Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.54 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN ĐÌNH THƯỢNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CHI TRẢ
DỊCH VỤ MƠI TRƯỜNG RỪNG ĐẾN CƠNG TÁC
QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 8850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN &
MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. BÙI XUÂN DŨNG

Hà Nội, 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào khác.


Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu
nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh
giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Lai Châu, ngày 26 tháng 11 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Thượng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành Chương trình đào tạo sau Đại học của Trường Đại học Lâm
nghiệp Việt nam, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tác động của chính sách chi trả
dịch vụ môi trường rừng đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Tam
Đường tỉnh Lai Châu’’.
Có được kết quả ngày hơm nay, tơi vô cùng biết ơn công sinh thành, dưỡng
dục của cha, mẹ, ơn dạy dỗ truyền đạt kiến thức chuyên môn của thầy, cô Trường
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, sự quan tâm, động viên khích lễ của gia đình, người
thân, bạn bè, đồng nghiệp.
Tơi xin chân thành tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Xuân Dũng,
người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức q báu
giúp tơi hồn thiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Phòng Đào
tạo sau Đại học, Khoa Quản lý Tài ngun rừng và Mơi trường đã giúp đỡ nhiệt
tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được thực hiện và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ
khoa học lâm nghiệp theo chương trình đào tạo sau đại học.
Cảm ơn sự giúp đỡ của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lai Châu, Lãnh
đạo UBND huyện, Ban quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm huyện Tam Đường,

UBND các xã, các hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu, bạn bè, đồng nghiệp đã
giúp đỡ, cung cấp cho tôi những tài liệu, số liệu quý giá để hoàn thành luận văn.
Bản thân tơi tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn đề tài khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót về nội dung, phương pháp và hình thức trình bày. Tác giả rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô và bạn bè, đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

Lai Châu, ngày 26 tháng 11 năm 2020
Tác giả


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
PHỤ LỤC .............................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...................................... 3
1.1. Một số khái niệm ............................................................................................. 3
1.2. Tình hình nghiên cứu chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới ................ 4
1.2.1. Hoạt động chi trả DVMTR ở Châu Mỹ ......................................................... 5
1.2.2. Hoạt động chi trả DVMTR ở Châu Âu .......................................................... 7
1.2.3. Hoạt động chi trả DVMTR ở Châu Á ............................................................ 8
1.3. Tình hình nghiên cứu chi trả dịch vụ mơi trường rừng ở Việt Nam ................. 9

1.3.1. Cơ sở hình thành ........................................................................................... 9
1.3.2. Chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng ở Việt Nam ............................ 12
1.4. Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng của huyện
Tam Đường, tỉnh Lai Châu ................................................................................... 16
1.5. Xu hướng mới trong phát triển DVMTR........................................................ 18
1.5.1 Trên thế giới................................................................................................. 18
1.5.1. Ở Việt Nam.................................................................................................. 20
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 21
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 21
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................... 21
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 21
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 21


iv

2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 22
2.3.1. Đánh giá thực trạng cơng tác thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi
trường ................................................................................................................... 22
2.3.2. Đề xuất một số giải pháp trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi
trường ................................................................................................................... 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 22
2.4.1. Đánh giá thực trạng cơng tác thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi
trường ................................................................................................................... 22
2.4.2. Đánh giá tác động của chính sách chi trả DVMTR ..................................... 23
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TAM
ĐƯỜNG ............................................................................................................... 29
3.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 29
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 29

3.1.2. Địa hình ...................................................................................................... 30
3.1.3. Khí hậu, thủy văn ........................................................................................ 30
3.1.4. Địa chất và thổ nhưỡng............................................................................... 31
3.1.5. Khoáng sản ................................................................................................. 32
3.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội ................................................................. 32
3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động........................................................................ 32
3.2.2. Xã hội .......................................................................................................... 33
3.2.3. Thực trạng kinh tế ....................................................................................... 33
3.2.4. Kết cấu hạ tầng ........................................................................................... 34
3.3. Hiện trạng tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Tam Đường ......................... 35
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 40
4.1. Thực trạng cơng tác thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi trường ............ 40
4.1.1. Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR .................................................. 40
4.1.2. Những thuận lợi, khó khăn thực hiện chính sách chi trả DVMTR ............... 56
4.2. Tác động của chính sách chi trả DVMTR ...................................................... 59
4.2.1. Tác động đến nhận thức của các bên về công tác quản lý bảo vệ rừng ...... 59
4.2.2. Tác động đến nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ rừng ............ 64


v

4.2.3. Tác động đến hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng ................................. 74
4.3. Một số giải pháp trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR........................ 78
4.3.1.Giải pháp về tuyên truyền, tập huấn ............................................................ 80
4.3.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách.................................................................. 81
4.3.3. Giải pháp về hệ thống tổ chức .................................................................... 82
4.3.4. Giải pháp về khoa học, kỹ thuật, công nghệ................................................ 82
4.3.5. Giải pháp về đất đai .................................................................................... 83
4.3.6. Giải pháp về tài chính ................................................................................. 84
4.3.7. Giải pháp về kiểm tra, giám sát, đánh giá .................................................. 85

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 91
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Nguyên nghĩa

Viết tắt
BQL

Ban quản lý

BQLRPH

Ban quản lý rừng phòng hộ

BV&PTR

Bảo vệ và phát triển rừng

BVR

Bảo vệ rừng

DVMTR


Dịch vụ môi trường rừng

HTX

Hợp tác xã

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn

PCCCR

Phịng cháy chữa cháy rừng

PFES

Chi trả dịch vụ môi trường rừng

PES

Chi trả dịch vụ môi trường

PTNT

Phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân


XDCB

Xây dựng cơ bản


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Diện tích thực hiện chi trả DVMTR giai đoạn 2012 – 2019 ................. 37
Bảng 4.1: Diện tích lưu vực của các cơ sở có sử dụng .......................................... 44
DVMTR trên địa bàn huyện năm 2019 ................................................................. 44
Bảng 4.2: Bên sử dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2019 ................ 48
Bảng 4.3: Thông tin, tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2007-2019 .. 60
Bảng 4.4: Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về bảo vệ rừng cho các bên ..................... 61
Bảng 4.5: Tổng hợp tác động của chính sách đến cơng tác quản lý bảo vệ rừng .. 78


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp năm 2019 ..................................... 35
Biểu đồ 3.2: Diện tích rừng theo chức năng năm 2019 ......................................... 35
Biểu đồ 3.3: Diện tích rừng được chi trả DVMTR giai đoạn 2012 - 2019 ............ 38
Biểu đồ 4.1: Số tiền thu được từ chi trả DVMTR, giai đoạn 2012-2019 ............... 65
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ nguồn thu theo cấp thực hiện, giai đoạn 2012-2019 ................ 66
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ nguồn thu theo loại dịch vụ, giai đoạn 2012-2019................... 66
Biểu đồ 4.4: Số tiền chi trả từ các tổ chức sử dụng DVMTR, ............................... 66
giai đoạn 2012-2019 ............................................................................................. 66
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ số tiền chi trả từ các tổ chức sử dụng DVMTR, giai đoạn 20122019 ...................................................................................................................... 67
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ số tiền chi trả DVMTR cho các bên, giai đoạn 2012 - 2019 .... 67

Biểu đồ 4.7: Diện tích rừng theo chủ quản lý được chi trả DVMTR..................... 68
giai đoạn 2012 – 2019 ........................................................................................... 68
Biểu đồ 4.8: Số tiền đầu tư giai đoạn trước và sau khi thực hiện .......................... 69
chính sách chi trả DVMTR (2007 -2019) ............................................................. 69
Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ các nguồn nguồn đầu tư ........................................................... 70
Biểu đồ 4.10: Thu nhập bình quân của người nhận khoán bảo vệ rừng ................ 72
Biểu đồ 4.11: Diễn biến diện tích, tỷ lệ che phủ rừng giai đoạn 2007-2019 ......... 74
Biểu đồ 4.12: Số vụ vi phạm, diện tích rừng bị thiệt hại giai đoạn 2007-2019 ..... 75
Biểu đồ 4.13: Số vụ, diện tích rừng bị phá giai đoạn 2007-2019 .......................... 76


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Ranh giới lưu vực khu vực nghiên cứu thực hiện chính sách chi trả
DVMTR ................................................................................................................ 25
Hình 2.2: Vị trí các xã, đối tượng thực hiện phỏng vấn ........................................ 26
Hình 3.1: Vị trí địa lý huyện Tam Đường ............................................................. 29
Hình 3.2: Hiện trạng tài nguyên rừng huyện Tam Đường năm 2019 .................... 37
Hình 4.1: Bộ máy tổ chức thực hiện chi trả DVMTR trên địa bàn huyện ............. 41
Hình 4.2: Lưu vực chi trả tiền DVMTR nhà máy thuỷ điện liên tỉnh: Hồ Bình,
Sơn La, Huổi Quảng; nội tỉnh (Bản Chát) và nhà máy nước Vinaconex............... 45
Hình 4.3: Lưu vực chi trả tiền DVMTR nhà máy thuỷ điện Nậm Thi 2................ 45
Hình 4.4: Lưu vực chi trả tiền DVMTR nhà máy thuỷ điện Chu Va12................. 46
Hình 4.5: Lưu vực chi trả tiền DVMTR nhà máy thủy điện Nậm Na 2, 3 ............ 46
Hình 4.6: Lưu vực chi trả tiền DVMTR nhà máy nước Tam Đường .................... 47
Hình 4.7: Lưu vực chi trả tiền DVMTR nhà máy nước thành phố Lai Châu ........ 47
Hình 4.8: Quy trình thực hiện chi trả DVMTR ..................................................... 54
Hình 4.9: Sơ đồ chi trả DVMTR năm 2019 .......................................................... 56



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội là những vấn đề cần
thiết phải phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và nước
biển dâng... Trong những năm gần đây, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng vấn đề bảo vệ mơi trường sống, chống biến đổi khí hậu đã, đang là vấn đề
được đặc biệt quan tâm. Các hiện tượng như: lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm môi trường,
sự nóng lên của trái đất, vấn đề sa mạc hoá ngày càng tăng,… đang là yếu tố gây
cản trở đến sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia. Một trong những nguyên nhân
quan trọng, hàng đầu gây ra các hiện tượng trên là do rừng bị suy thối cả về số
lượng và chất lượng, cơng tác quản lý rừng chưa bền vững. Ngoài việc cung cấp gỗ,
củi và các lâm sản khác, rừng có vai trị to lớn trong việc phịng hộ, duy trì mơi
trường sống như điều hịa khí hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mịn, rửa trơi
và hạn chế bão lụt, hấp thụ các bon, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học… các chức
năng này của rừng được hiểu là các giá trị môi trường rừng.
Trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng như: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
(661), chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững, Quyết định số 886/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình
mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020. Bên cạnh những kết
quả về cải thiện diện tích rừng, đem lại lợi ích cho nhiều người dân và doanh nghiệp
thì hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng phụ thuộc rất lớn vào kinh phí đầu tư
từ ngân sách nhà nước.
Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là một lĩnh vực mới và là một
chính sách đột phá tại Việt Nam kể từ khi được áp dụng rộng rãi từ năm 2011 với
những giá trị và lợi ích bền vững của việc chi trả DVMTR. Hiện nay, chi trả
DVMTR được xem như một chiến lược dựa vào thị trường để quản lý tài nguyên
rừng, khuyến khích và chia sẻ các lợi ích trong cộng đồng và xã hội. Tại Việt Nam,

trên cơ sở những thí điểm ban đầu và đánh giá kết quả của việc thực hiện thành
cơng chính sách chi trả DVMTR ở Lâm Đồng và Sơn La, ngày 24/9/2010 Chính
phủ ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về “chính sách chi trả dịch vụ mơi


2

trường rừng” và đến năm 2017 được cụ thể hóa trong Luật Lâm nghiệp và Nghị
định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ. Chi trả DVMTR là cơ
chế tài chính trong đó các bên được hưởng lợi dịch vụ rừng có trách nhiệm chi trả
cho bên cung cấp DVMTR. Mục tiêu của chính sách này là giảm gánh nặng ngân
sách nhà nước, đồng thời tạo ra nguồn tài chính ổn định nhằm bảo vệ và phát triển
rừng hiệu quả hơn.
Tam Đường là huyện cửa ngõ phía đơng của tỉnh Lai Châu, có diện tích tự
nhiên là 66.292,47; trong đó diện tích đất có rừng 33.067,63 ha, tỷ lệ che phủ rừng
49,08% (Quyết định số 82/QĐ-UBND ngày 31/11/2020 của UBND huyện Tam
Đường về công bố hiện trạng rừng năm 2019). Sau khi thực hiện chính sách chi trả
DVMTR gắn với cơng tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện từ năm 2012, công
tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng
cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân; nhận thức của người dân về công tác
bảo vệ và phát triển rừng ngày một nâng cao, nhân dân tích cực tham gia tuần tra,
kiểm tra rừng,...; qua đó tỷ lệ che phủ rừng tăng hàng năm; môi trường rừng từng
bước cải thiện, tăng khả năng phòng hộ, điều tiết và duy trì nguồn nước. Bên cạnh
những thành cơng thì cũng có một số khó khăn gặp phải như: xác định ranh giới chủ
rừng, bên nhận khoán ở một số xã, tranh chấp đất đai, hệ số K, hiệu quả sử dụng tiền
chi trả dịch vụ môi trường rừng, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng,... Để thấy rõ
hơn về những thành công, hạn chế và những tác động của chương trình này đến cơng
tác quản lý bảo vệ rừng thì những đánh giá về mặt khoa học cũng như thực tiễn,
nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, cách làm phù hợp hơn để triển khai tốt hơn
hoạt động này tại địa phương là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn và lý luận

trên, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ mơi
trường rừng đến cơng tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Tam Đường
tỉnh Lai Châu”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm,
vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố mơi trường khác, trong đó thành phần chính là
một hoặc một số lồi cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định
theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc
trưng khác; diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên (theo
khoản 3 điều 2 Luật Lâm nghiệp).
Độ tàn che là mức độ che kín của tán cây rừng theo phương thẳng đứng trên
một đơn vị diện tích rừng được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười (theo khoản 4 điều 2
Luật Lâm nghiệp).
Tỷ lệ che phủ rừng là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích rừng so với tổng số diện
tích đất tự nhiên trên một phạm vi địa lý nhất định (theo khoản 5 điều 2 Luật Lâm
nghiệp).
Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước
giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát
triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật
(theo khoản 9 điều 2 Luật Lâm nghiệp).
Môi trường rừng là một bộ phận của hệ sinh thái rừng, bao gồm: đất, nước,
khơng khí, âm thanh, ánh sáng và các yếu tố vật chất khác tạo nên cảnh quan rừng
(theo khoản 8 điều 3 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ).
Dịch vụ mơi trường rừng là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi

trường rừng (theo khoản 23 điều 2 Luật Lâm nghiệp).
Chi trả DVMT là một giao dịch trên cơ sở tự nguyện mà ở đó DVMT được
xác định cụ thể (hoặc hoạt động sử dụng đất để đảm bảo có được dịch vụ này) đang
được người mua (tối thiểu là một người mua) mua của người bán (tối thiểu là một
người bán) khi và chỉ khi người cung cấp DVMT đảm bảo được việc cung cấp
DVMT này” (Wunder 2005, p9).


4

1.2. Tình hình nghiên cứu chi trả dịch vụ mơi trường rừng trên thế giới
Chi trả DVMTR là một lĩnh vực hoàn toàn mới, trong những năm 90 của thế
kỷ XX mới được các nước trên thế giới quan tâm thực hiện. Với những giá trị và lợi
ích bền vững của việc chi trả DVMTR đã thu hút được sự quan tâm đáng kể của
nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách trên thế giới.
Chi trả DVMTR đã nhanh chóng trở lên phổ biến ở một số nước và được thể chế
hóa bằng các văn bản pháp luật. Hiện nay chi trả DVMTR được xem như một chiến
lược dựa vào thị trường để quản lý tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích và chia sẻ
các lợi ích trong cộng đồng và xã hội.
Các nước phát triển ở Mỹ La Tinh đã áp dụng và thực hiện các mơ hình chi trả
DVMTR sớm nhất. Ở Châu Âu chính phủ một số nước đã quan tâm đầu tư và thực
hiện nhiêu chương trình, mơ hình DVMTR. Chi trả dịch vụ rừng phòng hộ đầu
nguồn hiện đang được thực hiện tại các quốc gia Costa Rica, Ecuador, Bolivia, Ấn
Độ, Nam Phi, Mexico và Hoa kỳ. Trong hầu hết các trường hợp này, thực hiện tối
đa hóa các dịch vụ rừng phịng hộ đầu nguồn thơng qua các hệ thống chi trả đều
mang lại kết quả góp phần giảm nghèo. Ở Châu Úc, Australia đã lập pháp hóa
quyền phát thải cacbon từ năm 1998, cho phép các nhà đầu tư đăng ký quyền sở
hữu hấp thụ cacbon của rừng.
Chi trả DVMTR cũng đã được phát triển và thực hiện thí điểm ở Châu Á như
Indonesia, Philippines, Trung quốc, Nepal và Việt Nam bước đầu đã xây dựng được

các chương trình chi trả DVMTR có quy mơ lớn, chi trả cho các chủ rừng để thực
hiện các biện pháp bảo vệ rừng nhằm tăng cường cung cấp các dịch vụ thủy văn,
bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mịn, hấp thụ cacbon, tạo cảnh quan du lịch
sinh thái và đã thu được một số thành công nhất định trong cơng cuộc bảo tơn đa
dạng sinh học và xóa đói giảm nghèo cho nhân dân vùng đầu nguồn.
Chi trả DVMTR đang được thử nghiệm ở một số nước trên thế giới, Đơng
Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ năm 2002 Trung tâm nghiên cứu nông
lâm thế giới (ICRAF) đã tích cực giới thiệu khái niệm chi trả DVMTR (PES) vào
Việt Nam. Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) đã hỗ trợ dự án đền đáp cho
người nghèo vùng cao cho các DVMTR mà họ cung cấp tại Indonesia, Philippines,


5

Nepal là “xây dựng cơ chế mới để cải thiện sinh kế và an ninh tài nguyên cho cộng
đồng nghèo vùng cao ở Châu Á” thông qua xây dựng các cơ chế nhằm đền đáp
người nghèo vùng cao về các DVMTR họ cung cấp cho các cộng đồng trong nước
và trên phạm vi toàn cầu.
1.2.1. Hoạt động chi trả DVMTR ở Châu Mỹ
- Tại Hoa Kỳ: Là quốc gia nghiên cứu và tổ chức thực hiện các mơ hình PES
sớm nhất, ngay từ giữa thập kỷ 80, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thực hiện “Chương
trình duy trì bảo tồn”, ở Hawai đã áp dụng chính sách mua lại đất hoặc mua nhượng
quyền để bảo tồn, bảo vệ rừng đầu nguồn, duy trì, cải thiện nguồn nước mặt, nước
ngầm, phục vụ đời sống sinh hoạt, phát triển du lịch, nông nghiệp và các ngành
nghề khác. Ở Oregon, Portland áp dụng chính sách bảo tồn và phát triển cá Hồi và
mơi trường sinh thái của chúng. Từ việc xác định và đầu tư đúng mục tiêu sẽ hình
thành các dịch vụ hệ sinh thái, cụ thể họ đã phát triển du lịch sinh thái, lấy dịng
sơng nơi cá Hồi đẻ là nơi tham quan về sinh thái, lấy các khu rừng bi khai thác quá
mức xưa kia là nơi giáo dục cho học sinh, sinh viên và du khách vê ý thức bảo vệ
rừng v.v… Ở New York, chính quyền thành phố đã thực hiện các chương trình mua

đất để quy hoạch và bảo vệ rừng đầu nguồn va nhiều chương trình hỗ trợ cho các
chủ đất áp dụng các phương thức quản lý tốt nhất nhằm tích cực hạn chế các nguy
cơ ô nhiễm đối với nguồn cung cấp nước cho thành phố. Các hoạt động hỗ trợ sản
xuất cho chủ đất được đầu tư từ nguồn tiền nước bán cho người sử dụng nước ở
thành phố, kể cả du khách. Chính quyền thành phố đã lập ra cơng ty phi lợi nhuận
để tiếp thu nguồn kinh phí này và hỗ trợ cho các nông dân là chủ đất đã chuyển
nhượng quyền sử dụng đất cho thành phố.
- Tại Costa Rica, năm 1996, thực hiện Chi trả DVMTR thông qua Quỹ tài
chính Quốc gia về rừng (FONAFIFO) đã chi trả cho các chủ rừng và các khu bảo
tồn để phục hồi, quản lý và bảo tồn rừng. FONAFIFO hoạt động như một người
trung gian giữa chủ rừng và người mua các dịch vụ hệ sinh thái. Nguồn tài chính
thu được từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: thuế nhiên liệu hóa thạch, bán tín chỉ
cacbon, tài trợ nước ngồi và khoản chi trả từ các dịch vụ hệ sinh thái. Trong năm
2006, chi trả hàng năm cho bảo trả cho bảo tồn rừng đạt trung bình 64 USD/ha,


6

trồng rừng khoảng 816 USD/ha được chi cho giai đoạn 10 năm (Lê Văn Hưng,
2011 trích theo Sefano Pariola, 2010). Tuy nhiên cũng ở Cốt-xơ-ta Ri-ca “vẫn chưa
có một cơ chế được thừa nhận chung nào dựa vào lợi ích của mọi người được chi trả
trực tiếp từ vẻ đẹp cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học”.
- Tại Ecuador, năm 1999 Quỹ bảo tồn quốc gia (FONAG) được thành lập các
công ty nước đô thị ở Quito và Pimampiro xây dựng bằng cách áp phí lên nước sinh
hoạt. Theo đó, tất cả các đơn vị cơng cộng sử dụng nước dành 1% doanh thu đóng
góp vào FONAG. Quỹ này được đầu tư cho việc bảo tồn lưu vực đầu nguồn và chi
trả trực tiếp cho các chủ rừng.
- Tại Colombia, những người sử dụng nước phục vụ công- nông nghiệp ở thung
lũng Cauca đã thành lập các hiệp hội để thu các khoản phí chi trả tự nguyện cho các
chủ rừng để cải thiện dòng chảy và giảm bồi lắng 0,5 USD/m3 nước thương phẩm.

- Tại Bolivia, hai công ty năng lượng Mỹ phối hợp với một tổ chức phi chính
phủ của Bolivia và Ủy ban bảo vệ thiên nhiên để tài trợ cho việc ngừng khai thác gỗ
và các hoạt động khác nhằm mở rộng diện tích và chất lượng của Vườn Quốc gia
Noel Kempff với mục đích tăng cường hấp thụ cacbon.
- Tại Chile, một số cá nhân khu vực tư nhân ở Chile đã bỏ tiền đầu tư vào khu
vực bảo vệ tư nhân chỉ vì mục đích bảo tồn trên những diện tích có tính đa dạng cao.
Việc chi trả được thực hiện trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện xuất phát từ ý
nguyện muốn hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn của Chính phủ tại những sinh cảnh
có nguy cơ bị đe dọa.
- Tại khu vực Trung Mỹ và Mexico: Chương trình về DVMT thủy văn
(PSA-H) là Chương trinh lớn nhất Châu Mỹ. PSA-H tập trung vào bảo tồn các rừng
tự nhiên bị đe dọa nhằm duy trì các dịng chảy và chất lượng nước. Mexico đã thành
lập quỹ lâm nghiệp năm 2002, thực hiện chi trả DVMTR từ việc sử dụng đất. Ủy
ban Lâm nghiệp Quốc gia ký hợp đồng với chủ đất để quản lý nhằm duy trì các dịch
vụ đầu nguồn. Ngồi ra người nơng dân ở Ugada và Mexico đã tiến hành liên kết
với nhau để tham gia thị trường cacbon quốc tế, bên mua là công ty sản xuất bao bì
Teltra Pak có trụ sở tại Vương quốc Anh. Nhóm nơng dân này đã liên hệ với tổ
chức phi chính phủ Ecotrust có trụ sở tại Uganda, sau đó tổ chức này lại phối hợp


7

với trung tâm quản lý cacbon Edinburg. Theo hợp đồng, nhóm nơng dân phải trồng
cây bản địa. Trong thời gian thực hiện Hợp đồng, những cây này sẽ hấp thụ được 57
tấn cacbon và họ sẽ nhận được 8 USD/tấn. Trong khi cây trồng đang lớn, họ có thể
ni dê dưới tán cây. Khi hợp đồng kết thúc, họ có thể sử dụng hoặc bán số gỗ đó.
- Tại Brazil, Nhà nước phân bổ ngân sách cho các thành phố để bảo vệ các
khu rừng phòng hộ đầu nguồn và phục hồi diện tích rừng nghèo kiệt. Ở Parana cũng
như ở Minas Gerais, 5% doanh thu từ lưu thông hàng hóa và dịch vụ (ICMS)- một
loại thuế gián tiếp đánh vào tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ được phân bổ cho các

thành phố có cơ quan bảo tồn hay diện tích rừng cần bảo vệ hoặc cho các thành phố
cung cấp nước cung cấp nước cho các thành phố lân cận. Chính phủ cũng đã thực
hiện “Chương trình ủng hộ mơi trường” trong đó, chi trả để thúc đẩy sự bền vững
môi trường của khu vực Amazon.
1.2.2. Hoạt động chi trả DVMTR ở Châu Âu
- Tại Pháp, Công ty Perrier Vittel (hiện nay do Nestlé sở hữu) phát hiện ra
rằng bỏ tiền đầu tư vào bảo tồn diện tích đất chăn nuôi xung quanh khu vực đất gập
nước sẽ tiết kiệm chi phí hơn là việc xây dựng nhà máy lọc nước để giải quyết vấn
đề chất lượng nước. Theo đó họ đã mua 600 mẫu đất nằm trong khu vực sinh cảnh
nhạy cảm và ký hợp đồng bảo tồn dài hạn với nông dân trong vùng. Nông dân vùng
đầu nguồn Rhine-Meuse ở miền đông nam nước pháp được nhận tiền đền bù để
chấp nhận giảm quy mô chăn ni bị sửa trên đồng cỏ, nâng cao hiệu quả quản lý
chất thải chăn nuôi và trồng rừng ở những khu vực nước thẩm thấu nhạy cảm. Công
ty Perrier Vittel chi trả chất lượng nước cho mỗi trang trại nuôi bò sữa ở thượng lưu
khoảng 230 USD/ha/năm, trong 7 năm Công ty đã chi trả số tiền là 3,8 triệu USD.
- Tại Đức, Chính phủ đã đầu tư một loạt chương trình để chi trả cho các chủ
đất tư nhân với mục đích thay đổi cách sử dụng đất của họ nhằm tăng cường hoặc
duy trì dịch vụ hệ sinh thái. Những dự án này bao gồm trợ cấp cho sản xuất cà phê
và ca cao trong bóng râm, quản lý rừng bền vững, bảo tồn đất và cải tạo các cánh
đồng chăn thả ở các nước Mỹ La tinh gồm Honduras, Costa Rica, Colombia,
Ecuador, Peru, Paraguay và Cộng hòa Dominica.


8

1.2.3. Hoạt động chi trả DVMTR ở Châu Á
Trong những năm gần đây, các chương trình chi trả DVMTR đã được phát
triển và thực hiện thí điểm tại các nước Châu Á như Indonesia, Philippines, Trung
quốc, Ấn Độ, Nepal và Việt Nam nhằm xác định điều kiện để thành lập cơ chế chi
trả DVMTR. Đặc biệt là Indonesia và Philippines đã có nhiều nghiên cứu điển hình

về chi trả DVMTR đối với việc quản lý lưu vực đầu nguồn.
Từ năm 2001-2006, nhiều nhà tài trợ cũng đã khảo sát khả thi các Chương
trình chi trả DVMTR ở Châu Á. Trong khuôn khổ hỗ trợ của Quỹ Quốc tế và phát
triển nông nghiệp (IFAD), Trung tâm Nông-Lâm thế giới (ICRAF) đã đóng vai trị
quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về khái niệm nâng cao nhận thức về chi
trả DVMTR bằng chương trình chi trả cho người nghèo vùng cao DVMT (RUPES)
ở Châu Á. RUPES đã tích cực thực hiện các Chương trinh thí điểm ở Indonesia,
Philippines và Nepal. Tại Indonesia, thiết lập cơ chế chuyển giao dịch vụ từ các
chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn. Khách hàng của Cơng ty PDAM (40.000 hộ
gia đình) ở Mataram đồng ý trả 0,15-0,20 USD hàng tháng cho công tác bảo tồn
chức năng phòng hộ đầu nguồn tại huyện Tây Lombok.
Tại Trung quốc, năm 1998 đã bổ sung và sửa đổi Luật quy định hệ thống bồi
thường sinh thái rừng. Triển khai thí điểm hệ thống bồi thường giai đoạn 2001-2004.
Năm 2004, thành lập Quỹ bồi thường lợi ích sinh thái rừng.
Tại Bakun (Phillipines), Chính phủ cơng nhận các quyền sở hữu khơng chính
thức về đất đai do tổ tiên để lại. Việc được giao đất ở Bakun được xem là hoạt động
chi trả cho việc quản lý bền vững. Về phía cộng đồng, tất cả mọi người đều được
chi trả, hưởng lợi cho việc trao đổi cung cấp dịch vụ đầu nguồn.
Tại Kulekhani (Nepal), Ban quản lý rừng địa phương và Ủy ban phát triển
thôn xây dựng kế hoạch quản lý và hoạt động. Kế hoạch này được coi là một văn
bản pháp lý, quy định về quản lý rừng và các biện pháp sử dụng đất hợp lý đối với
chi tra DVMTR. Hiệp hội điện lực quốc gia trả phí từ cơng trình thủy điện cho cộng
đồng vì các hoạt động bảo vệ rừng đầu nguồn và sử dụng đất bền vững.


9

Từ những nghiên cứu chi trả DVMTR trên cho thấy, đến nay trên thế giới có
nhiều nghiên cứu, mơ hình về chi trả DVMTR đã được xây dựng ở nhiều quốc gia.
Những nghiên cứu, mơ hình chi trả DVMTR ở các nước đã đóng vai trị quan trọng

trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên và đa dạng sinh học nhằm tạo
nguồn tài chính bền vững và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng trong cơng tác bảo vệ
rừng. Tuy nhiên, chưa có nhiều những nghiên cứu, đánh giá tác động của chính sách
đến nhận thức của các bên liên quan, đặc biệt là người dân trực tiếp tham gia bảo vệ
rừng, những hiệu quả về kinh tế, tác động về xã hội, giảm nghèo, bình đẳng giới
trong q trình thực thi chính sách, để từ đó góp phần đóng góp vào q trình hồn
thiện chính sách được tốt hơn, hiệu quả hơn.
1.3. Tình hình nghiên cứu chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam
1.3.1. Cơ sở hình thành
Rừng có vai trị rất quan trọng trong đời sống con người và sự phát triển bền
vững của quốc gia. Các hệ sinh thái rừng phát triển tốt với đầy đủ chức năng đã và
đang cung cấp những giá trị DVMT vô cùng to lớn như: Bảo vệ phịng hộ đầu
nguồn, điều tiết và duy trì nguồn nước, hấp thụ và lưu giữ cacbon, tạo cảnh quan
phục vụ cho dịch vụ du lịch…, nhưng những năm trước đây, rừng được coi là tài
sản chung và được sử dụng miễn phí cho tồn xã hội, trong khi đó việc duy trì và
bảo vệ các hệ sinh thái rừng thường chỉ được thực hiện bởi một nhóm nhỏ người, họ
là những người lao động trong ngành lâm nghiệp (là các chủ rừng) trực tiếp đầu tư
vốn, công sức để trồng, bảo vệ, gìn giữ và phát triển rừng nhưng họ chưa được
hưởng những lợi ích xứng đáng mà xã hội phải trả cho sự nỗ lực của họ. Trong khi
xã hội, cộng đồng, tổ chức và cá nhân không tham gia bảo vệ tái tạo rừng lại được
hưởng lợi từ các dịch vụ do rừng tạo ra. Ngày nay cộng đồng xã hội nhận thức được
rằng, các giá trị sử dụng của rừng tạo ra khơng cịn là miễn phí. Chính vì thế, cần
phải có một cơ chế để bảo bệ và khuyến khích quyền lợi về kinh tế cho những chủ
rừng, đồng thời những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái phải chi trả
cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh
thái đó.


10


Theo báo cáo chuyên đề số 98 của CIFOR: Chi trả dịch vụ mơi trường rừng tại
Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn (Phạm Thu Thủy và cộng sự): Năm 2004,
Chính phủ Việt Nam đã đặt nền móng cho một chương trình PES cấp quốc gia
thơng qua Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Năm 2008, Quyết định số 380/QĐ-TTg
đã thiết lập Chương trình quốc gia có tên chi trả DVMTR và đã được triển khai thí
điểm tại tỉnh Sơn La và tỉnh Lâm Đồng. Vì vậy, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu
tiên ở châu Á đưa ra một cơ chế PES quốc gia, mặc dù cơ chế PES tại Việt Nam
chưa có sự khác biệt với định nghĩa kinh điển về PES (Wunder 2005) do Chính phủ
quyết định mức chi trả, mức chi trả này hoạt động hiệu quả dưới hình thức thuế hay
phí về điện, nước và du lịch. Sau khi Việt Nam hạn chế khai thác gỗ từ rừng tự
nhiên vào năm 1995, ngành lâm nghiệp bị coi nhẹ so với các ngành khác do mức độ
đóng góp vào tổng sản phẩm kinh tế quốc nội là rất thấp. Luật Bảo vệ và phát triển
rừng năm 2004 đã thay đổi thực trạng này với việc cơng nhận vai trị quan trọng của
rừng trong việc cung cấp các dịch vụ môi trường như là hạn chế xói mịn đất, điều
hịa tiểu khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học và vẻ đẹp cảnh quan cho các mục đích
giải trí và du lịch. Tiếp theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng này, Chiến lược phát
triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 cũng đã được phê duyệt. Chiến lược đặt ra
các nhu cầu cần thiết phải đánh giá các giá trị tài chính của các dịch vụ môi trường
rừng. Bộ NN&PTNT đã kêu gọi mạnh mẽ để có được các cơ sở pháp lý bước đầu
để PFES thực sự ứng dụng có hiệu quả rộng rãi ở Việt Nam, Bộ NN&PTNT đã kêu
gọi mạnh mẽ để có được cơ sở khoa học cần thiết nhằm thiết lập một nền móng
vững chắc cho chính sách PFES. Một vài nghiên cứu về lượng giá rừng và định giá
rừng, tập trung vào các dịch vụ môi trường rừng đã được Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam triển khai (Vũ và cộng sự năm 2007; Võ và cộng sự năm 2008).
Các nghiên cứu đã cung cấp các cơ sở quan trọng cho các cơ quan liên quan để có
được hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề liên quan tới việc triển khai chính sách
PFES. Ngồi những nghiên cứu của các cơ quan Nhà nước thực hiện, các nhà tài trợ
cũng hỗ trợ tích cực trong việc giới thiệu PES thơng qua các dự án thí điểm và bắt
đầu được triển khai tại Việt Nam từ năm 2002. Một vài dự án tiêu biểu như:
Tài chính bền vững: Nghiên cứu điểm từ khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang

(Khánh Hòa 2002-2005); Triển vọng tài tính bền vững tại các khu bảo tồn (Thừa


11

Thiên Huế, 2007-2007); tạo lợi ích cho việc phịng hộ đầu nguồn Trị An (Đồng Nai
2008-2009); RUPES (Đền đáp sử dụng và chia sẻ đầu tư trong chi trả các dịch vụ
mơi trường vì người nghèo (Bắc Kan; 2008-2012); Ả-CDM (Cơ chế phát triển sạch:
Trồng rừng/tái trồng rừng (Hịa Bình; 2009-2012).
Chương trình Bảo tồn Đa dạng Sinh học Vùng Châu Á (ARBCP) đã hỗ trợ
Chính phủ Việt Nam từ năm 2006, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối
hợp với tổ chức Winrock Internationnal thực hiện thành công chương trình thí điểm
về Chi trả DVMTR, đã cải thiện sinh kế cho hơn 32.000 người dân nghèo nông thôn
đồng thời tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học ở tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình
Phước và ở Việt Nam. Chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển có vai trò quan
trọng đầu tiên về phát triển Lâm nghiệp xã hội ở Việt Nam, cho đến nay các chương
trình này luôn đi đầu trong phát triển Lâm nghiệp xã hội ở nước ta.
Dự án trồng rừng quy mô nhỏ để hấp thụ khí Cacbon-đi-ơ-xít được Cục Lâm
nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và
môi trường và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản cùng phối hợp xây dựng. Dự án
tiến hành tại Xuân Phong và Bắc Phong thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình.
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng với mục tiêu trồng mới 5 triệu hecta rừng và
bảo vệ diện tích rừng hiện có trong thời kỳ từ năm 1998 đến năm 2010 nhằm nâng
cao tỷ lệ che phủ của rừng Việt Nam.
Các dự án trồng rừng PAM: Các dự án PAM đã tạo công ăn việc làm cho hàng
triệu lao động ở những vùng xa xôi, hẻo lánh đời sống có nhiều khó khăn, tạo nên
những khu rừng kinh tế, phịng hộ, phong cảnh, góp phần to lớn vào việc xố đói,
giảm nghèo cho nhân dân và đặc biệt đã tạo lập được nghề rừng nhân dân.
Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (NTP-RCC),
được thực hiện theo Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg Ngày 2/12/2008 của Thủ

tướng Chính phủ.
Dự án thí điểm về chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được triển khai tại tỉnh
Lâm Đồng với sự hỗ trợ của tổ chức Winrock International, tỉnh Sơn La với sự hỗ
trợ của cơ quan hợp tác kỹ thuật CHLB Đức (GIZ)
Từ những chương trình, dự án đã được triển khai, thực hiện nêu trên đã mang
đến cho các nhà hoạch định chính sách một cơ hội lớn để tìm hiểu một khái niệm


12

mới một cách thực tiễn và cung cấp những hiểu biết toàn diện hơn, tạo cơ sở pháp
lý và kinh nghiệm thực tiễn là tiền đề cho Việt Nam sẵn sàng thực hiện chính sách
PFES thành cơng ở Việt Nam và có sức lan tỏa lớn trong khu vực. Đó chính là lý do
Việt Nam ban hành chính sách chi trả DVMTR, giúp Việt Nam đã trở thành một
trong những quốc gia đầu tiên thực hiện chi trả DVMTR ở Đơng Nam Á.
1.3.2. Chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng ở Việt Nam
Để cơ sở cho xây dựng khung pháp lý về chính sách chi trả DVMTR áp dụng
trên phạm vi cả nước, ngày 10 tháng 04 năm 2008, Thủ tướng chính phủ đã ban
hành quyết định số 380/QĐ-TTg về thí điểm chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng tại tỉnh Sơn La và Lâm Đồng. Thông qua quyết định thí thí điểm này, một số
cơ chế tài chính giữa người cung ứng DVMTR và người sử dụng DVMTR qua Quỹ
Bảo vệ và Phát triển rừng được hình thành và được Chính phủ, các bên liên quan
đánh giá cao về hiệu quả mang lại. Trên cơ sở những thí điểm ban đầu, ngày 09
tháng 3 năm 2010 Chính phủ đã tổ chức hội nghị tại Hà Nội để đánh giá kết quả và
q trình thực hiện chính sách thí điểm Quyết định số 380/QĐ-TTg. Tư vấn của
Winrock International đã tiến hành hỗ trợ cho chính quyền Lâm Đồng đánh giá
chính sách thí điểm bằng việc tiến hành một khảo sát kinh tế – xã hội ở lưu vực Đa
Nhim đối với các tổ chức quản lý và bảo vệ rừng; các hộ dân (những người được
chi trả PFES); các công ty và các cá nhân sử dụng PFES (những người chi trả PFES)
và các cơ quan chính quyền địa phương tham gia trong việc thu, quản lý và chi trả

PFES. Sau hai năm thực hiện và đánh giá kết quả của việc thực hiện thành cơng
chính sách chi trả DVMTR ở Lâm Đồng và Sơn La, Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về “chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng”
và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Ba loại DVMTR đã thực hiện chi trả từ
năm 2011 đến nay gồm: (1) Dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mịn, bồi lắng lịng hồ,
lịng sơng, lịng suối; (2) Dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và
đời sống xã hội; (3) Dịch vụ bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học
của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch, cụ thể: Các nhà máy thủy
điện chi trả cho dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mịn, bồi lắng lịng hồ, lịng sơng,
lịng suối: 20 đồng/KWh điện thương phẩm; các cơ sở cung ứng nước sạch chi trả


13

cho dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội: 40
đồng/m3 nước thương phẩm; các cơ sở kinh doanh du lịch có sử dụng môi trường
rừng chi trả cho dịch vụ bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của
các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch: 1-2% tổng doanh thu trong kỳ
(Phạm Hồng Lượng, 2018).
Từ năm 2011 đến năm 2016, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng các cấp với vai trò
là tổ chức nhận ủy thác, kết nối giữa các bên cung ứng và sử dụng dịch vụ đã đàm
phán, ký kết được 474 hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR. Tổng số tiền DVMTR
toàn quốc là 6.510,6 tỷ đồng; cơ cấu thu như sau: (1) Theo cấp quản lý: Quỹ Trung
ương thu 4.768,5 tỷ đồng (chiếm 73,2%), Quỹ tỉnh thu 1.742,2 tỷ đồng (chiếm
2,73%); (2) thu theo dịch vụ: thu từ cơ sở sản xuất thủy điện 6.318,4 tỷ đồng (chiếm
97,04%), thu từ cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch là 178,4 tỷ đồng (chiếm
2,73%), thu từ dịch vụ du lịch là 13,868 tỷ đồng (chiếm 0,23%). Việc thực hiện
chính sách chi trả DVMTR trong thời gian qua đã góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý, bảo vệ rừng cho hơn 5,875 triệu ha rừng, chiếm 44% tổng diện tích rừng tồn
quốc, góp phần làm giảm số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại trong tồn

quốc. Cải thiện cho trên 500 nghìn hộ gia đình trong và gần rừng (Phạm Hồng
Lượng, 2018).
Việc thực hiện PFES là một bước tiến mới, thể hiện sự thay đổi đột phá, có
tính chiến lược khơng chỉ trong tư duy, nhận thức mà cịn cả hành động trong suốt
q trình thiết kế, xây dựng, ban hành và thực thi chính sách kinh tế đối với ngành
lâm nghiệp; chuyển hướng tiếp cận hoàn toàn dựa vào ngân sách nhà nước truyền
thống sang tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư ngồi ngân sách nhà nước,
nguồn vốn xã hội hóa cho phát triển ngành; giải quyết một phần khó khăn về kinh
phí hoạt động quản lý, bảo vệ rừng cho các chủ rừng trong bối cảnh phải dừng khai
thác chính gỗ từ rừng tự nhiên và bổ sung kinh phí đáng kể cho các Ban quản lý
rừng, chủ rừng tổ chức và các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên; có tác động
lan tỏa, tạo ra hiệu ứng tích cực, phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường,
mang lại động lực, lợi ích chung cho cộng đồng; tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa
các chủ rừng trong vai trò là bên cung ứng dịch vụ với các tổ chức, cá nhân sản xuất,


14

kinh doanh hưởng lợi từ môi trường rừng trong vai trị là bên sử dụng dịch vụ mơi
trường rừng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả rất ấn tượng trên, thì trong q trình triển
khai thực hiện chính sách cũng cịn khơng ít những tồn tại và hạn chế, cụ thể như:
Nguồn thu và đối tượng thu còn hạn chế, mức thu cịn thấp so với tiềm năng, nguồn
thu tồn quốc lớn nhưng mức chi cho từng chủ rừng còn chưa cao; hệ thống quy
định, hướng dẫn về tiêu chí, chế độ báo cáo giám sát, đánh giá còn chưa cụ thể,
thống nhất ,…Nhận thức rõ được một số bất cập, tồn tại nêu trên, trong thời gian
qua, BNN&PTNT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số
147/2016/NQQ-CP ngày 02/12/2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 99/2010/NĐ-CP, ngày 24/9/2010. Theo đó, lần điều chỉnh giá điện bán lẻ bình
qn đầu tiên tính từ thời điểm 01/01/2017 cho phép đơn giá tiền DVMTR đối với

các nhà máy thủy điện sẽ được tăng từ 20 đ/KWh lên 36 đ/KWh điện thương phẩm;
đối với các nhà máy cung ứng nước sạch, đơn giá sẽ tăng từ 40 đồng/m3 lên 52
đồng/m3 nước sạch.
Ngày 15/11/2017, Quốc hội đã thông qua Luật Lâm nghiệp với tổng số 12
chương, 108 điều, trong đó dành hẳn một mục trong Chương VI, từ điều 61 đến
điều 65 quy định về dịch vụ môi trường rừng. Việc thể chế hóa các quy định này
trong Luật Lâm nghiệp đã thiết lập khuôn khổ pháp lý vững chắc, tạo điều kiện cho
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật sớm được ban hành và đi vào thực tiễn.
1.3.3. Một số nghiên cứu về chi trả dịch vụ mơi trường rừng
Để có thể ban hành các văn bản tổ chức triển khai, thực hiện PFES như Nghị
định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/20120 của Thủ tướng Chính phủ, rất nhiều các dự
án thí điểm về PFES đã được triển khai tại nhiều địa phương từ năm 2006 – 2009;
trong các chương trình do Bộ NN&PTNT phối hợp với tổ chức Winrock
International thì có chương trình mơi trường trọng điểm và sáng kiến hành lang bảo
tồn đa dạng sinh học do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tài trợ từ năm 2006 –
2010, các tỉnh được chọn thực hiện thí điểm gồm có Sơn La, Lâm Đồng, Bình
Thuận, Ninh Thuận.


15

WWF cũng đã tiến hành các hoạt động đánh giá và tìm cơ hội cho PFES ở tỉnh
Quảng Nam và Quảng Trị. Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế
của Đan Mạch (DANIDA), WWF và các đối tác khác đã tài trợ cho việc giải quyết
vấn đề ô nhiễm hồ chứa nước Trị An và hạ lưu sông Đồng Nai dựa trên cơ chế
PEES. Chi cục kiểm lâm Thừa Thiên Huế phối hợp cùng WWF cũng đã tiến hành
dự án tạo cơ chế tài chính nhằm bảo vệ cảnh quan tại Vườn quốc gia Bạch Mã, dự
kiến sẽ tạo ra nguồn thu lớn hơn gấp 3 lần so với nguồn thu hiện hành.
Chương trình thực hiện thử nghiệm chi trả dịch vụ môi trường rừng ở hai tỉnh
Lâm Đồng và Sơn La, trong giai đoạn 2008-2010.

Tài liệu của nhiều tác giả (Hoàng Minh Hà, Vũ Tấn Phương và cộng sự, 2008)
về “Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm và bài học tại Việt Nam” đã đề cập
đến những vấn đề ban đầu liên quan đến chi trả DVMTR ở Việt Nam như: Tạo
nguồn hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ vùng đầu nguồn sông Đồng Nai do Cơ quan
phát triển DANIDA của Đan Mạch và các đối tác nghiên cứu nhằm giải quyết vấn
đề ô nhiễm tại hồ Trị An và vùng hạ lưu sông Đồng Nai. Xây dựng cơ chế chi trả
hấp thụ cacbon trong lâm nghiệp, một nghiên cứu điểm tại huyện Cao Phong, tỉnh
Hồ Bình. Dự án được Trường Đại học Lâm nghiệp và Trung tâm nghiên cứu sinh
thái và môi trường phối hợp xây dựng.
Nghiên cứu xác định hệ số hiệu chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng ở
Sơn La của Vương Văn Quỳnh, Trường Đại học lâm nghiệp theo phương pháp so
sánh tương đối, xác định các hệ số hiệu chỉnh mức chi trả DVMRT theo các tiêu chí.
Nguồn gốc rừng, trạng thái rừng, mục đích sử dụng, mức độ khó khăn trong bảo vệ
rừng, nhằm để khuyến khích bảo vệ và phát triển rừng với những DVMT ngày càng
tốt hơn theo Nghị định số 99/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ.
ADB CDTA 8592 VIE: Tăng cường thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi
trường rừng tại Việt Nam; trong đó, nghiên cứu DVMTR trong ni trồng thủy sản
(cá nước lạnh) tại tỉnh Lào Cai, nghiên cứu xây dựng cơ chế chi trả DVMTR đối
với hoạt động nuôi trồng thủy sản trên cát tại tỉnh Thừa Thiên Huế, nghiên cứu cơ
chế chi trả DVMTR đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn tại
tỉnh Cà Mau.


×