Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tiết 35: Đọc them: Xa ngăm thác núi Lư Phong kiều dạ bạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.24 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Ngày soạn: ...
Ngày giảng:...


Tiết 35
<b>Hướng dẫn đọc thêm:</b>


<i><b> Văn bản:</b></i>


<b>XA NGẮM THÁC NÚI LƯ ( Lý Bạch )</b>
<b>PHONG KIỀU DẠ BẠC( Trương Kế )</b>
<b>I. Mục tiêu </b>


<i><b>1. Kiến thức: </b></i>


- Hiểu sơ giản về tác giả Lí Bạch và Trương Kế


- Phân tích vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy
hứng khởi của thiên tài Lý Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng
khống, lãng mạn của nhà thơ.Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong bài thơ. Cảm
nhận được nỗi lòng của thi nhân trong một đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.


- Đọc hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.


<i><b>2. Kĩ năng: - Sử dụng phần dich nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào</b></i>
biết tích lũy vốn Hán Việt.


- KNS: + Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên, cách
bộc lộ cảm xúc trước thiên nhiên tươi đẹp.


<i><b>3.Thái độ : Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, sự đồng cảm về tâm hồn với</b></i>
các nhà thơ.



<i><b>4. Phát triển năng lực: Rèn HS năng lực tự học (thực hiện soạn bài ở nhà có chất</b></i>
lượng, tham khảo internet), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích
được vẻ đẹp của tác phẩm văn chương), năng lực sáng tạo (có hứng thú, chủ động
nêu ý kiến về giá trị của tác phẩm), năng lực sử dụng ngơn ngữ khi nói, khi tạo lập
đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng
<i>lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc</i>
chiếm lĩnh kiến thức bài học.


<b>II. Chuẩn bị</b>


- GV: nghiên cứu SGK,chuẩn kiến thức, SGV, giáo án, TLTK
- HS Sọan bài theo hướng dẫn của GV


<b>III. Phương pháp:</b>


- Phương pháp dạy học : Phát vấn câu hỏi, giảng bình, phân tích, so sánh, thảo
luận.


- Kỹ thuật dạy học:


+ Động não: Tìm hiểu những hình ảnh, chi tiết nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp của thiên
nhiên, tình cảm con người trong 2 bài thơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Hình thức: nhóm, cá nhân
<b>IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục</b>
<i><b>1. Ổn định tổ chức (1’) </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ (5’)</b></i>



<b>? Đọc thuộc lòng và cảm nhận về tình bạn trong bài “ Bạn đến chơi nhà” ?</b>
- Cảm xúc phấn khỏi, vui vẻ thoả lịng khi có bạn đến chơi.


- Tác giả cố tình dựng lên tình huống khó xử, đùa vui, để bộc lộ tình cảm chân
thực, thân mật của mình đối với bạn.


- Khẳng định một tình bạn tri kỉ đẹp đẽ, vượt lên mọi lễ nghi, mọi vật chât cám dỗ
đời thường.


<i><b>3. Bài mới (34’)</b></i>


<b>HĐ1: Giới thiệu bài( 1’):</b>


<i>- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.</i>
<i>- Hình thức: hoạt động cá nhân.</i>


<i>- Kĩ thuật, PP: thuyết trình. </i>


Thơ Đường là thành tựu rực rỡ nhất của văn học đời Đường TK VII – X. Thơ
Đường vừa có tính độc đáo, vừa có tính cổ điển. Thơ Đường ra đời trước nền văn
học trung đại VN gần 3 thế kỉ nên nó là sản phẩm tinh thần vừa xa, vừa xưa nhưng
vẫn ánh lên những tâm hồn cao đẹp. Hôm nay chúng ta cùng đến với 2 bài thơ
Đường để tìm hiểu về vẻ đẹp của nó.


<b>Hoạt động 2(16’) GV hướng dẫn HS tìm hiểu VB “Xa ngắm thác núi Lư” </b>
<i>- Mục tiêu: học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, đọc hiểu bài thơ.</i>


<i>- Phương pháp: vấn đáp, đọc diễn cảm, thuyết trình nêu vấn đề, phân tích so sánh</i>
<i>đối chiếu, giảng bình. </i>



<i>- Hình thức: cá nhân, nhóm, dạy học phân hóa</i>
<i>- Kĩ thuật: động não, trình bày 1 phút.</i>


<i>- Cách thức tiến hành:</i>


<b>Hoạt động của thầy và trị</b> <b>Ghi bảng</b>


<b>GV trình chiếu hình ảnh về tác giả Lý Bạch</b>
<i>Bước 1:</i>


<i><b>GV: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về cuộc đời,</b></i>
<i><b>sự nghiệp của tác giả Lí Bạch?</b></i>


HS: Lí Bạch (701 - 762) là nhà thơ nổi tiếng của Trung
Quốc đời Đường, tự là Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cư
sĩ, quê ở Cam Túc.


<b>GV bổ sung: Lý Bạch là một trong những nhà thơ</b>
theo chủ nghĩa lãng mạn danh tiếng nhất thời Thịnh
Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung.


<b>A. Xa ngắm thác núi </b>
<b>Lư</b>


<i><b>I. Giới thiệu chung:</b></i>


<i>1.Tác giả:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Suốt cuộc đời của mình, ơng được tán dương là một thiên
tài về thi ca, người đã mở ra một giai đoạn hưng thịnh của


thơ Đường. Ông cùng người bạn Đỗ Phủ trở thành hai
biểu tượng thi văn lỗi lạc không chỉ trong phạm vi nhà
Đường, mà cịn trong tồn bộ lịch sử Trung Hoa, thậm chí
tồn bộ khu vực Đơng Á đồng văn. Do sự lỗi lạc của
mình, ơng được hậu bối tôn làm Thi Tiên . Giới thi nhân
bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm sinh,
nên gọi Lý Bạch là Tửu Tiên Hạ Tri Chương gọi ơng
là Thiên Thượng Trích Tiên.


Ơng đã viết cả ngàn bài thơ bất hủ. Hơn ngàn bài thơ của
ông được tổng hợp lại trong tập Hà Nhạc Anh Linh
<i>tập một tuyển tập thơ rất đồ sợ thời Vãn Đường do Ân</i>
Phan chủ biên vào năm 753, và hơn 43 bài của ông được
ghi trong Đường Thi Tam Bách Thủ được biên bởi Tôn
Thù một học giả thời nhà Thanh. Vào thời đại của ông,
thơ của ông đã xuất hiện các bản dịch tại phương Tây, chủ
đề của ông nhấn mạnh tán dương mối quan hệ bạn bè, sự
thần bí của thiên nhiên, tâm trạng tĩnh mịch và thú vui
uống rượu rất đặc trưng của ông.


Cuộc đời của ông đi vào truyền thuyết, với phong cách
yêu rượu hiếm có, những truyện ngụ ngôn và truyền
thuyết về tinh thần trượng nghĩa, cũng như điển tích nổi
tiếng về việc ông đã chết đuối khi nhảy khỏi thuyền để bắt
cái bóng phản chiếu của mặt trăng.


<i><b>? Bài thơ “Vọng Lư sơn bộc bố” được sáng tác trong</b></i>
<i><b>hoàn cảnh nào?</b></i>


HS: Bài thơ được tác giả viết vào quãng thời gian cuối đời


khi mà những ảo tưởng chính trị đã tiêu tan, nhà thơ quay
trở về với thiên nhiên, với Đạo để tự giải thốt mình.
GV: Bài thơ là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về
đề tài thiên nhiên của nhà thơ.


<i>Bước 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu VB</i>
GV hướng dẫn HS đọc:


<i><b>? Bài thơ có nhịp thơ như thế nào? Cần đọc với giọng</b></i>
<i><b>ra sao?</b></i>


HS: Bài thơ có nhịp là 4/3 hoặc 2/3/3. Đọc với giọng phấn
chấn ngợi ca.


Trung Quốc đời Đường.
Lí Bạch được mệnh
danh là “Tiên thơ”.
- Thơ ông biểu lộ tâm
hồn tự do phóng
khống. Hình ảnh thơ
tươi sáng, kì vĩ, ngôn
ngữ tự nhiên điêu luyện.


<i>2. Tác phẩm:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

GV: Hướng dẫn cách đọc 3 phần.
HS: Hai hoặc ba học sinh đọc 3 phần.
GV: Nhận xét cách đọc của học sinh.


HS: giải thích nghĩa các từ trong phần nguyên tác.



<i><b>? Từ những dấu hiệu về số câu, chữ và cách hiệp vần,</b></i>
<i><b>em hãy xác định thể thơ của bài thơ này?</b></i>


HS: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7 chữ...
<i><b>? Em hãy cho biết bài thơ này được tạo lập bằng </b></i>
<i><b>phương thức miêu tả hay biểu cảm?</b></i>


HS: Cả hai phương thức: miêu tả, biểu cảm.


<i><b>? Vậy cái được miêu tả ở đây là gì? Điều gì được biểu</b></i>
<i><b>cảm?</b></i>


HS: - Miêu tả: thác núi Lư.


Cảm xúc của tác giả khi đứng trước dòng thác.


- Bài thơ có 4 câu thơ, mỗi câu đều có ý riêng, chúng
ta sẽ phân tích từng câu thơ.


<i><b>? Em hãy đọc nhan đề và hai câu đầu của bài thơ?</b></i>
HS: Học sinh đọc.


<i><b>? Em hãy cho biết “ vọng” là gì? “ dao” là gì?</b></i>
HS: Vọng: trơng từ xa; dao: xa


<i><b>? Vậy theo em tác giả đứng ở đâu để tả thác núi Lư?</b></i>
HS: Qua hai từ “ vọng”, “ dao” cho ta thấy tác giả đứng từ
xa quan sát và miêu tả thác núi Lư.



<i><b>? Vị trí đó có thuận lợi gì trong việc miêu tả?</b></i>
<b>HS: Trao đổi nhóm bàn</b>


- Vị trí này tuy khơng cho phép khắc hoạ cảnh vật một
cách chi tiết cụ thể, nhưng lại có lợi thế là dễ phát hiện
được vẻ đẹp của toàn cảnh.


GV: Như vậy tác giả đã lựa chọn được cho mình một
điểm nhìn tối ưu.


<i><b>? Em hiểu câu thơ thứ nhất “Nhật chiếu Hương Lô</b></i>
<i><b>sinh tử yên” có nghĩa là gì?</b></i>


HS: có nghĩa là: mặt trời chiếu núi Hương Lơ, sinh làn
khói tía.


<i><b>? Em hãy so sánh câu thơ này với nguyên tác và rút ra</b></i>
<i><b>nhận xét?</b></i>


HS: - Trong nguyên tác, câu thơ thứ nhất có quan hệ nhân
quả, chủ thể xuyên suốt là “ mặt trời”


Ở bản dịch: vế sau của câu thơ thứ nhất dịch thành cụm
chủ – vị ( chủ thể là “ khói tía”) mối quan hệ nhân quả đã


giả.


<i><b>II. Đọc – hiểu văn bản:</b></i>
<i>1. Đọc - Chú thích.</i>



<i>2. Kết cấu, bố cục:</i>
- Thể thơ thất ngôn tứ
tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7
chữ.


- PTBĐ: BC + MT


<i>3. Phân tích.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

bị phá vỡ.


Động từ “sinh” dịch là “rọi” là chưa hết ý, chưa sát nghĩa.
<i><b>? Như vậy từ “sinh” với chủ thể là “Nhật chiếu” đã</b></i>
<i><b>đem đến ý nghĩa như thế nào cho câu thơ ?</b></i>


HS: Ánh sáng mặt trời xuất hiện như chủ thể làm cho mọi
vật sinh sôi nảy nở, sống động và tràn đầy sức sống.
<i><b>? Qua đây em cho biết tác giả đã “ vẽ” được điều gì?</b></i>
HS: ở câu thơ thứ nhất này nhà thơ đã vẽ ra được cái nền
của bức tranh cái mà từ đó người ta gọi ngọn núi này là lị
hương (Hương Lơ).


<b>? Em hãy đọc câu thơ thứ 2 ?</b>


HS : Dao khan bộc bố quải tiền xuyên


( Xa nhìn dịng thác treo trên dịng sơng phía trước)
Xa trơng dịng thác trước sơng này


<b>Giáo dục lòng yêu thiên nhiên</b>



<i><b>? Từ cách tả cảnh vật ở trạng thái động “ Chiếu, sinh”</b></i>
<i><b>ở câu 1 đến câu này ngòi bút của tác giả chuyển sang tả</b></i>
<i><b>cảnh tĩnh như thế nào ? Chữ nào thể hiện rõ nhất điều</b></i>
<i><b>đó?</b></i>


HS : Thảo luận nhóm 4 người(2’)


- Câu thơ thứ 2 tả cảnh thác nước từ trên đỉnh cao tn
trào đổ xuống dịng sơng đã biến thành dải lụa trắng rủ
xuống yên lặng và bất động được “treo” giữa khoảng vách
núi và dịng sơng .


- Chữ “quải ” (treo) đã biến cái “động ” thành cái
“tĩnh” . Nhìn từ xa, thấy đỉnh núi khói tía mịt mù, chân
núi dịng sơng tuôn chảy khoảng giữa là thác nước treo lơ
lửng cao như dải lụa .


GV ( bình) : Chữ “quải” (treo) đã cho tác giả biến dòng
thác động thành dải lụa mềm. Dải lụa ấy treo dưới đỉnh
núi cao có khói tía lung linh, trước dịng sơng dưới chân
núi đang tn chảy, cịn gì có thể hùng tráng và mỹ lệ
hơn . Vì đã treo vào vách núi rồi thì tấm lụa thác ấy cứ
long lanh một vẻ đẹp vô cùng kỳ ảo .


<b>? Em hãy đọc câu thơ thứ 3 ?</b>
HS : Phi lưu trực há tam thiên xích


( Thác chảy như bay đổ thẳng xuống ba nghìn thước )
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước .



<i><b>? Ở câu thơ thứ 3 ngòi bút của tác giả lại chuyển từ</b></i>
<i><b>miêu tả “tĩnh” sang miêu tả “động” điều đó thể hiện ở</b></i>


* Câu 1:


-Với ánh mặt trời sinh
những làn khói tía, ta
thấy được cái phông nền
của bức tranh thác nước.
* Câu 2:


- Ở câu 2 chữ "quải"
(treo) đã gợi tả vẻ đẹp
của dòng thác như một
dải lụa trắng rủ yên ắng
giữa khoảng vách núi và
dịng sơng.


* Câu 3:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b>những từ nào ?</b></i>


HS : Phi: bay ; Trực: thẳng


<i><b>? Hai từ “phi” “trực” giúp người đọc hình dung được</b></i>
<i><b>điều gì ?</b></i>


HS : Tác giả tả trực tiếp nhưng đồng thời lại giúp người
đọc hình dung được thế núi cao và sườn núi dốc đứng.


Núi thấp, sườn núi thoải thì không thể “phi lưu” và “ trực
há” được .


GV : Con số ba nghìn thước ở đây là con số ước phỏng
hàm ý rất cao, làm tăng thêm độ nhanh, sức mạnh, thế đổ
của thác.


<i><b>? Qua đây em cịn có cảm nhận nào khác nữa ?</b></i>


HS : Ta thấy được sức mạnh ghê gớm của dòng thác, sức
mạnh ghê gớm của thiên nhiên, tuy đã đứng ở xa không
thể nghe thật rõ tiếng ầm ầm của dòng thác . Người đọc
thấy được dòng thác rất lớn đổ thẳng và rất mạnh, hơi
nước bay theo dòng nước . Một cảnh hùng vĩ và thật tráng
lệ .


<b>? Hãy đọc câu thơ thứ 4 ?</b>


HS : Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên


(Ngỡ là sông Ngân rơi xuống từ chín tầng mây)
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây .


<i><b>? Từ “nghi” và từ “ lạc” nghĩa là gì ? Hai từ này đã gợi</b></i>
<i><b>cho người đọc có được ảo giác như thế nào ?</b></i>


HS : Thảo luận nhóm bàn(2’)
- Nghi: ngỡ là; Lạc: rơi xuống


- Nghi : có nghĩa là sự thật khơng phải như vậy, làm sao


có thể vừa thấy cảnh mặt trời (ở ban ngày), lại thấy được
dịng sơng Ngân (chỉ có ở ban đêm), vậy mà ta cứ tin là
có thể, có thực.


- Lạc : dịng Ngân Hà vốn nằm theo chiều ngang vắt qua
bầu trời, còn dòng thác lại đổ theo chiều thẳng đứng .
<i><b>? Qua sự việc “nghi” (ngỡ là) em có nhận xét gì về tác</b></i>
<i><b>giả ?</b></i>


HS : Cái “ngỡ ” dịng sơng Ngân tuột khỏi mây là một sự
tưởng tượng cực kỳ phóng khống của tác giả.


<i><b>? Với việc dùng từ “nghi” và từ “lạc” ở trong câu thơ</b></i>
<i><b>này em thấy hình ảnh thác nước có vẻ đẹp như thế</b></i>
<i><b>nào ?</b></i>


HS : Nó tạo nên sự huyền ảo cho vẻ đẹp của thác nước .


gớm của dòng thác ta
thấy cảnh thác nước thật
hùng vĩ và tráng lệ .


* Câu 4:


- Thác nước đẹp, một vẻ
đẹp huyền ảo như dải
Ngân Hà.


b) Tình cảm của nhà thơ



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i><b>? Qua các câu thơ của bài thơ “Vọng Lư sơn bộc bố”</b></i>
<i><b>chúng ta có thể hình dung như thế nào về tâm hồn và</b></i>
<i><b>tính cách của nhà thơ ?</b></i>


HS : Qua phân tích trên ta cảm nhận được phần nào tâm
hồn và tính cách của Lí Bạch : Đó là tình u thiên nhiên
đắm say, tha thiết; là tính cách phóng khống, mạnh mẽ
của một “tiên thơ” với sức tưởng tượng bay bổng, một
con người lãng mạn bậc nhất trong các nhà thơ Đường .
<i>Bước 3: PP: Khái qt hố</i>


<b>GD lịng u thiên nhiên, ý thức bảo vệ TN </b>


<i><b>? Em cảm nhận được những gì về nội dung của bài</b></i>
<i><b>thơ?</b></i>


HS : Qua việc miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp nhìn từ
xa của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi
Lư, thể hiện một tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần
nào bộc lộ tính cách hào phóng mạnh mẽ của tác giả.
<i><b>? Trước những cảnh đẹp TN như vậy chúng ta cần phải</b></i>
<i><b>làm gì?</b></i>


HS: Bảo vệ, giữ gìn...


<i><b>? Quê hương em có những thắng cảnh nào? Cảm xúc</b></i>
<i><b>của em khi được đến thăm?</b></i>


HS: Tự bộc lộ(yêu mến, tự hào...)



<i><b>? Em hãy nhận xét khái quát về nghệ thuật của bài thơ?</b></i>
HS : Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn từ chắt lọc, cơ đọng,
hình ảnh thơ tráng lệ, huyền ảo, giàu sức gợi, so sánh và
tưởng tượng táo bạo .


<i><b>? Qua việc tìm hiểu bài thơ ta thấy cần khắc sâu những</b></i>
<i><b>điều quan trọng nào ?</b></i>


HS : Phát biểu và đọc nội dung ghi nhớ SGK(112)


<i>4. Tổng kết :</i>
a. Nội dung :


b. Nghệ thuật :


c. Ghi nhớ : SGK (112)
<b>Hoạt động 3 (15’) : GV hướng dẫn HS tìm hiểu VB “Phong Kiều dạ bạc”</b>
<i>- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm, đọc và tìm hiểu giá trị</i>
<i>của văn bản</i>


<i>- Phương pháp: vấn đáp, thyết trình, đọc diễn cảm, nêu vấn đề, phân tích so sánh</i>
<i>đối chiếu, giảng bình. </i>


<i>- HÌnh thức: cá nhân, nhóm</i>


<i>- Kĩ thuật: động não, tư duy sáng tạo, trình bày 1 phút. </i>
<i>- Cách thức tiến hành:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i><b>? Hãy nêu một số nét cơ bản về tác giả?</b></i>
HS: Trình bày cá nhân



GV bổ sung: Tác giả sống vào khoảng trước sau
năm 756- đời vua Đường Túc Tông. Trương Kế tự là
Ý Tôn, từng thi đậu tiến sĩ và làm quan trong triều
với chức vụ Tự bộ viên ngoại lang, về sau bị đổi
ra Hồng Châu coi việc tài phú và mất tại đây. Sinh
thời, ơng là người học rộng, thích đàm đạo và bàn
bạc văn chương, thế sự... đặc biệt rất thích làm thơ..
<i><b>? Hãy nêu một số nét cơ bản về tác phẩm?</b></i>


HS: Trình bày cá nhân


<b>GV bổ sung: Bài thơ này là tác phẩm nổi tiếng nhất</b>
của ông, chỉ với nó ơng đã được liệt vào hàng đại
<i>gia. Ông sáng tác bài này khi đi thi trượt trở về ghé</i>
qua Tơ Châu, tức cảnh mà sinh tình.


- Ngun tác bài thơ Phong Kiều dạ bạc sau này đã
được Khang Hữu Vi đời nhà Thanh khắc trên tấm bia
lớn dựng trong chùa Hàn San.


<i>Bước 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu giá trị của </i>
<i>VB.</i>


<i><b>? Nêu yêu cầu đọc ?</b></i>


- Đọc to rõ ràng, giọng hơi buồn, nhịp 2/2/3.
GV: đọc mẫu. HS đọc lại.


GV: Nhận xét.



<i><b>? Bài thơ được viết theo thể thơ gì? </b></i>
Hs :- Thể thơ: Thất ngơn tứ tuyệt.
Gv: Chúng ta sẽ phân tích từng câu thơ.
<b>? Đọc câu thơ đầu tiên ?</b>


+ Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên


<i><b>? Bài thơ cho ta biết thời điểm nào? Hoàn cảnh ntn</b></i>
<i><b>?</b></i>


- Về đêm khuya, khi tác giả xa quê.


<i><b>? Cảnh đêm khuya được tác giả quan sát và thấy</b></i>
<i><b>những gì?</b></i>


- Trăng tà -Màn đêm- sương đầy trời và đâu đó có
tiếng quạ kêu.


<i><b>? Câu thứ 2 chứa những cảnh nào ?</b></i>


- Chứa 3 cảnh: hàng phong thấp thống ven sơng;
ngọn lửa chài lấp l và lữ khách buồn, ko ngủ đối


<b>bạc”:</b>


<i><b>I. Giới thiệu chung:</b></i>


<i>1. Tác giả:</i>



- Trương Kế: Sống giữa thế
kỉ VIII. Người


Tương Châu - Hồ Bắc - TQ,
đỗ tiến sĩ. Thơ ông thường tả
phong cảnh là chủ yếu.


<i>2. Tác phẩm:</i>


- Ra đời trong 1 đêm khuya,
khi tác giả xa quê.


<i><b>II. Đọc – hiểu văn bản:</b></i>
<i>1. Đọc, chú thích:</i>


<i>2. Kết cấu, bố cục:</i>


- Thể thơ: Thất ngôn tứ
tuyệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

diện với cảnh.


<i><b>? Cảnh sắc trong thơ đang diễn ra ở mùa nào trong</b></i>
<i><b>năm ? </b></i>


- Mùa thu.


<i><b>? Trong khung cảnh mùa thu đó tâm trạng của tác</b></i>
<i><b>giả lúc này ra sao?</b></i>



- Trước phong cảnh và âm thanh đó khiến tác giả
thao thức khơng ngủ được.


<i><b>? Tác giả khơng ngủ được cịn có thể có những lý</b></i>
<i><b>do nào khác ?</b></i>


- Xa quê: Tg có nỗi sầu phân ly hoặc mối u tình nào
đó.


<i><b>? Hai câu đầu của bài thơ tả 6 cảnh, nhưng 2 câu</b></i>
<i><b>thơ sau tg miêu tả ntn ?</b></i>


- 2 câu thơ sau tg chỉ miêu tả 1 tiếng chuông chùa
Hàn Sơn buông trong đêm khuya im ắng.


<i><b>? Hai câu thơ cuối bản dịch thơ ko thật sát nghĩa,</b></i>
<i><b>em hãy quan sát phần dịch nghĩa và nhận xét ntn</b></i>
<i><b>về tiếng chuông chùa Hàn Sơn đối với tg trong đêm</b></i>
<i><b>thu ?</b></i>


- Tiếng chng chùa Hàn Sơn đã được nhân cách hố
như có thần đã chủ động tìm đến gõ vào ván thuyền
khách lãng du từng hồi, từng hồi lan toả, tác động
như chia xẻ nỗi buồn với tg.


<b>GD lòng yêu quê hương</b>


<b>GV: Tg đã mượn động để tả tĩnh, dùng âm thanh để</b>
truyền hình ảnh, đây là thủ pháp quen thuộc trong


thơ


Đường. Âm thanh ko thấy được nhưng tg đã làm cho
độc giả như nắm được nó, mường tượng như có thể
ngược dịng miêu tả lần tới nơi xuất phát, đó là chùa
Hàn Sơn cách Phong Kiều.


<i><b>? Bài thơ này có nội dung gì đặc sắc?</b></i>


- Nếu chỉ cảm nhận đơn giản: tg tả đêm khuya ở
P.Kiều với cảnh vật động và tĩnh thơi thì chưa đủ.
Cái hay của bài thơ là tất cả mọi cảnh đều được cảm
nhận và tả qua tâm hồn nhạy cảm của của 1 lữ khách
xa quê đang thao thức.


<i>PP: Khái quát hoá</i>


- Trước phong cảnh mùa thu
nơi đất khách tác giả thao
thức không ngủ được.


- Tiếng chng chùa được
nhân cách hố đã chủ động
gõ vào ván thuyền lan toả,
tác động đến khách lãng du.


=> Bài thơ thể hiện sinh
động những điều nghe thấy,
nhìn thấy của khách xa quê
thao thức không ngủ được


(khi đỗ thuyền ở Phong
Kiều).


<i>4. Tổng kết:</i>
a. Nội dung:


- Khung cảnh, âm thanh ở
P.Kiều cùng tâm trạng thao
thức của lữ khách.


b. Nghệ thuật:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i><b>? ND chính của bài thơ ?</b></i>


- Khung cảnh, âm thanh ở P.Kiều cùng tâm trạng
thao thức của lữ khách.


<i><b>? Nghệ thuật chính của bài thơ ?</b></i>


Miêu tả, nhân hố lấy động tả tĩnh.+ Mợn âm thanh
để truyền hình ảnh.


truyền hình ảnh
c) Ghi nhớ


<b>HĐ 3: Luyện tập (2’) </b>


<i>- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập về các ND đã học</i>
<i>- Phương pháp: vấn đáp, thực hành. </i>



<i>- Hinh thức: Cá nhân</i>


<i>- Kĩ thuật: động não, trình bày 1 phút. </i>
<i>- Cách thức tiến hành:</i>


<i><b>? Theo em để hiểu cái hay cái đẹp của một bài</b></i>
<i><b>thơ (đặc biệt là thơ Đường) ta cần phải làm gì ? </b></i>
HS : Cần phân tích làm sáng tỏ nghĩa của từng
chữ, từng câu dịch sát văn bản, nguyên tác. Cần
đối sánh tốt giữa phần nguyên tác với phần dịch
thơ, để chỉ ra được việc các dịch giả đã dịch cha
sát với nguyên tác …


GV: Hướng dẫn HS viết 1 đoạn văn: Trình bày
cảm nhận của em về bài thơ “Vọng Lư sơn bộc
bố”(Về nhà)


<b>III. Luyện tập:</b>


Viết đoạn văn: Trình bày cảm
nhận của em về bài thơ “Vọng
Lư sơn bộc bố”(Về nhà)


<i><b>4. Củng cố (2’): </b></i>


<i>- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được</i>
<i>những mục tiêu của bài học.</i>


<i>- Hình thức: cá nhân</i>



<i>- Phương pháp: khái quát hoá.</i>
<i>- Kĩ thuật: động não.</i>


? Những đặc sắc về NT và ND của 2 bài thơ?
GV chiếu sơ đồ tư duy tổng kết ND bài học.
<i><b>5. Hướng dẫn về nhà(3’) : </b></i>


- Sưu tầm những bài thơ viết về thiên nhiên của 2 nhà thơ ?


- Học thuộc lòng, nắm chắc nội dung - nghệ thuật 2 bài thơ. Nhớ được ít nhất 10 từ
gốc Hán.


- Nhận xét hình ảnh thiên nhiên trong bài “Xa ngắm thác núi Lư”
- Chuẩn bị: “Từ đồng nghĩa”


+ Đọc kĩ ngữ liệu/SGK


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

+ Phân biệt được hai nhóm từ đồng nghĩa ở mục II<b> qua việc so sánh nghĩa của từ “</b>
quả’’ và “trái’’ và nghĩa của hai từ “bỏ mạng’’ và “hi sinh’’ trong các câu.


+ Thay các từ đồng nghĩa: “quả- trái”, “bỏ mạng - hi sinh’’ trong các VD SGK
mục III rồi nhận xét về cách sử dụng từ đồng nghĩa.


+ Nghiên cứu trước các BT
<b>V. Rút kinh nghiệm</b>


</div>

<!--links-->

Xa ngắm thác núi Lư
  • 13
  • 2
  • 10
  • ×