Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu gis phục vụ quản lý tài nguyên môi trường thành phố quy nhơn, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.55 MB, 109 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học mỏ - địa chất

hoàng văn nghiệp

NGHIấN CU XY DNG C S D LIỆU GIS
PHỤC VỤ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ QUY NHN, TNH BèNH NH
Chuyên nghành: Kỹ thuật trắc địa
MÃ số : 60.52.85

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS.NGƯT võ chí mỹ

Hà Nội - 2013


1

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là đúng sự thật và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Hoàng Văn Nghiệp



2

MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... 1
MỤC LỤC.......................................................................................................... ........2
CÁC THUẬT NGỮ, TỪ VIÊT TẮT........................................................... ..............4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ................................................ . ...............5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ............................... .. ...............7
MỞ ĐẦU...................................................................................................... ..............8
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ
HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ QUY NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH ........... 13
1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC THÀNH PHỐ QUY NHƠN .................. 13
1.1.1 Điều kiện tự nhiên. ....................................................................................... 13
1.1.2. Các nguồn tài nguyên .................................................................................. 17
1.1.3. Thực trạng môi trường thành phố Quy Nhơn ............................................... 22
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ,VĂN HÓA XÃ HỘI KHU VỰC QUY NHƠN........... 27
1.2.1. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn. ................................. 27
1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .............................................................. 29
1.2.3. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế ............................................... 31
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG CƠ SỞ
DỮ LIỆU GIS PHỤC VỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ......................................... 33
2.1 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu GIS.............................................................. 33
2.1.1. Qui trình chung ............................................................................................ 33
2.1.2. Yêu cầu dữ liệu phục vụ quản lý tài nguyên - môi trường: ........................... 34
2.2 Chuẩn hoá cơ sở dữ liệu GIS . ......................................................................... 37
2.2.1. Khái niệm chuẩn hoá ................................................................................... 38
2.2.2. Nội dung chuẩn hoá ..................................................................................... 38
2.3. Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS) và cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý

môi trường............................................................................................................. 39
2.3.1 .Giới thiệu chung về GIS .............................................................................. 39


3

2.3.2 .Tổng quan về cơ sở dữ liệu GIS ................................................................... 48
2.3.3. Thiết kế lựa chọn giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý tài
nguyên - môi trường. ............................................................................................. 63
2.4. Quản lý môi trường......................................................................................... 67
2.4.1. Nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm: ................... 68
2.4.2. Công cụ quản lý môi trường......................................................................... 68
2.4.3. Cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý môi trường ................................................... 68
Chương 3: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS PHỤC VỤ QUẢN LÝ TÀI
NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU VỰC THÀNH PHỐ QUY NHƠN...... 70
3.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý. .................................................................. 71
3.2. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý....................................................... 85
3.3. Cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý tài nguyên môi trường .............................. 89
3.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS chuyên đề tài nguyên môi trường. ....................... 92
3.5. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý tài nguyên môi trường .. 99
3.6. Phát triển ứng dụng GIS. .............................................................................. 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 105
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


4

CÁC THUẬT NGỮ, TỪ VIẾT TẮT


UBND

-

Ủy ban nhân dân

UBND TP

-

Ủy ban nhân dân thành phố

BVMT

-

Bảo vệ môi trường

TNMT

-

Tài nguyên Môi trường

TNTN

-

Tài nguyên thiên nhiên


KHCN

-

Khoa học công nghệ

CGCN

-

Chuyển giao công nghệ

CSDL

-

Cơ sở dữ liệu

ONMT

-

Ơ nhiễm mơi trường

GIS

-

Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)


Megadata

-

Siêu dữ liệu

Portal

-

Cổng thông tin điện tử

Topology

-

Cấu trúc hình học khơng gian

Feature Class-

Lớp đối tượng

BĐĐH

-

Bản đồ địa hình

GDP


-

Tổng sản phẩm Quốc nội

TCVN

-

Tiêu chuẩn Việt Nam

HTTDL

-

Hệ thơng tin địa lý

BTNMT

-

Bộ Tài nguyên Môi trường

TP

-

Thành phố


5


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1. Qui trình xây dựng cơ sở dữ liệu GIS .......................................... 35
Sơ đồ 2.2. Mơ hình tổ chức cơ sở dữ liệu GIS trong quản lý tài nguyên - môi
trường........................................................................................................... 36
Bảng 2.1. Ví dụ về các định nghĩa kiểu đối tượng trong cơ sở dữ liệu GIS ... 49
Bảng 2.2. Ví dụ về phân lớp đối tượng địa lý ............................................... 54
Bảng 2.3. Các nguyên tắc topology .............................................................. 57
Sơ đồ 2.3. Tổ chức cơ sở dữ liệu - GeoDatabase .......................................... 61
Bảng 2.4. Một số chức năng thường dùng trong GIS .................................... 64
Bảng 3.1. Gộp nhóm dữ liệu......................................................................... 74
Bảng 3.2. Các lớp dữ liệu nền địa lý ............................................................. 77
Bảng 3.3. Chi tiết topology với từng đối tượng trong từng nhóm lớp ........... 79
Bảng 3.4. Dữ liệu thuộc tính của các đối tượng nền địa lý ............................ 81
Bảng 3.5. Bảng thuộc tính đối tượng dạng điểm ........................................... 93
Bảng 3.6. Bảng thuộc tính đối tượng dạng vùng ........................................... 94
Bảng 3.7. Bảng thuộc tính đối tượng dạng điểm ........................................... 95
Bảng 3.8. Bảng thuộc tính đối tượng dạng điểm ........................................... 98


6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ

Hình 1.1. Thành phố Quy Nhơn ................................................................... 13
Hình 1.2. Bản đồ hành chính thành phố Quy Nhơn ...................................... 14
Hình 1.3. Lăng mộ Hàn Mặc Tử ................................................................... 19
Hình 1.4. Tài nguyên đá và đất sét ............................................................... 19
Hình 1.5. Tháp đơi thuộc phường Đống Đa và hình ảnh du lịch bờ biển ...... 21

Quy Nhơn..................................................................................................... 21
Hình 1.6. Ơ nhiễm mơi trường nước tại Quy Nhơn ...................................... 25
Hình 1.7 Cá chết hàng loạt ở hồ phú hòa thuộc hai phường Nhơn Phú, ........ 26
Quang Trung, thành phố Quy Nhơn ............................................................. 26
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của hệ thống GIS .................................................... 40
Hình 2.2. Hệ thơng tin địa lý đưa ra quyết định ............................................ 42
Hình 2.3. Mơ hình các lớp dữ liệu vector ..................................................... 46
Hình 2.4. Cấu trúc dữ liệu raster và vector ................................................... 47
Hình 2.5. Biểu diễn thông tin dạng điểm, đường, vùng theo cấu trúc vector . 52
Hình 2.6. Minh họa thơng tin raster .............................................................. 53
Hình 2.7. Mối quan hệ giữa dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính........... 60
Hình 2.8. Tổ chức cơ sở dữ liệu Shape files ................................................. 62
Hình 3.1. Mơ hình tổ chức dữ liệu trong cơ sở dữ liệu GIS tài nguyên môi
trường thành phố Quy Nhơn ......................................................................... 71
Hình 3.2. Bản đồ nền địa hình ...................................................................... 76
Hình 3.3. Mơ hình cơ sở dữ liệu nền địa lý ................................................... 76
Hình 3.4. Thiết kế Geodatabase chuẩn ......................................................... 85
Hình 3.5. Nội dung dữ liệu thủy hệ .............................................................. 86
Hình 3.6. Nội dung dữ liệu phủ bề mặt ......................................................... 86
Hình 3.7. Nội dung dữ liệu tim đường giao thơng ........................................ 87
Hình 3.8. Nội dung dữ liệu giao thông ......................................................... 87


7

Hình 3.9. Nội dung dữ liệu địa hình ............................................................. 88
Hình 3.10. Nội dung dữ liệu dân cư cơ sở hạ tầng ........................................ 88
Hình 3.11. Nội dung dữ liệu biên giới địa giới ............................................. 89
Hình 3.12. Nội dung dữ liệu chuyên đề tài ngun mơi trường Đất .............. 99
Hình 3.13. Nội dung dữ liệu chuyên đề tài n guyên môi trường Nước ......... 99

Hình 3.14. Nội dung dữ liệu chuyên đề mơi trường Khơng khí .................. 100
Bản đồ Hiện trạng hàm lượng MN trong đất Thành Phố Quy Nhơn ............ 102
Bản đồ Hiện trạng hàm lượng NO-3 trong nước thải thành phố Quy Nhơn .. 103
Bản đồ Hiện trạng hàm lượng SO42 trong khơng khí thành phố Quy Nhơn . 104


8

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, vấn đề quản lý môi trường là một vấn đề cấp thiết khơng chỉ riêng
nước ta mà trên tồn thế giới và không thể thiếu trong đời sống xã hội. Cùng với sự
phát triển của kinh tế xã hội, gia tăng dân số, tốc độ đơ thị hóa ... mơi trường ngày
càng có nhiều biến động phức tạp. Câu hỏi cấp thiết đặt ra là: "Làm thế nào để quản
lý môi trường hiệu quả nhất và chặt chẽ nhất" đối với các cơ quan quản lý đối với
vấn đề môi trường.
Xu hướng hiện nay trong quản lý môi trường là sử dụng tối đa khả năng cho
phép của GIS. Sự phát triển của phần cứng làm cho máy tính có nhiều khả năng
hơn, mạnh hơn và các ứng dụng GIS cũng trở nên thân thiện hơn với người sử dụng
bởi các khả năng hiển thị dữ liệu ba chiều, các công cụ phân tích khơng gian và giao
diện tuỳ biến. Nhờ khả năng xử lý các tập hợp dữ liệu lớn từ các cơ sở dữ liệu phức
tạp, nên GIS thích hợp với các nhiệm vụ quản lý môi trường. Các mơ hình phức tạp
cũng có thể dễ dàng cập nhật thông tin nhờ sử dụng GIS
Trong thời gian tới, mục tiêu cơ bản về bảo vệ môi trường của Tỉnh Bình Định
là tăng cường cơng tác quản lý tài ngun - môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm môi
trường nước, không khí, quản lý chất thải rắn ...cải thiện hiện trạng sử dụng đất,
phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở
các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, hướng tới phát triển bền vững.
Muốn có các hoạt động quản lý tài ngun - mơi trường hiệu quả, cần phải có
một cơ sở dữ liệu đầy đủ và được xây dựng trong một hệ thống thông tin hiện đại,

đáp ứng được các nhu cầu diễn biến mạnh mẽ trong thời đại hiện nay. Trong những
năm gần đây, GIS đã được sử dụng phổ biến ở nước ta. Với ưu điểm nổi trội về khả
năng cập nhật, lưu trữ, phân tích, hiển thị và chia sẻ thông tin, GIS thực sự đã trở
thành cơng cụ hiện đại và có hiệu quả nhất hỗ trợ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu
phục vụ quản lý tài nguyên - môi trường. Đề tài "Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ
liệu GIS phục vụ quản lý tài nguyên môi trường, thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình
Định" là xuất phát từ ý nghĩa thực tế đó. Cơ sở dữ liệu GIS thành phố Quy Nhơn


9

được xây dựng dựa trên nền bản đồ địa hình, kết hợp tư liệu ảnh viễn thám, số liệu
thống kê hiện trạng mơi trường và các nguồn tài liệu có liên quan, sẽ thể hiện đầy đủ
và chi tiết tất cả các dữ liệu, thông tin phục vụ đắc lực cho công tác quản lý tài
nguyên môi trường hiện tại và trong tương lai, đảm bảo tính bền vững cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của Thành phố theo định hướng Nghị định 21 của Chính phủ.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp luận xây dựng cơ sở dữ liệu
nền địa lý cơ bản thành phố Quy Nhơn và các lớp cơ sở dữ liệu chuyên đề về tài
nguyên - môi trường theo tiêu chuẩn Quốc gia tin nhằm phục vụ công tác quản lý
tài nguyên - môi trường theo hướng phát triển bền vững.
- Thông qua kết quả nghiên cứu để chứng minh tính hiệu quả của cơ sở dữ
liệu GIS trong công tác quản lý tài nguyên - môi trường.
- Phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng địa hình là cơ sở dữ liệu nền địa hình 7 nhóm lớp thành phố Quy Nhơn
gồm: Cơ sở toán học, dân cư, địa hình, giao thơng, thủy hệ, Ranh giới, Thực vật
- Các đối tượng chuyên đề về tài nguyên - môi trường như các nhóm lớp: khơng khí,
nước mặt, nước ngầm, hiện trạng sử dụng đất, số liệu quan trắc môi trường các khu

vực nhạy cảm, ...
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu gồm toàn bộ thành phố Quy Nhơn và một số xã vùng ven
khu vực.
4. Nội dung nghiên cứu.
Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Thu thập và tổng hợp tài liệu có liên quan đến đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Tổng quan về tình hình tài ngun - mơi trường thành phố Quy Nhơn.
- Nghiên cứu lựa chọn giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý tài nguyên
môi trường.


10

- Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa hình thành phố Quy Nhơn.
- Xác định các chuyên đề về tài nguyên - môi trường.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý tài nguyên - môi trường thành phố
Quy Nhơn.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra, đề tài có sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập, thống kê, phân tích và tổng hợp dữ liệu
Dựa vào tài liệu đã có tiến hành thống kê các nguồn thải, phân tích đánh giá các tác
nhân gây ơ nhiễm mơi trường. Phương pháp này giúp thu thập được những thông
tin và các vấn đề có liên quan, xử lý chúng để đưa ra nhận xét, kết luận và kiến nghị
giải pháp cho phù hợp. Các tư liệu sử dụng trong luận văn này gồm các cơng trình
nghiên cứu trước đó, các bài viết, báo cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,
sách báo và Internet... Phương pháp này tiết kiệm được thời gian và kinh phí nhưng
vẫn có tầm nhìn khái quát về vấn đề cần nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra thực địa: Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập
các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thu thập dữ liệu, tài liệu, có liên

quan đến luận văn, lấy mẫu một số điểm ô nhiễm, kiểm chứng kết quả nghiên cứu
trong phòng.
- Phương pháp GIS: Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài, từ việc xây
dựng, trình bày, hỏi đáp đến truy xuất dữ liệu. Sử dụng các phần mềm tương thích
nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu và phân tích tổng hợp dữ liệu theo các nguyên tắc tổ
hợp không gian địa lý. Xây dựng các trường dữ liệu trong phần mềm ArcGIS. Cơ sở
dữ liệu GIS được xây dựng theo 4 chuẩn: Chuẩn hệ qui chiếu, chuẩn tổ chức dữ liệu
(geodatabase), chuẩn topology và chuẩn dữ liệu thuộc tính.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Về mặt khoa học, đề tài đã xác lập cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ GIS, một
hệ thống thông tin hiện đại xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa hình và cơ sở dữ liệu
chuyên đề tài nguyên - môi trường nhằm phục vụ hiệu quả công tác quản lý của
ngành. Kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài đã thiết lập quy trình xây dựng cơ sở


11

dữ liệu GIS cho thành phố Quy Nhơn, xây dựng mơ hình tổ chức cơ sở dữ liệu phục
vụ quản lý tài nguyên môi trường thành phố Quy Nhơn, xây dựng cơ sở dữ liệu hiện
trạng tài nguyên môi trường, làm cơ sở nhận biết, đánh giá hiện trạng, biến động tài
nguyên và môi trường của thành phố Quy Nhơn.
- Về mặt thực tiễn, việc xây dựng ứng dụng GIS đã giúp các nhà quản lý khảo sát
hiện trạng và tra cứu thơng tin một cách nhanh chóng, chính xác và trực quan. Đề tài
được hoàn thành sẽ là một tài liệu hữu ích cho cơng tác qui hoạch, quản lý tài nguyên
và môi trường khu vực thành phố Quy Nhơn, là tiền đề gợi mở giúp Tỉnh đưa ra các
giải pháp điều chỉnh và khắc phục tình trạng ơ nhiễm, suy thối các nguồn tài ngun
và mơi trường, nhằm tiến tới sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Hiện nay với

sự hướng dẫn của GS, TS, NGƯT. Võ Chí Mỹ tơi đã có đủ số liệu để nghiên
cứu giải quyết vấn đề trên.

7. Dữ liệu, trang thiết bị và phần mềm.
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu đã sử dụng những tư liệu sau:
- Văn bản, công văn, quyết định,quy định, hướng dẫn (cơ sở pháp lý)
- Bản đồ địa hình tỉ lệ 1:2000 thành phố Quy Nhơn.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Quy Nhơn.
- Bản đồ chuyên đề các phường xã thành phố Quy Nhơn.
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
- Báo cáo thuyết minh thành phố Quy nhơn.
- Bảng tổng hợp kết quả quan trắc mơi trường nước, khơng khí khu vực Quy Nhơn
tỉnh Bình Định
- Dự thảo báo cáo hiện trạng mơi trường tỉnh Bình Định.
- Một số đề tài đã nghiên cứu có liên quan.
- Máy tính, phần mềm GIS: Microstion, Mapinfo, ArcGIS.
- Quy định số hóa bản đồ địa hình tỷ lệ: 1:2000, 1:10000, 1:25000, 1: 50000
8. Kết quả đạt được của đề tài.
Xây dựng cơ sở dữ liệu:


12

Cơ sở dữ liệu nền địa hình: Cơ sở tốn học, dân cư, địa hình, giao thơng, thủy
hệ, Ranh giới, Thực vật theo khuôn dạng *.Dgn phủ trùm khu vực đo vẽ đã được
chuẩn hóa đạt yêu cầu phục vụ thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý và biên
tập bản đồ địa hình
Cơ sở dữ liệu chuyên đề:
+ Hệ thống các bảng biểu, bài viết, qui định, được đưa vào trong CSDL.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu thành lập bản đồ quản lý tài nguyên môi trường thành phố
Quy Nhơn.
9. Cấu trúc của luận văn.
Cấu trúc luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn chia làm

3 chương được trình bày 107 trang với 29 hình, 12 bảng, 03 bản đồ, 03 sơ đồ
10. lời cảm ơn.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy GS.TS.NGƯT. Võ
Chí Mỹ, thầy là người đã đưa ra định hướng và tận tình hướng dẫn về mặt khoa học
cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn cùng các thầy, cô giáo trong Bộ môn Trắc địa Mỏ,
khoa Trắc địa trường ĐH Mỏ-Địa chất đã chỉ dẫn, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích
trong q trình hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các cán bộ Chi cục bảo vệ Môi trường,
trung tâm quy hoạch bản đồ, trung tâm quan trắc môi trường Sở Tài nguyên Môi
trường tỉnh Bình Định, phịng tài ngun thành phố Quy Nhơn đã giúp đỡ tơi trong
q trình thu thập số liệu cho luận văn.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã thường xuyên
động viên, giúp đỡ để tơi hồn thành luận văn này.


13

Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI
VÀ MƠI TRƯỜNG THÀNH PHỐ QUY NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH

1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC THÀNH PHỐ QUY NHƠN
1.1.1 Điều kiện tự nhiên.
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Quy nhơn là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, chính trị và văn
hóa xã hội của tỉnh Bình Định, nằm ở phía đơng nam của tỉnh Bình Định, tại tọa độ
13 độ 36 đến 13 độ 54 vĩ Bắc, 109 độ 06 đến 109 độ 22 kinh Đông cách Hà Nội
1.065 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 690 km về phía Nam và cách
thành phố Pleiku (Tây Nguyên) 176 km. Cách Đà Nẵng 303 km, cách Huế 408 km,

cách Nha Trang 250 km và cách Quảng Ngãi 186 km.
Địa giới hành chính của thành phố tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Tuy Phước, Phù Cát
- Phía Nam giáp thị xã Sơng Cầu, tỉnh Phú n
- Phía Đơng giáp Biển Đơng
- Phía Tây giáp huyện Vân Canh

Hình 1.1. Thành phố Quy Nhơn


14

Thành phố có 16 phường: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Lý
Thường Kiệt, Nguyễn Văn Cừ, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng, Ngô Mây, Ghềnh
Giáng, Quang Trung, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, và 5
xã: Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Châu, Nhơn Hải và Phước Mỹ.
Ngày nay, Quy Nhơn được công nhận là đô thị loại I, với ưu thế về địa lý, có
cảng biển và cơ sở hạ tầng đơ thị phát triển. Quy Nhơn được Thủ tướng Chính phủ
xác định là một trong ba trung tâm thương mại và dịch vụ của vùng duyên hải Nam
Trung Bộ (cùng với Đà Nẵng và Nha Trang). Quy Nhơn đang từng bước chỉnh
trang đô thị, xây dựng và nâng cấp để trở thành một trong những trung tâm chính trị
- kinh tế - văn hóa – xã hội và du lịch, là đơ thị lớn nằm trong chuỗi đô thị các tỉnh
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Hình 1.2. Bản đồ hành chính thành phố Quy Nhơn


15

1.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Khu vực Thành Phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định thuộc khu vực duyên hải
Nam Trung bộ. Địa hình đồng bằng là chủ yếu xen lẫn vài đồi thấp. Vùng ven biển
có địa hình cát. Khu vực bằng phẳng có độ cao trung bình từ 0m đến 10m. Khu vực
đồi đột xuất có độ cao từ 10m đến 30m. Độ dốc địa hình tồn khu vực ≤ 3º.
Ở khu vực bằng phẳng, địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sơng ngịi, kênh
mương. Đồng thời, đây là khu vực đơ thị, khu cơng nghiệp nên địa hình nhiều nơi bị
tôn tạo, đào đắp để xây dựng các cơng trình dân dụng, giao thơng. Ở khu vực ven
biển, nhiều nơi đã bị cải tạo để nuôi tôm, làm muối.
Với địa hình như trên, Quy Nhơn có điều kiện phát triển nền kinh tế nơng
nghiệp hàng hóa đa dạng, kết hợp với phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp chế
biến hải sản, thực phẩm. Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm công nghiệp,
thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thủy hải sản, du
lịch, Khu kinh tế Nhơn Hội mới được thành lập là nhân tố đóng góp cho sự phát
triển kinh tế - xã hội trong khu vực.
Cơ sở hạ tầng tập trung chủ yếu ở các phường nội thành, khu vực các đầu
mối giao thông thuỷ, bộ; khu công nghiệp; khu du lịch; khu dân cư và khu vực trụ
sở của cơ quan hành chính các cấp đang làm việc gồm: nhà, bưu điện, trường học
v.v.... Khu vực thi công nằm trên diện tích được qui hoạch của khu kinh tế Quy
Nhơn. Mục tiêu của Chính phủ là xây dựng và phát triển thành phố Quy Nhơn trở
thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, với trọng tâm: phát triển các
ngành cơng nghiệp có quy mơ lớn. Do đó, các yếu tố kinh tế - xã hội ở đây ln có
xu hướng biến động theo thời gian làm cho nội dung mơi trường ln thay đổi. Vì
vậy việc quản lý tài ngun mơi trường là một địi hỏi của thực tế.
1.1.1.3. Khí hậu
Thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa,
khí hậu có 2 mùa rõ rệt: Mùa khơ từ tháng 3 đến tháng 9, mùa mưa từ tháng 10 đến
tháng 2, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27,1 0C, giờ nắng trung bình hàng
năm là 2.354 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm 1700mm – 2500mm, độ ẩm



16

trung bình là 78,4%. Tuy nhiên, sự phân phối mưa theo khơng gian và thời gian ở
Bình Định rất khơng đồng đều, lượng mưa năm trung bình ở nơi mưa nhiều nhất và
nơi mưa ít nhất chênh nhau rất lớn đạt 2422mm gây nhiều bất lợi cho sự phát triển
dân sinh, kinh tế của thành phố Quy Nhơn.
Nhiệt độ trung bình hàng ngày thuận lợi cho các hoạt động dân sinh, kinh tế. Tuy
nhiên, trong những tháng gió mùa mùa hạ có từ 22-25 ngày nhiệt độ trung bình
ngày trên 300C lại xẩy ra trong thời kỳ ít mưa, là một nhân tố góp phần khơng nhỏ
gây ra hiện tượng nắng nóng và hạn hán.
Độ ẩm tương đối trung bình năm ở Bình Định dao động từ 79 – 83%, phân bố
khơng có quy luật chung rõ rệt theo khơng gian (Phạm vi và độ cao).
Hàng năm, đều có xuất hiện nhiều ngày có gió Tây khơ nóng, trung bình vùng ven
biển có khoảng 15 – 40 ngày. Gió Tây khơ nóng xuất hiện với nền nhiệt độ khơng
khí khá cao, độ ẩm thấp và bốc hơi lớn ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và sản
xuất. Thời kỳ xuất hiện gió Tây khơ nóng thường trùng với lúc dịng chảy trên các
sông, suối đã cạn kiệt càng làm gia tăng mức đô khô hạn, gây nhiều bất lợi đối với
cây trồng, vật ni.
Do vị trí địa lý của tỉnh nằm ở khu vực Nam Trung Bộ, phía Đơng dãy Trường
Sơn, điều kiện địa hình phức tạp, vì vậy thường chịu ảnh hưởng kết hợp hoặc riêng
lẻ của các hệ thống thời tiết lớn như bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa Đơng Bắc, dải
hội tụ nhiệt đới v.v…. chính những loại hình như thế trên là nguyên nhân chủ yếu
gây mưa to lụt lớn, gió mạnh tàn phá nhiều cơng trình kiến trúc, văn hóa v.v… gây
thiệt hại về người và của.
1.1.1.4. Thuỷ văn
Hệ thống sơng ngịi trong tỉnh đều bắt nguồn từ những vùng núi cao của sườn
phía đơng dãy Trường Sơn. Các sơng ngịi khơng lớn, độ dốc cao, ngắn, hàm lượng
phù sa thấp, tổng trữ lượng nước 5,2 tỷ m3, tiềm năng thủy điện 182,4 triệu kw. Ở
thượng lưu, có nhiều dãy núi bám sát bờ sông nên độ dốc rất lớn, lũ xuống rất
nhanh, thời gian truyền lũ ngắn. Ở đồng bằng thì lịng sơng rộng và nơng có nhiều

luồng lạch, mùa kiệt nguồn nước rất nghèo nàn, nhưng khi lũ lớn nước tràn ngập


17

mênh mông vùng hạ lưu gây ngập úng dài ngày vì các cửa sơng nhỏ và các cơng
trình che chắn nên thốt lũ kém.
Ngồi các con sơng đáng kể nói trên, còn lại là hệ thống các suối nhỏ chằng
chịt thường chỉ có nước chảy về mùa lũ và mạng lưới các sông suối ở miền núi tạo
điều kiện cho phát triển thủy lợi và thủy điện. Độ che phủ của rừng đến nay chỉ còn
khoảng trên 40% nên hàng năm các sông ngày gây lũ lụt, sa bồi, thủy phá nghiêm
trọng. Ngược lại, mùa khô nước các sông cạt kiệt, thiếu nước tưới.
Tồn tỉnh Bình Định có nhiều hồ nhân tạo được xây dựng để phục vụ mục
đích tưới tiêu trong mùa khơ. Trong đó có thể kể đến tên một số hồ lớn tại các
huyện trong tỉnh như: hồ Hưng Long (An Lão); hồ Mỹ Bình(Hồi Nhơn); hồ Núi
Một (Vân Canh – An nhơn); hồ Hội Sơn và Mỹ Thuận (Phù Cát); Ngồi ra, Bình
Định cịn có đầm nước ngọt khá rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
nông nghiệp và nuôi trồng thủy, hải sản. Đặc biệt, đầm Thị Nại là đầm rất lớn rất
thuận lợi cho việc phát triển cảng biển tầm cỡ quốc gia và góp phần phát triển khu
kinh tế Nhơn Hội, đầm này còn được biết đến với cây cầu vượt biển dài nhất Việt
Nam hiện nay.
1.1.2. Các nguồn tài nguyên
1.1.2.1. Tài nguyên đất
Dưới tác động tổng hợp của điều kiện tự nhiên và sản xuất, đất đai của Quy
Nhơn nói chung, tỉnh Bình Định nói riêng có đặc điểm chung là thốt nước tốt, có
thành phần cơ giới nhẹ, đất chua, nghèo các chất dinh dưỡng dễ tiêu. Diện tích đất
tự nhiên của tỉnh là 6.025,6km2, có thể chia thành 11 nhóm đất với 30 loại đất khác
nhau, hiện có gần 136.350 ha đất nông nghiệp 249.310 ha đất lâm nghiệp có rừng,
62.870 ha đất phi nơng nghiệp trong đó quan trọng nhất là nhóm đất phù sa có
khoảng 70 nghìn ha phân bố dọc theo lưu vực các sơng. Đây là nhóm đất canh tác

nơng nghiệp tốt nhất, thích hợp với trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn
ngày. Diện tích đất chưa sử dụng cịn rất lớn, chiếm tới 34% tổng diện tích tự nhiên
của tỉnh. Đây là một tiềm năng lớn cần được đầu tư khai thác.


18

Nhìn chung, đất xám và đất xám feralit là những nhóm đất điển hình chiếm
phần lớn diện tích của tỉnh, đặc biệt ở vùng đồi núi. Đất có tầng mỏng, độ phì kém,
dễ bị xói mịn, rửa trơi.
1.1.2.2. Tài ngun nước
Tỉnh Bình Định có tổng số 170 hồ chứa nước lớn, nhỏ với tổng dung tích gần
600 triệu m3 nước, là một trong những tỉnh có số hồ chứa nước nhiều nhất miền
Trung. Nhiều hồ nhân tạo được xây dựng để phục vụ mục đích tưới tiêu trong mùa
khơ và cấp nước sinh hoạt, theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (20112015), tỉnh Bình Định sẽ xây dựng mới 3 hồ chứa nước: hồ Đá Mài, hồ Đồng Mít
và hồ Suối Lớn. Hệ thống hồ đầm của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Đặc biệt, đầm Thị Nại là đầm lớn rất
thuận lợi cho việc phát triển cảng biển tầm cở quốc gia và góp phần phát triển khu
kinh tế Nhơn Hội, đầm còn được biết đến với cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam
hiện nay. Hồ Núi Một là một cơng trình thủy lợi lớn của tỉnh Bình Định, đồng thời
là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, có tổng diện tích là 110 km2 và dung tích là
110 triệu m3 nước.
1.1.2.3. Tài nguyên nhân văn
Bình Định là nơi xuất phát của phong trào nông dân Tây Sơn thế kỷ 18 và là
quê hương Anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ đã từng vào
Nam đánh tan quân xâm lược Xiêm ở Xoài Mút, ra Bắc phá tan 29 vạn quân Thanh
thống nhất đất nước, từng là kinh đô của Vương quốc Champa với các di tích cịn
lại là Thành Đồ Bàn (Vijaya), 14 tháp Chàm với kiến trúc độc đáo, gốm cổ Gò
Sành. Trong hai cuộc kháng chiến, Bình Định là địa bàn ác liệt nhưng ln anh
dũng đấu tranh và giành những thắng lợi rất đáng tự hào, Bình Định là q hương

và nơi ni dưỡng tài năng các danh nhân văn hóa: Đào Tấn, Xuân Diệu, Chế Lan
Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan v.v….


19

Hình 1.3. Lăng mộ Hàn Mặc Tử
Bình Định vừa là miền đất võ vừa giàu truyền thống nhân văn với các loại
hình nghệ thuật dân tộc, các lễ hội truyền thống. Bình Định cịn là cái nơi của nghệ
thuật tuồng, dân ca bài chòi của điệu múa trống trận Quang Trung độc đáo và môn
phái võ Tây Sơn, thể hiện tính cách và sức sống mãnh liệt của người dân vùng này.
ơ

1.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Các chủng loại đá và đá granite dùng làm vật liệu xây dựng cao cấp (trong
đó đá granite đỏ và vàng chỉ Bình Định mới có) trữ lượng khoảng 700 triệu m3 tập
trung chủ yếu gần các trục đường giao thơng.

Hình 1.4. Tài ngun đá và đất sét


20

IImenite với trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn, tập trung ở các huyện Phù Mỹ,
Phù Cát, Hoài Nhơn. Bauxit ở Vĩnh Thạnh, có trữ lượng 150 triệu tấn quặng nguyên
khai. Cát và cát trắng: phân bổ dọc bờ biển và trong các thung lũng, bãi bồi của lịng
sơng cạn với khối lượng 14 triệu m3.
Tồn tỉnh có 5 điểm suối khoáng: Hội Vân, Chánh Thắng (Phù Cát), Định
Quang, Vĩnh Thịnh (Vĩnh Thạnh), Long Mỹ (Quy Nhơn). Nước khống nóng Long
Mỹ có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, có thể khai thác 50 triệu lít/năm.

Cao lanh: tập trung ở huyện Phù Cát và Long Mỹ (Quy Nhơn) trữ lượng
khoảng 35 triệu tấn.
Đất sét: với trữ lượng khoảng 13,5 triệu m3, tập trung ở các huyện Tây Sơn,
An Nhơn, Tuy Phước, Hoài Nhơn.v.v…
Vàng: Tiềm năng vàng gốc của các điểm vàng lưu trữ lượng khoảng 22 tấn,
tập trung ở các huyện Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn.
1.1.2.5. Tài nguyên rừng
Với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, địa hình và đất đai đa dạng, thảm
thực vật của Bình Định rất phong phú về loài, chủng loại. Chủ yếu là rừng thứ sinh,
rừng phổ biến là rừng kiểu thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và rừng rụng lá – nửa
rụng lá, phong phú về giống và lồi, thường có từ một, hai đến ba tầng. Dưới tán
rừng cịn có song mây, đót sặt,… và trên 40 lồi cây dược liệu có giá trị kinh tế cao
như: ngũ gia bì, sa nhân, thiên niên kiện, bách bộ, thổ phục linh…. Đặc biệt, cây
mai gừng có giá trị dược liệu cao, phân bố hạn chế ở vùng đồi núi Vĩnh Thanh.
Rừng hiện nay còn tập trung chủ yếu ở những vùng xa đường giao thơng nên chỉ
có ý nghĩa lớn về phịng hộ vào bảo vệ mơi trường. Xét theo mục đích kinh tế thì
rừng sản xuất có 65,5 nghìn ha, rừng phịng hộ có gần 128 nghìn ha..
1.1.2.6. Tài ngun du lịch
Quy Nhơn tỉnh Bình Định từng là cố đơ của Vương quốc Champa với di sản còn
lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp chàm (7 cụm, 14 tháp) với nghệ thuật kiến trúc
độc đáo, có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng
cảnh biển hài hòa, hấp dẫn như Tam Quan, Tân thanh, Đảo Yến, bãi tắm Hoàng


21

Hậu, …. Tỉnh đang tập trung đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là xây dựng cơ sở
hạ tầng phục vụ du lịch.
Bình Định có 105 khách sạn (4 khách sạn – resort 4 sao, 1 khách sạn 3 sao),
tổng 2.446 phịng, trong đó 1.536 phịng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Một số resort khách

sạn tiêu chuẩn 4 – 5 sao đang được quy hoạch xây dựng 8 doanh nghiệp kinh doanh
lữ hành du lịch. Bình Định có 231 di tích, trong đó Bộ Văn hóa – Thơng tin (nay là
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) xếp hạng 33 di tích và UBND tỉnh xếp hạng 55
di tích

Hình 1.5. Tháp đơi thuộc phường Đống Đa và hình ảnh du lịch bờ biển
Quy Nhơn
Các lễ hội truyền thống: Chiến thắng Đống Đa, chiến thắng Talốc – Taléc, lễ
hội cư dân miền biển, lễ hội đâm trâu…..
Làng nghề: Rượu Bàu Đá, Mộc mỹ nghệ, Nón ngựa Gị Găng, Bánh tráng
nước dừa v.v…..


22

1.1.3. Thực trạng mơi trường thành phố Quy Nhơn
1.1.3.1 Tình hình đơ thị hóa và phát triển dân số.
Q trình đơ thị hố, cơng nghiệp hố ngày càng phát triển, cơ sở hạ tầng lại
chưa theo kịp mức độ phát triển đó. Việc quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng chưa
mang tính chất lâu dài và đồng bộ… nên việc tạo ra chất thải gây ô nhiễm ngày
càng nhiều là không tránh khỏi. Cụ thể là ở TP. Quy Nhơn và các thị trấn, thị tứ
nhiều nguồn gây ô nhiễm chưa được xử lý. Nước thải sinh hoạt, bệnh viện, nhà
máy, xí nghiệp các cơ sở TTCN chưa qua xử lý hoặc xử lý cục bộ chưa đạt tiêu
chuẩn vẫn thải ra làm ô nhiễm môi trường. Các phương tiện giao thông tăng nhanh,
trong khi cơ sở hạ tầng giao thông không theo kịp và ngày càng xuống cấp trầm
trọng. Bên cạnh đó, quy hoạch đơ thị chưa gắn kết với BVMT. Tại TP Quy Nhơn
việc dãn khu dân cư theo quy hoạch chưa được triệt để, tình trạng dân cư chen chúc
trong các khu nhà rầm, ven biển,… cịn diễn biến phức tạp, từ đó gây ơ nhiễm môi
trường. Các đầm, hồ, cảng (hồ Bàu Sen, hồ Đèo Son, cảng Quy Nhơn…) qua thời
gian khoảng 5 năm mà ô nhiễm tăng rất nhiều lần.

Nếu năm 1994 dân số tồn tỉnh là 1triệu 407 nghìn, chỉ sau gần 4 năm (đến
4/1999) tăng lên 1 triệu 461 nghìn. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình của tỉnh là
1,72%/năm.
1.1.3.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông đường phố cịn nhiều đường đất, làm gia tăng ơ nhiễm
bụi. Mật độ giao thông thấp, hệ thống chiếu sáng chưa hồn thiện. Giao thơng chưa
đáp ứng u cầu phát triển đơ thị, cịn cũ kỹ lạc hậu. Đường nội bộ, hệ thống cống
thoát nước, sự chen chúc của hộ dân cư, gây rất nhiều khó khăn cho việc quy hoạch
phát triển đô thị để làm cho thành phố xanh, sạch, đẹp
Vấn đề cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố đã được cải thiện, đủ cung cấp
theo tiêu chuẩn 6m3/người/tháng. Tuy vậy, một số nơi vẫn thiếu nước máy, phải
dùng nước giếng với chất lượng chưa tốt
Tồn tỉnh có hơn 14.000 công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, hàng ngày thải
ra môi trường một lượng chất thải khá lớn nhưng đa số hệ thống xử lý chất thải của


23

các cơ sở này hầu như chưa hoàn chỉnh hoặc chưa có. Một số cơ sở sản xuất xen kẽ
trong khu dân cư nên khơng có mặt bằng để xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Bên
cạnh đó, sự kiểm tra, kiểm soát của các cấp quản lý đối với các cơ sở chưa được
tiến hành nghiêm túc. Một số cơ sở đã lập ĐTM nhưng đến giai đoạn xử lý chất thải
thì thực hiện khơng triệt để dẫn đến việc vơ hiệu hố hệ thống xử lý. Điển hình như
việc xử lý bụi do sản xuất gỗ, xi măng, đá xây dựng… Đối với khí thải các cơ sở
sản xuất cũng chưa có biện pháp hữu hiệu, có chăng cũng chỉ sử dụng biện pháp
khuyếch tán vào không gian là chủ yếu. Một số cơ sở có điều kiện xử lý nhưng cũng
chỉ đạt hiệu quả từ 20-30%,đôi khi còn gây cản trở cho các hoạt động khác. Rác thải
đô thị lâu nay chỉ dùng biện pháp cổ điển thu gom, chôn lấp tự nhiên ở bãi chứa,
nên không làm sao tránh khỏi ô nhiễm cục bộ. Các chất thải đặc biệt như rác thải y
tế, công nghiệp cũng chưa được xử lý đúng mức.

Nước thải từ sản xuất vẫn là điều nổi cộm hơn cả. Hiện tại các cơ sở sản xuất
kinh doanh trong tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh để đạt TCVN1995. Đáng kể, là nước thải từ sản xuất chế biến thuỷ sản, thực phẩm xuất khẩu
…đã làm ô nhiễm tầng nước mặt thành phố
Qua kiểm tra 3 mơ hình sản xuất đặc trưng (thực phẩm, gỗ, nghiền sàn đá) cho thấy:
+ Xí nghiệp Đơng lạnh Quy Nhơn: Thành phần nước thải có: pH = 7; DO =
4,1mg/l; BOD5=1530mg/l; COD=4040mg/l; PO4=0,36mg/l, NH4-N=20,4mg/l;
SS=1272mg/l.
+ Cơ sở chế biến gỗ: Bụi gỗ tại khu vực chế biến có nồng độ trung bình C=315mg/m3
+ Nghiền sàn đá mỏ: Bụi silic (đo cách miệng thải đá từ 2-5m) có nồng độ
trung bình C=0,41-25mg/m3
Các chỉ số trên vượt xa rất nhiều lần so với TCVN-1995
1.1.3.3 Ô nhiễm khơng khí:


Từ các cơ sở sản xuất: nổi bật có các ngành chế biến hải sản, nơng, lâm sản

thực phẩm, chế biến gỗ, khoáng sản. Nhiều cơ sở nằm xen trong khu dân cư, nên
mặc dù một số cơ sở có sử dụng các biện pháp giảm thiểu ơ nhiễm bụi như sử dụng


24

quạt hút, xyclon nhưng hiệu qủa xử lý của thiết bị đạt khơng cao. Một số cơ sở thải,
khói đốt cũng chỉ đơn thuần dùng biện pháp nâng cao ống khói. Ở khu cơng nghiệp
và vùng ngoại ơ, các cơ sở sản xuất xử lý chất thải cục bộ, chưa có cơ sở nào hồn
chỉnh hệ thống xử lý chất thải. Vấn đề xử lý chung cho khu công nghiệp cũng chưa
đề cập cụ thể.


Từ trong giao thơng: Ơ nhiễm bụi trong thành phố Quy Nhơn có chiều


hướng gia tăng. Lượng xe máy tăng, khí thải nhiều (10.419 chiếc xe máy, tiêu thụ trên
329.500m3 xăngdầu/năm,

tính

ra

CO=95.895tấn;

HydroCacbon=10.940tấn;

NO2=3.724tấn; SO2=296,6tấn; Andehyde=132tấn; Chì= 82tấn. Cộng vào đó là bụi
đường cũng vượt tiêu chuẩn cho phép ở các đường phố chính- nhất là vào mùa khơ.


Từ sinh hoạt: Các khu nhà rầm, ven biển, khu nhà ổ chuột trong hẻm sâu như

ở phường Trần Phú, Hải Cảng, ven núi Bà Hoả … nhân dân tự do thải chất thải
xuống đầm, hồ, ven biển, ven núi…Qua điều tra cho thấy, các khu vực này có 2040% hộ dân cư khơng có cơng trình vệ sinh. Cơng ty Mơi trường đơ thị đã xây dựng
cơng trình vệ sinh công cộng cho một số khu dân cư ven biển nhưng hiệu quả không cao.
Tất cả các điểm lấy mẫu đều vượt quá giới hạn cho phép so với TCVN - chỉ
có một số điểm hàm lượng bụi tương đối thấp là các bãi tắm: Phương Mai, Ghềnh
Ráng, Quy Hoà. Hàm lượng bụi trung bình là 0,29mg/m3. Hàm lượng trung bình
của tồn TP Quy Nhơn là 0,72mg/m3. Cao nhất là khu vực cảng Thị Nại –
1,21mg/m3
Ô nhiễm SO2, NO2 tại một số điểm trong nội thành chưa vượt quá tiêu chuẩn
cho phép. Hàm lượng NO2 trung bình trong thành phố là 0,038mg/m3
Tiếng ồn do động cơ xe máy, máy móc trong các cơ sở sản xuất phát ra tương
đối cao. Độ ồn trung bình trong TP là 74dBA- xấp xỉ với mức cho phép. Các ô

nhiễm khác như CO2, tổng các chất hữu cơ bay hơi (THC) và bụi chì (Pb) tại Quy
Nhơn còn thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng THC trung bình là 3,7mg/m3


×