Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng việt 1 theo phương án công nghệ giáo dục ở các trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.24 KB, 122 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHẠM THỊ LAN THANH

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC TIẾNG VIỆT 1 THEO PHƢƠNG ÁN
CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƢỜNG
TIỂU HỌC HUYỆN LÂM THAO, PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHẠM THỊ LAN THANH

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC TIẾNG VIỆT 1 THEO PHƢƠNG ÁN
CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƢỜNG
TIỂU HỌC HUYỆN LÂM THAO, PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TSKH NGUYỄN KẾ HÀO

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng trong bất
cƣƣ́ môṭcông trinh̀ nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2015
Tác giả luận văn

Phạm Thị Lan Thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

/>

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng và lịng biết ơn sâu sắc, cho phép đƣợc gửi lời cảm ơn
đến Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, khoa Tâm lý - Giáo dục và các thầy cô giáo
trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã tham gia quản lý, giảng dạy, tƣ
vấn và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS. TSKH Nguyễn Kế Hào - ngƣời đã tận
tình chỉ bảo, hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo Lâm Thao, Ban giám hiệu,
thầy cô giáo và các em học sinh trƣờng tiểu học Cao Mại và các trƣờng tiểu học
huyện Lâm Thao, Phú Thọ đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong q
trình tơi điều tra thực trạng, thu thập thông tin, số liệu phục vụ luận văn.
Dù đã có nhiều cố gắng, song do điều kiện và thời gian hạn chế nên trong luận
văn của em chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự chỉ
bảo, đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo để luận văn của em đƣợc hoàn chỉnh
hơn.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2015
Tác giả

Phạm Thị Lan Thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ii

/>

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................

i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...............................................................................................................


iii

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT...................................................................................

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ..............................................................................

vi

MỞ ĐẦU...................................................................................................................

1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 5
3. Giả thuyết và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 5
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 6
6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................... 8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾNG VIỆT 1 THEO PHƢƠNG ÁN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC ................ 9
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu các vấn đề ........................................................................... 9
1.1.1. Phong trào xóa nạn mù chữ .............................................................................. 9
1.1.2. Cuộc cải cách giáo dục lần 3: 11/1979 ............................................................ 10
1.1.3. Đổi mới giáo dục năm 2001 - 2002 ................................................................ 12
1.1.4. Sự ra đời của công nghệ giáo dục ................................................................... 13
1.2. Các khái niệm công cụ ...................................................................................... 21

1.2.1. Khái niệm quản lý .......................................................................................... 21
1.2.2. Chức năng của quản lý ................................................................................... 22
1.2.3. Vai trò của quản lý ......................................................................................... 24
1.2.4. Quản lý giáo dục .............................................................................................. 25
1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học ................................................................................ 26
1.3. Một số lý luận về dạy học Tiếng Việt 1 theo phƣơng án công nghệ giáo dục ........ 34

1.3.1. Nghiên cứu và chuyển giao cơng nghệ giáo dục cấp tiểu
học...................

34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTNiii

/>

1.3.2. Bản chất của dạy và học tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng án CGD............................ 36
1.4. Một số vấn đề lý luận về quản lý dạy học Tiếng Việt 1 - công nghệ giáo dục....42
1.4.1. Mục tiêu....................................................................................................................................... 42
1.4.2. Nội dung...................................................................................................................................... 42
Kết luận chƣơng 1..................................................................................................... 45
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 1
THEO PHƢƠNG ÁN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC TẠI CÁC
TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ................47
2.1. Một số nét về các trƣờng Tiểu học tại Phòng giáo dục huyện Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ.................................................................................................... 47
2.1.1. Khái quát về đặc điểm địa lý, tình hình kinh tế - xã hội huyện Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ.................................................................................................... 47
2.1.2. Tình hình giáo dục và giáo dục tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ........48
2.2. Thực trạng dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD ở các trƣờng tiểu học huyện

Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ................................................................................. 48
2.2.1. Thực trạng năng lực giảng dạy môn Tiếng Việt 1 CGD của giáo viên.............48
2.2.2. Thực trạng học tập môn Tiếng Việt 1 CGD của học sinh.................................50
2.3. Thực trạng quản lý dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD tại các trƣờng tiểu học
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ....................................................................... 52
2.3.1. Khái quát quá trình điều tra............................................................................. 52
2.3.2. Kết quả điều tra................................................................................................ 53
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD tại các
trƣờng tiểu học huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ............................................. 66
2.4.1. Những ƣu điểm............................................................................................... 66
2.4.2. Những hạn chế................................................................................................. 67
2.4.3. Nguyên nhân.................................................................................................... 68
Kết luận chƣơng 2..................................................................................................... 70
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 THEO PHƢƠNG ÁN CÔNG NGHỆ
GIÁO DỤC.................................................................................................... 71
3.1. Các nguyên tắc để đề xuất biện pháp.................................................................. 71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iv

/>

3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển.................................................................. 71
3.1.2. Đảm bảo tính khả thi........................................................................................ 71
3.1.3. Đảm bảo tính lợi ích........................................................................................ 71
3.2. Đề xuất các biện pháp......................................................................................... 71
3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cƣờng năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trƣởng; nâng
cao năng lực giảng dạy Tiếng Việt 1 CGD cho đội ngũ giáo viên...................71

3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo thực hiện đúng phƣơng pháp dạy học môn Tiếng
Việt 1 CGD..................................................................................................... 77
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cƣờng quản lý việc học tập Tiếng Việt 1 CGD của học sinh
tiểu học............................................................................................................ 80
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cƣờng đầu tƣ và phát huy tác dụng của cơ sở vật chất,
thiết bị trong dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD................................................. 83
3.2.5. Biện pháp 5: Đẩy mạnh phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội để
tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD.............85
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp......................................................................... 89
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất......90
3.4.1. Quy trình khảo nghiệm.................................................................................... 90
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm....................................................................................... 91
3.4.3. Tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
đề xuất............................................................................................................. 94
Kết luận chƣơng 3..................................................................................................... 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................... 98
1. Kết luận................................................................................................................. 98
2. Khuyến nghị.......................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................102
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

v

/>

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CBQL
CGD


:
:

CNH, HĐH :

Cán bộ quản lý
Công nghệ giáo dục
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CP

:

Chính phủ

CSVC

:

Cơ sở vật chất

ĐHSP

:

Đại học sƣ phạm

GD ĐH


:

Giáo dục đại học

GD&ĐT

:

Giáo dục và đào tạo

HĐDH

:

Hoạt động dạy học

KTDH

:

Kỹ thật dạy học

KT-XH

:

Kinh tế, xã hội

NC


:

Nghiên cứu

NSNN

:

Ngân sách nhà nƣớc

PPDH

:

Phƣơng pháp dạy học

QLGD

:

Quản lý giáo dục

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT


:

Trung học phổ thông

TTCGD

:

Trung tâm công nghệ giáo dục

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VNEN

:

Mơ hình trƣờng học mới Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iv

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả điều tra về năng lực giảng dạy Tiếng Việt 1 CGD của GV...........49

Bảng 2.2. Thống kê kết quả học tập môn Tiếng Việt 1 CGD năm học 20122013; 2013 - 2014 của học sinh huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ..............50
Bảng 2.3. Kết quả điều tra thái độ của học sinh đối với môn Tiếng Việt 1 CGD.......51
Bảng 2.4. Kết quả điều tra về điều kiện học tập của học sinh.................................... 51
Bảng 2.5. Kết quả điều tra về quản lý công tác giảng dạy của giáo viên...................55
Bảng 2.6. Kết quả điều tra về quản lý học tập của học sinh....................................... 61
Bảng 2.7. Kết quả điều tra về quản lý tác động của môi trƣờng đến dạy học
Tiếng Việt 1 CGD..................................................................................... 64
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất.....91
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất........92
Bảng 3.3. Mối tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lý dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD tại các trƣờng tiểu học
huyện Lâm Thao - Phú Thọ......................................................................................... 95

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

v

/>

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1.

Chức năng của quản lý......................................................................... 24

Sơ đồ 3.1.

Quan hệ giữa các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Việt 1
CGD tại các trƣờng tiểu học huyện Lâm Thao, Phú Thọ

89


Biểu đồ 3.1. Biểu diễn tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp quản lý đề xuất 96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

vi

/>

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến lợi ích,
nghĩa vụ và quyền lợi của mọi ngƣời dân, đồng thời có liên quan đến nhiều mặt của
đời sống kinh tế - xã hội về thể chế chính trị, kinh tế, xã hội, văn hố, khoa học và
cơng nghệ,… và qua đó tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển nhanh hay chậm
của một quốc gia. Do đó bất cứ quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù đang phát triển hay
phát triển bao giờ cũng phải quan tâm đến giáo dục.
Giáo dục đƣợc coi là nền móng của sự phát triển khoa học kỹ thuật và đem lại
thịnh vƣợng cho nền kinh tế quốc dân, vì lẽ đó có thể nói giáo dục đồng nghĩa với sự
phát triển và có thể khẳng định rằng khơng có giáo dục thì khơng có bất cứ sự phát triển
nào đối với con ngƣời, đối với kinh tế, văn hố xã hội. Hiến pháp nƣớc cộng hồ xã hội
chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam tại điều 35 quy định: "Giáo dục Đào tạo là quốc sách
hàng đầu". Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta khẳng định “Phát triển giáo
dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát
triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [16]. Tiếp theo đó, Đại hội đại biểu
tồn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện;
đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hóa, hiện
đại hóa, xã hội hóa”, "chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”

[18]. Đại hội đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể cho ngành giáo dục và đào tạo, trong đó
đổi mới cơng tác quản lý giáo dục và đào tạo đƣợc xem là giải pháp quan trọng nhằm

nâng cao chất lƣợng của giáo dục và đào tạo. Mặc dù vậy Giáo dục Việt Nam trong
những năm gần đây tuy đã đạt đƣợc một số thành quả nhất định nhƣng vẫn còn nhiều
hạn chế.Trong báo cáo nghị quyết TW 9 khoá X (2009) đánh giá về giáo dục trong
thời gian gần đây nêu rõ “Chương trình, nội dung phương pháp dạy và học cịn lạc
hậu, trình độ ngoại ngữ, tin học, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, khả năng thực
hành, kỹ năng giao tiếp yếu, sau 5 năm giáo dục Việt Nam tụt 9 bậc, đứng vị trí
79/129 quốc gia được phân loại ” [19].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1

/>

Chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam 2011 - 2020 nhận định: “Phương
pháp giáo dục từ mầm non đến phổ thơng đã được đổi mới nhưng cịn bộc lộ nhiều
hạn chế… Phương pháp dạy học về cơ bản vẫn theo lối truyền thụ một chiều, đòi hỏi
người học phải ghi nhớ máy móc, khơng phát huy được tư duy phê phán, tư duy sáng
tạo và tinh thần tự học ở người học” [4].
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập
quốc tế, nguồn lực con ngƣời Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự
thành công của công cuộc phát triển đất nƣớc. Giáo dục ngày càng có vai trò và
nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội. Việc chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa (XHCN), sự phát triển nhanh chóng của khoa học và cơng nghệ, nhu cầu học
tập ngày càng tăng của nhân dân, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc
biệt trong điều kiện nƣớc ta đã gia nhập WTO, vừa là thời cơ, vừa tạo ra thách thức
to lớn đối với giáo dục nƣớc ta.Trong bối cảnh đó, giáo dục phải đƣợc đổi mới mạnh

mẽ, phải không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo ở các bậc học, trong đó có bậc
học tiểu học.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học xã hội, khối lƣợng kiến thức mà ngƣời
học cần tiếp thu không chỉ tăng theo cấp số cộng mà tăng theo cấp số nhân,việc học tập
và lĩnh hội kiến thức khơng chỉ từ ngƣời dạy mà có thể từ nhiều kênh khác nhƣ internet,
sách, báo, tivi,… do đó địi hỏi mỗi cá nhân ngồi việc trang bị cho mình kiến thức phổ
thơng, kiến thức về chun mơn cịn phải trang bị cho mình các kĩ năng khác nhƣ tính
năng động, sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu và có thể thích nghi với mọi hồn cảnh,…
điều đó buộc phƣơng pháp dạy học phải đƣợc xem xét, đổi mới. Học vấn mà nhà trƣờng
phổ thông trang bị không thể thâu tóm đƣợc mọi tri thức mong muốn, vì vậy phải coi
trọng việc dạy cách đi tới kiến thức của loài ngƣời, trên cơ sở đó tiếp tục học tập suốt
đời. Xã hội địi hỏi ngƣời có học vấn hiện đại khơng chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các
tri thức dƣới dạng có sẵn, đã lĩnh hội ở nhà trƣờng phổ thơng mà cịn phải có năng lực
chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức mới một cách độc lập; khả năng đánh giá các sự kiện,
hiện tƣợng mới, các tƣ tƣởng một cách thông minh, sáng suốt khi gặp trong cuộc sống,
trong lao động và trong quan hệ với mọi ngƣời. Phƣơng pháp dạy học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

2

/>

trong nhà trƣờng phải phát triển hứng thú và năng lực nhận thức của học sinh, cung
cấp cho học sinh những kĩ năng cần thiết cho việc tự học và tự giáo dục sau này.
Để nâng cao chất lƣợng giáo dục, trƣớc hết những ngƣời làm công tác quản
lý giáo dục phải có nhận thức đầy đủ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp của giáo dục
trong thời đại mới, thời đại của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật. Chất lƣợng
giáo dục chỉ có thể đƣợc nâng cao khi có sự đổi mới trong giảng dạy và quản lý các
nhà trƣờng phổ thông. Đứng trƣớc yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thơng hiện nay
thì đổi mới quản lý giáo dục mang tính then chốt và việc đổi mới phƣơng pháp là vấn

đề tiên quyết. Đã có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc nghiên cứu những vấn
đề cơ bản và chung nhất về quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học (PPDH). Những
thành tựu khoa học về các lĩnh vực trên đã đƣợc hầu hết cán bộ quản lý trƣờng học
vận dụng và mang lại những kết quả nhất định. Tuy vậy, việc nghiên cứu về những
biện pháp quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
trong các trƣờng Tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ chƣa đƣợc
thực hiện nhiều.
Tiếng Việt là mơn học có vai trò đặc biệt quan trọng ở bậc Tiểu học, là
phƣơng tiện chủ yếu để học sinh tiếp thu kiến thức của các môn học khác. Môn
Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực ngơn ngữ cho học sinh thể
hiện ở bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Do đó, mơn Tiếng Việt có một vị trí rất quan
trọng đối với học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp 1.
Môn Tiếng Việt là một công cụ hữu hiệu trong hoạt động và giao tiếp của học
sinh, giúp học sinh tự tin và chủ động hoà nhập các hoạt động học tập trong trƣờng
học, giúp học sinh hình thành và rèn luyện các kỹ năng cơ bản ở Tiểu học, đồng thời
nó chi phối kết quả học tập của các môn học khác.
Từ năm 1995, việc dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo chƣơng trình của Trung tâm
Công nghệ Giáo dục (TTCNGD) đã triển khai hiệu quả ở 43 tỉnh thành trên toàn
quốc, ở cả vùng phát triển và vùng có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.
Đến năm 2000, do Luật Giáo dục quy định một chƣơng trình, một bộ sách giáo
khoa, nên việc dạy Tiếng Việt lớp 1 theo chƣơng trình của TTCNGD khơng đƣợc thực
hiện. Đến năm học 2006 - 2007, TTCNGD thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trọng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

3

/>

điểm cấp Bộ “Hồn thiện Cơng nghệ dạy Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc thiếu số
(HSDTTS) ở các tỉnh miền núi phía Bắc”. Bản chất của Cơng nghệ giáo dục là tổ chức

và kiểm sốt q trình dạy học bằng một quy trình kỹ thuật đƣợc xử lý bằng giải pháp
nghiệp vụ sƣ phạm, để học sinh lớp 1 chiếm lĩnh đƣợc ngữ âm ngay từ đầu, biết cách
phân tích ngữ âm, đọc thơng viết thạo, nắm chắc các quy tắc chính tả, khơng tái mù
chữ… Cơng nghệ giáo dục là cơng trình nghiên cứu của giáo sƣ tiến sĩ khoa học Hồ
Ngọc Đại, bắt đầu thí điểm năm 1978 tại Trƣờng phổ thông cơ sở Thực nghiệm (Hà
Nội). Việc học tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục không chỉ giúp HS nắm chắc tri thức
cơ bản về tiếng Việt và hình thành đồng thời các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết một cách
vững chắc mà học sinh luôn đƣợc tham gia các hoạt động học tập một cách chủ động, tự
tin; thông qua việc làm, thông qua các thao tác học. Các em tự tìm ra và chiếm lĩnh tri
thức, đƣợc phát huy khả năng tƣ duy và năng lực tối ƣu của mình.
Quyết định số 2055/QĐ-BGDĐT ngày 12/6/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành Kế hoạch triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục năm
học 2014-2015 là Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ
năng, định hƣớng phát triển năng lực; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm
tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cƣờng giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; chỉ
đạo triển khai hiệu quả mơ hình trƣờng tiểu học mới VNEN, nhân rộng áp dụng từng
thành tố theo điều kiện từng trƣờng; đổi mới đồng bộ phƣơng pháp dạy, phƣơng pháp
học và kiểm tra, đánh giá; áp dụng dạy học theo tài liệu Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ
giáo dục ở các trƣờng tiểu học; tích cực triển khai dạy học ngoại ngữ theo chƣơng trình
mới ở những trƣờng đủ điều kiện; duy trì, củng cố và nâng cao chất lƣợng Phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; đẩy mạnh xây dựng trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc
gia mức độ 2 và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Đổi mới mạnh mẽ cơng tác quản lí chỉ
đạo, xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; đề cao trách nhiệm, khuyến
khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. Đẩy mạnh việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí.
Để tìm hiểu, phân tích và đánh giá những thành tựu và hạn chế trong quản lý hoạt
động dạy và học Tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng án Công nghệ giáo dục tại các nhà
trƣờng Tiểu học trong thời gian qua, đồng thời tìm kiếm những giải pháp góp phần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


4

/>

nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học Tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng án Công nghệ
giáo dục, tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt 1 theo
phương án Công nghệ giáo dục ở các trường tiểu học huyện Lâm Thao, Phú
Thọ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1
theo phƣơng án Công nghệ giáo dục ở các trƣờng Tiểu học huyện Lâm Thao, Phú
Thọ, đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học Tiếng
Việt lớp 1 theo phƣơng án Công nghệ giáo dục.
3. Giả thuyết và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng án Công nghệ giáo
dục ở các trƣờng Tiểu học huyện Lâm Thao, Phú Thọ đã thực hiện tƣơng đối tốt. Tuy
nhiên, thực tế hiện nay việc quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng
án Cơng nghệ giáo dục vẫn cịn có những vấn đề cần hoàn thiện để mang lại hiệu quả
hơn. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp
1 theo phƣơng án Công nghệ giáo dục sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng
Việt lớp 1.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động dạy học; quản lý hoạt động dạy học;
quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1.
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng
án công nghệ giáo dục ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ.
- Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học
Tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng án công nghệ giáo dục tại các trƣờng Tiểu học huyện
Lâm Thao, Phú Thọ.

4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng án cơng
nghệ giáo dục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

5

/>

4.2. Khách thể nghiên cứu
- Hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng án công nghệ giáo dục.
- Khách thể khảo sát: Cán bộ quản lý cấp Phòng Giáo dục: 10; Cán bộ quản lý
các nhà trƣờng Tiểu học: 20; Giáo viên Tiểu học: 60.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy học
Tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng án công nghệ giáo dục tại các trƣờng Tiểu học huyện
Lâm Thao, Phú Thọ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Mục đích: Phân tích và tổng hợp các tài liệu lý luận quản lý, quản lý hoạt
động dạy học, quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng án Công nghệ
giáo dục.
- Nội dung: Tài liệu lý luận về quản lý, quản lý hoạt động dạy học, quản lý
hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng án Công nghệ giáo dục.
- Cách thức tiến hành: Sƣu tầm, hệ thống hóa, phân tích các tài liệu lý luận về
quản lý, quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo
phƣơng án Công nghệ giáo dục.
5.2. Phương pháp điều tra
- Mục đích: Thiết kế bảng hỏi nhằm thu thập ý kiến của các cán bộ quản lý các

cấp, giáo viên tiểu học tại các trƣờng Tiểu học huyện Lâm Thao, Phú Thọ về quản lý
hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng án Công nghệ giáo dục tại nhà trƣờng.

- Nội dung: Bảng hỏi đƣợc thiết kế xoay quanh các nội dung trong việc quản
lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng án Công nghệ giáo dục tại các
nhà trƣờng Tiểu học.
- Cách thức tiến hành: Tiến hành phát phiếu hỏi tới các khách thể khảo sát về
vấn đề quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng án Công nghệ giáo
dục tại các trƣờng Tiểu học.
5.3. Phương pháp quan sát
- Mục đích: Thu thập những số liệu khách quan và tin cậy về việc quản lý hoạt
động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng án Cơng nghệ giáo dục tại các nhà
trƣờng Tiểu học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

6

/>

- Nội dung: Quan sát quá trình dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng án Công
nghệ giáo dục tại các trƣờng Tiểu học huyện Lâm Thao, Phú Thọ từ đó để đề ra các
biện pháp quản lý đổi mới đồng bộ, hữu hiệu.
- Cách thức tiến hành: Tiến hành quan sát thơng qua q trình dạy và học, các
số liệu thống kê về hiệu quả quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng
án Công nghệ giáo dục tại các nhà trƣờng Tiểu học.
5.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Mục đích: Tổng kết các số liệu về hoạt động dạy học Tiếng Việt 1 theo
phƣơng án công nghệ giáo dục và quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo
phƣơng án Công nghệ giáo dục tại các trƣờng Tiểu học huyện Lâm Thao, Phú Thọ.
- Nội dung: Thông qua việc tổng kết hoạt động dạy học Tiếng Việt 1 theo

phƣơng án công nghệ giáo dục và quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo
phƣơng án Công nghệ giáo dục tại các nhà trƣờng Tiểu học qua các năm.
- Cách thức tiến hành: Tiến hành tổng kết các số liệu khách quan từ các báo
cáo tổng kết hàng năm về việc dạy và học Tiếng Việt 1 theo phƣơng án công nghệ
giáo dục và quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng án Công nghệ
giáo dục tại các nhà trƣờng Tiểu học.
5.5. Phương pháp chuyên gia
- Mục đích: Thơng qua trao đổi nhằm thu thập ý kiến của các nhà khoa học
chuyên môn sâu về dạy học Tiếng Việt 1 theo phƣơng án công nghệ giáo dục và quản
lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng án Công nghệ giáo dục tại các
trƣờng Tiểu học huyện Lâm Thao, Phú Thọ.
- Nội dung: Trao đổi về dạy học Tiếng Việt 1 theo phƣơng án công nghệ giáo
dục và quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng án Công nghệ giáo
dục tại các nhà trƣờng Tiểu học.
- Cách thức tiến hành: Tổ chức toạ đàm, gặp riêng, trò chuyện...
5.6. Phương pháp bổ trợ
Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu:
Sử dụng tốn thống kê nhƣ số trung bình cộng, bình quân gia quyền, hệ số
tƣơng quan để xử lý các số liệu qua kết quả điều tra khảo sát, thu thập thơng tin, trên
cơ sở đó rút ra các nhận xét khoa học khái quát. Đồng thời từ kết quả thu đƣợc sơ đồ
hóa kết quả nghiên cứu để minh họa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

7

/>

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
gồm 3 chƣơng:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học Tiếng việt lớp 1 theo
phƣơng án công nghệ giáo dục.
Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo phƣơng án công
nghệ giáo dục tại các trƣờng Tiểu học huyện Lâm Thao, Phú Thọ.
Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo
phƣơng án công nghệ giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

8

/>

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1
THEO PHƢƠNG ÁN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu các vấn đề
1.1.1. Phong trào xóa nạn mù chữ
Bình dân học vụ là phong trào xóa nạn mù chữ trong tồn dân, đƣợc Chính
phủ lâm thời nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động ngày 8 tháng 9 năm 1945
(sắc lệnh 19/SL và 20/SL) ngay sau khi Việt Nam giành đƣợc độc lập. Phong trào
này nằm giải quyết "giặc dốt" - một trong các vấn đề cấp bách nhất của Việt Nam lúc
bấy giờ (chỉ sau "giặc đói").
Năm 1945, khi Việt Nam giành đƣợc độc lập, 95% dân Việt Nam mù chữ. Đây
là một trong các quốc nạn đối với một quốc gia mới giành độc lập.
Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 3 tháng 9 năm 1945 tại Hà Nội,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị mở chiến dịch "Chống nạn mù chữ", vì "Một dân tộc
dốt là một dân tộc yếu".
Để phục vụ chiến dịch xóa nạn mù chữ, Nha bình dân học vụ đƣợc thành lập
ngày 18 tháng 9, khố h́n luyện giáo viên Bình dân học vụ đầu tiên mang tên Hồ

Chí Minh mở tại Hà Nội.
Vì nhà nƣớc non trẻ ngân sách thiếu thốn, phong trào dựa vào sức dân là chính.
Ngân quỹ đƣợc chỉ dụng cho chƣơng trình chỉ trả lƣơng đƣợc tối đa 1.000 giáo viên,
trong khi số giáo viên cần thiết tối thiểu là 100.000. Ngƣời đi học đƣợc miễn phí. Giáo
viên khơng nhận lƣơng. Mỗi tỉnh phải tự túc giáo viên. Khi ngân sách cịn eo hẹp, các
lớp bình dân học vụ dùng phấn hay gạch để viết xuống đất thay cho bút và giấy.
Phong trào nhanh chóng lan rộng khắp cả nƣớc. Các lớp học bình dân đƣợc mở
khắp nơi, trong nhà dân, đình chùa, miếu mạo, chỉ cần mấy chiếc ghế băng, ghế tựa đặt
quanh bàn, quanh chiếc phản, cánh cửa, tấm ván mộc làm bảng đã thành lớp học.
Các đội Nhi đồng cứu vong khua trống ếch cổ động ngƣời dân đi học. Tại các nơi
nhiều ngƣời qua lại, nhƣ các ngõ xóm, điếm canh, cổng đình, cổng làng, ngƣời ta treo
nong, nia, mẹt, phên cốt, trên viết các chữ cái bằng vơi để ai đi qua cũng có dịp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

9

/>

nhẩm, ôn các chữ đã học. Các câu văn vần miêu cả các chữ cái đƣợc sử dụng để
ngƣời học dễ thuộc. Ví dụ:
"i, t (tờ), có móc cả hai.
i ngắn có chấm, t (tờ) dài có ngang;
e, ê, l (lờ) cũng một lồi.
ê đội nón chóp, l (lờ) dài thân
hơn; o trịn như quả trứng gà.
ơ thì đội mũ, ơ thời thêm râu".
Xuất hiện nhiều ca dao, hò vè cổ động cho phong trào Bình dân học vụ. Ví dụ:
"Hôm qua anh đến chơi nhà.
Thấy mẹ dệt vải thấy cha đi bừa.
Thấy nàng mải miết xe tơ.

Thấy cháu "i - tờ" ngồi học bi bơ.
Thì ra vâng lệnh Cụ Hồ.
Cả nhà yêu nước "thi đua" học hành".
Để thúc giục ngƣời dân học chữ, một số nơi còn dựng "cổng mù" ở đầu chợ.
Ngƣời muốn vào chợ phải thử đọc chữ, ai đọc đƣợc thì đƣợc đi cổng chính, ai chƣa
đọc đƣợc thì phải qua "cổng mù" để vào chợ.
Tính đến cuối năm 1945, sau hơn ba tháng phát động, theo báo cáo chƣa đầy đủ
của các tỉnh Bắc bộ gửi về Bộ Quốc gia giáo dục thì đã mở đƣợc hơn 22.100 lớp học với
gần 30 nghìn giáo viên và đã dạy biết chữ cho hơn 500 nghìn học viên mà tổng chi phí
xuất từ ngân sách trung ƣơng là 815,68 đồng, còn lại đều do các địa phƣơng và tƣ nhân
chi trả. Đến cuối năm 1946, Bộ Quốc gia giáo dục báo cáo có 74.975 lớp với 95.665 giáo
viên, riêng ở Bắc Bộ và Trung Bộ đã có 2.520.678 ngƣời biết đọc, biết viết.

1.1.2. Cuộc cải cách giáo dục lần 3: 11/1979
Trong khi thực hiện những nhiệm vụ khẩn cấp trƣớc mắt đối với giáo dục
miền Nam và tiếp tục phát triển giáo dục ở miền Bắc, Đảng và Chính phủ cũng khẩn
trƣơng chuẩn bị cho một cuộc cải cách giáo dục nhằm tiến tới một nền giáo dục quốc
dân thống nhất phù hợp với chiến lƣợc tái thiết và phát triển đất nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

10

/>

Ngày 11-1-1979, Bộ Chính trị BCH Trung ƣơng Đảng ban hành Nghị quyết
số 14-NQ/TW về cải cách giáo dục, theo đó, những định hƣớng có tính ngun tắc
cho cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba này là:
- Về mục tiêu giáo dục: Chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ từ tuổi ấu thơ cho đến
lúc trƣởng thành nhằm tạo cơ sở ban đầu cho con ngƣời phát triển toàn diện; thực
hiện phổ cập giáo dục toàn dân nhằm tạo điều kiện thực hiện 3 cuộc cách mạng (về

quan hệ sản xuất, về khoa học - kỹ thuật và về văn hoá - tƣ tƣởng); đào tạo và bồi
dƣỡng với quy mô ngày càng lớn đội ngũ lao động phù hợp yêu cầu phân công lao
động xã hội.
- Về nội dung giáo dục, hƣớng vào việc “Nâng cao chất lƣợng giáo dục tồn
diện [đức, trí, thể, mỹ], tạo ra những lớp ngƣời lao động mới làm chủ tập thể, đủ sức
gánh vác sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân...”.
- Về nguyên lý giáo dục, yêu cầu học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao
động, nhà trƣờng gắn liền với xã hội.
Cuộc cải cách giáo dục lần này đƣợc triển khai bắt đầu từ năm học 1981-1982.
Việc thay sách giáo khoa ở các cấp học phổ thông, một nhiệm vụ quan trọng nhất của
cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba, đã hoàn thành vào năm 1996, tạo ra sự thống nhất về
giáo dục phổ thông trong cả nƣớc. Riêng về nội dung giáo dục, so với các chƣơng trình
giảng dạy và học tập trƣớc đó, chƣơng trình cải cách mang nhiều yếu tố hiện đại hơn, do
đó tạo ra tiền đề chất lƣợng giáo dục có thể đạt tới trình độ cao hơn trƣớc.

Sách giáo khoa môn tiếng Việt 1 trong thời kỳ này đƣợc thiết kế để học ln
thay vì phải qua lớp “vỡ lòng” nhƣ trƣớc. Đặc biệt là phần dạy học sinh cách đánh
vần khi đó đƣợc thiết kế mơ phỏng theo hình quả trám:
ca

c

a



Đánh vần: ca - c - a - cờ a ca sắc cá - cá, và tất các các vần và tiếng đều đƣợc
đánh vần theo mơ hình đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


11

/>

1.1.3. Đổi mới giáo dục năm 2001 - 2002
Sách giáo khoa môn tiếng Việt lớp 1 trong thời kỳ này nhận đƣợc nhiều ý kiến
trái chiều về vấn đề dạy âm “e” trƣớc. Theo Thứ trƣởng Bộ GD & ĐT Đặng Huỳnh
Mai, khơng ít phụ huynh hoang mang vì cảm giác thứ tự bảng chữ cái bị đảo lộn. Tuy
nhiên, trật tự bảng chữ cái a, b, c,... trong sách Tiếng Việt (tập 1) khơng có gì thay
đổi. Vấn đề là bắt đầu dạy các em đánh vần từ chữ cái nào là đơn giản nhất, thì bộ
sách mới chọn chữ “e”. Theo tác giả của cuốn sách thì khi viết khơng địi hỏi tỉ mỉ,
khi ghép vần đƣợc nhiều từ có nghĩa xuất hiện [61].
Theo Nguyễn Minh Thuyết, đến nay ta đã trải qua bốn lần thay SGK. Việc
thay sách ba lần trƣớc gắn với công cuộc cải cách giáo dục. Lần thứ tƣ thì khơng có
cải cách mà chỉ là đổi mới chƣơng trình.
“Lần cải cách thứ nhất là năm 1950, trong kháng chiến chống Pháp. Lần thứ
hai là năm 1956 sau khi giải phóng miền Bắc, chúng ta tiến hành cải cách giáo dục để
thống nhất lại nền giáo dục trong kháng chiến với nền giáo dục trong vùng bị tạm
chiếm. Chúng ta xây dựng nền giáo dục phổ thơng 10 năm thay vì 9 năm nhƣ thời
kháng chiến. Năm 1979 chúng ta lại tiến hành một cuộc cải cách giáo dục mới, thống
nhất lại nền giáo dục chung cho cả đất nƣớc, thực hiện hệ thống giáo dục phổ thông
12 năm. Đến năm 2002 ta chỉ thay đổi chƣơng trình và SGK thơng thƣờng chứ
khơng phải cải cách giáo dục” - ông cho biết.
Cũng theo Nguyễn Minh Thuyết, so với những lần trƣớc đây thì lần đổi mới
SGK năm 2002 là “bài bản nhất”. Những lần trƣớc đây khơng hề có quyết định của
Quốc hội hay Chính phủ, cũng khơng có bất kỳ chƣơng trình nào đƣợc thơng qua
bởi các quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Các nhà khoa học, nhà giáo vừa viết
sách vừa hình thành chƣơng trình giáo dục.
Cịn năm 2002, ngành giáo dục xây dựng chƣơng trình trƣớc, biên soạn tài
liệu dạy thử nghiệm bốn năm mới hồn thành chƣơng trình, rồi mới làm SGK chính

thức. Nếu tính cả ngƣời viết sách, ngƣời thẩm định của cả ba cấp thì có tới 500 nhà
khoa học tham gia biên soạn, thẩm định SGK.
Tuy nhiên bộ sách đƣợc xem là cơng phu đó đã khiến nhiều lãnh đạo ngành
GD-ĐT các tỉnh miền núi phía Bắc đau đầu khi nghĩ cách duy trì đƣợc kết quả phổ
cập - xóa mù chữ [57].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

12

/>

1.1.4. Sự ra đời của công nghệ giáo dục
1.1.4.1. Quan điểm của các nhà Giáo dục Xô Viết
Từ giữa những năm 1970, quan điểm của các nhà giáo dục Xô Viết về tiếp cận
công nghệ trong giáo dục đã đƣợc giới thiệu ở Việt Nam. Nhà Giáo dục học Xô viết
Iacôplép N. M. (1975), với chuyên khảo Phương pháp và kĩ thuật lên lớp trong
trường phổ thông, đã xuất phát từ luận điểm của C. Mác về lao động để đề cập đến
công nghệ học trong giáo dục. Sau khi vận dụng quan điểm của C. Mac rằng bất kì
hình thức lao động nào cũng bao gồm ba nhân tố bắt buộc: (1) hoạt động có mục đích
của con ngƣời, (2) đối tƣợng lao động và (3) phƣơng tiện lao động để xem xét q
trình dạy học, tác giả Iacơplép N. M. lập luận rằng: có ba nhân tố tham gia vào quá
trình dạy học: (1) giáo viên, ngƣời thực hiện việc dạy học, (2) đối tƣợng lao động
của giáo viên - đó là học sinh và (3) phƣơng tiện dạy học. Trên cơ sở lập luận về tính
cơng nghệ của q trình lao động hay “cơng nghệ học của lao động”, tác giả Iacơplép
N. M. cho rằng “Dù hình thức lao động sƣ phạm này có tất cả những đặc điểm riêng
của nó, song nó cũng phải tuân theo những yêu cầu của công nghệ học nhất định” và
đã lƣu ý rằng “cần phải nói về cơng nghệ học của cơng tác đức - trí dục, và nhƣ mọi
ngƣời đều biết Ma-ca-ren cô A. X đã từ lâu rất nhấn mạnh”.
Sau khi nhấn mạnh đến tính chất cơng nghệ của q trình dạy học nhƣ là q
trình cơng nghệ của hoạt động lao động của giáo viên, tác giả Iacơplép N. M. đã lƣu ý

đến tính chất đặc biệt của quy trình đó bởi đối tƣợng đặc biệt trong quy trình là học sinh.
Ơng cho rằng “học sinh khơng đơn thuần là đối tƣợng lao động tiếp nhận một cách thụ
động lao động của giáo viên. Trái lại, trong lúc sử dụng những kĩ xảo học tập mà nó đã
tích lũy đƣợc hay đang đƣợc tích lũy thì học sinh cũng hành động và hành động một
cách tích cực bởi vì nó cũng lao động mà ngƣời ta gọi là học tập, một cách phù hợp với
khả năng nhận thức của mình trên cơ sở những quy luật nhận thức của trẻ”. Hơn thế nữa,
tác giả N.M. Iacôplép, đã nhấn mạnh rằng: “Ý nghĩa của sự dạy học là ở chỗ làm thế nào
để cho trẻ học tập, nghĩa là thực hiện đƣợc quy trình cơng nghệ của tri giác, chế biến,
củng cố và vận dụng vào thực tiễn những kĩ năng và tri thức. Xét theo quan điểm này,
ngƣời hoạt động chính của q trình học tập là học sinh, chính học sinh trực tiếp thực
hiện q trình cơng nghệ của sự phát triển và hồn thiện của mình”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

13

/>

Từ đó, tác giả Iacơplép N. M. đã đề cập đến tính phức tạp và khó khăn của q
trình dạy học bởi lẽ “trong việc dạy học gồm có hai q trình cơng nghệ chồng lên
nhau: q trình “của giáo viên” và quá trình “của học sinh”. Cả hai quá trình này diễn
ra đồng thời, vì vậy, kết hợp đƣợc chúng với nhau một cách hài hòa là một việc khó”.
Ơng đã nhận định rằng “Khoa sƣ phạm “nghèo nàn” của q khứ khơng xa lắm,
trong khi trói buộc trẻ vào cơng nghệ “giáo viên” nhƣng lại khơng tính đến cơng
nghệ nhận thức của trẻ, chỉ có thể phá vỡ và đã phá vỡ sự hài hòa này. Rút cuộc học
sinh chỉ là “đối tƣợng” thụ động của quá trình dạy học, chúng biết ít và biết rất tồi,
viễn cảnh khơng đủ sức lơi cuốn nó học tập” và từ đó ơng đã khuyến nghị “làm sao
để cơng nghệ của giáo viên phải hoàn toàn phục tùng nhiệm vụ đảm bảo tổ chức hợp
lý nhất q trình cơng nghệ của việc học tập của trẻ. Giáo viên cần phải dạy trẻ học
tập” (60, trang 43). Nhƣ vậy, với tác giả Iacơplép N. M., tƣ tƣởng cơng nghệ của q
trình giáo dục (đức - trí dục) đã đƣợc nêu ra với sự chú ý cả công nghệ của giáo viên

và công nghệ của học sinh. Tƣ tƣởng đó phản ánh sự vận dụng quan điểm của C.Mac
về quá trình lao động và việc áp dụng tƣ tƣởng công nghệ cho quá trình lao động vào
q trình dạy học, trong đó có quá trình học của học sinh.
Các nhà Tâm lý học Xô viết nhƣ Vƣgotki L. X., Lêônchev A. N, Ganperin P.Ia.,
Đa-vƣ-đôv V. V. nghiên cứu về tâm lý học hoạt động với thế giới quan duy vật biện
chứng, đã sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Tác giả
Đa-vƣ-đôv V.V. (1972), tại chuyên khảo Các dạng khái quát hóa trong dạy học (Những
vấn đề logic- Tâm lý học của cấu trúc các môn học) khi chú ý đến tính chất của “nền sản
xuất tự động hóa hiện nay đƣợc trang bị kĩ thuật tiên tiến nhất của khoa học” (trang 4) và
nêu ra yêu cầu “một trong những nhiệm vụ quan trọng của xã hội là đƣa giáo dục nhà
trƣờng phù hợp với những thành tựu khoa học kĩ thuật của thời đại” (trang 4), đã nhấn
mạnh đến “khía cạnh giáo dục, thiết kế “công nghệ” dạy học cụ thể thể hiện sự hiểu biết
bản chất quá trình cá nhân tiếp thu nền văn hóa xã hội”. Ơng cho rằng chỉ trong các mối
liên hệ qua lại của các khía cạnh cạnh cơ bản mới có thể giải quyết có hiệu quả vấn đề
xây dựng nội dung và phƣơng pháp dạy học phù hợp với thành tựu khoa học kĩ thuật
hiện đại” (trang 5). Từ các kết quả nghiên cứu về khái quát hóa trong dạy học của nhiều
tác giả, ơng khẳng định: “Cơng nghệ” hình thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

14

/>

khái qt hóa nội dung là hồn tồn khác với khái qt hóa mang tính kinh nghiệm
và chỉ ra những nguyên tắc mới thiết kế các môn học hoặc các chƣơng riêng biệt của
chúng theo định hƣớng đó (trang 503).
Nhƣ vậy, với một số luận điểm của hai tác giả Xơ viết, ta có thể hình dung
rằng: các nhà giáo dục Xô Viết, xuất phát từ thế giới quan duy vật biện chứng, xem
xét giáo dục trong bối cảnh xã hội đã thay đổi nhanh chóng bởi cách mạng khoa họckĩ thuật, đã vận dụng tƣ tƣởng công nghệ vào giáo dục theo cách thức xem xét tính
chất hợp lý của quá trình giáo dục, với đặc điểm ngày càng chú ý đến q trình nhận

thức (khía cạnh tâm lý học) của ngƣời học. Những luận điểm đó cũng đƣợc nhà quản
lý và nghiên cứu ở nƣớc ta có những ý kiến tƣơng đồng và đã phản ánh trong nhận
định, nghiên cứu, vận dụng ở giáo dục nƣớc ta. Có thể kể đến những ý kiến tƣơng tự
về cách tiếp cận công nghệ vào giáo dục nhƣ các nhà giáo dục Xô Viết của các nhà
quản lý, nghiên cứu giáo dục nƣớc ta nhƣ Trần Hồng Quân (1994), Nguyễn Khánh
(1995), Trần Bá Hoành (1996) nhƣ sau:
Tác giả Trần Hồng Quân (1994) cho rằng “bất kỳ quá trình lao động nào của
con ngƣời đều có cơng nghệ của nó, dù đó là tự giác hay không tự giác, dù mức độ tự
giác đến đâu. Nếu là tự giác, thì ngƣời ta vạch ra đƣợc quy trình, điều kiện thực hiện
nó (trong đó có trình tự cơng nghệ, giải pháp, phƣơng tiện, mơi trƣờng và cả yếu tố
con ngƣời), cịn nếu khơng tự giác thì q trình lao động đó khơng vạch ra trƣớc quy
trình để hƣớng dẫn. Vì thế có thể nói, khơng có cơng nghệ thì khơng thể tác động lên
đối tƣợng lao động đƣợc [48].
Với giáo dục cũng vậy, từ xƣa đến nay, chúng ta làm giáo dục đều có cơng
nghệ cả, chỉ có điều hiện nay vẫn có ngƣời không chấp nhận tên Công nghệ mà gọi
tên khác đi, mặc dù vẫn tồn tại loại công nghệ này hay công nghệ khác của giáo dục”.
Tác giả Trần Hồng Quân (1994) cũng chú ý đến tính chất đặc biệt của đối
tƣợng giáo dục trong Cơng nghệ giáo dục. Ơng cho rằng “học sinh có thể đƣợc coi
nhƣ vừa là đối tƣợng lao động vừa giữ vị trí ngƣời lao động vì học sinh vừa đƣợc
đào tạo vừa tự đào tạo. Các em đóng vai trị ở cả hai khâu trong quá trình lao động:
khâu đối tƣợng lao động và khâu chiếm lĩnh của từng ngƣời trong quá trình lao động.
Nói cơng nghệ giáo dục khơng hề phủ nhận vai trị của các em chút nào. Tinh thần
của cơng nghệ giáo dục mới là đề cao vai trò của học sinh” [48].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

15

/>


×