Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp giảm giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần than vàng danh vinacomin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.6 KB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC MỎ - ðỊA CHẤT

ðOÀN THỊ THU SƠN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP
GIẢM GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THAN VÀNG DANH - VINACOMIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC MỎ - ðỊA CHẤT

ðOÀN THỊ THU SƠN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP
GIẢM GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THAN VÀNG DANH - VINACOMIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành

: Kinh tế công nghiệp

Mã số

: 60.31.09



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Nguyễn Duy Lạc

HÀ NỘI - 2011


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan nội dung luận văn: “Nghiên cứu một số giải pháp giảm giá
thành sản phẩm tại Công ty cổ phần than Vàng Danh - Vinacomin” là cơng trình
nghiên cứu của riêng cá nhân tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và bản luận văn này chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác trước đó.

Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2011
Tác giả

ðoàn Thị Thu Sơn


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị

Mở đầu .................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................1
2. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn..........................................................1
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn ...............................................................................1
4. Nội dung nghiên cứu của luận văn ...............................................................................1
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn .........................................................................2
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài .....................................................................2
7. Nội dung của luận văn ....................................................................................................2
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về giá thành sản phẩm trong các doanh
nghiệp khai thác than hầm lò .........................................................................................4
1.1 Khái niệm, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm .................................................4
1.1.1 Khái niệm, chi phí sản xuất ......................................................................................4
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh.....................................................................5
1.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo chức năng hoạt động....................5
1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố chi phí (tính chất, nội
dung kinh tế của chi phí) ....................................................................................................6
1.1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo cách thức kết chuyển chi phí...........................7
1.1.2.4 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với ñối tượng chịu chi phí.........7
1.1.2.5 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với mức độ hoạt động................8
1.1.2.6 Phân loại chi phí theo lĩnh vực hoạt ñộng kinh doanh.......................................8
1.1.3 Khái niệm về giá thành sản phẩm ............................................................................9
1.1.4 Phân loại giá thành sản phẩm .................................................................................10
1.1.4.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo nguồn số liệu.............................................10


1.1.4.2 Phân loại giá thành theo chi phí phát sinh .........................................................11
1.1.4.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm..............................11
1.1.5 ðối tượng tập hợp chi phí và đối tưọng tính giá thành .......................................12
1.1.5.1 ðối tượng tập hợp chi phí sản xuất ....................................................................12
1.1.5.2 ðối tượng tính giá thành ......................................................................................12

1.1.6 Các phương pháp tính giá thành ............................................................................13
1.1.6.1 Phương pháp giản đơn (cịn gọi là phương pháp trực tiếp).............................13
1.1.6.2 Phương pháp tỷ lệ .................................................................................................13
1.1.6.3 Phương pháp tính giá thành phân bước .............................................................14
1.1.6.4 Phương pháp hệ số ...............................................................................................16
1.1.7 Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ...............................................16
1.1.8 ðánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm ...............................17
1.1.9 Phân tích tình hình biến động của một số yếu tố và khoản mục chi phí
trong giá thành sản phẩm..................................................................................................17
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng ñến giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp khai
thác than hầm lò .................................................................................................................21
1.2.1 Các nhân tố khách quan ..........................................................................................21
1.2.2 Các nhân tố chủ quan ..............................................................................................23
1.3 Các biện pháp giảm giá thành sản phẩm ..................................................................26
1.3.1 Các biện pháp về công nghệ ...................................................................................27
1.3.2 Các biện pháp về tổ chức sản xuất ........................................................................27
1.3.3 Các biện pháp về mặt tài chính ..............................................................................27
Chương 2: Phân tích thực trạng giá thành sản phẩm của công ty cổ phần
than Vàng Danh - Vinacomin .......................................................................................30
2.1 Cơ chế khoán và quản trị chi phí sản xuất của Tập đồn cơng nghiệp Than
khống sản Việt Nam đối với các mỏ than hầm lị. ......................................................30
2.1.1 Cơ chế khốn chi phí và giá thành ........................................................................32
2.1.2 Giá thành than hầm lò trong cơ chế khốn chi phí ..............................................34
2.1.2.1 Phương pháp quản trị chi phí, giá thành, giá mua/bán ....................................34
2.1.2.2 Phương pháp tính giá thành cơng đoạn tại đơn vị khai thác than hầm lị. ....36


2.2 Phân tích thực trạng giá thành sản phẩm của cơng ty cổ phần than Vàng
Danh ....................................................................................................................................43
2.2.1 Q trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần than Vàng Danh Vinacomin ..........................................................................................................................43

2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ......................................................................43
2.2.1.2 ðặc ñiểm tổ chức sản xuất và quy trình cơng nghệ .........................................45
2.2.1.3 Khống sàng và điều kiện khai thác của Công ty cổ phần than Vàng
Danh ....................................................................................................................................47
2.2.2 Phân tích thực hiện giá thành tại Cơng ty cổ phần than Vàng Danh Vinacomin ..........................................................................................................................47
2.2.2.1 Phân tích cơng tác khốn chi phí tại Cơng ty cổ phần than Vàng Danh .......47
2.2.2.2 Phân tích tình hình thực hiện các yếu tố chi phí trong giá thành than hầm
lị tại Cơng ty cổ phần than Vàng Danh giai ñoạn 2006-2010.....................................49
2.3 Nhận xét về công tác quản lý giá thành của Công ty cổ phần than Vàng
Danh ....................................................................................................................................84
2.3.1 Những kết quả ñã ñạt ñược.....................................................................................84
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân .............................................................................85
Chương 3: Một số giải pháp giảm giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần
than Vàng Danh - Vinacomin .......................................................................................87
3.1 Nhóm giải pháp về công nghệ kỹ thuật cơ bản .......................................................87
3.1.1 Giải pháp về cơng nghệ...........................................................................................87
3.1.2 ðầu tư thiết bị máy móc bốc xúc đất đá ...............................................................90
3.1.3 Cơng nghệ sàng tuyển .............................................................................................92
3.2 Giải pháp về quản lý chi phí ......................................................................................93
3.2.2 Giải pháp quản lý vật tư ..........................................................................................94
3.2.3 Giải pháp quản lý nguồn nhân lực .........................................................................98
3.2.4 Quản lý giao khốn chi phí và phương pháp tính giá thành.............................102
3.3. Hiệu quả kinh tế của các giải pháp .......................................................................109
Kết luận và kiến nghị ....................................................................................................111
Tài liệu tham khảo


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Chữ viết ñầy ñủ

BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

: Bảo hiểm xã hộ

BHYT

: Bảo hiểm y tế

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

CBSX

: Chuẩn bị sản xuất

CPSX

: Chi phí sản xuất

CP

: Cổ phần


CPBH

: Chi phí bán hàng

CPQL

: Chi phí quản lý

DN

: Doanh nghiệp

GCCB

: Gia cơng chế biến

HðQT

: Hội đồng quản trị

KD

: Kinh doanh

KPCð

: Kinh phí cơng đồn

NC


: Nhân cơng

NCTT

: nhân cơng trực tiếp

NSLð

: Năng xuất lao ñộng

NVL

: Nguyên vật liệu

PX

: Phân xưởng

QLDN

: Quản lý doanh nghiệp

SP

: Sản phẩm

SXKD

: Sản xuất kinh doanh


TN

: Thu nhập

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

TSCð

: Tài sản cố ñịnh

XDCB

: Xây dựng cơ bản

VINACOMIN

: Tập đồn cơng nghiệp than – khống sản Việt Nam

Z

: Giá thành


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số TT

Tên bảng


Trang

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chính của Cơng ty (giai đoạn 2006-2010) ................................ 44
Bảng 2.2: Tổng hợp ñơn giá thành phẩm than sạch sản xuất từ năm 2006 ÷ 2010.......... 50
Bảng 2.3: Chi phí sản xuất theo yếu tố giá thành trong tổng giá thành than sạch sản
xuất từ năm 2006 ÷ 2010........................................................................................................ 53
Bảng 2.4: Chi phí sản xuất theo yếu tố tính cho 1 tấn than sạch sản xuất từ năm 2006
÷ 2010 ....................................................................................................................................... 54
Bảng 2.5: Thực hiện chi phí năm 2006 ÷ 2010 .................................................................... 56
Bảng 2.6: Tiền lương bình quân năm 2006 ÷ 2010 ............................................................. 59
Bảng 2.7: Chi phí dịch vụ mua ngồi và chi phí bằng tiền khác ........................................ 62
Bảng 2.8: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 ÷ 2010................................................ 64
Bảng 2.9: Chi phí bán hàng năm 2006 ÷ 2010..................................................................... 66
Bảng 2.10: Chi phí hoạt động tài chính năm 2006 ÷ 2010.................................................. 67
Bảng 2.11: Yếu tố chi phí trong giá thành sản xuất than hầm lị từ năm 2006 ÷ 2010 .... 70
Bảng 2.12: Kết cấu chi phí trong giá thành sản xuất than hầm lị từ năm 2006 ÷ 2010... 71
Bảng 2.13: Yếu tố chi phí trong giá thành sản xuất than lộ thiên từ năm 2006 ÷ 2010 ... 76
Bảng 2.14: Kết cấu chi phí trong giá thành sản xuất than lộ thiên từ năm 2006 ÷ 2010.. 77
Bảng 2.15: Yếu tố chi phí trong giá thành cơng ñoạn sàng tuyển từ năm 2006 ÷ 2010 .. 80
Bảng 2.16: Kết cấu chi phí trong giá thành cơng đoạn sàng tuyển từ năm 2006÷2010... 81
Bảng 2.17: Tổng hợp kết quả hoạt ñộng sản xuất kinh doanh từ năm 2006 ÷ 2010 ........ 83
Bảng 3.1: Sản lượng và chi phí vận hành năm 2012-2019 ................................................. 91
Bảng 3.2: Tính NPV và IRR của dự án đầu tư thiết bị máy móc bốc xúc ñất ñá ............. 91
Bảng 3.3: Hiệu quả kinh tế của giải pháp đầu tư thiết bị máy móc bốc xúc ñất ñá.......... 92
Bảng 3.4: Hiệu quả kinh tế của giải pháp quản lý vật tư..................................................... 97
Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm giá trị vật tư tồn kho. ............................... 98
Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của giải pháp quản lý nguồn nhân lực. .................................102
Bảng 3.7: Hiệu quả tổng thể của các giải pháp giảm giá thành ........................................109



DANH MỤC CÁC SƠ ðỒ, HÌNH VẼ
Số TT

Tên sơ đồ, hình vẽ

Trang

Hình 1.2: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phân bước theo
phương án khơng có bán thành phẩm. ......................................................................15
Hình 2.1: Các khâu trong quy trình cơng nghệ khai thác than hầm lị. ....................36
Hình 2.2: Quy trình khai thác than hầm lị................................................................37
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP than Vàng Danh. ............45
Hình 2.4: Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ khai thác than hầm lị.................................46
Hình 2.5: Sơ đồ dây chuyền khai thác than lộ thiên (cơng đoạn bóc đất đá)............46
Hình 2.6: Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ khai thác than lộ thiên................................46
Hình 2.7: Mơ hình tổ chức sản xuất tại phân xưởng sản xuất. .................................47
Hình 2.8: Biểu đồ kết cấu giá thành than hầm lị......................................................51
Hình 2.9: Biểu đồ của nguyên vật liệu trong giá thành ñơn vị sản xuất than hầm
lị qua các năm 2006 ÷ 2010 .....................................................................................73
Hình 2.10: Biểu đồ của chi phí dịch vụ th ngồi trong giá thành đơn vị sản
xuất than hầm lị qua các năm 2006 ÷ 2010..............................................................73
Hình 2.11: Biểu đồ của tiền lương trong giá thành đơn vị sản xuất than hầm lị
qua các năm 2006 ÷ 2010..........................................................................................74
Hình 2.12: Biểu đồ của chi phí nhiên liệu trong giá thành đơn vị sản xuất than
lộ thiên qua các năm 2006 ÷ 2010 ............................................................................78
Hình 2.13: Biểu ñồ của tiền lương trong giá thành ñơn vị sản xuất than lộ thiên
qua các năm 2006 ÷ 2010..........................................................................................78
Hình 2.14: Biểu đồ của chi phí dịch vụ th ngồi trong giá thành ñơn vị sản
xuất than lộ thiên qua các năm 2006 ÷ 2010.............................................................79



1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giá thành là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp ñến kết quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Giá thành của ñơn vị sản xuất ñược cấu thành từ
nhiều yếu tố, nhiều giai đoạn, vì vậy mỗi khâu sản xuất ñều ñược ñơn vị tính ñến,
xem xét mức ñộ cần thiết và tìm hiểu nghiên cứu đưa ra các giải pháp tối thiểu hóa
chi phí ở các khâu sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm là các thông số rất quan trọng với nhà quản lý, do đó việc nghiên
cứu tìm ra giải pháp tiết kiệm được chi phí, giảm giá thành sản phẩm là yêu cầu cấp
thiết ñối với các doanh nghiệp. Công ty cổ phần than Vàng Danh – Vinacomin là
một doanh nghiệp khai thác than có điều kiện khai thác khó khăn, chi phí sản xuất
cao, chất lượng than xấu nên việc nghiên cứu tìm giải pháp tiết kiệm chi phí, giảm
giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn ñề cần thiết cấp bách
của Cơng ty. Vì vậy tác giả xin được chọn: “Nghiên cứu một số giải pháp giảm giá
thành sản phẩm tại Công ty cổ phần than Vàng Danh - Vinacomin” làm đề tài
nghiên cứu luận văn của mình.
2. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
ðối tượng nghiên cứu của luận văn là các biện pháp quản trị chi phí và quản trị
sản xuất hợp lý nhằm giảm giá thành sản phẩm của các mỏ than khai thác hầm lò.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: là tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý
chi phí, giảm giá thành sản xuất than tại Công ty cổ phần than Vàng Danh, giới hạn
từ năm 2006 - 2010.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, xây dựng cơ sở và căn cứ để tìm ra
giải pháp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần than Vàng
Danh - Vinacomin giúp doanh nghiệp ñạt ñược hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
4. Nội dung nghiên cứu của luận văn

Nghiên cứu tổng quan về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong
doanh nghiệp.
Nghiên cứu thực trạng về giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần than Vàng
Danh – Vinacomin.


2

ðưa ra giải pháp ñể giảm giá thành sản phẩm cho Công ty cổ phần Than Vàng
Danh – Vinacomin.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Phương pháp luận ñược sử dụng trong nghiên cứu là duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử.
Các phương pháp ñể chuyển tải mục tiêu, nội dung nghiên cứu cụ thể là: Khái
quát hoá, hồi cứu tư liệu, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để chỉ ra sự
biến động của các chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và các nhân tố khác ảnh
hưởng đến chi phí.
Phương pháp chun gia để đề xuất các giải pháp trên cơ sở sử dụng các cơng
cụ tính tốn, phần mềm cơng cụ thơng tin.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu của luận văn ñưa ra các giải pháp góp phần giảm
giá thành sản phẩm cho doanh nghiệp bao gồm các nội dung cơ bản và thực hành triển
khai. Kết quả nghiên cứu có những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu hồn thiện
phương pháp luận về chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng sẽ là tài liệu để
Cơng ty cổ phần than Vàng Danh tham khảo áp dụng. Các cá nhân và doanh nghiệp
khác tham khảo trong nghiên cứu xây dựng giải pháp giảm giá thành sản phẩm của
doanh nghiệp mình.
7. Nội dung của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3

chương được trình bày trong 112 trang với 24 bảng và 15 hình vẽ, đồ thị.
Sau thời gian nghiên cứu thực tế tại Công ty cổ phần than Vàng Danh –
Vinacomin, luận văn tốt nghiệp được hồn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của
thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Duy Lạc và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh, Phòng ðại học và sau ñại học Trường ðại học Mỏ - ðịa chất Hà Nội,
Công ty cổ phần than Vàng Danh cùng với nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa
học và các bạn ñồng nghiệp, các bạn cùng học lớp Cao học kinh tế.
Qua đây tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình tới Ban giám hiệu
trường ðại học Mỏ - ðịa chất, phòng ðại học và sau ñại học, các nhà khoa học và


3

các thầy cô giáo giảng dạy của khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Công ty cổ phần
than Vàng Danh, các bạn ñồng nghiệp và các bạn học cùng lớp Cao học kinh tế
công nghiệp K10-1. ðặc biệt với thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Duy Lạc người ñã
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình để tơi hồn thành luận văn thạc sĩ này.
Do trình độ, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu hạn chế nên luận văn khó
tránh khỏi những thiếu sót, tác giả trân trọng xin được tiếp thu ý kiến đóng góp của
q vị.
Xin trân trọng cảm ơn!


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC THAN HẦM LÒ
1.1 Khái niệm, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.1.1 Khái niệm, chi phí sản xuất

Q trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất là quá
trình kết hợp, vận ñộng, chuyển ñổi của ba yếu tố: tư liệu lao ñộng, ñối tượng lao
ñộng và sức lao ñộng ñể tạo thành các sản phẩm, công việc, lao vụ nhất ñịnh. ðể tạo
ra sản phẩm, lao vụ dịch vụ thì các doanh nghiệp phải chi ra các khoản chi phí chủ
yếu đó là: hao phí về lao động vật hóa như: chi phí ngun vật liệu, cơng cụ dụng
cụ, khấu hao tài sản cố định..., hao phí về lao động sống cần thiết như: chi phí về
tiền lương, tiền cơng phải trả cho người lao động và các khoản tính theo lương... ðó
là chi phí sản xuất kinh doanh trong q trình hoạt động của các doanh nghiệp.
Như vậy chi phí của doanh nghiệp có thể hiểu được là tồn bộ các hao phí về
lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải
chi ra trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho
một thời kỳ nhất định.
Bản chất của chi phí sản xuất trong hoạt ñộng của doanh nghiệp ñược xác ñịnh
là những hao phí về tài nguyên, vật chất, về lao ñộng và gắn liền với mục ñích kinh
doanh, là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào đối
tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào q trình sản xuất kinh
doanh.
Chi phí của doanh nghiệp phải được đo lường và tính tốn bằng tiền trong một
khoảng thời gian nhất định. ðộ lớn của chi phí phụ thuộc vào 2 nhân tố chủ yếu:
khối lượng các yếu tố sản xuất ñã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố
sản xuất đã hao phí.
Nghiên cứu bản chất chi phí giúp cho doanh nghiệp phân biệt ñược chi phí tài
chính, chi phí kinh doanh và chi tiêu


5

Chi tiêu của doanh nghiệp là sự chi ra, là lượng tiền của doanh nghiệp ñã trả
cho một người, một tổ chức nào đó. Chi tiêu gắn chặt với các q trình thanh tốn
thuần túy tài chính, khơng kể các khoản đó dùng vào việc gì và dùng như thế nào.

Chi phí tài chính: là sự giảm tài sản rịng, là hao phí của một thời kỳ tính tốn
được tập hợp ở kế tốn tài chính. Chi phí tài chính của một thời kỳ tính tốn xác
định là chi tiêu gắn liền với kết quả của thời kỳ đó. Chi phí tài chính là chi phí gắn
với kế tốn tài chính.
Chi phí kinh doanh: là sự hao phí xét trên phương diện giá trị các vật phẩm và
dịch vụ ñể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng như ñể duy trì năng lực sản xuất cần
thiết cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó. Chi phí kinh doanh có đặc điểm:
một là, chi phí kinh doanh phải là sự hao phí vật phẩm và dịch vụ gắn với từng thời
kỳ; hai là, sự hao phí vật phẩm và dịch vụ phải gắn liền với kết quả do sự hao phí đó
gây ra; ba là, những vật phẩm và dịch vụ hao phí đó phải được đánh giá theo
nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật. Chi phí kinh doanh là chi phí gắn liền
với kế tốn quản trị.
Như vậy, giữa chi tiêu và chi phí của doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết
với nhau, ñồng thời có sự khác nhau về ñộ lớn, nội dung và thời điểm phát sinh. Chi
phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy nó được lấy từ vốn kinh
doanh và ñược bù ñắp từ thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi tiêu khơng
gắn liền với mục đích kinh doanh vì vậy nó có thể được lấy từ những nguồn khác
nhau, có thể lấy từ quỹ phúc lợi, từ trợ cấp của của nhà nước và khơng được bù đắp
từ thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại khác
nhau. ðể thuận tiện cho cơng tác quản lý, hạch tốn, kiểm tra chi phí cũng như cho
việc ra các quyết ñịnh kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải được phân
loại, sắp xếp theo từng nhóm có đặc trưng nhất định.
1.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo chức năng hoạt ñộng
Căn cứ vào chức năng hoạt ñộng mà chi phí sản xuất phát sinh để phân loại chi phí.


6


Chi phí sản xuất: là tồn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các
chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan ñến việc chế tạo sản
phẩm lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất ñịnh ñược biểu hiện bằng tiền. Chi phí
sản xuất của doanh nghiệp được chia thành 3 loại:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm giá trị của nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu... dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tọa sản phẩm, lao vụ
dịch vụ.
Chi phí nhân cơng trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp
cho cơng nhân sản xuất, các khoản trích theo lương của cơng nhân như kinh phí
cơng đồn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục
vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất.
Chi phí ngồi sản xuất: là các chi phí phát sinh trong q trình tiêu thụ sản
phẩm và quản lý chung toàn doanh nghiệp, bao gồm:
Chi phí bán hàng: là chi phí lưu thơng, dự trữ, bảo quản và chi phí tiếp thị phát
sinh trong q trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ
và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung tồn doanh nghiệp. ðó là những
chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phịng , khấu
hao TSCð dùng chung tồn doanh nghiệp, các loại thuế, phí có tính chất chi phí, chi
phí khánh tiết, hội nghị...
1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố chi phí (tính chất, nội
dung kinh tế của chi phí)
Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất được chia thành các yếu tố sau:
Yếu tố nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu
phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ,... sử dụng cho sản xuất kinh
doanh trong kỳ (loại trừ phế liệu thu hồi)
Yếu tố nhiên liệu, ñộng lực: ñược sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Yếu tố tiền lương và các khoản có tính chất tiền lương: phản ánh tổng số tiền
lương và phụ cấp lương phải trả cho người lao ñộng.



7

Yếu tố BHXH, BHYT, BHTN, KPCð: tính theo tỉ lệ quy ñịnh trên tổng số tiền
lương và phụ cấp tiền lương phải trả cho người lao ñộng.
Yếu tố khấu hao tài sản cố ñịnh: phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải
trích trong kỳ của tất cả tài sản cố ñịnh sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ
của doanh nghiệp.
Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngồi
phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Yếu tố chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong
q trình sản xuất kinh doanh ngồi các yếu tố chi phí nói trên.
Cách phân loại này là để tập hợp chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng
nhất của chi phí mà khơng xét đến cơng dụng, ñịa ñiểm phát sinh của chi phí. Cách
phân loại này có ý nghĩa rất lớn trong quản lý chi phí sản xuất, nó cho biết tỷ trọng
từng yếu tố chi phí qua đó đánh giá, phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất,
cung cấp tài liệu cho việc lập dự tốn chi phí sản xuất.
1.1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo cách thức kết chuyển chi phí
Chi phí sản phẩm: là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản
phẩm hay quá trình mua hàng hóa để bán. ðối với doanh nghiệp sản xuất chi phí
sản phẩm bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp và
chi phí sản xuất chung.
Chi phí thời kỳ: là các chi phí ñể phục vụ cho hoạt ñộng kinh doanh, không tạo
nên giá trị hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp ñến lợi nhuận trong kỳ mà chúng
phát sinh. ðối với các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài hoặc trong
kỳ khơng có hoặc có ít doanh thu thì chúng được tính thành phí tổn của kỳ sau ñể
xác ñịnh kết quả kinh doanh.
1.1.2.4 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với ñối tượng chịu chi phí
Theo tiêu thức này chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí trực

tiếp và chi phí gián tiếp.
Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu
chi phí và được hạch tốn vào vào đối tượng có liên quan. Thường chi phí trực tiếp


8

là các chi phí đơn nhất cấu tạo bởi một yếu tố như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí
tiền lương, ...
Chi phí gián tiếp: là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí,
do đó nó ñược phân bổ vào các ñối tượng có liên quan theo theo các tiêu thức nhất
định. Chi phí gián tiếp thường là những chi phí tổng hợp của nhiều chi phí đơn nhất.
1.1.2.5 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với mức ñộ hoạt ñộng
Theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động, chi phí được chia thành
chi phí khả biến (Biến phí), chi phí bất biến (ðịnh phí) và chi phí hỗn hợp.
Chi phí khả biến: là những khoản mục chi phí mà ñộ lớn của nó có quan hệ
tỷ lệ thuận với mức ñộ hoạt ñộng. Tùy thuộc vào ñặc ñiểm và nội dung cụ thể của
hoạt ñộng mà người ta lựa chọn tiêu thức phù hợp ñể xác ñịnh mức ñộ hay quy mơ
của hoạt động tương ứng.
Biến phí có đặc ñiểm là tổng biến phí tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động cịn biến
phí đơn vị thì mang tính ổn định, khơng biến động khi mức độ hoạt động thay đổi.
Biến phí thường bao gồm các khoản mục chi phí trực tiếp trong q trình sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm như: chi phí nguyên, nhiên, vật liệu trực tiếp và chi phí
nhân cơng trực tiếp, ...
Chi phí bất biến (ðịnh phí - chi phí cố định): là những chi phí mà về tổng số
khơng thay đổi khi có sự thay ñổi về mức ñộ hoạt ñộng của ñơn vị. ðịnh phí có đặc
điểm là tổng định phí ổn ñịnh, không biến ñộng khi mức ñộ hoạt ñộng thay đổi cịn
định phí đơn vị tỉ lệ nghịch với mức ñộ hoạt ñộng.
ðịnh phí thường bao gồm các khoản chi phí gián tiếp như chi phí về khấu hao
tài sản cố định, chi phí th mặt bằng, phương tiện kinh doanh,...

Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố của định phí và
biến phí. Chi phí hỗn hợp như thế tồn tại rất nhiều trong thực tế của doanh nghiệp
như chi phí thuê phương tiện vận tải hàng hóa, chi phí điện thoại, ñiện năng, chi phí
sửa chữa thường xuyên TSCð, ...
1.1.2.6 Phân loại chi phí theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Căn cứ vào việc tham gia của chi phí vào hoạt ñộng kinh doanh, chi phí ñược
chia thành 3 loại:


9

Chi phí sản xuất kinh doanh: Bao gồm những chi phí liên quan đến hoạt động
sản xuất, tiêu thụ hàng hố, quản lý doanh nghiệp.
Chi phí hoạt động tài chính: Là những chi phí liên quan đến các hoạt động về
vố như: chi phí liên doanh, chi phí đầu tư tài chính, chi phí liên quan đến cho vay
vốn, lỗ liên doanh, mua bán chứng khốn.
Chi phí bất thường: là các chi phí ngồi dự kiến mà doanh nghiệp khơng thể dự
kiến trước được như: chi phí thanh lý, nhưpợng bán TSCð, tiền phạt do vi phạm
hợp ñồng, các khoản phạt, truy thu thuế …
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại và ñược phân chia ra
nhiều tiêu thức khác nhau phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra tính hiệu quả sử
dụng chi phí cho từng bộ phận sản xuất và cho toàn doanh nghiệp. Từ việc xem xét
chi phí ở từng góc đọ khác nhau và mục đích, u cầu quản lý mà doanh nghiệp
chọn lựa tiêu thức phân loại cho phù hợp với thực tế của từng doanh nghiệp.
1.1.3 Khái niệm về giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ những hao phí về lao
động sống và lao động vật hố được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm lao
vụ, dịch vụ hoàn thành trong một thời kỳ nhất ñịnh.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang
tính chất khách quan vừa mang tính chủ quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý

của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả
sử dụng các loại tài sản trong q trình sản xuất kinh doanh. Cũng như tính ñúng
ñắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp ñã thực hiện ñể nhằm mục ñích
hạ thấp chi phí, tăng cao lợi nhuận.
Bản chất của giá thành là chi phí và là chi phí có mục đích được sắp xếp theo
yêu cầu của các nhà quản lý. Là sự dịch chuyển giá trị của các yếu tố vật chất vào
giá trị sản phẩm hồn thành và được tiêu thụ.
Tính tốn giá trị sản phẩm là tính tốn, xác định sự dịch chuyển các yếu tố vật
chất tham gia vào khối lượng sản phẩm vừa sản xuất hoàn thành và tiêu thụ nhằm
mục đích thực hiện chức năng của giá thành sản phẩm là chức năng bù ñắp, chức
năng lập giá trị và chức năng địn bẩy kinh tế.


10

Về mặt bản chất chi phí và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá
trình sản xuất kinh doanh. Cũng giống nhau về chất vì cùng biểu hiện bằng tiền
những hao phí về lao động sống và lao động vật hố bỏ ra nhưng khác nhau về mặt
lượng. Nói đến chi phí là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, khơng phân biệt
là cho loại sản phẩm nào, đã hồn thành hay chưa, cịn khi nói đến giá thành sản
phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết
quả hồn thành nhất định
Xem xét trên góc độ q trình hoạt động thì q trình sản xuất là một q trình
hoạt động liên tục cịn việc tính giá thành sản phẩm thực hiện tại một điểm cắt có
tính chất chu kỳ để so sánh chi phí với khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn
thành. Tại thời điểm tính giá thành có thể có một khối lượng sản phẩm chưa hồn
thành, chứa đựng một lượng chi phí cho nó, gọi là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
tương tự như vậy, đầu kỳ có thể có một khối lượng sản phẩm sản xuất chưa hoàn
thành ở kỳ trước chuyển sang ñể tiếp tục sản xuất, chứa đựng một lượng chi phí cho
nó, gọi là chi phí sản xuất dở dang ñầu kỳ. Như vậy giá thành sản phẩm hồn thành

trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần của chi
phí phát sinh trong kỳ.
Giá thành
sản phẩm

=

Chi phí sản xuất
dở dang đầu kỳ

+

Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất

-

Chi phí sản xuất
dở dang cuối kỳ

(1.1)

Hơn nữa, giá thành sản phẩm mang tính chất chủ quan, phụ thuộc vào những
phương pháp tính tốn phân bổ như việc ghi nhận trước vào giá thành sản phẩm
những khoản được coi là chi phí nhưng thực tế chưa phát sinh hoặc những chi phí
thực tế ñã chi ra nhưng ñược phân bổ cho nhiều kỳ, nhằm ñảm bảo sự ổn ñịnh tương
ñối cho giá thành sản phẩm qua các thời kỳ.
1.1.4 Phân loại giá thành sản phẩm
1.1.4.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo nguồn số liệu
Giá thành ñược chia làm ba loại sau:

Giá thành kế hoạch: ñược xác ñịnh trước khi vào kinh doanh trên cơ sở giá
thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự tốn kinh phí.


11

Giá thành ñịnh mức: ñược xây dựng trước khi vào kinh doanh, được xây
dựng trên cơ sở các mức bình qn tiên tiến và khơng biến đổi trong cả kì kế hoạch.
Giá thành thực tế: là chỉ tiêu ñược xác ñịnh sau khi kết thúc quá trình sản
xuất kinh doanh dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh sản xuất sản phẩm. Giá
thành thực tế là chỉ tổng hợp phản ánh kết quả phấn ñấu của doanh nghiệp trong
việc tổ chức và sử dụng vật tư, lao ñộng, tiền vốn trong việc vận dụng các giải pháp
kinh tế, tổ chức, kỹ thuật để tiến hành q trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.1.4.2 Phân loại giá thành theo chi phí phát sinh
Giá thành được chia thành hai loại:
Giá thành sản suất (Giá thành công xưởng): là chi tiêu phản ánh tất cả những
chi phí phát sinh liên quan ñến sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân
xưởng, bộ phận sản xuất.
Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất và các chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp.
1.1.4.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
vì quá trình sản suất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: hao phí sản xuất
và kết quả sản xuất. Cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện
bằng tiền của những chi phí mà doanh nghiệp ñã bỏ ra cho hoạt ñộng sản xuất. Chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế trong đó chi phí sản xuất
phản ánh hao phí sản xuất cịn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất.
Tuy nhiên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có những điểm khác nhau. về
mặt thời gian, chi phí sản xuất gắn liền với một thời kỳ nhất định cịn giá trị sản

phẩm liên quan đến nhiều kỳ. Về mặt giá trị, chi phí sản xuất bao gồm tồn bộ chi
phí bỏ ra treong kỳ sản xuất kinh doanh khơng tính đến việc chi phí đó có liên quan
đến khối lượng sản phẩm đã hồn thành hay chưa trong khi đó giá thành sản phẩm
là chỉ tiêu ln gắn với sản phẩm hồn thành, bao gồm những chi phí tính cho khối
lượng sản phẩm hồn thành trong kỳ mà khơng tính đến chi phí ñó phát sinh ở thời


12

kỳ nào. Chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp ñến giá thành sản phẩm, chi phí sản
xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. Nếu tiết kiệm chi phí sản xuất thì giá
thành sản phẩm sẽ giảm.
1.1.5 ðối tượng tập hợp chi phí và đối tưọng tính giá thành
1.1.5.1 ðối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ được kế toán tập hợp theo một
phạm vi, giới hạn nhất định, đó chính là đối tượng kế tốn chi phí sản xuất. Xác
định đối tượng kế tốn chi phí sản xuất là khâu ñầu tiên trong việc tổ chức kế tốn
chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng kế tốn chi phí sản xuất là
xác định nơi phát sinh ra chi phí: phân xưởng, đội sản xuất, bộ phận chức năng hoặc
đối tượng chịu chi phí: sản phẩm, ñơn ñặt hàng, …
Tuỳ thuộc vào ñặc ñiểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế tốn chi phí sản xuất
trong các doanh nghiệp có thể là:
Từng sản phẩm, từng chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng.
Từng phân xưởng, giai đoạn cơng nghệ sản xuất.
Tồn bộ quy trình cơng nghệ sản xuất, tồn doanh nghiệp.
Xác ñịnh ñối tượng chi phí sản xuất một cách khoa học hợp lý là cơ sở để tổ
chức kế tốn chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch tốn ban ñầu ñến tổ chức tổng
hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết,…
Các chi phí phát sinh, sau khi ñã ñược tập hợp xác ñịnh theo các đối tượng kế
tốn chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để tính tốn giá thành sản phẩm,lao vụ, dịch vụ

theo từng đối tượng đã xác định.
1.1.5.2 ðối tượng tính giá thành
ðối tượng tính giá thành là những sản phẩm, cơng việc, lao vụ, dịch vụ đã hồn
thành cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tuỳ theo đặc điểm, tình hình
của doanh nghiệp mà đối tượng tính giá thành có thể là:
Từng cơng việc, đơn đặt hàng, sản phẩm đã hồn thành.
Từng loại thành phẩm, bộ phận chi tiết sản phẩm.
Từng cơng trình, hạng mục cơng trình.


13

Như vậy xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là việc xác định
giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu
chi phí. Cịn xác định ñối tượng tính giá thành chính là việc xác ñịnh sản phẩm,
cơng việc, lao vụ nhất định địi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. ðối tượng vó thể
là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay ñang trên dây chuyền ản xuất, tuỳ
theo yêu cầu của chế độ hạch tốn khinh tế mà doanh nghiệp áp dụng.
1.1.6 Các phương pháp tính giá thành
1.1.6.1 Phương pháp giản ñơn (còn gọi là phương pháp trực tiếp)
Phương pháp này ñược áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản
xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất
ngắn như nhà máy ñiện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ...)
Trường hợp cuối kì khơng có sản phẩm dở dang thì khơng phải đánh giá sản
phẩm dở dang cuối kì, khi đó:
Tổng chi phí sản xuất

Giá thành đơn vị sản
phẩm hoàn thành


=

Số lượng sản phẩm hoàn thành

(1.2)

Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang và khơng ổn định thì kế tốn
phải tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và khi đó:
Tổng giá
thành sản

Chi phí sản
=

xuất thực tế

Chi phí sản

xuất phát sinh + xuất dở dang trong kỳ

xuất dở dang

=

(1.3)

cuối kì

Tổng giá thành sản xuất thực tế


Giá thành đơn
vị sản phẩm

đầu kì

Chi phí sản

Khối lượng sản phẩm hoàn thành

(1.4)

1.1.6.2 Phương pháp tỷ lệ
Trong trường hợp này đối tượng kế tốn tập hợp chi phí sản xuất là tồn bộ quy
trình cơng nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành sẽ là từng
sản phẩm trong nhóm sản phẩm.
ðể tính được giá thành, kế tốn phải tiến hành theo trình tự sau:
Chọn tiêu chuẩn phân bổ để tính tỉ lệ phân bổ giá thành thực tế cho từng quy
cách trong nhóm sản phẩm. Tiêu chẩn phân bổ có thể chọn giá thành kế hoạch hoặc
giá thành ñịnh mức.


14

- Tính tổng tiêu chuẩn phân bổ
- Tính tỉ lệ giá thành theo từng khoản mục
Tổng tiêu
chuẩn phân bổ

n


Sản lượng thực tế



=

i =1

sản phẩm quy cách i

x

Tiêu chuẩn phân bổ của
sản phẩm quy cách i

(1.5)

Tính giá thành thực tế từng quy cách sản phẩm
Tổng giá thành thực
tế từng quy cách

=

Tiêu chuẩn phân bổ
của từng quy cách

x

Tỷ lệ giá thành


(1.6)

Phương pháp này ñược sử dụng trong trường hợp một ñối tượng hạch tốn chi
phí tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành. Khi áp dụng phương pháp tỷ lệ
chi phí, các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm sẽ giảm được khối lượng
cơng việc cần hạch tốn, việc tính giá thành sản phẩm sẽ thuận lợi hơn.
1.1.6.3 Phương pháp tính giá thành phân bước
Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất
phức tạp kiểu shế biến liên tục. Bán thành phẩm của bước trước là ñối tượng chế
biến của bước sau và ñến cuối cùng mới tạo ra được thành phẩm. ðể tính được giá
thành của thành phẩm ta phải lần lượt tính giá thành của bán thành phẩm bước trước
tuần tự theo các bước kế tiếp sau và cuối cùng mới tính được giá thành của thành
phẩm.
a. Tính giá thành phân bước theo phương án có bán thành phẩm:
Phương pháp này thường áp dụng ở các doanh nghiệp có u cầu hạch tốn nội
bộ cao hoặc có bán thành phẩm ra bên ngồi. Khi tập hợp chi phí của các giai đoạn
cơng nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau được
tính theo giá thành thực tế và ñược phản ánh theo từng khoản mục chi phí và gọi là
kết chuyển tuần tự.
Sơ đồ mơ phỏng như sau:
Dở dang đầu
kì bước 1

+

Chi phí
NVL chính

Chi phí
+


chế biến
bước 1

Dở dang
-

đầu kì
bước 1

Z bán thành
=

phẩm
bước 1


15

Z bán thành
phẩm

Dở dang
+

đầu kì

bước 1

Chi phí

+

chế biến

Dở dang
-

cuối kì

bước 2

bước 2

bước 2

Dở dang

Chi phí

Dở dang

Z bán thành
=

phẩm
bước 2

......
Z bán thành
phẩm

bước n-1

+

đầu kì
bước n

+

chế biến

-

bước 2

cuối kì

=

bước n

Σ giá thành
thành phẩm

Hình 1.1 Sơ đồ trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phân bước
theo phương án hạch tốn có bán thành phẩm.
b. Tính giá thành phân bước theo phương án khơng có bán thành phẩm:
Trong những doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kế toán nội bộ không cao
hoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bước khơng bán ra ngồi thì chi phí phát sinh
trong mỗi giai đoạn được tính nhập vào giá thành phẩm một cách đồng thời, song

song nên cịn gọi là kết chuyển song song. Theo phương án này kế tốn khơng cần
tính giá thành bán thành phẩm hồn tồn trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành
thành phẩm hồn thành bằng cách tổng hợp chi phí nguyên vật liệu chính và các chi
phí chế biến khác trong các giai đoạn cơng nghệ.
Sơ đồ phản ánh phương pháp này như sau:

Chi phí vật liệu chính tính cho thành phẩm

Tổng
giá

Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm

thành
sản

Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm

phẩm
hồn

Chi phí bước n tính cho thành phẩm

thành

Hình 1.2: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phân bước
theo phương án khơng có bán thành phẩm.


16


1.1.6.4 Phương pháp hệ số
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp một đói tượng hạch tốn chi phí
tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành, thích hợp với những doanh nghiệp
trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng
lao ñộng nhưng thu ñược ñồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí khơng
thể tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình
sản xuất. Theo phương pháp này, doanh nghiệp phải xác định được hệ số chi phí
cho từng đối tượng tính giá thành hay từng sản phẩm. Kế tốn căn cứ vào hệ số quy
ñổi ñể quy các loại sản phẩm về sản phẩm tiêu chuẩn, từ đó dựa vào tổng chi phí
liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm
tiêu chuẩn và giá thành từng loại sản phẩm.
Tổng số sản phẩm
gốc ñã quy ñổi

Giá thành ñơn vị
sản phẩm tiêu chuẩn

n



=

i =1

=

Số lượng của từng


x

loại sản phẩm

Hệ số quy ñổi sản
phẩm từng loại

Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm
Tổng số sản phẩm tiêu chuẩn ñã quy ñổi

(1.7)

(1.8)

Sau khi xác ñịnh ñược giá thành của sản phẩm quy ñổi, xác ñịnh giá thành thực
tế của các sản phẩm theo cơng thức sau:
Giá thành đơn vị
sản phẩm từng loại

=

Giá thành ñơn vị
sản phẩm tiêu chuẩn

x

Hệ số quy ñổi sản
phẩm từng loại

(1.9)


1.1.7 Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là cách tốt nhất ñể ñánh giá
ñược hiệu quả của q trình sản xuất. Thơng qua việc phân tích giá thành sản phẩm
để đánh giá tồn bộ các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, tổ chức sản xuất mà doanh
nghiệp đã đầu tư trong q trình sản xuất và việc sử dụng các yếu tố ñầu vào đã phù
hợp chưa. Phân tích giá thành cịn biết được nguyên nhân và các nhân tố là cho chi
phí biến ñộng, ảnh hưởng tới giá thành từ ñó người quản lý sẽ có các quyết định tối
ưu hơn.


×