Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Một số hình thức và kĩ thuật tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 36 trang )

1
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU……………………………………………………………..2.
1.1.

Lý do chọn đề tài……………………………………………...2.

1.2.

Mục đích nghiên cứu………………………………………….3.

1.3.

Đối tượng nghiên cứu…………………………………………3.

1.4.

Phương pháp nghiên cứu……………………………………..3.

2. NỘI DUNG
2.1.

Cơ sở lí luận……………………………………………………3.

2.2.

Thực trạng……………………………………………………..5.

2.3.

Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề……………7.



2.4.

Kết quả đạt được……………………………………………...22.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………….23.
3.1. Kết luận…………………………………………………………..23.
3.2. Kiến nghị…………………………………………………………25.

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thơng cụ thể hố mục tiêu giáo dục phổ thông,
giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ
năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề


2
nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hồ các mối quan hệ xã hội, có
cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú và đóng góp tích cực vào sự
phát triển của đất nước và nhân loại.
Trong đó, bộ mơn Ngữ văn có vai trị quan trọng trong việc bồi dưỡng tư
tưởng, tình cảm và hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Thơng qua ngơn ngữ và hình tượng nghệ thuật, bồi dưỡng cho học sinh những
phẩm chất chủ yếu, đặc biệt là tinh thần u nước, lịng nhân ái, tính trung thực
và ý thức trách nhiệm. Hình thành, phát triển cho học sinh các năng lực chung
và hai năng lực đặc thù là năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.
Do đó, u cầu giáo viên mơn Ngữ văn ln phải đổi mới phương pháp
dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Để định hướng
cho các hoạt động học tập, hình thành kiến thức trong mỗi tiết học, hoạt động
khởi động bài học là hoạt động đầu tiên trong tiến trình dạy học nhằm giúp học

sinh huy động những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm... của bản thân. Tại sao
cần có hoạt động này? Hoạt động khởi động thường chỉ chiếm một vài phút đầu
giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tâm thế học tập thoải mái, phát huy
được tính tích cực, chủ động và hứng thú học tập với các hoạt động của bài học,
qua đó, tổ chức học sinh khám phá được tận cùng vẻ đẹp của những tác phẩm
văn chương, của những bài Tiếng Việt hay Tập làm văn. Việc tiếp thu kiến thức
mới bao giờ cũng dựa trên những kinh nghiệm đã có trước đó của người học,
giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề
trong cuộc sống có liên quan đến nội dung của bài học; tạo hứng thú, lôi cuốn,
khám phá tìm tịi trong các tiết học, bài học và một tâm thế tích cực để học sinh
bước vào bài học mới.
Bản thân là giáo viên môn Ngữ văn, tôi luôn không ngừng trau dồi chuyên
môn nghiệp vụ và vận dụng những phương pháp mới trong cách thức tổ chức
hoạt động sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện của nhà trường,
khả năng của bản thân để đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Vì vậy, tơi đã lựa
chọn đề tài: “Một số hình thức và kĩ thuật tổ chức hoạt động khởi động trong
giảng dạy môn Ngữ văn”.


3
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích cung cấp một số cơ sở lí luận về đổi mới phương
pháp dạy học, kĩ thuật dạy học cho việc tổ chức hoạt động khởi động trong các
tiết học môn Ngữ văn. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã tìm hiểu nguyên
nhân học sinh không hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn.
Từ thực trạng, xây dựng các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề. Đề
xuất và kiến nghị đối với các cấp quản lí nhằm nâng cao chất lượng, giúp học
sinh hứng thú học tập bộ môn và vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong cuộc
sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

Học sinh Trường trung học cơ sở.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu
- Kỹ thuật tổ chức hoạt động khởi động
- Khởi động bài học dưới dạng trò chơi.
- Khởi động bài học thông qua sử dụng video, tranh ảnh minh họa.
- Khởi động bài học sử dụng phương pháp kể chuyện.
- Khởi động bài học bằng tạo câu hỏi/ tình huống học tập.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Mục tiêu trong chương trình giáo dục phổ thơng mới phải phát huy được
tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Trong đó phương pháp dạy học
tích cực là việc lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, giáo viên là
người nêu và gợi mở lên vấn đề bằng nhiều cách khác nhau nhằm mang lại sự
hào hứng, sự tự giác cho học sinh. Như vậy, học sinh sẽ tự học, tự nghiên cứu,
tự trình bày và giải quyết các vấn đề để đưa ra kết luận cụ thể. Phương pháp này
tăng cường sự kết nối, thực hành giữa các học sinh trong môn học, tiết học. Học
sinh sẽ dễ dàng ghi nhớ kiến thức, thơng qua việc tự mình tư duy và tìm tịi
khám phá. Giáo viên có thể áp dụng nhiều cách để gợi mở vấn đề, vấn đáp,
tương tác, thảo luận nhóm hay chơi các trị chơi.
Trong cơng cuộc đổi mới hiện nay, việc dạy học môn Ngữ văn theo hướng
phát triển năng lực học sinh, việc tổ chức một cách hiệu quả những hoạt động
học tập để “kích hoạt” tinh thần học tập là việc làm đặc biệt quan trọng. Dạy học


4
theo hướng phát triển năng lực học sinh được xem là một trong những biện pháp
nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn. Từ thời xa xưa, Khổng Tử đã
khẳng định: “Tơi nghe - tơi qn; tơi nhìn - tôi nhớ; tôi làm - tôi hiểu”. Quan
điểm này nhấn mạnh việc “học bằng cách làm” của học sinh bởi “trăm hay
không bằng tay quen”.

Việc đổi mới phương pháp dạy học cần được chú ý ở tất cả các khâu trong
một tiết dạy, từ đổi mới kiểm tra – đánh giá đầu giờ cho đến tổ chức hoạt động
khởi động và các hoạt động sau đó của bài học. Giáo viên cần vận dụng linh
hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy tích cực.
Trong mỗi bài học, theo logic của q trình nhận thức thơng thường người
học phải trải qua các hoạt động: khởi động nêu vấn đề; hình thành kiến thức bài
học; hệ thống hóa kiến thức và luyện tập; vận dụng kiến thức vào thực tiễn và
tìm tịi mở rộng. Trong đó, hoạt động khởi động có một vị trí, vai trị quan trọng
trong việc tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn trong mỗi tiết học, bài học.
Thứ nhất, hoạt động khởi động có vai trị tạo hứng thú học tập cho học
sinh. Một khởi động bài học hiệu quả trước hết phải tạo được hứng thú cho học
sinh. Khơng phải bất cứ học sinh nào đều có sẵn niềm say mê, u thích đối với
mơn học. Vì vậy, nhiệm vụ của hoạt động khởi động là khơi gợi hứng thú đối
với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình
u lâu bền đối với mơn học. Dạy học trị khơng có hứng thú cũng chỉ như “đập
búa trên sắt nguội” mà thôi. Bởi vậy, người thầy trước hết phải là người “thắp
lửa đam mê”. Đặc biệt đối với môn học Ngữ văn, chỉ có niềm đam mê mới đưa
các em khám phá đến tận cùng vẻ đẹp của những tác phẩm văn chương.
Thứ hai, vai trò của hoạt động khởi động là huy động vốn tri thức, kĩ năng
nền tảng của học sinh. Bởi dạy học là một quá trình kiến tạo. Nếu ví tri thức, kĩ
năng học sinh tiếp nhận được như ngơi nhà, thì nền móng sẽ xuất phát từ những
tri thức, kĩ năng vốn có, nền tảng của người học. Một khởi động bài học hiệu
quả nên tạo ra cơ hội cho các em tự làm sống lại những kiến thức nền đã có, cần
thiết cho việc học bài mới. Việc thiết kế chương trình Ngữ văn theo các cấp thực
chất là một vòng tròn đồng tâm, cấp học sau là sự mở rộng, nâng cao, đào sâu


5
hơn những tri thức đã được trang bị từ cấp học trước. Đó là một tiền đề để thầy
cơ thiết kế hoạt động khởi động.

Thứ ba, hoạt động khởi động là tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người
học. Học tập là một quá trình khám phá, quá trình ấy bắt đầu bằng sự tò mò, nhu
cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn
biết. Một khởi động bài học thành công cần khơi gợi trong học trị mong muốn
được tìm hiểu, khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm
chí là sau giờ học. Do đó, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận
thức cho học trò, đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tịi, để
kích thích trí tị mò của người học nhằm giải quyết vấn đề..
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh đang là xu thế, là yêu cầu bắt buộc với tất cả các môn học, cấp học. Tuy
nhiên, việc tổ chức các hoạt động dạy học nói chung và việc tổ chức hoạt động
khởi động ở một số giáo viên, một số tiết học còn tồn tại khơng ít những hạn chế
như:
Về phía giáo viên: một số giáo viên chưa chú trọng đổi mới phương pháp
dạy học trong dạy học bộ môn Ngữ văn. Một số giáo viên trẻ, trong thực tế soạn
giáo án thành bảng tóm tắt nội dung sách giáo khoa, học sinh khơng thu nhận
được điều gì bổ ích trong học tập; ngược lại có tình trạng giáo viên “thốt li nội
dung sách giáo khoa”, giáo viên trình bày những vấn đề khơng phù hợp trình độ,
u cầu học tập của học sinh, sa vào những nội dung không cơ bản, không trọng
tâm của hoạt động. Một số giáo viên đã công tác nhiều năm kinh nghiệm, xem
giáo án không thay đổi, soạn một lần dùng cho nhiều năm học, không kịp thời
điều chỉnh nội dung, phương pháp. Hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ
thông tin khi giảng dạy, học sinh không hứng thú học tập đối với bộ môn.
Việc dạy học vẫn mang nặng tính truyền thống: truyền thụ tri thức một
chiều, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động
chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Hoạt động khởi động cịn mang nặng tính hình
thức, nhàm chán, chỉ thực hiện khi có người thanh tra, dự giờ. Cách thức tổ chức



6
hoạt động khởi động còn chưa linh hoạt, chưa tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn dẫn
đến hiệu quả chưa cao. Một số giáo viên trong quá trình dạy học thường không
tổ chức hoạt động khởi động do không biết tổ chức như thế nào, sợ hoạt động
gây ồn ảnh hưởng lớp học khác...Vì vậy, trong quá trình dạy, dù rất cố gắng,
nhiều giáo viên cũng không thể lôi kéo sự tập trung của học sinh, hiệu quả giờ
học bị giảm sút.
Giáo viên cịn khó khăn trong việc lựa chọn hình thức khởi động trong các
tiết dạy, bài dạy, chưa nắm chắc yêu cầu cụ thể của một hoạt động khởi động cần
đảm bảo cả ba yêu cầu: kiểm tra được hệ thống kiến thức cũ, tạo tâm thế cho
học sinh, dẫn dắt vào bài mới. Nhiều giáo viên tổ chức khởi động cho học sinh
nhưng lại quá sa vào việc tổ chức trò chơi mà quên đi việc đảm bảo đúng yêu
cầu trong hoạt động khởi động.
Có tổ chức các hoạt động khởi động nhưng chưa thực sự phù hợp, khơng
đem lại hiệu quả tích cực hoặc tổ chức hoạt động khởi động chỉ đơn thuần là
kiểm tra một vài câu hỏi kiến thức cũ và giới thiệu vào bài mới do đó chưa có sự
liên kết giữa kiến thức cũ và mới. Tổ chức hoạt động khởi động chưa tạo được
niềm đam mê, hứng thú và chưa kích thích được sự sáng tạo của học sinh. Vì
vậy, bầu khơng khí lớp trầm, có những tiết học ít học sinh tham gia vào hoạt
động này.
Về phía học sinh: Trong một lớp học khả năng tiếp thu và nhận thức của
mỗi em học sinh là khác nhau cho nên sự hứng thú của mỗi em trong học tập
cũng sẽ khác nhau. Nhiều em học sinh hào hứng đón nhận giờ Văn, các em tìm
thấy trong mơn Ngữ văn những cảm xúc thẩm mỹ, những bài học cuộc sống
giúp các em trưởng thành, hoặc các em cảm thấy thoải mái hơn so với những tiết
học mơn học khác. Bên cạnh đó, có một số học sinh phương pháp học tập cịn
thụ động, khơng thích học, khơng đọc tác phẩm, khơng quan tâm nhiều đến môn
Ngữ văn, đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập. Một số học sinh đang
trong lứa tuổi có sự biến động về tâm lý nên đơi khi các em cịn mang tâm lý e
dè, khơng mạnh dạn tham gia các hoạt động học tập. Đó cũng chính là khó khăn

khiến cho giáo viên khó có thể khơi gợi được niềm hứng thú cho các em.


7
Xuất phát từ thực trạng trên, để học sinh yêu thích học tập mơn Ngữ văn
và tạo hứng thú trong học tập cho học sinh. Bản thân ln tích cực đổi mới và
vận dụng linh hoạt, sử dụng phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Kỹ thuật tổ chức hoạt động khởi động
Khi tổ chức hoạt động khởi động, giáo viên cần thực hiện theo các bước
cơ bản sau:
Các bước
Bước 1

Tổ chức hoạt động khởi động
Xác định mục tiêu của hoạt động khởi động (ôn tập lại kiến
thức đã học, tạo tâm thế bước vào bài học, khơi gợi tình huống

Bước 2
Bước 3

có vấn đề để dẫn dắt vào nội dung học tập).
Xác định các phương pháp và kỹ thuật phối kết hợp.
Thiết kế xây dựng câu hỏi, hình thức tổ chức, phương tiện cần

Bước 4
Bước 5

dùng, dự định cách thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Vận dụng vào quá trình dạy học.

Đánh giá hiệu quả của việc tổ chức hoạt động khởi động (kiến

Bước 6

thức, kỹ năng, thái độ - tâm thế, hứng khởi).
Rút kinh nghiệm, vận dụng với những hoạt động khởi động

khác.
Như vậy, để tổ chức hiệu quả hoạt động khởi động, giáo viên phải xác
định rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần
dùng; chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng. Nhiệm vụ khi
chuyển giao cho học sinh trong hoạt động khởi động cần đảm bảo các yêu cầu:
kiểm tra lại kiến thức của học sinh (xem học sinh đã có được kiến thức gì liên
quan đến bài học), tạo hứng thú cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn
dắt học sinh vào phần hình thành kiến thức mới.
Với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên thường tổ chức hoạt
động khởi động chỉ bằng một vài câu dẫn nhập nên không mất nhiều thời gian.
Với phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, khởi
động bài học cần tổ chức thành hoạt động để học sinh trực tiếp tham gia nên sẽ
cần lượng thời gian nhiều hơn.


8
Vì vậy khi xây dựng kịch bản cho hoạt động khởi động, giáo viên lưu ý
đến một số kỹ thuật cơ bản sau:
+ Không lấy những nội dung không thiết thực với bài học, tránh lấy
những nội dung mang tính chất minh họa mà cần cụ thể: sử dụng nội dung bài
học để khởi động, sao cho trong khởi động sẽ bao quát được nội dung bài học,
qua đó giúp giáo viên biết được học sinh đã có kiến thức gì trong bài mới và
chưa biết gì để khai thác sâu vào những nội dung học sinh chưa biết (điều này có

thể sẽ khác nhau ở từng lớp nên giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để phù
hợp với đối tượng học sinh ở các lớp).
+ Hoạt động khởi động là bước thực hiện các động tác nhẹ trước khi thực
hiện công việc nên việc khởi động cũng cần nhẹ nhàng và sinh động, phù hợp
với tâm lý tuổi từng lớp học, từng đối tượng học sinh để tạo sự hấp dẫn cho học
sinh. Việc đặt câu hỏi hay tình huống khởi động cần chú ý tạo được hứng thú
cho học sinh, để học sinh được thực hiện nhiệm vụ, được tham gia trả lời câu hỏi
hoặc tham gia vào các tình huống khởi động. Câu hỏi hoặc tình huống đưa ra ở
phần này cũng cần có nhiều mức độ, trong đó nhất thiết phải có câu dễ để học
sinh nào cũng có thể trả lời được. Khi các em trả lời được sẽ cảm thấy vui vẻ,
thích thú để tạo tâm lý tốt khi vào bài học. Ở mỗi hoạt động khởi động đều xuất
phát từ nội dung bài học, nhưng nếu tình huống nào đưa ra học sinh cũng giải
quyết được thì các em sẽ khơng có hứng thú tìm hiểu kiến thức mới, khơng kích
thích được trí tị mị và nhu cầu học tập một cách chủ động và tích cực của các
em.
+ Khi áp dụng tổ chức hoạt động khởi động cho tất cả các tiết học ở các
lớp thì giáo viên nên lưu ý: kế hoạch hoạt động đã xây dựng cần có sự điều
chỉnh cho phù hợp với đặc điểm học sinh của từng lớp; tránh việc xây dựng một
tình huống cố định dùng chung cho tất cả các lớp trong cùng một khối. Phương
án xây dựng tình huống khởi động giữa các tiết, các bài học nên có sự đổi mới
về hình thức, phương pháp; tránh sự nhàm chán cho học sinh khi tiết học nào
cũng tổ chức hoạt động khởi động theo kiểu “đến hẹn lại lên” với các bước tuần
tự như nhau.


9
2.3.2. Một số hình thức và kỹ thuật tổ chức hoạt động khởi động trong dạy
học môn Ngữ văn.
2.3.2.1. Khởi động bài học dưới dạng trò chơi
Để nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng

thành thạo các phương tiện dạy học. Các phương tiện dạy học vừa là nguồn cung
cấp kiến thức, vừa là phương tiện minh họa cho bài học, đồng thời là phương
tiện thực hiện thao tác quá trình dạy học của giáo viên. Giáo viên nên đầu tư thời
gian, công sức để nghiên cứu, tìm tịi, sáng tạo ra các hình thức trị chơi lồng
ghép trong giờ học tạo hứng thú say mê cho học sinh ngay từ hoạt động khởi
động, giảm bớt căng thẳng, nhàm chán cho những tiết học. Bởi trị chơi vừa là
một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục, giáo dục bằng trò chơi
- một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng.
Khi tổ chức hoạt động khởi động dưới dạng trò chơi, giáo viên cần
chú ý một số điểm sau:
- Trò chơi cần phải được lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung của bài.
- Cách xây dựng trò chơi cần linh hoạt, tránh nhàm chán, khai thác hiệu
quả công nghệ thông tin (phần mềm trò chơi) trong tổ chức hoạt động khởi
động.
- Trong trò chơi cần lồng ghép các kiến thức cũ hoặc kiến thức có liên
quan tới nội dung của bài học.
- Tránh việc học sinh quá sa đà vào chơi mà quên đi nhiệm vụ học tập.
- Cân đối thời gian thật hợp lý khoa học (tránh ảnh hưởng đến thời gian
dành cho các hoạt động khác trong bài học).
Một số ví dụ minh họa khởi động bài học dưới dạng trị chơi:
Ví dụ 1: Bài Danh từ. Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi
“Chiếc hộp bí mật”. Giáo viên chuẩn bị khoảng 20 tờ giấy có ghi lại 20 câu thơ,
câu văn, gập tờ giấy lại, bỏ vào chiếc hộp nhỏ. Nhiệm vụ của học sinh là đọc to
các câu thơ, câu văn đó cho cả lớp nghe và xác định danh từ được sử dụng trong
câu đó.


10
Yêu cầu lớp học chia làm 4 đội thi tương ứng với 4 tổ. Các tổ cử đại diện
lên trả lời. Đội nào trả lời đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.

Ví dụ 2: Bài “Ếch ngồi đáy giếng”, tổ chức hoạt động khởi động thơng
qua trị chơi “Nhìn tranh bắt truyện”.
Cách thức tổ chức:
- Giáo viên chiếu 4 tranh (4 truyện ngụ ngơn).
- Học sinh nhìn tranh đốn tên truyện và kể lại cho các bạn nghe nội dung
các truyện đó.

(Truyện 1: Quạ và cáo)


11

(Truyện 2: Rùa và thỏ)

(Truyện 3: Con quạ uống nước)


12

(Truyện 4: Rùa và đơi vịt trời)
Ví dụ 3: Bài “Đoàn thuyền đánh cá”, khởi động bài học bằng việc tổ chức
trị chơi “Thi tài hiểu biết”. Giáo viên có thể chia lớp thành 3 đội. Yêu cầu mỗi đội
trong ṿịng 5 phút tt́ìm những câu tục ngữ hoặc ca dao có ít nhất một chữ “biển”
hoặc “thuyền”. Đội thắng cuộc sẽ là đội tìm được nhiều câu nhất.
Ví dụ 4: Khởi động bài “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” tổ
chức “Thi tài” giữa các nhóm. Cách thức tổ chức, trong thời gian 3 phút, mỗi
nhóm hãy sắp xếp các câu sau đây vào các ô thể loại thích hợp và giải thích vì
1.
2.
3.

4.
5.
6.

sao lại xếp như thế (mỗi nhóm cử 1 bạn lên bảng điền).
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Khơn ngoan đá đáp người ngồi
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ
Thân em như trái bần trơi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

2.3.2.2. Khởi động bài học thông qua sử dụng video, tranh ảnh minh họa


13
Khác với những phương tiện dạy học khác, video hay tranh ảnh minh họa
có khả năng trình bày nội dung bài học bằng hình ảnh kết hợp với âm thanh theo
một trình tự liên kết hữu cơ. Tồn bộ nội dung bài học được truyền tải một cách
sinh động qua hiệu ứng âm thanh tạo cho học sinh hứng thú học tập. Video còn
giúp học sinh nắm vững kiến thức và ghi nhớ được kiến thức. Học trong quá
trình xem video, là quá trình lĩnh hội tri thức vốn sống một cách nhẹ nhàng, tự
nhiên khơng gị bó phù hợp với đặc điểm tâm lí ở học sinh.
Học tập khi được dẫn dắt một cách nhẹ nhàng bằng một video phần khởi
động sẽ khơi dậy hứng thú tự nguyện, làm giảm thiểu sự căng thẳng tâm lý ở các
em. Trong quá trình học sinh xem video sẽ huy động các giác quan để tiếp nhận

thông tin ngôn ngữ. Học sinh phải tự phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát hóa
làm cho các giác quan tinh nhạy hơn, ngơn ngữ mạch lạc hơn, các thao tác trí tuệ
được hình thành. Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào
quá trình học tập, được trao đổi, hình thành kĩ năng và thái độ học tập cho các
em. Ngồi ra, hình thức khởi động này cịn giúp nâng cao chất lượng dạy và học
trong nhà trường, nâng cao sự u thích mơn học ở học sinh.
Các bước sử dụng video, tranh ảnh minh họa trong hoạt động khởi
động
Video có hai hình thức là video tự làm và video có sẵn chúng ta chỉ việc
tải về và đưa vào bài giảng của mình. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1. Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh
tìm hiểu thơng điệp mà video hướng đến (câu hỏi đặt ra trước khi học sinh xem
video, mục đích là để trong quá trình học sinh vừa xem video vừa suy nghĩ và
định hướng câu trả lời).
Bước 2. Cho học sinh xem video để học sinh suy nghĩ – thảo luận câu trả
lời giáo viên vừa đưa ra.
Bước 3. Học sinh trình bày những kết quả mình nhận ra được từ video,
học sinh khác bổ sung hoàn thiện.
Bước 4. Giáo viên nhận xét, bổ sung, học sinh trả lời và hoàn thiện nội
dung khai thác video, giáo viên vận dụng để giới thiệu vào bài.


14
Một số yêu cầu khi sử dụng video, tranh ảnh để tổ chức hoạt động
khởi động.
Khi khởi động bài học bằng video, tranh ảnh, giáo viên chú ý một số vấn
đề cơ bản sau:
- Thứ nhất, tính hấp dẫn người xem: Video, tranh ảnh có đủ hay để thu hút
học sinh hay khơng. Ví dụ: Khi dạy bài “Những ngơi sao xa xơi” (Ngữ văn 9
-Tập 2) Giáo viên có thể cho học sinh xem đoạn clip về bộ phim “Ngã ba Đồng

Lộc” hoặc xem bài hát “Cô gái mở đường”. Đây là lúc giáo viên cần lựa chọn
đoạn video nào cho phù hợp, đoạn phim nào tạo được sự thu hút học sinh hơn,
kích thích trong các em sự hứng thú học tập, tạo được sự liên kết với bài học tối
đa nhất và giáo viên lựa chọn sử dụng video về bài hát“Cô gái mở đường” cho
tiết 1 và video về đoạn giới thiệu phim “Ngã ba Đồng Lộc” cho tiết 2.
- Thứ hai, tính hồn thiện: Video có thể chuyển tải đủ thơng tin hay làm rõ mục
đích lựa chọn hay khơng? Bởi vì có rất nhiều những video có sự liên quan tới
bài học, tạo được hiệu ứng cho bài học, tuy nhiên sự liên quan đó ở mức độ nào?
Nhiều khi giáo viên chỉ chọn một video cho có để có sự liên quan đến tiêu đề bài
học và giới thiệu vào bài, như vậy sẽ thấy được sự khập khiễng, không ăn nhập
trong phần khởi động và gây mất thời gian, lại không gây được sự chú ý của
người học.
Ví dụ: Khi dạy bài “Đoàn thuyền đánh cá” (Ngữ văn 9 - tập 1), để thực
hiện hoạt động khởi động giáo viên sẽ lựa chọn những video về chủ đề biển, như
những bài hát về biển, các video về hoạt động đánh bắt cá của ngư dân ở trên
biển hoặc cho học sinh xem video về Vịnh Hạ Long. Giáo viên phải đưa ra sự
lựa chọn, dựa vào nội dung bài học để thấy được chủ đề là hình ảnh thiên nhiên
và con người lao động trên biển. Đối với bài hát thì chỉ nêu được hình ảnh của
biển chưa thấy được hình ảnh của người ngư dân trên biển, video về Vịnh Hạ
Long thì cũng mới xác định được hình ảnh địa danh cũng chưa giới thiệu được
hình ảnh của thiên nhiên cũng như con người lao động. Việc lựa chọn sử dụng
video về hoạt động đánh cá của ngư dân trên biển thơng qua các video như
chương trình: “Ngư dân và biển đảo”, vừa thấy được sự phong phú của biển


15
đảo, đồng thời hiểu được hình ảnh vất vả mưu sinh kiếm sống của những người
ngư dân.
- Thứ ba, về độ dài: Khi sử dụng video cần chú ý về thời lượng của video vì
thời gian cho phần khởi động khơng nhiều chỉ trong vịng khoảng 3 - 5 phút nên cần

chọn video có thời gian phù hợp. Vì vậy, video nên có độ dài trong khoảng 3 phút.
Ví dụ: Khi dạy bài “Đồng chí” (Ngữ văn 9 - Tập 1), giáo viên lựa chọn cho
học sinh xem Video về ca khúc: “Bài ca người lính” có thời lượng là 3 phút 7 giây;
hay khi dạy bài: “Đêm nay Bác không ngủ” (Ngữ văn 6 - Tập 2), giáo viên cho học
sinh xem video về bài hát “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ” với thời lượng là 2 phút 47
giây. Đây là thời lượng phù hợp để học sinh xem video vì hoạt động này diễn ra trong
khoảng 3 - 5 phút nên sau khi xem xong video giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời,
giáo viên giới thiệu vào bài là đủ thời gian cho hoạt động khởi động.
- Thứ tư, tính phù hợp về nội dung: (hay cịn gọi là tính trọng tâm của
video), video phải chứa nội dung phù hợp với lứa tuổi học trò, rõ ràng và dễ
hiểu, giàu trực quan, mang tính giáo dục cao. Cần lựa chọn video có nội dung phù
hợp có liên quan đến bài học để hướng dẫn học sinh vào bài học. Khơng đưa những
video có nội dung phản cảm, gây hiệu ứng ngược cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Chuyện người con gái Nam xương” (Ngữ văn 9 - Tập 1).
Giáo viên lựa chọn cho học sinh xem video về bài hát “Bánh trôi nước” nhưng khi
lựa chọn chú ý lựa chọn bài có ca sĩ hát sử dụng trang phục phù hợp, không lựa chọn
những video chưa phù hợp với lứa tuổi của học sinh, gây sự tò mò trong các em, dễ
gây hiệu ứng ngược trong bài học.
- Thứ năm, thể loại video: video có thể là phim hoạt hình, chương trình
giáo dục về khoa học hay tự nhiên, đoạn quảng cáo trên tivi, clip ca nhạc,
kịch...Vì thể loại phong phú nên video dễ dàng cho giáo viên lựa chọn và sử
dụng, có thể lựa chọn linh hoạt các hình thức sử dụng video qua các tiết học mà
khơng khiến các em nhàm chán.
Ví dụ: Khi dạy bài “Sang thu” (Ngữ văn 9 - Tập 1), giáo viên cho học sinh
nghe bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội”. Hoặc khi dạy bài “Bài thơ về tiểu đội xe khơng
kính” (Ngữ văn 9 - Tập 1) lại lựa chọn video về phim tài liệu: “Đường Trường SơnTuyến hậu cần huyền thoại”. Đối với bài “Viếng Lăng Bác”, giáo viên cho học sinh
xem đoạn video về hình ảnh dịng người xếp hàng vào Lăng viếng Bác. Hay khi dạy


16

bài: “Mây và sóng” (Ngữ văn 9 - Tập 2), giáo viên cho học sinh xem bộ phim hoạt
hình: “Bơng hồng tặng mẹ”… Ngồi ra giáo viên cịn có rất nhiều lựa chọn khác cho
các bài dạy của mình để phần khởi động lơi cuốn được sự u thích, tham gia vào quá
trình học tập nhiều hơn của học sinh.
Video là một loại phương tiện nghe nhìn hiện đại với nhiều tính năng
phong phú, mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, trong quá
trình dạy học, giáo viên không nên chỉ sử dụng video bởi dễ gây nên nhàm chán
và đôi khi mất nhiều thời gian để chiếu và xem phim. Vì vậy, trong quá trình tổ
chức hoạt động dạy và học môn Ngữ văn giáo viên không nên lạm dụng quá
mức video trong khi dạy học.
Một số ví dụ minh họa tổ chức hoạt động khởi động bằng video
Tơi đưa ra một số ví dụ cụ thể khi sử dụng video trong hoạt động khởi
động vào giảng mơn Ngữ văn như sau:
Ví dụ 1: Bài: “Đoàn thuyền đánh cá” (Ngữ văn 9 - tập 1).
Giáo viên: trình chiếu video về chương trình“Ngư dân và biển đảo”.
Học sinh: Xem video về chương trình.
Giáo viên: Hình ảnh người dân trên biển thể hiện như thế nào qua đoạn video?
Học sinh: quan sát, trả lời.
Giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Đây là hoạt động của những người ngư dân ngày
đêm bám biển, để hiểu rõ hơn về công việc của họ, cô sẽ giới thiệu với các em
về một vùng biển ở Quảng Ninh và hình ảnh người dân lao động trên biển qua
bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá”của tác giả Huy Cận.
Ví dụ 2: Bài: “Đấu tranh cho một thế giới hịa bình” (Ngữ văn 9 - tập 1)
Giáo viên: Cho học sinh xem video về sự khốc liệt của chiến tranh thế giới thứ 2
và video cuộc khơng kích của Mĩ vào tổ chức nhà nước Hồi giáo tại Syria.
Học sinh: Xem video.
Giáo viên: Em cảm nhận được gì thơng qua video vừa xem?
Học sinh: quan sát, trả lời.
Giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Chiến tranh và hịa bình ln là những vấn
đề nóng bỏng và trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhân loại. Trong



17
thế kỷ XX, nhân loại đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới (chiến tranh thế
giới thứ nhất 1914- 1918 và chiến tranh thế giới thứ hai 1939 - 1945) vô cùng
khốc liệt. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, vũ khí hạt nhân phát triển mạnh và
trở thành hiểm họa khủng khiếp nhất, đe dọa sự sống lồi người. Vì vậy, nhận
thức đúng nguy cơ chiến tranh và tham gia đấu tranh để duy trì hịa bình thế giới
là yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân. Bài viết “Đấu tranh cho một thế giới hồ
bình” của Mac-ket đã nêu rõ vấn đề đó. Bài học hơm nay cơ trị ta cùng tìm hiểu
nội dung của văn bản này.
Ví dụ 3: Bài“Cố hương” (Ngữ văn 9 - tập 1).
Giáo viên: cho học sinh xem video về Bài hát “Quê hương”?
Học sinh: Xem video.
Giáo viên: Bài hát nói về tình cảm gì đối với quê hương? Qua bài hát em
cảm nhận như thế nào về tình cảm của mình đối với quê hương?
Học sinh: quan sát, trả lời.
Giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Từ xưa đến nay, quê hương luôn là đề tài
cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác. Sau nhiều năm xa cách, nhân vật “tôi” trong
“Cố hương” của Lỗ Tấn trở về quê nhà. Tuy không bẽ bàng như nhà thơ họ Hạ,
nhưng cũng bùi ngùi một nỗi buồn tê tái. Vậy quê hương trong lòng Lỗ Tấn
được thể hiện như thế nào? Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay.
Trên đây chỉ là một vài ví dụ cụ thể, trong chương trình Ngữ văn cấp
Trung học cơ sở cịn có rất nhiều bài học có thể áp dụng một cách linh hoạt hình
thức này trong dạy học để đạt hiệu quả cao hơn.
2.3.2.3. Sử dụng phương pháp kể chuyện trong tổ chức hoạt động
khởi động
Tâm lí của lứa tuổi học sinh THCS rất thích nghe cơ thầy kể chuyện, vì
vậy khi tổ chức hoạt động khởi động bài học, giáo viên có thể sử dụng phương
pháp kể chuyện để dẫn dắt học sinh vào bài mới một cách nhẹ nhàng và lý thú.

Giáo viên có thể kể lại những câu chuyện thường ngày trong thực tiễn cuộc sống
hoặc những truyện kể (dù là hình thức nào cũng phải đảm bảo yêu cầu nội dung
sát với nội dung bài học sắp triển khai).


18
Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp kể chuyện trong tổ chức hoạt
động khởi động.
+ Các câu chuyện, truyện kể phải xuất phát từ nội dung cơ bản của bài, sát
với thực tế cuộc sống, phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý lứa tuổi học
sinh.
+ Các câu chuyện, truyện kể phải có nguồn trích dẫn rõ ràng, nguồn thơng
tin đó phải là nguồn chính thống để cung cấp cho học sinh.
+ Các câu chuyện, truyện kể phải ngắn gọn, súc tích, đảm bảo tính thẩm
mỹ, ngơn ngữ chính xác, dễ hiểu, khơng cầu kỳ, sáo rỗng.
+ Các câu chuyện, truyện kể được khai thác theo các hướng khác nhau,
thể hiện ở cách giáo viên đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời.
Cách thức tổ chức hoạt động khởi động thông qua chuyện kể:
+ Giáo viên kể chuyện và đặt câu hỏi (có thể chiếu câu chuyện kể lên máy
chiếu dưới dạng văn bản, yêu cầu học sinh đọc cho các bạn cùng nghe).
+ Học sinh lắng nghe cô giáo kể chuyện và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Một số ví dụ minh họa tổ chức hoạt động khởi động bằng phương
pháp kể chuyện.
Ví dụ 1: Khởi động bài “Chuẩn mực sử dụng từ” (Ngữ văn 7 - tập 1) có
mục tiêu bài học là giúp HS hiểu được yêu cầu của việc sử dụng từ và biết sử
dụng từ đúng chuẩn mực trong giao tiếp. Để đạt được mục tiêu trên, tôi đã tổ
chức hoạt động khởi động bài học như sau: Học sinh đọc câu chuyện “Quyết
định độc đáo” và trả lời các câu hỏi bằng hình thức thảo luận nhóm.
+ Vì sao những công chức nước Anh lại bị phạt tiền? Và mỗi lần mắc lỗi
bị phạt bao nhiêu?

+ Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh, Ơng Chủ tịch hội đồng thành
phố đã dùng biện pháp gì?
Quyết định độc đáo
“Cách đây không lâu, lãnh đạo Hội đồng thành phố Nót- tinh- ghêm ở
nước Anh đã quyết định phạt tiền các cơng chức nói hoặc viết tiếng Anh khơng
đúng chuẩn. Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi, công chức bị phạt 1 bảng.


19
Ông Chủ tịch Hội đồng thành phố tuyên bố sẽ khơng kí bất cứ văn bản nào có
lỗi ngữ pháp và chính tả. Đây là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Anh.”
(Theo báo Cơng an nhân dân)
Từ việc tìm hiểu câu chuyện này, tơi đã giúp cho các em hiểu rằng ở đất
nước nào cũng vậy, việc mắc lỗi dùng từ sẽ làm cho người đọc, người nghe
khơng hiểu đúng những gì mình đã viết, thậm chí cịn làm cho người đọc cảm
giác khó chịu và xem thường người viết. Từ đó tơi dẫn vào nội dung tiết học.
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Tìm hiểu chung về văn biểu cảm” (Ngữ văn 7).
Mục tiêu của bài học là giúp học sinh nắm được mục đích của văn biểu cảm
(nhằm bộc lộ cảm xúc), các cách thể hiện tình cảm, cảm xúc (trực tiếp, gián
tiếp). Giáo viên tổ chức hoạt động khởi động bằng cách kể chuyện về bản thân
mình ngày xưa, khi cịn là học sinh lớp 6 đã từng rất thích viết nhật kí cho mãi
đến tận bây giờ. Qua những trang nhật kí ấy, cơ bộc lộ cảm xúc chân thành của
mình; có lúc là trực tiếp qua từ ngữ, có lúc gián tiếp qua các yếu tố miêu tả hay
tự sự…Những dịng nhật kí vụng về, non nớt ấy đã giúp cô sau này biết cách
viết văn biểu cảm sâu sắc hơn. Tơi cũng có thể đọc những trang nhật kí thấm
đẫm cảm xúc của Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc. Học sinh nghe, khơng
khí hơi chùng xuống bởi sự lắng sâu rồi lại trao đổi sơi nổi về mục đích của viết
nhật kí, của văn biểu cảm. Bài học mới cứ thế được dẫn dắt một cách tự nhiên.
Ví dụ 3: Khi dạy bài “Bài học đường đời đâu tiên”, giáo viên có thể kể

hoặc yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện về Chú mèo Hello Kitty. Nội dung tóm
tắt câu chuyện như sau:
Có một cơ bé là con gái duy nhất của một cặp vợ chồng trẻ, do bố mẹ bận
rộn nên cô bé luôn cảm thấy cô đơn, lạc lõng và không muốn giao tiếp với ai.
Cô thường xuyên bị bạn bè trêu chọc. Một lần đang khóc ở cơng viên, cơ được
một ơng lão quan tâm hỏi han, cơ đã mở lịng để tâm sựu với ông lão, từ đó cô
bé thường ghé công viên để kể chuyện cho ông lão nghe và cô đã thấy vui vẻ
hơn. Một hôm cô bé bị một bạn trong lớp trêu chọc và ức hiếp. Vốn yếu đuối
không làm gì được, cơ nóng lịng chạy đến cơng viên để chia sẻ với ông lão cho


20
vơi bớt nỗi buồn tủi. Quá vội vã, cô bé chạy băng qua đèn đỏ và tai nạn đã xảy
ra…
Ngày biết tin cô bé mất, vẫn trong công viên, vẫn trên chiếc ghế đá mà cơ
bé thường ngồi, có một ông lão lặng lẽ đốt những hình nộm bằng giấy. Đó là
món q mà ơng muốn tặng cơ bé ngày hơm trước, nhưng cơ bé đã khơng đến
được. Hình nộm là một chú Mèo rất đẹp, trắng trẻo, có đơi tai to, mắt trịn xoe
hiền lành nhưng khơng có miệng. Ơng lão muốn nó ở cạnh cơ bé, mãi mãi lắng
nghe và không bao giờ phán xét...
Giáo viên đặt câu hỏi: Nguyên nhân nào trực tiếp dẫn đến cái chết của cơ
bé?. HS: Suy nghĩ, trả lời. (Chính sự chọc ghẹo của các bạn đã gây ra cái chết
thương tâm cho cơ bé).
Sau đó, giáo viên dẫn dắt vào bài: Trong cuộc sống, đơi khi chúng ta nghĩ
những lời nói hay hành động chọc ghẹo người khác là bình thường nhưng chính
suy nghĩ nơng cạn đó đã để lại những hậu quả khôn lường. Một lần nữa ta sẽ bắt
gặp điều này ở câu chuyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tơ Hồi.
2.3.2.4. Khởi động bài học bằng tạo câu hỏi/ tình huống học tập
Tạo tình huống nghĩa là giúp các em tưởng tượng ra một tình huống cụ
thể nào đó gần với nội dung bài học để các em trải nghiệm, tưởng tượng. Học

tập là một quá trình khám phá. Q trình ấy bắt đầu bằng sự tị mị, nhu cầu cần
được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết. Một
khởi động bài học thành cơng cần khơi gợi trong học trị mong muốn được tìm
hiểu, khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau
giờ học. Muốn như vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận
thức cho học trò, là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tịi, giải
quyết vấn đề. Muốn như vậy, giáo viên phải là người có ý tưởng, xây dựng và tổ
chức hoạt động để kích thích trí tị mị của người học.
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh” (Ngữ văn 6 - tập 1), giáo
viên trình chiếu cảnh lũ lụt, mưa bão, những thiệt hại do thiên tai gây nên. Yêu
cầu học sinh lí giải nguyên nhân của những hiện tượng đó? Cách lí giải đó có gì
khác với cách lí giải của người cổ đại?.


21

(Hình ảnh minh họa lũ lụt xảy ra trên đất nước ta hàng năm)

(Hình ảnh minh họa lũ lụt xảy ra trên đất nước ta hàng năm)
Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Thạch Sanh”, ( Ngữ văn 6 - tập 1), giáo viên nêu câu
hỏi: Thạch Sanh đã tha cho mẹ con Lí Thơng về q làm ăn sinh sống nhưng họ
vẫn bị sét đánh chết và bị hóa thành Bọ hung, em hãy suy nghĩ vì sao Lí Thơng
có kết cục đó?
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường


22
Trong tiết dạy, tôi luôn cố gắng áp dụng phương pháp dạy học mới cùng
với phong cách dạy học của bản thân một cách hài hòa nhất để tạo ra khơng khí

học tập thoải mái, hiệu quả nhất cho học sinh. Từ việc đa dạng hóa các hình thức
trong hoạt động khởi động thì cả người dạy và người học khi bước vào bài học
đã phá bỏ được sự nhàm chán và uể oải khi học tập. Học sinh hứng thú và thích
học mơn Ngữ văn hơn, kết quả chất lượng bộ môn cao hơn.
Trong các tiết học, giáo viên tổ chức học sinh tích cực trao đổi, thảo luận
một cách sơi nổi, dân chủ, trình bày được cách nhìn nhận, đánh giá giữa học
sinh với nhau. Đặt câu hỏi mà các em chưa hiểu trao đổi, thảo luận với giáo
viên, bạn bè. Thơng qua việc trình bày, rèn luyện cho học sinh năng lực lập luận,
giải quyết vấn đề. Giáo viên đã truyền cảm hứng và hứng thú học tập cho các
em và giúp người học thư giãn thoải mái, chủ động và tự giác trong học tâp. Qua
đó đã hình thành những phẩm chất cần thiết cho học sinh, có tinh thần trách
nhiệm với cộng đồng, sống nhân ái, có kỷ luật, tơn trọng và làm theo pháp luật.
Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội, lòng tự
hào dân tộc sâu sắc.
Kết quả khảo sát160 học sinh thông qua phiếu điều tra ở Trường trung học
cơ sở trước khi áp dụng và sau khi áp dụng đề tài về tỉ lệ học sinh tích cực và
hứng thú trong học tập, năm học 2019 - 2020:
TT

Nội dung khảo sát

Số

HS Tỉ lệ%

HS Tỉ lệ%

khảo sát

khảo sát


(Trước

(Sau khi

khi

áp

1

dụng)
Em có học bài, chuẩn bị bài 160

2

trước khi tới lớp không?
- Thường xuyên
- Thỉnh thoảng
- Không
Em có quan tâm đến hoạt
động khởi động của tiết học

Số

68
64
28
160


áp
100%

dụng)
160

100%

42,5%
40%
17,5%
100%

97
50
13
160

60,6%
31,3%
8,1%
100%


23

3

khơng?
- Mức độ cao

- Mức độ trung bình
- Mức độ thấp
Hoạt động khởi động có

85
45
30
160

53,1%
28,1%
18,8%
100%

120
25
15
160

75%
15,6%
9,4%
100%

60
80
20
160

37,5%

50%
12,5%
100%

105
55
0
160

65,6%
34,4%
0
100%

giúp em định hướng được
kiến thức mới cần tìm hiểu

4

khơng?
- Định hướng tốt
- Chưa rõ ràng
- Không định hướng
Nếu hoạt động khởi động tạo
cho em sự tị mị, em có chủ
động tìm hiểu kiến thức để
giải quyết vấn đề đặt ra
trong hoạt động và tiết học

không?

- Có
50
31,2%
110
68,7%
- Khơng
110
68,8%
50
31,2%
Trong q trình dạy học, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt hình thức
này trong dạy học mơn Ngữ văn ở tất cả các khối lớp của cấp Trung học cơ sở
đạt hiệu quả cao.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong công tác giảng dạy, giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp phù
hợp với bài học và đối tượng học sinh, qua đó giúp cho học sinh rất hứng thú
học tập bộ môn Ngữ văn. Khi khơi dậy được sự hứng thú, say mê cho học sinh
ngay từ hoạt động khởi động có tác dụng, hiệu quả vô cùng to lớn trong việc đạt
được mục tiêu bài học, góp phần phát triển ở học sinh khả năng nhận thức và
hành động trong thực tiễn.
Với việc áp dụng: “Một số hình thức và kĩ thuật tổ chức hoạt động khởi
động trong dạy học môn Ngữ văn” vào tổ chức hoạt động trong giờ dạy Ngữ văn
trong năm học 2019 - 2020, đã lôi cuốn được học sinh trong các hoạt động, tạo


24
thuận lợi cho giáo viên khi giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh
tri thức, phát triển tốt các năng lực chung như: Năng lực giao tiếp và năng lực
giải quyết vấn đề. Đồng thời hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực

đặc thù là năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học; học sinh biết yêu, ghét, biết
sẻ chia và trân quý những giá trị đạo đức tốt đẹp; tạo sự hứng thú trong việc học
văn, cảm văn và yêu văn hơn. Thậm chí, có một số học sinh vượt ra ngồi sự
mong đợi của giáo viên, rất sáng tạo khi cảm thụ văn bản. Các em đã phát hiện
được những tầng ý nghĩa mới, vượt khỏi những cách hiểu thông thường, bổ
sung, hoàn thiện thêm những giá trị thẩm mỹ, đem khám phá mỗi bài học một
cách hiểu mới, một giá trị mới.
Giảng dạy bộ môn Ngữ văn, khi dạy học theo định hướng phát triển năng
lực và phẩm chất người học, giáo viên cần tích cực đổi mới và vận dụng linh
hoạt trong hệ thống các phương pháp dạy học, sử dụng phương pháp phù hợp
với đối tượng học sinh. Vì thế, giữ được “lửa” trong mỗi giờ lên lớp và phát huy
được tính tích cực của học sinh là yêu cầu then chốt của vấn đề. Học sinh sau
các hoạt động theo phương pháp định hướng phát triển năng lực, sẽ được tự tìm
tịi, khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức.
Bên cạnh sự định hướng của giáo viên và tham gia hoạt động nhóm, hoạt
động cặp đơi…để tạo ra những sản phẩm học tập thực sự qua trao đổi, hợp tác
và cảm thụ thẩm mĩ. Với cách tổ chức hoạt động 5 bước khơng có chỗ cho
những học sinh chây lười, đối phó. Do đó, giáo viên phải có sự chẩn bị chu đáo
về mọi mặt như: kiến thức, phương tiện, phương pháp dạy học phù hợp linh
hoạt. Luôn khơi dậy và bồi dưỡng cho học sinh tình yêu văn học và khám phá
vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ trong lòng học sinh. Học sinh phải xác định đúng
mục đích học tập mơn Ngữ văn, chủ động tìm tòi và tiếp nhận tri thức, sẵn sàng
hợp tác, giao lưu, sẵn sàng chia sẻ. Biết trình bày chính kiến của bản thân bằng
ngơn ngữ trau chuốt, diễn đạt tình cảm, rung động chân thành của mình về một
vấn đề văn học.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với Tổ/ nhóm chun mơn


25

- Tăng cường trao đổi, thảo luận tổ, nhóm chuyên mơn về các phương
pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp sử dụng trò chơi, tranh ảnh ,
video trong dạy học mơn ngữ văn nói riêng.
- Thường xun tổ chức dự giờ, tăng cường áp dụng các phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực, phù hợp với học sinh, để phát huy tính độc lập, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh.
3.2.2. Đối với Lãnh đạo nhà trường
- Tiếp tục đầu tư và hiện đại hóa các trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy
học, tranh ảnh phục vụ dạy học môn Ngữ Văn.
3.2.3. Đối với Sở giáo dục và đào tạo
- Tăng cường tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về các
phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Tổ chức nhiều buổi thảo luận chuyên đề hoặc hội thảo khoa học để giáo
viên có điều kiện được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.
Trên đây là một số phương pháp mà tôi đã vận dụng trong q trình giảng
dạy bộ mơn Ngữ văn góp phần nâng cao chất lượng bộ mơn. Trong khi trình bày
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp từ
các cấp quản lí và đồng nghiệp để được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hiệu Trưởng

Cẩm Thủy, ngày 16 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Nguyễn Khang Quang
Bùi Thị Tuyến



×