Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học môn GDCD lớp 11 thông qua việc tích hợp tư tưởng đạo đức hồ chí minh và một số câu chuyện kể về bác hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.35 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG II

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC
SINH TRONG MÔN HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11
THƠNG QUA VIỆC TÍCH HỢP TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ
CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ CÂU CHUYỆN KỂ VỀ BÁC

Người Thực hiện : Phạm Thị Thủy
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Giáo dục cơng dân

THANH HĨA, NĂM 2021


MỤC LỤC


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Bước sang thế kỉ 21, nhân loại đứng trước nhiều thách thức cần giải
quyết, một trong số đó là sự bùng nổ tri thức. Dạy học truyền thống không
đáp ứng tốt cho việc giải quyết các thách thức đó. Tổ chức UNESCO đã
hoạch định ra những chiến lược quan trọng cho giáo dục thế kỉ 21, trong đó
sự thay đổi đầu tiên về mục tiêu giáo dục từ: Kiến thức – Kĩ năng – Năng lực –
thái độ sang: Năng lực – Thái độ – Kiến thức; đặc biệt, nhấn mạnh đến việc
phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn


diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và
vận dụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ một
chiều, ghi nhớ, máy móc”. Như vậy, có thể nói giáo dục phổ thơng nước ta
đang thực hiện bước chuyển mình mạnh mẽ từ chương trình giáo dục tiếp cận
nội dung sang tiếp cận năng lực người học, phát triển năng lực người học, trong
đó năng lực giải quyết vấn đề là năng lực cần trang bị cho người học, giúp giải
quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
Thực tế, giáo dục phổ thơng hiện nay cịn theo hướng tiếp cận nội dung,
chú trọng trang bị kiến thức các môn học phục vụ cho thi cử, chưa chú trọng
phát triển năng lực cần thiết trong xã hội hiện đại, đặc biệt là năng lực giải
quyết vấn đề trong quá trình dạy học các môn học.
Trong nhà trường THPT, môn Giáo dục cơng dân gắn liền với thực tế
đời sống, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Dạy
học GDCD cần làm cho học sinh có ý thức và biết vận dụng các kiến thức đã
học vào thực tế cuộc sống, hình thành các kĩ năng hoạt động thực tiễn giúp
nâng cao chất lượng cuộc sống. Do vậy, dạy học GDCD cần chú ý tới năng
lực giải quyết vấn đề.
Để nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh cần sử dụng nhiều
biện pháp, trong đó tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào
trong chương trình giáo dục cơng dân lớp 11 là biện pháp rất quan trọng, có tác
dụng rất lớn trong việc làm "mềm hóa" những kiến thức kinh tế, chính trị cứng
nhắc, khơ khan, làm cho nội dung bài học thêm phong phú, sinh động hơn, gây
hứng thú với học sinh hơn. Qua đó, giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách dễ
dàng. Mặt khác, giúp học sinh có thêm hiểu biết về tấm gương đạo đức của Bác
Hồ để thơi thúc các em có những hành động tích cực trong việc làm theo đạo
đức, phong cách của Bác trong sinh hoạt và học tập hàng ngày của bản thân.
Đồng thời nó cịn có tác dụng thu hút, lơi cuốn học sinh em thêm u thích mơn
học, tích cực học tập, càng giúp học sinh có những nhìn nhận đúng đắn hơn về
vai trị, trách nhiệm của mình trong thời kỳ đổi mới, hội nhập.

Chính vì thế, tôi chọn đề tài: “Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho
học sinh trong dạy học môn GDCD lớp 11 thơng qua việc tích hợp tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh và một số câu chuyện kể về Bác Hồ” làm đề tài sáng
kiến kinh nghiệm của mình.
3


1.2. Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh vận dụng những kiến thức trên lớp để giải quyết các vấn
đề trong cuộc sống từ đó có cách nhìn tồn diện hơn, sâu sắc hơn để giải
quyết những vấn đề phù hợp với tình hình, xu thế mới của đât nước.
Giúp học sinh hứng thú, say mê học tập môn giáo dục cơng dân góp
phần nâng cao chất lượng dạy – học môn GDCD theo định hướng phát triển
năng lực học sinh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về biện pháp nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh trường THPT Quảng Xương IIthơng qua việc tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh và một số câu chuyện kể về Bác Hồ cho học sinh lớp 11.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, sưu tầm tài liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, liên hệ thực tế, đánh giá và rút
kinh nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm, khảo sát thực tế qua thực tiễn giảng
dạy.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Khái niệm năng lực và năng lực giải quyết vấn đề
2.1.1.1. Khái niệm năng lực
Năng lực là một vấn đề khá trừu tượng của tâm lí học. khái niệm này
cho đến nay vẫn có nhiều cách tiếp cận khác nhau:

Theo từ điển tiếng Việt “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc
tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó. Năng lực là phẩm chất tâm
lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó
với chất lượng cao” [10].
Theo quan điểm của những nhà tâm lý học “Năng lực là tổng hợp các
đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đạc trưng của một
hoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao” [11].
2.1.1.2. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề
Theo định nghĩa trong đánh giá PISA (2012): “Năng lực giải quyết vấn
đề là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình huống vấn đề khi mà
giải pháp giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào giải
quyết tình huống vấn đề đó – thể hiện tiềm năng là cơng dân tích cực và xây
dựng”
2.1.1.3. Năng lực giải quyết vấn đề trong môn GDCD 11
Ở trường THPT, mơn GDCD là mơn học có tính khái qt cao, mang
đặc thù riêng của mơn học có nhiều tiềm năng để bồi dưỡng, phát triển năng
lực giải quyết vấn đề. Trong dạy GDCD, mỗi khái niệm, quy luật,…trong
nội dung mơn học đều có một vai trị và ý nghĩa nhất định trong việc phát
triển năng lực giải quyết vấn đề, phát triển trí tuệ cho học sinh. Không chỉ
dừng lại ở những khái niệm đạo đức, pháp luật mà cịn có ý nghĩa rất lớn
trong việc định hướng hành động, giải quyết vấn đề cho học sinh.
Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng của học sinh nhận ra các mâu
4


thuẫn nhận thức trong các vấn đề học tập hoặc các vấn đề trong cuộc sống,
và tìm ra được phương pháp để giải quyết mâu thuẫn, vượt qua các khó
khăn, trở ngại. Từ đó tiếp thu được kiến thức, kĩ năng mới hoặc giải quyết
các vấn đề trong thực tiễn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Ở môn học GDCD 11, học sinh học một chương trình tổng hợp về các
vấn đề lớn của thời đại ngày nay như: công dân với kinh tế, công dân với các
vấn đề chính trị - xã hội (một số vấn đề về chủ nghĩa xã hội, một số chính sách
lớn ở nước ta hiện nay)…với nội dung chủ yếu là những vấn đề lý luận gắn liền
với chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, mang tính khái quát và trừu
tượng cao và được đánh giá là có phần “khơ khan”, kiến thức hàn lâm, khó hiểu
nên dẫn đến tình trạng một số giáo viên coi giờ lên lớp là giờ thời sự, thuyết
minh cho đường lối của Đảng, không thực hiện được nội dung “học đi đôi với
hành”, chưa đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức, bồi dưỡng nhân cách cho học
sinh.
Mặt khác, mặc dù các nhà trường rất quan tâm tới việc giáo dục tư tưởng,
đạo đức, nâng cao nhận thức về CNXH cho học sinh nhưng hiệu quả đạt được
ở một số nơi chưa cao, một bộ phận học sinh có biểu hiện sa sút về lối sống,
đạo đức, vi phạm nghiêm trọng đến các chuẩn mực đạo đức xã hội, lối sống
thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, nhận thức mơ hồ về sự lãnh đạo của Đảng Cộng
Sản, về chế độ CNXH.
Tôi nhận thấy việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
vào trong chương trình giáo dục cơng dân lớp 11 nó có tác dụng rất lớn trong
việc làm "mềm hóa" những kiến thức chính trị, xã hội cứng nhắc, khô khan, làm
cho nội dung bài học thêm phong phú, sinh động hơn, gây hứng thú với học sinh
hơn. Qua đó, giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng. Mặt khác, giúp
học sinh có thêm hiểu biết về tấm gương đạo đức của Bác Hồ để thơi thúc các
em có những hành động tích cực trong việc làm theo đạo đức, phong cách của
Bác trong sinh hoạt và học tập hàng ngày của bản thân. Đồng thời nó cịn có tác
dụng thu hút, lơi cuốn học sinh em thêm u thích mơn học, tích cực học tập,
càng giúp học sinh có những nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trị, trách nhiệm của
mình trong thời kỳ đổi mới, hội nhập.
Chính vì vậy tơi chọn đề tài: “ Nâng cao nănglực giải quyết vấn đề cho
học sinh trong dạy học môn GDCD lớp 11 thông qua việc tích hợp tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh và một số câu chuyện kể về Bác Hồ” nhằm tạo sự hứng

thú học tập của học sinh và quan trọng hơn nữa là tạo nên sự chuyển biến về ý
thức học tập, tu dưỡng đạo đức theo tấm gương Bác, xây dựng con người Việt
Nam gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, củng cố đạo đức
trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Xây dựng nội dung cần tích hợp
Trong hệ thống chương trình của GDCD 11, được chia thành 2 phần
chính:
+ Phần I: Cơng dân với các vấn đề kinh tế.
5


+ Phần II: Cơng dân với các vấn đề chính trị - xã hội.
Nội dung được tích hợp, vận dụng chủ yếu ở phần thứ II của chương
trình .
Để xây dựng nội dung cần tích hợpvào bài học giáo viên cần chú ý:
Thứ nhất: Phải xác định rõ bài học có những u cầu gì, u cầu nào là
trọng tâm, xác định những nội dung cần truyền đạt, nội dung và phương pháp
phù hợp tương ứng, từ đó mới xác định và xây dựng nội dung lồng ghép cho
hợp lí.
Thứ hai: Việc tích hợptư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cần phải có tư duy
sáng tạo nhằm tìm ra cách tổ chức thực hiện hiệu quả, phù hợp, tạo bầu khơng
khí học tập thật khoa học, mang tính sư phạm cao.
Thứ ba: Xây dựng hệ thống câu hỏi khai thác từ các câu chuyện để học
sinh trả lời. Nội dung câu hỏi cần hướng đến nội dung bài dạy một cách gần gũi
và rõ ràng.
Thứ tư: Tuỳ theo nội dung từng vấn đề mà nội dung tích hợpcó thể dài
hay ngắn, song phải phù hợp với nội dung bài học, trình độ học sinh và thời
lượng tiết học. Quá trình áp dụng cũng cần linh hoạt, hài hoà với nội dung bài

học. Việc sử dụng cần tránh sa đà, lạm dụng và cần chuẩn bị những phương án
phát sinh.
2.3.2. Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn
GDCD11 phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” nhằm phát
triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
2.3.2.1. Vận dụng nguyên tắc dạy học giải quyết vấn đề để hình thành năng lực
tự học cho học sinh
Dạy học giải quyết vấn đề là quan điểm dạy học đưa người học vào
những tình huống có vấn đề và kích thích người học tự lực giải quyết các vấn
đề đó một cách sáng tạo. Thông qua giải quyết vấn đề, người học sẽ lĩnh hội tri
thức, hình thành kĩ năng và phương pháp nhận thức. Với ưu điểm là phát huy
tính tích cực, chủ động trong học tập, kích thích tư duy sáng tạo, tạo hứng thú
say mê trong học tập, phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho SV.
Các bước của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề gồm:
+ Bước 1: Đặt vấn đề và chuyển người học vào tình huống có vấn đề,học
sinh chủ động phân tích tình huống, nhận biết, trình bày vấn đề.
+ Bước 2: Nghiên cứu và giải quyết vấn đề giáo viên tổ chức hướng dẫn
để học sinh lập kế hoạch, tìm các phương án giải quyết.
+ Bước 3: Kết thúc giải quyết vấn đề học sinh quyết định phương án giải
quyết, rút ra kiến thức cơ bản bài học.
Ví dụ 1:
- Khi dạy đơn vị kiến thức: Thế nào là Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam?( mục 2a-Bài 9: Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa)
Để học sinh nêu được khái niệm và bản chất của Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam giáo viên trích dẫn một số câu nói, bài viết của Bác: “Bao
nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Chính quyền từ
xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra ...” [6, tr.698]. “Muốn cho dân
yêu, muốn được lịng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có
6



hại cho dân phải hết sức tránh. Phải chú ý giải quyết các vấn đề quan hệ tới đời
sống của dân, dẫu khó đến đâu mặc lịng. Hết thảy những việc nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của dân phải được đặc biệt chú ý” [6].
Hay giáo viên kể câu chuyện:
“Hồ Chủ Tịch y án tử hình Trần Dụ Châu”
Mùa thu năm 1950, trong khi bộ đội, dân công đang dồn dập hành quân
lên Cao Bằng mở chiến dịch Lê Hồng Phong giải phóng vùng biên giới Việt
Trung, thì ngày 05/9/1950 ở thị xã Thái Nguyên - Thủ đô kháng chiến, Tòa án
binh tối cao đã mở phiên tòa đặc biệt, xét xử vụ án đặc biệt. Thiếu tướng Chu
Văn Tấn ngồi ghế Chánh án cùng 02 Hội thẩm viên là ông Phạm Ngọc Hải,
Giám đốc Tư pháp Liên khu Việt Bắc và ơng Trần Tấn, Cục phó Cục Qn nhu,
Thiếu tướng Trần Tử Bình ngồi ghế Cơng cáo ủy viên (Viện Kiểm sát bây giờ)
và nhiều cán bộ cao cấp của Đảng, chính quyền, quân đội, nhân dân địa phương
đến dự.
Có 03 bị cáo hầu tịa là ngun Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ
Châu và đồng bọn can tội: “Biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc
kháng chiến” bị đưa ra trước vành móng ngựa.
Vụ án được phát hiện từ bức thư của nhà thơ Đồn Phú Tứ, đại biểu Quốc
hội khóa 1 gửi lên Hồ Chủ Tịch. Nội dung bức thư như sau: “Gần đây, Đại tá
Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu đã gây nhiều dư luận bất bình trong
anh em quân đội, Châu đã dùng quyền lực “ban phát” ăn mặc, nên Châu đã giở
trị ăn cắp (cơng quỹ), cứ mỗi cái màn cấp cho bộ đội Châu ăn bớt 2 tấc vải xô,
nên cứ ngồi lên là đầu chạm đình màn. Cịn áo trấn thủ, Châu ăn cắp bơng lót
rồi độn bao tải vào, nhiều người biết đấy nhưng không dám ho he.
Trần Dụ Châu đã bị Tịa án binh tối cao phạt án “tử hình”, đồng thời bị
tước quân hàm Đại tá theo công lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 02 đồng
bọn của Châu, mỗi tên bị phạt án tù 10 năm.
Tử tù Trần Dụ Châu gửi đơn lên Hồ Chủ tịch xin tha tội chết. Ngày làm
việc với đồng chí Trần Đăng Ninh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cung cấp, xét lá

đơn của tử tù, Bác chỉ cho đồng chí Ninh thấy một cây xoan đang héo lá, úa
ngọn và hỏi lý do tại sao cây xoan sắp chết?
- Dạ, thưa Bác vì thân cây đã bị sâu đục một lỗ rất to, chảy hết nhựa...
- Thế theo chú muốn cứu cây ta phải làm gì?
- Dạ, thưa Bác phải bắt, giết hết những con sâu đó đi.
- Bác gật đầu, nói “Chú nói đúng, với loài sâu mọt đục khoét nhân dân
cũng thế, nếu phải giết đi một con sâu mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là
cần thiết, hơn nữa còn là một việc làm nhân đạo”.
Hồ Chủ tịch đã bác đơn xin tha tội chết của Trần Dụ Châu.
Sau khi kể câu chuyện trên giáo viên đưa ra một số vấn đề:
Câu hỏi 1: Qua câu chuyện trên em thấy Tòa án và Hồ Chủ Tịch sử dụng
phương tiện gì để xét xử những người có tội?
7


Câu hỏi 2: Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam pháp
luật bảo vệ quyền lợi của ai?
Câu hỏi 3: Qua câu nói của Bác và câu chuyện kể trên em hiểuThế nào là
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam? Nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam có bản chất gì?
Học sinh trả lời, giáo viên khái quát:
Khái niệm: Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp
luật, do ĐCS Việt Nam lãnh đạo.
Bản chất: Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản, toàn bộ hoạt động của Nhà nước đều thể hiện quan điểm
của giai cấp công nhân, nhằm thực hiện ý chí và nguyện vọng của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà
nước ta bao hàm tính nhân dân và Tính dân tộc sâu sắc.


-

Ví dụ 2:
Khi dạy đơn vị kiến thức: Bản chất của nền dân chủ XHCN( mục 1- Bài 9:
Nền dân chủ Xã Hội Chủ Nghĩa) sau khi dạy xong nội dung Bản chất của nền
dân chủ XHCN giáo viên sử dụng câu chuyện:
CHỮ “QUAN LIÊU” VIẾT NHƯ THẾ NÀO?
Năm 1952, trong một lần đến thăm lớp “chỉnh huấn” chính trị trung, cao
cấp, anh em quây quần xung quanh Bác, nghe Bác kể chuyện, dặn dò.
Cuối buổi, Bác cầm một cái que nói:
- Các chú học đã giỏi, bây giờ Bác đố chữ này xem các chú có biết khơng
nhé!
Anh em hưởng ứng “Vâng ạ!”, “vâng ạ!”. Người nào biết tiếng Pháp,
tiếng Anh, tiếng Trung Quốc thì “nhẩm” lại kiến thức của mình, người khơng
biết tiếng nước ngồi thì băn khoăn có chữ gì khó mà lại khơng đọc được nhỉ?
8


Bác vẽ một gạch ngang trên mặt đất rồi hỏi: Chữ gì nào?
Tưởng chữ “phạn”, chữ “cổ đại” nào chứ chữ này ai mà khơng biết. Cả
lớp hị lên: “Thưa Bác, chữ “nhất” ạ”.
Bác khen:
- Giỏi đấy.
Rồi Bác lại gạch một gạch nữa dưới chữ nhất. Chưa kịp hỏi, anh em đã ồn
lên:
- Chữ “nhị” ạ.
Bác động viên:
- Giỏi lắm…
Người lại gạch thêm một gạch nữa dưới hai gạch cũ.
- Chữ “tam”ạ…

Bác cười:
- Khá lắm!
Rồi Người vạch thêm một vạch nữa dưới chữ “tam”.
- Chữ gì nào?
“Các vị” đớ người ra, nhìn vào vạch đầu tiên thì vừa phải, vạch thứ hai
dài hơn đã có hơi lệch một chút, vạch thứ ba dài hơn tí nữa cũng khơng được
“song song” cho lắm, vạch thứ tư dài nhất, có vẻ đã “cong” lắm rồi…Tiếng Pháp
thì khơng phải. Tiếng Hán chữ “tứ” viết khác cơ!
Bác giục:
- Thế nào? Các nhà “mácxít”?
Bác lại cầm que vạch một vạch, rồi hai vạch dọc từ trên xuống dưới, ban
đầu thì thẳng đứng, xuống đến vạch ngang thứ hai đã “queo”, vạch thứ ba thì
“quẹo”, vạch bốn như một con giun, loằng ngoằng như cái đuôi chuột nhắt…
Bác đứng dậy:
- Chịu hết à? Có thế mà khơng đốn ra…Các chú biết cả đấy…
Để que xuống đất, Bác nói:
- Chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng đúng đắn…đến tỉnh đã hơi
cong, đến huyện đã tả hữu, đến xã đã sai lệch. Vì sao? Vì cán bộ không làm
đúng, không nắm chắc chủ trương, đường lối, không gần gũi dân, không chịu
làm “đầy tớ nhân dân” mà chỉ muốn làm “quan cách mạng”. Cho nên chữ ấy là
chữ “quan liêu”. Các chú không học nhưng biết và vẫn làm. Cịn cái các chú
học, thì các chú lại ít làm…
Học viên cả lớp đứng im, khơng dám nhìn vào Bác.
(In trong Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, 2007, tr.185-187)
Giáo viên đặt câu hỏi: Câu chuyện trên của Bác nhắc nhở chúng ta điều
gì?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
Giáo viên kết luận: Bác phê phán thói làm việc quan liêu, xa rời nhân dân,
muốn làm “quan cách mạng” của một bộ phận cán bộ. Đồng thời nhắc nhở làm

cán bộ phải nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, biết sống gần gũi, hịa
đồng, thơng cảm với nhân dân.
9


2.3.2.2. Kết hợp dạy học giải quyết vấn đềvới phương pháp thảo luận nhóm.
Trong dạy học giải quyết vấn đề, GV có thể kết hợp sử dụng các cách
thức tổ chức khác nhau để nâng cao năng lực giúp học sinhgiải quyết vấn đề,
trước tiên phải kể đến phương pháp thảo luận nhóm. Đây là việc GV có thể đưa
ra một tình huống, sau đó tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh bàn bạc,thảo
luận, trao đổi để giải quyết vấn đề
Ví dụ:
- Khi dạy đơn vị kiến thức: Chính sách giáo dục và đào tạo( mục 1Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn
hóa).
+ Để dạy nội dung: Nhiệm vụ của GD-ĐT giáo viên sử dụng một số câu
nói của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” hay : “Vì lợi ích mười
năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. chúng ta phải
đào tạo ra các công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng,
Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cơ, các chú. Đó
là một nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang”…
GV nêu câu hỏi :
Câu hỏi 1: Qua câu nói trên của Bác em thấy GD - ĐT vai trò, nhiệm vụ
như thế nào?
+ Để dạy nội dung: Phương hướng cơ bản để phát triển GD – ĐT giáo viên
trích di chúc của Bác: “Đồn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc
đều hăng hái xung phong, khơng ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải
chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người
thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế
hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Hoặc Giáo viên có thể kể câu chuyện:

CHIẾN LƯỢC TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI
Trong cuộc hội đàm, sau khi phía Cộng hịa Dân chủ Đức báo cáo xong
những thành quả thu được trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Bác hỏi:
10


- Thưa Thủ tướng, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lĩnh vực
nào là quan trọng nhất?
- Thưa Chủ tịch, đó là lĩnh vực xây dựng con người xã hội chủ nghĩa. –
Thủ tướng Đức trả lời.
Bác hỏi tiếp:
- Thưa Thủ tướng, các đồng chí dự kiến bao nhiêu năm thì hồn thành?
- Thưa Chủ tịch, khoảng bốn thế hệ.
Bác hỏi tiếp:
- Mỗi thế hệ bao nhiêu năm?
Tổng Bí thư nhìn Thủ tướng có vẻ trao đổi bằng ánh mắt. Thủ tướng nói:
- Thưa Chủ tịch, mỗi thế hệ khoảng 20 đến 25 năm.
Bác có vẻ tán đồng:
- Trăm năm trồng người là đúng. Đây là một công việc lâu dài và rất quan
trọng.
(In trong Mỗi câu chuyện nhỏ một bài học lớn,NXB Chính trị Quốc gia, 2010,
tr.35)
Câu hỏi 2: Di chúc của Bác và câu chuyện kể trên nêu lên vấn đề gì?
Câu hỏi 3: Để phát triển GD- ĐT cần có những phương hướng nào?
+ Để dạy nội dung: Trách nhiệm của công dân đối với chính sách GD-ĐT.
Trích thư của Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hịa:
“Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay
khơng,chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”

Câu hỏi 4: Bác Hồ muốn nhấn mạnh điều gì qua đoạn thư trên? Trách
nhiệm của cơng dân đối với chính sách GD-ĐT như thế nào?
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:
+ Nhóm 1. Trả lời câu hỏi 1
+ Nhóm 2.Trả lời câu hỏi 2
+ Nhóm 3.Trả lời câu hỏi 3
+ Nhóm 4.Trả lời câu hỏi 4
Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi.
Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

11


2.3.2.3. Kết hợp dạy học giải quyết vấn đềvới phương pháp đóng vai.
Ví dụ 4:
- Khi dạy đơn vị kiến thức: Chính sách văn hố. (Mục 3- Bài 13: Chính
sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa).
Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm và đóng vai trong câu chuyện:
TÌNH U BÁC HỒ DÀNH CHO NHỮNG KHÚC DÂN CA
Buổi sáng ngày 2 – 9 – 1969 là buổi sáng cuối cùng trong cuộc đời 79
mùa xuân của Bác. Bởi sau 9 giờ sáng hôm ấy, Người thực sự bước vào “cuộc
trường chinh nhẹ cánh bay”, để lại cho nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới
một niềm đau thương, mất mát không thể nào diễn tả nổi bằng mọi ngôn từ.
Không gian của câu truyện cũng chỉ thu nhỏ trong căn nhà A67. Căn
phòng này cách ngôi nhà sàn của Bác chỉ vài chục bước chân. Trước đó, theo lời
đề nghị của bác sĩ, để tiện cho việc theo dõi, chăm sóc sức khoẻ của Người,
ngày 18 – 8 – 1969, các đồng chí trong Bộ Chính trị và những đồng chí trực tiếp
chăm sóc Bác đã chuyển Bác xuống ở căn phịng này.
Sau gần 20 ngày chống chọi với bệnh tật, Bác đã yếu lắm. Nhưng hễ tỉnh
lại là ngay lập tức, Người hỏi thăm tình hình chiến đấu ở miền Nam, tình hình lũ

lụt ở miền Bắc. Người cịn dặn các đồng chí trong Bộ Chính trị phải làm sao tổ
chức ngày lễ Quốc khánh thật long trọng để nhân dân vui, phải bắn pháo hoa
cho nhân dân phấn khởi. Trong những giây phút cuối cùng, đứng giữa ranh giới
mong manh của sự sống và cái chết, đối diện với quy luật nghiệt ngã của sự tồn
vong, Bác vẫn luôn nghĩ cho đồng bào, cho đất nước mà “nâng niu tất cả chỉ
quên mình”. Nằm trên giường bệnh, sáng 2 - 9, lúc này Người đã rất mệt, mong
muốn cuối cùng của Người là được gặp và thăm đồng bào miền Nam không
thực hiện được, hơi thở của người mỗi lúc một yếu dần. Các đồng chí trong Bộ
Chính trị và các bác sĩ không ai nỡ rời xa Người dù chỉ là một phút. Lần đầu tiên
tỉnh lại sau cơn đau, Người nhìn xung quanh rồi hỏi:
12


- Trong các chú có ai biết hị Huế khơng?
Mọi người lúng túng nhìn nhau, quả là một tình huống khơng ai chuẩn bị
trước. Thường ngày, Người vẫn thường nói “miền Nam ln ở trong trái tim
tơi”, thêm vào đó Huế vốn là mảnh đất gắn bó cùng Người suốt một thời gian
dài tuổi thơ. Giờ đây, trong những phút cuối cùng, có lẽ Người mong muốn
mang hình ảnh miền Nam u thương, hình ảnh núi Ngự, sơng Hương với
những kỷ niệm buồn đau theo mình vào cõi vĩnh hằng bất tử. Nỗi niềm ấy của
Người dường như ai cũng thấu hiểu, nhưng tìm nghệ sĩ hị Huế lúc này thật khó.
Lần thứ hai tỉnh lại, Người lại hỏi, lúc này giọng người đã yếu hơn nhiều:
- Trong các chú, ai có thể hát cho Bác nghe một làn điệu ví dặm Nghệ
Tĩnh được khơng?
Thêm một lần nữa sự im lặng và bối rối bao trùm căn phịng. Câu ví dặm,
câu hát dân ca xứ Nghệ đã bao bọc và ni dưỡng tâm hồn Người từ thuở lọt
lịng. Người lớn lên và đi ra thế giới từ chiếc nôi văn hố q hương mặn mịi
tình nghĩa ấy. Trước giây phút sắp biệt ly, Người khao khát được nghe, được
sống trong hơi ấm quê hương.
Lần thứ ba tỉnh lại, Người ngỏ ý muốn nghe một khúc dân ca quan họ Bắc

Ninh, lần này thật may mắn khi cô y tá bé nhỏ Ngô Thị Oanh tiến lại gần Bác:
“Thưa Bác, cháu xin hát cho Bác nghe ạ”. Với chất giọng trong trẻo của người
con gái Vĩnh Phúc, chị cất lời hát “Người ở đừng về”... Căn phịng nhỏ chìm
trong tiếng hát. Tiếng hát hay tiếng lịng! Khơng ai phân biệt được. Chỉ biết rằng
lời quan họ sâu lắng, tha thiết quá. “Người ơi, người ở đừng về. Mà người ơi,
người ở đừng về” đã nói hộ lịng người. Cơ y tá càng hát càng nghẹn ngào,
những người xung quanh không ai cầm được nước mắt. 9 giờ 47 phút ngày 2 – 9
– 1969 trái tim vĩ đại của Bác Hồ đã ngừng đập, để lại mn vàn tình thương
u cho đồng bào cả nước. Sinh ra và lớn lên từ trong câu hát dân ca, từ điệu ví
dặm ầu ơ ngọt ngào đằm thắm của mẹ, cuối cùng Người thanh thản nhẹ nhàng
bước vào cuộc trường sinh bằng âm hưởng tiếng hát dân ca.
Sau này, trong một bài báo tôi cịn được biết chị Ngơ Thị Oanh, cơ y tá
viện quân y 108, người hát khúc hát dân ca “Người ở đừng về” vào những giây
phút cuối cùng của cuộc đời Bác kể lại: Sau khi chị hát xong, Bác Hồ nhìn chị,
chị cảm giác như Bác đang mỉm cười. Người cịn bảo lấy bơng hoa hồng bạch
trên bàn mang tặng chị. Cử chỉ nhỏ mà ý nghĩa thật to lớn. Cho đến phút cuối
đời, quên cả nỗi đau đang vò xé, Người vẫn giành trọn niềm yêu thương, sự
quan tâm đặc biệt cho mỗi người, đặc biệt là phụ nữ. Và bông hoa hồng nhỏ bé
ấy chị đã ép khơ để ln giữ và xem nó là vật kỉ niệm thiêng liêng theo chị suốt
cả cuộc đời:
Giấu mình đi Người chẳng làm phiền ai cả
Dép một đôi, áo quần vài bộ
Chỉ có trái tim bao la là tất cả gia tài
Câu truyện giản dị mà sâu sắc như biết bao câu truyện kể về Người. Từ
những tình tiết của câu truyện ta nhận thấy ở Người một tình yêu lớn - bao la và
đặc biệt. Ngưịi khơng chỉ u cuộc sống, yêu con người, không những chẳng
làm đau một chiếc lá trên cành, thích sống hồ đồng với thiên nhiên, cỏ cây hoa
lá mà Người còn yêu biết mấy những khúc hát dân ca. Người thèm nghe một câu
13



hị Huế, một làn điệu ví dặm hay một khúc quan họ đâu phải chỉ là nghe hát mà
chính là để mang cả hình ảnh quê hương xứ sở, hình ảnh miền Nam yêu thương
vào cuộc trường sinh. Cả cuộc đời Người sống cho nhân dân, cho dân tộc, không
gợn chút riêng tư, hành trang mà Người mang theo về thế giới người hiền chỉ là
ước nguyện bình dị: Mang theo âm hưởng câu hát dân ca vào cõi bất tử. Người
đã để lại cho chúng ta bài học sâu sắc, thấm thía rằng: muốn u Tổ quốc mình,
càng u tha thiết những câu hát dân ca. Bởi khúc dân ca là linh hồn, là nơi lắng
đọng tình yêu, tinh hoa, bản sắc văn hố dân tộc. Nó là nguồn sữa tinh thần bồi
đắp và nuôi dưỡng tâm hồn con người. Trước lúc đi xa, Người muốn thế hệ sau
hãy yêu những câu hát dân ca, hãy trân trọng và giữ gìn nền văn hố của dân
tộc.
NSUT. Phạm Quỳnh Hoa
(In trong Bác Hồ - Con ngươi và phong cách NXB Trẻ, 2005)
Sau khi vở kịch kết thúc, giáo viên nêu câu hỏi: Em cảm nhận thế nào về
tình cảm của Bác Hồ dành cho quê hương, đất nước? Các em cần phải làm gì để
phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của nước ta?
Học sinh trả lời.
Giáo viên khái quát, kết bài.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Khi áp dụng đề tài này ở một số lớp, chúng tôi thấy được những kết quả
ban đầu như sau:
Việc tích hợp Tư tưởng, đạo đức và các câu chuyện kể về Bác Hồ vào môn
GDCD là một việc làm rất cần thiết và đã đặt được hiệu quả cao trong việc nâng
cao chất lượng hiệu quả giáo dục bộ mơn cũng như góp phần hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh . Tôi nhận thấy khi sử dụng những câu chuyện của
Bác học sinh dễ hiểu bài hơn và bản thân bài học cũng sinh động hấp dẫn có ý
nghĩa giáo dục hơn. Qua từng tiết học có sử dụng những câu nói câu chuyện của
Bác giáo viên không chỉ cho học sinh nắm bắt được nội dung bài học góp phần
nâng cao chất lượng bộ môn mà hơn thế nữa việc giáo dục tuyên truyền và học

tập làm theo tấm gương đức Hồ Chí Minh một cách dễ dàng cụ thể có tính
thuyết phục, phù hợp hơn, qua đó học sinh biết được mình cần phải làm gì, làm
như thế nào. Và như thế học sinh không chỉ học tập ở Bác mà còn làm theo Bác
nên hiệu quả giáo dục đạo đức ngày càng cao hơn.
Bên cạnh đó, các em học sinh đã nhận thức được nội dung tư tưởng đạo
đức của Bác được thể hiện thơng qua những lời nói, việc làm của Người. Việc
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào nội dung bài học đã giúp các em có hứng
thú học tập bộ mơn. Từ đó các em đã chủ động tìm kiếm thơng tin, sơi nổi trình
bày ý kiến của mình.
Ở đây tơi đơn cử kết quả thu được khi tiến hành thực hiện giảng dạy trên
hai nhóm lớp: Nhóm đối chứng 11B7 và nhóm thực nghiệm 11B9. Sau đó, tiến
hành cho hai nhóm làm bài kiểm tra trắc nghiệm 20 phút (Phụ lục 01) tôi thu
được kết quả sau:
Kết quả thực nghiệm sư phạm (TNSP), xử lí số liệu và đánh giá kết quả
thực nghiệm tiết giảng dạy áp dụng sáng kiến.
* Thống kê điểm số của bài kiểm tra 20 phút trên hai lớp
14


TT

Lớp

1

11B7
nhóm đối
chứng

2


11B9
nhóm thực
nghiệm


số

41

42

Giỏi
(8.0-10 đ)

Khá
(6.5-7.9đ)

TB
(5.0-6.4đ)

Yếu
(3.5 - 4.9đ)

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

7

17,
1%

12

29,
3%

17

41,
5%

5

12,
1%


0

18

42,
93
%

15

35,
7%

9

21,
4%

0

0

0

Kém

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Dạy học là một hoạt động không ngừng sáng tạo của giáo viên. Để hướng
tới phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học môn GDCD

giáo viên cần phải đầu tư thời gian, nghiên cứu để có thể kết hợp nhuần nhuyễn,
hài hịa giữa các phương pháp dạy học phù hợp; từ đó giúp học sinh tự mình
biến những tri thức khơ khan, trừu tượng, khó nhớ, khó hiểu thành những tri
thức gần gũi, thiết thực, góp phần hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ và nhiều
năng lực cần thiết; trong đó có năng lực giải quyết vấn đề trong hoạt động học
tập và cuộc sống của mình.
3.2. Kiến nghị
Để giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thơng qua bộ môn GDCD
một cách tốt hơn, hiệu quả hơn tôi mạnh dạn đề xuất một số vấn đề sau:
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:
+ Cần trang bị thêm tư liệu về Bác Hồ cho các trường học để giáo viên và
học sinh có điều kiệm tìm hiểu, nghiên cứu.
+ Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho giáo viên nói chung và giáo viên giáo dục cơng dân nói riêng trên
phạm vi cả tỉnh.
+ Tổ chức các phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh giữa các trường học.
- Đối với nhà trường:
+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ
lên lớp về chủ đề: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong
nhà trường.
+ Bổ sung thêm nhiều băng đĩa, phim tư liệu, tranh ảnh, tài liệu tham khảo
về Bác Hồ để phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Đối với tổ chuyên mơn:
+ Tích cực tìm kiếm nguồn tư liệuvà vận dụng các câu chuyện, các bài
học đạo đức của Bác Hồ vào giảng dạy.

15



+ Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn trao đổi, bàn bạc và thống nhất
các nội dung cần vận dụng cho từng bài, từng tiết học cụ thể.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân được đúc rút trong thực
tiễn giảng dạy từ những năm học gần đây. Đề tài này vẫn cịn rất nhiều thiếu sót
và hạn chế, tơi rất mong được sự góp ý nhiệt tình của các đồng chí trong nhóm,
tổ chun mơn và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hồn thiện hơn
trong những năm học tiếp theo.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Phạm Thị Thủy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Lê Hữu Ái (2008), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo
dục thanh niên hiện nay. NXB Đà Nẵng, 2008.
2. Bộ chính trị (2016), Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII của Đảng, ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 05CT/TW về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh”.
3. Hồ Thanh Diện (2007), Giáo trình Giáo dục cơng dân 11, NXB Giáo
dục, 2007 .
4. Dương Tự Đam (2007), Bản lĩnh thanh niên, sinh viên ngày nay, NXB
Thanh niên.
5. Hồ Chí Minh (1969), Tác Phẩm “Di Chúc” của Chủ Tịch Hồ Chí
Minh.

6. Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh tồn tập, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2000.
7. Nguyễn Thế Thắng (2018), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB
Chính trị Quốc gia.
8. Nguyễn Văn Tùng (2018), Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối
sống dành cho học sinh lớp 10, NXB Giáo dục Việt Nam
9. Nguyễn Văn Tùng (2019), Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối
sống dành cho học sinh lớp 11, NXB Giáo dục Việt Nam.
10. Nguyễn Văn Tùng (2018), Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối
sống dành cho học sinh lớp 12, NXB Giáo dục Việt Nam.
11. />12. />16


PHỤ LỤC 01
PHIẾU KIỂM TRA KHẢO SÁT (20 phút)
Họ và tên:…………………………...... Lớp:…………………

Điểm:

Hãy chọn phương án trả lời đúng:
Câu 1: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
A. một nhóm người.
B. người có chức quyền.
C. nhân dân.
D. số đơng.
Câu 2: Nhà nước pháp quyền có nghĩa là, mọi hoạt động của các cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội và mọi công dân đều được thực hiện trên cơ sở
A. Chính sách.
B. pháp luật.

C. dư luận xã hội. D. niềm tin.
Câu 3: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước quản lí
mọi mặt đời sống xã hội bằng
A. chính trị.
B. chính sách.
C. đạo đức.
D. pháp luật.
Câu 4: Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được biểu hiện tập trung
nhất ở sự lãnh đạo của
A. Nông dân.
B. Đảng cộng sản. C. nhà nước.
D. người dân.
Câu 5: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lí mọi mặt đời sống xã hội
chủ yếu bằng phương tiện nào sau đây?
A. Chủ trương.
B. Chính sách.
C. Đường lối.
D. Pháp luật.
Câu 6: Tính nhân dân của Nhà nước ta thể hiện ở việc
A. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
B. Nhà nước ta là Nhà nước của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
C. nhân dân tích cực lao động vì đất nước.
D. đời sống của nhân dân ngày càng tốt hơn.
Câu 7: Nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
cho nên nhà nước ta mang
A. tính cộng đồng. B. tính giai cấp. C. tính dân tộc. D. tính nhân dân.
Câu 8: Khẳng định nào dưới đây khơng đúngvề tính nhân dân của Nhà nước ta?
A. Nhà nước do nhân dân quản lí và ban hành pháp luật.
B. Nhà nước do nhân dân tham gia quản lí.
C. Nhà nước của nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân lập nên.

D. Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.
Câu 9: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai
cấp nào dưới đây?
A. Giai cấp công nhân và giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức.
B. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
C. Giai cấp công nhân.
D. Tất cả các giai cấp trong xã hội.
Câu 10: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
A. của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
B. của riêng giai cấp lãnh đạo.
C. của riêng những người lao động nghèo.
17


D. của riêng tầng lớp trí thức.
Câu 11: Tính dân tộc của Nhà nước ta thể hiện ở chỗ trong q trình hoạt động
ln kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của
A. khu vực.
B. một nhóm người. C. thế giới.
D. dân tộc.
Câu 12: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của
A. quần chúng nhân dân.
B. những người quản lý.
C. giai cấp công nhân.
D. giai cấp nông dân.
Câu 13: Hành vi nào dưới đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Anh H tham gia góp ý vào dự thảo luật.
B. Chị B tham gia phê bình văn học.
C. Anh X ứng cử vào hội đồng nhân dân phường.
D. Chị C phát biểu ý kiến trong cuộc họp cơ quan.

Câu 14: Nhân dân có quyền được thơng tin, tự do ngơn luận, tự do báo chí,
quyền giám sát các hoạt động của các cơ quan Nhà nước, quyền khiếu nại, tố
cáo của công dân là dân chủ trên lĩnh vực
A. xã hội.
B. văn hố.
C. chính trị.
D. kinh tế.
Câu 15: Quyền nào sau đây thể hiện nội dung dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Đăng ký các danh hiệu trong xây dựng địa phương.
B. Tham gia quản lý di sản văn hóa của địa phương.
C. Được bình bầu danh hiệu gia đình văn hóa.
D. Hưởng ứng cuộc thi viết thư UPU 40.
Câu 16: Quyền nào dưới đây là một trong các nội dung dân chủ trong các lĩnh
vực chính trị?
A. Quyền sáng tác văn học.
B. Quyền lao động.
C. Quyền tự do báo chí.
D. Quyền bình đẳng nam nữ.
Câu 17: Một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng nhà nước của dân, do
dân, vì dân là gì?
A. Nhà nước quản lí mọi mặt xã hội.
B. Nhân dân làm chủ.
C. Quyền lực thuộc về nhân dân.
D. Quyền lực tập trung trong tay
nhà nước.
Câu 18: Nhân dân có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà
nước, các tổ chức chính trị – xã hội là dân chủ trên lĩnh vực
A. xã hội.
B. chính trị.
C. văn hố.

D. kinh tế.
Câu 19: Trong lĩnh vực văn hố cơng dân thực hiện quyền dân chủ nào dưới
đây?
A. Quyền được đảm bảo về mặt vật chất và tinh thần.
B. Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.
C. Quyền bình đẳng nam, nữ.
D. Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội.
Câu 20: Thấy anh Y đang chặt trộm gỗ ở rừng phòng hộ, X liền tố cáo anh
Y,vậy X đang thực hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Trong lĩnh vực kinh tế.
B. Trong lĩnh vực chính trị.
C. Trong lĩnh vực văn hố.
D. Trong lĩnh vực xã hội.

18


Câu 21: Nhân dân có quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật; giải phóng
con người khỏi lạc hậu, loại bỏ sự áp bức về tinh thần và đưa văn hoá đến cho
mọi người là dân chủ trên lĩnh vực
A. văn hố.
B. xã hội.
C. kinh tế.
D. chính trị.
Câu 22: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về nội dung dân chủ trong lĩnh
vực văn hóa?
A. Cơng dân được tham gia vào đời sống văn hóa.
B. Cơng dân được kiến nghị với các cơ quan nhà nước.
C. Công dân tham gia vào các phong trào xã hội ở địa phương.
D. Cơng dân bình đẳng về cống hiến và hưởng thụ.

Câu 23: Học sinh tham gia làm báo tường kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam là
hoạt động thực hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực
A. lao động.
B. học tập.
C. giải trí.
D. văn hóa.
Câu 24: Hành động nào của cơng dân sau đây thể hiện nội dung dân chủ trong
lĩnh vực văn hóa?
A. Tranh luận với tổ trưởng dân phố về danh sách Gia đình văn hóa của tổ.
B. Xây nhà cửa theo chủ ý của mình.
C. Nhắc nhở hàng xóm trong việc thu gom rác thải ở khu phố.
D. Tranh luận với bố mẹ về lựa chọn nghề tương lai của mình.
Câu 25: Hành vi nào dưới đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Anh H tham gia đóng góp ý kiến dự thảo luật
B. Chị C phát biểu ý kiến trong cuộc họp cơ quan
C. Chị B tham gia phê bình văn học
D. Anh X ứng cử vào Hội đồng nhân dân phường
Câu 26: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp
A. tiểu thương.
B. cơng nhân.
C. nơng dân.
D. trí thức.
Câu 27: Nhà nước thực hiện miễn giảm học phí cho học sinh thuộc gia đình
nghèo, khó khăn nhằm thực hiện nội dung nào dưới đây?
A. Tạo điều kiện để ai cũng được học
B. Ưu tiên đầu tư ngân sách cua Nhà nước cho giáo dục
C. Mở rộng quy mô và đối tượng người học
D. Đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của công dân
Câu 28: Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là nâng cao
A. đạo đức.

B. tinh thần.
C. thể lực.
D. dân trí.
Câu 29: Đâu khơng phải là nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo ?
A. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
B. Đào tạo nhân lực.
C. Bồi dưỡng nhân tài.
D. Nâng cao dân trí.
Câu 30: Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là tiếp thu
A. tồn bộ nền văn hóa nhân loại.
B. thành quả văn hóa của nhân loại
C. tinh hoa văn hóa nhân loại.
D. sản phẩm văn hóa của nhân loại.
Đáp án phiếu kiểm tra khảo sát:
19


Câu
Đáp án
Câu

1
C
16

Đáp án

C


2
B
1
7
C

3
D
1
8
B

4
B
19
B

5 6
D A
20 2
1
B A

7 8 9 10 11 12 13 14 15
C A C A D A B C D
22 23 24 25 26 27 28 29 30
A

D


C

C

B

A

D

A

C

20



×