Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nghiên cứu lựa chọn thiết bị chống phù hợp với điều kiện khai thác hầm lò thuộc xí nghiệp than thành công công ty tnhh một thành viên than hòn gai vinacomin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.88 MB, 126 trang )

-1-

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

LÊ TRẦN HƯNG

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN THIẾT BỊ CHỐNG PHÙ HỢP VỚI
ĐIỀU KIỆN KHAI THÁC HẦM LỊ THUỘC XÍ NGHIỆP THAN
THÀNH CƠNG - CƠNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
THAN HỊN GAI - VINACOMIN

Chuyên ngành: Kỹ thuật máy và thiết bị mỏ, dầu khí
Mã số: 60.52.12
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Đinh Văn Chiến

HÀ NỘI - 2012


-2-

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn


LÊ TRẦN HƯNG


-3-

MỤC LỤC
Trang phụ bìa ................................................................................................. 1
Lời cam đoan ................................................................................................. 2
Mục lục .......................................................................................................... 3
Danh mục các bảng ........................................................................................ 6
Danh mục các hình vẽ, đồ thị ......................................................................... 7
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 9
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP THAN THÀNH CƠNG CƠNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THAN HÒN GAI - VINACOMIN
..................................................................................................................... 12
1.1. Vị trí địa lý........................................................................................... 12
1.2. Lịch sử cơng tác thăm dị địa chất. ..................................................... 12
1.3. Tình hình khai thác trước đây, hiện nay và sau này. .............................. 14
1.4. Đặc điểm địa chất Mỏ............................................................................ 14
1.4.1. Địa tầng.................................................................................................14
1.4.2. Kiến tạo. ............................................................................................. 17
1.4.3. Đứt gãy. .............................................................................................. 18
1.4.4. Nếp uốn. ............................................................................................. 21
1.4.5. Mô tả các vỉa than............................................................................... 22
1.5. Trữ lượng khu mỏ Bình Minh................................................................ 28
1.6. Cơng nghệ đào chống lị. ....................................................................... 29
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC THIẾT BỊ CHỐNG THỦY LỰC TRONG
MỎ THAN HẦM LÒ .................................................................................... 30
2.1. Sơ lược về các thiết bị chống giữ trong mỏ than hầm lò trên thế giới và
tình hình nghiên cứu phát triển ..................................................................... 30
2.1.1. Giới thiệu khái quát về cột chống thủy lực đơn. ............................. 30



-4-

2.1.2. Giới thiệu khái quát về giá thủy lực di động và giá thủy lực di động
dạng khung. .................................................................................................. 37
2.1.3. Giới thiệu khái quát về dàn chống thủy lực tự hành. ........................... 43
2.2. Sơ lược về các thiết bị chống giữ trong mỏ than hầm lị Việt Nam và tình
hình nghiên cứu phát triển. ........................................................................... 56
2.2.1. Cột chống thủy lực đơn (DZ22 và NDZ22). ....................................... 56
2.2.2. Giá đỡ thủy lực di động XDY và giá đỡ thủy lực di động GTLDĐ800. .............................................................................................................. 57
2.2.3. Dàn chống tự hành ZZ3200. ............................................................... 58
2.2.4. Tổ hợp giá đỡ thủy lực ZH1600/16/24Z. ............................................ 59
2.2.5. Dàn chống tự hành VINAALTA......................................................... 60
2.2.6 Dàn tự hành KĐT-1. ............................................................................ 61
2.2.7. Giàn chống 2ANSH. ........................................................................... 62
2.3. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số loại thiết bị chống thủy lực
trong mỏ than hầm lò Việt Nam. .................................................................. 64
2.3.1. Giá thủy lực di động XDY. ................................................................. 64
2.3.2. Giá thủy lực di động dạng khung ZH1600/16/24Z. ............................. 67
2.3.3. Dàn chống tự hành ZZ3200/16/26. ..................................................... 72
2.3.4. Dàn chống tự hành VINAALTA......................................................... 76
2.3.5. Giàn chống 2ANSH. ........................................................................... 84
Chương 3: XÂY DỰNG MƠ HÌNH VÀ TÍNH TỐN THIẾT KẾ CHỐNG
GIỮ LỊ CHỢ..................................................................................................91
3.1. Giới thiệu các mơ hình lị chợ cơ giới hố. ............................................ 91
3.2. Các giả thuyết tính tốn áp lực mỏ tác dụng lên giá chống. ................... 92
3.3. Tính tốn, kiểm nghiệm khả năng chống giữ của giá chống thủy lực di
động dạng khung tại lị chợ thử nghiệm. ....................................................... 98
3.3.1. Các thơng số địa chất - kỹ thuật khu lò chợ thử nghiệm. ..................... 98



-5-

3.3.2. Tính áp lực mỏ. ................................................................................. 99
3.4. Kiểm tra khả năng lún chân cột chống vào nền lò chợ. .................. 102
3.5. Kiểm tra khả năng di chuyển của giá chống......................................... 103
3.6. Tính tốn số lượng vì chống lị chợ. .................................................... 106
Chương 4: LỰA CHỌN THIẾT BỊ CHỐNG THỦY LỰC PHÙ HỢP VỚI
ĐIỀU KIỆN KHAI THÁC HẦM LỊ Ở XÍ NGHIỆP THAN THÀNH CÔNG
................................................................................................................... 107
4.1. Cơ sở lựa chọn thiết bị chống giữ. ....................................................... 107
4.2. Các tiêu chí lựa chọn thiết bị chống. .................................................... 107
4.3. Phương án lựa chọn loại thiết bị chống. ............................................... 108
4.4. Tính tốn mơ phỏng, kiểm tra tiêu chí kỹ thuật của giá chống thủy lực di
động dạng khung ZH1600/16/24Z. .............................................................. 111
4.4.1. Vật liệu chế tạo giá chống................................................................. 111
4.4.2. Kết cấu chịu tải của mái trên............................................................. 111
4.4.3. Các phương án xem xét và kết quả tính tốn kiểm tra mái trên. ........ 113
4.4.4. Tính tốn kiểm tra độ bền mái trước ( tấm chắn gương). .................. 119
4.4.5. Tính tốn kiểm tra xà. ....................................................................... 122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................


-6-

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp đặc điểm các đứt gẫy chính. ................................. 21
Bảng 1.2. Bảng tổng hợp đặc điểm các vỉa than. ......................................... 27

Bảng 2.1. Đặc tính kỹ thuật cột chống thủy lực đơn bơm ngoài DZ. ............ 35
Bảng 2.2. Đặc tính kỹ thuật cột chống thủy lực đơn bơm trong N DZ. ......... 36
Bảng 2.3. Đặc tính kỹ thuật cột chống thủy lực đơn loại N65 (Liên Bang Đức).
..................................................................................................................... 37
Bảng 2.4. Đặc tính kỹ thuật giá thủy lực di động. ......................................... 39
Bảng 2.5. Đặc tính kỹ thuật của một số loại giá thủy lực di động dạng khung.
..................................................................................................................... 42
Bảng 2.6. Đặc tính kỹ thuật của một số loại dàn chống tự hành được chế tạo
tại Trung Quốc. ............................................................................................ 50
Bảng 2.7. Đặc tính kỹ thuật của một số loại dàn chống tự hành được chế tạo
tại Trung Quốc (tiếp theo). ........................................................................... 51
Bảng 2.8. Đặc tính kỹ thuật của một số loại dàn chống tự hành được chế tạo
tại các nước khác. ......................................................................................... 52
Bảng 2.9. Đặc tính kỹ thuật của cột chống DZ22 ......................................... 56
Bảng 2.10. Đặc tính kỹ thuật của giá thủy lực XDY và GTLDĐ-800. .......... 58
Bảng 2.11. Đặc tính kỹ thuật giàn chống thủy lực ZZ3200. .......................... 58
Bảng 2.12. Đặc tính kỹ thuật của tổ hợp giá đỡ thủy lực ZH1600/16/24Z. ... 60
Bảng 2.13. Đặc tính kỹ thuật cơ bản của dàn chống tự hành VINALTA. ..... 61
Bảng 2.14. Đặc tính kỹ thuật của giàn chống đỡ thủy lực di động KĐT1. .... 61
Bảng 2.15. Đặc tính kỹ thuật của tổ hợp khai thác 2ANSH. ........................ 62
Bảng 3.1. Kết quả tính tốn các lực di chuyển mái. .................................... 105
Bảng 3.2. Bảng liệt kê thiết bị - vật tư chống giữ lò chợ. ............................ 106
Bảng 4.1. Thông số kỹ thuật giá chống ZHF 1200 và ZH 1600/16/24Z...... 110
Bảng 4.2. Thành phần hóa của thép. .......................................................... 111
Bảng 4.3. Các đặc trưng hình học của tiết diện giá. ................................... 113
Bảng 4.4. Kết quả tính tốn PA1. .............................................................. 113
Bảng 4.5. Kết quả tính tốn PA2. .............................................................. 116
Bảng 4.6. Kết quả tính tốn PA3. .............................................................. 117



-7-

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Cột chống thủy lực đơn................................................................. 31
Hình 2.2. Giá thủy lực di động ..................................................................... 38
Hình 2.3. Giá thủy lực di động dạng khung mã hiệu ZH. ............................. 40
Hình 2-4: Vì chống tự hành cơ khí hố. ........................................................ 44
Hình 2.5. Tổ hợp dàn tự hành mã hiệu ZY ................................................... 46
Hình 2.6. Tổ hợp dàn tự hành mã hiệu XY ................................................... 46
Hình 2.7. Tổ hợp dàn tự hành mã hiệu ZF .................................................... 47
Hình 2.8. Tổ hợp dàn tự hành mã hiệu ZZ và ZBD ...................................... 47
Hình 2.9. Tổ hợp dàn tự hành mã hiệu GLINIK ........................................... 48
Hình 2.10. Tổ hợp dàn tự hành mã hiệu PIOMA .......................................... 49
Hình 2.11. Dàn chống tự hành KDT-1.......................................................... 49
Hình 2.12 Cấu tạo giá thuỷ lực di động XDY .............................................. 64
Hình 2.13 Kết cấu giá chống thủy lực dạng khung ZH 1600/16/24Z. .......... 67
Hình 2.14. Tổng hợp hệ thống áp xuất thủy lực. ........................................... 71
Hình 2.15. Cấu tạo dàn tự hành ZZ3200/16/26 ............................................ 72
Hình 2.16. Kết cấu dàn chống tự hành VINAALTA ..................................... 76
Hình 2.17. Kết cấu đế dàn chống tự hành VINAALTA ............................... 77
Hình 2.18. Kết cấu xà phá hỏa dàn tự hành VINAALTA. ............................ 78
Hình 2.19. Kết cấu xà chính dàn tự hành VINAALTA. ............................... 79
Hình 2.20. Kết cấu xà trượt-tấm chắn gương dàn tự hành VINAALTA....... 80
Hình 2.21. Kết cấu máng thu hồi dàn tự hành VINAALTA. ........................ 81
Hình 2.22. Sơ đồ nguyên lý hệ thống thủy lực dàn tự hành VINAALTA. ... 82
Hình 2.23. Kết cấu chung giàn chống 2ANSH. ............................................ 84
Hình 2.24. Kết cấu giá phụ ........................................................................... 87
Hình 2.25. Kết cấu giá chính. ....................................................................... 89
Hình 3.1. Sơ đồ giả thiết áp lực mỏ. ............................................................. 93
Hình 3.2. Sự hình thành vịm cân bằng tự nhiên ở khu khai thác. ................. 96

Hình 3.3. Sơ đồ tính tải trọng tác động lên giá chống thủy lực ..................... 96
Hình 3.4. Sơ đồ lực tác dụng lên cột của giá chống thuỷ lực. ...................... 97


-8-

Hình 3.5. Sơ đồ nguyên lý làm việc của giá thủy lực .................................. 101
Hình 3.6. Tính lực đẩy mái. ...................................................................... 1043
Hình 4.1. Tổ hợp giá chống mã hiệu ZHF1200 và ZH1600. ......................... 93
Hình 4.2. Kết cấu của mái trên. .................................................................. 112
Hình 4.3. Trạng thái chịu lực khi giá làm việc (PA1). ................................ 114
Hình 4.4. Ứng suất và mơ men uốn của mái (PA1)..................................... 114
Hình 4.5. Hệ số an tồn và ứng suất trong mặt phẳng ZX (PA1). ............... 116
Hình 4.6. Trạng thái chịu lực khi giá làm việc (PA2). ................................ 117
Hình 4.7. Ứng suất và mơ men trong mái (PA2)......................................... 116
Hình 4.8. Hệ số an tồn và ứng suất trong mặt phẳng ZX (PA2) ................ 117
Hình 4.9. Trạng thái chịu lực khi giá làm việc (PA3). ................................ 117
Hình 4.10. Ứng suất và mơ men trong mái ( PA3)...................................... 118
Hình 4.11. Hệ số an toàn và ứng suất trong mặt phẳng ZX (PA3) .............. 118
Hình 4.12. Sơ đồ lực tác động lên mái trước khi ép than trước gương. ....... 119
Hình 4.13. Mơ phỏng mái trước khi chịu lực. ............................................. 120
Hình 4.14. Mơ hình biến dạng khi mái làm việc. ........................................ 121
Hình 4.15. Xà ngang đỡ mái trên. ............................................................... 122
Hình 4.16. Trạng thái chịu lực khi dầm làm việc. ....................................... 123
Hình 4.17. Ứng suất và mơ men trong mái. ................................................ 123
Hình 4.18. Ứng suất và hệ số dự trữ bền..................................................... 124


-9-


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Phát triển cơng nghệ cơ giới hóa khai thác than là hướng đi tất yếu
của Tập Đồn Cơng Nghiệp Than - Khống sản Việt Nam nhằm nâng cao
năng suất lao động, mức độ an toàn và cải thiện điều kiện làm việc cho
người lao động, đáp ứng yêu cầu gia tăng sản lượng than.
Hiện nay, tại Xí nghiệp than Thành Cơng - Cơng ty TNHH một
thành viên than Hòn Gai đang triển khai xây dựng cơ bản của dự án xuống
sâu dưới mức -75 giai đoạn 2 (giai đoạn một xuống sâu mức -110, giai
đoạn 2 xuống sâu mức -225). Khi mỏ hầm lò khai thác xuống sâu, ở độ
sâu lớn, một loạt vấn đề về điều kiện khai thác pháp sinh như: áp lực mỏ
tăng cao, lượng khí mêtan cao, xuất hiện nhiều nguy hiểm về nổ khí, bụi
than và sập đổ đột ngột… Đặc biệt, theo quy hoạch phát triển của Mỏ đến
năm 2015, sản lượng khai thác phải đạt từ 1,2 ¸ 1,5 triệu tấn/năm. Hiện tại
Xí nghiệp đang sử dụng cột chống thủy lực đơn DZ và giá thủy lực di
động XDY-1T2/LY do Trung Quốc sản xuất. Nhằm nâng cao được năng
suất, mức độ an toàn trong khai thác ngày càng xuống sâu, việc nghiên
cứu, lựa chọn thiết bị chống phù hợp với điều kiện khai thác mỏ tại Xí
nghiệp than Thành Cơng - Cơng ty TNHH một thành viên than Hịn Gai là
vấn đề cần thiết.
2. Mục đích của đề tài.
Trên cơ sở thực tế của điều kiện địa chất và quy hoạch phát triển của
Xí nghiệp than Thành Công - Công ty TNHH một thành viên than Hòn Gai
đến năm 2015; nghiên cứu lựa chọn thiết bị chống phù hợp với điều kiện khai
thác hầm lò thuộc Xí nghiệp than Thành Cơng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu thông số kỹ thuật của một số thiết bị chống thủy lực trong
nước và nước ngoài.



- 10 -

- Nghiên cứu lựa chọn thiết bị chống phù hợp với điều kiện địa chất
khu mỏ Xí nghiệp than Thành Công.
4. Nội dung nghiên cứu.
- Nghiên cứu điều kiện địa chất - kỹ thuật và trữ lượng mỏ than Xí nghiệp
than Thành Cơng - Cơng ty TNHH một thành viên than Hòn Gai - Vinacomin.
- Nghiên cứu các loại thiết bị chống thủy lực sử dụng trong nước và
nước ngoài.
- Nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý hoạt động cơ bản của một số thiết bị
chống thủy lực.
- Xây dựng mơ hình và tính tốn thiết kế chống.
- Nghiên cứu, đưa ra các chỉ tiêu, tính tốn lựa chọn thiết bị chống phù
hợp với điều kiện khai thác hầm lị thuộc Xí nghiệp than Thành Cơng.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp bao gồm: thống kê, phân
tích, sử dụng các cơng cụ tốn học, tin học đánh giá, nghiên cứu tài liệu, kết
quả áp dụng trong thực tế sản xuất.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Ý nghĩa khoa học: Từ các thông tin về thiết bị chống thủy lực trên
thế giới, tạo cơ sở xây dựng phương pháp tính tốn lựa chọn thiết bị
chống thuộc mỏ than Xí nghiệp than Thành Cơng và các mỏ hầm lò vùng
Quảng Ninh.
Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra các căn cứ cho việc lựa chọn giá chống
thủy lực nhằm cải thiện điều kiện, nâng cao năng suất, tính an tồn trong
khai thác mỏ hầm lị thuộc mỏ Xí nghiệp than Thành Cơng.
7. Cơ sở dữ liệu.
- Các tài liệu về Máy và thiết bị mỏ dung trong giảng dạy tại trường
Đại học Mỏ - Địa Chất.



- 11 -

- Các tài liệu về Máy và thiết bị mỏ đang dùng trong xây dựng mỏ và
khai thác than ở các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh.
- Các đề tài, dự án nghiên cứu về các loại giá khung thủy lực áp dụng
trong khai thác mỏ hầm lò của các viện nghiên cứu, các nhà khoa học.
- Yêu cầu thực tế khai thác xây dựng mỏ và sản xuất than ở các mỏ
hâm lò vùng Quảng Ninh.
- Tài liệu địa chất, mặt bằng, khai trường khai thác tại Xí Nghiệp than
Thành Cơng - Cty TNHH một thành viên than Hịn Gai - Vinacomin.
8. Cấu trúc luận văn.
Tồn bộ luận văn được trình bầy trong năm chương, phần mở đầu, kết
luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo gồm: 126 trang, 49 hình vẽ và đồ thị, 25
bảng, 10 tài liệu tham khảo.
Luận văn được hoàn thành tại Bộ môn Máy và thiết bị Mỏ - Trường
Đại học Mỏ - Địa chất, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đinh Văn Chiến.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy trong Bộ môn Máy và thiết bị Mỏ, Khoa Cơ Điện, các học viên
trong lớp Cao học kỹ thuật máy và thiết bị mỏ, dầu khí khóa 22.
Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng Đại học và Sau Đại
học trường Đại học Mỏ - Địa chất, các thầy trong bộ môn Máy và thiết bị Mỏ,
các đồng nghiệp và đặc biệt là người hướng dẫn khoa học TS. Đinh Văn Chiến
về những đóng góp quý báu và sự giúp đỡ nhiệt tình.


- 12 -

Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP THAN THÀNH CƠNG CƠNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THAN HỊN GAI - VINACOMIN

1.1. Vị trí địa lý.
Khống sàng than Thành Cơng - Bình Minh thuộc địa phận thành phố
Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh. Có giới hạn toạ độ:
Kinh tuyến (X) = 18.500 ¸ 22.500
Vĩ tuyến (Y) = 404.500 ¸ 408.500
Tồn bộ khu mỏ có diện tích khoảng 14 km2 với ranh giới thăm dị
như sau:
+ Phía Bắc và Đơng Bắc tiếp giáp Diễn Vọng và khu mỏ Suối Lại (bãi
thải Bắc Hà Lầm - Suối Lại).
+ Phía Nam là đứt gẫy thuận Hịn Gai.
+ Phía Đơng giáp khu mỏ Hà Tu - Hà Lầm.
+ Phía Tây là rìa vịnh Cuốc - Bê.
1.2. Lịch sử cơng tác thăm dị địa chất.
Khống sàng than đã trải qua nhiều giai đoạn tìm kiếm thăm dị:
Từ năm 1960 đến năm 1965. Đồn Địa chất 9E thuộc Liên đồn 9 đã
tiến hành cơng tác tìm kiếm khu Nagốtna và lập bản đồ cơng nghiệp than tỷ lệ
1:5000.
Cơng tác thăm dị sơ bộ Tây Bắc Hà Lầm tiến hành trong các năm:
1962- 1963.
Từ năm 1966 đến năm 1976, đã bổ sung tìm kiếm tỷ mỉ khu Nagốtna
mở rộng (sau đổi tên là khu mỏ Bình Minh) bao gồm tồn bộ diện tích chứa
than Tây Bắc Hà Lầm, Giáp khẩu, Cao Thắng và Nagốtna, có báo cáo địa chất
năm 1976.


- 13 -

Từ năm 1977 đến năm 1996. Thi công phương án thăm dò sơ bộ
khu mỏ. Báo cáo địa chất TDSB được duyệt tại hội đồng xét duyệt trữ
lượng KSNN vào tháng 12-1997.

Tháng 12 năm 2000, để phục vụ lập thiết kế kỹ thuật (TKKT), Công
ty Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp đã phối hợp với Công ty than
Quảng Ninh (nay là Công ty than Hạ Long) lập tài liệu tổng hợp địa chất
khu mỏ Bình Minh - Thành Công trên cơ sở các tài liệu thăm dò khai thác
và cập nhật số liệu địa chất trong q trình đào lị, khai thác các vỉa trong
khu mỏ.
Cơng tác thăm dò bổ sung phục vụ khai thác: Khu Thành Cơng đã
được tiến hành cơng tác tìm kiếm thăm dò qua nhiều giai đoạn. Báo cáo
địa chất TDBS khu mỏ Bình Minh được hội đồng xét duyệt trữ lượng
KSNN phê duyệt vào tháng 12-1997.
Năm 1996, Tổng Công ty than Việt nam (TVN) đã giao cho mỏ Thành
Công quản lý - thăm dị - khai thác tại khống sàng than Bình Minh. Cơng tác
khai thác và thăm dị khai thác trong các năm từ 1996 đến nay chủ yếu tập
trung tại khối đơng Bình Minh và tập trung chủ yếu vào các vỉa 5, 6. Tổng số
lỗ khoan thăm dò phục vụ khai thác là 14.
Mặc dù công tác thăm dò đã được tiến hành qua nhiều giai đoạn, song
các bước thăm dị lại đan xen khơng theo trình tự nên trong cùng phạm vi,
mật độ mạng lưới thăm dò rất khác nhau. Có diên tích đã đạt mạng lưới 150 *
250, trữ lượng đạt cấp C1, diện tích bên cạnh đó mạng lưới chỉ đạt 250 * 500
và trữ lượng chỉ được xác định ở cấp C2 hoặc thấp hơn.
Căn cứ sơ đồ khai thông - chuẩn bị và lịch khai thác, để chuẩn xác
phần tài nguyên huy động dự kiến phải bổ thường xuyên bổ sung một
khối lượng thăm dò phục vụ khai thác để dảm bảo rủi ro thấp nhất cho quá
trình khai thác.


- 14 -

1.3. Tình hình khai thác trước đây, hiện nay và sau này.
Tình hình khai thác trước đây: Vào những năm 1960 ¸ 1988 cơng tác

khai thác chủ yếu là khai thác thổ phỉ ở phần lộ vỉa do các chủ tư nhân. Năm
1988 Xí nghiệp than Bình Minh được thành lập và tiến hành khai thác lộ thiên
vỉa 6 và khi hệ số bóc cao thì chuyển sang khai thác lị bằng mức +40 ¸ lộ vỉa.
Tình hình khai thác hiện nay: Hiện tại mỏ đang khai thác từ mức -110 ¸
+40 bằng hệ thống khai thác chia lớp ngang nghiêng chống cột thuỷ lực dịch ngoài
và xà hộp HDFBC-2400, giá thủy lực di động XDY. Song song với việc khấu than
mức trên là cơng tác đào lị chuẩn bị cho mức dưới -220 ¸ +25.
Tình hình khai thác sau này: Mỏ Thành Công đang đẩy mạnh tốc độ
đào lò chuẩn bị để mở diện mới cho các vỉa 5 và vỉa 6 của mức dưới, xác
định lại điều kiện sản lượng của vỉa cũng như điều kiện địa chất, cơ giới
hố khâu đào lị chuẩn bị và đang tiến hành áp dụng cơ giới hoá trong khâu
chống giữ.
Trong tương lai, theo chủ trương của Tổng công ty than là tỷ trọng
khai thác than hầm lò ngày càng lớn và có những điều kiện tự nhiên và xã
hội như trên, mỏ than Thành Cơng hồn tồn có thể phát triển, mở rộng sản
xuất, nâng cao sản lượng, đáp ứng nhu cầu than nhiên liệu cho các ngành
công nghiệp khác và phục vụ xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho số lượng
lớn lao động, góp phần tích cực vào việc nâng cao đời sống cho công nhân
viên chức vùng mỏ.
1.4. Đặc điểm địa chất Mỏ.
1.4.1. Địa tầng. Kết quả nghiên cứu của các tài liệu trước đây đã xác định địa
tầng trầm tích khu mỏ Bình Minh tồn tại các trầm tích của giới Mezozoi và
Cenozoi.
1.4.1.1. Giới Mezozoi (MZ).
Hệ Triat thống trên - Bậc Nori - Reti - Hệ tầng Hòn Gai (T3n-r hg).


- 15 -

Địa tầng khu mỏ Bình Minh bao gồm chủ yếu các trầm tích điển hình

của tầng than (T3n-r hg), với đặc thù cơ bản là tính chu kỳ rõ ràng, lặp đi lặp
lại nhiều lần. Các đá trầm tích của hệ tầng phân bố phổ biến tồn khu mỏ.
Đến nay, khu mỏ Bình Minh có 01 lỗ khoan sâu (LK1761 TIII) khống chế
mức sâu nhất đến -1102,41m qua V1(5) tương ứng là V5 Hà Lầm. Theo kết
quả nghiên cứu địa tầng chứa than Hệ tầng Hòn Gai (T3 n-r hg) khu mỏ Hà Tu
- Hà Lầm các nhà địa chất đã chia Hệ tầng Hòn Gai thành: Phân hệ tầng Hịn
Gai dưới (T3n-r hg1), ranh giới được tính từ trụ V4(1) trở xuống và Phân hệ
tầng Hòn Gai giữa (T3n-r hg2) ranh giới được tính từ trụ V4(1) trở lên. Như
vậy, nếu so sánh với địa tầng chứa than khu mỏ Hà Tu - Hà Lầm, phần địa
tầng chứa than đã khống chế trong khu mỏ Bình Minh tương ứng Phân hệ
tầng Hòn Gai giữa (T3n-r hg2).
Do khối lượng cơng trình khoan khống chế đầy đủ Hệ tầng Hịn Gai rất ít,
mức độ đầu tư nghiên cứu chưa nhiều, nên trong báo cáo này chúng tơi khơng có cơ
sở phân chia Hệ tầng Hòn Gai thành các Phân hệ tầng. Thành phần chủ yếu của Hệ
tầng Hòn Gai gồm: cuội kết, cát kết, bột kết, sét kết, sét than, các vỉa than có giá trị
cơng nghiệp và khơng có giá trị cơng nghiệp.
Dưới đây mơ tả chi tiết đặc điểm các đá trầm tích và các vỉa than, thuộc
Hệ tầng Hòn Gai (T3n-r hg):
+ Cuội kết: Màu trắng đục đến xám sáng, cấu tạo dạng khối gồm chủ yếu
là các hạt thạch anh có độ mài trịn tốt, cỡ hạt 5-12mm, xi măng gắn kết là silic.
+ Sạn kết: Màu xám sáng đến xám tối, cấu tạo khối rắn chắc, độ hạt
từ 3-6mm, chiếm tỷ lệ khoảng 12 đến 14% trong địa tầng, chiều dày các
lớp đá thay đổi từ vài mét đến một vài chục mét, chỉ duy trì trong diện nhỏ
hẹp, đá bị nứt nẻ tương đối mạnh, thường nằm ở giữa địa tầng các vỉa than.
Thành phần chủ yếu là các hạt thạch anh, được gắn kết bằng xi măng silic
rất bền vững.


- 16 -


+ Cát kết: Có màu xám sáng đến xám tro, cấu tạo phân lớp từ vừa
đến mỏng, thành phần chủ yếu là cát thạch anh từ thô đến mịn, xi măng
gắn kết là sét và silic. Chiều dày biến đổi từ 5m đến 10m. Trong các mặt
cắt loại đá này chiếm tỷ lệ trung bình 34% cột địa tầng, các lớp cát kết
thường phân bố gần vách, trụ các vỉa than.
+ Bột kết: Chủ yếu có màu xám tro đến xám đen, hạt mịn phân lớp
mỏng, xen kẽ có các lớp sét kết, sét than và các chỉ than. Trong bột kết
thường chứa nhiều hoá đá thực vật, dạng lá cây phân bố chủ yếu ở phần
vách, trụ vỉa than. Chiều dày các lớp bột kết biến đổi từ 5m đến 20m,
nhiều nơi gặp bột kết dày 50m ¸ 60m, là loại đá chiếm tỷ lệ cao trong địa
tầng chứa than, trung bình 47%.
+ Sét kết: Hạt mịn, màu xám tối, thường nằm trực tiếp ở vách, trụ
các vỉa than, chiều dày lớp sét thay đổi từ 0,2m đến vài mét, đá chiếm tỷ
lệ trung bình 5% trong địa tầng, cấu tạo phân lớp mỏng. Các lớp sét kết
gặp nước dễ trương nở.
+ Sét Than: Màu xám đen, nằm xen kẹp trong các vỉa than, ở vách
trụ vỉa và lớp đất đá hạt mịn, thường mềm, bở, dễ vụn nát.
+ Các vỉa than: Khu Bình Minh tồn tại 16 vỉa than, từ vỉa 13 đến
vỉa 1c. Bao gồm chủ yếu là than cám, xen kẽ các lớp than cứng, mỏng có
màu đen, ánh kim, rắn chắc, hầu hết các vỉa than đều có cấu tạo phức tạp,
chiều dày không ổn định.
1.4.1.2. Giới CENOZOI (CZ).
1. Hệ Neogen (N).
Tầng Neogen (N) phân bố nhỏ hẹp trong các thung lũng Cái Đá, bãi
ngập mặn Tây Nam Giáp Khẩu, được các lỗ khoan LK.208, 210 T.VII,
LK616 T.V khống chế. Chiều dày của tầng Neogen từ 50m đến 70m, thành
phần gồm sét kết, cát kết hạt mịn màu vàng, tương đối mềm bở, có chứa nhiều


- 17 -


hố thạch động vật dạng sị, ốc, chúng thường phủ trực tiếp lên đầu lộ vỉa V.7,
8 phía Bắc Khối Đơng Bình Minh.
2. Hệ Đệ tứ (Q).
Đất đá Đệ tứ (Q) có mầu vàng, vàng nhạt, gồm các lớp đất trồng, mùn
thực vật, các tảng lăn, cuội kết, sạn - cát kết hỗn độn, ở trạng thái bão hồ
nước bị nhão, trạng thái khơ dễ bở rời, mức độ liên kết yếu, chúng chịu tác
động mạnh mẽ của các hoạt động xâm thực, bào mòn do dòng mặt, dòng chảy
tạm. Chiều dày thay đổi từ vài mét tới 22,5m, trung bình 9.5m (tại LK 29 mức
cao miệng lỗ khoan +25,16m lớp phủ dày 11.35m, LK206 ở mức cao miệng
lỗ khoan 8.4m có lớp phủ dày 22,5m).
Tầng đất, đá thải trong phạm vi khu mỏ không lớn, phân bố chủ yếu từ
T.II đến T.V khối Đơng Bình Minh, chiều dày tầng đất, đá thải chỉ từ 5m đến
15m. Do vì ở khu mỏ Bình Minh khơng có khai trường khai thác lộ thiên lớn
mà chỉ có các moong khai thác lộ vỉa quy mơ nhỏ.
1.4.2. Kiến tạo.
Khu mỏ Bình Minh có cấu trúc địa chất phức tạp, bao gồm các hệ
thống nếp uốn và đứt gãy. Hệ thống các đứt gãy phát triển theo phương á kinh
tuyến, gồm: F6, F2, các đứt gãy phát triển theo phương á vĩ tuyến gồm: F.14,
FHòn Gai. Các đứt gãy này thường là ranh giới phân chia các đơn vị cấu trúc
chính của khu mỏ. Các nếp uốn chủ yếu có phương trục phát triển theo
phương gần Bắc - Nam, song song với trục nếp lồi Hà Lầm, hai cánh dốc,
biên độ hẹp. Khu mỏ Bình Minh được chia thành 3 khối cấu trúc chính sau:
- Khối Đơng Bình Minh: Từ đứt gẫy F2 về ranh giới phía Đơng, giáp
khu mỏ Hà Lầm và Bắc Hà Lầm, Suối Lại, tồn tại 12 vỉa từ V.10 đến V.1b,
trong đó, các trục nếp uốn và đứt gãy đều có phương á kinh tuyến, thiên về Tây
Bắc - Đông Nam. Trong khối phát triển nhiều đứt gãy nhỏ sinh kèm với các đứt
gãy lớn (Xem bản đồ lộ vỉa và Bình đồ tính trữ lượng V5, 6, 7, 8).



- 18 -

- Khối Tây Bình Minh: Từ đứt gẫy F.6 về giới hạn phía Tây khu mỏ,
tồn tại đầy đủ 16 vỉa than từ V.13 đến V.1c. Trong đó, các hệ thống đứt gãy ít
phát triển, các nếp uốn phát triển theo phương á kinh tuyến.
- Khối Trung tâm: Được giới hạn bởi các đứt gãy F.2, F.6, trong khối
tồn tại 13 vỉa than từ V.11 đến V.1b, phát triển các đứt gãy thứ cấp như: F.B4,
F.TB2, F.TB5 và F.TB6, trong đó các đứt gẫy F.B4 và F.TB2 đã chia khối
trung tâm thành 3 khối nhỏ là khối Bắc, khối Nam và khối giữa. Theo địa
tầng, khối giữa đã dịch chuyển các vỉa V.10, 9, 8, 7, 6, 5 về phía Đơng Nam
khoảng 180 ¸ 190m. Đây là điểm khác biệt giữa báo cáo kết quả tính, chuyển
đổi cấp trữ lượng, cấp tài nguyên khu mỏ Bình Minh năm 2009 so với các báo
cáo địa chất đã có trước đây. Trong khối Trung tâm, hệ thống các nếp uốn khá
phát triển theo phương á kinh tuyến.
1.4.3. Đứt gãy.
Trong phạm vi khu mỏ Bình Minh tồn tại các đứt gãy: FHòn Gai, F.2, F.6,
F.14, F.B4, F.TB2, F.TB5 và F.TB6 phát triển theo hai phương gần vng
góc, các đứt gãy theo phương á vĩ tuyến: F.14 và FHòn Gai, F.B4, F.TB2 các đứt
gãy theo phương á kinh tuyến: đứt gẫy F.2, F.6, F.TB5 và F.TB6.
Hệ thống các đứt gẫy trên hầu hết được xác định trong các tài liệu
địa chất trước đây. Một số đứt gẫy như: F.B4, F.TB2, F.TB5 và F.TB6
được phát hiện trong quá trình cập nhật khai thác của mỏ. Sau đây là mô tả
từng đứt gẫy, cụ thể :
1. Đứt gãy thuận Hòn Gai (FHòn Gai): Phân bố ở ranh giới phía Nam khu
mỏ theo phương á vĩ tuyến, từ đứt gẫy F.2 đến ranh giới phía Tây khu mỏ.
Đứt gẫy Hịn Gai cắm Bắc với góc dốc từ 550 ¸ 650, chiều dài đứt gẫy khoảng
2800m. Chiều rộng đới huỷ hoại trên mặt từ 300m ¸ 400m, biên độ đứt gẫy
chưa xác định được, đứt gẫy FHòn Gai được các lỗ khoan 610, 622 TI bắt gặp.
Đứt gẫy Hòn Gai được kế thừa theo tài liệu “Báo cáo địa chất kết quả thăm



- 19 -

dị sơ bộ than khu mỏ Bình Minh, thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh”,
năm 1997 tác giả Bùi Văn Sang.
2. Đứt gãy thuận F.14: Phát triển theo phương gần Đông - Tây, cắm
Nam, Đông Nam với góc dốc từ 70 ¸ 750, đứt gẫy kéo dài khoảng 3300m. Chiều
rộng đới huỷ hoại trên mặt từ 40m ¸ 60m, biên độ đứt gẫy F.14 khoảng 100m.
Đứt gẫy F.14 được kế thừa theo tài liệu “ Báo cáo địa chất kết quả thăm dò sơ bộ
than khu mỏ Bình Minh thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh”, năm 1997 tác
giả Bùi Văn Sang”.
3. Đứt gãy thuận F.2: Phát triển theo phương gần Bắc - Nam, cắt đứt gãy
thuận Hịn Gai ở phía Nam và bị F.14 ở phía Bắc chặn lại, F.2 cắm về Đơng,
Đơng Bắc với góc dốc từ 70 ¸ 750, chiều dài đứt gẫy khoảng 37500m. Chiều
rộng đới huỷ hoại trên mặt từ 30m ¸ 80m, biên độ đứt gẫy F.2 khoảng 90m. Đứt
gẫy F.2 được kế thừa theo tài liệu “ Báo cáo địa chất kết quả thăm dò sơ bộ than
khu mỏ Bình Minh thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh”, năm 1997 tác giả
Bùi Văn Sang”.
4. Đứt gãy thuận F.6: Phát triển theo phương Bắc - Nam, cắt đứt gãy
FHònGai ở phía Nam và bị F.14 ở phía Bắc chặn lại, F.6 cắm về Đơng, Đơng Bắc
với góc dốc khoảng 700, chiều dài đứt gẫy khoảng 3260m. Chiều rộng đới huỷ
hoại trên mặt từ 20m ¸ 30m, biên độ đứt gẫy F.6 khoảng 110 m. Đứt gẫy F.6 được
kế thừa theo tài liệu “ Báo cáo địa chất kết quả thăm dị sơ bộ than khu mỏ Bình
Minh thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh”, năm 1997 tác giả Bùi Văn Sang”.
Quá trình khai thác lộ vỉa V.10 khu bãi muối, Xí nghiệp than Thành Cơng
đã phát hiện thêm các đứt gãy: F.B4, F.TB2, F.TB3, F.TB5 và F.TB6, trong đó,
các đứt gẫy F.B4 và F.TB2 đóng vai trị phân chia khối Trung tâm Bình Minh,
chúng tơi mơ tả các đứt gẫy này, cụ thể như sau:
5. Đứt gãy thuận F.B4: Xuất phát từ đứt gẫy F.6, phía Bắc T.VI,
phát triển theo phương gần Tây - Đông đến moong lộ thiên V.10 đổi



- 20 -

hướng Tây Bắc - Đông Nam và bị đứt gẫy F.2 chặn lại ở T.V, F.B4 cắm
Tây Nam, với góc dốc từ 70 ¸ 750. Chiều dài đứt gẫy khoảng 1320,0m,
biên độ đứt gẫy khoảng 20m đến 40m. Đứt gẫy F.B4 được xác lập theo
tài liệu “ Cập nhật hiện trạng khai thác lộ vỉa V.10 khu Bãi muối, Xí
nghiệp than Thành Cơng ”, năm 2005.
6. Đứt gãy thuận F.TB2: Xuất phát từ đứt gẫy F.2, phía Nam
T.IV, phát triển theo phương gần Đông Nam - Tây bắc đến qua moong lộ
thiên V.10, bị đứt gãy F.6 chặng lại, chiều dài đứt gẫy khoảng 1530m.
Đứt gẫy F.TB2 thuận, cắm Đơng bắc, với góc dốc từ 65 ¸ 700 , biên độ
đứt gẫy từ 80m đến 120m. Đứt gẫy F.TB2 được xác lập theo tài liệu “
Cập nhật hiện trạng khai thác lộ vỉa V.10 khu Bãi muối, Xí nghiệp than
Thành Cơng”, năm 2005.
Tóm lại các đứt gãy chính trên tồn diện tích khu mỏ Bình Minh
đóng vai trị phân chia các khối địa chất. Ngoài các đứt gãy đã nêu, còn
gặp những đứt gãy nhỏ trong khai thác lị ở khai trường Xí nghiệp Cái
Đá, Than Thành Cơng gồm: F.1, F.B1; F.B2 , các đứt gẫy này quy mơ nhỏ
tác động đến q trình khai thác hầm lị, nên chúng tôi cập nhật hiện
trạng các thông tin được các đơn vị khai thác cung cấp để phục vụ thiết
kế, khai thác lò các vỉa than tiếp theo (Xem các bình đồ tính trữ lượng,
tài ngun các V5, 6 ...). Phần phía Đơng tiếp giáp với Hà Lầm gặp một
phần các đứt gẫy: F.A; F.B; F.L; F.G phát triển từ khu mỏ Hà Lầm kéo
sang, đã được mô tả trong Báo cáo kết quả tính, chuyển đổi cấp trữ
lượng, cấp tài nguyên than khu mỏ Hà Tu - Hà Lầm, Quảng Ninh.
Đặc điểm cơ bản của các đứt gãy trong khu mỏ Bình Minh được
tổng hợp trong bảng dưới đây.



- 21 -

Bảng 1.1. Bảng tổng hợp đặc điểm các đứt gẫy chính.
C.rộng đới

Biên độ dịch

Tên đứt

Tính

gẫy

chất

1

F.H.Gai

Thuận

300-400

360o < 554 650

2

F.2


Thuận

30-80

80o < 700

3

F.6

Thuận

20 4 30

70o < 704 750

TT

huỷ hoại

Thế nằm mặt trượt

(m)

chuyển theo
mặt trượt(m)

o

Các cơng trình

gặp đứt gẫy
LK610,622

90 4 100

LK220

100 4 110
0

4

F14

Thuận

40 4 60

160 < 70 4 75

100 4 110

5

F.B4

Thuận

-


220o < 704 750

20 4 40

Moong V10

6

F.TB2

Thuận

-

195o < 654 700

80 4 120

Moong V10

1.4.4. Nếp uốn.
Hệ thống các nếp uốn khu mỏ Bình Minh được kế thừa kết quả nghiên
cứu trong báo cáo TDSB năm 1997. Trong khu mỏ tồn tại các nếp lồi, nếp
lõm chính sau:
1.4.4.1. Nếp lõm.
1. Nếp lõm Hà Lầm: Tồn tại khu vực khối Đơng Bình Minh, trục nếp uốn
có dạng hình chữ S, phương trục nếp uốn gần trùng phương kinh tuyến. Nếp uốn
phát triển theo phương gần Nam - Bắc, góc nghiêng mặt trục từ 800 ¸ 850. Nếp
lõm có hai cánh gần đối xứng nhau, cánh Tây có góc dốc thay đổi từ 220 ¸ 350,
cánh Đơng có góc dốc lớn hơn, thường thay đổi 400 ¸ 450.

2. Nếp lõm Giáp Khẩu: Tồn tại ở khối Trung tâm và khối Tây Bình Minh,
trục nếp uốn dạng hình chữ S, phát triển theo phương Bắc - Nam bị đứt gẫy F6,
F.14 cắt qua. Nếp lõm Giáp Khẩu khá cân đối, góc dốc hai cánh thoải, cánh Tây
dốc 250 ¸ 300, cánh Đơng dốc 300 ¸ 350.
3. Nếp lõm Cao Thắng: Tồn tại ở khối Tây Bình Minh, giữa nếp lồi
Trung tâm và nếp lồi Na Gốt Na. Nếp lõm Cao Thắng phát triển theo phương


- 22 -

Bắc - Nam, kéo dài khoảng 1300m, bị đứt gẫy F.HG và F.6 khống chế, hai
cánh thoải, cánh Tây dốc từ 200 ¸ 250, cánh Đơng dốc từ 250 ¸ 350.
1.4.4.2. Nếp lồi.
1. Nếp lồi Trung tâm: Tồn tại về phía Nam khối Trung tâm, giữa nếp
lõm Hà Lầm và nếp lõm Giáp Khẩu, trục nếp uốn phát triển theo phương Bắc
- Nam, kéo dài khoảng 1250m trong phạm vi giữa F.HG và F.2, mặt trục cắm
Đông, dốc 750 ¸ 800. Nếp uốn khơng cân đối, hai cánh thoải, cánh Tây góc
dốc biến đổi từ 250 ¸ 300, cánh Đơng góc dốc biến đổi từ 150 ¸ 200.
2. Nếp lồi Nagốtna: Tồn tại khối Tây Bình Minh, giữa nếp lõm Vựng
Đông và nếp lõm Giáp Khẩu, trục nếp uốn phát triển theo phương Bắc - Nam
có dạng chữ S, kéo dài khoảng 3000m trong phạm vi giữa F.HG và F.14, mặt
trục cắm Đơng, dốc 750 ¸ 800. Nếp uốn khá cân đối, hai cánh dốc, cánh Tây
góc dốc biến đổi từ 300 ¸ 600, cánh Đơng dốc từ 250 ¸ 650.
Ngồi các nếp lồi và nếp lõm chính nêu trên trong khu mỏ còn tồn tại
một số nếp uốn nhỏ làm thay đổi cục bộ đường phương của các vỉa than, như
nếp lồi Loong Tng (phía Tây nam khu mỏ) và các nếp uốn nhỏ phân bố ở
khu giáp Suối Lại, Cái Đá.
Từ những kết quả mô tả trên cho thấy cấu trúc địa chất khu mỏ than
Bình Minh gồm các nếp uốn liên tiếp nhau và hầu hết bị chia cắt bởi các đứt
gãy, tạo cho khu vực có đặc điểm cấu trúc địa chất phức tạp, các vỉa than bị

chia cắt theo các khối địa chất.
1.4.5. Mô tả các vỉa than.
Kết quả nghiên cứu địa tầng chứa than đã xác định khu mỏ Bình
Minh tồn tại 16 vỉa than, từ dưới lên các vỉa được ký hiệu là: V.1c, 1b, 1a, 1,
2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13. Trong đó, có 11 vỉa đạt giá trị công
nghiệp là: V.1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11. Đặc điểm của các vỉa than chính
từ dưới lên như sau:


- 23 -

1. Vỉa 1: Lộ ra ở phần Bắc - Đơng bắc khu mỏ, từ phía Tây T.IX đến gần
T.XI, cách V.1a từ 27 ¸ 63m, trung bình 49m. Vỉa phân bố chủ yếu ở phía Bắc
đứt gẫy F.14, chiều dài theo phương khoảng 1700 m. Chiều dày toàn vỉa biến
đổi từ 0,18m (LK.655) ¸ 11,06m (LK.BM25), trung bình 3,11m, góc dốc thay
đổi từ 15 ¸ 75o, theo hướng dốc vỉa mỏng dần đến vát hẳn. Vỉa có cấu tạo
tương đối phức tạp, thường chứa từ 0 đến 3 lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp biến
đổi từ 0,00 m đến 1,26m (LK.BM31), trung bình 0,19 m. Chiều dày riêng than
thay đổi từ 0,18m đến 10,24m (LK.BM25), trung bình 2,93 m. Vỉa có 25 cơng
trình khoan khống chế dưới sâu và 5 cơng trình khai đào khống chế lộ vỉa.
Vách, trụ vỉa thường là bột kết đôi khi trụ vỉa là đá sét kết hay cát kết hạt nhỏ.
2. Vỉa 2: Lộ ra ở phần Bắc - Đông bắc khu mỏ, từ phía Tây T.IX đến
gần T.XI, cách V.1 từ 31 đến 126m, trung bìmh 71m. Vỉa phân bố chủ yếu
dưới mức ±0m. Chiều dày toàn vỉa biến đổi từ 0,23m (LK.BM42) đến 57,42m
(LK.1084), trung bình 6,06m. Góc dốc thay đổi từ 15 đến 70o, từ Đông sang
Tây vỉa có xu hướng mỏng dần đến vát vỉa ở khối trung tâm, sang khối Tây
Bình Minh V.2 lại xuất hiện trở lại. Vỉa có cấu tạo rất phức tạp, thường chứa
từ 1 đến 10 lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp biến đổi từ 0,00m đến 15,30m
(LK.1084), trung bình 0,81m. Chiều dày riêng than thay đổi từ 0,23m
(LK.BM42) đến 42,12m (LK.1084), trung bình 5,25m. Vỉa có 40 cơng trình

khoan khống chế dưới sâu. Vách, trụ vỉa thường là cát kết, bột kết đôi khi trụ
vỉa là đá bột kết hạt thô.
3. Vỉa 3: Lộ ra ở phần Bắc - Đông bắc khu mỏ, từ phía Tây T.IX đến
qua T.XI và ở phần phía Bắc khối Tây Bình Minh, cách V.2 từ 40 đến 82m,
trung bìmh 62m. Vỉa phân bố chủ yếu ở khối Trung tâm và khối Tây Bình
Minh, ở khối Đơng Bình Minh diện phân bố V.3 hạn chế hơn, chiều dài theo
phương khoảng 3500m. Chiều dày toàn vỉa biến đổi từ 0,51m (LK.612) đến
45,82m (LK.649), trung bình 7,25m. Vỉa có góc dốc thay đổi từ 5 đến 50o, về


- 24 -

phía Đơng vỉa mỏng dần. Vỉa có cấu tạo phức tạp, thường chứa từ 1 đến 6 lớp
đá kẹp, chiều dày đá kẹp biến đổi từ 0,00m đến 4,59m (LK1761), trung bình
0,59m. Chiều dày riêng than thay đổi từ 0,0m đến 44,60m (LK.649), trung
bình 6,66m. Vỉa có 48 cơng trình khoan khống chế dưới sâu và 5 cơng trình
khai đào khống chế lộ vỉa. Vách, trụ vỉa thường là bột kết, đôi khi trụ vỉa là đá
cát kết hạt nhỏ.
4. Vỉa 4: Lộ ra ở phần Bắc - Đơng Bắc khu mỏ, từ phía Đơng T.IX
đến qua T.XI và ở phần phía Bắc khối Tây Bình Minh, cách V.3 từ 35m
đến 70m, trung bìmh 50m. Vỉa phân bố chủ yếu ở khối Trung tâm và khối
Tây Bình Minh, ở khối Đơng Bình Minh diện phân bố V.4 hẹp hơn, chiều
dài theo phương khoảng 3000m. Chiều dày toàn vỉa biến đổi từ 0,47m
(LK.BM27) đến 34,59m (LK.1054), trung bình 3,79m. Vỉa có góc dốc thay
đổi từ 10 đến 65o. Vỉa có cấu tạo tương đối phức tạp, thường chứa từ 1 đến
5 lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp biến đổi từ 0,00m đến 3,75m (LK.1224),
trung bình 0,47m. Chiều dày riêng than thay đổi từ 0,00m đến 31,2m
(LK1054), trung bình 3,32m. Vỉa có 43 cơng trình khoan khống chế dưới
sâu và 05 cơng trình khai đào khống chế lộ vỉa. Vách, trụ vỉa thường là cát
kết, bột kết hạt thụ đến hạt nhỏ.

5. Vỉa 5: Phân bố ở hầu khắp khu mỏ Bình Minh, cách V.4 từ 18m
đến 86m, trung bìmh 52m, Chiều dài theo phương khoảng 7500m. Chiều
dày tồn vỉa biến đổi từ 0,31m (LK.604) đến 33,2 m (LK.1053), trung bình
6,41m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 5 đến 70o. Vỉa có cấu tạo rất phức tạp,
thường chứa từ 0 đến 10 lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp biến đổi từ 0,00m
đến 13,56m (LK.1053), trung bình 0,85m. Chiều dày riêng than thay đổi từ
0,31m đến 23,78m (LKB148), trung bình 5,57m. Vỉa có 140 cơng trình
khoan khống chế dưới sâu và 23 cơng trình khai đào khống chế lộ vỉa.
Vách, trụ vỉa thường là cát kết, bột kết.


- 25 -

6. Vỉa 6: Phân bố ở hầu khắp khu mỏ Bình Minh, vỉa rất duy trì và ổn
định, cách V.5 từ 28 đến 105m, trung bìmh 69m. Chiều dài theo phương khoảng
9300m, chiều dày toàn vỉa biến đổi từ 0,34m (LK.603B) đến 28,01m (H.875),
trung bình 7,71m. Vỉa có góc dốc thay đổi từ 5 đến 74o. Vỉa có cấu tạo rất phức
tạp, thường chứa từ 1 đến 18 lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp biến đổi từ 0,00m đến
8,17m (LK.201), trung bình 1,34m. Chiều dày riêng than thay đổi từ 0,34m
(LK.603B) đến 21,93m (LK.1222), trung bình 6,37m. Vỉa có 114 cơng trình
khoan khống chế dưới sâu và 24 cơng trình khai đào khống chế lộ vỉa. Vách vỉa
thường là cát kết, bột kết, trụ vỉa là đá bột kết hạt thô hay cát kết hạt nhỏ.
7. Vỉa 7: Phân bố ở hầu khắp khu mỏ, thường gặp hiện tượng vỉa bị vát
mỏng ở các khối, cách V.6 từ 40 đến 98m, trung bìmh 64m. Chiều dài theo
phương khoảng 7600m, chiều dày toàn vỉa biến đổi từ 0,20m (H.4020) đến
32,94m (LK.BM15), trung bình 3,59m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 5 đến 70o. Vỉa
có cấu tạo rất phức tạp, thường chứa từ 1 đến 10 lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp
biến đổi từ 0,00m đến 15,40m, trung bình 0,68m. Chiều dày riêng than thay
đổi từ 0,20m đến 17,54m (LKBM15), trung bình 2,91m. Vỉa có 61 cơng trình
khoan khống chế dưới sâu và 38 cơng trình khai đào khống chế lộ vỉa. Vách

vỉa thường là sạn kết, bột kết, trụ vỉa là đá bột kết.
8. Vỉa 8: Phân bố rộng khắp khu mỏ Bình Minh, cách V.7 từ 27 đến
81m, trung bình 46m. Chiều dài theo phương khoảng 7000m, chiều dày toàn
vỉa biến đổi từ 0,60m (H.4065) đến 31,27m (LK.224), trung bình 4,73m. Vỉa
có góc dốc thay đổi từ 5 đến 60o. Vỉa có cấu tạo rất phức tạp, thường chứa từ
0 đến 15 lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp biến đổi từ 0,00m đến 8,58m (H803),
trung bình 0,89m. Chiều dày riêng than thay đổi từ 0,60m đến 13,91m
(LK.B134), trung bình 3,75m. Vỉa có 61 cơng trình khoan khống chế dưới sâu
và 52 cơng trình khai đào khống chế lộ vỉa. Vách vỉa thường là bột kết, trụ vỉa
là đá cát kết, bột kết hạt nhỏ.


×