Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Bài giảng ĐỊA LÝ KINH TẾ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.1 MB, 196 trang )

ThS. TRẦN THỊ TUYẾT

Bài giảng
ĐỊA LÝ KINH TẾ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP, 2013
1


2


LỜI NÓI ĐẦU
Địa lý kinh tế Việt Nam là một trong những môn học đại cương, là nền
tảng kiến thức cho sinh viên học các môn khoa học xã hội – nhân văn. Môn học
Địa lý kinh tế Việt Nam được giảng dạy cho sinh viên các ngành: Kinh tế, Quản
lý đất đai, Quản trị kinh doanh, Kế toán trong trường.
Cho đến nay đã có một số giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam được xuất
bản. Song tùy theo từng trường, từng nội dung khung chương trình mà bài giảng
được thay đổi cho phù hợp với mục tiêu và đối tượng đào tạo.
Thông qua bài giảng này, sinh viên sẽ có được những kiến thức cơ bản về
các nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, hiện trạng và
phương hướng tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế: công nghiệp, nông-lâm-ngư
nghiệp, dịch vụ cũng như tổ chức lãnh thổ 7 vùng kinh tế của Việt Nam.
Với môn học Địa lý Kinh tế Việt Nam, vấn đề tổ chức lãnh thổ có vai trị
đặc biệt quan trọng và gắn với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vì vậy, tổ chức lãnh thổ là vấn đề xuyên suốt trong nội dung bài giảng này.
Trong quá trình biên soạn mặc dù gặp phải khơng ít khó khăn nhưng tác
giả đã cố gắng đến mức cao nhất để bài giảng đảm bảo tính khoa học hiện đại,
cập nhật về thông tin kinh tế, xã hội của đất nước, của khu vực Đông Nam Á và
trên thế giới. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu bổ ích đối với đơng đảo sinh viên


cũng như những người quan tâm tới vấn đề này ở Việt Nam.
Bài giảng Địa lý kinh tế Việt Nam chắc chắn khơng tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Tác giả chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp, phê bình
của các nhà khoa học, các đồng nghiệp và bạn đọc để bài giảng này được hoàn
thiện hơn.

3


4


BÀI MỞ ĐẦU

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA
ĐỊA LÝ KINH TẾ
1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học Địa lý Kinh tế
1.1.1. Lịch sử phát triển của môn học
Địa lý kinh tế cũng như các môn khoa học khác, ra đời và phát triển do
những nhu cầu của sản xuất và đời sống xã hội. Khoa học địa lý nói chung đã có
từ lâu đời, nhưng địa lý kinh tế là một môn khoa học mới thực sự hình thành và
phát triển từ đầu thế kỷ thứ XVIII, khi cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu,
với sự phát triển mạnh mẽ và phong phú của các ngành sản xuất ở nhiều địa khu
trên thế giới.Thuật ngữ “Địa lý kinh tế” xuất hiện vào năm 1760 ở Châu Âu,
theo gốc từ Hy Lạp, có nghĩa là môn học nghiên cứu sự “mô tả trái đất về mặt
kinh tế”.
Đến giữa thế kỷ XX, Địa lý kinh tế được phần lớn các nhà khoa học coi là
môn khoa học xã hội, nghiên cứu sự phân bố địa lý các lực lượng sản xuất, nghiên
cứu những điều kiện và đặc điểm phát triển sản xuất ở các nước, các vùng.
Phân bố sản xuất (Phân bố các lực lượng sản xuất theo lãnh thổ) là “một

trạng thái động biểu thị sự phân chia, sắp xếp các lực lượng sản xuất theo lãnh
thổ phù hợp với những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng và được
xác định bởi những đặc điểm phân công lao động theo lãnh thổ tồn tại trong hệ
thống kinh tế xã hội ấy” (E.B.Alaiev).
Phân bố sản xuất ngày nay không chỉ là sự lựa chọn địa điểm cho từng cơ
sở sản xuất kinh doanh mà còn là phân bố hàng loạt các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, cấu trúc hạ tầng và hệ thống cư dân có phối hợp với nhau trên những
lãnh thổ nhất định. Vì vậy ngày nay nhiệm vụ của địa lý không chỉ dừng lại ở sự
mô tả, lý giải các hiện tượng phân bố sản xuất của các nước, các vùng mà cịn
phải nghiên cứu lý luận, tìm ra các biện pháp để có thể cải tạo, xây dựng các hệ
thống lãnh thổ kinh tế xã hội ngày càng hồn thiện hơn. Cũng do đó mà Địa lý
kinh tế ngày nay được hiểu là môn học nghiên cứu các tổ chức lãnh thổ hoặc tổ
chức không gian kinh tế xã hội các nước, các vùng.
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động kinh tế là bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên xã hội lồi
người, hoạt động đó khơng thể xảy ra ngồi khơng gian sống của con người, đó
chính là mơi trường địa lý.
5


Lãnh thổ và hoạt động kinh tế của con người ln có mối quan hệ qua lại
lẫn nhau. Bởi vậy hoạt động kinh tế không thể thiếu sự hiểu biết và nghiên cứu
lãnh thổ nơi diễn ra các hoạt động kinh tế đó.
“Địa lý kinh tế" (ĐLKT) ra đời cùng với sự hình thành các ngành sản xuất
nơng nghiệp khi con người biết gieo trồng và thu hoạch.
Kinh nghiệm mà con người tích luỹ được khi phân biệt hạt giống gieo ở
lãnh thổ này thì tốt, lãnh thổ kia thì xấu chính là nền móng ban đầu của ĐLKT.
Theo quan điểm ngày nay, ĐLKT là môn khoa học xã hội, nghiên cứu các
hệ thống lãnh thổ kinh tế xã hội nhằm rút ra những đặc điểm, quy luật hình
thành và hoạt động của chúng để vận dụng vào tổ chức không gian (lãnh thổ)

tối ưu các hoạt động kinh tế xã hội trong thực tiễn.

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hệ thống L.K.X (Lãnh thổ, kinh tế, xã hội)
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của ĐLKT là hệ thống Lãnh thổ - Kinh tế Xã hội (LKX). LKX là một hệ thống có cấu trúc phức tạp, bao gồm điều kiện tự
nhiên và điều kiện xã hội của lãnh thổ liên quan tới hoạt động sản xuất, nghỉ
ngơi của con người cùng với việc bảo vệ môi trường sống.
Về thực chất LKX được xác định bởi các yếu tố tự nhiên, mức độ phát
triển của các ngành kinh tế, phân bố kinh tế trên lãnh thổ cùng các điều kiện xã
hội chính trị. Vì thế nó sẽ khác biệt rất lớn giữa các quốc gia, các vùng hoặc các
khu vực có đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế, hình thái xã hội khác nhau.
1.2. Nội dung nghiên cứu của địa lý kinh tế
Nghiên cứu Địa lý kinh tế nhằm thực hiện nhiệm vụ quan trọng về mặt lý
luận - phương pháp luận, phương pháp cũng như thực tiễn tổ chức không gian kinh
6


tế xã hội. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ĐLKT Việt Nam
tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau:
- Thực trạng và định hướng phát triển của phân công lao động xã hội theo
lãnh thổ của Việt Nam, khả năng hội nhập của Việt Nam vào tiến trình phân
cơng lao động khu vực và quốc tế.
- Phương pháp luận và phương pháp phân vùng kinh tế, quy hoạch tổng
thể kinh tế xã hội, phân bố lực lượng sản xuất.
- Thực trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các vùng kinh
tế ở Việt Nam hiện nay.
- Những đặc điểm, quy luật hình thành và hoạt động các hệ thống lãnh thổ
chức năng (các ngành và lĩnh vực kinh tế), các hệ thống lãnh thổ tổng hợp đa
chức năng (các vùng kinh tế, các địa bàn kinh tế trọng điểm …).
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Để xứng đáng với vị trí của mơn học và hồn thành tốt các nhiệm vụ trên,

Địa lý kinh tế sử dụng rộng rãi các quan điểm, các phương pháp nghiên cứu
truyền thống cũng như hiện đại.
Địa lý kinh tế nghiên cứu các lãnh thổ kinh tế xã hội, các LKX thường
khá rộng lớn có liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh, có quy mơ và bản
chất khác nhau nhưng lại tương tác chặt chẽ với nhau. Vì vậy để nghiên cứu tốt
vấn đề đó, các nhà Địa lý kinh tế phải sử dụng thường xuyên nhất quán các quan
điểm tiếp cận, hệ thống và tổng hợp. Hơn nữa các L.K.X không ngừng vận động
trong không gian và biến đổi theo thời gian vì vậy để định hướng đúng đắn sự
phát triển tương lai của chúng cần phải có quan điểm động và quan điểm lịch sử.
Địa lý kinh tế ngoài các phương pháp nghiên cứu chung như nhiều môn
khoa học khác thì cịn có một số phương pháp đặc trưng sau:
1.3.1. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa là phương pháp truyền thống đặc trưng của Địa lý kinh
tế. Điều căn bản của Địa lý kinh tế là việc nghiên cứu L.K.X muốn vậy phải đến
địa điểm cụ thể để nghiên cứu. Vì vậy việc xem xét, cảm nhận, mô tả trên thực
địa là không thể thiếu.
Sử dụng phương pháp này giúp các nhà Địa lý kinh tế tránh được những
kết luận, quyết định chủ quan, vội vàng, thiếu cơ sở thực tiễn.
1.3.2. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
GIS là một cơ sở dữ liệu trên máy tính, hiện được sử dụng rộng rãi để lưu
giữ, phân tích, xử lý và hiển thị các thông tin về không gian lãnh thổ. GIS đánh
7


giá được hiện trạng của tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu
thập, quản lý, phân tích và tích hợp các thơng tin được gắn với một nền hình
học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào.
Theo cách tiếp cận truyền thống, sử dụng GIS để lập bản đồ và phân tích
các sự vật, hiện tượng thực trên Trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ
sở dữ liệu thơng thường và các phép phân tích thống kê, phân tích khơng gian.

Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho
GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích các sự
kiện, dự đốn tác động và hoạch định chiến lược).
1.3.3. Phương pháp bản đồ
Phương pháp bản đồ là phương pháp truyền thống được sử dụng phổ biến
trong nghiên cứu địa lý tự nhiên, địa lý nhân văn, địa lý kinh tế và nhiều môn
học khác. Lãnh thổ cần phải nghiên cứu của Địa lý kinh tế thường rất lớn: Thành
phố, tỉnh, miền, quốc gia. Vì thế nếu khơng sử dụng bản đồ thì chúng ta khơng
thể có một tầm nhìn bao qt lãnh thổ trong sự nghiên cứu của mình.
Bởi vậy các nghiên cứu Địa lý kinh tế được khởi đầu bằng bản đồ và kết
thúc bằng bản đồ, nó chính là “ngơn ngữ” tổng hợp, ngắn gọn, súc tích, trực
quan của đối tượng nghiên cứu.
1.3.4. Phương pháp viễn thám
Viễn thám là phương pháp ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều
môn khoa học đặc biệt là các môn khoa học về trái đất. Nó cho ta một cách nhìn
tổng qt nhanh chóng hiện trạng của đối tượng nghiên cứu, phát hiện ra những
hiện tượng, những mối liên hệ khó nhìn thấy trong khảo sát thực địa.
1.3.5. Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo giúp người nghiên cứu định hướng chiến lược, xác
định các mục tiêu và kịch bản phát triển trước mắt và lâu dài của các đối tượng
nghiên cứu một cách khách quan, có cơ sở khoa học phù hợp với các điều kiện
và xu thế phát triển của hiện thực.
1.3.6. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích
Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích giúp các nhà nghiên cứu ra quyết
định ở mọi cấp (quốc tế, quốc gia, vùng…) một cách hợp lý, sử dụng bền vững
và có hiệu quả các nguồn lực, lựa chọn các chương trình, kế hoạch, dự án phát
triển trên cơ sở so sánh chi phí với lợi ích.

8



Chương 1

KHÁI QUÁT VIỆT NAM TRONG HỆ THỐNG KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Đặc điểm và xu hướng hiện đại của nền kinh tế thế giới
1.1.1. Khái quát về thế giới
Diện tích tồn bộ bề mặt trên trái đất là 510triệu km2 , nhưng diện tích các
lục địa chỉ chiếm 148,9 triệu km2 (chiếm khoảng 29,2% tổng diện tích trái đất),
cịn lại là đại dương. Cư dân trên thế giới đến cuối năm 2009 khoảng 6,7 tỷ
người với mật độ trung bình là 48 người/km2 nhưng đến 31/10/2011 là 7 tỷ
người với mật độ khoảng 50 người/km2 . Theo số liệu thống kê một số quốc gia
có dân số đơng như: Trung Quốc 1,3 tỷ người (2010), Ấn Độ 1,2 tỷ người
(2011), dân số Việt Nam năm 2011 là 87,84 triệu người (2011-Tổng cục thống
kê)… Bên cạnh những quốc gia đông dân thì có một số quốc gia, vùng lãnh thổ
có số dân ít như Vatican 800 người; Tokelau 1.411 (2011) người; Cocos 550
người(2011). Hiện nay trên thế giới có khoảng 220 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tổng thể thế giới ngày nay vẫn cịn nhiều khác biệt. Đó là do môi trường
thiên nhiên muôn màu muôn vẻ trên trái đất, do lịch sử bước đi của các nước
khác nhau trên những lãnh thổ khác nhau, do quan hệ xã hội phức tạp và tư duy
phong phú của con người. Điều đó dẫn đến trình độ phát triển lực lượng sản
xuất, quy mô nền kinh tế, tổng sản phẩm quốc dân…giữa các quốc gia khác
nhau và chênh lệch nhau rất nhiều.
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá các nước trên thế giới
Để phân biệt các nước phát triển, đang phát triển ta dựa vào các chỉ tiêu:
GDP (Gross Domestic Product) tổng sản phẩm quốc nội: tổng sản phẩm
hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong
một quốc gia, không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài làm
ra, ở một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
GNP (Gross National Product) Tổng sản phẩm quốc dân: Là tổng giá trị
toàn bộ các sản phẩm cuối cùng và các hoạt động dịch vụ được tạo ra hàng năm

của mỗi nước, không kể các sản phẩm trung gian và các phần giá trị phải chi trả
cho người nước ngoài, nhưng lại bao gồm cả phần giá trị được tạo ra ở nước
ngoài mà thuộc quyền sở hữu của người trong nước.
Như vậy ta thấy GDP không bao gồm những phần giá trị của người trong
nước được tạo ra ở nước ngoài, nhưng lại bao gồm cả phần giá trị của người
nước ngoài được tạo ra trong lãnh thổ quốc gia. GNP nhấn mạnh khía cạnh chủ
9


sở hữu của các giá trị được tạo ra, bất kể được tạo ra ở đâu, về quốc gia nào.
Chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index): phản ánh
những thành tựu về những năng lực cơ bản nhất của con người. Có 3 biến số
được chọn làm đại diện cho những khía cạnh đó: tuổi thọ bình qn, giáo dục,
thu nhập bình quân đầu người. Chỉ số HDI là tiêu thức bổ sung và làm sáng tỏ
sự chênh lệch về trình độ phát triển sức sản xuất và mức sống vật chất cũng như
văn hóa giữa các nước. Chỉ số này không chỉ phản ánh qui mô sản xuất, tiêu
dùng theo đầu người về giá trị vật chất mà còn phản ánh về giáo dục, y tế, …
Bảng 1.1. Chỉ số về HDI chia theo các nhóm
HDI >= 0,880
HDI=0,5- 0,799
HDI<0,5

Mức độ phát triển con người cao
Mức độ phát triển trung bình
Mức độ phát triển thấp

Theo báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011, HDI của Việt
Nam là 0,728. Theo đó Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức phát triển con
người trung bình. Xếp thứ 128/187 về chỉ số HDI.
Bảng 1.2. Chỉ số HDI của 10 nước đầu năm 2011

Tên nước

Chỉ số HDI

Nauy

0, 943

Úc

0,929

Hà Lan

0,910

Mỹ

0,910

New Zealand

0,908

Canada

0,908

Ireland


0,908

Liechtenstein

0,905

Đức

0,905

Thụy điển

0,904
Nguồn: báo cáo về chỉ số HDI của UNDP

GNI/người/năm: Chỉ số thu nhập bình quân theo đầu người phản ánh trình
độ phát triển kinh tế của các quốc gia và được coi là một trong những tiêu chí
quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống.
Cơ cấu kinh tế (% GDP): Đây cũng là một tiêu thức phản ánh đặc trưng
10


trình độ phát triển và sức mạnh kinh tế của một nước, một vùng. Đó là tỷ trọng
tương quan giữa 3 nhóm ngành kinh tế: nơng nghiệp (kể cả lâm, ngư nghiệp),
cơng nghiệp và dịch vụ. Những nước có dịch vụ, công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
là những nước phát triển mạnh, thu nhập cao.
Ngoài các tiêu thức trên, để xác định rõ thực chất sức mạnh kinh tế, trình
độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, mức sống trung bình của người
dân một nước, một vùng lãnh thổ, ta cịn có thể sử dụng nhiều tiêu chí và chỉ số
bổ sung khác mới tránh khỏi sự đánh giá và so sánh một chiều. Đó là các chỉ số

về cơ cấu dân cư, xuất nhập khẩu, về mức độ giàu có của các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, môi trường, vốn nhân lực, vốn sản xuất. Khả năng phát triển ổn
định, bền vững nền kinh tế và vai trị của nó trong tổng thể kinh tế thế giới cũng
được xem là sức mạnh kinh tế của một quốc gia.
1.1.3. Các nhóm nước trên thế giới
Hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có những đặc điểm khác
nhau về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, quá trình phát triển, trình độ
về khoa học kỹ thuật… nên quy mô nền kinh tế và tổng sản phẩm quốc dân cũng
rất chênh lệch nhau. Dựa vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các quốc
gia, các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới được chia làm hai nhóm nước:
các nước phát triển và các nước đang phát triển. Đó là hai bức tranh tương phản,
đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội của hai nhóm nước này có sự khác biệt lớn.
Các nước phát triển là các nước có sức mạnh về kinh tế lớn, nền công nghiệp
phát triển cao. Ngược lại, các nước đang phát triển phần lớn là những nước
nghèo, hiện nay vẫn đang ở trong thời kỳ phát triển nhằm đưa đất nước thốt
khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
Bên cạnh chỉ tiêu tổng hợp nếu xét về kinh tế (thu nhập bình quân đầu
người) thì các nước trên thế giới được phân chia thành ba nhóm nước: nhóm thu
nhập thấp, nhóm thu nhập trung bình và nhóm thu nhập cao.
1.1.3.1. Phân chia các nhóm nước trên thế giới theo chỉ tiêu tổng hợp
Theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã
hội. Liên hiệp quốc (LHQ) chia thế giới thành hai nhóm nước: nhóm phát triển
và nhóm đang phát triển. Các nhóm nước có đặc điểm cụ thể như sau:
Nhóm nước đang phát triển
Về số lượng các quốc gia thuộc nhóm đang phát triển chiếm phần đông
(khoảng 180 quốc gia chủ yếu là ở Châu Á, Châu Phi) là những quốc gia có
mức sống cịn khiêm tốn, nền tảng cơng nghiệp chưa phát triển và có chỉ số phát
triển con người (HDI) khơng cao. Các quốc gia thuộc nhóm nước này thu nhập
đầu người thấp, số dân có thu nhập thấp chiếm phổ biến.
Các quốc gia thuộc nhóm đang phát triển lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị

11


gia tăng thấp như nông nghiệp và chủ yếu là khai thác tài nguyên tự nhiên.
Sự phát triển của một đất nước được đo bằng các chỉ số thống kê như tổng
sản phẩm quốc nội, thu nhập bình quân đầu người (GNI/người), tuổi thọ trung
bình, tỷ lệ người biết chữ, v.v. Liên hiệp quốc xây dựng Chỉ số phát triển con
người, một chỉ số tổng hợp của các thống kê trên để xác định mức độ phát triển
con người ở mỗi quốc gia. Nhóm nước đang phát triển, nói chung là các quốc
gia ngồi mức sống thấp thì chưa đạt được trình độ cơng nghiệp hóa tương xứng
với quy mơ dân số. Có một sự tương quan chặt chẽ giữa mức thu nhập bình quân
đầu người thấp với sự gia tăng dân số nhanh chóng, kể cả giữa các quốc gia và
giữa các nhóm dân cư trong một quốc gia.
Phần lớn các nước này trước kia là thuộc địa, phụ thuộc, ảnh hưởng của chiến
tranh. Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế bất hợp lý (tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ không hợp lý, bất cân đối), tỷ trọng nơng nghiệp cao.
Trình độ đơ thị hóa thấp, tự phát, dân số phát triển nhanh gây bùng nổ dân số.
GDP bình quân đầu người thấp, thất nghiệp, lạm phát
Nhóm các nước phát triển
Về số lượng, các nước phát triển có khoảng trên 40 nước gồm G8 ( gồm 8
nước công nghiệp đứng hàng đầu thế giới: Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Pháp, Italia,
Canada, Nga) và các nước công nghiệp phát triển khác (chủ yếu là ở Châu Âu).
Các quốc gia phát triển, hệ thống kinh tế dựa trên sự tăng trưởng mạnh mẽ
và bền vững ở những lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, nghiên cứu phát triển, thông
tin, v.v..Đa phần các nước này tham gia vào Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế (OECD). Các nước thuộc nhóm phát triển là những quốc gia có qui mơ GNI
lớn trên thế giới (trên 500 tỷ USD) và GNI/người cao (trên
20.000USD/người/năm). Trong số các quốc gia thuộc nhóm nước phát triển thì
G8 chiếm 75% tổng giá trị cơng nghiệp tồn thế giới. Ngồi ra các nước này
cũng có tỷ trọng công nghiệp cao trong nền kinh tế.

Theo thông tin từ Tạp chí Forbes cơng bố mới đây, 10 nước giàu nhất thế
giới trong năm 2011 tính theo GDP bình qn đầu người, đó là:
Bảng 1.3. Một số quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao năm 2011
Quatar: 91.379 USD

Mỹ: 47.084 USD

Luxembourg: 89.562 USD

Thụy sỹ: 46.424 USD

Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất: 57.774 USD

Hà lan: 42.447 USD

Nauy: 56.920 USD

Ireland: 39.999 USD

Singapore : 56.797 USD

Áo: 39.711 USD
Nguồn: Tạp chí Forbes

1.1.3.2. Phân chia các nhóm nước theo thu nhập bình quân đầu người
12


Ngồi cách phân chia theo liên hiệp quốc về trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất và phân công lao động xã hội. Các nước trên thế giới còn có thể phân chia

theo tiêu chí về thu nhập bình quân đầu người. Theo chỉ tiêu về thu nhập bình quân
đầu người thì tuỳ theo mức thu nhập và sự biến động kinh tế hàng năm mà ngân
hàng thế giới (WB) chia thế giới thành các nhóm nước theo từng năm và cụ thể
như sau:
Bảng 1.4. Các nhóm nước theo thu nhập bình quân đầu người
Chỉ tiêu
Thu nhập thấp
TN trung bình
TN TB thấp
TN TB cao
Thu nhập cao

2008
(USD/ng/năm)
<= 975
976-11.905
976 – 3.855
3.856-11.905
>11.906

2010
(USD/ng/năm)
<= 1.005
1.006-12.275
1.006-3.975
3.976-12.275
> 12.276

2011
(USD/ng/năm)

<= 1.025
1.026-12.475
1.026 – 4.035
4.036 – 12.475
>= 12.476
Nguồn: Worldbank

Việt Nam đã thốt khỏi nhóm các quốc gia có mức thu nhập thấp và bước vào
nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình từ năm 2010. Đến năm 2011 theo Bộ
Cơng Thương thu nhập bình qn đầu người của Việt Nam đạt 1.300 USD.
1.2. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam hiện nay
1.2.1. Những thuận lợi
Nằm trong khu vực gió mùa Đơng Nam Á, ở ngã tư nơi gặp gỡ của những
luồng gió nên tự nhiên Việt Nam phong phú và đa dạng.
Nằm gần trung tâm Đông Nam Á, nước ta trở thành đầu mối giao thông
quan trọng.
Nằm trong khu vực diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động. Nước ta nằm
trong khu vực tiếp giáp với Trung Quốc, gần với Nhật Bản và nói rộng hơn nữa là
nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Các nước trong khối ASEAN và
Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao vào
loại đứng đầu thế giới. Trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của thế giới
là 3-5%, thì trong khu vực đã đạt được tốc độ bình quân là 6-9%. Các nước và
lãnh thổ: Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapo, sau thời gian phát triển
nhanh đã trở thành những con rồng của Châu Á. Với vị trí địa lý như trên và với
thực trạng nền kinh tế đó của các nước trong khu vực đã và đang tạo ra cho nước
ta những lợi thế quan trọng và cơ hội lớn trong việc hợp tác và tiếp thu những
kinh nghiệm quý báu về phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời nước ta còn có thể
13



tranh thủ tối đa nguồn vốn, kỹ thuật - công nghệ tiên tiến và hiện đại từ các nước
trong khu vực; mặt khác, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương còn là thị trường
quan trọng và rộng lớn nhập khẩu nhiều loại hàng hố của nước ta. Đó là những
thuận lợi cơ bản và cơ hội lớn để Việt Nam giao lưu và mở rộng quan hệ hợp tác
kinh tế - xã hội với các nước trong khu vực và sớm hội nhập vào thị trường kinh
tế thế giới.
Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, có
nhiều loại có giá trị kinh tế lớn. Qua kết quả điều tra địa chất, thăm dị khống
sản đã phát hiện gần 5000 mỏ và điểm quặng với 60 loại khống sản khác nhau
đây chính là nguồn lực bên trong để phát triển kinh tế, đối tượng đầu tư của
nước ngồi.
Bên cạnh những lợi thế trên thì tài nguyên nhân văn cũng là một trong
những lợi thế. Nguồn tài nguyên nhân văn bao gồm bản thân con người và hệ
thống giá trị do con người tạo ra trong quá trình phát triển là đối tượng đầu tư
phát triển rất quan trọng của nước ngoài (Theo tổng cục thống kê 2009: số dân
85.789.573 người trong đó lực lượng lao động có số lượng là 45,2 triệu người
chiếm 52,2% tổng dân số).
Là một nước đang phát triển, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ hàng
hóa và dịch vụ rộng lớn đây chính là tiền đề, yếu tố thu hút vốn đầu tư nước
ngoài và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.
Đường lối đổi mới toàn diện đúng đắn của Đảng tạo ra môi trường thuận
lợi cho Việt Nam tham gia ngày càng tích cực vào phân cơng lao động quốc tế,
nhanh chóng hội nhập vào khu vực và thế giới.
Đại hội lần thứ 6 của Đảng năm 1986 là bước ngoặt lớn trong đời sống
kinh tế và chính trị của nước ta.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng năm 1996 đánh dấu bước ngoặt chuyển
nước ta sang thời ký mới- thời kỳ thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.2.2. Những khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì nước ta cịn gặp một số khó khăn đó là:
Chính sách, qui định chưa hợp lý: Ví dụ như Thông tư số 33 của bộ

NN&PTNT 3/9/2012 quy định chỉ được bày bán thịt và phụ phẩm bảo quản ở
nhiệt độ thường trong vòng 8 giờ kể từ khi giết mổ.
Chính sách ngừng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2008 với lý do đảm
bảo an ninh lương thực trong khi thời điểm giá gạo xuất khẩu đang tăng cao đã
làm thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam…
Điều kiện tự nhiên: thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt, hạn hán ảnh
hưởng đến kinh tế; ngoài ra do việc khai thác tài nguyên không hợp lý nên nảy
sinh ra nhiều vấn đề dẫn tới các tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, môi
14


trường ô nhiễm.
Kinh tế-xã hội: Hiện nay số lao động đã qua đào tạo của nước ta thấp,
theo qui hoạch nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020 thì năm 2010 số lao động
đã qua đào tạo của Việt Nam dưới mọi hình thức là 40% (1216/QĐ-TTg), cơ sở
hạ tầng thấp kém…
1.3. Quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực phát triển kinh tế ở nước ta.
Quan điểm chung: Muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, hội nhập
nhanh chóng vào khu vực và thế giới. Trong những năm tiếp theo cần:
- Huy động và kết hợp tất cả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu
tư phát triển.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực-điều kiện cơ bản để huy động, sử
dụng và phát triển các nguồn lực khác.
- Kết hợp tốt giữa Nhà nước và thị trường trong việc phân bổ, sử dụng và
phát triển các nguồn lực.
- Sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực đã được huy động.
- Thu hút và sử dụng các nguồn lực góp phần tăng trưởng kinh tế nhưng
phải đảm bảo cơng bằng xã hội, an ninh quốc phịng và bảo vệ môi trường.
Giải pháp:

Huy động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư
Chính sách, giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển phải đứng trên
quan điểm thực sự coi trọng vấn đề huy động vốn cho đầu tư phát triển, trong đó
phải tuân thủ quan điểm vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngồi là quan
trọng. Nguồn vốn trong nước khơng chỉ có vai trị quyết định ở ý nghĩa lâu dài
mà cịn là điều kiện khơng thể thiếu để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn bên ngồi.
Phát triển khoa học và công nghệ, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học
công nghệ, kỹ thuật vào tăng trưởng kinh tế.
Nhà nước cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách phát triển khoa
học-cơng nghệ, tạo mơi trường thể chế thuận lợi cho hoạt động đổi mới và nâng
cao trình độ cơng nghệ:
+ Các cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học-cơng nghệ cần cụ thể hóa,
thể chế hóa chiến lược phát triển khoa học cơng nghệ. Xây dựng hành lang
pháp lý phù hợp với yêu cầu phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển
của khoa học cơng nghệ;
+ Cần nhanh chóng hồn thiện cơ chế, chính sách để khuyến khích các tổ
chức khoa học-cơng nghệ sang chế độ tự chủ.
+ Cần có chính sách hỗ trợ cho ứng dụng công nghệ cao, cho công tác
15


nghiên cứu ứng dụng góp phần phát triển kinh tế-xã hội.
+ Nhà nước cần tạo điều kiện rộng rãi hơn nữa cho các doanh nghiệp chủ
động hoạt động, đổi mới công nghệ. Đồng thời các cơ quan quản lý Nhà nước
cần tạo áp lực cần thiết để các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận và đổi mới
cơng nghệ.
+ Nhanh chóng phát triển thị trường cơng nghệ. Cần sớm hồn thiện hệ
thống pháp luật về thị trường khoa học-công nghệ, hệ thống pháp luật kinh tế…
+ Cần hết sức ,chú trọng ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp từ các cơng ty

lớn, cần coi đó là một chủ trương có tính chiến lược để nhanh chóng nâng cao
trình độ cơng nghệ.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tăng cường công tác dự báo: Về nhu cầu đầu tư, nhu cầu nhân lực, khả
năng đáp ứng của lực lượng lao động hiện có, tính tốn số lượng, cơ cấu ngành
nghề cần đào tạo…để có chính sách định hướng và hỗ trợ đào tạo.
Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục đào tạo
theo hướng gắn chặt với thị trường lao động, với nhu cầu phát triển của sản xuất
và kinh doanh. Nhà nước cần có chính sách và biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả chủ trương xã hội hóa hoạt động giáo dục, đào tạo; Cải cách hoạt động đào
tạo nghề theo hướng đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề. Tăng nguồn ngân
sách và khuyến khích mọi tầng lớp dân cư đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho
đào tạo nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trực tiếp đào
tạo nghề cho người lao động.
Ngoài ra cần hết sức chú trọng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên theo hướng bền vững. Đồng thời phát triển đồng bộ, toàn diện và mạnh
mẽ nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển văn hóa
xã hội, phát huy tinh thần đồn kết dân tộc, tơn trọng tơn giáo, tín ngưỡng của
nhân dân.
Câu hỏi
Câu 1: Hãy trình bày khái quát đặc điểm của thế giới ngày nay?
Câu 2: Hãy phân tích các tiêu chí để đánh giá sự phát triển kinh tế của các
quốc gia?
Câu 3: Vì sao có sự chênh lệch về kinh tế giữa các quốc gia?
Câu 4: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong q trình
hội nhập?
Câu 5: Phân tích các đặc trưng của các nhóm nước trên thế giới?
Câu 6: Trình bày quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm huy động, sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế ở nước ta?


16


Chương 2

CÁC NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM
2.1. Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên
2.1.1. Khái niệm và phân loại nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Khái niệm
Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận quan trọng trong môi trường tự
nhiên. Với các cách tiếp cận khác nhau khái niệm về tài nguyên thiên nhiên cũng
có cách hiểu khác nhau. Để hiểu rõ hơn ta có thể xem xét một số khái niệm về
tài nguyên thiên nhiên như sau:
Tài nguyên thiên nhiên (Natural Resources) là mọi sinh vật và những tài
sản không phải là sinh vật trên trái đất (Howe, C.W).
Tài nguyên thiên nhiên là bất cứ vật gì đạt được từ mơi trường để thỏa mãn
nhu cầu và mong muốn của con người (Wikipedia).
Rất nhiều tài nguyên thiên nhiên thì cần thiết cho sự tồn tại của con người,
trong khi một số loại khác được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu của con người.
Qua nghiên cứu một số khái niệm trên ta có thể rút ra khái niệm tài nguyên
thiên nhiên một cách khái quát nhất như sau:
Tài nguyên thiên nhiên bao gồm những yếu tố vật chất của tự nhiên mà con
người có thể nghiên cứu, khai thác, sử dụng và chế biến để tạo ra sản phẩm, của
cải vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu của con người và xã hội.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng, tồn tại trong tự
nhiên ở nhiều thể loại (thể rắn, thể lỏng, thể khí), ở nhiều dạng (vơ cơ, hữu
cơ…) khác nhau.
- Phân loại nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, sử dụng, có nhiều cách phân nhóm, phân
loại tài nguyên thiên nhiên khác nhau.

Căn cứ vào nguồn gốc:
Tài nguyên sinh vật (Biotic Resources): rừng và các sản phẩm rừng, động
vật, cá và các nguồn lợi thủy sản, dầu mỏ.
Tài nguyên phi sinh vật (Abiotic Resources): đất, nước, khơng khí, các loại
khống sản.
Căn cứ vào giai đoạn phát triển:
Tài nguyên tiềm năng (Potential Resources): là những tài nguyên đã được
xác định là tồn tại và có thể sẽ được sử dụng trong tương lai.
17


Tài nguyên hiện thời (Actual Resources): là những tài nguyên đã được khảo
sát, số lượng và chất lượng của chúng đã được xác định, và chúng đang được sử
dụng trong hiện tại.
Căn cứ vào đặc thù:
Tài nguyên thiên nhiên có khả năng cạn kiệt (Exhaustible Resources/Stocks
Resources): tồn tại ở một địa điểm xác định và với trữ lượng xác định (các loại
khống sản).
Tài ngun dịng (Flow Resources): năng lượng mặt trời.
Tài nguyên sinh học (Biological Resources): cây trồng, rừng, động vật.
Dưới góc độ kinh tế theo quan điểm tổ chức và quản lý, khai thác và sử dụng
hợp lý, lâu dài thì nguồn tài nguyên thiên nhiên được phân chia làm 2 loại:
Tài nguyên thiên nhiên vô hạn: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng
lượng thuỷ triều, nhiệt năng trong lòng đất.
Tài nguyên thiên nhiên hữu hạn
Tài nguyên thiên nhiên hữu hạn có thể phục hồi được: đất, nước, sinh vật
(động vật và thực vật)
Tài nguyên thiên nhiên hữu hạn khơng thể phục hồi được: các mỏ quặng,
khống sản…
Cách phân loại như vậy có ý nghĩa và mục đích quan trọng trong thực

tiễn, đòi hỏi con người cần lưu ý đối với tài nguyên thiên nhiên hữu hạn không
thể phục hồi được, phải có kế hoạch và biện pháp tổ chức, quản lý chặt chẽ quá
trình khai thác và sử dụng đảm bảo hợp lý, tiết kiệm nhằm đem lại hiệu quả cao.
Đối với tài nguyên thiên nhiên hữu hạn có thể phục hồi được thì tốc độ khai thác
của con người phải chậm hơn khả năng phục hồi của chúng, đi đôi với việc khai
thác, sử dụng, cần tích cực cải tạo, bảo vệ để khơng ngừng tái tạo nguồn tài
nguyên quý giá nhằm phục vụ cho quá trình phát triển bền vững nền kinh tế
quốc dân. Đối với loại tài nguyên thiên nhiên vô hạn, hiện nay nước ta chưa
khai thác và sử dụng được nhiều bởi nhiều lý do, nhưng cũng cần tích cực đầu
tư nghiên cứu để tiến hành khai thác, đưa vào sử dụng loại tài nguyên phong
phú này khi có điều kiện về vốn, trang thiết bị kỹ thuật và quy trình cơng nghệ
thích hợp.
2.1.2. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
Ngày nay hoạt động sống, cư trú của xã hội lồi người đã chiếm những
phần rất lớn trên diện tích bề mặt các lục địa. Mọi nơi, mọi chỗ đều thấy dấu vết
18


hoạt động của con người. Con người xây lên thành phố, làng mạc, ruộng đồng,
ngay cả những đồng cỏ, những cánh rừng cũng được trồng bởi con người. Con
người đã tạo ra các vật nuôi cây trồng chúng chiếm lĩnh những diện tích rất lớn
trên bề mặt trái đất. Vấn đề đặt ra ở đây là tác động của con người tới tự nhiên ở
mức độ nào?
Theo nhà địa lý Liên Xô (cũ) Jirmum ski (1966): “ Tác động của con
người tới tự nhiên về nguyên tắc có thể vượt qua và thực tế đã vượt qua khỏi
giới hạn thông thường. Con người mở những chuyến bay vào vũ trụ, đã đặt chân
lên mặt trăng.” Tuy nhiên, trên thực tế dù có thế nào thì con người cũng vẫn
chịu sự ràng buộc của tự nhiên. Vì vậy, chúng ta phải biết sống cho tự nhiên,
không được làm chủ tự nhiên một cách thiếu hiểu biết, điều đó sẽ dẫn tới hậu
quả thảm khốc. Ví dụ việc phá rừng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá giới

hạn, xả nước thải, khí ơ nhiễm ra mơi trường…điều này làm thay đổi theo
hướng bất lợi cho sự phát triển của xã hội. Các hiện tượng tự nhiên: bão, lũ lụt,
động đất, núi lửa, sóng thần ngày nay đã xảy ra ngày càng theo chiều hướng xấu
là do có sự liên quan tác động xấu tới tự nhiên.
Hiện tại các nguồn năng lượng có khả năng tái sinh: năng lượng mặt trời,
sức gió, thủy triều,…đang tạo ra khả năng chuyển hướng sử dụng nguồn năng
lượng xanh thay vì những nguồn năng lượng có ảnh hưởng tới môi trường và
gây nguy hiểm tới cuộc sống của con người như năng lượng hạt nhân. Do đó,
con người hãy sống hịa hợp với tự nhiên điều đó sẽ thuận lợi cho sự phát triển
của xã hội lồi người. Giữa tự nhiên và con người có mối quan hệ qua lại chặt
chẽ với nhau, đó là mối quan hệ tương tác, thường xuyên và lâu dài. Sản xuất xã
hội là một quá trình liên tục con người sử dụng công cụ lao động tác động vào
tự nhiên để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của mình và xã hội. Mơi
trường tự nhiên, đặc biệt là các nguồn tài nguyên là các yếu tố khơng thể thiếu
trong q trình phát triển sản xuất của xã hội loài người. Bản thân các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, tự nó khơng thể tạo ra của cải vật chất cho xã hội, nhưng
khơng có các nguồn tài ngun thiên nhiên thì sẽ khơng có bất kỳ q trình sản
xuất xã hội nào để tạo ra của cải vật chất cả. Ngay cả sự sống của con người sẽ
khơng thể tồn tại được nếu như khơng có mơi trường tự nhiên. Có thể khẳng
định rằng, quy mơ và tốc độ phát triển của sản xuất xã hội phụ thuộc rất nhiều
vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, khi lực lượng sản xuất càng
phát triển thì mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên và con người cũng ngày
càng được mở rộng. Khi lồi người mới xuất hiện thì quan hệ giữa con người
19


(lúc đó chưa có quan hệ sản xuất) với tự nhiên rất giản đơn. Khi đó, con người
chỉ bằng sức lao động của mình hái lượm, săn bắt những sản phẩm của tự nhiên
ban tặng để sinh sống. Cuộc sống của con người thời kỳ đó hồn tồn phụ thuộc

vào tự nhiên, hay nói cách khác là các điều kiện, các nguồn tài nguyên thiên
nhiên quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người. Song mối quan hệ
giữa con người và môi trường tự nhiên không chỉ dừng lại ở đó. Theo sự phát
triển của lực lượng sản xuất, sự tiến bộ của tri thức loài người thì quan hệ tương
tác đó đã thay đổi vị trí của nó. Con người khơng phải lệ thuộc hồn tồn vào tự
nhiên nữa mà họ đã biết khai thác, thuần phục, chế biến và sử dụng các điều
kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho mục đích của
mình. Điều đó được thể hiện qua sự phát triển và thay thế của các hình thái kinh
tế - xã hội, mỗi bước tiến của hình thái kinh tế - xã hội là một bước tiến về trình
độ và nghệ thuật trong việc chinh phục, khai thác và sử dụng các yếu tố tự
nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc con người chặt phá rừng đặc biệt
là rừng đầu nguồn, hậu quả mang lại là lũ lụt xảy ra vào mùa mưa và sẽ kéo theo
hạn hán về mùa khô. Ngược lại, nếu con người biết sử dụng hợp lý sẽ mang lại
nhiều lợi ích như: cung cấp điện năng, khắc phục và hạn chế lũ lụt xảy ra; phát
triển ngành nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, tạo điều kiện cho giao thông đường
thuỷ phát triển…
2.1.3. Điều kiện tự nhiên của Việt Nam
2.1.3.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
Lãnh thổ toàn vẹn của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là
một khối thống nhất, bao gồm cả vùng đất liền, vùng biển và vùng trời.
Tính riêng phần đất liền, nước ta có hình chữ S và được xác định bởi hệ
toạ độ địa lý như sau:
o

o

- Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23 22’ Bắc, 105 20’ kinh độ Đông, nằm trên cao
nguyên Đồng Văn, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
o


o

- Điểm cực Nam ở vĩ độ 8 30’ Bắc, 104 50’ kinh độ Đông; tại xã Đất
Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
o

o

- Điểm cực Đông ở vĩ độ 12 40’ Bắc, 109 24’ kinh độ Đông, nằm trên bán
đảo Hòn Gốm thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
o

o

- Điểm cực Tây ở vĩ độ 22 24’ Bắc, 102 10’ kinh độ Đông, nằm trên đỉnh
núi Phan La San ở khu vực ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc,
thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
20


Tồn bộ diện tích tự nhiên của phần lục địa của ta là 33.095,7 nghìn ha
thuộc nước có quy mơ diện tích trung bình trên thế giới. Biên giới trên đất liền
tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc; phía Tây và Tây Nam tiếp giáp với Lào,
tiếp giáp với Campuchia; cịn lại tồn bộ phía Đơng và Nam được bao bọc bởi
3.260 km bờ biển. Nhìn chung biên giới trên đất liền của Việt Nam với các nước
láng giềng hầu hết là dựa theo núi, sông tự nhiên, với những dải núi, hẻm núi
hiểm trở, chỉ có một phần biên giới với Campuchia là vùng đồi thấp và đồng
bằng. Điều đó tạo ra một số thuận lợi nhưng cũng gây ra những khó khăn cho
q trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ đất nước.
Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,

vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam,
điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
năm 1982. Việt Nam có vùng thềm lục địa rộng khoảng 1,0 triệu km2 cùng hệ
thống các đảo – quần đảo. Vùng biển của nước ta khá rộng lớn. Phía ngồi lãnh
thổ đất liền, Việt Nam có phần thềm lục địa khá rộng và có nhiều đảo, quần đảo
lớn nhỏ khác nhau, gần đất liền nhất có các đảo ở vịnh Hạ Long, ra xa hơn là
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong vùng biển Đông, cùng với các đảo Phú
Quốc và Thổ Chu ở vịnh Thái Lan.
Căn cứ vào Công ước Quốc tế về luật biển và Luật Biển Việt Nam được
Quốc hội của Việt Nam thơng qua vào ngày 21/6/2012 có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/1/2013 có thể khẳng định một số điểm sau:
Đường cơ sở (để xác định vùng nội thủy; lãnh hải; tiếp giáp lãnh hải).
Được xác định dựa trên cơ sở các điểm chuẩn của các mũi đất và các đảo ven
bờ. Bên trong đường cơ sở là vùng nội thủy, mặc dù ở trên biển nhưng vẫn được
nằm trong lãnh thổ đất liền; Như vậy, diện tích lãnh thổ nước ta (nếu tính từ
đường cơ sở) rộng trên 560.000km2.
Hiện nay đường cơ sở được phân ra làm hai loại phổ biến nhất, đó là:
Đường cơ sở thẳng
Đường cơ sở thông thường
Đường cơ sở thẳng
Được xác định theo phương pháp nối liền các điểm thích hợp được lựa
chọn tại những điểm ngồi cùng nhất nhơ ra biển tại mức nước thủy triều thấp
nhất (trung bình nhiều năm).
Theo Cơng ước 1982 thì đường cơ sở thẳng phải tuân thủ quy định là
21


không đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển và các vùng biển nằm bên

trong các đường cơ sở này phải có liên quan đến phần đất liền đủ để có thể coi
như vùng nằm dưới chế độ nội thủy (điều 7 khoản 7 Chương 1).
Với phương pháp này cần lưu ý đến việc lựa chọn các điểm xuất phát,
không được chọn các điểm thuộc các bãi nửa nổi nửa chìm (các bãi nổi trên biển
có đặc tính nổi khi thủy triều xuống, chìm khi thủy triều lên do địa hình khơng
bằng phẳng hoặc thoải đều), trừ trường hợp ở đó có đèn biển hoặc các thiết bị
hoa tiêu khác thường xuyên nhô lên trên mặt nước hay việc vạch đường cơ sở đó
đã được thừa nhận chung của quốc tế. Việc này phải bảo đảm không làm cho
lãnh hải của quốc gia khác bị tách ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của họ hay
biển cả.
Đường cơ sở thơng thường
Là ngấn nước thủy triều thấp nhất (trung bình nhiều năm) dọc theo bờ
biển đã được thể hiện trên các hải đồ có tỷ lệ xích lớn đã được quốc gia ven biển
chính thức cơng nhận. Đối với các đảo san hơ hay đảo có đá ngầm ven bờ bao
quanh, phương pháp này cũng được áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này là
phản ánh đúng đắn hơn đường bờ biển thực tế của các quốc gia, hạn chế sự mở
rộng các vùng biển thuộc quyền tài phán của họ. Hạn chế của nó là khó áp dụng
trong thực tế, nhất là đối với các vùng có bờ biển khúc khuỷu.
- Lãnh hải: Được xác định là 12 hải lý (1 hải lý = 1.858m) chạy song song
cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các
nước hữu quan.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: Được tính 12 hải lý (tính từ mép ngoài đường
lãnh hải). Vùng này hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 24 hải lý. Việt Nam
có quyền bảo vệ an ninh; kiểm soát thuế quan; qui định về y tế, môi trường, di
cư, nhập cư.
- Vùng đặc quyền kinh tế: Được xác định rộng 200 hải lý (tính từ mép
ngồi đường cơ sở). Việt Nam có quyền lợi hồn tồn, riêng biệt về kinh tế như
thăm dị, khai thác, bảo vệ, sử dụng và quản lý tất cả các nguồn tài nguyên thiên
nhiên; Quyền thiết lập các công trình đảo nhân tạo; quyền riêng biệt về nghiên
cứu khoa học, bảo vệ, chống ô nhiễm môi trường biển…

- Vùng thềm lục địa: Bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc
phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến
rìa ngồi của lục địa (nơi nào chưa đến 200 hải lý được tính đến 200 hải lý). Việt
Nam có quyền hồn tồn về thăm dị, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các
nguồn tài nguyên ở thềm lục địa.
22


Vùng trời của Việt Nam là khoảng không gian (không giới hạn độ cao)
trên đất liền, vùng nội thuỷ, lãnh hải và các hải đảo thuộc chủ quyền hoàn toàn
của Việt Nam.
Việt Nam có vị trí địa lý khá độc đáo, đặc điểm điều kiện tự nhiên của
nước ta rất đa dạng và phong phú, nói chung có nhiều điều kiện thuận lợi cho
các hoạt động kinh tế - văn hố - xã hội phát triển.
Ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam
a. Đối với việc hình thành lãnh thổ tự nhiên
Vị trí địa lí đã qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang
tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa:
Do nằm hồn tồn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nóng ẩm, ở giữa
vùng gió mùa châu Á (khu vực gió điển hình nhất trên thế giới) khí hậu nước ta
có 4 mùa rõ rệt (miền Bắc) và 2 mùa rõ rệt (miền Nam): mùa đơng bớt nóng và
khơ và mùa hạ nóng và mưa nhiều.
Do ở vị trí tiếp giáp với Biển Đông, đây là nguồn dự trữ rất dồi dào về
nhiệt và ẩm, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, vì thế thảm thực
vật ở nước ta quanh năm xanh tốt, giàu sức sống khác hẳn với các nước có cùng
vĩ độ (Tây Nam Á và châu Phi).
23


Do nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh

khoáng châu Á – Thái Bình Dương cùng các hoạt động mác ma ứng cho nên tài
nguyên khoáng sản của Việt Nam khá đa dạng.
Do nằm ở nơi giao thoa của các luồng thực-động vật thuộc các khu hệ
Hymalaya, Malaixia-Inđônêxia và Ấn Độ-Mianma, các luồng di cư này diễn ra
chủ yếu vào thời kỳ Tân kiến tạo làm cho khu hệ thực-động vật của nước ta càng
thêm phong phú.
Do vị trí và hình dáng lãnh thổ cũng đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của
tự nhiên, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau, bổ sung cho nhau trong sự
phát triển kinh tế - xã hội (giữa miền Bắc và miền Nam; giữa miền núi-đồng
bằng, ven biển, hải đảo)
Tuy nhiên, do nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới
(bão, lũ lụt, hạn hán) thường xuyên xảy ra, vì vậy cần phải có biện pháp phịng
chống tích cực và chủ động.
b. Đối với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội
Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng
cùng với các cảng biển (Cái Lân, Hải Phịng, Đà Nẵng, T.P Hồ Chí Minh); Các
sân bay quốc tế (Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ); Các
tuyến đường bộ, đường sắt Xuyên Á… đã tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi,
giao lưu với các nước xung quanh. Việt Nam cịn là cửa ngõ thơng ra biển của
Lào, Thái Lan, Đông Bắc Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ nước ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình
thành các đặc điểm của tự nhiên; Từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức
khai thác tài nguyên; Tới sự tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân (đặc biệt là việc tổ
chức các trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng); Đồng thời cũng ảnh hưởng tới
các mối liên hệ nội-ngoại vùng cũng như mối liên hệ kinh tế quốc tế.
Về văn hóa – xã hội, do ở vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về
tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử và mối giao lưu lâu đời với các nước trong
khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chung sống hịa bình, hợp tác hữu
nghị và cùng phát triển với các nước (nhất là các nước láng giềng). Hơn nữa, vị
trí địa lí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cộng đồng các dân tộc Việt

Nam, một quốc gia đa dân tộc và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp
thu có chọn lọc tinh hóa văn hóa thế giới.
c. Đối với an ninh – quốc phòng (AN – QP)
Theo quan điểm địa lý chính trị và địa lý qn sự, nước ta có vị trí đặc
biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á: Do nằm ở nơi tiếp giáp giữa Đông
Nam Á (lục địa) và Đông Nam Á (hải đảo), một khu vực giàu tài nguyên, một
thị trường có sức mua đang tăng, một vùng kinh tế rất năng động. Như vậy, đây
24


là nơi rất hấp dẫn với các thế lực đế quốc thù địch, mặt khác đây cũng là khu
vực rất nhạy cảm trước những biến chuyển trong đời sống chính trị thế giới.
Vấn đề an ninh – quốc phòng còn đặt ra trên đất liền Việt Nam có đường
biên giới rất dài với các nước láng giềng (4500km): Dọc biên biên giới với
Trung Quốc và Lào núi liền núi, sông liền sơng, khơng có những trở ngại lớn về
tự nhiên, (ngược lại) có các thung lũng, đèo thấp thơng với các nước láng giềng;
Vấn đề an ninh – quốc phòng còn đặt ra với đường biên giới trên biển: Bờ
biển nước ta dài (3260km), giáp với rất nhiều nước như Trung Quốc, Đài Loan,
Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Brunei, Singapo, Thái Lan, Campuchia. Biển
Đông rất giàu tài nguyên tôm, cá,… Thềm lục địa rất giàu tài ngun khống
sản (dầu khí…), Vì vậy, biển Đơng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với nước
ta về mặt chiến lược đối với kinh tế, an ninh – quốc phòng.
Như vậy, nét khá độc đáo của vị trí địa lý nước ta là: Nằm ở nơi gặp gỡ,
giao thoa của nhiều hệ thống tự nhiên, của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới và
các luồng di cư trong lịch sử; Ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với
Đông Nam Á hải đảo. Cũng chính vì thế, đã làm cho thiên nhiên nước ta trở nên
đa dạng và phong phú mà nhiều nơi trên thế giới khơng có được; trong xây dựng
lại là nơi hội tụ nhiều cơ hội phát triển.

Bản đồ: Vị trí Việt Nan trong khu vực Đơng Nam Á


25


×