Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.64 KB, 2 trang )
5 bước trong giải quyết xung đột với khách hàng
Là một người bán hàng chuyên nghiệp hay một nhân viên dịch vụ khách hàng trong một
doanh nghiệp, bạn không tránh khỏi những tình huống xung đột với khách hàng. Vậy làm
thế nào để bạn không bị cảm xúc của mình cuốn trôi theo cơn bực bội của các thượng đế?
Làm thế nào để khách hàng nói lời cảm ơn bạn dù trước đó họ vẫn còn trong cơn bốc
hỏa? Đó có lẽ là một câu hỏi khó với ngay cả những người đã có nhiều năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực này.
1. Hãy tư duy một cách tích cực
Có nhiều người nghĩ rằng, khách hàng phàn nàn về sản phẩm hay dịch vụ của mình nghĩa
rằng đó là điều không tốt. Nhưng nếu bạn xét ở một khía cạnh khác thì bạn sẽ thấy rằng
đó là một điều tốt, là cơ hội để bạn không ngừng hoàn thiện về sản phẩm và dịch vụ của
mình. Khách hàng có quan tâm đến công ty bạn thì họ mới phàn nàn với bạn và cho bạn
cơ hội sửa đổi. Nếu khách hàng không phàn nàn mà lẳng lặng bỏ đi sang công ty khác thì
bạn cũng đâu còn cơ hội để sửa chữa sai lầm. Mỗi khi khách hàng không hài lòng với bạn
về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, hãy nghĩ lạc quan coi đây là thử thách mình cần vượt
qua.
2. Đừng để cảm xúc của bạn bị cuốn trôi
Nhiều người bán hàng hay nhân viên dịch vụ khách hàng thất bại bởi không thể kiểm soát
được cảm xúc của mình mỗi khi gặp phải khách hàng khó tính. Họ thường bị những cơn
bực tức của khách hàng cuốn trôi. Bạn nên hiểu, đã là khách hàng họ có quyền phàn nàn
về sản phẩm của bạn dù nó có hoàn hảo đển đâu. Bản thân bạn cũng vậy, khi ra ngoài cửa
hiệu mua một cái áo, bạn cũng tìm mọi cách chê lên chê xuống thì không lẽ gì khách
hàng của bạn không có quyền làm như vậy? Trong những tình huống đó, bạn hãy hít thở
thật sâu và tự thưởng cho mình một cốc nước lạnh để lấy lại bình tĩnh.
3. Giúp khách hàng giải tỏa cơn bực bội
Khi khách hàng nóng giận, nhu cầu cao nhất của họ nhiều khi chỉ để “xả cho bõ ghét”.
Trong những tình huống như vậy bạn hãy sẵn sàng làm bị bông cho họ đấm nhưng không
phải là mọi vấn đề. Hãy học và sử dụng kỹ năng lắng nghe của bạn. Hãy đặt mình vào vị
trí khách hàng để hiểu cảm xúc của họ. Hãy để khách hàng thấy bạn đang đứng về phía
họ, là một người bạn của họ. Những cái gật đầu, những ngôn từ dạ, vâng ạ, thế ạ, thật