Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu các dạng tai biến địa chất trong xây dựng công trình ngầm tại thành phố và các biện pháp phòng tránh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

ĐOÀN HỮU TRẮC
 

NGHIÊN CỨU CÁC DẠNG TAI BIẾN ĐỊA CHẤT
TRONG XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH NGẦM TẠI
THÀNH PHỐ VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHỊNG TRÁNH
 

Ngành: Kỹ thuật xây dựng cơng trình ngm
Mó s: 60580204



Luận văn thạc sỹ kỹ thuật
NGI HNG DN KHOA HỌC:
GS.TS. Nguyễn Quang Phích

HÀ NỘI – 2013
 
 


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013


Đoàn Hữu Trắc
 
 
 

 
 


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CÁC TAI BIẾN VÀ SỰ CỐ TRONG THI CƠNG XÂY DỰNG
CƠNG TRÌNH NGẦM TRONG CÁC THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM ................. 5
1.1. Về khái niệm tai biến địa chất và sự cố trong thi cơng Cơng trình ngầm .......... 5
1.2. Tổng hợp các tai biến địa chất trong thi cơng cơng trình ngầm thành
phố ở Việt Nam ................................................................................................... 8
1.2.1. Tai biến trong thi công xây dựng hầm chui Văn Thánh tại thành
phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) ........................................................................... 8
1.2.2 Tai biến trong thi cơng xây dựng tầng hầm tại cơng trình Cao ốc
Pacific tại thành phố Hồ Chí Minh ................................................................ 11
1.2.3 Tai biến khi thi công tầng hầm tại Cao ốc Residence tại Tp. Hồ Chí
Minh ............................................................................................................... 16
1.2.4 Tai biến khi thi cơng xây dựng tầng hầm tại Cao ốc Văn phòng Bến
Thành TSC- 186 Lê Thánh Tơn Tp. Hồ Chí Minh........................................ 17
1.2.5 Tai biến trong thi công xây dựng tầng hầm tại công trình Lim

Tower (9-11 Tơn Đức Thắng quận -Tp. Hồ Chí Minh) ................................ 18
1.2.6. Tai biến trong thi công xây dựng tầng hầm tại cơng trình M&C Tp. Hồ Chí Minh............................................................................................ 18
1.2.7 Tai biến trong thi công xây dựng Sập nhà 4 tầng tại 792 Nguyễn
Kiệm quận Gò Vấp - Tp. Hồ Chí Minh ......................................................... 22
1.2.8 Tai biến trong thi cơng xây dựng Tòa nhà Văn phòng trên đường Hà
Nội – Hà Đông ............................................................................................... 24
1.2.9 Tai biến trong thi công xây dựng Tòa Văn phòng ở quận Hai Bà
Trưng – Hà Nội ............................................................................................. 24

 
 


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN XẢY RA TAI BIẾN ............. 29
2.1 Phân loại các dạng tai biến ......................................................................... 30
2.1.1 Nguyên nhân xem nhẹ điều kiện địa chất và sai lầm trong khảo sát.... 31
2.1.2 Nguyên nhân do sai lầm trong thiết kế ................................................. 37
2.1.3 Nguyên nhân do sai lầm trong thi công ................................................ 38
2.1.4 Nguyên nhân do sai lầm trong quan trắc .............................................. 40
2.1.5 Nguyên nhân sai sót của nhà quản lý và chủ đầu tư ............................. 40
2.1.6 Nguyên nhân do điều kiện địa chất biến động ..................................... 41
2.2 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tai biến, sự cố ................................... 41
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG
TRÁNH TAI BIẾN ĐỊA CHẤT ....................................................................... 45
3.1. Giải pháp khảo sát, thăm dò dự báo tai biến địa chất trong giai đoạn
khảo sát, thiết kế và thi công............................................................................. 46
3.2 Khảo sát các cơng trình xung quanh ........................................................... 59
3.3 Yêu cầu đối với công tác thiết kế kỹ thuật.................................................. 61
3.4 Vấn đề lựa chọn giải pháp thi công và phịng tránh tai biến trong q
trình thi cơng ..................................................................................................... 62

3.4.1. Giải pháp thi công các tầng hầm nhà cao tầng .................................... 62
3.4.2 Các biện pháp bảo vệ thành hố đào ...................................................... 63
3.4.3 Phương pháp thi công Top-down: ........................................................ 72
3.4.4 Một số giải pháp cho công tác đào đất ................................................. 74
3.4.5 Cơng tác quan trắc cơng trình, đánh giá mức độ ổn định ..................... 74
3.4.6 Các giai đoạn của công tác quan trắc ................................................... 75
3.4.7 Yêu cầu của công tác quan trắc ............................................................ 75
3.4.8 Một số giá trị cảnh báo ......................................................................... 77
3.4.9 Các thiết bị sử dụng cho công tác quan trắc ........................................ 78
3.4.10 Vấn đề quản lý kiểm soát tai biến địa chất, quản lý chất lượng
cơng trình ...................................................................................................... 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 89

 
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1-1. Chỉ tiếu cơ lý của các lớp đất dưới nền cơng trình Pacific [5] ............ 14
Bảng 1-2. Bảng tổng hợp các tại biến địa chất cơng cơng trình nghiên cứu ...... 26
Bảng 3-2. Các phương pháp thăm dị khi thi cơng, khả năng và hạn chế ............ 56
Bảng 3-3.Bán kính ảnh hưởng của kết cấu chắn giữ hố móng đối với các cơng
trình lân cận ......................................................................................... 57
Bảng 3-4. Ước lượng độ sâu khảo sát .................................................................. 58
Bảng 3-5. Đặc điểm của các phương án thi công xây dựng CTN ....................... 63
Bảng 3-6. Bảng tổng hợp các kết cấu chống giữ tường hào ................................ 72
Bảng 3-7. Các hạng mục quan trắc hố đào .......................................................... 76
Bảng 3-8. Cấp an toàn hố đào .............................................................................. 78
Bảng 3-9. Giới hạn biến dạng hố đào cấp 1 và cấp 2 ......................................... 78


 
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1-1. Lún đường đầu cầu Văn thánh 2 .......................................................... 10
Hình 1-2. Tình trạng hầm chui bị nứt và đường lên hầm chui............................. 11
Hình 1- 3. Nứt mố cầu Văn Thánh ....................................................................... 11
Hình 1-4. Ví trí cơng trình Pacific ....................................................................... 12
Hình 1-5. Mặt cắt địa chất cơng trình Pacific ..................................................... 15
Hình 1-6. Sự lún sụt tịa Cao ốc Pacific trong lúc thi cơng.................................. 16
Hình 1-7. Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ bị sụt ......................................... 16
Hình 1-8. Cơng trình Residence ........................................................................... 17
Hình 1-9. Hố sâu trên vỉa hè đường Nguyễn Siêu ............................................... 17
Hình 1-10. Tồn bộ diện tích bị sụp đổ đang bị nhấn chìm trong nước .............. 19
Hình 1-11. Cơng trình cao ốc M&C đang xây dựng ............................................ 19
Hình 1-12. Xe chở cát đến lấp hố đầy nước......................................................... 21
trước căn nhà số 3 Hàm Nghi, Q 1, TP.HCM ...................................................... 21
Hình 1-13. Nhà 4 tầng đổ sập, đè nát các căn nhà liền kề ................................... 23
Hình1-14. Hố móng bên cạnh nhà 4 tầng ............................................................ 23
Hình 2-1. Ngun nhân các sự cố trong xây dựng cơng trình ngầm và tấn xuất
xuất hiện .............................................................................................. 30
Hình 2-2. Lún sụt nhà nghiêm trọng ở quận 9 Tp.HCM .................................... 33
Hình 2-3. Sự cố tại cơng trình Tp HCM Pacific do xói ngầm ............................. 34
Hình 2-4 Căn nhà ở chân cầu Văn Thánh bị nghiêng về phí trước 0,85 m ........ 34
Hình 2-5 Dòng chảy của nước ngầm vào hố đào ................................................. 36
Hình 2-6. Mơ hình sụt lún cơng trình khi bơm tháo khơ hố móng ..................... 37
Hình 2-7. Ảnh hưởng của việc xây dựng cơng trình ngầm trong các đơ thị ....... 39
Hình 2-8. Sơ đồ thể hiện các nguyên nhân gây ra các tai biến địa chất............... 42

Hình 3-1. Biến động khơng được phát hiện khi khoan thăm dị .......................... 50
Hình 3-2. Ví dụ biến động địa chất khi có các thấu kính cát .............................. 51
Hình 3-3. Các giải pháp khắc phục sự cố sập lở khi sử dụng TBM .................... 53
Hình 3-4. Ví dụ vê cơng suất máy và tiến độ đào trong một tuần của máy
khiên đào ............................................................................................. 55

 
 


Hình 3-5. Sơ đồ sử dụng sóng điện từ thăm dị trước gương đào và xung
quanh cơng trình ngầm ........................................................................ 55
Hình 3 - 6. Các dàn chống khi hào thi cơng hẹp .................................................. 63
Hình 3-8. Kết hợp neo, bê tơng phun và các tấm đệm ......................................... 65
Hình 3-9. Kết hợp bảo vệ bằng neo và bê tơng phun........................................... 65
Hình 3-10. Tường cọc –ván ................................................................................. 66
Hình 3-11. Cọc ván thép để chống đỡ cho hố móng sâu ..................................... 67
Hình 3-12. Cọc khoan nhồi cắm lồng vào nhau ................................................... 68
Hình 3-13. Cọc tiếp xúc ....................................................................................... 69
Hình 3-14. Cọc tách rời nhau ............................................................................... 69
Hình 3-15. Hình ảnh thi cơng cọc barrette (tường hào nhồi) ............................... 70
Hình 3-16. Khoan và neo cáp cho tường trong đất tại cơng trình Keangnam ..... 71
Hình 3-17. Sơ đồ bố trí các vị trí quan trắc hố móng trong thi cơng ................... 77
Hình 3-18. Cấu tạo ống đo nghiêng (Inclinmeter casing) và đầu đo
(Inclinometer Probe)............................................................................ 79
Hình 3-19. Thiết bị đo mực nước tĩnh (Standpipe) .............................................. 79
Hình 3-20. Thiết bị đo lực nước Piezometer ........................................................ 79
Hình 3-21. Thiết bị đo áp lực đất lên tường trong đất (Jack-Out Total
pressure cell) ....................................................................................... 80
Hình 3-22. Vịng trịn các yếu tố ảnh hưởng đến việc thi cơng CTN .................. 81

Hình 3-23. Các bộ phận chức năng tư vấn cần thiết của Chủ đầu tư ................... 83

 
 


1
 

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một thành phố hiện đại, văn minh và phát triển bền vững cần phải có
đủ cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt là các cơng trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, để
phục vụ và đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống của xã hội. Trong xu thế
hiện đại hóa và cơng nghiệp hóa đất nước, nhiều cơng trình hạ tầng kỹ thuật
ngầm đã được xây dựng ngày càng nhiều ở các thành phố, đặc biệt là ở Thủ
đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cho đến
nay, mặc dù khối lượng các cơng trình ngầm được xây dựng trong các thành
phố nước ta chưa nhiều, nhưng cũng đã xảy ra nhiều hiện tượng sập lở, lún,
sụt lún đến mặt đất, gây hư hại các cơng trình kiến trúc trên mặt đất, làm mất
ổn định, an toàn cho cuộc sống.
Các trạng thái, các điều kiện, các ẩn họa và các tác động làm biến đổi
bề mặt trái đất, làm biến đổi trạng thái vật chất, đặc điểm cấu trúc địa chất
trong lòng vỏ trái đất (thạch quyển) và đe dọa, gây các tác động phá hoại đối
với các hệ thống kỹ thuật, thậm chí lấy đi mạng sống của con người, được các
nhà khoa học về địa chất, địa kỹ thuật như Đặng Hữu Diệp [2], Trần Mạnh
Liểu [6], Trần Trọng Huệ [3], và trong các tài liệu khác [12] định nghĩa là các
“tai biến địa chất” (TBĐC-geological hazards, geological risks). Các tai biến
địa chất xảy ra do có nhiều ngun nhân hình thành khác nhau, thường được
phân theo nguồn gốc thành các nhóm là: nội sinh (như núi lửa, động đất…),

ngoại sinh (mưa, bão, sói mịn…) và nhân sinh (các tác động của con người
như khai thác khống sản, xây dựng cơng trình ngầm…). Theo định nghĩa,
cách hiểu như trên, các sự cố, biến cố xảy ra trong q trình thi cơng, sử dụng
các cơng trình ngầm, do sự tồn tại và các tác động của yếu tố địa chất (không
kể đến các sự cố thuần túy mang ý nghĩa kỹ thuật), được coi là các tai biến địa
chất với nguồn gốc nhân sinh.
 
 


2
 

Trong lĩnh vực xây dựng cơng trình ngầm, mỗi khi xảy ra sự cố, người
ta thường tiến hành các cuộc thanh tra, xác định nguyên nhân dẫn đến sự cố.
Mục tiêu của các cuộc thanh tra này một mặt là tìm hiểu nguyên nhân nhằm
đúc kinh nghiệm, để loại trừ hoặc hạn chế sự cố trong tương lai, mặt khác
cũng để xử lý hành chính thỏa đáng, khi nguyên nhân gây ra sự cố thực sự là
do thiếu sót trong hoạt động của con người. Trong thực tế, đây là công tác
phức tạp và nhiều khi không mang lại hiệu quả như mong muốn. Trái lại, do
sự cố xảy ra có thể làm giảm uy tín của các đơn vị khảo sát, thiết kế và đặc
biệt là đơn vị thi công, khi hiểu không đúng, nên nhiều sự cố xảy ra ở nước ta
đã không được cập nhật, mô tả và lưu giữ, thậm chí người ta cố gắng né tránh
các cuộc điều tra. Người ta bỏ quên mất một nguyên tắc là: mọi sự thành công
không phải chỉ từ các bài học thành cơng mà cịn cả từ các bài học thất bại.
Xây dựng cơng trình ngầm là lĩnh vực kỹ thuật rất thú vị nhưng cũng
rất phức tạp, vì con người phải làm việc với mơi trường tiểm ẩn nhiều điều
kiện địa chất biến động theo không gian và thời gian, có nhiều điều kiện bất
thường và dù có đầu tư cho khảo sát nhiều kinh phí, thì các kết quả điều tra,
khảo sát cũng vẫn chỉ mang tính đại diện chính xác cho điểm được điều tra

khảo sát, hay nói cách khác là mang tính cục bộ. Các tai biến địa chất vẫn
thường xảy ra, mặc dù công tác điều tra, khảo sát, thiết kế và thi cơng được
triển khai theo đúng các quy trình, quy phạm và hướng dẫn, chỉ dẫn, bởi lẽ
cho đến nay các quy trình, quy phạm cũng chỉ hình thành do đúc rút kinh
nghiệm và thành quả của tiến bộ khoa học hiện thời, chứ chưa lường trước hết
được những biến động bất thường trong vỏ trái đất.
Nghiên cứu, phân tích các tai biến địa chất đã xảy ra và đề xuất các giải
pháp nhằm loại trừ hoặc hạn chế tai biến địa chất do vậy luôn là mối quạn tâm
của các nhà khoa học đa ngành, từ địa chất, địa kỹ thuật cho đến các nhà kỹ
thuật xây dựng và quản lí. Đây cũng là vấn đề cần xúc tiến nghiên cứu ở nước
 
 


3
 

ta, trên cơ sở xu thế phát triển xây dựng các cơng trình ngầm và sử dụng
khơng gian ngầm ngày càng tăng hiện nay, đặc biệt tại các thành phố.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan với tai biến địa
chất trong xây dựng cơng trình ngầm thành phố. Phạm vi nghiên cứu chính là
khu vực thủ đơ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài hạn chế ở mục tiêu là tìm hiểu các tai biến địa chất trong xây
dựng cơng trình ngầm thành phố, từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế và khắc
phục trong tương lai.
4. Nội dung nghiên cứu
-Tổng hợp, phân tích các tai biến địa chất đã xảy ra trong xây dựng
cơng trình ngầm thành phố;

- Tìm hiểu các phương pháp, các khả năng dự báo, phân tích tai biến
địa chất hiện nay;
- Đề xuất biện pháp hạn chế, khắc phục trong điều kiện hiện nay của
nước ta.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể đáp ứng mục đích và các nội dung nêu ra trong luận văn tác
giả sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết tổng hợp, phân tích, thống kê
đánh giá và kết hợp với công tác điều tra thực tế.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài sẽ góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu,
phân tích tai biến địa chất, trong xây dựng cơng trình ngầm thành phố. Kết
quả của đề tài sẽ góp phần hạn chế được các tai biến địa chất trong xây dựng
cơng trình ngầm thành phố.

 
 


4
 

7. Cấu trúc của luận văn
Các kết quả nghiên cứu, trong khuôn khổ thực hiện đề tài luận văn thạc
sỹ kỹ thuật tại bộ mơn Xây dựng cơng trình ngầm và mỏ, khoa Xây dựng,
trường đại học Mỏ - Địa chất. Luận văn được trình bày trên khổ giấy A4, gồm
có phần mở đầu, 03 chương và phần kết luận, kiến nghị, trong 97 trang giải
trình.
Lời cám ơn
Sau thời gian theo học chương trình “Cao học” tại bộ mơn Xây dựng
cơng trình ngầm và mỏ, Khoa Xây dựng, trường đại học Mỏ - Địa chất tôi

được nhận đề tài “Nghiên cứu các dạng tai biến địa chất trong xây dựng cơng
trình ngầm thành phố và các giải pháp phịng tránh” cho luận văn Thạc sỹ.
Trong quá trình học tập và làm luận văn, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ
của các thầy cô trong bộ môn, trong khoa và Nhà trường, cũng như sự giúp đỡ,
tạo điều kiện của Công ty đào tạo, phát triển nguồn nhân lực sáu. Nhân đây cho
phép tơi bày tỏ lịng biết ơn và sâu sắc đến sự giúp đỡ, dạy dỗ q báu đó.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Quang Phích,
người đã dành nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tác giả trong suốt thời
gian thực hiện bản luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới lãnh đạo và các bạn
đồng nghiệp của cơ quan, đã động viên và tạo điều kiện trong q trình học
tập của tơi.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

 
 


5
 

CHƯƠNG 1
CÁC TAI BIẾN VÀ SỰ CỐ TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG
CƠNG TRÌNH NGẦM TRONG CÁC THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM
1.1. Về khái niệm tai biến địa chất và sự cố trong thi cơng Cơng trình ngầm
Tai biến địa chất là hậu quả tất yếu do môi trường địa chất bị biến đổi
bởi tác động của các yếu tố tự nhiên hoặc nhân tạo. Chúng thể hiện cụ thể
bằng những hiện tượng địa chất hoặc địa chất cơng trình, như hiện tượng trượt
lở, xâm thực bờ sông, bờ biển, biến dạng nền móng cơng trình v.v.... Mức độ
hoặc cường độ thể hiện của những hiện tượng này phụ thuộc vào những đặc

điểm địa mạo, địa chất thủy văn, tính chất cơ lý, hóa lý và những tính chất đặc
biệt đặc trưng của loại đất - đá có mặt trong mơi trường địa chất.
Cơng trình xây dựng bao giờ cũng trực tiếp tác dụng lên môi trường đất
- đá, một thành tố cốt lõi của môi trường địa chất. Tác dụng trực tiếp của cơng
trình xây dựng làm cho mơi trường đất - đá bị biến đổi, biến đổi về độ ẩm và
nhiệt độ, về điều kiện tiếp xúc với khí quyển, về trạng thái ứng suất tự nhiên,
về thành phần khống vật, đặc điểm cấu trúc, tính chất cơ lý và hóa học v.v...,
từ đó phát sinh các hiện tượng địa chất, biểu hiện cụ thể của tai biến địa chất.
Chính các hiện tượng tai biến địa chất hoặc tai biến địa chất này gây ra biến
dạng địa hình mặt đất, biến dạng nền móng cơng trình.
Smit (1996) định nghĩa: “risk là sự phơi bày các giá trị (tài sản, tính
mạng) của con người trước tai biến và thường coi là tổ hợp giữa xác suất (xảy
ra sự cố) và mất mát” và “Do đó, chúng ta có thể xác định tai biến (hazard) là
nguyên, là sự đe dọa tiềm tàng đến tính mạng và tài sản của con người, còn
rủi ro (risk) là hậu quả của dự báo về các thiệt hại một khi sự cố xảy ra do một
quá trình tai biến nào đấy.
Các thành phố lớn ở nước ta đều phân bố trên các đồng bằng ven sơng,
ven biển và có điều kiện đất nền bất đồng nhất cả theo diện và theo chiều sâu,
 
 


6
 

phân lớp mỏng phức tạp và nhiều đất yếu, nước dưới đất khá phong phú và
phân bố nông, đồng thời các điều kiện này lại biến động, khó đánh giá, điều
tra được ngay từ ban đầu. Những điều kiện địa chất không lường trước được,
những điều kiện địa chất biến động luôn là các ẩn họa gây nên tai biến địa
chất hay sự cố trong xây dựng cơng trình ngầm, cũng như cho nhiều lĩnh vực

kinh tế khác.
Thi công xây dựng cơng trình ngầm (CTN) sẽ dẫn đến biến đổi trạng
thái vật chất, vật lý và đặc biệt là trạng thái cơ học của khối đất đá. Đây là quá
trình biến đổi phức tạp mà đến nay con người không hiểu biết định lượng
chính xác. Cũng vì vậy các cơng tác nghiên cứu thường tập trung vào vấn đề
tương tác giữa công tác thi công và sự bến đổi trạng thái của khối đất đá vùng
lân cận, nhằm lựa chọn các giải pháp thi công, chống giữ... hợp lý, hạn chế
hoặc tránh để xảy ra các sự cố sập lở, sụt lún đến mặt đất, dịch chuyển lớn
trong khối đất đá và đến mặt đất... vừa có thể gây mất an tồn trong thi cơng,
phá hủy cơng trình đang xây dựng và các cơng trình kiến trúc hiện hữu.
Nói chung, các sự cố thường hay xảy ra trong những điều kiện địa chất
nhất định kết hợp với tác động không chính xác, khơng hợp lý của con người
(ở đây loại trừ những sự cố do hành vi vô thức về kỹ thuật của con người gây
ra). Các điều kiện địa chất đó được coi là tai biến địa chất, hiểu một cách đơn
giản như đã được nêu trong mục mở đầu với các định nghĩa của các tác giả
khác nhau. Hay nói cách khác, liên quan riêng với xây dựng cơng trình ngầm:
tai biến địa chất là những điều kiện địa chất tiềm ẩn trong lịng trái đất có thể
dẫn đến các sự cố trong xây dựng cơng trình ngầm.
Thực chất phân tích ổn định khối đất đá khi xây dựng cơng trình ngầm,
với các điều kiện địa chất, địa cơ học đặc trưng cũng chính là bài tốn phân
tích, dự báo tai biến địa chất. Đương nhiên có những điều kiện địa chất khơng
hoặc khó dẫn đến các sự cố trong thi cơng, nhưng cũng có nhiều điều kiện địa
chất mà chỉ cần thiếu chú ý nhỏ cũng có thể dẫn đến sự cố.
 
 


7
 


Trong những năm gần đây, kỹ thuật công nghệ trong xây dựng CTN
trên thế giới đã có những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt khi thi công CTN qua các
vùng đất mềm yếu trong khu vực thành phố có nguy cơ tai biến cao. Rất nhiều
CTN trên thế giới đã được thi cơng xây dựng thành cơng, an tồn và hiệu quả
qua vùng đất yếu. Tuy nhiên cũng đã có khơng ít các sự cố xảy ra trong q
trình thi công và hậu quả để lại cũng rất lớn. Dễ thấy nhất là chi phí để khắc
phục các sự cố hay rủi ro là rất lớn. Tại eo biển Măng-sơ (Manchester) thi
công bằng máy khiên đào (SM-Shield Machine), chống giữ bằng vỏ tubing bê
tông cốt thép lắp ghép, vượt tới hàng chục lần so với đơn giá dự toán ban đầu
cho 1m đường hầm.
Thơng thường, chi phí để khắc phục tai biến kỹ thuật (thay thế kết cấu
bị phá hủy) không nhỏ hơn 2 lần so với đơn giá dự tốn ban đầu [10]
Chính vì hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do các tai biến địa chất trong
thi công xây dựng CTN gây ra, nên phòng ngừa tai biến địa chất xảy ra trong
q trình thi cơng CTN là hết sức cần thiết. Tai biến địa chất luôn gắn liền với
cơng tác thi cơng và là điều khó có thể tránh khỏi. Kết quả nghiên cứu khoa
học, cải tiến khoa học kỹ thuật có thể làm tăng sự hiểu biết chung, giúp lý giải
được tai biến địa chất và cho phép tìm được các giải pháp phịng ngừa nhất
định. Tuy nhiên, vì khối đất đá là vật thể địa chất phức tạp, do vậy đến nay
kinh nghiệm tích lũy được, các kinh nghiệm và bài học từ những sự cố hay rủi
ro địa chất, những thất bại của chính mình và của đồng nghiệp.
Tổng hợp và phân tích các sự cố đã và đang xảy ra trong thi công xây
dựng cơng trình ngầm vì vậy là một phương pháp để có được nhận định hay
nhận biết về các điều kiện địa chất có thể dẫn đến sự cố, hay tai biến địa
chất, mặc dù yếu tố tác động dẫn đến sự cố có thể mang tính kỹ thuật,
thường được khẳng định, sau khi sự cố đã xảy ra. Ở đây loại trừ các sự cố
thuần túy mang tính kỹ thuật.
 
 



8
 

Trong chương này tác giả trình bày một số những sự cố điển hình đã
xảy ra ở các thành phố của Việt Nam mà cụ thể là các cơng trình ngầm tại thủ
đơ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sơ bộ phân tích tìm ra các ngun
nhân, cũng như các tai biến địa chất.
1.2. Tổng hợp các tai biến địa chất trong thi cơng cơng trình ngầm thành
phố ở Việt Nam
1.2.1. Tai biến trong thi công xây dựng hầm chui Văn Thánh tại thành phố
Hồ Chí Minh (Tp.HCM)

Hầm chui Văn Thánh 2 là một hạng mục của dự án do Công ty Sản
xuất kinh doanh thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Thanh niên xung phong
Tp.HCM làm chủ đầu tư. Năm 1997 Công ty Tư vấn Thiết kế Giao thơng vận
tải phía Nam là đơn vị thiết kế, cịn đơn vị thi cơng là Tổng cơng ty Xây dựng
công Giao thông 6. Phân viện Giao thông vận tải phía Nam được thuê thẩm
định hồ sơ thiết kế kỹ thuật và giám sát thi công.
Đơn vị Tư vấn Thiết kế là Công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông vận tải
phía Nam đã cử ơng Trần Thanh Minh và Lê thanh Liêm là những người chịu
trách nhiệm về thiết kế. Ơng Đỗ Văn Hùng (Sở giao thơng cơng chánh
Tp.HCM là người chịu trách nhiệm phê duyệt dự án. Ông Trần Thanh Hương
(Phân viện thiết kế Giao thông vận tải phía Nam) chịu trách nhiệm Giám sát
cơng trình. Ơng Hồng Trung Tiến và Dương Quang Vinh, Trịnh Tuấn Thanh
(Tổng công ty xây dựng cơng trình Giao thơng 6) là những người chịu tránh
nhiệm thi cơng cơng trình. Cơng trình bao gồm: Cầu Văn Thánh 2, hầm chui,
đường vào cầu Nguyễn Hữu Cảnh nằm tại quận Bình Thạnh thành phố Hồ
Chí Minh.
Tổng cơng ty xây dựng cơng trình Giao thơng 6 đã thi công hầm chui

cầu Văn Thánh 2 với tổng kinh phí hơn 3,98 tỷ đồng. Sau khi đưa vào sử
dụng (cuối năm 2001) cơng trình này liên tục bị hư hỏng và đã bộc lộ nhiều
sai phạm trong thiết kế cũng như thi công và giám sát.
 
 


9
 

Trong lúc thi công xây dựng hầm chui cầu Văn Thánh 2, Dương Quang
Vinh (đội trưởng đội thi công số 3 Công ty khai thác đá 621 Tổng công ty xây
dựng cơng trình Giao thơng 6) đã bớt xén cừ tràm, thép của cơng trình để
chiếm đoạt hơn 70 triệu đồng. Dương Quang Vinh đã mua cừ tràm, đất gia
tải, bấc thấm... và nhờ Quách Vạn Đức (giám đốc Công ty TNHH Xây dựng
Thương mại 41) cung cấp hóa đơn khống, để hưởng hoa hồng 3 ÷ 5% giá trị
lơ hàng.
Trong q trình thi cơng vào ngày 05/3/2005 lỗ hổng dưới sàn giảm tải
cầu Văn Thánh lại xuất hiện, đường Nguyễn Hữu Cảnh tiếp tục lún với tốc đô
từ 1,2 ÷ 2 cm một tháng. Nhà thầu phải tiến hành bơm vữa xi măng để lấp đầy
các lỗ rỗng. Hơn 10 nhà dân quanh khu vực hầm chui cầu Văn Thánh 2 đã bị
lún và nứt tường. Có những trường hợp vết nứt chạy dài hơn 7 m, rộng 5 cm
tại phòng ngủ, phòng khách và đe dọa làm sập nhà. Ngày 29/4/2005 sau một
ngày mở cửa để tiếp đoàn thanh tra Bộ GTVT thì hầm chui Cầu Văn Thánh
vẫn tiếp tục bị bít kín bằng lưới B40.
Nhiều đồn kiểm tra đã đổ lỗi cho điều kiện địa chất, đất yếu, u cầu
đưa cơng trình vào sử dụng sớm và qui cho rủi do nghề nghiệp. Người dân thì
bức xúc về những tai biến liên tục xảy ra với cầu Văn Thánh 2, và hầm chui
cầu Văn Thánh đặc biệt là những ngôi nhà ở sát ngay cầu. Nhiều “Bác sĩ” –
“nhà Tư vấn” đã phát biểu về nguyên nhân gây lún và đề xuất phương án sử

lý một cách toàn diện từ năm 2002, song chưa được xem xét. Các nhà quản lý
và một số chuyên gia đã đưa ra giải pháp chờ lún và đắp bù lún.
Ngày 27/10/2005 sau khi tai biến xảy ra, Bộ trưởng Đào Đình Bình Bộ
trưởng Bộ Giao thơng vận tải, Sở Giao thơng vận tải Tp. HCM, Tư vấn Thiết
kế, Tư vấn Giám sát và Nhà thầu thi công đã phải họp để giải quyết tai biến
tại hầm chui cầu Văn Thánh. Sau khi cào bóc lớp bê tơng ở đầu cầu mố phía
 
 


13
 

được chỉ định chiều dài trong thiết kế nên đơn vị thi công (tức chủ đầu tư) chỉ
đặt đến đáy tầng hầm, tức là 22 m và chất lương củ bê tơng trong q trình thi
cơng thì khơng được kiểm sốt do khơng có Tư vấn giám sát chun nghiệp
để theo dõi trong q trình thi cơng . Ở đây tơi muốn nói tới chất lượng của bê
tơng khơng đảm bảo do q trình thi cơng là vì bê tơng tường vây từ mác 400
nhưng khi thi công xong chỉ đạt mác 220 theo báo cáo của đơn vị tư vấn kiểm
định cơng trình, do đó mà đã xảy ra sự cố thủng tường vây.
* Điều kiện địa chất tại khu vực.
Theo các tài liệu khảo sát về địa chất địa tầng khu vực từ trên xuống
như sau:
- Lớp 1: Đất san lấp có chiều dày 1 m;
- Lớp 2: Sét pha, xám nhạt nâu vàng, trạng thái dẻo mềm, bề dày lớp 4,2 m;
- Lớp 3: Sét pha sạn, xám trắng, xám vàng, xám xanh, trạng thái dẻo
cứng, chiều dày lớp 4,1 m;
- Lớp 4: Cát hạt nhỏ đến hạt trung, nâu nhạt, nâu vàng, xám trắng, nâu
đỏ, trạng thái chặt vừa đến chặt, chiều dày lớp đến 29 m;
- Lớp 5: Sét nâu đỏ, vàng nhạt, trạng thái cứng đều đến rất cứng, chiều

dày 15,1 m;
- Lớp 6: Sét pha màu vàng, xám xanh, xám trắng, trạng thái nửa cứng,
chiều dày lớp 2,3 m;
- Lớp 7: Cát hạt trung, nâu vàng, xám xanh, trạng thái chặt đến rất
chặt, chiều dày 80,45 m.
Mực nước ngầm trong khu vực là - 9 m từ cốt cao trình mặt đất tự
nhiên, tương đối ổn định. Chân của tường vây vừa vào mái lớp sét (số 6) còn
mũi của cọc barret vào mái của lớp cát pha (số 7). Các chỉ tiêu cơ lý của các
lớp đất được trình bày dưới bảng 1-1.

 
 


14
 

Bảng 1-1. Chỉ tiếu cơ lý của các lớp đất dưới nền cơng trình Pacific [5]
Lớp đất
Chỉ tiêu

1

2

3

4

5a


5

6

7

8

Hạt sỏi %

-

-

29,0

-

10,1

9,1

-

-

4,3

Hạt cát %


55,7

56,9

32,0

57,2

44,4

80

45,2

61,0

84,3

Hạt bụi %

25,0

19,1

17,0

20,6

27,5


5,8

22,7

16,2

6,2

Hạt sét %

19,3

24,0

22,0

22,2

18,0

5,1

32,1

22,8

5,2

21,2 18,19 18,65 14,67 17,55


17,8

17,26

17,03

Độ ẩm tự nhiên W %

18,59

Dung trọng tư nhiên

1,96

1,99

2,01

2,03

1,93

2,02

2,06

2,04

2,01


1,65

1,64

1,7

1,71

1,68

1,72

1,75

1,74

1,72

1,04

1,03

1,09

1,08

1,06

1,08


1,11

1,1

1,08

Tỷ trọng Δ,

2,7

2,71

2,77

2,71

2,7

2,67

2,72

2,71

2,67

Độ ẩm bão hòa G %

79


88

80

86

65

85

87

84

82

Độ rỗng n %

39

39

39

37

38

36


36

36

36

0,636 0,652 0,626 0,585 0,607 0,553

0,556

0,557

0,553

γw, T/m3
Dung trọng khô
γκ, T/m3
Dung trọng đẩy nổi
γđn T/m3

Hệ số rỗng ε0
Giới hạn chảy WL %

23,7

30,7

30,7


27,3

22

-

38,7

31,9

-

Giới hạn dẻo WP %

12,8

16,0

15,7

14,6

11,8

-

19,8

17,1


-

Chỉ số dẻo, Id

11,0

14,7

15

12,7

10,2

-

18,8

14,7

-

Độ sệt, B

0,53

0,35

0,17


0,32

0,28

-

-0,11

0,01

-

0
0
0
0
0
0
Góc ma sát trong, ϕ0 11 38’ 12 05’ 13 17’ 13 04’ 15 13’ 24 28’

16035’

15045’

26004’

0,38

0,307


0,055

Lự dính C, daN/cm2
SPT

0,132

0,242

0,253

0,244

7-9 16-20 11-14 10-12

0,187

0,055

22 12-31 46->50 35->50 29->50

 
 


15
 

Hình 1-5. Mặt cắt địa chất cơng trình Pacific [5]


* Diễn biến sự cố
Các tầng hầm được thi công theo công nghệ top- down, từ tháng 5/2007
khi thi công đào tới tầng hầm thứ 5 vào ngày 27 tháng 7 năm 2007 thì phát hiện
một lỗ thủng lớn ở tường tầng hầm có kích thước 0,2x0,7 m, dịng nước rất
mạnh kéo theo nhiều đất cát chảy từ ngoài vào qua lỗ thủng của tường tầng
hầm. Công nhân đã dùng hết cách để cứu chữa nhưng không thể bịt được lỗ
thủng. Nước kéo theo đất cát chảy ào ào vào tầng hầm, cơng nhân phải thốt ra
khỏi tầng hầm để tránh tai nạn có thể xảy ra. Việc đất cát chảy này đã làm trụ
 
 


18
 

tâm thành phố; Cơng trình có diện tích mặt bằng 10x40 m và được thiết kế 2
tầng hầm. Tháng 11 năm 2007, Trong khi đào móng phục vụ cho cơng tác thi
cơng tầng hầm thì nước ngầm ở đáy hố móng phun lên rất mạnh đồng thời
làm phồng đáy hố móng và làm xê dịch tường cừ bằng cọc lásen khoảng 8 m.
Đất nền bị sụt lún làm nứt đường hẻm vùng lân cận và làm nghiêng tường
ngăn. Do đó buộc phải ngừng thi công và dùng biện pháp khoan giếng bơm
nước hạ mực nước ngầm.
Như vậy ở đây lại xảy ra trường hợp dùng tường bằng cọc ván thép
không được hợp lý. Chân tường cừ chỉ đặt ở lớp cát pha bão hịa nước nên khi
thi cơng có chênh áp lực do bơm hút nước trong hố đào thi nước phun lên rất
mạnh đã kéo theo đất cát và gây lên sự lún sụt.
1.2.5 Tai biến trong thi công xây dựng tầng hầm tại cơng trình Lim Tower (911 Tơn Đức Thắng quận -Tp. Hồ Chí Minh

Cơng trình Lim Tower được tọa lạc tại số 9-11 Tôn Đức Thắng - quận
1, Tp.HCM. Sự việc xảy ra vào khoảng 14 giờ ngày 8-5. Sau sự cố nước tràn

ra do vách bức tường vây quanh cơng trình bị vỡ thì căn nhà 28/1 bất ngờ bị
ngã, đổ sập ra sau. Nhiều căn nhà lân cận và tiếp giáp với cơng trình cũng bị
ảnh hưởng nghiêm trọng, có nhà bị nứt nghiêng, có nhà nằm trên vùng đất đã
bị bọng dưới nền…. Do tồn khu vực có nguy cơ sụp đổ nhà hàng loạt nên
người dân sống tại đây được lệnh sơ tán để tránh bị thiệt hại về nhân mạng.
Việc di chuyển bất đắc dĩ này đã làm bà con bị ảnh hưởng về thu nhập, sinh
hoạt. Nguyên nhân ở đây lại là do tác đông của nước ngầm qua lỗ thủng của
tường vây gây ra mà đơn vị thi công đã không hề lường trước được.
1.2.6. Tai biến trong thi cơng xây dựng tầng hầm tại cơng trình M&C - Tp. Hồ
Chí Minh

Cơng trình M&C tọa lạc tại số 34 đường Tơn Đức Thắng – phường
Nguyễn Thái Bình - quận 1- Tp.HCM. Khoảng 22h20’đêm 31/1/2009, sự cố
 
 


20
 

hàng Đơng Á. Dự án được thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC (chìa khóa
trao tay) do nhà thầu xây dựng lớn nhất châu Âu là Bouygues Batiment
International thực hiện, với tổng mức đầu tư là 256 triệu USD. Dự án này
gồm 3 khối nhà: Khối trung tâm thương mại dịch vụ cao 6 tầng, có diện tích
23.000 m2; khối văn phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế cao 34 tầng, có diện tích
49.000 m2; khối căn hộ gồm 133 căn hộ cao cấp, cùng các dịch vụ tiện nghi
hiện đại khác.
Thơng tin từ Sở Cảnh sát phịng cháy chữa cháy, ngơi nhà 1 trệt 1 lầu,
có diện tích 48 m2, tại số 3, đường Hàm Nghi bị sụp đổ hoàn toàn, kéo sụp
theo một nửa căn nhà số 5 đường Hàm Nghi, diện tích khoảng 160 m2, nằm

kề căn nhà số 3 và làm vỡ đường ống cấp nước cho khu vực dân cư. Sau khi
nghe tiếng sập đổ, người dân ở các ngôi nhà lân cận đã kịp thời chạy ra ngồi
thốt thân nên khơng có thiệt hại về người.
Nguyên nhân ban đầu của sự cố được xác định là do việc thi cơng tầng
hầm cơng trình Cao ốc Sài Gòn M&C gây sụt lún đất làm ảnh hưởng đến kiến
trúc xây dựng của các ngôi nhà lân cận. Sáng 1/2/2010, UBND phường
Nguyễn Thái Bình đã tiến hành lập biên bản vi phạm đối với chủ đầu tư về
hành vi “tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình vi phạm cơng tác quản lý chất
lượng cơng trình gây sụt đất nền móng cơng trình lân cận”.
Đến chiều 1/2/2010, những người dân bị ảnh hưởng do sự cố vẫn tập
trung tại đường Hàm Nghi, cạnh hiện trường sụt đất, để chờ lấy vật dụng sinh
hoạt vì tồn bộ dãy nhà đã bị niêm phong. Ghi nhận của phóng viên tại hiện
trường cho thấy, dãy nhà bị sập được xây dựng từ thời Pháp, với kiến trúc một
trệt một lầu. Trước đó, khi thấy tường của các ngơi nhà từ số 3 đến số 21 bị
nứt, cịn nền nhà có dấu hiệu lún, người dân đã thông báo cho đơn vị thi công.
Trong khi chủ đầu tư và các hộ dân chưa thống nhất về phương án di dời thì
xảy ra sự cố.
 
 


22
 

Theo Sở Xây dựng, nguyên nhân sự cố “bước đầu ghi nhận do có lỗ
hổng của tường vây thi cơng tại các thời điểm khác nhau, độ sâu khác nhau tại
vị trí tầng hầm thứ 3 (sâu 9,7 m) giáp các nhà trên, làm cho nước ngầm cùng
bùn đất chảy vào tầng hầm cơng trình, gây sụt lún nền móng, làm sập đổ nhà
cũng như sạt lở lòng lề đường”.
Sau sự cố một ngày, ba chuyên gia cao cấp từ Pháp đã sang Việt Nam

để trực tiếp xem xét và xử lý vấn đề. Do khu đất xây dựng cao ốc nằm gần
ngã ba sông, địa chất thủy văn phức tạp, ảnh hưởng triều cường dâng cao nên
dễ tạo hiện tượng trơi bùn đất gây sụt lún (!).
Cịn theo ơng Nguyễn Văn Hiệp - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Hồ
Chí Minh, phía Sở đã có văn bản khẩn báo cáo với Bộ Xây dựng và UBND
TP về sự cố tại khu vực cơng trình Tháp Sài Gịn M&C.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, sự cố xảy ra làm sụp một phần lịng, lề
đường Hàm Nghi, diện tích khoảng 6x7 m, sâu 4 m làm vỡ đường ống cấp
nước khu vực, sập các nhà số 3, 5 Hàm Nghi, ảnh hưởng một số nhà khác.
Nguyên nhân ban đầu sau khi kiểm tra được xác định: Một lỗ hổng phía
dưới tầng hầm thứ 3 của cơng trình đã làm cho nước ngầm cùng bùn đất chảy
vào tầng hầm công trình gây ra sụt lún nền móng dẫn đến sập đổ các cơng
trình bên trên. Hiện tại, lỗ hổng tại tường vây nước đã khơng cịn chảy ra. Các
cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành theo dõi và điều tra nguyên nhân.
1.2.7 Tai biến trong thi công xây dựng Sập nhà 4 tầng tại 792 Nguyễn Kiệm
quận Gò Vấp - Tp. Hồ Chí Minh

17 h chiều nay (26/7/2007), một căn nhà quy mô 1 trệt, 4 tầng lầu cách
đường 10 m vừa đổ sập gây chấn động lớn cả khu vực phường 3, Q.Gị Vấp.
Căn nhà đồ sộ nói trên có diện tích sàn khoảng 150 m2, tại địa chỉ 792 B
Nguyễn Kiệm đổ sập xuống trong sự kinh hãi tột cùng của người dân sống
xung quanh.
Ơng Lê Hồng Hà, Trưởng phịng quản lý đơ thị quận Gị Vấp cho biết căn
nhà sập này do ông Trần Xuân Bài làm chủ. Ơng Bài có ba thửa đất nằm liền kề
nhau lần lượt mang số 792A, 792B, 792C Nguyễn Kiệm, quận gò vấp, TP.HCM.
 
 


24

 

đào hố móng bên cạnh nhà 792B làm cho kết cấu của căn nhà này khơng cịn
tính ổn định nên sau khi gặp nhiều trận mưa lớn đã khiến cho căn nhà đổ sập.
Ông Võ Đại Thắng cho biết, ngày (27/7), các cơ quan chức năng sẽ họp để
xem xét trách nhiệm của chủ đầu tư vì đã để xảy ra sập nhà trong khi chưa
được cơ quan hữu quan cấp giấy phép xây dựng.
1.2.8 Tai biến trong thi công xây dựng Tòa nhà Văn phòng trên đường Hà Nội
– Hà Đông

Đây là ngôi nhà theo thiết kế là 15 tầng, có 2 tầng hầm. Để bảo vệ
thành hố đào sâu khoảng 10 m, người ta làm tường cừ bằng cọc lásen sâu
khoảng 16 m với hệ thanh chống bằng thép hình để ổn định thành hố đào.
Trong quá trình thi công ép cọc lá sen và bơm hút nước trong hố móng
đã làm cho nền đất dưới móng nơng của một số nhà ở 4 tầng gần đó bị lún
không đều và gây nứt tường nhà, phải ngừng thi cơng để xử lí.
Ngun nhân có thể là chân của tường cừ chưa đặt được vào tầng đất
sét dẻo cứng cách nước mà đặt vào tầng cát pha chứa nước, bão hịa nước.
Trong khi đó, thì mực nước dưới đất ngồi hố móng chỉ cách mặt đất khoảng
1 m. Như vậy khi bơm hút nước trong hố móng, đã hạ mức nước chênh lệch
gần một chục mét làm cho áp lực nước lỗ rỗng trong đất thay đổi và làm cho
nền đất dưới móng bị lún. Ở đây cần nói thêm rằng, tường vây bằng cọc lá sen
cũ khơng kín nước. Như vậy nước ở trong và ngoài hố đào thông với nhau
qua chân tường vây và thấm qua bản thân tường vây.
Như vậy, tuy chưa có sự cố lớn, nhưng cũng là bài học kinh nghiệm khi
sử dụng cọc lá sen và bơm hạ mực nước dưới đất.
1.2.9 Tai biến trong thi cơng xây dựng Tịa Văn phịng ở quận Hai Bà Trưng
– Hà Nội [9]

Cơng trình (Xây Chen) có diện tích mặt bằng 7,15 m x 22,90 m, cao 8

tầng, có 1 tầng hầm, mặt tiền ở mặt phố, xây ngay sát ngơi nhà cũ 4 tầng, có
kết cấu khung, móng băng với cốt đáy móng khoảng -1,2 m. Để làm móng

 
 


25
 

cọc ép và tầng hầm cho ngôi nhà mới, người ta đã dùng cọc ván thép U200
dài 6 m ép thành tường cừ xung quanh chu vi móng và tầng hầm.
Trong khi ép cọc chỉ cách tường nhà cũ 0,5 m, đã thấy có tác động ảnh
hưởng đến móng và độ ổn định của cơng trình cũ liền kề. Sau khi thi cơng
xong tường vây hố móng, người ta đào hố, hút nước để thi công đài cọc và
tầng hầm.
Theo số liệu quan trắc lún từ 22/10/2007 đến ngày 28/02/2008 thì độ
lún của nhà cũ về phía hố đào (để xây tầng hầm của nhà mới) đạt tới 5 cm
làm cho ngôi nhà lún nghiêng, tách hẳn khỏi nhà liền kề có sẵn ở trên mái 15
cm. Do đó cơng trình mới chưa làm xong móng và tầng hầm, đã phải ngừng
thi cơng cho đến nay để tìm giải pháp xử lí.
Nguyên nhân của sự cố này là do thi công ép cọc ván thép làm tường
cừ đã chấn động đến nền và móng cũ, mặt khác khi bơm hút nước trong hố
đào đã làm cho nền đất của móng cũ lún thêm. Độ lún của nhà không đều làm
cho nó nghiêng về phía hố đào của cơng trình đang xây dựng tầng hầm.
Nhận xét và kết luận
Xây dựng công trình ngầm trong thành phố đang phát triển mạnh trong
xu thế cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng xây dựng cơng trình
ngầm cũng là lĩnh vực phải đối mặt với những rủi ro, tai biết địa chất, tiềm ẩn
trong lịng vỏ trái đất, rất khó điều tra, khảo sát chính xác, nhất là trong khu

vực thành phố. Một số ví dụ đã tổng hợp cho thấy các sự số hay tai biến đã
xảy ra rất đa dạng từ xây dựng cơng trình ngầm thành phố ở nước ta, mặc dù
chúng ta chưa xây dựng các cơng trình ngầm có quy mơ lớn. Vì vậy cần thiết
phải nghiên cứu các vấn đề liên quan thật thận trọng, tăng cường học hỏi các
kinh nghiệm, các bài học từ thực tế trên thế giới, để có thể dự báo, hạn chế
các sự cố hay tai biến xảy ra do những thông tin không đầy đủ về điều kiện
địa chất, cũng như do điều kiện địa chất biến động, mà con người, nếu chỉ qua
công tác thăm do, điều tra ban đầu, không thể lường trước được.
 
 


26
 

Bảng 1-2. Bảng tổng hợp các tại biến địa chất cơng cơng trình nghiên cứu
TT

Sự cố/tai biến

Hầm chui Văn
Thánh tại thành
phố Hồ Chí Minh

1

Cao ốc Pacific tại
TP. Hồ Chí Minh

2


Thời điểm
xảy ra

Diễn biến của sự cố

Mức độ thiệt hại

Nguyên nhân

2005

Trong q trình thi cơng vào ngày 05/3/2005
lỗ hổng dưới sàn giảm tải cầu Văn Thánh lại
xuất hiện, đường Nguyễn Hữu Cảnh tiếp tục
lún với tốc đơ từ 1,2÷2 cm
Hơn 10 nhà dân quanh khu vực hầm chui cầu
Văn Thánh 2 đã bị lún và nứt tường. Có
những trường hợp vết nứt chạy dài hơn 7 m,
rộng 5 cm tại phòng ngủ, phịng khách và đe
dọa làm sập nhà.

Tồn bộ đường 2 đầu cầu bị
lún sụt gây thiết hại lớn.
Các nhà dân vùng lân cận
cũng bị lún nứt rất nghiêm
trọng.

Do công tác khảo sát
và thiếu sót nhiều

Do các đối tượng thi
cơng và giám sát
thông đồng tham
nhũng.

Vào ngày 27 tháng 7 năm 2007 thì phát hiện
một lỗ thủng lớn ở tường tầng hầm có kích
thước 0,2x0,7 m, dịng nước rất mạnh kéo
theo nhiều đất cát chảy từ ngoài vào qua lỗ
thủng của tường tầng hầm.
27/7/2007
Nước kéo theo đất cát chảy ào ào vào
tầng hầm, cơng nhân phải thốt ra khỏi tầng
hầm để tránh tai nạn có thể xảy ra. Việc đất
cát chảy này đã làm trụ sở của Viện Khoa
học Xã hội vùng Nam bộ gồm 1 trệt và 2 lầu
ngay bên cạnh bất ngờ đổ sập.

Viện Khoa học Xã hội vùng
Nam bộ gồm 1 trệt và 2 lầu
ngay bên cạnh bất ngờ đổ
sập
Ngồi ra Sở ngoại vụ
và tịa nhà Cao ốc Yoco
ngay bên cạnh cũng bị lún
sụt, ngoài ra các tuyến
đường xung quanh tòa Cao
ốc Pacific cũng bị lún theo.

Tài liệu tham

khảo [12]

Việt Báo, báo
người
lao
động, Tuổi trẻ
...

Báo Tuổi trẻ
29.8.2010, tài
liệu
tham
khảo tại Công
ty TNHH bia
Địa chất, giải pháp kỹ Pacific
thuật chưa đủ đảm
bảo ổn định

 
 


×