Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch giao thông ngầm cho một số nút giao thông khác mức tại trung tâm thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.88 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC MỎ - ðỊA CHẤT

NGUYỄN QUÝ HUÂN

NGHIÊN CỨU ðỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH GIAO THÔNG NGẦM CHO MỘT SỐ
NÚT GIAO THÔNG KHÁC MỨC TẠI TRUNG TÂM
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ðỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC MỎ - ðỊA CHẤT

NGUYỄN QUÝ HUÂN

NGHIÊN CỨU ðỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH GIAO THÔNG NGẦM CHO MỘT SỐ
NÚT GIAO THÔNG KHÁC MỨC TẠI TRUNG TÂM
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ðỒNG NAI

Ngành: Kỹ thuật xây dựng cơng trình ngầm
Mã: 60580204

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS.NGƯT Võ Trọng Hùng



HÀ NỘI, 2014


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2014.
Tác giả

Nguyễn Quý Huân


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các biểu
Danh mục các hình
MỞ ðẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAO THÔNG NGẦM ðÔ THỊ VÀ TIỀM
NĂNG PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM ...................................................................... 5
1.1. Tổng quan về quy hoạch giao thơng ngầm đơ thị ......................................... 5
1.2. Xu hướng phát triển giao thơng ngầm đơ thị trên thế giới ............................ 5
1.3. Tiềm năng về phát triển giao thơng ngầm đơ thị tại Việt Nam ..................... 7
1.3.1. Thủ đơ Hà Nội ....................................................................................... 7
1.3.2. Các thành phố ở miền Trung .................................................................. 9

1.3.3. Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................... 10
1.4. Nhận xét Chương 1 .................................................................................... 11
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ NÚT GIAO THÔNG ðƯỜNG BỘ TRONG
QUY HOẠCH ðÔ THỊ ......................................................................................... 13
2.1. Tổng quan về nút giao thơng đường bộ ...................................................... 13
2.1.1. Khái niệm nút giao thông ..................................................................... 13
2.1.2. ðặc ñiểm của nút giao thông ................................................................ 13
2.1.3. Phân loại nút giao thông ....................................................................... 13
2.1.4. Một số phương pháp lựa chọn loại hình nút giao thơng ........................ 14
2.2. Tổng quan về nút giao thông khác mức ..................................................... 19
2.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 19
2.2.2. Phân loại nút giao thông khác mức ....................................................... 19
2.2.3. Ưu nhược ñiểm của nút giao khác mức ................................................ 22
2.2.4. Phạm vi áp dụng nút giao khác mức ..................................................... 22
2.3. Xác ñịnh số làn xe của tuyến ñường khác mức .......................................... 23
2.4. Nguyên tắc quy hoạch và thiết kế nút giao thông ....................................... 24


2.5. Nhận xét Chương 2 .................................................................................... 24
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG GIAO THƠNG TẠI TP. BIÊN HỊA, TỈNH
ðỒNG NAI ........................................................................................................... 26
3.1. Tóm tắt điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của thành phố Biên Hòa,
tỉnh ðồng Nai ............................................................................................ 26
3.1.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ......................................................... 26
3.1.2. ðiều kiện kinh tế xã hội ....................................................................... 30
3.2. Hiện trạng mạng lưới giao thơng thành phố Biên Hịa ............................... 36
3.2.1. Giao thơng đối ngoại ............................................................................ 36
3.2.2. Giao thơng nội thị ................................................................................ 39
3.2.3. Các nút giao thông hiện hữu ................................................................. 41
3.3. ðịnh hướng quy hoạch giao thơng đường bộ TP. Biên Hịa đến năm 2010

và định hướng đến năm 2020 [15] ............................................................. 42
3.3.1. ðịnh hướng phát triển cơ sở hạ tầng giao thơng đơ thị.......................... 42
3.3.2. Quy hoạch cụ thể mạng lưới ñường bộ ................................................. 43
3.4. Nhận xét Chương 3 .................................................................................... 55
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU ðỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH GIAO
THÔNG NGẦM CHO MỘT SỐ NÚT GIAO THÔNG KHÁC MỨC TẠI
TRUNG TÂM THÀNH PHỐ BIÊN HÒA............................................................. 57
4.1. Hiện trạng một số nút giao thơng tại trung tâm TP. Biên Hịa .................... 57
4.1.1. Nút giao Ngã tư Vũng Tàu (giao cắt giữa QL.51 và QL.1A) ................ 58
4.1.2. Nút giao ngã tư Tam Hiệp (giao cắt QL. 1A và QL. 15) ....................... 60
4.1.3. Nút giao ngã tư Amata (giao cắt QL.1A và ñường ðồng Khởi) ............ 61
4.1.4. Nút giao ngã ba Chợ Sặt....................................................................... 62
4.1.5. Nút giao ngã tư Tân Phong (giao cắt QL.1 cũ với ñường ðồng Khởi) .. 63
4.1.6. Nút giao ngã tư Vườn Mít (giao cắt giữa QL 1K, QL.15 và QL.1 cũ) ... 64
4.1.7. Nút giao ngã tư Bửu Long (giao cắt QL. 1K với ðT. 768).................... 65
4.2. ðịnh hướng cho việc quy hoạch xây dựng mới và cải tạo một số nút giao
thông tại trung tâm TP. Biên Hịa .............................................................. 66
4.2.1. ðối với các giao cắt trong đường nội thị............................................... 66
4.2.2. ðối với các giao cắt ñường phố với hệ thống đường vành đai và
đường trục chính ................................................................................... 66
4.2.3. ðối với các giao cắt ñường phố với ñường quốc gia thơng qua đơ thị
hay liền kề đơ thị .................................................................................... 67


4.3. Nghiên cứu và ñề xuất giải pháp quy hoạch một số nút giao thơng chính
tại trung tâm TP. Biên Hịa ........................................................................ 67
4.3.1. Phân tích lựa chọn loại hình nút giao thông .......................................... 67
4.3.2. ðề xuất giải pháp quy hoạch chung các nút giao thơng chính ............... 71
4.4. Nhận xét Chương 4 .................................................................................... 76
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP CHI TIẾT QUY HOẠCH NÚT GIAO THƠNG

KHÁC MỨC CĨ NGẦM TẠI NÚT GIAO TAM HIỆP, TP. BIÊN HÒA, TỈNH
ðỒNG NAI ........................................................................................................... 77
5.1. Phân tích hiện trạng nút giao thơng ngã tư Tam Hiệp................................. 77
5.2. Một số các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu ñề xuất lựa chọn ñể làm cơ sở
nghiên cứu quy hoạch nút .......................................................................... 78
5.3. ðề xuất các phương án quy hoạch nút giao thơng Tam Hiệp...................... 78
5.3.1. Phân tích một số phương án tối ưu ....................................................... 78
5.3.2. Phân tích ưu nhược ñiểm của các phương án ........................................ 80
5.3.3. ðề xuất phương án quy hoạch nút giao thông Tam Hiệp ...................... 81
5.4. Giải pháp thiết kế quy hoạch chi tiết nút giao thơng Tam Hiệp – phương
án khác mức có ngầm ................................................................................ 84
5.4.1. Phần hầm chui ...................................................................................... 84
5.4.2. Phần nút giao bằng ............................................................................... 88
5.4.3. Kết cấu mặt ñường ............................................................................... 88
5.4.4. Thiết kế nền ñường .............................................................................. 88
5.5. ðề xuất giải pháp quy hoạch khác mức hầm chui trực thông qua nút giao
thông Amata theo hướng thuận tiện cho việc kết nối giao thông trên QL. 1A . 89
5.6. Nhận xét Chương 5 .................................................................................... 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 92
1. Kết luận ........................................................................................................ 92
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết ñầy ñủ


QL

Quốc lộ

TL

Tỉnh lộ

ðT

ðường tỉnh

CMT8

Cách mạng tháng 8

30/4

Ba mươi tháng tư

MðGT

Mật độ giao thơng

CHLB

Cộng hịa Liên bang

TP


Thành phố

HCM

Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban Nhân dân

CV

Cơng viên

KCN

Khu cơng nghiệp

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

DA

Dự án


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

BTCT

Bê tơng cốt thép

xqđ

Xe quy ñổi

gcñ

Giờ cao ñiểm


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Phạm vi sử dụng các loại hình nút giao thơng ........................................ 17
Bảng 3.1. Hiện trạng phân bố diện tích, dân số và mật độ dân số tính đến
31/12/2011 .............................................................................................. 31
Bảng 3.2. Cơ cấu dân số đơ thị nơng thơn của TP. Biên Hịa tính đến thời ñiểm
31/12/2011 .............................................................................................. 33
Bảng 3.3. Tổng hợp các tuyến ñường chính của thành phố Biên Hịa .................... 40
Bảng 3.4. Tổng hợp quy hoạch mạng ñường bộ do thành phố quản lý ñến 2010 . .. 50
Bảng 3.5. Tổng hợp các tuyến ñường quy hoạch làm mới...................................... 52
Bảng 3.6. Quy hoạch hệ thống cầu ........................................................................ 53
Bảng 3.7. Quy hoạch các nút giao thơng nội thị (Gð đến 2010) ............................ 54
Bảng 3.8. Quy hoạch các nút giao thơng trên tuyến vành đai 3 (Gð 2010-2020) ....... 55

Bảng 4.1. Tổng hợp một số nút giao thơng chính tại TP. Biên Hịa. ....................... 57
Bảng 4.2. Dự báo lưu lượng các nút giao thơng chính TP. Biên Hịa đến năm
2020 và dự báo lý thuyết ñến năm 2030 .................................................. 68
Bảng 4.3. ðánh giá lựa chọn loại hình nút các nút giao thơng chính. ..................... 69
Bảng 4.4. ðánh giá, lựa chọn quy hoạch nút giao thông theo lý thuyết
E.M.Lôbanôv, A.A.Rưzkôv, Thụy Sỹ. ...................................................... 69


DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1. Thành phố ngầm Montreal-Canada .......................................................... 7
Hình 1.2. Hầm nút giao thơng Kim Liên .................................................................. 8
Hình 1.3. Cửa phía Nam, hầm chui qua đèo Hải Vân ............................................. 10
Hình 1.4. Nút giao thơng đầu cầu phía Nam cầu Thủ Thiêm .................................. 10
Hình 1.5. Hầm sơng Sài Gịn nối Q.01 và Q.02 ..................................................... 11
Hình 2.1. ðồ thị lựa chọn loại hình nút giao thơng của E.M.Lơbanơv .................... 15
Hình 2.2. ðồ thị của A.A.Rưzkơv .......................................................................... 16
Hình 2.3. ðồ thị lựa chọn loại hình nút giao thơng của Thụy Sĩ ............................. 16
Hình 2.4. Sơ đồ giao cắt của các dịng xe............................................................... 17
Hình 2.5. Các điểm giao cắt tại ngã tư, ngã năm .................................................... 18
Hình 2.6. Một số sơ đồ nút giao thơng khác mức tại ngã ba ................................... 20
Hình 2.7. Hướng xe rẽ phải và rẽ trái ở nút hoa thị. ............................................... 21
Hình 3.1. Quy hoạch tổng thể giao thơng vận tải TP. Biên hịa đến năm 2010,
định hướng đến năm 2010....................................................................... 42
Hình 3.2. Mặt cắt ngang đường vành đai 1 ............................................................ 44
Hình 3.3. Mặt cắt ngang đường ðồng Khởi ........................................................... 44
Hình 3.4. Mặt cắt ngang đường QL. 1 cũ ............................................................... 45
Hình 3.5. Mặt cắt ngang đường Nguyễn Văn Trỗi ................................................. 45
Hình 3.6. Mặt cắt ngang đường tỉnh 760 ................................................................ 45
Hình 3.7. Mặt cắt ngang đường vành đai 3 . .......................................................... 46

Hình 3.7. Các trục hướng tâm về cù lao Hiệp Hịa ................................................. 46
Hình 3.8. Mặt cắt QL 1A mới ðoạn từ ngã 4 Vũng Tàu - Cổng 11 ........................ 47
Hình 3.9. Mặt cắt QL. 1A (xa lộ Biên Hồ) đoạn qua KCN Biên Hồ 1 và 2 ......... 48
Hình 3.10. Mặt cắt QL. 1A (xa lộ Biên Hồ) đoạn qua KCN AMATA .................. 49
Hình 3.11. Mặt cắt QL 15 nối dài .......................................................................... 49
Hình 3.12. Mặt cắt QL. 1 cũ - ðoạn 1 .................................................................... 49


Hình 3.13. Mặt cắt QL. 1 cũ - ðoạn 2 .................................................................... 50
Hình 3.14. Mặt cắt QL. 1 cũ - ðoạn 3 .................................................................... 50
Hình 4.1. Mặt bằng một số nút chính trên QL. 1A và QL. 1K ................................ 58
Hình 4.2. Mặt bằng nút giao ngã tư Vũng Tàu trước khi làm cầu vượt ................... 59
Hình 4.3. Kẹt xe giờ cao điểm tại ngã tư Vũng Tàu khi chưa có cầu vượt .............. 59
Hình 4.4. Nút giao ngã tư Vũng Tàu sau khi có cầu vượt nhẹ bằng thép ................ 59
Hình 4.5. Mặt bằng nút giao ngã tư Tam Hiệp ....................................................... 60
Hình 4.6. Giờ cao ñiểm tại nút giao Tam Hiệp ....................................................... 60
Hình 4.7. Mặt bằng nút giao ngã tư Amata ............................................................ 61
Hình 4.8. Ùn tắc giao thơng tại nút giao Amata giờ cao điểm ................................ 61
Hình 4.9. Mặt bằng nút giao ngã ba Chợ Sặt.......................................................... 62
Hình 4.10. Hình ảnh nút giao ngã ba Chợ Sặt ........................................................ 62
Hình 4.11. Mặt bằng nút giao ngã tư Tân Phong .................................................... 63
Hình 4.12. Hình ảnh nút giao ngã tư Tân Phong .................................................... 63
Hình 4.14. Hình ảnh nút giao ngã tư Vườn Mít...................................................... 64
Hình 4.15. Mặt bằng nút giao ngã tư Bửu Long ..................................................... 65
Hình 4.16. Hình ảnh phối cảnh nút giao ngã tư Bửu Long ..................................... 65
Hình 4.17. Các điểm xung đột trên nút giao thơng cùng mức ................................. 70
Hình 4.18. Sơ đồ giao cắt tại nút giao khi bố trí hầm chui ...................................... 70
Hình 4.19. Phương án minh họa nút giao Chợ Sặt - liên thơng hai mức. ................ 71
Hình 4.20. Phương án minh họa nút Chợ Sặt - nhánh rẽ hoàn chỉnh. ..................... 71
Hình 4.21. Phương án minh họa nút giao Tân Phong - khác mức. .......................... 72

Hình 4.22. Phương án minh họa nút giao Vườn Mít khác mức theo QL. 1K. ......... 72
Hình 4.23. Phương án minh họa nút giao Amata khác mức theo QL. 1A. .............. 74
Hình 4.24. Phương án minh họa nút giao Tam Hiệp khác mức theo QL. 1A .......... 75
Hình 5.1. Mặt bằng nút giao thơng Tam hiệp ......................................................... 77
Hình 5.2. Nút giao thơng Thủ ðức phương án hầm chui dọc QL. 1A .................... 82
Hình 5.3. Nút giao thông Thủ ðức phương án cầu vượt dọc QL. 1A ..................... 82
Hình 5.4. Mặt bằng giải pháp quy hoạch nút giao Tam Hiệp khác mức có ngầm. .. 84


Hình 5.5. Phối cảnh giải pháp quy hoạch nút giao Tam Hiệp khác mức có ngầm. .. 85
Hình 5.6. Trắc dọc thiết kế giải pháp quy hoạch hầm chui nút giao Tam Hiệp ....... 85
Hình 5.7. Mặt cắt thiết kế giải pháp quy hoạch hầm kín nút giao Tam Hiệp .......... 86
Hình 5.8. Mặt cắt thiết kế giải pháp quy hoạch hầm hở nút giao Tam Hiệp. .......... 86
Hình 5.9. Mặt bằng giải pháp quy hoạch nút giao Tam Hiệp khác mức có ngầm. .. 89
Hình 5.10. Trắc dọc thiết kế giải pháp quy hoạch hầm chui nút giao Amata .......... 90
Hình 5.11. Phối cảnh giải pháp quy hoạch nút giao Amata khác mức có ngầm. ..... 90


1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, q trình đơ thị hóa đã và đang diễn ra rất nhanh ở
khắp mọi miền trong cả nước và bộ mặt các đơ thị theo đó đã và đang thay đổi rõ rệt.
Cùng với q trình đơ thị hóa, một số lượng lớn dân cư đang chuyển từ các vùng nơng
thơn đến các thành phố, thị xã đã tạo ra nhiều áp lực cho chính quyền các đơ thị, mà
một trong số đó chính là vấn đề về giao thông. Những thập kỷ trước, do lượng cư dân ở
các đơ thị cịn ít, phương tiện giao thơng chưa nhiều thì vấn đề quy hoạch, tổ chức,
quản lý, khai thác và vận hành giao thơng đơ thị chưa được chú trọng. Ngày nay, ở các
thành phố lớn như thủ ñô Hà Nội và TP. HCM, hàng loạt các vấn ñề như ùn tắc, kẹt xe,

ô nhiễm môi trường do khói bụi của các phương tiện hay tai nạn giao thơng đã trở nên
bức xúc hơn bao giờ hết. Chính phủ cũng như chính quyền các thành phố đã đề ra
nhiều chính sách để đối phó với các vấn đề trên nhưng dường như tất cả chỉ mới dừng
lại ở mức định tính mà thiếu đi tính định lượng. Các giải pháp vì vậy cũng thường
mang tính nhất thời, tình thế mà chưa đủ tính khoa học và đặc biệt là tính chiến lược
lâu dài để đảm bảo một sự phát triển đồng bộ và bền vững.
Thành phố Biên Hịa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh
ðồng nai. Là một thành phố công nghiệp lớn của cả nước và là một trung tâm của
vùng trọng điểm kinh tế phía nam bao gồm TP. HCM - TP. Biên Hịa - TP. Vũng
tàu và có ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh, quốc phòng trọng yếu của vùng ðơng
Nam Bộ. TP. Biên Hịa là đầu mối giao lưu đa dạng của vùng đơng nam bộ với đầu
mối giao thơng quan trọng của quốc gia như ñường sắt thống nhất, Quốc lộ 1A,
Quốc lộ 51, Quốc lộ 15, Quốc lộ 1K (Quốc lộ 1 cũ). TP. Biên Hịa cách TP. HCM
30km, cách thành phố mới Bình Dương 30km, cách thành phố Vũng Tàu 80km.
Tại TP. Biên Hịa tập trung đầu mối các khu cơng nghiệp và là của ngõ phía
đơng của thành phố Hồ Chí Minh nơi tập trung giao thương trên cả nước nên lượng
giao thông qua các nút giao thông của thành phố rất lớn. Hiện nay, tồn tại trong quy
hoạch phát triển giao thơng đơ thị là tình trạng ùn tắc giao thơng ở cửa ngõ thành


2
phố, tại các nút giao thông với Quốc lộ 1A. Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp
quy hoạch nút giao thông trọng yếu của thành phố cho phát triển tương lai là rất cần
thiết và cấp bách; ñặc biệt cần quan tâm ñến các giải pháp quy hoạch kết hợp giao
thông ngầm tại các nút giao thông khác mức của thành phố.
2. Mục đích của đề tài
Căn cứ theo các phương án quy hoạch nút giao thông trên thế giới và các
thành phố lớn ở Việt Nam, phương án quy hoạch nút giao thơng khác mức có sử
dụng giao thơng ngầm là một giải pháp đáng lưu tâm trong khi quy hoạch. ðịa chất
phù hợp với việc xây dựng; ðịa hình TP. Biên Hịa là vùng đồi thoải. Các ñỉnh ñồi

lại thường tập trung các nút giao thông nên khả năng quy hoạch nút giao thơng khác
mức có ngầm là khả thi.
ðề xuất giải pháp nút giao thông chống ùn tắc giao thông ở các nút giao
thông trọng yếu. Nhất là các nút giao thông trên Quốc lộ 1A ñoạn ñi qua TP. Biên
Hòa theo phương án sử dụng mặt bằng ít nhất tránh ảnh hưởng đến cơng tác giải
phóng mặt bằng. ðưa ra giải pháp quy hoạch giao thơng khác mức có ngầm chi tiết
tại nút giao thơng Tam Hiệp của thành phố làm cơ sở ñể tham khảo quy hoạch cho
các nút giao thơng khác mức có ngầm tương tự trên địa bàn thành phố nói riêng và
các nút giao thơng tương tự ở các đơ thị cả nước nói chung.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu: giải pháp quy hoạch nút giao thơng đơ thị trong
cơng tác quy hoạch cải tạo đơ thị hiện hữu.
Phạm vi nghiên cứu: các nút giao thông trên trục QL. 1A và QL. 1K ñi qua
TP. Biên Hịa. Cụ thể giải quyết nút giao thơng ngã tư Tam Hiệp ngay tại của ngõ
phía ðơng của thành phố (giao cắt giữa QL. 1A và QL. 15).
4. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tổng thể quy hoạch giao thông TP. Biên Hịa, tỉnh ðồng Nai đến
năm 2020 và hiện trạng giao thơng từ đó chọn các nút giao thơng chính, trọng yếu
trên ñịa bàn thành phố ñể tiến hành phân tích đánh giá, đưa ra phương án quy hoạch
nút giao thông hợp lý.


3
Tiến hành thiết kế quy hoạch chi tiết cho một nút giao thơng cụ thể có kết
hợp giao thơng đường bộ mặt đất và giao thơng ngầm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như:
phương pháp lý luận, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp
phân tích, phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

- Ý nghĩa khoa học: Nội dung nghiên cứu của ñề tài là cơ sở tham khảo về
quy hoạch các nút giao thông ñô thị cho các học viên cao học, các chuyên gia tư
vấn, quản lý quy hoạch.
- Ý nghĩa thực tiễn: Nội dung ñề tài là tài liệu tham khảo về quy hoạch nút
giao thơng kết hợp giao thơng đường bộ mặt đất với giao thơng ngầm. ðề tài nghiên
cứu nhằm ñưa ra các giải pháp quy hoạch hợp lý, khoa học, có khả thi cao giúp các
nhà hoạch định, các cơ quan chính quyền có các giải pháp cho quy hoạch các nút
giao thông trọng yếu của thành phố trong lâu dài; giảm tình trạng ùn tắc và tai nạn
giao thông, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần: Mở ñầu, Phần nội dung chính, Kết luận và Kiến nghị.
Phần nội dung chính của luận văn gồm 05 chương:
- Chương 1. Tổng quan về giao thơng ngầm đơ thị và tiềm năng phát triển ở
Việt Nam;
- Chương 2. Lý thuyết về nút giao thơng đường bộ trong quy hoạch đơ thị;
- Chương 3. Hiện trạng giao thơng tại thành phố Biên Hịa, tỉnh ðồng Nai;
- Chương 4. Nghiên cứu ñề xuất phương án quy hoạch giao thông ngầm cho
một số nút giao thơng khác mức tại trung tâm thành phố Biên Hịa, tỉnh ðồng Nai;
- Chương 5. Giải pháp chi tiết quy hoạch nút giao thơng khác mức có ngầm
tại nút giao Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh ðồng Nai.
8. Lời cảm ơn
Sau thời gian theo học chương trình “Cao học” tại bộ mơn Xây dựng cơng
trình ngầm và mỏ, Khoa Xây dựng, trường ñại học Mỏ - ðịa chất, xuất phát từ


4
những nhu cầu trong công tác quy hoạch giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh và
Việt Nam, tơi được nhận ñề tài “Nghiên cứu ñề xuất phương án quy hoạch giao
thông ngầm cho một số nút giao thông khác mức tại trung tâm thành phố biên hịa
tỉnh đồng nai” cho luận văn Thạc sĩ.

Trong quá trình học tập và làm luận văn, tơi ln nhận được sự giúp đỡ của
các Thầy Cơ giáo trong Bộ mơn Cơng trình ngầm và Khoa Sau ðại học của Trường
ðại học Mỏ - ðịa chất; cũng như sự giúp ñỡ, tạo ñiều kiện của Công ty ðào tạo,
phát triển nguồn nhân lực sáu. Nhân đây cho phép tơi bày tỏ lịng biết ơn và sâu sắc
đến sự giúp đỡ, dạy dỗ q báu đó.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới GS.TS.NGƯT. Võ Trọng Hùng,
người ñã dành nhiều sự quan tâm, giúp ñỡ, hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian
thực hiện bản luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới các bạn ñồng nghiệp của cơ quan
và gia đình đã động viên và tạo điều kiện trong q trình học tập của tơi.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ GIAO THÔNG NGẦM ðÔ THỊ
VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về quy hoạch giao thơng ngầm đơ thị
Cơng trình ngầm, khơng gian ngầm đơ thị là xu hướng phát triển tất yếu của
nhân loại khi ñiều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, quỹ ñất xây dựng ngày
càng thu hẹp với các ưu điểm chính sau: con người được sống, làm việc, sinh hoạt,
mua bán, ñi lại an lành, an ninh hơn trong lịng đất; sử dụng được năng lượng từ đất
(khơng phải chỉ có năng lượng từ mặt trời); khai thác được khơng gian ngầm để tích
chứa nhiên liệu, lương thực, nước; sản xuất đá (ice), khí Biomass để cung cấp năng
lượng cho tịa nhà và đơ thị; giảm thiểu tai nạn và ách tắc giao thông; nâng cao giá
trị sử dụng đất,...
Tuy vậy, việc thiết kế, thi cơng, đầu tư khai thác, bảo hành, quản lý cơng
trình ngầm có nhiều khó khăn do cần địi hỏi có kỹ thuật và cơng nghệ mới; địi hỏi
có tính chun nghiệp cao, kiến thức về cơ học đất, nền móng, địa kỹ thuật, thủy
lực, phương pháp tính, giám sát, quản lý, tài chính, mơi trường, phong thủy; quan

trắc, dự báo được q trình thi cơng và khai thác sử dụng; có độ rủi ro cao, chi phí
lớn, lại địi hỏi phát triển nhanh do nhu cầu ñất nước và nhà ở; là một chuyên ngành
mới mẻ, chưa ñược ñào tạo ñầy ñủ toàn diện ở Việt Nam; thiếu kiến thức, kinh
nghiệm, tài liệu sách giáo khoa và đội ngũ chun gia.
Vì vậy, nghiên cứu về quy hoạch các cơng trình ngầm trong tổng thể q
trình phát triển đơ thị phục vụ nhu cầu hiện tại và tương lai là rất cần thiết.
1.2. Xu hướng phát triển giao thơng ngầm đơ thị trên thế giới
Q trình đơ thị hóa trên thế giới tiến triển nhanh là điều kiện thuận lợi cho
khơng gian ngầm đơ thị được khai thác mở rộng. Ngồi tàu ñiện ngầm và hầm vượt
sông ngày càng nhiều, trong các đơ thị đã xuất hiện nhiều loại cơng trình ngầm mới
như đường phố ngầm, đầu mối giao thơng ngầm (Nhật), nhà hát, bể bơi, sân vận
ñộng ngầm (Thụy ðiển, Na Uy, Phần Lan), kho tàng và kho lạnh ngầm (Hoa Kỳ),
Bảo tàng Louvre (Pháp),…


6
Khơng gian ngầm có vai trị ngày càng quan trọng, năm 1983 Ủy ban Kinh tế
và Xã hội Liên hợp quốc đã ra nghị quyết về khơng gian ngầm, xem không gian
ngầm là một loại tài nguyên.
Không gian ngầm ngày càng chứng tỏ là một không gian thứ hai của ñô thị.
Năm 1991, Hiệp hội quốc tế về hầm và không gian ngầm tổ chức hội thảo quốc tế,
ra tuyên ngơn Tokyo nhận định Thế kỷ XXI là thế kỷ sử dụng khơng gian ngầm,
xem khơng gian ngầm như đất ñai và khoáng sản, ñều là tài nguyên thiên nhiên quý
báu. Việc phát triển và sử dụng phải có quy hoạch nghiêm túc, khoa học để khơng
hủy hoại và lãng phí loại tài ngun này. Quy hoạch khơng gian ngầm ñô thị là chủ
ñề ñược Hiệp hội các trung tâm Nghiên cứu sử dụng khơng gian ngầm đơ thị quan
tâm ñưa ra thảo luận tại các hội thảo quốc tế tại Raris năm 1995, Tây An 1999,
Thẩm Quyến 2009.
Trong thế kỷ XXI, khơng gian ngầm đơ thị sẽ phát triển mạnh mẽ trên quy
mơ rộng lớn để giải quyết một loạt vấn đề giao thơng đơ thị, cải tạo các khu đơ thị

cũ, tăng thêm khơng gian xanh, tăng trưởng kinh tế. Ngày nay, người ta ñã ñề cập
ñến phát triển tổng hợp đơ thị ngầm chứ khơng chỉ là khơng gian ngầm đơ thị.
Hệ thống giao thơng ngầm, cụ thể là hệ thống Mê tro ñược xây dựng nhằm
mục ñích: tăng năng lực vận tải hành khách, giảm mật độ giao thơng, tiết kiệm diện
tích giao thơng trên mặt, kết nối các khu vực, các thành phần của hệ thống giao
thông trên mặt.
Một số nước trên thế giới như Anh từ năm từ năm 1863 đã có tuyến tàu ñiện
ngầm ñầu tiên tại Luân ñôn (ñường sắt Metro-Polytan), năm 1927 nước Nhật cũng
có tuyến tầu điện ngầm đi vào hoạt ñộng nối liền Tokyo và Asakusa, từ những năm
60 của thế k XX các nước như Nga, Canada, Mỹ Trung quốc… đã tiến hành khai
thác sử dụng khơng gian ngầm như một không gian thứ hai nhằm tăng quỹ đất xây
dựng các cơng trình cơng cộng trong đó có cơng trình giao thơng và thực tế rất hiệu
quả, ngày nay việc sử dụng khơng gian ngầm được rất nhiều nước trên thế giới áp
dụng ñây là một xu thế tất yếu khách quan.
Kiến trúc sư người Pháp Hénard gợi ý nên chuyển giao thơng đơ thị, vận
chuyển chất lỏng, rác thải và hàng hóa vào đường hầm nhiều tầng. Tuy vậy, trước


7
Thế chiến II các đơ thị chỉ mới chú ý khai thác nước ngầm, xây dựng hành lang kỹ
thuật, và một số đơ thị lớn như New York, Paris, Berlin, Mátxcơva phát triển hệ
thống tàu ñiện ngầm. Trong chiến tranh, ga tàu ñiện ngầm Mátxcơva và Berlin là
nơi trú ẩn phịng khơng rất an tồn. Sau chiến tranh việc xây dựng ñã lan tỏa ñến
Sapporo, Sendai, Yokohama, Nagoya, Kyoto, Kobe,… Canada từ những năm 60
của thế kỷ XX ñã nổi tiếng và hiểu quả với thành phố ngầm Montreal và hệ thống
Metro hay cơng trình Place Ville-Marie tổ hợp bất ñộng sản của thành phố.
Các nút giao thông ñồng mức hiện nay ñã trở nên quá lạc hậu, quá nguy
hiểm, khơng đáp ứng được nhu cầu phát triển bền vững và an tồn. Xu hướng quy
hoạch các nút giao thơng hiện nay là quy hoạch lập thể (có thể kết hợp ñường bộ
với ñường trên cao, hoặc ñường bộ với đường hầm giao thơng,...).


Hình 1.1. Thành phố ngầm Montreal-Canada (Nguồn: internet)
1.3. Tiềm năng về phát triển giao thơng ngầm đơ thị tại Việt Nam
Cho tới cuối thế kỷ XX, Ở Việt Nam vẫn chưa có cơng trình ngầm đơ thị nào
như hệ thống tàu ñiện ngầm, bãi ñỗ xe ngầm, hầm dành cho người ñi bộ,... ñược xây
dựng. Trong những năm ñầu thế kỷ XXI và tương lai gần, các cơng trình ngầm sẽ
xây dựng ở các thành phố lớn.
1.3.1. Thủ đơ Hà Nội
Cơng trình ngầm tại nút giao thơng: Một trong các giải pháp xây dựng có hiệu
quả khi xây dựng nút giao là sử dụng các cơng trình ngầm tại các nút giao. Các dự án


8
xây dựng hầm bộ hành ñã và ñang ñược triển khai như ở nút Ngã Tư Vọng, nút Kim
Liên, nút Ngã Tư Sở, hầm chui và nút giao Trung tâm Hội nghị quốc gia,…
Hầm Kim Liên dài 644,69m (phần hầm kín dài 140m, phần hầm mở dài
405m, phần đường dẫn 99,69m). Chiều rộng của hầm là 18,5m, chiều cao 4,75m.
Trong hầm sẽ bố trí hệ thống thơng gió bằng quạt hút.

Hình 1.2. Hầm nút giao thơng Kim Liên (Nguồn: internet)
Cơng trình ngầm vượt sơng: Một dự án về hầm vượt sơng Hồng đã được đề
xuất nhưng chưa thấy tiến triển nhiều.
ðường sắt đơ thị/tàu điện ngầm (Metro): Mạng lưới giao thơng đường sắt, dù
là xun quốc gia hay trong đơ thị, đã được nhận thức là phải đóng vai trị chủ đạo.
Hiện có hai dự án metro đang được thực hiện là:
- Dự án tuyến đường sắt đơ thị thí ñiểm, ñoạn Nhổn-Ga Hà Nội theo hướng
ñông-tây dài khoảng 12,5 km trong đó có khoảng 9 km đi cao, 4 km hầm và 4 ga ngầm.
- Dự án xây dựng tuyến đường sắt đơ thị Thành phố Hà Nội, tuyến 2 theo
hướng bắc-nam; giai ñoạn 1: Từ Liêm/Nam Thăng Long-Thượng ðình. Riêng dự án
này phân làm 2 tiểu dự án là DA1 từ Nam Thăng Long-phố Trần Hưng ðạo và DA2

từ phố Trần Hưng ðạo đến Thượng ðình. DA1 có chiều dài 11,545 km, ñi qua
huyện Từ Liêm, các quận: Tây Hồ, Cầu Giấy, Ba ðình, Hồn Kiếm; tuyến đi theo
lộ trình sau: điểm đầu Nam Thăng Long (khu đơ thị CIPUTRA) theo ñường Nguyễn


9
Văn Hun kéo dài-Hồng Quốc Việt-Hồng Hoa Thám-Thuỵ Kh-Phan ðình
Phùng-Hàng Giấy-Hàng ðường-Hàng Ngang-Hàng ðào-ðinh Tiên Hồng-Hàng
Bài (điểm cuối tuyến giao với phố Trần Hưng ðạo). ðoạn đi cao: từ
Km0+400÷Km2+601, đoạn ñi ngầm dài 8,54 km: từ Km2+601÷Km11+145 với 3
ga trên cao và 8 ga ngầm.
Việc lựa chọn giữa các phương án hầm cho hệ thống Metro đơ thị chủ yếu là kết
quả của sự phân tích đa ngành ban đầu trong đó đều phải có sự tham gia của các
chun gia về tuyến, về thiết kế ga chức năng, về các hệ thống ñường sắt, khai thác
tuyến metro, về an tồn, về thơng gió, chống cháy, địa kỹ thuật, chuẩn bị công trường
thi công và khoan hầm. Hiện nay, giai đoạn thiết kế kỹ thuật đang được xúc tiến.
Cơng trình ngầm bãi đỗ xe, cơng trình ngầm chứa đường dây ñường ống kỹ
thuật và các loại ñường ngầm khác: Thành phố dự kiến xây dựng 1 số bãi ñỗ xe, khai
thác ngầm các ñiểm dịch vụ thương mại, vệ sinh cơng cộng,... hiện đang có sự chuẩn bị
cho dự án xây gara ôtô ngầm ở vườn hoa Hàng ðậu, nghiên cứu cho sự khai thác
không gian ngầm phục vụ mục ñích thương mại tại các ga ngầm và các tổ hợp thương
mại dọc theo hai tuyến metro ñầu tiên số 1 và 3 nói trên; đã có phác thảo dự án thí điểm
hạ ngầm cáp điện, và triển khai xong tuyến ống đưa nước từ sơng ðà về thủ đơ Hà Nội.
Tuy nhiên, hệ thống chứa và thoát nước thải và nước mưa dưới sâu cho thành phố và
hệ giếng sâu bơm cao áp đi kèm là chưa có quy hoạch.
1.3.2. Các thành phố ở miền Trung
Thành phố Huế: Một dự án hầm ngầm vượt sông Hương nối khu trung tâm thành
phố với khu vực ðại Nội có được nghiên cứu nhưng khả năng xây dựng là chưa rõ.
Thành phố ðà Nẵng cũng nghiên cứu dự kiến xây dựng hầm chui qua ñường
dành cho người ñi bộ, tại trước siêu thị và công viên 29/3, rộng 6 mét, cao 4 mét.

Cơng trình hầm giao thơng nổi bật nhất là hầm chui qua đèo Hải Vân, là một
cơng trình hầm giao thơng trọng điểm, tầm cỡ quốc gia. Hầm chính dài 6.280m, mặt
cắt ngang hình vịm diện tích 89m2, đáy vịm là mặt đường ơ tơ 2 làn xe (mỗi làn
rộng 3,75m và 1,25m lề tránh xe). Chạy song song cách hầm chính 30m là hầm lánh
nạn (cịn gọi là hầm thốt hiểm) dài 6.286m, mặt cắt ngang diện tích 15,5m2. Nối


10
giữa hầm chính và hầm thốt hiểm là 10 hầm ngang đều có mặt cắt ngang diện tích
15,5m2. Ngồi ra, một số cơng trình hầm giao thơng đường bộ khác như: hầm đèo
Ngang (giữa Quảng Bình và Huế), hầm ðèo Cả (giữa Phú n và Khánh Hịa),...

Hình 1.3. Cửa phía Nam, hầm chui qua ñèo Hải Vân (Nguồn: internet)
1.3.3. Thành phố Hồ Chí Minh
Cơng trình ngầm tại nút giao thơng: do nhiều giao lộ đang ở trong tình trạng q
tải nên biện pháp tốt nhất là dùng hầm ñể giao ngầm. TP ñã lập dự án chuyển một số
nút giao thơng cùng mức thành giao thơng khác mức bằng hình thức chui ngầm.
Cơng trình ngầm vượt sơng: Hầm sơng Sài Gịn là một phần của dự án đại lộ
ðơng Tây, giúp kết nối quận 01 với khu đơ thị mới Thủ Thiêm quận 02. ðây là
đường hầm vượt sơng hiện ñại nhất ðông Nam Á, dài 1.490m với 06 làn xe.

Hình 1.4. Nút giao thơng đầu cầu phía Nam cầu Thủ Thiêm (Nguồn: internet)


11

Hình 1.5. Hầm sơng Sài Gịn nối Q.01 và Q.02 (Nguồn: internet)
Các tuyến đường sắt đơ thị (Metro): Thành phố Hồ Chí Minh đã lập dự án
nghiên cứu tiền khả thi về hệ thống giao thơng đơ thị bằng phương tiện bánh sắt,
trong đó có hệ thống metro khép kín. Một số tuyến chính được dự kiến xây dựng

như: tuyến số 1 Bến Thành-Suối Tiên dài 19,7 km, tuyến số 2 từ ngã tư An SươngBến Thành-Thủ Thiêm dài 19 km, tuyến số 3 từ Quốc lộ 13-bến xe Miền ðông-Tân
Kiên dài 24 km, tuyến số 4 từ cầu Bến Cát-ñường Nguyễn Văn Linh dài 24 km,
tuyến số 5 từ cầu Sài Gòn-bến xe Cần Giuộc dài 17 km, và tuyến số 6 từ ngã ba Bà
Quẹo-vòng xoay Phú Lâm dài 6 km.
Cơng trình ngầm bãi đỗ xe, cơng trình ngầm chứa ñường dây ñường ống kỹ
thuật và các loại ñường ngầm khác: Thành phố dự kiến xây dựng một số bãi ñỗ xe,
khai thác ngầm các ñiểm dịch vụ thương mại, vệ sinh cơng cộng,... Dự án xây nhà
để xe ơtơ ngầm ở cơng viên Tao ðàn, ở góc ñường Huyền Trân Công Chúa và
Nguyễn Du và gara ôtô ngầm ở công viên Lê Văn Tám,...
Như vậy, cùng với sự phát triển kinh tế, các cơng trình ngầm giao thơng đơ
thị cũng ngày càng được xây dựng nhiều ở trên khắp các vùng miền của Việt Nam.
Việc nghiên cứu, tính tốn các giải pháp kinh tế kỹ thuật khi quy hoạch giao thơng
đơ thị có ngầm là vấn đề cần thiết và phải ñầu tư nghiên cứu cẩn thận, kỹ lưỡng.
1.4. Nhận xét Chương 1
Quy hoạch không gian công trình ngầm nói chung hay quy hoạch giao thơng
ngầm là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên thế giới và Việt
Nam. Tuy các ñòi hỏi về kỹ thuật cũng như phương tiện thi cơng các cơng trình


12
ngầm rất cao nhưng các lợi ích của cơng trình ngầm đem lại như về mỹ quan đơ thị
hay hiệu quả sử dụng đất là rất lớn, trong q trình quy hoạch tổng thể đơ thị cần
xem xét đưa vào các quy hoạch hệ thống các cơng trình ngầm.
TP. Biên Hịa là một trong các đầu mối giao thơng quan trọng của vùng
ðơng Nam Bộ, có nhiều tuyến Quốc lộ ñi qua nội thị, lưu lượng giao thông, vận tải
hàng hóa rất lớn trên các tuyến Quốc lộ. Tại các nút giao thơng trong TP. Biên Hịa
việc mở rộng thêm nhiều làn xe là rất khó khăn do quỹ đất hạn chế. Mặt khác, nếu
mở rộng các nút giao ñể thơng xe trên cùng mặt bằng (nút giao đồng mức) vẫn
khơng giải quyết được các điểm xung đột giữa các dịng xe vào nút. Với đặc điểm
địa hình, địa chất tại TP. Biên Hòa việc quy hoạch phát triển hệ thống giao thơng

nổi và cơng trình ngầm tại các nút giao thơng chính về mặt kỹ thuật vẫn đảm bảo
được, ñồng thời ñây cũng là nhu cầu khách quan cả hiện tại và trong tương lai là
giải pháp tốt nhất.


13

CHƯƠNG 2
LÝ THUYẾT VỀ NÚT GIAO THÔNG ðƯỜNG BỘ
TRONG QUY HOẠCH ðƠ THỊ
2.1. Tổng quan về nút giao thơng đường bộ
2.1.1. Khái niệm nút giao thông
Nút giao thông là nơi giao nhau trên cùng một mặt phẳng hoặc các mặt
phẳng khác nhau giữa các đường ơ tơ hoặc giữa đường ơ tơ và đường sắt, tại đó xe
tiếp tục hoặc ñổi hướng cuộc hành trình.
2.1.2. ðặc ñiểm của nút giao thông
Tại nút giao thông xe cộ nhiều, thành phần xe phức tạp, khách bộ hành qua
đường đơng.
Số lượng điểm xung đột giữa các dịng xe tại nút giao thơng lớn, hình thành
các điểm giao cắt, điểm nhập dịng, tách dịng.
Diện tích nút giao thơng nhỏ hẹp.
Có hiện tượng cản trở lẫn nhau giữa các phương tiện GT, giữa xe và người
qua ñường nên thường xuyên gây tai nạn, ùn tắc giao thơng, giảm khả năng thơng
hành, tăng lượng khí thải trong nút giao thông.
2.1.3. Phân loại nút giao thông
2.1.3.1. Theo kiểu giao cắt, nút giao thông chia thành hai loại
- Nút giao cùng mức;
- Nút giao khác mức: nút giao triệt để và khơng triệt để.
2.1.3.2. Theo hình thức điều khiển, nút giao thông chia thành hai loại
- Nút giao thơng có đèn điều khiển;

- Nút giao thơng khơng có ñèn ñiều khiển.
2.1.3.3. Theo phương pháp hóa giải các xung ñột tại nút, nút giao thông chia thành
hai loại: nút giao cùng mức và nút giao khác mức
a. Nút giao cùng mức
Là nút giao mà các hướng giao cùng trên một mặt bằng, chia ra thành bốn
dạng chính:


14
- Nút ñơn giản: các xung ñột tại nút vẫn có thể chấp nhận, được áp dụng
khi lượng xe rẽ dưới 30 xcqñ/giờ và tốc ñộ xe rẽ dưới 25 km/giờ. Loại hình này
có thể mở rộng hoặc khơng mở rộng;
- Nút kênh hóa: là nút mà một số dịng xe trong nút ñược phân chia sử dụng
kênh, làn riêng. Khi phân chia dùng các ñảo (tam giác, giọt nước, trung tâm) để che
lấp khơng gian trống ở mặt đường;
- Nút hình xuyến: chuyển các xung đột nguy hiểm kiểu giao cắt thành xung
đột trộn dịng;
- Nút điều khiển bằng ñèn tín hiệu: cách ly các luồng xe xung ñột bằng cách
phân chia theo thời gian. Loại hình này khơng khuyến khích sử dụng trên đường ơ
tơ, nhất là khi tốc độ tính tốn trên 60 km/h.
b. Nút giao thơng khác mức
Dùng cơng trình (hầm hay cầu) cách ly các dịng xe để hóa giải xung đột. Có
hai loại chính:
- Nút khác mức liên thơng: trong nút có nhánh nối ñể xe có thể chuyển
hướng trên thực tế;
- Nút vượt (nút trực thơng): khơng có nhánh nối, các luồng xe chủ yếu qua
nút nhờ cơng trình để cách ly các luồng xe khác.
2.1.4. Một số phương pháp lựa chọn loại hình nút giao thơng
2.1.4.1. Phương pháp lựa chọn theo lưu lượng giao thơng
a. Phương pháp đồ thị của E.M. Lơbanơv (CHLB Nga)

ðồ thị ñược xây dựng dựa trên lưu lượng xe chạy trên đường chính và trên
đường phụ (N xe/ngày ñêm). ðồ thị ñược chia làm 4 vùng (hình 2.1), vùng (1) ứng
với các nút giao thơng đơn giản, vùng (2) xây dựng nút giao thơng có đảo dẫn
hướng trên ñường phụ, vùng (3) xây dựng ñảo dẫn hướng trên cả hai tuyến chính và
phụ và vùng (4) là giao nhau khác mức.


×