Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện công tác thu chi bảo hiểm xã hội huyện đông triều tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.21 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN
CƠNG TÁC THU - CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI
HUYỆN ĐÔNG TRIỀU - TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN
CƠNG TÁC THU - CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI
HUYỆN ĐÔNG TRIỀU - TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Bùi Thị Thu Thủy

HÀ NỘI - 2013




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp hồn thiện
cơng tác thu – chi bảo hiểm xã hội huyện Đông Triều – tỉnh Quảng Ninh” là cơng
trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tơi.
Các số liệu sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu
khoa học nào trước đây
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Phương Nhung


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin được bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn đối với TS. Bùi
Thị Thu Thủy, giảng viên Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Trường Đại học
Mỏ địa chất. Trong thời gian học và làm luận văn tốt nghiệp, cô đã dành nhiều thời
gian q báu và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong việc nghiên cứu, thực hiện
luận văn.
Tôi xin được cảm ơn các GS, TS đã giảng dạy tơi trong q trình học tập và
làm luận văn. Các thầy đã giúp tôi hiểu thấu đáo hơn lĩnh vực mà mình nghiên cứu
để có thể vận dụng các kiến thức đó vào trong cơng tác của mình.
Xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và nhất là các thành viên trong gia đình
đã tạo mọi điều kiện tốt nhất, động viên, cổ vũ tơi trong suốt q trình học tập và
nghiên cứu để hoàn thành tốt bản luận văn tốt nghiệp này.

Tác giả



MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC BẢO
HIỂM XÃ HỘI ........................................................................................................ 3
1.1. Tổng quan lý thuyết về công tác BHXH ....................................................... 3
1.1.1. Những quan điểm cơ bản về BHXH và hệ thống các chế độ BHXH. ... 3
1.1.2. Bản chất, chức năng, nguyên tắc và đối tượng tham gia BHXH. .........14
1.2. Tổng quan thực tiễn về công tác BHXH ......................................................23
1.2.1. Công tác thu BHXH ...........................................................................23
1.2.2. Công tác chi BHXH giải quyết chế độ chính sách..............................30
1.3. Kinh nghiệm một số nước về công tác BHXH và bài học kinh nghiệm ........36
1.3.1. Kinh nghiệm một số nước về công tác BHXH ....................................36
1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm ...............................................................42
1.4. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan ......................................44
1.4.1. Các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố ................................................44
1.4.2. Quan điểm của tác giả về hồn thiện cơng tác thu - chi BHXH ..........44
Kết luận chương 1 ..................................................................................................45
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU - CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN
ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 ..........................46

2.1. Tổng quan về BHXH huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ..........................46
2.1.1. Tổng quan về ngành BHXH ...............................................................46


2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH huyện Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh ...........................................................................................48
2.2. Thực trạng hoạt động BHXH huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2008 - 2012 ..................................................................................................51
2.2.1. Công tác thu BHXH huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ..................51
2.2.2. Công tác chi BHXH giải quyết chế độ chính sách BHXH ở huyện
Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh. ...............................................................60
2.3. Đánh giá kết quả hoạt động BHXH huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2008 - 2012 .........................................................................................70
2.3.1. Những thành tích đạt được .................................................................70
2.3.2. Những mặt cịn hạn chế ......................................................................72
Kết luận chương 2 ..................................................................................................74
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC THU - CHI BẢO
HIỂM XÃ HỘI HUYỆN ĐÔNG TRIỀU - TỈNH QUẢNG NINH ..........................75
3.1. Định hướng phát triển hoạt động của BHXH huyện Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh trong thời gian tới ................................................................................75
3.2. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác thu - chi BHXH huyện Đơng Triều,
tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới..............................................................77
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện cơng tác thu BHXH ...........................................77
3.2.2. Giải pháp hồn thiện công tác chi giải quyết thu, chi BHXH ..............82
3.3. Một số kiến nghị ..........................................................................................85
3.3.1. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước ........................................................85
3.3.2. Kiến nghị với BHXH Việt Nam .........................................................88
3.3.3. Kiến nghị đối với BHXH huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ..........92
Kết luận chương 3 ..................................................................................................95
KẾT LUẬN ............................................................................................................96

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

ASXH

An sinh xã hội

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

DN

Doanh nghiệp

DNNN


Doanh nghiệp nhà nước

DNNQD

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

HCSN

Hành chính sự nghiệp

HTX

Hợp tác xã

ILO

Tổ chức lao động thế giới

SDLĐ

Sử dụng lao động

NLĐ

Người lao động

HĐLĐ

Hợp đồng lao động


NSNN

Ngân sách nhà nước



Nghị định

ÔĐ

Ốm đau

TS

Thai sản

TNLĐ

Tai nạn lao động

BNN

Bệnh nghề nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng


Trang

Bảng 1.1: Mức đóng góp BHXH tại Mơng Cổ ....................................................... 39
Bảng 1.2: Mức đóng góp BHXH của Thái Lan ...................................................... 40
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả thu BHXH bắt buộc năm 2008 - 2012................ 52
Bảng 2.2: Kế hoạch thực hiện thu BHXH từ năm 2008 - 2012............................... 54
Bảng 2.3: Tình hình nợ đọng BHXH từ năm 2008- 2012 ....................................... 58
Bảng 2.4: Kết quả thực hiện thu BHXH tự nguyện ................................................ 59
Bảng 2.5: Chi BHXH 2008 - 2012 ......................................................................... 66
Bảng 2.6: Chi các chế độ BHXH 2008 - 2012 ....................................................... 67
Bảng 2.7: Chi các chế độ BHXH ngắn hạn 2008 - 2012 ........................................ 67
Bảng 2.8: Kết quả thực hiện chi bảo hiểm thất nghiệp ........................................... 68


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TT

Tên hình

Trang

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ...49
Hình 2.2: Biểu đồ đơn vị tham gia BHXH năm 2008 - 2012. ..................................53
Hình 2.3: Biểu đồ số lao động tham gia BHXH từ năm 2008 - 2012. ......................53
Hình 2.4: Biểu đồ kết quả thu BHXH thực hiện từ năm 2008 - 2012 ......................53


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Chính sách Bảo hiểm xã hội là mơt trong những chính sách lớn của Đảng và
nhà nước ta, đã thực hiện được từ những năm 60 của thế kỷ XX.Trải qua nhiều năm
với những sửa đổi, bổ xung cho phù hợp với từng giai đoạn, chính sách Bảo hiểm
xã hội đã đóng góp phần rất to lớn đảm bảo đời sống cho người lao động và gia
đình họ, đồng thời góp phần ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Người ta ví
"cuộc sống khơng có bảo hiểm như cầu thang khơng có tay viện". Nhận thức
được tầm quan trọng của Bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh quốc gia (ASXH )
quốc gia. Trong những năm vừa qua việc triển khai Bảo hiểm xã hội đã từng bước
đi vào cuộc sống thơng qua việc thực hiện có hiệu quả các chế độ hưu trí, ốm đau,
thai sản. Quỹ Bảo hiểm xã hội là một bộ phận cốt lõi không thể thiếu được và có thể
nói là vai trị quan trọng nhất trong hoạt động Bảo hiểm xã hội. Việc quản lý sử dụng
quỹ Bảo hiểm xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của quỹ
BHXH, ảnh hưởng tới sự ổn định của chính sách BHXH. Vậy vấn đề làm thế nào để
nâng cao được hiệu quả trong việc thu - chi quỹ BHXH đây là câu hỏi được đặt ra đối
với mỗi nhà kinh tế, những người quan tâm nghiên cứu đến hoạt động BHXH.
Tơi chọn đề tài "Nghiên cứu giải pháp hồn thiện công tác thu - chi tại
Bảo hiểm xã hội huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh" làm đề tài nghiên cứu
nhằm nâng cao chất lượng công tác thu - chi BHXH, đồng thời có ý nghĩa quan
trọng, mang tính thực tiễn cao.

2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hố những vấn đề lý luận cơ bản về công tác thu - chi BHXH.
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác thu - chi BHXH tại BHXH huyện
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu - chi tại BHXH
huyện Đông Triều.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là những hoạt động có liên quan đến việc thực hiện
chính sách BHXH huyện Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh



2
- Phạm vi nghiên cứu là chính sách BHXH và hoạt động BHXH trên địa bàn
huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, thời gian từ năm 2008 - 2012.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan lý thuyết và thực tiễn về cơng tác BHXH
- Phân tích thực trạng thực hiện quỹ thu - chi BHXH huyện Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh
- Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác thu - chi BHXH huyện Đông
Triều, tỉnh Quảng ninh

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp - so sánh, đối chiếu giữa thực tiễn
ở đơn vị với lý luận trong các đơn vị BHXH
- Phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu
- Phương pháp tổng hợp, kết hợp và suy luận

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hóa các chính
sách, thu - chi quỹ BHXH, chỉ ra được những hạn chế cần phải hoàn thiện nhằm phát
huy vai trị của cơng tác thu - chi quỹ BHXH trong các chính sách an sinh xã hội.
- Ý nghĩa thực tiễn: Là tài liệu tham khảo có giá trị cho hoạt động BHXH
huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh cho phép nâng cao hiệu quả của thu - chi quỹ
BHXH trên địa bàn huyện.

7. Nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được chia thành 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan lý thuyết và những vấn đề cơ bản trong công tác Bảo
hiểm xã hội.
Chương 2: Thực trạng công tác thu - chi BHXH huyện Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2012.
Chương 3: Những giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thu - chi tại BHXH
huyện Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ
CÔNG TÁC BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Tổng quan lý thuyết về công tác BHXH
1.1.1. Những quan điểm cơ bản về BHXH và hệ thống các chế độ BHXH.
1.1.1.1. Một số quan điểm cơ bản về BHXH [1].
Chính sách BHXH là nền tảng cơ bản cho an sinh xã hội của mỗi quốc gia.
Ở nước ta, từ khi mới thành lập Đảng ta đã quan tâm đến việc hình thành và phát
triển chính sách BHXH đối với lao động.
Nhà nước quản lý thống nhất và tổ chức bộ máy thực hiện chính sách BHXH
BHXH là một bộ phận cấu thành các chính sách xã hội, là công cụ giúp Nhà
nước thực hiện mục tiêu cơng bằng xã hội, cho nên vai trị của Nhà nước là rất
quan trọng. Thực tế đã chỉ rõ, nếu khơng có sự quản lý vĩ mơ của Nhà nước thì mối
quan hệ ba bên trong BHXH sẽ bị phá vỡ, mối quan hệ giữa người lao động và
người sử dụng lao động sẽ khơng được duy trì bền vững. Hơn nữa, việc thực hiện
BHXH phải đảm bảo một quy trình chặt chẽ: từ việc hoạch định chính sách, giới
hạn đối tượng, xác định phạm vi bảo hiểm cho đến việc đảm bảo vật chất và xét trợ
cấp… Do vậy, để đảm bảo cho hệ thống BHXH vận hành một cách linh hoạt và
chặt chẽ Nhà nước cần phải quản lý thống nhất tồn bộ quy trình này.
Trước tiên, cần phải khẳng định rằng việc hoạch định chính sách BHXH là
khâu đầu tiên và quan trọng nhất. Sự quản lý của Nhà nước thể hiện ở việc xây

dựng các dự án luật, các văn bản pháp quy về BHXH và ban hành thực hiện. Và sau
đó là hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, thanh tra việc thực hiện của các cá nhân và tổ
chức. Còn với việc quản lý và đảm bảo vật chất cho BHXH thì vai trị của Nhà nước
cịn phụ thuộc vào chính sách BHXH do Nhà nước quy định. Nếu chính sách bảo
hiểm quy định việc đảm bảo cơ sở vật chất do Nhà nước cung cấp thì Nhà nước sẽ
quản lý trực tiếp và tồn diện, cịn nếu việc đảm bảo vật chất là do Nha nước quy
định, người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước cùng đóng góp thì Nhà


4
nước chỉ tham gia quản lý. Việc quản lý của Nhà nước được thực hiện thông qua
các công cụ chủ yếu như luật pháp và bộ máy tổ chức.
Chính sách BHXH có mục đích chủ yếu là bảo đảm đời sống cho người lao
động và gia đình của họ khi người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm
hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm. Ở nước ta, BHXH là một bộ phận cấu
thành các chính sách của Đảng và Nhà nước. Trên thực tế, đây là một trong những
loại chính sách tối ưu đối với con người để đáp ứng một trong những nhu cầu hiển
nhiên của xã hội đó là nhu cầu an toàn lao động, an toàn việc làm, an toàn xã hội…
Chính sách BHXH cịn thể hiện tiềm lực kinh tế, trình độ văn minh, khả năng tổ
chức của mỗi quốc gia. Trong một mức độ nhất định nó cịn thể hiện tính ưu việt
của một chế độ xã hội. Nếu tổ chức và thực hiện tốt BHXH sẽ tạo động lực cho
người lao động phát huy khả năng sáng tạo và góp phần vào cơng cuộc phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp vào quỹ
BHXH để bảo hiểm cho người lao động
Người sử dụng lao động ở đây có thể là các tổ chức, các doanh nghiệp và các
cá nhân thuê mướn lao động. Họ phải có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ BHXH và
trách nhiệm thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động mà họ sử dụng
theo đúng quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động muốn ổn định và phát
triển công việc kinh doanh sản xuất muốn nâng cao năng suất lao động và hiệu quả

kinh tế thì ngồi việc đầu tư, ứng dụng vào các cơng nghệ mới tiên tiến, các phương
tiện kỹ thuật hiện đại thì phải chăm lo, quan tâm đến đời sống của người lao động.
Khi họ khỏe mạnh, làm việc bình thường thì phải trả lương đầy đủ và thỏa đáng với
họ. Khi họ gặp phải rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động… thì phải thực hiện trách
nhiệm BHXH đối với họ. Có như vậy người lao động mới yên tâm làm việc, tích
cực lao động sản xuất, phát huy tiềm năng sáng tạo, góp phần cải tiến kỹ thuật, từ
đó nâng cao năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
Mọi người lao động đều được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với
BHXH.


5
Điều này có nghĩa là tất cả mọi người lao động bên cạnh việc được hưởng
các quyền lợi BHXH một cách bình đẳng như trong bản Tun ngơn nhân quyền đã
nêu cịn có nghĩa vụ phải đóng góp BHXH. Vì xét cho cùng, người lao động khi
gặp phải rủi ro khơng mong muốn và dù cho đó khơng phải hồn tồn và trực tiếp
là lỗi của người khác thì trước tiên đó vẫn là rủi ro của bản thân người lao động.
Do vậy, nếu muốn được hưởng trợ cấp từ BHXH, muốn được nhiều người hỗ trợ
cho mình để dàn trải rủi ro thì trước tiên người lao động phải tự mình gánh chịu
trực tiếp, nghĩa là người lao động phải tham gia BHXH để tự mình bảo hiểm cho
chính mình trước.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức trợ cấp BHXH.
Mức trợ cấp của BHXH phụ thuộc vào các yếu tố như sau:
- Tình trạng mất khả năng lao động.
- Tiền lương lúc đang đi làm.
- Ngành nghề công tác và thời gian cơng tác.
- Tuổi thọ bình qn của người lao động.
- Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ
Tuy nhiên, về nguyên tắc mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức lương khi
mà người lao động còn đi làm nhưng mà thấp nhất cũng phải đảm bảo mức sống tối

thiểu cho người lao động. Trợ cấp BHXH là loại trợ cấp thay thế tiền lương khi mà
người lao động gặp phải rủi ro. Mà tiền lương là khoản mà người sử dụng lao động
trả cho người lao động khi họ thực hiện được các cơng việc của mình. Tức là chi
những người khỏe mạnh bình thường, lao động bình thường và thực hiện những
công việc nhất định mới được trả lương hay mới có tiền lương. Khi người lao động
bị ốm đau, tai nạn hay tuổi già không làm việc được mà trước đó họ có tham gia
BHXH thì họ chỉ nhận được trợ cấp từ BHXH. Mức trợ cấp này không bằng được
mức tiền do người lao động khi còn làm việc tạo ra được, vì những lí do chủ yếu
như: Nếu như mức tiền này bằng hoặc cao hơn thì không một người lao động nào
muốn làm việc một cách tích cực, cố gắng cả, trái lại họ sẽ lợi dụng BHXH để nhận
được trợ cấp, tức là không cần làm việc mà vẫn có thể đảm bảo được cuộc sống.


6
Ngoài ra, bản chất của BHXH là dàn trải rủi ro, vì vậy nếu mức trợ cấp bằng với
mức tiền lương của người lao động khi đang làm việc thì chẳng khác gì người lao
động bị rủi ro thơng qua rủi ro của mình đã dàn trải hết cho người khác. Như vậy,
mức trợ cấp không được cao hơn hoặc bằng mức lương lúc đang đi làm, nhưng do
bản chất của BHXH là đảm bảo các nhu cầu sinh sống thiết yếu nên mức trợ cấp
thấp nhất cũng không thể thấp hơn mức sống tối thiểu.
Nhà nước quản lý thống nhất và tổ chức bộ máy thực hiện chính sách BHXH
BHXH là một bộ phận cấu thành các chính sách xã hội, là công cụ giúp Nhà
nước thực hiện mục tiêu cơng bằng xã hội, cho nên vai trị của Nhà nước là rất
quan trọng. Thực tế đã chỉ rõ, nếu khơng có sự quản lý vĩ mơ của Nhà nước thì mối
quan hệ ba bên trong BHXH sẽ bị phá vỡ, mối quan hệ giữa người lao động và
người sử dụng lao động sẽ khơng được duy trì bền vững. Hơn nữa, việc thực hiện
BHXH phải đảm bảo một quy trình chặt chẽ: từ việc hoạch định chính sách, giới
hạn đối tượng, xác định phạm vi bảo hiểm cho đến việc đảm bảo vật chất và xét trợ
cấp… Do vậy, để đảm bảo cho hệ thống BHXH vận hành một cách linh hoạt và
chặt chẽ Nhà nước cần phải quản lý thống nhất tồn bộ quy trình này.

Trước tiên, cần phải khẳng định rằng việc hoạch định chính sách BHXH là
khâu đầu tiên và quan trọng nhất. Sự quản lý của Nhà nước thể hiện ở việc xây
dựng các dự án luật, các văn bản pháp quy về BHXH và ban hành thực hiện. Và sau
đó là hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, thanh tra việc thực hiện của các cá nhân và tổ
chức. Còn với việc quản lý và đảm bảo vật chất cho BHXH thì vai trị của Nhà nước
cịn phụ thuộc vào chính sách BHXH do Nhà nước quy định. Nếu chính sách bảo
hiểm quy định việc đảm bảo cơ sở vật chất do Nhà nước cung cấp thì Nhà nước sẽ
quản lý trực tiếp và tồn diện, cịn nếu việc đảm bảo vật chất là do Nha nước quy
định, người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước cùng đóng góp thì Nhà
nước chỉ tham gia quản lý. Việc quản lý của Nhà nước được thực hiện thông qua
các công cụ chủ yếu như luật pháp và bộ máy tổ chức.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức trợ cấp BHXH.
Mức trợ cấp của BHXH phụ thuộc vào các yếu tố như sau:


7
- Tình trạng mất khả năng lao động.
- Tiền lương lúc đang đi làm.
- Ngành nghề công tác và thời gian cơng tác.
- Tuổi thọ bình qn của người lao động.
- Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ
Tuy nhiên, về nguyên tắc mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức lương khi
mà người lao động còn đi làm nhưng mà thấp nhất cũng phải đảm bảo mức sống tối
thiểu cho người lao động. Trợ cấp BHXH là loại trợ cấp thay thế tiền lương khi mà
người lao động gặp phải rủi ro. Mà tiền lương là khoản mà người sử dụng lao động
trả cho người lao động khi họ thực hiện được các cơng việc của mình. Tức là chi
những người khỏe mạnh bình thường, lao động bình thường và thực hiện những
cơng việc nhất định mới được trả lương hay mới có tiền lương. Khi người lao động
bị ốm đau, tai nạn hay tuổi già khơng làm việc được mà trước đó họ có tham gia
BHXH thì họ chỉ nhận được trợ cấp từ BHXH. Mức trợ cấp này không bằng được

mức tiền do người lao động khi còn làm việc tạo ra được, vì những lí do chủ yếu
như: Nếu như mức tiền này bằng hoặc cao hơn thì khơng một người lao động nào
muốn làm việc một cách tích cực, cố gắng cả, trái lại họ sẽ lợi dụng BHXH để nhận
được trợ cấp, tức là không cần làm việc mà vẫn có thể đảm bảo được cuộc sống.
Ngồi ra, bản chất của BHXH là dàn trải rủi ro, vì vậy nếu mức trợ cấp bằng với
mức tiền lương của người lao động khi đang làm việc thì chẳng khác gì người lao
động bị rủi ro thơng qua rủi ro của mình đã dàn trải hết cho người khác. Như vậy,
mức trợ cấp không được cao hơn hoặc bằng mức lương lúc đang đi làm, nhưng do
bản chất của BHXH là đảm bảo các nhu cầu sinh sống thiết yếu nên mức trợ cấp
thấp nhất cũng không thể thấp hơn mức sống tối thiểu.

1.1.1.2. Các chế độ BHXH
a. Hệ thống các chế độ BHXH ở trên thế giới
Chế độ BHXH là sự cụ thể hóa các chính sách, là hệ thống các quy định, là
sự bố trí sắp xếp các phương tiện để thực hiện BHXH đối với người lao động. Hay
nói cách khác, chế độ BHXH là một hệ thống các quy định được pháp luật hóa về


8
đối tượng hưởng, nghĩa vụ và mức đóng góp cho từng trường hợp cụ thể. Chế độ
BHXH thường được ban hành dưới dạng luật và dưới luật, các thông tư điều lệ…
theo khuyến nghị của ILO đã nêu trong công ước số 102 tháng 6 năm 1952 tại
Giơnevơ, hệ thống các chế độ BHXH bao gồm:
1. “Chăm sóc y tế".
2. Trợ cấp ốm đau.
3. Trợ cấp thất nghiệp.
4. Trợ cấp tuổi già.
5. Trợ cấp TNLĐ và bệnh nghề nghiệp.
6. Trợ cấp gia đình.
7. Trợ cấp sinh đẻ.

8. Trợ cấp khi tàn phế.
9. Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người ni dưỡng)
Tùy theo tình hình kinh tế - xã hội mà từng nước tham gia công ước Giơnevơ
thực hiện khuyến nghị đó ở các mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện 3 chế
độ. Trong đó phải thực hiện ít nhất một trong các chế độ như: (3), (4), (5), (8), (9).
Hệ thống các chế độ BHXH mang những đặc điểm chủ yếu như sau:
+ Các chế độ được xây dựng theo luật pháp mỗi nước.
+ Hệ thống các chế độ mang tính chất chia sẻ rủi ro, chia sẻ tài chính.
+ Mỗi chế độ được chi trả đều căn cứ chủ yếu vào mức đóng góp của các
bên tham gia BHXH và quỹ dự trữ. Nếu quỹ dự trữ được đầu tư có hiệu quả và an
tồn thì mức chi trả sẽ cao và ổn định.
+ Phần lớn các chế độ là chi trả định kỳ.
+ Đồng tiền được sử dụng làm phương tiện chi trả và thanh quyết toán. Chi
trả BHXH như là quyền lợi của mỗi chế độ BHXH.
+ Các chế độ BHXH thường được điều chỉnh định kỳ để phản ánh hết sự
thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội. Theo như khuyến nghị của ILO thì hệ thống
BHXH gồm 9 chế độ, nhưng không phải nước nào cũng thực hiện đầy đủ. Theo
thống kê, trên thế giới hiện nay chỉ có 43 nước thực hiện đầy đủ cả 9 chế độ, 92


9
nước chưa thực hiện được chế độ trợ cấp thất nghiệp, 9 nước chưa thực hiện được
chế độ trợ cấp gia đình, 13 nước chưa thực hiện được 3 chế độ trợ cấp: thất nghiệp,
gia đình và TNLĐ.

b. Các chế độ BHXH ở Việt Nam
Ở Việt Nam theo điều 4 Luật BHXH [6], quy định các chế độ BHXH sau:
BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. BHXH tự nguyện bao gồm các
chế độ: Hưu trí, tử tuất. Bảo hiểm thất nghiệp gồm các chế độ: Trợ cấp thất nghiệp,

hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm.
Chế độ trợ cấp ốm đau:
Người lao động khi bị ốm đau, tai nạn rủi ro, hoặc có con dưới 7 tuổi bị ốm
đau phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
Thời gian nghỉ đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường
thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; bốn mươi ngày nếu
đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ
đủ ba mươi năm trở lên; đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ
0,7 trở lên thì được hưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười
lăm năm; Năm mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm;
Bảy mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên. Nếu người lao động mắc
bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được nghỉ
tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ
tết, ngày nghỉ hằng tuần, hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều
trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo
số ngày chăm sóc con tối đa 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi; Tối đa là 15
ngày làm việc nếu con từ đủ 3 tuổi đến 7 tuổi.


10
Mức hưởng chế độ ốm đau bằng 75% mức tiền lương, tiền cơng đóng BHXH của
tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Đối với người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau
khi hết thời hạn chữa trị bệnh dài ngày thì mức hưởng bằng 65% mức tiền lương,
tiền cơng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng
bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên; bằng 55% mức tiền lương, tiền cơng
đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm
xã hội từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; bằng 45% mức tiền lương, tiền

cơng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo
hiểm xã hội dưới mười lăm năm.
Từ 2003, Nhà nước bổ sung chế độ nghỉ dưỡng sức [9]. Người lao động sau
khi nghỉ vì ốm đau, thai sản, nếu sức khỏe còn yếu sẽ được nghỉ dưỡng sức thêm từ
5 đến 10 ngày nữa với mức trợ cấp 50.000đ/ngày nếu nghỉ tại gia đình,
100.000đ/ngày nếu nghỉ tập trung tại các nhà nghỉ. Và theo Luật BHXH [6] thì mức
trợ cấp tương ứng sẽ là 25% và 40% mức lương tối thiểu chung.
Chế độ trợ cấp thai sản:
Lao động nữ mang thai, sinh con, người lao động nhận ni con ni dưới
bốn tháng tuổi có thời gian đóng đủ từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước
khi sinh con hoặc nhận con ni thì được hưởng trợ cấp thai sản.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày
nghỉ hằng tuần. Lao động nữ khi sinh con được nghỉ bốn tháng, nếu làm nghề hoặc
công việc trong điều kiện lao động bình thường; năm tháng, nếu làm nghề hoặc
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường
xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công
an nhân dân; sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp
luật về người tàn tật. Trường hợp sinh đơi trở lên, ngồi thời gian nghỉ việc quy thì
tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày.
Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới sáu mươi ngày tuổi bị chết thì mẹ
được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ sáu mươi ngày


11
tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày tính từ ngày con chết,
nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định.
Chế độ TNLĐ, BNN:
Người lao động bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; ngoài nơi
làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử

dụng lao động; trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng
thời gian và tuyến đường hợp lý; người lao động bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề
nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc
trong mơi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại; bị suy giảm khả năng lao động từ 5%
thì được hưởng chế độ TNLĐ BNN.
Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì
được hưởng trợ cấp một lần. Nếu người lao động suy giảm 5% khả năng lao động
thì được hưởng năm tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì
được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung. Ngoài mức trợ cấp quy định,
người lao động cịn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo
hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm
mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền cơng đóng
bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì
được hưởng trợ cấp hằng tháng. Nếu suy giảm 31% khả năng lao động thì được
hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được
hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung. Ngoài mức trợ cấp quy định trên, hằng
tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm
xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng
bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền cơng đóng bảo hiểm xã
hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột
sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngồi mức


12
hưởng theo quy định quy định, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng
mức lương tối thiểu chung.
Trường hợp người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu tháng
lương tối thiểu chung.
Chế độ hưu trí:
Người lao động có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được
hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
+ Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi
tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp
khu vực hệ số 0,7 trở lên.
Người lao động đã đóng BHXH đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả
năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ
điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
+ Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;
+ Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và
Bộ Y tế ban hành.
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng
45% mức bình qn tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ
thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với
nữ; mức tối đa bằng 75%. Đối với người lao động khi nghỉ hưu trước tuổi do bị suy
giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, ngoai mức hưởng theo quy định, sau đố cứ


13
mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%. Mức lương hưu hàng tháng
thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.
Ngoài lương hưu hàng tháng, đối với người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội

trên ba mươi năm đối với nam, trên hai mươi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu,
ngồi lương hưu cịn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo
số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm
thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính
bằng 0,5 tháng mức bình qn tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Đối với những người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện hưởng chế
độ hưu trí thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Mức hưởng bảo hiểm xã hội
một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5
tháng mức bình qn tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Chế độ tử tuất:
Người lao động đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội; người lao động đang
bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ
cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc, khi chết thì người
lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng. Trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối
thiểu chung.
Trường hợp người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ mười lăm năm trở
lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần; người đang hưởng lương hưu; chết
do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, khi
chết thì thân nhân của họ được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng (nếu thân nhân khơng
có thu nhập hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung).
Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối
thiểu chung; trường hợp thân nhân khơng có người trực tiếp ni dưỡng thì mức trợ
cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung.
Trường hợp người chết khơng có thân nhân hưởng tiền tuất hàng tháng thì
hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao


14
động đang làm việc hoặc người lào động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được

tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức
bình qn tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm xã hội; mức thấp nhất bằng ba
tháng mức bình qn tiền lương, tiền cơng tháng. Mức trợ cấp tuất một lần đối với
thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng
lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng bốn mươi
tám tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm
một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất
bằng ba tháng lương hưu đang hưởng.
Trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm:
Người LĐ đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước
khi thất nghiệp: bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc nhưng
chưa tìm được việc làm thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người đang hưởng trợ
cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề với thời gian không quá 6 tháng; được hỗ trợ
tìm việc làm: tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí

1.1.2. Bản chất, chức năng, nguyên tắc và đối tượng tham gia BHXH.
1.1.2.1. Khái niệm và bản chất của BHXH
Để tồn tại, phát triển và thỏa mãn những nhu cầu hàng ngày trong cuộc sống
con người phải lao động, để lao động tốt con người cần phải có sức khỏe tốt. Tuy
nhiên khơng phải trong cả qng đời của mình ai cũng ln khỏe mạnh, lao động
tốt. Họ có thể gặp những rủi ro bất ngờ về sức khỏe như ốm đau, tai nạn lao động,
mất khả năng lao động khi về già…Khi gặp phải những rủi ro đó thu nhập của họ bị
giảm hoặc mất ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chính bản thân họ và cả gia
đình. Khi nền kinh tế hàng hóa ra đời và phát triển, việc thuê mướn lao động đã
diễn ra phổ biến làm cho mối quan hệ kinh tế giữa người lao động và người chủ lao
động đa dạng hơn và cũng phức tạp hơn rất nhiều. Một mặt thúc đẩy sản xuất hàng
hóa phát triển, một mặt làm kìm hãm nền sản xuất. Giới thợ ngồi khoản thu nhập
tự lao động làm cơng ăn lương thì họ khơng cịn bất kỳ một khoản thu nhập nào
khác... cuộc sống của họ chỉ phụ thuộc vào tiền cơng nhận được. Chính vì vậy khi



15
không may bị ốm đau, tai nạn thai sản… họ gặp rất nhiều khó khăn, khơng thể trang
trải được trong khi họ không nhận được tiền công tiền lương vào những ngày nghỉ
ốm đó. Trước thực tế đó, giới thợ đã đấu tranh buộc giới chủ phải cam kết trả lương,
trả cơng cho họ khi họ nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn sinh đẻ và khi hết tuổi lao động
về nghỉ hưu. Về phía giới chủ, phát sinh thêm một khoản chi phí - trả tiền cho người
lao động khi người lao động gặp rủi ro là điều mà họ không mong muốn.Quan điểm
trái ngược nhau đã làm mâu thuẫn giữa chủ và thợ ngày càng trở nên gay gắt. Giới
thợ đã tiến hành rất nhiều cuộc đấu tranh quyết liệt và diễn ra rộng khắp buộc giới
chủ phải thực hiện theo đúng cam kết đó nhằm thỏa mãn mong muốn và nhu cầu
đó của họ, đã gây ra những tác động to lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội lúc bấy
giờ. Trước tình hình ngày càng trở nên căng thẳng, nhà nước đã có những biện pháp
can thiệp nhằm ổn định tình hình xã hội và kinh tế trong đó phải kể đến biện pháp
hình thành một quỹ tài chính tập trung do sự tham gia đóng góp của các bên. Theo
đó Nhà nước quy định [1]:
- Cả giới chủ và giới thợ đều phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng
tháng, khoản tiền đó được tính tốn dựa trên cơ sở xác xuất rủi ro của người lao
động và tiền công, tiền lương mà giới chủ trả cho người lao động.
- Số tiền đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động hình thành
nên một quỹ tiền tệ tập trung, quỹ này còn nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước
- Khi người lao động gặp phải các rủi ro thì sẽ được hỗ trợ bởi quỹ tiền tệ đó.
Nhờ vậy mà thu nhập của người lao động ổn định hơn, cuộc sống của bản thân và
gia đình họ được đảm bảo. Người sử dụng lao động cũng nhận thấy được lợi ích mà
quỹ tiền tệ đó mang lại như ổn định sản xuất kinh doanh, bảo vệ sức khỏe và đời
sống cho người lao động và gia đình họ từ đó làm người lao động gắn bó với doanh
nghiệp hơn, yên tâm làm việc và lao động tích cực hơn…
Từ đó mối quan hệ ba bên: người lao động - người sử dụng lao động - nhà
nước được hình thành và xuất hiện khái niệm về BHXH.
Vậy BHXH là gì? [7] Theo nghĩa chung nhất, BHXH được hiểu là sự đảm

bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải


16
những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình
thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao
động và gia đình họ, góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Từ khái niệm trên, bản chất của BHXH được thể hiện ở các điểm sau:
- Trong bất kỳ xã hội nào mà ở đó có sự th mướn lao động thì có BHXH.
BHXH là nhu cầu khách quan, mang tính đa dạng phức tạp của xã hội. Khi nền
kinh tế hàng hóa càng phát triển, mối quan hệ chủ thợ càng phát triển thì BHXH
càng phong phú, đa dạng và hồn thiện. Có thể nói kinh tế là nền tảng để BHXH
phát triển, BHXH thể hiện trạng thái kinh tế của một nước.
- Cơ sở phát sinh BHXH là quan hệ lao động thể hiện thông qua mối quan hệ
ba bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH.
+ Bên tham gia BHXH: người lao động và người sử dụng lao động
+ Bên BHXH: cơ quan BHXH do Nhà nước lập ra và bảo hộ
+ Bên hưởng BHXH: người lao động và gia đình họ khi người la khơng may
gặp phải những rủi ro và có đủ điều kiện để được hưởng theo quy định của pháp luật
- Điều kiện được hưởng BHXH là người lao động gặp những rủi ro những
biến cố mang tính chất ngẫu nhiên, trái với ý muốn chủ quan của con người như ốm
đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thai sản, hết tuổi lao động về nghỉ hưu.
Những biến cố đó có thể xảy ra trong và ngồi q trình lao động đã làm cho người
lao động bị gảim hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm.
- Khi gặp những biến cố, phần thu nhập của người lao động sẽ bị mất hoặc bị
giảm đi. Với sự hỗ trợ từ quỹ tiền tệ tập trung được hình thành từ các bên (người sử
dụng lao động, người lao động, và Nhà nước) đã bù đắp hoặc thay thế phần nào
phần thu nhập bị mất đó.
Qua bản chất của BHXH ta có thể thấy mục tiêu xuyên suốt của BHXH
chính là nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường

hợp bị mất hoặc giảm thu nhập hàng tháng do mất việc làm, mất khả năng lao động
bằng cách bù đắp cho người lao động những khoản thu nhập đó. Có BHXH thì điều
kiện sống của người lao động và gia đình họ sẽ được đảm bảo và tốt hơn.


×