Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Một số giải pháp giáo dục có hiệu quả bảo vệ môi trường cho trẻ 3 4 tuổi lớp hoa mai trường mầm non nga thạch huyện nga sơn tỉnh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.7 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ
VIỆC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ
3 – 4 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA THẠCHHUYỆN NGA SƠN – TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Mai Thị Điều
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Thạch
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2021


MỤC LỤC
Tên đề mục

Tran
g

1. Mở đầu

1

1.1. Lí do chọn đề tài

1


1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

3

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề

6

2.3.1. Tạo mơi trường bên trong và bên ngồi lớp học xanh sạch
đẹp để kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động

2.3.2. Tích hợp nội dung bảo vệ mơi trường vào các thời điểm trong
một ngày của trẻ ở trường mầm non

6
8

2.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin

13

2.3.4. Giáo dục bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các ngày lễ
trong năm

14

2.3.5. Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường.

14

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

15

3. Kết luận, kiến nghị

17

3.1 Kết luận


17

3.2 Kiến nghị

18

Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng các cấp đánh giá
Phụ lục


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, vấn đề ơ nhiễm mơi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo,
các phương tiện truyền thông và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân
trong nước và thế giới. vì sao lại phải quan tâm? Vì mơi trường đang kêu cứu đó là
thơng điệp của trái đất gửi tới tất cả mọi người trên hành tinh chúng ta, loài người
đang đứng trước những thách thức to lớn của mơi trường do chính các hoạt động
của con người gây ra, vậy chúng ta phải chủ động làm gì hay chờ đợi một sự thay
đổi may mắn nào đó? Câu trả lời chắc chắn khơng phải là chờ đợi mà phải là hành
động mà là phải hành động ngay từ bây giờ.
Theo Ông Bernuth, Giám đốc tổ chức Save The Children“Trẻ em sẽ chết vì biến
đổi khí hậu và nếu khơng có những hành động khẩn cấp thì số lượng này sẽ không
ngừng tăng lên. Và thực sự đó là tình trạng khẩn cấp đối với trẻ em tồn cầu” [1].
Vì thế, rất nhiều giải pháp khắc phục và giải quyết các vấn đề môi trường đã
được triển khai như: Giải pháp công nghệ, giải pháp quản lý kinh tế và giải pháp
giáo dục môi trường, nhưng giải pháp giáo dục vẫn được xem là giải pháp có tính
lâu dài và bền vững phù hợp với điều kiện của việt Nam.
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, tạo nền tảng, cơ sở
ban đầu hết sức quan trọng cho việc giáo dục trẻ em trở thành công dân tốt cho đất

nước. Ở lứa tuổi này, trẻ đang phát triển và định hình về nhân cách, trẻ rất thích tiếp xúc
với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh trẻ. Trẻ dễ tiếp thu và hình thành những nề
nếp thói quen những giá trị tốt đẹp. Đồng thời, trẻ cũng rất nhạy cảm với những tác
động ảnh hưởng của môi trường xung quanh, dễ bị tổn thương bởi những tác động của
biến đổi khí hậu. Môi trường sống của trẻ ngày mai phụ thuộc vào chính những hành
động của trẻ ngày hơm nay [2].
Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu sống con người càng cao chính vì nhu
cầu đó con người vận dụng khoa học kỹ thuật cao để phục vụ mình, thậm chí áp
dụng khai thác tàn phá thiên nhiên như chặt phá rừng hàng loạt, khai thác mỏ vô tổ
chức khai thác nguồn nước ngầm một cách tự do, trái phép làm cho môi trường
sinh thái biến đổi, tài nguyên thêm cạn kiệt, dịch bệnh hoành hoành, tất cả những
điều kiện trên gây ô nhiễm môi trường dẫn tới ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của
con người. Rõ nét nhất, cụ thể nhất là dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp do chủng
mới của Vi –Rút co-rô-na gây ra đã và đang trở thành mối nguy hiểm hàng đầu của
toàn nhân loại. Ngày 11/3/2020 WHO chính thức cơng bố dịch Covit-19 do virut
chủng mới co-rơ-na là đại dịch tồn cầu .


Đứng trước tình trạng này con người phải có biện pháp làm trong sạch mơi
trường sống, bởi vì mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới ở nước ta là
phát triển con người tồn diện “Cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về
tinh thần, trong sáng về đạo đức. Vì thế nhà trường cần làm tốt việc giáo dục ý
thức bảo vệ mơi trường, nó có vai trị quan trọng bởi vì mầm non là nền tảng.
Những chủ nhân tương lai của đất nước”.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục có mục
đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về mơi trường, có sự quan tâm
đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi được thể hiện qua những kiến thức,
thái độ hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh. Do đó, việc giáo dục bảo vệ
mơi trường cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 3-4 tuổi là rất cần thiết.
Mục đích của giáo dục bảo vệ mơi trường là hình thành cho trẻ có thói quen

tốt biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng ngăn nắp, biết bỏ
rác đúng nơi quy định, biết chăm sóc cây xanh và các con vật ni, hình thành cho
trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ mơi trường biết được hành vi xấu như vứt rác bừa
bãi nơi công cộng, vẽ bẩn lên tường, dẫm đạp lên cây xanh.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất, kinh
tế nhất và có tính bền vững trong các giải pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững đất nước.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành vì vậy được
triển khai theo phương pháp tích hợp, nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường được
tích hợp lồng ghép vào các hoạt động giáo dục, hoạt động vui chơi, hoạt động
khám phá, thông qua chế độ hoạt động một ngày của trẻ ở trường hình thành cho
trẻ có thói quen, hành vi ứng xử văn minh lịch sự với môi trường ngay từ lứa tuổi
mầm non nói chung và lứa tuổi trẻ 3-4 tuổi nói riêng.
Xuất phát từ tất cả các lý do trên cho nên tôi đã đưa ra “Một số giải pháp
thực hiện có hiệu quả việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi tại
trường mầm non Nga Thạch – Huyện Nga Sơn – Tỉnh Thanh Hóa”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp
với trẻ ở lứa tuổi 3-4 tuổi. Nhằm cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi
trường sống của bản thân nói riêng và con người nói chung, biết cách sống tích cực
với mơi trường xung quanh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Căn cứ vào yêu cầu của đề tài tôi chọn đối tượng trẻ 3- 4 tuổi lớp (Hoa Mai) ở
trường mầm non Nga Thạch làm đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu (Phân tích, tổng hợp tài liệu, internet, tập san, sách
báo có liên quan đến đề tài)


- Phương pháp điều tra giáo dục

- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp thực hành thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp khảo sát chất lượng học sinh trên lớp
- Phương pháp dạy học bằng trò chơi.
- Phương pháp sử dụng các hình tượng trực quan.
- Phương pháp trao đổi gợi mở.
- Phương pháp lồng ghép các môn học khác.
Tôi đi sâu vào sử dụng các phương pháp trên song còn phải áp dụng đảm bảo
sự tổng hợp, sự liên kết các phương pháp trong quá trình nghiên cứu và thực tiễn
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh ngiệm
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai. Trẻ em không chỉ là niềm vui là niềm
hạnh phúc của gia đình mà cịn là tương lai của đất nước là lớp người kế tục sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Việc chăm sóc và ni dưỡng giáo dục trẻ là một sự nghiệp cách mạng vô
cùng quan trọng, là trách nhiệm vẻ vang của tồn đảng, tồn dân bởi nó là tiền đề
nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ.
Như chúng ta đã thấy môi trường đang bị con người tàn phá và nó sẽ cứ tiếp
diễn nếu chúng ta khơng có ý thức bảo vệ mơi trường. Có rất nhiều biểu hiện
nhưng phổ biến nhất ở lứa tuổi mầm non là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng,
hoặc ngay trong sân trường và lớp học, ăn xong một chiếc kẹo hay một gói bim
bim, uống xong một hộp sữa hay một chai nước ngọt, vứt ra ngay tại chỗ vừa ngồi
mặc dù thùng rác để cách đó rất gần, thậm chí khi ăn xong thứ gì mà tray bẩn ra
tay khơng đi rửa mà liền chùi tay vào quần áo, hay khi ra chơi chạy nhảy dẫm đạp
lên hoa, bẻ cành ngắt lá... Các chuyên gia giáo dục đã khẳng định giáo dục bảo vệ
môi trường là một việc làm rất cần thiết và cấp bách bắt đầu từ thế hệ mầm non mà
đặc biệt là trẻ độ tuổi 3-4 tuổi, trẻ ở độ tuổi này tuy còn nhỏ nhận thức của trẻ còn
chậm nhưng trẻ lại bắt chước việc người lớn làm rất nhanh vì vậy việc giáo dục trẻ
ở độ tuổi này biết bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Tuy nhiên giáo dục bảo vệ
môi trường không thể đặt ra thành một mơn học riêng mà chỉ có thể tích hợp trong

các mơn học của chương trình giáo dục mầm non.
Có thể nói rằng, vấn đề ơ nhiễm mơi trường và biến đổi khí hậu là những vấn đề
hiện đang được các nước trên thế giới quan tâm sâu sắc và được đưa vào chương trình
giáo dục ở tất cả các bậc học.
Điều đó được thể hiện trong đề án “Đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí
hậu vào các chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015” được Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quyết định số 4619/QĐ-BGDĐT ngày


12 tháng 10 năm 2010. [3]. Nghị quyết số 24 - NQ/TW, ngày 3/6/2013, Hội nghị lần
thứ VII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã nhất trí thơng qua Nghị quyết
“Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ mơi
trường”. Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục BVMT, ƯPVBĐKH đến năm
2020. [4]
Vì thế chuyên đề giáo dục mơi trường phải được thực hiện lồng ghép, tích hợp vào
các hoạt động, các chủ đề giáo dục mới đem lại hiệu quả như: Tích hợp nội dung
GDBVMT, ƯPVBĐKH trong các chủ đề, các hoạt động giáo dục cho trẻ 3- 6 tuổi [5];
GDBVMT, ƯPVBĐKH thông qua sử dụng bộ tranh (Bộ tranh giáo dục trẻ mẫu giáo 3
- 4 tuổi bảo vệ môi trường; Bộ tranh giáo dục trẻ mẫu giáo kỹ năng ứng phó với biến
đổi khí hậu [6]; Bộ tranh Bé thực hành các tình huống bảo vệ môi trường - Bộ
GD&ĐT, Vụ giáo dục mầm non - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) [7]; Giáo dục
BVMT, ƯPVBĐKH cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thơng qua trị chơi, thơ ca, truyện kể,
câu đố... [8]; Thơng qua cách xử lý các tình huống, các hoạt động thực tiễn.
Như vậy, việc giáo dục, hình thành ý thức, hành vi, thái độ đúng đắn trong bảo vệ
môi trường sống phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non. Nhiệm vụ này không chỉ của
trường mầm non mà cịn là của gia đình và xã hội.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi:
Trường mầm non nga Thạch là một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức
độ I, theo thông tư 02 và đón trường chuẩn vào năm học 2015-2016. năm học

2016-2017 trường kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 3. Trường nhiều năm
đạt tập thể lao động tiên tiến cấp huyện, chất lượng giảng dạy ngày càng cao.
Trong năm học 2020-2021 trường có 9 nhóm lớp trong đó có 3 lớp nhà trẻ và và 6
lớp mẫu giáo. Các lớp đều có đồ dùng trang thiết bị đầy đủ để tạo môi trường cho
trẻ tham gia vào các hoạt động.
*Đối với giáo viên:
Bản thân có trình độ đại học. Tơi ln phấn đấu hồn thành tốt mọi nhiệm vụ
được giao, ln nhiệt tình, u nghề, mến trẻ, đồn kết, ln tương trợ giúp đỡ
đồng nghiệp trong mọi lĩnh vực.
Năm học 2020-2021 tôi được nhà trường phân công đứng lớp 3-4 tuổi (Hoa
mai). Tơi ln tìm hiểu nghiên cứu sưu tầm các loại sách báo,trên mạng Internet,
tích lũy được nhiều kinh nghiệm nhằm đưa ra các giải pháp nhằm cải tiến chất
lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non Nga Thạch.
Bản thân được nhà rường tạo điều kiện cho tham gia dạy các tiết dạy mẫu và
được dự các tiết dạy mẫu của đồng nghiệp, tham gia các chuyên đề do nhà trường


tổ chức đã giúp tơi có thêm kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động cho trẻ đạt
hiệu quả cao.
* Đối với học sinh:
Ở lớp tôi phụ trách tổng số cháu là 31 trong đó có 15 bé gái và 16 bé trai,
phần đông các cháu đều khỏe mạnh, chiếm 87% kênh bình thường.
Đa số trẻ biết nghe lời cô giáo, đặc biệt là tỷ lệ ăn bán trú tại trường đạt tỷ lệ
100% nên các hoạt động lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào tất cả các thời
điểm trong ngày của trẻ được đảm bảo chất lượng và tất cả các trẻ đều được tham
gia.
*Đối với cha mẹ trẻ:
Đa số phụ huynh quan tâm đến việc giáo dục con em mình, ln phối kết hợp
chặt chẽ với giáo viên, tạo mọi điều tốt nhất cho trẻ tham gia một cách tích cực
trong mọi hoạt động, luôn phối kết hợp với giáo viên trong việc cung cấp, sưu tầm

các loại nguyên vật liệu phế thải phục vụ cho việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi
trường, đặc biệt là trẻ được tham gia trải nghiệm tại trường, lớp và tại nhà có hiệu
quả.
2.2.2. Khó khăn.
*Về cơ sở vật chất:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì nhà trường cịn có những khó khăn sau:
Trang thiết bị đồ dùng dạy học chưa phong phú, chưa hấp dẫn trẻ vì vậy cịn
hạn chế trong những hoạt động giáo dục bảo vệ mơi trường.
Ngun vật liệu thiên nhiên cịn nghèo nàn: Những đồ chơi vật chất ngoài trời
như cỏ, cây, hoa, lá... cịn chưa được sử dụng vào q trình dạy học.
Chưa có phịng vi tính, trang thiết bị hiện đại cịn thiếu như: Máy chiếu tranh
mở rộng về mơi trường, giá treo tranh để trẻ thỏa sức sáng tạo.
Phòng học chưa đủ diện tích theo quy định của nghành cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến việc giáo dục trẻ.
*Đối với giáo viên:
Một số hoạt động chưa để cho trẻ tiếp xúc trải nghiệm với các sự vật, hiện
tượng thật về mơi trường, chưa cho trẻ trải nghiệm thực tế vì sợ cháu bị bẩn, lem
luốc.
Đồ dùng đồ chơi chủ yếu là tự tạo từ các vật liệu phế thải từ địa phương, các
tranh ảnh sưu tầm từ sách báo cũ địi hỏi phải có nhiều thời gian và cơng sức để
làm. Sân chơi còn hẹp và bị chia cắt thành nhiều khu nhỏ lẻ, mặt sàn của sân thì gồ
ghề, Phịng học chưa đủ diện tích theo quy định của nghành, cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến công tác giáo dục trẻ
* Đối với học sinh:
Chất lượng trên trẻ trong lớp chưa đồng đều.


Trong lớp có nhiều trẻ phát âm chưa chuẩn, vốn từ cịn nghèo nàn, cịn nói
tiếng địa phương ít nhiều ảnh hưởng đến tư duy trong quá trình hoạt động, mặt
khác do dịch covid-19 nên trẻ nghỉ học trong thời gian dài nên khơng rèn nề nếp

thói quen cho trẻ cũng như việc cho trẻ thực hành trải nghiệm thường xuyên và bị
gián đoạn.
Học sinh chưa tích cực tham gia vào các hoạt động Bảo vệ môi trường như:
ăn bánh, kẹo, bim bim, uống sữa xong không bỏ vỏ vào thùng rác mà vứt bừa bãi
ra lớp, hay nhìn thấy vỏ kẹo, vỏ bánh vỏ bim bim, vỏ sữa vứt ngồi sân trường
khơng nhặt bỏ vào thùng rác.
* Đối với cha mẹ trẻ:
Đa số cha mẹ trẻ lớp tôi làm nông nghiệp và một số cha mẹ trẻ làm công ty
nên việc chăm sóc giáo dục cịn hạn chế. Chính những điều đó đã ảnh hưởng
khơng nhỏ đến việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Việc trao đổi với phụ huynh cũng như phương pháp dạy trực tuyến trong mùa
dịch còn gặp nhiều khó khăn do một số gia đình chưa kết nối mạng internet, một số
phụ huynh chưa dùng Zalo cũng như khơng đăng nhập Enetviet-kết nối gia đình và
nhà trường.
Với những thuận lợi và khó khăn trên tơi cần phải nắm rõ được phương pháp
dạy học của hoạt động này nắm được đặc điểm tâm sinh lý và trình độ tiếp thu của
trẻ cùng với điều kiện thực tế của trường của lớp để phát huy những thuận lợi có
được và khắc phục những khó khăn cịn tồn tại mang lại kết quả tốt cho trẻ trong
hoạt động này.
* Kết quả của thực trạng:
Ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ để nắm được kết quả cụ
thể. Tơi tiến hành khảo sát trẻ trên nhiều hình thức: Trong các giờ hoạt động, mọi
lúc mọi nơi, đón trả trẻ…vv. Kết quả trên trẻ cụ thể như sau:
(Kèm theo minh họa phụ lục 1 . Bảng Kết quả khảo sát đầu năm.)
Qua khảo sát, tôi thấy tỷ lệ trẻ có ý thức bảo vệ mơi trường rất hạn chế, số trẻ
chưa có ý thức bảo vệ mơi trường còn cao. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến phát
triển nhận thức, đến thói quen ở trẻ nói chung. Từ thực trạng này đặt ra vấn đề cấp
thiết phải có những biện pháp tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ phù hợp
hơn nữa. Đứng trước tình hình đó, tơi rất băn khoăn, trăn trở phải làm thế nào để tổ
chức được các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đạt hiệu quả. Tôi

mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ, cụ thể như sau
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Tạo môi trường bên trong và bên ngồi lớp học xanh - sạch - đẹp để
kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động


Để việc giáo dục bảo vệ môi trường đạt kết quả thì trước hết phải tạo được
mơi trường để cho trẻ trải nghiệm thực tế, vì chỉ khi được trải nghiệm thực tế mới
cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội mối quan hệ giữa môi trường và con người, sự ô nhiễm môi trường và bảo vệ
môi trường - hình thành cho trẻ thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù
hợp với môi trường.
a. Môi trường bên ngồi lớp học: Mơi trường bên ngồi bao gồm các phịng
chức năng, phịng học, sân chơi, đồ chơi ngồi trời, vườn hoa cây cảnh, hệ thống
thoát nước, cổng trường, tường rào bao quanh đảm bảo an toàn sạch đẹp.
* Môi trường là nơi cho trẻ vui chơi trải nghiệm, chính vì vậy ngay từ đầu
năm học tơi và các đồng chí giáo viên trong trường, dưới sự chỉ đạo của ban giám
hiệu trường mầm non nga Thạch đã lên kế hoạch trang trí, dọn dẹp tu bổ đồ dùng
đồ chơi ngoài trời, phân khu các khu vực như khu đất trồng cây thuốc nam, khu
vườn cổ tích, khu vui chơi,
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 2)
Hình ảnh minh họa vườn cổ tích của bé
Hình ảnh minh họa khu vận động của bé
Vườn thiên nhiên, vườn trồng rau học tập. Các loại cây xanh được bố trí hợp
lý, hài hòa làm tăng thêm vẻ đẹp của sân trường, ở mỗi cây có bồn hoa bao quanh
tiện cho việc chăm sóc và bảo vệ. Các lối đi lát gạch và láng xi măng bằng phẳng
không động nước và trơn trượt, tạo điều kiện để mọi người được hưởng bóng mát,
ngắm hoa thuận tiện cho việc sửa sang chăm tưới thường xun, qua đó tích hợp
nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường cho trẻ.

(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 2)
Hình ảnh minh họa vườn rau học tập của bé
Rác thải thường xuyên đựợc thu gom vào bì và được công ty môi trường xử
lý. Trong sân trường có các thùng rác bằng hình các con vật có màu sắc đẹp, nghộ
nghĩnh đặt ở các vị trí trong sân trường nhằm lơi cuốn, kích thích trẻ trong việc
giáo dục bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định, có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
Mỗi thùng rác phải có nắp đậy, được đặt ở những nơi thuận tiện vừa tầm với trẻ.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 2)
Hình ảnh minh họa thùng rác hình con thú ngộ nghĩnh
Hình ảnh minh họa trẻ nhặt rác bỏ rác vào thùng rác
Các cơng trình vệ sinh được xây dựng đúng tiêu chuẩn, thuận tiện phù hợp
với cô và trẻ. Có nguồn nước sạch đủ dùng hệ thống thốt nước kín, thực hiện
nghiêm ngặt lịch vệ sinh cụ thể cho hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng.
Kết quả: Trẻ tích cực tham gia thu gom rác thải và bỏ vào thùng đúng nơi
quy định.


*Xây dựng góc trao đổi với phụ huynh: Xây dựng góc trao đổi với phụ
huynh là rất cần thiết nhằm giới thiệu với phụ huynh các nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường và tuyên truyền với các bậc cha mẹ cùng tham gia hưởng ứng phong
trào bảo vệ môi trường, với nội dung phương pháp bảo vệ môi trường và thực sự
có tác dụng qua việc sưu tầm tranh ảnh sách báo cũ có nội dung như: trẻ tích cực
diệt ruồi muỗi, rửa tay đúng dưới vịi nước, hình ảnh bé tắt quạt tắt ti vi để tiết
kiệm điện, hình ảnh bé quét rác đổ vào thùng, tưới cây xanh cùng cô, bé ngồi trên
xe đạp, xe máy bịt khẩu trang và đội mũ bảo hiểm, qua những hình ảnh đó tơi có
thể ứng dụng dạy trẻ trên tiết học hoặc trong các hoạt động để khắc sâu kiến thức
giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
b. Môi trường bên trong lớp học: Môi trường bên trong lớp học bao gồm
bàn ghế đồ dùng, đồ chơi tủ góc các mảng trang trí, mơi trường ln sạch đẹp và
đảm bảo an tồn. ề bảo vệ mơi trường, Những trẻ làm nhiều việc tốt về bảo vệ môi

trường cuối tuần sẽ được vinh danh cắm cờ.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 2)
Hình ảnh minh họa trang trí góc nêu gương bé ngoan mỗi ngày
Môi trường trong lớp luôn đủ ánh sáng, an tồn thống mát về mùa hè, ấm áp
về mùa đơng, nền nhà có lát gạch hoa và được lau chùi thường xun khơng có
mùi hơi, khai, ẩm mốc, trần nhà khơng có mảng nhện, các cánh cửa khơng có bụi
bám.
Có lịch vệ sinh cụ thể cho tầng ngày, tuần, tháng và thực hiện nghiêm túc
đúng như lịch vệ sinh.
Các tủ góc đồ dùng đồ chơi được trang trí bày biện đẹp mắt hấp dẫn trẻ và
thường xuyên được lau chùi, cọ rửa sạch sẽ. Hướng dẫn động viên khuyến khích
trẻ cùng sắp xếp và lau chùi đồ dùng đồ chơi với cơ giáo qua đó giáo dục trẻ giữ
gìn và bảo vệ mơi trường trong lớp sạch sẽ.
Xanh hóa mơi trường lớp học: trồng nhiều loại cây xanh vào trong chậu và
treo ở các góc trong lớp, treo ở cửa sổ nhưng phải vừa tầm với của trẻ để trẻ tự
chăm sóc, vệ sinh cho cây như tưới nước lau lá.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 2)
Hình ảnh: Trẻ chăm sóc cây xanh trong lớp học
Trang trí lớp học theo hướng dẫn của Vụ giáo dục mầm non.
Xây dựng góc trao đổi với phụ huynh để tuyên truyền vận động các bậc phụ
huynh cùng tham gia giáo dục bảo vệ môi trường. Bằng việc sưu tầm thơ truyện
tranh ảnh, sách báo cũ có nội dung về mơi trừơng.
2.3.2. Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các thời điểm
trong một ngày của trẻ ở trường mầm non
Với trẻ mầm non nhất là trẻ 3-4 tuổi lớp (Hoa Mai) chúng ta cần giáo dục bảo
vệ môi trường vào các thời điểm hoạt động trong ngày của trẻ tại trường mầm


non, vì trẻ lứa tuổi này cịn nhỏ trí nhớ của trẻ chưa ổn định, mọi việc làm của trẻ
cần được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau và

tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu
quả cao.
(Thực hiện vào chủ đề thực vật )
a. Hoạt động đón trẻ chơi tự chọn
Cơ đến sớm trước 30p để mở cửa thơng thống phịng nhóm nhưng đảm bảo
tránh gió lùa, thống mát về mùa hè ấm áp về mùa đông.
Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết phục vụ cho các hoạt động trong ngày
của trẻ.
Đón trẻ đúng nơi quy định, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân ngây ngắn gọn
gàng vào đúng nơi quy định.
Hướng trẻ vào các nhóm chơi theo ý thích, cơ hướng dẫn để trẻ chơi tích cực
và chủ động, khơng nói to khơng làm ồn ào, khơng tranh giành đồ chơi của nhau
Chơi xong cắt gọn đồ chơi, tránh làm hư hỏng đồ dùng, đồ chơi.
Có một số trẻ còn nhỏ bố mẹ sợ con đến lớp hay khóc nên mua quà vặt để dỗ
trẻ như bim bim, bánh kẹo, sữa tươi. Đầu năm học khi mới đến lớp trẻ ăn xong
thường vứt luôn vỏ xuống nền nhà, vứt qua khe cửa sổ làm cho môi trường trong
lớp học lúc nào cũng lem luốc, bẩn thỉu, hàng ngày tôi đã quan sát xem những cháu
nào hay mang quà vặt đến lớp, cháu nào ăn qùa vặt xong hay vứt vỏ ra lớp, ban
đầu trẻ ngang bướng, có trẻ khi cô giáo thấy vứt rác ra lớp bảo trẻ cằm và mang ra
sọt rác để vứt thì trẻ có trẻ bỏ chạy hoặc ịa lên khóc, có trẻ lại ngồi lì nhìn cơ vì trẻ
đang sống theo thói quen ở gia đình ăn xong thứ gì đều có bố, mẹ dọn dẹp vì thế
trẻ có thói quen ỷ lại. Trước tình hình như vậy tơi đưa ra kế hoạch giáo dục phù
hợp với tính cách từng trẻ. Khi thấy trẻ ăn q đến ơm trẻ vào lịng trị chuyện với
trẻ, hát, đọc thơ hay kể chuyện cho trẻ nghe cho đến khi trẻ ăn xong thì tơi hướng
dẫn, giải thích và trẻ tự giác mang rác vào thùng để bỏ, nhiều lần như thế trẻ thành
thói quen và tự mang rác vào thùng để bỏ mỗi khi ăn xong không cần cô phải nhắc
nữa. Mặt khác tôi đã trao đổi trực tiếp với phụ huynh không nên cho trẻ mang quà
vặt đến lớp vì nếu mang quà vặt đến lớp trẻ ăn sẽ làm mất trật tự và đảo lộn thời
gian hoạt động của cô và trẻ trong lớp, trẻ khơng có thời gian hoạt động đúng như
quy định .

Kết quả: Trẻ có kỹ năng, thói quen tốt bảo vệ môi trường như ăn bánh kẹo
biết bỏ giấy, bỏ vỏ vào thùng rác. Phụ huynh hạn chế mua quà vặt cho con để mang
vào lớp.
b. Trị chuyện sáng tạo
Cơ và trẻ trị chuyện về lợi ích của các loại cây, loại hoa, các loại rau.


Cây xanh có rất nhiều lợi ích: Ngồi việc tạo ra mơi trường xanh sạch đẹp cây
xanh cịn sản xuất ra loại ô xy rất lớn làm cho bầu không khí trong lành và thống
mát.
Cây cịn cho ta nhiều quả ngọt, bóng mát để vui chơi.
Trồng nhiều cây xanh có tác dụng bảo vệ tài ngun đất, chống xói mịn đất
khi có bão lụt, trồng cây để chặn bụi.
Giúp trẻ hiểu về vai trò của cây xanh đối với đời sống của con người qua việc
sử dụng hệ thống câu hỏi mở để đàm thoại với trẻ.
Trồng cây để làm gì? (Lấy bóng mát, ăn quả)
Cây cần gì để lớn lên? (Cần nước, ánh sáng và đất)
Con người cần làm gì để bảo vệ các loại cây? (Chăm sóc cây hàng ngày tưới
nước, nhổ cỏ, không ngắt lá, bẻ cành)
c. Hoạt động học có chủ định:
*Với hoạt động tạo hình: Đề tài: Dán vườn cây ăn quả
Hướng dẫn trẻ dán vườn cây ăn quả từ các tờ tạp chí, sách báo cũ đã sưu tầm
được để tiết kiệm giấy: Biết quệt hồ vào vị trí muốn dính, vừa đủ khơng quệt nhiều
để tiết kiệm hồ .
Hướng dẫn trẻ: Tạo ra bức tranh về vườn cây ăn quả với nhiều loại cây khác
nhau: Cây to, cây nhỏ, cây cao, cây thấp.
Nhắc nhở trẻ khơng nói to, khơng kéo bàn ghế trên sàn nhà tránh gây ra tiếng
ồn, làm cho bàn ghế nhanh hỏng, sau khi dán vườn cây ăn quả xong trẻ biết cất đồ
dùng đồ chơi và các vật liệu gọn gàng ngăn nắp, đúng nơi quy định.
Cùng dọn dẹp lớp nhặt giấy vụn. Tôi đã tận dụng những mẩu giấy vụn đó cho

trẻ chơi trị chơi “vật bay vật khơng bay”
* Mục đích:
Giúp trẻ nhận biết và phân biệt được những thứ gió thổi bay và có những thứ
gió thổi khơng bay
Nhận biết có những đồ vật bay được và không bay được tùy thuộc vào chất
liệu khác nhau
Chuẩn bị:
Các đồ dùng khác nhau: Giấy vụn, sỏi…
Cách tiến hành:
Cho trẻ đặt các đồ vật lên bàn, cho trẻ quan sát phỏng đốn “ Vật nào bay và
khơng bay khi quạt hoặc thổi ”
Trẻ nêu ý kiến và giải thích lý do tại sao?
Cô cho trẻ quạt, thổi và quan sát xem vật nào bay và khơng bay
Trẻ lí giải hiện tượng
Giải thích và kết luận:


Những vật thường bay khi gặp gió là những vật nhẹ như giấy, vải. Còn những
vật như sỏi, đá nặng nên khi gặp gió thì khơng bay được.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 2)
Hình ảnh minh họa cơ và trẻ làm thí nghiệm những đồ vật bay và khơng bay.
Qua trị chơi trẻ được tiếp xúc trực tiếp với các mẩu giấy vụn bỏ đi trẻ biết
được ý nghĩa của các mẩu giấy vụn nếu biết cách sử dụng đúng mục đích và qua
đó trẻ biết được tác hại của các mẩu giấy vụn nếu không được dọn dẹp thì nó sẽ
làm cho mơi trường bị bẩn.
Kết quả: Khích lệ được trí tưởng tượng sự tị mị của trẻ, trẻ học hứng thú hơn
không những trong hoạt động học, mà trong các hoạt động khác thu hút được nhiều
trẻ hơn.
* Với hoạt động khám phá khoa học
Chủ đề: Thực vật :Giáo dục trẻ biết quá trình phát triển của cây ích lợi của

cây xanh với mơi trường sống và biết chặt phá rừng bừa bãi gây ô nhiễm mơi
trường và gây lũ lụt, sạt lở đất.
Đề tài: Trị chuyện về cây xanh quanh bé: tôi đã dùng biện pháp sau: Tôi và
trẻ tận dụng vỏ hộp sữa chua, các vỏ chai nhựa cắt tỉa rửa sạch mang cho trẻ làm
thí nghiệm “trồng cây” trẻ tự tay gieo trồng dưới sự giám sát hướng dẫn của cơ,
qua đó trẻ được thực hành cùng cơ tìm hiểu và hàng ngày quan sát chăm sóc và từ
đó trẻ biết được sự phát triển của cây, và biết tầm quan trọng của nước đối với cây.
Kết quả: trẻ được trải nghiệm thực tế, trẻ biết được quá trình phát triển của
cây xanh, trẻ biết tầm quan trọng của nước đối với cây xanh, trẻ biết tận dụng
nguyên vật liệu phế thải sử dụng vào việc có lợi vừa làm xạch mơi trường.
* Hoạt động văn học: Đề tài: Chuyện vệ sinh buổi sáng
Khi kể cho trẻ nghe câu chuyện này tôi đã cho trẻ chơi trị chơi: rửa mặt và
chải tóc cho em bé, để chơi trị chơi này Tơi đã chuẩn bị chậu, khăn, lược, nước
sau khi trẻ chơi tôi giáo dục cho trẻ biết phải cẩn thận khi sử dụng nước nếu để
nước bắn ra ngồi sẽ làm bẩn mơi trường, gây trơn trượt, sau khi rửa mặt xong tận
dụng nước đó tưới cho cây vừa tiết kiệm nước lại chăm sóc được cây.
Kết quả: trẻ được trải nghiệm trực tiếp việc vệ sinh thân thể hàng ngày, biết
phải cẩn thận khi sử dụng nước, biết tiết kiệm nước.
d. Hoạt động ngoài trời
Dạo chơi ngoài trời là một hoạt động được tổ chức thường xuyên theo kế
hoạch mang tính tích hợp cao trong quá trình giáo dục trẻ, trẻ được quan sát trực
tiếp với môi trường tự nhiên, các địa danh xung quanh trường, lớp để trẻ cảm nhận
về vẻ đẹp của mơi trường xung quanh trẻ và có ý thức giữ gìn và bảo vệ.
Ví dụ: Cho trẻ quan sát một số cây ở sân trường
Đây là cây gì? (Cây hoa trạng nguyên)


Ai có nhận xét gì về cây hoa trạng ngun? (Trẻ nhận xét cây hoa trạng
nguyên)
Trồng cây để làm gì? (Để lấy hoa, lấy bóng má)

Cần chăm sóc cây như thế nào? (Tưới nước không ngắt lá bẻ cành)
Đàm thọai với trẻ về lợi ích của cây (Trồng cây để bảo vệ tài ngun đất,
chống xói mịn đất, trồng cây để giữ mơi trường xanh, sạch, đẹp, tạo khơng khí
trong lành thống mát )
Nếu khơng trồng cây xanh mơi trường sống của con người sẽ như thế nào? Vì
sao lại như vậy? (Đàm thoại với trẻ )
Ở hoạt động chơi tự do cho trẻ quan sát và nhận xét vườn cổ tích hơm nay
sạch hay bẩn? vì sao? các con cần phải làm gì? để vườn cổ tích ln sạch sẽ. (Cho
trẻ nhặt lá rụng bỏ vào thùng rác)
Cho trẻ nhặt lá rụng làm sạch môi trường và tôi tận dụng những chiếc lá khơ
cịn lành có màu sắc đẹp cho trẻ chơi trị chơi xếp hình lá, xâu vịng lá, chơi trò
chơi thả thuyền lá, chơi trò chơi vật chìm vật nổi, chơi trị chơi thổi lá
Ngồi việc dùng lá khơ làm trị chơi tơi dùng những chiếc lá khơ làm ngun
vật liệu để cơ trị cùng tạo ra những bức tranh về các con vật từ lá.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 2)
Hình ảnh minh họa trẻ xếp bơng hoa bằng lá khơ
Hình ảnhminh họa tranh được làm từ lá khơ
Thơng qua chơi các trị chơi cô giáo dục cho trẻ biết những chiếc lá khô có thể
là thứ làm bẩn sân trường nhưng biết tận dụng chúng thì những chiếc lá khơ này
trở nên có ích, và khi chơi xong các con hãy bỏ chúng vào thùng rác.
Thơng qua các trị chơi trẻ đã biết tận dụng những chiếc lá khơ vào những
việc có ích mặt khác trẻ lại làm sạch môi trường.
Kết quả: Trẻ yêu lao động và biết tạo ra cái đẹp từ những nguyên vật lệu phế
thải từ thiên nhiên, trẻ thích tham gia cùng cô làm đồ chơi từ nguyên vật liệu phế
thải.
Sau khi trẻ dạo chơi ngoài trời xong yêu cầu trẻ rửa tay trước khi vào lớp qua
đó giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm nước.
Ví dụ: u cầu trẻ rửa tay trước khi vào lớp
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 2)
Hình ảnh minh họa trẻ rửa tay dưới dưới vòi nước sạch

Khi rửa tay các con phải làm gì? và làm như thế nào để tiết kiệm nước?
(Vặn nhỏ vòi nước, để nước chảy vừa đủ, rửa xong vặn đóng vịi nước lại)
Các con phải rửa tay như thế nào để tiết kiệm được nước ?
(Rửa tay gọn gàng không làm nước vung bẩn ra ngoài máng nước)


Kết quả: Trẻ có kỹ năng tốt trong việc rửa tay dưới vòi nước chảy, biết tiết
kiện nước, biết phân biệt hành động đúng sai.
đ. Chơi và hoạt động ở các góc
Chơi trong các góc sẽ giúp trẻ tái hiện cuộc sống của người lớn xung quanh
trẻ. Qua đó trẻ được nhập vai chơi và mô phỏng những việc làm của người lớn
trong khơng gian thu nhỏ ở các góc chơi. Trẻ chơi trong 4 góc
Ví dụ: Góc xây dựng: Xây dựng công viên cây xanh
Hướng dẫn trẻ nhập vai chơi và chơi tích cực.
Trẻ biết xây dựng cơng viên cây xanh với khn viên đẹp có nhiều loại cây
khác nhau, xây dựng được các thùng rác trong công viên khu vệ sinh.
Phân công các vai chơi: người bảo vệ công viên cây xanh, bác lao công dọn
vệ sinh trong công viên để môi trường xanh sạch đẹp.
Hướng dẫn trẻ đi thăm quan cơng viên cây xanh khơng được nói to không
được khạc nhổ bừa bãi, không bứt lá bẻ cành, bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định,
đi vệ sinh đúng chỗ.
*Góc sách bé yêu: Cho trẻ xem sách tranh về các loại cây, sách tranh về
những hành vi đúng (những hành vi bảo vệ môi trường như: bỏ rác vào thùng đúng
nơi quy định, nhặt lá cây làm sạch sân trường) và những hành vi sai như (làm ô
nhiễm môi trường: như vứt rác bừa bãi)
Tô màu hành vi đúng, gạch chéo hành vi sai có hại cho môi trường.
Dạy trẻ cách cằm sách, xem tranh không làm hỏng sách, khơng cuộn sách khi
xem khơng gạch tảy xóa trong sách, giở sách nhẹ nhàng từng trang một, tránh làm
quăn mép sách, nhầu và rách sách.
So sánh phân biệt những hành vi đúng và những hành vi sai những hành vi có

lợi và có hại cho mơi trường.
Xem xong cắt sách gọn gàng, ngay ngắn, đúng nơi quy định.
* Góc thiên nhiên: Tận dụng những lốp xe cũ, những vỏ chai, lọ cũ đã qua sử
dụng tôi đem vệ sinh sạch sẽ rồi sơn mới lại trang trí thêm các hình ảnh con vật
ngộ nghĩnh để làm các chậu trồng hoa, vừa tiết kiệm kinh tế vừa làm cho môi
trường thân thiện hàng ngày ở các giờ hoạt động ngồi trời trẻ được quan sát,
Hướng dẫn trẻ chăm sóc, bảo vệ các loại cây. Giúp trẻ phát hiện xem có điều gì
mới lạ trong góc và kiểm tra chậu cây nào cần xới đất, tưới nước, lau lá cho cây.
Ví dụ: Trẻ xới đất để gieo hạt và quan sát sự nảy mầm của cây.
Trẻ hiểu cây lớn lên nhờ có gì, hiểu ý nghĩa của các loại cây đối với đời sống
con người.
e. Giờ ăn cơm
Cô giới thiệu về các món ăn, lợi ích của chúng đối với cơ thể.
Trẻ được ăn các loại rau dùng để nấu canh cung cấp chất vi ta min.
Dạy trẻ hiểu về lợi ích của các loại rau.


Trong bữa ăn của trẻ có đủ 4 nhóm chất: chất vi ta min, chất bột đường, chất
đạm, chất béo rất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy cơ phải nhắc nhở trẻ biết tiết kiệm
thức ăn, ăn hết suất, ăn chậm nhai kỹ không làm cơm rơi vãi ra bàn, thức ăn thừa
phải thu gom vào một chỗ để ni lợn ni
Ăn xong biết xếp bát thìa vào nơi quy định một cách gọn gàng.
Hướng dẫn trẻ cách lau miệng sau khi ăn xong, nhắc nhở trẻ biết tiết kiệm
nước, rót nước vừa đủ để uống.
Ví dụ: Hứng nước vào cốc để súc miệng sau khi ăn xong, biết vặn vòi nước
khi nước đầy cốc.
f. Chơi và hoạt động theo ý thích. Hướng dẫn trẻ trang trí tranh chủ điểm thế
giới thực vật bằng những vật liệu phế thải.
Hướng dẫn và làm cùng trẻ cắt các hình ảnh về các loại cây, các hoạt động
chăm sóc bảo vệ cây ở trong sách báo tạp chí cũ để trang trí bức tranh chủ điểm.

Ví dụ: Cơ giáo kết hợp với phụ huynh sưu tầm họa báo, sách tạp chí cũ ở gia
đình mang đến lớp để cắt các hình ảnh theo yêu cầu của chủ đề sao cho phù hợp
với nội dung của bức tranh.
Cho trẻ dán các hình ảnh cô vừa cắt được. dạy trẻ phết hồ vừa đủ dán để dán
khơng quệt nhiều để tiết kiệm.
Giải thích cho trẻ biết về việc cô và trẻ sử dụng vật liệu, phế thải để trang trí
lớp là một việc làm có ý nghĩa bảo vệ mơi trường. Vì sao lại như thế? (vì tiết kiệm
nguyên vật liệu là một việc làm bảo vệ môi trường)
Yêu cầu trẻ thu dọn gọn gàng các dụng cụ và nguyên vật liệu sau khi làm
xong.
Hướng dẫn và cô làm cùng trẻ lau bụi các đồ dùng đồ chơi ở các góc và lau lá
cho cây.
Giáo dục trẻ biết quý trọng các thành quả lao động, những sản phẩm của cô và
trẻ.
g. Hoạt động nêu gương và trả trẻ
Cuối ngày tôi tổng hợp lại kết quả trẻ đã làm được và chưa làm được
Giúp trẻ phát hiện và khen ngợi những hành vi tốt của trẻ đã thực hiện có ý
nghĩa bảo vệ mơi trường.
Ví dụ: Khen ngợi cả 3 tổ: Tổ hoa cúc, tổ hoa huệ, tổ hoa hồng đều có ý thức
bảo vệ môi trường như tiết kiệm nước khi rửa tay, rửa chân. Biết giữ gìn vệ sinh
chung sạch sẽ, biết tiết kiệm trong giờ ăn.
Khen ngợi các bạn. Trần Mai, bạn Dương, bạn Lê Giang. Nhắc nhở nhẹ nhàng
những bạn có hành vi chưa có lợi cho mơi trường.
Ví dụ: Bạn Sơn để đồ chơi chưa gọn gàng, ngăn nắp. Bạn Thiện, bạn Thanh
khi rửa tay cịn vảy nước ra ngồi.
Cơ động viên khuyến khích trẻ để lần sau trẻ tiến bộ hơn .


2.3.3: Ứng dụng cơng nghệ thơng tin nhằm kích thích trẻ tích cực ham
gia hoạt động.

Trong giai đoạn hiện nay việc ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin vào
công tác giảng dạy là vô cùng quan trọng, sử dụng cơng nghệ thơng tin giúp cho trẻ
có tư duy trực tiếp để phát huy tính tích cực của trẻ, trẻ hứng thú bao nhiêu thì kết
quả đạt được càng lớn. Nếu lựa chọn một đề tài lòng ghép vào một tiết dạy mà chỉ
có tranh ảnh khơng thì trẻ rất dễ bị nhàm chán chất lượng trẻ chắc chắn sẽ khơng
cao. vì thế mà tơi ln tìm tịi học hỏi cách làm các hiệu ứng powerpoint để làm
phương tiện giáo dục trẻ. Nhờ có các trị chơi trên máy vi tính mà trẻ say mê tìm
tịi khám phá, qua đó mà trẻ ghi nhớ được các hình ảnh đúng sai về việc bảo vệ
mơi trường.
Ngồi ra tơi cịn sưu tầm những tài liệu nói về mơi trường như: Tệ nạn chặt
phá rừng, lũ lụt, thiên tai, dịch cúm gia cầm đốt rừng lấy củi, hay hình ảnh vứt rác
bừa bãi, hay những hình ảnh của các anh các chị thanh niên tình nguyện mùa hè
xanh đang nhặt rác trên bờ biển, tơi cóp vào USB cắm vào tivi thơng minh mở ra
cho trẻ xem vào các thời điểm đón, trả trẻ. Những hình ảnh đó được xem đi xem lại
nhiều lần trẻ cũng hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ, trẻ biết phân biệt
việc làm đúng việc làm sai.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 2)
Hình ảnh minh họa trẻ xem vi deo về ơ nhiễm môi trường
2.3.4. Giáo dục bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các ngày lễ trong
năm:
Tôi đã lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ vào các ngày lễ trong
năm.
VD: Để tổ chức phiên chợ xuân cô trò cùng với các bậc phụ huynh chuẩn bị những
sản phẩm như làm mứt, làm hoa, làm bánh chưng, nặn tò he, làm đồ chơi từ
nguyên vật liệu phế thải: Vải vụn, chai lọ, lốp xe cũ, (Chai lọ bỏ đi nhặt về rửa
sạch hịa nước màu cho vào đóng giả thành chai nước ngọt trưng bày quày bán
nước. Hay lốp xe cũ vệ sinh sạch sẽ làm thành những cái bàn bán nước, những sạp
giường hỏng cắt thành những đoạn bằng nhau đóng thành những chiếc ghế thật
xinh xắn trưng bày quày bán nước).
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 2)

Hình ảnh minh họa trẻ nặn tị he ngày tết.
Hình ảnh minh họa trẻ tham gia quầy bán nước.
Hình ảnh minh họa cơ và trẻ tham gia phiên chợ xuân.
Hình ảnh minh họa trẻ nhặt lá bỏ vào bì tận dụng làm chất đốt.


Trong q trình chuẩn bị tơi đã trực tiếp cho trẻ trải nghiệm thực tế như lặt lá
khô ở sân trường gom vào bì dùng làm chất đốt để luộc bánh chưng qua đó tơi giáo
dục trẻ lá khơ ngồi việc tận dụng làm tranh lá, chơi trị chơi chìm nổi, hay chơi trị
chơi xếp hình lá khơ cịn dùng làm chất đốt. Từ đó trẻ biết làm sạch mơi trường và
biết cách tận dụng những thứ bỏ đi vào việc có mục đích.
2.3.5. Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường rèn kỹ năng giáo dục bảo
vệ môi trường đạt hiệu quả.
Gia đình chính là cái nơi đầu tiên trong cuộc đời của trẻ, tư duy, tính cách và tình
cảm của trẻ ảnh hưởng rất nhiều từ gia đình. Vì vậy cùng với việc dạy trẻ ở lớp
giáo viên cần phối kết hợp với gia đình để hai bên cùng dạy dỗ, chăm sóc, giáo dục
các cháu phát triển tồn diện. Nếu như gia đình và giáo viên có chiều hướng chăm
sóc, giáo dục khác nhau thì kết quả sẽ không như mong đợi. Bởi trẻ không chỉ học
ở trường, ở mọi lúc mọi nơi mà học cả ở nhà nữa. Vì vậy tơi đã phối hợp với các
bậc phụ huynh thật tốt bằng nhiều hình thức. Hằng ngày tôi thường xuyên trao đổi
trực tiếp với các bậc phụ huynh về tình hình học tập cũng như sức khỏe của trẻ ở
trên lớp trong giờ đón, trả trẻ, trao đổi với phụ huynh vào những buổi họp phụ
huynh đặc biệt chú trọng những cháu chậm ngơn ngữ, trí tuệ phát triển chậm,
những cháu nhút nhát, sức khỏe yếu để gia đình bồi dưỡng thêm cho trẻ. Đồng thời
tơi tư vấn cho phụ huynh một số nội dung, biện pháp, phương pháp, hoạt động giáo
dục bảo vệ môi trường để phụ huynh dạy nhà.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 2)
( Hình ảnh minh họa trao đổi với phụ huynh một số nội dung,
biện pháp, phương pháp, hoạt động giáo dục bảo vệ mơi trường).
Ví dụ:Về nhà mẹ thường xuyên hỏi trẻ. Trong gia đình mình thùng đựng rác

thường để ở đâu. Thường xuyên trò chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi như trong giờ
ăn mẹ hỏi trẻ nay gia đình mình ăn những món gì, con có thích món ăn này khơng?
khi ăn cơm mà có hạt cơm rơi thì con làm gì? những món ấy cung cấp cho ta chất
gì?
Các bậc phụ huynh khơng chỉ hỏi trẻ và nhiều trẻ tò mò hay hỏi rất nhiều tôi
tư vấn cho các bậc phụ huynh nên đáp ứng trả lời những câu hỏi mà trẻ muốn
khám phá không nên qt trẻ vơ cớ. Vì từ đây các bậc phụ huynh càng hiểu sâu
thêm tâm tư, tình cảm, ý nghĩa, nguyện vọng, sự phát triển trí tuệ và ngơn ngữ của
trẻ theo từng giai đoạn để có những biện pháp kịp thời uốn nắn, dạy dỗ trẻ.
Ngoài ra tư vấn thêm các bậc phụ huynh mua thêm sách, tranh ảnh về môi
trường để cho phụ huynh cho trẻ làm quen với các hình ảnh, các hành vi bảo vệ
mơi trường.


Kết quả: biện pháp phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường đã được 100%
phụ huynh đồng tình hưởng ứng cùng nhà trường để chăm sóc con em mình phát
triển toàn diện.
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
* Đối với hoạt động giáo dục :
Sau khi áp dụng một số giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi
lớp (Hoa Mai) tại trường mầm non Nga Thạch. Tôi thu được một kết quả khá khả
quan so với kết quả khảo sát ban đầu của trẻ. Trẻ đạt tốt hơn một cách rõ rệt.
Góp phần giáo dục trẻ thực hiện những việ làm tốt và hình thành những thói
quen, những hành vi thái độ bảo vệ môi trường.
Giáo dục trẻ thực hiện tốt hoạt động lao động, tuy nhỏ nhưng từ những việc
làm nhỏ hàng ngày ấy sẽ làm nền tảng hình thành nhân cách của trẻ sau này
“Những chủ nhân tương lai của đất nước”.
Giáo dục trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm
tốt xấu đối với mơi trường và làm gì để bảo vệ mơi trường.

Giáo dục trẻ biết rằng:Những thứ bỏ đi mà biết cách sử dụng chúng vào đúng
mục đích thì chúng vẫn có giá trị.
Trẻ cịn được tiếp xúc với cơng nghệ thơng tin tư duy của trẻ phát triển mạnh,
sự ghi nhớ các hình ảnh đúng sai về mơi trường được dễ dàng hơn.
(Kèm theo minh chứng phụ lục 1 bảng khảo sát chất lượng cuối năm)
* Đối với bản thân:
- Bản thân tơi có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường và hiểu được tầm quan trọng của môi trường đối với sự phát triển của trẻ.
- Biết cách lựa chọn thời gian và thời điểm phù hợp để lòng ghép nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ cho phù hợp.
- Bản thân biết cách lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường lịng ghép
vào từng hoạt động một cách khoa học. Khơng tích hợp q nhiều nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường trong cùng một lúc để tránh sự nhàm chán ở trẻ. Việc tích
hợp đó được diễn ra thường xuyên và lặp lại trong các hoạt động hàng ngày của trẻ
và ở mọi lúc mọi nơi.
- Nâng cao hình thức đổi mới, tổ chức các giờ học, giờ chơi sinh động hấp
dẫn


- Nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, vận dụng các phương pháp
phù hợp gắn với cuộc sống hằng ngày của trẻ.
* Đối với đồng nghiệp:
Qua những hoạt động giáo dục hàng ngày, các tiết thao giảng có lồng ghép
nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường chị em đồng nghiệp dự và đã đóng góp ý kiến
cho tơi, điều đó chứng tỏ chị em đồng nghiệp đã hiểu về nội dung, phương pháp,
hình thức giáo dục bảo vệ môi trường thể hiện:
Linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường.
Nắm bắt nhanh chương trình giáo dục bảo vệ mơi trường.
Truyền đạt kiến thức đơn giản, dễ hiểu, không phức tạp làm trẻ khó hiểu.
* Đối với nhà trường:

Đề tại được hội đồng khoa học trường đánh giá cao, Sáng kiến của tôi được
áp dụng vào chuyên đề dạy mẫu, được đúc rút kinh nghiệm và nhân rộng ứng dụng
trong nhà trường. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mơi trường đạt hệu quả cao, chất
lượng giáo dục chung của nhà trường có nhiều cển biến tích cực, tạo được niềm tin
và sự ủng hộ của phụ huynh toàn trường.
Được đưa vào làm tài liệu chuyên đề các buổi họp chuyên môn của nhà
trường.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3. 1. Kết luận:
Từ xưa ông cha ta đã quan tâm đến vấn đề về môi trường sống qua các câu
tục ngữ, thơ ca, nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm. Môi trường bao gồm yếu
tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, mơi trường có tầm quan
trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế, văn hóa của đất
nước của nhân loại. Đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non, việc giáo dục bảo vệ mơi
trường nó như một phương tiện mở rộng kiến thức cho trẻ về bảo vệ môi trường
không chỉ cho hôm nay mà cho cả ngày mai nhằm xây dựng trường học xanh sạch
đẹp và xã hội trong lành. Giáo viên phải làm gương cho học sinh ln có ý thức
hướng dẫn và nhắc nhở học sinh kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý
nghĩa bảo vệ mơi trường và giáo dục học sinh biết yêu quý gần gũi với môi trường
Giáo dục bảo vệ môi trường chưa phải là một môn học riêng biệt như các mơn
học khác, nhưng nó cũng là một trong những nội dung trọng tâm của chương trình
giáo dục mầm non. Vì vậy:
Các nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường được lịng ghép vào các hoạt động
học và các thời điểm trong ngày của trẻ.


Giáo viên là người trực tiếp giáo dục trẻ cần phải thường xuyên bồi dưỡng
nâng cao trình độ nghiệp vụ, học hỏi và tiếp thu các chuyên đề, tham khảo ý kiến
đóng góp của ban giám hiệu và đồng nghiệp,
Phải nhận thức đầy đủ đúng đắn về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và

môi trường đối với sự phát triển của trẻ, sưu tầm đồ dùng đồ chơi đảm bảo tính
thẩm mỹ.
Nắm bắt kịp thời cơng nghệ thơng tin hiện đại để đưa vào thực hiện chăm sóc
giáo dục trẻ vì thế địi hỏi giáo viên phải nghiên cứu và hiểu đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ để từ đó có ngững biện pháp thích hợp giáo dục bảo vệ môi trường mọi lúc
mọi nơi.
Giáo viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể thiết thực để tích hợp đầy đủ các nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường.
Nhưng phải lựa chọn thời gian và thời điểm phù hợp. Phải được tiến hành một
cách hợp lý, tự nhiên thoải mái dưới hình thức học mà chơi, chơi mà học, luôn lấy
trẻ làm trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng lái gợi mở, dạy trẻ theo hướng tích
cực.
Giáo viên cần căn cứ vào điều kiện nội dung của từng hoạt động cụ thể để lựa
chọn nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường tích hợp cho phù hợp. khơng nên tích
hợp quá nhiều nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong cùng một lúc để tránh sự
nhàm chán ở trẻ. Việc tích hợp đó được diễn ra thường xuyên và lặp lại trong các
hoạt động hàng ngày của trẻ và ở mọi lúc mọi nơi.
Giáo viên cần sử dụng các phương pháp thích hợp như quan sát, trị chuyện,
nêu tình huống cho trẻ giải quyết hoặc trẻ được thực hành bằng các hoạt động thực
tiễn nhằm lôi cuốn trẻ tham gia tích cực và chủ động đưa các kiến thức kỹ năng
giáo dục bảo vệ môi trường đến với trẻ một cách tự nhiên. Tạo được môi trường tốt
để trẻ phát huy khả năng chủ động sáng tạo, đạt kết quả cao.
Tích cực tìm tịi, sáng tạo áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy để áp
dụng nội dung chuyên đề một cách phù hợp với khả năng của trẻ và tình hình thực
tế ở trường lớp.
Tích cực sưu tầm tranh đẹp hấp dẫn đảm bảo tính thẩm mỹ có nội dung giáo
dục bảo vệ mơi trường.
Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin bài giảng một cách linh hoạt, sáng
tạo.
Tạo môi trường phong phú cho trẻ hoạt động, cho trẻ dạo chơi thăm quan

nhiều nơi để trẻ được tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh với vẻ đẹp
thiên nhiên, thế giới xung quanh trẻ, nhằm cung cấp kiến thức cho trẻ từ đó trẻ biết
được như thế nào là môi trường sạch, như thế nào là môi trường bẩn, trẻ biết cách
so sánh cái đẹp và cái xấu về môi trường.


Cần làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh thật tốt để thống nhất và có
giải pháp giáo dục trẻ có hiệu quả ở gia đình cũng như ở trường học.
3.2. Kiến nghị:
*Đối với nhà trường:
Để trẻ tiếp thu tốt cũng như để hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ngày
càng đạt hiệu quả, trẻ hứng thú hơn. Tôi kiến nghị với Ban giám hiệu nhà trường
trang bị thêm tài liệu về giáo dục bảo vệ môi trường.
Đầu tư thêm trang thiết bị, những đồ dùng, đồ chơi có chất lượng để trẻ hoạt
động.
Làm mới lại các loại đồ chơi ngoài trời như: quét sơn, tu dưỡng, tra dầu để đồ
chơi được đẹp hơn bền hơn.
Tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương làm mới lại sân chơi
tạo khơng gian bằng phẳng an tồn cho trẻ hoạt động.
Cần có chiến lược thu hút trẻ nhà trẻ ra lớp đạt tỷ lệ cao có như thế thì trẻ lên
lớp 3-4 tuổi mới có sự tiếp thu kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường một cách
đồng đều về.
Mua sắm thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị (Như thùng đựng rác có hình ảnh
ngộ ngĩnh).
Tổ chức hội thi viết bài tuyên truyền về giáo dục bảo vệ môi trường trong
trường mầm non và khu dân cư quanh trường.
Nhà trường nên có những hình thức tun truyền với phụ huynh một cách có
hiệu quả như: Tổ chức các buổi lao động tập thể, dùng các bản tin thông báo để
cung cấp kiến thức cho họ.
* Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo:

Mở các lớp tập huấn chuyên đề cho giáo viên rèn luyện thêm các kỹ năng về
giáo dục bảo vệ môi trường.
Mở các lớp tập huấn về giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo viên tìm hiểu và
tăng thêm kiến thức.
Đầu tư thêm kinh phí cho nghành học mầm non và hỗ trợ thêm các trang thiết
bị có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường như đĩa VCD, tập san về nạn phá rừng,
sóng thần, rác thải, khí thải, khói bụi.
Phát động phong trào sáng tác thơ ca, truyện kể trò chơi, câu đố, hội giảng có
nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
Trên đây là những biện pháp mà thực tế tôi đã thực hiện và thành công.
Nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nên rất mong sự đóng góp ý kiến của
hội đồng khoa học, các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tơi hồn thiện và đạt kết
quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nga sơn, ngày 15 tháng 5 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG


ĐƠN VỊ

Tơi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Người làm sáng kiến

Phạm Thị Hồng

Mai Thị Điều

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1]. Biến đổi khí hậu và giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường mầm
non – Tài liệu dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non. Bộ giáo dục và đào tạo –
Vụ giáo dục mầm non - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
[2]. Tài liệu bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non năm học 2012 –
2013 – Bộ giáo dục và đào tạo (Hoàng Đức Minh – Phan Thị Lan Anh) đồng chủ biên
– Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
[3]. Hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non.
(Dành cho giáo viên mầm non và cha mẹ) – Lương Thị Bình – Nguyễn Thị Cẩm Bích –
Nguyễn Thị Quyên – Phan Ngọc Anh – Chu Hồng Nhung - Nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam.
[4]. Tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non. Bộ
GD&ĐT, Vụ giáo dục mầm non - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
[5]. Bé bảo vệ môi trường – Bộ GD&ĐT, Vụ giáo dục mầm non - Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam.
[6]. Tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ tranh giáo dục trẻ mẫu giáo bảo vệ mơi trường
(Nguyễn Thị Cẩm Bích - Lương Thị Bình-Nguyễn Thu Hà- Nguyễn Thị Quyên)
- Bộ tranh giáo dục trẻ mẫu giáo bảo vệ môi trường.
- Bộ tranh giáo dục trẻ mẫu giáo kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Bộ tranh Bé thực hành các tình huống bảo vệ mơi trường - Bộ GD&ĐT, Vụ giáo
dục mầm non - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.


[7]. Giáo dục trẻ mầm non ứng phó với biến đổi khí hậu qua trị chơi, thơ ca,
truyện kể. Nguyễn Thị Hồng Thu – Nguyễn Thị Hiếu – Trần Thu Trang (tuyển chọn)
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
[8]. Chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm theo thơng tư số 17/2009/
BGD&ĐT ngày 19 tháng 07 năm 2009.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG KHOA

HỌC ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐTVÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Điều
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường mầm non Nga Thạch - Huyện Nga
Sơn - Tỉnh Thanh Hóa.
ST
T

Tên đề tài sáng kiến
kinh nghiệm

1

Một số phương pháp cho
trẻ 3-4 tuổi làm quen với
tác phẩm văn học
Một số biện pháp nâng
cao chất lượng cho trẻ
mẫu giáo 3- 4 tuổi làm

2

Cấp đánh giá xếp
loại (Phòng, Sở
Tỉnh)
Phòng GD&ĐT
huyện Nga Sơn
Phòng GD&ĐT
huyện Nga Sơn


Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2004-2005

C

2005-2006


3
4

5

6

quen với tốn
Một số phương pháp cho
Phịng GD&ĐT
trẻ 5-6 tuổi làm quen với
huyện Nga Sơn

tác phẩm văn học
Một số biện pháp nâng
cao chất lượng cho trẻ Phòng GD&ĐT
mẫu giáo 4-5 tuổi làm
huyện Nga Sơn
quen với toán
Một số biện pháp giáo
dục phát triển ngơn ngữ
Phịng GD&ĐT
cho trẻ 24-36 tháng tại
huyện Nga Sơn
trường mầm non nga
Trung
Một số giải pháp thực
hiện có hiệu quả việc
giáo dục bảo vệ mơi
Phịng GD&ĐT
trường cho trẻ 3-4 tuổi
huyện Nga Sơn
tại trường mầm non Nga
Thạch – Huyện Nga Sơn
– Tỉnh Thanh Hóa

C

2006-2007

B

2012-2013


B

2017-2018

A

2020-2021

PHỤ LỤC
CÁC BẢNG KHẢO SÁT VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA
Phụ Lục 1: Các bảng khảo sát
Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng đầu năm học tháng 9/2020
NỘI DUNG
Có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ
sinh cá nhân vệ sinh môi trường sạch sẽ

TST
31

Đạt % CĐ %
12 39 19 61

Tích cực tham gia các hoạt động gần gũi, bảo
vệ môi trường, lớp

31

11


35

20

65

Biết chia sẻ hợp tác với bạn bè và người xung
quanh.

31

11

35

20

65

Có phản ứng với các hành vi của con người

31

11

35

20

65



×