác lộ
thiên phải bóc khối lượng đất đá bao xung quanh thân quặng. Để bóc được lượng
đất đá cần phải làm tơi chúng. Làm tơi đất đá trên mỏ lộ thiên được phát triển
theo hai hướng: Dùng máy xới và dùng khoan nổ mìn. Công nghệ làm tơi đất đá
tiên tiến bằng cách dùng máy xới, máy đào áp dụng cho đất đá có tốc độ truyền
âm dưới 3000m/s và một số tầng phía trên của các mỏ lộ thiên. Nhưng thực tế
cho thấy các phương pháp làm tơi đất đá bằng máy xới chưa đáp ứng kịp thời và
cho hiệu quả thấp. Do vậy phương pháp nổ mìn trên mỏ lộ thiên hiện nay là công
nghệ cần thiết và quan trọng đáp ứng yêu cầu thực tế, ứng dụng rộng rÃi trên thế
giới và chưa có công nghệ phá vỡ nào thay thế được.
Khoan nổ mìn là khâu công nghệ đầu tiên trong dây chuyền công nghệ
khai thác lộ thiên, nó đóng vai trò quyết định hoàn thành sản lượng mỏ.
Khoan nổ mìn làm tơi đất đá tạo điều kiện thuận lợi cho các khâu tiếp theo
như xúc bốc, vận tải, san gạt và các hoạt động khác.
Chất lượng của công tác khoan nổ mìn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình
sản xuất của mỏ như năng suất, tuổi thọ các thiết bị, ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng và hệ số tổn thất.
Công tác nổ mìn là cần thiết trong dây chuyền công nghệ khai thác lộ
thiên. Đặc thù của nghành khai thác lộ thiên là diện khai thác ngày càng mỏ
rộng và đi sâu vào địa tầng, đáy mỏ ngày càng xuống sâu, dẫn đến công tác nổ
mìn càng gặp khó khăn vì độ cứng của đất đá tăng cao, đất đá ngậm nước. Hiện
nay để phá vỡ 1 m3 cần trung bình 0,5kg thuốc nổ. Như vậy trung bình một năm
cần pháo vỡ 12 triệu m3 đất đá thì cũng cần tiêu tốn lượng thuốc nổ tương đối
lớn. Thực tế cho thấy phần năng lượng chất nổ phục vụ mục đích phá vỡ đất đá


5
chiếm tỉ lệ rất thấp, còn đa số năng lượng biến thành những dạng công vô ích có
tác động xấu đến môi trường. Đặc tính nguy hại gây ra do nổ mìn đó là sự chấn

động của sóng ảnh hưởng đến sườn dốc của mỏ, ảnh hưởng đến khối đá gần biên
giới mỏ và mặt trượt của góc ổn định, và đặc biệt khi tốc độ dao động của đất đá
>10cm/s thì những tòa nhà có khả năng bị phá hủy. Ngoài ra khi nổ mìn còn gây
ra văng xa đất đá, tạo sóng đập không khí, sinh khí độc và bụi gây ô nhiễm môi
trường, nguy hiểm cho con người, thiết bị và những công trình xây dựng khác.
1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tác
động có hại đến môi trường khi nổ mìn khai thác lộ thiên
1.2.1 Nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tác động có hại đến môi
trường khi nổ mìn khai thác lộ thiên trên thế giới
Những năm gần đây nghành khai thác mỏ ở các nước phát triển đà có
nhiều nghiên cứu về các giải pháp giảm thiểu tác động có hại đến môi trường khi
nổ mìn khai thác lộ thiên, cụ thể:
- Sử dụng các thiết bị có công suất lớn: Mỏ Aitik (Thủy Điển) sử dụng
một chiếc CAT-9920 dung tích 9,5m3 và 4 chiếc Đema có dung tích gầu
18,21,22, và 26 m3 Trước hết khi tăng công suất của thiết bị xúc bốc thì tăng
thông số làm việc của hệ thống khai thác, dẫn đến giảm số tầng trên bờ mỏ và
rút ngắn cung độ vận tải chung trên mỏ. Tăng công suất của thiết bị xúc bốc
cũng đồng nghĩa với mở rộng đường kính lỗ khoan, mở rộng mạng lưới nổ mìn
và tăng suất phá đá. Ngày nay, để chuẩn bị đất đá cho máy xúc có dung tích gầu
15-25m3 người ta đà chế tạo máy khoan có khả năng khoan sâu tới 45-60m với
đường kính lỗ khoan tới 450-600mm. Kết quả nghiên cứu trên mỏ lộ thiên
Lêbêdinscki (Nga) cho thấy khi tăng đường kính lỗ khoan thỉ chi phí khoan nổ
giảm xuống và năng suất máy xúc tăng lên. kèm theo sự phát triển kinh tế loại
người là sự ô nhiễm nặng nề môi trường sinh thái. Quan tâm tới vấn đề đó, các
nhà chế tạo máy mỏ đang mong muốn tạo ra những thiết bị đặc biệt để có thể
hình thành một Công nghệ khai thác sạch , loại bỏ khâu khoan nổ mìn, một
công nghệ vừa đắt tiền vừa ô nhiễm môi trường (do xả bụi, khí độc và các khí
vào nhà kính) ra khỏi dây chuyền công nghệ khai thác lộ thiên. Đó là lý do của



6
sự ra đời các loại máy xới, máy xúc có răng gầu tích cực và máy liên hợp phay
cắt đất đá.
Máy xới thực chắt là một máy ủi có công suất lớn, phía sau có gắn thêm
15 răng xới, để làm tơi đất đá mà không cần khoan nổ mìn.
Ngày nay người ta để chế tạo được những loại máy xới nặng 60-100 tấn có
công suất 350600kw, có thể xới sâu tới 1,6-1,8m trong đất đá có tốc độ truyền
âm tới 3000m/s. Các máy xới có công suất và trọng lượng trong phạm vi đó phải
kể đến là D-11N của h·ng Caterpila (Mü), D-175A, D-375A, D-475A cña h·ng
Komatsu (NhËt), TT-300P (Nga).
Theo thống kê hoạt động thực tế trên các mỏ đá ở Mỹ thì chi phí làm tơi
1m3 đất đá b»ng m¸y xíi chØ b»ng 40% so víi chi phÝ làm tơi đất đá bằng khoan
nổ mìn. Như vậy sử dụng bằng máy xới để làm tơi đất đá không những cải thiện
môi trường mỏ lộ thiên mà còn hiệu quả kinh tế.
Từ những năm 1993 hÃng máy mỏ Uran (Nga) đà chế tạo và đưa vào thủ
nghiệm thành công loại máy xúc có răng gầu tích cực. Đây là một công trình
nghiên cứu của các nhà nghiên cứu máy mỏ Nga. Trên cơ sở máy xúc EKG- 5A
(đang được sư dơng réng r·i ë ViƯt Nam), ng­êi ta thay thế xen kẽ 3 răng gầu cố
định bằng 3 răng gầu tích cực ( hoạt động trên nguyên lý búa chèn) vào gầu xúc,
làm tăng lực xúc cho máy với năng lượng một lần đập của răng gầu vào đất đá
tới 2 kJ.
Những năm gần đây Nga, CHLB Đức, Autralia và mỹ đà cho ra đời một
loại thiết bị máy xúc bóc đất đá mới đó là bộ liên hợp phay cắt đất đá theo lớp,
có công suất động cơ từ 300-1200kw, chiều rộng một luồng cắt 2,0-4,2m, chiều
sâu cắt 150-600mm, có thể cắt đất đá có độ bền 100Mpa với năng suất từ 2302200T/h. Theo kết quả hoạt động của một số mỏ ở châu Âu cho thấy ưu điểm
khi sử dụng loại máy này là do không cần khoan nổ mìn nên nâng cao được ổn
định của bờ mỏ và giảm ô nhiễm môi trường.
Tuy vây công nghệ làm tơi đất đá bằng máy xới, máy xúc vẫn chưa đáp
ứng kịp thời sản xuất và cho hiệu quả thấp do đất đá trên các mỏ lộ thiên có độ
cứng cao, hơn nữa các mỏ hầu hết đang ở giai đoạn xuống sâu, độ ngậm nước

lớn. Do vậy công tác nổ mìn trên các mỏ lộ thiên hiện nay vẫn là công nghệ cần


7
thiết và quan trọng đáp ứng yêu cầu thực tế, ứng dụng rộng rÃi trên thế giới và
chưa có công nghệ phá vỡ nào thay thế được. Đi đôi với hiệu quả của công tác nổ
mìn trên mỏ lộ thiên là vấn đề ảnh hưởng của nó đến môi trường. Để giảm thiểu
những tác hại của công tác nổ mìn cho các mỏ lộ thiên trên thế giới đà có nhiều
công trình nghiên cứu các biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế mỏ mà vẫn
giảm thiểu các yếu tố có hại đến môi trường. Hướng của các công trình là nghiên
cứu chất nổ phù hợp với loại đất đá, phương tiện nổ, các thông số nổ mìn hợp lý,
xác định cấu trúc lượng thuốc nổ hợp lý, sơ đồ và thời gian vi sai thích hợp. Một
trong những biện pháp phải kể đến hiện nay đang được áp dụng đó là sử dụng
thuốc nổ và phương tiện nổ hợp lý để giảm các yếu tố độc hại đến môi trường.
Trong công nghệ phá vỡ đất đá, ngoài việc hoàn thiện thiết bị tạo lỗ mìn, sự ra
đời của phương tiện nổ phi điện đà tạo nhứng điều kiện để nâng cao hiệu quả nổ
mìn, nhờ có thể nổ vi sai tới từng lỗ mìn, thuận lợi, nhanh chóng, chính các trong
việc đấu dây, giảm hậu xung, giảm sóng va đập không khí Nhiều loại thuốc nổ
công nghiệp, an toàn, thuận lợi trong việc bảo quản và sự dụng đà được chế tạo,
đặc biệt phải kể đến sự ra đời của thuốc nổ nhũ tương (Emulsion Explosiver,
được chế tạo đầu tiên ở Mỹ năm 1978), với nhứng đặc điểm sau: tỷ trong lớn
(1,251,3), sức công phá cao (330-340cm3), có khả năng chịu nước cao (tới 72
giờ) không ô nhiễm môi trường và giá rẻ.
- Theo tờ Ugol 10/1995 (Nga) thì người ta đà nghiên cứu thành công chất
phá đá NPV-7B bao gồm vôi sống và 23 chất phụ gia khác trộn với tỷ lệ 36%
để phá vỡ đất đá mà không cần nổ mìn. Phương pháp này được gọi là công nghệ
phá đá sạch ở nhiệt độ thấp và ưu điểm là không gây chấn động, không bụi,
không có đá bay, không có khí độc bay vào môi trường.
1.2.2 Nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tác động có hại đến môi
trường khi nổ mìn khai thác lộ thiên ở Việt Nam

Nổ mìn là hoạt động thường xuyên trong khai thác lộ thiên. Do vậy chấn
động mặt đất do nổ mìn và ảnh hưởng của nó đến độ bền vững của các công
trình xây dựng cũng như các hoạt động khác, là một vấn đề môi trường được đặc
biệt quan tâm, nhất là đối với các mỏ gần khu vực dân cư và khu công nghiệp.


8
Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học kỹ thuật mỏ toàn quốc lần thứ XIII-năm
2001 nhóm tác giả gồm TS. Huỳnh Thị Minh Hằng và Th.S Phan Thị Mỹ Hoa
bộ môn Địa chất cơ sở và Môi trường - Khoa ĐC&ĐK và PGS Ngô Kiều Nhi
PTN Cơ ứng dụng Trường Đại học kỹ thuật TPHCM đà có bài viết báo cáo công
trình nghiên cứu Giám sát chấn động mặt đất trong nổ mìn khai thác đá ở các
tỉnh Miền Đông Nam bộ Công trình đà tiến hành thử nghiệm phương pháp giám
sát chấn động mặt đất trong nổ mìn trong khai thác đá. Yêu cầu thiết bị đo chấn
động mặt đất phải có chế độ ghi tín hiệu riêng, có phương pháp ghi tín hiệu thích
hợp để kết quả thu nhận được có thể phân giải được. Bên cạnh đó thông tin thu
được phải có độ chính xác cao. Các kết quả đo chấn động này có thể đối chiếu
được với các tiêu chuẩn về độ rung động cho phép đối với các công trình cần bảo
vệ. Ngoài ra có thể phục vụ theo dõi thường xuyên cho công tác giám sát, hệ
thiết bị này phải gọn nhẹ, dễ triển khai trong mọi điều kiện và dễ thoa tác. Hệ
thống thiết bị đo chấn động do phòng thí nghiệm Cơ ứng dụng - Trường Đại học
kỹ thuật TP HCM thiết kế và chế tạo, qua kiểm nghiêm thực tế trong đợt nổ thử
nghiệm cho thấy có thể đáp ứng yêu cầu của hệ thiết bị giám sát chấn động do
nổ mìn. Bên cạnh tính năng ghi nhận tín hiệu chÝnh x¸c, cã hƯ thèng sư lý tÝn
hiƯu cho ra các kết quả dạng đồ thì so với tiêu chuẩn OSM-8507 (Mỹ), hệ thống
thiết bị này bao gồm máy thu nhận tín hiệu (Dât collector), máy phân tích phổ,
miền tần số làm việc cảm biến 7-200Hz và tần số lấy mẫu đến 10kHZ. Đặc tính
của thiết bị này là gọn, nhẹ do vậy hệ thống này có điểm nổi trội là dễ triển khai,
dễ di chuyển, dễ thao tác và có thể đo đạc với độ chính xác cao, đáng tin cậy, chi
phí chấp nhận được.

Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của công nghệ khai thác than ở Quảng Ninh,
đà có nhiều công trình nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tác động có hại đến
môi trường khi nổ mìn khai thác lộ thiên, cụ thể:
Bài báo Vấn đế hoàn thiện các thông số nổ mìn cho các mỏ lộ thien lớn
vùng Quảng Ninh của Th.s Lê Văn Quyển Trường Đại học Mỏ - Địa chất(Hội
nghị khoa học kỹ thuật Mỏ toàn Quốc lần thứ VIII-năm 2001) cho thấy thông số
nổ mìn (TSNM) phải phù hợp với các thống số công nghệ mỏ nhằm sủa dụng tối
đá năng lượng để đập vỡ, muốn vậy cần nghiên cứu mối quan hệ mËt thiÕt gi÷a


9
các thông số đặc biệt là mối quan hệ giữa đường kháng và đường kính thuốc nổ,
mối quan hệ giữa chiều cao cột thuocs với lượng chất nổ, chiều sâu khoan thêm
và chiều cao bua hợp lý, chiều cao tầng hợp lý, sơ đồ bố trí mạng lỗ khoan trên
tầng. Trong các thông số nổ mìn, quan trọng nhất là chỉ tiêu thuốc nổ. Đây là đại
lượng dùng để điều khiển mức độ đập vỡ đất đá (MĐĐV), nó có tác dụng quyết
định tới năng suất và hiệu quả của các khâu tiếp theo (như xúc bốc, vận tải) có
mối quan hệ gián tiếp thông qua MĐĐV . Do vậy giải quyết mối quan hệ giữa
chỉ tiêu thuốc nổ- MĐĐV chính là thiết lập bài toán tối ưu hóa MĐĐV (tỉng chi
phÝ s¶n xt tèi thiĨu: G -> Min). Tõ MĐĐV hợp lỹ sẽ xác định được chỉ tiêu
thuốc nổ hợp lý. Khi xác đinh được chỉ tiêu thuốc nổ hợp lý sẽ xác định đượng
lượng thuốc nổ cần thiết để phá vỡ đất đá, như vậy không những hiệu quả kinh tế
mà năng lượng biến thành những dạng công vô ích có tác động xấu đến môi
trường sẽ giảm.
Nhóm tác giả của Trường đại học Mỏ - Địa chất do GS.TS Nhữ Văn Bách
chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả, giảm thiểu chấn
động nổ mìn ở mỏ Núi Béo Đề tài đà được tác giả báo cáo và được nghiệm thu
giai đoạn 1 ngày 7/9/2006. Xuất phát từ đặc điểm công tác nổ mìn của mỏ than
Núi Béo gần khu dân cư vì vậy phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người, nhà
cửa và công trình khác do tác dụng của sóng chấn động, sóng không khí và đá

văng. Đặc biệt là tác dụng của sóng chấn động bởi vì nhà cửa và các công trình
gần mỏ là đối tượng tĩnh không di chuyển được, chúng thường bị phá hủy do
sóng chấn động. Để đáp ứng yêu cầu này công tác nổ mìn phải làm sao để giảm
tác dụng chấn động đến mức độ nhỏ nhất với quy mô bÃi nổ hợp lý. Yêu cầu này
cũng đòi hỏi phải chọn thuốc nổ phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả đập vỡ đồng
thời giảm tác dụng có hại, bảo vệ môi trường. Nhóm tác giả đà nghiên cứu và
tiến hành nổ thử nghiệm trên mỏ Núi Béo và đà đề ra các biện pháp nâng cao
hiệu quả nổ mìn, biện pháp giảm chấn động khi nổ mìn khai thác mỏ đối với môi
trường xung quanh.
1.3 Tổng quan về đặc điểm địa chất công trình, địa chất thủy văn,
công nghệ khai thác và công nghệ nổ mìn của các mỏ lộ thiên sâu Quảng
Ninh


10
Trong khai thác mỏ lộ thiên nói chung và khai thác mỏ lộ thiên ở vùng
Quảng Ninh nói riêng, với điều kiện đất đá tương đối cứng (f=5-15), chủ yếu là
sét kết, bột kết, cuội kết, cát kết, sạn kết. Đất đá chia làm bốn loại với độ nứt nẻ
từ 0,2-1,25m. Địa hình phức tạp, các mỏ đang ở giai đoạn xuống sâu, vì vậy
công tác nổ mìn được các mỏ đặc biệt quan tâm không những đạt hiệu quả mà
còn bảo vệ môi trường. Độ sâu cuối cùng của một số mỏ lộ thiên lớn vùng
Quảng Ninh như sau:
1. Đèo Nai: -330m (năm 2037)
2. Cọc Sáu: -375m (năm 2033)
3. Cao Sơn: -325m (năm 2038)
4. Núi Béo: -135m (năm 2015)
5. Hà Tu: -220m (năm 2018)
1.3.1 Công ty Cổ phần Hà Tu
1.3.1.1 Địa chất công trình, địa chất thủy văn
a. Địa chất công trình

Đối tượng khai thác chính của mỏ Hà Tu là vỉa 16 và vỉa 16a có cấu tạo là
một nếp lõm không đối xứng. Cánh đông thoải từ 15-350, cánh tây dốc từ 30-800.
Trục nếp uốn phát triển theo hướng đông bắc tây nam, Vứa 16 có trữ lượng trên
8 triệu tấn. Vỉa có cấu tạo phức tạp chiều dày trung bình là 17,47m. Chiều dày
than tính trữ lượng trung bình là 13,05m. Vứa 16a phân bố hẹp ở nhân nếp lõm.
Vỉa có cấu tạo phức tạp, chiều dày trung bình là 8,81m. Trong khu mỏ có các
loại nham thạch như: Cuội kết, sỏi sạn kết, cát kết, bột kết và sét than có độ cứng
f=513,
b. Địa chất thủy văn
Nước dưới đất chia làm hai tầng chứa nước là tầng nước ngầm nằm trên
vỉa trụ có lưu lượng từ 0,06 lít/giây đến 1,8 lít/giây. Tổng áp lực nằm trên vỉa trụ
có độ phong phú nước khá lớn và ¸p lùc n­íc kh¸ m¹nh. Ngn cung cÊp cho
n­íc d­íi đất là nước mưa.
1.3.1.2 Các thông số của hệ thống khai thác và quy trình công nghệ


11
Hệ thống khai thác của mỏ Hà Tu là hệ thống khai thác dọc, một bờ công
tác bÃi thÃi ngoài với các kích thước hệ thống khai thác cơ bản là:
- Chiều cao tầng đất:

15m

- Chiều cao tầng than:

7,5m

- Chiều cao tầng kết thúc:

30m


- Chiều rộng đáy hào chuẩn bị:

25m

- Chiều rộng mặt tầng công tác: 3040m
- Chiều rộng tầng bảo vệ:

520m

Về công nghệ khai thác mỏ Hà Tu sử dụng các thiết bị sau:
- Công tác khoan mỏ sử dụng máy khoan xoay cầu mà hiệu 250MH với năng suất định mức trung bình là 24.000m/năm.
- Công tác xúc bốc: Về xúc đất mỏ sử dụng máy xúc EKG - 5A vµ EKG 4,6B (E=4,65m3); xóc than má sử dụng máy xúc EKG -4,6B kết hợp với máy
xúc thủy lực gầu ngược có dung tích gầu từ 2,3m3.
1.3.1.3 Công tác nổ mìn
Từ những năm 1991 trở về trước công nghệ khoan nổ mìn ở mỏ Hà Tu
hoàn toàn áp dụng công nghệ nổ truyền thống của Liên Xô cũ với phương pháp
tính toán các thông số mạng lưới lỗ mìn nhằm đảm bảo cải thiện mô chân tầng
và đường kháng là chủ yếu nên kích thước mạng nổ bị khống chế, hạn chế giá trị
chỉ tiêu phá đá. Về phương pháp nổ mìn chủ yếu là nổ đồng thời, tỷ lệ nổ mìn vi
sau ít, sơ đồ vi sai chủ yếu là nổ mìn vi sai qua hàng. Phương pháp nạp thuốc
chủ yếu nạp tập trung hoặc phân đoạn không khí. Thuốc nổ chủ yếu là TNT dạng
vảy, sử dụng cho lỗ khoan có nước, còn thuốc Zeecsno dùng cho lỗ khoan khô.
Kích nổ là Amônít N06JB dạng bột đóng bao đường kính 90mm. Phương tiện nổ:
Dùng truyền nổ từ miệng lỗ tới lượng thuốc kích nổ là dây nổ của Nga có tốc độ
65007000m/s. Bảng 1.1 tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công tác nổ mìn
từ năm 1991 trở về trước.


12

Bảng 1.1 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công tác nổ mìn ở mỏ
Hệ số độ cứng f

Chỉ tiêu thuốc nổ

Chỉ tiêu phá đá

kg/m3

m3/m

f=78

0,430,46

42

f=910

0,480,52

39

f=1112

0,560,62

35

Từ năm 1992 trở lại đây mỏ đá áp dụng công nghệ nổ mìn úc, về phương

pháp tính toán cho phép mở rộng mạng lưới nổ mìn, chỉ cần khốn chế chiều cao
cột bua để đảm bảo khi nổ không bị phụt bua. Phương pháp nổ là vi sai toàn
phần, nổ theo thứ tự. Thuốc nỉ sư dơng lµ: Powergel 2560, Powergel 2561,
Enegan 2640 vµ Anfo. Các chỉ tiêu kinh tế đạt được như sau:
- Chỉ tiêu thuốc nổ q (kg/m3)
f=78

q=0,40,42

f=910

q=0,440,46

f=1112

q=0,50,52

- Suất phá đá bình quân (m3/m): 5860
- Chi phí khoan nổ giảm 8% so với công nghệ truyền thống
- Tỷ lệ đá quá cỡ giảm từ (0,51)% so với công nghệ truyền thống
Hiện nay ở các mỏ chủ yếu sử dụng các loại chất nổ và phương tiện nổ do
Việt Nam sản xuất.
1.3.2 Công ty Cổ phần than Núi Béo
1.3.2.1 Địa chất công trình và địa chất thủy văn
a. Địa chất công trình
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là vỉa 14, vỉa than nằm trên cùng trong cột
địa tầng nghiên cứu. Đá vách, trụ vỉa than thường gặp là lớp bột kết, sét kết. Các
lớp đá này không ổn định, chỗ dầy, mỏng khác nhau, đôi chỗ tạo thành thấu
kính. Độ cứng đất đá f=513.
b. Địa chất thủy văn



13
Địa chất thủy văn mỏ Núi Béo khá phức tạp có hai moong cũ chứa nước
gần vỉa 11 là moong Hà Tua và moong Mông plnê . Đồng thời có hai con suối
chảy qua, đó là suối Lộ Phong và suối Hà Tu. Nước dưới đất cũng có hai tầng,
tầng nước ngầm ở sâu vài mét đến 50m. Tầng áp lùc ë d­íi vØa than nh­ng cã
tÝnh chÊt cơc bé. Hệ số thấm của đất đá trung bình 0,07m/ngày đêm.
1.3.2.2 Các thông số của hệ thống khai thác và quy trình công nghệ
- Chiều cao tầng đất:

15m

- Chiều cao tầng than:

6m

- Chiều rộng đáy hào chuẩn bị:

20m

- Chiều rộng mặt tầng công tác: 2535m
- Chiều rộng tầng bảo vệ:

520m

- Chiều rộng dải khấu:

12m


- Chiều dài tuyến công tác: 8002000m
- Góc dốc bờ công tác:

30390

- Góc dốc bờ công tác:

65700

Về công nghƯ khai th¸c má Nói BÐo sư dơng c¸c thiÕt bị sau:
- Công tác xúc bốc: Về xúc đất mỏ sử dụng máy xúc EKG4,6-5A; máy
xúc thủy lực gầu ngược CAT-5090 có E=5,7m3; máy cú EX-700; máy xúc tay
gầu ngược VOLVOEC-240 có E=1,4m3.
- Công tác khoan mỏ sử dụng máy khoan xoay cầu mà hiệu -250MH
với năng suất định mức trung bình là 24.000m/năm; máy khoan thủy lực DM-45,
d=230mm; máy khoan thủy lực ROCK-L8, d=165mm.
- Công tác vận tải: Sư dơng xe БEΛA3-7548 D7, t¶i trong 42 tÊn; БEΛA37522 a, t¶i träng 30 tÊn; CAT 773E t¶i träng 58 tấn; VOLVO A35 tải trọng 35
tấn.
1.3.2.3 Công tác nổ mìn
Công nghƯ nỉ m×n ë má Nói BÐo chđ u sư dụng công nghệ nổ mìn của
úc, với thông số chủ yÕu ë b¶ng 1.2


14
Bảng 1.2 Các thông số khoan nổ mìn chủ yếu mỏ Núi Béo
Thông số

Ký hiệu

Đơn vị


Trị số

Đường cản

W

m

8,5

Khoảng cách lỗ

a

m

8,5

Khoảng cách hai hàng

b

m

7,4

Chiều sâu lỗ khoan

Lk


m

14

Chiều sâu khoan thêm

Lp

m

2,0

Chiều cao cột thuốc

Lt

m

7,7

Chiều cao cột bua

Lp

m

6,3

Chỉ tiêu thuốc nổ


q

kg/m3

0,42

Chỉ tiêu phá đá

v

m3/m

60

1.3.2.4 Những phương pháp giảm thiểu tác động có hại đến môi
trường khi nổ mìn khai thác mỏ
Trong những năm gần đây sản lượng mỏ cũng như khối lượng bóc đất đá
không ngừng nâng cao. Toàn bộ các khai trường của Công ty nằm gọn trong
lòng thành phố Hạ Long, là khu vực nhạy cảm về môi trường, nơi có di sản thế
giới - Vịnh Hạ Long. Các công trường sản xuất nằm liền kề với các khu vực dân
cư phường Hà Tu, Hà Trung và Hồng Hà Vì vậy việc bảo vệ môi trường, bảo
vệ các công trình lân cận trong quá trình khai thác là vấn đề đặc biệt cần đặt ra
và quan tâm giải quyết. Công tác làm tơi đất đá mỏ áp dụng là công nghệ nổ
mìn. Vì vậy mỏ đà có những biện pháp giảm thiểu tác động môi trường qua quá
trình nổ mìn như sau:
- Công tác nổ mìn trên mỏ hiện nay do Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ
đảm nhận. Tuy nhiên để hạn chế tác động xấu đến môi trường, Công ty than Núi
Béo đà chủ động phối hợp đơn vị cùng thi công chọn thuốc nổ phù hợp, có cân
bằng oxy bằng không hoặc gần bằng không như thuốc nổ Anfo, thuốc nổ nhũ

tương để hạn chế việc xả bụi vào không khí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
nước và giảm thiểu chấn động không khí khi nổ mìn.
- Công tác nổ mìn trong lỗ khoan lớn của công ty được áp dụng 100%
phương pháp nổ mìn iv sai qua lỗ. ở rất nhiều khu vực trên các khai trường má,


15
để nâng cao hiệu quả đập vỡ đất đá và giảm chấn động, mỏ đà áp dụng phương
pháp nạp mìn phân đoạn lưu cột không khí. Các khu vực khác gần khu dân cư có
đặc điểm đất đá rắn không thể xới trực tiếp, công ty sử dụng phương pháp nổ
mìn om với chỉ tiêu và quy mô nhỏ để làm rạn nứt đất đá trước khi dùng máy xới
làm tơi sơ bộ.
- Trên cơ sở đánh giá, phân tích ảnh hưởng của hướng khởi nổ và vị trí lỗ
mìn khởi nổ đến mức chấn động nổ mìn, điều chỉnh hướng khởi nổ, mạng nổ cho
phù hợp.
- Chủ động khống chế quy mô nổ mìn tối đa cho từng khu vực cần bảo vệ.
Chấp nhận các bÃi nổ nhỏ nhưng nổ nhiều bÃi trong một ngày với khoảng thời
gian dÃn cách phù hợp trên nguyên tắc triệt tiêu sóng chấn ®éng cđa b·i nỉ tr­íc
th× míi khëi nỉ b·i nỉ sau:
+ Thường xuyên gửi thông báo lịch nổ mìn tại khai trường các ngày trong
tuần tới chính quyền địa phương các phường Hà Trung, Hà Tu để chính quyền
địa phương chủ động thông báo tới các hộ dân trong khu vùc cïng phèi hỵp thùc
hiƯn.
+ KÕt hỵp cïng víi së LĐTB&XH Quảng Ninh, phòng PC23- Công an
tỉnh; chính quyền các phường Hà Tu, Hà Trung; đại diện các tổ dân, khu phố
tiến hành khảo sát ảnh hưởng do nổ mìn tại các khu dân cư lân cận và đà chọn
được quy mô nổ mìn hợp lý cho từng khai trường. Do vậy đà giảm được chấn
động cho khu dân cư và được nhân dân đồng tình ủng hộ.
- Trong năm qua, Công ty than Núi Béo đà hợp tác với các cơ quan nghiên
cứu trong nước thực hiện các công trình, đề tài nghiên cứu nhằm lựa chòn giải

pháp nổ mìn hợp lý, giảm thiểu tác động có hại đến môi trường và nâng cao hiệu
quả nổ mìn tại Công ty cụ thể:
+ Công ty hợp tác với Trung tâm kỹ thuật môi trường Đô thị và Khu công
nghiệp (Đại học Xây dựng Hà Nội) tiến hành quan trắc chấn động do nổ mìn của
Công ty Núi Béo tới khu vực dân lân cận, với nội dung chính là: Quan trắc, đo
đạc chính xác thông số chấn động do nổ mìn theo quy mô nổ. Từ đá đánh giá kế
quả đưa ra quy mô nổ và phương pháp nổ hợp lý.


×