Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số giải pháp kích thích hứng thú học ngữ văn cho học sinh trung tâm GDNN GDTX lang chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.31 KB, 20 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài
Văn học vừa là một môn học, vừa là môn nghệ thuật, vừa là đời sống thu
nhỏ. Dạy văn vừa là dạy khoa học, vừa là dạy nghệ thuật, vừa là dạy cách làm
người. Học văn khơng chỉ cần một lí trí sắc bén mà còn cần một trái tim giàu cảm
xúc. Dạy học văn mà thiếu đi một trong những yếu tố ấy thì khơng những chất
lượng khơng cao mà có khi hiệu quả tác động cũng không tốt.
Ai cũng biết văn học có vai trị khơng thể thiếu trong việc nâng cao chất
lượng đời sống tinh thần của con người, góp phần thanh lọc tâm hồn con người,
hướng con người tới cái chân -thiện - mĩ. Từ xưa đến nay văn học đã trực tiếp
hoặc gián tiếp chắp cánh, nâng đỡ cho biết bao nhiêu thiên tài đạt đến đỉnh cao
của trí tuệ nhân loại...
Đã từ lâu, trong trường phổ thơng, mơn Ngữ văn nói chung và đặc biệt
trong đó, phần môn văn học núi rừng luôn được xác định là mơn học chính trong
việc kiến thiết tâm hồn thế hệ trẻ.
Nhưng việc dạy học Ngữ văn trong các nhà trường phổ thông hiện nay núi
chung và các trường Trung tâm GDNN-GDTX núi rừng đang tồn tại khơng ít
những thực tế đáng buồn, đáng trăn trở, nhất là chuyện nhiều học sinh chưa u
thích và chưa tự nguyện gắn bó với mơn Ngữ văn. Thiết nghĩ, một trong những
biện pháp góp phần khắc phục tình trạng đáng buồn ấy là phải tìm các giải pháp
kích thích hứng thú học Ngữ văn của học sinh đặc biệt là học sinh trung học phổ
thông.
Sáng kiến này được viết nhằm tạo thêm kinh nghiệm cho đồng nghiệp
trong giờ dạy Ngữ văn. Giúp giờ dạy Ngữ văn bớt nhàm chán, gây hứng thú học
Ngữ văn cho học sinh, giúp các em có thêm vốn sống, vốn hiểu biết . Đồng thời
góp phần vào tiến trình đổi mới phương pháp giảng dạy.
Đó là lý do tơi chọn đề tài: Một số giải pháp kích thích hứng thú học
Ngữ văn cho học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Lang Chánh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1



Tạo hứng thú học Ngữ văn cho học sinh trong nhà trường phổ thông là
điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Giúp các em u thích bộ mơn Ngữ văn hơn.
Giúp các em tiếp nhận và lĩnh hội được những giá trị thẩm mĩ, giáo dục và nhận
thức mà văn học mang lại. Qua đó các em biết điều chỉnh hành vi, định hướng lối
sống , giúp cho việc hình thành nhân cách, đạo đức .
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp kích thích hứng thú học Ngữ văn cho
học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Lang Chánh.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu về việc đưa ra một số giải
pháp kích thích hứng thú học Ngữ văn cho đối tượng học sinh Trung tâm GDNNGDTX Lang Chánh.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2019-2020 trở lại đây.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra
- Khảo sát, thu thập thông tin, thực nghiệm
- Phương pháp so sánh đối chiếu
PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở của việc chọn sáng kiến
2.1.1. Cơ sở lý luận
Như thế nào Là hứng thú? “Hứng thú là sự ham thích”, là sự “ nổi lên,
bộc lộ ra” cảm xúc thích thú, phấn khích, say mê trước một đối tượng nào đó (Từ
điển Tiếng Việt-Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2000). Hứng thú là một trạng thái
tinh thần khiến con người có thể giải tỏa được sự mệ mỏi, căng thẳng, giúp tập
trung vào công việc và tạo động lực làm việc.
Người giáo viên được vinh danh là những kĩ sư tâm hồn, nghĩa là những
người xây dựng, làm giàu, làm mới và làm đẹp tâm hồn con người. Để đảm bảo
được vai trị cao q đó, người giáo viên phải biết vận dụng một cách sáng tạo,
linh hoạt và phù hợp các phương pháp giảng dạy để đem lại hiệu quả giáo dục
cao nhất. Do đó, ngồi việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy vai trò
trung tâm của học sinh thì việc khơi gợi được hứng thú học tập của người học

2


người giáo viên mới có thể mở được cánh cửa tâm hồn của các em để làm nhiệm
vụ là một kĩ sư “tâm hồn” của mình.
Tuy nhiên, để tạo được hứng thú trong học tập nói chung và tạo được
hứng thú trong giờ học đối với bộ môn Ngữ văn nói riêng khơng phải là điều dễ
dàng thực hiện. Học văn khơng đơn thuần chỉ là một mơn học bình thường. Văn
học cịn là một loại hình nghệ thuật, tiếp nhân văn học không đơn thuần là thu
nhận kiến thức, việc tiếp thu các hình tượng văn học cịn là một quá trình diễn
biến phức tạp của tư duy người đọc. Để tiếp thu được các hình tượng văn học, các
em phải thơng qua việc khai thác hệ thống hình tượng nghệ thuật để khám phá
được chiều sâu tư tưởng, tình cảm mà nhà văn muốn gửi gắm. Đây thực sự là một
vấn đề khó, nhất là khi các em cịn nặng về tư duy trực quan, cảm tính. Và vì vậy
học sinh khơng dễ thấy hứng thú. Điều này cũng là một thử thách với người dạy.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, nhiều học sinh trong các trường phổ thơng nói chung và các cơ
sở GDNN-GDTX nói riêng khơng hứng thú với bộ mơn Ngữ văn, thậm chí
khơng ít em cảm thấy chán, ghét hoặc sợ học văn. Việc học văn trở nên khiên
cưỡng, ép buộc, rời rạc. Tỉ lệ học sinh đạt khá, giỏi môn Ngữ văn thấp (khoảng 15
- 20%); Kiểm tra, thi cử thì đối phó, chiếu lệ.... Văn chương trong nhà trường
chưa phát huy được sức mạnh vốn có của nó...
Tâm lí chán học văn ở một bộ phận không nhỏ ở học sinh phổ thơng, có
rất nhiều ngun nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Trong phạm vi bài viết này tôi
chỉ đề cập đến một số vấn đề cơ bản:
- Cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay đặt ra một yêu cầu rất bức thiết cho
mọi người là phải cố gắng tìm cho mình một nghề nghiệp “kiếm ra tiền”. Nhưng
học Ngữ văn hiện nay rất khó chọn nghề hoặc nghề khó kiếm ra nhiều tiền. Vì thế
nhiều bậc phụ huynh và học sinh cho rằng: Học văn không thiết thực mà phải học
Tốn - Lí - Hố thì mới dễ kiếm việc làm và có được cuộc sống sung sướng sau

này.

3


- Do cơ chế mở cửa dẫn đến sự tràn lan của nhiều nguồn thông tin, nhiều
loại văn chương, trong đó có cả văn chương độc hại dẫn đến việc tiếp nhận giá trị
của những áng văn chương đích thực bị lệch chuẩn.
- Đặc biệt phương pháp dạy học Ngữ văn ở hầu hết trường phổ thơng hiện
nay cịn tồn tại nhiều bất cập, xảy ra ở một số trường hợp:
+) Cô giáo thuyết giảng, làm hết cả việc của trị, học trị chỉ có mỗi
việc là ngồi nghe, chép và ghi nhớ một cách thụ động.
+) Đập tác phẩm thành những vấn đề vụn vặt, làm mất đi tính nghệ
thuật của tác phẩm, khiến cho giờ dạy học văn mà giống như một giờ dạy học
chính trị hoặc khoa học đơn thuần khô khan, cứng nhắc.
2.2. Thực trạng giảng dạy trước khi đưa ra giải pháp
*Chất lượng nhân văn trong đời sống tinh thần của tuổi trẻ có nhiều vấn
đề đáng báo động:
- Lối sống hưởng thụ, ích kỉ, chỉ biết đòi hỏi quyền lợi cá nhân ngày càng
phổ biến ở giới trẻ.
- Lối sống giả dối, sáo rỗng cũng ngày càng gia tăng.
- Rất nhiều học sinh thờ ơ, lạnh nhạt trước những cảm xúc nhân văn lành
mạnh, trước nỗi đau của con người... như: Thờ ơ trước nỗi đau của nàng Kiều,
giễu cợt hành động xả thân vì việc nghĩa của Lục Vân Tiên hay sự dửng dưng
trước những hiện tượng ngang trái ngoài xã hội...
- Số lượng học sing có lối sống thơ bạo, gian manh dường như cũng ngày
càng gia tăng, bằng chứng là ngày càng nhiều số lượng các vụ cướp giật, cờ bạc,
nghiện ngập, chấn lột đánh người do học sinh gây ra.
*Sự non yếu về năng lực cảm thụ và kĩ năng viết văn, kĩ năng tạo lập văn
bản:

- Học sinh hiện nay khơng ít em ngại đọc văn bản nghệ thuật (tác phẩm
văn chương), khả năng tưởng tượng yếu nên chưa có được năng lực cảm thụ,
thẩm bình văn chương một cách nhạy bén, tự giác theo đúng nghĩa của từ cảm
thụ, mà phần lớn các em chỉ quen sao chép văn mẫu, ghi nhớ máy móc những
điều trong sách vở hoặc những điều thầy cơ cho ghi. Vì thế nhiều em không tự
4


xây dựng được văn bản, các kĩ năng làm văn cơ bản nhất như dựng đoạn, lập dàn
ý, chuyển ý... cũng rất lúng túng.
- Bản lĩnh nghệ thuật ở lứa tuổi học sinh đa số còn non yếu, dễ bị các loại
văn hố phẩm độc hại ngồi thị trường thâm nhập vào thói quen thẩm mĩ của
mình. Phần lớn các em thích truyện trinh thám, truyện tranh, những tiểu thuyết
tình yêu không lành mạnh...
- Một điều đáng buồn nữa là: Tiếng Việt thực hành và kĩ năng giao tiếp
của học sinh đa số cịn yếu, chuyện học sinh bí từ, diễn đạt lủng củng, tối nghĩa
còn hết sức phổ biến mà nguyên nhân chính là sự nghèo nàn về vốn từ, là sự chưa
am hiểu tường tận về tiếng mẹ đẻ.
Từ thực trạng trên, để công việc giáo dục đạo đức nhân văn và trình độ trí
tuệ cho học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Lang Chánh đạt kết quả tốt hơn, tôi
đã mạnh dạn áp dụng linh hoạt và đồng bộ một số giải pháp nhằm kích thích hứng
thú học Ngữ văn của học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Lang Chánh , từ đó nâng
cao chất lượng dạy học Ngữ văn trong nhà trường.
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Đặc biệt chú trọng việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Trung tâm GDNN-GDTX và phân tích giá trị của trình độ văn hố, văn học
đối với mỗi người.
- Nắm bắt được tâm lí, suy nghĩ thực dụng nhưng chính đáng của phụ
huynh và học sinh hiện nay là học cái gì thiết thực với việc tìm kiếm một cái “cần
câu cơm”. Vì vậy tơi có ý thức chú trọng việc định hướng nghề nghiệp cho học

sinh ngay từ khi mới vào lớp 10, để các em nhận thức rõ cái đích cần phải đến và
sẽ đến được. Một khi có mục đích rõ ràng, có đường đi, có điểm đến chính xác
các em sẽ chuyên tâm, hứng thú và tự giác hơn đối với việc học Ngữ văn giống
như kiểu con người ta sống có mục đích vậy. Nếu như không xác định vững vàng
một hướng đi, chắc chắn các em sẽ bị phân tâm, dễ dao động thậm chí chán nản,
mất phương hướng và sẽ dẫn đến tâm lí chán học, ngại học.
- Phân tích cho học sinh thấy rõ vai trị to lớn, vị trí quan trọng của văn
chương- nghệ thuật, tiếng Việt thực hành, kĩ năng tạo lập văn bản đối với công
5


việc nói riêng và cuộc sống nói chung của mỗi người. Khiến cho mọi học sinh đều
thấm nhuần tư tưởng: dù làm gì, ở đâu, trong bất kỳ mơi trường nào mơn Ngữ văn
cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công việc và đời
sống con người.
Để chỉ cho học sinh một hướng đi, một cái đích cần đến, tơi căn cứ vào
năng lực học Ngữ văn và các môn học khác của từng em, căn cứ vào sở thích, sở
trường, tính cách của các em để định hướng. Để có được những căn cứ chính xác
tôi thường tiến hành khảo sát bằng nhiều biện pháp:
- Kiểm tra chất lượng để nắm bắt năng lực học.
- Điều tra sở thích, sở trường của từng học sinh.
- Gần gũi, quan tâm để hiểu được tính cách, hồn cảnh của học sinh...
Khi đã có được những căn cứ khá chính xác, tơi mới tiến hành tận dụng
thời gian trong giờ sinh hoạt, lúc giải lao, khi thầy trò có điều kiện tâm sự thân
tình để hướng cho các em nên thi vào những trường nào vừa sức và làm những
công việc phù hợp. Chẳng hạn học sinh học khá cả ba môn : Ngữ văn- Lịch sửĐịa lý tôi sẽ khuyên các em nên chọn thi vào sư phạm khối C ( nếu học sinh đó
yêu trẻ và ưa sự ổn định); Thi vào phân viện báo chí và tuyên truyền ( nếu học
sinh đó năng động và thích đi đây đi đó); Thi vào đại học luật ( nếu học sinh đó
năng động, chặt chẽ và có khả năng hùng biện tốt).
Nhưng học sinh học khá Văn - Tốn - Ngoại ngữ tơi sẽ khun các em tập

trung thi sư phạm khối D hoặc ĐH- CĐ du lịch (nếu các em có một ngoại hình
khá và ưa hoạt động). Đối với học sinh học văn chỉ ở mức trung bình mà có một
khả năng đặc biệt nào đó tơi sẽ khun các em nên lựa chọn và thi vào các trường
trung cấp như: Trung cấp nhạc (Nếu có năng khiếu âm nhạc); trung cấp hoạ ( Nếu
có năng khiếu hội hoạ).
Không chỉ dừng lại ở việc định hướng nghề cụ thể cho học sinh mà tơi
cịn tiến hành phân tích, lý giải cho các em hiểu rõ: Làm việc gì cũng cần một kỹ
năng diễn đạt, giao tiếp tốt, phải có được một tầm nhìn mang tính nhân văn sâu
sắc thì hiệu quả cơng việc mới hồn hảo, đừng tưởng làm kỹ sư, bác sỹ hay làm
công nhân, nơng dân thì khơng cần đến văn chương- nghệ thuật. Hơn nữa, sự tròn
6


trịa về nhân cách, sự phong phú về tâm hồn sẽ cho các em thấy cuộc sống thi vị và
có ý nghĩa hơn nhiều. Tất cả những kỹ năng ấy, tầm nhìn ấy, phẩm chất ấy là
những mầm xanh sẽ đâm chồi, nảy lộc và trưởng thành mạnh mẽ, vững vàng trên
mảnh đất màu mỡ chính là văn chương- nghệ thuật
Để công việc này đạt hiệu quả tốt hơn tôi thường xuyên phối hợp với các
giáo viên bộ môn của lớp và phụ huynh , chủ động phân tích, định hướng nghề
cho học sinh ở mọi thời điểm thích hợp.
2.3.2. Tạo nhiều cơ hội cho học sinh tự làm việc, tự thể hiện mình.
Học sinh THPT là lứa tuổi “giao thời”- thời kì quá độ từ thiếu niên lên
thanh niên, từ trẻ con thành người lớn, thường các em rất thích được thể hiện
mình, được người khác cơng nhận và được khen. Với tâm lí ấy, giáo viên cứ làm
hết việc thay học sinh khơng những các em khơng thích thú mà nhiều lúc cảm
thấy khó chịu, thậm chí làm vậy là thui chột đi năng lực và hứng thú học tập của
học sinh, tạo cho các em thói quen xấu: ỷ lại, thụ động, không chịu động não, lười
suy nghĩ...
Chính vì thế , bên cạnh việc vạch ra đường đi, điểm đến cho học sinh tơi
cịn cố gắng tạo ra thật nhiều việc làm cho các em bằng một hệ thống bài tập lớn,

nhỏ, đa dạng, với nhiều hình thức hoạt động thực hành khác nhau, từ đơn giản đến
phức tạp, từ trên lớp đến ở nhà, từ chính khố đến ngoại khố... nhằm kích thích
tư duy sáng tạo và sự vận động trí não ở các em.
Với một hệ thống bài tập và những yêu cầu trình bày đa dạng như vậy,
học sinh nào cũng được làm việc và cũng phải làm việc. Đồng nghĩa với việc các
em trực tiếp tham gia vào những tình huống văn học để được cắt nghĩa, thể
nghiệm, nếm trải, chia sẻ và bộc lộ tự nhiên thoải mái, cởi mở những nhận định,
thắc mắc của mình, tạo nên sự cộng hưởng cảm xúc giữa tác phẩm (nhà văn)- giáo
viên- học sinh. Qua những lời phát biểu, qua những bài viết văn mỗi học sinh đều
có thể gửi đến thầy, đến bạn những thơng điệp mang tính cá nhân của mình như
tình cảm, ước mơ, khát vọng tuổi học trò...

7


Khi đã có được sự đồng cảm thẩm mĩ và có cơ hội thể hiện mình, giãi bày
tâm tư, tình cảm của cá nhân, được thầy giáo và các bạn ghi nhận học sinh sẽ hăng
hái, thích thú và tự tin hơn trong quá trình học Ngữ văn.
Với phương châm: Dạy học không phải là đưa chân lý đến cho học sinh
mà là dẫn dắt học sinh tự tìm ra chân lí, tơi khơng làm hết việc của học sinh, có
nghĩa là cảm thụ tác phẩm rồi truyền thụ lại cho các em mà tôi thường tạo ra thật
nhiều công việc để mọi học sinh trong lớp đều nhập cuộc.
*Trước hết tôi tiến hành giao việc cho học sinh:
- Giao việc trước khi học bài: Sự chủ động bao giờ cũng là tiền đề của sự
thành cơng. Muốn có được sự chủ động trong dạy học văn khơng có cách nào hay
hơn là chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện phục vụ giờ dạy học. Sự chuẩn bị này
không chỉ diễn ra ở phía thầy (Soạn giáo án, thúc luyện giáo án, chuẩn bị đồ dùng
dạy học, dự kiến các tình huống xảy ra...) mà cịn nhất thiết phải diễn ra ở phía
trị. Vì thế tơi thường giao cho các em những công việc cụ thể:
+) Sưu tầm tranh, ảnh hoặc những tác phẩm có cùng đề tài hay các tác

phẩm của cùng một tác giả mà có chung nét phong cách nào đó, sưu tầm các giai
thoại xoay quanh tác giả- tác phẩm...
+) Đọc kĩ phần tiểu dẫn và tác phẩm trong sách giáo khoa, phải chia bố
cục và tìm ý đối với mọi tác phẩm, phải tóm tắt được cốt truyện (đối với tác phẩm
tự sự), nắm được xung đột kịch (đối với tác phẩm kịch), tìm được mạch cảm xúc
(đối với tác phẩm trữ tình) và trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
+) Đọc tài liệu tham khảo rồi so sánh với những cảm nhận chủ quan, cảm
tính của mình.
Khi giao việc cho học sinh trên lớp, tôi đặc biệt chú ý đến cách tạo ra
những tình huống có vấn đề bằng một hệ thống câu hỏi nêu vấn đề. Đó là một hệ
thống câu hỏi mang tính tổng hợp gồm nhiều mối liên hệ giữa các yếu tố, các sự
kiện và nó mang tính ý thức của chủ thể khi tiếp nhận. Đây là các câu hỏi thường
gợi lên những mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái chưa biết, nó sát hợp với tác
phẩm và khêu gợi hứng thú của bản thân học sinh. Sau đó tơi tổ chức, hướng dẫn
học sinh giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong tình huống với vai trò là một trọng
8


tài thông minh, vô tư, không làm lụi tắt ý kiến từng cá nhân mà phải khêu gợi
được hứng thú tham gia của tập thể lớp học. Tôi nghĩ: Tạo được những tình huống
có vấn đề trong giảng văn là tạo được trạng thái tâm lý văn học cần thiết để mở
đầu cho quá trình giảng văn đạt hiệu quả mong muốn.
VD: Tại sao Nam Cao không chấp nhận cái tên “Đơi lứa xứng đơi” đặt
cho truyện ngắn “Chí Phèo” ? Những cái tên ấy phản ánh quan niệm gì về con
người?.
- Giao việc sau khi học bài trên lớp: Tôi quan niệm nếu khâu chuẩn bị bài
là sự tiếp cận tác phẩm ở cấp độ I ( Thiên về tính chất chủ quan, cảm tính), trả lời
và làm việc trên lớp dưới sự hướng dẫn của thầy là sự tiếp cận tác phẩm ở cấp độ
II (Tư duy lý tính đã chiếm ưu thế) thì làm bài tập sau khi học xong là sự tiếp cận
tác phẩm ở cấp độ III (Cảm xúc đã được nâng lên tầm cảm xúc trí tuệ hơn nữa lại

là trí tuệ của nhiều người). Nên sau khi học xong tác phẩm ở trên lớp, bao giờ tôi
cũng ra các dạng bài tập để học sinh phải tiếp tục động não. Cụ thể:
+) Ra các bài tập vừa phải sau mỗi giờ học để các em vận dụng nội dung
kiến thức mới học vào việc giải quyết những vấn đề ngữ văn nào đó.
VD: Sau khi học xong phần “Thơ mới” (1932- 1945), tôi u cầu : Phân
tích những đóng góp của “Thơ mới” đối với nền văn học dân tộc.
*. Kiểm tra:
Để các yêu cầu giáo viên đưa ra mọi học sinh đều thực hiện, tơi thường
kiểm tra q trình thực hiện ấy bằng nhiều cách:
- Cho học sinh tự kiểm tra lẫn nhau.
+) Cán bộ lớp kiểm tra trong 15 phút đầu giờ để đánh giá ý thức học tập
và tinh thần chuẩn bị bài của các thành viên trong lớp.
+) Kiểm tra chéo giữa các tổ với nhau để đánh giá thi đua.
- Tôi trực tiếp kiểm tra đột xuất một vài em ở các đối tượng khác nhau
(Giỏi- khá- trung bình- yếu- kém).
- Gọi một vài em trình bày bài trước cả tập thể lớp. Việc làm này vừa rèn
luyện ngơn ngữ nói cho học sinh vừa tạo những cơ hội tốt để các em tự khẳng

9


định cái tơi cá nhân của mình và được giãi bày những suy nghĩ, ước mơ, khát
vọng của tuổi trẻ .
* Nhận xét, đánh giá:
Kiểm tra mà không đánh giá thì chẳng khác gì “đánh trống bỏ dùi”,vì vậy
bao giờ tôi cũng chú ý đến việc đánh giá ưu- nhược điểm của học sinh sau mỗi
câu trả lời, sau mỗi bài viết. Tất nhiên việc đánh giá cũng được tiến hành linh hoạt
dưới nhiều hình thức:
- Yêu cầu học sinh đánh giá, nhận xét, bổ sung, điều chỉnh phần trình bày
của bạn.

- Trong một phạm vi cho phép có thể để các học sinh tự tranh luận với
nhau về vấn đề đã được trình bày.
- Cuối cùng giáo viên mới phân tích, nhận định và đưa ra kết luận chung.
Đánh giá bằng điểm số để tạo động lực trực tiếp ; Đưa ra những lời động viên,
khích lệ chính xác, kịp thời. Kể cả những bài làm chưa đạt yêu cầu, bên cạnh việc
phê bình cũng phải cố gắng tìm ra một điểm mạnh để khích lệ với phương châm:
lời khen bao giờ cũng là âm thanh ngọt ngào, dễ nghe nhất, có sức cảm hố mạnh
mẽ nhất.
Với các bước tiến hành lần lượt như thế, tôi hướng tới mục đích rèn luyện
được kỹ năng tổng hợp cho học sinh, từ kỹ năng cảm nhận đến kỹ năng thể hiện;
từ kỹ năng nói đến kỹ năng viết; từ kỹ năng ghi nhớ đến kỹ năng tư duy, sáng
tạo...
2.3.3. Tạo ra tính nghệ thuật trong mỗi giờ giảng văn nhằm kích thích
“máu nghệ sĩ”trong mỗi học sinh.
Từ bản thân mình và những người xung quanh tôi nhận thấy rằng trong
mỗi người ít nhiều đều có “máu nghệ sĩ”. Đó là cái huyệt đạo, người dạy văn mà
biết bấm đúng vào cái huyệt ấy để làm thức dậy những hứng thú, những đam mê
nghệ thuật của học sinh thì quả là đã thổi vào đời sống tinh thần của các em một
luồng sinh khí tuyệt diệu làm cháy lên khát vọng sống, tìm tịi và sáng tạo.
Chính vì vậy tơi suy nghĩ hãy biết tận dụng những thời cơ, thời điểm thích
hợp xây dựng nên những môi trường nghệ thuật nho nhỏ, một bầu khơng khí tràn
10


ngập tính nghệ thuật, có sự kết hợp của thơ, ca, nhạc, hoạ... cho mọi người trong
lớp học được tắm mình trong bầu khơng khí nghệ thuật ấy. Được như thế cả thầy
và trò đều cảm thấy hứng khởi, thoải mái, có thêm hứng thú sáng tạo, tìm tịi và
bộc lộ.
Như ở trên đã nói, trước khi học tơi thường cho học sinh sưu tầm các tác
phẩm nghệ thuật có cùng đề tài hoặc có chung nét phong cách... Trong q trình

dạy học tơi sẽ vận dụng triệt để những nguồn tư liệu ấy để mở rộng kiến thức
đồng thời làm tăng tính mềm mại, khơng khí tươi mát cho giờ dạy học văn.
VD: Cho học sinh kể một giai thoại văn học mà các em đã sưu tầm được
rồi bình giá về vai trị của giai thoại ấy. Hoặc cùng nhau xem bức hoạ liên quan
đến tác phẩm và đưa ra lời bình
- Tạo cơ hội để học sinh được trải lịng mình với thơ, ca, nhạc, hoạ, mượn
lời tác giả để cất lên tiếng nói từ sâu thẳm tâm hồn mình, bằng cách để các em học
sinh đọc diễn cảm, ngâm thơ hoặc hát..., sau đó yêu cầu bình về một chi tiết nghệ
thuật mà các em tâm đắc nhất.
- Chính tơi cũng vận dụng những khả năng nghệ thuật của mình để trình
bày trước học sinh nhằm xua tan đi khơng khí căng thẳng của giờ học, tăng hứng
thú học văn, tạo ấn tượng sâu sắc, khó phai về vấn đề trọng tâm của bài học.
VD: Khi dạy về Ca dao - Dân ca Việt Nam (trong chương trình lớp 10) tơi
cho học sinh hoặc tự mình đọc diễn cảm một câu ca dao, rồi chuyển sang hát dân
ca, qua đó học sinh cảm nhận một cách tự giác và thấm thía hơn đặc trưng của dân
ca Việt Nam cũng như phân biệt sự khác nhau giữa ca dao với dân ca.
Hoặc khi dạy “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, sau khi hướng dẫn học
sinh khám phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm tôi thường dành một vài phút
ngâm bài thơ với một chất giọng da diết đầy day dứt để khắc sâu ấn tượng về sự
day dứt trong thơ Hàn Mặc Tử.
Biện pháp này có khi được thực hiện trong sự kết hợp hài hoà giữa hoạt
động của thầy với hoạt động của trò. Như thầy đọc diễn cảm, ngâm thơ, hát... và
yêu cầu học trị bình hoặc ngược lại, để học trị đọc diễn cảm, ngâm thơ, hát..., rồi
thầy đưa ra lời bình.
11


- Cũng phải nói rằng khơng khí tươi mát, hấp dẫn của một giờ dạy học
văn nhất thiết không thể thiếu được những đoạn giảng bình hay, sắc sảo, ấn tượng
và thấm đẫm cảm xúc, lời bình càng tinh tế, càng hóm hỉnh càng tốt. Những đoạn

giảng bình như thế có tác dụng quan trọng trong việc tạo ra sự lan truyền cảm xúc
từ giáo viên sang học sinh, qua đó nhân lên cảm hứng dạy và học cho cả giáo viên
và học sinh.
Tất nhiên, tôi ý thức rõ: giờ học văn khơng thể đơn thuần là một giờ giải
trí nghệ thuật nhưng cũng không thể là một giờ dạy học chính trị hoặc khoa học
đơn thuần, khơ khan, cứng nhắc. Trong mỗi giờ dạy học văn, khoa học và nghệ
thuật, tư tưởng và cảm xúc luôn xuyên thấm vào nhau, bổ sung cho nhau tạo nên
đặc trưng của bộ môn văn trong nhà trường phổ thông.
2.3.4. Tạo ra trường liên tưởng- tưởng tượng nhằm huy động cảm xúc
và sức sáng tạo của học sinh.
Trong dạy học văn, trường liên tưởng có thể được ví như một nguồn điện
cịn các giá trị của tác phẩm như những bóng đèn được mắc trên cùng một mạch.
Tạo được trường liên tưởng giống như nối nguồn với mạch khiến cho cả giàn đèn
loé sáng. Trường liên tưởng qua tác phấm văn học cũng hết sức phong phú, có thể
có các trường liên tưởng sau:
- Trường liên tưởng có tính dân tộc.
- Trường liên tưởng có tính thời đại

.

- Trường liên tưởng có tính cá nhân.
- Trên cơ sở của liên tưởng mà dẫn dắt học sinh tưởng tượng ra những
hình ảnh, cảnh tượng thích hợp sẽ góp phần đáp ứng những nhu cầu bức xúc, kích
thích tính tích cực và tính thực tế của học sinh.
Cả liên tưởng và tưởng tượng đều là những chất xúc tác khơng thể thiếu
trong q trình dạy học văn, nó khơng chỉ nhân lên cảm hứng đối với văn chương
mà còn rèn luyện cách khắc sâu kiến thức và mở đường cho những hoạt động
sáng tạo của tư duy.

12



Vì các trường liên tưởng, tưởng tượng qua tác phẩm văn học hết sức
phong phú nên giáo viên phải tuỳ từng trường hợp để tạo ra các trường liên
tưởng- tưởng tượng khác nhau.
- Vận dụng kiến thức địa lý, văn hoá vùng miền như phong tục, tập quán,
tâm lý con người, các phương ngữ... để tạo ra những sắc màu văn hoá đặc trưng
của tác phẩm, gợi cho các em liên tưởng tới các hiện tượng tương đồng hoặc
tương phản từ đó tưởng tượng ra một thế giới nghệ thuật để rồi đặt mình trong ấy
mà chiêm nghiệm giá trị của tác phẩm. Như thế vừa có thể khắc sâu được kiến
thức văn học, vừa mở rộng tầm hiểu biết, vừa kích thích hứng thú say mê tìm tịi,
khám phá của học sinh.
VD: Trong quá trình tìm hiểu “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, tôi
hướng học sinh liên tưởng tới hình ảnh những người dân Tây Nguyên nghèo khổ,
đau thương mà anh dũng và nặng nghĩa tình, liên tưởng tới thời đại chiến tranh
chống Mĩ khốc liệt ở Miền Nam Việt Nam thời kì tiền đồng khởi với luật “Mười
Năm Chín” của Ngơ Đình Diệm - thời đại đau thương mà bất khuất... Qua đó giúp
học sinh tưởng tượng ra cuộc xung đột giữa hai lực lượng: Một bên là đồng bào
các dân tộc Tây Nguyên (biểu tượng của vẻ đẹp và sự bất tử), còn bên kia là bọn
Mĩ- Ngụy ( biểu tượng của tội ác và sự huỷ diệt).
- Tơi thường dựa vào hồn cảnh, trình độ, tâm lý lứa tuổi học sinh và kinh
nghiệm sống của mình để liên hệ tới một thực tế nào đó (Với điều kiện thực tế ấy
được gợi lên bằng từ ngữ, đề tài, hình tượng trong tác phẩm) nhằm gợi lại những
sự vật, hiện tượng, sự kiện từng xảy ra đối với mình hoặc đối với người xung
quanh. Từ đó học sinh có cảm giác tác phẩm (nhà văn) đang nói hộ lịng mình
những điều khó nói. Vì thế mà các em cảm nhận ý nghĩa, tư tưởng, nội dung của
tác phẩm một cách sâu sắc hơn, thấm thía hơn.
2.3.5. Liên hệ thực tế, hướng học sinh tới hiện thực cuộc sống.
Văn học là nhân học, là khoa học về con người, dạy học văn trước hết là
dạy cách làm người. Vì thế văn học khơng thể tách rời khỏi hiện thực đời sống. Ý

thức sâu sắc được điều đó tơi ln hướng học sinh đối diện với những vấn đề
phức tạp của đời sống thực có liên quan đến tác phẩm để học sinh không chỉ biết
13


chuyện đời, chuyện người mà cịn tự biết mình hơn, biết tự đối chiếu giữa những
hình tượng trong tác phẩm với chính mình để rút ra các bài học kinh ngiệm, tự
nâng mình lên thanh sạch hơn, cao thượng hơn.
Việc liên hệ thực tế giúp các em đối mặt, giải quết những vấn đề bộn bề,
phức tạp trong đời sống hằng ngày một cách tự giác, chủ động. Như giải quyết
vấn đề lẽ sống, niềm tin, nghề nghiệp, tương lai, vấn đề tình yêu, tình bạn, tình
người...
Việc liên hệ thực tế khiến học sinh cảm thấy văn học thiết thực như hơi
thở khi các em nhận ra mỗi trang văn là một trang đời thu nhỏ, nơi ấy có cả đời
sống của chính mình. Một khi cảm được điều đó học sinh sẽ tự giác gắn bó với
văn học khơng cần phải hô hào, kêu gọi. Bởi chất hiện thực được khúc xạ qua
ánh sáng lí tưởng, thẩm mĩ của nghệ sĩ là chất men cảm hứng gieo vào lòng học
sinh để học sinh đi tiếp hành trình tự hồn thiện mình và xây dựng cuộc sống mới.
Để việc liên hệ thực tế diễn ra một cách tự nhiên, không khiên cưỡng,
khơng ép buộc, khơng lạc lõng, có nghĩa là tạo ra sợi dây liên hệ giữa văn học với
đời sống mà không sa vào xã hội học dung tục, tôi thường áp dụng liên hệ tuỳ
từng trường hợp:
- Liên hệ ngay từ đầu bài học, trước khi dạy tác phẩm văn học tôi nêu vấn
đề cần liên hệ như một chủ đề, khiến học sinh phải suy nghĩ, phải khám phá rồi
đối chiếu trong suốt q trình phân tích, tìm hiểu tác phẩm.
VD: Sau khi học xong “Thuật hồi” của Phạm Ngũ Lão, tơi liên hệ: Ngày
nay chí làm trai của người quân tử trong xã hội phong kiến cịn có tác dụng, giá trị
gì đối với đời sống của con người hiện đại nữa khơng?
Nói chung, tơi thường tiến hành liên hệ thực tế để dạy cách làm người cho
học sinh ngay trong những giờ lên lớp. Các giờ dạy thực nghiệm áp dụng giải

pháp này, tôi thấy: Sự liên hệ thực tế nếu được tiến hành một cách khéo léo, tế nhị
bao giờ cũng để lại một dư ba mạnh mẽ trong trái tim học trị.
2.3.6. Hình thành ở học sinh một niềm tin yêu, ngưỡng mộ , kính
phục đối với thầy.

14


Hứng thú học văn có được do nhiều yếu tố chi phối, trong đó yếu tố người
thầy tưởng chừng rất đơn giản và hiển nhiên nhưng lại vô cùng tế nhị và phức
tạp. Thiết nghĩ đó là một yếu tố tối quan trọng.
Quy luật phát triển tâm lí, tư duy của con người là từ cái trực quan cảm
tính đến tư duy lý tính. Đặc biệt tuổi học sinh THPT là độ tuổi ít kinh nghiệm
sống, bản lĩnh sống cịn non nên yếu tố trực quan trong dạy học là rất quan trọng.
Phương tiện trực quan sinh động nhất, thuyết phục nhất trong dạy học các giá trị
nhân văn, đạo đức con người nhất thiết phải là con người sống. Mà thầy giáo dạy
văn chính là người đại diện, nhân danh những giá trị nhân văn cao đẹp nhất để
phát ngơn, định hướng cho học trị, bởi vì mọi tác phẩm văn học chân chính đều
nhằm hướng con người tới cái đích chân- thiện- mĩ. Vậy nên trước khi nói thầy
phải làm, trước khi định hướng cho trò thầy phải là một tấm gương sáng về nhân
cách, đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, nhân ái, thầy giáo dạy văn cịn phải
là người có cá tính độc đáo, có bản lĩnh sống vững vàng, có tâm hồn lãng mạn và
phải rất tinh tế trong cảm nhận, trong thể hiện, trong ứng xử. Khi học sinh đã tin
thầy, yêu thầy, tâm phục, khẩu phục thầy thì chắc chắn học sinh sẽ cố gắng, nỗ lực
để thầy vui, thầy khen và để được như thầy.
Cảm giác quý mến, tin yêu thầy lan truyền sang u mơn học, thích giờ
học là điều tất yếu, dễ hiểu. Đó là quy luật của tư tưởng, tình cảm.
Làm thầy, đặc biệt là thầy dạy văn mà học trị khơng tin, khơng mến,
khơng phục thì làm sao các em có hứng thú học văn. Đây là một thực tế nan giải.
Hiện nay, do cơ chế thị trường, do nhu cầu cuộc sống và sự thiếu bản lĩnh, khơng

ít ơng thầy trong đó dĩ nhiên có cả thầy dạy văn có những biểu hiện sa sút về nhân
cách, đạo đức, lối sống đó là chưa kể nhiều người thầy chưa có được sự tinh tế và
nhạy cảm của những người thường xuyên tiếp xúc với văn chương- nghệ thuật
khiến cho học sinh có ấn tượng khơng tốt, có suy nghĩ khơng đúng về văn học
như quan niệm: “văn nói láo, báo nói phét”. Ghét thầy dẫn đến ghét văn là một
hậu quả
Chính vì những suy nghĩ ấy, tơi ln có ý thức cố gắng rèn luyện để trở
thành một tấm gương cho học sinh, xây đắp ở các em một tình yêu, một niềm tin
15


đối với con người và cuộc sống, cao hơn là truyền đến thế hệ trẻ một niềm say
mê, gắn bó với văn chương- nghệ thuật.
Để có được tình thầy trị cao q, để được học trị tin u và kính phục,
thiết nghĩ đó là cả một q trình rèn luyện, tu dưỡng, bồi đắp tâm hồn và trí tuệ
liên tục từ phía người thầy. Riêng mình, tơi thường chú trọng vào những việc sau:
- Luôn cố gắng phấn đấu, rèn luyện để trở thành một người có lập trường
chính trị vững vàng, có tư tưởng tiến bộ và tinh thần phục vụ nhân dân cao; Rèn
luyện cho mình những tình cảm cách mạng chân thành, sâu sắc: biết hạnh phúc
với niềm vui lớn của dân tộc, của cộng đồng, biết đau đớn với nỗi đau chung của
con người, biết phẫn uất trước những điều ngang trái ở đời...
VD: Trước tình cảnh khốn khó của đồng bào Miền Trung sau những cơn
bão năm 2020, với cương vị một nhà giáo, hơn nữa lại là giáo viên dạy văn, tôi
bộc lộ rõ nỗi đau xót chân thành, niềm cảm thơng sâu sắc cùng hành động chia sẻ
những mất mát chung của đồng bào, phát huy tinh thần tương thân, tương ái, đóng
góp một ngày lương để ủng hộ đồng bào bị nạn...
Chính thái độ và những hành động cụ thể ấy của tôi đã tác động không
nhỏ tới ý thức và hành động của học trò trong cả lớp, bằng chứng là 100% học
sinh khơng cịn bàng quan, thờ ơ trước những mất mát của đồng bào mình, 100%
học sinh có hành động ủng hộ dối với đồng bào bị thiên tai, lũ lụt. Qua những việc

làm như thế của cả thầy và trò, học sinh sẽ hiểu hơn và tin hơn những giá trị nhân
văn cao đẹp, lành mạnh mà thầy dạy hằng ngày qua những tác phẩm văn chương.
- Liên tục trau rồi năng khiếu thẩm mĩ để trở thành người có tâm hồn
phong phú, tinh tế và nhạy cảm. Khơng ngừng mở rộng tâm hồn mình để đón lấy
ánh sáng lớn của Dân tộc, của thời đại trở thành người giàu cá tính, giàu bản lĩnh
và hết sức cởi mở, dân chủ. Biết xử lý mọi tình huống trong cuộc sống, trên lớp
học, đặc biệt là những tình huống sư phạm một cách lạ lẫm mà hợp lý, hợp tình và
nhất thiết phải tế nhị. Thường tâm lý tuổi học trị rất mê các thầy cơ có những
cách giải quyết sự việc độc đáo như thế.
VD: Gặp trường hợp một số học sinh không chú tâm theo dõi bài học,
khơng tích cực tư duy và xây dựng bài, tơi xử lý bằng cách: Dừng bài giảng trong
16


giây lát để đánh động học trò rồi bằng một động tác biểu lộ thái độ khơng hài lịng
và đọc hai câu thơ của Xn Diệu:

“ Lịng tơi là một cơn mưa lũ.
Đã gặp lòng em là lá khoai.”

Cuối cùng là yêu cầu học sinh tự trình bày cách hiểu về hai câu thơ ấy, cốt
là để cho các em thấy rõ sự đối nghịch giữa hai sự vật- hiện tượng: Một bên là
mưa lũ trào dâng, tuôn chảy mạnh mẽ gắn liền với trạng thái tâm lý đầy hứng
khởi, cảm xúc dồi dào, còn bên kia là lá khoai trơ lì dưới sự tác động của nước
gắn liền với trạng thái vơ tình, vơ cảm của con người. Khi học sinh hiểu rõ dụng ý
nhắc khéo, trách khéo của thầy, chắc chắn các em không thể tiếp tục vô tình với
thầy giáo, với bài học được.
- Khơng ngừng tự học hỏi, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, mở rộng tầm hiểu biết trên nhiều lĩnh vực bằng cách khiêm tốn học hỏi
người đời, đồng nghiệp (đặc biệt là những người nhiều kinh nghiệm), tăng cường

đọc sách báo, tiếp cận các thông tin thời sự, nghiên cứu các tài liệu, tích luỹ kiến
thức... để có được một trình độ hiểu biết sâu rộng nhiều vấn đề, có thể giải đáp
được mọi vấn đề thắc mắc của học sinh. Bởi vì học sinh chỉ thực sự phục và kính
trọng thầy khi thấy thầy thực sự giỏi giang.
- Tự rèn luyện nâng cao năng lực giao tiếp, đạt được những chuẩn mực về
ngôn ngữ, về phong độ, về sự nhạy cảm và tinh tế trong cảm thụ văn chương, về
tính sáng sủa, chặt chẽ trong lập luận... Trong đời sống hằng ngày, nhất là khi lên
lớp tôi luôn chú ý đến sự chuẩn mực của người thầy trên mọi phương diện như:
trang phục gọn gàng, nghiêm túc; điệu bộ cử chỉ giản dị, đúng mực, khơng tuyềnh
tồng, xuề xồ; đi đứng nhẹ nhàng mà khơng q điệu đàng; nói năng ấn tượng
mà khơng hoa lá cành. Đặc biệt, tơi ln giữ gìn và nêu cao những nét đẹp trong
nhân phẩm, đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, nhân ái, giàu thương yêu...
xứng đáng là tấm gương sáng của học trị.
- Ln gần gũi, quan tâm và sẵn sàng chia sẻ mọi tâm tư, tình cảm của
học sinh, cố gắng để mình khơng chỉ là thầy giáo mà còn là một người bạn lớn
tuổi của các em, được các em tin cậy, kính nể, thương yêu.

17


VD: Thấy học sinh có những biểu hiện khác thường về thái độ, cảm xúc
như chợt trầm lắng, ưu tư hoặc chợt buồn, chợt vui một cách bất bình thường thì
thầy giáo khơng thể lờ đi như chẳng có chuyện gì xảy ra, chẳng ảnh hưởng gì tới
hồ bình thế giới, nghĩa là phải tìm hiểu nguyên nhân của sự bất bình thường ấy
để giúp đỡ các em lấy lại phong độ học tập và rèn luyện...
- Phát huy phẩm chất nhiệt tình, tận tâm dìu dắt học sinh, chỉ cho các em
cái nên và cái không nên, cái được và cái chưa được trong học tập nói riêng, trong
cuộc sống nói chung, ln khích lệ sự tiến bộ của các em một cách kịp thời, hợp
lý tạo được những động lực tích cực để học sinh cố gắng phấn đấu học tập, rèn
luyện tốt hơn.

2.4. Tính hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Việc tôi vận dụng 6 phương pháp trên trong quá trình dạy học văn đã đạt
được một số kết quả như sau:
Sau đây là hai bảng số liệu so sánh, đối chiếu bằng số liệu điều tra
mức độ hứng thú đối với giờ dạy Ngữ văn ở khối lớp 12 trước và sau khi tôi
áp dụng các biện pháp trên.
Năm học 2019-2020 khi chưa thực nghiệm các biện pháp tạo hứng thú,
kết quả điều tra thu được như sau:
Khối
12

Số lượng học sinh Mức độ hứng thú

Mức

được khảo sát
50

hứng thú
Số
lượng

Số
lượng
17

Tỉ lệ
34%

33


độ

không
Tỉ lệ

66%

Năm học 2020-2021 khi thực nghiệm các biện pháp tạo
hứng thú, kết quả điều tra thu được như sau:
Số lượng học sinh Mức độ hứng thú
Mức độ không
Khối
được khảo sát
hứng thú
12

50

Số
lượng

18

Tỉ lệ

Số lượng Tỉ lệ


35


70%

15

30%

- Giáo viên cảm thấy tự tin, thoải mái và hứng thú hơn trong quá trình lên
lớp.
-Cũng trong năm học 2020-2021, có 01 em đạt giải ba trong kì thi học
sinh giỏi văn cấp tỉnh.
Tuy kết quả đạt được chưa cao lắm nhưng đó là thành cơng bước đầu của
đề tài. Tôi tin rằng, trong thời gian tới, những giải pháp này sẽ tạo được hứng thú
hơn trong việc học bộ môn Ngữ văn và kết quả, chất lượng giảng dạy của nhà
trường sẽ cao hơn nữa.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Do tính đặc thù của văn chương - nghệ thuật, do bối cảnh lịch sử- xã hội
của nước ta hiện nay và do đặc trưng tâm lý của lứa tuổi học sinh THPT nên việc
kích thích hứng thú học văn cho các em ở độ tuổi này là không hề đơn giản. Nó
địi hỏi sự chủ động, tinh thần tận tâm, tận lực và lịng kiên trì của mỗi nhà giáo
chúng ta.
Những giải pháp trên đây mới chỉ là những kinh nghiệm ít ỏi của tơi trong
việc cải thiện hứng thú học tập và nâng cao chất lương, hiệu quả của việc dạy học
môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, nhưng bước đầu đã cho những kết quả
đáng mừng. Tuy nhiên việc vận chúng vào quá trình dạy học văn cũng phải hết
sức linh hoạt: Tuỳ từng bài, tuỳ từng giai đoạn mà tăng, giảm các giải pháp trên
một cách hợp lý, để không làm ảnh hưởng chung đến tiến độ chương trình, mà
vẫn khiến học sinh u thích, gắn bó với mơn học hơn, thậm trí có được niềm đam
mê đối với văn chương.
Cuối cùng, tơi rất mong có được sự góp ý chân thành và những bổ sung

quý báu của các đồng nghiệp, để có được một hệ thống giải pháp hồn chỉnh
nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học văn trong các nhà trường,
để môn văn thực sự là môn khoa học- nghệ thuật, thiết thực đối với sự phát triển
toàn diện của con người trước hết là đối với thế hệ trẻ./.
Tôi xin chân thành cản ơn!
19


PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2000
- Từ điển tiếng Việt điện tử: - />- Từ điển tiếng Việt điện tử : - />- Dạy văn ở trường phổ thông – Nguyễn Thị Thanh Hương – NXB ĐHQG
Hà Nội – 2001.
-Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, tập 2 – NXB Giáo dục – năm 2009.
-Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 1, tập 2 – NXB Giáo dục – năm 2009
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hóa, ngày 14 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đào Thị Dung

20



×