Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA THỰC VẬT BIẾN ĐỔI GEN TỚI SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT Đậu tương FG72 chống chịu thuốc trừ cỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.61 KB, 31 trang )

Cơng ty TNHH Bayer
Việt Nam.

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA THỰC VẬT BIẾN ĐỔI
GEN TỚI SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Đậu tương FG72 chống chịu thuốc trừ cỏ

CTY TNHH BAYER VIỆT NAM
Tháng 05, 2016
Toàn bộ dữ liệu và số liệu trong hồ sơ đăng ký này được bảo vệ bản quyền và không
được sử dụng, sao chép hay đưa cho bên thứ ba nếu khơng có được sự đồng ý của
các tác giả


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật ni

TĨM TẮT
Đậu tương mang sự kiện chuyển gen FG72 mang hai gen hppdPfW336 và
2mepsps, khi biểu hiện trong cây trồng, sản sinh ra hai protein là HPPD W336 (4hydroxyl phenyl-pyruvate-dioxygenase) và 2mEPSPS (5-enolpyruvyl-shikimate-3phosphate synthase). Việc biểu hiện 2 protein HPPD W336 và 2mEPSPS tương ứng tạo
ra khả năng chống chịu với thuốc trừ cỏ isoxaflutole và glyphosate cho cây đậu tương
mang sự kiện chuyển gen này.
Việc trồng trọt các giống đậu tương chống chịu thuốc trừ cỏ mang sự kiện biến đổi
gen FG72 cung cấp cho ngưởi sản xuất các lựa chọn mới trong kiểm soát cỏ dại bằng
việc sử dụng thuốc trừ cỏ isoxaflutole (IFT) kết hợp với thuốc trừ cỏ glyphosate.
Glyphosate được sử dụng rộng rãi trong canh tác các dòng đậu tương chống chịu thuốc
trừ cỏ và trong các hệ thống sản xuất cây nông nghiệp khác. Khả năng chống chịu các


loại thuốc trừ cỏ IFT đưa ra một lựa chọn khác cho việc kiểm soát cỏ dại đối với người
sản xuất đậu tương. Các loại thuốc trừ cỏ IFT kiểm sốt cỏ dại thơng qua một phương
thức hoạt động mới trên đậu tương, có hiệu quả đối với nhiều loại cỏ có khả năng kháng
thuốc trừ cỏ glyphosate trên đồng ruộng. Thuốc trừ cỏ IFT có thể được sử dụng một cách
linh hoạt trong các giai đoạn như: trước khi gieo hạt, tiền nảy mầm, hậu nảy mầm đối với
đậu tương FG72.
Các thông tin cung cấp trong hồ sơ này bao gồm đặc điểm phân tử, phân tích so
sánh thành phần, đặc tính nơng học, an tồn thực phẩm và thức ăn chăn ni đối với đậu
tương mang sự kiện FG72. Các điểm chính về đánh giá an toàn bao gồm:
1. Gen 2mepsps và hppdPfW336 được đưa vào bộ gen đậu tương dưới dạng một
cấu trúc gen đơn bằng phương pháp chuyển gen trực tiếp. Các trình tự điều hịa được sử
dụng trong cấu trúc gen này có nguồn gốc từ các cây trồng thơng thường hay từ nguồn vi
sinh vật bệnh cây đã và đang được sử dụng một cách an tồn nhiều trong cơng nghệ sinh
học thực vật nhiều năm nay. Trình tự khung và các gen kháng kháng sinh từ vector mang
đoạn chuyển không tồn tại trong đậu tương mang sự kiện FG72.
2. Đậu tương mang sự kiện FG72 có hai bản sao của gen 2mepsps và
hppdPfW336. Phân tích tin sinh với tồn bộ trình tự ADN của đoạn chèn trong sự kiện
FG72 không cho thấy bất kỳ bằng chứng nào về sự biểu hiện không mong muốn của gen.
Đoạn chèn trong sự kiện FG72 được tích hợp vào nhiễm sắc thể của cây chủ và cho thấy
bền vững về mặt cấu trúc qua nhiều thế hệ.
3. Khơng có bất kỳ tác động bất lợi nào liên quan với protein 2mEPSPS. Nguồn
gốc của protein 2mEPSPS là ngơ, vốn loại cây an tồn được sử dụng rộng rãi làm thực
phẩm hay thức ăn chăn ni. Protein EPSPS có mặt rộng rãi trong tự nhiên, biểu hiện


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật nuôi

trong nhiều loại cây thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Gen 2mepsps được tạo ra bằng việc
đưa đột biến vào gen gốc epsps của ngô (wt epsps), do vậy protein EPSPS bị thay đổi so

với protein tự nhiên ở 2 axit amin (do vậy gọi là 2mEPSPS). Sự biến đổi này giúp giảm
hoạt lực liên kết của protein với glyphosate, cho phép protein này duy trì hoạt tính
enzyme khi có mặt của thuốc trừ cỏ. Protein 2mEPSPS khơng có sự tương đồng về trình
tự axit amin với các chất gây dị ứng đã biết và nó bị phân giải nhanh trong dịch giả dạ
dày và dịch giả ruột người. Protein 2mEPSPS cũng khơng có sự tương đồng trình tự axit
amin với các chất gây độc đã biết và không thể hiện bất kỳ tác động nào trong nghiên cứu
độ độc cấp tính trên chuột.
4. Khơng có bất kỳ tác động bất lợi nào liên quan với protein HPPD W336. Gen
gốc hppd (wt hppd) được phân lập và nhân bản từ vi khuẩn Pseudomonas fluorescens.
Một axit amin thay thế được đưa vào gen gốc wt hppd Hình thành nên gen bị biến đổi
hppdPfW336. Việc biến đổi này giảm tính mẫn cảm của enzyme HPPD với thuốc trừ cỏ
isoxaflutole. Protein biến đổi HPPD W336 có độ tương đồng lớn hơn 99.5% so với
protein HPPD gốc từ vi khuẩn P. fluorescens và có khả năng chống chịu với isoxaflutole
(IFT). Protein HPPD W336 khơng có sự tương đồng về trình tự axit amin với các chất
gây dị ứng đã biết và nhanh chóng bị phân giải trong dịch giả dạ dày và dịch giả ruột của
người. Kết quả so sánh tìm kiếm về sự tương đồng với các chất gây độc đã biết, protein
HPPD W336 cho thấy chỉ có tương đồng với các protein HPPD từ các nguồn khác.
Protein HPPD W336 không gây biểu hiện gì trong nghiên cứu độc cấp tính trên chuột kéo
dài 28 ngày.
5. Mức biểu hiện của 2 protein 2mEPSPS và HPPD W336 đã được phân tích và
đánh giá trong các mô cây (bộ phận cây) khác nhau theo các thời gian sinh trưởng khác
nhau. Mức độ biểu hiện của 2 protein này cũng được xác định trong hạt thu hoạch từ
ruộng trồng. Như mong muốn, hai protein 2mEPSPS và HPPD W336 đều được tìm thấy
trong các mơ của đậu tương FG72 và trong các mẫu phân tích. Khơng có sự khác biệt về
mức độ biểu hiện (khoảng giá trị) của protein 2mEPSPS và HPPD W336 giữa đậu tương
FG72 được phun hay không được phun với glyphosate và isoxaflutole.
6. Phân tích tương đương thành phần của đậu tương FG72 và đối chứng khơng
chuyển gen của nó cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa nào về thành phần của hạt
đậu tương cũng như các sản phẩm chế biến, bao gồm các thành phần có lợi cho sức khỏe,
các chất chống dinh dưỡng hay dị ứng nội sinh của đậu tương.



Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật ni

PHẦN I. THƠNG TIN CHUNG
1. Thơng tin cá nhân đăng ký:
-

Tên tổ chức đăng ký: Công ty TNHH Bayer Việt Nam
Người đại diện của tổ chức: Tổng Giám đốc – Kohei Sakata
Đầu mối liên lạc của tổ chức: T.S Đặng Ngọc Chi – Giám đốc đăng ký
Địa chỉ: Lô 118/4, Khu Cơng Nghiệp Amata, phường Long Bình, Thành Phố
Biên Hịa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (+ 84 61) 8 877 120
Fax: (+ 84 61) 3 936 951
Email:

2. Tên thực vật biến đổi gen:
-

Tên thông thường:
Đậu tương, đậu nành
Tên khoa học:
Glycine max L. Merr.
Tên thương mại:
Balance™ GT
Sự kiện chuyển gen:
FG72
Tính trạng liên quan đến gen được chuyển: chống chịu thuốc trừ cỏ

glyphosate và isoxaflutole
Mã nhận diện duy nhất (nếu có): MST-FGØ72-2


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật ni

PHẦN II. THƠNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÂY CHỦ NHẬN GEN
1. Tên cây chủ nhận gen
a) Tên khoa học: Glycine max L. Merr.
b) Tên thơng thường: Đậu tương
c) Vị trí phân loại:
Họ:
Họ phụ:
Tộc:
Chi:
Chi phụ:
Lồi:

Leguminoseae
Papilionoideae
Phaseoleae
Glycine
Soja
max

2. Thơng tin liên quan đến cây chủ nhận gen

Lịch sử canh tác, phát triển và chọn tạo giống
Đậu tương được trồng rộng rãi trên thế giới và có lịch sử sử dụng an tồn. Các

bằng chứng lịch sử và địa lý cho thấy đậu tương được thuần hố đầu tiên tại miền Đơng
của Trung Quốc, vào giữa thế kỷ 17 đến thế kỷ 11 trước công nguyên. Đậu tương trồng
đầu tiên ở Hoa Kỳ năm 1765 và ở Canada vào năm 1893 ở bang Ontario với mục đích
làm thức ăn chăn ni. Hiện nay, đậu tương được trồng như một cây trồng thương mại ở
hơn 35 quốc gia trên thế giới. Các nước trồng đậu tương chính năm 2013 là Hoa Kỳ,
(89,483 triệu tấn), Brazil (81.699.787 tấn) và Argentina (49.306.201 tấn). Trên thế giới,
năm 2011 lượng đậu tương nhập khẩu là khoảng 95 triệu tấn. Trung Quốc là quốc gia
nhập khẩu đậu tương nhiều nhất với lượng nhập khẩu là 52 triệu tấn. Nghiên cứu chi tiết
về sản xuất đậu tương trong vòng 5 năm qua, chủ yếu ở các nước hay các vùng trồng đậu
tương chính được trình bày trong báo cáo của Buettcher, 2014 (M-295548-05-1).
Đậu tương có lịch sử an tồn cho việc sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn
nuôi. Thức ăn chăn ni có sử dụng cả cây đậu tương hoặc các sản phẩm từ q trình chế
biến. Chỉ trong vịng 2 thập kỷ qua, một lượng rất lớn sản phẩm từ đậu tương đã được
chuyển hoá vào các sản phẩm thực phẩm cho con người, hầu hết là sản phẩm tấm (flake)
đậu tương loại béo. Vỏ đậu tương có thể chiếm tới tới 20% trong khẩu phần thức ăn cho
gia cầm và gia súc, đối vơi hạt đậu tương có thể được sử dụng 15 – 25%. Có một số hợp
chất trong cây họ đậu và đậu tương là chất chống dinh dưỡng cho người và động vật như
axit phytic, các chất ức chế protease, lectin (chất ngưng kết hồng cầu) và các
oligosaccharit (stachyose và raffinose). Quy trình chế biến, bao gồm các công đoạn gia


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật nuôi

nhiệt, sẽ làm bất hoạt các chất chống dinh dưỡng trong đậu tương thô. Đối với thực
phẩm, dầu đậu tương là phần được tiêu thụ nhiều nhất. Dầu tinh chế trên thực tế khơng
mang protein. Nhìn chung, đậu tương và các sản phẩm của nó có lịch sử sử dụng an tồn
làm thực phẩm và thức ăn chăn ni (OECD, 2012 M-232784-02-1).
Thơng tin về sự an tồn của cây nhận gen
Giống như các loài cây họ đậu khác, đậu tương cũng mang một số thành phần

chống dinh dưỡng đối với con người và động vật. Đây là các chất ức chế protease, lectin
(chất ngưng kết hồng cầu), oligosaccharide (stachyose và raffinose), axit phytic, các
phytoestrogen, các phospholipid, sterol và saponin.
Đậu tương thuộc một trong 8 nhóm thực phẩm có tới 90% các chất gây dị ứng
thực phẩm thông qua IgE (IgE-mediated food allergies). Dị ứng đậu tương là khá phổ
biến đối với con người, chiếm khoảng 0,3-0,7% dân số. Trong nhiều trường hợp, tính dị
ứng với đậu tương sẽ mất đi khi trẻ lớn lên. Hơn nữa, một số nghiên cứu về khả năng gây
dị ứng của dầu đậu tương tinh luyện cho thấy hàm lượng protein có mặt trong dầu tinh
luyện không gây ra bất kỳ phản ứng dị ứng nào với phần lớn những cá nhân có dị ứng với
đậu tương.
Đậu tương thuộc một trong 8 nhóm thực phẩm có làm thức ăn chăn ni và thực
phẩm. Các cơng đoạn chế biến đậu tương thô để tạo ra dầu đậu tương tinh luyện và các
protein tách chiết nhằm bất hoạt các nhân tố chống dinh dưỡng và tăng khả năng phân
giải của các protein (OECD, 2012 M-232784-02-1; Hui, 1992 M-204737-01-1). Mặc dù
nó mang những chất chống dinh dưỡng, nhưng có thể bị giảm đi trong các q trình chế
biến khác nhau, đậu tương vẫn được sử dụng làm thực phẩm từ năm 3000 trước công
nguyên. Đậu tương chiếm vị trí hàng đầu trong các loại cây trồng và là nguồn cung cấp
quan trọng nhất các protein và dầu thực vật. Ở Bắc Mỹ và Châu Âu, các sản phẩm thực
phẩm từ đậu tương được sử dụng chủ yếu ở dạng dầu tinh chế như magarin, shortening,
dầu rán hoặc dầu salat. Nó cũng được sử dụng trong nhiều thực phẩm khác như đậu phụ,
nước tương, các sản phẩm giả thịt và giả sữa. Khô dầu đậu tương được sử dụng để bổ
sung vào thức ăn chăn nuôi. Trong công nghiệp, các sản phẩm từ đậu tương có thể được
sử dụng cho sản xuất sinh khối nấm men, kháng thể hay sử dụng trong sản xuất xà phòng
và chất tẩy rửa.
Đậu tương có một lịch sử lâu dài cho việc sử dụng an tồn làm thực phẩm và thức
ăn chăn ni. Trung tâm khởi điểm nguồn gen và thuần hoá đậu tương là miền trung
Trung Quốc. Việc thuần hoá đậu tương được bắt đầu từ Thời đại nhà Trương trong những
năm1700 đến năm 1000 trước cơng ngun. Sau đó đậu tương được lan truyền từ Trung
Quốc đến các khu vực khác của Dông Nam và Trung nam Châu Á từ thế kỷ thứ nhất đến
thế kỷ thứ 15 và 16 sau công nguyên. Ngày nay, đậu tương được trồng thương mại ở hơn

35 quốc gia trên thế giới.


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật nuôi

Đậu tương, được trồng chủ yếu để lấy hạt, với mục đích chính là cung cấp dầu
thực vật làm thực phẩm và protein cho chăn ni. Sản phẩm chính từ đậu tương được sử
dụng trong thực phẩm là dầu tinh chế và các sản phẩm từ dầu tinh chế như bơ thực vật,
các loại shortening, và các loại dầu rán, dầu salad. Đậu tương cũng được sử dụng trong
nhiều loại thực phẩm khác nhau, gồm có đậu phụ, nước tương, sữa mô phỏng (simulated
milk) và các sản phẩm thịt mô phỏng (giả thịt). Khô đậu tương được sử dụng làm phụ gia
của thức ăn chăn ni. Đậu tương có thể được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác
nhau từ sản xuất sinh khối nấm men, kháng thể đến sản xuất xà phịng và các chất tẩy
rửa. Hầu hết khơ đậu tương, khoảng 97% được sử dụng là thức ăn chăn nuôi với 46% sử
dụng cho gia cầm, 32% cho lợn, và 9% cho bò sữa và bò thịt. Một lượng thức ăn từ đậu
tương cũng được làm thực phẩm cho thú ni (pet). Ngày nay có ba sản phẩm chính từ
đậu tương là: hạt, dầu và khơ dầu. Hạt đậu tương cũng được sử dụng để chế biến thành
thực phẩm cho rất nhiều cộng đồng dân cư. Các sản phẩm tiêu thụ trực tiếp không qua bất
kỳ một quá trình chế biến cơng nghiệp nào là các loại sản phẩm lên men như tempeh,
miso, các loại snack hay làm thế liệu trong sản xuất các sản phẩm bánh. Có một số
phương pháp chế biến đậu tương cơ bản, trong đó thơng dụng nhất là sử dụng các loại
dung mơi trong q trình tách chiết.
PHẦN III. THƠNG TIN VỀ SINH VẬT CHO GEN
1. Tên của sinh vật cho gen
1.1.
-

1.2.


Sinh vật cho gen 2mEPSPS
Tên khoa học: Zea mays
Tên thường gọi: ngô, bắp
Vị trí phân loại:
 Bộ:
Maydeae
 Họ:
Hồ thảo, Poaceae
 Chi:
Zea
 Lồi:
mays
 Loài phụ:
mays
Sinh vật cho gen hppdPf W336

- Tên khoa học: Pseudomonas fluorescens
- Tên thường gọi: Pseudomonas
- Vị trí phân loại:
 Bộ:

Bacteria


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật ni

 Họ:
 Chi:


Pseudomonadaceae
Pseudomonas

Lồi: dịng A32
2. Thơng tin liên quan đến sinh vật cho gen.
Dạng nguyên gốc của protein EPSP (wt-EPSPS) được tách chiết từ cây ngô (Zea
mays) , đây là cây trồng phổ biến trong tự nhiên, thường được con người và động vật sử
dụng một cách an toàn từ lâu. Ngô không được xem là loại thực phẩm gây độc hay dị ứng
cho con người và động vật dù đã được sử dụng rộng rãi trong chế độ dinh dưỡng từ nhiều
thế kỷ. Trình tự các axit amin của protein 2mEPSPS biểu hiện trong đậu tương FG72
tương đồng với protein 2mEPSPS biểu hiện trong ngô mang sự kiện GA21 và bơng mang
sự kiện GHB614.
Khơng có quan ngại nào về sự an tồn liên quan đến protein 2mEPSPS. Tóm lại,
protein 2mEPSPS khơng gây ra quan ngại nào về an tồn đối với thực phẩm và thức ăn
chăn nuôi.
Gen bị biến đổi 2mepsps đã được giải trình tự hồn tồn, mã hóa protein có khối
lượng phân từ là 47 kDa gồm 445 axit amin. Protein này khác với protein nguyên gốc
EPSPS của ngơ ở 2 axit amin (Thr ở vị trí 102 thay thế cho Ile và Pro ở vị trí 106 thay thế
bằng Ser), và giữ nguyên các đặc tính enzyme, ngoại trừ giảm sự mẫn cảm với
glyphosate. Do đó, protein này cũng được xem là an toàn như với protein EPSPS nguyên
gốc.
Protein HPPD rất phổ biến trong tự nhiên, có mặt trong hầu hết các giới sinh vật,
gồm có vi khuẩn, nấm, cây trồng, động vật bao gồm cả động vật có vú. Protein HPPD tuy
từ nhiều nguồn khác nhau nhưng có cùng một cấu trung chung. Mặc dù protein HPPD từ
vi khuẩn P. fluorescens có tỷ lệ tương đồng của trình tự các axit amin nhìn chung là thấp
so với HPPD từ cây trồng và động vật (21% và 29%), so sánh trình tự của HPPD từ các
nguồn khác nhau cho thấy có 27 axit amin trên tổng số 350 axit amin là hoàn toàn được
bảo toàn (conserved) trong các HPPD từ các nguồn khác nhau (Yang, C.; et al.; 2004; M357491-01). Protein HPPD có mặt trong nhiều loại thực phẩm có lịch sử sử dụng an tồn
từ thực vật, nấm hay động vật, chẳng hạn như cà rốt, lúa mạch, lợn và bị. Do đó có thể
thấy protein HPPD có lịch sử sử dụng an tồn. Hơn nữa, Pseudomonas fluorescens, là

sinh vật cho protein HPPD protein, cũng có lịch sử sử dụng an tồn. Vi khuẩn P.
fluorescens có mặt rộng rãi trong mơi trường đất, nước và thực phẩm (Bossis, E. et al.,
2000. M-357725-01). Vi khuẩn này có nhiều ứng dụng tốt trong nơng nghiệp cũng như
trong xử lý sinh học (Fliessbach, A. et al., 2009. M-357509-01, OECD; 1997, M-35752801). Vi khuẩn P. fluorescens cũng được sử dụng trong y dược để sản xuất các loại kháng
sinh là axit pseudomonic (còn được gọi là mupirocin), được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm
trùng do Staphylococcus aureus gây ra (Hothersall, J. et al., 2007. M-357706-01).


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật nuôi

Thông tin về việc đã và đang sử dụng trong chuỗi thực phẩm, thức ăn chăn
nuôi và con đường phơi nhiễm khác
Ngơ có lịch sử sử dụng an tồn làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Một lượng
không đáng kể của các chất chống dinh dưỡng và gây dị ứng có mặt trong hạt ngơ được
loại bỏ qua quy trình chế biến cơng nghiệp thơng thường.
Ngơ tự nhiên đã mang các chống dinh dưỡng và chất gây dị ứng. Axit phytic có
mặt trong ngơ tồn tại ở dạng liên kết với phôtpho vào khoảng 60-70% (phytate). Do tồn
tại chủ yếu ở dạng phytate, nên lượng phốtpho có thể sử dụng được sẵn có trong ngơ (có
thể sử dụng được) chỉ có dưới 15% cho động vật khơng nhai lại. Thông thường người ta
thường đưa thêm phytase vào khẩu phần dinh dưỡng cho lợn và gia cầm để nâng cao việc
sử dụng phốtpho. Thành phần axit phytic trong hạt ngô thay đổi từ 0,45 – 1% trọng lượng
khô.
Raffinose là một oligosaccharide khơng tiêu hố được. Raffinose được xếp vào
một chất kháng dinh dưỡng do việc tạo ra khí và làm cho đầy hơi khi sử dụng thành phần
này. Raffinose không phải là chất gây độc nhưng có thể gây ra sự khó chịu. Có thể loại
trừ thành phần này ra khỏi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi bằng cách ngâm, nấu, xử lý
với enzyme, dung môi hay tia hồng ngoại. Tỷ lệ của raffinose trong ngô là 0,21 – 0,31%;
hàm lượng tiêu thụ mỗi ngày 15g được cho là an tồn.
Ngơ mang hàm lượng thấp các chất ức chế trypsin và chymotrypsin, khơng chất

nào có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng.
Ngô thông thường không phải là một loại thực phẩm gây dị ứng, dù trong vài
trường hợp, một số phản ứng dị ứng đã được ghi nhận. Các báo cáo về ảnh hưởng dị ứng
của ngơ gồm có dị ứng trên da, hệ tiêu hoá và các vấn đề về hơ hấp (OECD, 2002 M232424-01-1).
Protein HPPD có mặt trong nhiều loại thực phẩm cho con người, có nguồn gốc từ
thực vật, nấm hay động vật, với ghi nhận an toàn như cà rốt (Daucus carota, mã O23920;
Garcia et al., 1997), lúa mạch Hordeum vulgare (mã O48604; Falk et al., 2002), thịt lợn
(Sus scrofa, mã Q02110; Endo, 1992) và thịt bị (Bos Taurus, mã Q5EA20; Harhay,
2005). Do đó, protein HPPD có một lịch sử sử dụng an tồn. Hơn nữa, vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens, là sinh vật cho protein HPPD W336, cũng có lịch sử sử dụng
an tồn. P. fluorescens có mặt rộng rãi trong môi trường như đất, nước và thực phẩm
(Bossis, E., et al., 2000, M-357725-01). Vi khuẩn này có nhiều tác dụng tốt trong nơng
nghiệp cũng như trong xử lý sinh học (Fliessbach, A. et al., 2009. M-357509-01, OECD;
1997, M-357528-01). Vi khuẩn P. fluorescens cũng được sử dụng trong y dược để sản
xuất các loại kháng sinh là axit pseudomonic (còn được gọi là mupirocin), được sử dụng
để ngăn ngừa nhiễm trùng do Staphylococcus aureus (Hothersall, J. et al., 2007. M357706-01).


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật ni

PHẦN IV. THƠNG TIN VỀ THỰC VẬT BIẾN ĐỔI GEN
1. Thông tin về phương pháp được sử dụng để chuyển gen
Đậu tương mang sự kiện chuyển gen FG72 có khả năng kháng thuốc trừ cỏ
glyphosate và isoxaflutole (IFT), đây là hai loại thuốc trừ cỏ thường được dùng đồng thời
để kiểm soát cỏ dại khi trồng đậu tương với ưu điểm an tồn và thân thiện mơi trường.
Biện pháp này tạo cho đậu tương FG72 có thể chống chịu với loại thuốc trừ cỏ
glyphosate có phổ rộng (tính chọn lọc kém) với isoxaflutole nhằm kiểm soát các loại cỏ
kháng glyphosate hoặc để tạo khả năng bảo vệ với dư lượng thuốc trừ cỏ.
Gen đột biến kép 5-enol pyruvylshikimate-3-phosphate synthase (2mepsps) mã

hố cho protein 2mEPSPS. Trình tự mã hố 2mepsps được tạo ra bằng cách gây đột biến
tại 2 điểm trên gen epsps tự nhiên của ngô (Zea mays). Sự biểu hiện của protein
2mEPSPS sẽ tạo ra tính kháng thuốc trừ cỏ glyphosate. Gen 2mepsps đã được sử dụng để
tạo ra tính kháng thuốc trừ cỏ glyphosate cho nhiều loại cây trồng khác nhau gồm ngô,
bông, cải dầu và đậu tương (Herouet-Guicheney et al., 2009).
Gen hppdPfW336 mã hoá cho protein HPPD W336. Protein phydroxyphenylpyruvate dioxygenase (HPPD) tự nhiên có mặt phổ biến, nó được tạo ra
bởi vi khuẩn, nấm mốc, thực vật, động vật bao gồm cả động vật có vú. Protein HPPD
W336 được tạo ra bằng cách thay đổi 1 axit amin trong protein HPPD tự nhiên của
Pseudomonas fluorescens. Sự tạo thành ở mức độ cao của protein HPPD W336 trong cây
trồng tạo khả năng kháng thuốc trừ cỏ isoxazole cho chúng (chẳng hạn như isoxaflutole;
IFT).
Đậu tương Glycine max giống Jack được biến đổi di truyền bằng phương pháp
chuyển gen trực tiếp của đoạn cắt SalI từ plasmid pSF10 vào phôi của tế bào G. max
(Pelissier, B., 2009; M-353422-01). Các tế bào nhận gen được chọn lọc dựa trên tính
kháng isoxaflutole và sau 1 vòng nhiều lần nhân lên với sự có mặt của các tác nhân chọn
lọc, được tái sinh thành phôi và nảy chồi trong điều kiện không có tác nhân chọn lọc. Các
cá thể cây non tiếp đó được chuyển vào trồng trong nhà kính và glyphosate được sử dụng
làm tác nhân chọn lọc đồng thời nhằm đánh giá khả năng kháng thuốc trừ cỏ này. Cây
còn tồn tại sau chọn lọc được cho ra hoa và tạo hạt.
Thông tin về đoạn DNA chèn vào được mô tả chi tiết trong phần IV.B.2a đến c
dưới đây.
-

Cấu trúc biểu hiện gen 2mepsps

Cấu trúc biểu hiện này nằm trên plasmid pSF10 được mô tả: “Ph4a748-intron1
h3At-TPotpC::2mepsps::3’histonAt” bao gồm:
+ Promoter Ph4a748 và intron 1 h3At



Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật ni

Trình tự của promoter Ph4a748 được lấy từ gen histone H4 Arabidopsis thaliana
(Chabouté et al., 1987). Promoter Ph4a748 này được kết hợp với intron đầu tiên của gen
II của histone H3.III từ Arabidopsis thaliana (Chaubet et al., 1992) để tăng mức độ biểu
hiện mặc định (constitutive expression), đặc biệt trong các mơ thực vật có tốc độ phát
triển mạnh.
+ Peptide vận chuyển TPotp C
Peptide vận chuyển đã được tối ưu hố trình tự được lấy từ gen mã hố hợp phần
nhỏ RubisCO của ngơ và hướng dương, trình tự này sẽ dẫn protein trưởng tành ra
plastids, đây là nơi protein tự nhiên tồn tại (Lebrun et al., 1996).
+ trình tự mã hố 2mepsps
Trình tự mã hố epsps tự nhiên được lấy từ ngô (Zea mays) và được đột biến bằng
đột biến điểm trực tiếp tại 2 vị trí, tạo gen đột biến 2mepsps (Lebrun et al., 1997). Bộ ba
mã hoá methionine được thêm vào đầu N-terminal của protein 2mEPSPS để phục hồi
điểm cắt peptide vận chuyển. Đoạn mã hoá 2mepsps mã hoá cho 1 protein 47kDa, bao
gồm 445 axit amin.
+ trình tự kết thúc 3’histonAt
Vùng khơng dịch mã đầu 3’ (3’ UTR) của gen histone H4 từ Arabidopsis thaliana
(Chabouté et al., 1987) được sử dụng làm tín hiệu gắn polyA.
-

Cấu trúc biểu hiện gen hppdPfW336

Cấu trúc biểu hiện gen hppdPfW336 được viết tắt là : “Ph4a748ABBC-5’tevTPotpY::hppdPfW336::3’nos” gồm có:
+ Promoter Ph4a748 ABBC và trình tự tăng cường 5’tev
Promoter Ph4a748 cũng được dùng để điều khiển sự biểu hiện của gen
hppdPfW336, nhưng 1 đoạn trong trình tự promoter (vùng B) được nhân đơi để tăng hoạt
tính của promoter trong tế bào cây trồng. Kết hợp với trình tự dẫn từ virus gây bệnh cho

thuốc lá (tobacco etch virus) 5’tev (Carrington and Freed, 1990), promoter này sẽ tạo
mức độ biểu hiện của gen hppdPfW336 tới ngưỡng phù hợp đảm bảo tạo ra tính chống
chịu với IFT ở mức thường dùng trong nông nghiệp.
+ Trình tự peptide vận chuyển TPotp Y.
Trình tự peptide vận chuyển được tối ưu hố mang đoạn trình tự từ gen mã hố
cho hợp phần nhỏ RuBisCO của ngơ và hoa hướng dương, sẽ định hướng protein hoàn
thiện ra plastids vốn là nơi protein tự nhiên tồn tại (Lebrun et al., 1996).
+ Trình tự mã hố hppdPfW336.
Trình tự gen tự nhiên hppd lấy từ Pseudomonas fluorescens được đột biến bằng
đột biến điểm trực tiếp. Một điểm đột biến được tạo ra trong gen hppdPfW336 (Boudec et
al., 2001). Gen hppdPfW336 mã hoá cho một protein 40 kDa gồm 358 axit amin.
+ Trình tự kết thúc 3’ nos


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật nuôi

Vùng không dịch mã đầu 3’ (3’untranslated region) của gen mã hoá enzyme
nopaline synthase từ Agrobacterium tumefaciens được sử dụng làm tín hiệu gắn polyA.
2. Nêu những tính trạng và đặc điểm mới của thực vật biến đổi gen so với lồi
thực vật thơng thường tương ứng.
Đậu tương FG72 chứa đoạn gen 2mepsps được hợp nhất bền vững vào hệ gen để
tạo tính kháng thuốc trừ cỏ glyphosate và gen hppdPfW336 tạo tính kháng với chất ức
chế HPPD như thuốc trừ cỏ isoxaflutole (IFT). Các gen này được đưa vào đậu tương theo
phương pháp chuyển gen trực tiếp.
Gen 2mepsps được tạo ra từ gen epsps tự nhiên (wt-epsps) của ngô với sự đột biến
thay thế tại 2 điểm, kéo theo sự thay thế 2 axit amin trong trình tự protein, do vậy làm
giảm ái lực của protein 2mEPSPS với glyphosate, giúp nó duy trì được hoạt tính ngay cả
khi có mặt thuốc trừ cỏ. Nhờ đó, cây trồng mang gen này có đăc tính chống chịu với
thuốc trừ cỏ glyphosate (OECD; 1999; M-406417-01).

Gen tự nhiên (wt) hppd mã hoá cho protein HPPD được tách dòng từ
Pseudomonas fluorescens. Enzyme HPPD xúc tác bước thứ 2 trong con đường chuyển
hoá phân giải tyrosine và chịu trách nhiệm cho q trình chuyển hố từ phydroxyphenylpyruvate thành axit homogentisic. Để giảm sự nhạy cảm của enzyme
HPPD với thuốc trừ cỏ isoxaflutole, trình tự gen hppd được thay thế sao cho có một
glycin tại vị trí 336. Protein HPPD W336 được cải biến có độ tương đồng 99,5% so với
protein nguyên bản từ P. fluorescens nhưng chống chịu với thuốc trừ cỏ isoxaflutole
(IFT).
Đậu tương FG72 cung cấp cho người trồng một lựa chọn mới để kiểm soát cỏ dại
là sử dụng kết hợp thuốc trừ cỏ IFT với thuốc trừ cỏ glyphosate. Glyphosate được sử
dụng rộng rãi đối với đậu tương chống chịu thuốc trừ cỏ và các hệ thống sản xuất cây
nông nghiệp khác. Thuốc trừ cỏ IFT tạo ra một lựa chọn để kiểm soát cỏ dại cho người
trồng đậu tương. IFT kiểm sốt có dại một cách hiệu quả đối với nhiều loại cỏ dại kháng
thuốc hiện nay do cơ chế hoạt động của IFT là khá mới. IFT có thể được áp dụng một
cách linh hoạt vào các thời điểm trước khi gieo hạt, tiền nảy mầm và hậu nảy mầm.
Không có thay đổi trong quy trình chế biến cho đậu tương thông thường đối với
đậu tương FG72.
Đậu tương FG72 sẽ được trồng theo phương thức thông thường như đối với đậu
tương truyền thống, trừ sự khác biệt là thuốc trừ cỏ glyphosate và IFT có thể được dùng
để kiểm sốt cỏ dại trong quá trình trồng. Việc sử dụng 2 loại thuốc trừ cỏ này trong q
trình trồng khơng làm ảnh hưởng tới quá trình chế biến hạt sau thu hoạch. Như vậy, sự
biến đổi di truyền không nhằm mục đích làm thay đổi q trình chế biến mà chỉ ảnh
hưởng trực tiếp tới tính chống chịu thuốc trừ cỏ đặc hiệu. Cũng do vậy, khơng có một
quy trình chế biến mới nào cần được xây dựng để áp dụng cho chế biến các sản phẩm từ
đậu tương FG72.


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật nuôi

Lịch sử cấp phép và sử dụng thực vật biến đổi gen trên thế giới

Sự kiện đậu tương biến đổi gen FG72 đã được cấp phép an toàn cho thực phẩm và
thức ăn chăn nuôi tại 8 quốc gia Danh sách các quốc gia đã phê chuẩn cho cải dầu B.
napus RF3

Hoa Kỳ
Hàn Quốc
Australia / New
Zealand
Canada
Mexico
The Philippines
Taiwan




Thức
ăn
chăn
nuôi







2012

FSANZ











2012
2014
2015
2013

Malaysia





2014

CFIA, CaH
SdS
PhDA
DOH
MoNRE; (Jabatan
Biokeselamatan)


Quốc gia

Thực
phẩm

Năm cấp phép

Cơ quan cấp phép

2012/2012
2014/2013

FDA, USDA
MFDS (KFDA); RDA

Viết tắt:
FDA: Bộ thực phẩm và dược Hoa Kỳ

PhDA: Bộ nông nghiệp Phillippine

USDA: Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ

DOH: Bộ Y tế Đài Loan

MFDS: Bộ an toàn thực phẩm và dược
MoNRE: Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Hàn Quốc (tên trước đây là KFDA – Bộ Malaysia
quản lý thực phẩm và dược)
MHLW: Bộ Y tế, lao động và phúc lơi
RDA: Bộ nông nghiệp Hàn Quốc

Nhật Bản
FSANZ: Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm
MAFF: Bộ nông nghiệp, lâm nghiệp và
Australia & New Zealand
thủy sản
CFIA: Cơ quan giám sát thực phẩm
Canada
CaH: Bộ Y tế Canada


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật nuôi

PHẦN V. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC VẬT BIẾN ĐỔI
GEN ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI
Một yếu tố quan trọng trong đánh giá an tồn của thực phẩm và các thành phần
thực phẩm có nguồn gốc từ cây trồng biến đổi gen là đánh giá Tương đương cơ bản.
Đánh giá Tương đương cơ bản là cách tiếp cận khoa học, trong đó một cây trồng biến
đổi gen, là nguồn gốc của thực phẩm và thức ăn chăn ni đó, được so sánh với đối
chứng không chuyển gen tương đương. Mục tiêu của việc so sánh này là để đảm bảo
thực phẩm và thức ăn chăn ni có nguồn gốc từ cây trồng biến đổi gen đó có thành
phần và dinh dưỡng tương đương với thực phẩm và thức ăn chăn ni có nguồn gốc
từ đối chứng truyền thống khơng chuyển gen.
Phân tích thành phần được tiến hành để xác định các mức của các chất dinh
dưỡng chính, các chất chống dinh dưỡng trong hạt và thức ăn từ đậu tương FG72. Các
kết quả của đậu tương truyền thống đối chứng không biến đổi gen và các mẫu của
FG72 được so sánh bằng phân tích thống kê, các kết quả thống kê được đánh giá qua
so sánh giữa phổ các phân tích thành phần của 6 giống đậu tương không biến đổi gen
và từ các nguồn tham khảo khác nhau.
Hai loại thuốc trừ cỏ đặc hiệu được sử dụng để phun cho các ô trồng FG72-TIH

(đậu tương FG72 được phun với thuốc trừ cỏ đặc hiệu). Balance Pro, mang thuốc trừ
cỏ isoxaflutole (IFT) là thành phần hoạt động (active ingredient, ai), được phun ở giai
đoạn tiền nảy mầm. Thuốc trừ cỏ Roundup PowerMAX, chứa glyphosate (GLY) ở
dạng muối ammonium là thành phần hoạt tính được phun cho cây ở giai đoạn sinh
trưởng V4-V5.
Các dữ liệu về thành phần của các nhóm (chế độ) thí nghiệm A, B và C (trong
đó, A là đối chứng truyền thống không chuyển gen, B là đậu tương biến đổi gen FG72
không xử lý thuốc trừ cỏ đặc hiệu, C là đậu tương biến đổi gen FG72 được xử lý thuốc
trừ cỏ đặc hiệu) được phân tích cho mỗi một thành phần kết hợp trong tất cả các điểm
bằng phương pháp phân tích “mơ Hình hỗn hợp mixed model” của phần mềm phân
tích thống kê SAS. Dựa vào mơ Hình ANOVA, việc so sánh giữa các cặp (A với B và
A với C) đã được tiến hành với khoảng tin cậy 95%, xác định các giá trị p-values (ttest) đối với các nhóm khác nhau.
Với mỗi 1 chỉ tiêu thành phần, phân tích được tiến hành theo từng điểm với
phương pháp phân tích “mixed model” về sự biến động, tiếp đó được đánh giá so sánh
sự khác biệt bằng t-test giữa các nhóm A với B, A với C (tại từng điểm đơn lẻ).
Ngồi các phân tích thống kê ở trên, dữ liệu thi được về các chỉ tiêu thành phần
còn được so sánh với phổ các giá trị tham khảo. Phổ các giá trị tham khảo được thể
hiện theo các giá trị từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong các tài liệu tham khảo


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật nuôi

So sánh thành phần dinh dưỡng giữa cây chuyển gen và đối chứng không
chuyển gen tương ứng
Các mẫu hạt đậu tương được phân tích, việc so sánh được tiến hành giữa bộ số
liệu của các giống đậu tương tham khảo và của đậu tương mang sự kiện FG72.
Các chỉ tiêu γ tocopherol, β tocotrienol, tổng tocotrienol, natri và valine, việc
kiểm tra tương đương khơng thể tiến hành do khơng có sự biến động thành phần giữa
các mẫu không chuyển gen (Vg=0). Dù các phân tích thành phần này khơng được

đánh gía nhưng vẫn được đánh giá sự sai khác với độ tin cậy 90%. Đánh giá này cho
thấy sự khác nhau về các chỉ tiêu γ tocopherol, β tocotrienol, và tổng tocotrienol giữa
các nhóm đậu tương mang sự kiện FG72, nhưng khơng tìm thấy sự sai khác trong
thành phần natri và valine.
FG72-CHM (FG72 với việc kiểm soát cỏ bằng thuốc trừ cỏ truyền thống)
Khơng tìm thấy sự khác biệt giữa FG72-CHM và đối chứng không chuyển gen trong
43 trên 65 chỉ tiêu thành phần, bao gồm cả 2 thành phần Natri và valine, là những
thành phần khơng có sự biến động và khơng đánh giá được tính tương đương (Vg=0).
Trong 22 chỉ tiêu trên hạt có sự sai khác có ý nghĩa tìm thấy trong FG72-CHM, có 18
chỉ tiêu thể hiện sự tương đương với nhóm các giá trị tham khảo: protein, chất béo,
ADF, NDF, magie, α tocopherol, tổng tocopherol, raffinose, alanine, arginine,
histidine, isoleucine, leucine, methionine, stearic (C18:0), linolenic (C18:3), arachidic
(C20:0), và axit eicosenoic (C20:1). Sự tương đương với nhóm các giá trị tham khảo
cũng được xem xét đối với thành phần stachyose. Không xác định được sự tương
đương với thành phần γ tocopherol, β tocotrienol và tổng tocotrienol.
Có 54 trên tổng số 65 chỉ tiêu tương đương giữa FG72-CHM với khoảng giá trị
tham khảo, bao gồm cả các chỉ tiêu mà có sự khác biệt với các đối chứng truyền thống
của nó đã được tìm thấy. FG72-CHM dường như cũng tương đương với khoảng giá trị
tham khảo về các thành phần axit folic, chất ức chế trypsin, lysine, proline, và
stachyose.
Đối với tất cả các chỉ tiêu này, khơng tìm thấy sự khác biệt giữa FG72-CHM
với đối chứng truyền thống của nó. Đối với thành phần stachyose, mặc dù tìm thấy sự
khác nhau giữa FG72-CHM và đối chứng truyền thống, nhưng sự tương đương lại
được Hình thành giữa FG72-CHM và các giá trị tham khảo. Với thành phần cystine,
dù không tìm thấy sự khác biệt nào giữa FG72-CHM và đối chứng truyền thống,
nhưng FG72-CHM lại tương đồng với bộ các số liệu của các giống tham khảo.
FG72-TIH (FG72 được xử lý với thuốc trừ cỏ đặc hiệu)
Khơng tìm thấy bất kỳ sự khác biệt nào giữa FG72-TIH và đối chứng không
biến đổi gen trong 45/65 chỉ tiêu. Bao gồm natri và valine do khơng thể đánh giá được
tính tương đồng. Trong 20 chỉ tiêu ở hạt có sự sai khác có ý nghĩa tìm thấy trong

FG72-TIH, 16 chỉ tiêu thể hiện sự tương đương với các giống tham khảo: như chất


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật nuôi

béo, ADF, NDF, carbohydrate, kali, magie, α tocopherol, tổng tocopherol, raffinose,
lysine, palmitic (C16:0), stearic (C18:0), oleic (C18:1), linolenic (C18:3), arachidic
(C20:0) và axit eicosenoic (C20:1). Thành phần stachyose cũng được coi là thể hiện
sự tương đương so với các giống tham khảo. Việc kiểm tra tính tương đương khơng
thể thực hiện được với các thành phần γ tocopherol, β tocotrienol và tổng tocotrienol.
49/65 chỉ tiêu của FG72-TIH là tương đương với nhóm các giống tham khảo.
Bao gồm cả các chỉ tiêu đã tìm thấy sự khác biệt với đối chứng khơng chuyển gen.
Một số thành phần trong FG72-TIH như protein, phospho, axit folic, axit phytic,
arginine, isoleucine, proline, tyrosine và stachyose nhiều khả năng tương đương với
các giống tham khảo. Với tất cả các chỉ tiêu này, khơng tìm thấy sự khác biệt giữa
FG72-TIH và đối chứng truyền thống. Đối với thành phần stachyose, sự khác biệt
được tìm thấy giữa FG72-TIH và đối chứng truyền thống nhưng sự tương đương lại
có thể thấy giữa giống này với các giống tham khảo. Với thành phần chất ức chế
trypsin và cystine, dù khơng tìm được sự khác biệt nào giữa FG72-TIH và đối chứng
truyền thống, nhưng FG72-TIH kém tương đồng với nhóm các giống tham khảo.
Đậu tương FG72 (nhóm được hay khơng được xử lý thuốc trừ cỏ đặc hiệu) là
tương đương với các giống tham khảo với hầu hết các thành phần dinh dưỡng.
Với một số thành phần, sai khác có ý nghĩa được tìm thấy trong một nhóm
FG72 so với đối chứng truyền thống, nhưng lại khơng được tìm thấy trong so sánh
khác. Đối với thành phần carbohydrate, kali, lysine, axit palmitic (C16:0) và axit oleic
(C18:1), sự khác biệt được tìm thấy đối với FG72-TIH nhưng lại không thấy đối với
FG72-CHM. Trong khi đó, thành phần protein, alanine, arginine, histidine, isoleucine,
leucine và methionine có khác biệt trong các mẫu FG72-CHM nhưng lại tương đồng
đối với các mẫu từ FG72-TIH.

Các chỉ tiêu thành phần có sự khác biệt có ý nghĩa giữa đậu tương FG72 và đối
chứng truyền thống nhưng lại tương đương với các giống tham khảo, nhưng không
được khẳng định không tiếp tục phân tích chi tiết thêm. Hàm lượng trung bình của
stachyose có sự khác biệt có ý nghĩa giữa FG72 (CHM và TIH) và đối chứng truyền
thống nhưng lại có thể coi là tương đương với nhóm các giống tham khảo. Tất cả các
giá trị của stachyose đều nằm trong khoảng các giống tham khảo (3,28 – 6,43% dw)
và theo tài liệu (0,6 – 6,3% dw). Do đó, sự khác biệt trong thành phần stachyose được
cho là không liên quan về mặt sinh học.
Đối với thành phần chất ức chế trypsin, khơng tìm thấy sự khác biệt trong các
mẫu đậu tương FG72 và đối chứng truyền thống không chuyển gen. Tuy nhiên, đậu
tương chuyển gen mang sự kiện FG72 có xử lý thuốc trừ cỏ đặc hiệu (FG72-TIH) kém
tương đương so với các giống tham khảo đối với chất chống dinh dưỡng này. Điều
này được khẳng định trong kiểm tra độ tương đồng với đậu tương FG72 không xử lý
với thuốc trừ cỏ đặc hiệu (FG72-CHM), với khả năng có tương đương. Thành phần
chất ức chế trypsin trong cả hai mẫu đậu tương FG72 cũng như trong đối chứng không


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật nuôi

chuyển gen đều nằm trong khoảng thấp nhất và cao nhất của các giống thương mại
hóa (46,0 – 93,0 TIU/mg dw) cũng như khoảng trong tài liệu (33,9 – 71,3 TIU/mg
dw). Do đó, kết quả kiểm tra tính tương đương cơ bản với các mẫu FG72-TIH không
liên quan về mặt sinh học.
Thành phần Cystine trong cả hai mẫu FG72-CHM và FG72-TIH đều được thấy
là tương đương kém so với bộ các giống tham khảo. Tuy nhiên, khơng có bằng chứng
nào cho thấy sự khác biệt của giá trị cystine giữa đậu tương mang sự kiện FG72 và đối
chứng truyền thống của nó. Hàm lượng trung bình của thành phần cystine trong cả hai
mẫu hạt đậu tương mang sự kiện FG72 và đối chứng truyền thống đều nằm trong
khoảng giá trị từ thấp nhất đến cao nhất của các giống thương mại (5,34 – 6,88 mg/g

dw) cũng như nằm trong phổ các giá trị theo tài liệu tham khảo (3,7 – 8,1 mg/g dw)
(Bảng 15). Do thành phần cystine trong đậu tương FG72 không khác biệt so với đối
chứng truyền thống, và hàm lượng trung bình nằm trong phổ biến động tự nhiên của
các giống đậu tương khác, kết quả phân tích tương đương khơng thể hiện sự liên quan
về sinh học.
Thành phần natri trong cả đậu tương mang sự kiện FG72 và đối chứng truyền
thống là như nhau. Phân tích tương đương không thể được tiến hành với thành phần
natri do biến động thành phần của các giống đậu tương tham khảo được dự tính là
bằng 0. Tuy nhiên, mức natri trung bình trong cả hai mẫu hạt đậu tương biến đổi gen
FG72 và đối chứng truyền thống đều nằm trong khoảng giá trị từ thấp nhất đến cao
nhất của các giống thương mại (20,0 - 116 mg/kg dw) cũng như nằm trong khoảng các
giá trị tham khảo (0 - 400 mg/kg dw) (Bảng 14). Do đó, kết quả phân tích tương
đương có thể cho là khơng liên quan về mặt sinh học.
Thành phần valine của các mẫu đậu tương biến đổi gen FG72 không khác so
với thành phần này trong đối chứng truyền thống. Phân tích tương đương khơng thể
được tiến hành với thành phần valine do biến động thành phần của các giống đậu
tương tham khảo được dự tính là bằng 0. Tuy nhiên, mức valine trung bình trong cả
hai mẫu hạt đậu tương biến đổi gen FG72 và đối chứng truyền thống đều nằm trong
khoảng giá trị từ thấp nhất đến cao nhất của các giống thương mại (15,3 – 22,5 mg/g
dw) cũng như nằm trong khoảng các giá trị tham khảo (15,5 – 22,5 mg/g dw) (Bảng
15). Do đó, kết quả phân tích tương đương có thể cho là không liên quan về mặt sinh
học.
Mặc dù mức của γ tocopherol, β tocotrienol và tổng tocotrienol tìm thấy trong
các mẫu đậu tương biến đổi gen mang sự kiện FG72 chỉ cao hơn 1 chút so với đói
chứng truyền thống khơng chuyển gen, các giá trị trung bình của các mẫu này đều
nằm trong khoảng giá trị thấp nhất đến cao nhất thu được đối với các giống thương
mại khơng chuyển gen, sự khác biệt có ý nghĩa được tìm thấy ở mức tin cậy 90%.
Hàm lượng trung bình của γ tocopherol đối với các mẫu đậu tương mang sự
kiện biến đổi gen FG72 (xử lý và không xử lý thuốc trừ cỏ đặc hiệu) và đối chứng



Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật nuôi

truyền thống đều nằm trong phổ các giá trị tham khảo 18 - 461 mg/kg dw (Bảng 13).
Đối với thành phần β tocotrienol và tổng tocotrienol, khơng có dữ liệu từ tài liệu tham
khảo để tiến hành so sánh. Phân tích tương đương khơng thể tiến hành được cho cả ba
phân tích này do độ biến động giữa các dữ liệu của đậu tương không biến đổi gen
tham khảo được dự tính là bằng 0.
Với phần lớn các thành phần phân tích, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa nào
được tìm thấy giữa các mẫu FG72 và đối chứng truyền thống. Đối với các mẫu có thể
hiện sự khác biệt so với đối với truyền thống thì lại đều tương đương hoặc có thể
tương đương với phổ các giống tham khảo.
Hầu hết các phân tích thành phần đều tìm thấy tương đương hoặc được cho là
tương đương giữa các mẫu FG72 và các giống tham khảo. Khơng có thành phần nào
thể hiện tính khơng tương đương. Một số thành phần có độ tương đương thấp hơn so
với các giống tham khảo, khơng khác biệt nào tìm thấy giữa các mẫu FG72 và đối
chứng truyền thống.
Phân tích này cho thấy sự tương đương giữa đậu tương FG72 với nhóm 6 giống
thương mại khơng chuyển gen.
Ngồi những sản phẩm nơng nghiệp thơ như hạt thì các sản phẩm như vỏ, khơ
dầu, khô dầu sấy, protein tách chiết, dầu thô, dầu thực phẩm và lecithin thơ cũng được
phân tích thành phần. Kết quả của các phân tích này được so sánh với phổ tham khảo.
Khơng tìm thấy bất kỳ khác biệt nào giữa các sản phẩm đậu tương biến đổi gen và
không biến đổi gen đối với hầu hết các phân tích. Dù xác định được 1 số khác biệt nhỏ
nhưng lại khơng có ảnh hưởng về mặt dinh dưỡng, do hai nguyên nhân:
-

-


Các giá trị phân tích trong sản phẩm chế biến của đậu tương biến đổi gen và
không biến đổi gen đều nằm trong khoảng giá trị tham khảo của sản phẩm
thương mại.
Sự khác biệt trong các thành phần dinh dưỡng chỉ được tìm thấy trong một
sản phẩm chế biến mà lại khơng tìm thấy trong sản phẩm nơng nghiệp thơ,
tiền sản phẩm hay sản phẩm sau chế biến. Ví dụ, hoạt tính của genistein và
chất ức chế trypsin tìm thấy trong khô dầu trước khi sấy. Điều này lại không
được khẳng định trong các mẫu sau khi sấy để cho phép đánh giá được sự
tiếp xúc của con người và động vật với các protein tái tổ hợp biểu hiện
trong các mẫu đậu tương kháng thuốc trừ cỏ kép FG72, với các mẫu được
phân tích hàm lượng của hai protein 2mEPSPS và HPPDW336.

Tất cả các phép tính được xây dựng trên trường hợp đặc biệt nhất với các số
liệu cho việc sử dụng các sản phẩm đậu tương theo “pulses” và tất cả các sản phẩm
hạt mang dầu (trừ lạc), sử dụng tính tốn với hàm lượng cao nhất của protein tái tổ
hợp và dự tính rằng tất cả các sản phẩm đậu tương thương mại sử dụng làm thực phẩm


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật nuôi

hay thực ăn chăn nuôi đều là đậu tương chống chịu thuốc trừ cỏ kép FG72, nhưng trên
thực tế trường hợp này không thể xảy ra bởi việc thương mại sản phẩm tồn cầu.
Sản phẩm đậu tương chính chủ yếu sử dụng cho con người là dầu thực vật.
Trong trường hợp chế biến hạt đậu tương thành dầu thực vật tinh làm dầu thực phẩm,
toàn bộ các thành phần của protein trong hạt đều đã bị phá hủy.
Do đó, việc hấp thụ protein 2mEPSPS và HPPDW336 là rất khó xảy ra đối với
dầu thực phẩm hay các sản phẩm mang loại dầu này. Nói cách khác, dự tính lượng
hấp thụ qua chế độ dinh dưỡng được xây dựng trên cơ sở sử dụng các sản phẩm từ tất
cả các loại hạt lấy dầu (trừ lạc) với các chế độ dinh dưỡng vùng khác nhau. Dựa trên

các số liệu này, lượng hấp thụ cao nhất là khoảng 1,224 mg đối với protein 2mEPSPS
và 6,68 μg đối với protein HPPDW336/người/ ngày. Hơn nữa, sự phân bổ của đậu
tương chống chịu thuốc trừ cỏ kép FG72 trong thức ăn chăn nuôi đã được đánh giá.
Lượng lý thuyết lớn nhất của protein 2mEPSPS và HPPDW336 lần lượt là 60 μg/g fw
hay 6,0 x 10-3 % khẩu phần ăn và 0,33 μg/g fw hay 3,3 x 10-5 % khẩu phần nếu hạt
đậu tương sử dụng làm thức ăn chăn lợn.
Các dữ liệu và kết quả tìm được cho phép Bayer CropScience đưa ra kết luận
‘khơng có quan ngại’ liên quan đến an tồn và các giá trị dinh dưỡng của đậu tương
chống chịu thuốc trừ cỏ kép sự kiện FG72 và các thế hệ con của nó. Các nghiên cứu
cũng đã chứng minh rằng đậu tương chống chịu thuốc trừ cỏ kép FG72 có thành phần
và dinh dưỡng tương đương với đối chứng không chuyển gen và với các giống hiện
đang thương mại trên thị trường.
Trong các quốc gia có quy định cho thực phẩm có nguồn gốc từ cây trồng biến
đổi gen, đậu tương mang sự kiện FG72 đã được cấp phép làm thực phẩm ở các quốc
gia sau: Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Đài loan, Australia - New Zealand, Philippines,
Malaysia và Mexico.
Trong các quốc gia có quy định cho thức ăn chăn ni có nguồn gốc từ cây
trồng biến đổi gen, đậu tương mang sự kiện FG72 đã được cấp phép làm thức ăn chăn
nuôi ở các quốc gia sau: Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Đài loan, Australia - New
Zealand, Philippines, Malaysia và Mexico.
Do đó, chúng tơi có thể kết luận rằng “ khơng có quan ngại” nào đến an tồn và
dinh dưỡng của đậu tương mang sự kiện FG72 và các thế hệ con của nó tới con người,
thực vật và động vật. Đậu tương mang sự kiện FG72 là an toàn như đậu tương chọn
tạo bằng phương pháp truyền thống.


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật nuôi

PHẦN VI. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TIỀM ẨN CỦA

THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GEN ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI VÀ VẬT
NI
Cơng ty TNHH Bayer Việt Nam đang tiến hành thủ tục xin đăng ký giấy xác
nhận cho thực vật đủ điều kiện làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Hạt đậu tương
FG72 mang hàm lượng rất nhỏ của protein 2mEPSPS và protein HPPD W336, là kết
quả biểu hiện của việc biến đổi di truyền. Cho tới nay, tính an tồn của hai 2mEPSPS
và HPPD W336 đã được đánh giá là an toàn cho con người và động vật sử dụng bởi
các cơ quan chức năng ở nhiều quốc gia. Đánh giá cho thấy hạt FG72 là tương đương
với đối chứng không chuyển gen Jack và các hạt đậu tương truyền thống đang thương
mại trên thị trường. Bayer là nhà phát triển sản phẩm của đậu tương sự kiện FG72 và
sẽ không trực tiếp liên quan đến việc nhập khẩu và thương mại của hạt đậu tương hay
các sản phẩm đậu tương mang sự kiện FG72.
Do đó, kế hoạch quản lý rủi ro của đậu tương biến đổi gen mang sự kiện
FG72 của chúng tôi như sau:
-

Tuân thủ toàn bộ các quy định của Việt Nam trong việc đăng ký cho
thực phẩm và thức ăn chăn ni có nguồn gốc từ thực vật biến đổi gen
đối với đậu tương mang sự kiện FG72 và cung cấp báo cáo quan trọng
khi cần thiết.

Các chuyên gia thuộc nhánh Bayer CropScience sẽ chủ động sàng lọc
thông tin về sản phẩm được công bố, thông báo cho Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn của Việt Nam, Hội đồng An tồn thực phẩm và
thức ăn chăn ni có nguồn gốc từ thực vật biến đổi gen trong trường
hợp có bất kỳ thông tin nào liên quan đến thông tin khoa học mới về
việc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi. Việc xác
định sự có mặt của đậu tương sự kiện FG72 đã được cơng bố rộng rãi và
trong trường hợp cần thiết có thể phát hiện ra bất kỳ lúc nào.
Khơng tìm thấy và xác định được bất kỳ nguy cơ, rủi ro nào liên quan đến việc

chuyển gen và sự kiện FG72 khơng có khả năng gây ra bất kỳ nguy cơ nào trong
tương lai.
-

Kế hoạch giám sát được đề xuất để kiểm soát việc giám sát chung các ảnh
hưởng bất lợi tiềm năng ngay lập tức hay chậm trễ, trực tiếp hay gián tiếp của đậu
tương mang sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật nuôi. Cho tới nay, khơng có
báo cáo nào cho thấy ảnh hưởng bất lợi của sự kiện đậu tương FG72, do đó, kế hoạch
giám sát sau thương mại hóa là khơng cần thiết.


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật nuôi

PHẦN VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đối chứng truyền thống đã được sử dụng trong các phân tích so sánh. Việc biến
đổi di truyền có chủ đích là cải thiện đặc tính nơng học, khơng làm thay đổi về thành
phần dinh dưỡng hay các giá trị. Thực phẩm và thức ăn chăn ni có nguồn gốc từ đậu
tương mang sự kiện FG72 sẽ khơng được thương mại hóa như là một lựa chọn hay là
thay thế các sản phẩm thực phẩm hay thức ăn chăn nuôi truyền thống. Đậu tương FG72
khơng có đặc điểm nào có thể làm tăng việc hấp thụ chế độ dinh dưỡng khi so sánh với
đậu tương truyền thống. Dựa vào các nghiên cứu cho tới nay, khơng có bằng chứng nào
cho các ảnh hưởng lâu dài về dinh dưỡng và sức khỏe khi thương mại hóa các sản phẩm
thực phẩm và thức ăn chăn ni có nguồn gốc từ sự kiện FG72.


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật nuôi

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Amrhein, N., Deus, B., Gehrke, P., and Steinrücken, H.C. 1980. The site of the
inhibition of the shikimate pathway by glyphosate. Plant Physiol. 66: 830-834.
Andréa, M.M. de, Peres T. B., Luchini L.C., Bazarin, S., Papinin, S., Matallo,
M.B., and Savoy, V.L.T. 2003. Influence of repeated applications of glyphosate on its
persistence and soil bioactivitiy. Pesq. Agropec. Bras. 38(11): 1329-1335.
Anon. 2014. How soybeans are used. North Carolina Soybean Producers
Association. M-493248-01-1
Baillie, A.C., Corbett, J.R., Dowsett ,J.R, and McCloskey, P. 1972. Inhibitors of
shikimatedehydrogenase as potential herbicides. Biochem. J. 126(3): 21P.
Beckie, H.J. and Owen, M.D.K. Herbicide-resistant crops as weeds in North
America. CAB Reviews: perspectives in Agriculture, Veterinary Science, Nutrition and
Natural
ReNguồns
2007;
2:1-22.
/>Boocock, M.R. and Coggins, J.R. 1983. Kinetics of 5-enolpyruvylshikimate-3phosphate synthase inhibition by glyphosate. FEBS Letters. 154(1):127-133.
Bossis, E., Lemanceau, P., Latour, X. and Gardan, L. 2000. The taxonomy of
Pseudomonas fluorescens and Pseudomonas putida: current status and need for revision.
Agronomie, INRA, EDP Sciences. 20:51-53.
Bolivar, F., Rodriguez, R.L., Greene, P.J., Betlach, M.C., Heyneker, H.L., and
Boyer, H.W. 1977. Construction and characterization of new cloning vehicles. II. A
multipurpose cloning system, Gene, 2, 95-113.
Boudec, P., Rodgers, M., Dumas, F., Sailland, A., and Bourdon H. 2001. Mutated
hydroxyphenylpyruvate dioxygenase, DNA sequence and isolation of plants which
contain such a gene and which are tolerant to herbicides. US Patent US6245968B1 (12JUN-2001) AVENTIS CROPSCIENCE S.A. (FR)
Bradshaw, R.A., Brickey, W.W. and Walker, K. W. 1998. N-terminal processing:
the methionine amino peptidase and N-acetyl transferase families. Trends Biochem. Sci.
23: 263-267.
Brownlee, J.M., Johnson-Winters, K., Harrison, D.H.T. and Moran, G.R. 2004.
Structure of the ferrous form of (4-Hydroxyphenyl)pyruvate dioxygenase from

Streptomyces avermitilis in complex with the therapeutic herbicide, NTBC. Biochemistry
43: 6370-6377
Buettcher, V. 2015. Global soybean production and import - Statistics 2008 - 2013
- FAOSTAT data base


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật nuôi

Capt A. 2015. In-silico safety assessment of insert and junction Open Reading
Frame (ORF) putative sequences. Bayer CropScience. Unpublished report.
Capt A., 2013. HPPD W336 protein - Amino acid sequence homology search with
known toxins. Bayer CropScience. Unpublished report
Capt A. 2013. 2mEPSPS protein - Amino acid sequence homology search with
known allergens and known toxins. Bayer CropScience. Unpublished report
Carrington, J. C. and Freed, D. 1990. Cap-Independent Enhancement of the
Translation by a Plant Potyvirus 5! Non translated Region. Journal of Virology, 64, 15901597.
Carson, T.J. 2008. No till crop production improves efficiency.
/>CERA, 2011. />CFIA, 1996. Canadian Food Inspection Agency. Biology Document BIO
1996&10: The Biology of Glycine max (L.) Merr. (soybean). A Companion Document to
the Directive 94-08.
Chabouté, M., Chaubet, N., Philipps, G., Ehling, M., and Gigot, C. 1987. Genomic
organization and nucleotide sequences of two histone H3 and two histone H4 genes of
Arabidopsis thaliana. Plant Molecular Biology, 8, 179-191.
Chang, T.M., Chuang, Y.C., Su, J.H. and Chang, M.C. 1997. Cloning and
sequence analysis of a novel hemolysin gene (vllY) from Vibrio vulnificus. Appl. Environ.
Microbiol. 63:3851- 3857.
Chaubet, N., Clement, B., and Gigot C. 1992. Genes encoding a histone H3.3-like
variant in Arabidopsis contain intervening sequences. J. Mol. Biol., 225, 569-574.
Codex Alimentarius. 2001. Vol 8. Named VegeBảng Oils. Codex Stan 210 from

/>Compant, S., Duffy, B., Nowak, J., Clement, C. and Barka, E.A. 2005. Use of
plant growth promoting bacteria for biocontrol of plant diseases: principles, mechanisms
of action, and future prospects. Appl. Environ. Microbiol. 71:4951-4959. *M-357489-011.
Currier, T. and Harbin, A. 2011. Analyses of the Raw Agricultural Commodity of
Soybean Event FG72 2mEPSPS Protein. USA 2010. Bayer CropScience. Unpublished
report.
Dharmasri, C. 2014. Field production summary report - FG72 soybean Production, agronomics, and composition analyses of field samples grown in USA during
2013.


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật nuôi

Dharmasri, C.; 2014; FG72 soybean - Production, agronomics, and composition
analyses of field samples grown in USA during 2013. M
Dharmasri, C. 2014. Composition analysis summary report - FG72 soybean Production, agronomics, and composition analyses of field samples grown in USA during
2013.
Dayan, F.E., Duke, S.O., Sauldubois, A, Singh, N., McCurdy, C. and Cantrell, C.
2007. Phydroxyphenylpyruvate dioxygenase is a herbicidal target site for beta-triketones
from Leptospermum scoparium. Phytochemistry. 68:2004-2014.
De Beuckeleer, 2003. Description of the amino acid sequence of the double
mutated maize 5-enol pyruvylshikimate-3-phosphate synthase (2m EPSPS).
De Beuckeleer, 2004. Description of the amino acid sequence of the HPPDASE
W336 protein.
Delaney, B., Astwood, J.D., Cunny, H., Conn, R.E., Herouet-Guicheney, C.,
Macintosh, S., Meyer, L.S., Privalle, L., Gao, Y., Mattsson, J. and Levine, M. 2008.
Evaluation of protein safety in the context of agricultural biotechnology. Food Chem.
Toxicol. 46. Suppl 2:S71-97.
Della-Cioppa, G., Bauer, S.C., Taylor, M.L., Rochester, D.E., Klein, B.K., Shah,
D.M., Fraley, R.T., and Kishore, G.M. 1987. Targeting a herbicide-resistant enzyme from

Escherichia coli to chloroplasts of higher plants. Bio/Technology. 5: 579-584.
Depicker, A., Stachel, S., Dhaese, P., Zambryski, P., and Goodman, H.M. 1982.
Nopaline synthase: transcript mapping and DNA sequence. J. Mol. Appl. Genetics 1:561
Downing, K.J., Leslie, G. and Thomson, J.A. 2000. Biocontrol of the sugarcane
borer Eldana saccharina by expression of the Bacillus thuringiensis cry1Ac7 and
Serratia marcescens chiA genes in sugarcane-associated bacteria. Appl. Environ.
Microbiol. 66:2804-2810.
Duiker, S. W and Myers, J.C., 2006. Better soils with the no-till system.
/>Endo, F., Awata, H., Tanoue, A., Ishiguro, M., Eda, Y., Titani, K., and Matsuda, I.
1992. Primary structure deduced from complementary DNA sequence and expression in
cultured cells of mammalian 4-hydroxyphenylpyruvic acid dioxygenase. Evidence that
the enzyme is a homodimer of identical subunits homologous to rat liver-specific
alloantigen F. J. Biol. Chem. 34:24235-24240.
EPA. 1994. Pseudomonas fluorescens - Tolerance Exemption 8/94. pages. DART
number:
M357496-01-1.
Accessed
on
October
16,
2009.
/>

Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro đậu tương mang
sự kiện FG72 đến sức khỏe con người và vật nuôi

EPA. 2011. Frost-preventing bacteria: Pseudom fluorescens A506 (006438);
Pseudomonas fluorescens 1629RS (006439); Pseudomonas syringae 742RS (006411)
Fact
Sheet.

/>Falk J.o.n., Krauss, N., Dähnhardt, D., and Krupinska, K. 2002. The senescence
associated gene of barley encoding 4-hydroxyphenylpyruvate dioxygenase is expressed
during oxidative stress. J. Plant Physiol. 159: 1245-1253.
Fischer, K. 2008. Generation of a herbicide-resistant 4-hydroxyphenylpyruvate
dioxygenase from Arabidopsis thaliana and Pseudomonas fluorescens: Saturation
mutagenesis and biochemical characterization. Batchelor dissertation University Mainz.
Fliessbach, A., Winkler, M., Lutz, M.P., Oberholzer, H.R. and Mader, P. 2009.
Soil amendment with Pseudomonas fluorescens CHA0: lasting effects on soil biological
properties in soils low in microbial biomass and activity. Microb. Ecol. 1-13.
FDA, 1992. Statement of policy: Foods derived from new plant varieties.
/>nts/Biotechnology/ucm096095.htm
Forlani, G., Parisi, B., and Nielsen, E. 1994. 5-enol-pyruvyl-shikimate-3phosphate synthase from Zea mays cultured cells. Plant Physiol. 105: 1107-1114
Franz, J.E., Mao, M.K., and Sikorski, J.A. 1997. Glyphosate’s molecular mode of
action. In Glyphosate: a unique global herbicide. American Chemical Society,
Washington DC: 521-615
Fritze, I.M., Linden, L., Freigang, J., Auerbach, G., Huber, R., and Steinbacher, S.
2004. The crystal structures of Zea mays and Arabidopsis 4-Hydroxyphenylpyruvate
dioxygenase. Plant Physiol.134: 1388-1400
Garcia, I., Rodgers, M., Lenne, C., Rolland, A., Sailland. A. and Matringe, M.
1997.
Subcellular localization and purification of a p-hydroxyphenylpyruvate
dioxygenase from cultured carrot cells and characterization of the corresponding cDNA.
Biochem. J. 325:761-769.
Gershman, M.D., Kennedy, D.J., Noble-Wang, J., Kim, C., Gullion, J., Kacica,
M., Jensen, B.,Pascoe, N., Saiman, L., McHale, J., Wilkins, M., Schoonmaker-Bopp, D.,
Clayton, J., Arduino, M. and Srinivasan, A. 2008. Multistate outbreak of Pseudomonas
fluorescens bloodstream infection after exposure to contaminated heparinized saline flush
prepared by a compounding pharmacy. Clin. Infect. Dis. 47:1372-1379.
Gibb, A.P., Martin, K.M., Davidson, G.A., Walker, B. and Murphy, W.G. 1995.
Rate of growth of Pseudomonas fluorescens in donated blood. J. Clin. Pathol. 48:717718.



×