Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TỔNG QUAN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.23 KB, 10 trang )

Tổng quan về chính phủ điện tử
Cùng với sự ra đời của Internet, ngời dân ở các nớc trên thế giới đã bắt đầu làm
quen với một khái niệm mới
1. Khái niệm
1.1 Định nghĩa của các tổ chức
1.1.1. World bank: Chính phủ điện tử là việc sử dụng công nghệ thông tin của
các cơ quan chính phủ mà có thể chuyển đổi mối quan hệ giữa chính phủ đối
với các công dân, các doanh nghiệp và các thành phần khác trong quá trình
phân phối các dịch vụ. (e-Gov refers to the use by government agencies of
information technologies that have the ability to transform relations with
citizens, businesses, and other arms of government in the delivery of
services.)
1.1.2. Trung tâm Công nghệ và dân chủ (Mỹ) The E-Goverment handbook
for developing countries: CPĐT là việc sử dụng công nghệ thông tin và liên
lạc (ICT) để chuyển đổi chính phủ, làm cho nó dễ tiếp cận hơn, hoạt động hiệu
quả hơn và đáng tin cậy hơn. (E-government is the use of information and
communications technologies (ICT) to transform government by making it
more accessible, effective and accountable.)
1.1.3. Hội đồng Thái Bình Dơng về chính trị quốc tế (Los Angeles Mỹ)
Roadmap for E-government in the developing world: CPĐT là việc sử dụng
công nghệ thông tin và liên lạc để tạo nên một chính phủ hiệu quả hơn, tạo
thuận lợi trong việc sử dụng các dịch vụ của CP, mở rộng khả năng truy cập
thông tin của công chúng và làm cho CP trở nên đáng tin cậy hơn đối với công
dân. (Defined broadly, e-government is the use of ICT to promote more
efficient and effective government, facilitate more accessible government
services, allow greater public access to information, and make government
more accountable to citizens.)
1.1.4. Công ty kiểm toán Deloitte At the dawn of e-government: CPĐT là
việc sử dụng công nghệ để nâng cao khả năng tiếp cận và khả năng cung cấp
của các dịch vụ của chính phủ nhằm làm lợi cho ngời dân, cho các doanh
nghiệp và cho công nhân viên chức. (E-Government is the use of technology


to enhance the access to and the delivery of government services to benefit
citizens, business partners and employees)
1.2 Phân tích định nghĩa
1.2.1. CPĐT là một quá trình cải tổ hoạt động của chính phủ hiện tại:
Qua cả 4 định nghĩa trên, trớc hết ta phải nhận thức một cách rõ ràng rằng
CPĐT không phải là một thực thể độc lập, mà nó là một quá trình. Nghĩa là
CPĐT không phải là một tập hợp gồm các máy tính mang nhiệm vụ của các
viên chức chính phủ trong hiện tại, mà CPĐT bao gồm cả một nỗ lực chuyển
biến, cải tổ hoạt động của chính phủ một cách toàn diện và sâu sắc, trên tinh
thần lấy ngời dân làm trung tâm (citizen centric). Nói khác đi, những sự
chuyển biến đó có xuất phát điểm cũng nh mục tiêu đều là công dân, và chính
phủ phải coi ngời dân là những khách hàng của mình, và những gì mà CP đang
cung cấp cho xã hội chính là những dịch vụ. Trong cả quá trình đó, công nghệ
chỉ đóng vai trò là phơng tiện hỗ trợ, còn điểm mấu chốt phải là cải tổ hoạt
động, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ cũng nh của các dịch vụ mà
chính phủ cung cấp cho cộng đồng. Đồng thời, CPĐT cũng không phải là một
vụ nổ Big Bang, không thể thay đổi ngay lập tức, hoàn toàn và vĩnh viễn vũ
trụ chính phủ hiện nay, nghĩa là sự xuất hiện của CPĐT không phải là dấu
chấm hết cho tất cả các loại hình chính phủ đang hiện hữu. CPĐT cũng không
phải là một con đờng tắt để đi đến một chính phủ trong sạch, hiệu quả và
không có tham nhũng. Đó là một quá trình đấu tranh lâu dài và phức tạp giữa
cái cũ và cái mới nhằm chuyển đổi hoạt động của chính phủ, trong đó phải đối
mặt với nhiều thách thức cả về kinh tế lẫn chính trị xã hội. Điều quan trọng
cần đợc làm rõ ở đây là CPĐT không phải là một sự thay thế chính phủ thông
thờng, mà hiểu cho đúng, nó là một công cụ mới, một cách thức mới để cung
cấp các dịch vụ của chính phủ. CPĐT cũng giống nh một chiếc xe mới, đi
nhanh hơn, ổn định hơn và có nhiều u điểm hơn, đa chính phủ đi vào con đờng
mới, đi vào thời đại hậu công nghiệp: nền văn minh kỹ thuật số.
1.2.2. Phân biệt CPĐT và Chính phủ trực tuyến:
Một vấn đề quan trọng cần phân biệt rõ: CPĐT không phải là Chính phủ trực

tuyến (Online Government).
Chính phủ trực tuyến là việc cung cấp các dịch vụ của chính phủ trên mạng.
Những dịch vụ này đã tồn tại sẵn, và chúng phản ánh cấu trúc hiện tại của bộ
máy chính quyền, chúng tiếp tục duy trì cách thức làm việc hiện tại. Nói cách
khác, Chính phủ trực tuyến nói đến sự tự động hoá các hoạt động hiện tại,
nghĩa là chúng ta thực hiện những công việc mà mình vẫn làm theo một cách
thức tốt hơn.
Trong khi đó, nh đã nói ở trên, CPĐT cũng bao gồm việc cung cấp dịch vụ
trên mạng, nhng còn hơn thế nữa, nó đợc xây dựng trên cơ sở cấu trúc hiện có,
với sự ứng dụng sâu sắc các tiến bộ của công nghệ vào các quy trình, các hoạt
động. CPĐT không chỉ đơn thuần là việc sử dụng INTERNET, mà nó đề cập
đến sự cải tổ hoạt động. Nh vậy, khái niệm CPĐT có ngoại diên rộng hơn khái
niệm Chính phủ trực tuyến, nó bao hàm cả khái niệm Chính phủ trực tuyến
trong nội hàm của mình.
1.2.3. Khái niệm về sự rõ ràng, tính hiệu quả và tính đáng tin cậy:
a. Sự rõ ràng (Transparency): Đảm bảo rằng cộng đồng biết, hoặc có thể biết,
những gì phải đợc thực hiện và thực hiện bởi ai. Tuy nhiên, trong một số trờng
hợp, vì lợi ích quốc gia hay lợi ích của toàn xã hội mà một số thông tin cũng
cần phải đợc giấu kín.
b. Tính hiệu quả (Efficiency): Đảm bảo rằng những nguồn lực đã đợc sử dụng
một cách đúng đắn nhất để thực hiện các công việc. Điều này không có nghĩa
là phải thực hiện công việc với chi phí thấp nhất, mà luôn luôn phải mang tính
kinh tế cao.
c. Tính đáng tin cậy (Accountability): Đảm bảo rằng cộng đồng biết, hoặc có
thể biết, những gì cần phải đợc thực hiện đã đợc thực hiện một cách đúng đắn.
Nh vậy, từ các khái niệm trên, ta có thể thấy rằng mục tiêu cao nhất của CPĐT
chính là để củng cố nền dân chủ, dựa trên sự tự do hoá thông tin. Nói cách
khác, cái đích cần đạt tới của CPĐT là một mô hình tập trung vào công dân, và
phơng tiện là sự tự do hoá thông tin. CPĐT chính là bớc tiếp theo trong quá
trình tiến hoá tự nhiên của khả năng phản ứng đối với sự thay đổi của một xã

hội và một nền kinh tế ngày càng rộng lớn của các dịch vụ cung cấp bởi chính
phủ.
1.2.3. Sơ đồ về các luồng quan hệ trong CPĐT:
Mặt khác, từ các định nghĩa trên ta cũng có thể thấy 4 luồng quan hệ chính
trong việc phân phối dịch vụ của CPĐT, bao
gồm:
- Quan hệ giữa CP với công dân (Government
to Citizen G2C)
- Quan hệ giữa CP với doanh nghiệp
(Government to Business G2B)
- Quan hệ giữa các cơ quan CP với nhau
(Government to Government G2G)
- Quan hệ giữa CP với công nhân viên chức của
mình (Government to Employee G2E)
Dới đây là sơ đồ về các mối quan hệ đó:
Các dịch vụ đợc cung cấp theo bốn luồng quan hệ đó có thể bao gồm một số
dịch vụ đợc liệt kê dới đây:
1.3 §Þnh nghÜa cña nhãm nghiªn cøu
2. M« h×nh CP§T
3. Phạm vi tác động của CPĐT lên các hoạt động của CP
Có thể nói, sự ra đời của CPĐT sẽ
tác động rất lớn đến hầu hết các
lĩnh vực hoạt động của CP, bởi vì
bản thân CPĐT là một quá trình
cải tổ sâu sắc và toàn diện cách
vận hành của bộ máy chính
quyền. Tuy nhiên, tuỳ theo mục
tiêu mà mỗi chính phủ đặt ra khi
xây dựng CPĐT, tuỳ theo đặc
điểm của quá trình xây dựng

CPĐT, đồng thời với các điều
kiện về hạ tầng cơ sở, điều kiện về
con ngời... khác nhau mà phạm vi
ảnh hởng cũng nh mức độ ảnh h-
ởng của CPĐT đến các lĩnh vực
khác nhau cũng khác nhau. Dới đây là một số lĩnh vực của CP có thể chịu tác
động của CPĐT:
4. Quá trình xây dựng CPĐT
So sánh giữa một website thông thờng và một cổng của CPĐT???
Nh đã nói ở trên, CPĐT không đơn thuần là vấn đề trang bị máy tính cho viên
chức CP hay tự động hoá các công việc. Sử dụng máy tính hay tự động hoá các
thủ tục rờm rà đều không thể mang đến hiệu quả lớn hơn trong CP hay tăng c-
ờng sự đóng góp của công dân. Chỉ tập trung vào các giải pháp về công nghệ
sẽ không thể thay đổi suy nghĩ của những cán bộ quan liêu, không coi ngời
dân là một khách hàng hay là ngời tham gia vào việc ra quyết định.
Hiểu cho đúng, CPĐT ứng dụng công nghệ để thực hiện cải tổ bằng cách
khuyến khích sự trong sạch, vợt qua khoảng cách và các rào cản khác, và thúc
đẩy con ngời tham gia vào các tiến trình chính trị ảnh hởng đến đời sống của
họ.
Mỗi chính phủ có các chiến lợc khác nhau để xây dựng CPĐT. Một số đã xây
dựng đợc một kế hoạch tổng thể trong dài hạn. Một số khác lại chọn lựa một
số lĩnh vực chủ chốt để làm trọng điểm cho các dự án bớc đầu. Tuy nhiên,
trong tất cả các trờng hợp, những quốc gia đợc coi là thành công nhất đều bắt
đầu với các dự án nhỏ hơn trong các giai đoạn xây dựng cấu trúc.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả quyết định phân chia qua trình xây
dựng một CPĐT thành ba giai đoạn. Những giai đoạn này không phụ thuộc lẫn
nhau, và cũng không cần phải chờ kết thúc giai đoạn này mới có thể tiếp tục
giai đoạn khác, mà dựa trên các khái niệm của mình, chúng cung cấp 3 cách
để suy nghĩ về những mục tiêu của CPĐT.

×