Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn thưởng thức mỹ thuật ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.44 KB, 27 trang )

0
MỤC LỤC
STT

1
2
3
4

Đề mục

Trang

1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Lí do chọn đề tài.......................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu...............................................................
1.3.
Đối
tượng
nghiên
cứu..............................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................

1
1
2
2


5

2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

6
7
8
9

2.1. Cơ sở lí luận của SKKN..........................................................
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN...........................
2.3. Các giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.....
2.4. Hiệu quả của SKKN................................................................

10

2
2
6
17
18

3. KẾT LUẬN
11
12

3.1. Kết luận..................................................................................
3.2. Kiến nghị.................................................................................


18
19


1
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Thực tế cho thấy, dạy học là một cơng việc rất khó. Đặc biệt là dạy học
mơn Mĩ thuật cịn khó hơn rất nhiều, bởi Mĩ thuật là mơn học có tính đặc thù,
ngơn ngữ của Mĩ thuật khơng phải là cái gì cụ thể có đáp án, mà một giờ Mĩ
thuật muốn có hiệu quả thì học sinh phải sơi nổi, hứng thú hay nói cách khác là
học sinh phải có cảm hứng thì mới thành cơng. Mĩ thuật là một trong những
mơn học cần thiết để hình thành và phát triển nhân cách con người.
Là một giáo viên giảng dạy Mĩ thuật tại trường THCS Cẩm Bình, trải qua
quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng phân môn “Thường thức Mĩ thuật” đóng
vai trị hết sức quan trọng. Bởi chúng ta đều biết rằng dạy Mĩ thuật ở trường phổ
thông không phải nhằm đào tạo ta những họa sĩ (nghệ sĩ sáng tác) hay những
người chuyên làm về Mĩ thuật. Học Mĩ thuật ở trường THCS không đơn giản chỉ
là vẽ, mà lấy hoạt động Mĩ thuật để nâng cao tầm hiểu biết của học sinh về
nhiều mặt như: đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ...
Thực tế cho thấy phân mơn “Thường thức Mĩ thuật” đóng góp một phần
khơng nhỏ vào việc giáo dục ý thức của học sinh với các di tích lịch sử đất nước
qua việc phân tích, cảm nhận vẻ đẹp của các cơng trình, tác phẩm Mĩ thuật mà
các em đã đựợc học ở trường. Từ đó giáo dục cho các em tình u q hương
đất nước, lịng tự hào dân tộc và ý thức gìn giữ các di sản nghệ thuật của đất
nước cũng như ở địa phương nơi các em đang sống và học tập.
Ở đề tài này chủ yếu tôi đưa ra một số giải pháp giúp học sinh học tốt
phân môn “Thường thức Mĩ thuật” ở trường THCS Cẩm Bình; Qua đó nâng cao
sự hiểu biết toàn diện của học sinh về mọi lĩnh vực và học sinh biết đến những
di tích lịch sử của đất nước cũng như ở địa phương và trên thế giới.

Từ đó, học sinh có thái độ trân trọng, tự hào và ứng xử có văn hóa với các
di tích lịch sử đó.
Bởi qua những tiết “Thường thức Mĩ thuật” ở trường phổ thơng các em có
thể biết đến những di tích lịch sử, những di sản văn hóa, những tác phẩm mĩ
thuật nổi tiếng, cũng như những danh họa kiệt xuất của Việt Nam và Thế giới.
Bên cạnh đó với các biện pháp dạy học theo yêu cầu đổi mới của chương trình
giáo dục phổ thơng 2018 sẽ hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho
các em học sinh trong giai đoạn hiện nay.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Giúp học sinh thay đổi thói quen, quan niệm cũ về phân mơn thường thức
Mĩ thuật, từ đó; giúp các em u thích phân mơn thường thức Mĩ thuật
Giáo dục truyền thống yêu nước, bồi đắp cho học sinh lòng tự hào dân
tộc, qua các bài thường thức Mĩ thuật để các em hiểu biết và tự hào về nền nghệ
thuật dân tộc từ đó hình thành ý thức bảo vệ các tác phẩm, các di tích lịch sử của
đất nước cũng như ở địa phương.
Bổ sung cho các phân môn khác: Vẽ tranh đề tài tốt hơn dựa trên sự hiểu
biết của các em về các di sản văn hóa dân tộc, xác định thời đại cho lịch sử, biết
được vị trí địa lý.
Định hướng cho giáo viên bộ mơn dạy học theo hướng tích cực phù hợp


2
với đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh gỉá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh tât cả các khối lớp trong trường THCS Cẩm Bình
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, tìm hiểu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Nhà trường phổ thông không phải là nơi đào tạo nghề, mà trường phổ
thông cung cấp những kiến thức phổ thông nhất định cho học sinh qua các môn
học đã được xác định. Các môn học ở trường phổ thông phối hợp với nhau cung
cấp cho học sinh những tri thức phổ thông, những kiến thức khoa học căn bản
cần thiết và những kinh nghiệm sống tối thiểu, nhằm xây dựng cơ sở ban đầu
cho sự phát triển tiếp theo của học sinh, để các em có đủ bản lĩnh bước vào
đời.Với mơn Mĩ thuật ở trường phổ thơng mục đích của nó khơng nhằm đào tạo
các họa sĩ hay những người chuyên làm công tác Mĩ thuật sau này. Mà nhằm đào
tạo học sinh phát triển tồn điện về Đức - Trí - Thể- Mĩ. Cùng các mơn học
khác, Mĩ thuật góp phần giáo dục nhân cách cho học sinh vì dù ở cương vị nàọ,
trong bất cứ cơng việc gì thì cảm xúc về cái đẹp đều làm cho con người trở nên
thanh thản, biết sống đẹp hơn và làm việc tốt hơn. Một danh họa Nga, đồng thời
là một nhà sư phạm lỗi lạc Chixchiacop đã nói “Một họa sĩ giỏi chưa chắc đã là
một giáo viên dạy Mĩ thuật giỏi" Bởi nếu kĩ năng tốt nhưng phương pháp truyền
thụ không tốt và khơng phù hợp thì sẽ khơng có hiệu quả, học sinh không hứng
thú và tiếp thu bài. Vậy với giáo viên Mĩ thuật việc nghiên cứu và tìm ra phương
pháp dạy học là rất quan trọng.
Hiện nay tôi đang tiến hành dạy và học theo định hướng đổị mới phương
pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hương phát triển năng lực của
học sinh.
Mục tiêu của giáo dục là nhằm phát triển học sinh một cách tồn diện về
Đức -Trí -Thể - Mỹ. Vì vậy việc học Mĩ thuật ớ trường phổ thơng đóng vai trị
hết sức quan trọng. Qua đó cũng nói lên được vai trò quan trọng của người giáo
viên Mỹ thuật.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN:
Với những kĩ năng cần đạt được của phân môn “Thường thức Mĩ thuật”
nêu trên cùng với những khó khăn gặp phải trong một số năm giảng dạy phân

mơn này tơi thấy:
+ Về phía giáo viên:
- Chưa có phịng học bộ mơn.
- Tranh ảnh cung cấp cịn ít và chưa sinh động,
- Giáo viên còn áp dụng phương pháp dạy học cũ chưa đáp ứng với thời kì
đổi mới, dẫn đến học sinh học tập một cách thụ động chưa có sự say mê, sáng


3
tạo nên hiệu quả và chất lượng giáo dục chưa cao.
+ Về phía học sinh:
- Học sinh chưa có thói quen sưu tầm và chuẩn bị tư liệu phục vụ cho giờ
học.
- Học sinh chưa thấy được vai trò và tầm quan trọng của phân môn này,
coi bộ môn mĩ thuật là mơn phụ nên vẫn học theo hình thức đối phó, thụ
động...Các giờ học chưa sơi nổi, chưa thực sự gây hứng thú và chất lượng chưa
đạt được kết quả như mong muốn.
Có lẽ cũng xuất phát từ những nguyên nhân trên mà thực tế tôi thấy rằng
trong những tiết “thường thức Mĩ thuật’’ ở trường, có lần khi viết đầu bài lên
bảng học sinh có thái độ khơng tích cực trong giờ học. Ví dụ tơi nhận được câu
trả lời từ phía học sinh là: “Lại học thường thức.” mà học sinh thích hoạt động
vẽ nhiều hơn. Từ đó khiến tơi phải suy nghĩ và tự đặt ra câu hỏi: Vì sao học sinh
lại khơng thích học? Phải chăng là do phương pháp giáo dục cũ chưa đáp ứng
hay do thói quen cịn ăn sâu trong trong tâm trí của các em là tiết “thường thức
Mĩ thuật” phải ghi chép nhiều, kiến thức cịn khơ khan, tranh ảnh còn hạn chế và
chưa sinh động thu hút các em. Vậy người giáo viên cần phải làm gì? Tổ chức
tiết thường thức Mĩ thuật như thế nào để thay đổi thói quen và biến giờ học
“Thường thức Mĩ thuật" thành giờ học lý thú, bổ ích, các em đón nhận giờ học
này với thái độ hào hứng hơn. Thiết nghĩ, sự hứng thú và ủng hộ của các em với
tiết học cũng là góp phần tạo nên sự thành cơng của tiết dạy.

Trong chương trình Mĩ thuật THCS, đặc thù của bài Thường thức Mĩ
thuật là:
+ Lượng kiến thức cung cấp cho học sinh tương đối nhiều.
+ Kiến thức còn khơ khan, tranh ảnh cịn hạn chế.
+ Học sinh thựờng phải ngồi học trong 45 phút, phải ghi chép nhiều, trong
đó các phân mơn khác các em chỉ học 12 -15 phút lý thuyết còn lại các em được
vẽ thực hành từ 20 -25 phút. Vì vậy tiết học Thường thức mĩ thuật tạo cho các
em ít hứng thú hơn các phân mơn như vẽ theo mẫu, vẽ trang trí....
+ Giáo viên sử dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy “Thường thức Mĩ
thuật” còn hạn chế.
.
+ Phương pháp truyền đạt của giáo viên với phân môn này chưa linh
hoạt..
+ Học sinh phải ghi chép nhiều, chủ yếu các em chỉ quan sát tranh ảnh
trong sách giáo khoa. Vì vậy các em chưa thấy được giá trị, vẻ đẹp của những
cơng trình và những tác phẩm Mĩ thuật,
+ Việc nghiên cứu đưa ra phương pháp và những trò chơi nhằm thu hút và
tạo hứng thú cho học sinh đối với loại bài “Thường thức Mĩ thuật” không phải
giáo viên nào cũng say mê và đầu tư thời gian nghiên cứu.
Thực tế cho thấy các tiết “Thuởng thức Mĩ thuật”, nếu ngựời giáo viên
truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách khô khan, học sinh tiếp thu bài một
cách thụ động thì khó có thể phát huy được giá trị và hiệu quả của phân mơn
này. Tơi thấy tính giáo dục ý thức của học sinh với các di sản nghệ thuật qua
phân mơn này đóng vai trị hết sức quan trọng. Bởi theo mục tiêu giáo dục đã đề
ra, hiện nay là giáo dục nhằm giúp học sinh phát triển nhân cách một cách toàn


4
diện là: Đức - Trí - Văn -Thể - Mỹ thì vai trị của người giáo viên là rất cần thiết.
Học sinh vừa giỏi văn hóa vừa phải am hiểu về nghệ thuật. Học sinh chưa vẽ

giỏi nhưng các em cũng phải biết cảm thụ, phân tích một bức tranh hay có thế
đánh giá hay giới thiệu cho người khác biết đến những tác phẩm mĩ thuật, di sản
nghệ thuật của quê hương đất nước mà cha ông ta đã dày cơng vun đắp và tạo
dựng.
Cịn đối với học sinh sau khi học xong các bài ‘Thường thức Mĩ thuật” ở
trường phổ thơng thì các em cần đạt được những kiến thức, kỹ năng gì?
Kiến thức mà học sinh tiếp thu được phụ thuộc rất nhiều vào sự truyền đạt
của người thầy và sự chủ động, hứng thú của học sinh trong tiết học. Như chúng
ta biết một tiết dạy muốn đạt hiệu quả giáo viên cần xác định rõ mục tiêu, từ đó
đưa ra phương pháp cho phù hơp. Đặc biệt phải nắm được đặc trưng của bộ môn
bởi học Mĩ thuật các em không chỉ tạo ra cái đẹp mà cịn giúp các em có những
xúc cảm thẩm mỹ trước cái đẹp, biết phân tích và cảm thụ giá trị, vẻ đẹp của tảc
phẩm, cơng trình Mĩ thuật. Từ đó có thái độ yêu quý, trân trọng những di sản
nghệ thuật mà cha ông ta đã để lại qua các bái “Thường thức Mĩ thuật”.
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát và tạo điều kiện thuận lợi của
các cấp lãnh đạo, của phòng Giáo dục và đào tạo cũng như Ban giám hiệu nhà
trường, tổ chuyên môn trong việc phát triển dạy môn Mĩ thuật trong nhà trường
THCS Cẩm Bình.
- Về phía nhà trường:
Thực tế tại Trường THCS Cẩm Bình Ban giám hiệu cũng rất quan tâm và
chú ý tới việc giáo dục ý thức của học sinh với các di sản nghệ thuật dân tộc và
địa phương.
+ Nhà trưởng có phịng tin học được nổi mạng Internet phục vụ cho việc
lấy tư liệu tham khảo.
-Về phía giáo viên:
Nhà trường có 01 giáo viên biên chế mơn Mĩ thuật có trình độ Đại học .
Có máy 01 chiếu để phục vụ cho giáo viên áp dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy.
- Về phía học sinh:

Đa số học sinh đều có đầy đủ đồ dùng học tập, có ý thức chuẩn bị bài học
bằng việc sưu tầm tư liệu trên mạng Internet khi giáo viên yêu cầu.
Học sinh sưu tầm tư liệu trên Internet, báo tạp chí và sách tham khảo ở
thư viện.
* Khó khăn
Như chúng ta biết mục tiêu của phân mơn “Thường thức Mĩ thuật” ở
trường phổ thông là giúp học sinh có thể “Thường thức” ,“Cảm nhận” cái hay,
cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật, nên cũng tương đối khó đối với đa số các em
học sinh.
Các phân môn khác chủ yếu rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành.
- Về phía nhà trường:
Chưa có phịng học bộ mơn.
Thực tế cho thấy đây là phân mơn rất khó dạy, bởi tranh ảnh còn hạn chế,


5
kiến thức cịn khơ khan.
- Về phía giáo viên:
Cịn áp dụng 1 số phương pháp dạy học cũ, chưa đáp ứng với thời kì đổi
mới, dẫn đến học sinh học tập một cách thụ động, chưa khai thác nhiều tranh
ảnh, tư liệu trên Internet, khơng có sự say mê, sáng tạo nên hiệu quả và chất
lượng giáo dục chưa cao.
- Về phía học sinh:
- Học sinh chưa có thói quen sưu tầm và chuẩn bị tư liệu phục vụ cho giờ
học.
Học sinh chưa thấy được vai trò và tầm quan trọng của phân môn này, các
em chưa hứng thú khi tham gia tiết học, coi bộ môn Mĩ thuật là mơn phụ nên
lười học và học theo hình thức đối phó thụ động...
Các giờ học chưa sơi nơi, chưa thực sự gây hứng thú và chất lượng chưa
đạt được kết quả như mong muốn.

Từ thực tế nêu trên, bên cạnh những thuận lợi là rất nhiều những khó
khăn, khiến tơi phải băn khoăn suy nghĩ trong việc vận dụng phương pháp dạy
của mình sao cho phù hợp. Vậy làm gì để học sinh hứng thú với tiết ‘Thường
thức Mĩ thuật”?. Làm sao để học sinh không cảm thấy tiết học này khơ khan và
nhàm chán? Phải chăng đó là sự chuẩn bị nghiên cứu chu đáo của giáo viên, là
sự vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, là sự sử dụng phương tiện dạy
học một cách hợp lý và hiệu quả.
Trong các tiết dạy thường thức mĩ thuật của giáo viên trung học sơ sở,
tình trạng dạy học: Thầy đọc, trị chép hoặc thầy cơ giảng giải, xen kẽ vấn đáp,
giải thích, minh họa bằng tranh, đưa ra các câu hỏi để học sinh trả lời, nhận xét
về đặc điểm mĩ thuật qua các thời kỳ, rồi quan sát một số tranh ảnh trong SGK...
*Ưu điểm:
- Giáo viên đi đúng theo kết cấu bài giảng, kiến thức liền mạch. Vì vậy,
học sinh tiếp thu kiến thức theo đúng tiến trình của bài học.
*Nhược điểm:
- Giáo viên phải giảng nhiều, đơi khi dẫn đến nói tràn lan, khơng đúng
trọng tâm.
- Không tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
- Học sinh không chủ động được kiến thức, không có cơ hội báo cáo nội
dung kiến thức mà mình nghiên cứu được.
- Học sinh vẫn quen lối học thụ động, khơng tự giác, khơng tự suy nghĩ,
tìm tịi mà phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa.
- Việc kiểm tra thi cử vẫn theo lối cũ, chưa khuyến khích cách học tự học,
tự tìm tịi, sáng tạo.
- Phương tiện thiết bị dạy học mĩ thuật còn chưa đáp ứng đầy đủ trong
chương trình học.
- Khơng ít giáo viên dạy mĩ thuật theo kiểu chuyên nghiệp, dạy kỹ thuật
vẽ là chủ yếu, chưa chú ý đến mục tiêu giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, nên chưa
thực sự phát huy khả năng độc lập suy nghĩ, tìm tịi, sáng tạo của học sinh, để
trong các tiết dạy thường thức mĩ thuật của giáo viên trung học sơ sở, tình trạng

dạy học: Thầy đọc, trị chép hoặc thầy cơ giảng giải, xen kẽ vấn đáp, giải thích,


6
minh họa bằng tranh, đưa ra các câu hỏi để học sinh trả lời, nhận xét về đặc
điểm mĩ thuật qua các thời kỳ, rồi quan sát một số tranh ảnh trong SGK...
* Kết quả khảo sát thực trạng năm học 2019 - 2020:
Khối lớp
Sĩ số
Đạt
%
Chưa Đạt
%
6
100
80
80
05
5
7
104
78
75 .
25
26
8
118
80
67,8
38

32,2
9
101
77
76,2
24
23,8
2.3 Các giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Xác định các kỹ năng cần hình thành cho HS trong dạy học
thường thức mĩ thuật.
Chương trình Mĩ thuật ở trường THCS có nhiều phân mơn khác nhau:
+ Phân mơn Vẽ Theo mẫu.
+ Phần mơn Vẽ trang trí
+ Phân môn Vẽ tranh đề tài
+ Phân môn Thường thức Mĩ thuật
Mỗi phân môn đều rèn luyện pho học sinh những kĩ năng khác nhau. Vậy
để tiết dạy thường thức Mĩ thuật có hiệu quả tơi ln xác định những kĩ năng cơ
bản của loại bài Thường thức Mĩ thuật là gì? Từ đó đưa ra phương pháp cho phù
hơp với đặc trưng và phát triển những kỹ năng trong bài 'Thường thức Mĩ
thuật”. Có như vậy thì tiết "Thường thức Mĩ thuật” mới có thể đạt hiệu quả.
Các kĩ năng đó là:
- Kĩ năng quan sát trong bài “Thường thức Mĩ thuật”rèn luyện và phát
triển ở học sinh khả năng biết quan sát những hình ảnh, hình tựợng qua những
minh họa trong bài học, những thực tế sinh động diễn ra trong cuộc sống mà các
em trực tiếp được mắt thấy, tai nghe, làm cho vốn sống, sự hiểu biết của các em
thêm phong phú.
- Kĩ năng cảm thụ thẩm mỹ trong “Thường thức Mĩ thuật ”tạo cho học
sinh khả năng nhận biết được cái đẹp, cái hay của những tác phẩm, cơng trình
Mĩ thuật tiêu biểu qua các thời kì phát trỉển của lịch sử mĩ thuật Việt Nam và thế
giới, giúp các em làm quen và hiểu được những giá trị nghệ thuật và các tác giả

tiêu biểu, từ đó nâng cao nhận thức về cái đẹp cho các em một cách toàn diện và
phong phú.
- Kĩ năng tư duy hình tượng trong “Thường thức Mĩ thuật” giúp cho học
sinh suy nghĩ, tưởng tượng, phân tích, đánh giá về tác phẩm trên cơ sở sự hiểu
biết về cái đẹp, hiểu biết tư tưởng, tình cảm của tác giả trong bối cảnh lịch sử, xã
hội nhất định.
- Kĩ năng thực hành trong “Thường thức MĨ thuật” không phải là thực
hành bài vẽ mà là thực hành sưu tầm, tập hợp nội dung kiến thức, bỉết phân tích
đánh giá, biết phát hiện, sáng tạo những kiến thức mới thông qua bài tập thực
hành của phân môn “Thường thức Mĩ thuật”
- Kĩ năng đánh giá trong “Thường thức Mĩ thuật” là một kĩ năng quan
trọng để hình thành và phát triển ở học sinh khả năng phân tích, nhận biết được


7
cái đẹp và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong “Thường thức Mĩ thuật”
là kĩ năng giúp cho học sinh biết cách tự học, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tư liệu
cho bài học. Thông qua những kiến thức, hiểu biết trong “Thường thức Mĩ
thuật”, học sinh có thể độc lập, sáng tạo trong học tập một cách chủ động, tích
cực.
Sau đây là bảng thống kê các tiết thường thức mĩ thuật theo phân phối
chương trình mơn mĩ thuật của các khôi 6,7,8,9:
Lớp

6

7

Tiết

2
9
10
19
20
30
31
1
2
21
22
26
27
2

8

3
10
11
22
23

9

1
7
13
17


Tên các bài thường thức mĩ thuật
Sơ lược mĩ thuật Việt Nam thời kỳ cỗ đại
Sơ lược mĩ thuật thời Lý (1010-1225) .
Một số cơng trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý
Tranh dân gian Việt Nam
Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam
Sơ lược mĩ thuật thế giới thời kỳ cổ đại
Một số cơng trình tiêu biểu của mĩ thuật Ai Cập,
Hi Lạp, La Mã thời kỳ cổ đại.
Sơ lược về mĩ thuật thời Trần (1226 -1400)
Một số cơng trình của mĩ thuật thời Trần (1226-1400
Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954
Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt
Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954
Một vài nét về mĩ thuật Ý thời kỳ Phục Hưng
Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Ý thời
kỳ Phục Hưng.
Sơ lược về mĩ thuật thời Lê (Từ thế kỷ XV đển đầu thế
kỷ XVIII)
Một số cơng trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê
Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn từ 1954-1975
Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt
Nam giai đoạn từ 1954-1975
Sơ lược về mĩ thuât hiện đại phương Tây cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX
Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội
họa Ấn tượng.
Sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn (1802-1945)
Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam
Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người Việt Nam

Sơ lược về một số nền mĩ thuật Châu Á.

Qua bảng thống kê trên ta thấy các tiết thường thức mĩ thuật của các khối
6, 7, 8, 9 cũng chiếm số lượng tiết tương đối nhiều trong một năm học. Vậy nên
để tạo hứng thú học tập cho học sinh ở phân môn thường thức mĩ thuật là điều


8
rất cần thiết.
2.3.2. Các giải pháp thực hiện:
* Giải pháp 1: Phương pháp hợp tác nhóm:
Thực tế cho thấy có rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau nhưng
trong quá trình giảng dạy tơi nhận thấy phương pháp hịạt động theo nhóm và tổ
chức trị chơi thực sự phát huy được hiệu quả ở phân môn “Thường thức Mĩ
thuật”. Để thực hiện có hiệu quả phương pháp nêu trên, tơi luôn đánh giá cao
việc sưu tầm và chuẩn bị tư liệu của học sinh liên quan đến bài học. Ví dụ học
về Mĩ thuật thời Lý lớp 6, tôi yêu cầù học sinh:
+ Sưu tầm theo nhóm tìm hiểu các cơng trình, tác phẩm Mĩ thuật thời kì
đó.
+ Phân tích vẻ đẹp của các cơng trình được thể hiện quạ chất liệu, hình
dáng, cấu trúc và nội dung, bố cục. Qua việc phân tích đó các em có thể viết
thành bài luận về vấn đề các em nghiên cứu và tìm hiểu.
Ví dụ: Các em có thể nêu ý kiến hay kết luận về một vấn đề sau khi thảo
luận xong.
Hoặc đổi với chủ đề “Mĩ thuật dân gian Việt Nam ” GV chia 4 nhóm HS
và giao nhiệm vụ cho các nhóm cùng thảo luận với các nội dung sau:
+ Tên những dòng tranh dân gian nổi tiếng
+ Tên một số bức tranh dân gian tiêu biểu
+ Đề tài chủ yếu của tranh dân gian
+ Mục đích, ý nghĩa củạ tranh tết và tranh thờ

+ Tìm hiểu thơng tin về tranh Kim Hồng, làng Sình (Huế), tranh của
đồng bào dân tộc thiểu số.
GV gợi ý HS kết hợp với kinh nghiệm cá nhân, bổ sung nội dung về hai
dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng trống.
Đối với hoạt động này, một số giáo viên luôn chú ý tới việc lựa chọn
những học sinh có giọng nói tốt, trình bày rõ ràng để trả lời câu hỏi. Nhưng với
tôi, để phát huy hiệu quả của hoạt động này tôi gọi ngẫu nhiên một học sỉnh
xung phong trả lời, trước khi học sinh đó ngồi xuống thi được quyền điểm chỉ
bạn tiếp theo trả lời ý tiếp theo, để tất cả các em đều được rèn luyện khả năng
thuyết trình trước tập thể. Tất nhiên, nếu học sinh đó khơng trả lời được thì có
quyền nhờ sự trợ giúp của bạn khác. Như vậy, học sinh chủ động, tự giác học
tập, nghiên cứu trên tinh thần định hướng của giáo viên.


9

Bản chất:
Phương pháp làm việc theo nhóm là tạo điều kiện cho mọi học sinh đều
được tham gia vào quá trình học tập một cách tự giác bằng khả năng của mình.
Phương pháp học tập này nhằm xây dựng cho học sinh tinh thần tập thể, ý
thức cộng đồng với cơng việc chung. Đồng thời hình thành ở học sinh phương
pháp làm việc khoa học (tự lập kế hoạch và làm việc theo kế hoạch).
Thực tế trong quá trình giảng dạy tơi thấy phương pháp này thực hiện có
hiệu quả đối với bài “Thường thức Mĩ thuật” bởi lượng kiến thức ở loại bài này
chủ yếu là lý thuyêt. Phương pháp làm việc theo nhóm này sẽ gỉúp các em tự
giới thiệu, trao đổi hay bàn luận đánh giá một cơng trình hay một tác phẩm nghệ
thuật. Qua trao đổi, thảo luận các em cảm nhận và tìm ra cái hay, cái đẹp của tác
phẩm từ đó thấy được giá trị của nó.
Quy trình:
- Nhận bài tập.

- Nhóm trưởng nêu yêu cầu.
- Các thành viên cùng thảo luận hoặc cùng làm.
- Nhóm trưởng hoặc đại diện thay mặt nhóm trình bày.
- Các nhóm hoặc cá nhân khác góp ý, bổ sung, tranh luận đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, tổng kết, đánh giá.
Uu điểm:
- Tiến hành được nhiều hình thức học tập.
- Cho phép học sinh được bộc lộ ý kiến riêng.
- Tạo điều kiện cho học sinh được học hỏi giúp đỡ lẫn nhau.
- Giúp học sinh rèn luyện khả năng biểu đạt trước đám đông.
- Khuyến khích tính tích cực học tập của học sinh.
- Giáo viên quan sát được sự tiến bộ của học sinh.
- Phương pháp này phát huy được tính tích cực, chủ động, mọi học sinh
đều được tham gia học tập. Xây dựng cho học sinh tinh thần tập thể, ý thức cộng
đồng vói cơng việc chung, đồng thời hình thành ở học sinh phương pháp làm
việc khoa học, tự lập kế hoạch và làm việc theo kế hoạch.
- Làm việc theo nhóm tạo điều kiện cho nhiều học sinh tham gia vào q
trình nhận thức, mặt khác giúp học sinh tích cực tự giác học tập hơn. Góp ý, trao
đổi tranh luận sẽ là cơ sở tốt cho sự hình thành và phát triển khả năng tư duy,


10
phân tích ở học sinh.
Hạn chế:
- Học sinh có thể lạc đề và thảo luận chệch nội dung.
- Học sinh lười có cơ hội trốn tránh cơng việc, ỷ lại vào các bạn,
- Chất lượng làm việc theo nhóm phụ thuộc vào điều kiện chuẩn bị của
học sinh bởi muốn thảo luận một vấn đề nào đó các em phải đọc trước nội dung
và sưu tầm tranh, ảnh tư liệu có liên quan.
- Có thể mất trật tự ảnh hưởng tới các lớp xung quanh.

* Giải pháp 2: Phương pháp tổ chức trò chơi:
Bản chất:
Là phương pháp giúp học sinh tiếp thu hoặc củng cố kiến thức một cách
hứng thú, học sinh phải tư duy và trả lời nhanh các câu hỏi liên quan đến nội
dung bài học thông qua các trị chơi.
Quy trình:
- Xác định hình thức trị chơi.
- Chia nhóm, đưa ra yêu cầu nội dung chơi cụ thể.
- Xác định thời gian cụ thể.
- Các nhóm thảo luận cử học sinh ghi nhanh, chữ đẹp, rõ ràng để ghi kết
quả thảo luận vào phiếu.
Khen, động viên nhóm hoạt động tích cực, hồn thành tốt nội dung chơi
của nhóm mình.
- Góp ý rút kinh nghiệm những nhóm làm việc chưa có hiệu quả để các
em rút kinh nghiệm ở những lần chơi sau.
2.3.Các hình thức trị chơi:
* Trị chơi ô chữ:
Giáo viên phải nghiên cứu nội dung, mục tiêu của bài để xác định ô chữ.
Mỗi ô chữ sẽ liên quan với một câu hỏi hàng ngang, trong ô chữ sẽ có ô
hàng dọc liên quan đến một từ khóa mà các em phải mở. Học sinh nào mở được
sẽ có phần thưởng gấp đơi. Các học sinh khác nếu trả lời đúng sẽ có nhiều hình
thức thưởng khác nhau. Qua trò chơi rèn cho các em khả năng tư duy nhanh, tiếp
thu kiên thức bài học một cách hứng thú.


11
TRỊ CHƠI Ơ CHỮ








GV lần lượt đưa ra các câu hỏi để học sinh tìm ra các ơ chữ hàng ngang
Câu hỏi trị chơi ơ chữ:
1) Nghệ thuật điêu khắc ln gắn liền với loạỉ hình nghệ thuật gì?
2) Tên gọi khác của Chùa Một Cột là gì?
3) Em hãy kể tên một màu men của Gốm thời Lý?
4) Em hãy kể tên một tác phẩm điêu khắc thời Lý?
5) Em hãy kể tên một trung tâm sản xuất Gốm thời Lý?
6) Nêu vẻ đẹp của nét khắc chìm trong Gốm thời Lý?
Đáp án các ổ chữ hàng ngang:
1. KlẾN TRÚC
2. DIÊN HUƯ
3. DA LƯƠN
4. TƯỢNG A DI ĐÀ
5. THĂNG LONG
6. UYỂN CHUYỂN
Ô chữ hàng dọc là: “THỜI LÝ”


12

* Trị chơi "Nhìn nhanh đốn đúng"
Giáo viên đưa ra một số tranh, ảnh một số cơng trình kiến trúc hoặc tác
phẩm điêu khắc. Học sinh phải nhận biết nhanh tên cơng trình, tác phẩm đó và
chất liệu.
Tác phẩm do ai sáng tác?
Sáng tác trong thời gian nào, thuộc Mĩ thuật thời gì…?

Trị chơi này rèn luyện cho các em khả năng quan sát nhanh, trí nhớ tốt.
Hoặc giáo viên có thể đưa ra một số tranh. Tranh khơng có tên tác giả,
khơng có tên tác phẩm, hoặc khơng có cả hai. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là gắn
tên tác giả hoặc gắn tên tác phẩm hoặc gắn cả hai vào tranh. Nhóm nào gắn
đúng, nhưng sẽ thắng, nhóm nào gắn sai chậm sẽ thua. Khi tổ chức cần lưu ý
thời gian, các nhóm cùng bắt đầu và cùng kết thúc. Thời gian chỉ trên 2 đến 3
phút. Không nên kéo dài.
* Đối với phương pháp tổ chức các trò chơi.
VD: “Trị chơi ơ chữ” hay việc “Trả lời câu hỏi trắc nghiệm” tôi thường:
- Nghiên cứu hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài học và đối tượng
học sinh.
- Phổ biến kĩ thể lệ trò chơi để các em hiểu và thực hiện đúng tránh lộn
xộn, trả lời những câu hỏi lạc đề và không phù hợp với số lượng ô chữ liên quan
đến câu hỏi.
- Đánh giá phần trả lời của học sinh bằng nhiều hình thức động viên khác
nhau (Có thể cho điểm, một hộp quà nhỏ được chuẩn bị sẵn hoặc chỉ là phần
thưởng tinh thần là một tràng pháo tay của các bạn trong lớp...) nhằm tạo hứng
thú và khơng khí sơi nổi của các em khi tham gia trị chơi.
Ưu điểm:
- Có thể tạo được khơng khí sơi nổi và nhiều học sinh có thể. tham gia.
- Tạo ra sự thi đua, phấn đấu giữa các em trong lớp.
- Đối với trò chơi này có thể rèn luỵện cho học sinh nhiều kĩ năng khác
nhau đó là:
+ Kĩ năng tư duy và khả năng nhớ nhanh những kiến thức liên quan tới
bài học.


13
+ Khả năng nhanh nhẹn và phán đốn tốt.
Tơi thường đưa trò chơi này vào phần củng cố bài. Nội dung câu hỏi là

những kiến thức cơ bản đòi hỏi các em phải nhớ ngay tại lớp nên tôi yêu cầu học
sinh thường phải gập sách vở để thử trí nhớ và khả năng tiếp thu nhanh, phán
đoán tốt tránh lệ thuộc vảo sách vở.
Động viên những học sinh còn rụt rè cùng tham gia để tạo khơng khí sơi
nổi và phát huy tính tích cực của học sinh.
Hạn chế:
Với trò chơi này, học sinh hay gây mất trật tự, ồn ào.
Vì vậy tơi ln chú ý việc phổ biến kĩ thể lệ trò chơi để các em thực hiện
đúng và có hiệu quả.
* Giải pháp 3: Vận dụng dạy học tích hợp liên mơn phù hợp với nội
dung bài học.
Dạy học tích hợp liên mơn có ý nghĩa quạn trọng trong việc giáo dục, rèn
luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái qt hóa, trừu tượng
hóa cho học sinh.
Vận dụng tích họp các mơn học khác ví dụ như địa lý, lịch sử, giáo dục
công dân...vào các bài học cụ thể giúp các em nhận thức được sự phát triển của
xã hội một cách liến tục, thống nhất, thấy được mối quan hệ giữa các lĩnh vực
của đời sống xã hội, với văn hóa nghệ thuật, thấy được tính tồn diện của lịch
sử.
Ví dụ: Mĩ thuật 7 bài 20 - Vài nét về mĩ thuật Ý thời Phục Hưng mà tôi
đã áp dụng: các em nắm bắt được trọn vẹn tiến trình lịch sử phát triển của các
nền văn hóa phương tây từ cổ đại đến Phục hưng. Thấy được sự chi phối của của
lịch sử phát triển của phong trào văn hóa Phục hưng đến nền mỹ thuật phục
hưng ở Ý qua các giai đoạn phát triển. Thông qua phương pháp dạy học dự án,
tơi chia nhóm HS tìm hiểu các nội dung cụ thể sau:
Giới thiệu bài mới:(Vận dụng kiến thức lịch sử để trả lời câu hỏi xác
định tiến trình phát triển của lịch sử thế giới. )
+ Lịch sử thế giới bắt đầu hình thành được gọi là thời kì lịch sử nào?
(HS trả lời - Thời kì cổ đại)
+ Tiếp nối thời kỳ cổ đại là thời kỳ lịch sử nào?

(HS trả lời - Thời kì trung đại)
+ Tiếp nối thời kỳ Trung đại là thời kỳ nào?
(HS trả lời - Thời kì phục hưng)
- GV vẽ nhanh sơ đồ lên bảng.
- Mỹ thuật Ý thời phục hưng có mối liên hệ sâu sắc với mĩ thuật thời cổ
đại La Mã và Hi Lạp. Để thấy được nền mĩ thuật phục hưng ra đời và phát triển
dựa trên nền văn minh cố đại Hi Lạp và La Mã giáo viên u cầu HS các nhóm
tích hợp kiến thức các mơn địa lý, lịch sử tìm hiểu thơng tin và giải quyết nhiệm
vụ của nhóm mình đã chuẩn bị ở nhà trả lời các nội dung phiếu học tập theo
từng tiểu chủ đề. Cụ thể:
+ Nhóm 1 :Em hãy trình bày vài nét về lịch sử văn hỏa và nền nghệ thuật
của đất nước Hi lạp. Tư tưởng thẩm mỹ nào ảnh hưởng đến văn hóa nghệ thuật
của phong trào phục hưng... ? (Tích hợp kiến thức địa lí, lịch sử)


14
+ Nhóm 2; Em hãy cho biết vài nét về đất nước La mã cổ đại nền mĩ
thuật La mã phát triển như thể nào trong thời kỳ này. ?(Tích hợp kiến thức địa
lí, lịch sử)
+ Nhóm 3: Sự thống trị hà khắc độc đoán của Giáo hội thời Trung cổ ảnh
hưởng như thế nào đối với nghệ thuật cổ đại?(Tích hợp kiến thức lịch sử)
+ Nhóm 4: Cơ sở nào dẫn đến sự hình thành và phát triển nền mĩ thuật Ý
thời phục hưng? Em hiểu như thế nào là Phục hưng? Thời kỳ phục hưng có ảnh
hưởng gì đối với đời sống nhân loại?(Tích hợp kiến thức địa lí, lịch sử)
Với phương pháp này có thế áp dụng cho rất nhiều bài thường thức mĩ
thụật còn lại ở các khối

* Giải pháp 4: Tạo tình huống có vấn đề ở phần giới thiệu bài:
Giới thiệu bài làm sao để gây ấn tượng, tạo sự chú ý, lôi cuốn học sinh tập
trung vào các hoạt động học tập là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để tạo hứng

thú, thu hút học sinh vào học ngay từ khi giới thiệu bài?. Điều này giáo viên
phải có kinh nghiệm, có sự hiểu biết sâu rộng về mặt kiến thức, biết linh hoạt
vận dụng cách giới thiệu sao cho thật gây ấn tượng và có liên quan tới nội dung
bài học, thu hút học sinh với những trò chơi, những câu chuyện, hay bài hát, câu
thơ...
Ví dụ 1: Mĩ thuật 9 - Bài 6: Chạm khắc gỗ đình làng
- Cách thức thực hiện: GV đề nghị lớp trưởng cho lớp hát bài “thùng
thình thùng thình…”
GV chia lớp thành 4 nhóm HS đề nghị HS các nhóm tìm ra những câu ca
dao, lời thơ, bài hát có hình ảnh về mái đình và ghi nhanh vào giấy đã chuẩn bị
sẵn của nhóm trong vòng 2 phút. Sau khi hết thời gian đại diện các nhóm sẽ thu


15
lại phần chuẩn bị của các bạn nhóm mình và lên trình bày. Nhóm nào có nhiều
bài thơ, ca dao, tục ngữ...thì nhóm đó thắng.
Ví dụ:
Hơm qua tát nước ao đình.
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
- GV dẫn dắt vào bài: Hình ảnh đình làng được xuất hiện nhiều trong đời
sống văn hóa nhân dân, nó phản ánh sự gắn bó của đình làng với những sinh
hoạt cộng đồng và đi sâu vào đời sống tinh thần của dân tộc. Chúng ta sẽ tìm
hiểu nét đẹp của đình làng qua bài học “ Chạm khắc gỗ đình làng” hơm nay.
Ví du 2: Mĩ thuật 6 - Bài 19 Giới thiệu tranh dân gian Việt Nam.
Cách thức thực hiện: GV chiếu cho HS xem đoạn video giới thiệu về hình
ảnh những bức tranh dân gian và làng nghề truyền thống sản xuất tranh. Dùng
một bức tranh không phải là tranh dân gian cho HS quan sát phân biệt và nêu
câu hỏi: Thế nào là tranh dân gian?
GV dẵn dắt HS vào bài; Tranh dân gian Việt có từ lâu đời, do nhân dân
lao động làm ra. Và nhắc đến tranh dân gian ta lại nhớ đến hai câu thơ xưa:

Tết về nhớ bánh trưng xanh
Nhớ chàng pháo chuột nhớ tranh lợn gà.
Để thấy được nét đẹp của tranh dân gian chúng ta cùng tìm hiểu bài học .
* Giải pháp 5: Áp dụng linh hoạt một số kĩ thuật dạy học tích cực.
+ Kỹ thuật dạy học Ơ bi [1*]
Quy trình:
Kỹ thuật Ơ bi là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm. Trong đó HS
chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ô
bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS. Có thể nói chuyện với lần lượt
HS ở nhóm khác.
Cách tiến hành:
Bước 1: Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối diện ở
vịng ngồi, đây là dạng đặc biệt của phương pháp luyện tập đối tác.
Bước 2: Sau một ít phút thi HS vịng ngồi ngồi n, HS vịng trong
chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để ln hình
thành nhóm đối tác mới.
Nhận xét, đánh giá.
Trong q trình hoạt đơng nhóm, GV quan sát, hỗ trợ để các nhóm hoạt
động tốt, hiệu quả cao
Ví dụ: Mỹ thuật 7 - Bài 12: Thường thức mỹ thuật - Một số cơng trình
mỹ thuật thời Trần.
Bước 1: Chia lớp học thành 2 nhóm: Một nhóm ngồi ngồi và một nhóm ngồi
trong. Đưa ra vấn đề.
- Tìm hiểu về đặc điểm của cơng trình tháp Bình Sơn(Vĩnh Phúc).
Bước 2: Sau một khoảng thời gian quy định, HS vòng ngồi ngồi n, HS vịng
trong chuyển chỗ theo vịng quay của kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay,
để ln hình thành các nhóm đối tác mới để trao đổi, bổ sung thông tin nội dung
bài học.



16
Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động của 2 nhóm vịng trong, vịng
ngồi và sự tương tác theo từng cặp của HS trong q trình trao đổi thơng tin và
thảo luận.
Đặc biệt kỹ thuật dạy học Ổ bi là công cụ đắc lực trong tổ chức dạy học
phát huy tính tích cực, chủ động và tự giác của HS.
+ Kĩ thuật khăn trải bàn: [2*]
Kĩ thuật khăn trải bàn là cách thức tổ chức hoạt động học tập mang tính
hơp tác, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. HS sử dụng giấy khổ lớn để
ghi nhận ý kiến cá nhân và ý kiến thống nhất chung của nhóm vào các phần
được bố trí như khăn trải bàn.
- Cách tiến hành
HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 8 người. Mỗi nhóm sẽ có một
tờ giấy khổ lớn.
HS chia tờ giấy thành các phần, bao gồm một phần trung tâm và các phần
xung quanh có số lượng bằng với số thành viên trong nhóm.
Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh.
Mỗi thành viên làm việc độc lập, suy nghĩ và viết các ý tưởng về nhiệm
vụ được giao vào ô của mình trong thời gian quy định.
Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và
thống nhất câu trả lời. Đại diện nhóm ghi các ý tưởng được thống nhất vào phần
trung tâm của “khăn trải bàn”.
Ví dụ minh hoạ: Ở mục 3 Tìm hiển Đặc điểm của mĩ thuật Ý thời
Phục hưng:
+ GV cho HS xem tranh đồng thời tổ chức cho hs học tập hợp tác theo kỹ
thuật "Khăn phủ bàn". Chia 4 nhóm HS, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy Ao đã
kẻ sẵn các ô.
Nêu câu hỏi: Em hãy cho biết đặc điểm của mỹ thuật Ý thời phục hưng?
(Cá nhân các nhóm tự ghi ý kiến của mình vào phần giấy trên khăn phủ
bàn, sau đó thảo luận thống nhất ý kiến ghi vào ô giữa của khăn phủ bàn)

+ GV dựa trên cơ sở ý kiến trả lời của HS và nội dung các bức tranh, bổ
xung nhấn mạnh những đặc điểm cơ bản thông qua nội dung side trình chỉếụ.


17
+ Kĩ thuật mảnh ghép [3*]
Kĩ thuật mảnh ghép là cách thức tổ chức hoạt động học tập hợp tác trong
đó HS sẽ hồn thành một nhiệm vụ phức hơp qua hai vịng. Đầu tiên, HS hoạt
động theo nhóm để giải quyết các nhiệm vụ thành phần sao cho mỗi cá nhân trở
thành chuyên gia của vấn đề được giao. Sau đó, chuyên gia thuộc các vấn đề
khác nhau sẽ kết hợp trong nhóm mới, chia sẻ lại vấn đề đã tìm hiểu để cùng
giải quyết nhiệm vụ phức hợp ban đầu.
a. Cách tiến hành
Vịng 1: Nhóm chun gia
Hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm được phân cơng một nhiệm vụ cụ thể.
Khi thực hiện nhiệm vụ học tập, nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên đều
trở thành “chuyên gia’" của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại kết
quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm ở vịng 2.
Vịng 2: Nhóm các mảnh ghép
Hình thành nhóm mảnh ghép, sao cho các nhóm có tối thiểu một thành
viên đến từ mỗi nhóm chuyên gia.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ của vịng 1 được các thành viên trong nhóm
mảnh ghép chia sẻ đầy đủ với nhau.
Sau khi tất cả các thành viên chia sẻ, các nhóm mảnh ghép thảo luận và
thống nhất phương án giải quyết nhiệm vụ phức hơp ban đầu.
0
Ví dụ :Mĩ thuật 9- Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam: Trình bày được
vẻ đẹp nghệ thuật của các bức chạm khắc gỗ đình làng.
Nội dung: Tìm hiểu về các bức chạm khắc gỗ đình làng .
Hoạt động: Tìm hiểu vài nét về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng.

Vịng 1: Nhóm chun gia
Chia lớp thành 6 nhóm, có 2 nhóm trùng nội dung câu hỏi (đảm bảo số
thành viên các nhóm là như nhau). Mỗi nhóm được phân công một nhiệm vụ cụ
thể:
Câu hỏi 1: Nội dung các bức chạm khắc gỗ phản ánh những đề tài gì?
Câu hỏi 2: Cách thể hiện của các bức chạm khắc có đặc điểm gì?.
Câu hỏi 3: Chạm khắc gỗ đình làng thuộc dịng nghệ thuật nào?
Khi thực hiện nhiệm vụ học tập, nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên đều trở
thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại kết quả
thực hiện nhiệm vụ của nhóm ở vịng 2.
Vịng 2: Nhóm các mảnh ghép
Hình thành nhóm mảnh ghép, sao cho các nhóm có tối thiểu một thành viên
đến từ mỗi nhóm chuyên gia.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ của vòng 1 được các thành viên trong nhóm
mảnh ghép chia sẻ đầy đủ với nhau trước khi GV giao câu hỏi vòng 2: Các
nhóm hãy trình bày giá trị thẩm mĩ của nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng.
Sau khi tất cả các thành viên chia sẻ, các nhóm mảnh ghép thảo luận và và
thống nhất phương án giải quyết – trả lời nhiệm vụ phức hợp ban đầu.
+ Kĩ thuật sơ đồ tư duy: [4*]
Sơ đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm hay giản đồ ý) là một
hình thức trình bày thơng tin trực quan. Thơng tin được sắp theo thứ tự ưu tiên


18
và biểu diễn bằng các từ khố, hình ảnh... Thơng thường, chủ đề hoặc ý tưởng
chính được đặt ở giữa, các nội dung hoặc ý triển khai được sắp xếp vào các
nhánh chính và nhánh phụ xung quanh. Có thể vẽ sơ đồ tư duy trên giấy, bảng..

Ví dụ: Tổng hợp kiến thức bài Sơ lược về mĩ thuật hiện đại phương
Tây từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX - Mĩ thuật 8:

- GV chuẩn bị giấy lớn và bút lơng nhiều màu, chia nhóm và cho HS xem
tranh.
- HS thực hiện kĩ thuật sơ đồ tư duy theo nhóm, liệt kê ra những trường
phái mĩ thuật mà các em được học cùng với nguồn gốc ra đời; đặc điểm phong
cách sáng tác; những họa sĩ tiêu biểu, những tác phẩm tiêu biểu của từng trường
phái.
- GV hướng dẫn các nhóm tìm từ khóa/ chủ đề chính là tranh “Các trường
phái mĩ thuật hiện đại phương tây cuối TK XIX đầu XX”. Từ trọng tâm ra 3 - 4
nhánh chính và các nhánh nhỏ đi ra từ nhánh chính mà HS tự tìm ra.
Qua q trình vận dụng, có thể nhận thấy mỗi kỹ thuật dạy học đều có
những ưu nhược điểm khác nhau nhưng GV tìm hiểu và nắm rõ nó để vận dụng
một cách linh hoạt và phù hợp với từng nội dung bài học sẽ mang lại hiệu quả
trong quá trình dạy học. Như vậy những kỹ năng mà HS cần đạt được sau khi
học các bài thường thức mĩ thuật sẽ được hình thành và phát triển thông qua
cách thức tổ chức các hoạt động học tập của người giáo viên.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Thực tế khi áp dụng phương pháp mà tơi nêu trên trong q trình thực
hiện đã thu được kết quả như sau:
- Học sinh thích học phân mơn Thường thức Mĩ thuật hơn.
- Khơng khí trong giờ học sôi nổi, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn.
- Khả năng cảm nhận, giới thiệu và phân tích một cơng trình hay tác phẩm
nghệ thuật tốt hơn.
- Học sinh có hiểu biết hơn về những di sản nghệ thuật của dân tộc và địa
phương, thấy được vẻ đẹp và giá trị của nó.
- Yêu quý, trân trọng và tự hào về những di sản nghệ thuật mà cha ơng ta
từ nghìn đời xưa đã tạo dựng. Từ đó có ý thức giữ gìn và thái độ ứng xử có văn
hóa với các di tích lịch sử đó.
- Có hiểu biết sơ lược về nền Mĩ thuật thế giới qua các thời kì,
- Có khả năng tự sưu tầm tư liệu, tranh ảnh và bài viết liên quan đến bài
học.

Kết quả khảo sát năm học 2020 - 2021 khi đã áp dụng một số biện pháp
tạo hứng thú học tập khi dạy thường thức mĩ thuật cho học sinh THCS Cẩm
Bình.


19
Khối lớp
Sĩ số
Đat
%
Chưa Đạt
%
6
140
138
98,6
02
1.7
7
104
101
97,2
03
2,8
8
118
114
96,6
04
3,4

9
101
97
96
04
4
Qua thực tế giảng dạy phân môn Thường thức Mĩ thuật THCS và việc áp
dụng phương pháp dạy học nêu trên từ những kết quả đạt được của bản thân tôi
rút ra một số kinh nghiệm sau:
Để phương pháp dạy học nêu trên phát huy được hiệu quả giáo viên cần:
- Sử dụng có hiệu quả phương tiện dạy học hiện đại.
- Sưu tầm tranh, ảnh bài viết trên mạng Internet liên quan đến bài học.
- Kết hợp với học sinh trong việc sưu tầm tranh, ảnh và bài viết phục vụ
cho bài học.
- Nghiên cứu nội đung câu hỏi phải phù họp với nội dung bài và đối tượng
học sinh.
Mặt khác, giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chun mơn của
mình. Thường xun học hỏi rút kinh nghiệm, đổi mới phương pháp qua các tiết
dạy nhằm thu hút và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự chuyên đề để học
hỏi và rút ra kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Muốn học sinh học tốt, người thầy cần có những phương pháp và kĩ thuật
dạy học thích họp, kích thích hưng phấn của học sinh, lứa tuổi của sự diễn biến
tâm lý, cịn chưa định hình, người thầy như một thầy thuốc giỏi, một vị tướng
tài, phải biết tùy cơ ứng biến, muốn các em thường thức được một tác phẩm,
không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức mà người thầy còn “thổi” vào các
em những tâm tư tình cảm của tâm hồn hướng tới chân, thiện, mĩ. Như Các Mác
đã nói “Muốn hiếu về nghệ thuật bạn phải là người được giáo dục về nghệ

thuật”. Như định hướng phát triển năng lực dạy học: Phương pháp giáo dục phổ
thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù
hợp với đặc điểm của từng đối tượng học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác dụng đến tình cảm, duy
trì, bảo tồn, phát huy các tác phẩm có giá trị của dân tộc, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập của học sinh. Đó chính là hiệu quả không đo được bằng kinh tế.
Sau thời gian nghiên cứu và vận dụng đề tài vào thực tế giảng dạy, tôi đã
rút ra được một số bài học kinh nghiêm như sau:
- Giáo viên phải hiểu biết sâu sắc những kiến thức cơ bản của môn Mĩ
thuật, cũng như kiến thức cụ thể của mỗi phân môn, nhất là về phân môn
Thường thức mĩ thuật. Đồng thời bổ sung vốn kiến thức của mình thường
xuyên, phải nắm vững bản chất đặc điểm tâm lí, ngơn ngữ tạo hình của từng đối
tượng học sinh để tìm, chọn và vận dụng các hình thức tổ chức với các phương
pháp dạy - học phù hợp, tạo khơng khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng.
- Tham khảo, lấy ý kiến đóng gỏp từ đồng nghiệp và cần tham khảo, tìm


20
kiếm thơng tin ờ những tài liệu có liên quan tới chuyên môn.
3.2. Kiến nghị:
Qua thực tế giảng dạy phân mơn Thường thức Mĩ thuật THCS Cẩm Bình
và việc áp dụng các giải pháp dạy học nêu trên từ những kết quả đạt được của
bản thận tơi.
Đề xuất vói Ban giám hiệu nhà trường quan tâm tới việc giáo dục ý thức
của học sinh bằng việc tổ phức các buổi tham quan ngoại khóa, các di tích lịch
sử đất nước để các em có hiểu biết hơn về các di tích lịch sử. Từ đó các em có
thể trân trọng, tự hào về nền nghệ thuật dân tộc.
+ Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể ở tại khu di tích và chuẩn bị
những câu hỏi liên quan đến điểm du lịch mà các em đến để các em hiểu rõ hơn
giá trị của nó.

+ Có đầy đủ các phương tiện thiết bị, có phịng học riêng cho mơn mĩ
thuật
- Đối với với việc giảng dạy Mĩ thuật ở trường THCS Cẩm Bình.
Vì lý do mơn Mĩ thuật có tính đặc thù, có những nét đặc trưng riêng.
Trong giờ học các em có thể trao đổi, bàn luận, tham khảo bài vẽ của bạn nên có
thể ồn ào và các tiết Thường thức Mĩ thuật thường có trị chơi nên khơng khí lớp
thường sơi nổi có thể ảnh hưởng tới các lớp xung quanh. Hơn nữa môn Mĩ thuật
là môn nghệ thuật nếu quá trật tự chưa hẳn đã là một giờ học đạt hiệu quả.
Đồng thời cần phát huy dạy học theo định hướng phát triển năng lực và
các phẩm chất chủ yếu phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập theo chương trình giáo dục phổ thơng mới năm 2018.
Do vậy tơi có ý kiến đề xuất với Ban giám hiệu tham mưu cấp trên xây
dựng thêm phòng bộ môn Mĩ thuật nhằm phát huy hiệu quả của việc dạy học các
phân môn và đáp ứng vái mục tiêu giáo dục toàn diện, tương xứng với danh hiệu
trường chuẩn Quốc gia.
Nếu đáp ứng được các điều kiện trên tôi nghĩ việc dạy học môn Mĩ thuật
sẽ đạt hiệu quả hơn. Mặt khác phương pháp mà tôi đưa ra sẽ phát huy được tác
dụng và học sinh sẽ hứng thú hơn khi tham gia tiết học,
Trong quá trình thực hiện, ngồi kinh nghiệm của bản thân tơi cũng đã
tham khảo ý kiến của bạn bè và đồng nghiệp. Biện pháp của tơi khi áp dụng có
thể chưa hồn thiện, vì vậy bản thân tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của các bạn đồng nghiệp để đề tài của tơi được hồn thiện đạt hiệu quả cao hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hiệu Trưởng

Cẩm Bình, ngày 19 tháng 05 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung

của người khác.
Người viết


21
Hoàng Hải Vinh
Trần Thị Duyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1
2
3
4
5

Tài liệu tham khảo

Nhà xuất bản, chủ biên
NXB Giáo dục
Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
Việt Nam
Mĩ thuật THCS

Mĩ thuật và phương pháp dạy học(Giáo trình
đào tạo GV hệ CĐSP)
Những vấn đề chung về đổi mới phương
pháp dạy học Mĩ thuật
SGK và GV Mĩ thuật 6, 7, 8, 9.


Tài liệu tập huấn MODUN2 dành cho giáo
viên cốt cán
Chú thích:

NXB Giáo dục
Việt Nam
NXB Giáo dục
Việt Nam
NXB Giáo dục
Việt Nam
Bộ Giáo dục và Đào tạo


22
[1*] Trích http:// spnttw.edu.vn. Một số kỹ thuật dạy học tích cực…
[2*] Trích Tài liệu hướng dẫn – Modun2- Sử dụng phương pháp dạy học và giáo
dục phát triển phẩm chất và năng lực HS trung học phổ thông – Trang 88
[3*] Trích Tài liệu hướng dẫn – Modun2- Sử dụng phương pháp dạy học và giáo
dục phát triển phẩm chất và năng lực HS trung học phổ thông – Trang 89
[4*] Trích Tài liệu hướng dẫn – Modun2- Sử dụng phương pháp dạy học và giáo
dục phát triển phẩm chất và năng lực HS trung học phổ thông – Trang 92

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

TT

1.


Tên đề tài SKKN

Một số biện pháp giúp HS
lớp 6 rèn luyện tốt kỹ năng
vẽ màu trong phân mơn
trang trí.

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc
C)

Phòng GD & ĐT Loại B
Cẩm Thủy

Năm học
đánh giá xếp
loại

2008-2009



23
2.
3.

Tìm hiểu ngơn ngữ tạo hình
của HS THCS qua phân
mơn vẽ tranh.
Phát huy tính tích cực, sáng
tạo ở học sinh khối 6 trong
dạy – học vẽ tranh .

Phòng GD & ĐT Loại B
Cẩm Thủy

2013-2014

Phòng GD & ĐT Loại A
Cẩm Thủy

2016-2017

Sở GD&ĐT
Tỉnh Thanh
Hóa
4.

Loại C

2016-2017


Một số giải pháp giúp học Phịng GD & ĐT Loại B
sinh học tốt phân môn Cẩm Thủy
thường thức mĩ thuật ở
trường Trung học cơ sở.

2020-2021

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
NHÀ TRƯỜNG
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
..................
Xếp loại:............................................................................................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
Chủ tịch


24

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM THỦY

Sáng kiến kinh nghiệm tiêu biểu
Xếp loại:

B
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT

Chủ tịch

Nguyễn Thanh Sơn


×