PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của thanh
niên Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập,
lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục
tiêu lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách
mạng. Đoàn đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách
mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Buớc vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục phát huy truyền
thống quý báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, kế tục trung thành, xuất
sắc sự ngjhiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; thường
xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng; tổ chức động viên đoàn viên, thanh niên cả
nước đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta đã có sự
phát triển nhanh chóng; tỷ trọng GDP ngày càng tăng; khoa học kỹ thuật, công
nghệ phát triển giúp lao động thủ công thay thế bằng những máy móc; tăng năng
suất lao động góp phần nâng cao và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả thu được cũng khơng ít tác hại riêng của nó gây ra như: nạn ơ
nhiễm môi trường, chất thải công nghiệp, ….. gây nhiều hậu quả xấu đối với môi
trường sống dẫn đến xuất hiện nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vấn đề môi trường hiện
nay bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm.
Năm học 2014 - 2015 là năm học tiếp tục thực hiện phong trào xây dựng
“Trường học thân thiện - học sinh tích cực”. Một trong những nội dung quan trọng
đó là xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp và an toàn. Ngay từ đầu mỗi năm học,
các trường đều xây dựng kế hoạch lao động, đưa ra nhiều biện pháp để giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho học sinh như: cho các em lao động nhặt rác sân trường,
tuyên truyền dưới cờ về bảo vệ môi trường, tham gia các phong trào tình nguyện,
…. và ở một số mơn học cũng được lồng ghép chủ đề môi trường vào giảng dạy.
Tuy nhiên, các hoạt động triển khai vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Vì một bộ
phận học sinh chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, những việc làm của các
em chưa có tính tự giác, khi nào giáo viên nhắc nhỡ, yêu cầu các em mới làm, nếu
1
có thì chỉ có số ít các em làm. Nếu như một trường mà chưa có được một tập thể
học sinh có ý thức về bảo vệ mơi trường thì việc thực hiện phong trào thi đua “Xây
dựng trường học xanh – sạch – đẹp” khó có thể thực hiện tốt, bằng chứng là ở một
số trường học vẫn còn nhìn thấy nhiều rác thải như: Bọc nilon, giấy, chai nhựa, lá
cây ….. Hơn nữa, biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng bỏng trên tồn cầu. Bảo vệ
mơi trường hơn bao giờ hết đã trở thành cấp bách khơng của riêng ai. Nhưng thực
tế trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay mới chỉ đưa vào một số tiết học
ngoại khóa, thời gian và hình thức tổ chức cho học sinh nắm được nội dung “Thân
thiện với mơi trường” cịn q ít, trong khi mơi trường cần có ý thức bảo vệ thường
trực trong mỗi học sinh, mỗi bạn trẻ. Vậy làm thế nào để nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường cho các em ? Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà
trường thực sự mang lại hiệu quả cao như mong muốn cần bắt đầu từ những việc
làm, hành động dù là nhỏ nhất. Chẳng hạn như, làm tốt công việc trồng và chăm
sóc cây xanh; vệ sinh trong và ngồi lớp học ln ln sạch sẽ trước và sau mỗi
buổi học... Trước thực tế này, tôi cảm thấy bản thân phải tìm cách nào để giáo dục
cho các em nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không những trong nhà trường mà
cịn ở gia đình và xã hội. Đó cũng là lý do để bản thân tơi lựa chọn sáng kiến kinh
nghiệm “Một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
thông qua hoạt động Đoàn thanh niên ở trường THCS & THPT Hà Trung” để
nghiên cứu.
2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:
Thấy được thực trạng quản lí và bảo vệ môi trường ở các trường Trung học
phổ thông trong tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và ở trường THCS & THPT Hà
Trung nói riêng. Từ đó, tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh, giúp các em thích ứng với cuộc sống xã hội hiện tại, với
những tác động của tự nhiên, xã hội. Thúc đẩy các em tham gia các hoạt động
mang tính xã hội về mơi trường, phát huy nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu
cực, xây dựng môi trường sống thân thiện, trong lành ở địa phương.
Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện phù hợp với quan điểm của ngành giáo
dục đó là: Học để biết; học để làm; học để tồn tại và học để chung sống. Góp phần
tăng cường chất lượng giáo dục ở mọi lĩnh vực và khẳng định rằng mọi học sinh
nhận thức được mục tiêu học tập, phấn đấu vươn lên để nắm tri thức, đáp ứng tốt
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tạo ra mơi trường
xanh – sạch – đẹp và an tồn trong nhà trường.
2
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thực sự có tác dụng tốt đến
việc giáo dục ý thức, kỷ cương, nề nếp học sinh trong nhà trường; khơng những
giúp các em nhận thấy được vai trị, trách nhiệm đối với mơi trường sống mà cịn
giúp các em có được những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng làm việc, kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng tham gia vào các hoạt động xã hội... Từ đó giúp các em có nhận thức
đúng đắn trong việc thực hiện nội qui, qui định của nhà trường.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Phạm vi nghiên cứu:
- Một số kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức thực nghiệm tại trường THCS & THPT Hà Trung.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động Đoàn thanh niên ở trường THCS & THPT Hà Trung.
3
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận:
Trước tiên học sinh phải nắm được khái niệm môi trường là gì ? Qua quá
trình học tập và sinh sống, các em có thể hiểu mơi trường là tổng hợp các điều kiện
tự nhiên bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và
phát triển của sinh vật và cả xã hội loài người.
Giáo dục môi trường là tổng hợp các biện pháp, việc làm, cách làm nhằm
mục đích là làm cho mơi trường xanh – sạch – đẹp.
Hằng ngày, trong sinh hoạt, lao động, sản xuất, một lượng lớn rác thải ra môi
trường làm ô nhiễm môi trưởng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con
người. Tuy nhiên, có khơng ít người vẫn tỏ thái độ bàng quan, thiếu quan tâm, cho
dù mơi trường ơ nhiễm ra sao, coi đó là việc của xã hội, của người khác không phải
của mình. Vì vậy, cần hiểu lại vấn đề, cần có những hành vi ứng xử thật đúng đắn
với môi trường và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề cấp bách đang đặt ra, bởi lẽ
những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người trong hiện
tại và cả tương lai nữa. Bảo vệ môi trường là một việc làm thiết thực và xem đây là
nhiệm vụ quan trọng của học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Thực trạng của nhà trường:
Trường THCS & THPT Hà Trung nằm trên tuyến đường tỉnh lộ 10B, dân cư
khá thưa thớt, xung quanh chủ yếu là cát trắng. Năm học 2014 – 2015 trường có 36
lớp với 1192 học sinh. Trong đó, khối Trung học phổ thơng có 17 lớp, khối Trung
học cơ sở có 19 lớp. Phần lớn học sinh có ý thức bảo vệ cảnh quan, môi trường
tương đối sạch sẽ. Tuy nhiên, vẫn cịn một số buổi học, cơng tác vệ sinh chưa được
đảm bảo, một bộ phận học sinh vẫn cịn thiếu ý thức trong việc bảo vệ mơi trường.
2.1.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và tồn xã hội về vấn đề mơi
trường trong trường học.
- Học sinh thường xuyên được tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường thông qua các tiết học của các môn lồng ghép, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh
hoạt dưới cờ, hội thi đố vui ….
- Ngoài việc tích hợp các nội dung về vấn đề bảo vệ môi trường thông qua
các môn học như: Sinh học, Địa lý, Giáo dục cơng dân… Đồn trường ln giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các cơng việc hằng ngày như:
trồng cây, chăm sóc cây, trồng chậu cây cảnh, vệ sinh trường lớp. Những nội dung
4
đó được đưa vào tiêu chí để đánh giá thi đua của từng lớp trong từng tuần, từng
tháng.
2.1.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi có được, cịn gặp khơng ít khó khăn:
- Trường chủ yếu thu hút học sinh trên địa bàn ba xã: Vinh Hà, Vinh Phú,
Vinh Thái. Đa phần đời sống cịn gặp nhiều khó khăn; bố mẹ thường đi làm ăn xa,
con cái sống với ông bà nên phụ huynh thiếu sự quan tâm, giáo dục cho các em về
ý thức bảo vệ môi trường, xem đây là việc làm của nhà trường, của quý thầy cô
giáo.
- Một bộ phận học sinh chưa có ý thức giữ gìn và bảo vệ mơi trường trong
sạch, cịn xé vở làm đồ chơi, ăn quà xong chưa có ý thức vứt giấy, vỏ vào đúng nơi
quy định. chơi những trò chơi mất vệ sinh như là dùng cát ném vào bạn, chân tay
khi đến lớp còn bẩn, cây cối được thầy cơ trồng làm bóng mát, cảnh quan quanh
trường học thì cịn tự ý rủ bạn bè tới chơi đùa và bẻ ngọn...
- Trường chưa có sân chơi, bãi tập, nhà đa chức năng; hệ thống cây xanh
trong khuôn viên nhà trường có sự đầu tư mạnh mẽ nhưng đang trong thời kỳ phát
triển nên chưa tạo được bóng mát; chưa có thùng đựng rác để thu gom rác thải, chỉ
có các hố rác tạm thời.
- Đồ dùng dạy học của các mơn lồng ghép bảo vệ mơi trường cịn thiếu;
thơng tin về giáo dục mơi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được nhiều
với học sinh; hình thức tun truyền đơi lúc cịn mang tính hình thức nên học sinh
chưa có ý thức bảo vệ mơi trường và chưa thấy được tác hại của những chất thải
độc hại.
2.2. Thực trạng tại địa phương các em sinh sống:
2.2.1. Thuận lợi:
- Một số gia đình có sử dụng thùng đựng rác sinh hoạt, có ý thức giữ gìn vệ
sinh chung.
- Ở một số xã, chính quyền địa phương đã tổ chức các cụm thu gom rác thải,
thường xuyên tổ chức nhiều buổi tun truyền, mít tinh về mơi trường, ra quân làm
sạch đẹp đường làng, ngõ xóm.
2.2.2. Khó khăn:
Qua quá trình đi thực tế ở địa phương 3 xã Vinh Hà, Vinh Phú, Vinh Thái,
nơi đa số các em học sinh sống và học tập, tôi nhận thấy:
- Phần lớn gia đình các em đều khơng có sọt đựng rác, tất cả rác sinh hoạt
hằng ngày như: bọc nilon, giấy, lá cây, xác chết động vật, rau cải hư, chai nhựa,
5
thủy tinh, … đều vứt bỏ xung quanh vườn hoặc vứt xuống ao, ruộng, sơng. Chính
những việc làm như thế đã khiến cho môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và gây ra
nhiều căn bệnh nguy hiểm cho người dân, nhất là bệnh về đường ruột, bệnh về
mắt…. Trước đay, bà con thường có quan niệm “ai bệnh gì thì bệnh, miễn là mình
khơng bệnh thì thơi”, với tư tưởng ích kỹ, hẹp hịi như vậy sẽ làm cho mơi trường
thêm ơ nhiễm nặng hơn.
- Nhiều hộ gia đình chưa có nhà vệ sinh để đi tiểu tiện, đại tiện. Trâu bị cịn
thả rơng, chuồng trại chăn ni, gia súc, gia cầm chưa đảm bảo vệ sinh.
Ở gia đình các em có cách sinh hoạt và vứt rác bừa bãi như thế thì làm sao
các em có ý thức bảo vệ mơi trường được, tất cả những gì các em được thầy cô ở
trường tuyên truyền, giáo dục đều không có tác dụng. Vì ơng bà, cha mẹ chính là
tấm gương cho các em noi theo; nếu ông bà, cha mẹ có những việc làm tốt góp
phần bảo vệ mơi trường thì e rằng các em cũng sẽ tập được thói quen như vậy; cịn
nếu ơng bà, cha mẹ các em có những việc làm khơng tốt sẽ ảnh hưởng đến việc ơ
nhiễm mơi trường thì các em sẽ khơng có ý thức bảo vệ mơi trường.
3. Giải pháp:
Ngay từ đầu năm học 2014 – 2015, Ban chấp hành Đoàn trường đã xác định
việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là việc làm hết sức quan trọng
và cần thiết, từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp, kịp thời:
Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh
biết được những tác hại do rác thải gây ra thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ; tổ
chức các hội thi đố vui, đóng tiểu phẩm về mơi trường, hội thi thời trang với các
vật liệu thân thiện với môi trường ….. từ đó các em sẽ có nhận thức đúng đắn hơn
về môi trường xung quanh nơi các em sinh sống, học tập. Mỗi bản thân các em tự
nói, tự làm sẽ góp phần nâng cao ý thức cho các em về bảo vệ mơi trường, có tác
dụng hơn là thầy cơ nói, thầy cơ truyền đạt lý thuyết suôn.
Thứ hai: Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào nội quy học sinh và xem đây
là tiêu chí để đánh giá thi đua hằng tuần, hằng tháng giữa các lớp. Phát động phong
trào trồng và chăm sóc cây xanh trong sân trường, lớp học. Mỗi lớp trồng và chăm
sóc hai hàng cây tràm, một bồn hoa, một chậu cây xanh gắn với câu khẩu hiệu sân
trường, lớp học “Xanh – sạch – đẹp”.
Thứ ba: Chỉ đạo Câu lạc bộ môi trường xanh sinh hoạt định kỳ 2 lần/tháng.
Trong mỗi đợt sinh hoạt, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ phải nắm bắt tình hình vệ sinh
mơi trường trong từng lớp, trong khuôn viên nhà trường cũng như ở các khu vực
lân cận thường tập trung rác thải gần trường để từ đó có những biện pháp xử lý kịp
6
thời. Ngồi ra trong Câu lạc bộ phải phân cơng một giáo viên giảng dạy môn Sinh
học phụ trách về việc truyền đạt kiến thức cho các thành viên của Câu lạc bộ. Mỗi
tháng một lần, giáo viên đó giới thiệu cho các em học sinh biết về tầm quan trọng
của môi trường, tác hại của việc ô nhiễm môi trường, biết được một số khái niệm
cơ bản như: thế nào là rác vô cơ và rác hữu cơ, cách phân biệt hai loại rác này, để
từ đó sau mỗi buổi lao động các em sẽ đổ rác đúng vị trí quy định. Giấy vụn, lá cây
được đổ vào một hố rác riêng rồi đem đi đốt sẽ tạo thành phân bón rất tốt cho cây
trồng. Chai nhựa, đồ hộp, kim loại, sành sứ, … để riêng một khu vực rồi tiến hành
lựa chọn lại những vật không thể tái sử dụng sẽ đem chơn xuống đất, những vật cịn
tái sử dụng thì đem bán để thu thêm được một khoản tiền góp vào quỹ sinh hoạt
của Câu lạc bộ. Với cách làm này sẽ góp phần giảm thiểu lượng rác thải và làm
sạch sân trường, đồng thời giáo dục cho học sinh tính tiết kiệm, ý thức bảo vệ môi
trường, thể hiện ở chỗ là các em đổ rác đúng quy định, biết cách phân loại rác và
các em cũng thấy được rác không phải là thứ bỏ đi mà nó cịn có thể đem lại lợi
ích.
Thứ tư: Động viên, khuyến khích học sinh về gia đình, địa phương nơi mình
sinh sống áp dụng và hướng dẫn mọi người xung quanh thực hiện theo việc phân
loại rác, mỗi gia đình cần phải có những sọt rác sinh hoạt, khơng vứt rác bừa bãi,
nên đào một hố đất nhỏ để đựng rác hữu cơ như lá cây, giấy vụn ,…. Tuy đây là
một việc làm nhỏ nhưng cũng góp phần giảm bớt lượng rác thải ra môi trường và
đem lại một nguồn thu từ rác thải cho gia đình.
Thứ năm: Đoàn trường tổ chức cho các em trực tiếp tham gia các buổi lao
động cơng ích, vệ sinh trường lớp, thấy được ý nghĩa của việc mình làm cho
trường, cho lớp, cho khu dân cư, từ đó hình thành cho các em kỹ năng lao động
nhóm, sự cố gắng vươn lên hồn thành cơng việc một cách có trách nhiệm với tập
thể. Việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm cuộc sống và tham gia các hoạt động xã
hội đã giúp các em phát huy được tính tích cực, tự chủ, tự giác và phát biểu những
ý kiến của riêng mình mà các em quan tâm.
Thứ sáu: Hằng tuần vào tiết chào cờ, bên cạnh biểu dương, khen thưởng
những tập thể, cá nhân có thành tích giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, có ý thức
bảo vệ cây xanh, bảo vệ mơi trường tốt, cịn có hình thức phê bình các cá nhân, tập
thể chưa thực hiên tốt. Những trường hợp vi phạm nội quy, Ban thi đua Đoàn
trường tiến hành phạt lao động, nhặt rác trong khuôn viên nhà trường.
Thứ bảy: Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà
trường để tăng cường hệ thống cây xanh, tạo bóng mát sân trường. Việc làm này
7
được tiến hành vào đầu mỗi năm học thông qua thư ngõ với chính quyền địa
phương, các nhà hảo tâm, các đơn vị kết nghĩa, hội cha mẹ học sinh các lớp.
Như vậy, với những biện pháp trên không những góp phần cho trường học,
lớp học mà cả gia đình các em học sinh, địa phương nơi các em sinh sống thêm
sạch sẽ hơn và cũng góp phần giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường. Rác
thải cũng có lợi ích nếu chúng ta biết cách sử dụng hợp lý, cịn khơng sẽ gây nguy
hại cho chúng ta và mơi trường. Cần phải có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường
và xã hội trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thì mới đạt
được hiệu quả tốt nhất.
4. Kết quả đạt được:
Trên cơ sở nắm bắt được tình hình của học sinh trong việc giữ gìn và bảo vệ
mơi trường, Ban chấp hành đoàn trường đã tổ chức ra nhiều hoạt động thu hút rất
đông học sinh tham gia như: Hội thi thời trang với các vật liệu thân thiện với mơi
trường; Hội thi đóng tiểu phẩm về mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; kết
hợp với tổ Sinh – Công nghệ tổ chức Hội thi đố vui với chủ đề “Sinh học với môi
trường” … đã giúp các em bỏ được một số thói quen xấu như: vứt rác bừa bãi, bẻ
cây chặt cành, … đồng thời, qua các Hội thi này giúp các em rèn luyện được một số
kỹ năng cần thiết như: kỹ năng làm việc, kỹ năng ứng xử, kỹ năng giao tiếp …
Thông qua các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chi đồn, sinh hoạt Câu lạc
bộ môi trường xanh, Ban chấp hành Đoàn trường giao việc cụ thể cho từng học
sinh, từ đó giúp các em có kỹ năng làm việc theo nhóm, tạo cơ hội cho các em làm
việc hiệu quả và đạt được mục tiêu của công việc. Qua những việc làm đó các em
được trao đổi với bạn bè, thầy cơ; được phát biểu ý kiến của mình; được đề đạt
phương án giải quyết công việc phù hợp với khả năng tư duy của các em. Từ đó đã
giúp các em có những tiết học trên lớp sơi nỗi và đạt kết quả cao hơn, nhiều em từ
học sinh trung bình trở thành học sinh khá, nhiều em mang tính tự kỷ đã dần dần
hịa nhập được cộng đồng.
Thơng qua các hoạt động xã hội như: tham gia phong trào diệt trừ cây Mai
Dương; chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ xã Vinh Hà 2 lần/tháng; bảo vệ tuyến đường
sạch đẹp ở thôn 2, xã Vinh Hà; tham gia các phong trào thi đua của Đồn, Đội;
phong trào tình nguyện hè tại địa phương đã giúp các em có được cách nhìn nhận
sâu sắc hơn về mơi trường xung quanh, từ đó mỗi một học sinh có những hành
động, việc làm thiết thực, góp phần bảo vệ mơi trường “xanh – sạch – đẹp” ở
đường làng, ngõ xóm, các khu di tích lịch sử văn hóa tại địa phương.
8
Qua việc thực hiện tốt nhóm bảy giải pháp trên, trong năm học 2014 – 2015,
công tác giáo dục học sinh trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhà
trường đã đạt được những kết quả đáng mừng. So với năm học trước, các em đã
chủ động tiến hành vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ; biết được cách phân loại,
xử lý rác thải; mỗi lớp đều có một cơng trình thanh niên là trồng và chăm sóc một
bồn hoa, cây cảnh. Ngồi ra, các em cịn vận dụng thói quen này ở gia đình, địa
phương, từ đó giúp cho cảnh quan mơi trường ngày càng sạch đẹp, thống mát,
khơng khí trong lành. Khơng những thế, các em cịn ngoan hơn, biết vâng lời ơng
bà, cha mẹ, lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi. Chính vì vậy, các thầy cơ giáo
khơng những phải làm tốt cơng tác chun mơn mà cịn cần chú ý đến công tác
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
9
PHẦN III. KẾT LUẬN
Phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó có
việc bảo vệ mơi trường là một việc làm rất cần thiết địi hỏi phải có cả tinh thần và
trách nhiệm cao. Tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trường cần phải làm tốt công
tác tuyên truyền, giáo dục học sinh trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.
Để thực hiện được đề tài này có hiệu quả, người làm cơng tác Đồn, Đội cần
phải có thời gian, đặc biệt là cơng tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục. Đối với
học sinh khối Trung học cơ sở và Trung học phổ thông hiện nay, nếu các em có ý
thức và tinh thần trách nhiệm cao thì các em sẽ nắm được kiến thức cơ bản về mơi
trường, từ đó giúp các em trong việc bảo vệ môi trường đem lại hiệu quả tốt nhất,
tạo bước đẩy cho các em trong học tập và ứng dụng ở bậc học cao hơn cũng như
vận dụng vào cuộc sống của mình sau này.
Đây là cách làm tuy nhỏ nhưng đã đem lại hiệu quả thiết thực. Vì nó góp
phần giáo dục học sinh ý thức bảo vệ và giữ gìn mơi trường trong trường học cũng
như ở gia đình và xã hội, góp phần thực hiện tốt phong trào xây dựng trường lớp
“xanh – sạch – đẹp”. Ngoài ra, với cách làm này sẽ giúp nhà trường có cách xử lý
rác tốt hơn, vạch ra cho các em học sinh những biện pháp cụ thể, rõ ràng góp phần
bảo vệ và giữ gìn mơi trường ln sạch đẹp và thân thiện.
Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng và triển khai đến mỗi học sinh các
khối lớp và các trường học trong tỉnh Thừa Thiên Huế vì đây là một cách làm
khơng q khó và nó gần gũi với chúng ta, với các em học sinh, khơng địi hỏi u
cầu gì cao và cơ sở vật chất gì tốn kém cho việc làm trên.
Tóm lại, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của xã hội và là hành vi đạo đức
gắn liền với nhau. Nếu môi trường trong lành tạo điều kiện cho học sinh phấn khởi
học tập, phát huy mọi tiềm năng tư duy, ngược lại nếu môi trường xung quanh bị ô
nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến học sinh về mọi mặt, học sinh chán trường học dẫn
đến chất lượng giáo dục giảm sút. Chính vì thế giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường
cho học sinh là cần thiết, nhưng phải có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và
xã hội. Phải có đầy đủ những yếu tố này thì việc giáo dục ý thức các em mới tốt
hơn.
Qua việc nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này ở trường THCS
& THPT Hà Trung tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:
10
Đối với Sở giáo dục và đào tạo: Tăng cường công tác kiểm tra các trường
học về vấn đề bảo vệ mơi trường; kiểm tra các mơn học có lồng ghép môi trường;
coi công tác vệ sinh môi trường là tiêu chí đánh giá xếp loại trường học.
Đối với chính quyền địa phương: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo
dục bảo vệ mơi trường dưới nhiều hình thức; tạo mọi điều kiện để nhà trường thực
hiện tốt công tác tuyên truyền về môi trường; phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà
trường và gia đình các em học sinh; trang bị xe thu gom rác thải cho địa phương để
đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
11