Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đổi mới phương pháp giảng dạy để bồi dưỡng học sinh lớp 8 nhảy xa ở trường THCS hoằng quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.94 KB, 20 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong các nhà trường nói chung, đặc biệt đối với trường THCS nói riêng
là nơi cung cấp kiến thức khoa học làm cơ sở và nền tảng cho học sinh bước vào
cấp 3, đồng thời cũng là nơi cung cấp kiến thức cho các em vận dụng vào thực
tiễn đời sống, vì vậy việc dạy và học là vấn đề then chốt cần chú trọng nhất. Bác
đã dạy: “Các thầy cô giáo phải tìm cách dạy như thế nào để học sinh hiểu, nhớ
lâu, tiến bộ nhanh... Học phải suy nghĩ, phải liên hệ thực tế... Học để hành...”.
Cho nên năm học này, ngành giáo dục đề ra là: “Tiếp tục đổi mới phương
pháp quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó chú trọng nâng cao
chất lượng dạy và học”
Trong những năm gần đây đã có nhiều cuộc vận động cải tiến giảng dạy ở
giáo dục cơ sở và phổ thơng. Các phịng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo hàng
năm hoặc luân phiên đối với cấp huyện là 2 năm tổ chức một lần, đối với cấp
tỉnh là 4 năm tổ chức 1 lần các cuộc thi giáo viên giỏi các cấp với mục đích
chính là nhằm tìm ra những phương pháp, hình thức dạy học nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học.
Phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong những năm gần đây đã
thực sự giành được sự quan tâm của nhiều trường, nhiều giáo viên. Nhiều giáo
viên dạy giỏi đã thể hiện khả năng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực,
tạo điều kiện cho học sinh hào hứng tham gia học tập với nhiều hình thức dạy
học khác nhau, với nhiều phương tiện dạy học hiện đại, nhiều biện pháp dạy học
sáng tạo. Hiện nay, có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học đề cập
tới nội dung đổi mới phương pháp dạy học, cách thức vận dụng các phương
pháp dạy học tích cực trong việc khai thác và truyền đạt kiến thức để bồi dưỡng
học sinh giỏi. Nên tôi cũng mạnh dạn đưa ra ý kiến chủ quan của mình về vấn
đề: “Làm thế nào để giúp các em học sinh lớp 8 có được thể lực tối ưu nhất
trong môn học nhảy xa đây là một trong những yếu tố giúp các em học tốt môn
nhảy xa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trong cuộc sống hiện nay, vị trí cơng tác TDTT trong nhà trường càng được


xác định theo đúng tầm quan trọng của nó. Thơng qua giáo dục trong bộ môn thể
dục, bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, giúp học sinh biết được kĩ
năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp
sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục
thể thao, giữ gìn vệ sinh. Có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân
thể và thể hiện khả năng của bản thân về thể dục thể thao, biết vận dụng những điều
1
1


đã học vào nếp sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường, góp phần chuẩn bị cho thế hệ
trẻ có nếp sống, tác phong công nghiệp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đổi mới phương pháp giảng dạy để bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8 môn nhảy
xa ở trường THCS Hoằng Quang
1.4. Thời gian nghiên cứu.
Tháng 9 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021
- Từ tháng 9 đến tháng 11 chọn đối tượng học sinh thực hiện các phương
pháp bổ trợ mới.
- Từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021 tổ chức cho học sinh ôn
luyện.
- Tháng 4 năm 2021 kiểm tra kết quả học sinh đạt được.
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của sáng kiến, tôi đã tham khảo nhiều
nguồn tư liệu khác nhau chủ yếu là các nguồn tài liệu về giảng dạy và huấn
luyện điền kinh, các tài liệu tham khảo là cơng trình nghiên cứu của các tác giả
trong nước, một số tạp chí chuyên ngành và các ý kiến từ các Hội nghị khoa học
Thể dục thể thao, tham khảo ý kiến các huấn luyện viên đội tuyển Điền kinh của
Sở Thể dục thể thao Thanh Hóa, cũng như tham khảo các tài liệu mang tính lý
luận phục vụ mục đích của sáng kiến.

- Phương pháp kiểm tra. Dụng cụ phục vụ cho việc kiểm tra lấy số liệu
như: Thước dây, sân nhảy xa, dây nhảy, đồng hồ bấm giây,….
- Phương pháp quan sát. Thông qua dự giờ đồng nghiệp nhằm kiểm tra
các nội dung liên quan
- Phương phápthực nghiệm. Đánh giá năng lực của học sinh qua các lần
kiểm tra.
- Áp dụng giải pháp vào thực tiễn giảng dạy.
1.6. Những điểm mới của sáng kiến.
Phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu, hệ thống lại các kiến thức có
liên quan đến sáng kiến, hình thành cơ sở lí luận, xác định các nhiệm vụ, lựa chọn
các phương pháp và các chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Quan điểm của Đảng về sự phát triển giáo dục thể chất.
Ngay khi mới thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chủ
Tịch tiếp tục kêu gọi toàn dân ta (trên báo Cứu Quốc số 199, ngày 27/3/1946)
2

2


Người viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì
cũng cần phải có sức khoẻ mới làm thành cơng… Dân cường thì quốc
thịnh”. Câu nói đó của Người vẫn cịn lưu truyền cho đến ngày nay. Khi giải
phóng Miền Nam thống nhất đất nước, trong những năm 1975-1985 các Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976), lần thứ V (1982) luôn ln xác
định giá trị, vị trí của Thể dục thể thao trong nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng con
người có sức khoẻ, có đạo đức, có văn hóa để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh
tế, xã hội, trong đó quan tâm cơng tác giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên
là nhiệm vụ mang tính chiến lược của ngành thể dục thể thao. Chính vì vậy, năm

1983 Chính phủ đã cho phép Bộ Giáo dục, Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp
với các đoàn thể Thanh - thiếu niên - nhi đồng tổ chức Hội khoẻ phù đổng toàn
quốc lần thứ nhất để biểu dương phong trào rèn luyện thân thể, tập luyện thể
thao của học sinh cả nước. Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ nhất năm
1985 các đoàn thể thao học sinh, sinh viên đã tham gia thi đấu và đạt thành tích
cao, nhiều học sinh, sinh viên đã giành được thành tích xuất sắc, giữ nhiều kỷ
lục quốc gia.
Bước vào thời kỳ đổi mới khởi đầu từ nghị quyết đại hội Đảng - nhà nước
quan tâm đầu tư vào chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học là một
yêu cầu cấp bách để bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh
tế, an ninh quốc phòng trong điều kiện và nhiệm vụ mới của đất nước trên con
đường đổi mới và hội nhập.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục tồn diện cho
thế hệ trẻ. Trong đó, trí dục, đức dục được coi là những vấn đề hệ trọng nhằm
giáo dục hình thành nhân cách người học sinh - sinh viên - người chủ tương lai
của đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể
chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.
2.1.2. Cơ sở pháp lí để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất.
- Do nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất và nâng
cao Thể dục, Trí dục, Mĩ dục, Đức dục, cho mỗi con người trong thời kì ln
ln có xu hướng đổi mới cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Định hướng về công tác giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ trong
những năm tới. Nghị quyết TW khóa VII đã khẳng định: “Giáo dục đào tạo
cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu...
Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI... Muốn xây dựng
đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển tồn diện, khơng
chỉ phát triển về trí tuệ trong sáng, về đạo đức lối sống mà phải là con người
cường tráng về thể chất. Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm
3


3


của toàn xã hội, của tất cả các ngành, các đồn thể, trong đó có giáo dục đào tạo, y tế và thể dục thể thao”.
“Tiếp tục đổi mới toàn diện về Giáo dục và Đào tạo, nâng cao hiệu quả
về chất lượng Giáo dục và Đào tạo gắn chặt với mục tiêu phát triển Kinh tế Xã hội của địa phương”. Muốn nâng cao hiệu quả về chất lượng Giáo dục và
Đào tạo, mỗi giáo viên cần không ngừng học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính
tự giác, tích cực của học sinh. Để đáp ứng được yêu cầu đó con người cần có
sức khoẻ. Vì vậy phải luyện tập Thể dục thể thao thường xuyên.
- Trong những năm học vừa qua bộ môn Thể dục cũng được các nhà
trường quan tâm nhiều hơn, nó không chỉ giáo dục nhân cách, tư thế tác
phong, rèn luyện sức khỏe cho học sinh mà nó cịn là một tiêu chí đánh giá thi
đua của Phịng giáo dục đối với cơng tác giáo dục tồn diện ở các nhà trường
trong từng năm học.
- Để nâng cao chất lượng của bộ môn Thể dục, các nhà trường phải đầu
tư cơ sở vật chất, mỗi giáo viên phải không ngừng học tập đổi mới phương
pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giờ dạy, phát hiện những học sinh có
năng khiếu, tích cực bồi dưỡng để các em tham gia dự thi học sinh giỏi cấp
huyện, cấp tỉnh đạt thành tích tốt nhất.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi rút kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng chung.
Việc tập luyện và tham gia thi đấu điền kinh đã trở thành truyền thống
hàng năm thu hút đông đảo học sinh tham gia tập luyện và thi đấu. Nội dung
giảng dạy điền kinh trong nhà trường cũng rất đa dạng và phong phú.
Trong chương trình mơn học thể dục thì điền kinh được chia thành nhiều
nhóm khác nhau như: Nhảy xa, nhảy cao, đá cầu, cầu lơng và các mơn chạy...
Mỗi bài tập lại có đặc trưng về kỹ thuật, cấu trúc động tác cũng như mức độ tác
động của nó đến người tập khác nhau. Nhảy xa là một trong số các mơn có lịch
sử phát triển lâu đời. Từ phương pháp để người xưa vượt qua các hào rãnh trong

săn bắn, hái lượm... nhảy xa dần trở thành một phương tiện rèn luyện để phát
triển các tố chất thể lực, đặc biệt là tốc độ, sức mạnh tốc độ, sự phát triển linh
hoạt, khéo léo và trở thành một môn thể thao không thể thiếu trong các kỳ thi
đấu thể dục thể thao hàng năm.
a. Đặc điểm học sinh và cơ sở vật chất của trường THCS Hoằng Quang
* Học sinh.
Khó khăn về trình độ học sinh khơng đồng đều. Về giới tính cũng là một
vấn đề lớn trong việc học tập và tiếp thu kỹ chiến thuật nhất là đối với học sinh
4

4


nữ. Nhìn chung các em ngoan và chịu khó học hỏi, Tuy nhiên, phần lớn học sinh
đều là con em nhà nơng, điều kiện học tập cũng cịn nhiều khó.
* Cơ sở vật chất
Đối với trường trung học cơ sở Hoằng Quang trong mấy năm gần đây
môn Thể dục cũng gặp khơng ít khó khăn, trường đã có sân tập nhưng chưa đảm
bảo về chất lượng, chiều dài của sân chỉ vẻn vẹn được 40m còn về chiều rộng
được khoảng 15m, hố cát để học nhảy cách bờ tường khoảng 1,5m cho nên
việc tập luyện của các em chưa được phát huy hết khản năng sẵn có của mình,
tạm gọi là có cơ sở vật chất nhưng chưa đảm bảo được độ an toàn cao, học sinh
tập ở những vị trí sân chưa được đảm bảo chất lượng, đường chạy gồ ghề nhiều
chỗ gạch, đá đang còn nổi lên mặt sân tập, hố cát phục vụ cho tập luyện nội
dung nhảy cao - nhảy xa chỉ được trong thời gian đầu của học kì I. đến mùa
mưa cát lại bị trôi. Tất cả những yếu tố trên chưa đảm bảo an tồn trong tập
luyện, dẫn đến chất lượng mơn học thấp trong đó có nội dung nhảy xa.
Trong các kỹ thuật bật nhảy, nhảy xa là nội dung thường được các vận
động viên lựa chọn để thi đấu. Đây là kỹ thuật phức tạp, hoạt động khơng mang
tính chu kỳ, đòi hỏi người tập phải nắm vững những tư duy động tác đồng thời

thực hiện động tác một cách nhịp nhàng, thuần thục.
b. Tình hình thực tế việc đổi mới phương pháp giảng dạy bồi dưỡng
học sinh giỏi lớp 8 môn nhảy xa vào trong giảng dạy.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường hiện tại chưa được đảm bảo
cơ sở vật chất để luyện tập các mơn học khác như: chạy nhanh, chạy bền, bóng
đá… địi hỏi phải có sân bãi rộng rãi, đường chạy đúng u cầu. Đối với nội
dung nhảy xa, khơng địi hỏi sân bãi rộng nhưng phải đủ điều kiện và tiêu chuẩn
để tập luyện của trường trung học cơ sở Hoằng Quang. Qua các kì thi học sinh
giỏi ở huyện, học sinh của các trường thành tích thi đấu chưa được cao so với
học sinh.
- Năm học 2011 - 2012 có 2 giải khuyến khích cấp thành phố, trong kỳ
hội khỏe phù đổng năm học 2015- 2016 có 1 giải nhất và 1 giải ba cấp thành
phố, trong các kì thi tiếp theo tôi vẫn bồi dưỡng học sinh giỏi về môn điền kinh
bằng kinh nghiệm của bản thân qua các năm học trước.
- Để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trong thời đại mới. Trong năm
học 2020 - 2021 cơ sở vật chất nhà trường đang từng bước hồn thiện thêm.
Bản thân tơi tiếp tục được phân công dạy bộ môn thể dục từ khối 6 đến khối 9.
Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc giảng dạy, riêng học sinh ở
khối 8 các em đang bước vào giai đoạn phát triển tâm sinh lí chưa được ổn định.
Vậy làm thế nào để dạy học sinh đạt chất lượng cao ?. Đây là câu hỏi tôi tự đặt
5

5


ra cho bản thân và đi tìm lời giải đáp: Đối với các em học sinh lớp 8 tuy đã lớn
về hình thể nhưng tính tình hay thay đổi, cịn với các em nữ hay e thẹn và tâm
lý muốn lẩn tránh khi tập luyện, đặc biệt là các môn nhảy cao, nhảy xa. Các em
nam lại muốn khẳng định mình bằng cách tự tập khơng cần sự chỉ bảo của giáo
viên, dẫn đến hay sai cơ bản về kỹ thuật. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi

cần phải có phương pháp cho phù hợp để giúp các em tập luyện các môn bật
nhảy tốt hơn. Bên cạnh đó cịn phải phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có
thành tích tốt để các em tham gia dự thi học sinh giỏi thể dục thể thao cấp
Huyện, cấp Tỉnh. Qua một thời gian dạy học và nghiên cứu tìm tịi, tơi đã tìm ra
một số đổi mới phương pháp hữu hiệu giúp học sinh tích cực tập luyện môn
nhảy xa, một số bài tập khắc phục được sai lầm thường mắc trong môn học, áp
dụng một số đổi mới phương pháp đặc thù, nhằm nâng cao thành tích cho đội
tuyển Thể dục của nhà trường. Giúp các em luyện tập tích cực hơn, đạt hiệu quả
cao hơn.
+ Giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo, bồi dưỡng cho các em được phương pháp tự học, tự rèn luyện kĩ năng
nhảy xa, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Đồng thời với kỹ năng đó
đã đem lại niềm vui, lòng say mê ham hiểu biết, gây hứng thú học tập cho các
em, nhằm nâng cao sức khỏe phục vụ cho học tập và lao động hàng ngày.
+ Giúp các em tự tin, kiên trì, quyết tâm trong mọi cơng việc.
+ Cho các em thấy vai trị, tác dụng của việc tập luyện thể thao đặc biệt là
học tốt mơn nhảy xa giúp các em hồn thiện mình hơn trong cuộc sống.
+ Rèn luyện cho các em tư thế tác phong, tính tự giác, vệ sinh trong tập
luyện thể thao nhất là môn nhảy xa ở trường trung học cơ sở và là bước đệm cho
các cấp học tiếp theo.
- Trong thực tế đổi mới toàn diện về giáo dục hiện nay, bản thân tôi đã và
đang nỗ lực phấn đấu áp dụng các phương pháp dạy học tích cực tiết nhảy xa
môn thể dục lớp 8-9 nhằm giúp học sinh học tập và thu nhận kiến thức thông tin
một cách tích cực nhất. Góp phần trang bị những cơ sở lý luận vào việc hoàn
thiện nội dung và phương pháp dạy học môn thể dục cho học sinh trung học cơ
sở nói chung và học sinh lớp 8-9 nói riêng.
- Vận dụng và thực hiện các quy trình về dạy học thể dục thể thao cho học
sinh trung học cơ sở giúp các em học tập tự giác, tích cực trong tập luyện và đạt
hiệu quả cao.
- Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập bổ trợ hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa

kiểu ngồi cho học sinh khối 8-9. Nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc
trong học tập và nâng cao thành tích kỹ thuật nhảy xa cho học sinh.
6

6


- Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập, khắc phục
những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi.
- Riêng đối với nội dung nhảy xa; ngoài việc nâng cao thành tích, tạo
hứng thú tập luyện và tăng cường sức khỏe cho các em... Việc đổi mới phương
pháp phù hợp còn giúp tôi lựa chọn và bồi dưỡng được đội tuyển học sinh phục
vụ cho các kỳ thi thể dục thể thao được tổ chức hàng năm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giải pháp thực hiện
- Chuẩn bị sân bãi, dụng cụ tập luyện.
- Chọn vận động viên
- Thời gian huấn luyện.
- Thời gian huấn luyện.
- Bồi dưỡng lý luận.
- Các nội dung huấn luyện:
+ Bồi dưỡng ý chí tâm lý cho học sinh ( vận động viên).
+ Tập thể lực.
+ Tập kĩ thuật, chiến thuật.
2.3.2. Sử dụng để giải quyết.
A. Công tác chuẩn bị sân bãi, dụng cụ tập luyện.
Như chúng ta đã biết, trong nhảy xa cần phải đảm bảo về sân bãi, dụng cụ
và trang phục. Đó là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong việc luyện tập
và vệ sinh, đảm bảo an toàn, tránh được các chấn thương và nâng cao hiệu quả
tập luyện cho học sinh. Vì vậy, việc chuẩn bị sân bãi và dụng cụ là một yếu tố

rất cần thiết, đóng vai trị quan trọng trong nâng cao chất lượng mơn thể dục nói
chung và mơn nhảy xa nói riêng.
a. Về sân bãi:
+ Kích thước: rộng 3,0m; dài 5,0m; sâu tối thiểu 0,5m.
+ Ván giậm nhảy được chôn cách mép hố 1,0m.
+ Cát: đổ đầy băng mặt ván và đường chạy đà.
b. Về dụng cụ:
+ Cào cát, xẻng: Để xới cát tạo độ xốp (độ đàn hồi) an toàn cho học sinh
sau mỗi lần nhảy.
+ Thước đo: Dùng để đo thành tích sau mỗi lần nhảy cho học sinh.
B. Chọn vận động viên.
Phần lớn học sinh thường e ngại, khơng mạnh dạn khi chạy đà giậm nhảy.
Vì vậy, việc lựa chọn học sinh phải qua một quá trình tiếp xúc và quan sát các
em tập luyện. Đây là những đối tượng u bộ mơn thể dục, tích cực và mạnh dạn
7

7


trong khi tập.
a. Về hình thức: Nhìn học sinh phải có chiều cao, dõng rạc và gọn gàng,
có độ nhanh nhẹn.
b. Kiểm tra ban đầu: Đo độ lõm bàn chân so với mặt đất, sức bật của học
sinh qua kiểm tra ban đầu.
c. Qua công tác giảng dạy từ lớp 6 - 7 ở phần học “Bật nhảy” cũng đã
kiểm tra đánh giá, phát hiện được những học sinh có năng khiếu và tố chất về
môn Bật nhảy (các tiết kiểm tra định kỳ ở lớp 8-9).
C. Thời gian huấn luyện: 1 năm (tính theo năm học)
Do đặc thù cơng tác giảng dạy của nhà trường và bộ môn, nên chỉ bồi
dưỡng theo năm học.

D. Bồi dưỡng lý luận.
Trong quá trình dạy học mơn nhảy xa, giáo viên cần đặt ra các tình huống,
câu hỏi liên quan đến kỹ thuật nhảy xa cho học sinh trả lời, sau lần nhảy của học
sinh, giáo viên cho các em nhận xét ưu khuyết điểm của bạn mình để rút ra kinh
nghiệm cho bản thân, cho các em xem các tranh ảnh của kỹ thuật nhảy xa, giáo
viên làm mẫu động tác. Qua đó, giúp các em hiểu lý luận và rõ về ngun lý kỹ
thuật động tác, từ đó các em hình thành về kỹ thuật, kỹ năng của từng động tác
nhảy xa.
E. Nội dung huấn luyện.
1. Bồi dưỡng ý chí tâm lý cho học sinh.
Bước đầu giao tiếp, giáo viên phải thể hiện được sự thân thiện giữa thầy
và trò, để các em không bị rụt rè hay ngại ngùng trong tập luyện. Để làm được
điều đó người thầy, người cơ cần phải nhiệt tình trong cơng tác giảng dạy, phải
có tấm lịng u thương trị như con em mình, tạo được sự kính trọng ở học sinh.
Đối với trong tập luyện, Giáo viên phải nêu cao được vai trò, tầm quan
trọng của mơn nhảy xa nói riêng và nhu cầu tập luyện thể dục thể thao để nâng
cao sức khoẻ, phát triển thể lực nói chung. Trước khi cho học sinh tập luyện,
Giáo viên phải phân tích và làm mẫu động tác hoặc cho học sinh xem tranh ảnh,
kênh hình về mơn nhảy xa (nếu có). Thơng qua đó, học sinh có thể hiểu và nắm
bắt về kỹ thuật nhảy xa một cách tốt nhất. Trong giảng dạy kỹ thuật, giáo viên
khơng thể bắt học sinh tập tồn bộ kỹ thuật ngay từ buổi ban đầu tập luyện, điều
đó sẽ làm cho học sinh thấy khó tiếp thu các động tác và thành tích đạt được sẽ
khơng cao, dẫn đến hiện tượng chán nản ở học sinh. Vì vậy, giáo viên phải phân
lẻ các động tác ra để tập, tập từng giai đoạn kỹ thuật (có xen lẫn các bài tập thể lực).
Mặt khác, trong quá trình tập luyện Giáo viên phải tập cho học sinh tuân
theo nguyên tắc chung là “Từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp”. Đối với
8

8



những lần thực hiện sai, người thầy phải động viên, cịn lần thực hiện tốt phải
khuyến khích, khen thưởng kịp thời. Ngồi ra, giáo viên có thể tập cho học sinh
với hình thức thi đấu (có sự cổ vũ của các bạn). Từ đó, sẽ tạo ra được hứng thú
tập luyện và tâm lý vững vàng cho học sinh.
2. Tập thể lực:
Bất kỳ một môn thể thao nào đều yêu cầu vận động viên phải có thể lực.
Đối với mơn nhảy xa ngồi địi hỏi về kỹ thuật, học sinh cịn phải có sức bật của
đơi chân và sức mạnh của cơ thể, sự nhanh nhẹn và khéo léo của trí tuệ. Để đạt
được u cầu đó cần áp dụng những bài tập sau:
- Lặc lò cò 3 - 4 lần x 20m / buổi tập.
- Bật cóc 3 - 4 lần x 20m / buổi tập.
- Chạy đạp sau 2 - 3 lần x 20m / buổi tập.
- Tại chỗ bật cao tiếp đất bằng hai chân 10- 20 lần / buổi tập.
- Chạy nhanh 2 - 3 lần x 30m / buổi tập.
Các bài tập bổ trợ được giáo viên tổ chức vào phần khởi động hoặc vào
cuối buổi tập (động viên học sinh tập luyện thêm ở nhà).
3. Tập kĩ thuật, chiến thuật:
Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy (PPCT) của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
quy định, xác định được tầm quan trọng của từng giai đoạn kỹ thuật động tác
môn nhảy xa, yêu cầu giáo viên cần phải phân chia thành từng giai đoạn để áp
dụng giảng dạy cho phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh. Trước khi đi vào
nội dung luyện tập chính, giáo viên nên cho học sinh tiếp xúc với các động tác
bổ trợ. Đây là cơ sở để học sinh nâng cao hiệu quả thành tích Nhảy xa.
Ở cuối chương trình lớp 6-7, học sinh đã được tiếp xúc với “Kỹ thuật Bật
nhảy” là kỹ thuật mà học sinh thường tập luyện theo bản năng bật nhảy của bản
thân. Sang đến chương trình học của lớp 8, nội dung bật nhảy được chia thành 2
nội dung cụ thể là nhảy cao và nhảy xa. Kỹ thuật Nhảy xa lại được chia ra thành
các giai đoạn chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất. Từ việc học sinh đã
nắm được các giai đoạn cơ bản của kỹ thuật bật nhảy, dựa vào đó giáo viên có

thể phát hiện và lựa chọn những học sinh có năng khiếu, đúng yêu cầu kỹ thuật
để bồi dưỡng và nâng cao, phát triển sức mạnh của chân tạo lực khoẻ để bật.
Ngồi ra cịn phải động viên và tăng khối lượng vận động với các bài tập cụ thể
như sau:
a) Tập động tác đà 1 đến 3 bước đà giậm nhảy - bước bộ.
Tập 1 bước đà giậm nhảy vào ván giậm, bước bộ trên không rơi xuống
tiếp đất bằng chân lăng từ chậm đến nhanh.
9

9


H.1: Giậm nhảy - bước bộ
* Mục đích: Nâng dần hiệu quả giậm nhảy bước bộ, tạo thói quen hình
thành kỹ năng ban đầu cho các em.
- GV phân tích và làm mẫu động tác cho học sinh hiểu và nắm được.
- Yêu cầu học sinh thực hiện.
- GV quan sát, sửa sai (nếu có).
b) Tập chạy đà giậm nhảy chạm vật cao (đây là nội dung tập bổ trợ nhằm
phát triển sức mạnh của chân).
- GV phân tích và làm mẫu động tác cho học sinh hiểu và nắm được.
- Tiến hành cho học sinh thực hiện (áp dung vào trò chơi)
Chạy 3 -5 bước giậm nhảy bước bộ đầu chạm vật chuẩn treo trên cao
(bóng hoặc cành lá).
- GV quan sát, sửa sai, giúp đỡ học sinh yếu (nếu có).
c) Tập kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy, bước bộ qua xà (tập bổ trợ nhằm mục
đích phát triển sức mạnh của chân, tạo góc độ bay hợp lý).
- GV phân tích và làm mẫu động tác cho học sinh hiểu và nắm được.
- Tiến hành cho học sinh thực hiện.
- GV quan sát, sửa sai, giúp đỡ học sinh yếu (nếu có).

d) Tập kĩ thuật chạy đà:
- GV phân tích và làm mẫu động tác cho học sinh hiểu và nắm được.
- Tiến hành cho học sinh thực hiện.
- GV quan sát, sửa sai, giúp đỡ học sinh yếu (nếu có).
e) Tập kĩ thuật chạy đà - giậm nhảy - trên khơng:
- GV phân tích và làm mẫu động tác cho học sinh hiểu và nắm được.
- Tiến hành cho học sinh thực hiện.

10

10


Hình 2: Giậm nhảy

Hình 3: Bay trên khơng
- GV quan sát, sửa sai, giúp đỡ học sinh yếu (nếu có).
f) Tập kĩ thuật tiếp đất.
- GV phân tích và làm mẫu động tác cho học sinh hiểu và nắm được.

11

11


Hình 4: Giai đoạn tiếp đất

Hình 5: Rơi xuống đất
- Tiến hành cho học sinh thực hiện.
- GV quan sát, sửa sai, giúp đỡ học sinh yếu (nếu có).

g) Phối hợp toàn bộ kĩ thuật:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện kĩ thuật động tác ở các khoảng
cách chạy đà khác nhau.(tùy thuộc vào thể lực của từng học sinh và khả năng đạt
tốc độ cao khi chạy đà).
- Chạy đà 7-9 bước thực hiện lần nhảy.
- Chạy đà 9-11 bước thực hiện lần nhảy.
- Thực hiện toàn bộ kỹ thuật.
Trong q trình tập luyện, bản thân tơi thấy học sinh thường mắc các lỗi
sau:
- Chạy đà chưa chính xác: Các em thường di chuyển trước khi chạy đà
hoặc khơng đánh dấu vị trí xuất phát chạy đà cố định.
- Tốc độ chạy đà giảm ở những bước cuối cùng (dẫn đến giậm nhảy hiệu
quả thấp, khơng tích cực).
- Không tạo được tư thế chuẩn bị cho giậm nhảy.
- Giậm nhảy khơng chính xác vào ván.
- Giậm nhảy bước bộ không chuẩn, không thuận lợi cho giai đoạn trên khơng.
- Góc độ bay khơng hợp lý.
Vì vậy tơi đã tìm hiểu lựa chọn một số bài tập sửa chữa những sai lầm trên:
4. Kết quả tôi đã lựa chọn được bài tập như sau:
a) Sử dụng tư thế bắt đầu chạy đà ổn định.
Mục đích của chạy đà trong nhảy xa là tạo được tốc độ tối đa (mà không
gây căng thẳng, mất chủ động) theo phương nằm ngang trước khi giậm nhảy và
12

12


đặc chân giậm chính xác vào ván giậm.
- Cách đo đà trong nhảy xa:
Thông thường đo đà trong nhảy xa được tính từ ván giậm nhảy đo ngược

chiều về hướng chạy đà. Trước khi chạy đà các em cần phải đo đà chính xác;
đánh dấu vị trí xuất phát chạy đà. Thường sử dụng đo đà bằng các bước đi
thường, đứng ở tư thế ổn đinh (cố định chân trước - chân sau). Đối với bước
chạy đà chẵn chân giậm nhảy để trước, đối với chạy đà lẻ chân giậm nhảy để sau.
+ Có hai cách tăng tốc độ trong chạy đà:
- Tăng tốc độ từ đầu: Tốc độ chạy đà được tăng ngay từ đầu cho đến thực
hiện lần nhảy.
- Tăng tốc độ từ từ: Tốc độ tăng dần, đến vạch báo hiệu thì tốc độ tăng
cao và đạt cao nhất trước khi thực hiện lần nhảy.
b) Chạy tốc độ cao 20 - 30m lặp lại ngoài đường chạy.
Mục đích: Nâng cao tốc độ chạy đà, nhanh chóng bắt tốc độ cao và duy tri
tốc độ ổn định ( được áp dụng vào phần khởi động đầu tiết học ).
c) Chạy tăng tốc độ trên đường chạy đà, bắt được tốc độ cao khi đến gần
ván giậm rồi tiếp tục chạy nhanh qua hố cát (không giậm nhảy).

H.6: Chạy đà
Mục đích: Duy trì tốc độ chạy đà, nâng cao hiệu quả giậm nhảy chính xác
vào ván, có sự điều chỉnh đà cho phù hợp.
d) Ôn luyện nhịp điệu 4 bước cuối cùng.
Mục đích: Duy trì tốc độ chạy đà, sửa tư thế giậm nhảy bị lao.
e) Tập phối hợp giậm nhảy bước bộ lặp lại (tập bổ trợ bên ngồi sân cỏ),
giậm nhảy vượt qua vật cản.
Mục đích: Sửa giậm nhảy thiếu bước bộ, xác định góc độ bay hợp lý để
13
13


thực hiện động tác bước bộ.
- Bài tập 1: Chạy 1 bước, 3 bước đà làm động tác giậm nhảy.
- Bài tập 2: Tập bước bộ liên tục (3-6 lần một tổ).

- Bài tập 3: Chạy đà ngắn giậm nhảy bước bộ qua xà thấp 40–50cm đặt
cách ván giậm một nửa đường bay.
+ Đối với học sinh Nam: Chướng ngại vật có chiều cao 0,50m, cách ván
giậm nhảy 1,3m.
+ Đối với học sinh Nữ: Chướng ngại vật cao 0,40m, cách ván 1,0m.
* Lưu ý: Chướng ngại vật phải được làm bằng vật liệu mềm, có thể là 3 lá
cờ hiệu hoặc xà nhảy cao để khi chạm nhẹ vào xà sẽ bị rơi (chướng ngại vật
khơng gây thương tích cho học sinh trong quá trình luyện tập).
f) Thực hiện lặp lại chạy đà giậm nhảy chạm đầu vào vật chuẩn treo trên cao.
Mục đích: Sửa tư thế giậm nhảy, phát triển sức mạnh của chân giậm, tạo
điều kiện thuận lợi cho góc độ bay ban đầu hợp lý.
- Bài tập: Chạy 3 -5 bước giậm nhảy bước bộ đầu chạm vật chuẩn treo
trên cao (bóng hoặc cành lá).
g) Luyện tập lặp lại kỹ thuật giậm nhảy với tốc độ chạy đà nhanh.
Mục đích: Duy trì tốc độ chạy đà, sửa giậm nhảy chậm.
Các bài tập hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa.
- Bài tập 1: Nhảy xa với chiều dài đà tăng dần và nhịp điệu động tác ổn định.
- Bài tập 2: Thi đấu, kiểm tra đánh giá kết quả.
5. Hiệu quả từ việc sử dụng đổi mới phương pháp giảng dạy để bồi
dưỡng học sinh giỏi lớp 8 môn nhảy xa ở trường THCS Hoằng Quang.
* Nhóm đối chứng: Kết quả trước khi chưa đưa các bài tập bổ trợ vào
giảng dạy
Thành
TT
Họ tên
Nam/Nữ
Lớp
Ghi chú
tích
1 Nguyễn Quý Hải

Nam
8A
4m
2 Lâm Phi Long
Nam
8A
4m05
3 Lê Bá Quý
Nam
8B
4m35
4 Trần Viết Hân
Nam
8B
4m55
5 Lê Doãn Nam
Nam
8C
4m70
6 Lê Thị Linh
Nữ
8A
3m75
7 Lê Thị Dung
Nữ
8B
3m65
8 Lê Thị Huyền
Nữ
8B

3m55
9 Nguyễn Thị Mai
Nữ
8C
3m65
10 Lâm Thị Hạnh
Nữ
8C
4m
14

14


15

15


* Nhóm thực nghiệm: Kết quả sau khi áp dụng các bài tập bổ trợ vào tập luyện
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10

Họ tên
Nguyễn Quý Hải
Lâm Phi Long
Lê Bá Quý
Trần Viết Hân
Lê Doãn Nam
Lê Thị Linh
Lê Thị Dung
Lê Thị Huyền
Nguyễn Thị Mai
Lâm Thị Hạnh

Nam/Nữ

Lớp

Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nữ
Nữ
Nữ
Nữ
Nữ

8A

8A
8B
8B
8C
8A
8B
8B
8C
8C

Thành
tích
4m35
4m50
4m70
4m85
4m90
3m80
3m75
3m65
3m80
4m05

Ghi chú

Kết quả sau 6 tháng thì nhóm thực nghiện đã thực hành được thành tích
đạt cao hơn nhóm đối chứng đối với từng học sinh qua bảng thành tích trên.
Với thành tích đạt được của các năm học trước và năm học này đã tạo
động lực thúc đẩy tôi tiếp tục thử nghiệm áp dụng các bài tập bồi dưỡng học
sinh giỏi nội dung Nhảy xa. Trong quá trình tập luyện tôi luôn quan sát phát hiện

ra các sai lầm, những kỹ thuật cịn yếu của học sinh, tìm tịi nghiên cứu các tài
liệu có liên quan, học hỏi đồng nghiệp, chọn lựa các phương pháp, các bài tập
phù hợp nhằm mục đích khắc phục những hạn chế, nâng cao thành tích Nhảy xa
cho đội tuyển Thể dục. Từ đó cũng nâng cao chất lượng bộ môn Thể dục cho
học sinh toàn trường trung học cơ sở Hoằng Quang.
3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Qua 6 năm học nghiên cứu và áp dụng đề tài vào công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi, bản thân tôi đã thu được kết quả khá khả quan với số lượng giải cao
hơn và ổn đinh ở nội dung Nhảy xa. Bước đầu đạt được kết quả khả quan, đó
phải nói đến sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, sự hăng
say tập luyện của học sinh. Thêm vào đó, bản thân ln phải đầu tư về thời gian,
tìm tịi, học hỏi, tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, qua nhiều lớp tập
huấn thay sách, đúc rút kinh nghiệm, dựa vào kế hoạch phân phối chương trình
của từng tiết dạy mà từ đó lên kế hoạch bồi dưỡng cụ thể cho đội tuyển. Luôn
đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với bài dạy và đối tượng học sinh
nhằm phát huy tính tự giác tích cực của học sinh.
Nắm được tâm sinh lý của học sinh, cá nhân học sinh, phát hiện mặt mạnh
và khắc phục tối đa những mặt còn hạn chế của các em.
16

16


Ngồi khả năng sư phạm, giáo viên dạy mơn thể dục cần phải tập luyện
thường xuyên. Có như vậy mới có sức khỏe tốt, thực hiện động tác mới chuẩn
mực học sinh mới thấy giáo viên nhiệt tình và tâm huyết với nghề.
Với thời gian có hạn, phạm vi nghiên cứu hẹp, đối tượng nghiên cứu còn
trong pham vi hẹp nên đề tài khơng tránh khỏi thiếu sót và cịn nhiều hạn chế.
Bản thân tôi mong muốn, đề tài này sẽ được đồng nghiệp ủng hộ và góp ý để

được xây dựng thành một đề tài hồn thiện có thể áp dụng rộng rãi, trên nhiều
đối tượng học sinh.
3.2. Kiến nghị.
Từ những kết luận trên của đề tài cho phép tôi đề xuất như sau:
Để nội dung nhảy xa và các nội dung tập luyện khác phát triển và có
nhiều học sinh giỏi thi cấp huyện, cấp tỉnh tôi xin đề nghị: Sở giáo dục và đào
tạo, Phòng giáo dục trang bị thêm cho bộ môn một số trang thiết bị, dụng cụ tập
luyện đạt tiêu chuẩn, định kỳ cho giáo viên đi tập huấn học hỏi kinh nghiệm
nhằm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
Nhà trường cần tham mưu với ủy ban nhân dân xã, với cấp trên sớm mở
rộng thêm sân Thể dục đạt tiêu chuẩn để học sinh tập luyện, có hố nhảy đúng
quy cánh, mua sắm thêm các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy môn
thể dục đáp ứng được nhu cầu hiện nay như: Dây nhảy, bóng đá, cột luồn bóng...
Có như vậy chất lượng mới được nâng cao.
Do chương trình ở bậc THCS chỉ có 2 tiết/tuần vì vậy cần tăng cường
thời gian để tập luyện ngoại khóa cho học sinh, góp phần nâng cao sức khỏe, bồi
dưỡng đội tuyển thể dục cho nhà trường.
Môn thể dục tiếp tục cho áp dụng các bài tập, đổi mới phương pháp dạy
học cho phù hợp với bài dạy và đối tượng học sinh nhằm phát huy tính tự giác
tích cực của học sinh. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh từ các khối lớp 6-7, tạo
nền móng vững chắc cho đội tuyển thể dục của nhà trường.
Rất mong đồng nghiệp cũng như hội đồng khoa học góp ý thêm để đề tài
nghiên cứu của tơi được hồn thiện hơn. Tơi xin chân thành cảm .
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

TP.Thanh Hóa, ngày 16 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện


Lê Duy Lương
17

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo viên thể dục: 6,7,8,9 – NXBGD& ĐT
2. Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì III năm 2004 -2007
Quyển I - NXBGD năm 2005.
3. Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì III năm 2004 -2007
Quyển II - NXBGD năm 2007.
4. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Thể dục
NXBGD năm 2007
5. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Thể dục
NXBGD năm 2008
6. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất NXBTDTT năm 2001
7. SGK Điền kinh – TDTT.
Tác giả: PTS Nguyễn Đại Dương, Võ Đức Phùng, Nguyễn Văn Quảng.
8. Giáo án huấn luyện đội tuyển của Giáo viên trường TDTT Thanh Hóa.

18

18


MỤC LỤC
Mục lục


Trang

1. PHẦN MỞ ĐẦU

1

1.1. Lý do chọn đề tài.

1

1.2. Mục đích nghiên cứu.

1

1.3.Đối tượng nghiên cứu.

2

1.4. Thời gian nghiên cứu

2

1.5.Phương pháp nghiên cứu.

2

1.6.Những điểm mới của sáng kiến.

2


2. PHẦN NỘI DUNG

2

2.1. Cơ sở lí luận.

2

2.1.1.Quan điểm của Đảng về sự phát triển giáo dục thể chất.

2

2.1.2. Cơ sở pháp lí để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất.

3

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi rút kinh nghiệm.

4

2.2.1. Thực trạng chung.

4

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

7

2.3.1. Giải pháp thực hiện.


7

2.3.2. Sử dụng để giải quyết vấn đề.

7

3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

15

3.1 Kết luận.

15

3.2. Kiến nghị.

16

TÀI LIỆU THAM KHẢO

17

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐỂ BỒI DƯỠNG

HỌC SINH LỚP 8 MÔN NHẢY XA Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ HOẰNG QUANG”

Người thực hiện: Lê Duy Lương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hoằng Quang
SKKN thuộc mơn: Thể dục

THANH HĨA, NĂM 2021



×