Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc cây mô đồng tiền (gerbera jamesonii) ở giai đoạn vườn ươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 41 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆP
-------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SĨC CÂY MƠ ĐỒNG
TIỀN (Gerbera Jamesonii) Ở GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM
NGÀNH

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

MÃ SỐ

: 7420201

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Khuất Thị Hải Ninh

Sinh viên thực hiện

: Trần Đình Vinh

Mã sinh viên

: 1453072059

Lớp

: 59A - CNSH


Khóa học

: 2014 - 2018

Hà Nội, 2018

i


LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự đồng ý của Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, lãnh đạo
Viện Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp và giáo viên hƣớng dẫn tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mơ Đồng tiền
(Gerbera Jamesonii) ở giai đoạn vườn ươm”.
Sau thời gian làm việc với tinh thần nghiêm túc và tích cực đến nay đề tài
về cơ bản đã hồn thành. Để có đƣợc kết quả này trƣớc hết chúng tơi xin chân
thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS.Khất Thị Hải Ninh – Viện Công nghệ sinh
học Lâm nghiệp – Trƣờng Đại học Lâm nghiệp ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn trong
suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Lâm nghiệp,
ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên Viện Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp đã tạo
điều kiện thuận lợi đểtôi thực hiện đề tài này.
Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành đề tài xong do hạn chế về mặt thời gian,
kinh nghiệm bản thân và điều kiện nghiên cứu nên khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót và tồn tại nhất định. Tơi kính mong nhận đƣợc những lời nhận xét,
đóng góp ý kiến của các thầy cơ.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Ngày 11 tháng 05 năm 2018.
Sinh viên thực hiện
Trần Đình Vinh


ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................. i
MỤC LỤC .................................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................ 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................................... 2
1.1. Giới thiệu chung về cây Hoa Đồng tiền .............................................................................. 2
1.1.1. Phân bố .............................................................................................................................. 2
1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây hoa Đồng tiền. ................................................................. 2
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của cây hoa Đồng tiền (Gerbera
jamesonii) ................................................................................................................................... 3
1.2.1. Nhà che.............................................................................................................................. 3
1.2.2. Độ thơng gió ...................................................................................................................... 4
1.2.3. Giá thể trồng cây hoa Đồng tiền ....................................................................................... 4
1.2.4. Yếu tố ngoại cảnh ảnh hƣởng đến sinh trƣởng cây Hoa Đồng tiền .................................. 5
1.2.5. Tình hình Sâu bệnh hại trên cây Hoa Đồng tiền ............................................................... 8
1.3. Các nghiên cứu về cây Đồng tiền ở Việt Nam .................................................................. 8
PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................ 10
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................... 10
2.3. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................................... 10
2.4. Địa diểm nghiên cứu. ...................................................................................................... 10
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................. 10
2.5.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu ......................................................... 10

2.5.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu............................................................................................... 13
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 16
3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của giá thể đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của cây mô
Đồng tiền tại giai đoạn vƣờn ƣơm. ........................................................................................... 16
3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân bón đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của cây
Đồng tiềngiai đoạn vƣờn ƣơm. ................................................................................................. 18
3.3. Đánh giá ảnh hƣởng sâu bệnh hại đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của cây mô
Đồng tiền giai đoạn vƣờn ƣơm. ................................................................................................ 23
PHẦN 4. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ...................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm và thu thập số liều về ảnh hƣởng của
loại giá thể đến sinh trƣởng của cây mô Đồng tiền giai đoạn vƣờn ƣơm ........... 11
Bảng 2.2. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm và thu thập số liều về ảnh hƣởng phân
bón thúc đến sinh trƣởng của cây mơ Đồng tiền giai đoạn vƣờn ƣơm ............... 12
Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của giá thể đến khả năng sinh rƣởng và phát triển của cây
mô Đồng tièn ở giai đoạn vƣờn ƣơm (sau 1 tháng trồng ).................................. 16
Bảng 3.2. Giá trị trung bình các chỉ tiêu sinh trƣởng của cây Đồng tiến sau 2
tuần sử dụng phân bón ........................................................................................ 19
Bảng 3.3. Giá trị trung bình các chỉ tiêu sinh trƣởng của cây Đồng tiền sau 4
tuần thí nghiệm cơng thức phân bón ................................................................... 20
Bảng 3.4. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại cây mô Đồng tiền giai đoạn vƣờn .. 24
ƣơm...................................................................................................................... 24

iv



DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Trấu hun .............................................................................................. 11
Hình 2.2. Xơ dừa ................................................................................................. 11
Hình 2.3. Phân bón NPK(13.13.13 + TE) ........................................................... 12
Hình 2.4. Phân bón NPK ( 15.15.15 + TE) ......................................................... 12
Hình 2.5. Phân bón NPK( 20.0.20 + TE ) ........................................................... 13
Hình 3.1. Cây mơ Đồng tiền phát triển ở các cơng thức GT .............................. 18
Hình 3.2. Thí nghiệm phân bón tuần 1 ............................................................... 21
Hình 3.3. Thí nghiệm phân bón tuần 4 ............................................................... 21
Hình 3.4. Tuần 4 sử dụng PB3 ............................................................................ 22
Hình 3.5. Đo chỉ tiêu phát triển tuần 1 ................................................................ 22
Hình 3.6 Bệnh đốm lá cây Đồng tiền .................................................................. 26
Hình 3.7. Bệnh thối rễ cây .................................................................................. 26
Hình 3.8. Lá biến dạng do rệp ............................................................................. 26
Hình 3.9. Cây Đồng tiền đã phun thuốc bảo vệ thực vật ................................... 27

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ sống của cây Đồng tiền trên các loại giá thể khác nhau ....... 17
Biểu đồ 3.2. Chỉ tiêu sinh trƣởng của cây Đồng tiền sau 2 tuần sử dụng phân bón .... 19
Biểu đồ 3.3. Chỉ tiêu sinh trƣởng của cây Đồng tiền sau 4 tuần sử dụng phân bón
............................................................................................................................. 20
Biểu đồ 3.4. Biến động chiều cao cây Đồng tiền sau tuần 4 so với tuần 2 thí
nghiệm cơng thức phân bón ................................ Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.5. Biến động số lá mới cây Đồng tiền tuần 4 so với tuần 2 thí nghiệm

cơng thức phân bón ............................................................................................. 22
Biểu đồ 3.6. Biến động đƣờng kính tán cây Đồng tiền tuần 4 so với tuần 2 thí
nghiệm cơng thức phân ....................................................................................... 23

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Đồng tiền (Gerbera Jamesonii), còn gọi là hoa mặt trời hay hoa Phu
Lăng, có nguồn gốc từ Nam Phi. Đến nay Đồng tiền đƣợc trồng ở nhiều nƣớc
trên thế giới điển hình là: Hà Lan, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc.
Đồng tiền rất phong phú đa dạng với nhiều màu sắc khác nhau nhƣ: đỏ,
cam, vàng, trắng, phấn hồng, tím,... Trên một bơng hoa có thể có một màu đơn
hoặc nhiều màu xen kẽ. Hoa Đồng tiền có cuống hoa to, là hoa lý tƣởng để làm
bó hoa, lẵng hoa và cắm nghệ thuật rất đƣợc ƣa chuộng. Ngồi ra, Đồng tiền có
thể đƣợc trồng vào chậu để chơi cả chậu hoa trong suốt một thời gian dài, đặt
trong phòng làm việc, phòng khách rất phù hợp.
Ở nƣớc ta Đồng tiền đƣợc nhập nội từ những năm 1940 và đến nay đã
phát triển ra nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc. Tuy nhiên diện tích trồng hoa Đồng
tiền trong cả nƣớc cịn ít, chất lƣợng hoa của một số vùng còn kém, chủ yếu
đƣợc trồng ở một số địa phƣơng có điều kiện thuận lợi nhƣ: Đà Lạt, Hà Nội, Hải
Phịng, Thành Phố Hồ Chí Minh...
Thực tế sản xuất hoa ở khu vực Miền Bắc hiện nay còn mang tính chất
manh mún nhỏ lẻ, trình độ canh tác lạc hậu, sản lƣợng hoa thấp, chủng loại hoa
đơn điệu chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Nguyên nhân chủ yếu
là chƣa chủ động đƣợc nguồn giống, chủ yếu phải nhập nội từ Hà Lan và Trung
Quốc với giá thành cao. Ở khu vực miền bắc ngƣời trồng hoa chủ yếu nhập cây
giống đƣợc nhân bằng nuôi cấy mô từ Đà Lạt với giá thành cao.
Hiện nay, Viện công nghệ sinh học – Đại học Lâm nghiệp đã nhân giống
in vitro thành công cây Hoa Đồng tiền, tuy nhiên giai đoạn đƣa cây mơ ra vƣờn

ƣơm có tỉ lệ sống chƣa cao. Để giải quyết vần đề này tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mơ Đồng tiền ở giai đoạn vườn
ươm” Nhằm đáp ứng nhu cầu cây giống Đồng tiền ni cấy mơ cho ngƣời trồng
hoa ở khu vực phía Bắc với giá thành cây giống hạ.

1


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu chung về cây Hoa Đồng tiền
Cây hoa Đồng tiền có tên khoa học là Gerbera jameanii Bolexaclam có
nguồn gốc từ Nam Phi. Theo hệ thống học thực vật mới nhất, cây hoa Đồng tiền
đƣợc phân loại nhƣ sau:
Giới:

Plantae

Ngành: Magnoliophyta
Lớp:

Magnoliopsida (lớp 2 lá mầm)

Bộ:

Asteraceae (họcúc)

Phân họ: Mutisioideae
Chi:


Gerbera

1.1.1. Phân bố
Hoa Đồng tiền có nguồn gốc từ Châu Á, Nam Phi và Tasmania. Hiện
nay, ở Việt Nam có khoảng hơn 30 giống hoa Đồng tiền khác nhau với màu sắc
phong phú, đa dạng. Hoa đƣợc trồng chủ yếu ở Đà Lạt và những nơi có khí hậu
mát mẻ.
1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây hoa Đồng tiền.
- Rễ: Thuộc dạng rễ chùm, hình ống, phát triển khoẻ, ăn ngang và nổi một
phần
trên mặt đất, rễ thƣờng vƣơn dài tƣơng ứng với diện tích lá toả ra (Nguyễn Văn
Hồng, 2009).
- Thân: Theo nguồn thông tin từ Sở NN & PTNN Lâm Đồng: Cây hoa
Đồng tiền thuộc loại thân thảo. Thân ngầm, không phân cành mà chỉ đẻ nhánh,
có chiều cao từ 45 – 63cm, lá và hoa phát triển từ thân.
- Lá: dài khoảng 15-25cm, rộng 5- 8cm, xẻ thuỳ nông hoặc sâu (tuỳ thuộc
từng loại giống), mặt dƣới lá đƣợc bao phủ lớp lơng mịn, có khoảng 10 lá trên
một cây. Lá mọc chếch so với mặt đất một góc 15 – 450. Lá có hình lơng chim,
mặt lƣng lá có lớp lơng nhung (Nguyễn Xuân Linh, 1998).
2


Hoa Đồng tiền do hai loại hoa nhỏ hình lƣỡi và hình ống tạo thành, là loại
hoa tự đơn hình đầu. Hoa hình lƣỡi tƣơng đối lớn mọc ở phía ngồi xếp thành
một vịng hoặc vài vịng nhỏ, do sự thay đổi hình thái và màu sắc nên đƣợc gọi
là mắt hoa hoặc tâm hoa rất đƣợc chú trọng. Trong quá trình hoa nở, hoa hình
lƣỡi nở trƣớc, hoa hình ống nở theo thứ tự từ ngoài vào trong, theo từng vòng
một (Hà Tiểu Đệ và CS, 2000). Hoa Đồng tiền thuộc loại hoa lƣu niên, ra hoa
quanh năm, hoa đẹp, có rất nhiều hoa. Cây hoa có thể trồng ở vƣờn, ngoài
ruộng, trong chậu, sử dụng để cắm lọ hoa, cắm châm trên bát, đĩa… Hoa Đồng

tiền đƣợc chia ra các nhóm sau:
Hoa kép: cánh hoa gồm nhiều tầng, cánh dày, bơng to, đƣờng kính có thể
đạt tới 12-15cm, hoa tụ lại thành bơng nằm ở đầu trục chính, cuống hoa dài từ
20-60cm (tùy theo giống và điều kiện trồng trọt), hoa bền, màu sắc phong phú vì
vậy hoa Đồng tiền kép đƣợc ƣa chuộng hơn cả. Điển hình là các chủng loại: kép
đỏ, kép trắng, kép tím, kép hồng, kép vàng gạch, kép vàng...
Hoa đơn: cánh hoa có một tầng hoặc 2 tầng xếp xen kẽ, mỏng và yếu, yếu
hơn so với hoa kép. Điển hình là các loại đơn: đơn trắng, đơn đỏ, đơn tím, đơn
hồng, đơn nhựa (màu xám sẫm, nâu nhƣ màu nhựa).
- Hoa đơn nhị kép: bên ngoài cùng, vành cánh hoa đơn, bên trong cánh kép dày
đặc, thông thƣờng màu trắng, trong lớp kép màu cánh sen (Nguyễn Thị Vân, 2008).
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của cây hoa Đồng
tiền (Gerbera jamesonii)
1.2.1. Nhà che
Đồng tiền không chịu đƣợc mƣa nhiều, sƣơng muối và cƣờng độ ánh sáng
cao do vậy khi trồng cần phải làm nhà che để tránh mƣa, sƣơng muối và hạn chế
ánh sáng trực xạ. Nhà che phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật: chiều cao mái 2,5
- 4,0m, kết cấu mái hở, lợp bằng tấm nhựa hoặc màng nilon màu trắng, chắn
lƣới xung quanh chống cơn trùng, có hệ thống che nắng bằng lƣới cản quang,
xung quanh phải có rãnh để thốt nƣớc (Võ Hiếu Nghĩa, 2013).

3


1.2.2. Độ thơng gió
Mùa Hè trồng Đồng tiền trong nhà che cần thơng gió bằng cách hạ lƣới
xung quanh để hạ thấp nhiệt độ, tránh nhiệt độ cao cây sẽ trở về trạng thái ngủ
nghỉ. Về mùa Đông tùy điều kiện thời tiết mà đóng cửa giảm bớt sâu bệnh, nâng
cao nhiệt độ, nồng độ CO2 khơng những có lợi cho quang hợp mà làm cho màu
sắc hoa tƣơi hơn (Võ Hiếu Nghĩa, 2013).

1.2.3. Giá thể trồng cây hoa Đồng tiền
a) Trấu hun
Trong vỏ tro trấu, bên cạnh thành phần chính là cellulose và lignin thì nó cịn
chứa một lƣợng đáng kể các oxit kim loại. Thành phần của các oxit chỉ chiếm
khoảng 9,92%, trong khi đó một lƣợng lớn chất hữu cơ chiếm đến 90,08%.
Trong thành phần các oxit kim loại thì SiO2 chiếm 99,17% về khối lƣợng. Nhờ
vào các thành phần trên mà tro trấu có nhiều ƣu điểm nhất định: có thể dùng làm
phân bón rất tốt, dùng làm giá thể cho cây trồng, khi phối trộn giá thể tro trấu
vào đất sẽ tạo đƣợc độ thông thoáng trong đất, làm cho đất tơi xốp, giúp thoát
nƣớc tốt, thống khí chính vì thế làm tăng khả năng tiếp xúc giữa diện tích đất,
giá thể và rễ cây, giúp rễ cây ăn sâu và lan nhanh trên tầng đất mặt một cách dễ
dàng (Ngô Bảo Khuyên, 2011).
b) Xơ dừa
Theo Nguyễn Ngọc Cao Thƣ, (2010) mụn dừa có nhiều ƣu điểm: Tơi xốp,
thống khí, dễ thấm nƣớc, giữ ẩm cao, khơng mang mầm bệnh, chứa nhiều vi
sinh vật có lợi cho đất, khơng có kim loại nặng, có thể dùng để sản xuất phân
hữu cơ sinh hóa và là nguyên liệu thể không thiếu trong việc trồng hoa Đồng tiền. Tuy
nhiên nó cũng khơng ít những khuyết điểm cần khắc phục: là dễ mọc rêu, dễ mục nên
phải phun thuốc ngừa sâu bệnh hay thuốc trừ nấm thƣờng xuyên.
Một trong những thuộc tính của mụn dừa là tính năng giữ ẩm, không
giống với than bùn khi điều kiện khô hạn thì khó khơi phục lại ẩm độ. Mụn dừa
có tính ƣa nƣớc ngay cả khi khơng khí khơ hạn, đặc điểm này ảnh hƣởng đến
việc sử dụng nƣớc và phân bón một cách có hiệu quả. Đồng thời tính ƣa nƣớc
4


của mụn dừa cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng và phẩm chất của cây (Nguyễn
Thanh Tùng, 2011).
Việc bổ sung mụn dừa vào mơi trƣờng cịn góp phần giúp cho sự phát
triển của cây con. Ta có thể sử dụng mụn dừa phối trộn chung với đất thịt và tro

trấu, nhƣng phải qua xử lí bằng cách ngâm nƣớc và xả cho hết độ mặn và giảm
nồng độ của các độc tố, sẽ không ảnh hƣởng đến sự phát triển của bộ rễ sau này
(Đỗ Lãng, 2004).
1.2.4. Yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng cây Hoa Đồng tiền
a) Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự sinh
trƣởng, phát triển, nở hoa và chất lƣợng hoa Đồng tiền. Đa số các giống Đồng
tiền đƣợc trồng hiện nay đều ƣa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 15 –
250C, tuy nhiên một số giống chịu nhiệt độ cao hơn 30 – 40OC nếu nhiệt độ <
12OC hoặc >350C cây sẽ phát triển kém, màu sắc hoa nhợt nhạt, dẫn đến chất
lƣợng hoa xấu (Ngơ Hồi Nam, 2011).
b) Độ ẩm
Đồng tiền là cây trồng cạn không chịu đƣợc úng nhƣng đồng thời có sinh
khối lớn, bộ lá to, tiêu hao nhiều nƣớc, do vậy cũng kém chịu hạn. Độ ẩm đất từ
60 - 70%, ẩm độ khơng khí từ 55 - 65% thuận lợi cho Đồng tiền sinh trƣởng và
phát triển. Trồng Đồng tiền nhất thiết phải có mái che trong vụ hè vì mƣa to sẽ
gây hỏng cây và độ ẩm cao dễ phát sinh các loại bệnh đặc biệt vào thời gian thu
hoạch cần ẩm độ vừa phải để tránh nƣớc đọng trên các vết cắt, gây thối hoa và
sâu bệnh phát triển (Đặng Lâm Trúc, 2009).
c) Ánh sáng
Đồng tiền là cây phản ứng mạnh với cƣờng độ ánh sáng (Điền Viên, 1994).
Ánh sáng là yếu tố cần thiết cho sự sinh trƣởng, phát triển của cây. Ánh sáng
cung cấp năng lƣợng cho phản ứng quang hợp tạo ra chất hữu cơ cho cây, chính
nhờ phản ứng quang hợp, cây hoa tạo ra hợp chất Carbohydrat (C6H12O6) cho
quá trình sinh trƣởng. Quang hợp phụ thuộc vào thành phần quang phổ của ánh
5


sáng, cƣờng độ chiếu sáng và chất lƣợng ánh sáng. Song khi cƣờng độ ánh sáng
vƣợt quá chỉ số tới hạn thì cƣờng độ quang hợp bắt đầu giảm, nắm bắt đƣợc

đặc điểm trên, trong trồng trọt ngƣời ta có thể trồng đồng tiền vào mùa
nằng nóng bằng cách che lƣới đen để giảm bớt cƣờng độ ánh sáng, giúp
cho Đồng tiền sinh trƣởng, phát triển tốt phục vụ mục đích thƣơng mại (Mai
Thu Hƣơng 2006).
d) Đất
Đồng tiền khơng địi hỏi khắt khe về đất, thích hợp với đất tơi xốp, màu mỡ,
nhiều mùn, thống khí, độ pH từ 6 - 6,5 phù hợp với đất thịt pha cát. Đất trồng
cần thoát nƣớc tốt, mực nƣớc ngầm thấp và ổn định, hết sức tránh trồng Đồng
tiền ở những nơi đất trũng (Đặng Văn Đơng và CS, 2003).
e) Nước tưới
Q trình sinh trƣởng của thực vật đặc biệt nhạy cảm với sự thiếu nƣớc.
Giảm hàm lƣợng nƣớc cung cấp, tất yếu sẽ làm giảm lƣợng nƣớc trong cây và
điều đó lại gây ức chế quá trình sinh trƣởng. Sự phân bào và đặc biệt pha sinh
trƣởng kéo dài bị ngừng trệ. Các q trình sinh lí khác nhau cần có độ no nƣớc
cũng khác nhau. Q trình sinh trƣởng địi hỏi có độ no nƣớc lớn nhất. Tế bào
chỉ có thể sinh trƣởng đƣợc trong trƣờng hợp nếu độ no nƣớc khơng thấp hơn
95%. Để duy trì độ no nƣớc ở các điểm sinh trƣởng của các cơ quan trên mặt đất
của cây phải đƣợc các lớp lá có lớp cutin dày bảo vệ. Điểm sinh trƣởng của rễ
khơng có sự bảo vệ tƣơng tự vì vậy địi hỏi độ ẩm đất cao để sinh trƣởng (Mai
Thu Hƣơng, 2006).
Theo Đặng Văn Đông và CS (2000) và Phạm Thị Lịnh (2011)
Đối với Đồng tiền không nên tƣới phun mạnh lên khắp mặt đất vì vi sinh vật hại
bắn lên cây, gây hại cho cây. Nên lắp hệ thống tƣới nhỏ giọt vào từng gốc cây
hoặc tƣới rãnh cho ngấm lên trên. Nếu khơng có các điều kiện đó thì tƣới nhẹ
vào giữa hai hàng cây tránh làm đất bắn lên lá. Đồng tiền khơng ƣa ẩm q,
chúng dễ bị ngập úng vì vậy 2-3 ngày tƣới một lần tuỳ theo điều kiện thời tiết.

6



f) Phân bón
Theo Phạm Thị Mai Chinh (2005) và Nguyễn Thị Vân (2008): Các loại phân
hữu cơ: phân bắc, phân chuồng, phân vi sinh, phân vô cơ: đạm (N), lân (P), kali
(K) và phân vi lƣợng: Cu, Fe, Zn, B, Co…có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
sinh trƣởng, phát triển, năng suất và chất lƣợng của hoa Đồng tiền.
- Phân vơ cơ:
Nitơ: Có tác dụng thúc đẩy q trình sinh trƣởng phát triển của cây: Thiếu N
cây sinh trƣởng kém, phát dục nhanh, cây nhỏ, ra hoa nhanh, chất lƣợng hoa
kém, lá bị vàng, cuống hoa nhỏ, cây có thể ngừng sinh trƣởng, dễ bị đen và khơ
chết. Thừa N cây sinh trƣởng thân lá mạnh nhƣng mềm, yếu, dễ bị ngã, ra hoa
muộn cũng có thể khơng ra hoa, mất cân đối giữa thân lá và hoa, tạo điều kiện
cho sâu bệnh phát triển.
Photpho: Tất cả các bộ phận của cây hoa Đồng tiền đều cần lân: Thiếu lân lá
già, lá xanh tím, màu tím từ mép lá lan dần vào phía trong mặt lá, hoa nhỏ,
cuống hoa ngắn, ít hoa, chóng tàn, màu sắc nhợt nhạt, khả năng chống chịu kém.
Hoa Đồng tiền cần lân nhiều vào thời kỳ hình thành nụ và hoa. Do lân phân giải
chậm nên chủ yếu dùng để bón lót ¾ cịn ¼ dùng bón thúc cùng N, K. Tuỳ theo
từng loại đất mà sử dụng các loại phân khác nhau, đất trung tính nhiều mùn
dùng super lân, đất chua sử dụng phân lân nung chảy, đất chua mặn dùng Apatit.
Kali: Có rất nhiều trong cây Đồng tiền non, trƣớc lúc ra hoa. Đồng tiền cần
kali vào thời kỳ kết nụ và nở hoa. Nếu thiếu kali đầu chóp lá già vàng và chết
khơ, sau đó cả phần thịt lá giữa các gân lá cũng nhƣ vậy, lúc đầu xuất hiện các
đốm, cuống hoa mềm ra không đứng lên đƣợc, màu sắc hoa nhợt nhạt, cánh
mềm, hoa chóng tàn. Kali cũng giúp cho cây tăng cƣờng tính chịu rét, chịu hạn,
chịu sâu bệnh. Có thể sử dụng kali ở các dạng khác nhau (chú ý nếu dùng sulfat
kali phải bón thêm vôi bột để khắc phục đất chua.
Canxi: Thiếu canxi trên lá non xuất hiện những đốm màu xanh nhạt, nghiêm
trọng hơn lá non và đỉnh sinh trƣởng bị chết khô nhƣng lá già vẫn duy trì đƣợc
trạng thái bình thƣờng; thiếu canxi cuống hoa mềm không đứng thẳng lên đƣợc.
7



Canxi giúp cho cây tăng khả năng chịu nhiệt, hạn chế đƣợc tác dụng độc của các
axit hữu cơ. Ngoài ra canxi cịn có tác dụng giảm chua.
- Phân hữu cơ: Chứa hầu hết các nguyên tố đa lƣợng và vi lƣợng mà cây hoa
Đồng tiền cần, nó tạo sự cân đối về dinh dƣỡng cho cây, đồng thời cải tạo đất
(tăng độ mùn và độ tơi xốp). Phân hữu cơ thƣờng đƣợc bón lót (phân phải đƣợc
ủ hoai mục).
- Các nguyên tố vi lƣợng: Rất cần cho Đồng tiền. Triệu chứng thiếu vi lƣợng:
+ Thiếu Mg: Lá giòn, cong queo, có khi chuyển sang màu đỏ; lá ra ít, cuống
lá dài, nhỏ, gân lá non cứng và gồ ghề lên. Sự hình thành hoa bị ức chế, hoa nhỏ.
+ Thiếu Fe: Phiến lá vàng nhạt, gân lá trắng, cây ngừng sinh trƣởng.
+ Thiếu Cu: Lá non cong, cây bắt đầu khơ từ đỉnh ngọn, sau đó cả cây bị chết.
1.2.5. Tình hình Sâu bệnh hại trên cây Hoa Đồng tiền
- Sâu hại
Sâu bệnh là một trong những yếu tố gây hại quan trọng ảnh hƣởng rất lớn
đến quá trình sinh trƣởng cũng nhƣ sự phát triển của cây hoa Đồng tiền.Sâu hại
hoa Đồng tiền chủ yếu bao gồm bọ phấn trắng, rệp nhảy, nhện chân tơ, nhện đỏ,
bọ trĩ, song đối tƣợng nghiêm trọng nhất là nhện chân tơ (Đặng Văn Đông và
CS, 2003).
- Bệnh hại
Nguồn bệnh là mối nguy hại lớn nhất với tất cả các loại cây trồng trong đó có
cây hoa Đồng tiền, nguồn bệnh chủ yếu do nấm gây ra các bệnh nhƣ: mốc tro,
bệnh khuẩn hạch, bệnh thối gốc, trong đó thối gốc là loại bệnh chủ yếu.
1.3. Các nghiên cứu về cây Đồng tiền ở Việt Nam
Võ Hiếu Nghĩa (2013), đã nghiên cứu ảnh hƣởng của liều lƣợng phân
NPK (16-16-8) và (20-20-15) đến sự sinh trƣởng và phát triển của hoa Đồng tiền
(Gerbera jamesonii) màu cam ĐT03 kết quả cho thấy: Tỷ lệ sống của hoa Đồng
tiền đạt 100% khi bón NPK 16-16-8 với 1g/chậu và NPK 20-20-15 1g/chậu. Khi
sử dụng công thức phân NPK 16-16-8 với 1g/chậu Qua thời gian 90 ngày khảo

sát sau khi cho đồng tiền vào chậu chăm sóc, nhìn chung giữa các nghiệm thức
8


có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% và 1%. Chỉ tiêu về số
lá có các giá trị trung bình biến động từ 8,847-19,90 lá.
Nguyễn Văn Hồng (2009), nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống hoa
Đồng tiền bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô tại Thái Nguyên, Đại học Nông lâm
Thái Nguyên.
Nghiên cứu ảnh hƣởng của giá thể đến sinh trƣởng phát triển của cây Đồng tiền
nuối cấy mô.
Giá thể ở công thức 4 (1Cát+1đất+1trấu hun) và công thức 5 (1Cát + 1đất +
1trấu hun + 1/4vi sinh SG) có tỷ lệ sống cao nhất (công thức 5 là 98,33) và cao
thứ 2 (công thức 4 đạt 76,11 ). Cây xuất hiện lá mới và tăng trƣởng về chiều cao
tốt.
Trong đó, giá thể thể tốt nhất là giá thể ở công thức 5 (1Cát+1đất+1trấu
hun +1/4vi sinh SG), cho tỷ lệ mẫu sống đạt 98,33% . Giá thể này cung cấp đầy
đủ dinh dƣỡng cho cây con, có khả năng giữ và thốt nƣớc tốt vì sau 30 ngày
cây trồng trên giá thể này cho cây phát triển khỏe mạnh, cứng cáp, bản lá mở
rộng, màu xanh thẫm.
- Một số nhận định:
Hiện nay trên Thế Giới cũng nhƣ trong nƣớc đã và đang có nhiều đề tài
nghiên cứu về ảnh hƣởng của giá thể và phân bón đến khả năng sinh trƣởng và
phát triển của cây Đồng tiền. Trong nƣớc cây Đồng tiền đang đƣợc quan tâm
chú trọng về mặt lợi ích kinh tế phát triển nông nghiệp. Nhu cầu sử dụng cây
Đồng tiền ngày càng gia tăng về số lƣợng và chất lƣợng hoa. Nguồn giống tốt
chƣa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trƣờng. Vậy nên ngồi việc thành cơng trong
nhân giống in vitro để đƣa cây với số lƣợng lớn từ phòng mơ ra ngồi thì viêc
nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc cây mô ở giai đoạn vƣờn ƣơm là cần thiết.


9


CHƢƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đƣợc loại giá thể phù hợp nhất để ra cây mô Đồng tiền giai
đoạn vƣờn ƣơm.
- Xác định đƣợc loại phân bón tốt nhất cho sinh trƣởng và phát triển cây
mô Đồng tiền giai đoạn vƣờn ƣơm.
- Đánh giá đƣợc tình hình sâu bệnh hại trên cây Đồng tiền và biện pháp
phòng trừ.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hƣởng một số loại giá thể đến sinh trƣởng phát triển của
cây nuôi cấy mô ở giai đoạn vƣờn ƣơm.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng phát triển của cây
ni cấy mơ ở giai đoạn vƣờn ƣơm.
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại đến khả năng sinh trƣởng phát triển cây
Đồng tiền và biện pháp phịng trừ.
2.3.

Vật liệu nghiên cứu
Cây mơ Đồng tiền do giáo viên hƣớng dẫn TS. Khất Thị Hải Ninh, Viện

Công Nghệ Sinh Học, Đại học Lâm nghiệp cung cấp.
2.4.

Địa diểm nghiên cứu.
Trồng và chăm sóc cây mơ Đồng tiền đƣợc thực hiện tại nhà lƣới Viện


Công nghệ Sinh Học - Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu
2.5.1.1. Thí nghiệm ảnh hưởng giá thể đến khả năng sinh trưởng và phát triển
của cây mô Đồng tiền.
- Cây Đồng tiền đƣợc huấn luyện dƣới ánh sáng tán xạ 2 tuần, sau đó
đƣợc rửa sạch thạch bám ở rễ rồi cấy vào các loại giá thể khác nhau (bảng 2.1)
- Mỗi cơng thức thí nghiệm đƣợc bố trí 3 lần lặp, mỗi lần lặp 30 mẫu.
- Các bƣớc tiến hành nhƣ sau:
10


Bảng 2.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm và thu thập số liều về ảnh hƣởng
của loại giá thể đến sinh trƣởng của cây mô Đồng tiền giai đoạn vƣờn ƣơm
Bố trí thí nghiệm

Thu thập số liệu sau 1 tháng

Tỷ lệ loại giá thể (%)

TN


dừa

Trấu
hun

Đất


Cát

GT1

100

-

-

-

GT2

30,0

-

-

-

GT3

33,3

33,3

-


-

GT4

33,3

33,3

33,3

-

GT5

-

-

-

-

33,3
100

Trấu

Cây
sống
(%)


Cây
chết
(%)

Chất lƣợng
cây(%)

70,0

Hình 2.1. Trấu hun

Hình 2.2. Xơ dừa

2.5.1.2. Thí nghiệm ảnh hưởng của phân bón NPK đến khả năng sinh trưởng và
phát triển của cây Đồng tiền sau khi chuyển sang bầu lớn.
Sau một tháng cây đƣợc cấy chuyển sang bầu có kích thƣớc to hơn
(13×21), giá thể vào bầu là loại giá thể tốt nhất ở thí nghiệm 1. Sau khi cây bén
rễ khoảng 2 tuần bắt đầu thí nghiệm bón phân 2 tuần/lần.

11


Bảng 2.2. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm và thu thập số liều về ảnh hƣởng phân
bón thúc đến sinh trƣởng của cây mô Đồng tiền giai đoạn vƣờn ƣơm

Bố trí thí nghiệm

Thu thập số liệu


TN
Loại phân bón
PB1

NPK(13-13-13) + TE

PB2

NPK(20-0-20)+ TE

PB3

NPK(15-15-15) + TE

Chiều cao
(cm)

Số lá
(cái)

Đƣờngkính
tán (cm)

(Liều lượng: Nồng độ pha lỗng phân bón NPK + TE dạng hạt (4g/lít
nước), 150ml/bầu).

Hình 2.3. Phân bón NPK(13.13.13 + TE)

Hình 2.4. Phân bón NPK ( 15.15.15 + TE)


12


Hình 2.5. Phân bón NPK( 20.0.20 + TE )

2.5.1.3. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại tới khả năng sinh trưởng và phát triển
của cây Đồng tiền ở giai đoạn vườn ươm.
Theo dõi thƣờng xuyên để phát hiện tình hình sâu bệnh hại trên cây mô
Đồng tiền. Phƣơng pháp điều tra sâu bệnh hại thực vật đƣợc tiến hành nhƣ sau:
a) Xác định tỷ lệ cây có bệnh (chỉ số P%)
P% =

× 100 Trong đó: n số cây bị bệnh, N tổng số cây điều tra

Mức độ gây hại của bệnh: Tỷ lệ phần trăm của cây bị bệnh gây hại
b) Mức độ bị bệnh
- P% < 5% phân bố cá thể
- 5% ≤ P% ≤ 25% phân bố cụm
- 25%- P%> 50% phân bố đều
2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu
*Xử lý số liệu qua các cơng thức sau:
• Tỷ lệ cây sống =
• Tỷ l cht =

ì 100%
ì100%

ã S lỏ (lỏ): m tt c các lá trên cây. Lá đƣợc tính phải nhìn thấy rõ,
đầy đủ các bộ phận của lá, dài 1cm trở lên.


13


• Đƣờng kính tán: Dùng thƣớc đo (cm), đo đƣờng kính hƣớng đơng tây,
nam bắc.
• Chiều cao thân: Dùng thƣớc đo (cm), đo từ gốc lên phƣơng thẳng đứng.
(∑ ∑

)

K: số công thức
r: số cấp chất lƣợng
m2ij: là tần số quan sát thực nghiệm ở công thức thứ i và đặc trƣng đặc tính
thứ j
tj: tổng tần số quan sát của các công thức đối với cấp j
ni: dung lƣợng mẫu của công thức thứ i
N: là tổng số các quan sát; N= n1+n2+...+nk =t1+t2+...+tn
Số liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS (15.0), kết quả kiểm tra sai dị
đƣợc thể hiện bằng trị số (sig)
- Nếu (sig) (xác suất của X2) nhỏ hơn 0,05 các chỉ tiêu nghiên cứu có sự
sai khác giữa các cơng thức thức thí nghiệm
- Nếu (sig) (xác suất của X2) lớn hơn 0.05 các chỉ tiêu nghiên cứu khơng
có sự sai khác giữa các cơng thức thí nghiệm.
- Biến động giữa các trị số quan sát ở các mẫu mà đại biểu là các biến
động giữa các số trung bình mẫu (trung bình các cấp của nhân tố A)
Ta gọi biến động này là VA và do tính chất cộng của biến động nên.


̅̅̅


+ ngƣời ta đã chứng minh rằng nếu giả thuyết H0 : α1 =α2= ....=αa= 0 là
đúng thì
(
(

)
)

Số liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS (15.0), kết quả kiểm tra sai dị
đƣợc thể hiện bằng trị số (sig).
+ Nếu sig ( xác suất của F) nhỏ hơn 0,05 các chỉ tiêu nghiên cứu có sự sai
khác giữa các cơng thức thức thí nghiệm.
14


+ Nếu sig (xác suất của F) lớn hơn 0.05 các chỉ tiêu nghiên cứu khơng có
sự sai khác giữa các cơng thức thí nghiệm.
Xử lý các giá trị trung bình bằng excel và phần mềm SPSS (Phân tích
phƣơng sai một yếu tố (còn gọi là oneway anova) dùng để kiểm định giả thuyết
trung bình bằng nhau của các nhóm mẫu với khả năng phạm sai lầm chỉ là 5%).
Một số giả định khi phân tích ANOVA:
– Các nhóm so sánh phải độc lập và đƣợc chọn một cách ngẫu nhiên.
– Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để
đƣợc xem nhƣ tiệm cận phân phối chuẩn.
– Phƣơng sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất.

15



CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của giá thể đến khả năng sinh trƣởng và phát
triển của cây mô Đồng tiền tại giai đoạn vƣờn ƣơm.
Đƣa cây ra giá thể là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhân giống trong
giai đoạn này đƣa cây từ môi trƣờng nhân tạo sang môi trƣờng tự nhiên việc lựa
chọn giá thể thích hợp cho sự sinh trƣởng phát triển của cây rất quan trọng.
Mỗi một giá thể có đặc tính khác nhau. Mỗi lồi cây trồng khác nhau
trong giai đoạn vƣờn ƣơm phụ có yếu cầu khác nhau đối với điều kiện ngoại
cảnh. Nhìn chung, giá thể tốt là giá thể có khả năng giữ ẩm tốt, thốt nƣớc tốt và
có khả năng cung cấp dinh dƣỡng cho cây con giai đoạn đầu tiếp cận với môi
trƣờng sống tự nhiên.
Hoa Đồng tiền sau nuôi cây mô có u cầu rất chặt đối với điều kiện mơi
trƣờng, độ ẩm phải lớn nhƣng không bị úng, nhiệt độ mơi trƣờng khơng q cao,
giá thể sạch và có khả năng cung cấp dinh dƣỡng cho giai đoạn cây con trong
vƣờn ƣơm. Để xác định giá thể phù hợp, tôi tiến hành thử nghiệm loại giá thể và
kết quả thu đƣợc:
Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của giá thể đến khả năng sinh trƣởng và phát triển
của cây mô Đồng tièn ở giai đoạn vƣờn ƣơm (sau 1 tháng trồng )
Tỷ lệ công thức giá thể(%)
TN
GT1
GT2
GT3
GT4
GT5
Sig 5%

Đất


Cát

Sơ dừa

Trấu hun

100
70
33,3
33,3
-

33,3
100

33,3
33,3
-

33,3
-

Trấu
30
0.01

Cây sống
(%)
61,11
64,44

81,11
87,78
77,78

Ghi chú: (-) Xấu: Màu vàng nhạt, khơng có rễ mới, thân yếu
(+)Trung bình: Màu xanh nhạt, có rễ mới, thân khỏe
(++)Tốt: Màu xanh non, rễ mới phát triển, thân khỏe

16

Chất lƣợng
cây(%)
+
++
+


Tỷ lệ %

Tỷ lệ cây sống (%)
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10

0

81.11
61.11

64.44

GT1

GT2

GT3

87.78
77.78

GT4

GT5

Công thức giá thể

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ sống của cây Đồng tiền trên các loại giá thể khác nhau
Kết quả bảng trên cho thấy với các giá thể khác nhau cho khả sinh trƣởng
và phát triển là khác nhau:
Giá thể 100% đất (GT1) có độ tơi xốp thấp, độ thống khí thấp, giữ nƣớc
kém, giá thể khô bề mặt. Điều kiện của giá thể ảnh hƣởng xấu đến khả năng
sinh trƣởng và phát triển của cây Đồng tiền giai đoạn vƣờn ƣơm, củ thể tỷ lệ
sống thấp (61,11%). Chất lƣợng cây xấu, cây không ra lá mới, không tăng
trƣởng về chiều cao cũng nhƣ đƣờng kính tán.

Giá thể đất- trấu (GT2) có độ tơi xốp không cao, giữ nƣớc kém. Tỷ lệ sống
thấp (64,44%), chất lƣợng cây xấu, sau 20 ngày cây không ra lá mới.
Giá thể đất- cát- xơ (GT3) giữ nƣớc tốt, xơ dừa tạo mùn hiệu quả, tuy nhiên
khi có thành phần cát làm cho mật độ hạt trong cùng một thể tích tăng cao, dẫn
đến khả năng tơi xốp thấp, độ thơng thống thấp. Tỷ lệ sống khá cao (81,11%),
tuy tỷ lệ sống cao nhƣng điều kiện giá thể chƣa tối ƣu cho sinh trƣởng và phát
triển của cây hoa Đồng tiền, chất lƣợng cây trung bình (TB), cây ít lá, thân lùn,
sinh trƣởng phát triển kém.
Giá thể đất- trấu hun- xơ dừa (GT4) giữ nƣớc tốt, độ tơi xốp cao, độ thống
khí cao, tỷ lệ sống cao (87,78%).

17


Dựa vào kết qua đã thu thập và qua xử lý ở bảng 3.1 cho thấy (GT4) là
công thức giá thể tốt nhất vì sau 30 ngày cây trồng trên giá thể này cho cây phát
triển khỏe mạnh, cứng cáp, bản lá mở rộng, màu xanh thẫm.
Giá thể 100% cát (GT5) có độ tơi xốp cao, độ thống khí cao nhƣng khả
năng giữ ẩm bề mặt kém. Tỷ lệ sống khá cao (77,78%), chất lƣợng cây trung
bình, có phát triển lá mới, tăng chiều cao tuy nhiên đƣờng kinh tán nhỏ, thân
yếu.

AA

B

DA

E


CA

Hình 3.1. Cây mơ Đồng tiền phát triển ở các công thức GT
Ghi chú: A. Cây mô Đồng tiền phát triển GT1
B. Cây mô Đồng tiền phát triển GT2
C. Cây mô Đồng tiền phát triển GT3
D. Cây mô Đồng tiền phát triển GT4
E. Cây mô Đồng tiền phát triển GT5

3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân bón đến khả năng sinh trƣởng và phát
triển của cây Đồng tiềngiai đoạn vƣờn ƣơm.
Ở giai đoạn 30 ngày đầu ra cây ở vƣờn ƣơm, tốc độ sinh trƣởng phát triển
chậm. Rễ cây chƣa phát triển số lá ít, đƣờng kính tán nhỏ. Khả năng trao đổi
chất thấp, nhu cầu về dinh dƣỡng thấp.

18


Sau khi xuất hiện lá mới, bắt đầu phát triển về hệ rễ cũng nhƣ chiều cao
đƣờng kính tán và số lá. Nhu cầu dinh dƣỡng tăng, để cho tốc độ sinh trƣởng
phát triển tối ƣu, hiểu quả, cần cung cấp một lƣợng phân bón cũng nhƣ phƣơng
pháp chăm sóc, theo dõi để đạt hiểu quả cao nhất.
Cụ thể kết quả theo dõi tình hình sinh trƣởng phát triển của cây Đồng tiền qua
bố trí thí nghiệm chúng tơi thu đƣợc kết quả thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.2. Giá trị trung bình các chỉ tiêu sinh trƣởng của cây Đồng tiến sau
2 tuần sử dụng phân bón
Số lá
(cái)

Đƣờng kính

tán(cm)

Chất
lƣợng
cây

TN

Loại phân bón

Chiều cao
(cm)

PB1

NPK 13.13.13 + TE

2,41 ± 0,05

8,16 ± 0,11

4,57 ± 0,13

+

PB2

NPK 20.0.20 + TE

2,68 ± 0,03


8,46 + 0,07

4,59 ± 0,15

+

PB3

NPK 15.15.15 + TE

3 ± 0,1

8,93 ± 0,17

4,6 ± 0,21

++

0.000

0.01

0.984

Sig 5%
Ghi chú: (+): Trung bình
(++): Tốt

Chỉ tiêu sinh trưởng

5

Số lá (cái)
4.6

4.59

4.57

8.8
2.68

2.41

3

8.6

(cái)

(cm)

4
3

8.93

9

2

1

8.46

8.4
8.2

8.16

8

0

7.8
PB1

PB2

PB3
7.6

Cơng thức phân bón
Chiều cao (cm)

PB1

PB2

Cơng thức phân bón


Đường kính tán (cm)

B
u



3
.2
C
h
u
ỉtiê
sn
trư

n
g

ca
â


n
g
tiề
sa
u
2
tầ

n

sd

n
g
p
h
n
â
b
ó

19

PB3


×