Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ cho việc phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 55 trang )

Đề tài nghiên cứu khoa học
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
GIS ngày nay là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong nhiều hoạt động
kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới thông qua
các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông
tin được gắn với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở tọa độ
của các dữ liệu đầu vào.
Trong lĩnh vực du lịch, việc kết hợp công nghệ GIS cùng với các
thông tin chi tiết các vùng miền du lịch, các thông tin cần thiết gắn kết
với hệ thống bản đồ tạo ra một hệ thống cho phép người dùng có cái nhìn
trực quan và toàn diện về vùng miền được cung cấp. Việc xây dựng và
phát triển hệ thống tra cứu thông tin trên GIS phục vụ quản lý và khai
thác du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu được cho phát triển
ngành du lịch.
Quảng Trị - mảnh đất chịu nhiều thiệt hại trong chiến tranh chống
Mỹ, là giới tuyến giữa hai miền Bắc – Nam. Nơi đây hiện còn lưu lại rất
nhiều chiến tích của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước của quân và
dân Quảng Trị nói riêng và nước nhà nói chung. Bên cạnh đó, đây cũng là
nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc miền Trung. Với nền kinh tế
thuần nông, nền công nghiệp của tỉnh nhà còn hết sức non trẻ. Trong
những năm qua, tỉnh đã có nhiều chính sách, biện pháp hỗ trợ để bảo tồn
và phát triển các ngành nghề truyền thống như dệt, sản xuất ruốc bột, rèn
nghề, rượu, chế biến nước mắm…
Đây là những điều kiện thuận lợi cho khai thác, phát triển du lịch
của tỉnh nhà. Tuy nhiên, trong những năm qua du lịch Quảng Trị phát
triển chưa tương xứng với tiềm năng của mình, do Quảng Trị là một tỉnh
nghèo, hạ tầng cơ sở chậm phát triển, chưa có điều kiện để quảng bá thu
hút khách du lịch. Chính vì vậy, hệ thống GIS được coi là phương tiện
hữu hiệu để quy hoạch và giới thiệu về các làng nghề, các cụm tiểu thủ
1


Đề tài nghiên cứu khoa học
công nghiệp của tỉnh Quảng Trị và trợ giúp cho việc đưa ra quyết định
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý du lịch trong địa bàn nghiên
cứu. Xuất phát từ những nhu cầu trên đã thúc đẩy chúng tôi quyết định
chọn đề tài:“ Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về các cơ sở sản xuất tiểu thủ
công nghiệp và làng nghề truyền thống phục vụ cho việc phát triển du
lịch tỉnh Quảng Trị”.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin trên GIS phục vụ quản lí và
khai thác du lịch về các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
truyền thống tại tỉnh Quảng Trị.
3.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của
các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống.
- Đánh giá và định hướng bảo tồn, khai thác có hiệu quả giá trị
của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống
đối với sự phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị.
4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề :
+ Nghiên cứu giá trị của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp
và làng nghề truyền thống với vai trò là một thành phần của hệ thống tài
nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về các cơ sở sản xuất tiểu thủ công
nghiệp và làng nghề truyền thống.
+ Xây dựng một bản đồ tổng quát thực hiện được thông tin về các
cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống trên địa
bàn nghiên cứu nhằm thuận lợi cho công tác quản lí, đầu tư, quảng bá để
góp phần trong việc phát triển sản xuất và du lịch tỉnh nhà.
- Về không gian: Khu vực tỉnh Quảng Trị

2
Đề tài nghiên cứu khoa học
` - Về thời gian: Từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2010.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm lịch sử
Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguồn gốc hình thành và quá trình
phát triển xác định. Sự hình thành của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công
nghiệp và làng nghề truyền thống không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy,
khi nghiên cứu đối tượng trên cần đặt chúng trong xu hướng chung của
địa phương, trong nước và thế giới. Có như vậy chúng ta mới có cái nhìn
khách quan, đánh giá chính xác và dự báo hướng phát triển một cách
khoa học nhất.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Đây là quan điểm đặc trưng của khoa học địa lý nên khi nghiên
cứu đề tài cần xác định phạm vi, giới hạn và liên kết lãnh thổ. Trong mỗi
lãnh thổ,các thực thể bên trong tồn tại có mối quan hệ chặt chẽ với các
yếu tíi bên ngoài. Do đó, việc phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công
nghiệp và làng nghề truyền thống phục vụ du lịch phải đặt trong mối quan
hệ với các yếu tố môi trường văn hoá, xã hội và các yếu tố tự nhiên, kinh
tế - xã hội về mặt không gian phục vụ phát triển du lịch của địa phương.
5.1.3. Quan điểm hệ thống
Tự nhiên và văn hoá là những hệ thống tổng hợp hoàn chỉnh,
được tạo lập từ các hợp phần khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau. Nghiên cứu cơ cở sản cuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
truyền thống với tư cách là một tài nguyên du lịch nhân văn trong tổng
thể hệ thống các tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng
Trị.
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm này ngày càng được áp dụng nhiều trong nghiên cứu

các vấn đề địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội. Nghiên cứu hướng phát
3
Đề tài nghiên cứu khoa học
triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống
phục vụ phát triển du lịch của địa phương cần phải đảm bảo phát triển
bền vững trên cả 3 phương diện: kinh tế, truyền thống văn hoá xã hội và
môi trường tự nhiên.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, xử lý số liệu
Đây là phương pháp thu thập toàn bộ số liệu có lien quan đến đề
tìa nhằm mục đích giảm bớt thời gian thực hiện và công sức cũng như
tăng thêm tính logic của đề tài. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã
tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung đề tài
nghiên cứu ở tỉnh Quảng Trị. Từ đó hệ thống lại, tổng hợp có chọn lọc và
phân tích chúng.
5.1.2. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp truyền thống của các nhà địa lý khi nghiên
cứu một đơn vị lãnh thổ. Bản đồ giúp chung ta có tư duy tổng hợp về
không gian. Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các bản đồ về quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch, tuyến, điểm và tài nguyên du lịch qua
đó xây dựng được bản đồ các tuyến điểm du lịch tới các cơ sở sản xuất
tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống trong hệ thống tuyến
điểm du lịch của tỉnh Quảng Trị.
5.1.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập tài liệu, dữ liệu và
khảo sát tình hình thực tế của địa bàn nghiên cứu giúp chúng ta nắm
chính xác về số liệu, tư liệu một cách cập nhật và đồng thời để đánh giá,
kiểm tra lại những thông tin mà ta đã thu thập ở trong phòngs. Từ đó, rút
ra kết luận tổng quan và sát thực. Tiến hành điều tra thực địa về thực
trạng tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và

làng nghề truyền thống. Công tác này giúp ta tìm hiểu rõ hơn về lãnh thổ
và đưa ra những kiến nghị, đề xuất khách quan.
4
Đề tài nghiên cứu khoa học
5.1.4. Phương pháp điều tra xã hội học
Để có được thông tin một cách chính xác và khách quan, đề tài đã
tiến hành lập phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các nghệ nhân, các thợ
thủ công ở các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền
thống đang hoạt động để tìm hiểu về tình hình hoạt động của các cơ sở
sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống phục vụ phát
triển du lịch.
5
Đề tài nghiên cứu khoa học
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ PHÂN BỐ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN
XUẤT TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THÔNG Ở TỈNH QUẢNG TRỊ
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế,
phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp
biển Đông. Nơi đây có sông Bến Hải - cầu Hiền Lương, giới tuyến chia
cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam trong suốt 20 năm (1954 – 1975). Vị trí
mang tính lịch sử như vậy đã để lại cho Quảng Trị những di tích lịch sử,
địa điểm du lịch mang tính nhân văn cao thu hút khách du lịch.
Tuy với một diện tích không rộng, người không đông nhưng do
nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Quảng Trị đã và đang giữ vai trò
trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông, giao lưu giữa hai

miền. Phía Bắc Quảng Trị giáp huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), phía Nam
giáp hai huyện A Lưới, Phong điền (Thừa Thiên - Huế), phía Tây giáp
tỉnh Savanakhet (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào). Với chiều dài biên
giới chung với Lào là 206 km, được phân chia bởi dãy Trường Bắc - Nam
của đất nước cũng như lưu thông thuận lợi với các nước phía Tây bán đảo
Đông dương, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và thế giới qua
Lao Bảo - hành lang quốc lộ số 9 ra cảng Cửa Việt.
Với vị trí là trung tâm của hai miền, giao thông thuận lợi nằm giữa
Huế, Quảng Bình là những nơi du lịch phát triển của miền trung là một
trong những điều kiên thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá –
xã hội của tỉnh với các khu vực trong và ngoài nước, đặc biệt là phát triển
6
Đề tài nghiên cứu khoa học
du lịch, cùng với các tỉnh lân cận thành lập những tuyến du lịch trong và
ngoài nước. Đối với các LNTT và CSSX TTCN thì nó tạo thuận lợi trong
việc trao đổi, tiêu thụ hàng hoá.
b. Địa hình
Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển
chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Là điều kiện để phát nhiều ngành
nghề khác nhau.
Sông ngòi: Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ
sông ngòi toàn tỉnh trung bình 0,8 - 1km/km
2
. Toàn tỉnh có 12 con sông
lớn nhỏ, tạo thành 3 hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông Thạch
Hãn và sông Ô Lâu. Sông ở đây có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Các
sông cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất và đời sống,
đồng thời có tiềm năng thủy điện cho phép xây dựng một số nhà máy
thuỷ điện với công suất vừa và nhỏ.
Hồ, đầm, phá: Phân bổ rải rác hầu khắp các vùng và tập trung chủ

yếu ở các cửa sông như: Cửa Việt, cửa Ô Giang. Ngoài ao hồ tự nhiên ra
phải kể đến ao hồ nhân tạo có được nhờ xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện.
Tổng diện tích ao hồ trên 7000 ha, các hồ chính là: Hồ Thượng Hà
(250ha); Hồ Kinh Môn (300ha) ở huyện Gio Linh; Hồ La Ngà (350ha) ở
Vĩnh Linh; Hồ Tân Đô (500ha) ở huyện Hướng Hoá, và còn có 10 hồ
chứa khác sẽ được quy hoạch diện tích từ 100 - 600ha.
- Nước ngầm trong các tầng trầm tích và phong hóa phát triển các
địa hình núi thấp ven sông. Đây là nguồn cung cấp nước khá quan trọng
cho sản xuất và sinh hoạt. Nước trong tầng đất đỏ phong hóa từ đá bazan
có chất lượng tốt theo các chỉ tiêu hóa học ... Nguồn nước này rất có giá
trị đối với nhân dân vùng miền núi. Hình thức khai thác hiện nay chủ yếu
là các giếng đào theo quy mô hộ gia đình với lưu lượng thấp .
7
Đề tài nghiên cứu khoa học
Sản xuất TTCN và làng nghề thường sử dụng nước tại địa phương
vì vậy với hệ thống sông ngòi dày đặc đã cung cấp một lượng nước đáng
kể cho sản xuất.
c. Khí hậu
Quảng Trị nằm ở phía Nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu
vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu.
Miền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh và phía Nam nóng ẩm quanh
năm. Ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió Tây
Nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến
thất thường. Vì vậy, trong sản xuất và đời sống nhân dân gặp không ít
khó khăn.
Do nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến bắc bán cầu, hàng năm có hai
lần mặt trời đi qua đỉnh (tháng V và tháng III), nền bức xạ cao (Cực đại
vào tháng V, cực tiểu vào tháng XII). Tổng lượng cán cân bức xạ cả năm
ở Quảng Trị dao động trong khoảng 70-80 Kcalo/cm
2

/năm), những tháng
mùa hè gấp 2-3 lần những tháng mùa đông.
Một số đặc trưng về khí hậu (năm 2009 )
Tháng
TB
năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Nhiệt độ trung bình (
o
C)
19,4 15,1 21,6 26,1 27,2 29,2 30,0 29,2 27,2 25,9 22,7 19,9 24,5
Số giờ nắng (h)
69,4 131,7 123,0 15,8 210,8 240,5 205,0 196,2 135,8 118,8 105,2 102,5 137,9
Lượng mưa trung bình (mm)
37,5 49,4 14,1 33,2 141,9 28,2 58,5 41,1 423,1 1019,1 393,7 174,5 201,2
Gió tây nam khô nóng, thường gọi là "gió Lào", thường xuất hiện
vào tháng III - IX và gay gắt nhất tháng IV, V đến tháng VIII. Hàng năm
có 40-60 ngày khô nóng.
8
Đề tài nghiên cứu khoa học

Hình 1.1. Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm 2009
Tổng số giờ nắng trung bình năm ở Quảng Trị dao động từ 1700-
1800 giờ. Số giờ nắng nhất vào tháng VII (200-250 giờ).
Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 20-25
o
C, tháng VII cao
nhất còn tháng II thấp nhất. Nhiệt độ tối cao trong năm vào các tháng
nóng, ở vùng đồng bằng trên 40
o

C và ở vùng núi thấp 34-35
o
C. Nhiệt độ
thấp nhất trong năm có thể xuống tới 8-10
o
C ở vùng đồng bằng và 3-5
o
C
ở vùng núi cao.

9
Đề tài nghiên cứu khoa học
Hình 1.2. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2009
Lượng mưa: Mùa mưa diễn ra từ tháng IX đến tháng I, lượng mưa
khoảng 75-85% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng mưa kéo dài, lớn là
tháng IX - XI (khoảng 600 mm). Tháng ít mưa nhất là tháng II - VII (thấp
nhất là 14,1mm/tháng). Tổng lượng mưa cả năm dao động khoảng 2000-
2700 mm, số ngày mưa 130-180 ngày.

Do có nền nhiệt cao và khí hâu khô nóng, tháng mùa hè gấp 2 lần
tháng mùa đông nên đây là điều kiện để sản xuất thuận tiện và bảo quản
10
Đề tài nghiên cứu khoa học
sản phẩm vì đa số hoạt động của các LNTT và CSSX TTCN đa số cần
nhiệt độ cao,… Mặt khác, mùa mưa diễn ra tập trung nên người dân có
thể chủ động được thời gian sản xuất.
d. Sinh vật
Rừng ở Quảng Trị đa dạng và phong phú. Rừng tự nhiên là
101467,76ha, rừng trồng 38832,85 ha. Rừng Quảng Trị chủ yếu là rừng
kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới với hàng trăm loài thực vật, trong đó

có nhiều loài gỗ quý, vân đẹp, bền chắc, tốc độ sinh trưởng nhanh. Ngoài
ra, rừng Quảng Trị còn có nhiều loài cây làm thuốc, dược liệu quý hiếm
(khoảng 300 - 400 loài) và một số cây làm cảnh.
Bảng diện tích các loại tài nguyên rừng
Kiểu rừng Diện tích (ha) Phần trăm (%)
Rừng có trữ lượng cấp III 20774.17 4.38
Rừng có trữ lượng cấp IV 65816.96 13.87
Rừng có trữ lượng cấp V 10716.47 2.26
Rừng non có trữ lượng 3956.42 0.83
Rừng non chưa có trữ lượng 3468.81 0.73
Rừng trồng 38832.85 8.18
Rừng cung cấp sản lượng gỗ lớn và một số loài thực vật giúp phát
triển nghề mộc, đan lát, làm thuốc…
1.1.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
a. Dân cư và lao động
Quảng Trị tuy dân số không đông nhưng có cơ cấu dân số thuộc
loại trẻ, lao động dồi dào. Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009 dân số
tỉnh Quảng Trị là 597.985 người.
Mật độ dân số khoảng 132 người/km
2
. Cơ cấu dân số vùng ở thành
thị chiếm 24,55%, nông thôn chiếm 76,45%. Dân số trong độ tuổi lao
động là 336.327 người, trong đó lao động nữ 159.736 người.
Theo thống kê, năm 2009 trong số 273.900 lao động tham gia trong
nền kinh tế thì có đến 204.350 lao động thuộc khu vực nông thôn. Tỷ lệ
11
Đề tài nghiên cứu khoa học
lao động thất nghiệp của toàn tỉnh năm 2009 khoảng 1 vạn người, thì khu
vực thành thị gần 2500 lao động, số còn lại nằm ở khu vực nông thôn,
trong khi đó lao động nông thôn cũng chỉ sử dụng chưa đầy 80% quỹ thời

gian lao động. Lực lượng lao động đông nhưng chưa khai thác hết tiềm
năng, phần lao động thất nghiệp ở nông thôn đã bổ sung lực lượng lao
động tại gia cho các gia đình làm nghề truyền thống như đan lát, làm
nón…
b. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
* Mạng lưới giao thông
- Đường bộ
Mạng lưới đường bộ phát triển tương đối toàn diện với tuyến chính là
quốc lộ 1A dài 75 km đi qua địa bàn tỉnh. Quốc lộ 15, quốc lộ 9 tạo điều
kiện thuận lợi cho giao thông trong tỉnh, đặc biệt là quốc lộ 9 dài 85 km còn
gắn với đường xuyên Á và là cửa ngõ giao thương với Lào, Thái Lan và các
nước lân cận.
Mạng lưới tỉnh lộ có các tuyến đường 7, 8, 64, 68, 70, 74, 76 nối
các vùng ven biển, đồng bằng và trung du miền núi với nhau.
- Đường sắt
Đường sắt Bắc Nam chạy suốt chiều dài của tỉnh. Trong định
hướng phát triển của tỉnh còn có tuyến đường sắt xuyên Á chạy qua cửa
khẩu Lao Bảo nối liền Quảng Trị với các nước Singapore, Thái Lan,
Trung Quốc ...
- Đường thuỷ
Quảng Trị có nhiều thuận lợi cho hệ thống giao thông đường thuỷ,
đặc biệt là 2 tuyến theo sông Mỹ Chánh và sông Bến Hải.
Ngoài ra, Quảng Trị còn có cảng Cửa Việt. Cảng này đang được
đầu tư để nâng công suất từ 200.000 tấn/ năm lên 1.000.000 tấn/năm.
Cảng Đông Hà cũng là 1 cảng lớn và là vệ tinh của cảng Cửa Việt, góp
12
Đề tài nghiên cứu khoa học
phần nâng cao hệ thống chuyên chở hàng hoá bằng đường thuỷ, giao
thương với các tỉnh thành trong cả nước và quốc tế.
- Đường hàng không

Quảng Trị nằm gần với sân bay Phú Bài, Huế và sân bay Quốc tế
Đà Nẵng, thuận lợi cho việc giao thông đến các tỉnh khác cũng như quốc
tế. Hơn nữa, tỉnh cũng có dự kiến khôi phục lại sân bay Ái Tử thành cảng
hàng không dân dụng của tỉnh.
Trong những năm qua hệ thống giao thông vận tải của tỉnh không
ngừng được đầu tư nâng cấp, sửa chữa đáng kể, góp phần đáp ứng cơ bản
cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Các tuyến đường giao thông về trung
tâm xã và các cụm dân cư miền núi, các tuyến đường ven biển, tuyến các
đường đến khu dịch vụ hậu cần nghề cá được hình thành và phát triển,
cảng Cửa Việt là đầu mối lưu thông với các cảng khác trong nước. Đặc
biệt là tuyến Đường 9, Đường Hồ Chí Minh, đường Quốc lộ 1A được xây
dựng, nâng cấp cùng với tuyến đường sắt Bắc - Nam nối kết với nhau liên
hoàn, nâng cao năng lực vận tải trên đường bộ, đường sông và đường
biển, đảm bảo cho việc giao lưu thông suốt giữa hai miền Bắc - Nam của
đất nước, đảm bảo là vị trí ngã ba Đông Dương với hành lang Quốc lộ 9
xuyên dọc cả tỉnh thông qua đèo Lao Bảo nối cảng Cửa Việt với nước
bạn Lào - Đông Bắc Thái Lan- Mianma, mở ra quan hệ rộng lớn với đại
lục Tây Á.
Với hệ thống giao thông thuận tiện đây là điều kiện cho sản xuất,
thương mại và du lịch. Giúp phân phối hàng hóa, các sản phẩm thủ công,
mĩ nghệ đến mọi nơi trên đất nước Việt Nam và bên ngoài lãnh thổ. Đồng
thời lôi kéo khách du lịch tới đây không chỉ vì những di tích lịch sử nổi
tiếng, những sản phẩm làng nghề đẹp, hấp dẫn, những món ăn “bản
địa”… mà còn vì những con đường, góc phố đẹp và vì đi lại thuận tiện
giữa các điểm.
* Hệ thống điện
13
Đề tài nghiên cứu khoa học
Đến nay 100% địa phương trong tỉnh đã có điện lưới quốc gia.
Dịch vụ viễn thông điện lực đã đưa về các vùng sâu, vùng dân tộc thiểu

số. Từ năm 2005 đến năm 2009 đã xây dựng và phát triển thêm 83,51 km
đường dây điện áp 22 đến 35 KV; 115,72 km đường dây 0,4 KV; 123
trạm biến áp phụ tải với tổng dung lượng 29.786 KVA. Tiến hành đại tu,
cải tạo sửa chữa thường xuyên các đường dây cao hạ thế và các trạm biến
áp, góp phần cải thiện chất lượng điện năng, giảm tổn thất và sự cố lưới
điện,đảm bảo an toàn trong quá trình quản lý vận hành. Công trình thủy
lợi – thủy điện Rào Quán đã vận hành làm tăng thêm năng lực và ổn định
điện của mạng lưới quốc gia đảm bảo cho việc sinh hoạt và sản xuất, kinh
doanh của nhân dân.
* Hệ thống bưu chính viễn thông
Bưu chính viễn thông, thông tin, báo chí được phát triển nhanh
bằng nhiều nguồn lực. Trên toàn tỉnh có 09 bưu điện huyện, thị xã, 33
bưu cục khu vực, 112 bưu điện- văn hoá xã, 44 tổng đài điện thoại, 11
máy điện báo, 110 thiết bị VIBA-VIBA equipment, 15 máy vô tuyến
điện, 100% số xã có điện thoại. Mạng điện thoại vô tuyến đầu tư liên kết
giữa các công ty trong nước và nước ngoài đã phủ sóng hầu hết trên địa
bàn toàn tỉnh đảm bảo cho sự thông suốt thông tin một cách kịp thời. Chất
lượng hoạt động thông tin báo chí ngày càng được nâng lên đáp ứng được
nhu cầu người dân, diện phủ sóng phát thanh đạt trên 90%, truyền hình
đạt trên 70% địa bàn dân cư .
* Hệ thống cấp nước sinh hoạt
Ở địa bàn Quảng Trị những năm qua, Trung tâm nước sinh hoạt và
vệ sinh môi trường nông thôn đã nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn, tranh thủ sự
hợp tác của cộng đồng để triển khai các chương trình cấp nước về vùng
nông thôn, đặc biệt ưu tiên vùng núi cao và hay ngập lụt, nơi có nguồn
nước bị chua phèn, nhiễm mặn nên đã nâng tỷ lệ người nông thôn được
14
Đề tài nghiên cứu khoa học
dùng nước sạch lên 307.800 người (bình quân hàng năm, tỷ lệ người nông
thôn được dùng nước sạch tăng 2,64%).

Tính đến năm 2009, toàn tỉnh đã xây dựng được trên 23.000 công
trình cấp nước sạch nhỏ lẻ, trong đó có hơn 14.000 giếng khoan lắp bơm
tay, 8.000 giếng đào và 1.000 lu bể chứa. Ngoài ra còn xây dựng 95 công
trình nước tự chảy, 24 công trình hệ bơm dẫn cấp nước sạch sinh hoạt cho
người dân ở vùng miền núi.
Trong các hoạt động sản xuất của CSSX TTCN và LNTT cần dùng
nước rất nhiều như sản xuất rượu, làm nón, đúc rèn… Chính đặc điểm về
phân bố nguồn nước ảnh hưởng tới sự phân bố của các CSSX TTCN và
làng nghề thủ công. Với nguồn nước này đã giúp hoạt động kinh doanh
diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên về mùa hè việc cung nước có phần khó
khăn hơn. Bởi vì ở đây chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam, hứng chịu
hậu quả của cái nắng gay gắt có khi nhiệt độ trên 40
0
C.
c. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
Ngày càng phát triển và thay đổi về cả chất và số lượng. Hoạt động
ngân hàng có bước đổi mới quan trọng theo cơ chế thị trường và hội nhập
quốc tế. Cơ chế tính dụng ngày càng thông thoáng, có nhiều chính sách
vay vốn, hỗ trợ người dân kinh doanh, sản xuất. Các dịch vụ như bảo
hiểm, thanh toán không ngừng phát triển và ngày càng hoàn thiện.
d. Các chính sách phát triển
Tỉnh đã coi phát triển ngành nghề nông thôn là một trong những
nội dung lớn và có những chính sách nhằm hỗ trợ các ngành nghề nông
thôn phát triển.
Thứ nhất, về công tác quy hoạch định hướng phát triển ngành nghề
nông thôn, đề nghị tỉnh khẩn trương rà soát, khảo sát xây dựng quy hoạch
tổng thể về phát triển ngành nghề nông thôn của tỉnh đến năm 2020 nằm
trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
15
Đề tài nghiên cứu khoa học

Tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng làng nghề, các ngành nghề
nông thôn phù hợp nhằm khai thác, phát huy ngành nghề lợi thế của từng
vùng và địa phương. Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch các cụm, điểm công
nghiệp làng nghề của các huyện, thị, thành phố trong địa bàn tỉnh để có
định hướng đầu tư phát triển trong thời gian đến một cách cụ thể.
Đồng thời có kế hoạch và quan tâm hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và
phát triển các ngành nghề truyền thống; tìm chọn, du nhập những ngành
nghề mới phù hợp với trình độ, năng lực sản xuất của người lao động để
hình thành các làng nghề mới. Xây dựng danh mục ngành nghề ưu tiên
khuyến khích đầu tư ở nông thôn để vận dụng chính sách hỗ trợ và định
hướng kêu gọi thu hút đầu tư. Xây dựng hệ thống tiêu chí để công nhận
làng nghề, nghệ nhân làng nghề…
Thứ hai, về nguồn kinh phí để phát triển các ngành nghề nông
thôn: Cần quan tâm hơn nữa việc hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách để phát
triển các ngành nghề nông thôn; xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm, điểm
công nghiệp làng nghề hiện có theo hướng đồng bộ, đồng thời chú trọng
khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làng
nghề.
Gắn chặt công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng với việc
ban hành và thực hiện tốt các chính sách về thu hút đầu tư như mặt bằng
sản xuất, ưu đãi đầu tư, tín dụng, thuế… Chú trọng việc hỗ trợ chính sách
phát triển thị trường; hỗ trợ về thiết kế sản phẩm, lựa chọn và chuyển
giao công nghệ, hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản các quy
trình, thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng trong đầu tư.
Thứ ba, về thu hút kêu gọi đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn,
có chính sách kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp về đầu tư xây dựng các
cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn để thu hút lao động tại địa phương.
Ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống, các ngành nghề khai thác
16

Đề tài nghiên cứu khoa học
tiềm năng về đất đai, lao động, sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, nhất là
nguyên liệu từ nông, lâm, ngư nghiệp.
Khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề kỹ thuật cao như sửa
chữa cơ khí, may mặc, giày dép; thủ công mỹ nghề; hàng lưu niệm; sản
xuất linh kiện, phụ kiện; lắp ráp, gia công thiết bị điện - điện tử, công
nghệ thông tin, viễn thông,… để thu hút lao động và chuyển dịch cơ cấu
lao động, tạo bước chuyển biến mạnh về chất trong phát triển ngành nghề
ở nông thôn.
Thứ tư, về đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tập trung rà soát,
xây dựng kế hoạch và đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn, trong đó đặc biệt tập trung các nguồn lực triển khai thực hiện có
hiệu quả Đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn. Chú trọng đào tạo nghề cho lao động lành nghề, lao động bậc cao…
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian đến.
Gắn chặt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn với giải
quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động; xóa đói giảm nghèo, góp
phần bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới và
thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn
1.2. CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CSSX
TTCN VÀ LNTT TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ
1.2.1. Các tiêu chuẩn để công nhận một LNTT
Theo thông tư Số 116/2006/TT- BNN, ngày 18 tháng 12 năm
2006
Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP
ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn
thì để công nhận 1 làng nghề truyền thống phải đạt các tiêu chí sau:
- Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất
một nghề truyền thống.

17
Đề tài nghiên cứu khoa học
Tiêu chí công nhận làng nghề
Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động
ngành nghề nông thôn;
Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến
thời điểm đề nghị công nhận;
Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn thứ 1 và 2 của tiêu chí
công nhận làng nghề nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công
nhận theo quy định của Thông tư này thì cũng được công nhận là làng
nghề truyền thống.
1.2.2. Các điều kiện để làng nghề trở thành một làng nghề du lịch
Theo nhóm tác giả GS.TS. Hoàng Văn Châu để làng nghề có thể
thu hút khách du lịch trở thành làng nghề du lịch thì làng nghề phải có
một số điều kiện sau:
- Giá trị văn hóa làng nghề thể hiện thông qua tính truyền thống
của công nghệ và kỹ thuật sản xuất. Đó là kết quả của một quá trình kết
tinh, truyền tải và tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Giá trị lịch sử làng nghề thể hiện thông qua tuổi của các làng
nghề. Các làng nghề phải có tuổi nghề khá cao, sản phẩm thường gắn với
đời sống vật chất và tinh thần cua nhân dân nên lưu giữ cả những yếu tố
tín ngưỡng, phong tục, tập quán của làng nghề. Bởi vậy, các làng nghề
thường gắn với các lễ hội truyền thống, gắn với cảnh quan thiên nhiên
truyền thống của các làng nghề Việt Nam như cây đa, bến nước, dòng
sông, đình làng…
- Động cơ của khách du lịch khi lựa chọn đến các làng nghề là
được tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất và mua sắm sản phẩm thủ
công. Ngoài ra, họ muốn tham gia vào đời sống sinh hoạt thường nhật của
làng quê. Qúa trình này đòi hỏi mức độ tham gia của cộng đồng là rất lớn,

từ khâu hướng dẫn sản xuất cho đến khâu thuê cơ sở lưu trú tại nhà, mời
18
Đề tài nghiên cứu khoa học
khách thưởng thức các món ăn truyền thống, thuyết minh cho khách về
phong tục của làng. Bởi vậy, du lịch làng nghề đòi hỏi sự phối hợp đồng
bộ giữa khách du lịch, người dân địa phương, đơn vị kinh doanh du lịch.
1.3. VÀI NÉT VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS
1.3.1. Khái niệm về GIS
Theo Aronoff GIS là một hệ thống dựa trên máy tính cung cấp bốn
bộ năng lực sau để xử lý dữ liệu địa quy chiếu: Nhập, quản lý dữ liệu, vận
dụng và phân tích, xuất dữ liệu.
Ở Việt Nam GIS được định nghĩa: GIS là một hệ thống bao gồm 4
thành phần:
- Máy tính và các thiết bị ngoại vi có khả năng thực hiện các chức
năng nhập, xử lý và xuất thông tin.
- Một cơ sở dữ liệu chứa các thông tin địa lý được tổ chức theo một
ý đồ nhất định.
- Một phần mềm có tối thiểu 4 chức năng:
+ Nhập thông tin địa lý từ nhiều nguồn khác nhau
+ Lưu trữ, điều chỉnh, cập nhật và tổ chức thông tin địa lý
+ Phân tích, biến đổi thông tin trong cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết
các bài toán tối ưu và mô hình hóa.
+ Hiển thị và trình bày thông tin dưới các dạng khác nhau với các
biện pháp khác nhau.
- Kiến thức chuyên gia và chuyên ngành.
1.3.2. Cấu trúc của GIS
Một cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý có thể chia ra làm 2
loại số liệu cơ bản: số liệu không gian và phi không gian. Mỗi loại có
những đặc điểm riêng và chúng khác nhau về yêu cầu lưu giữ số liệu,
hiệu quả, xử lý và hiển thị.

Dữ liệu không gian là những mô tả số của hình ảnh bản đồ, chúng
bao gồm toạ độ, quy luật và các ký hiệu dùng để xác định một hình ảnh
19
Đề tài nghiên cứu khoa học
bản đồ cụ thể trên từng bản đồ. Hệ thống thông tin địa lý dùng các số liệu
không gian để tạo ra một bản đồ hay hình ảnh bản đồ trên màn hình hoặc
trên giấy thông qua thiết bị ngoại vi, …
Dữ liệu phi không gian là những diễn tả đặc tính, số lượng, mối
quan hệ của các hình ảnh bản đồ với vị trí địa lý của chúng. Các số liệu
phi không gian được gọi là dữ liệu thuộc tính, chúng liên quan đến vị trí
địa lý hoặc các đối tượng không gian và liên kết chặt chẽ với chúng trong
hệ thống thông tin địa lý thông qua một cơ chế thống nhất chung.
1.3.3. Chức năng của GIS
Một hệ GIS phải đảm bảo được 6 chức năng cơ bản sau:
- Thu thập dữ liệu: Dữ liệu có thể lấy từ rất nhiều nguồn, có thể là
bản đồ giấy, ảnh chụp, bản đồ số…
- Lưu trữ: Dữ liệu có thể được lưu dưới dạng vector hay raster.
- Truy vấn (tìm kiếm): Người dùng có thể truy vấn thông tin đồ
hoạ hiển thị trên bản đồ.
- Phân tích: Đây là chức năng hộ trợ việc ra quyết định của người
dùng. Xác định những tình huống có thể xảy ra khi bản đồ có sự thay đổi.
- Hiển thị: Hiển thị bản đồ.
- Xuất dữ liệu: Hỗ trợ việc kết xuất dữ liệu bản đồ dưới nhiều định
dạng: giấy in, Web, ảnh, file…
20
Đề tài nghiên cứu khoa học
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG VÀ VIỆC XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ
LIỆU GIS VỀ
CÁC CSSX TTCN VÀ LNTT
2.1. HIỆN TRẠNG CÁC CSSX TTCN và LNTT Ở TỈNH QUẢNG

TRỊ
2.1.1 Hệ thống các CSSX TTCN và LNTT trên địa bàn tỉnh
a. Nghề bông vải sợi Lập Thạch
Lập Thạch là một trong năm thôn của xã Triệu Lễ, Đông hà có điều
kiện tự nhiên thích hợp cho việc trồng bông dệt vải. Đây là một trong
những làng có truyền thống lịch sử lâu đời từ khi mở đất (khoảng thế kỷ
XV) cho đến những năm tháng kháng chiến chống Pháp, Mỹ hôm qua.
Trong giai đoạn cách mạng mới Lập Thạch là một làng có phong trào xây
dựng đời sống văn hóa cơ sở khá sớm, trở thành làng văn hóa điển hình,
phát triển vững mạnh về mọi mặt kinh tế - chính trị - xã hội trên vùng đất
Đông hà Quảng Trị.
Ngoài sản xuất nông nghiệp trồng lúa và màu, trồng bông quay tơ
dệt vải là một nghề truyền thống trong cơ cấu kinh tế gia đình của người
dân lao động nơi đây. Các công đoạn sản xuất vẫn theo lối thủ công, gia
đình. Đây là công việc khép kín qua nhiều công đoạn công phu, vất vả; từ
21
Đề tài nghiên cứu khoa học
gieo hạt trồng bông đến thu hoạch rồi từ bông kéo sợi và dệt trên khung
cửi. Chính vì vậy, từng hộ gia đình tận dụng được lực lượng lao động, tận
dụng được thời gian nhàn rỗi phân công nhau cùng làm tạo ra sản phẩm,
nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống. Đàn ông, trẻ em thường thực hiện
những công việc ngâm sợi, đạp sợi, phơi sợi, đánh ống... Đàn bà con gái
thì móc vải và dệt trên khung cửi. Sản phẩm làm ra ở đây là vải trắng
gồm hai loại vải to và vải mịn (muốn có vải đen và vải màu họ đưa
nhuộm bằng phương pháp thủ công). Trong điều kiện ngày trước khi mà
vải vóc còn khan hiếm thì sản phẩm của nghề dệt làng Lập Thạch đã đáp
ứng nhu cầu mặc rất hữu dụng đối với người dân trong vùng, một thời
tiếng tăm và ưa chuộng trên đất Quảng Trị.
Cây bông là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng lại nhạy
cảm với thời tiết, mà thời tiết của tỉnh lại rất khắc nghiệt và thất thường.

Hiện nay, tình hình sản xuất bông trong nước đang gặp rất nhiều khó
khăn do cây bông đang nằm trong tình trạng thất thế so với các cây trồng
khác như lúa, khoai mì, bắp, đậu ớt, thuốc lá... Thất thế do giá thu mua
thấp, trong khi việc chăm sóc và thu hoạch lại tốn rất nhiều công sức nên
lãi chẳng còn bao nhiêu. Trong khi đó, diện tích trồng bông của làng rất
nhỏ bé chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường mà hầu hết các sản
phẩm bông đều được nhập khẩu. Chính vì thế, ngành trồng bông của làng
Lập Thạch đã không thể tồn tại được trước những sức ép đó.
b. Nghề làm hương Đông Định
Đông Định là một xóm nhỏ thuộc làng Cam Lộ ngày trước và hôm
nay là một thôn của thị trấn Cam Lộ. Tọa lạc vào vị trí thuận lợi: gần chợ
(chợ Phiên Cam Lộ), gần sông, gần rừng nên cư dân trong làng có điều
kiện mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề - nhất là nghề làm hương.
Nguyên liệu để làm nên cây hương là bột hương và bột trèng - đây là
những cây có sẵn ở núi đồi xung quanh láng Đông Định. Khi đã chuẩn bị
sẵn các nguyên liệu thì tiến hành các thao tác làm hương; phương pháp
22
Đề tài nghiên cứu khoa học
làm hết sức thủ công và đơn giản, không đòi hỏi gì nhiều vốn đầu tư cũng
như các thao tác kỹ thuật. Các thành viên trong gia đình đều có thể tham
gia sản xuất, chủ yếu là tận dụng thời gian nông nhàn và nguồn nguyên
liệu sẵ có ở địa phương. Quy mô và cách thức sản xuất đang còn rất nhỏ
bé, manh mún. Hiện tại nghề nghiệp vẫn chưa tại được cơ hội để mở rộng
phát triển, chưa bắt nhịp được với thị trường nên ngày càng teo tóp và tàn
lụi.
c. Nghề quạt giấy của làng Phương Ngạn
Phương Ngạn là một làng cổ của vùng đồng bằng vựa lúa Triệu
Phong; diện tích sản xuất nông nghiệp nhỏ hẹp, nên từ rất xa xưa cư dân
trong làng phài tìm cho mình một kế sinh nhai từ các loại hình nghề
nghiệp. Nghề làm quạt giấy là một nghề thủ công nổi tiếng ở Phương

Ngạn và chính nghề làm quạt đã gắn bó với đời sống người dân nơi đây
từ thế hệ này qua thế hệ khác và tồn tại mãi cho đến hôm nay.
Muốn sản xuất được chiếc quạt giấy phải hội đủ các nguyên liệu
chủ yếu như: tre làm xương quạt, rễ cây sim làm hồ dán và giấy bổi dán
lên xương tra tạo thành chiếc quạt. Tuy là nghề thủ công đơn giản gọn
nhẹ nhưng để tạo nên sản phẩm nổi tiếng thì đòi hỏi người thợ phải hết
sức công phu, tỹ mỷ và cẩn trọng. Việc sản xuất quạt được thực hiện tầm
tháng 11 đến tháng Chạp thôn dân Phương Ngạn thường đi mua tre của
những hộ dân trong làng mang về cưa ra, hui trên lửa cho khô rồi chẻ
thành từng hom (nan tre). Ra Tết, những nghệ nhân làm quạt tìm đến các
vùng bán sơn địa đào rễ sim mang về sửa sạch, cạo vỏ giã nhỏ rồi ngâm
vào hũ sành cùng với nước. Khi nước ngâm từ rễ sim đã đến độ “chín” là
có thể mang quệt lên giấy được. Xưa, giấy được dùng làm quạt là giấy
bổi mua từ ngã tư Soòng hay được mang về từ những chiếc thuyền từ
Huế ra buôn bán. Cứ mỗi nhân công trong gia đình có thể làm được 20
chiếc quạt/ngày, mỗi chiếc bán được từ 500-1.000 đồng. Làm quạt giấy,
dân Phương Ngạn dù không giàu có thì cũng đủ ăn đủ mặc"!
23
Đề tài nghiên cứu khoa học
Xưa kia, hầu hết người dân kiếm sống nhờ làm quạt giấy. Lúc này,
nghề nghiệp không phụ lòng người, những chiêc quạt giấy được đổi lấy
bát cơm tấm áo khá đầy đủ cho người làm ra nó; bởi hàng hóa sản xuất
nhiều, được tiêu thụ rộng rãi trên địa bàn Quảng Trị, Huế đáp ứng được
nhu cầu sử dụng của xã hội đương thời. Ngày nay, cùng với sự phát triển
của sự nghiệp điện khí hóa nông thôn những chiếc quạt giấy cầm tay
không còn thích hợp nữa nên nghề nghiệp của làng vì thế cũng mai một
dần đi.
d. Nghề làm vôi và giấy Phổ Lại
Phổ Lại là một làng thuộc xã Cam An, Cam Lộ; Toạ lạc trên vùng
đất nhỏ hẹp, cách thị xã Đông Hà khoảng 5 km về phía Tây bắc. Do hình

thành muộn màng hơn so với các làng xã trong vùng nên không có điều
kiện mở rộng sản xuất, nên hình thành rất nhiều nghề phụ trong đó có 2
nghề truyền thống là nghề sản xuất vôi và làm giấy. Nghề sản xuất vôi
hiện còn tồn tại và phát triển thu hút khá đông lực lượng lao động, tạo
được công ăn việc làm và thu nhập cho người nông dân. Nghề làm giấy
bổi truyền thống của làng đã mất hẳn từ hàng chục năm nay - hình ảnh
thân quen còn giữ lại là tên gọi của chiếc cầu bên nách làng: Cầu Phường
Giấy.
e. Nghề dệt chiếu Lâm Xuân
Lâm Xuân là một làng nông nghiệp có số dân đông, diện tích trồng
lúa hạn hẹp. Xưa đây là vùng hoang hóa, đồng đất lầy lội, chua mặn thích
hợp cho việc trồng năn, trồng cói-nguyên liệu chính cho nghề dệt chiếu.
Tuy nghề dệt chiếu không đồng thời xuất hiện cùng với sự ra đời của làng
nhưng đây là nghề được hình thành rất sớm trên vùng đất Quảng Trị và
nó gắn bó với đời sống người dân từ hàng trăm năm.
Nguyên liệu chính là cây cói được khai thác từ các cánh đồng cói
quanh làng. Nguyên liệu thứ hai là cây đay - dùng để tạo các đường sân
của chiếu, được khai thác từ vùng rừng núi miền tây Gio Linh. Khuôn dệt
24
Đề tài nghiên cứu khoa học
cũng hết sức thô sơ và đơn giản. Chất liệu toàn bằng tre gỗ. Quy trình sản
xuất thủ công, tận dụng được mọi thời gian, mọi lứa tuổi trong gia đình
tham gia.
Ngày trước cả làng có hơn 100 khung dệt, với trên 2/3 số hộ làm
nghề, hằng ngày sản xuất ra hơn 300 chiếc chiếu các khổ cung cấp cho cả
vùng.
Hiện tại trước cơn lốc thị trưòng với sự phát triển ồ ạt của các sản phẩm
chiều với nhiều chất liêu khác nhau. Thêm vào đó, sự cạn kiệt về nguyên
liệu, chiếu lâm Xuân không đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng chiếu
ngoại vì thể mà nghề chiếu không còn phát triển như xưa, trong làng chỉ

còn đôi ba hộ theo nghề và chủ yếu là sản xuất tự cung tự cấp chứ không
trở thành sản phẩm hàng hóa. Nếu không lựa chọn hướng đi thích hợp thì
làng chiếu cũng có thể sẽ biến mất vào một ngày không xa.
f. Nghề đan lát Lan Đình
Lan Đình là một làng nông nghiệp vùng gò đồi ở Gio Linh, được
hình thành khá sớm. Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển
nghề đan lát, đặc biệt là mây tre - những nguyên liệu sẵn có trên những
triền đồi quanh làng và nghề đan lát trở thành nghề truyền thống.
Ngày trước, nghề đan lát ở đây rất hưng thịnh. Cả làng từ già, trẻ,
gái, trai chỉ biết đến mỗi nghề đan lát. Tiêu chuẩn kén rễ, rước dâu của
làng trước hết cũng phải có tay nghề đan rổ, rá. Những chiếc nan tre vàng
óng, được chẻ, vót tinh tươm, qua bàn tay của các nghệ nhân đan lát trong
làng trở thành chiếc rổ, chiếc rá to nhỏ đủ cỡ, chắc bền, đẹp mắt. Sau vài
ngày đan, vài trăm chiếc rổ, rá được các gia đình gom lại, mang ra chợ
bán đổi lấy lương thực, thực phẩm. Đã từ rất lâu, đan lát không còn đơn
thuần là nghề mưu sinh mà nó đã trở thành một nét văn hóa riêng của
người dân ở đây. Những đêm trăng sáng, trai gái thường hẹn nhau ở giếng
nước đầu làng, vừa ca hát vừa trổ tài đan lát. Các cụ già móm mém nhai
25

×