Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Thị trường EU và khả năng xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này" pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.77 KB, 77 trang )

LỜI NÓI ĐẦU


Kể từ tháng 11/ 1990, khi Việt nam và Liên minh châu Âu chính thức thiết
lập quan hệ ngoại giao, đến nay quan hệ hợp tác giữa hai bên trên nhiều lĩnh vực
ngày càng phát triển. Trong đó nổi bật nhất là quan hệ hợp tác kinh tế phát triển
với tốc độ rất nhanh sau khi hai bên ký hiệp định hợp tác năm 1995. Cả Việt nam
và EU đều xem nhau là những đối tác thươngt mại quan trọng. Theo số liệu công
bố tại hội thảo " Quan hệ
Việt nam - EU cùng hướng tới tương lai " diễn ra ngày
18/10/2000 do Học viện Quan hệ quốc tế cùng Đại sứ quán Pháp và Phái đoàn
Uỷ ban châu Âu tại Việt nam tổ chức thì năm 1999 EU đã trở thành đối tác
thương mại lớn nhất của Việt nam . Kim ngạch xuất khẩu của Việt nam - EU
năm 1999 là 3,9 tỷ USD ( trong đó Việt nam xuất 2,9 tỷ USD và nhập 1 tỷ USD
) tăng gấp 10 lần so với năm 1991 là 393 USD. Hiện nay, EU là nhà đầ
u tư lớn
thứ 4 vào Việt nam, EU có đã có gần 330 dự án đầu tư tại Việt nam với số vốn
đăng ký khoảng 4,8 tỷ USD và tính đến ngày 15/9/1999 tổng số tiền cam kết đầu
tư tại Việt nam của EU là 4,011 tỷ USD
EU là một thị trường lớn có vai trò quan trọng trong thương mại thế giới và
trong quan hệ thương mại song phương giữa EU và Việt nam vì thị trường EU
chiếm 34 % giá trị xuấ
t khẩu của Việt nam. Đánh giá về triển vọng của quan hệ
hợp tác Việt nam - EU chúng ta thấy có rất nhiều hứa hẹn. Sức đẩy cho sụ phát
triển mối quan hệ thương mại song phương Việt nam - EU đó là ý chí chính trị
giữa các nhà lãnh đạo hai bên cũng như mối quan hệ nhà nước tốt đẹp giữa Việt
nam và liên minh châu Âu. Bên cạnh đó, vai trò của Việt nam trong khu vực
cũng như vai trò của Liên minh châu Âu trên trườ
ng quốc tế ngày càng tăng là
một nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ giữa hai bên.
Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế trong 10 năm tới (2000- 2010) xuất khẩu


phải tăng gấp đôi tăng trưởng của GDP, Việt nam cần chú trọng hơn nữa đến

2
việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU bởi vì đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu hàng hóa sang EU , Việt nam phần nào có được sự tăng trưởng ổn định về
ngoại thương mà không sợ xảy ra tình trạng khủng hoảng về thị trường xuất
khẩu như đối với Liên xô cũ và còn thực hiện được chiến lược đa dạng hóa thị
tr
ường xuất khẩu. Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU không
chỉ là vấn đề cần thiết về lâu dài mà còn là vấn đề cấp bách đối với sự phát triển
kinh tế của Việt nam. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề làm sao đẩy
mạnh hơn nữa công tác xuất khẩu sang thị trường EU , tôi đã chọn đề tài " Thị
trường EU và khả
năng xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này" làm đề tài
cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Ngoài lời nói đầu và kết luận, khóa luận gồm
3 chương :
Chương I : Giới thiệu chung về thị trường EU

Chương II : Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt nam sang EU

Chương III : Triển vọng, phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt nam sang EU

Nhân đây tôi cũng xin được bầy tỏ lòng biết ơn tới cô giáo thạc sỹ Bùi Thị Lý
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi để tôi có thể hoàn thành được khóa luận này.

Người viết xin chân thành cảm ơn.




Hà nội, ngày tháng năm 2003




3



CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG EU

A. Liên minh châu Âu (EU)
I, Quá trình ra đời và phát triển của Liên minh châu Âu
1, Sự ra đời của EU và các bước tiến tới nhất thể hóa toàn diện
Từ giữa thập kỷ 80 đến nay xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới diễn ra
mạnh mẽ. Cùng với xu thế này, quá trình khu vực hóa với sư hình thành các nền
kinh tế và thị trường khu vực đang diễn ra ngày càng sôi động, trong đó có sự
ra
đời của Liên minh châu Âu là mốc khởi đầu cho qúa trình này.
Cho đến nay, Liên minh châu Âu là một tổ chúc liên kết khu vực đã có lịch sủ
gần 52 năm hình thành và phát triển, từ một tổ chức tiền thân là cộng đồng Than
- Thép châu Âu do sáu nước Pháp, Đức, Italia, Bỉ , Hàlan và Lucxambua thành
lập nên, tiếp đến là sự hình thành của Cộng đồng kinh tế châu Âu và Cộng đồng
năng lượng nguyên tử năm 1957. Năm 1992 các nguyên thủ quốc gia của 12
nước thành viên EC đã ký hiệp
ước Máchicht tại Hàlan để thống nhất châu Âu,
mở đầu cho sự thống nhất kinh tế, tiền tệ và chính trị. Ngày 1/1/1994 Cộng đồng
châu Âu được đổi tên là Liên minh châu Âu gọi tắt là EU, trở thành một Liên

minh thống nhất đầu tiên trên thế giới về kinh tế tiền tệ và trong thời gian tới sẽ
thống nhất về quốc phòng.
Có thể nói ý tưởng về một châu Âu thống nhất đã có từ lâu. Đại chiến th
ế giới
lần thứ 2 kết thúc, người châu Âu nhận thấy rằng để loại trừ tận gốc mầm mống

4
đã dẫn đến hai cuộc đại chiến thế giới là phải tước quyền độc lập sản xuất và tiêu
thụ hai ngành kinh tế quan trọng nhất châu Âu là than và thép, đặc biệt của Đức.
Mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành EU lúc đó là bản " Tuyên bố Schuman" của
bộ trưởng ngoại giao Pháp Robert Schuman ngày 9/5/1950 với đề nghị đặt toàn
bộ nền sản xuất than, thép của Cộng hòa Liên bang Đức và Pháp dướ
i một cơ
quan quyền lực chung trong một tổ chức mở cửa để các nước châu Âu khác cùng
tham gia. Do vậy, Hiệp ước thành lập cộng đồng Than - Thép châu Âu đẫ được
ký kết ngày 18/4/1951 tại Paris là cơ sở cho sự ra đời của Cộng đồng Than -
Thép châu Âu. Năm 1957, "Hiệp ước Rôma được ký kết " để thành lập " Cộng
đồng nguyên tử " và "Cộng đồng kinh tế châu Âu". Đến giữa năm 60 thì các tổ
chức này hợp nhấ
t lại và lấy tên là Cộng đồng châu Âu.
Hiện nay, Liên minh châu Âu là một tổ chức liên kết kinh tế khu vực lớn nhất
trên thế giới, gồm 15 quốc gia độc lập về chính trị ở châu Âu : Pháp, Đức, Italia,
Bỉ , Lucxambua , Hàlan , Anh , Tâybannha, Bồđàonha , Ailen , Đanmạch , Ao,
Thụy điển , Hy lạp và Phần lan. EU được quản lý bởi một loạt các thể chế chung
như nghị viện , Hội đồng , Uỷ ban .... và hoạt động trên cơ
sở các hiêp ước sau :
a, Hiệp ước Paris thành lập Cộng đồng Than - Thép châu Âu :
Sau 1 năm khẩn trương đàm phán kể từ khi Ngoại trưởng Pháp ông Robet
Schurman đưa ra đề nghị " đặt toàn bộ việc sản xuất than , thép của Đức và Pháp
dưới một cơ quan quyện lực tối cao chung trong một tổ chức mở cửa cho các

nước châu Âu khác tham gia ". Các nước Pháp , Đức , Hàlan , Bỉ , Italia và
Lucxambua đã ký Hiệp ước thiết lập "Cộng đồng Than - Thép châu Âu" t
ại Paris
vào ngày 18/4/1951 nhằm thống nhất việc sản xuất, phân phối than , thép trên
toàn lãnh thổ châu Âu. Hiệp ước Paris được ký kết với mục đích giữ gìn hòa
bình, khuyến khích cạnh tranh để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và tiến
bộ, thay thế hận thù truyền kiếp bằng sự ràng buộc các lợi ích kinh tế. Các nhà

5
sáng lập ra Cộng đồng Than - Thép châu Âu hy vọng đây sẽ là hạt giống cho
việc nhất thể hóa châu Âu
b, Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và
Cộng đồng kinh tế châu Âu
Ngày 25/ 3/ 1957 các nước rhành viên đã đàm phán và ký kết hiệp ước thành
lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu " (Euratom) và " Cộng đồng kinh
tế châu Âu " (EEC) tại Roma . So với Cộng đồng Than - Thép châu Âu thì Hiệp
ước thành lập Cộng đồ
ng kinh tế châu Âu bao hàm những lĩnh vực kinh tế rộng
hơn nên hiệp ước này mang tính chất của một hiệp ước khung. Chính vì tính chất
khái quát rộng lớn của Hiệp ước mà Cộng đồng kinh tế châu Âu trở thành Cộng
đồng quan trọng nhất và tiêu biểu nhất trong ba cộng đồng liên kết châu Âu .
Nhưng trước bối cảnh các siêu cường là Mỹ và Liên xô chi phối ngày càng
nhiều tới đời sống chính trị quốc tế, các nhà lãnh đạo EEC dã t
ừng bước mở rộng
tổ chức, phát triển hợp tác về kinh tế , chính trị để xác lập củng cố và nâng cao vị
trí của EEC. Dó chính là lý do dẫn đến việc các nước thành viên ký hiệp ước
Maastricht để thành lập "Liên minh châu Âu".
c, Hiệp ước Maastricht thành lập Liên minh châu Âu(EU)
Năm 1992 tại Maastricht (Hàlan) các nguyên thủ quốc gia của 12 nước
thành viên đẫ ký hiệp ước Maastricht thành lập 'Liên minh châu Âu " để lập ra

một Liên minh thống nhất về kinh tế -tiền tệ , chính tr
ị , an ninh và quốc phòng ,
nhằm xoá bỏ trên thực tế đường biên giới quốc gia giữa các nước thành viên và
thực hiện thống nhất các chính sách về xã hội . Sau một thời gian tích cực chuẩn
bị , ngày 1/1/1993 thị trường chung châu Âu đã chính thức ra đời . Thị trường
nội địa duy nhất được hình thành thông qua việc xóa bỏ kiểm soát biên giới lãnh
thổ quốc gia , biên giới hải đảo, tự do lưu thông hàng hóa , lao động , vốn , tự do
đi l
ại , tự do cư trú trên toàn thổ Liên minh. Tại hội nghị cấp cao EU ngày
16/12/1993 ngày 16/12/1995 , 15 quốc gia thành viên đã đi tới thỏa thuận ký kết

6
một hiệp định về Liên minh kinh tế -tiền tệ với sự ra đời của đồng tiền chung là
EURO đuợc lưu hành từ ngày 1/1/1999 trên các thị trường tài chính và sử dụng
trong dân cư vào ngày 1/1/2002.
Hiệp ước Maastricht có hiệu lực từ 1/1/1993 nhưng đến đầu năm 1997 vẫn
chưa đạt được các mục tiêu đề ra. Vì vậy , các nguyên thủ quốc gia của các nước
thành viên EU đã nhóm họp tại Amsterdam (Hàlan) tháng 6/1997 để xem xét
vi
ệc cải tiến Hiệp ước Maastricht một lần nữa cho phù hợp với thực tiễn hơn.
EU ngày nay được xem như là một quốc gia lớn ở châu Âu với tất cả quyền lực
và bộ máy hành chính đủ mạnh để quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của Liên
minh trên mọi lĩnh vực đối nội và đối ngoại với các quyền hạn sau
- Ban hành các luật áp dụng trong 15 nướ
c thành viên
- Sử dụng ngân sách lấy từ thuế đủ để tài trợ cho hoạt động của bộ máy
hành chíng và các dự án thuộc EU
- Ký các hiệp ước và hiệp định quốc tế về hợp tác thương mại.

Ngày nay 15 nước thành viên gắn bó với nhau rất chặt chẽ trong liên minh châu

Âu với tham vọng muốn vươn lên trở thành trung tâm kinh tế , chính trị , quân
sự mạnh nhất. Để cạnh tranh với các siêu cường Mỹ
và Nhật bản , EU cần phải
đưa ra chiến lược toàn cầu. Cho đến nay sau rất nhiều nỗ lực của EU tiến trình
nhất thể hóa châu Âu đã đạt được các kết quả sau :

- Về kinh tế
: Hiện nay, Liên minh châu Âu là một trong ba trung tâm kinh tế
lớn nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP không ngừng tăng, năm 1997 tốc
độ tăng trởng kinh tế của EU đạt 2,5% , năm 1998 là 2,9% , năm 1999 tốc độ
tăng trưởng GDP của EU chỉ đạt 2,1% giảm 0,8% so với năm 1998. Nguyên
nhân của việc giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1999 là do tốc đọ tăng
GDP của một số qu
ốc gia công nghiệp chủ chốt trong EU đều giảm sút. Đây

7
là khu vực kinh tế đạt trình độ cao về kỹthuật , cơ khí , năng lượng , nguyên
tử , dầu khí , hoá chất , dệt may, điện tử , công nghiệp vũ trụ và vũ khí.

- Về thương mại
: EU có nền ngoại thương rất phát triển, trị giá thương mại
không ngừng tăng qua các năm. EU được đánh giá là thị trường xuất khẩu
lớn nhất và là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai. So với Mỹ thì cán cân thương
mại của EU luôn ở trong tình trạng xuất siêu , Mỹ là thị trường xuất khẩu rất
quan trọng của EU. Hàng năm , EU nhập một khối lượng hàng hoá từ khắp
thế giới và xuất khẩu hàng hóa của mình đi khắp thế giới với tốc độ tăng kim
ngạch xuất khẩu gần 1,7%/năm . Các nước thành viên EU đang thực hiện
chính sách thương mại chung là giảm dần hàng rào thuế quan đồng thời đổi
mới hệ thống ưu đãi thuế quan theo hướng loại bỏ dần ưu đãi đối với các
nước công nghiệp phát triển và sẽ hu

ỷ bỏ chế độ hạn ngạch và GSP đối với
các nước đang phát triển vào năm 2004.

- Về an ninh
: EU lấy NATO và Liên minh phòng thủ Tây Âu làm hai trụ cột
chính và đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ . Sau chiến tranh lạnh , sự hợp
tác an ninh giữa EU và Mỹ đã thay đổi theo chiều hướng mới : giảm vai trò
chi phối của Mỹ , tăng cường tính tích cực chủ động của EU . Việc EU đang
hình thành liên minh kinh tế , tiền tệ nhằm nhất thể hoá kinh tế , chính trị , xã
hội , xây dựng một châu Âu thống nhất vào thế
kỷ XXI là thách thức lớn lao
đối với Mỹ

- Về chính trị :
Đặc trưng chủ yếu nhất của châu Âu ngày nay là quá trình Âu
hóa , hợp nhất và thồng nhất các đường biên giới quốc gia nhằm tăng cường
quyền lực và quản lý chung. Đồng thời EU đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế và
khu vực bằng việc ký các hiệp định song và đa biên.


8
- Về xã hội :
Các nước thành viên thực hiện một chính sách chung về lao động,
bảo hiểm, môi trường, năng lượng, giáo dục và y tế. Hiện nay chỉ còn vài bất
đồng về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ dân sự và giải quyết nạn thất
nghiệp

Nếu tính từ khi ký Hiệp ước thành lập Cộng đồng Than -Thép châu Âu tại
Paris năm 1951 thì liên minh châu Âu đã bước vào năm thứ 52, Trong suốt 52
năm qua , nhìn tổng quát có th

ể thấy Liên minh châu Âu đã trải qua 3 giai đoạn
phát triển chủ yếu sau :
+ Giai đoạn 1 : Từ 1951 - 1957, hợp tác trong phạm vi Cộng đồng Than -
Thép gồm các nước Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hàlan và Lucxambua,
+ Giai đoạn 2 : Từ 1957 - 1992, phát triển mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực
kinh tế, chính trị gồm 12 nước thành viên, ngoài sáu nước cũ còn kết nạp thêm
sáu nước nữa là Anh, Đanmạch , Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ailen và Hylạp.
+ Giai đoạn 3 :
Từ 1992 đến nay, EU đã thay thế cho Cộng đồng châu Âu.
Đây là giai đoạn "đẩy mạnh nhất thể hóa " trên tất cả các lĩnh vực kinh tế -tiền
tệ, ngoại giao và an ninh, nội chính, tư pháp. Các quốc gia thành viên từng bước
tập trung quyền lực quá độ tiến đến thành lập Liên bang châu Âu. Với việc kết
nạp thêm áo, Thụyđiển và Phầnlan vào năm 1995, số các nước thành viên đã lên
tới 15 và hiện nay đang thu hút thêm các n
ước Đông Âu.
Trong ba giai đoạn trên, thì nhiệm vụ chính của hai giai đoạn đầu là đẩy mạnh
hợp tác giữa các quốc gia thành viên khi mà các yếu tố nhất thể hóa còn rất hạn
chế , đến giai đoạn thứ ba thì hoàn toàn khác, nhiệm vụ chính là thực hiện nhất
thể hóa xuyên quốc gia thay thế cho hợp tác thông thường. Đây thực sự là bước
phát triển về chất so với hai giai đoạn trước
Liên minh châu Âu đ
ang tiến dần từng bước tới nhất thể hóa toàn diện.
Hiện nay, họ đang thực hiện nhất thể hóa về kinh tế ( hình thành thị trường

9
chung châu Âu, cho ra đời đồng EURO, xây dựng và hoàn thiện Liên minh kinh
tế - tiền tệ "EMU"), tiến tới sẽ thực hiện nhất thể hóa về chính trị , an ninh và
quốc phòng..
2, Tình hình phát triển kinh tế của EU trong những năm gần đây


EU là một trung tâm kinh tế hùng mạnh của thế giới có tốc độ tăng trưởng kinh
tế khá ổn định, tăng dần lên hàng năm. Sau đây là số liệu tăng GDP của EU qua
các nă
m :
1994 tăng 3% 1997 tăng 2,5%
1995 tăng 2,8% 1998 tăng 2,9%
1996 tăng 1,6 % 1999 tăng 2,1%
Kinh tế EU không chỉ lớn về quy mô mà còn vững mạnh về cơ cấu. Trong khi
cơn bão tài chính tiền tệ làm ngiêng ngả nền kinh tế nhiều nước trên thế giới ,
nhiều nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế âm, thì nền kinh tế các nước EU bị ảnh
hưởng rất ít. Năm 1997 thặng dư thương mại đạt ở mứ
c cao là 89 tỷ USD, tăng
6,5% so với năm 1996. Tuy nhiên , năm 1999 tốc độ tăng trưởng kinh tế của EU
giảm 0,8% so với 1998 là do sự giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước
Đức, Pháp, Italia. Mặc dù những lợi ích của đồng EURO chưa được như mong
đợi do thiếu những chính sách phối hợp ở tầm vĩ mô cũng như cải cách kinh tế vi
mô, nhưng trong những năm tới, EU vẫn sẽ
được coi là một trong những khu vực
kinh tế ổn định nhất thế giới.
Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng khá, các nước EU vẫn tiếp tục kiềm chế
tốt lạm phát . Tỷ lệ lạm phát năm 1995 là 2,9%, năm 1996 là 2.6%, năm 1997 là
2,3%, năm 1998 là 1,7%. Đây là mức thấp kỷ lục trong hơn ba thập kỷ qua, tuy
vẫn còn khá cao so với G7 là 1,4% , Mỹ là 1,6% . Năm 1999 tỷ lệ lạm phát tiếp
t
ục giảm ở mức kỷ lục từ trước tới nay là 1,1%. Lạm phát trong khu vực dự kiến
sẽ đạt bình quân 1,6% vào năm 2000. Tình hình thất nghiệp ở EU đã được cải

10
thiện rõ rệt , năm 1996 tỷ lệ thất nghiệp là 10,6% , năm 1997 vẫn giữ nguyên ở
mức 10,6% , năm 1998 giảm 0,3% so với năm 1997 giảm xuống 9,4% so với

năm 1998 và năm 2000 ước tính tỷ lệ thất nghiệp của EU sẽ giảm xuống 8,8% .
Đối với nền kinh tế các nước EU , đồng EURO còn có ý nghĩa to lớn hơn
nhiều khi chính nhờ đồng tiền chung mà các nước châu Âu đã giảm bớt đ
áng kể
tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á , đồng thời chính sự ổn
định và tỷ giá thấp của đồng EURO so với đồng USD mà các nước EU đã có
được một" môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi nhất kể từ thập niên 70 trở lại đây"
theo như đánh giá của các chuyên gia của ngân hàng Morgan Srtandly. Việc
đồng EURO sụt giá so với USD đã đem lại cho nền kinh rế các n
ước EU tốc độ
tăng trưởng khả quan và giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp ở vác nước nói trên . Hơn
nữa, đồng EURO ra đời đã thúc đẩy nhanh quá trình liên kết các nền kinh tế ở
khu vực này tiến nhanh hơn nữa , nhất là việc sát nhâp các công ty đã tăng gấp
ba lần so với năm 1998 và những chuyển biến nhanh chóng trên thị trường vốn.
Với những kết qủa ban đầu mà đồng EURO
đem lại cho nền kinh tế EU, các
nước EU hy vọng nó sẽ là cơ sở quan trọng hàng đầu cho việc đẩy nhanh quá
trình nhất thể hóa mà họ đã tiến hành trong nhiều thập kỷ qua.
II, Vai trò kinh tế của EU trong nền kinh tế thế giới
Sự lớn mạnh về kinh tế qua quá trình nhất thể hóa và những bước tiến tới
một liên minh chính trị đã đem lại cho EU một sức mạnh kinh tế và chính trị
hết
sức to lớn trên thế giới
EU ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy sự phát
triển nền kinh tế toàn cầu. Vai trò kinh tế của EU trên trường quốc tế được thể
hiện rõ trên hai lĩnh vực thương mại và đầu tư

1, Vị thế của EU trong lĩnh vực thương mại thế giới

11

EU là một trung tâm kinh tế hùng mạnh, có vai trò rất lớn trong nền kinh
tế thế giới . Vớ số dân hơn 386 triệu người EU đã tạo ra thị truờng rộng lớn góp
phần quan trọng trong việc đẩy mạnh thương mại giữa 15 nước thành viên và
phát triển thương mại thế giới . EU là một thành viên chủ đạo của Hiệp định
chung về thuế quan và mậu dịch "GATT" (được thành lập năm 1947
để giám sát
các quy tắc thương mại toàn cầu ) và đóng vai trò chủ chốt trong các cuộc đàm
phán đa phương. Những cuộc đàm phán này đã thu đượcthành công trong việc
giảm bớt các hàng rào thương mại cản trở sự phát triển thuơng mại thế giới , từ
những năm 60 đến nay. Trong thời đại ngày nay, nền kinh tế không có đường
biên giới là sức mạnh toàn cầu và sự đảm bảo về dân chủ ngày càng t
ăng lên phụ
thuộc vào thương mại và đầu tư quốc tế .
Hiện nay, Liên minh châu Âu là khối thương mại mở lớn nhất thế giới và
là thành viên chủ chốt của WTO. Trong chính sách thương mại của mình EU
đang huỷ bỏ biên giới nội địa và khuyến khích sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
nước thành viên ; gắn liền với việc xóa bỏ các rào cản là sự di chuyển tự do vốn ,
hàng hoá , dịch v
ụ và lao động với phần còn lại của thế giới
Để tối đa hoá ảnh hưởng của EU trên trường quốc tế, 15 nước thành viên
đại diện cho 6% dân số thế giới , nhưng chiếm 1/5 thương mại toàn cầu , đã
tham gia vào các cuộc đàm phán với tư cách là một đối tác thương mại . Trong
nhiều năm, vai trò đó đã được thực hiện bởi Uỷ ban châu Âu trên cơ sở những ủ
y
thác cu thể của các chính phủ liên minh. Qua các việc làm thiết thực, EU đã có
những đóng góp không nhỏ đối với việc phát triển thương mại thế giới . Khối
lượng thương mại ngày nay tăng lên đáng kể so với 50 năm qua nhờ vào việc
loại bỏ các hàng rào thuế quan , phi thuế quan . Từ 1985 - 1996 , tỷ trọng thương
mại chiếm trong GDP thế giới đã tăng 3 lần so với thập kỷ trướ
c và tăng gần 2

lần so với những năm 60
2, Vai trò của EU trong lĩnh vực đầu tư quốc tế

12
EU không những là trung tâm thương mại lớn thứ hai trên thế giới mà còn
là nơi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất thế giới. Nguồn vốn FDI của EU
chiếm 45,7% tổn vốn FDI toàn cầu, trong khi đó của Mỹ và Nhật bản là 27,1%
và 6,7%
Các nước châu Âu như Anh , Pháp , Đức ....... tiến hành công nghiệp hoá ,
hiện đại hoá nền kinh tế sớm nhất thế giới (từ thế kỷ thứ 18). Vì vậ
y, khi các
ngành công nghiệp phát triển mạnh và nền kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao,
nguồn nguyên liệu đầu vào trở nên khan hiếm và giá nhân công tăng, để hạ giá
thành sản phẩm và tăng lợi nhuận họ đã di chuyển các ngành công nghiệp cạnh
tranh kém (cụ thể là các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và nguyên
vật liệu) sang những nơi gần nguồn nguyên liệu và có nhiều lao động. Chính vì
thế đầu tư trực ti
ếp đã ra đời. Chúng ta có thể khẳng định rằng các nước châu Âu
là những người đi tiên phong trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp quốc tế và cho đến
bây giờ vẫn dẫn đầu trong lĩnh vực này
Năm 1991, FDI toàn thế giới là 198.143 triệu USD; FDI của EU là
106.113 triệu USD, chiếm 53,55% FDI trên toàn thế giới; trong khi đó FDI của
Mỹ và Nhật bản là 31.380 triệu USD và 31.620 triệu USD, chiếm 15,83% và
15,95% FDI của thế giới.
Năm 1995, FDI c
ủa toàn cầu là 352.514 triệu USD; FDI của EU là
159.124 triệu USD, chiếm 45,97% ; của Mỹ và Nhật bản là 96.650 triệu USD và
22.510 triệu USD, chiếm 27.41% và 6,38% FDI toàn cầu.
Năm 1997, FDI của toàn thế giới là 423.666 triệu USD; FDI của EU là
203.237 triệu USD, chiếm 47.97%; còn FDI của Mỹ là 121.840 triệu USD chiếm

28,75% FDI toàn cầu.
Chỉ tính riêng năm 1997, vốn đầu tư trực tiếp ra nuớc ngoài của cả Mỹ và
Nhật bản mới chỉ đạt 147.900 triệu USD, trong khi đó vốn đầu t
ư trực tiếp của

13
EU ra nước ngoài là 203.237 triệu USD, cao hơn cả của hai nước này là 81.397
triệu USD.
Trong hai năm 1998 và 1999, nền kinh tế thế giới phải chịu tác động tiêu
cực của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nhưng dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vẫn tăng, trong đó EU là khu vực tiếp nhận nhiều nhất dòng FDI của
thế giới. Không chỉ có tiếp nhận, EU còn là nơi đầu tư vốn ra nước ngoài vớ
i quy
mô lớn nhất so với tất cả các cường quốc và các trung tâm kinh tế lớn trên thế
giới
B, Đặc điểm của thị trường EU
I, Thị trường chung Châu Âu
Từ năm 1968, EU đã là một thị trường thống nhất về hải quan, có định
mức thuế hải quan chung cho tất cả các nước thành viên. Ngày 7/2/1992, hiệp
ước Masstricht được ký kết tại Hàlan, mở đầu sự thống nhất chính trị
, kinh tế,
tiền tệ giữa các nước thành viên EU. Cho đến nay EU đã là một thị trường chung
rộng lớn.
Điểm cốt lõi của thị trường chung này nằm ở 4 mục tiêu cơ bản - đó là tự
do di chuyển con người , hàng hóa , vốn và dịch vụ :
Để đảm bảo cho người tiêu dùng, EU kiểm tra sản phẩm ngay từ nơi sản
xuất và có hệ thống báo động về chất lượng hàng hóa giữa các n
ước thành viên
đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới các nước thành viên.
Các tổ chức chuyên môn nghiên cứu và đại diện người tiêu dùng sẽ định ra các

quyết định chuẩn quốc gia là của Liên minh châu Âu, Hiện nay ở châu Âu có ba
tổ chức định chuẩn là Uỷ ban châu Âu về định chuẩn, Uỷ ban châu Âu về định
chuẩn điện tử, Viện định chuẩn viễn thông châu Âu. Tất cả các sản phẩ
m để có
thể bán được ở thị trường chung châu Âu phải được đảm bảo các tiêu chuẩn sau :


14
+ Thứ nhất :
phải bảo vệ sức khỏe và an toàn người tiêu dùng . Quy chế
về an toàn sản phẩm đã được thông qua đưa ra các yêu cầu an toàn chung nhằm
ngăn chặn việc tiêu thụ các sản phẩm nguy hiểm . Quy chế này tạo cơ sở cho
việc thiết lập các yêu cầu an toàn cho từng loại sản phẩm cụ thể và để đảm bảo
công khai đầy đủ các thông tin về sản phẩm
Do đó, EU đã có những nguyên tắ
c quy định các tiêu chuẩn về tính gây cháy
của nguyên liệu trong sản phẩm và giảm thiểu các rủi ro cho trẻ em đối với tất cả
các đồ chơi sản xuất từ năm 1990
Cộng đồng cũng có những quy tắc quy định những thiết bị dùng ga trong gia
đình và có yêu cầu nhãn hiệu và kiểm tra y tế đối vói nhiều sản phẩm nông
nghiệp và thực phẩm.

+ Thứ hai :
Cần phải bảo vệ các lợi ích kinh tế của người tiêu dùng.
Điều này dẫn đến lệnh cấm toàn Cộng đồng về quảng cáo lệch lạc, với trách
nhiệm là người quảng cáo phải chứng tỏ những thông tin mình đưa ra là chính
xác

+ Thứ ba :
Người tiêu dùng có quyền đối với thông tin để so sánh . Các

sản phẩm phải được đóng gói, dán nhãn, bao gồm các thông tin hợp lý về giá cả,
sự an toàn, thành phần các chất phụ gia, mã số, mã vạch, cách sử dụng và các
thao tác bằng tay cần thiết. Uỷ ban châu Âu cũng ủng hộ các tổ chức người tiêu
dùng trong việc tiến hành các chương trình điều tra thường xuyên về giá cả và
các cuộc thử nghiệm sản phẩm .

+ Thứ t
ư : Cộng đồng châu Âu cũng đã xem xét quyền đòi bồi thường.
Nếu người tiêu dùng cần bất kỳ lời khuyên hay sự giúp đỡ nào khi muốn đòi bồi

15
thường đối với nhũng sản phẩm khuyết tật, đối với những thiệt hại do sử dụng
sản phẩm thì những thủ tục đơn giản và nhanh chóng sẽ được sắp đặt.

II, Thị trường EU với cuộc cách mạng khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ chưa từng có với nội dung nổi bật các
ngành: điện t
ử, tin học, tự động hóa, vật liệu mới và công nghệ sinh học. Cuộc
cách mạng này làm quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở hầu hết các nước EU
diễn ra nhanh hơn theo chiều hướng chuyển mạnh sang những ngành có hàm
lượng trí tuệ cao; tỷ trọng nông nghiệp và khai thác khoáng sản giảm dần và đặc
biệt là các ngành cần nhiều nhân công đang có xu hướng chuyển dịch ra khỏi
châu Âu.

III, Tập quán , thị hiếu tiêu dùng và kênh phân ph
ối
1, Tập quán và thị hiếu tiêu dùng của người dân EU
Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán ra được ở thị trường EU với điều kiện phải
đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU , các luật và định chuẩn quốc gia được
sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ những nước có

những điều kiện s
ản xuất chưa đạt được mức an toàn ngang với tiêu chuẩn của
EU. Quy chế đảm bảo an toàn của EU đối với một số loại sản phẩm tiêu dùng
như sau :

- Các sản phẩm thực phẩm , đồ uống đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm , danh
mục thành phẩm , thành phần , trọng lượng ròng , thời gian sử dụng sản phẩm
, cách sử dụng , địa chỉ của ngườ
i sản xuất , nơi sản xuất , các điều kiện đặc
biệt để bảo quản , các thao tác bằng tay, mã số , mã vạch để dễ nhận dạng lô
hàng


16
- Các loại thuốc men đều phải được kiểm tra , đăng ký và được các cơ quan có
thẩm quyền của các quốc gia thuộc EU cho phép trước khi sản phẩm được
bán ra trên thị trường EU. Giữa các cơ quan có thẩm quyền này và Uỷ ban
châu Âu về định chuẩn được thiết lập được thiết lập một hệ thống thông tin
trao đổi tức thời để có khả năng nhanh chóng thu hồi bất cứ lo
ại thuốc nào có
tác dụng phụ đang bán trên thị trường

- Đối với vải lụa , EU lập ra một hệ thống thống nhất về mã hiệu cho biết các
loại sợi cấu thành nên loại vải hay loại lụa được bán ra trên thị trường EU .
Bất cứ loại vải hoặc lụa nào được sản xuất ra trên cơ sở hai hay nhiều sợi mà
một trong các loại sợi đó chi
ếm 85% tổng trọng lượng thì trên mã hiệu có thể
để tên loại sợi đó kèm theo tỷ lệ về trọng lượng , hoặc đề tên của loại sợi đó
kèm theo tỷ lệ tối thiểu 85%, hoặc ghi cấu thành chi tiết của sản phẩm . Nếu
sản phẩm gồm hai hoặc nhiều loại sợi mà không loại nào đạt tỷ lệ 85% tổng

trọng lượng thì trên nhãn hiệu ít nhất cũng ph
ải ghi tỷ lệ của hai loại sợi quan
trọng nhất , kèm theo tên của các loại sợi khác được sử dụng

EU đã có những biện pháp thương mại để chống lại chính sách xuất khẩu bán
phá giá của các nước và chống tài trợ
Theo hiệp ước Masstricht , người tiêu dùng của EU có các quyền sau đây :
không phải đóng thuế quan hoặc mọi thứ thuế phụ thu khi mua hàng hóa và dịch
vụ tại một nước khác trong EU và
đưa về nhà mình ; được chuyển tiền đến một
nước khác trong EU để thanh toán các khoản vãng lai hoặc để đầu tư vốn ; được
vay tiền tại một nước khác trong EU

EU là một trong những thị trường khó tính trên thế giới và có sự lựa chọn khá kỹ
luỡng , đặc biệt đối với hàng dệt và may mặc. Ngành dệt và may mặc của châu

17
Âu đang có xu hướng chuyển dần sang các khu vực khác nên nhu cầu nhập khẩu
hàng dệt và may mặc hiện nay rất lớn . Các nhà nhập khẩu châu Âu luôn tìm
kiếm những thị trường có khả năng cung cấp loại hàng này vừa rẻ lại vừa đẹp .
Họ luôn cố gắng hạ giá thành sản phẩm tới mức thấp nhất tại nơi đặt cơ sở gia
công . Chính vì vậy mà cùng với việc trao đổi quy ch
ế tối huệ quốc , EU đã tăng
40-45% quota hàng dệt may cho Việt nam do giá thành ở Việt nam rẻ hơn so với
những nơi khác , đồng thời vẫn đảm bảo được chất luợng hàng mà họ yêu cầu

Các nước thuộc Liên minh châu Âu là các quốc gia có nền kinh tế phát
triển mạnh với công nghệ hiện đại và có thu nhập cao . EU là một thị trường có
sức mua lớn và thống nhất thuế quan . Riêng đối với các mặ
t hàng thủy sản , kim

ngạch nhập khẩu hàng năm của EU chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng kim ngạch
nhập khẩu toàn cầu . Trong đó các thị trường chính là Anh , Pháp , Đức , Italia ,
Hàlan và Tâybannha. EU nhập khẩu hai mặt hàng chính là tôm và cá dưới dạng
thực phẩm ăn liền , hàng đông lạnh , hàng tươi sống . EU không chỉ nhập khẩu
nhiều mà còn xuất khẩu mặt hàng thủy hải sản với số lượng rất lớ
n , với giá trị
xuất khẩu rất cao . Nhờ có ngành công nghệ chế biến và tái chế biến hiện đại
nên phần lớn các sản phẩm nhập khẩu đều được chế biến lại để nâng cao giá trị
cho tiêu dùng trong nước. Xuất khẩu thủy sản của EU hiện nay đạt 8 tỷ USD /
năm , Trong khi đó Uỷ ban nghề cá của EU tuyên bố giảm 1/3 lượng khai thác
thủy sản từ 1997-2000 để bả
o vệ nguồn lợi thủy sản. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu
thủy sản của EU hiện đang rất lớn , điều này mở ra một cơ hội cho xuất khẩu
thủy sản của Việt nam
Sự thống nhất của thị trường EU đã trở thành khối mậu dịch lớn và mạnh
nhất thế giới với liên kết quy mô chặt chẽ
đã thúc đẩy buôn bán nội bộ trong
khối nhiều hơn . Mặt khác, một số nước thành viên chủ chốt của EU như Đức ,
Pháp , Italia ......... đều có chủ trương trưốc hết phải củng cố vững chắc khối EU

18
về mặt kinh tế mà nổi bật nhất là vấn đề quan hệ thương mại giữa các nước
thành viên với nhau. Vì vậy, tính hướng nội trong thương mại của EU cũng nổi
trội hơn và các thành viên EU cũng dành tỷ lệ cao xuất khẩu trong nội bộ khối
Mặc dù EU là thị trường có số lượng lớn người tiêu dùng và có dung
luợng lớn , có sức mua lớn , tự do lưu thông hàng hóa , dịch vụ , t
ư bản , thống
nhất thuế quan nhưng cũng là một thị trường khó tính nhất thế giới . Thị trường
EU đặt ra những yêu cầu rất nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn đòi
hỏi hàng của các nước ngoài Liên minh muốn xuất khẩu dược vào EU phải đáp

ứng những yêu cầu này. Chính vì lý do này mà các nhà xuất khẩu của Việt nam
cần phải nghiên cứu kỹ các đặc điểm v
ề tập quán tiêu dùng , thị hiếu , sở thích
của người tiêu dùng để có thể xuất khẩu sang thị trường này

2, Kênh phân phối hàng hóa và dịch vụ
Bên cạnh việc tìm hiểu , nghiên cứu kỹ các yêu cầu về chất lượng, an toàn
thực phẩm , vệ sinh , nắm bắt được tập quán , thói quen tiêu dùng , thị hiếu của
người dân EU thì các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt nam muốn xuất khẩu
được sản phẩm c
ủa mình sang thị trường này cần phải tìm hiểu để có thể giao
dịch được và thâm nhập được vào hệ thống phân phối của châu Âu.
Trong nền thương mại châu Âu, hệ thống phân phối của EU là một trong
những yếu tố quan trọng trong khâu lưu thông và xuất khẩu hàng hóa sang thị
trường này
Ở thị trường EU, các nhà sản xuất hay xuất khẩu ít có khả năng liên kết
trực tiếp với các nhà bán lẻ tạ
i nước nhập khẩu , mà thường phải thỏa thuận để
phân phối sản phẩm của mình qua các khâu trung gian của hệ thống phân phối
của nhà nhập khẩu, các trung tâm thu mua, các nhà bán buôn hoặc các nhà sản
xuất khác của nước nhập khẩu (thường đảm nhận khâu gia công thêm và gắn
nhãn mác sản phẩm ). Tuỳ thuộc vào đặc điểm của hệ thống tổ chức phân phối ở

19
mỗi nước nhập khẩu, nhà xuất khẩu có thẻ chọn những kênh phân phối thích hợp
nhất cho mỗi sản phẩm của mình nhằm cho phép tiếp cận nhiều nhất với khách
hàng tiềm năng.
Thí dụ, để xuất sang Đức, hoạt động phân phối sẽ được tổ chức theo kênh :
đại lý của nhà xuất khẩu - trung tâm thu mua - các nhà bán lẻ độc lập ; để xuất
khẩu sang Bỉ hay sang Hà Lan , kênh phân phối có th

ể được tổ chức như sau :
nhà nhập khẩu / nhà phân phối - nhà bán buôn - các cửa hàng bán lẻ độc lập ;
trong khi đó kênh phân phối sang Anh có thể là : nhà nhập khẩu / nhà phân phối
- nhà bán buôn - các dây chuyền phân phối chuyên doanh / các cửa hàng liên
nhánh ....

Hệ thống phân phối của EU là một bộ phận gắn liền với hệ thống thương
mại toàn cầu. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thương mại, mậu dịch thế
giớ
i đã thúc đẩy sự hình thành các liên kết kinh tế khu vực và quốc tế. EU là một
trong ba khối liên kết kinh tế lớn nhất thế giới, mức sống cao và đồng đều của
người dân EU cho thấy một thị trường rộng lớn và phát triển. Không những thế,
châu Âu đang ngày càng hoàn thiện hơn với hệ thống các tiêu chuẩn và luật pháp
làm cho việc đưa sản phẩm vào EU ngày càng quy củ hơn. Việc đồng tiền chung
EURO ra đời giúp cho việc lưu thông và phân phối hàng hóa giữa các nước
trong khối dễ dàng và thuận lợi hơn. Cùng với nó là sự phát triển ngày càng
mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và thương mại
điện tử càng tạo nên những xa lộ thông tin và giao dịch quốc tế và khu vực rộng
lớn. Mặc dầu vậy, trong từng nước vẫn có sự phân biệt rất rõ về sức mạnh kinh
t
ế cũng như thế mạnh, tiềm năng của từng nước trong thương mại quốc tế. GDP
của các nước riêng lẻ cho thấy các cường quốc Đức, Pháp, Italia, Anh đóng vai
trò chính ở châu Âu. Đây là bốn thị trường lớn nhất của khối EU, tiếp đến là
Tâybannha, Hàlan và Thụy điển.

20
Trong nền thương mại châu Âu, hệ thống phân phối của EU là một trong
những yếu tố quan trọng trong khâu lưu thông và xuất khẩu hàng hóa sang thị
trường này. Hệ thống của châu Âu mà cụ thể của EU bao gồm các hình thức
phân phối như sau :

+ Các trung tâm châu Âu
+ Các đơn vị chế biến
+ Dây chuyền phân phối
+ Các nhà bán buôn, bán lẻ
+ Người tiêu dùng
Trong các hình thức trên thì hình thức được sử dụng nhiều nhất là các trung
tâm thu mua châu Âu. Ngày nay, việc thu mua đã
được châu Âu hóa với quy mô
ngày càng rộng lớn.
Từ đó ra đời các trung tâm thu mua châu Âu (còn gọi là các trung tâm châu
Âu ). Các trung tâm châu Âu mua chung sản phẩm sản xuất trên thế giới và phân
phối cho nhiều nhà phân phối quốc gia. Những trung tâm này thường tập hợp từ
50 nhà phân phối trở lên, hoạt động trên phạm vi toàn châu Âu, làm trung gian
giữa nhà sản xuất và phân phối sản phẩm, kiểm soát 2/3 lượng thực phẩm châu
Âu . Trong khi đó, các hãng phân phối chỉ hoạt động ở cấp quốc gia . Bên cạ
nh
đó là các Trung tâm thu mua liên hợp cũng có quy mô hoạt động rộng lớn như
EMD , AMS của Thụy Sỹ.
Bên cạnh các Trung tâm phân phối lớn , hệ thống phân phối EU còn có các hình
thức khác như : hợp tác xã, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, dây chuyền phân phối, nhà
tiêu thụ..... tạo thành một mạng lưới phân phối rộng lớn.
Với quy mô rất lớn, các trung tâm thu mua cả liên hợp và không liên hợp đều rất
có ảnh hưởng đối với hệ thống phân phối châu Âu.
Mộ
t đặc điểm khác cần lưu ý trong hệ thống phân phối của EU là không có một
nền thương mại EU, mà chỉ có các nền thương mại khác nhau của từng nước

21
trong lòng EU với mỗi nước có một đặc tính và giao dịch thương mại khác
nhau.

Liên minh châu Âu hiện nay là một thị trường thống nhất gồm 15 nền kinh tế
phát triển, với khoảng 377 triệu người tiêu dùng. Đây là một trong những trung
tâm kinh tế hàng đầu thế giới với GDP chiếm khoảng 30% GDP toàn thế giới
Đây cũng là khu vực thương mại lớn nhất thế giới, nếu tính cả thương mại trong
khối, năm 2000 EU chiếm 44,9% kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới. Nếu chỉ
tính kim ngạch xuất nhập khẩu với bên ngoài , EU chiếm khoảng 20% kim
ngạch thương mại thế giới . Để thâm nhập được vào thị trường EU rộng lớn và
đầy tiềm năng đối với ngành xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam
cần nghiên cứu và nắm rõ đặc điểm của thị trườ
ng EU, kênh phân phối của thị
trường EU.
Bên cạnh các trung tâm phân phối lớn, hệ thống phân phối châu Âu còn có
các hình thức khác như: hợp tác xã, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, dây chuyền phân
phối, người tiêu thụ,....... tạo thành một mạng luới phân phối rộng lớn.
Phân phối là một khâu cực kỳ quan trọng trong việc đưa một sản phẩm đến tay
người tiêu dùng, do mỗi nước có một đặc tính thương mại và giao dịch khác
nhau nên để tiếp cậ
n và tham gia được vào cả một khối thị trường chung châu
Âu cần phải nắm rõ được đặc tính của các loại sản phẩm đang lưu hành trên thị
trường châu Âu , cắch thức phân phối từng mặt hàng trên từng thị trường, cách
tiếp cận thị truờng và chiến lược tiếp cận thị trường đó như thế nào.

IV. Chính sách thương mại của EU :
EU ngày nay được xem như một đạ
i quốc gia ở châu Âu, bởi vậy, chính sách
thương mại chung của EU cũng giống như chính sách thương mại của một quốc
gia . Nó bao gồm chính sách thương mại nội khối và chính sách thương mại quốc
tế với phần còn lại của thế giới. Trước tiên, chúng ta xem xét chính sách thương

22

mại nội khối của các nước thành viên EU
1, Chính sách thương mại nội khối của EU
Chính sách thương mại nội khối của EU tập trung vào việc xây dựng và
vận hành thị trường chung châu Âu nhằm xóa bỏ việc kiểm soát biên giới quốc
gia , biên giới hải quan ( cụ thể là các hàng rào thuế quan và phi thuế quan ) để
tự do lưu thông hàng hóa , dịch vụ , vốn và lao động ; và điều hòa các chính sách
kinh tế và xã hội của các nước thành viên. Th
ị trường chung châu Âu dựa trên
nền tảng của việc tự do di chuyển bốn yếu tố cơ bản là hàng hóa, dịch vụ, vốn và
lao động .
_ Tự do lưu thông hàng hóa : Theo hiệp ước về Liên minh châu Âu để hàng
hóa được tự do lưu thông trên thị trường chung, các nước EU đều thỏa thuận tiến
hành các phương châm sau :
+ Xóa bỏ hoàn toàn mọi loại thuế quan đánh vào hàng hóa xuất nhập
khẩu giữa các nước thành viên EU
+ Xóa bỏ hạ
n ngạch áp dụng trong thương mại nội khối
+ Xóa bỏ tất cả các "biện pháp tương tự " hạn chế về số lượng; các biện
pháp hạn chế dưới hình thức là các quy chế và quy định về cấu thành sản phẩm,
đóng gói, tiêu chuẩn công nghiệp và an toàn kỹ thuật thông qua vận dụng hai
nguyên tắc: điều hòa và công nhận lẫn nhau
+ Xóa bỏ tất cả các rào cản về thuế giữa các nước thành viên
_ Tự do di chuyển lao động: Để đảm bảo việc tự do đi lại và cư trú trên lãnh
thổ EU, các nước thành viên đều nhất trí đảm bảo các quyền sau cho công dân
của họ: Tự do đi lại về mặt địa lý; Tự do di chuyển về nghề nghiệp; Nhất thể hóa
về xã hội; Tự do cư trú.
_ Tự do lưu thông dịch vụ: Việc tự do lưu chuyển của dịch vụ có th
ể được thực
hiện theo những cách sau: Tự do cung cấp dịch vụ; Tự do hưởng các dịch vụ; Tự
do chuyển tiền bằng điện tín; Công nhận lẫn nhau bằng các văn bằng .


23
_ Tự do lưu thông vốn : Trong một thời gian dài, thương mại tự do về hàng
hóa và dịch vụ sẽ không thể duy trì được nếu vốn không được lưu chuyển tự do
và được chuyển tới nơi nó được sử dụng một cách có hiệu qủa kinh tế nhất
Để thực hiện đượcviệc tự do lưu chuyển về vốn trong nội bộ khối, EU đã
áp dụng các chính sách chủ
yếu sau: Tháo dỡ tất cả các hạn chế về ngoại hối,
thống nhất luật pháp và các nguyên tắc quản lý thị trường vốn của các nước
thành viên, thanh toán tự do ( việc thanh toán có thể thanh toán bằng bất cứ
đồng tiền quốc gia của một nước thành viên nào). Mục đích của tất cả các chính
sách này là thống nhất các thị trường tài chính .
Tất cả các biện pháp để xây dựng một thị trường chung châu Âu
đã được
trình bày ở trên cũng đảm bảo tạo ra các cơ hội tương tự cho mọi người trong thị
trường chung và ngăn ngừa cạnh tranh do sự méo mó về thương mại. Một thị
trường đơn lẻ không thể vận hành một cách suôn sẻ nếu như không thống nhất
các điều kiện cạnh tranh áp dụng. Vì mục đích này, các nước EU đều nhất trí tạo
ra một hệ th
ống bảo hộ sự cạnh tranh tự do trên thị trường.

2, Chính sách thương mại quốc tế của EU
Thương mại quốc tế là tất cả những hoạt động về trao đổi, mua bán hàng
hóa và dịch vụ giữa các nước trên thế giới, lấy tiền tệ làm môi giới và theo
nguyên tắc ngang giá. Chính sách thươngg mại quốc tế là một bộ phận của chính
sách kinh tế của một nước, việ
c đề ra được một chính sách ngoại thương hợp lý
và phù hợp với xu thế quốc tế hóa sẽ giúp các nước khai thác và phát huy được
các thế mạnh của mình một cách có lợi nhất. Chính vì vậy, để có thể thiết lập
quan hệ kinh tế thương mại và thâm nhập vào thị trường của một nước hoặc một

khu vực liên kết kinh tế thì chúng ta cần phải nghiên cứu và hiểu rất rõ chính
sách thương mại quố
c tế của nước đó

24
Hiện nay, tất cả các nước thành viên EU cùng áp dụng một chính sách
ngoại thương chung đối với các nước ngoài khối. Uỷ ban châu Âu là người đại
diện duy nhất cho Liên minh châu Âu trong việc đàm phán, ký kết các hiệp định
thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này. Chính sách ngoại thương
của EU được xây dựng trên các nguyên tắc sau:
Không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng.
Các biện pháp được áp dụng phổ bi
ến trong chính sách này là thuế quan ,
hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu
EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hóa và sẽ kết thúc vào năm 2004.
Hiện nay 15 nước của EU đang cùng áp dụng một biểu thuế quan chung đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu. Đối với hàng nhập khẩu vào khối, mức thuế trung bình
đánh vào hàng nông sản là 18% , còn hàng công nghiệp chỉ là 2%
Các chính sách phát triển ngoại thương của EU t
ừ 1951 đến nay là những cụm
chính sách chủ yếu sau: Chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách thay thế
nhập khẩu, chính sách tự do hóa thương mại, chính sách hạn chế xuất khẩu tự
nguyện
Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các
biện pháp: Chống bán phá giá và chống trợ cấp xuất khẩu. Không chỉ dừng lại
ở các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại, EU còn sử

dụng một biện pháp để đẩy mạnh thương mại với các nước đang phát triển, đó là
hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) - một công cụ quan trọng của EU để hỗ trợ các
nước nói trên. Bằng cách này, EU có thể làm cho các nước đang phát triển dễ

dàng thâm nhập vào thị trường của mình.

V, Tình hình nhập khẩu và những quy định của EU về nhập khẩu trong
những nă
m gần đây.
1, Tình hình nhập khẩu của EU

25
Hàng năm, song song với việc xuất khẩu một khối lượng lớn hàng hóa sang các
nước thì EU cũng nhập khẩu rất nhiều hàng hóa từ khắp các nước trên thế giới
để bổ sung và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Trị giá thương mại của
EU đều tăng nhanh qua các năm là nhờ kim ngạch xuất và nhập khẩu đều tăng.
Trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Liên minh châu Âu thì tỷ
trọng của
xuất khẩu và nhập khẩu không chênh lệch nhau nhiều lắm, trong giai đọan từ
1994-1997 cán cân thương mại của EU luôn trong tình trạng xuất siêu.

Bảng 1
: Đặc điểm và sự tăng trưởng ngoại thương của EU trong giai đoạn
từ năm 1994 - 1997

Năm
Chỉ tiêu

1994

1995

1996


1997
Tổng kim ngạch XNK 1,303,41 1,463,12 1,532,37 1,572,51
Kim ngạch xuất khẩu 680.93 749,87 793,87 814,66
Kim ngạch nhập khẩu 622,48 713,25 738,5 757,85
Trị giá xuất siêu 58,45 36,62 55,37 56,81
Tỷ trọng của XK trong
tổng kim ngạch XNK
(%)
52,24 51,25 51,80 51,80
Tỷ trọng của NK trong
tổng kim ngạch XNK
(%)
47,76 48,75 48,20 48,20

Nguồn : Tạp chí Nghiên cứu châu Âu - số 3/2000

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của EU: Sản phẩm thô chiếm khoảng 29,74%
kim ngạch nhập khẩu hàng năm, sản phẩm chế tạo chiếm trên 67,19% các sản

×