Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đặc điểm địa chất và tiềm năng sa khoáng vùng biển tỉnh bình thuận từ 0 30m nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.88 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN ĐỨC THẮNG

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ TIỀM NĂNG SA KHỐNG
VÙNG BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN TỪ 0 – 30M NƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN ĐỨC THẮNG

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ TIỀM NĂNG SA KHỐNG
VÙNG BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN TỪ 0 – 30M NƯỚC
Chun ngành: Địa chất khống sản và thăm dị
Mã số: 60.44.59

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Lâm
2. TS. Vũ Trường Sơn

HÀ NỘI – 2012



3

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi; các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào.
Tác giả

NGUYỄN ĐỨC THẮNG


4

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.....................................................................................8
MỞ ĐẦU...................................................................................................................10
Chương 1 - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT – KHOÁNG SẢN VÙNG BIỂN TỈNH BÌNH
THUẬN TỪ 0-30M NƯỚC......................................................................................14
1..1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI.......14
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ........................................................................14
1.1.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội ............................................................15
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT – KHOÁNG SẢN ...........................16
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1975 ......................................................................16
1.2.2. Giai đoạn sau năm 1975 .........................................................................16
1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT................................................................................18
1.3.1. Địa tầng ..................................................................................................18
1.3.2. Magma ....................................................................................................25
1.3.3. Kiến tạo ..................................................................................................26

1.4. KHOÁNG SẢN .............................................................................................28
Chương 2 - TỔNG QUAN VỀ SA KHOÁNG VEN BIỂN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..........................................................................................................33
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƯỢC SỬ DỤNG...................................................33
2.2. PHÂN LOẠI TRẦM TÍCH VỤN CƠ HỌC .................................................33
2.3. CÁC KIỂU THÀNH TẠO SA KHỐNG....................................................35
2.3.1. Sa khống kiểu sườn tích........................................................................35
2.3.2. Sa khống kiểu lịng sơng.......................................................................36
2.3.3. Sa khống kiểu bãi triều ven biển ..........................................................39
2.3.4. Sa khống kiểu biển gió .........................................................................40
2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................42
2.4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu.............................................42
2.4.2. Các phương pháp thực địa......................................................................42


5

2.4.3. Các phương pháp phân tích mẫu ............................................................50
2.4.4. Phương pháp toán - địa chất kết hợp với tin ứng dụng ..........................51
2.4.5. Tổng quan về các phương pháp đánh giá tài nguyên quặng sa khoáng .51
Chương 3 - ĐẶC ĐIỂM SA KHỐNG VÙNG BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN TỪ 030M NƯỚC...............................................................................................................55
3.1. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ SA KHỐNG.........................................................55
3.1.1. Vùng Phan Rí Cửa..................................................................................55
3.1.2. Vùng Mũi Yến........................................................................................55
3.1.3. Vùng Mũi Né – Tiến Thành ...................................................................59
3.1.4. Vùng vịnh Phan Thiết.............................................................................61
3.1.5. Vùng Mũi Đỏ - Mũi Kê Gà ....................................................................61
3.1.6. Vùng Tân Bình – Tân Thắng..................................................................62
3.2. ĐẶC ĐIỂM SA KHỐNG VÙNG BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN................66
3.2.1. Đặc điểm thành phần khống vật ...........................................................66

3.2.2. Đặc điểm thành phần hóa học ................................................................69
3.3. CÁC YẾU TỐ ĐỊA CHẤT KHỐNG CHẾ SA KHOÁNG...........................70
3.3.1. Yếu tố địa mạo........................................................................................70
3.3.2. Yếu tố địa tầng........................................................................................72
3.5. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN THÀNH TẠO VÀ NGUỒN GỐC SA
KHOÁNG .............................................................................................................74
3.5.1. Điều kiện thành tạo.................................................................................74
3.5.2. Nguồn gốc sa khoáng .............................................................................77
Chương 4 - TIỀM NĂNG TÀI NGUN SA KHỐNG VÙNG BIỂN TỈNH
BÌNH THUẬN 0-30M NƯỚC..................................................................................79
4.1. PHÂN VÙNG DIỆN TÍCH TRIỂN VỌNG..................................................79
4.1.1. Cơ sở và nguyên tắc phân vùng triển vọng ............................................79
4.1.2. Cơ sở lựa chọn phương pháp đánh giá tài nguyên sa khoáng vùng biển
ven bờ tỉnh Bình Thuận ....................................................................................81
4.1.3. Kết quả phân vùng triển vọng ................................................................83


6

4.2. KẾT QUẢ DỰ BÁO TÀI NGUYÊN ............................................................85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................88


7

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1
2


3

4
5
6
7
8

9

Danh mục bảng
Bảng 1.1: Toạ độ giới hạn các điểm vùng nghiên cứu
Bảng 1.2: Đặc điểm địa chất khoáng sản các mỏ, điểm quặng
trên lục địa ven biển tỉnh Bình Thuận
Bảng 2.1. Tốc độ dịng chảy cần thiết để bắt đầu di chuyển các
vật liệu đáy sông
Bảng 2.2. Tốc độ dòng chảy cần thiết để di chuyển các vật liệu
(Theo Iu. A. Bilibin)
Bảng 2.3. Kích thước các mảnh vỡ thạch anh được gió mang đi
Bảng 3.1. Thống kê một số đặc điểm tiêu hình các khống vật từ
kết quả phân tích trọng sa
Bảng 3.2. Tổng hợp hàm lượng các oxit trong trầm tích tầng mặt
Bảng 3.3. Kết quả phân tích mẫu trọng sa lớp vỏ phong hóa
trong các lỗ khoan
Bảng 4.1. Tài nguyên dự báo sa khoáng vùng biển tỉnh Bình
Thuận

Trang
14

29

37
37
40

71
73
80

88


8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT
1

2
3
4

Danh mục hình vẽ
Hình 1.1. Sơ đồ địa chất khống sản vùng biển tỉnh Bình Thuận từ
0-30m nước
Hình 2.1. Biểu đồ phân loại trầm tích vụn cơ học của Cục Địa chất
Hồng gia Anh
Hình 2.2. Biểu đồ phân loại bổ sung
Hình 2.3. Sơ đồ chuyển động của các vật liệu mảnh vỡ nặng (A) và

nhẹ (B) trong deluvi

Trang
32

34
34
36

Hình 2.4. đồ thị biểu diễn tốc độ chuyển động của các hạt khoáng
5

vật nặng và sự phân dị theo chiều thẳng đứng của chúng (theo M.

36

Ficman)
6
7
8

Hình 2.5. Mối quan hệ giữa tốc độ và dòng chảy, sự bào mịn, di
chuyển và trầm đọng và kích thước vật liệu (Theo V. Baturin)
Hình 2.6. Sơ đồ cấu trúc ven biển
Hình 2.7. Sơ đồ về mối quan hệ giữa sóng và dòng chảy ven bờ và
sự di chuyển vật liệu (Theo V. I. Smirnov)

38
39
40


Hình 2.8. Sự phụ thuộc giữa kích thước hạt với tốc độ dịng chảy
9

(của gió và nước) đối với trạng thái chuyển động của vật chất (theo

41

V. Corenx)
10

Hình 2.9. Sơ đồ hình thành sa khống do gió trong phần đi của
đụn cát

42

11

Hình 2.10. Tổ hợp máy địa chấn đơn kênh Applied Acoustic (Anh)

44

12

Hình 2.11. Máy đo từ GSM-16T (Canada)

45

13


Hình 2.12. Tổ hợp máy sonar quét sườn CM-2 (Anh)

45

14

Hình 2.13. Lấy mẫu bằng cuốc đại dương

46


9

STT

Danh mục hình vẽ

Trang

15

Hình 2.14. Lấy mẫu bằng ống phóng piston van đẩy (Mỹ)

46

16

Hình 2.15. Lấy mẫu bằng ống phóng trọng lực

46


17

Hình 2.16. Khoan tay bãi triều bằng bộ khoan kiểu Úc

47

18

Hình 2.17. Khoan tay bãi triều sử dụng ống hút piston tay

47

19

Hình 2.18. Khoan máy bãi triều bằng giàn khoan tự chế

48

20

Hình 2.19. Khoan lấy mẫu trên biển theo cơng nghệ khoan thổi

49

21

Hình 3.1. Sơ đồ phân vùng triển vọng sa khống vùng biển tỉnh
Bình Thuận từ 0-30m nước


59

22

Hình 3.2. Mặt cắt địa chất theo đường A1B1

60

23

Hình 3.3. Cột địa tầng tổng hợp lỗ khoan LK04-1-HT

61

24

Hình 3.4. Mặt cắt địa chất theo đường A2B2

63

25

Hình 3.5. Cột địa tầng tổng hợp lỗ khoan LK97

66

26

Hình 3.6. Mặt cắt địa chất theo đường A3B3


67

27

Hình 3.7. Cột địa tầng tổng hợp lỗ khoan LK04-5-TAT

68

28

Hình 3.8. Một số khống vật quặng chính trong vùng nghiên cứu

72


10

MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Sa khoáng vùng biển ven bờ là nguồn tài nguyên được đánh giá là quan trọng
của tỉnh Bình Thuận, đồng thời cũng là một trong những nơi có triển vọng của Việt
Nam. Trong những năm gần đây, sa khoáng ilmenit - zircon ở phần đất liền ven
biển đã được nhiều tổ chức thăm dò, đánh giá trữ lượng. Dọc đới ven biển, hàng
loạt mỏ, điểm quặng đã được thăm dò, khai thác với trữ lượng hàng triệu tấn quặng.
Tuy nhiên, vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về sa
khống vùng biển ven bờ tỉnh Bình Thuận, đặc biệt về sa khống và nguồn gốc
thành tạo, mối quan hệ giữa sa khoáng và các thành tạo địa chất chứa chúng. Chính
vì vậy, đề tài: “Đặc điểm địa chất và tiềm năng sa khoáng vùng biển tỉnh Bình
Thuận từ 0 - 30m nước” được chọn làm đề tài cho luận văn thạc sỹ chuyên ngành
Địa chất khống sản và thăm dị là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, nhằm góp phần

bổ sung lý luận cho khoa học nghiên cứu đặc điểm sa khoáng biển ven bờ ở Việt
Nam.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục Tiêu
Nghiên cứu làm sáng tỏ cấu trúc địa chất và các yếu tố cấu trúc khống chế
quặng hóa cũng như đặc điểm phân bố và tiềm năng tài ngun sa khống vùng
biển tỉnh Bình Thuận, từ 0-30m nước.
2.2. Nhiệm vụ
- Làm sáng tỏ đặc điểm địa chất và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc
thuận lợi với sa khống từ 0-30m nước vùng biển tỉnh Bình Thuận.
- Nghiên cứu làm rõ đặc điểm phân bố, thành phần vật chất sa khoáng trong
vùng nghiên cứu theo các tài liệu hiện có.
- Phân vùng triển vọng và lập cơ sở lựa chọn phương pháp đánh giá tài
nguyên dự báo sa khoáng từ 0-30m nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu là sa khống trong trầm tích bở rời Đệ tứ.


11

- Phạm vi nghiên cứu là vùng biển tỉnh Bình Thuận từ 0-30m nước.
4. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu:
+ Các tài liệu: trọng sa, xạ phổ gamma để xác định các dấu hiệu trực tiếp
hoặc gián tiếp liên quan đến sa khoáng.
+ Các tài liệu lỗ khoan biển, băng địa chấn nông độ phân giải cao để xác lập
các cấu trúc có liên quan tới khống sản (đới nâng, gờ nâng...), những nơi có khả
năng tích tụ (bẫy) khống sản (các lịng sơng cổ, bãi triều cổ....)
+ Các tài liệu địa mạo để các yếu tố địa hình thuận lợi cho tích tụ sa khống.
+ Các tài liệu chun đề trầm tích tầng mặt để xác lập được các tướng trầm

tích, mối liên hệ giữa các tướng trầm tích để xác định các yếu tố ảnh hưởng của
động lực môi truờng (kể cả cổ và hiện đại) tới sa khống.
- Phương pháp thống kê (các kết quả phân tích mẫu các loại,…).
- Phương pháp tính tài ngun khống sản.
- Phương pháp công nghệ thông tin (sử dụng phần mềm Mapinfo, Excel để
xử lý dữ liệu địa chất, lập bản đồ,…).
5. Những điểm mới của luận văn
- Trong vùng nghiên cứu, sa khống phân bố trong các tầng trầm tích
Pleistocen và Holocen nguồn gốc khác nhau nhưng mức độ tập trung cao của
khống vật nặng có ích chủ yếu trong các tầng trầm tích biển Pleistocen thượng,
phần dưới; Pleistocen thượng, phần trên và đặc biệt là tầng trầm tích biển Holocen
thượng phân bố ở dải ven bờ.
- Sa khoáng ven bờ vùng biển tỉnh Bình Thuận từ 0-30m nước là sa khống
tổng hợp với thành phần khống vật có ích gồm ilmenit, zircon, monazit, rutil,
anataz,…, trong đó ilmenit và zircon là thành phần chính, các khống vật cịn lại là
khống vật có ích đi kèm.
- Kết quả nghiên cứu đã xác nhận tiềm năng sa khống biển tỉnh Bình Thuận
từ 0-30m nước khá lớn, đạt khoảng 4.092 ngàn tấn, đồng thời chỉ ra các khu vực có
triển vọng để tiến hành các công tác nghiên cứu tiếp theo.


12

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần làm sáng tỏ hệ phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp tài liệu
địa chất - khoáng sản để nâng cao độ tin cậy trong nghiên cứu và đánh giá tài
nguyên sa khoáng biển ven bờ của Bình Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung.
- Góp phần làm sáng tỏ đặc điểm phân bố của sa khoáng dưới biển từ 0-30m
nước và mối quan hệ của chúng với các yếu tố địa hình – đia mạo, địa chất, hoạt

động của sông, biển và những yếu tố khác.
6.2. Giá trị thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học và thực tiễn định hướng cho cơng tác
nghiên cứu tiếp theo.
- Góp phần làm rõ hiệu quả áp dụng các phương pháp nghiên cứu sa khoáng
biển.
7. Cơ sở tài liệu nghiên cứu
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở nguồn tài liệu do học viên thu thập
trong quá trình thực hiện Đề án “Điều tra địa chất, khống sản, địa chất mơi trường
và tai biến địa chất vùng biển Nam Trung Bộ từ 0-30 m nước ở tỷ lệ 1:100.000 và
một số vùng trọng điểm ở tỷ lệ 1:50.000” và tài liệu tham khảo từ các báo cáo kết
quả điều tra địa chất của Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển, nơi học viên đang
công tác, cụ thể như sau:
- Nguyễn Biểu và n.n.k (1991-2001). Báo cáo kết quả Đề án “Điều tra địa
chất và tìm kiếm khống sản rắn biển ven bờ Việt Nam (0 - 30m nước) tỉ lệ
1/500.000”. Lưu trữ tại Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển.
- Vũ Trường Sơn và nnk (2001). Báo cáo kết quả khoan biển của cơng ty
TIMAH tại Bình Thuận. Lưu trữ Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển.
- Trịnh Nguyên Tính và nnk (2009). Báo cáo nghiên cứu khái quát khả năng
đầu tư phát triển dự án khai thác sa khoáng ilmenit vùng biển 0-30 m nước LaGi –
Tân Thắng.
8. Cấu trúc của luận văn


13

Luận văn được trình bầy trong 4 chương khơng kể phần mở đầu và kết luận,
gồm 91 trang với 11 bảng và 24 hình.
9. Nơi thực hiện đề tài và lời cảm ơn
Trên cơ sở thu thập, tổng hợp, xử lý các nguồn tài liệu về địa chất và khoáng

sản biển ven bờ tỉnh Bình Thuận, luận văn được học viên hồn thành tại Bộ mơn
Tìm kiếm Thăm dị, Khoa Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng đối với PGS.TS.
Nguyễn Văn Lâm, người đã dày cơng và tận tình hướng dẫn khoa học trong thời
gian học viên học tập và viết luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Trường Sơn đã tạo mọi điều
kiện và hướng dẫn trực tiếp trong quá trình học viên làm luận văn.
Cảm ơn sự góp ý của các nhà khoa học Trường Đại học Mỏ - Địa chất, của
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và bạn bè đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn: Phòng Đại học và sau Đại học, Khoa Địa chất, Bộ
môn Tìm kiếm Thăm dị, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, lãnh đạo Tổng Cục Biển
và Hải đảo Việt Nam, Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển đã tạo điều kiện
thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn này.


14

Chương 1 - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT – KHOÁNG SẢN VÙNG BIỂN
TỈNH BÌNH THUẬN TỪ 0-30M NƯỚC
1..1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Vùng nghiên cứu có diện tích khoảng 5200km2, nằm trong vùng biển nơng
ven bờ của tỉnh Bình Thuận, từ bờ biển hiện đại kéo dài ra đến độ sâu 30m nước,
được giới hạn bởi 6 điểm có tọa độ VN2000 như bảng 1.1.
Bảng 1.1: Toạ độ giới hạn các điểm vùng nghiên cứu
Điểm

X_Vn2000


Y_Vn2000

I

11° 20' 11"

108° 52' 29"

II

11° 13' 50 "

108° 55' 46"

III

10° 58' 02"

108° 51' 15"

IV

10° 39' 38"

108° 21' 29"

V

10° 19' 01"


107° 43' 24"

VI
10° 34' 25"
2. Đặc điểm địa hình

107° 34' 46"

Đường bờ biển có hướng đơng bắc - tây nam, có hình thái tương đối đơn
giản và mức độ chia cắt trung bình.
Địa hình đáy biển có sự phân bậc rõ rệt ở hai mức độ sâu như sau:
- Từ 0-10m: Độ dốc lớn hơn và phức tạp ở các mũi nhô (mũi Kê Gà, Kỳ
Vân, Nghinh Phong...), một số nơi gặp các cồn ngầm (Hàm Tân, Ba Kiềm).
- Từ 10-30m: Địa hình có dạng thoải đều về phía Đơng Nam, một số nơi gặp
các cồn ngầm và trũng ngầm (Tuy Phong, Phan Rí, Mũi Né, Britơ...)
3. Đặc điểm khí hậu
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ khơng khí trung bình năm là 270C, cao nhất thường vào tháng 4 và
thấp nhất vào tháng 1.


15

- Lượng mưa, độ ẩm: Lượng mưa trung bình nhiều năm là 1.024mm, tập
trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Độ ẩm trung bình đạt 82,25%.
4. Đặc điểm thủy – hải văn
Các sơng ở đây có lưu vực nhỏ, dốc và đều đổ trực tiếp ra biển Đông như:
Sông Phan, sông Dinh, sông Cô Kiều, sông Trạm, Sông Chùa,... Chế độ thủy văn
của sông phụ thuộc theo mùa và chịu tác động của thủy triều.

* Sóng biển: Các đặc trưng của sóng thay đổi theo mùa. Sóng hướng đơng,
đơng bắc có vai trị chính đối với thành tạo bờ biển. Độ cao trung bình khoảng 1m,
độ cao cực đại khoảng 3-4m.
* Thủy triều: Khu vực nghiên cứu có chế độ bán nhật triều khơng đều. Độ
lớn triều vào kỳ nước cường đạt 3,0- 4,0m, còn vào kỳ nước kém chỉ đạt 1,5-2m.
* Dòng chảy: Chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc và gió mùa tây nam.
Vào mùa khơ, dịng chảy có hướng nam rồi chuyển sang hướng tây nam. Về mùa
mưa, dịng chảy có hướng đơng bắc.
1.1.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội
1. Dân cư
Vùng nghiên cứu thuộc đới nước ven bờ từ 0-30m nước, dân cư sinh sống
trên phần đất liền kéo dài dọc theo đường bờ chủ yếu là dân tộc Kinh, Chăm,…,
sống tập trung ven đường quốc lộ, ven biển và dọc theo các kênh rạch lớn.
2. Cơ sở hạ tầng
Khu vực nghiên cứu có điều kiện giao thơng tương đối thuận lợi, gần đường
sắt và quốc lộ 1A chạy giáp phía tây bắc và cảng Phan Thiết, cảng Lagi. Các địa
bàn trong tỉnh đều có điện từ nguồn lưới điện quốc gia. Hệ thống cấp nước cung cấp
nước cho đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp.
3. Kinh tế - văn hóa
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bình Thuận khá cao nhưng tốc độ tăng
trưởng không giống nhau giữa nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Tiềm năng thủy sản: Bình Thuận có ngư trường rộng 52.000km2, diện tích
ven biển thuận lợi để phát triển chế biến thủy sản, dịch vụ hàng hải và du lịch.


16

Nông - lâm nghiệp phát triển đa dạng với các loại cây trồng chính là lương
thực, điều, cao su, thanh long,...
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT – KHOÁNG SẢN

So với thế giới thì nghiên cứu biển ở Việt Nam tương đối muộn. Sau năm
1975, công tác nghiên cứu vùng biển mới được triển khai đồng bộ. Trên cơ sở tổng
hợp tài liệu điều tra, nghiên cứu về biển đã cơng bố, có thể chia lịch sử hoạt
động điều tra nghiên cứu vùng biển tỉnh Bình Thuận theo 2 giai đoạn.
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1975
1. Các nghiên cứu, điều tra ở phần đất liền
Các cơng trình nghiên cứu cịn ít và chỉ mang tính phác thảo. Mặt khác, giai
đoạn 1954 – 1975, do ở miền Nam Việt Nam có chiến tranh nên công việc điều tra
địa chất trong vùng nghiên cứu bị gián đoạn, hầu như khơng có.
2. Các cơng trình điều tra vùng biển ven bờ
Nhìn chung, do chiến tranh, nên công việc điều tra địa chất và khống sản
vùng biển cịn sơ sài, mang tính phác thảo về địa chất, địa hoá và khoáng sản.
1.2.2. Giai đoạn sau năm 1975
1. Các nghiên cứu, điều tra ở phần đất liền ven biển
Vùng lục địa ven biển Nam Trung Bộ đã được đo vẽ địa chất và tìm kiếm
khống sản ở tỷ lệ 1/500.000, 1/200.000, một số nơi ở tỷ lệ 1/50.000 và 1/25.000.
Đó là các cơng trình nghiên cứu của các tác giả như:
- Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 (Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao,
1976, 1982, xuất bản năm 1988) là cơng trình đầu tiên có tính chất tổng hợp về địa
chất Việt Nam.
- Từ năm 1979-1980: Cơng trình đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000, sau
đó được Cục Địa chất Việt Nam hiệu đính và xuất bản năm 1998 đã phân chia khá
chi tiết các phân vị địa tầng, các thành tạo magma ở ven biển và các đảo Nam Trung
Bộ, đồng thời đã phát hiện một số điểm khống sản.
- Cơng trình “Điều tra địa chất và tìm kiếm khống sản nhóm tờ Phan Thiết,
tỷ lệ 1/50.000” (Hồng Phương & nnk.,1998) đã làm rõ các đặc điểm và cơ chế


17


thành tạo cát đỏ hệ tầng Phan Thiết, cũng như các đặc điểm địa chất, tiến hóa địa
chất vùng ven biển Bình Thuận trong Neogen - Đệ tứ và tiềm năng khống sản;
- Cơng trình “Điều tra địa chất và tìm kiếm khống sản nhóm tờ Hàm Tân, tỷ
lệ 1/50.000” (Nguyễn Văn Cường & nnk., 2002) đã xác định được các thành tạo
trầm tích nguồn gốc hỗn hợp biển - gió vùng ven biển và đánh giá sơ bộ tiềm năng
sa khoáng vùng ven biển Hàm Tân.
- Trong các năm 1983 - 1985 đề tài 46-06-06 “Điều tra địa chất và khoáng
sản rắn ven biển Việt Nam” do Nguyễn Biểu và nnk nghiên cứu, điều tra, tổng hợp.
Báo cáo đã có đánh giá triển vọng khống sản rắn ven biển Nam Trung Bộ.
Ngồi ra cịn hàng loạt các nghiên cứu chuyên đề về các thành tạo trầm tích
Đệ tứ của các tác giả: Nguyễn Địch Dỹ (1995), Nguyễn Đức Tâm (1995), Trần
Nghi (1998, 1999), Ngơ Quang Tồn (1999)…
2. Các cơng trình điều tra vùng biển ven bờ
Sau năm 1975 cùng với trên lục địa, dưới biển cũng được Nhà nước đầu tư
thích đáng nhằm điều tra cơ bản về nguồn lợi hải sản, điều kiện tự nhiên và tài
nguyên khoáng sản. Hàng loạt các chương trình biển cấp Quốc gia đã ra đời:
- Chương trình nghiên cứu tổng hợp biển vào những năm 1976 - 1980, 1981
- 1985, 1986 - 1990 do GS.TS Đặng Ngọc Thanh làm chủ nhiệm đã nêu lên được
những nét cơ bản về địa chất, địa mạo cùng tiềm năng khoáng sản của đới bờ ven
biển Việt Nam nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng.
- Trong chương trình hợp tác khoa học Việt - Xơ có nhiều tàu của Liên Xơ
như Vulcanolog (1983, 1989), Beril (1982-1988), Lavrentev (1987-1988), Bogorov
(1989-1990) đã khảo sát một số trạm trong vùng biển nghiên cứu. Kết quả là đã
khái quát được cấu tạo và thành phần vật chất đáy biển.
- Cơng trình: “Điều tra địa chất và tìm kiếm khống sản rắn đới biển nơng
ven bờ (0 - 30m nước) Việt Nam tỷ lệ 1/500.000” do Trung tâm Địa chất Khoáng
sản biển thực hiện từ năm 1991 đến 2000. Trong cơng trình này lần đầu tiên đã tiến
hành khảo sát tổng hợp về địa chất khoáng sản, địa hoá, địa chất mơi trường, địa
mạo, trầm tích Đệ tứ,... tồn bộ đới biển nơng (0-30m nước) Việt Nam. Trong đó có



18

bản đồ phân vùng triển vọng khoáng sản đã khoanh định được một số vùng có triển
vọng sa khống.
- Năm 2001, đề tài hợp tác quốc tế giữa Trung tâm Địa chất Khống sản
Biển và cơng ty Timah (Indonesia) đã tiến hành khoan tìm kiếm ở vùng Mũi Sừng
Trâu – Hàm Tân với tổng số 20 lỗ khoan biển. Kết quả cho thấy hàm lượng khoáng
vật nặng (Ti, Zr,...) khá cao và phân bố ở các độ sâu khác nhau.
- Đặc biệt đáng chú ý là cơng trình: “ Điều tra địa chất, khống sản, địa chất
mơi trường và tai biến địa chất vùng biển Nam Trung Bộ từ 0 – 30m nước tỷ lệ
1/100.000 và một số vùng trọng điểm tỷ lệ 1/50.000” do Trung tâm Địa chất và
Khoáng sản biển thực hiện trong năm 2001-2005. Kết quả là khoanh vẽ được nhiều
vùng triển vọng khoáng sản, đồng thời đã tiến hành đánh giá tài nguyên dự báo cho
một số khu vực triển vọng khoáng sản, việc luận giải nguồn gốc thành tạo khoáng
sản cũng đã được đề cập.
- Năm 2009, Trịnh Nguyên Tính và nnk tiến hành khảo sát vùng biển Lagi –
Tân Thắng nhằm đánh giá sơ bộ tiềm năng sa khoáng của vùng. Trên cơ sở kết quả
nghiên cứu đã lập báo cáo “Nghiên cứu khái quát khả năng đầu tư phát triển dự án
khai thác sa khoáng ilmenit vùng biển 0-30 m nước LaGi – Tân Thắng”.
Tóm lại, cơng tác nghiên cứu địa chất – khoáng sản đã làm sáng tỏ cơ bản về
đặc điểm địa chất, khoáng sản của vùng biển ven bờ tỉnh Bình Thuận từ 0 - 30m
nước. Tuy nhiên, hầu hết các cơng trình chỉ dừng ở mức đánh giá tài ngun ở tỷ lệ
nhỏ, ít có những cơng trình chun sâu đánh giá tiềm năng sa khoáng của vùng.
1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT
1.3.1. Địa tầng
1.3.1.1. Địa tầng trước Đệ tứ
1. Hệ tầng Nha Trang (Knt)
Trong vùng nghiên cứu (hình 1.1) các đá hệ tầng Nha Trang phân bố khá phổ
biến, chúng lộ thành các diện to nhỏ khác nhau, từ 1 vài km2 đến hơn chục km2, gặp

ở Hòn Bà, mũi Can Dày, Mũi Né, Mũi Ròm, Mũi Yến, Mũi Gió, núi Nang,… Ngồi
ra cịn được dự đốn theo kết quả phân tích các băng địa chấn nơng có độ phân giải


19

cao khu vực từ chân núi Lầu Ơng Hồng đến cửa Suối Tiên, từ Tây Mũi Né đến
Đơng Bắc Hịn Rơm, từ Hịn Nghề đến Mũi Gió, khu vực La Gi,… Các thành tạo
của hệ tầng ở khu vực dự đốn bị phủ một lớp trầm tích Đệ Tứ dày từ 10-100m.
Mặt cắt của hệ tầng bao gồm:
- Phần dưới: Chủ yếu là andezit, andezitodacit, dacit và tuf của chúng. Dày
hơn 250m.
- Phần trên: Ryolit, trachyryolit, felsit porphyr, ít hơn có ryodacit porphyr,
ngồi ra cịn một khối lượng lớn các đá tuf có thành phần tương ứng xen kẽ với các
phun trào kể trên. Dày 250-350m.
Chiều dày chung của hệ tầng khoảng 500-600m.
2. Thống Pliocen (N2)
Các thành tạo trầm tích Pliocen lộ ra ở khu vực Vĩnh Hảo, thị trấn Liên
Hương,... và gặp trong một số lỗ khoan máy khu vực đồng bằng ven biển. Mặt cắt
của các thành tạo trầm tích Pliocen khu vực Vĩnh Hảo - Liên Hương gồm:
Tập 1: Cuội ít khống màu xám gắn kết bởi ximăng là cát sét;
Tập 2: Cát pha bột-sét, bột-sét pha cát màu vàng nâu;
Tập 3: Cát, cát sạn đa khoáng màu vàng.
Các thành tạo này phủ trực tiếp trên các đá gốc tuổi Mesozoi và bị phủ bất
chỉnh hợp bởi các trầm tích tuổi Pleistocen sớm, Pleistocen giữa. Dày 8-10m.
Ngồi ra, các thành tạo trầm tích Pliocen cịn được phân biệt trong các băng
địa chấn nông ở độ sâu 80-180m và được giải đốn có thành phần là sét bột, cát bột.
1.3.1.2. Địa tầng Đệ tứ
Các phân vị địa tầng Đệ tứ được phân chia theo tuổi và nguồn gốc trên cơ sở
các nghiên cứu về thành phần thạch học, đặc điểm trầm tích, quan hệ địa chất, đặc

điểm vi cổ sinh. Các phân vị có khối lượng và diện phân bố theo không gian và thời
gian xác định. Các phân vị địa tầng Đệ tứ ven biển và biển ven bờ khu vực tỉnh
Bình Thuận được phân chia thành 22 phân vị địa tầng, cụ thể như sau:
1. Thống Pleistocen, phụ thống hạ (Q11)
a. Trầm tích sơng-biển (amQ11)


20

Các trầm tích này được phát hiện trong các mặt cắt địa chấn nông thuộc các
vùng biển đông nam Mũi Né, vùng ven bờ Kê Gà, dạng lấp đầy trong các lạch trũng
dạng lịng sơng cổ. Thành phần trầm tích được giải đoán là cuội, sạn sỏi, cát lẫn sét.
Các thành tạo này phủ bất chỉnh trên các trầm tích tuổi Pliocen muộn và các
thành tạo đá gốc trước Đệ tứ; bị phủ bất chỉnh hợp bởi các thành tạo có tuổi trẻ hơn
hoặc chuyển tướng với các thành tạo cùng tuổi. Chiều dày 5-30m.
b. Trầm tích biển (mQ11)
Trầm tích này lộ ra rất hạn chế ở một số rãnh xâm thực ven biển, thành phần
là cát đỏ sẫm, có bề mặt bị laterit cứng chắc tương tự mũ sắt. Ngồi ra, chúng cịn
được bắt gặp trong các lỗ khoan khu vực ven biển và biển ven bờ.
Phần ngoài khơi, các thành tạo này gặp trong hầu hết các mặt cắt địa chấn
nơng. Trầm tích biển (mQ11) phủ bất chỉnh hợp trên các thành tạo Pliocen, phía trên
bị phủ bất chỉnh hợp bởi trầm tích tuổi Pleistocen giữa. Chiều dày 10-80m.
c. Phun trào bazan (B/Q11)
Thành tạo phun trào bazan không lộ ra trên mặt mà chỉ bắt gặp trong lỗ
khoan PT.5 ở độ sâu 29-30,5m. Thành phần thạch học là bazan, bazan olivin màu
xám xanh, xám đen, cấu tạo lỗ hổng, phần trên bị phong hóa yếu.
Thành tạo phun trào bazan bị phủ bởi cát kết cứng chắc tuổi Pleistocen giữa,
chưa rõ quan hệ dưới. Chúng được tạm xếp tuổi Pleistocen sớm (Q11?).
2. Thống Pleistocen, phụ thống trung (Q12)
a. Trầm tích sơng - biển (amQ12)

Trầm tích sơng - biển gặp trong các lỗ khoan biển ven bờ và trong các mặt
cắt địa chấn nông. Thành phần là cuội, sạn, cát ở dưới, chuyển lên là cát, cát bột.
Mặt cắt tại lỗ khoan LK02-4-HT (33,5-40,6m) từ dưới lên gặp các tập:
+ Tập 1 (40,6-37,5m): Cuội, sạn thành phần chính là thạch anh và mảnh đá
phun trào của hệ tầng Nha Trang;
+ Tập 2 (37,5-36,5m): Bột sét, cát sạn gắn kết yếu lẫn sỏi và mảnh đá, trầm
tích màu xám sáng, xám ghi;
+ Tập 3 (36,5-33,5m): Cát sạn màu xám sáng, xám vàng.


21

b. Trầm tích biển (mQ12)
Trầm tích biển tuổi Pleistocen giữa lộ ra trên mặt không liên tục trong khu
vực đồng bằng Phan Thiết. Phần biển ven bờ, thành tạo này gặp trong một số lỗ
khoan và trong các mặt cắt địa chấn nông. Mặt cắt tại lỗ khoan LK02-4 HT gồm:
+ Tập 1 (33,5-30,7m): Cát bột, cát bột lẫn sạn màu xám ghi, xám vàng đến
xám sáng, gắn kết yếu.
+ Tập 2 (30,7-23,3m): Bột cát sạn gắn kết tốt có màu sắc loang lổ xám vàng,
xám nâu, xám phớt xanh có chứa các ổ cát sạn bị laterit hóa.
Trầm tích biển tuổi Pleistocen giữa có quan hệ chuyển tướng với trầm tích
sơng - biển tuổi Pleistocen giữa ở phía dưới và bị các trầm tích tuổi Pleistocen
muộn phủ bất chỉnh hợp lên.
3. Thống Pleistocen, phụ thống thượng, phần dưới (Q13a)
a. Trầm tích biển (mQ13a)
Thành tạo này lộ ra trên đất liền ở khu vực Vĩnh Hảo, Tuy Phong - Phan Rí.
Thành phần chủ yếu là cát, cát pha bột màu nâu vàng, vàng phớt hồng. Chúng phủ
trực tiếp trên đá gốc và bị các trầm tích biển - gió tuổi Pleistocen muộn phủ lên.
Chiều dày 20-40m.
Dải biển ven bờ, trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn, thời sớm gặp lộ trên

đáy biển phía Nam cửa Phan Thiết ở độ sâu từ 10-15m nước. Trầm tích chủ yếu là
cát sạn, cát lẫn sạn, cát bột lẫn sạn màu vàng, đỏ. Ngoài ra, các thành tạo này còn
gặp trong các lỗ khoan biển ven bờ và trong các mặt cắt địa chấn nông.
b. Trầm tích biển - gió (mvQ13a)
Các thành tạo này lộ ra trên các khối cát đỏ Bắc Phan Thiết và Nam Phan
Thiết. Thành phần trầm tích là cát thạch anh màu đỏ hồng, gắn kết yếu đến trung
bình. Trên mặt của trầm tích biển gió thường tạo lớp laterit kết vón cứng chắc màu
đỏ sẫm và bị các thành tạo trầm tích biển gió tuổi Pleistocen muộn, thời muộn phủ
lên. Chiều dày thay đổi từ 10-30m.
4. Thống Pleistocen, phụ thống thượng, phần trên (Q13b)
a. Trầm tích sơng - biển (amQ13b)


22

Các thành tạo này chỉ gặp trong một số lỗ khoan vùng ven biển và trong một
số mặt cắt băng địa chấn nông. Mặt cắt tại lỗ khoan LK02-2 VH gồm:
+ Tập 1 (16,9-15,4m): Sạn, sỏi màu xám vàng, xám sẫm, gặp nhiều mảnh đá
granit và mảnh đá phun trào. Các trầm tích này phủ bất chỉnh hợp trên đá granit của
phức hệ Đèo Cả;
+ Tập 2 (15,4-11,1m): Gồm các lớp sạn cát bùn gắn kết yếu bị phong hoá
loang lổ màu xám sáng, xám vàng, đơi chỗ có xen các lớp sạn. Các trầm tích này bị
phủ bất chỉnh hợp bởi tầng trầm tích biển tuổi Holocen sớm - giữa.
Trong các mặt cắt địa chấn nông khu vực Đông Nam Phan Rí, Nam - Đơng
Nam Bình Châu, các thành tạo này có dạng lấp đầy trong các hố đào kht (kiểu
lịng sơng cổ) trên bề mặt các trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn, thời sớm. Thành
phần trầm tích chủ yếu là cát hạt thô, cuội sỏi, cát lẫn bột sét. Dày 2-15m.
b. Trầm tích biển (mQ13b)
Trong dải 0-30m nước gặp trầm tích biển lộ ra rải rác trên đáy biển, trong
các lỗ khoan Timah và trong hầu hết các băng địa chấn nông độ phân giải cao. Căn

cứ vào thành phần trầm tích có thể chia thành 3 kiểu mặt cắt chính như sau:
- Kiểu mặt cắt trầm tích lục nguyên (phần lộ trên đáy biển): Thành phần
trầm tích gồm chủ yếu là cát sạn, cát hạt vừa-lớn màu vàng đỏ, giàu vụn sinh vật.
- Mặt cắt trầm tích lục nguyên chứa vật liệu núi lửa: Gặp trong lỗ khoan
LK04-4 TaT, gồm:
+ Tập 1 (16,4-11m): Cát bột, bột cát lẫn sét màu xám xanh chứa vụn sinh vật
và các mảnh vụn felspat sắc cạnh có nguồn gốc núi lửa. Phủ bất chỉnh hợp lên các
thành tạo trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn, thời sớm;
+Tập 2 (11-6,6m): Cát lẫn bột, cát sét xen các lớp sét màu xám vàng loang lổ
chứa các mảnh vụn felspat, bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích Holocen.
- Mặt cắt lục nguyên cacbonat: Lộ ra chủ yếu là các thành tạo cát sạn kết
vôi, cát kết vôi, vụn sinh vật màu xám, gắn kết tốt. Bề dày 25-30m.
c. Phun trào bazan (B/Q13b)


23

Các thành tạo này gặp diện lộ hẹp ở Mũi Nham và lộ dưới đáy biển vùng
Đơng Nam Phan Rí, Đơng Nam Phan Thiết và phía Tây mũi Kê Gà. Mặt cắt gồm 2
phần: Phần dưới là bazan olivin đặc xít màu xám đen; phần trên là bazan dạng bọt,
bazan lỗ hổng, bazan plagiolas có chứa các ban tinh olivin màu xanh lá cây. Dày
10-25m. Các thành tạo này phủ trực tiếp trên bề mặt đá gốc granit phức hệ Đèo Cả.
5. Thống Holocen, phụ thống hạ-trung (Q21-2)
a. Trầm tích sông - biển (amQ21-2)
Chúng lộ ra khá phổ biến ở vùng biển Tuy Phong - Phan Rí tạo ra những
cồn, bar cát ngầm ở độ sâu 15-20m nước. Các cồn này là di tích của một đường bờ
biển cổ đã hình thành vào đầu Holocen trong quá trình biển tiến Fladrian. Thành
phần trầm tích là cát sạn, sạn cát, cát lẫn sạn, cát màu xám vàng. Bề dày 5-20m.
b. Trầm tích biển (mQ21-2)
Các trầm tích biển tuổi Holocen sớm - giữa lộ phổ biến trên đáy biển ở độ

sâu từ 10m nước trở ra. Thành phần trầm tích chủ yếu là cát sạn, sạn cát, cát, cát lẫn
sạn, cát bùn sạn, cát bùn, bùn cát, bùn màu xám xanh giàu vụn sinh vật biển. Trầm
tích biển tuổi Holocen sớm - giữa phủ trên bề mặt trầm tích Pleistocen muộn, thời
muộn và bị phủ bởi trầm tích Holocen muộn.
6. Thống Holocen, phụ thống trung - thượng (Q22-3)
a. Trầm tích sơng - biển (amQ22-3)
Trầm tích này tạo thành đồng bằng thấp phân bố ở Vĩnh Hảo, Hàm Liêm,
Tân Hiệp, La Gi,... là khu vực dân cư sinh sống. Thành phần trầm tích là bột sét, bột
sét pha cát màu xám nhạt. Chúng phủ trên các trầm tích sơng - biển tuổi Holocen
sớm - giữa và bị chia cắt, xâm thực bởi các lịng sơng hiện đại. Bề dày 2-3m.
b. Trầm tích biển - đầm lầy (bmQ22-3)
Trầm tích biển - đầm lầy tuổi Holocen giữa - muộn chỉ gặp tại một số vùng
đất thấp, trũng ven biển từ Chí Cơng đến Phan Rí Cửa và các dải đất trũng sau các
dải cồn cát từ Hàm Tân đến Bắc mũi Hồ Tràm. Thành phần trầm tích là bột sét pha
cát, cát pha bột sét lẫn sạn màu xám đen chứa mùn thực vật, vỏ sị ốc. Bề dày 2-3m.
c. Trầm tích biển (mQ22-3)


24

Trầm tích này gặp ở khu vực ven biển từ Cà Ná đến Tân Thắng, thành phần
trầm tích là cát mịn - trung màu xám, xám vàng. Mặt cắt tại lỗ khoan PT.15 gồm:
- Tập 1 (5,5-3m): sạn cát màu vàng nâu, chứa mảnh vỏ mollusca.
- Tập 2 (3-0m): cát ít khoáng, màu vàng, hạt nhỏ - vừa, gắn kết yếu.
Các trầm tích này phủ trên trầm tích biển tuổi Holocen sớm - giữa và bị các
thành tạo trầm tích nguồn gốc gió tuổi Holocen muộn phủ lên.
d. Trầm tích biển - gió (mvQ22-3)
Trầm tích biển – gió phát triển thành các dải không liên tục trên các thành
tạo trầm tích biển tuổi Holocen giữa - muộn khu vực ven biển từ Phan Rí Cửa đến
Đồi Dương, từ mũi Kê Gà đến Ba Kiềm. Thành phần trầm tích chủ yếu là cát thạch

anh hạt mịn màu vàng nhạt. Bề dày thay đổi từ 2-3m đến 10-15m.
7. Thống Holocen, phụ thống thượng (Q23)
a. Phun trào bazan (B/Q23)
Thành tạo này gặp trong lỗ khoan biển LK92 (4,5 - 5,0m): Cuội bazan bọt
màu xám đen lẫn bùn chứa sò ốc, màu xám, xám xanh. Nằm phủ trên chúng là các
thành tạo cát, cát bùn giàu vụn sinh vật màu xám, xám xanh tuổi Holocen muộn.
b. Trầm tích sơng (aQ23)
Trầm tích nguồn gốc sơng phát triển dọc theo các thung lũng sông suối trong
khu vực sơng Lịng Sơng, sơng Lũy, suối Nhum. Thành phần trầm tích là cát sạn,
cuội sạn, cát, cát bột. Các trầm tích này phủ lên các trầm tích tuổi Holocen sớm
giữa, Pleistocen muộn, thời muộn. Chiều dày từ 1-2m đến 5-6m.
c. Trầm tích sơng - biển (amQ23)
Trầm tích nguồn gốc sông biển phân bố ở các đồng bằng thấp ven biển ở cửa
sơng Cà Ty. Thành phần trầm tích là bột sét, bột sét pha cát chứa vụn mollusca,
mùn thực vật. Bề dày 1-5m.
d. Trầm tích sơng - biển - đầm lầy (ambQ23)
Các trầm tích này phân bố chủ yếu ở các khu vực đất trũng thấp cửa sông
ven biển như ở khu vực Đông Bắc thành phố Phan Thiết. Thành phần trầm tích
gồm: bùn cát bùn sét màu xám, xám đen giàu mùn bã thực vật phân hủy kém.


25

e. Trầm tích biển (mQ23)
Trầm tích biển tuổi Holocen muộn phân bố dọc theo ven biển ở độ cao 1-3m
từ mũi La Gan đến Tân Thắng và toàn bộ dải biển ven bờ đến độ sâu 10-15m nước.
Thành phần trầm tích chủ yếu là sạn cát, sạn cát bùn, cát sạn, cát sạn bùn, cát lẫn
sạn. Bề dày 1-15m.
Trong các thành tạo này, các trầm tích cát đới bãi triều từ vùng Tiến Thành
đến Thuận Quý, Kê Gà, Chùm Găng, La Gi, Bình Châu có khá giàu khống vật

nặng (ilmenit, zircon,…), nhiều nơi đã trở thành các thân khống cơng nghiệp. Hầu
hết các trầm tích cát bãi triều có thành phần ít khống.
8. Hệ Đệ tứ khơng phân chia (Q)
Thành tạo sườn tích - lũ tích (dpQ)
Các thành tạo này phân bố ở xung quanh chân núi Long Sơn. Thành phần
trầm tích gồm: tảng, cuội, sạn lẫn bột sét màu xám đến xám vàng. Bề dày thay đổi
từ 2-3m đến 8-10m.
1.3.2. Magma
1. Phức hệ Đèo Cả (G-GSy/Kđc)
Trong diện tích của vùng gặp pha 2 và 3 của phức hệ. Pha 2 lộ ra thành
những chỏm nhỏ trên đất liền, các mũi nhô ra biển và trên các đảo như: cù Lao Câu,
Kê Gà, mũi La Gan, mũi Chê Ca, mũi Kê Gà. Pha 3 lộ thành các chỏm nhỏ 1 vài
km2, lộ trên núi Đá Bạc, Vĩnh Hảo và 2 chỏm nhỏ phía Bắc Hàm Tân.
Trên các băng địa chấn nông độ phân giải cao ở đáy biển xung quanh các
khu vực trên đều phát hiện được các đá có trường sóng đặc trưng cho magma xâm
nhập phân bố ở độ sâu 0-10m nước và nhiều khối riêng biệt ở độ sâu 20-25 m nước.
Chúng thường bị phủ bởi lớp trầm tích Đệ tứ dày từ 5-25m.
-Pha 2 (GSy/Kđc2): Granosyenit, granit biotit có horblend, màu xám hồng.
Đá có cấu tạo khối, kiến trúc hạt nửa tự hình, khá phổ biến kiến trúc dạng porphyr.
Các ban tinh felspat kali màu hồng kích thước lớn (1-2,5cm), nền hạt vừa nửa tự
hình. Thành phần khoáng vật (%): felspat kali = 45-50, plagioclas = 20-30, thạch


×