Tải bản đầy đủ (.doc) (252 trang)

Tổ chức trò chơi xây dựng nhằm phát triển tính sáng tạo cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.96 MB, 252 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM H NI
-----

-----

TRN TH MINH THNH

Tổ CHứC TRò CHƠI XÂY DựNG NHằM
PHáT TRIểN TíNH SáNG TạO CHO TRẻ
KHUYếT TậT TRí TUệ NHĐ 5 - 6 TI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM H NI
-----

-----

TRN TH MINH THNH

Tổ CHứC TRò CHƠI XÂY DựNG NHằM
PHáT TRIểN TíNH SáNG TạO CHO TRẻ
KHUYếT TậT TRí TUệ NHĐ 5 - 6 TI
Chun ngành: Lí luận và lịch sử giáo dục học
Mã số: 62.14.01.02


LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. NGUYỄN QUANG UẨN
2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ HOÀ

HÀ NỘI – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất cứ cơng trình nào khác. Nếu có gì sai, tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm.
Tác giả luận án

Trần Thị Minh Thành


MỤC LỤC

MỤC LỤC

Trang

CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ................................................................................. iii
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................................................... 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU............................................................................................................ 2

3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................... 3
3.1. Khách thể nghiên cứu..................................................................................................................... 3
3.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................................... 3
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC............................................................................................................ 3
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU............................................................................................................ 3
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 3
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................... 4
7.1. Phương pháp luận............................................................................................................................ 4
7.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................... 5
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận............................................................................................... 5
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.......................................................................................... 5
7.2.3. Phương pháp xử lí số liệu........................................................................................................... 8
8. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ..................................................................................................................... 8
9. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................................... 8
10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN....................................................................................................... 9

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI XÂY DỰNG NHẰM PHÁT TRIỂN
TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 – 6 TUỔI..............10
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ......................................................................................... 10
1.1.1. Những nghiên cứu về TST của trẻ KTTT............................................................................ 10
1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục và phát triển TST cho trẻ KTTT................................... 12
1.1.3. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa chơi và phát triển TST của trẻ.................................... 14
1.1.4. Những nghiên cứu về đặc điểm chơi của trẻ KTTT.......................................................... 16
1.1.5. Những nghiên cứu về việc tổ chức TCXD cho trẻ KTTT trong trường mầm non....17
1.2. TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ.................................................................................................. 21
1.2.1. Khái niệm và tiêu chí chẩn đốn KTTT............................................................................... 21
1.2.2. Đặc điểm tâm lí của trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi..................................................................... 23



1.2.3. Đặc điểm trò chơi của trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi.................................................................. 24
1.3. TÍNH SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ KHUYẾT TẬT
TRÍ TUỆ NHẸ 5 – 6 TUỔI................................................................................................................. 26
1.3.1. Khái niệm TST và sự phát triển TST của trẻ KTTT nhẹ.................................................. 26
1.3.2. Đặc điểm TST của trẻ KTTT nhẹ 5–6 tuổi.......................................................................... 31
1.4. TRÒ CHƠI XÂY DỰNG CỦA TRẺ MẪU GIÁO............................................................... 33
1.4.1. Khái niệm TCXD....................................................................................................................... 33
1.4.2. Đặc điểm của TCXD................................................................................................................. 34
1.4.3. Vai trò của TCXD đối với sự phát triển chung và sự phát triển TST của trẻ em.......36
1.5. LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC TRỊ CHƠI XÂY DỰNG NHẰM PHÁT TRIỂN TÍNH
SÁNG TẠO CHO TRẺ KTTT NHẸ 5 – 6 TUỔI.......................................................................... 39
1.5.1. Khái niệm về tổ chức TCXD và biện pháp tổ chức TCXD nhằm phát triển TST cho
trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi....................................................................................................................... 39
1.5.2. Tổ chức TCXD nhằm phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi trong lớp mẫu
giáo hòa nhập......................................................................................................................................... 40
1.5.3. Vai trò của việc tổ chức TCXD đối với việc phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi
trong lớp mẫu giáo hòa nhập............................................................................................................... 44
1.5.4. Biểu hiện TST và đánh giá TST của trẻ trong TCXD....................................................... 46
1.5.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức TCXD nhằm phát triển TST của trẻ KTTT
nhẹ trong lớp mẫu giáo hòa nhập...................................................................................................... 49

Kết luận chương 1.............................................................................................................................. 51
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI XÂY DỰNG NHẰM PHÁT
TRIỂN TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 – 6 TUỔI...53
2.1. VÀI NÉT VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP Ở BẬC MẦM NON CHO TRẺ KTTT VÀ
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON................................................................................. 53
2.1.1. Vài nét về giáo dục hòa nhập mầm non cho trẻ KTTT..................................................... 53
2.1.2. Vài nét về chương trình giáo dục mầm non......................................................................... 55
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI XÂY DỰNG CHO TRẺ KTTT NHẸ

TRONG LỚP MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI........................................................................................... 56
2.2.1. Một số vấn đề chung về khảo sát thực trạng....................................................................... 56
2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng..................................................................................................... 59
2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng................................................................................................. 86

Kết luận chương 2.............................................................................................................................. 88
Chương 3
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRỊ CHƠI XÂY DỰNG NHẰM PHÁT TRIỂN
TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 – 6 TUỔI VÀ
THỰC NGHIỆM................................................................................................................................ 89


3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI XÂY DỰNG
NHẰM PHÁT TRIỂN TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ KTTT NHẸ 5 – 6 TUỔI..................89
3.2. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TCXD NHẰM PHÁT TRIỂN TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ
KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 – 6 TUỔI................................................................................... 91
3.2.1. Nhóm biện pháp chuẩn bị trước khi chơi............................................................................. 92
3.2.2. Nhóm biện pháp tổ chức, hướng dẫn trò chơi cho trẻ KTTT nhẹ theo hướng phát
triển TST.................................................................................................................................................. 98
3.2.3. Nhóm biện pháp đánh giá, nhận xét trẻ chơi.................................................................... 105
3.2.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp....................................................................................... 108
3.3. THỰC NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM................................. 110
3.3.1. Những vấn đề chung về quá trình thực nghiệm................................................................ 110
3.3.2. Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm................................................................................. 114
TRƯỜNG HỢP 1................................................................................................................................ 114
TRƯỜNG HỢP 2................................................................................................................................ 124
TRƯỜNG HỢP 3................................................................................................................................ 133
Kết luận chương 3........................................................................................................................... 145

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................... 146

I. KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 146
II. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................................... 147

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ.......................................... 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................ 150
PHỤ LỤC........................................................................................................................................... 160


CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AAIDD: American Association on Intelectual and Developmental Disability (Hiệp
hội khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển Mĩ)
th

DSM - IV: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders – 4 Edition
(Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần – tái bản lần thứ 4)

ICD: International Statistical Classification of Diseases and Related Health
Problems (Thống kê phân loại bệnh và các vấn đề về sức khỏe quốc tế) KTTT:
Khuyết tật trí tuệ
MGHN: Mẫu giáo hòa nhập
STN: Sau thực nghiệm
TCXD: Trò chơi xây dựng
TST: Tính sáng tạo
TTN: Trước thực nghiệm


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.2. So sánh đặc điểm chơi của trẻ không khuyết tật và trẻ KTTT 5 – 6 tuổi . 25

Bảng 1.1. TST của trẻ khơng có khuyết tật và trẻ KTTT nhẹ........................................... 32
Bảng 2.1a. Phân bố của mẫu nghiên cứu là giáo viên.......................................................... 56
Bảng 2.1.b. Kinh nghiệm dạy trẻ KTTT................................................................................... 57
Bảng 2.1c. Trình độ đào tạo của giáo viên............................................................................... 57
Bảng 2.2a. Nhận thức của giáo viên về khả năng của trẻ KTTT nhẹ............................. 59
Bảng 2.2b. Ý nghĩa của TCXD đối với sự phát triển nhân cách của trẻ.......................60
Bảng 2.2c. Biểu hiện của TST của trẻ trong TCXD............................................................. 61
Bảng 2.3. Sự quan tâm của giáo viên về các biện pháp tổ chức TCXD........................63
Bảng 2.4. Các biện pháp tổ chức trước khi trẻ chơi.............................................................. 68
Bảng 2.5. Vật liệu chơi xây dựng................................................................................................. 70
Bảng 2.6. Các biện pháp hướng dẫn trẻ trong khi chơi....................................................... 71
Bảng 2.7. Cách thức nhận xét, đánh giá của giáo viên........................................................ 74
Bảng 2.8. Những khó khăn khi tổ chức TCXD nhằm phát triển TST cho trẻ KTTT
................................................................................................................................ 75
Bảng 2.9a. Thống kê mô tả đánh giá TST qua trắc nghiệm TSD–Z............................... 79
Bảng 2.9b. Thống kê điểm của trẻ KTTT qua trắc nghiệm TSD–Z............................... 80
Bảng 2.9c. Tổng hợp mức độ sáng tạo của trẻ KTTT nhẹ qua TSD-Z.......................... 80
Bảng 2.10a. TST của trẻ KTTT nhẹ trong TCXD................................................................. 83
Bảng 2.10b. Thống kê điểm các tiêu chí TST của trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi qua TCXD . 83

Bảng 3.1a. Thống kê điểm các tiêu chí của hai lần đo trong quá trình thực nghiệm
................................................................................................................................................................. 118

Bảng 3.1b. TST của H qua test TSD–Z................................................................................... 121
Bảng 3.2a. Điểm TSD–Z của NA qua 2 lần đánh giá........................................................ 128
Bảng 3.2b. Thống kê mô tả kết quả thực nghiệm của trường hợp N.A....................... 129
Bảng 3.3a. TST của T qua test TSD–Z trước và STN........................................................ 136
Bảng 3.3b. Thống kê kết quả đánh giá TST của trẻ T qua TCXD STN...................... 137



DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1. Phân bố chuẩn điểm IQ và mức độ KTTT........................................................... 22
Hình 1.2. Quá trình phát triển TCXD......................................................................................... 34
Biểu đồ 2.3. So sánh mức độ TST giữa trẻ KTTT nhẹ và trẻ khơng có khuyết tật 5 – 6

tuổi qua trắc nghiệm TSD–Z.......................................................................................................... 81
Biểu đồ 2.4. Mức độ phát triển TST của trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi.................................. 82
Biểu đồ 2.5. TST trong TCXD của trẻ khơng có khuyết tật và trẻ KTTT.................... 85
Biểu đồ 3.1a. Kết quả đánh giá TST trong TCXD theo đề tài của H qua 3 lần đo. 119
Biểu đồ 3.1b. TST của H trong trò chơi theo ý thích......................................................... 120
Đồ thị 3.1. So sánh tổng điểm trung bình TST của H trước và STN...........................120
Biểu đồ 3.1c. Vùng phát triển TST của H TTN và STN................................................... 123
Biểu đồ 3.2a. So sánh điểm TTN và STN trong TCXD theo đề tài của NA.............130
Biểu đồ 3.2b. So sánh điểm trước và STN trong TCXD theo ý thích của NA.........131
Đồ thị 3.2. Tổng hợp kết quả đánh giá TST của NA STN............................................... 131
Biểu đồ 3.2c. Vùng phát triển TST của NA trong quá trình TN.................................... 132
Biểu đồ 3.3a. TST của T trong TCXD theo đề tài............................................................... 138
Biểu đồ 3.3b. TST của T trong TCXD theo ý thích trước và STN................................ 138
Đồ thị 3.3. So sánh điểm trước và STN của T...................................................................... 139
Biểu đồ 3.3c. Vùng phát triển TST của T ở 3 lần đo.......................................................... 140
Đồ thị 3.3. Sự phát triển TST của 3 trường hợp nghiên cứu trước và sau thực nghiệm 142


1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, vấn đề giáo dục cho trẻ em khuyết tật đã được quan tâm như một

lĩnh vực khoa học chứ không chỉ mang tính nhân đạo. Trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, người ta bắt đầu chú trọng hơn đến quyền lợi, khả năng tiềm ẩn và những
đóng góp của người khuyết tật đối với cộng đồng và xã hội. Tạo điều kiện cho trẻ
khuyết tật được phát triển tối đa khả năng là một mục tiêu giáo dục quan trọng.
Trẻ KTTT mức độ nhẹ có nhiều khả năng học tập, sống độc lập và hịa nhập xã
hội. Vì vậy việc nghiên cứu các biện pháp giúp trẻ KTTT nhẹ phát triển tối đa khả năng
và hòa nhập xã hội là một việc làm có ý nghĩa thiết thực đối với công tác giáo dục trẻ.
TST được coi là một vấn đề lớn của trẻ KTTT và phát triển TST cho trẻ được coi là
một mục tiêu thực tiễn trong nhà trường [93], [106]. Trên thế giới, nhiều nhà giáo dục
học và tâm lí học đã quan tâm nghiên cứu các biện pháp giáo dục nhằm phát triển TST
cho trẻ KTTT như Ford, Barbara G. [48], Collette Drife [51], Stasinos, Demetrios P
[61], Katazyna Parys [93]… Ở Việt Nam, nghiên cứu về TST nói chung cịn khá mới
mẻ và vấn đề phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ chưa được nghiên cứu.

Lứa tuổi mầm non là giai đoạn quan trọng để hình thành và phát triển TST
[59], [71], [73], [96]. Trong đó 5 – 6 tuổi là giai đoạn mà TST đã bộc lộ rõ nét hơn
qua các hoạt động và trò chơi. Đồng thời đây là giai đoạn quan trọng, giai đoạn
chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học, ở đó trẻ em nói chung và trẻ KTTT nhẹ nói
riêng cần phát triển những năng lực quan trọng như nhận thức, kĩ năng giải quyết
vấn đề, TST… để chuẩn bị cho việc học tập ở trường phổ thơng.
Trị chơi đã sớm được khẳng định là có vai trị kích thích động cơ học tập và
TST của trẻ em mầm non. L.X.Vưgôtxky đã viết “Chúng ta có thể xác định q
trình sáng tạo ở trẻ từ rất sớm, đặc biệt là trong trò chơi của chúng” [101, tr.3].
TCXD là một loại trò chơi sáng tạo, trong đó trẻ sử dụng các vật liệu chơi để tạo ra
một cơng trình hoặc một đồ vật nào đó. Qua TCXD trẻ em sẽ phát triển các lĩnh vực
như nhận thức, vận động, TST… [19], [46].


2


Ở nước ta, việc triển khai Dự án Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non và
Đề án Phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi đã tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật
nói chung và trẻ KTTT nói riêng được đến trường, vui chơi, học tập cùng các bạn,
tạo cơ hội tốt cho trẻ phát triển và hòa nhập xã hội.
Tuy nhiên, thực tiễn giáo dục hòa nhập cho trẻ KTTT nhẹ trong trường mầm
non còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn. Hầu hết giáo viên mầm non đều chưa
được đào tạo chuyên sâu về giáo dục trẻ KTTT nên thiếu kinh nghiệm và kĩ năng
làm việc với trẻ KTTT, thiếu các biện pháp tổ chức hoạt động trong lớp mẫu giáo
hòa nhập. Khi tổ chức hoạt động giáo viên chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dạy trẻ
khơng có khuyết tật và sử dụng các biện pháp như đối với trẻ khơng có khuyết tật.
Ngoài ra giáo viên cũng chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc phát
triển TST cho trẻ và chưa thực sự sáng tạo trong tổ chức trò chơi.
Trong khi đó, nguồn tài liệu tham khảo và các nghiên cứu phục vụ cho việc
giáo dục trẻ KTTT nhẹ và giáo dục hòa nhập mầm non cho trẻ KTTT hiện nay rất ít.
Cho đến nay ở nước ta vấn đề phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ và tổ chức trò chơi
nhằm phát triển TST cho trẻ chưa được quan tâm nghiên cứu.
Đề tài “Tổ chức TCXD nhằm phát triển TST của trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi”
được lựa chọn nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay ở các trường mầm
non có trẻ KTTT học hòa nhập. Nghiên cứu này sẽ giúp giáo viên mầm non có thái
độ tích cực hơn về trẻ KTTT nhẹ, tin tưởng vào khả năng của trẻ và sự thành công
trong giáo dục trẻ. Đồng thời dựa trên những thành tựu nghiên cứu tiên tiến trên thế
giới về TCXD và vấn đề phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ, nghiên cứu này cung
cấp những gợi ý cho giáo viên trong việc phát huy vai trò của TCXD và phát triển
TST của trẻ em. Đặc biệt, luận án cung cấp một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức
TCXD cho trẻ KTTT nhẹ trong lớp mẫu giáo hòa nhập nhằm phát triển TST của trẻ,
góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng các biện pháp tổ chức TCXD cho trẻ KTTT mức độ nhẹ 5 – 6 tuổi
nhằm phát triển TST cho trẻ, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ

KTTT ở các trường mầm non hòa nhập.


3

3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức TCXD cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tổ chức TCXD ở trường mầm non nhằm phát triển TST cho trẻ
KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
TCXD có vai trị to lớn đối với sự phát triển TST của trẻ em nói chung và trẻ
KTTT nhẹ nói riêng. Nếu đề xuất được biện pháp tổ chức TCXD phù hợp với trẻ
KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi và theo hướng sáng tạo thì sẽ giúp trẻ phát triển TST tốt hơn.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức TCXD nhằm phát triển TST cho trẻ
KTTT mức độ nhẹ 5 – 6 tuổi.
5.2. Nghiên cứu thực trạng tổ chức TCXD cho trẻ KTTT và mức độ TST của
trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non.
5.3. Đề xuất biện pháp và thực nghiệm biện pháp tổ chức TCXD nhằm phát
triển TST cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non.
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
– Giới hạn về khách thể khảo sát: 35 trẻ KTTT mức độ nhẹ 5 – 6 tuổi, 120
giáo viên dạy ở trường mầm non có trẻ KTTT tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và
Nam Định.
– Giới hạn về khách thể nghiên cứu sâu và tổ chức thực nghiệm tác động: 3 trẻ
KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi.
– Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:
+ Tiến hành khảo sát ở một số trường mầm non có trẻ KTTT nhẹ học hòa

nhập tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và Nam Định.
+ Tổ chức thực nghiệm tại 2 trường mầm non cơng lập tại Hải Phịng và Nam
Định.


4

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên các quan điểm tiếp cận sau đây để lựa chọn các phương pháp
nghiên cứu: tiếp cận phát triển; tiếp cận tổng hợp, tiếp cận thực tiễn, tiếp cận giáo
dục hòa nhập và tiếp cận cá nhân.
7.1.1. Tiếp cận phát triển
Mọi trẻ em kể cả trẻ KTTT đều phát triển theo một trình tự giống nhau từ thấp
đến cao, giai đoạn trước làm tiền đề để phát triển cho giai đoạn sau. Việc tổ chức
các hoạt động giáo dục cho trẻ là hướng tới vùng phát triển gần nhất của trẻ để giúp
trẻ đạt được những năng lực cao hơn. Trong khi nghiên cứu xây dựng các biện pháp
tổ chức TCXD nhằm phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi, luận án phải dựa
trên sự phát triển chung và sự phát triển TST của trẻ em 5 – 6 tuổi.
7.1.2. Tiếp cận tổng hợp
Khi nghiên cứu các biện pháp tổ chức TCXD, luận án cần tìm ra những mối
liên hệ biện chứng giữa các biện pháp cũng như các yếu tố có liên quan nhằm đảm
bảo các biện pháp đạt được hiệu quả tối ưu. Đồng thời cần tiến hành đồng bộ các
biện pháp tổ chức TCXD nhằm đảm bảo hiệu quả phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ.
7.1.3. Tiếp cận thực tiễn
Khi nghiên cứu biện pháp tổ chức TCXD nhằm phát triển TST của trẻ KTTT
nhẹ 5 – 6 tuổi, luận án phải dựa trên những cơ sở thực tiễn về đặc điểm đối tượng,
địa bàn nghiên cứu, điều kiện thực hiện...
7.1.4. Tiếp cận giáo dục hòa nhập
Mọi trẻ kể cả trẻ KTTT đều phải được đối xử bình đẳng, được cung cấp những

hỗ trợ phù hợp với khả năng và nhu cầu để phát triển tối đa khả năng của bản thân.
Việc xây dựng biện pháp tổ chức TCXD không chỉ xem xét việc đáp ứng nhu cầu và
khả năng của trẻ KTTT mà cần xem xét đến nhu cầu của tất cả trẻ trong lớp, đảm
bảo không ảnh hưởng đến hoạt động chung và sự phát triển của những trẻ khác.
7.1.5. Tiếp cận cá nhân
Mỗi trẻ KTTT nhẹ là khác nhau và có những đặc điểm riêng về nhu cầu, khả


5

năng, hoàn cảnh sống, tốc độ phát triển, mức độ trưởng thành, vốn kinh nghiệm…
vì vậy việc xây dựng và sử dụng các biện pháp tổ chức TCXD nhằm phát triển TST
cho trẻ cần dựa trên việc đánh giá khả năng và nhu cầu của trẻ và dựa trên đặc điểm
cá nhân của từng trẻ. Lập kế hoạch chơi và hỗ trợ cá nhân đối với trẻ KTTT nhẹ là
vô cùng cần thiết, đảm bảo được nguyên tắc cá biệt hóa trong giáo dục.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
7.2.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết
– Mục đích: nhằm xây dựng các luận cứ khoa học cho đề tài luận án, xây dựng
cơ sở lí luận và định hướng cho cơng việc nghiên cứu luận án.
– Nội dung nghiên cứu: các lí thuyết, các vấn đề lí luận cơ bản có liên quan
đến đề tài luận án, các kết quả nghiên cứu thực tiễn về lĩnh vực này…
– Cách thực hiện: tra cứu, thu thập thông tin, tài liệu từ thư viện, internet, và
các phương tiện thơng tin đại chúng. Tổng hợp, phân tích các tài liệu, các cơng trình
nghiên cứu có liên quan đến luận án.
7.2.1.2. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết
– Mục đích: nhằm khái qt hóa các hướng nghiên cứu của đề tài luận án và định
hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn và xây dựng hướng nghiên cứu của luận án.

– Nội dung: Các lí thuyết, tài liệu, các báo cáo kết quả nghiên cứu có liên quan

đến đề tài luận án
– Cách thực hiện: phân chia, sắp xếp các tài liệu khoa học về các vấn đề có
liên quan đến đề tài luận án vào một hệ thống nhất định thành các nhóm hoặc các
hướng nghiên cứu.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp quan sát
– Mục đích: Tìm hiểu biện pháp tổ chức TCXD cho trẻ KTTT trong lớp mầm non
bình thường của giáo viên; tìm hiểu khả năng thực tế của trẻ khơng có khuyết tật và trẻ
KTTT, kĩ năng chơi của trẻ, khả năng sáng tạo của trẻ KTTT thông qua trị chơi.

– Nội dung nghiên cứu: quy trình và biện pháp tổ chức trò chơi của giáo viên,
kĩ năng chơi của trẻ, mức độ TST của trẻ trong trò chơi.


6

– Cách tiến hành: Xây dựng các mẫu biên bản quan sát (Phụ lục số 3)
Quan sát và phân tích các giờ tổ chức TCXD. Ghi chép lại những thông tin thu
được qua quan sát theo các cách: ghi chép tự do, ghi chép có cấu trúc, ghi chép bán
cấu trúc. Đồng thời quay video và phân tích băng.
7.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
– Mục đích: khảo sát ý kiến của giáo viên mầm non dạy hòa nhập về vấn đề tổ
chức TCXD nhằm phát triển TST của trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi.
– Nội dung nghiên cứu: Nhận thức, thái độ của giáo viên về TST của trẻ
KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi và vấn đề phát triển TST cho trẻ KTTT; Quy trình tổ chức và
biện pháp tổ chức TCXD nhằm phát triển TST cho trẻ của giáo viên; Những thuận
lợi và khó khăn của giáo viên khi tổ chức trò chơi cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi.
– Cách tiến hành: Xây dựng phiếu hỏi và phát phiếu cho các giáo viên đang
dạy lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi có trẻ KTTT nhẹ học hòa nhập (Phụ lục số 1 và 2)
7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

– Mục đích: nhằm tìm hiểu sâu về thực trạng phát triển của trẻ KTTT nhẹ và
quá trình tổ chức TCXD nhằm phát triển TST cho trẻ; bổ sung thông tin và khẳng
định thêm kết quả xử lí định lượng.
– Nội dung nghiên cứu: thơng tin chung về trẻ và gia đình của trẻ, chức năng
hiện tại của trẻ; quy trình và biện pháp tổ chức TCXD cho trẻ KTTT trong trường
mầm non, quan điểm giáo dục, phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ của giáo viên và
phụ huynh.
– Cách thực hiện: Xây dựng bảng phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn sâu 10 giáo
viên mầm non dạy lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi có trẻ KTTT nhẹ học hòa nhập (Phụ lục số 4).

7.2.2.4. Phương pháp trắc nghiệm
– Mục đích: Xác định mức độ phát triển, chỉ số thông minh, TST của trẻ và
đánh giá khả năng và nhu cầu của trẻ KTTT.
– Nội dung nghiên cứu: Mức độ phát triển, chỉ số thông minh IQ, chỉ số hành
vi thích ứng, mức độ TST.
– Cách tiến hành: Sử dụng các bài trắc nghiệm trên từng cá nhân trẻ (phụ lục 7):

+ Đánh giá chỉ số thơng minh bằng trắc nghiệm vẽ hình người Goodenough


7

+ Đánh giá mức độ phát triển của trẻ bằng thang đánh giá phát triển Kyoto.
+ Đánh giá hành vi thích ứng của trẻ bằng thang hành vi thích ứng Vineland.
+ Đánh giá mức độ sáng tạo của trẻ bằng trắc nghiệm TSD – Z của K.K. Urban.

7.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
– Mục đích: nghiên cứu sâu 3 trường hợp trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi để tìm hiểu
về khả năng sáng tạo của trẻ và kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện
pháp giáo dục để phát triển tiềm năng sáng tạo cho trẻ qua TCXD.

– Nội dung nghiên cứu: quá trình áp dụng quy trình và các biện pháp tổ chức
TCXD trên 3 trường hợp; sự tiến bộ của 3 trẻ sau thời gian tác động sư phạm.
– Cách thức: lựa chọn 3 trẻ KTTT 5 – 6 tuổi mức độ nhẹ tại một số trường
mầm non hòa nhập để tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian là một năm học.
Trong đó 3 trẻ được đánh giá mức độ trí tuệ, mức độ phát triển và các kĩ năng thích
ứng, mức độ sáng tạo… Sau đó tiến hành áp dụng các biện pháp sư phạm tác động
đến trẻ. Kết quả tác động được theo dõi thường xuyên và được đánh giá định kì 3
tháng một lần từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc thực nghiệm.
7.2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
– Mục đích: nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học và kiểm tra tính khả thi và
hiệu quả của quy trình và biện pháp tổ chức trị chơi đã đề xuất.
– Nội dung: Quy trình và biện pháp tổ chức TCXD nhằm phát triển TST của
trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non.
– Cách tiến hành: áp dụng quy trình và các biện pháp đề xuất trên 3 trường
hợp nghiên cứu điển hình trong một năm học.
7.2.2.7. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
– Mục đích: nghiên cứu sản phẩm của giáo viên để tìm hiểu thực trạng sử
dụng các biện pháp tổ chức TCXD của giáo viên mầm non hiện nay; phân tích sản
phẩm của trẻ để đánh giá mức độ sáng tạo của trẻ thơng qua các tiêu chí đánh giá.
– Nội dung nghiên cứu: kế hoạch, giáo án, những ghi chép của giáo viên; sản
phẩm xây dựng của trẻ.
– Cách thức: thu thập các mẫu sản phẩm của giáo viên (kế hoạch tổ chức trị
chơi), sản phẩm của trẻ; phân tích chương trình và tài liệu nghiệm vụ hướng dẫn tổ
chức TCXD cho trẻ 5 – 6 tuổi.


8

7.2.3. Phương pháp xử lí số liệu
Nhằm xử lí các số liệu, tư liệu khoa học đã thu thập, luận án sử dụng phương

pháp thống kê toán học và các phần mềm xử lí thống kê SPSS. Trên cơ sở phân tích
các dữ liệu, đưa ra những nhận xét, kết luận khoa học.
8. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
8.1. Trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi đã bộc lộ TST qua chơi và phát triển TST cho trẻ
là một mục tiêu thực tế ở trường mầm non.
8.2. TCXD là phương tiện giáo dục và phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6
tuổi hiệu quả. Trong quá trình tổ chức TCXD, giáo viên và biện pháp tổ chức trò
chơi của giáo viên là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển
TST của trẻ KTTT nhẹ.
8.3. Lớp mẫu giáo hịa nhập là mơi trường thuận lợi để phát triển TST cho trẻ
KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi và việc tổ chức TCXD thực sự phát huy được hiệu quả phát
triển TST cho trẻ chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp tác động trên cơ sở tiếp
cận cá nhân, có sự kết hợp giữa hỗ trợ trẻ KTTT trong các hoạt động chung cả lớp
và hoạt động hỗ trợ cá nhân.
9. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
9.1. Đóng góp về mặt lí luận
Góp phần làm phong phú lí luận về tổ chức TCXD nhằm phát triển TST cho
trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi, trong đó trọng tâm là các khái niệm về TST của trẻ, vai trò
của TCXD đối với việc phát triển TST của trẻ, đặc điểm TST của trẻ KTTT nhẹ 5–
6 tuổi, những biểu hiện TST qua TCXD, biện pháp tổ chức TCXD nhằm phát triển
TST cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi.
9.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
– Chỉ ra thực trạng tổ chức TCXD của giáo viên mầm non trong lớp hịa nhập
có trẻ KTTT nhẹ: nhận thức, thái độ và việc làm của giáo viên, những khó khăn mà
giáo viên thường gặp trong quá trình tổ chức TCXD cho trẻ trong lớp mẫu giáo hòa
nhập và TST của trẻ KTTT 5 – 6 tuổi mức độ nhẹ.
– Cung cấp một số biện pháp tổ chức TCXD nhằm giúp giáo viên có thể phát
triển TST cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi trong lớp MGHN.



9

– Cung cấp 3 hồ sơ giáo dục của 3 trường hợp nghiên cứu điển hình.
– Giáo viên và các bậc cha mẹ của trẻ KTTT, các nhà nghiên cứu và các
chuyên gia về lĩnh vực giáo dục trẻ KTTT có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này
như một tài liệu tham khảo.
10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án
bao gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của tổ chức TCXD nhằm phát triển TST của trẻ
KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non
Chương 2. Cơ sở thực tiễn của việc tổ chức TCXD nhằm phát triển TST của
trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non
Chương 3. Biện pháp tổ chức TCXD nhằm phát triển TST của trẻ KTTT nhẹ
5 – 6 tuổi và thực nghiệm


10

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI XÂY DỰNG
NHẰM PHÁT TRIỂN TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ
KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 – 6 TUỔI

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Những nghiên cứu về TST của trẻ KTTT
TST của nói chung được đặc biệt quan tâm nghiên cứu từ những năm 50 của
thế kỉ XX, khi nhà tâm lí học người Mĩ – J.P. Guilford khởi xướng phong trào này.
Nghiên cứu về TST của trẻ khuyết tật nói chung và trẻ KTTT nhẹ nói riêng xuất
hiện muộn hơn và với số lượng ít hơn song đã góp phần tạo nên sự đa dạng và

phong phú của nền tâm lí học thế giới.
Nhiều nhà tâm lí học phát triển, giáo viên và người chăm sóc đã quan tâm đến
TST và ảnh hưởng của chiến lược dạy học đối với TST của trẻ KTTT nhẹ. Judy Ann
Buffmire (1969) đã tiến hành nghiên cứu so sánh sự khác nhau giữa TST của trẻ
KTTT nhẹ và trẻ khơng có khuyết tật. Trong đó nghiên cứu sử dụng các thang đo
TST trên 40 trẻ KTTT (IQ từ 56 đến 78) và 40 trẻ khơng có khuyết tật (IQ từ 100
đến 115) có tuổi từ 9 – 12 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy TST được đo bằng
thang đo có lời khơng có sự khác biệt đáng kể so với các thang đo khơng lời địi hỏi
phản ứng bằng lời. Tuy nhiên với thang đo khơng lời khơng địi hỏi phản ứng bằng
lời thì trẻ KTTT có điểm số cao hơn trẻ khơng có khuyết tật cùng tuổi [91]. Như
vậy, nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ KTTT nhẹ đã bộc lộ TST và ở một phương diện
nào đó, TST của trẻ khơng kém trẻ khơng có khuyết tật.
TST của trẻ KTTT nhẹ cũng được đề cập trong các tác phẩm và cơng trình nghiên
cứu mang tính chất tổng kết lịch sử. Theo Bhooder Sigh (2007) [49] trong thập kỉ 70
của thế kỉ trước, có một số nghiên cứu đã xác định khả năng tư duy sáng tạo của trẻ
KTTT nhẹ trong lớp bình thường (Smith (1967)); mối quan hệ giữa TST và trí thơng
minh của trẻ KTTT nhẹ (Cooper (1972)); mối quan hệ giữa TST và yếu tố sinh học như
kết quả học tập, sự điều chỉnh cá nhân và xã hội, trí thơng minh, tuổi thực và


11

tuổi trí tuệ (McDonald (1971)). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khơng có mối quan
hệ đáng kể nào giữa TST và các nhân tố sinh học. Trẻ KTTT nhẹ có khả năng đáp
ứng với những u cầu bằng ngơn ngữ và có khả năng tư duy sáng tạo nhất định.
Một số nghiên cứu khác đã xem xét TST của trẻ KTTT dưới góc độ kĩ năng
giải quyết vấn đề [106] và hành vi chơi [89]. Julie Messier, Francine Ferland và
Annette Majnemer (2008) đã phát hiện ra rằng, trẻ KTTT 5 – 7 tuổi có khả năng sử
dụng đồ chơi và khơng gian chơi, bên cạnh đó trẻ cũng thể hiện thái độ tốt trong khi
chơi như sự tò mò, sáng kiến, vui vẻ và chủ động. Tuy nhiên trẻ KTTT ít thể hiện

cảm giác hài hước và thích thú với những thách thức [89].
Trong khi vấn đề TST của trẻ khuyết tật nói chung và trẻ KTTT nói riêng đã được
quan tâm nghiên cứu trên thế giới thì ở Việt Nam vấn đề này còn khá mới mẻ và chưa
được nghiên cứu. Các nhà tâm lí học và giáo dục học nước ta mới tập trung nghiên cứu
các khía cạnh tâm lí của TST và đo lường TST (Phạm Thành Nghị, Đức Uy, Nguyễn
Huy Tú) [18], [36], [31]. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu về TST của trẻ mẫu giáo 5 –
6 tuổi cũng mới được quan tâm nghiên cứu trong khoảng mười năm trở lại đây (Trần
Văn Tính, 2011 [22]; Phạm Thu Hương, 2000 [10]; Lê Thanh Thủy, 1999) [27]). Các
nghiên cứu trên đã góp phần xác định mức độ sáng tạo của trẻ em 5 – 6 tuổi và sự ảnh
hưởng của môi trường và giáo dục đến sự phát triển TST của trẻ.
Vấn đề TST và đo lường TST của trẻ KTTT chưa được quan tâm nghiên cứu.
Trong những năm gần đây, một vài dự án nghiên cứu đã quan tâm tới việc phát triển và
thích ứng các cơng cụ đánh giá trẻ KTTT song mới tập trung vào các cơng cụ đánh giá
trí tuệ, hành vi thích ứng và đánh giá phát triển [38], [41]. Cho đến nay mới có duy
nhất Nguyễn Huy Tú trong q trình thích ứng test TSD-Z đã nghiên cứu TST trên một
nhóm nhỏ trẻ khiếm thính tại trường PTCS Xã Đàn – Hà Nội [31]. Nói chung, hiện nay
ở Việt Nam chưa có nghiên cứu chính thức nào về TST của trẻ KTTT.
Như vậy, các nghiên cứu về TST của trẻ KTTT trên thế giới đã khẳng định trẻ KTTT
nhẹ đã bộc lộ TST trong các hoạt động như vui chơi và học tập. Điều này cho thấy việc
phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ trong lớp hòa nhập là một mục tiêu thực tế và khả thi.
Tuy nhiên TST của trẻ trong từng hoạt động cụ thể như trong TCXD chưa được nghiên cứu
sâu. Các nhà tâm lí học, giáo dục học và giáo dục đặc biệt cần tiếp tục nghiên cứu về vấn
đề này. Tại Việt Nam, TST của trẻ khơng có khuyết tật 5-6 tuổi đã được quan tâm nghiên
cứu nhưng chưa có nghiên cứu nào về TST của trẻ em có KTTT.


12

1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục và phát triển TST cho trẻ KTTT
Giáo dục và phát triển TST cho trẻ em nói chung được quan tâm và nghiên

cứu khá sớm. Trong khi đó, phải đến nửa cuối thế kỉ XX vấn đề phát triển TST cho
trẻ khuyết tật nói chung và trẻ KTTT nói riêng mới thực sự được quan tâm. Những
năm 1970, một số nhà tâm lí học thực nghiệm nghĩ rằng trẻ KTTT nhẹ cần được
dạy một cách sáng tạo để phát triển TST.
Trong thời gian này, các biện pháp dạy học nhằm phát triển TST cho trẻ KTTT
nhẹ đã được quan tâm. Các nghiên cứu đã xác định ảnh hưởng của giáo dục đào tạo
đối với tư duy sáng tạo, giải pháp thay thế, các tài liệu hướng dẫn, chương trình dạy
từng bước tại nhà là có giá trị đáng kể trong việc phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ
KTTT nhẹ [49].
Đáng chú ý nhất trong thời gian này là nghiên cứu của Ford, Barbara G.;
Renzulli, Joseph S. (1976). Với mục đích tìm hiểu xem liệu TST của học sinh
KTTT có được phát triển thơng qua việc huấn luyện hay khơng, chương trình NDC
(New Directions in Creativity) đã tiến hành nghiên cứu trên 30 lớp học của học sinh
KTTT nhẹ trong đó 18 lớp thuộc nhóm thực nghiệm và 12 lớp thuộc nhóm đối
chứng. Kết quả kiểm tra TST của nhóm thực nghiệm tốt hơn rõ rệt so với nhóm đối
chứng, thái độ chung về trường học của nhóm thực nghiệm cũng tốt hơn nhiều so
với nhóm đối chứng [48]. Nghiên cứu này đã chứng minh rằng TST của trẻ KTTT
nhẹ có thể được phát triển thông qua dạy học và phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ là
một mục tiêu thực tế.
Nghiên cứu trên có thể được coi là tiền đề để các nhà nghiên cứu sau tiếp tục
tìm kiếm các biện pháp phát triển TST cho trẻ KTTT. Ở thập niên 80 xuất hiện một
số nghiên cứu về biện pháp để phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ KTTT (Stasinos,
Demetrios. P (1984) [61], xây dựng các tài liệu hướng dẫn trẻ để phát triển TST
(Gold, 1981) [49]. Các nghiên cứu này cũng cho thấy những biện pháp dạy học có
ích với trẻ khơng có khuyết tật cũng tỏ ra hiệu quả đối với nhóm trẻ KTTT nhẹ.
Sang đầu thế kỉ XXI, các nghiên cứu còn quan tâm tới biện pháp dạy học nhằm
phát triển TST cho trẻ KTTT ở mức độ nặng hơn (Katazyna Parys, 2009) [93], trẻ tự kỉ
[82], trẻ khiếm thị nặng [49], trẻ khiếm thính [80], trẻ khuyết tật học tập [120], [121].

Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục và phát triển TST cho trẻ khuyết tật nói chung và

trẻ KTTT nói riêng cịn chưa được quan tâm nghiên cứu ở nước ta. Trong những


13
năm gần đây vấn đề dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học
được các nhà giáo dục quan tâm song chủ yếu hướng vào đối tượng là học sinh, sinh viên.
Trong đó, đáng chú ý là các bài viết và cơng trình của Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn [23],
[128], Trần Thị Tuyết Oanh [19], Vũ Minh Tâm [21]. Những nghiên cứu, bài viết này đều
nhấn mạnh đến năng lực sáng tạo của người học và vai trị của mơi trường, giáo viên và
phương pháp dạy học. Trong đó q trình giáo dục cần chú ý tới 3 vấn đề: mơi trường sáng
tạo, chương trình sáng tạo, giáo viên sáng tạo cùng với cách dạy sáng tạo.

Trong khoảng hai thập niên trở lại đây, giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và trẻ
KTTT nói riêng ở nước ta đã được quan tâm nhiều hơn. Một số nghiên cứu được công
bố chủ yếu tập trung vào các vấn đề như biện pháp giáo dục trẻ khiếm thính (Trịnh Đức
Duy, Lê Văn Tạc, Nguyễn Thị Hồng Yến, Bùi Thị Lâm), trẻ khiếm thị (Nguyễn Đức
Minh, Phạm Minh Mục, Lê Thị Thúy Hằng), trẻ KTTT (Nguyễn Xuân Hải, Trần Thị
Lệ Thu). Gần đây vấn đề can thiệp sớm và giáo dục hịa nhập cho trẻ khuyết tật trong
đó có trẻ KTTT đã được đặc biệt quan tâm. Một số cơng trình nghiên cứu đã được cơng
bố gần đây quan tâm đến chương trình can thiệp sớm cho trẻ KTTT [44], điều chỉnh
trong dạy học hòa nhập cho trẻ KTTT [6], quản lí giáo dục hịa nhập [7]. Việc tổ chức
can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ KTTT ở trường mầm non cũng đã được
chú ý [25]. Một số nghiên cứu khác thì tập trung vào việc hướng dẫn trẻ khuyết tật chơi
trong lớp hòa nhập để phát triển ngôn ngữ, nhận thức, khả năng biểu tượng, kĩ năng
giao tiếp, xã hội...[13], [16]. Tuy nhiên các cơng trình này chưa khai thác vấn đề tổ
chức trị chơi nhằm phát triển TST cho trẻ KTTT.

Như vậy, các nghiên cứu ở nước ngoài đã khẳng định trẻ KTTT nhẹ có TST ở
mức độ nhất định và giáo dục có ảnh hưởng đến sự phát triển TST của trẻ KTTT
nhẹ. Tuy nhiên, vấn đề giáo dục và phát triển TST cho trẻ mẫu giáo KTTT nhẹ còn

mới, chưa được nghiên cứu sâu rộng, nhiều khía cạnh đa dạng trong TST của trẻ và
phát triển TST cho trẻ chưa được khám phá. Có 2 lí do quan trọng giải thích cho
vấn đề này là: thứ nhất, số lượng trẻ KTTT chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với trẻ khơng có
khuyết tật nên mẫu nghiên cứu thường nhỏ và thứ hai là việc sử dụng công cụ đánh
giá đối với trẻ KTTT khá khó khăn.
Ở Việt Nam vấn đề giáo dục hòa nhập trẻ KTTT lứa tuổi mầm non cũng như
một số biện pháp dạy học cho trẻ ở lớp hòa nhập đã được quan tâm nghiên cứu
trong hơn chục năm gần đây. Tuy nhiên, vấn đề phát triển TST cho trẻ KTTT chưa
được quan tâm nghiên cứu.


14

1.1.3. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa chơi và phát triển TST của trẻ
Từ những thập niên 80 của thế kỉ XX, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm tới
vai trò của trò chơi đối với việc phát triển tồn diện của trẻ em trong đó có sự phát
triển TST. Trong cuốn “The excellence of play” (Tạm dịch: Sự tuyệt vời của trị
chơi), các tác giả đã phân tích rất rõ vai trò của trò chơi đối với sự phát triển TST,
tốn, ngơn ngữ, nhận thức, thể chất, tình cảm xã hội của trẻ [73]. Theo đó, sáng tạo
và tưởng tượng là những yếu tố quan trọng trong quá trình nhập tâm những ấn
tượng cảm giác, địi hỏi thời gian, trải nghiệm và giáo dục; trò chơi là phương tiện
để trẻ bộc lộ và phát triển TST [53], [63], [77], [102], [113], [116]. Các nghiên cứu
cũng khẳng định, để thúc đẩy TST của trẻ thì cần cung cấp cho trẻ cơ hội được hoạt
động tự do và chơi [54], [83], [84].
Nghiên cứu về trò chơi tưởng tượng của trẻ em và mối quan hệ giữa chơi giả vờ
với sự phát triển TST đã được nghiên cứu sớm hơn với các tên tuổi như: L.X.
Vưgôtxky, J. Piaget, A.S. Lillard, D.P. Ekonin, D. Bergen... Trong đó, các nghiên cứu
đã chỉ ra q trình phát triển của trị chơi tưởng tượng ở trẻ em, vai trò của chơi tưởng
tượng đối với sự phát triển nhận thức và TST của trẻ [59], [63], [64], [81], [88], [101],
[102]. Chơi tưởng tượng không chỉ ảnh hưởng đến TST và quá trình nhận thức của trẻ

mầm non mà cịn duy trì sự ảnh hưởng đó khi trẻ ở tuổi tiểu học [64], [94].
Nhiều nghiên cứu đã quan tâm tới trị chơi đóng vai đối với sự phát triển TST của
trẻ. Theo Kelvin L. Seifert và Robert J. Hoffnung [96], Hutt (1979) đã khẳng định chơi
đóng vai có ý nghĩa kích thích TST của trẻ bởi vì nó khuyến khích trẻ sử dụng các đồ
vật theo các cách khác nhau. Johnson, James E (1976) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa
trị chơi đóng vai xã hội đối với sự phát triển TST và khả năng nhận thức của trẻ em
trước tuổi học phổ thông. Kết quả cho thấy có mối tương quan cao và rõ rệt giữa khả
năng nhận thức, TST và trị chơi đóng vai xã hội nhưng khơng rõ ràng với trị chơi giả
vờ một mình [74]. Ngồi ra, nghiên cứu cũng cho thấy, những hành

vi chơi đóng vai của trẻ mẫu giáo bộc lộ TST sớm và là tiền đề của sự phát triển các
khía cạnh của TST được thể hiện trong giai đoạn đầu vị thành niên (Mullineaux,
Paula Y. and Lisabeth F. Dilalla, 2009) [110].
Một số tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của trị chơi đóng kịch sáng tạo đến sự
phát triển TST ở trẻ em mầm non. Nghiên cứu của Yeh (2008) về những tác động của
tuổi tác, việc sử dụng các chiến lược điều chỉnh cảm xúc, tính khí và sự tiếp xúc trong


15

trị chơi đóng kịch đã rút ra một số kết luận quan trọng, đó là: (a) 6 tuổi thể hiện
TST tốt hơn 4 và 5 tuổi, (b) các chiến lược điều chỉnh cảm xúc cũng như tính khí
tích cực có tác động tích cực đến TST của trẻ em; (c) biện pháp hướng dẫn trẻ chơi
đóng kịch sáng tạo góp phần phát triển TST của trẻ em [126].
Tuy số lượng nghiên cứu về TCXD khơng nhiều bằng trị chơi đóng vai nhưng nó
cũng có vị trí khơng nhỏ trong lịch sử nghiên cứu về trò chơi trẻ em. Nhiều nhà tâm lí
và giáo dục học đã nghiên cứu vai trị của TCXD đối với sự phát triển của trẻ em như
phát triển nhận thức, ngôn ngữ, vận động, kĩ năng xã hội... Ảnh hưởng của TCXD đối
với sự phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và TST của trẻ cũng được quan tâm. Nghiên
cứu khẳng định TCXD có ảnh hưởng to lớn đối với việc phát triển tính linh hoạt, nhanh

nhạy trong tư duy của trẻ. Đồng thời qua TCXD đứa trẻ phát triển óc tị mị, trí tưởng
tượng và sáng kiến. Trẻ có thể thử nghiệm áp dụng những điều đã biết vào trò chơi và
sử dụng vật liệu chơi theo cách mới [42], [46], [47], [60].
Từ việc tổng kết, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các nghiên cứu chính về trị
chơi trẻ em và mối quan hệ giữa chơi và sự phát triển TST của trẻ mầm non, có thể khẳng
định việc phát triển TST của mỗi trẻ thông qua vui chơi là vô cùng quan trọng. Bên cạnh
việc luận giải và xác định mối quan hệ giữa vui chơi và sự phát triển TST, một vài nghiên
cứu đã đưa ra một số gợi ý về việc sử dụng trò chơi như một phương tiện để giáo dục và
can thiệp cho trẻ khuyết tật. Trong đó cho rằng để kích thích và hỗ trợ TST của trẻ KTTT
khi chơi, giáo viên và cha mẹ cần đưa ra sự điều chỉnh phù hợp giữa vui chơi của trẻ và trải
nghiệm của chúng. Một số biện pháp phát triển TST của trẻ qua chơi cũng được cung cấp,
như: làm mẫu, kích thích có hệ thống 5 giác quan của trẻ thông qua việc luyện tập và
hướng dẫn bằng lời [48], [81], [110]. Trò chơi đã được khẳng định là điều kiện tốt nhất để
can thiệp và giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và trẻ KTTT nhẹ nói riêng đồng thời là mơi
trường học tập hiệu quả cho trẻ [65], [99], [103], [117], [123].

Như vậy, trên thế giới nhiều nghiên cứu đã khẳng định mối quan hệ giữa chơi và
sự phát triển TST của trẻ em. Các nghiên cứu đã xác định vai trò của trò chơi đóng vai,
trị chơi đóng kịch và TCXD đối với sự phát triển TST của trẻ nói chung. Tuy nhiên các
tác giả mới chỉ luận giải về ảnh hưởng của trò chơi đối với sự phát triển TST của trẻ mà
chưa đi sâu nghiên cứu và xây dựng các biện pháp tổ chức trò chơi để phát triển TST
cho trẻ. Nhiều khía cạnh về ảnh hưởng của việc tổ chức TCXD lên TST của trẻ em nói
chung và trẻ KTTT nhẹ nói riêng chưa được khai thác. Vai trị của TCXD đối với sự
phát triển TST của trẻ KTTT nhẹ chưa được nghiên cứu sâu rộng.


16

1.1.4. Những nghiên cứu về đặc điểm chơi của trẻ KTTT
Qua việc phân tích, tổng hợp các cơng trình nghiên cứu cho thấy đặc điểm

chơi trong đó có đặc điểm chơi sáng tạo của trẻ KTTT được quan tâm trong khoảng
hai mươi năm trở lại đây. Đáng chú ý là các nghiên cứu của: Collette Drife (2002)
[51]; D. Micheal Malone và John Langone (1998) [57]; D. Michael Malone (2006)
[58]; Julie Messier, Francine Ferland và Annette Majnemer (2008) [89]; W.L.
Lender, J.F. Goodman và M. Linn (1998) [124]; J.W. Lerner, B.Lowenthal và E.
Egan (1998) [86].
Nghiên cứu về đặc điểm chơi của trẻ KTTT nhẹ đã chỉ ra rằng đồ chơi có mối
liên hệ chặt chẽ tới kết quả chơi của trẻ. Kĩ năng chơi với đồ chơi của trẻ mẫu giáo
KTTT hạn chế hơn nhưng cách thể hiện trong khi chơi với đồ chơi thì có nhiều
điểm giống với trẻ em khơng có khuyết tật [57], [58]. Trẻ nhỏ có KTTT có thể thể
hiện những giới hạn về kĩ năng chơi, nhưng thiếu bằng chứng để cho rằng trẻ nên
đứng bên ngoài hoàn cảnh chơi [86]. M.W. Casby (1997) cho rằng sự khác nhau
thực sự trong khả năng chơi tưởng tượng của trẻ khuyết tật so với những trẻ khơng
có khuyết tật trong lớp là rất nhỏ; chúng có sự thiếu hụt về việc thể hiện tính biểu
tượng hơn là thiếu hụt về năng lực biểu tượng [64]. Như vậy, kĩ năng chơi của trẻ
KTTT có nhiều điểm giống hơn là khác so với trẻ khơng có khuyết tật. Trẻ vẫn có
năng lực biểu tượng, một năng lực quan trọng của TST, song lại hạn chế về khả
năng thể hiện tính biểu tượng trong trò chơi. Đây là một gợi ý quan trọng khi tổ
chức TCXD nhằm phát triển TST cho trẻ.
Từ nửa cuối thế kỉ XX nhiều nghiên cứu cũng tìm thấy rằng trẻ có khuyết tật nhẹ
thể hiện sự chuyển tiếp các kiểu chơi (ví dụ từ chơi một mình sang chơi cạnh nhau và
chơi xã hội) tương đồng với những bạn không khuyết tật. Tuy nhiên, các kiểu chơi
tưởng tượng và chơi xã hội của trẻ có sự khác biệt so với những trẻ khơng có khuyết
tật. Những trẻ này có thể thiếu sự hình dung trong óc và khả năng ngôn ngữ hoặc kĩ
năng khái quát cần thiết để chơi tưởng tượng sáng tạo; trẻ thường gặp phải khó khăn
khi tham gia vào chơi giả vờ mang tính xã hội [56], [57], [66], [86], [124].

Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu đã chứng minh những ảnh hưởng của khuyết
tật dẫn đến những hạn chế trong kĩ năng chơi sáng tạo của trẻ KTTT. Trẻ ít tham gia
vào trị chơi hợp tác hơn và thường chơi một mình hơn trẻ khơng có khuyết tật đồng

thời hành động chơi, loại trò chơi, chất lượng chơi và nội dung chơi của trẻ


×