Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu hiệu quả của việc áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 115 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH
CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN QUẾ PHONG TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

ĐINH THỊ NGỌC THÚY

Hà Nội - Năm 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH
CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN QUẾ PHONG TỈNH NGHỆ AN

ĐINH THỊ NGỌC THÚY
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ: 8440301
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LÊ VĂN HƢNG

HÀ NỘI, NĂM 2018



i

LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tất cả sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin cảm ơn PGS.TS Lê Văn
Hưng, Thầy đã hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nói chung và các Thầy giáo, Cô giáo khoa Môi
trường nói riêng đã tham gia quá trình giảng dạy tôi trong khóa học này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tác giả của các tài liệu mà tôi đã sử dụng trong quá
trình học vừa qua cũng như các trang sách báo, tài liệu, các trang web đã cung cấp
những thông tin giúp tôi hoàn thiện luận văn này.
Tôi cũng cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè, gia đình của tôi đã
luôn giúp đỡ, ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn để có
được kết quả như ngày hôm nay.
Tác giả

ĐINH THỊ NGỌC THÚY


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa bao giờ sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cá nhân mình trong luận
văn này.
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2018

Tác giả


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi
THÔNG TIN ĐỀ TÀI ............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu. ..............................................................................................2
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................3
I. Một số khái niệm, đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng. ...............................3
1. Môi trường rừng. .....................................................................................................3
2. Hệ sinh thái rừng. ....................................................................................................3
3. Dịch vụ môi trường. ................................................................................................3
4. Dịch vụ môi trường rừng.........................................................................................4
5. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái môi trường và chi trả dịch vụ môi trường rừng. .........4
6. Đối tượng tham gia. ................................................................................................5
7. Các hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng. ......................................................6
8. Nền tảng cơ bản của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường. ........................................7
II. Tổng quan các kết quả nghiên cứu và thực tiễn chi trả dịch vụ môi trường rừng
trên thế giới. ................................................................................................................8
III. Tổng quan các kết quả nghiên cứu và thực tiễn chi trả dịch vụ môi trường rừng
tại Việt Nam. ............................................................................................................ 11
1. Các nghiên cứu và triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam. ..... 11

2. Các văn bản quy phạm pháp luật và kết quả áp dụng liên quan đến Chính sách chi
trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam. .............................................................. 16
IV. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại huyện Quế Phong. .................................. 19
1. Điều kiện tự nhiên. ............................................................................................... 19


iv

1.1. Vị trí địa lý. ........................................................................................................ 19
1.2. Địa hình, địa thế. ............................................................................................... 20
1.3. Khí hậu. ............................................................................................................. 20
1.4. Sông suối, thủy văn. .......................................................................................... 20
1.5. Điều kiện thổ nhưỡng, đất đai. .......................................................................... 21
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. ..................................................................................... 21
2.1. Dân số. ............................................................................................................... 21
2.2. Nguồn nhân lực. ................................................................................................. 23
2.3. Cơ sở hạ tầng. .................................................................................................... 23
2.4. Về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và công tác xây dựng nông thôn mới. ...... 24
2.5. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. .................................................................. 26
2.6. Thương mại, dịch vụ. ........................................................................................ 26
3.Thực trạng về văn hoá - xã hội............................................................................... 26
3.1. Văn hoá, thông tin, thể thao. ............................................................................. 26
3.2. Công tác giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ. ........................................ 27
3.3. Công tác y tế, dân số. ........................................................................................ 28
3.4. Công tác lao động, việc làm, chính sách xã hội. ............................................... 28
4. Thực trạng rừng và quản lý rừng tại huyện Quế Phong. ...................................... 29
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 33
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 33
2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 33
2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. .............................................................. 33

2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp. ................................................................ 33
2.2.1. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp. ................................................................. 33
2.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học. ................................................................... 33
2.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lí số liệu. ............................................ 36
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 40
I. Hiện trạng công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Quế
Phong. ...................................................................................................................... 40


v

II. Đánh giá hiện trạng công tác chi trả DVMTR ở huyện Quế Phong. .................. 44
1. Tình hình áp dụng chính sách chi trả DVMTR tại huyện Quế Phong. ................ 44
2. Công tác tổ chức, chỉ đạo điều hành thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng............................................................................................................... 45
3. Tình hình thu, chi của dự án chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Quế Phong. ........ 46
4. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa
bàn huyện Quế Phong đến hiệu quả kinh tế. ........................................................... 52
5. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa
bàn huyện Quế Phong đến bảo vệ môi trường. ....................................................... 54
6. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa
bàn huyện Quế Phong đến công tác xã hội. ............................................................ 58
7. Tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. ....................................... 66
III. Đánh giá chung việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa
bàn huyện Quế Phong và các bài học kinh nghiệm. ................................................ 69
1. Đánh giá việc tổ chức thực hiên chính sách. ........................................................ 69
2. Bài học kinh nghiệm. ........................................................................................... 70
IV. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng trên địa bàn huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An. ..................................... 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 73

1. Kết luận. ............................................................................................................... 73
2. Kiến nghị .............................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 75
PHỤ LỤC I .............................................................................................................. 77
PHỤ LỤC II: ............................................................................................................ 84
PHỤ LỤC III ............................................................................................................ 88
PHỤ LỤC IV: HÌNH ẢNH ...................................................................................... 92
PHỤ LỤC V ............................................................................................................. 94


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc điểm dân số huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An năm 2017 ................ 22
Bảng 1.2: Hiện trạng rừng tại huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An ............................. 30
Bảng 1.3: Hiện trạng quản lý rừng và đất lâm nghiệp: ................................................. 31
Bảng 3.1: kết quả thu tiền dịch vụ môi trường rừng cụ thể từng nhà máy thủy điện
các năm 2013-2017 : ................................................................................................ 48
Bảng 3.2: số tiền giải ngân cụ thể của các cơ sở sản xuất thủy điện trên địa bàn năm
2014-2017: ............................................................................................................... 50
Bảng 4.1. Danh sách các đối tượng thụ hưởng ........................................................ 63


vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Vị trí địa lý huyện Quế Phong .................................................................... 19
Hình 2: Mô hình chi trả dịch vụ theo hình thức gián tiếp ........................................ 42
Hình 3: Kết quả thu tiền dịch vụ môi trường huyện Quế Phong năm 2013 -2017 .. 47

Hình 4: Kết quả chi trả tiền dịch vụ môi trường huyện Quế Phong năm 2014 2017 ............................................................................................................. 49
Hình 5: Diện tích rừng Quế Phong năm 2014-2017 ................................................ 55
Hình 6: diện tích rừng trồng mới tại Quế Phong năm 2015-2017 ........................... 55
Hình 7: độ che phủ rừng ở Quế Phong năm 2015-2017 .......................................... 56
Hình 8: diện tích rừng được khoán trên địa bàn huyện năm 2015-2017 ................. 61
Hình 9: Số vụ vi phạm QLBV rừng huyện Quế Phong năm 2015-2017 ................. 62


vi

THÔNG TIN ĐỀ TÀI
Họ và tên học viên: Đinh Thị Ngọc Thúy
Lớp: CH2AMT

Khoá: 2A

Cán bộ hướng dẫn : PGS. TS. Lê Văn Hưng
Tên đề tài: Nghiên cứu hiệu quả của việc áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
Dịch vụ môi trường rừng là bộ phận quan trọng bậc nhất của dịch vụ môi
trường. Môi trường rừng là môi trường do kết quả tác động của rừng tạo ra cho xã
hội và tự nhiên. Nó là loại môi trường có tầm quan trọng không thể thay thế trong
hệ sinh thái chung.
Hơn 20 năm qua cùng với việc đổi mới đất nước, Ngành Lâm nghiệp Nghệ
An đã có những chuyển biến tích cực. Từ sản xuất theo truyền thống lấy quốc
doanh làm nòng cốt, chủ yếu là khai thác rừng tự nhiên sang sản xuất lâm nghiệp
theo hướng xã hội hóa, nhằm thu hút nguồn lực tập trung cho nhiệm vụ xây dựng và
phát triển rừng. Do đó rừng ở Nghệ An đã có sự phát triển nhanh về diện tích và giá
trị kinh tế. Quế Phong là một huyện miền núi, biên giới vùng cao ở phía Tây Bắc
tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh gần 180 km. Diện tích tự nhiên 189.086 ha

trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp, chiếm 78,86% tổng diện tích tự nhiên.
Để không ngừng nâng cao giá trị sử dụng đất, giải quyết việc làm và từng
bước xóa đói giảm nghèo cho đồng bào nông thôn miền núi, đồng thời để tạo điều
kiện thực hiện luật “ Luật Lâm nghiệp ” Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như
UBND tỉnh đã có nhiều chính sách về đất đai cũng như đầu tư, hỗ trợ cho công tác
bảo vệ và phát triển rừng. Các Nghị định về giao đất khoán rừng, cho thuê đất rừng;
Các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ để người dân sống trong rừng và gần rừng
sản xuất kinh doanh rừng bền vững, bảo vệ rừng Đặc dụng và rừng Phòng hộ có
hiệu quả đã và đang đi vào thực tế và phát huy hiệu quả. Để thu hút các nguồn lực
cho đầu tư phát triển rừng, năm 2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định


vii

99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng.
Luận văn trình bày tổng quan các kết quả nghiên cứu tình hình thực thi chính
sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên Thế giới, tại Việt Nam và tại địa phương
nghiên cứu thông qua các văn bản cũng như những thành tựu tiêu biểu đã đạt được
từ đó nêu lên những vấn đề đã giải quyết được và những vẫn đề còn phải tiếp tục
nghiên cứu.
Để giải quyết các nội dung nghiên cứu trên chúng tôi dùng các phương pháp
nghiên cứu như: phương pháp thu thập số liệu sơ câp và thứ cấp đã đánh giá kết quả
thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến môi trường, kinh tế, xã hội
trên địa bàn huyện Quế Phong. Tổng số tiền thu được từ PES năm 2013 đến 2017 là
75 tỷ, góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân của người dân từ chính sách chi
trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) hằng năm đạt từ 6 đến 7 triệu đồng/hộ/năm.
Diện tích rừng trên địa bàn huyện Quế Phong tăng lên đáng kể, tổng diện tích rừng
năm 2014 là 37.146,12 ha đến năm 2017 tổng diện tích rừng là 58.927,7 ha. Năm
2015 diện tích rừng trồng mới là 2,1 nghìn ha thì đến năm 2017 diện tích rừng trồng

mới đã tăng lên là 2,7 nghìn ha; bên cạnh đó số vụ vi phạm đã giảm xuống năm từ
112 vụ còn 91 vụ. Kết quả trên nêu lên được hiện trạng công tác chi trả dịch vụ môi
trường rừng ở huyện Quế Phong. Đã đánh giá được những điểm đã đạt được cũng
như những điểm còn đang vướng mắc trong công tác chi trả DVMTR.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra việc áp dụng chính sách chi trả
DVMTR đã có tác động đến kinh tế, môi trường, xã hội và nêu được những điểm
cần khắc phục trong thời gian tới tại địa phương để nâng cao hiệu quả của chính
sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Những hệ sinh thái trên trái đất (như hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, lưu
vực sông, nguồn nước...) đã và đang cung cấp cho con người những giá trị dịch vụ
được sử dụng cho sự phát triển kinh tế xã hội, nhưng những hệ sinh thái này trước
đây lại được sử dụng miễn phí trong cuộc sống hằng ngày của người dân và họ
không có ý thức trách nhiệm bảo vệ nó, do đó mà chất lượng cũng như khả năng
cung cấp những dịch vụ môi trường này đang bị ảnh hưởng.
Việc duy trì và bảo vệ hệ sinh thái được thực hiện bởi cộng đồng sống trong
vùng (ví dụ: lâm trường, bộ đội, người dân...), tuy nhiên quyền lợi chưa được xác
định cụ thể. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có một sự định giá giá trị kinh tế những lợi
ích của các hệ sinh thái này để làm cơ sở căn cứ để chi trả - thanh toán từ những
người được hưởng lợi để chi trả đền bù và giúp đỡ những người bảo vệ và duy trì
các hệ sinh thái và từ đó mới có thể duy trì việc cung cấp những dịch vụ môi trường
từ các hệ sinh thái rừng một cách tốt hơn.
Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES) không chỉ mang lại hiệu quả về
kinh tế cho người cung cấp dịch vụ môi trường, mà PES còn mang lại hiệu quả
trong bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và hiệu quả trong việc tăng

nguồn thu cho xã hội bảo đảm công bằng, hài hòa trách nhiệm giữa người cung cấp
dịch vụ và người sử dụng dịch vụ.
Việc nghiên cứu áp dụng chính sách chi trả DVMTR này đã mang lại những
lợi ích, hiệu quả về kinh tế xã hội gì cho nhân dân và chính quyền địa phương?; mối
quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ thế nào? Cần có giải
đáp cho những vấn đề trên để nhìn nhận một cách rõ ràng, chính xác về hiện trạng
áp dụng, từ đó có những biện pháp giải quyết phù hợp.
Để trả lời các vấn đề trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu
quả việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tại huyện Quế
Phong, tỉnh Nghệ An” với mong muốn đưa ra cái nhìn chân thực, khách quan về
hiện trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Quế Phong, các


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full














×