Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG- nghệ thuật sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.17 KB, 36 trang )





Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường


Đạo đức gia đình là toàn bộ những
quan niệm về giá trị và quy phạm về
hành vi của con người trong vấn đề
hôn nhân và gia đình. Giáo dục có vai
trò quan trọng trong việc xây dựng đạo
đức gia đình.


Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người
về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản
chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản
chất đạo đức của mối quan hệ trong gia
đình. Sự hình thành đạo đức gia đình
không chỉ dựa trên những quy định của
pháp luật, của phong tục tập quán và
truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên
niềm tin và dư luận xã hội.


Ở nước ta, từ xa xưa, "tam tòng tứ đức”, “chung
thuỷ”, "trinh tiết" đã từng là quy định của đạo
đức gia đình đối với người phụ nữ, hiếu đễ đã
từng là quy định của đạo đức gia đình về quan
hệ cha mẹ - con cái, anh chị em. Cùng với sự


phát triển của đất nước, tự do kết hôn, hôn nhân
một vợ một chồng, tình yêu chung thuỷ đối với
cả hai vợ chồng hay mối quan hệ giúp đỡ lẫn
nhau giữa các thành viên trong gia đình… cũng
đã được coi là những quy định của đạo đức gia
đình mới.

Một số biểu hiện lệch chuẩn của
Một số biểu hiện lệch chuẩn của
đạo đức gia đình hiện nay
đạo đức gia đình hiện nay

Nước ta đang trong quá trình chuyển
đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Quá trình này cùng lúc kéo
theo những biến đổi trong văn hoá, đạo
đức xã hội cũng như đạo đức gia đình.


Những đợt sóng biến đổi nhiều mặt của
xã hội đã dội vào gia đình, tác động đến
đạo đức gia đình. Không ít những giá trị
đạo đức gia đình đang bị vi phạm, thể
hiện lệch lạc. Nghiên cứu về đạo đức gia
đình, có thể nêu ra một số vấn đề mới nảy
sinh như sau.


Trước hết phải kể đến quan niệm về đạo

đức hôn nhân. Nam nữ yêu nhau, đi đến
quyết định kết hôn và quá trình chung
sống của gia đình vẫn thường được coi là
một vấn đề hệ trọng của đời người.
Nhưng hiện nay, ở một số người, quan
niệm đạo đức hôn nhân đang trở nên lộn
xộn.


Ở họ, tính nghiêm túc của hôn nhân đang bị
xem thường. Với quan niệm "Tình yêu bốc lửa,
yêu nhanh, cưới nhanh" mà từ đó đã có không ít
trường hợp kết thúc với kết quả là "cưới nhanh,
tan vỡ ngay". Từ lập luận kết hôn khi yêu nhau
và ly hôn khi không còn tình yêu vợ chồng, họ
đã bỏ qua tất cả các khía cạnh ràng buộc của
mối quan hệ cha mẹ - con cái. Biểu hiện xem
nhẹ mức độ nghiêm trọng của việc ly hôn đôi khi
còn có nguyên do là: lấy việc kết hôn làm "bàn
đạp" để đạt một mục đích nào đó.


Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ 1987 -
1994, ở 6 tỉnh của nước ta đã có 60.556 vụ ly
hôn. Xu hướng ly hôn tăng nhanh đặc biệt từ
những năm 90 trở lại đây siều cuộc ly hôn chẳng
những đã tạo nên những xung đột mạnh trong
đạo đức vợ chồng, mà còn khiến cho một số con
cái sau khi bố mẹ ly hôn đã không được giáo
dục đạo đức một cách lành mạnh, đứa trẻ gây

nên những hành vi rối nhiễu, trầm cảm, thậm chí
can phạm.


Một biểu hiện sai lệch khác của quan
niệm hôn nhân là một số người lấy nhân
tố kinh tế, tiền bạc làm tiêu chuẩn trên hết
của việc kết hôn. Họ coi hôn nhân cũng là
"hàng mua bán" để rồi từ đó, đưa đến bao
nhiêu nỗi bất hạnh, cho bản thân và
những người trong cuộc. Bên cạnh những
biểu hiện không nghiêm túc về hôn nhân,
còn có hiện tượng đạo đức tình dục bị vi
phạm.


tình dục diễn ra trước hôn nhân hoặc không dẫn
tới hôn nhân kiểu "già nhân ngãi, non vợ chồng”
bắt đầu được một số người tán thưởng, dư luận
xã hội cho qua. Lầu nay, chúng ta thường quan
niệm tình dục là cái chỉ có sau kết hôn và tình
dục phải gắn với hôn nhân. Nhưng hiện nay,
nhờ những người quan niệm tách biệt giữa tình
dục và hôn nhân. Đã có những đôi nam nữ chấp
nhận việc có quan hệ tình dục với nhau nhưng
không đi đến hôn nhân. Có trường hợp quan
niệm tình dục như một giai đoạn tiền hôn nhân,
giai đoạn thử nghiệm của hôn nhân.



Họ coi quan hệ tình dục là biểu hiện của
tình yêu, có "như vậy" mới thật lòng yêu
nhau. Nhưng sự thật nghiệt ngã đã đến
với những cô gái dễ dãi: phải đi nạo thai vì
quan hệ tình dục. Trong cả hai trường
hợp, rõ ràng đương sự (nam - nữ) đã
thoát khỏi trách nhiệm và nghĩa vụ đối với
quan hệ tình dục nam nữ mà, thực chất,
chúng vốn gắn chặt với nhau.


Quan niệm đạo đức hôn nhân trở nên lộn
xộn còn thể hiện ở một số người có hành
vi phạm pháp do ngoại tình hay mại dâm.
Sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình
đã phát sinh nhiều hiện tượng phạm tội dã
man, nghiêm trọng, điển hình là nạn giết
vợ (ở Lâm Đồng), quan hệ bất chính với
con dâu nên giết vợ (ở Tứ Lộc Hải Hưng).


Hành vi phạm pháp của người chồng đối với
vợ có khi còn xuất phát từ ý thức coi thường phụ
nữ, đối xử không bình đẳng trong quan hệ gia
đình, dẫn đến hành vi ngược đãi, hành hạ vợ
con. Đây được coi là nguyên nhân đáng kể dẫn
đến tình trạng ly hôn ở Hà Nội, trong số 23.738
vụ kiện ly hôn có 7.372 vụ (chiếm 31%) là do vợ
bị đánh đập, ngược đãi. Cũng lý do trên, ở Hải
Phòng là 30%, Nghệ An là 41%, Tuyên Quang là

60%.

×