Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Đề tài nghiên cứu xử lý chất thải thí nghiệm sinh học khoa công nghệ sinh học môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.48 KB, 42 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để có thể thực hiện và hồn thành được đề tài nghiên cứu khoa học này,
nhóm tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ tận tình của các đơn vị cá nhân.
Trước tiên nhóm tác giả xin chân thành cám ơn đến tồn bộ Nhân viên
Khoa Cơng nghệ Sinh học Môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi.
Chân thành cảm ơn các cán bộ quản lý Phịng thí nghiệm Khoa Cơng nghệ
Sinh học Mơi trường vừa tạo điều kiện vừa tham gia giúp đỡ chúng tôi.
Chân thành cám ơn anh chị em đã giúp đỡ chúng tơi hồn thành đề tài
nghiên cứu khoa học nay.
Chân thành Cảm ơn!

1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1

MỤC TIÊU 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI

2

2



NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 4
1.1.TỔNG QUAN VỀ PHỊNG THÍ NGHIỆM KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC MÔI
TRƯỜNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG 4
1.2.TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH RÁC THẢI PHỊNG THÍ NGHIỆM
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

8

2.1.ẢNH HƯỞNG CỦA RÁC THẢI ĐẾN MÔI TRƯỜNG 8
2.1.1. Các loại ô nhiễm môi trường

8

2.1.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường 9
2.2. PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC XỬ LÝ RÁC HỮU CƠ

10

2.2.1. Các phương pháp xử lý rác hữu cơ 10
2.2.2. Công nghệ sinh học xử lý chất thải hữu cơ 11
2.3. VI SINH VẬT PHÂN HỦY RÁC THẢI


17

2.4. ĐỊNH HƯỚNG CỦA PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC (COMPOST)
2.4.1. Cơ sở của quá trình compost

19

2.4.2. Chất lượng compost20
2.4.3. Định hướng sử dụng phân hữu cơ sinh học (compost)

20

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

22

3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

22

3.2. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT

22

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Lựa chọn cơng nghệ
3.3.2. Thiết kế mơ hình

23


23

24

2

19


3.3.3. Các chỉ tiêu phân tích

25

3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

30

3.4.1. Mơ hình đợt 1

30

3.4.2. Mơ hình đợt 2

31

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

36

KẾT LUẬN 36

KIẾN NGHỊ 37

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PCA

PLACE COUNT AGAR

PGA

POTATO GLUCOSE AGAR

4


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Chai lọ phịng thí nghiệm bị thải bỏ trang . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
Hình 2.1: Ba giai đoạn của quá trình phân hủy kị khí các chất hữu cơ. . . . . . . . . . 17
Hình 3.1: Hoa dừa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
Hình 3.2: Đất đang xử lý đợt 1 và đợt 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
Hình 3.3: Hoa trồng ở Phịng thí nghiệm bằng đất xử lý sinh học . . . . . . . . . . . . . . 31
Hình 3.4: Sơ đồ phân tích độ ẩm đợt 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
Hình 3.5: Thực vật trồng trên đất từ mơ hình đợt 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35

DANH MỤC BẢNG ĐỒ
Bảng 2.1:Thành phần dinh dưỡng theo trọng lượng khô của một số chất thải dùng
làm composting.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
Bảng 31: Thành phần đất sạch Lavamix . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22

Bảng 3.2: Thành phần môi trường PCA  . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
Bảng 3.3: Thành phần môi trường PGA . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
Bảng 3.4: Kết quả phân tích độ ẩm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31

PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời kỳ đổi mới của đất nước tiến lên nền cơng nghiệp hóa và hiện
đại hóa thì nghiên cứu khoa học hay kiểm định chất lượng sản phẩm khoa học là
cần thiết. Vì thế, đi đôi với đào tạo lý thuyết là thực hành hay nghiên cứu khoa học
là mục tiêu quan trọng của một số đơn vị đào tạo nguồn nhân lực tương lai. Điển

5


hình trong cơng tác giảng dạy tại trường Đại học Lạc Hồng thì thực hành là yếu tố
rất quan trọng trong triết lý của nhà trường “Đào tạo nhân lực; có vườn ươm nhân
tài; sinh viên ra trường làm việc ngay, không đào tạo lại”. Thực hành tốt sẽ giúp
sinh viên nắm bắt được vấn đề và tư duy kiến thức tốt hơn.
Do đó, Khoa Cơng nghệ Sinh học – Mơi trường đã được nhà trường hồn
thiện dần cơ sở phịng thí nghiệm, cơng tác giảng dạy ngày càng thuận tiện và hiện
đại hơn. Trong q trình giảng dạy thí nghiệm ngồi sản phẩm thu được thì chất
thải sinh ra còn chưa được đánh giá và xử lý hợp lý. Chất thải các mơn học thí
nghiệm bao gồm chất thải vô cơ và hữu cơ, đối với các chất thải hữu cơ có khả
năng phân hủy sinh học thì vấn đề xử lý và tận dụng là khả thi.
Chất thải của mơn học thí nghiệm “VI SINH VẬT KỸ THUẬT MƠI
TRƯỜNG” bao gồm mơi trường dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển và một số
chất thải khác (nước thải, giấy…). Chất thải sẽ được xử lý bằng phương pháp là
kích hoạt sinh học với ưu điểm là an tồn và thân thiện với môi trường. Chất thải
sau xử lý sẽ được tận dụng làm đất giàu dinh dưỡng để cải thiện đất trồng hay
dùng để trồng cây. Vì thế, đề tài “NGHIÊN CỨU XỬ LÝ CHẤT THẢI THÍ

NGHIỆM SINH HỌC KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG” là
mong muốn của nhóm tác giả, cùng với Khoa Cơng nghệ Sinh học Môi trường,
Trường Đại học Lạc Hồng trong việc giữ gìn và bảo vệ mơi trường.

MỤC TIÊU
Xử lý chất thải thí nghiệm sinh học phịng thí nghiệm thành chất mùn.
Sản phẩm sau xử lý được sử dụng trồng trọt, an toàn và thân thiện với môi
trường.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là hệ vi sinh vật có khả năng phân hủy chất thải môn

6


học thí nghiệm.
Phạm vi nghiên cứu là chất thải thí nghiệm môn học “Vi sinh vật kỹ thuật
môi trường” bao gồm: môi trường dinh dưỡng, nước thải, giấy cuộn...

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập tài liệu và phân tích tài liệu.
Thiết kế mơ hình thí nghiệm.
Phân tích chỉ tiêu hóa, lý và sinh học của mơ hình.
Phương pháp thực nghiệm.

TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Xử lý chất thải sinh học có nguồn gốc từ phịng thí nghiệm, với các thành
phần môi trường giàu dinh dưỡng thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của hệ
vi sinh vật.
Đồng thời trong quá trình xử lý, hệ vi sinh vật phân hủy các chất dinh

dưỡng và trả vào trong đất dưới dạng chất mùn.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thành phần chất thải
Hệ vi sinh vật có khả năng phân hủy chất thải
Thiết kế mơ hình
Theo dõi và phân tích mẫu
Thử nghiệm trồng cây

7


PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
• TỔNG  QUAN  VỀ  PHỊNG  THÍ  NGHIỆM  KHOA  CƠNG  NGHỆ  SINH  HỌC  MƠI 
TRƯỜNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
Khoa Cơng nghệ Sinh học - Môi trường trường Đại học Lạc Hồng được
thành lập vào năm 2005. Song song với sự phát triển từng ngày của Khoa, phịng
thí nghiệm cũng ngày càng được đầu tư các trang thiết bị mới, hiện đại hơn nhằm
phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy của Khoa.
Hiện nay Khoa Công nghệ Sinh học - Môi trường có các phịng thí nghiệm
sau:
Phịng thí nghiệm Cơ sở: Là nơi để để giảng dạy và thực hành các bài thí
nghiệm cơ bản như: thí nghiệm Hóa đại cương, Hóa lý, Hóa hữu cơ, Hóa phân
tích,… ngồi ra tại phòng cũng được đầu tư một hệ thống máy lọc nước tinh khiết
phục vụ nước uống cho giảng viên và sinh viên, có hệ thống máy cất nước và hồn
lưu nước cất để phục vụ cho việc giảng dạy các mơn học, đồng thời cũng tiết
kiệm được chi phí nước cho phịng thí nghiệm.
Phịng thí nghiệm Mơi trường: Với trang thiết bị: máy đo pH, COD, DO, tủ
nung, tủ sấy, tủ hút khí độc,… dùng để thực hiện các thí nghiệm chun sâu về

mơi trường: Hóa mơi trường, xử lý chất thải, nước thải, kỹ thuật vi sinh vật môi
trường, … ngồi ra cịn là nơi để sinh viên ngành mơi trường tiến hành nghiên cứu
khoa học.
Phịng thí nghiệm Cơng nghệ sinh học 1: Với trang thiết bị: tủ ấm, máy lắc,
bể điều nhiệt, và một loạt kính hiển vi hiện đại được kết nối với máy tính,... nhằm
phục vụ cho các bài thí nghiệm: Hóa sinh, Kỹ thuật vi sinh, Công nghệ lên men,

8


Sinh học đại cương.
Phịng thí nghiệm Cơng nghệ sinh học 2: Được trang bị các thiết bị hiện
đại: PCR, máy điện di, máy ly tâm, máy đo quang phổ, thiết bị chưng cất đạm,
máy sấy chân không,... nhằm phục vụ cho các thí nghiệm chuyên sâu về sinh học
như: sinh học phân tử, tách chiết hợp chất thiên nhiên, công nghệ thực phẩm.
Phịng thí nghiệm Q trình và thiết bị: Được trang bị hệ thống các bộ thiết
bị: bộ nghiền, rây, trộn; truyền nhiệt ống lồng ống; mạch lưu chất; trao đổi ion.
Đặc biệt có Pilot hệ thống xử lý nước thải phịng thí nghiệm. Phịng là nơi để thực
hiện các bài thí nghiệm về Q trình và thiết bị (cho cả Khoa Công nghệ Sinh học
- Môi trường và Khoa Cơng nghệ Hóa - Thực phẩm), thí nghiệm xử lý nước thải.
Phịng Ni cấy mơ: Với trang bị hệ thống tủ cấy hiện đại dùng để cho sinh
viên thực tập ni cấy mơ và ni cấy vi sinh….
Phịng chun đề: Dùng là nơi để giảng dạy sinh viên lý thuyết về kỹ thuật
phịng thí nghiệm, báo cáo chun đề, báo cáo nghiên cứu khoa học của khoa.
Bên cạnh đó phịng thí nghiệm cịn có đầy đủ các loại hóa chất để phục vụ
cho tất cả các bài thí nghiệm trong chun ngành mơi trường và sinh học.
Hiện nay, phịng thí nghiệm hồn tồn có thể đảm bảo cùng lúc cho 150
sinh viên thực hành, thí nghiệm tại phịng với trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất
cho các bài thí nghiệm cơ bản về mơi trường cũng như sinh học.
Do đó lượng rác thải, nước thải bỏ ra mỗi ngày cũng là một vấn đề cần

được quan tâm và xử lý
• TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH RÁC THẢI PHỊNG THÍ NGHIỆM
Tại nhiều trường Đại học, viện nghiên cứu, khí thải độc hại sau thí nghiệm
được dẫn ống phun lên trời, nếu là chất lỏng thì đổ thẳng xuống cống rãnh, là chất
khơng tan thì bỏ thùng rác cơng cộng.
Ở nhiều nước trên thế giới, người làm nghiên cứu không phải lo việc xử lý

9


chất thải nguy hiểm, vì họ có 1 -2 chun gia hoặc một cơ quan chuyên trách của
trường/viện làm việc đó. Ví dụ, với rác thải nhiễm phóng xạ, chất thải có tiềm ẩn
nguy cơ an tồn sinh học, các chất thải có nguy cơ về hóa học…, sẽ thu lại riêng rẽ
và ghi rõ thành phần hóa học; sau đó, cơ quan xử lý của viện/trường sẽ đem đi xử
lý.
Ở Việt Nam, chất thải phịng thí nghiệm được thu gom cùng với chất thải
sinh hoạt và được đưa vào bãi rác mà bản thân người thu gom rác không nhận
thức được vấn đề độc hại, chất thải sẽ hòa lẫn vào những chất thải khác sẽ tạo nên
những hợp chất khác…
Chất thải thí nghiệm sinh học được cho vào lỗ thoát nước xuống hệ thống
cống nước chung của cơ quan, đổ hóa chất vào hệ thống cống để giảm bớt độc
tính xuống đây?. Chất thải rắn khác (kể cả chai lọ đựng hóa chất) thì được bỏ vào
thùng rác công cộng trong cơ quan, chờ nhân viên của công ty vệ sinh đến đem đi,
như rác thải bình thường.
Nhiều viện, trung tâm nghiên cứu, các phòng nghiên cứu của các trường
Đại học, khí thải ln được thải thẳng lên trời qua một đường ống nối từ tủ hút khí
được đặt trong phịng thí nghiệm, mà khơng qua bất cứ khâu xử lý nào.
Thường mỗi phịng thí nghiệm có một quy định riêng để giảm thiểu nguy
hiểm trong phòng, nhưng khâu đưa rác thải ra ngồi mơi trường thế nào cho đảm
bảo an tồn với mơi trường xung quanh thì gần như bị bỏ trống. Cụ thể là chưa có

một quy trình cụ thể trong việc xử lý rác thải từ phịng thí nghiệm. Hiện nay, xử lý
rác thải từ phịng thí nghiệm chỉ biết trơng mong vào sự quan tâm của mỗi trưởng
phịng thí nghiệm, vì nó gắn liền với chun mơn của người nghiên cứu.
Chủ nhiệm một phịng Nghiên cứu tế bào gốc, nghiên cứu về tế bào,
gene… với nhiều hóa chất đặc thù, mới, mang mức độ độc hại cao, băn khoăn:
“Dù tuân theo quy tắc xử lý với tùy từng loại rác thải, nhưng nhiều trường hợp

10


chúng tôi không biết xử lý rác thải như vậy đã đảm bảo chưa, nhất là khi có những
phát sinh khơng thấy nói trong quy trình. Trong khi đó, nếu những chất thải này
chưa được xử lý triệt để mà đưa ra mơi trường, thì sẽ gây ơ nhiễm rất trầm trọng".
Theo ơng, ơ nhiễm sinh học có thể làm phát sinh, biến dạng sự sống hoặc tiêu diệt
toàn bộ sự sống, nó tiềm tàng trong cơ thể người khơng may bị dính vào, mà có
thể cơ thể đó khơng biết…

Hình 1.1: Chai lọ phịng thí nghiệm bị thải bỏ
Theo nhiều người, ở Việt Nam hiện nay, số lượng rác thải từ phịng thí
nghiệm chưa phải là lớn như ở nước ngồi, khi bị bỏ bừa bãi ra mơi trường, chúng
có thể chưa gây ảnh hưởng trực tiếp ngay, nhưng về lâu dài, mức độ nguy hại khó
kiểm sốt tới đời sống con người, mơi trường bên ngồi là có thật. Mà trước mắt là
để bảo vệ ngay chính cộng đồng sinh viên trong các trường đại học, nhân viên
trong các viện nghiên cứu. Đó là chưa kể, sẽ rất nguy hiểm cho những người đi

11


thu gom rác, vơ tình dính phải rác thải phịng thí nghiệm mà khơng hay! [3]


12


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
• ẢNH HƯỞNG CỦA RÁC THẢI ĐẾN MƠI TRƯỜNG
• 2.1.1. Các loại ơ nhiễm mơi trường
Ơ nhiễm môi trường đất:
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là
nền móng cho các cơng trình xây dựng dân dụng, cơng nghiệp và văn hóa của con
người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực
phẩm cho con người.
Môi trường đất chịu tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và nhân tạo. Nhưng
tác động đến ô nhiễm môi trường đất thì yếu tố con người là quyết định, ơ nhiễm
môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố
sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
Rác thải làm biến đổi thành phần của đất, ngăn chặn quá trình trao đổi diễn
ra trong đất, kết quả là đất bị ô nhiễm dẫn tới ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Ơ nhiễm mơi trường nước:
Ơ nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá
học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh
vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mơ ảnh hưởng thì ơ nhiễm nước là
vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Rác thải làm cho nguồn nước bị thiếu oxy trong dẫn đến sự hình thành các
khí độc. Bên cạnh đó, trong q trình phân hủy các chất sinh học thì nước rỉ rác
phát sinh đi vào các mạch nước ngầm. Hậu quả của ôn nhiễn nguồn nước hiện nay
đang là báo động cho toàn cầu, nhu cầu nước sạch thì thiếu nhưng những lưu vực

13



hay nước ngầm ơ nhiễm được phát hiện càng nhiều.

Ơ nhiễm mơi trường khơng khí:
Ơ nhiễm mơi trường khơng khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến
đổi quan trọng trong thành phần khơng khí, làm cho khơng khí khơng sạch hoặc
gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.
Hiện nay, ơ nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới
chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Mơi trường khí quyển đang có nhiều
biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật.
Những phương pháp xử lý rác thải ơ nhiễm khơng hợp lý có thể gây ơ
nhiễm mơi trường khơng khí như:
+ Phương pháp đốt phát sinh nhiều khí thải độc hại (khí CO2 gây hiệu ứng
nhà kính, CO, NOx…) nhất đồng thời trong q trình đốt nếu đốt khơng đúng kỹ
thuật (cháy khơng hồn tồn) cịn phát sinh thêm dioxins/furans rất độc hại với
môi trường và tồn sinh giới.
• 2.1.2. Ảnh hưởng của ơ nhiễm mơi trường
Ảnh hưởng đến hệ sinh thái: khi môi trường ô nhiễm thì hệ sinh thái sẽ bị
thay đổi. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cõi và không phù hợp cho cây trồng
sinh trưởng và phát triển. Kết quả là cây không sống, không tạo nguồn dinh dưỡng
và không cung cấp oxy… Ảnh hưởng đến các cơ thể sống phụ thuộc vào thực vật
kể cả con người.
Để phù hợp với điều kiện mơi trường mới thì cố thể giống loài mới sẽ xuất
hiện, xâm lấn và cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại các giống lồi
bản địa.
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: khơng khí ô nhiễm gây ra nhiều loại

14



bệnh đường hô hấp, tim mạch, viêm họng, đau ngực…
Đất và nước ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến nguồn thức ăn và nước uống sử
dụng hàng ngày và có thể dẫn đến chất lượng sống giảm đi.
Ngoài ra, bãi rác hay khu vực tập trung rác thải là môi trường sống của
những nguy cơ bệnh tật cho con người rất nguy hiểm như: gây bệnh dịch hạch, tả
kiết lỵ, thương hàn, sốt rét… mà các tác nhân truyền bệnh hay gây bệnh sống ở
các bãi rác như chuột kiến, gián, vi sinh vật gây bệnh…
Tóm lại, rác thải hữu cơ sẽ là mối họa cho môi trường và sức khỏe con
người nếu chúng ta không nhận thức được tác hại của chúng. Bên cạnh đó, nếu
chúng ta biết tận dụng nguồn tài ngun rác thải thì sẽ khơng có ơ nhiễm và không
ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà là nguồn dinh dưỡng (sản phẩm compost)
cho cây trồng. Cây trồng sẽ hấp thụ dịnh dưỡng và khống chất có trong sản phẩm
compost để sinh trưởng và phát triển cung cấp năng lượng, dinh dưỡng, nguyên
liệu sản xuất và tinh lọc khơng khí … cho con người và tồn sinh giới nói chung.
[1]
• 2.2. PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC XỬ LÝ RÁC HỮU CƠ
• 2.2.1. Các phương pháp xử lý rác hữu cơ
Hiện nay, chất thải các phịng thí nghiệm của các trung tâm nghiên cứu hay
Trường Đại học... thường được thu gom chung vào hệ thống rác sinh hoạt. Rác
thải thường được tập trung vào bãi rác và được xử lý bằng nhiều phương pháp:
Phương pháp hóa học phổ biến nhất trong xử lý rác thải là phương pháp
đốt. Phương pháp này có ưu điểm là xử lý nhanh và số lượng lớn… nhưng đồng
thời nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao, có thể phát sinh nhiều chất
độc khác (dioxins/ furans…) và mùi hôi gây ô nhiễm môi trường.
Phương pháp lý học là chôn lấp được xem là phương pháp kinh tế nhất,
đơn giản nhất và được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, xét về lâu dài thì phương

15



pháp này lại không đạt tiêu chuẩn môi trường khu vực (mùi, khí, nước rỉ rác…),
nó chiếm một diện tích chứa rất lớn và thời gian chất thải tự phân hủy là rất lâu.
Bên cạnh hai phương pháp trên thì phương pháp sinh học lại mang tính
chất ơn hịa hơn. Phương pháp sinh học tận dụng sự sinh trưởng và phát triển của
sinh vật (động vật thân mềm, thực vật và vi sinh vật) phân hủy các chất thải sinh
học thành dạng chất mùn. Chất mùn này tương tự như đất nông nghiệp nhưng lại
giàu dinh dưỡng hơn đất nông nghiệp nên thường được dùng làm phân vi sinh,
bón lót hay cải thiện đất trồng… [2]
• 2.2.2. Cơng nghệ sinh học xử lý chất thải hữu cơ
Từ những năm 80 của thế kỷ 20, các nhà khoa học đã nghiên cứu và ứng
dụng công nghệ sinh học phân hủy (Bioremediation Technology) để làm sạch môi
trường ô nhiễm. Nguyên lý chung của cơng nghệ này là tạo điều kiện thích hợp
cho vi sinh vật, có khả năng phân hủy chất ơ nhiễm, sinh trưởng và phát triển phân
hủy chất ô nhiễm làm sạch mơi trường.
Bản chất của q trình phân hủy sinh học là thay đổi các yếu tố mơi trường
kích thích hoạt động của các vi sinh vật có khả năng phân hủy chất thải. Chất thải
sẽ là nguồn carbon hay năng lượng cho một số vi sinh vật (bản địa hoặc tăng
cường), hoặc có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm bằng cách bổ sung thêm
dinh dưỡng, oxy,... nhằm kích thích khả năng phân hủy của vi sinh vật, đồng thời
làm vi sinh vật dễ tiếp cận và tấn công phân hủy.
Xử lý chất thải sinh học bằng phương pháp sinh học gồm: xử lý hiếu khí
(compost) và kỵ khí (biogas).
Composting là q trình phân hủy sinh học chất thải hữu cơ trong điều kiện
hiếu khí được kiểm sốt. Ngược lại với q trình phân hủy của các hợp chất hữu
cơ ngồi tự nhiên, trong q trình ‘composting’ nhiệt độ trong khối chất thải tăng
lên do nhiệt tự sinh từ hoạt động của các vi sinh vật chịu nhiệt (mesophiles) (25-

16



400C) và ưa nhiệt (thermophiles) (50-700C). Kết thúc quá trình ‘composting’, sản
phẩm thu được khá ổn định về sinh học, tương tự như chất mùn, có thể sử dụng để
trộn thêm vào đất hay làm phân bón, màng lọc sinh học hay nhiên liệu.
Mục tiêu của q trình ‘composting’ chính là: ổn định sinh học, giảm thể
tích và khối lượng chất thải, làm khô, loại bỏ tối đa các chất độc đối với thực vật,
hạt hay những phần của cây và làm tiêu diệt các mầm bệnh. ‘Composting’ cũng là
cách để loại bỏ chất ô nhiễm trong đất. Hầu hết các chất ơ nhiễm hữu cơ có thể bị
loại bỏ nhờ phương pháp này. Việc xử lý chất thải hữu cơ bằng phương pháp
‘composting’ trước khi thải bỏ, chôn lấp làm giảm hiệu ứng nhà kính.
Từ các góc độ xem xét thì quá trình ‘composting’ được tạo nên là để thỏa
mãn mục tiêu hiệu quả cao về kinh tế, có nghĩa là giảm nhân cơng và chi phí. Để
đạt được mục tiêu này cần nỗ lực làm tối ưu hóa những tác nhân sinh học, công
nghệ và vận hành đồng thời giảm những ảnh hưởng bất lợi trong quá trình
‘composting’. Những yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới quá trình ‘composting’ đã
được nghiên cứu từ khá lâu và ghi nhận trên nhiều cơng trình nghiên cứu riêng biệt
hay những tổng quan.
Giai đoạn những năm 1970 là một giai đoạn đặc trưng của q trình
‘composting’, thời đó nở rộ những kỹ thuật mới, q trình mới và tối ưu hóa q
trình được nghiên cứu và đề xuất nhờ đó mở rộng thị trường ứng dụng cho loại
hình cơng nghệ này. Một trong nhiều lý do dẫn đến sự phát triển của cơng nghệ
này chính là người ta đã phải chi phí khá cao để diệt các mầm bệnh trong chất thải
chôn lấp, để cải thiện những yêu cầu về bảo vệ môi trường ngày càng cao cũng
như các luật định, sắc lệnh, quy định mới ban hành. Thực tế là nguồn tài ngun
có giới hạn vì vậy ý tưởng sử dụng lại chất thải hữu cơ làm giàu thêm cho đất
trồng cũng chính là động lực quan trọng để phát triển lĩnh vực này.
Chất thải hữu cơ cho quá trình composting có thể nguồn gốc từ chất thải
sinh hoạt, cơng nghiệp, nhà máy xử lý nước thải, nông nghiệp, chăn nuôi, vùng

17



phong cảnh hay rừng. Khối lượng, thành phần và đặc trưng lý học của chất thải
của một cơ sở “composting’ bị ảnh hưởng bởi một loại những yếu tố như nguồn
gốc chất thải, quá trình sản xuất, quá trình chế biến, mùa trong năm, hệ thống thu
nhận, đặc trưng xã hội và tập quán địa phương. Chất thải có phổ rộng về khối
lượng và thành phần địi hỏi phải có những phân tích kỹ càng trước khi lên kết
hoạch tạo dựng cơ sở xử lý và để ước tính chất lượng sản phẩm trong mỗi trường
hợp riêng biệt.
Bảng 2.1:Thành phần dinh dưỡng theo trọng lượng khô của một số chất thải dùng làm composting.

VSa

C/N

N

P2Ọ5

K2O

CaO

MgO

[%]

[-]

[%]


[%]

[%]

[%]

[%]

Chất thải nhà bếp

20-80

10-20

0.6-2.2

0.3-1.5

0.4-1.8

0.5-4.8

0.5-2.1

Chất thải sinh học

30-70

10-25


0.6-2.7

0.4-1.4

0.5-1.6

0.5-5.5

0.5-2.0

Chất thải từ vườn, thực
vật

15-75

20-60

0.3-2.0

0.1-2.3

0.4-3.4

0.4-12

0.2-1.5

Rác thải


25-50

30-40

0.8-1.1

0.6-0.8

0.5-0.6

4.4-5.6

0.8

Phân (người)

15-25

6-10

2

1.8

0.4

5.4

2.1


Bùn nước thải (thô)

20-70

15

4.5

2.3

0.5

2.7

0.6

Bùn nước thải (ổn định
sau xử lý kỵ khí)

15-30

15

2.3

1.5

0.5

5.7


1.0

Chất thải

Phân động vật

x

Trâu bị

20.3

20

0.6

0.4

0.7

0.6

0.2

Ngựa

25.4

25


0.7

0.3

0.8

0.4

0.2

Cừu

31.8

15-18

0.9

0.3

0.8

0.4

0.2

Lợn

18.0


15-20

0.8

0.9

0.5

0.8

0.2

Nước thải chăn ni

x

Trâu bị

10-16

8-12

3.2

1.7

3.9

1.8


0.6

Lợn

10-20

5-7

5.7

3.9

3.3

3.7

1.2



10-15

5-7

9.8

8.3

4.8


17.3

1.7

Lá củ cải đường

70

15

2.3

0.6

4.2

1.6

1.2

Rơm rạ

90

100

0.4

2.3


2.1

0.4

0.2

90-93

85-180

0.5-1.0

0.02-0.06

0.03-0.06

0.5-1.0

0.04-0.1

Bụi cây tươi

18


Cành cây phủ trên đất
trồng

60-85


100-130

0.2-0.6

0.1-0.2

0.3-1.5

0.4-1.3

0.1-0.2

Vụn gỗ

65-85

400-500

0.1-0.4

1.0

0.3-0.5

0.5-1.0

0.1-0.15

Lá cây


80

20-60

0.2-0.5

-

-

-

-

Cây lau sậy

75

20-50

0.4

-

-

-

-


Than bùn

95-99

30-100

0.6

0.1

0.03

0.25

0.1

Chất thải từ dạ dày trâu


8.5-17

15-18

1.4

0.6

0.9


2.0

0.6

81

50

1.5-2.5

1.0-7.0

3.4-5.4

1.4-2.4

0.2

Bã trái cây

90-95

35

1.1

0.6

1.6


1.1

0.2

Thuốc lá

85-88

50

2.0-2.4

0.5-6.6

5.1-6.0

5.0

0.1-0.4

75

170-180

0.2-1.5

0.2-0.6

0.02-0.1


0.5-1.5

0.1-0.4

Bã nho

Giấy
Ghi chú: VSa chất rắn bay hơi

Sự phân hủy các hợp chất hữu cơ trong quá trình ‘composting’ được khởi đầu bởi
quần thể khá rộng lớn các vi sinh vật, bao gồm: vi khuẩn, xạ khuẩn và vi nấm.
Cũng tương tự như trong xử lý nước thải bằng con đường sinh học, việc đưa thêm
vi sinh vật vào qúa trình xử lý thường thì khơng cần thiết bởi vì bản thân trong
chất thải đã sẵn chứa một số lượng lớn vi sinh vật có khả năng phát triển nhanh.
Động vật khơng xương sống khơng đóng vai trị gây thối rữa trong giai đoạn đầu
tiên ở nhiệt độ cao. Đôi khi, giun đất được sử dụng trong xử lý chất thải và tạo
phân compost chất lượng cao.
Sự phân rã chất thải ngay cả khi được thơng khí tốt nhất đi nữa cũng bị ảnh
hưởng của cả 2 quá trình vi sinh vật hiếu khí và kị khí. Mối quan hệ giữa đồng hóa
hiếu khí và kị khí phụ thuộc vào đặc điểm sinh lý của chất thải/compost, bao gồm
cấu trúc đống ủ, độ rỗng, hàm lượng nước, khoảng khơng khí lưu thơng và dinh
dưỡng sẵn có.
Q trình phân rã hiếu khí địi hỏi có nước và oxy tự do cho hoạt tính các
phản ứng sinh học. Sản phẩm cuối của quá trình chuyển hố là nước và khí
carbonic, amonium-NH4 (hoặc nếu ở nhiệt độ cao và pH>7 thì là amonia -NH3),
nitrate, nitrite (oxit nitơ là sản phẩm của q trình nitrát hóa), nhiệt, độ mùn và các

19



chất tương tự mùn. Khí thải ra từ q trình đồng hóa hiếu khí trong đống ủ
compost chứa hơi nước, carbonic, ammonia, nitơ oxit . Sản phẩm cuối của quá
trình phân hủy bằng vi sinh kị khí lại là metan, carbonic, hydro, H2S, ammonia,
nitơ oxit và khí nitơ (hai khí này đều là sản phẩm của q trình nitrate hóa) và
nước ở dạng lỏng.
Phân huỷ kỵ khí, được thực hiện trong một hệ thống kín có kiểm sốt về
nhiệt độ và độ ẩm, là dạng công nghệ phù hợp để xử lí chất thải rắn ướt chứa hàm
lượng lớn các chất hữu cơ có khả năng dễ bị phân huỷ sinh học.
Sự phân huỷ kỵ khí gây bởi những nhóm vi khuẩn đặc thù thông qua một
vài bước phản ứng, mỗi bước này phụ thuộc vào q trình trước đó. Để ứng dụng
những q trình lên men kỵ khí vào quy mơ cơng nghiệp thì nhất thiết phải có
những hiểu biết rõ ràng về tương tác của những vi khuẩn này để tránh được những
ức chế có thể gây bởi cơ chất hay sản phẩm.
Một quá trình lên men kỵ khí hồn chỉnh có thể chia làm 3 bước:
• Thuỷ phân
• Acid hố
• Tạo metan
Ít nhất có 3 nhóm vi khuẩn tham gia trong q trình lên men kỵ khí.
Đầu tiên, trong quá trình thuỷ phân, hầu hết các dạng polyme sinh học như
các chất đường (carbonhydrate), chất đạm (protein) và chất béo bị phân hủy bởi
các enzyme ngoại bào thành các dạng đơn phân tử dễ hoà tan trong nước (như
đường đơn, amino acid, glyxerin, acid béo), do vậy, dễ dàng bị phân huỷ hơn nữa.

Ở bước thứ hai (acid hố), các nhóm vi khuẩn khác nhau chuyển hố những
chất trung gian thu được sau khi thuỷ phân thành acid axetic (CH3COOH), hydro
(H2), khí carbonic (CO2), acid hữu cơ, amino acid và rượu. Một số sản phẩm trung

20



gian (acid axetic, hydro và khí carbonic) được vi khuẩn sinh metan sử dụng trực
tiếp, nhưng các chất còn lại như acid hữu cơ, amino acid và rượu tiếp tục bị phân
huỷ bởi các vi khuẩn tạo acid.
Chỉ những sản phẩm là metanol, methylamin và formate là được chuyển
hoá thành metan và khí carbonic trong bước thứ ba, cũng là bước cuối - tạo metan.
Thuận lợi đáng kể của quá trình phân huỷ kỵ khí là tạo thành khí sinh học
(biogas) để làm nguồn năng lượng. Khí sinh học được sinh ra khi phân hủy chất
hữu cơ bằng vi sinh vật ở điều kiện thiếu oxy.
Nhưng sản phẩm đầu ra cuối cùng của q trình xử lý kỵ khí là chưa hồn
tồn, cần một giai đoạn ủ hiếu khí (compost). Sản phẩm của quá trình là phân
compost, chứa hàm lượng chất ơ nhiễm thấp, có thể dùng làm phân bón hay chất
cải tạo đất, có nghĩa là trở lại chu trình tự nhiên. [2]
• 2.3. VI SINH VẬT PHÂN HỦY RÁC THẢI
Một số lớn các lồi vi khuẩn và vi nấm có khả năng phân huỷ các hợp chất
ô nhiễm hữu cơ. Sự phân huỷ sinh học được định nghĩa là phản ứng khử xúc tác
sinh hoá trong một hỗn hợp các chất. Phân hủy bao gồm hai quá trình cơ sở: sinh
trưởng và đồng trao đổi chất. Trong quá trình sinh trưởng, một chất hữu cơ được
sử dụng làm nguồn carbon và nguồn năng lượng duy nhất. Quá trình đồng trao
đổi chất được định nghĩa là quá trình trao đổi chất của một chất hữu cơ trong khi
có mặt của một cơ chất sinh trưởng là nguồn carbon và năng lượng chính.
Những phản ứng enzyme cốt lõi của q trình phân huỷ sinh học hiếu khí
là oxy hoá xúc tác bởi oxygenase và peroxidase. Oxygenase là enzyme oxy hoákhử sử dụng O2 để gắn oxy vào cơ chất. Vi sinh vật có tính khử cần oxy ở hai vị
trí trao đổi chất - vị trí tấn công ban đầu vào cơ chất và ở cuối chuỗi hơ hấp. Ở
một số nấm bậc cao nhất định có khả năng tạo ra một hệ oxy hoá riêng biệt để
phân huỷ lignin dựa trên cơ sở là các enzyme lignin-peroxidase và laccase. Hệ

21


thống enzyme này làm quá trình phân huỷ những chất ô nhiễm hữu cơ thuộc loại

bền vững theo kiểu đồng trao đổi chất tăng lên đáng kể. Do vậy, cần có những
nghiên cứu sâu và rộng hơn về nấm đảm (bacidomycetous).Vì vậy, chương này
được chia làm 2 phần: phân huỷ bởi vi khuẩn và phân huỷ bởi nấm.
Phần lớn những vi khuẩn phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ trong mơi
trường ơ nhiễm giàu oxy là những lồi vi khuẩn hóa dưỡng hữu cơ, chúng có thể
sử dụng các hợp chất hữu cơ tự nhiên hay không do con người tạo ra làm nguồn
cácbon duy nhất và nguồn cho điện tử để tạo năng lượng. Mặc dù nhiều loài vi
khuẩn có khả năng chuyển hóa nhiều chất ơ nhiễm hữu cơ, nhưng khơng có một
lồi nào lại có thể có phân hủy tất cả hay phần lớn các hợp chất hữu cơ. Những
thông tin về nghiên cứu di truyền vi sinh cho thấy để phân hủy một hợp chất nhất
thiết phải có sự tham gia của một vài lồi, do vậy, hỗn hợp các vi khuẩn có khả
năng phân hủy cao nhất. Khả năng di truyền và những yếu tố môi trường nhất
định, như nhiệt độ, pH, nguồn nitơ và phospho sẵn có xác định tốc độ và thời gian
của q trình phân hủy.
Lồi vi khuẩn Pseudomonads là những trực khuẩn kiếu khí Gram âm
khơng có khả năng lên men và dường như có khả năng phân hủy cao nhất, ví dụ
như Pseudomonas putida và P. fluorescens. Những vi khuẩn có khả năng phân
hủy quan trọng có thể tìm thấy trong các chi Comamonas, Burkhoderia, và
Xanthomonas. Một vài loại có khả năng sử dụng hơn trăm hợp chất hữu cơ làm
nguồn carbon. Khả năng to lớn của Pseudomonads không chỉ phụ thuộc vào các
enzyme dị hóa mà cịn ở khả năng điều hịa chuyển hóa. Nhóm vi khuẩn phân hủy
quan trọng thứ hai là các cầu khuẩn Gram dương (Rhodococci) và vi khuẩn dạng
phẩy khuẩn (Coryne). Nhiều loài trước đây có tên Norcadia spp., Mycobacterium
spp., Corynebacterium spp., thì hiện nay người ta phân loại là chung là
Rhodococcus spp. Các Rhodococci là những khuẩn tia (actinomycete) hiếu khí và
khá đa dạng về hình thái. Một nhóm nhất định trong những vi khuẩn này tạo ra

22



acid mycolic trên bề mặt tế bào. Những hợp chất mycolic này là các rượu mạch
dài khơng bình thường và các acid béo bị ester hóa thành peptidoglycan – thành
phần của thành tế bào. Cấu trúc tế bào kỵ nước kiểu như thế này rất có thể đóng
vai trị quan trọng trong ái lực của vi khuẩn đối với các chất ơ nhiễm có đặc tính
khó tan trong nước. Nói chung các vi khuẩn Rhodococci rất đa dạng về hoạt tính
chuyển hóa, ngồi ra chúng cịn có khả năng sinh tổng hợp các hợp chất hoạt động
bề mặt sinh học.
• 2.4. ĐỊNH HƯỚNG CỦA PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC (COMPOST)
• 2.4.1. Cơ sở của q trình compost
Sự phân hủy các hợp chất hữu cơ trong quá trình ‘composting’ được khởi
đầu bởi quần thể khá rộng lớn các vi sinh vật, bao gồm: vi khuẩn, xạ khuẩn và vi
nấm. Quá trình phân hủy chịu ảnh hưởng của cả 2 quá trình vi sinh vật hiếu khí và
kị khí.
Q trình phân rã hiếu khí địi hỏi có nước và oxy tự do cho hoạt tính các
phản ứng sinh học. Sản phẩm cuối của q trình chuyển hố là nước và khí
carbonic, amonium-NH4 (hoặc nếu ở nhiệt độ cao và pH>7 thì là amonia -NH3),
nitrat, nitrit (oxit nitơ là sản phẩm của q trình nitrat hóa), nhiệt, độ mùn và các
chất tương tự mùn. Khí thải ra từ q trình đồng hóa hiếu khí trong đống ủ
compost chứa hơi nước, carbonic, ammonia, nitơ oxit. Sản phẩm cuối của quá
trình phân hủy bằng vi sinh kị khí lại là metan, carbonic, hydro, H2S, ammonia,
nitơ oxit và khí nitơ (hai khí này đều là sản phẩm của q trình nitrat hóa) và nước
ở dạng lỏng.
Một đống ủ chất thải bao gồm cả 3 pha: rắn, lỏng và khí
Giai đoạn đầu của q trình compost được tính cho tới khi nhiệt độ đạt
khoảng 60oC bao gồm giai đoạn tiền compost và giai đoạn compost chính; Giai
đoạn thứ 2 được gọi là giai đoạn “hậu compost” hay còn gọi là giai đoạn hoai

23



(mature phase). Cả hai giai đoạn được đặc trưng bởi các quá trình khác nhau.
Những hệ thống sản xuất compost hiện đang được ưa thích sử dụng có thể
phân thành hai loại rõ ràng, là :
“windrow” (đánh luống)
“in-vessel” (trong thùng hay kênh mương).
Compost đã chín kỹ có thành phần là những chất khó phân hủy hoặc gần
như khơng phân hủy (lignin, hợp chất cellulose chứa lignin), chất mùn, các vi sinh
vật, nước và các chất khoáng chứa nitơ. Các vi sinh vật tham gia trong quá trình
compost giai đoạn đầu đó là vi khuẩn, xạ khuẩn và nấm mốc. Mỗi loại có điều
kiện sinh trưởng tối ưu của khá khác nhau, như là về nhiệt độ: các vi sinh vật
nhóm psychrophiles ưa khoảng 15-20 oC, nhóm mesophililes ưa khoảng 25-35 oC
và nhóm thermophiles ưa khoảng 55-65 oC. Trong chất thải chín kỹ (đã ngấu) có
nhiệt độ <35 oC, sự phân hủy chất hữu cơ cịn có sự tham gia đáng kể của các động
vật bập thấp như trùng, bọ đất, mối và giun.
• 2.4.2. Chất lượng compost
Nếu mục đích dùng để làm phân bón hay cải tạo đất trồng, chất lượng của
compost thành phẩm nhất thiết phải tuân theo yêu cầu:
- Hoai tối đa;
- Chứa các thành phần dinh dưỡng và chất hữu cơ thích hợp,
- Có tỷ lệ C/N phù hợp;
- pH trung tính hay kiềm nhẹ;
- Chứa kim loại nặng và chất ô nhiễm hữu cơ ở nồng độ thấp;
- Không chứa những yếu tố làm cản trở sinh trưởng của thực vật;
- Gần như không chứa tạp chất;
- Hầu như khơng cịn hạt mầm hay những phần sinh trưởng được của thực
vật;

24



- Chứa khơng đáng kể đá sỏi;
- Có mùi đặc trưng của đất rừng;
- Có màu từ nâu đến đen.
• 2.4.3. Định hướng sử dụng phân hữu cơ sinh học (compost)
Cải thiện đất nông nghiệp: trong nông nghiệp người ta thường bón trả lại
cho đất nguồn dinh dưỡng đã bị thực vật lấy đi sau mùa vụ. Phân hóa học cung
cấp cho đất lâu dài có thể làm cho đất mất dần tính màu mỡ trở nên bạc màu, canh
tác nơng nghiệp khơng hiệu quả. Phân bón sinh học thì lại mang lại cho đất nguồn
dinh dưỡng bền vững và ổn định với hệ vi sinh vật tự nhiên phù hợp với môi
trường. Sinh khối vi sinh vật tham gia phân hủy phụ phẩm nông nghiệp làm đất
tươi xốp và màu mỡ.
Đất nơng nghiệp thường xun sử dụng phân bón hữu cơ sau mỗi mùa vụ
hay cây lâu năm sẽ giúp đất trồng màu mỡ năng suất nông nghiệp tăng cao. Bên
cạnh đó rác thải từ phụ phẩm nơng nghiệp và chất thải sinh hoạt cũng được xử lý
và tận dụng, không gây ô nhiễm môi trường.
Nhu cầu trồng rau sạch và sử dụng rau sạch hiện nay là một thế mạnh của
nghành công nghệ sinh học trong xử lý và tận dụng chất thải. Chất thải nguồn gốc
sinh học là nguồn nguyên liệu chế biến phân compost phục vụ trồng rau sạch.
Thành phần dinh dưỡng cao và hệ vi sinh vật đa dạng là yếu tố quan trọng
của phân compost. Phân vi sinh giàu dinh dưỡng sẽ được dùng làm cơ chất cho
các q trình xử lý mơi trường như xử lý đất ô nhiễm, vật liệu màng lọc sinh học
xử lý nước thải, khí thải…

25


×