Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu nhân giống xoan ta (melia azedrach linn) bằng phương pháp ghép nêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.89 KB, 54 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Sau khi hồn thành các mơn học trong chương trình đào tạo kỹ sư Lâm
nghiệp khố học 2007-2009, được sự đồng ý của Ban giám hiệu, khoa Lâm
học, bộ môn Giống và công nghệ sinh học - Trường đại học lâm nghiệp, tơi
tiến hành khóa luận “Nghiên cứu nhân giống Xoan ta (Melia azedrach
Linn) bằng phương pháp ghép nêm’’.
Khóa luận được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng
thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Chèm - Từ Liêm - Hà Nội.
Hồn thành khố luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn
nhiệt tình của thầy giáo Kiều Văn Thịnh, Th.s Đồn Thị Mai cùng tồn bộ
cơng nhân viên Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học
lâm nghiệp, thầy cô và các bạn trong trường Đại học lâm nghiệp.
Qua đây tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới sự
giúp đỡ và đóng góp vơ cùng q báu đó.
Trong q trình thực hiện, do năng lực và điều kiện nghiên cứu cịn hạn
chế nên khố luận khơng tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của thầy cơ và các bạn để khố luận được hồn thiện hơn.
Hà Nội , ngày 15 tháng 5 năm 2009
Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Thu Thuỳ

1


Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của sản xuất Nơng –
Lâm nghiệp vì nó quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm hay hiệu
quả kinh doanh. Hiện nay nhờ được cải thiện và áp dụng các biện pháp kỹ
thuật thâm canh mà năng suất không ngừng được nâng cao (cây nông nghiệp
tăng gấp đôi so với năm 1960). Đối với cây Lâm nghiệp do có đời sống dài


ngày và khó có điều kiện áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh khác nên
công tác giống lại càng quan trọng hơn.
Những năm gần đây, nhiều trung tâm nghiên cứu giống cây rừng trong
cả nước đã tiến hành nghiên cứu về chọn tạo và nhân giống cho nhiều loại cây
và đạt được một số thành quả bước đầu, mở ra một triển vọng lớn cho trồng
rừng nguyên liệu nước ta.
Nhân giống là khâu cuối cùng trong công tác chọn giống. Để giữ được
các đặc tính tốt của cây giống người ta dùng các phương thức nhân giống sinh
dưỡng như giâm hom, chiết, ghép, nuôi cấy mơ …Trong các phương thức đó,
phương pháp ghép kết hợp được sức trẻ của gốc ghép với tính di truyền tốt
của cành ghép, tạo được cây ghép sống lâu, mau ra quả, giữ được giá trị kinh
tế tốt của cây mẹ lấy cành. Do đó phương thức này đã và đang được áp dụng
rộng rãi trong xây dựng vườn cây ăn quả (Nhãn, Vải, Xoài…), các vườn
giống cây rừng đa tác dụng (vừa lấy gỗ vừa cho thu hoạch quả: Trám, Quế,
Hồi…), các loài cây chuyên cung cấp gỗ thì hạn chế hơn.
Xoan ta (Melia azdrach Linn) là lồi cây bản địa gỗ nhỡ hay gỗ lớn,
mọc nhanh, có thể tái sinh và phục hồi sau nương rẫy. Gỗ Xoan có màu nâu
nhạt, mềm mại, khơng bị mối mọt…nên được dùng rất nhiều trong xây dựng
nhà cửa hoặc làm đồ gia dụng. Trước nhu cầu gỗ ngày càng cao, tài nguyên
gỗ rừng tự nhiên ngày một khan hiếm thì gỗ Xoan ta trở nên có giá trị và
được gây trồng tập trung với diện tích lớn. Xoan ta cũng được xác định là loài
2


cây trồng rừng sản xuất chủ yếu của 6 trên 9 vùng sinh thái lâm nghiệp Việt
Nam theo quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15 tháng 3 năm 2005. Vì vậy
việc tăng nhanh số lượng cây con đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường đồng
thời nâng cao chất lượng cây con là một vấn đề cấp thiết.
Đến nay các nghiên cứu về Xoan ta chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu
về chọn tạo và nhân giống nên năng suất và phẩm chất gỗ còn hạn chế. Các

nghiên cứu cũng đã cho thấy ngoài nhân giống truyền thống bằng hạt Xoan ta
cịn có thể nhân giống bằng hom, ni cấy mơ và ghép. Trong đó giâm hom
và ni cấy mơ cho tỷ lệ ra rễ thấp còn ghép cây mầm cho tỷ lệ sống cao hơn
hẳn nên hiện đang là phương pháp nhân giống mới và hiệu quả cho loài cây
này. Tuy nhiên, để có một quy trình chọn tạo và nhân giống Xoan ta hiệu quả
cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa.
Đứng trước các vấn đặt ra đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu khố luận
“Nghiên cứu nhân giống Xoan ta (Melia azdrach linn) bằng phương pháp
ghép nêm” nhằm góp phần hồn thiện thêm quy trình nhân giống cho lồi cây
này. Đề tài là một phần trong khn khổ đề tài cấp Bộ về “Nghiên cứu tuyển
chọn, nhân giống Xoan ta (Melia azdrach linn) và Tếch (Tectona grandis)
có năng suất cao nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn”.

3


Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Một số dẫn liệu về cây Xoan ta.
Theo “Thực vật rừng” của Lê Mộng Chân – Lê Thị Huyền, Xoan ta có
một số đặc điểm sau:
2.1.1. Đặc điểm nhận biết
Xoan ta là cây gỗ rụng lá, cao khoảng 25 – 30m, đường kính khoảng
100cm, vỏ tím đen nứt hoặc rạn dọc. Lúc non thường có nhiều đốm xếp vịng
quanh thân. Lá kép lơng chim 2 – 3 lần mọc cách, khơng có kèm lá. Lá chét
hình trứng hoặc hình trái xoan, dài 2 – 8cm đầu nhọn dần.
Hoa tự hình xim viên chuỳ ớ nách lá gần đầu cành. Hoa lưỡng tính mẫu
5, tràng hoa màu tím nhạt, nhị 10 – 12 răng nhỏ bầu 3 – 6, mỗi ơ 2 nỗn. Quả
hạch dài 1 – 2cm, khi chín màu vàng, qua đơng trên cành sang mùa xuân mới
rụng.


Cây trội dự tuyển Xoan ta

Rừng cây trội xoan ta

2.1.2. Đặc tính sinh học và sinh thái học
Cây mọc nhanh, rụng lá vào mùa đông. Ra hoa tháng 3 – 5, quả chín
tháng 10 - 12 hoặc tháng 1 năm sau.

4


Xoan ta ưa sáng, ưa khí hậu nóng ẩm, thích ứng rộng với nhiều điều
kiện đất từ chua đến kiềm hoặc hơi mặn. Phát triển tốt trên đất sâu ẩm, đất
phù sa ven sông, đất cát ven biển, không mọc được trên đất đồi núi trọc, đất
cát hoặc đất hơi úng nước.
Xoan ta có khả năng tái sinh chồi và hạt tốt.
2.1.3. Phân bố địa lý
Xoan ta phân bố ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào. Cây được gây trồng
thành rừng hoặc phân tán ở hầu hết các tỉnh từ miền Bắc đến miền Nam -Việt
Nam. Trên nương rẫy cũ hoặc ven sơng một số tỉnh vùng Tây Bắc có thể gặp
các đám Xoan thuần loài do nhân dân trồng.
2.1.4. Giá trị
Lõi gỗ màu hồng hay nâu nhạt, giác xám trắng. Gỗ nhẹ mềm, dễ làm
nhưng dễ nứt. Sau khi ngâm khá bền khó bị mối mọt, thường dùng làm nhà,
đóng đồ, than và củi Xoan cho nhiệt lượng cao. Lá làm phân xanh, thuốc sát
trùng. Hạt có thể ép dầu, cịn có thể trồng Xoan để che bóng và phịng hộ.
2.2. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Trên thế giới.
Ghép cây được người Trung Quốc sử dụng từ hàng ngàn năm trước

Công nguyên. Aistote (384 – 322 TCN) đã nói về ghép trong các tác phẩm
của mình. Thời kỳ phục hưng (1350 – 1600) người ta chú ý đến các ứng dụng
thực tiễn của ghép. Nhiều loài cây được đưa vào Châu Âu và duy trì bằng
phương pháp ghép. Vào thế kỷ XVI – XVII, ghép được áp dụng rỗng rãi
trong nghề làm vườn ở nước Anh và nhận thấy vai trò của lớp tượng tầng đối
với sự liền sinh của tổ hợp ghép, tuy chưa rõ bản chất của nó. Đầu thế kỷ
XVIII, Stêphen Hales trong tác phẩm nghiên cứu “Tuần hoàn của nhựa” trong
cây đã nhận thấy sự tồn tại của phần giữa cây và vai trò của nó trong việc vận
chuyển các chất từ rễ lên thân cây. Cũng trong thời gian này, Duhamel đã
nghiên cứu sự hình thành tổ hợp ghép, sự vận chuyển của nhựa qua chỗ ghép
và những biến đổi do ghép gây ra [4].
5


Năm 1840, Marier de Boisdyer (Pháp) ở vùng rừng Phôntennơblô đã
tạo được trên mười nghìn cây ghép Thơng đen non trẻ nhằm nhân rộng xuất
xứ có giá trị và sản xuất hạt giống phục vụ trồng rừng [10].
Năm 1970, Trung tâm lâm nghiệp nhiệt đới Công gô đã thành công
trong việc nâng cao tỷ lệ ra rễ của hom cây Lim ba thành thục không thể ra rễ
được.
Ghép đã trở thành phương pháp chuẩn đối với cây Tếch (Tectona
grandis) (Munis Wami, 1977). Đối với cây tếch, tỷ lệ cây ghép sống vào mùa
xuân (tháng 3 - 5 ) cao hơn hẳn khi ghép vào mùa thu (thánh 10 - 11) và chồi
ghép cũng sinh trưởng tốt hơn. Các nước như Ấn Độ, Thái Lan khi ghép Tếch
đạt tỷ lệ thành công khá lớn (trên 90%) [16].
Từ những năm 1950, phương pháp ghép đã được dùng ở các nước Châu
Âu để xây dựng vườn giống cho nhiều loài cây rừng.
Hiện nay ghép vẫn là một phương thức nhân giống chủ yếu đang được
áp dụng để xây dựng vườn giống ở nhiều nước trên thế giới [8].
Ngoài những thành tựu trong ghép cây lâm nghiệp, những thành tựu

trong ghép cây ăn quả cũng rất to lớn. Đặc biệt trong nghề trồng Táo, việc
dùng gốc ghép lùn và nửa lùn được coi là cuộc cách mạng. Táo ghép có nhiều
tán, cây lùn hơn, trồng được dày hơn, sớm cho quả, sản lượng tăng lên trên
45%. Đặc biệt nhờ gốc ghép lùn đã giảm được đáng kể công cắt tỉa, phun
thuốc, thu hoạch.
Nghề trồng Cam của Braxin và một số nước Nam Mỹ có một thời gian
khủng hoảng về sự tàn phá mang tính huỷ diệt của bệnh Virus Tristera.
Những cơng trình nghiên cứu gốc ghép chống bệnh và các tổ hợp mắt ghép,
gốc ghép sạch bệnh Virus đã phục hồi lại các vườn Cam của Braxin. Người ta
chọn được Poncirus Trifoliata và các giống lai giữa P. Trifoliata và Cam
chanh như Troyer Citrangle . . . làm gốc ghép chống bệnh.
* Các nghiên cứu về xoan ta.

6


Trên thế giới, các nghiên cứu về Xoan ta không nhiều vì mới được coi
là lồi cây quan trọng trong ít năm trở lại đây. Các nghiên cứu về Xoan ta chủ
yếu về vật hậu học (do M. W.Moncur và B.V Gunn nghiên cứu năm 1990).
Kết quả nghiên cứu trên Xoan ta 10 tuổi có nguồn gốc từ New South Wales
tại vùng Đen thuộc Canberra với các chỉ tiêu được đánh giá: Sự bật chồi, hoa,
chiều dài cuống hoa, sinh trưởng hạt, quá trình nở hoa mới, quá trình vàng lá,
quá trình lá rụng và quả rụng.
Nghiên cứu về nhân của Xoan ta do Khosla và Style năm 1975 cho thấy
Xoan ta có 2n = 28, hai cặp có kích thước lớn (1,40  m), 6 cặp có kích thước
trung bình (0,008 – 0,95  m), 6 cặp có kích thước nhỏ (0,35  m).
David P. Marsrall (1999) tiến hành nghiên cứu về đa dạng di truyền
bằng chỉ thị sinh học phân tử của một dòng Xoan ta thu thập tại Paraguay.
Các nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng Xoan ta bằng nuôi cấy mô và
giâm hom cũng đã được tiến hành bởi các tác giả Domecq (1988); Gupta,

Adarsh-Kumar (1989); Zaheer – Ahmad; N-shah (1990); Phingra, Sujtha,
Ranganatha (1991); Stato, Esquibel (1995); R. Yasodha (2003).
Những nghiên cứu về ghép Xoan ta là rất hiếm, hầu như chưa có cơng
trình nào thực sự.
2.2.2. Ở Việt Nam
Ghép cây rừng bắt đầu ở nước ta từ đầu những năm 1930 khi các nhà
lâm nghiệp người Pháp xây dựng một số điểm để trồng thử đầu tiên cho một
số loài cây rừng.
Sau giai đoạn 1950 – 1960, các khảo nghiệm cho bộ giống 18 loài Bạch
đàn, 15 lồi Thơng và một số lồi Keo được tiến hành ở Đà Lạt và tìm được
một số lồi có giá trị như Eucalyptus microcorys và E.grandis nhưng chỉ dừng
ở bảo quản hạt giống và xây dựng rừng giống là chính.
Sau năm 1975 hoạt động cải thiện giống cây rừng được đẩy mạnh
trong cả nước.

7


Ghép, giâm hom, nuôi cấy mô được sử dụng phổ biến trong nhân giống
sinh dưỡng cho một số loài cây rừng. Ở nước ta, các tiến bộ khoa học trong
cải thiện giống cây rừng mới được áp dụng trong thời gian ngắn, chưa đạt
được nhiều thành tựu đáng kể.
Cụ thể:
Xí nghiệp giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc (Lạng Sơn) đã thành công
trong việc tạo ra giống Trám ghép trồng sau 2 năm là cho quả (bình thường là
8-10 năm), 100% số cây tạo ra là cây cái.
Lê Đình Khả và cộng sự (1989) đã sử dụng phương pháp ghép nhằm
nhân giống cây trội xây dựng vườn giống dịng vơ tính cho Cây Mỡ
(Manglietia glauca) [8].
Lê Đình Khả, Hà Duy Thịnh, Hoàng Thanh Lộc và các cộng sự áp

dụng phương pháp ghép tạo cây ghép dịng vơ tính đối với các lồi Thơng
nhựa (Pinus mekusii), Thơng ba lá (P.Kesiya), Thơng đi ngựa
(P.Massonilana) [6].
Cây Điều (Anacardium occidentale) được Hoàng Chương và Trần Văn
Sâm (1990) ghép chẻ trên gốc ghép non, tỷ lệ sống đạt trên 37,5% [8].
Dương Mộng Hùng và cộng sự (2001) ghép thành công dẻ Trùng
Khánh, tỷ lệ sống đạt trên 70% [3]. Trong thời gian này Phạm Văn Tuấn và
cộng sự cũng sử dụng phương pháp ghép nêm ngọn cây Quế, tỷ lệ sống đạt
trên 70% [7].
Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Tuấn Hưng (2003) ghép thành công cây Hồi
bằng phương pháp ghép nêm [9].
*Các nghiên cứu về cây Xoan ta
Ở Việt Nam, cây Xoan ta được biết đến và gây trồng trong dân gian từ
rất lâu song các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, khả năng gây trồng, nhân
giống Xoan ta còn rất tản mạm và thiếu hệ thống.

8


Vụ khoa học công nghệ năm 1994, Công ty giống và phục vụ trồng
rừng năm 1995, Lê Mộng Chân năm 1992 đã đưa ra một số đặc điểm sinh vật
học, phương pháp chế biến hạt và gây trồng Xoan ta từ hạt.
Trần Hợp, Hoành Quảng Hà (1997) đã đề suất 100 lồi cây bản địa có
giá trị, trong đó Xoan ta được xem là loài cây triển vọng ở miền Nam nói
chung và ở khu vực Tây nguyên nói riêng.
Danh mục những loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất trong 9 vùng
sinh thái lâm nghiệp theo quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005,
Xoan ta được xem như loài cây bản địa có giá trị trong trồng rừng ở 6 trên 9
vùng sinh thái.
Đoàn Thị Mai cùng các cộng sự thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt

Nam tiến hành nghiên cứu nhân giống Xoan ta bằng hom, nuôi cấy mô (2007)
và ghép nêm (2008).
2.2.3. Thảo luận
Những nghiên cứu về đặc tính sinh thái, kỹ thuật gây trồng, khai thác
sử dụng gỗ làm cơ sở xây dựng giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho loài Xoan ta
đã được nhiều nhà Lâm học trong, ngoài nước nghiên cứu và rút ra kết luận:
Xoan ta có thể nhân giống bằng hạt, hom rễ, hom cành, nuôi cấy mô, ghép.
Tuy nhiên cây con từ hạt có chất lượng khơng đều, thời gian nảy mầm
dài, tỷ lệ nảy mầm thấp, cây mô và cây hom cho tỷ lệ ra rễ thấp, trong khi cây
ghép có tỷ lệ sống cao hơn hẳn nên đang được tập trung đầu tư nghiên cứu.
Nhưng nội dung nghiên cứu chỉ đề cập sơ qua đến thời vụ, kỹ thuật
ghép, phương pháp ghép cịn các nội dung sâu hơn: kích thước, tuổi, chiều dài
cành ghép và gốc ghép, vật liệu ghép rất hạn chế. Trong khi đó các Cơng ty
giống với chức năng chính là sản xuất thường quan tâm đến số lượng cây
giống được tiêu thụ hơn là chất lượng cây giống.
Vì vậy chưa có đề tài nào nghiên cứu nhân giống cây Xoan ghép đồng
bộ và hệ thống nhằm nâng cao chất lượng cây giống, đảm bảo trồng rừng

9


thành cơng, làm cơ sở xây dựng quy trình nhân giống Xoan ghép, đáp ứng
nhu cầu thực tiễn.
Khoá luận được thực hiện nhằm xác định một số biện pháp kỹ thuật
trong nhân giống Xoan ghép từ khâu chọn dòng cây mẹ, chọn tạo gốc ghép,
cành ghép, vật liệu ghép đến kỹ thuật chăm sóc sau ghép, góp phần bổ xung
cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác nhân giống, phục vụ trồng rừng.
2.3. Cơ sở khoa học của phƣơng pháp ghép
Khái niệm: Ghép là dùng một bộ phận sinh dưỡng của cây (cành ghép,
mắt ghép) ghép lên gốc của cây khác tạo thành cây hoàn chỉnh gọi là cây

ghép.
Cơ sở khoa học: Khi ghép bằng những phương pháp nhất định làm
tượng tầng của gốc ghép và cành ghép tiếp xúc với nhau. Nhờ sự hoạt động,
khả năng tái sinh của tượng tầng mà cành ghép và gốc ghép gắn liền với nhau.
Khi đó các mơ mềm ở chỗ tiếp xúc do tượng tầng sinh ra phân hoá thành các
hệ thống mạch dẫn (lybe và bó mạch gỗ), nhựa nguyên và nhựa luyện lưu
thông giữa gốc và cành ghép giúp cây phát triển như một cơ thể bình thường.
Nghiên cứu cơ sở khoa học của phương pháp ghép chính là nghiên cứu
các nhân tố quyết định đến sự sống của cây ghép. Các nhân tố này có thể chia
làm hai nhóm chính sau:
2.3.1. Nhóm nhân tố bên trong
2.3.1.1. Cơ sở di truyền học
Các lồi cây khác nhau có đặc điểm di truyền không giống nhau nên tỷ
lệ sống khi ghép cũng khác nhau. Lồi cây nào có đặc điểm di truyền phù hợp
với quá trình liền sinh, khi ghép tỷ lệ sống sẽ cao hoặc ngược lại. Vì vậy trước
khi tiến hành ghép loài cây nào phải tiến hành nghiên cứu đặc điểm di truyền
của lồi đó xem có thích hợp với q trình liền sinh hay khơng.Ví dụ:
Cây Điều khi ghép chẻ trên gốc ghép non đạt tỷ kệ sống trên 37,5% [8].
Dẻ Trùng Khánh khi ghép cho tỷ lệ sống trên 70% [3].
2.3.1.2. Tuổi cây mẹ lấy cành
10


Tuổi cành ghép có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống cây ghép. Vi dụ:
Cây Hồi (Illicum verum) 25 tuổi mới lấy cành cho tỷ lệ sống 81,2%
(sau 2 tháng ghép). Nếu lấy cành ghép trên 10 tuổi tỷ lệ sống đạt trên 89,2%
[15].
Cành Trám dùng để ghép lấy từ vườn giống cho tỷ lệ sống đạt 82,7%,
nếu lấy từ cây mẹ 20 tuổi chỉ đạt 78,15% [4].
Cành Nhãn từ 4 - 6 tháng tuổi cho tỷ lệ ghép cao nhất, kế tiếp là cành

trên 6 tháng tuổi, thấp nhất là cành 2- 3 tháng tuổi [12].
2.3.1.3. Vị trí và kích thức cành ghép
Trên cành một cây thân gỗ nhiều tuổi, giữa các bộ phận cũng có sự
khác biệt nhau về tuổi sinh lý trong đó: phần gốc cây có tuổi non trẻ nhất,
phần ngọn có tuổi trưởng thành nhất nên tuổi và kích thước cành ghép cũng
ảnh hưởng khơng nhỏ đến kết quả ghép.Ví dụ:
Cành Nhãn ở ngồi tán cho tỷ lệ ghép sống trên 90%, những cành trong
tán đạt 70%. Tương tự ở Vải là 89% và 64% [12].
Chiều dài chồi khi ghép Thông hai lá ở cơng thức (0,4 - 1cm) có tỷ lệ
sống cao nhất (77,8%), (1 – 1,5 cm) đạt 52,5% [8].
2.3.1.4. Quan hệ giữa cành ghép và gốc ghép
Cành ghép và gốc ghép có quan hệ rất chặt chẽ và tác dụng qua lại lẫn
nhau. Cụ thể:
Gốc ghép ảnh hưởng đến sinh trưởng của cành ghép làm cho cây ghép
sinh trưởng tốt hay xấu qua đó tán lá phát triển rộng hay hẹp.
Gốc ghép ảnh hướng đến sự ra hoa, kết quả của cây ghép.
Gốc ghép ảnh hưởng đến phẩm chất cây ghép, khả năng chịu hạn, chịu
úng, chịu bệnh … của cây ghép.
2.3.1.5.Tính tương khắc giữa cành ghép và gốc ghép
Sự thành bại của quá trình ghép phụ thuộc chủ yếu vào khả năng tiếp
hợp giữa cành ghép và gốc ghép. Khả năng tiếp hợp là sự kết hợp hài hoà
nhiều mặt: hình thái giải phẫu, quan hệ họ hàng, đặc tính sinh lý, sinh
11


thái….Tức là gốc ghép và cành ghép phải tương đồng về kích thức, đặc tính
di truyền (cùng lồi là tốt nhất).
Khó khăn lớn nhất của q trình ghép là tính tương khắc giữa cành
ghép và gốc ghép (sự khác biệt về sinh lý, sinh hoá …) Đa số những đặc điểm
này do cây mẹ quy định.Ví dụ:

Số liệu thu thập được từ lồi Thơng P.teada có tới 20% số cây ghép ở
vườn giống thể hiện tính tương khắc ở từng mức độ khác nhau. Bạch đàn
E.Deglupta trong 6 năm đầu có tới 18% số cây bị chết vì tính tương khắc
ghép, trong đó 10% chết vào năm thứ nhất, 5% chết vào năm thứ 2 và 3% vào
4 năm còn lại.
2.3.2. Nhóm nhân tố bên ngồì
2.3.2.1. Thời vụ ghép
Thời vụ trong năm có ảnh hưởng đến sự hình thành và tích luỹ các chất
trong cây nên cũng là nhân tố ảnh hưởng đến kết quả ghép.Ví dụ:
Cây Mỡ ghép vào vụ xuân có tỷ lệ sống 60,3%, ghép vào vụ thu đạt
64,39% [1].
Cây Nhãn, Vải, Bưởi ghép vào tháng 3, 4, 9, 10 có tỷ lệ cây ghép xuất
vườn tương đương nhau, đạt từ 85% - 93%, nếu ghép vào các tháng 5, 6, 7, 8,
11 cho kết quả thấp hơn và thấp nhất vào các tháng 1, 2, 12 [12].
Thông hai lá ghép vào tháng 6 cho tỷ lệ sống trên 74,76%, nếu ghép
vào tháng 10 là 59,05% [8].
Ghép Quế vào vụ thu cho tỷ lệ sống đạt 77%, vụ xuân là 70%. Ghép
Hồi vào tháng 11 sau 2 tháng đạt 89%, ghép vào tháng 5 đạt 40,1% [7].
2.3.2.2. Phương pháp ghép
Phương pháp ghép là vấn đề kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng đến kết quả
ghép.Ví dụ:
Nhân giống Đào lộn hột bằng phương pháp ghép nêm sau 60 ngày cho
tỷ lệ sống đạt 90,75%, nếu ghép nối tiếp chỉ đạt 88% [16].

12


Dùng phương pháp ghép nêm loài dẻ Trùng Khánh sau 42 ngày tỷ lệ ra
chồi và sống cao nhất đạt 89,5%, nếu ghép bên thân đạt 78,1%, ghép mắt là
5,7% [12].

Loài Mỡ nếu dùng ghép cành, ghép mắt đều cho tỷ lệ sống trên
60% [1].
Ghép Tếch ở Băngladet (Banik 1991) cho kết qủa sau: Ghép áp cành
đạt 94,4%, ghép nối tiếp 60,7%, ghép chữ T đạt 74,3% [6].
Ngoài những nhân tố kể trên thì các yêu tố: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
cũng ảnh hưởng nhất định đến kết quả ghép. Mỗi một lồi cây đều thích hợp
với một khoảng ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm nhất định, quá cao hoặc quá thấp
đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả ghép.

13


Phần 3
MỤC TIÊU - NỘI DUNG – PHƢƠNG PHÁP
3.1. Mục tiêu
Mục tiêu lâu dài: Góp phần hồn thiện quy trình nhân giống Xoan ta
bằng phương pháp ghép nêm cho đề tài cấp Bộ về “Nghiên cứu, tuyển chọn
và nhân giống cây Xoan ta (Melia azadrach Linn) và Tếch (Tectona
grandis) có năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu trồng rừng gỗ lớn” do
Th.s Đoàn Thị Mai và các cộng sự thuộc Viện khoa học Việt Nam thực hiện.
Mục tiêu trước mắt: khố luận tiến hành nhằm tìm ra dịng cây mẹ,
tuổi, chiều dài gốc ghép, vật liệu ghép, tuổi, chiều dài cành ghép thích hợp
nhất cho nhân giống Xoan ta bằng phương pháp ghép nêm.
3.2. Nội dung nghiên cứu
+ Ảnh hưởng của dòng cây mẹ đến kết qua ghép.
+ Ảnh hưởng của gốc ghép đến kết qủa ghép, bao gồm:
- Ảnh hưởng của tuổi gốc ghép.
- Ảnh hưởng của chiều gốc ghép.
+ Ảnh hưởng của cành ghép đến kết quả ghép, bao gồm:
- Ảnh hưởng của vật liệu ghép.

- Ảnh hưởng của tuổi cành ghép.
- Ảnh hưởng của chiều dài cành ghép.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp ngoại nghiệp
Phương pháp ghép nêm được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thí
nghiệm. u cầu về cơng tác chuẩn bị cũng như kỹ thuật ghép như sau:
3.3.1.1. Dụng cụ ghép
Đảm bảo đầy đủ các dụng cụ ghép sau:
Kéo cắt chuyên dụng cho ghép cây: Dùng để cắt gốc và cành ghép (khi
ghép cây hom). Yêu cầu kéo cắt phải sắc ngọt tránh làm tổn thương cây.
Dao lam (Dùng khi ghép chồi mô): Yêu cầu dao lam phải mới và sắc.
14


Giấy màng nhôn thực phẩm: Là loại giấy chuyên dụng dùng để buộc
vết ghép. Yêu cầu giấy ghép phải mền, dẻo, kích thước phù hợp với cây ghép.
3.3.1.2. Chuẩn bị nguồn vật liệu
Gốc ghép: Là những cây mầm mọc từ hạt từ 30 - 100 ngày tuổi (kể từ
ngày cấy cây vào bầu), được cắt ở những độ cao khác nhau từ 5 - 25cm. Gốc
ghép phải đảm bảo những yêu cầu về hệ rễ, sinh trưởng, phát triển và sạch
bệnh.
Cành ghép: Yêu cầu cành ghép phải lấy từ những cây mẹ đầu dòng đã
qua khảo nghiệm cho năng suất, chất lượng cao. Bao gồm:
- Cành ghép là chồi cây mô ở giai đoạn invitro 2 - 3 tuần tuổi.
- Cành ghép là chồi của cây hom rễ một năm tuổi.

Chồi mô 3 tuần tuổi

Chồi hom 2 tuần tuổi


Chồi hom 3 tuần tuổi

Chồi hom 4 tuần tuổi
15


Kỹ thuật dẫn dòng cây trội bằng rễ như sau: Phần rễ của các cây
trội dự tuyển được thu về, chia thành các đoạn dài 20 – 25cm, xử lý chất kích
thích ra rể một một đầu rồi giâm vào luống đất hoặc cát ẩm. Khi cấy để phần
đầu rễ không bị xử lý chồi lên mặt luống từ 3 – 5cm. Các đoạn rễ sau khi cấy
vào luống được tuới đủ ẩm hàng ngày. Chồi mọc từ các đoạn rễ này khi đủ
chất lượng sẽ tiến hành giâm hom như phương pháp giâm hom thơng thường

Các

chồi

hình

thành

từ

Vườn cây hom rễ một năm tuổi

hom

rễ

30


ngày

tuổi

Cắt cành để bật chồi

3.3.1.3. Yêu cầu kỹ thuật ghép
Kích thước gốc ghép và cành ghép phải tương đồng về tuổi, đường
kính, chiều dài .

16


Kỹ thuật ghép: Đầu tiên cắt bỏ phần ngọn gốc ghép.Yêu cầu vết cắt
phải phẳng. Dùng dao sắc chẻ sâu vào chính giữa gốc ghép. Độ sâu tuỳ thuộc
vào đường kính và chiều dài cành ghép.
Cành ghép được cắt theo hình nêm. Cắt bỏ một phần lá trên cành (để lại
khoảng 2 -3 nách lá). Độ vát của chồi tuỳ thuộc vào độ chẻ của gốc ghép. Áp
cành ghép vào gốc ghép, dùng giấy màng nhôm thực phẩm (đã cắt cho phù
hợp với đường kính, chiều dài cây ghép) quấn chặt tạo thành cây hoàn chỉnh.
Chú ý ghép xong rổ bầu nào phải bê ngay vào luống ghép đã được phủ kín.
3.3.1.4. Chăm sóc sau ghép
Trong 3 tuần đầu cây ghép phải được phủ kín bằng nilơng trắng, phía
trên che bằng lưới đen với cường độ ánh sáng là 75%. Tưới phun sương 1
tiếng /lần, mỗi lần từ 3 – 5 giây giúp duy trì độ ẩm cho cây. Sau đó cho cây ra
sáng dần, giảm cường độ tưới giúp cây thích nghi dần với điều kiện tự nhiên.
3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.3.2.1. Nội dung ảnh hưởng của dòng cây mẹ
Tiến hành điều tra 9 dòng cây mẹ bao gồm: BT1, BV20, BC4, TT4, LS2,

SH1, DP3, TN1, VY9
Trong đó các cơng thức thí nghiệm phải đồng nhất về các chỉ tiêu: mùa
vụ, kỹ thuật ghép, kích thước cành ghép và gốc ghép phải tương đồng, cùng
người ghép, cùng xuất xứ.
3.3.2.2. Ảnh hưởng của gốc ghép
+ Ảnh hưởng của tuổi gốc ghép: Tiến hành 3 cơng thức thí nghiệm trên
cùng gốc ghép có tuồi khác nhau bao gồm:
- CT1: Gốc ghép 30 - 40 ngày tuổi
- CT2: Gốc ghép 60 - 70 ngày tuổi.
- CT3: Gốc ghép 90 – 100 ngày tuổi
Các cơng thức thí nghiệm phải đồng nhất về thời vụ, kỹ thuật ghép,
tuổi, chiều dài cành ghép, chiều dài gốc ghép.

17


+ Ảnh hưởng của chiều dài gốc ghép: Tiến hành 4 cơng thức thí
nghiệm trên cùng một loại gốc ghép có chiều dài khác nhau (kể từ mặt bầu).
Bao gồm:
- CT1: Gốc ghép dài 5 – 10cm
- CT2: Gốc ghép dài 10 – 15cm
- CT3: Gốc ghép dài 15 – 20cm
- CT4: Gốc ghép dài 20 – 25cm
Yêu cầu các cơng thức thí nghiệm phải đồng nhất về tuổi gốc ghép;
Tuổi, chiều dài cành ghép; Vật liệu ghép; Kỹ thuật ghép, xuất xứ.
3.3.2.3. Ảnh hưởng của cành ghép
+ Ảnh hưởng của vật liệu ghép: Tiến hành thí nghiệm trên 2 loại cành ghép
- CT1: Cành ghép từ chồi cây hom rễ 1 năm tuổi.
- CT2: Cành ghép từ chồi cây mô invitro giai đoạn 2 – 3 tuần tuổi.
Khi ghép u cầu các cơng thức thí nhgiệm phải đồng nhất về tuổi,

chiều dài gốc và cành ghép, xuất xứ, kỹ thuật ghép.
+ Ảnh hưởng của tuổi cành ghép: Tiến hành 3 cơng thức thí nghiệm
trên cùng một loại cành ghép có độ tuổi khác nhau, bao gồm:
- CT1: Cành ghép 2 tuần tuổi
- CT2: Cành ghép 3 tuần tuổi
- CT3: Cành ghép 4 tuần tuổi
u cầu các cơng thức thí nghiệm phải đồng nhất về chiều dài cành
ghép; Tuổi, chiều dài gốc ghép, vật liệu ghép, kỹ thuật ghép, thời vụ ghép.
+ Ảnh hưởng của chiều dài cành ghép: Tiến hành 3 cơng thức thí
nghiệm trên cùng một loại cành ghép có chiều dài khác nhau (tính từ ngọn
cành), bao gồm:
- CT1: Cành ghép dài 3 – 5cm
- CT2: Cành ghép dài 5 – 10cm
- CT3: Cành ghép dài 10 - 15cm

18


u cầu các cơng thứ thí nghiệm phải đồng nhất về tuổi cành ghép;
Tuổi, chiêu dài gốc ghép; Vật liệu ghép; Kỹ thuật ghép.
Tất cả các cơng thức thí nghiệm trên được bố trí theo khối ngẫu nhiên
đầy đủ với 3 lần lặp, 30 cây/1 lần lặp.
3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu
Ở mỗi nội dung nghiên cứu, tiến hành thu thập và ghi chép số liệu theo
định kỳ 2 tuần /1 lần. Sau 45 ngày ghép thì kết thúc. Các chỉ tiêu theo dõi
được ghi vào biểu sau:
Biểu thu thập số liệu sau ghép
CT

Lần

lặp

STT

1

Cây sống sau Cây chết sau
các ngày
15

30

các ngày
45

15

30

45

Ngun nhân gây chết

K.LS

CG CG

NN

khơ bệnh khác


2

30
Trong đó:
+ Cây sống được tích bằng dấu +
+ Cây chết bỏ trống.
+ Cây chết do nguyên nhân nào được tích dấu + vào cột ghi nguyên
nhân đó. Cây ghép thường chết do các nguyên nhân sau:
- Cành ghép và gốc ghép không liền sinh (K.LS): Biểu hiện là giữa
cành ghép và gốc ghép khơng có vết nối. Cây ghép thường khơ héo và chết
không lâu sau khi ghép.
- Do chồi ghép bị khô: Cành ghép bị mất nước, khô héo rất nhanh. Cây
thường chết trong khoảng 15 – 30 ngày sau ghép.
- Do chồi ghép bị bệnh: Cành ghép bị tổn thương trong quá trình ghép:
dập sước, dao ghép chứa sẵn mầm bệnh, vết cắt q sâu, mơi trường sống có
19


sẵn mầm bệnh …đều là những nguyên nhân khiến chồi ghép bị nhiễm bệnh.
Thường cây ghép đã liền sinh rồi cành ghép mới bị nhiễm bệnh nên thời gian
chết lâu hơn hai nguyên nhân trên.
- Do các nguyên nhân khác: Do con người làm tổn thương, gãy cành
ghép trong quá trình chăm sóc như tưới nước, phun thuốc, làm cỏ…
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập song số liệu tiến hành tính tốn các đại lượng đặc
trưng sau
1. Tính đặc trưng mẫu của đại lượng sinh trưởng:
Số trung bình mẫu ( X ) theo phương pháp bình quân cộng.
X


1 n
 Xi
n i i

Trong đó:
X : Số trung bình mẫu

Xi: Là các trị số quan sát sinh trưởng cây
N: Là tổng số cây quan sát
2. Tính tỷ lệ (X%)
X% =

Ni
100
N

Trong đó :
Ni: số cây thuộc trường hợp i
N: Tổng số cây thí nghiệm
3. Kiểm tra độ thuần nhất của các nhân tố thí nghiệm bao gồm: Kiểm tra ảnh
hưởng của dòng cây mẹ; Tuổi, chiều dài cành ghép và gốc ghép; Vật liệu
ghép đến tỷ lệ cây ghép sống giai đoạn vườn ươm.
+ Giả thuyết Ho: Các mẫu thuần nhất về chất hay các nhân tố thí
nghiệm khơng ảnh hưởng đến tỷ lệ cây ghép sống.
+ Giả thuyết H1: Các mẫu không thuần nhất về chất hay các nhân tố thí
nghiệm ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ cây ghép sống.

20



Để kiểm tra giả thuyết Ho, H1 ta sử dụng tiêu chuẩn
 ( fi. j )^2

 1
 n2 = TS . 
 Tai * Tbj 

Chất lượng A

Sống (b1)

Chết (b2)

TS

Mẫu quan sát B
a1

f11

f12

Ta1

a2

f21

f23


Ta2



…..

….



TS

Tbi

Tb2

TS

Trong đó:
Tai: là tổng tần số quan sát của mẫu thứ i.
Tbj : là tổng tần số quan sát của cấp chất lượng j
TS: là tổng tần số quan sát của tồn thí nghiệm
Fij: là tấn số quan sát mẫu I của cấp chất lượng j
+ Nếu  n2 ≤  2 05 với k = (a - 1) (b – 1) bậc tự do, thì giả thuyết Ho tạm
thời được chấp nhận.
+ Nếu  n2 >  2 05 với k = (a -1) (b – 1) bậc tự do, thì giả thuyết Ho bị bác
bỏ nghĩa là các mẫu không thuần nhất về chất hay các nhân tố thí nghiệm có
ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả ghép.
Các số liệu được tính tốn, phân tích theo phương pháp thống kê toán học ứng

dụng trong Lâm nghiệp.

21


Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Ảnh hƣởng của dòng cây mẹ đến kết quả ghép.
Dòng cây mẹ khác nhau quy định đặc điểm di truyền không giống
nhau. Nên khi lấy cành ghép trên các cây mẹ khác dòng sẽ cho tỷ lệ ghép
sống khác nhau. Sau 45 ngày theo dõi diễn biến q trình sống của 9 dịng cây
mẹ (xem phụ biểu 01), khoá luận thu được kết quả như sau:
Biểu 01: Ảnh hƣởng của dòng cây mẹ đến tỷ lệ sống
Dòng Số

Tỷ lệ cây sống

Tỷ lệ cây chết

Tỷ lệ cây chết do các

(%)

(%)

nguyên nhân (%)

cây
TN


T

15

30

45

15

30

45

K.LS CG.k CG.B NNk

7,7

BT1

90 73,3 47,4 40,0

30,0

20,0

34.4

10.0


6.67

6.67

BV20

90 77,7 60,0 53,3

22,2

16,6 6,67 25,5

7.78

6.67

6.67

BC4

90 65,5 51,1 48,8

34,4

12,2 4,44 28.8

8.89

6.67


6.67

TT4

90 84,4 73,3 70,0

14,4

10,0 3,33 16.6

5.56

6.67

6.67

LS2

90 92,2 83,3 80,0

7,78

8,89 3,33 12.2

2.22

2.22

2.22


SH1

90 95,5 95,5 94,4

4,44

0

0

0

0

DP3

90 93,3 92,2 92,2

6,67

1,11

4.44

1.11

2.22

2.22


TN1

90 80,0 70,0 65,5

20,0

10,0 4,44 21.1

5.56

3.33

3.33

VY9

90 94,4 90,0 87,7

5,56

4,44 2,22 6.67

2.22

2.22

2.22

4.81


4.07

4.07

TB

90 83,8 73,7 70,2 16,17 9,38

1,11 2.22
0

3,7

16.9

Nhận xét:
Từ biểu trên cho thấy: Trong 15 ngày đầu số cây sống chiếm tỷ lệ khá
lớn ở hầu hết các dòng (65,5% – 95,5%). Giai đoạn từ 15 – 30 ngày tiếp theo
tỷ lệ cây sống giảm mạnh chỉ còn khoảng (47,4 %– 95,5%). Kể từ ngày 30 –
45 số lượng cây chết giảm và dần ổn định, sự ổn định đó cho phép lấy kết quả
sau 45 ngày làm kết luận cuối cùng đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố
nghiên cứu đến kết quả ghép cây. Cụ thể:

22


+ Tỷ lệ cây ghép sống: Của các dịng có sự khác biệt rõ rệt và giảm dần
theo số ngày điều tra.Cụ thể:
Dịng có tỷ lệ sống cao và thời gian ổn định sớm nhất là SH1, sau các
định kỳ theo dõi lần lượt đạt: 95,5%, 95,5%, 94,4%. Tiếp đến là dòng DP3 với:

93,3%, 92,2%, 92,2%, dòng VY9 với 94,4%, 90,0% , 87,7%.
Các dịng có tỷ lệ sống thấp và thiếu ổn định như: TN1, BV20, dịng có tỷ
lệ sống thấp nhất là BT1 với 73,3%, 47,7%, 40,0%.
Để kiểm tra sự khác biệt về tỷ lệ cây ghép sống của các dịng (sau 45
ngày ghép) tơi sử dụng tiêu chuẩn  n2 (xem phụ biểu 07), ta có:  n2 = 21,3
>  2 05 = 15,5 nên giả thiết Ho bị bác bỏ, hay dịng cây mẹ có ảnh hưởng rõ rệt
tới tỷ lệ cây ghép sống .
Nguyên nhân có sự khác biệt trên là do: Cành ghép được lấy trên các
dịng cây mẹ khác nhau sẽ có đặc điểm di truyền riêng, nên quy định khả năng
liền sinh không giống nhau. Do vậy, tỷ lệ cây ghép sống của các dịng cũng
khác nhau.
Từ biểu 01 ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 01: Ảnh hƣởng của dòng cây mẹ đến tỷ lệ cây ghép sống
%

100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
BT1

BV20


BC4

TT4

LS2
Dòng

23

SH1

DP3

TN1

VY9

Tỷ lệ sống


+Tỷ lệ cây ghép chết: ở cả 9 dịng có sự khác biệt rõ rệt và dều giảm
dần theo định kỳ điều tra. Cụ thể:
Sau 15 ngày tỷ lệ cây ghép chết của cả 9 dòng đạt cao nhất, trung bình
là 16,17%. Sau 30 ngày ghép tỷ lệ chết giảm đáng (1,78 lần), trung bình là
9,38%, có dịng khơng chết cây nào (SH1). Tỷ lệ chết giảm mạnh sau 45 ngày
ghép (2,5 lần), trung bình đạt 3,7 %. Nguyên nhân là do ở giai đoạn này cây
ghép đã có thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng nuôi cơ thể nên khả năng chống
chịu với điều kiện ngoại cảnh được cải thiện đáng kể.
+ Nguyên nhân gây chết cây ghép: Ở tất cả các dịng chết do khơng liền
sinh chiếm tỷ lệ lớn nhất trung bình là 16,67%. Các nguyên nhân khác gần

như bằng nhau và chiếm tỷ lệ ít hơn rất nhiều, cụ thể: chết do cành ghép khô
(4,81%), do cành ghép bệnh (4,19%) và do các nguyên nhân khác (4,07%).
Với kết quả này chứng tỏ kỹ thuật ghép và chăm sóc sau ghép tương đối đảm
bảo, đa số các cây chết đều do đặc điểm di truyền cây mẹ gây nên.
4.2. Ảnh hƣởng của gốc ghép đến kết quả ghép
Theo G.V. Trusevic gốc ghép có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh
trưởng, tuổi thọ cành ghép, ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của cành
ghép đối với điều kiện khí hậu đất đai và sâu bệnh hại. Nên tuổi và chiều dài
gốc ghép là những chỉ tiêu hết sức quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống, xuất
vườn cây ghép.
4.2.1. Ảnh hưởng của tuổi gốc ghép
Gốc ghép có nhiệm vụ hút nước và muối khống ni thân, cành ghép
nên ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ cây ghép sống. Nên tuổi gốc ghép cũng là
nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến kết quả ghép. Khi ghép người ta chỉ căn cứ
vào đường kính gốc ghép, ít quan tâm đến tuổi của nó. Gốc ghép có tuổi quá
nhỏ hoặc quá lớn đều ảnh hưởng đến tỷ lệ cây ghép sống. Vì vậy, xác định
tuổi gổc ghép thích hợp là vấn đề rất quan trọng.
Trong trường hợp đồng nhất các yếu tố bên ngoài, kỹ thuật ghép, kết
quả tạo cây ghép của các tổ hợp có cùng dịng cây mẹ, chiều dài gốc ghép
24


nhưng tuổi khác nhau sẽ cho phép đánh giá ảnh hưởng của nó đến kết quả
ghép. Sau khi tiến hành thí nghiệm, khố luận thu được kết quả sau:
Biểu 02: Ảnh hƣởng của tuổi gốc ghép đến tỷ lệ sống:
Tuổi

Số

Tỷ lệ cây sống


Tỷ lệ cây chết

Tỷ lệ chết do các nguyên

gốc

cây

(%)

(%)

nhân (%)

(tuần)

TN

30-40

90 94.4 90.0 87.8 5.55 4.44 2.22 6.67

2.22 1.11

2.22

60-70

90 83.3 73.3 70.0 16.7 10.0 3.33 16.6


4.44 4.44

4.44

90-100

90 73.3 53.3 51.1 26.7 14.4 7.78 33.3

5.56 5.56

5.56

TB

90 83.7 72.2 69.6 16.3 9.62 4.44 18.8

4.07 3.70

4.07

15

30

45

15

30


45

K.LS CGk CGB NNk

Từ biểu trên cho thấy: Trong 15 ngày đầu số cây sống chiếm tỷ lệ khá
lớn ở hầu hết các công thức (73,3% – 94,4%). Giai đoạn từ 15 – 30 ngày tiếp
theo tỷ lệ cây sống giảm mạnh chỉ còn khoảng (53,3 % – 90,0%). Kể từ ngày
30 – 45 số lượng cây chết giảm và dần ổn định, sự ổn định đó cho phép lấy
kết quả sau 45 ngày làm kết luận cuối cùng để đánh giá ảnh hưởng của các
nhân tố nghiên cứu. Cụ thể:
+ Tỷ lệ sống giữa các công thức khác biệt nhau rõ rệt và đều giảm dần
theo số ngày điều tra:
Gốc ghép 30 – 40 ngày tuổi có tỷ lệ sống cao nhất, sau các định kỳ theo
dõi lần lượt là: 94,4%, 90,0%, 87,8%, kế tiếp là gốc ghép 60 – 70 ngày tuổi:
83,3%,73,3%, 70,0%, thấp nhất là gốc ghép 90 – 100 ngày tuổi với 73,3%,
53,3%, 51,1%. Dự chênh lệch giữa công thức tốt nhất và kếm nhất là 1,7 lần.
Để kiểm tra sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa các công thức tuổi ta dùng
tiêu chuẩn  n2 (chi tiết xem phụ biểu 08).
Ta có :  n2 = 28,61 >  2 05 ( k = 2) = 5,99. Nên giả thuyết Ho bị bác bỏ
hay tỷ lệ sống của cây ghép ở 3 độ tuổi gốc ghép khác nhau là khác nhau.
Tỷ lệ cây ghép sống của mỗi công thức được thể hiện cụ thể qua biểu
đồ sau:

25


×