Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom cây ưu tú loài Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) ở rừng trồng vùng cát ven biển miền Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 85 trang )

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Diện tích đất cát ven biển Việt Nam là 562.936 ha (Nguyễn Khang, Viện QH và
TKNN-2000) [14], chiếm tỷ lệ 1,8 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn quốc. Nhóm đất
cát và cồn cát ven biển nước ta có xu hướng ngày càng mở rộng thêm về diện tích và
phân bố ở hầu hết các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long, bề rộng của dải đất cát rộng, hẹp khác nhau từ 50m đến trên 20.000m từ bờ biển
vào đất liền, trong đó tập trung nhiều nhất là các tỉnh duyên hải miền Trung với
415.560ha (Nguồn số liệu của Viện QH và TKNN-2000)[14].
Vùng đất này có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt
là phòng hộ môi trường ven biển. Tuy nhiên đây cũng là vùng sinh thái chịu các điều
kiện khắc nghiệt như nắng nóng, khô hạn, nghèo kiệt, cát bay nên điều kiện sinh hoạt
và sản xuất của người dân trong vùng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe, đe doạ hủy diệt những tiềm năng sản xuất lương thực, thực phẩm của khu vực, h.
Một trong những giải pháp chính để ngăn chặn, chống sa mạc hóa, tiến đến cải
tạo và sử dụng có hiệu quả dãi đất cát ven biển duyên hải miền Trung là trồng rừng,
đây được xem là một trong những giải pháp tốt nhất. Rừng trồng có tác dụng hạn chế
và ngăn chặn sự di động của cát, dần dần tạo ra quá trình chuyển hoá sinh học, cải
thiện điều kiện vi khí hậu, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của
người dân thuận lợi hơn, là chìa khoá cơ bản quyết định sự thành công một cách bền
vững của tất cả các biện pháp cải tạo tiếp theo.
Trong những năm qua, có rất nhiều loài cây đã được đưa vào gây trồng, song
theo một số nghiên cứu của Viện KHLN Việt Nam cho thấy trong số các loài cây gỗ
mọc nhanh có thể gây trồng trên vùng đất cát nước ta gồm Keo lá liềm, Keo lá tràm,
Keo tai tượng, Phi lao, các loài Keo chịu hạn Bước đầu qua đánh giá thì cây Keo lá
liềm là loài có khả năng sinh trưởng tốt trên vùng đất cát ven biển miền Trung. Theo
tác giả Nguyễn Thị Liệu -Trung tâm Khoa học SX Bắc Trung Bộ : “Qua điều tra tập
đoàn cây trồng cây trồng rừng chủ yếu trên đất cát nội đồng vùng duyên hải Bắc Trung
Bộ đã xác định Keo lá liềm là loài cây trồng có triển vọng nhất. Đây là loài cây có khả
năng thích nghi trong điều kiện khắc nghiệt của đất cát ven biển, có khả năng sinh


trưởng tốt trên cát nội đồng úng ngập khi được lên líp, vừa thích hợp trong điều kiện
cát bay cục bộ nhờ bộ rễ đặc biệt phát triển”[12].
Keo lá liềm có tên khoa học là Acacia crassicarpa A. cunn ex benth, thuộc họ
Trinh nữ (Mimosaceae), chi Trinh Nữ (Mimosa) đã được đưa vào gây trồng ở nước ta
vào khoảng năm 1992-1993, hiện nay loài cây này được nhiều địa phương quan tâm
1
chọn là cây trồng lâm nghiệp chính cho vùng cát. Bộ Nông nghiệp & PTNT đã đưa
cây Keo lá liềm vào tập đoàn cây trồng lâm nghiệp chính của các tỉnh vùng Trung Bộ
(Theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc Ban hành danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản
xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp). Tuy nhiên, việc phát triển gây trồng loài cây
này trên vùng đất cát ở các địa phương còn gặp nhiều khó khăn, diện tích trồng được
còn quá ít so với tổng diện tích đất cát của vùng, một trong những khó khăn chính là
khả năng sinh trưởng, tạo sinh khối gỗ của cây Keo lá liềm đưa vào gây trồng hiện tại
chưa cao, nên hiệu quả về mặt kinh tế còn thấp. Đây là vấn đề tồn tại lớn làm chậm tốc
độ xã hội hóa trồng rừng loài cây này trên vùng đất cát miền Trung.
Vì vậy, nghiên cứu, chọn tạo, cải thiện giống Keo lá liềm, tạo ra giống có tính
chống chịu, thích ứng ngày càng cao với điều kiện khắc nghiệt của vùng cát ven biển
miền Trung, tạo giống có khả năng sinh trưởng nhanh, sinh khối lớn, hiệu quả kinh tế
cao để phục vụ cho công tác trồng rừng vùng cát ven biển là rất cần thiết và cấp bách.
Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom đã và đang được đưa vào sử dụng
ngày một nhiều và đóng một vai trò không thể thiếu được trong công tác chọn giống.
Ngoài ra, nghiên cứu nhân giống bằng hom sẽ góp phần đẩy nhanh sản xuất cây con
chất lượng tốt phục vụ cho việc trồng rừng với giá thành thấp nhưng hiệu quả kinh tế
cao.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của việc giâm hom, trong đó có ba yếu
tố chính là: Khả năng ra rễ của hom giâm (Loài cây, tuổi và vị trí của hom), môi
trường giâm hom (giá thể, nhiệt độ ) và các chất kích thích ra rễ [1].
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu tìm biện pháp kỹ thuật thích hợp để
giâm hom cây ưu tú loài Keo lá liềm ở rừng trồng trên vùng cát là việc làm cấp thiết,

tạo cơ sở cho việc khảo nghiệm, xây dựng các rừng giống, vườn giống phục vụ công
tác trồng rừng, đặc biệt là phủ xanh vùng cát ven biển miền Trung. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom cây ưu tú loài Keo lá
liềm (Acacia crassicarpa) ở rừng trồng vùng cát ven biển miền Trung"
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiển
1.2.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định được biện pháp kỹ thuật thích hợp nhất để giâm hom cây ưu tú Keo
lá liềm được chọn từ rừng trồng trên vùng cát ven biển miền Trung, làm cơ sở cho việc
khảo nghiệm, nhân giống trong các nghiên cứu cải thiện giống chuyên sâu tiếp theo.
1.2.2 .Ý nghĩa thực tiễn
- Lập được bản đồ phân bố rừng trồng Keo lá liềm trên vùng cát ven biển tỉnh
Quảng Nam và tỉnh Thừa Thừa Thiên Huế.
2
- Chọn được một số cây ưu tú làm cơ sở chọn giống.
- Tìm được biện pháp kỹ thuật thích hợp giâm hom cây ưu tú Keo lá liềm, làm
cơ sở để khảo nghiệm, xây dựng các rừng giống, vườn giống phục vụ công tác trồng
rừng, phủ xanh vùng cát ven biển miền Trung.
Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp là biện pháp nâng cao năng suất, chất
lượng gỗ và các sản phẩm, giá trị khác từ rừng. Đây là một khâu rất quan trọng cần
được tiến hành thường xuyên, liên tục và là một yêu cầu cấp bách, nhất là trong điều
kiện năng suất và chất lượng rừng trồng ở nước ta hiện nay còn thấp.
3
Chọn giống cây rừng là lĩnh vực nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tạo
giống cây rừng có định hướng như tăng năng suất (gỗ, hoa, quả ), tăng khả năng
phòng hộ, cải tạo đất, khả năng thích nghi, chống chịu sâu bệnh, thời tiết, ngoại
cảnh đồng thời nhân các giống này đưa vào sản xuất [2].
Sơ đồ chung của một quá trình sản xuất lâm nghiệp trên cơ sở cải thiện giống ở

các nước trên thế giới là:
Theo Zobel và Talbert (1984) thi quá trình cải thiện giống cây rừng chỉ có hiệu
quả khi nó kết hợp được tất cả sự khéo léo về lâm sinh và chọn giống của nhà lâm
nghiệp để sản xuất ra những sản phẩm cây rừng một cách nhanh nhất và rẻ nhất. Tất cả
các biện pháp kỹ thuật thâm canh như làm đất, bón phân cũng không thể thu được
năng suất tối đa trừ khi có sử dụng những cây giống có chất lượng di truyền tốt nhất.
Vì vậy, cùng việc khảo sát, nghiên cứu đánh giá khả năng thích nghi, khả năng
sinh trưởng, phát triển thì công tác điều tra, chọn lọc cây ưu tú và tiến hành thử
nghiệm nhân giống bằng phương pháp giâm hom là một mắc xích quan trọng trong các
bước chính của quá trình cải thiện giống đối với loài cây Keo lá liềm, đây sẽ là cơ sở
4
Khảo nghiệm loài và
chọn loài
Khảo nghiệm xuất xứ
(chọn xuất xứ)
Chọn lọc với cây ưu tú
Rừng tự nhiên và
rừng trồng
Lai giống
Khảo nghiệm
giống
Rừng giống
chuyển hóa
Rừng giống Vườn giống
Vật liệu giống (Hạt,
hom )
Rừng trồng mới
hỗ trợ, tạo điều kiện cho các bước tiếp theo nhằm chọn được giống tốt đưa vào trồng
rừng trên lập địa vùng cát ven biển duyên hải miền Trung của nước ta.
Việc chọn cây ưu tú đối với cây lấy gỗ thì tiêu chuẩn chính là khối lượng gỗ và

chất lượng gỗ có thể lấy ra được. Vì vậy, tiêu chuẩn chính để chọn cây ưu tú là đường
kính, chiều cao, và chiều dài đoạn thân dưới cành cũng như độ hẹp của tán lá.
Tuỳ theo độ biến động ở các lâm phần mà người ta xác định cây ưu tú có độ
vượt về chiều cao, đường kính, thể tích khác so với những cây còn lại, độ vượt của
cây ưu tú cũng thay đổi theo các điều kiện lập địa.
Ngoài những chỉ tiêu quan trọng nhất nói trên, cây ưu tú còn cần có những chỉ
tiêu chất lượng khác như có thân thẳng, tán lá hẹp, cành nhánh nhỏ, góc phân cành
lớn, không bị sâu bệnh. Những chỉ tiêu này có thể đánh giá bằng phương pháp cho
đếm.
Cải thiện giống bắt đầu xuất hiện từ lúc con người chuyển từ giai đoạn ”hái
lượm” sang “tự túc, tự cấp”. Nhờ chọn lọc liên tục trong nhiều thế hệ mà cây trồng, vật
nuôi hiện tại đã cho năng suất, chất lượng vượt rất xa so với giống hoang dại ban
đầu.
Trong tác phẩm “Sự biến đổi của vật nuôi và cây trồng” của nhà di truyền học
lỗi lạc Dacuyn viết năm 1786, ông đã chỉ dẫn ra rằng trọng lượng trung bình của quả
phúc bồn tử tăng gấp gần mười lần sau 66 năm thông qua chọn giống.
Từ thế kỷ 18-19 trên thế giới đã xuất hiện những ý tưởng về nghiên cứu lai
giống, sản xuất hạt giống và nhân giống sinh dưỡng cây rừng. Đến đầu thế kỷ 20 nhiều
nhà khoa học ở các nước Châu Âu như Đức, Thụy Điển đã cho ra đời nhiều công trình
nghiên cứu về khảo nghiệm xuất xứ, chọn giống, lai giống, xây dựng vườn giống cho
một số loài cây như Thông, Sồi, Dẻ [3]
Di truyền và biến dị là hai đặc tính quan trọng nhất cho sự tiến hóa, Cây rừng
cũng như mọi sinh vật khác đều có 2 đặc tính cơ bản trên, những đặc tính này có vai
trò chi phối các quy luật chung về di truyền và biến dị. Công tác chọn tạo, cải thiện
giống là một trong những phần ứng dụng quan trọng của di truyền học vào việc sử
dụng tài nguyên sinh vật nhằm tạo ra những dạng sống đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu của con người. Quá trình chọn giống đã diễn ra với tốc độ nhanh cùng nhiều thành
tự vĩ đại trên nền tảng các công trình nghiên cứu về di truyền của G.Mendel, học
thuyết tiến hóa của Dacuyn, học thuyết tế bào của Sleiden và Svan
Bước đầu tiên trong bất kỳ một chương trình cải thiện giống cây rừng là chọn

loài và xuất xứ thông qua công tác khảo nghiệm loài và xuất xứ để chọn ra những loài
cây và xuất xứ phù hợp nhất cho mục tiêu chọn giống, có thể gây trồng
Bước tiếp theo chọn lọc cây ưu tú và khảo nghiệm hậu thế. Chọn lọc cây ưu tú
có thể xem là khâu quan trọng nhất và có tính chất quyết định trong các chương trình
5
cải thiện giống cây rừng. Các bước theo như khảo nghiệm hậu thế, xây dựng rừng
giống, vườn giống đều có ý nghĩa quan trọng trong chu trình cải thiện giống cây rừng.
Chọn lọc không tạo ra biến dị, song nó có tác dụng trong việc phát hiện ra biến
dị và tích lũy chúng một cách có định hướng theo những mục tiêu nhất định, nên đã
làm cho giống được cải thiện từng bước và phân hóa thành những hướng khác nhau.
Đây cũng là lý do mà các loài cây trồng, vật nuôi càng gần gủi với đời sống sản xuất
của con người thì càng phân hóa thành nhiều giống khác nhau
Ngày nay, trên thế giới hầu hết các nước đều xây dựng các cơ sở chuyên ngành
nghiên cứu chọn tạo giống nói chung và giống cây lâm nghiệp nói riêng. Ở một số
quốc gia phát triển, hầu hết giống được đưa vào sản xuất là giống được cải thiện với
các mức độ khác nhau và đã mang lại những hiệu quả to lớn về kinh tế, môi trường
Davidson (1996) khi nghiên cứu vai trò của cải thiện giống và các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh như ruột bầu, làm đất, bón phân, làm cỏ từ giai đoạn vườn ươm đến
năm thứ 6 sau khi trồng cho một số loài cây mọc nhanh như Keo và Bạch đàn trên một
số lập địa ở một số nước nhiệt đới đã đi đến nhận xét rằng: Trong giai đoạn vườn ươm
và một năm đầu sau khi trồng, cải thiện giống chỉ chiếm 15% của năng suất, đến năm
thứ 3 cải thiện giống đã tăng lên 50% và đến năm thứ 6 cải thiện giống chiếm đến 60%
năng suất [3]
Tại Australia, kết quả nghiên cứu của Trung tâm giống cây Lâm nghiệp
(ATSC) trong một chương trình hợp tác với Bộ lâm nghiệp Papua New Guinea,
chương trình được triển khai từ năm 1980, đến năm 1993, kết quả đã chứng minh được
sự thích nghi tuyệt vời của cây Keo lá liềm trong một số mô hình thử nghiệm [23]
Tại Thái Lan, kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của 6 loài keo trên các vùng
sinh thái khác nhau đã xác định có sự sai khác rõ ràng về khả năng sinh trưởng, phát
triển giữa các loài, trong đó Keo lá tràm và Keo lá liềm thể hiện sinh trưởng tốt nhất,

các loài khác sinh trưởng chậm hơn cả chiều cao và đường kinh.[22]
Tại Idonesia, trên quần đảo Sumata đã trồng rộng rãi cây Keo lá liềm để làm
nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy tại địa phương, ước tính có khoảng hơn
40.000 ha đất chua và một phần ngập ứng được trồng Keo lá liềm, người dân ở đây
xem cây Keo lá liềm là loài cây trồng lâm nghiệp chính của vùng, gắn với sinh kế của
người dân, vì vậy ngành công nghiệp giấy ở đây phát triển tốt nhờ trồng loài cây này [24]
2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.1. Các khảo nghiệm và những định hướng liên quan
Ở nước ta, trong nội dung chiến lược giống lâm nghiệp giai đoạn 2006 -2020 đã
được Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt tại Quyết định số 62/2006/QĐ-BNN ngày
16 tháng 8 năm 2006 đã xác định mục tiêu :
Xây dựng ngành giống lâm nghiệp hiện đại, đảm bảo cung cấp đủ giống có
chất lượng cao phục vụ nhu cầu trồng rừng; Áp dụng khoa học công nghệ mới theo
6
hướng sử dụng ưu thế lai, từng bước áp dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống;
hình thành hệ thống sản xuất và dịch vụ giống cây lâm nghiệp được quản lý chặt chẽ.
Với các mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2010 đảm bảo cung cấp 60% giống từ nguồn giống được công nhận,
trong đó 40% giống từ nhân giống sinh dưỡng. Đến năm 2015 đảm bảo cung cấp 80%
giống từ nguồn giống được công nhận, trong đó 50% giống từ nhân giống sinh dưỡng
cho trồng rừng.
- Chọn được nhiều giống mới có năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu
bệnh hại và các điều kiện bất lợi. Đảm bảo từ năm 2020, đối với cây mọc nhanh năng
suất bình quân 30m3/ha/năm và đối với cây gỗ lớn là 15m3/ha/năm
Xác định giống là một trong những khâu then chốt để tăng năng suất và chất
lượng rừng trồng. nhiều năm qua các nhà khoa học nước ta đã tiến hành khảo nghiệm
chọn lọc được nhiều loài cây trồng mới năng suất cao như các loài Keo, bạch đàn,
thông Kết quả Bộ Nông nghiệp & PTNT đã xác định được cơ cấu loài cây trồng lâm
nghiệp chính cho 9 vùng sinh thái của cả nước với một số xuất xứ phù hợp (Quyết
định số 13,14,15/2005/QĐ-BNN ngày 15/03/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

Một số kết quả cụ thể:
Kết quả khảo nghiệm hơn 45 xuất xứ của các loài Keo vùng đồi gồm Keo lá
tràm (Acacia auriculiformis), Keo tai tượng (A.mangium), Keo lá liềm (A.
crassicarpa), Keo nâu (A. aulacocarpa) và Keo quả xoắn (A. cincinnata), sau 4 - 6 năm
khảo nghiệm đã cho thấy ba loài có triển vọng nhất là Keo lá liềm (A. crassicarpa) với
các xuất xứ Mata (Papua New Guinea - PNG), Deri deri (PNG), Keo tai tượng
(A.mangium) với các xuất xứ Pongaki (PNG), Iron Range (Queensland-Qld) và Keo lá
tràm (A. auriculiformis) với các xuất xứ Mibini (PNG), Coen River (Qld), Manton
River (Northern Territoria - NT). Ðây là những loài đang được dùng chủ yếu trong các
chương trình trồng rừng ở nước ta. Những xuất xứ được chọn lọc đều có sinh trưởng
nhanh hơn những xuất xứ khác và nhanh hơn xuất xứ địa phương được nhập trước
đây. Ngoài ra còn có xuất xứ Keru to Mata của A. aulacocarpa [13]
Keo chịu hạn cũng đã được khảo nghiệm 13 xuất xứ của 11 loài, khảo nghiệm
trên lập địa đất cát ở Tuy Phong (Bình Thuận) nơi có lượng mưa 700 - 800mm/năm và
ở Ba Vì (Hà Tây). Kết quả khảo nghiệm sau 4 năm cho thấy trong các loài Keo chịu
hạn như Keo lá sim (A. holosericea), A. difficilis, A. tumida, A. leptocarpa, A.
torulosa, A. cowleana v.v chỉ có một số loài có tỷ lệ sống cao nhất và sinh trưởng
nhanh nhất là A. torulosa (Rd. Elliot, NT), A. difficilis (xuất xứ Lake Evella, NT), tiếp
đó là A. tumida (Xuất xứ Kununurra, Wethern Australia, WA) [20]
Theo tác giả Nguyễn Thị Liệu -Trung tâm Khoa học SX Bắc Trung Bộ : “Qua
điều tra tập đoàn cây trồng cây trồng rừng chủ yếu trên đất cát nội đồng vùng duyên
hải Bắc Trung Bộ đã xác định Keo lá liềm là loài cây trồng có triển vọng nhất. Đây là
loài cây có khả năng thích nghi trong điều kiện khắc nghiệt của đất cát ven biển, có
7
khả năng sinh trưởng tốt trên cát nội đồng úng ngập khi được lên líp, vừa thích hợp
trong điều kiện cát bay cục bộ nhờ bộ rễ đặc biệt phát triển”.[12]
Ở Quảng Nam, năm 2002 Trung tâm giống-Thực nghiệm NLN (Nay là Trung
tâm Giống NLN) Quảng Nam đã triển khai khảo nghiệm 4 loài Keo chịu hạn là Acacia
torulosa, Acacia difficilis, Acacia tumida và Acacia crasicarpa trên vùng cát tại thôn
Hòa Mỹ xã Tam Nghĩa, Núi Thành. Kết quả sau 6 năm theo dõi đã khẳng định cây

Keo lá liềm có khả năng sinh trưởng phát triển tốt nhất với lượng tăng trưởng trung
bình khoảng 13m
3
/ha/năm, kế đến là Acacia torulosa với tăng trưởng bình quân
khoảng 8m
3
/ha/năm [10]
Quá trình chọn lọc các dòng Keo lai (Acacia mangium x Acacia
auriculiformis), Công trình nghiên cứu của GS Lê Đình Khả và các cộng sự là một
thành công lớn của ngành giống lâm nghiệp nước ta. Bằng phương pháp chọn lọc cây
ưu tú trực tiếp ngoài rừng trồng, tiến hành khảo nghiệm hậu thế, ông đã chọn được
một số dòng vô tính cây Keo lai có nhiều ưu điểm vượt trội so với cây bố, mẹ để lập
vườn giống vô tính. Các dòng Keo lai BV10, BV16, BV32 đã được công nhận là
giống quốc gia và 8 dòng khác được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật để khảo
nghiệm trên diện rộng hiện đang được nhân giống để trồng rừng ngày càng nhiều và
đã mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế, môi trường [19]
Thông ba lá (P. kesiya) là loài cây cho vùng núi cao, có nguyên sản ở nước ta,
song có phân bố ở cả Thái Lan, Trung Quốc, Philippin v.v Khảo nghiệm ở các tỉnh
miền Bắc cho thấy xuất xứ Hoàng Su Phì (Hà Giang) là có sinh trưởng nhanh nhất,
còn khảo nghiệm cho 16 xuất xứ tại Lang Hanh (vùng Đà Lạt) đã thấy rằng xuất xứ có
sinh trưởng tốt nhất là Doi Inthanon (Thái Lan), tiếp đó là xuất xứ Lang Hanh (ở độ
cao 900m).
Các khảo nghiệm cho Thông nhựa (Pinus merkusii) đã thấy rằng các xuất xứ
nước ta thuộc hai nhóm khác nhau: nhóm có sinh trưởng nhanh ở giai đoạn vườn ươm
(mà một số người cho rằng không có giai đoạn cỏ) là nhóm các xuất xứ miền Trung từ
Rịa (Ninh Bình), đến các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh và Bình-Trị-Thiên. Nhóm có sinh
trưởng chậm trong giai đoạn vườn ươm (mà một số người cho rằng có giai đoạn cỏ) là
Yên Lập (Quảng Ninh) và Di Linh (Lâm Đồng). Trong đó xuất xứ Di Linh quả chín
vào tháng 4 hàng năm, các xuất xứ còn lại quả chín vào tháng 9 hàng năm. ở các tỉnh
miền Trung và miền Bắc trong 2-3 năm đầu nhóm xuất xứ miền Trung thường có sinh

trưởng nhanh và không bị bệnh rơm lá thông, trong lúc xuất xứ Quảng Ninh thường
sinh trưởng chậm và dễ bị bệnh rơm lá thông [2]
Một số loài trong chi Acacia là những loài mọc nhanh, có khả năng cố định
đạm trong đất, cải tạo đất, cải tạo môi trường và phát triển được trong nhiều hoàn cảnh
dù là khắc nghiệt ít loài cây khác mọc được [20]
Cải thiện giống cây rừng là áp dụng các nguyên lý di truyền học và các phương
pháp chọn giống để nâng cao năng suất và chất lượng cây rừng theo mục tiêu kinh tế
cùng với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh [9].
8
Một tiêu chí khá quan trọng của giống được cải thiện khi đưa ra sản xuất là tính
phổ cập rộng rãi hay nói cách khác quá trình nhân giống đơn giản giúp các cơ sở sản
xuất dễ áp dụng, việc đưa kết quả nghiên cứu được vào sản xuất sẽ thuận lợi và nhanh
chóng hơn. Công tác nhân giống bằng công nghệ Mô - Hom của ngành Lâm nghiệp
nước ta trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể góp phần vào việc
tăng năng suất và chất lượng rừng trồng điển hình là việc phát triển các giống Keo lai,
Bạch đàn lai và một số giống Bạch đàn nhập từ Trung Quốc.
Vì vậy, song song với công tác nghiên cứu chọn tạo giống, lai giống, khảo
nghiệm giống việc chọn cây ưu tú, nghiên cứu nhân nhanh các giống mới chọn tạo là
một phần không thể thiếu được trong công tác cải thiện giống cây rừng. Chất kích
thích sinh trưởng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất rõ đến tỷ lệ ra rễ của
hom giâm. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy khi nhân giống hom
cho các loài cây rừng, hầu hết đều phải dùng chất kích thích ra rễ (Phạm Văn Tuấn,
1997; Lê Đình Khả và cộng sự, 2003).[4]
Kết quả nghiên cứu nhiều năm qua của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng
và một số cơ sở nghiên cứu khác cho thấy thời vụ giâm hom thích hợp nhất đối với
nhiều loài cây lâm nghiệp là vào mùa sinh trưởng và thường là từ tháng 2 đến tháng
10. Mặt khác ngoài các yếu tố về kỹ thuật và kỹ năng như chọn và xử lý hom giâm,
chăm sóc hom giâm…việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng ảnh hưởng đến tỷ lệ
bộ rễ và chất lượng bộ rễ của hom giâm, ở nồng độ thích hợp sẽ có hiệu quả rõ rệt.
Trong các năm 1995 - 1997, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã có nhiều thí

nghiệm về nhân giống hom cho một số loài cây rừng. Mỗi loài cây lại thích hợp với
một số chất kích thích sinh trưởng và những nồng độ thích hợp nhất định [1].
Các báo cáo kết quả nghiên cứu về giâm hom Keo lá tràm, Keo lai của GS. TS
Lê Đình Khả cho thấy IBA và NAA là hai loại chất kích thích sinh trưởng cho tỷ lệ ra
rễ cao nhất. Tuy nhiên ở mỗi dòng thích hợp với mỗi nồng độ chất khác nhau và tỷ lệ
ra rễ cũng khác nhau [24]. Vì vậy, để xác định nồng độ chất kích thích ra rễ thích hợp
cho giâm hom Keo lá liềm, đề tài sử dụng loại chất IBA, NAA với 5 nồng độ khác
nhau: 0ppm; 200ppm; 400ppm; 600ppm và 800ppm
Keo lá liềm (còn gọi là Keo lưỡi liềm) là cây thân gỗ có thể biến dạng từ thân
bụi đến thân gỗ lớn tùy môi trường sống. Nơi nguyên sản tại các đụn cát ven biển ở
châu Úc (Australia) là cây thân bụi cao 2-3m, nhưng bình thường cao 5-20m, nơi thích
hợp có thể cao tới 30m, đường kính thân có thể lên đến 50-70cm, thân cây thẳng,
nhiều cành nhánh, vỏ màu sẫm hay nâu xám, nhiều vết nứt sâu. Rễ phát triển mạnh, có
nhiều vi khuẩn cố định đạm cộng sinh nên vừa có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất rất tốt,
đặc biệt là các vùng cát trắng ven biển. Lá dày và cứng có thể chịu được gió, va đập
của cát bay
9
Độ cao thích hợp dưới 200m, cũng có thể trồng tới độ cao 700m so với mặt
biển. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.000-2.500mm, mưa theo mùa hoặc mưa tập
trung vào mùa hè, chịu được khô hạn, gió Lào… Chịu nhiệt độ bình quân các tháng
nóng nhất là 31-34
0
C, nhiệt độ bình quân các tháng lạnh nhất 15-22
0
C, không có
sương giá. Có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau kể cả đất cát sâu và đất sét
khó thoát nước. Có thể chịu được độ mặn, đất cằn cỗi và khả năng chịu lửa tốt.
Gỗ Keo lá liềm tương đối nặng, gỗ lớn dùng đóng đồ mộc, gỗ xây dựng, làm
ván ghép thanh; gỗ nhỏ dùng làm nguyên liệu giấy, dăm, ván ép, cọc trụ mỏ… Do tán
lá rộng thường xanh, mọc chồi khỏe, có khả năng cạnh tranh với cỏ dại nên dùng để

trồng trên đồi trọc làm cây che bóng cho các cây ăn quả, cây công nghiệp. Với các
vùng đất cát, đặc biệt là các đồi cát nội đồng hoặc đồi cát di động, bán di động… là
cây trồng phù hợp để hình thành rừng phòng hộ bảo vệ đất, điều hòa khí hậu, chống
cát bay, cát nhảy, cải tạo môi trường sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác
nông nghiệp và đời sống dân sinh.
Nhìn chung, các nghiên cứu về loài cây Keo lá liềm trên vùng cát nước ta hiện
nay còn rất ít, chưa có dòng vô tính nào được chọn lọc để đưa vào trồng rừng, vì vậy
cần có những nghiên cứu để cải thiện giống, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế
của loài cây này.
2.2.2. Đặc điểm và hiện trạng sử dụng đất cát ven biển ở duyên hải miền Trung
Với tổng diện tích đất cát ven biển duyên hải miền khoảng 415.563 ha
(Nguồn: Số liệu của Viện QH và TKNN- 2000)[14], trong đó có 87.800 ha là các đụn
cát, đồi cát lớn di động (Theo thống kê trên bản đồ của FAO và UNESCO). Các đụn
cát, đồi cát lớn di động với hiện tượng cát bay, cát nhảy do gió đã làm cho quá trình sa
mạc hoá do cát di động trở nêm nghiêm trọng. [14]
Đặc điểm chung của đất cát ven biển Việt Nam là được hình thành trên các cấu
trúc uốn nếp cổ của dải Trường Sơn có tuổi Palêzôi (pz). Trong đó cấu trúc địa chất
của vùng duyên hải miền Trung thường có hai tầng: Tầng dưới là nền móng cổ sinh
Palêôzôi, tầng trên là trầm tích trẻ với thành phần thạch học chủ yếu là cát thô, cát nhỏ
và cát mịn màu trắng tinh, trắng xám, trắng vàng… có chứa một số quặng sa khoáng
(cát Ti tan ở Bình Định, Quảng Nam, cát thuỷ tinh ở Quảng Bình, Khánh Hòa với
hàm lượng ocid silic rất cao - SiO2 : 99%. Do tác động trực tiếp của chế độ gió mùa,
đặc biệt là gió mùa Đông (gió mùa Đông Bắc ) đã hình thành trên những hệ thống đồi
cát di động với qui mô kích thước tuỳ thuộc vào đặc điểm địa lý tự nhiên tại chỗ, tích
tụ dần dần, dồn cao lên tạo thành những đồi - đụn cát và cũng dể dàng sụt mạnh xuống
phía sườn dốc, chuyển dịch dần vị trí từ bờ biển vào trong nội địa.
10
Theo số liệu của Viện Quy Hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2000) [14], diện
tích đất cát miền Trung phân bố theo các vùng như sau:
- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ : 264.981 ha

- Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ : 150.582 ha
Quá trình di động cát trong năm và di động cát theo mùa là hiện tượng đặc biệt,
nó làm thay đổi bề mặt địa hình và là hiện tượng khá phổ biến ở vùng duyên hải miền
Trung nước ta. Tuy nhiên, quá trình di động cát cùng với những tác nhân huỷ diệt của
nó là sản phẩm được hình thành do sự phân hoá sâu sắc của điều kiện khí hậu gió mùa
thông qua chế độ nhiệt ẩm và hương gió là rất khác biệt nhau trong hai mùa và trên hai
vùng lãnh thổ (Duyên hải Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ ).
Vùng duyên hải miền Trung với hai mùa khí hậu trái ngược nhau : Mùa đông
chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc rét lạnh làm nhiệt độ xuống rất thấp. Tại Đồng
Hới và Huế nhiệt độ tối thấp còn 8
0
C. Đối nghịch với tình hình trên là tính chất khắc
nghiệt khô nóng của gió mùa Tây Nam (gió Lào) xảy ra theo từng đợt liên tiếp nhau
trong thời kì gió mùa, mùa hè hoạt động từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ có thể lên
đến 40,41
0
c, thậm chí lên đến 42
0
c, độ ẩm tương đối xuống dưới 70% gây nên tình
trạng nắng nóng khô hạn gay gắt.
Ngoài ra, vùng còn chịu ảnh hưởng của sự thất thường do gió bão, dông nhiệt
Tất cả những tác nhân trên đã tạo điều kiện hình thành những địa bàn cát di động
khổng lồ kéo dài từ cửa sông Gianh (Quảng Bình ) đến cửa Tùng (Quảng Trị ) để tiếp
nối với những cồn cát của Thuận An-Lăng Cô (Thừa Thiên Huế). Trong đó, tập trung
nhất và rộng lớn nhất là dải cồn cát dạng đồi phía Nam Quảng Bình dài đến hơn 60 km
từ cửa sông Nhật Lệ đến hết địa giới của tỉnh, tiếp giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm
trên địa bàn của hai huyện Quảng Ninh, Lệ Thuỷ và thị xã Đồng Hới với diện tích lên
đến khoảng 23.500ha, chiếm gần 70% diện tích đất cát của toàn tỉnh. Dải cồn cát này
có địa hình cao hơn so với dải đồng bằng ven biển trung bình từ 10 -15m, có nơi cao
đến 40 - 45m. Xen kẽ vào các dãy cồn cát là các trảng cát có mặt bằng lượn sóng hoặc

thoải với độ cao trung bình từ 5 - 6m đến 10 -12m. Ngoài ra, còn có các dạng địa hình
thấp trũng hình lòng chảo hoặc các vùng trũng hoặc ngập nước theo mùa hoặc ngập
nước quanh năm [9].
Các cồn cát cứ phát triển và di động, tràn sâu vào trong đất liền, xâm lấn đồng
ruộng, dẫn đến nạn sa mạc hoá, biến vùng dân cư thành vùng cát nghèo nàn, phi sinh
địa kéo theo nhiều hậu quả không lường về môi trường sinh thái dọc suốt hàng trăm
cây số của dải đất duyên hải miền Trung vốn đã nhỏ hẹp và hạn chế về tiềm năng.
Khác với vùng duyên hải phía Bắc, vùng duyên hải Nam Trung Bộ cũng đã
hình thành những dải cồn cát kéo dài khá liên tục qua các tỉnh từ Quảng Nam vào đến
11
Ninh Thuận. Các cồn cát khá lớn phân bố ở Quảng Ngãi, Bình Định (Hoài Nhơn, Phù
Mỹ), Khánh Hoà (Ninh hoà) Nhưng điển hình nhất là ở Ninh Thuận - Bình Thuận.
Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học, sự hình thành đất cát biển Việt
Nam liên quan mật thiết đến các hoạt động địa chất trong khu vực.
Phan Liêu (1978) [7] cho rằng đất cát biển rất trẻ (từ kỷ đệ tứ đến hiện đại). Ðất
cát biển được hình thành từ hai quá trình chính đó là quá trình hoạt động địa chất của
biển, vận động nâng lên của thềm biển cũ (bằng chứng là các bãi vỏ sò, ốc ở Diễn
Châu, Nghệ An) và quá trình bồi tụ tạo lập đồng bằng của hệ thống các con sông ngắn
ở miền Trung.
Do hệ thống sông duyên hải miền Trung thường ngắn do phần lớn được bắt
nguồn từ phía Ðông của dãy Trường Sơn chảy thẳng ra biển nên có độ dốc lớn, dòng
chảy ở các con sông này rất mạnh do đó các sản phẩm lắng đọng lại thường là những
hạt vật liệu thô chủ yếu là các hạt cát có kích thước khác nhau. Ngoài ra, về cấu tạo địa
chất ở khu vực đầu nguồn phần lớn có cấu tạo đá mẹ khó phong hóa như các loại đá
granit, riolit, cát kết nên chất liệu của các sản phẩm phong hóa cũng thường rất thô.
Theo Phân loại đất cát của Viện QH-TKNN, 1987, 1980 và của TSKH Phan
Liêu (1981) [7]-Luận văn TS khoa học về đất cát, đất cát ven biển được chia thành các
nhóm chính gồm đất cát (Haplic Arenosols-đất cát nội đồng) và các cồn cát trắng vàng
(Luvic Arenosols), Cồn cát đỏ (Rhodic Arenosols).
Đất cát, có nơi còn gọi là "đất trạng", đất cát nội đồng hay đồng bằng thềm

biển là các trảng cát bằng phẳng nằm sâu phía trong tiếp giáp với các khu dân cư,
thường được bao bọc bởi những cánh đồng, khu dân cư, các sông, suối. Cát ở đây
không hình thành những đụn cao mà trải rộng tương đối bằng phẳng với các trảng cỏ
thứ sinh phân bố gần các ao, hồ (trằm, bàu). Ngoài các trảng cỏ, vùng cát nội đồng còn
có các trảng cây bụi thứ sinh Đất cát nội đồng nghèo chất dinh dưỡng, kết cấu rời rạc
và thường có tầng Glây cứng phía dưới có nơi chỉ cách bề mặt đất chừa đầy 1 mét, vì
vậy mực nước ngầm thường nông vào mùa mưa, dễ gây ngập úng, song vào mùa nắng
nóng lại bị khô hạn nặng nên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Vùng cát nội
đồng là "một vùng sinh thái đặc biệt, phần lớn có điều kiện khắc nghiệt, nhiệt độ bình
quân trong năm cao, úng lúc mưa và hạn lúc nắng, độ phì đất hết sức thấp, thậm chí
có nơi chỉ là một vùng đất cát trắng phau không màu mỡ, không có thực bì, nhìn qua
như một tiểu sa mạc" [8].
Cồn cát trắng vàng và cồn cát đỏ được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác
nhau. Cát màu vàng có nguồn gốc biển - gió, phân bố thành dãy cồn - đụn cát ven biển
và các bãi biển. Cát xám trắng chủ yếu có nguồn gốc biển và phân bố trên các dải gò
cao và rải rác ở ven rìa đồng bằng. Cát vàng nghệ nguồn gốc biển phần lớn bị cát vàng
12
nhạt và cát xám trắng trẻ hơn che phủ. Loại đất này có hình thái phẫu diện ít phân hóa,
đồng nhất cả về màu sắc và thành phần cơ giới, từ trên xuống dưới đều là cát tơi hoặc
cát dính. Thành phần cơ giới rất nhẹ, rời rạc. Tỷ lệ sét rất thấp hoặc không đáng kể,
chủ yếu là cấp hạt cát, tỷ lệ cát khô khá cao.
Các đồn cát, đụn cát phần lớn chưa ổn định, hiện tượng di dộng của cát đang
thường xuyên xảy ra. Những nơi có địa hình thấp thì đã có sự phân hóa về màu sắc;
nơi nào trũng đọng nước thì tầng mặt xám hơi đen, tầng dưới có màu xám vàng xen
vệt trắng. Đây là loại đất rất nghèo mùn và các chất dinh dưỡng; cation trao đổi rất
thấp; dung tích hấp thu rất thấp, nên khả năng giữ nước, giữ phân kém. Phần lớn diện
tích loại đất này đang bị bỏ hoang.
Đây là loại đất có diện tích rất lớn, vì vậy cần có biện pháp tổ chức sản xuất
trên loại đất này, tùy theo từng nơi để bổ trí các loại cây nông, lâm nghiệp thích hợp.
Trên cồn đụn cát cần trồng rừng để chống cát bay lấn chiếm ruộng đồng, làng mạc.

Đối với các dải cát bằng, mịn, mực nước ngầm cao thì có thể khai thác sử dụng trồng
các loại cây nông lâm kết hợp.
Ngoài lợi ích to lớn về môi trường, trồng rừng thành công trên vùng đất cát ven
biển sẽ mang lại nguồn lợi lớn về kinh tế. Nếu ước tính trồng cây nguyên liệu giấy,
tăng trưởng bình quân khoảng 18m
3
/ha/năm thì với diện tích khoảng hơn 400.000ha
đất cát của khu vực miền Trung, mỗi năm sẽ cho khoảng hơn 7 triệu m
3
gỗ nguyên liệu
tương ứng với số tiền thu được hơn 6 ngàn tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm cho
hàng ngàn lao động, chưa kể một nguồn lớn hơn rất nhiều về mặt môi trường từ rừng
trồng mang lại.
2.2.2 Công tác trồng rừng trên vùng cát ven biển
Trong những thập niên trước đây, cây Phi lao được xem là cây trồng độc tôn
trên dải cát ven biển duyên hải miền Trung vì khả năng chịu hạn, chịu gió, mang lại
màu xanh cho vùng đất cát khô cằn, nơi mà khó có cây gì sống được. Cây Phi lao cứng
cáp, lá xanh tươi bốn mùa, sinh trưởng tương đối nhanh, sau 6-7 năm được thu hoạch
gỗ, củi, là nguồn lợi chính một thời đối với người dân vùng phi lao được nhập nội vào
nước ta từ thế kỷ 18 bởi một linh mục truyền giáo thuộc Hội Thừa sai Paris (Mission
Etrangere de Paris, viết tắt là MEP).
Tuy nhiên, do những biến động về tình hình phát triển kinh tế cũng như nhu cầu
của đời sống xã hội ngày một cao và đặc biệt là sự diễn biến của thời tiết khí hậu ngày
càng khắc nghiệt nên cây Phi lao không còn là loài cây độc tôn nữa, nhiều nghiên cứu
với mục đích trồng các loài cây khác có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng nhanh, thời gian
thu hoạch rút ngắn để từng bước cải tạo và sử dụng hiệu quả vùng đất cát ven biển.
13
Trong vài thập kỷ gần đây, với mong muốn trồng phát triển, gây trồng các loài
cây lâm nghiệp chịu hạn ở vùng đất cát ven biển. Nhiều loài cây đã được đưa vào
trồng khảo nghiệm và phát triển ở các địa phương Quảng Bình, Thừa Thiên Huế,

Quảng Nam, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận như Bạch đàn, Xoan chịu hạn, Trai
lá cong, các loài Keo chịu hạn, Phi lao Ngoài những cây trồng nêu trên, vùng đất cát
ven biển duyên hải miền Trung còn trồng một số loài cây bản địa, cây ăn quả lâu năm
như: Xoài, Đào lộn hột, ổi bước đầu đã mang lại những thành công nhất định.
Trong kế hoạch trồng rừng hiện nay của tỉnh Quảng Nam, BQL dự án trồng
rừng tỉnh đang phấn đấu mỗi năm trồng từ 100-200 ha cây Keo lá liềm trên vùng cát,
trong đó có trồng trên đất trống và trồng xen vào diện tích những loài cây khác có sinh
trưởng kém (Xem bảng 4.15 Thống kê diện tích trồng rừng Keo lá liềm trên vùng đất
cát Quảng Nam) [10]
Trong kế hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh Thừa Thiên - Huế xác định : Từ
2011-2015 tiếp tục quản lý, bảo vệ 12.000 ha rừng vùng cát ven biển hiện có; trồng
mới 1.150 ha rừng vùng cát ven biển và đầm phá, với các loại cây trồng như phi lao,
Keo chịu hạn, Keo lá liềm và cây ngập nước. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển rừng
vùng cát ven biển và đầm phá chống biển xâm thực cho giai đoạn này ở Thừa Thiên -
Huế gần 20 tỷ đồng, từ nguồn vốn Nhà nước; vốn chương trình dự án JIPPRO do
Trung tâm xúc tiến và hợp tác quốc tế Nhật Bản tài trợ; vốn trồng cây phân tán hàng
năm của tỉnh; vốn bảo vệ nâng cấp đê điều, phòng chống thiên tai để đầu tư, xây dựng
hệ thống rừng phòng hộ thuộc hành lang bảo vệ đê và khu vực bị sạt lở. [11].
Cho đến nay, đã có một số đề tài, dự án được tiến hành nhằm cải tạo điều kiện
sinh thái, nâng cao chất lượng sống cho người dân vùng đất cát ven biển miền Trung.
Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của các đề tài này rất rộng nên các giải pháp đưa ra
chưa có điều kiện cụ thể hoá và triển khai, việc đưa vào thử nghiệm thực tiễn đang là
bài toán cần giải quyết để tiếp tục cải tạo diện tích đất cát bị hoang hóa.
Hiện nay, các địa phương ven biển miền Trung đã quyết tâm trồng các đai rừng
phòng hộ trên vùng cát, ví dụ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã hình thành tuyến rừng phòng
hộ ven biển chạy dài từ Phú Lộc đến Quảng Điền, chủ yếu là rừng cây phi lao, Keo lá
liềm và nhóm các loại thực vật hoang dại như: xương rồng, tràm, chổi, mua, sim, chạc
chìu, dứa dại góp phần đa dạng hóa thành phần loài cho thảm thực vật vùng cát
phòng hộ ven biển, tuy nhiên trong số đó cây Keo lá liềm vẫn có nhiều ưu điểm vượt
trội hơn.

Từ năm 1986-1990, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu trồng
rừng Phi lao chống cát di động vùng khô hạn ở Tuy Phong (Bình Thuận). Sau 5 năm
thực hiện, một số không ít Phi lao mới trồng đã bị chết sớm, số còn lại phát tương đối
tốt. Khả năng cố định cát của mô hình: Hai năm đầu sau khi trồng cát bắt đầu ổn định
dần, từ năm thứ ba trở đi cát được cố định toàn diện, giữa các hạt cát đã bắt đầu xuất
hiện mối liên kết bằng các chất hữu cơ, màu cát từ vàng chuyển thành xám. Sự cố định
không chỉ ở phần dưới tán phi lao mà cả về phía trước và phía sau rừng cũng được cố.
14
Giai đoạn 2001-2003, dự án BASA do chính phủ Nhật Bản viện trợ đã trồng
được trên 1.000ha tại hai tỉnh Quảng Nam và Phú Yên, tuy nhiên do chưa có nhiều
thông tin về cây Keo lá liềm, nên chỉ có khoảng 5% diện tích được trồng cây Keo lá
liềm. Kết quả sau gần 9 năm, một số diện tích trồng các loài cây như Phi lao, Điều
chưa đạt được như mong muốn, tỷ lệ sống còn thấp, một số khác cây sinh trưởng còn
kém, mọc nhiều cành nhánh, thân chính thấp và bò lan trên mặt đất. Riêng diện tích
trồng cây Keo lá liềm được đánh giá là khá thành công.
Thực tế trong nhiều năm qua, trồng rừng cũng như các mô hình sinh thái ở Tuy
Phong (Bình Thuận); Thăng Bình (Quảng Nam), Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đều
đem lại kết quả tốt và đã chỉ ra được các loài cây thích hợp trên vùng cát như: Keo lá
liềm, Phi lao, các loài Keo chịu hạn đều sinh trưởng phát triển tốt đồng thời điều
kiện lập địa được cải thiện rõ rệt, trong đó Keo lá liềm vẫn tỏ ra là cây có nhiều ưu
điểm vượt trội hơn cả.
Những cây Lâm nghiệp trồng trên địa bàn vùng cát mang lại những giá trị về
nhiều mặt cho người dân sống trên địa bàn. Theo thống kê, hiện có có tới 60 - 70% số
dân vùng cát sống bằng nghề nông và lâm nghiệp. Lâm nghiệp đã trở thành một nghề
trong các gia đình nông dấn sống ở vùng đất cát như tạo cây con vườn ươm, trồng
rừng và khai thác gỗ củi. Hoạt động kinh doanh rừng hiện nay cũng đang diễn ra rất
phổ biến, nhận thức được giá trị kinh tế của các loài cây lâm nghiệp hiện nay, nhiều
người đã tham gia và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng mang lại hiệu quả
kinh tế cao, tận dụng được những diện tích đất đang còn bị hoang hóa.
15

Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
VÀ PHẠM VI - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1 Mục tiêu chung
Chọn được cây ưu tú và tìm hiểu kỹ thuật giâm hom loài Keo lá liềm từ hom
cây ưu tú được trồng trên vùng cát ven biển miền Trung.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Chọn lọc cây ưu tú về sinh trưởng và sinh khối để tiến hành lấy hom giâm.
- Xác định được biện pháp kỹ thuật (Tuổi cây lấy hom, loại chất kích thích ra
rễ, nồng độ, vị trí lấy hom, giá thể giâm hom và chế độ che bóng) giâm hom loài Keo
lá liềm từ hom cây ưu tú ở rừng trồng vùng cát ven biển miền Trung
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu
3.2.2. Chọn lọc cây ưu tú dựa vào khả năng sinh trưởng, sinh khối và khả năng
chịu nóng, chịu hạn
* Điều tra diện tích, phân bố của rừng trồng loài Keo lá liềm trên vùng cát ven
biển miền Trung
* Chọn cây dự tuyển Keo lá liềm ở rừng trồng trên vùng cát ven biển
* Chọn cây ưu tú dựa vào chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính, chiều cao, thể
tích thân cây
* Xác định tương quan giữa thể tích thân cây đứng với sinh khối tươi của cây
* Chọn cây ưu tú dựa vào sinh khối của cây
* Xác định khả năng chịu nóng, chịu hạn của cây ưu tú dựa vào nhiệt độ không
khí tối cao, ẩm độ không khí tối thấp, nhiệt độ đất tối cao và ẩm độ đất tối thấp
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến khả năng ra rễ của hom giâm:
* Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng IBA và NAA.
* Ảnh hưởng của độ tuổi cây ưu tú lấy hom đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm.
* Ảnh hưởng của vị trí lấy hom trên cây ưu tú.
* Ảnh hưởng của giá thể (bầu đất và nền cát).

*Ảnh hưởng của chế độ che bóng.
16
3.2.4.Đề xuất biện pháp kỹ thuật giâm hom loài Keo lá liềm từ hom cây ưu tú ở
rừng trồng vùng cát ven biển miền Trung
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội
Dùng phương pháp tra cứu các số liệu về khí hậu thủy văn, dân sinh kinh tế trên
các bản tin chuyên ngành, các báo cáo và các kết nghiên cứu về dân sinh kinh tế, xã
hội kết hợp tham khảo các tài liệu liên quan từ các nguồn trong và ngoài nước.
Thu thập thông tin liên quan từ các cơ quan, ban ngành ở các địa phương và
Niên giám thống kê hằng năm của Tổng cục thống kê, ghi chép và tổng hợp
Từ số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân tích và nhận xét.
3.3.2.Chọn lọc cây ưu tú dựa vào khả năng sinh trưởng, sinh khối và khả năng chịu
nóng, chịu hạn
*Điều tra diện tích rừng trồng loài Keo lá liềm trên vùng cát ven biển miền
Trung
Thu thập số liệu tại về diện tích trồng cây Keo lá liềm trên vùng đất cát ở các
địa phương thông qua các Sở Nông nghiêp và PTNT, Chi cục lâm nghiêp các tỉnh, ở
mỗi tỉnh chúng tôi tiến hành vạch 1-2 tuyến đi qua vùng có rừng trồng Keo lá liềm để
khảo sát về địa điểm, diện tích và sơ bộ nhận xét về khả năng sinh trưởng, phát triển
của loài cây này. Tiến hành ghi chép, tổng hợp và so sánh, nhận xét
Để lập bản đồ rừng trồng Keo lá liềm trên vùng cát, dựa vào số liệu và bản đồ
trồng rừng hằng năm thu thập được tại các địa phương, chúng tôi xây dựng bản đồ
rừng trồng trên phần mềm Mapinfor với hệ tọa độ VN2000, tỷ lệ 1/25.000, bản đồ
được lập chung cho các huyện vùng cát có trồng cây lá liềm của mỗi tỉnh. Bản đồ sẽ
được chuyển qua dạng ảnh để đưa vào nội dung luận văn.
- Chọn cây dự tuyển Keo lá liềm ở rừng trồng trên vùng cát ven biển
Sau khi lập được bản đồ rừng trồng cây Keo lá liềm tại các địa phương và dựa
vào chế độ khí hậu, nhiệt độ và tuổi cây trồng tại các khu rừng trồng Keo lá liềm, tiến
hành sàng lọc và chọn những diện tích rừng trồng từ 8 tuổi trở lên, có chế độ đất đai,

khí hậu đặc trưng cho vùng để khảo sát thực địa chọn cây dự tuyển. Việc chọn cây dự
tuyển căn cứ vào độ thẳng thân, tán tròn đều, không sâu bệnh, có đường kính thân và
chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành vượt hơn các cây khác trong lô rừng để chọn
và đánh dấu các cây dự tuyển làm cơ sở để xác định cây ưu tú
- Chọn cây ưu tú dựa vào chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính, chiều cao, thể
tích thân cây
17
Tại vị trí có cây dự tuyển, tiến hành lập ô đo đếm để đo đếm, thu thập số liệu
của ít nhất 50 cây trong ô về các chỉ tiêu D
1,3
, Hvn, Dt, H
dc
, tính trung bình các chỉ tiêu
trên ô đo đếm, cây ưu tú được phải đạt các chỉ tiêu sau:
+ D
1.3

D
1.3
+ 2S
+ H
vn

H
vn
+ 2S
+ V ≥
V

+ 20%

V
.
+ S là sai tiêu chuẩn : S=
1
)(
2
1



=
n
XXi
n
i

+ n là số cây đo đếm trong ô.
- Xác định tương quan giữa thể tích thân cây đứng với sinh khối tươi của cây
Tiến hành chặt hạ ngẫu nhiên 50 cây có độ tuổi từ 8-12 tuổi tại những khu vực
gần nơi có cây dự tuyển, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu về đường kính gốc tại vị trí
cách gốc 1,3 m (D
1,3
), chiều cao vút ngọn thân cây. Sau đó tiến hành cắt từng đoạn
thân, cành và nhánh lá để cân. Dùng cân bàn có trọng lượng cân 100kg để cân và ghi
chép số liệu về từng phần thân, cành và nhánh, lá. Tính tổng trọng lượng tươi của từng
cây và tỷ lệ từng phần thân, cành của chúng.
Sau khi có được thể tích thân cây đứng và sinh khối tươi của từng cây, tiến
hành mô hình hóa tương quan giữa thể tích thân cây đứng và sinh khối tươi thân cây
theo dạng các phương trình cơ bản đã được tuyến tính hóa tương ứng.
Phương trình 1 . P= a +bV

Phương trình 2 . P= a + blogV
Phương trình 3 . LogP= a + blogV
Trong đó : + V là thể tích thân cây
+ P là sinh khối tươi thân cây
+ a,b là 2 tham số được tính thông qua việc tính các các chỉ số
Qx, Qy theo phương thống kê.
Phương trình được chọn là phương trình có các hệ số liên quan tối ưu nhất dựa
vào căn cứ sau:
+ Hệ số xác định cao
18
π * D
2
* H
vn
* f
V =
4
+ Hệ số xác định tồn tại
+ Tham số của phương trình tồn tại
+ Dạng phương trình nên đơn giản
- Chọn cây ưu tú dựa vào sinh khối của cây
Dùng hàm tương quan được chọn, dựa vào số liệu điều tra trên ô đo đếm có cây
ưu tú, tiến hành tính sinh khối tươi thông qua thể tích thân cây ưu tú và thể tích trung
bình các cây trong ô đo đếm. Từ số liệu về sinh khối tươi của các cây trong ô đã tính
được, những cây ưu tú được chọn là những cây có độ vượt về sinh khối so với sinh
khối trung bình của các cây trong ô từ 15% trở lên.
P
cây trội

P


+ 15%
P
.

Những cây ưu tú được chọn sẽ được đánh dấu và xác định tọa độ để thuận tiện
cho việc theo dõi, nghiên cứu sau này.
- Xác định khả năng chịu nóng, chịu hạn của cây ưu tú dựa vào nhiệt độ không
khí tối cao, ẩm độ không khí tối thấp, nhiệt độ đất tối cao và ẩm độ đất tối thấp
Sử dụng các dụng cụ để quan trắc các yếu tố khí tượng sau:
+ Đo nhiệt độ không khí tối cao: Chọn những ngày nắng nóng nhất trong tháng
5, thời gian đo là từ 10 giờ trưa đến 16 giờ chiều, sử dụng nhiệt ẩm kế thông gió
Assman đo nhiệt độ tức thời ở các kỳ quan trắc, tiến hành đo ở vị trí ngoài đất trống
gần lô rừng có cây trội, đo ở độ cao 1,5m so với mặt đất.
+ Độ ẩm không khí tối thấp: Dùng nhiệt ẩm kế thông gió Assman để đo nhiệt
độ không khí, chọn ngày nắng nóng nhất trong tháng 5, thời gian đo là từ 10 giờ trưa
đến 16 giờ chiều, đo ở vị trí ngoài đất trống gần lô rừng có cây trội. Từ số liệu quan
trắc ở nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt, tiến hành tra bảng sẽ tính được độ ẩm tối thấp của
không khí.
+ Đo nhiệt độ đất tối cao: Dùng nhiệt kế thường, nhiệt kế tối cao để đo nhiệt độ
tức thời, nhiệt độ tối cao tuyệt đối ở bề mặt đất. Bầu các nhiệt kế nằm sát đất. Tiến
hành đo ngoài đất trống gần lô rừng có cây trội. Đo vào các ngày nắng trong tháng 5.
Thời gian đo trong ngày được bố trí đo vào các thời điểm 7h đến 17h đo trong 4 ngày.
+ Xác định ẩm độ đất tối thấp
Dùng hộp nhôm có thể chứa được 10-20g đất và một đũa thủy tinh bẹt đầu, đem
sấy ở 100 – 103
0
C cho đến khi trọng lượng không đổi. Để nguội trong bình hút ẩm và
cân trọng lượng chính xác đến 0,0001g.
19

Sau đó cho vào cốc khoảng 10g-20g mẫu đất cát sạch được lấy ngoài đất trống
gần nơi có cây trội, đất được lấy từ trên xuống độ sâu khoảng 50cm. Cân tất cả ở cân
phân tích với độ chính xác 0,0001g.
Dùng que thủy tinh trộn đều cát, dàn đều thành lớp mỏng.
Cho tất cả vào tủ sấy ở 100 – 103
0
C, sấy cho đến khi trọng lượng không đổi,
thường tối thiểu là 6 giờ. Trong thời gian sấy, cứ sau 1 giờ lại dùng đũa thuỷ tinh đầu
bẹt nghiền nhỏ các phần vón cục, sau đó dàn đều và tiếp tục sấy.
Sấy xong, làm nguội trong bình hút ẩm (20 -25 phút) và đem cân ở cân phân
tích với độ chính xác 0,0001g.
Cho lại vào tủ sấy 100 – 103
0
C trong 30 phút, lấy ra làm nguội trong bình hút
ẩm (20 -25 phút) và đem cân như trên tới khi trọng lượng không đổi. Kết quả giữa hai
lần cân liên tiếp không được cách nhau quá 0,5mg cho mỗi gam mẫu thử.
Độ ẩm đất tính theo công thức sau:
Độ ẩm tuyệt đối (%) =
%100
13
32
x
WW
WW


Trong đó: W
1
: Trọng lượng hộp nhôm (g)
W

2
: Trọng lượng hộp nhôm và đất trước lúc sấy (g)
W
3
: Trọng lượng hộp nhôm và đất sau khi sấy (g)
Số liệu có được là số liệu bình quân trong ít nhất 5 ngày có thời tiết nắng nóng
đo được
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến khả năng ra rễ của hom giâm:
* Pha chế chất kích thích sinh trưởng
Từ dạng chất đậm đặc, tiến hành pha chế theo nồng độ đã chọn
Dùng cân điện tử, cân lượng chất cần pha chế, sau đó hòa tan chất với cồn 90
0
,
khuấy cho chất tan đều, pha chế thêm nước cất vừa đủ để khi cho bột tan (talcum) vào
thì dung dịch thấm vừa đủ vào bột tan. Trộn đều bột tan và cho ra khay hong mát trong
nhà (tránh ánh sáng trực xạ) đến khi bột khô cho vào lọ để bảo quản mát ở nhiệt độ 5-
10
0
C.
Tỷ lệ pha như sau: P(ppm) = a/a+b ; trong đó : a là lượng chất cần pha, b là
lượng bột tan (talcum) cần dùng. Tuy nhiên, trong thực tế do a+b tương đương b nên
tỷ lệ là =a/b.
20
* Phương pháp lấy hom, xữ lý và cấy hom:
- Hom được lấy trên cây ưu tú đã chọn. Hom được lấy lúc sáng sớm hoặc chiều
tối và được “sơ chế” cắt gọn tại hiện trường, sau đó đưa vào thùng xốp có lót khăn ướt
để giữ ẩm vận chuyển về vườn ươm. Tại vườn ươm, dùng dao sắc để cắt hom, hom
được cắt lấy phần ngọn có chiều dài hom 6 - 8cm, mỗi hom có 2-3 lá, lá được cắt bớt
2/3 diện tích phiến lá.
- Sau khi cắt hom, ngâm ngay hom vào dung dịch Ben lát- C nồng độ 0,15%

(1,5gam thuốc/1lít nước) trong vòng 1 giờ, sau đó vớt ra, đưa ra vườn chấm phần gốc
hom vào hỗn hợp bột chất kích thích đã pha chế theo từng nồng độ của mỗi công thức
thí nghiệm và cấy vào luống giâm.
* Chăm sóc hom giâm
Tưới ẩm cho hom giâm bằng hệ thống tưới phun tự động. Giai đoạn đầu giâm
hom, thời gian giữa hai lần phun cách nhau 3-4 phút, mỗi lần phun từ 5-7 giây. Giai
đoạn hom bắt đầu có rễ và có lá mới, thời gian giữa hai lần phun cách nhau 5-7 phút,
mỗi lần phun từ 5-7 giây, sau đó giảm dần lượng nước bằng cách giản thời gian giữa 2
lần phun.
* Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng IBA đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng IBA ở
5 cấp nồng độ: Không có chất IBA (0ppm), 200ppm, 400ppm, 600ppm, 800ppm đến tỷ lệ
ra rễ của hom giâm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại với dung lượng
mẫu là 45 hom cho mỗi công thức thí nghiệm 3 lần lặp lại. Các công thức thí nghiệm:
+ Công thức 1: Hom giâm không xử lý chất kích thích sinh trưởng
+ Công thức 2: Hom giâm được xử lý IBA ở nồng độ 200ppm
+ Công thức 3: Hom giâm được xử lý IBA ở nồng độ 400ppm
+ Công thức 4: Hom giâm được xử lý IBA ở nồng độ 600ppm
+ Công thức 5: Hom giâm được xử lý IBA ở nồng độ 800ppm
* Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng NAA đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng
NAA ở 5 cấp nồng độ: 0ppm (không dùng chất NAA), 200ppm, 400ppm, 600ppm,
800ppm đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần
lặp lại với dung lượng mẫu là 45 hom cho mỗi công thức thí nghiệm 3 lần lặp lại. Các
công thức thí nghiệm:
+ Công thức 1: Hom giâm không xử lý chất kích thích sinh trưởng
21
+ Công thức 2: Hom giâm được xử lý NAA ở nồng độ 200ppm
+ Công thức 3: Hom giâm được xử lý NAA ở nồng độ 400ppm
+ Công thức 4: Hom giâm được xử lý NAA ở nồng độ 600ppm

+ Công thức 5: Hom giâm được xử lý NAA ở nồng độ 800ppm
* Ảnh hưởng của độ tuổi cây ưu tú lấy hom đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm.
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm ảnh hưởng của tuổi cây đến tỷ lệ ra rễ của
hom giâm. Tuổi cây ưu tú lấy hom giâm được chọn để so sánh là 8 tuổi, 10 tuổi và 12
tuổi. Bố trí thí nghiệm theo khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại với dung lượng mẫu
là 45 hom cho mỗi công thức thí nghiệm 3 lần lặp lại. Chất kích thích sinh trưởng
được dùng là loại chất và nồng độ cho tỷ lệ ra rễ tốt nhất được rút ra từ kết quả của thí
nghiệm 1 và 2 ở trên. Các công thức thí nghiệm:
+ Công thức 1: Hom giâm lấy trên cây ưu tú 8 tuổi
+ Công thức 2: Hom giâm lấy trên cây ưu tú 10 tuổi
+ Công thức 3: Hom giâm lấy trên cây ưu tú 12 tuổi
* Ảnh hưởng của vị trí lấy hom trên cây ưu tú.
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm ảnh hưởng của các vị trí lấy hom trên cây ưu
tú đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm. Vị trí lấy hom giâm được chọn là chồi ngọn, chồi cành
và chồi cành được trẻ hóa. Bố trí thí nghiệm theo khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại
với dung lượng mẫu là 45 hom cho mỗi công thức thí nghiệm 3 lần lặp lại. Chất kích
thích sinh trưởng được dùng là loại chất và nồng độ cho tỷ lệ ra rễ tốt nhất được rút ra
từ kết quả của thí nghiệm 1 và 2 ở trên. Các công thức thí nghiệm:
+ Công thức 1: Hom giâm lấy trên chồi ngọn cây ưu tú
+ Công thức 2: Hom giâm lấy trên chồi cành cây ưu tú
+ Công thức 3: Hom giâm lấy trên chồi cành đã được trẻ hóa trên cây ưu tú
* Ảnh hưởng của giá thể (bầu đất và nền cát).
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm ảnh hưởng của giá thể giâm hom đến tỷ lệ ra
rễ của hom giâm. Giá thể được chọn là bầu đất và cát sông. Bố trí thí nghiệm theo khối
đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại với dung lượng mẫu là 45 hom cho mỗi công thức thí
nghiệm 3 lần lặp lại. Chất kích thích sinh trưởng được dùng là loại chất và nồng độ
cho tỷ lệ ra rễ tốt nhất được rút ra từ kết quả của thí nghiệm 1 và 2 ở trên.
Bầu đất được đóng vào túi bầu PE có kích thước 8 X 13 cm, bầu có đáy được
cắt 2 góc và đục lổ để thoát nước. Hỗn hợp ruột bầu được trộn gồm 70% đất thịt tầng
B có độ tơi xốp trung bình và 30% đất cát pha

22
Nền cát được lập từ cát sông không nhiễm mặn, phèn có hạt cát mịn, cát được
rữa sạch và xữ lý chất chống nấm bằng cách phun dung dịch Ben lat 0,1% trước khi
cắm hom giâm. Nền cát có chiều dày 10 đến 20 cm, dùng gạch xây chắn xung quanh
biên. Bố trí các công thức thí nghiệm:
+ Công thức 1: Hom được cấy trực tiếp vào bầu đất
+ Công thức 2: Hom được cấy trực tiếp vào nền cát
* Ảnh hưởng của chế độ che bóng.
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm ảnh hưởng của các chế độ che bóng khi giâm
hom, độ che bóng ở 4 cấp là: Không che bóng (0%), che bóng 25%, che bóng 50%,
che bóng 75%, đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm. Bố trí thí nghiệm theo khối đầy đủ ngẫu
nhiên, 3 lần lặp lại với dung lượng mẫu là 45 hom cho mỗi công thức thí nghiệm 3 lần
lặp lại. Giàn che bóng theo công thức của Nguyễn Hữu Thước 1964 dẫn theo (Đinh
Xuân Lý 1993) [46]. Bố trí công thức thí nghiệm:
+ Công thức 1: Hom giâm không che bóng.
+ Công thức 2: Hom giâm che bóng 25%.
+ Công thức 3: Hom giâm che bóng 50%.
+ Công thức 4: Hom giâm che bóng 75%.
Phương pháp phân tích xữ lý số liệu và thống kê: Để đánh giá kết quả trong các
thí nghiệm trên, dùng tiêu chuẩn khi bình phương (χ
2
) để phân tích và xữ lý số liệu
bằng các hàm thống kê trên phần mềm Exel, căn cứ kết quả đánh giá sai khác và chọn
công thức tốt nhất
3.2.4.Đề xuất biện pháp kỹ thuật giâm hom loài Keo lá liềm từ hom cây ưu tú ở
rừng trồng vùng cát ven biển miền Trung
Dựa vào các kết quả về chọn lọc cây ưu tú và kết quả triển khai các thí nghiệm
ở trên, đề xuất biện pháp kỹ thuật giâm hom Keo lá liềm từ hom cây ưu tú ở rừng
trồng vùng cát ven biển miền Trung
3.3 . Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

3.3.1.Phạm vi nghiên cứu
* Về thời gian
Đề tài được tiến hành trong khoảng thời gian từ 05/11/2011 đến 05/6/2012
* Về không gian
- Điều tra diện tích rừng trồng Keo lá liềm ở khu vực miền Trung
23
- Lập bản đồ phân bố rừng trồng tại 2 tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế
- Chon cây dự tuyển và cây ưu tú có tuổi từ 8 tuổi trở lên ở rừng trồng vùng cát
2 tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế
- Xác định tương quan thông qua chặt hạ 50 cây ngẫu nhiên tại Quảng Nam
3.3.2.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây Keo lá liềm có tên khoa học là Acacia crassicarpa
A. cunn ex benth, thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae), chi Trinh Nữ (Mimosa). được gây
trồng trên vùng đất cát ven biển miền Trung
24
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
4.1.1.Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Khu vực duyên hải miền Trung chạy dọc ven biển từ Thanh Hóa đến Bình
Thuận. Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp tỉnh Ninh Bình, Phía nam giáp với tỉnh Bình
Dương, Phía tây Giáp với nước bạn Lào, Phía tây Giáp với nước bạn Lào và các tỉnh
Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, phía đông giáp với biển đông, phía đông giáp với biển
đông. Tổng diện tích khu vực khoảng 95.886 km
2
, với khoảng 18 triệu 935 nghìn
người. Mật độ dân số bình quân chung là 197,5 người/km
2
.

Vùng duyên hải miền Trung gồm 2 tiểu vùng khí hậu là vùng duyên hải Bắc
Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.
Duyên hải Bắc Trung Bộ gồm có 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Theo hệ thống phân vùng địa lý Việt
Nam, đây là khu vực chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. Tổng diện
tích tự nhiên toàn vùng khoảng 51.526 km
2
, chiếm 15,5 % diện tích tự nhiên của cả
nước, dân số khoảng hơn 10 triệu người, chiếm khoảng 13,2% dân số cả nước. Đây là
một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của Việt Nam, là nơi có nhiều di sản
thế giới như: Vườn Quốc gia phong Nha-Kẻ Bàng, quần thể di tích cố đô Huế, Nhã
nhạc cung đình Huế
Đồng bằng ven biển của các tỉnh vùng này hẹp, khí hậu khắc nghiệt, mưa bão
cùng với gió mùa đông Bắc vào mùa thu, đông; Nắng nóng kết hợp gió lào khô và
nóng vào mùa hè, bên cạnh đó Tất cả các tỉnh vùng duyên hải Bắc trung Bộ đều có các
bãi cát và cồn cát, chiều rộng nơi thấp nhất khoảng vài kilômét, nơi rộng nhất lên đến
hàng chục kilômét. Tỉnh có diện tích đất cát nhiều nhất là Quảng Bình, Thừa Thiên
Huế, Quảng Trị. Các trảng cát, bãi cát và cồn cát di động đã gây khó khăn lớn cho sản
xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân, vì vậy để phát triển kinh tế xã
hội vùng này cần đẩy mạnh việc trồng các đai rừng phòng hộ, cải tạo đất, cải thiện môi
trường
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ là chạy dài từ nam đèo Hải Vân đến hết tỉnh
Bình Thuận. Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng khoảng 44.360,7km
2
, dân số khoảng
8.842,6 nghìn người (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2011). Vị trí địa lý : Phía
Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, Phía nam giáp với tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Phía
tây Giáp với nước bạn Lào và các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc phía đông giáp với
25

×