Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu khảo sát và đánh giá dây chuyền tuyển than trong môi trường huyền phù công ty cổ phần than đèo nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.51 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

VŨ THỊ HỒNG CẨM

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DÂY CHUYỀN
TUYỂN THAN TRONG MÔI TRƯỜNG HUYỀN PHÙ
CÔNG TY CỔ PHẦN THAN ĐÈO NAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

VŨ THỊ HỒNG CẨM

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DÂY CHUYỀN
TUYỂN THAN TRONG MÔI TRƯỜNG HUYỀN PHÙ
CÔNG TY CỔ PHẦN THAN ĐÈO NAI

Ngành: Kỹ thuật Tuyển khoáng
Mã số: 60.52.0607

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học
TS. Phạm Hữu Giang


HÀ NỘI - NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được cá nhân
hoặc tổ chức nào cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào. Các số liệu, kết quả trong luận
văn là trung thực và được tác giả trực tiếp làm tại Công ty Cổ phần than Đèo Nai,
phịng thí nghiệm bộ mơn Tuyển khoáng trường Đại học Mỏ - Địa Chất Hà Nội và
Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hồng Cẩm


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dây chuyền cơng nghệ tuyển than huyền phù – Công ty than Đèo Nai –
Vinacomin được đưa vào hoạt động từ năm 2010. Đây là dây chuyền tuyển than cấp
hạt lớn trong môi trường huyền phù manhetit được Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ
thiết kế, xây dựng. Từ ngày dây chuyền đi vào hoạt động đến nay, chưa có một nghiên
cứu khoa học nào khảo sát, đánh giá về mặt kỹ thuật cho toàn bộ dây chuyền. Do vậy
việc đánh giá dây chuyền tuyển than tại Công ty than Đèo Nai nhằm mục đích kiểm tra
lại hiệu quả làm việc của thiết bị tuyển huyền phù, cũng như của toàn bộ dây chuyền.
Từ đó đề ra hướng khắc phục đồng thời đưa ra phương án có nên ứng dụng rộng rãi
phương pháp này trong các xưởng tuyển đặt tại các mỏ để tuyển than có chất lượng
xấu nhằm tận thu tài nguyên, phát triển bền vững công nghiệp than hay không? Do vậy
đề tài: “Nghiên cứu khảo sát và đánh giá dây chuyền tuyển than trong môi trường
huyền phù – Công ty Cổ phần than Đèo Nai - Vinacomin” là cần thiết.


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Than cấp vào dây chuyền tuyển huyền phù.
- Sản phẩm than sạch, đá thải của thiết bị tuyển huyền phù.
- Quặng tinh của máy tuyển từ tuyển chính, máy tuyển từ tuyển vét.
- Nước rửa các mẫu sản phẩm than sạch, đá thải của thiết bị tuyển huyền phù.
- Bùn thải của máy tuyển từ vét.

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định các chỉ tiêu công nghệ của các thiết bị tuyển, từ đó đánh giá hiệu quả
tuyển than của hệ thống tuyển huyền phù.
- Xác định mất mát chất nặng manhetit ở các khâu công nghệ trong dây chuyền.
- Đánh giá dây chuyền tuyển than đang hoạt động và đề ra các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả tuyển than và thu hồi chất nặng manhetit để giảm chi phí sản xuất,
giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường.


2

4. Nhiệm vụ của đề tài
- Khảo sát năng suất của các thiết bị công nghệ.
- Lấy mẫu và phân tích mẫu để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của các thiết bị công
nghệ.
- Dựa trên kết quả lấy mẫu và phân tích mẫu để đánh giá hiệu quả làm việc của
thiết bị tuyển huyền phù và các thiết bị thu hồi manhetit.

5. Nội dung nghiên cứu
- Lấy mẫu các sản phẩm trong dây chuyền cơng nghệ.
- Phân tích hóa, phân tích độ ẩm, phân tích chìm nổi, phân tích từ và một số chỉ
tiêu khác của than.
- Đánh giá kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp và đưa ra các giải pháp khắc

phục nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại.

6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực nghiệm: lấy mẫu, thí nghiệm, phân tích các chỉ tiêu chất lượng
than.
- Sử dụng phần mềm Excel để xác định các chỉ tiêu cơ bản khi đánh giá hiệu quả
làm việc của máy tuyển huyền phù.
- Phương pháp phân tích hệ thống, so sánh để đánh giá kết quả nghiên cứu.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Một số xưởng tuyển than ở Việt Nam đã và đang sử dụng máy tuyển huyền
phù manhetit để tuyển than don xô bã sàng. Đây là một trong những phương pháp tối
ưu nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu thụ của thị trường, tận thu tài
nguyên, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Để có thể nhân rộng mơ hình này ra các
mỏ khác hay khơng, cần phải có nghiên cứu đánh giá toàn bộ dây chuyền. Do vậy kết
quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn lớn.
- Dựa trên phương pháp đánh giá hiệu quả tuyển của ISO mới ban hành để đánh
giá máy tuyển huyền phù, nên luận văn có ý nghĩa khoa học.


3

- Kết quả nghiên cứu đã xác định được mất mát manhetit ở các khâu cơng nghệ,
từ đó đưa ra được các giải pháp khắc phục có ý ngĩa thực tế lớn, không những đem lại
hiệu quả kinh tế mà cịn giảm thiểu được ơ nhiễm mơi trường.

8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được trình bày trong 4 chương, 25 hình vẽ và 70 bảng biểu.
Luận văn được hồn thành dưới sự giúp đỡ và tạo điều kiện làm việc thuận lợi
của các Thầy Cô giáo trong bộ môn Tuyển khoáng Trường Đại học Mỏ - Địa chất, các

đồng nghiệp trong bộ mơn Tuyển khống Trường Đại học Cơng nghiệp Quảng Ninh.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cơ giáo trong Bộ mơn
Tuyển khống đã tận tình giúp đỡ tác giả về mặt khoa học, làm thí nghiệm trong suốt
thời gian làm Luận văn. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo
hướng dẫn T.S Phạm Hữu Giang là người đã chỉ bảo tận tình cho tác giả về mặt khoa
học trong Luận văn này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Công ty Cổ phần than Đèo Nai –
Vinacomin nơi đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong cơng tác lấy mẫu, thí nghiệm và
cung cấp các số liệu cần thiết cho nội dung của Luận văn.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ than ở Việt Nam
1.1.1. Tài nguyên và trữ lượng than
Than là nguồn tài ngun q giá, có vai trị to lớn trong các ngành công
nghiệp, chủ yếu là công nghiệp năng lượng, cơng nghiệp nặng, cơng nghiệp hố chất
và dân dụng v.v… Ở nước ta than phân bố trải khắp lãnh thổ từ Cao Bằng vào đến
Quảng Nam, song tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh và Thái Nguyên. Tiềm năng than ở
Việt Nam tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2011 cho ở bảng 1.1.
Tổng tài nguyên và trữ lượng than được xác định khoảng 48,7 tỷ tấn, trong đó:
+ Than đá: 48,4 tỷ tấn

+ Than bùn: 0,3 tỷ tấn

- Tài nguyên và trữ lượng than huy động vào quy hoạch là 7,2 tỷ tấn, trong đó:
+ Than đá: 7,0 tỷ tấn


+ Than bùn: 0,2 tỷ tấn

Bảng 1.1: Bảng tổng hợp tiềm năng tài nguyên và trữ lượng than
(Ban hành kèm theo quyết định số 60/QĐ – TTg
Ngày 09 tháng 01 năm 2012)
Đơn vị: 1.000 tấn
STT

Khu vực

Tổng số

I

Tổng tài nguyên và trữ lượng

1

Bể than Đông Bắc

2
3
4
5

Bể than đồng bằng
sông Hồng
Các mỏ than nội
địa
Các mỏ than địa

phương
Các mỏ than bùn
Tổng cộng

A+B

C1

1.643.965 1.957.288

338.952

39.351.616

0

524.871

181.189

77.044

79.605

18.201

6.339

37.434


0

10.238

8.240

18.956

331.790

0

128.827

106.611

96.352

48.728.952

415.996

1

Bể than Đông Bắc
sông Hồng

3.279.944

214.748


3.617.955

0

4.886.718

563.610 38.263.135

2.387.506 2.653.950 43.271.500

Tổng tài nguyên và trữ lượng huy động trong quy hoạch
Bể than đồng bằng

P

8.826.923

II

2

C2

889.243 1.151.161

1.024.842

286.507


3.204.488

126.960


5
STT
3
4
5

Khu vực

Tổng số

A+B

C1

C2

84.281

32.841

35.556

15.884

0


18.078

0

7.679

4.944

5.455

200.122

0

96.620

63.967

39.535

7.200.430

247.589

1.315.605 1.362.916

4.274.320

Các mỏ than nội

địa
Các mỏ than địa
phương
Các mỏ than bùn
Tổng cộng

P

1.1.2. Tình hình sản xuất than
Tập đồn Cơng nghiệp Than- Khống sản Việt Nam hiện nay có trên 30 công ty và
mỏ khai thác than, phân bố theo bốn khu vực như: Khu vực Mạo Khê - ng Bí Vàng Danh; Hịn Gai; Cẩm Phả và khu vực Nội Địa. Sản lượng than khai thác của Tập
đoàn TKV tập trung chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh, chiếm trên 90% sản lượng than
khai thác của Tập đoàn.
Tập đồn TKV có 9 mỏ than khai thác lộ thiên, trong đó có 5 mỏ lớn có cơng suất
thiết kế từ 1 đến trên 3 triệu tấn/năm, bao gồm: Cọc Sáu, Đèo Nai, Cao Sơn, Hà Tu,
Núi Béo (Quảng Ninh) và các mỏ cịn lại có cơng suất dưới 1 triệu tấn/năm, như:
Khánh Hoà, Núi Hồng (Thái Nguyên); Na Dương (Lạng Sơn) và Nông Sơn (Quảng
Nam, hiện nay đã chuyển về địa phương).
Các mỏ khai thác than hầm lị có trên 20 mỏ, trong đó chỉ có 8 mỏ huy động trữ
lượng lớn, khai thác với sản lượng từ 1 triệu tấn đến trên 2 triệu tấn/năm, các mỏ còn
lại có cơng suất dưới 1 triệu tấn/năm, các mỏ hầm lò được phân bổ ở tất cả các khu
vực Cẩm Phả, Hịn Gai, ng Bí - Mạo Khê,...
Than khai thác của các mỏ hầu hết được sàng, chế biến sơ bộ ở các cụm sàng tuyển
tại mỏ sau đó chuyển đi tiêu thụ (bán cho các hộ sử dụng trực tiếp và các xưởng tuyển
trung tâm). Đối với khu vực Hòn Gai, Cẩm Phả sản lượng than nguyên khai sàng
tuyển, chế biến tại mỏ khoảng 60%, phần còn lại chuyển đến các nhà máy tuyển than
trung tâm của khu vực.
Dự kiến sản lượng than khai thác từ các vùng cho ở bảng 1.2.



6

Bảng 1.2: Sản lượng than nguyên khai
TT

I

Vùng than

2013

2014

2015

2020

2025

2030

Tổng toàn ngành

55383

60585

64545

71920


80320

87350

Bể than Đơng Bắc

50783

55685

59345

64620

69920

66650

50483

55385

59045

59820

59120

53650


Trong đó: - Lộ Thiên

23340

23335

22200

14900

13350

8150

- Hầm Lị

27143

32050

36845

44920

45770

45500

300


300

300

4800

10800

13000

Các mỏ Vinacomin quản
A

Sản lượng theo năm khai thác (ĐVT: 1000 tấn)



B

Các mỏ mới

II

Vùng Nội Địa

2750

2950


3150

3250

2850

2950

Trong đó: - Lộ Thiên

2450

2450

2550

2650

2250

2350

300

500

600

600


600

600

1850

1950

2050

3550

5550

6750

500

2000

11000

- Hầm Lị
III

Các mỏ ngoài Vinacomin

IV

Bể than đồng bằng SH


+ Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xét
triển vọng đến năm 2030 đã được phê duyệt theo Quyết định số 60/2012/QĐ-TTg ngày
09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
1.1.3. Tình hình tiêu thụ than ở Việt Nam
Việt Nam có cả than nâu, than bùn, than mỡ nhưng lợi thế tuyệt đối của Việt
Nam trên thị trường thế giới là than antraxit. Nhu cầu sử dụng than trong nước ngày
càng tăng, do các ngành tiêu thụ than lớn như: xi măng, sắt thép, điện lực v.v. Đặc biệt
đối với ngành điện, trong thời gian qua hàng loạt các nhà máy nhiệt điện đã được xây
dựng tại các vùng như: Na Dương 100MW, Cao Ngạn 100MW, Cẩm Phả 2x300MW,
Hoành Bồ 2x300MW, Sơn Động 150MW. Thời gian tới các nhà máy nhiệt điện như
Thái Bình; An Hồ (Nơng Sơn- Quảng Nam) 50MW, Tiên Dung (Hưng Yên), Vĩnh
Tân 2 (Bình Thuận), Kiên Lương 1 (Kiên Giang), Nhơn Trạch (Đồng Nai) và các tỉnh
phía nam… Nhu cầu sử dụng than trong những năm tới được dự kiến theo bảng 1.3


7

Bảng 1.3: Dự báo nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân (triệu tấn)
2012

Nhu cầu
than
Tổng số
Trong

đó,

cho điện


2015

2020

2025

2030

P/A

P/A

P/A

P/A

P/A

P/A

P/A

P/A

P/A

P/A

cs


cao

cs

cao

cs

cao

cs

cao

cs

cao

32,9

33,7

56,2

60,7

112,4

120,3


145,5

177,5

220,3

270,1

14,4

15,2

33,6

38,0

82,8

90,8

112,7

144,7

181,3

231,1

+ Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xét
triển vọng đến năm 2030 đã được phê duyệt theo Quyết định số 60/2012/QĐ-TTg ngày

09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
1.2.Tình hình tuyển than ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình chung
Sự phát triển của khoa học cơng nghệ, sản lượng than ở Việt Nam ngày càng
tăng (10 – 30% một năm). Quy mô khai thác được mở rộng, sự khai thác với năng suất
lớn không chọn lọc đã làm lượng tạp chất trong than ngày càng tăng thêm, thêm vào
đó là nhu cầu sử dụng than khơng ngừng tăng lên. Yêu cầu tuyển và cải tạo dây
chuyền tuyển để nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các hộ tiêu thụ, tận thu tối
đa tài nguyên khống sản khơng chỉ là bài tốn cho các xưởng chế biến mà cịn là của
các mỏ khai thác.
Cơng nghệ tuyển than ở Việt Nam chủ yếu là tuyển trọng lực với các thiết bị
chủ yếu như: máy lắng buồng khí bên hơng (Baum), máy lắng buồng khí dưới lưới
(Batac), xốy lốc huyền phù ( xưởng tuyển than Hịn Gai, Cửa Ông, Vàng Danh),
máy tuyển huyền phù bánh xe đứng (xưởng tuyển than Vàng Danh), huyền phù
tang quay, huyền phù tự sinh (ở mỏ than Hà Lầm, Núi Béo, Cọc Sáu, Đèo Nai,
Quang Hanh, Nam Mẫu, Mạo Khê...), bàn đãi khí (ở Tràng Khê, Mạo Khê), tuyển
nổi than cám bùn (ở xưởng tuyển than Hịn Gai), sàng khơ các sản phẩm và pha
trộn (chủ yếu ở các mỏ và các phân xưởng, xí nghiệp chế biến), máy lắng lưới
chuyển động cong (ở mỏ than Hà Tu, Tân Lập).
Các nhà máy tuyển than như: Vàng Danh, Hịn Gai, Cửa Ơng ở Việt Nam có
trình độ cơng nghệ tuyển thuộc loại tiên tiến và đang sử dụng khá phổ biến trên thế
giới.


8

Sản lượng than cấp vào nhà máy tuyển hiện nay đều vượt so với thiết kế từ 1,2
đến 2 lần. Các nhà máy tuyển than đều đã đáp ứng được yêu cầu về sản lượng và chất
lượng phục vụ cho sản xuất than trong nước và xuất khẩu của Tập đoàn TKV. Tuy
nhiên năng lực của các nhà máy tuyển chỉ đáp ứng được 30% sản lượng than khai thác

toàn ngành, vì vậy phần lớn than nguyên khai đều được sàng tuyển chế biến tại các mỏ
than.
Điều kiện tiên quyết để các nhà máy tuyển trung tâm làm việc có hiệu quả là
yêu cầu chất lượng than cấp cho nhà máy tuyển phải ổn định, than tốt, phải đảm bảo
các chỉ tiêu về chất lượng như độ tro, tỉ lệ cục, tỉ lệ đá. Cụ thể là độ tro bình quân
không quá 35%, tỉ lệ đá không quá 15%; tỉ lệ than cục khơng nhỏ hơn 4%, khi đó nhà
máy tuyển làm việc mới có hiệu quả kinh tế.
Than chất lượng thấp không được cấp cho nhà máy tuyển trung tâm vì gây quá
tải cục bộ các hệ thống tuyển và hệ thống xử lý bùn nước. Tỉ lệ thu hồi than sạch thấp
(chủ yếu là than bùn), nên không đảm bảo được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Hầu hết các nhà máy tuyển than ở vùng Quảng Ninh đều gặp khó khăn lớn nhất
là vấn đề xử lý đá xít thải. Hiện tại quỹ đất bờ biển dành cho đổ đá xít thải là rất hạn
chế, trong tương lai các nhà máy tuyển than Cửa Ơng và Hịn Gai đều phải vận chuyển
đá xít trở lại mỏ để đổ thải vào bãi thải trong, nếu khơng có các giải pháp hữu hiệu để
xử lý nguồn chất thải rắn này. Vì vậy khả năng tiếp tục mở rộng cơng suất các nhà
máy tuyển than trên là không khả thi.
1.2.2 Cơng nghệ tuyển than ở các nhà máy tuyển hồn chỉnh
Các nhà máy tuyển than có cơng nghệ hồn chỉnh ở Việt Nam có ba nhà máy
tuyển bao gồm: Nhà máy tuyển than Vàng Danh; Nhà máy tuyển than Nam Cầu
Trắng; Nhà máy tuyển than I và II Cửa Ông .
1.2.2.1 Nhà máy tuyển than Vàng Danh
Nhà máy tuyển than Vàng Danh thuộc Công ty cổ phần than Vàng Danh – TKV, do
CHLB Nga (Liên Xô cũ) thiết kế, xây dựng năm 1960 với năng suất 600.000 tấn /
năm. Sau khi cải tạo bổ sung thiết bị đến năm 1990 năng suất Nhà máy đạt 1 triệu
tấn/năm và đến nay năng suất Nhà máy đạt 2000 triệu tấn / năm.
* Dây chuyền công nghệ tuyển của Nhà máy gồm:
+ Tuyển chính bằng máy tuyển huyền phù bánh xe đứng cỡ hạt 18 – 200 mm;


9


+ Tuyển tinh bằng máy tuyển xoáy lốc huyền phù cỡ hạt 10 – 50 mm
+ Tuyển than cám cỡ hạt 1 – 18 mm trong xoáy lốc huyền phù;
+ Các khâu thu hồi và tái sinh chất năng bao gồm sàng rửa, máy tuyển từ tuyển chính
và tuyển vét;
+ Các khâu xử lí bùn nước bao gồm: Hố gầu, bể cô đặc và máy lọc ép khung bản.
* Đánh giá dây chuyền công nghệ tuyển của Nhà máy:
- Nhà máy có sơ đồ tuyển huyền phù hồn chỉnh (tuyển chính và tuyển tinh cấp hạt
lớn; tuyển cấp hạt nhỏ);
- Chất lượng than sạch đáp ứng được yêu cầu trong nước và xuất khẩu;
- Mất mát chất nặng manhetit vừa phải (mất ở dây chuyền tuyển than cấp hạt 18 –
200mm là 2,95 kg/t; ở dây chuyền tuyển than cấp hạt 10 – 50 mm mất là 3,95 kg/t và
mất ở dây chuyền tuyển than cấp hạt 1 – 18 mm là 9 kg.
“Nguồn luận văn ThS.Đánh giá hiệu quả tuyển than và thu hồi chất nặng
manhetit thuộc dây chuyền tuyển than cám Nhà máy tuyển than Vàng Danh của
tác giả Đặng Đức Hùng”
1.2.2.2 Nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng
Được thành lập ngày 20/8/1960 trên cơ sở tiếp thu lại cơ sở sản xuất của mỏ
than Hòn Gai thuộc cơng ty than Bắc Kỳ. Sau đó Nhà máy chuyển về khu vực Nam
Cầu Trắng với diện tích mặt bằng là 332474 m2 với chức năng sàng tuyển và chế biến
than. Than cấp cho xưởng tuyển được nhận từ các mỏ Hà Tu, Núi Béo, Hà Lầm với độ
tro bình quân 31,29%, tỷ lệ than cám 0 – 15 mm trong nguyên khai 81,08%; tỷ lệ than
cục + 15 mm 2,89%; tỷ lệ kẹp xít 1,16%, tỷ lệ đá + 15 mm 15%. Sản phẩm của nhà
máy là than cục và cám các loại với chất lượng cho ở bảng 1.4 Nhà máy tuyển than do
Australia thiết kế, xây dựng và lắp đặt với công suất đạt 450 tấn/h (2 triệu tấn năm).
Công nghệ nhà máy gồm: Nhặt tay cấp +50 mm; sàng tách cám khô sơ bộ 18 – 20%;
tuyển bằng máy lắng Baum than cấp 0 – 50 mm; tuyển trong xyclon huyền phù cỡ hạt
6(1) – 50 mm; cấp hạt 0,1 – 1 được tuyển trên máng xoắn. Các khâu xử lý bùn nước
bao gồm các khâu: xyclon phân cấp; máy ly tâm khử nước, bể cô đặc (có cấp thêm keo
tụ) và bể lắng ngồi trời. Năm 2010, Nhà máy lắp thêm hệ thống tuyển nổi cột để

tuyển than cấp – 0,1 mm, công suất 500000 tấn/năm. Sản phẩm than sạch tuyển nổi có
độ tro trung bình 13% được khử nước bằng máy lọc cao áp, sản phẩm bùn thải được


10

khử nước bằng máy lọc ép khung bản. Chất lượng than sạch của nhà máy như sau:
Than cục có độ tro < 7 % ; Độ tro cám tuyển 7 – 20%; Độ tro đá thải máy lắng lớn hơn
80%. Tùy theo yêu cầu của các hộ tiêu thụ, nhà máy có các sản phẩm tuyển khác nhau
Bảng 1.4: Chất lượng than sau tuyển – Cơng ty Tuyển than Hịn Gai

Chủng loại

Cỡ

Độ tro khơ

hạt

Ak %

mm

Độ ẩm tồn

Chất

Hàm

Trị số tỏa

k

phần

bốc khơ

lượng S

nhiệt toàn

Wtp %

Vk%

%

phần Qk

TB

Giới hạn

TB

Max

TB

TB


Cal/g

Cục 5a HG

6-18

6,00

5,00–7,00

3,5

5,0

6,0

0,6

7900

Cục 5b HG

6-18

10,00

5,00–12,00

4,0


6,0

6,0

0,6

7450

Cám 1 HG

0–15

7,00

6,00–8,00

8

12

6,5

0,6

7800

Cám 2 HG

0–15


9,00

8,01–10,00

8

12

6,5

0,6

7600

Cám 3a HG

0–15 11,50

10,01–13,00

8

12

6,5

0,6

7350


Cám 3b HG

0–15 14,00

13,01–15,00

8

12

6,5

0,6

7050

Cám 3c HG

0–15 16,50

15,01–18,00

8

12

6,5

0,6


6850

Cám 4a HG

0–15 20,00

18,01–22,00

8

12

6,5

0,6

6500

Cám 4b HG

0–15 24,00

22,01–26,00

8

12

6,5


0,6

6050

Cám 5 HG

0–15 30,00

26,01–33,00

8

12

6,5

0,6

5500

Cám 6a HG

0–15 36,00

33,01–40,00

8

12


6,5

0,6

4850

Cám 6b HG

0–15 42,00

40,01–45,00

8

12

6,5

0,6

4400

Đánh giá sơ đồ công nghệ Nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng như sau:
-

Sơ đồ cơng nghệ tương đối hồn chỉnh;

-

Sản phẩm tuyển đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và


xuất khẩu;
-

Môi trường Nhà máy tuyển ngày một tốt hơn.

1.2.2.3 Cơng ty tuyển than Cửa Ơng
Cơng ty tuyển than Cửa Ơng có vai trị hết sức quan trọng trong việc chế biến,
tiêu thụ sản phẩm, tăng tích lũy cho tồn ngành than.
Các sản phẩm của cơng ty chủ yếu là than cục xô, than cục 3, cục 4, cục 5, than
cám rửa 1, 2, 3; than cám 4, 5, 6; bùn cỡ hạt – 0,1 mm… Công ty tuyển than Cửa Ông
được nhận than từ các mỏ Cọc Sáu, Đèo Nai, Cao Sơn, Mông Dương, Khe Chàm,
Thống Nhất, Dương Huy…, do đó than có đặc điểm khác nhau, song đặc trưng ở vùng


11

Cẩm Phả là than antraxit. Chất lượng than của các mỏ cấp cho Cơng ty Tuyển than
Cửa Ơng được thể hiện ở bảng 1.5.
Bảng 1.5: Phẩm cấp than nguyên khai giao cho cơng ty TTCƠ
Phẩm cấp than ngun khai giao cho
cơng ty TTCƠ

Ak B/Q
cám

Đất đá

Cục


Kẹp

+ 15

+ 15

xít

mm

mm

+ 15 mm

(%)

(%)

(%)

Cơng ty than Cọc Sáu

14,38

3,66

0,96

80,55


28,82

Công ty than Đèo Nai

13,80

4,34

0,94

80,92

29,73

Công ty than Dương Huy

15,39

3,04

1,55

80,01

29,23

Công ty than Cao Sơn

14,24


2,55

1,78

81,43

27,48

Công ty than Mông Dương

13,36

3,79

2,33

80,51

28,36

Công ty than Khe Chàm

15,12

3,51

2,33

79,03


28,41

Công ty than Thống Nhất

14,82

3,20

1,28

80,69

28,35

Công ty than Cẩm Phả

14,31

3,44

1,52

80,73

28,42

Xí nghiệp 397

6,16


1,04

3,68

89,12

28,42

Tên đơn vị

Cám
0 – 15
mm (%)

0 – 15
mm (%)

Cơng ty tuyển than Cửa Ơng gồm có 3 nhà máy tuyển chính gồm: nhà máy
tuyển than I; nhà máy tuyển than II và nhà máy tuyển than III. Nhà máy tuyển than II
có cơng nghệ tuyển hồn chỉnh nhất.
Nhà máy tuyển than II đi vào sản xuất từ năm 1979 với công suất ban đầu 3,2
triệu tấn/năm, sau nhiều lần cải tạo, đến nay công suất nhà máy đạt 5 triệu tấn/năm.
Cơng nghệ tuyển gồm khâu tuyển chính bằng máy lắng Batac cỡ hạt 0 – 100 mm và
tuyển tinh bằng xyclon huyền phù cỡ hạt 6 – 35; 1 – 35 mm và tuyển cỡ hạt nhỏ 0,1 –
1mm bằng máng xoắn. Các khâu công nghệ xử lý bùn nước gồm: hố gầu, xyclon cô
đặc, sàng khử nước, ly tâm khử nước cám ướt, bể cơ đặc (có cấp thêm keo tụ) và máy
lọc cao áp khử nước cám bùn. Các khâu công nghệ thuộc sơ đồ huyền phù như máy
tuyển từ ướt nam châm đất hiếm, thiết bị đo và điều chỉnh khối lượng riêng của huyền
phù.



12

Chất lượng than của nhà máy tuyển than II đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với độ tro
than sạch nhỏ hơn 7%, độ tro cám tuyển từ 7 – 20%, độ tro đá thải cấp hạt lớn >15 mm
đạt 80 %, độ tro than trung gian của tuyển lắng và tuyển huyền phù từ 45 – 65%. Than
trung gian cấp hạt – 15 mm được pha trộn với than cám tốt để tiêu thụ trong nước.
Tiêu hao manhetit 1,5 – 2kg/tấn than sạch.
Đánh giá sơ đồ công nghệ của nhà máy tuyển than II như sau:
-

Sơ đồ cơng nghệ khá hồn chỉnh;

-

Các thiết bị công nghệ thuộc loại tiên tiến trên thế giới (máy lắng van phối khí

đứng dạng pittong, máy lọc cao áp);
-

Sơ đồ cơng nghệ khá linh hoạt có thể đáp ứng chất lượng than sạch cho

mọi hộ tiêu thụ.
Nhà máy Tuyển than II là nhà máy cung cấp than chất lượng cao và xuất khẩu
của tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam.
Nhà máy Tuyển than I được xây dựng đầu thế kỷ 20, công suất thiết kế 1 triệu tấn
năm. Từ công nghệ tuyển bằng máy lắng pittong được cải tạo thay thế bằng máng rửa
than (1960) đến nay (2009) được thay thế bằng máy lắng khí ép và thiết bị tuyển
xyclon huyền phù. Công suất nhà máy đạt 1,5 triệu tấn năm, sơ đồ công nghệ tương tự
sơ đồ công nghệ nhà máy tuyển than II.

Công nghệ tuyển ở nhà máy tuyển than I có sơ đồ công nghệ tương từ nhà máy
tuyển than II, tuy nhiên ở khâu xử lý bùn nước khơng hồn chỉnh bằng.
1.2.3. Tình hình tuyển than chất lượng thấp tại mỏ
Hiện nay do các nhà máy tuyển chỉ xử lý được khoảng 30% lượng than khai
thác, hầu hết than nguyên khai phải qua dây chuyền sàng chế biến tại mỏ, mặt khác
các nhà máy tuyển than trung tâm đòi hỏi chất lượng than đưa về nhà máy phải ổn
định (độ tro dưới 35%; tỷ lệ than cục lớn hơn 4%; tỷ lệ đá khơng q 15%) do đó một
lượng than sau khai thác có độ tro cao và than cấp hạt lớn (trên lưới sàng) tồn đọng tại
mỏ. Do vậy các mỏ phải xây dựng các phân xưởng tuyển quy mô nhỏ để tuyển tận thu
than sạch trong loại than nghèo này, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường mỏ. Các
phân xưởng tuyển này có đặc điểm là năng suất dao động trong khoảng 250000
tấn/năm – 630000 tấn/năm. Qua số liệu thống kê, phân tích thực trạng dây chuyền
cơng nghệ sàng, chế biến than nguyên khai có thể chia làm ba loại:


13

-

Sàng khô, nhặt thủ công, nghiền pha trộn;

-

Tuyển than bằng máy tuyển huyền phù tự sinh, máy tuyển huyền phù manhetit

tang quay, xyclon huyền phù, máy lắng lưới chuyển động (dạng ROM);
-

Tuyển than bằng bàn đãi mơi trường khí.
Sơ đồ công nghệ các xưởng tuyển huyền phù tự sinh cho ở hình 1.1, bao gồm


các khâu: Sàng lỗ lưới 15 và 50(70) mm; nhặt tay cấp + 50(70) mm; tuyển huyền phù
tự sinh cấp 15 – 50(70) mm, sàng rửa than, máy lọc ép than bùn.
Sơ đồ công nghệ tuyển huyền phù manhetit tang quay cho hình 1.2, bao gồm:
sàng lỗ lưới 15, 70 mm; nhặt tay cấp + 70 mm; tuyển huyền phù manhetit bằng máy
tuyển huyền phù tang quay cỡ hạt 15 – 75 mm; sàng rửa huyền phù than và đá; máy
tuyển từ thu hồi manhetit; bể cô đặc; máy lọc ép.
Một số mỏ áp dụng thiết bị tuyển bằng xyclon huyền phù và máy lắng lưới
chuyển động (dạng ROM). Sơ đồ tuyển than trên máy lắng lưới chuyển động cho ở
hình 1.3 như sau, bao gồm các khâu: Than nguyên khai qua sàng sơ bộ lỗ lưới 100
mm, sản phẩm + 100 mm thải bỏ, sản phẩm – 100 mm qua sàng hai lưới f6mm và
f35mm cho 3 sản phẩm: đá thải +35mm, than 6-35mm và cám -6mm. Sản phẩm cám 6mm đưa qua sàng khử nước f0,5mm cho cám 0,5-6mm và bùn -0,5 mm. Than 635mm đưa vào tuyển bằng máy lắng lưới chuyển động. Qua máy lắng cho ra 4 sản
phẩm: Đá thải, than sạch 6-35mm, cám rửa – 6mm và bùn tràn ( – 0,5 mm). Bùn tràn
máy lắng được đưa vào bể cô đặc để lấy ra hai sản phẩm nước tràn và bùn cặn. Bùn
cặn của bể cô đặc đưa vào bể lắng ngoài trời. Qua bể lắng lấy ra hai sản phẩm cám bùn
và nước tràn. Nước tràn của bể cơ đặc và bể lắng ngồi trời dùng làm nước tuần hoàn.
Đánh giá chung về dây chuyền tuyển than chất lượng xấu tại mỏ như sau:
-

Các dây chuyền đã đáp ứng được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, mang lại hiệu

quả cao trong sản xuất, do tận thu được than sạch trong các sản phẩm tồn đọng tại mỏ,
tiết kiệm được tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
-

Các thiết bị tuyển là một số loại máy mới xuất hiện trên thế giới vào cuối thế kỷ

XX nên có nhiều ưu điểm về sơ đồ cơng nghệ và chi phí năng lượng;
-


Các thiết bị cơng nghệ do trong nước thiết kế, chế tạo được;

-

Các dây chuyền sản xuất mới đã đưa sản lượng than sạch của cả nước tăng lên

đáng kể;


14

-

Điểm yếu của các dây chuyền công nghệ là phần tự động hóa dây chuyền cơng

nghệ cịn thấp.

Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ tuyển than bằng thiết bị tuyển huyền phù tự sinh


15

Hình 1.2: Sơ đồ cơng nghệ tuyển than bằng thiết bị huyền phù tang quay


16

Than nguyên khai
Sàng sơ bộ lỗ lưới 100 mm


Sàng lỗ lưới 35;6
Máy lắng

Sàng khử nước 0,5
Cám 0,5 – 6

Than sạch

Cám – 6

Đá thải
Đá thải 35 -100 mm
Đá thải

Nước tràn

Bể cô đặc
Bể lắng ngồi trời
Cá Cám bùn
Nước tuần hồn
Hình 1.3: Sơ đồ công nghệ tuyển than trên máy lắng lưới chuyển động
Hiện nay còn một số mỏ vẫn áp dụng dây chuyền công nghệ sàng và tuyển
thủ công (nhặt tay). Phân xưởng sàng này có hai phần: Than nguyên khai loại tốt
đưa qua sàng lỗ lưới 50 (80) mm nhằm tách cấp hạt – 50 (80) mm để cấp cho
xưởng tuyển trung tâm; than nguyên khai chất lượng thấp cấp vào sàng 2 mặt lưới
15, 50 mm lấy ra cám (cấp – 15 mm); cấp hạt + 50 mm đưa nhặt tay, than cấp hạt
15 – 50 mm được đập xuống – 15 mm thành than cám tiêu thụ hoặc đổ đống thành
than don xô. Đánh giá sơ đồ công nghệ này như sau:
-


Đáp ứng được nhiệm vụ cung cấp than tốt cho nhà máy tuyển trung tâm và chế

biến than chất lượng thấp để tiêu thụ;


17

-

Sơ đồ công nghệ đơn giản;

-

Tỷ lệ than sạch trong don xơ cịn nhiều, chiếm từ 14 – 25%, gây tổn thất than

sạch và gây ô nhiễm môi trường.
1.2.4. Giới thiệu tình hình sản xuất than của Cơng ty cổ phần than Đèo Nai.
1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phân Than Đèo Nai –Vinacomin.
Công ty Cổ phần Than Đèo Nai – Vinacomin được thành lập ngày 01/8/1960
theo Quyết định số: 707 BCN/VB ngày 27 tháng 7 năm 1960, là thành viên độc lập của
Tập đồn Cơng Nghiệp Than–Khống sản Việt Nam. Công ty Cổ phần Than Đèo Nai
– Vinacomin, là mỏ khai thác than lộ thiên, chất lượng các loại than đứng hàng đầu
trong ngành than và trong khu vực bể than Đông Bắc.
Trong năm 2008 sản lượng than khai thác đạt hơn 3 triệu tấn là công ty nằm giữa
trung tâm vùng than Cẩm Phả, Quảng Ninh. Trải qua 48 năm xây dựng và trưởng
thành, Công ty Cổ phần Than Đèo Nai – Vinacomin, đã liên tục hoàn thành vượt mức
các kế hoạch Nhà nước giao hàng năm. Diện tích khai trường: 5,5 km2
- Phía Bắc giáp Cơng ty than Cọc Sáu;
- Phía Đơng và Nam giáp Phường Cẩm Sơn, Phường Cẩm Phú;
- Phía Tây giáp Cơng ty than Thống Nhất.

2. Tình hình sản xuất than của Công ty cổ phần than Đèo Nai.
Trước đây than nguyên khai sau khi được khai thác từ khai trường về được đưa
qua sàng có lỗ lưới 50mm, cấp -50mm được cấp cho Cơng ty tuyển than Cửa Ơng, cịn
cấp +50mm được xử lý thủ công là nhăt tay nên hiệu quả rất thấp gây tổn thất than và
không đấp ứng được yêu cầu về sản lượng cũng như chất lượng. Năm 2006 Công ty
lắp đặt hệ thống tuyển than cấp +50mm (than don xô bã sàng) bằng huyền phù
manhetit đã giải quyết được các vấn đề tồn tại của mỏ:
+) Nâng cao thu hồi than sạch, chất lượng than thương phẩm, sản xuất được các
chủng loại than đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.
+) Giải quyết vấn đề tồn đọng than chất lượng thấp, than don xô bã sàng.
+) Giảm giá thành sàng tuyển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công
ty.
+) Tận thu tài nguyên và giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường.


18

CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ ĐỒ CƠNG NGHỆ
2.1. Sơ đồ cơng nghệ
Than ngun khai chất lượng tốt của Công ty Cổ phần than Đèo Nai khai thác từ khai
trường được hệ thống máy xúc, ôtô vận chuyển đổ vào bunke cấp liệu trên có sàng ghi
tách cấp hạt lớn +300 (200) mm chuyển ra mặt bằng +83mm còn cấp hạt dưới lưới
được hệ thống băng tải vận chuyển tới sàng phân loại hai mặt lưới 50mm và 100mm:
+) Sản phẩm -50mm qua hệ thống băng tải cung cấp cho Cơng ty tuyển than Cửa
Ơng (chiếm khoảng 70-80% than nguyên khai).
+) Sản phẩm trên sàng +100mm qua máng chảy vào băng nhặt tay để nhặt ra
than cục và đá thải.
+) Cấp hạt 50-100mm được băng tải vận chuyển lên sàng tách cám khơ kích
thước lỗ lưới 15mm:

+) Sản phẩm dưới sàng là than cám khô qua băng tải vận chuyển đổ đống.
+) Sản phẩm trên sàng tiếp tục được băng tải vận chuyển xuống sàng rung rửa
bùn. Cấp hạt -1mm cùng với nước rửa chảy vào thùng bùn và được đưa về bể cô đặc.
Than sau khi qua sàng rửa được đưa lên máy tuyển huyền phù có tỷ trọng 1,8 kg/dm3
để tuyển, cho ra 2 sản phẩm:
+) Đá thải sau khi tuyển được rửa sạch để thu hồi manhetit.
+) Sản phẩm than cục xô cũng được rửa sạch và thu hồi manhetit. Sau đó được
đưa qua sàng phân loại 2 lỗ lưới 15mm và 35 mm cho ra 3 sản phẩm:
- Sản phẩm cám -15 mm
- Sản phẩm than cục cấp hạt 15-35 mm
- Sản phẩm cục xô 35-100 mm
Nước rửa được đưa lên hệ thống gồm có hai máy tuyển từ nối tiếp nhau: máy
tuyển từ 1 (máy tuyển từ sơ cấp) và máy tuyển từ 2 ( máy tuyển từ thứ cấp). Manhetit
thu hồi được chảy về thùng huyền phù đặc và được cấp ngược trở lại máy tuyển huyền
phù.
+) Bùn thải của hệ thống máy tuyển từ và sàng rửa tách cám được bơm hết về bể
cô đặc để tận thu than bùn và nước tuần hoàn.


19

+) Manhetit pha bổ sung vào các cụm tuyển bằng việc sử dụng bơm pha huyền
phù . Nước sạch, nước tuần hoàn từ hồ lắng bùn và nước tràn bể cô đặc tự chảy về téc
nước và sử dụng tuần hoàn cho các sàng rửa.
Ưu điểm:
- Giải quyết vấn đề tồn đọng than chất lượng thấp, than don bã sàng, tận thu tài
nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Nâng cao hệ số thu hồi than sạch, nâng cao chất lượng than thương phẩm, chủ
động sản xuất được các chủng loại than phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ.
- Dây chuyền đã đáp ứng được các chỉ tiêu kỹ thuật mang lại hiệu quả cao trong

sản xuất.
Nhược điểm:
- Chi phí kinh tế lớn để sản xuất ra 1 tấn than sạch: nước tuyển, manhetit, các thiết
bị thu hồi manhetit...


20

THAN TỪ KHAI TRƯỜNG
Sàng rung Ф50 và 100mm

-50 mm Cấp

50-100mm

Nhặt tay +100mm

TT Cửa Ơng
Sàng tách cám khơ Ф 15

Than cục
Cám khô -15mm

Đá thải

Sàng rung rửa

Máy tuyển HP

Sàng rửa đá


Đá thải

Sàng rửa than

Tuyển từ 1

Tuyển từ 2

Sàng 2 lưới 15,35 mm

Than cám

Than cục

Than cục xơ

-15 mm

15-35 mm

35-100mm

Bể cơ đặc

Than bùn

Nước TH

Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ tuyển huyền phù của Mỏ than Đèo Nai



21

2.2. Khảo sát than đầu
· Khảo sát chất lượng than 15-100 mm
Than ngun khai qua sàng cám khơ kích thước lỗ lưới 15mm. Sản phẩm dưới
sàng là cám khô -15 mm được vận chuyển đổ đống, sản phẩm trên sàng 15-100mm
được đưa vào tuyển.Tiến hành lấy mẫu trên băng tải vận chuyển than vào máy tuyển
huyền phù. Số mẫu đơn và khối lượng mỗi mẫu đơn tính theo TCVN. Mẫu cơ sở sau
khi trộn đều được gia công để lấy mẫu phân tích độ ẩm, phân tích rây và phân tích hóa,
nhằm xác định độ ẩm, thành phần độ hạt và độ tro các cấp hạt 15-100 mm trong than
đầu.
2.2.1. Năng suất xưởng tuyển
Theo thiết kế: Năng suất của dây chuyền tuyển: 125 tấn/h
Số liệu khảo sát năng suất xưởng cho ở bảng 1 phụ chương.
2.2.2. Chất lượng than cấp vào máy tuyển huyền phù
Than cấp vào máy tuyển huyền phù được phân tích độ ẩm than số liệu cho ở
bảng 3 phụ chương. Kết quả phân tích rây và phân tích hố cho ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Kết quả than đưa vào dây chuyền:
Số liệu khảo sát

Cấp hạt
mm

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3


γ%

A%

γ%

A%

γ%

A%

35-100

65.19

61.13

64.68

62.52

66.16

64.51

15-35

23.79


33.12

25.12

34.25

23.98

34.98

-15

11.02

32.21

10.20

32.24

9.86

34.97

Cộng

100.00

51.28


100.00

52.33

100.00

54.52

Bảng 2.1 (tiếp): Kết quả than đưa vào dây chuyền (Tiếp)
Số liệu khảo sát

Cấp hạt
mm

Mẫu 4

Mẫu 5

Mẫu 6

γ%

A%

γ%

A%

γ%


A%

35-100

63.64

65.60

64.46

65.63

64.03

65.74

15-35

28.12

34.42

27.56

34.54

28.85

33.21


-15

8.24

33.28

7.98

32.17

7.12

34.12

Cộng

100.00

54.17

100.00

54.39

100.00

54.10



22

Nhận xét:
- Độ ẩm than đưa vào tuyển dao động từ 6%÷ 8%, độ ẩm than đưa tuyển giữa hai
lần lấy mẫu khơng lệch nhau.
- Than đưa vào tuyển có cấp hạt -15mm chiếm tỷ lệ 7% ÷ 11 % với chất lượng đạt
tiêu chuẩn than cám 5 đến cám 6 (A = 30 ÷ 36%).
2.3. Khảo sát năng suất băng tải
Hệ thống băng tải trên dây chuyền gồm có: băng tải than nguyên khai, băng tải
than cám khô -15mm, băng tải than vào tuyển huyền phù 15-100 mm, băng tải than
sạch cấp hạt 15-35 mm, băng tải than sạch cấp 35-100 mm, băng tải than cám -15mm
sau tuyển, băng tải đá thải sau tuyển. Để xác định năng suất băng, tiến hành lấy mẫu
ngẫu nhiên 1m vật liệu trên băng, ứng với tốc độ băng thực tế của băng xác định được
năng suất vật liệu được vận chuyển thực tế. Kết quả khảo sát năng suất hệ thống băng
tải cho ở bảng 2 phụ chương.
Năng suất bình quân của băng tải than nguyên khai cấp vào sàng khô là: 100,49 t/h.
Tỷ lệ so với thiết kế: k =

100,49
= 0,82
140

Năng suất bình qn của băng tải than cám khơ -15mm là: 9,24 t/h.
Tỷ lệ so với thiết kế: k =

9,24
= 0,066
140

Năng suất bình quân của băng tải than 15-100mm cấp vào máy tuyển huyền phù là:

91,25 t/h.
Tỷ lệ so với thiết kế: k =

91,25
= 0,65
140

Năng suất bình quân của băng tải đá thải là: 58,16 t/h.
Tỷ lệ so với thiết kế:

58,16
= 0,42
140

Năng suất bình qn của băng tải rót than sạch 35-100mm là: 29,19 t/h
Tỷ lệ so với thiết kế: k =

23,3
= 0,17
140

Năng suất bình quân của băng tải than sạch 15-35mm là: 8,56 t/h.
Tỷ lệ so với thiết kế: k =

8,56
= 0,06
140

Năng suất bình quân của băng tải than cám -15mm sau tuyển là: 0,23 t/h.



×