Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.89 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Cùng với những thói ích kỷ, đố kị, xu nịnh, a dua, thói đạo đức giả là một thói
xấu đang hồnh hành mối quan hệ giữa con người và con người. Nó làm mất
dần vẻ chân thực vốn có của đời sống xã hội. Có một nhà kinh tế đã nói, đại ý:
nạn hàng giả làm suy sụp cả một nền kinh tế của một đất nước. Ta cũng có thể
cảnh báo: nạn đạo đức giả sẽ làm suy yếu nền văn hóa của một đất nước.
Dân gian đã có rất nhiều thành ngữ, ca dao… để vạch mặt kẻ đạo đức giả:
“Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm” hoặc “Bề ngồi thơn thớt nói cười, bề
trong nham hiểm giết người khơng dao”.
bè, làng xóm là những mối quan hệ thân tình, trong trẻo mà nhiều khi cũng bị
thói đạo đức giả len vào.
Phải thừa nhận một điều, thói đạo đức giả rất khó bị phát giác. Người có tính
nóng nảy, thơ thiển hoặc có thói ích kỷ… rất dễ bị người đời chỉ mặt đặt tên.
Nhưng buồn thay, thói đạo đức giả lại vẫn thường chung sống với cộng đồng
một cách… vui vẻ. Con người dễ bị thói xấu này dối lừa là bởi cái mặt nạ giả
nhân giả nghĩa của nó. Với vẻ bề ngồi, thói đạo đức giả cũng phô diễn vẻ đẹp
của nhân cách, của luân thường đạo lý. Vì vậy dễ chiếm được sự đồng cảm của
số đông. Điều khác biệt tuyệt đối là đạo đức nhằm hướng thiện cịn thói đạo đức
giả thực hành cái ác.
Thói đạo đức giả là bạn đồng hành với tâm lý cả tin. Ở đâu có sự cả tin thì ở đó
thói đạo đức giả cịn đất sống.