Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Phương pháp dạy học hình thành kiến thức một số yếu tố hình học theo sách giáo khoa toán 5 ở trường tiểu học nga thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.47 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
MỘT SỐ YẾU TỐ HÌNH HỌC THEO SGK TỐN 5
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA THANH

Người thực hiện: Mai Thị Nguyệt
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Thanh,Nga Sơn
SKKN thuộc lĩnh mực (mơn): Tốn

THANH HĨA, NĂM 2021
1


MỤC LỤC
Tên đề mục
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng ngiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện


2.3.1 Nội dung dạy học các yếu tố hình học lớp 5.
2.3.2. Phương pháp dạy học Một số yếu tố hình học theo SGK
tốn 5.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
* Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng
khoa học đánh giá xếp loại.

2

Trang
1
1
2
2
2
3
3
3
5
5
6
18
19


1.

MỞ ĐẦU


1.1. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình mơn Toán ở Tiểu học việc dạy- học các yếu tố hình học
chiếm vị trí rất quan trọng.Đặc biệt đối với lớp 5- lớp cuối của giai đoạn 2- giai
đoạn hoàn thành bậc Tiểu học.
Xét về phương diện Toán học, “nội dung các yếu tố hình học” Tiểu học nói
chung và ở lớp 5 nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng vì những lý do sau:
- “Các yếu tố hình học” là những nội dung rất gần gũi, gắn liền với cuộc
sống thường ngày của các em. Dạy học “các yếu tố hình học” lớp 5 là cung cấp
cho học sinh những khái niệm, biểu tượng về các hình học như: hình tam giác,
hình thang, hình trịn, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, … Thơng qua đó
hình thành và bỗi dưỡng những đức tính, phẩm chất tốt đẹp cho HS: tính cẩn
thận, tính kiên trì, trí tưởng tượng và đặc biệt là tư duy khoa học - tư duy lơgic.
- Học những kiến thức về “hình học” khơng những giúp các em bồi dưỡng,
rèn luyện tư duy Toán học (nhất là tư duy trừu tượng), rèn luyện trí thơng minh
mà cịn giúp các em rèn luyện một số kĩ năng: kĩ năng tính tốn, kĩ năng phân
tích tổng hợp, kĩ năng cắt ghép hình, … đồng thời vận dụng những kiến thức đó
vào thực tế cuộc sống và chuẩn bị cho những bậc học tiếp theo.
- Nội dung dạy về các kiến thức hình học mới ở lớp 5 gồm có 17 tiết bài
mới và 19 tiết luyện tập được sắp xếp gọn trong chương III, bao gồm mảng kiến
thức về các yếu tố hình học (hình tam giác, hình trịn, hình thang, hình hộp chữ
nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu; chu vi, diện tích, thể tích các hình,
…), và các đại lượng hình học (đơn vị đo diện tích, đơn vị đo thể tích).
Với nội dung đó, việc dạy các yếu tố “hình học” lớp 5 có vị trí và tầm quan
trọng đặc biệt vì:
+ Tốn 5 tiếp tục bổ sung để hệ thống hóa, khái qt hóa, hồn thành các
kiến thức hình học ở mức độ ban đầu- mức độ phổ cập.
+ HS được củng cố và hình thành biểu tượng về các yếu tố hình học, các
đại lượng hình học. Điều này thuận lợi cho việc học về hình học ở các lớp trên.
+ Góp phần kết hợp giúp HS học tốt các nội dung khác của mơn Tốn và
các mơn học khác.

Vì vậy, đối với lớp 5 việc dạy các nội dung hình học nói riêng và mơn
Tốn nói chung cần chú ý đến việc bổ sung kiến thức cơ bản cần thiết, đồng thời
hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung học tập nhằm hoàn thành yêu cầu về
nội dung kiến thức của cấp học.
Chính vì những lý do trên, tơi đã chọn đề tài “Phương pháp dạy học hình
thành kiến thức một số yếu tố hình học theo SGK Tốn 5”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm giúp nắm chắc nội dung chương trình Tốn 5, đặc biệt là những nội
dung liên quan đến hình học.
- Tìm ra được những ưu điểm, hạn chế trong nội dung. Từ đó tìm ra được
những phương pháp dạy học thích hợp, hiệu quả nhất đối với việc dạy học các
yếu tố hình học lớp 5 nói riêng và Tiểu học nói chung.

3


1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở lớp 5
bao gồm: hình tam giác, hình thang, hình trịn, hình hộp chữ nhật, hình lập
phương, hình trụ, hình cầu; chu vi, diện tích, thể tích một số hình.
- Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận có liên quan đến việc dạy các yếu tố
hình học. Nghiên cứu yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy học hình thành kiến
thức mới về các yếu tố hình học ở lớp 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Sưu tầm và nghiên cứu tài liệu gồm: SGK Toán từ lớp 1 đến lớp 5, SGV
Toán 5, Thiết kế bài giảng Toán 5, PPDH Toán Tiểu học và một số tài liệu liên
quan.

4



2.

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Ở học sinh Tiểu học, hệ thống tín hiệu thứ nhất cịn chiếm ưu thế so với hệ
thống tín hiệu thứ hai, do đó các em rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài.Sự
chú ý không chủ định cũng là một đặc trưng về tâm lí các em.Vì thế những hoạt
động gây được nhiều hứng thú thì các em sẽ chú ý cao hơn và nhớ được lâu hơn.
Lớp 5, các em tuy đã quen với việc học tập nhiều nhưng hoạt động vui chơi
vẫn chiếm thời gian nhất định và ảnh hưởng khá lớn. Do đó hoạt động học tập
nói chung và hoạt động học “các yếu tố hình học” nói riêng nếu biết cách tổ
chức, điều khiển hoạt động dạy- học một cách khoa học, biến nhiệm vụ học tập
của các em bằng nhiều hình thức để tạo hứng thú học tập thì hiệu quả của việc
dạy - học sẽ cao hơn.
Mặt khác, ở học sinh Tiểu học, tư duy cụ thể còn chiếm ưu thế, do đó việc
dạy - học các yếu tố hình học chưa thể dựa trên phép suy diễn mà chủ yếu dựa
trên quansát, thực hành, mục đích là làm cho HS bước đầu tiếp xúc với các đối
tượng hình học cơ bản cũng như một số tính chất của các hình trên cơ sở trực
giác thực hành thực nghiệm.
Đến lớp 5, tư duy cụ thể được thay dần bằng tư duy trừu tượng, tuy nhiên
ảnh hưởng trực quan trong dạy học vẫn chiếm vị trí quan trọng đối với các em.
Chính vì đặc điểm như vậy mà u cầu về nội dung kiến thức và phương pháp
dạy học đối với từng khối lớp, từng giai đoạn được đặt ra khác nhau dựa theo
quan điểm đồng tâm, yêu cầu người dạy phải lựa chọn các phương pháp và thủ
thuật sư phạm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý và nhận thức lứa tuổi.
Ở Tiểu học, nội dung mơn Tốn bao gồm nhiều mạch kiến thức: hình học,
số học, đại lượng, … Trong đó “các yếu tố hình học” là một mạch kiến thức
quan trọng được xếp xen kẽ với các nội dung khác như số học, phép tính, …

nhằm bổ trợ cho nhau, giúp cho việc tiếp thu các nội dung kiến thức của các em
được dễ dàng.
Về tổng thể, nội dung các yếu tố hình học ở Tiểu học được cấu trúc theo
kiểu đồng tâm, đơn giản ở lớp dưới và nâng cao dần ở lớp trên. Các nội dung đó
được kết hợp chặt chẽ và lôgic với nhau. Ở lớp 1, 2, 3 do đặc điểm tư duy của
các em là tư duy cụ thể chiếm ưu thế nên yêu cầu về nội dung và phương pháp
dạy học các yếu tố hình học cịn đơn giản, phù hợp với đặc điểm học sinh.
Đến lớp 4; 5 (đặc biệt là lớp 5)- giai đoạn 2 bậc Tiểu học, là giai đoạn
HS được hoàn thành việc học các yếu tố hình học ở mức độ ban đầu, chuẩn bị
cho việc học các yếu tố hình học ở các lớp trên (THCS, THPT, …), do vậy về
nội dung và yêu cầu chung của việc dạy học các yếu tố hình học lớp 5 đóng vị
trí quan trọng: Nội dung được nâng cao lên một bậc để đáp ứng yêu cầu và phù
hợp với sự phát triển của tư duy học sinh.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2020 - 2021 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng
dạy lớp 5A.Trong q trình giảng dạy, tơi thấy các dạng tốn hình học của lớp 5
nằm gọn trong chương 3 sách giáo khoa.Khi áp dụng vào làm bài tập, đa phần
các em làm bài máy móc, chỉ biết áp dụng vào cơng thức cho sẵn để làm bài.Khi
5


bài tốn có một chút lắt léo tìm thành phần chưa biết trong công thức cho sẵn và
phát triển công thức phụ từ cơng thức chính các em cịn lúng túng hay bị sai
hoặc khơng làm được. Điều đó chứng tỏ tư duy và suy luận của các em cịn
chậm.
Tơi đã tiến hành khảo sát chất lượng của 63 em học sinh lướp 5 vào đầu
tháng 12 theo 3 tiêu chí sau:
Nhận biết hình và kĩ
Nắm kiến thức cơ bản
Vận dụng kiến thức làm

năng về hình
về hình học
bài tập
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
56 em
7 em
43 em
20 em
48 em
15 m
Nguyên nhân của thực trạng
* Nguyên nhân chủ quan:
- Khả năng phân tích,trí tưởng tượng, sự suy luận của các em cũng còn hạn
chế nhiều dẫn tới ngại làm các bài tập có nội dung về các yếu tố hình học.
- Học sinh chỉ nhớ cơng thức tính diện tích các hình và vận dụng cơng thức
một cách máy móc để làm bài, chưa có sự sáng tạo trong từng nội dung cụ thể.
Có học sinh chưa nắm được bản chất các quy tắc, cơng thức tính diện tích các
hình.
- Những em học sinh yếu thường rơi vào những gia đình có hồn cảnh khó
khăn, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của phụ huynh.
- Học sinh chưa chăm học, mải chơi.
- Bộ môn học mang tính trừu tượng hóa đối với học sinh.
- Do đặc điểm lứa tuổi học sinh còn hiếu động, sự tập trung chú ý nghe
giảng còn hạn chế.
- Một số em chưa nắm chắc kiến thức về các yếu tố hình học ở lớp dưới

hoặc cịn nắm kiến thức một cách mơ hồ, chưa nắm chắc các bước vẽ hình, các
bước giải tốn mang nội dung hình học, các quy tắc, cơng thức tính diện tích đã
học. Khơng hiểu được bản chất, đặc điểm của các yếu tố hình học do đó trong
q trình học tập cịn áp dụng máy móc, kém linh hoạt.
- Học sinh cịn qn cơng thức, chưa phân biệt dạng tốn, tiếp thu bài máy
móc, chỉ làm theo mẫu chứ chưa tự suy nghĩ để tìm ra cách giải. Trong quá trình
học tập, học sinh cịn mắc sai lầm trong nhận dạng các hình, vẽ hình, gọi tên
hình, chia hình.
- Một số giáo viên chưa có sự đầu tư về thời gian trong việc nghiên cứu
cách giải để dạy cho học sinh
- Giáo viên sử dụng đồ dùng chưa triệt để vì vậy việc dẫn dắt học sinh nắm
kiến thức mới chưa cao.
* Nguyên nhân khách quan:
- Chỗ học ở nhà khơng có, đồ dùng học tập còn thiếu.
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc học của con em mình.
- Một số giáo viên chưa nghiên cứu để khai thác hết kiến thức, chưa chú
trọng làm rõ bản chất toán học. Việc tiếp cận chương trình bậc học chưa thực sự
chủ động và sáng tạo nên cịn gặp khó khăn trong dạy học, mới chỉ cho học sinh
hình thành khái niệm mà chưa rèn kỹ năng giải toán.
6


- Giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy chưa chú trọng đến việc lựa chọn
phương pháp phù hợp cho bài dạy để học sinh tiếp thu bài tốt.
- Giáo viên chưa quan tâm đến đối tượng học sinh yếu vì ngại khó, mất thời
gian.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
2.3.1 Nội dung dạy học các yếu tố hình học lớp 5.
GV bằng các phương pháp dạy học tích cực của mình cung cấp cho HS các
nội dung kiến thức về hình học, bao gồm:

1. Hình tam giác
- Nhận biết một số dạng hình tam giác:
+ Hình tam giác có ba góc nhọn
+ Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn
+ Hình tam giác có một góc vng và 2 góc nhọn.
VD:

- Biết cách tính diện tích của hình tam giác.
VD: Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là 8cm và chiều cao là
6cm.
2. Hình thang
- Nhận biết hình thang và một số đặc điểm của nó.
VD: Trong các hình dưới đây, hình nào là hình thang?

(1)(2)(3) (4)
- Biết cách tính diện tích hình thang:
VD: Tính diện tích hình thang biết: độ dài đáy lớn là 12cm, độ dài đáy bé
là 8cm và chiều cao là 5cm.
3. Hình trịn
- Biết cách tính chu vi và diện tích của hình trịn
VD: Tính chu vi và diện tích hình trịn có bán kính là 5cm.
4. Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
- Nhận dạng được hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Nhận biết một số đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Biết cách tính diện tích xung quanh và diện tích tồn phần của hình hộp
chữ nhật, hình lập phương.

7



VD: Người ta làm một cái hộp không nắp bằng bìa cứng dạng hình lập
phương có cạnh 2,5dm. Tính diện tích bìa cần dùng để làm hộp (khơng tính mép
dán)
- Biết cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
VD: Một bể cá hình hộp chữ nhật có các kích thước ở trong lịng bể là:
chiều dài 40cm, chiều rộng 25cm, chiều cao 50cm. Tính thể tích của bể cá đó.
5. Hình trụ, hình cầu
VD1: Trong các hình dưới đây, hình nào là hình trụ?

(1) (2) (3)
VD2: Trong các hình dưới đây, hình nào là hình cầu?

(1) (2) (3) (4)
2.3.2. Phương pháp dạy học Một số yếu tố hình học theo SGK tốn 5.
2.3.2.1. Một số vấn đề cần lưu ý về PPDH các yếu tố hình học
Nói đến phương pháp dạy học các yếu tố hình học Tiểu học nói chung và ở
lớp 5 nói riêng là nói đến việc tổ chức các hình thức của hoạt động dạy học
nhằm hình thành những biểu tượng, khái niệm về các yếu tố hình học cho các
em. Đó cũng chính là nhiệm vụ của người dạy học nhằm cung cấp cho các em
những kiến thức về các yếu tố hình học ở mức độ ban đầu theo yêu cầu của
chương trình.
Các yếu tố hình học trên thực tế là những hình dạng, hình khối của những
vật dụng quen thuộc trong cuộc sống thường ngày của các em. Đó là hình thang
(cái thang), hình hộp chữ nhật (bao diêm, hộp phấn, viên gạch, …), hình cầu
(quả bóng, viên bi, …), …Chính vì vậy việc sử dụng phương pháp dạy học trực
quan trong quá trình hình thành kiến thức mới về các yếu tố hình học sẽ mang
lại hiệu quả cao. GV sử dụng các hình ảnh, mơ hình, vật thật, hình vẽ minh họa,
…về các hình học đó khi dạy học sẽ giúp HS hình thành biểu tượng, khái niệm
về chúng một cách dễ dàng và nhớ lâu hơn.
8



Tuy nhiên, khi dạy học bài mới về các yếu tố hình học Tiểu học nói chung
và ở lớp 5 nói riêng người GV phải ln nhớ: lấy học sinh làm trung tâm, PPDH
phải phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, GV chỉ là người điều
khiển, hướng dẫn, giúp học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học,
tạo điều kiện cho HS tìm ra, củng cố và vận dung kiến thức mới học ngay trong
tiết học bài mới để HS bước đầu tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
Các PPDH cũng cần phải được vận dụng, phối hợp một cách linh hoạt,
sáng tạo trong từng tiết học phù hợp với từng lớp, từng đối tượng HS. Đặc biệt
chú ý đến các phương pháp như: PP quan sát, PP thảo luận, PP dạy học nêu vấn
đề, PP thực hành, PP thảo luận nhóm, …Có như vậy mới đạt được mục tiêu, yêu
cầu bài học.
2.3.2.2. Phương pháp dạy học hình thành kiến thức mới về một số yếu tố
hình học theo SGK Tốn5.
1) Hình tam giác
a) GV cần giúp HS:
- Nhận biết đặc điểm của hình tam giác có: 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh
- Phân biệt 3 dạng hình tam giác (phân loại theo góc).
- Nhận biết đáy và đường cao(tương ứng) của hình tam giác.
b) GV hình thành kiến thức cho HS theo các bước:
B1: Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác.
+ GV hướng dẫn HS quan sát và thao tác để nhận biết được đặc điểm hình
tam giác (gồm 3 cạnh, 3đỉnh, 3 góc)
+ GV vẽ hình tam giác lên bảng và đặt tên cho hình tam giác (như SGK)
A

BC
* Giới thiệu cách gọi tên các đỉnh, các cạnh, các góc của tam giác:
+ Tam giác có 3 đỉnh: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C

+ Tam giác có 3 cạnh: cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC
+ Tam giác có 3 góc:Góc đỉnh A, cạnh AB và AC (gọi tắt là góc A)
Góc đỉnh B, cạnh BA và BC (gọi tắt là góc B)
Góc đỉnh C, cạnh CA và CB (gọi tắt là góc C)
B2: Giới thiệu 3 dạng hình tam giác (theo góc):
- Lần lượt cho HS quan sát từng hình tam giác và đặt câu hỏi gợi ý để HS
nhận ra đặc điểm các góc:

9


(1) (2) (3)
Hình tam giác có 3 góc nhọn
Hình tam giác có 1 góc tù và 2 góc nhọn
Hình tam giác có 1 góc vng và 2 góc nhọn (gọi là tam giác vuông)
- GV vẽ lên bảng một số hình tam giác có đủ 3 dạng trên, u cầu HS nhận
dạng, tìm ra những hình tam giác theo từng dạng (góc).
B3: Giới thiệu đáy và đường cao tương ứng của tam giác.
- GV đặt tên cho hình (1), thao tác và giới thiệu: Tam giác ABC có:
+ BC là cạnh đáy của tam giác
+ Đoạn thẳng đi qua đỉnh A, vng góc với đáy BC gọi là đường cao
tương ứng với đáy BC.
+ Độ dài AH là chiều cao.
- Yêu cầu HS lên chỉ hình và nêu tên đáy và đường cao tương ứng của tam
giác ABC.
- Yêu cầu HS lên vẽ hình tam giác rồi vẽ đường cao tương ứng với đáy BC.
-? Làm thế nào để vẽ được đường cao AH? (Xuất phát từ đỉnh A, kẻ đường
thẳng đi qua đỉnh A và vng góc với đáy BC)
-? AH là đường cao ứng với đáy nào? (BC)
* GV nhấn mạnh: Nếu biết đáy của tam giác, ta sẽ vẽ được đường cao

tương ứng.
- Yêu cầu HS vẽ đường cao cho 2 hình tam giác cịn lại (2) và (3).
- GV nhận xét và thống nhất cách vẽ chiều cao trong mỗi tam giác.
c) GV giúp HS vận dụng làm các bài tập luyện tập.
(1)
(2)
(3)

2) Diện tích hình tam giác
a) GV giúp HS:
- Nắm được qui tắc tính diện tích hình tam giác và biết vận dụng tính diện
tích hình tam giác.
b) Hình thành kiến thức cho HS theo các bước:
B1: Cắt và ghép hình tam giác
- GV hướng dẫn HS:
+ Lấy 1 trong 2 hình tam giác bằng nhau
+ Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó.
+ Cắt theo đường cao, được 2 mảnh tam giác ghi là 1 và 2.
- HDHS:
+ Ghép 2 mảnh 1 và 2 vào hình tam giác cịn lại để thành 1 hình chữ nhật
ABCD.
10


+ Vẽ đường cao EH.

AE B
1

2


C HD
B2: So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép
- HDHS so sánh:
+? So sánh chiều dài hình chữ nhật ABCD với độ dài đáy của hình tam giác
EDC. (bằng nhau)
+? So sánh chiều rộng hình chữ nhật ABCD với chiều cao của hình tam
giác EDC. (bằng nhau)
+? So sánh diện tích hình chữ nhật ABCD với diện tích tam giác EDC.
(diện tích hình chữ nhật ABCD gấp đơi diện tích tam giác EDC).
B3: Hình thành quy tắc, cơng thức tính diện tích hình tam giác.
-? Có nhận xét gì về diện tích hình chữ nhật ABCD với diện tích hình tam
giác EDC?
(S hình chữ nhật ABCD gấp đơi S hình tam giác EDC, vì S hình chữ nhật
ABCD bằng tổng S của hình 1, hình 2 và tam giác EDC. Mà S hình tam giác
EDC lại bằng S hình 1 và hình 2 cộng lại).
-? S hình chữ nhật ABCD được tính thế nào? (lấy DC x AD)
-? Vậy diện tích tam giác EDC được tính thế nào? (lấy

DCxAD
2

, vì S tam

1
2

giác EDC bằng S hình chữ nhật ABCD)
-? Nhận xét độ dài của đoạn AD và EH?
DCxAD DCxEH

=
2
2

- GV: Vì AD = EH nên
-? Trong đó DC và EH lần lượt là số đo gì của tam giác? (Là độ dài đáy và
chiều cao của tam giác)
-? Vậy muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào? (Lấy độ dài đáy
nhân với chiều cao(cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2).
- GV: Nếu cơ kí hiệu a là độ dài đáy, h là chiều cao, hãy nêu cơng thức tính
axh
S=
2
diện tích tam giác? (HS nêu CT:
)
- ? Dựa vào công thức, hãy phát biểu qui tắc tính diện tích hình tam giác?
(HS phát biểu Quy tắc như SGK)
c) HS vận dụng làm bài tập
3) Hình thang
11


a) GV giúp HS:
- Hình thành biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết một số đặc điểm của hình thang từ đó phân biệt hình thang với
một số hình đã học.
- Thông qua hoạt động vẽ để rèn luyện kĩ năng nhận dạng hình thang và thể
hiện một số đặc điểm của hình thang.
b) Hình thành kiến thức cho HS qua các bước:
B1: Hình thành biểu tượng về hình thang

- GV cho HS quan sát hình vẽ cái thang trong SGK, mơ hình cái thang để
nhận ra những hình ảnh của hình thang. Sau đó cho HS quan sát hình vẽ hình
thang trong SGK và trên bảng.
- GV chỉ và giới thiệu: “Đây là hình thang”.
AB

DHình thang ABCDC
B2: Nhận biết một số đặc điểm của hình thang
- GV yêu cầu HS quan sát (mơ hình lắp ghép) và hình vẽ biểu diễn của hình
thang và nhận xét đặc điểm của chúng.
Gợi ý: Hình thang ABCD ở trên:
-? Có mấy cạnh? (4 cạnh)
-? Có hai cạnh nào song song với nhau? (AB và DC)
-? Hãy nhận xét về đặc điểm của hình thang? (hình thang có hai cạnh đối
diện song song với nhau)
- GV kết luận: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song. Hai cạnh
song song gọi là hai đáy (đáy lớn DC, đáy bé AB); hai cạnh kia gọi là hai cạnh
bên (BC và AD).
- GV yêu cầu HS quan sát hình thang ABCD trong SGK (ở dưới) và GV
giới thiệu(chỉ vào) đường cao AH và chiều cao của hình thang (độ dài AH).
AB

D HC
AH là đường cao. Độ dài AH là chiều cao
- GV gọi một vài HS nhận xét về đường cao AH, quan hệ giữa đường cao
AH và hai đáy.
- GV kết luận về đặc điểm của hình thang.
- GV gọi một vài HS lên bảng chỉ vào hình thang ABCD và nhắc lại đặc
điểm của hình thang.
12



* Vận dụng: Yêu cầu HS nhận dạng một số hình vẽ trên bảng phụ.
c) HS thực hành luyện tập
4) Diện tích hình thang
a) GV giúp HS:
- Hình thành cơng thức tính diện tích hình thang.
- Nhớ và biết vận dụng cộng thức tính diện tích hình thang để giải các bài
tập có liên quan.
b) Hình thành kiến thức cho HS theo các bước:
B1: Cắt và ghép hình
- Yêu cầu HS lấy hai mảnh bìa là hai hình thang bằng nhau đặt lên bàn, đặt
tên cho hai hình thang(ABCD và MNPQ).
- GV nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang ABCD đã cho.
A BA
II
I

M

I

II

D HCD H C K
(B)

(A)

* GV hướng dẫn:

- Xác đinh trung điểm I của cạnh bên BC.
- Yêu cầu xác định đường cao AH của hình thang ABCD.
- Cắt phần tam giác ABI rồi dịch chuyển về phần bên phải và ghép lại để
được hình tam giác ADK (như hình vẽ SGK).
B2: So sánh đối chiếu các yếu tố hình học giữa hình thang ABCD và hình
tam giác ADK.
- u cầu HS quan sát hình thang cịn lại và hình tam giác ghép được để so
sánh:
? Diện tích hình thang ABCD như thế nào so với diện tích hình tam giác
ADK vừa tạo thành. (bằng nhau)
S ADK =

DKxAH
2

- u cầu HS tính diện tích hình tam giác ADK. (
)
- Hãy so sánh độ dài DK với DC và CK. (DK=DC+CK)
- Hãy so sánh độ dài CK với độ dài AB. (CK=AB)
- Vậy độ dài của DK như thế nào so với độ dài của DC và AB.
(DK=DC+AB)
- Biết DK=(DC+AB) em hãy tính diện tích tam giác ADK bằng cách khác
S ADK =

thông qua DC và AB. (

( DC + AB ) xAH
2

)


13


- GV: Vì diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK
( DC + AB) xAH
2

nên ta có diện tích hình thang ABCD là:
B3: Cơng thức và quy tắc tính diện tích hình thang
- ?DC và AB là gì của hình thang ABCD? (là đáy lớn, đáy bé của hình
thang ABCD)
- ? AH là gì của hình thang ABCD? (là chiều cao của hình thang)
- ? Vậy muốn tính diện tích của hình thang ta làm thế nào? ( Diện tích hình
thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi
chia cho 2).
* GV giới thiệu công thức:
+ Gọi diện tích là S; avà b lần lượt là đáy lớn và đáy bé của hình thang; h là
chiều cao của hình thang. Hãy nêu cơng thức tính diện tích hình thang? (

S=

(a + b) xh
2

)
- Cho vài HS nhắc lại.
c) HS vận dụng làm bài tập
5) Hình trịn. Đường trịn
a) GV giúp HS:

- Nhận biết được về hình trịn, đường trịn và các yếu tố của hình trịn như
tâm, bán kính, đường kính.
- Biết sử dụng compa để vẽ hình trịn.
b) Hình thành kiến thức cho HS theo các bước:
B1: Giới thiệu về hình trịn. Đường trịn.
- GV đưa ra hình trịn trong bộ đồ dùng, các mảnh bìa hình trịn kích cỡ
khác nhau cho HS quan sát.
-? Đây là hình gì? (Hình trịn)
- GV chỉ vào từng miếng bìa đã chuẩn bị và khẳng định: Đây là hình trịn.
B2: Giới thiệu dụng cụ và cách vẽ đường tròn
- ? Người ta thường dùng dụng cụ gì để vẽ hình tròn? (Compa)
- GV giới thiệu compa.
- Vẽ đường tròn bằng compa trên bảng và nói “Đầu chì của compa vạch ra
mộtđường trịn”. Đánh dấu điểm O, giới thiệu đó là tâm đường tròn.
- Yêu cầu HS vẽ đường tròn ra nháp.
B3: Giới thiệu cách dựng bán kính hình trịn
- GV lấy điểm A bất kì trên đường trịn, C A
nối tâm O với điểm A, có bán kính OA
O

- u cầu HS vẽ các bán kính OB, OC.
- ?So sánh độ dài của các bán kính ? (Tất cả các bán kính B
của một hình trịn đều bằng nhau).
- GV kết luận.
O
M• N


14



B4: Giới thiệu cách tạo dựng đường kính
-? Bạn nào có thể vẽ đường kính MN của hình trịn tâm O?
- GV thao tác, yêu cầu HS làm lại trên hình trịn của mình.
- ? So sánh độ dài của đường kính và bán kính? (Trong một hình trịn,
đường kính gấp hai lần bán kính)
- GV kết luận:
+ Đoạn thẳngMN nối hai điểm M, N của đường tròn và đi qua tâm O là
đường kính của hình trịn.
+ Trong một hình trịn đường kính gấp hai lần bán kính.
- u cầu HS quan sát hình vẽ đã vẽ trong bài học và nêu rõ tâm, các bán
kính, đường kính của hình trịn.
c) HS vận dụng làm các bài tập SGK
6) Chu vi hình trịn
a) GV giúp HS:
- Nắm được quy tắc, cơng thức tính chu vi hình trịn.
- Biết vận dụng cơng thức để tính chu vi hình trịn.
b) Hình thành kiến thức
B1: Nhận biết chu vi của hình trịn
-? Thế nào là chu vi của một hình? (chính là độ dài bao quanh hình đó)
-? Vậy theo em chu vi của hình trịn là gì? Vì sao em nghĩ như vậy? (Chu vi
của hình trịn đó là độ dài đường trịn vì bao quanh hình trịn chính là đường
trịn)
- GV: Độ dài của một đường trịn chính là chu vi của hình trịn đó.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để giải quyết nhiệm vụ sau: Các
em đã chuẩn bị 1 hình trịn bằng giấy có bán kính 2cm, một chiếc thước, một sợi
chỉ, hãy sử dụng các dụng cụ này để tìm độ dài đường trịn của hình trịn bán
kính 2cm.
- GV cho một số nhóm báo cáo cách làm và kết quả trước lớp.
- Cho HS cả lớp tìm độ dài của đường trịn theo cách của SGK.

- GV kết luận: Độ dài của một đường trịn là chu vi của hình trịn đó.
B2: Quy tắc và cơng thức tính chu vi của hình trịn.
- GV giới thiệu như SGK.
+ Trong tốn học người ta có thể tính chu vi của hình trịn đường kính 4 cm
bằng cách nhân đường kính với số 3,14:
4 x 3,14 = 12,56 (cm)
+ Ta có quy tắc: Muốn tính chu vi của hình trịn ta lấy đường kính nhân
số 3,14.
+ Ta có cơng thức:
C = d x 3,14.
Trong đó : C là chu vi của hình trịn.
d là đường kính của hình trịn.
Hoặc:
+ Muốn tính chu vi của hình trịn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số 3,14.
+ Ta có cơng thức:
15


C = r x 2 x 3,14.
Trong đó :C là chu vi của hình trịn
r là bán kính của hình trịn.
- GVnêu: Vận dụng cơng thức trên các em hãy tính chu vi của hình trịn có
đường kính là 6cm. (C = 6 x 3,14 = 18,84cm)
- Hãy tính chu vi của hình trịn có bán kính là 5cm. (C = 5 x 2 x 3,14 =
31,4 cm)
c) HS thực hành luyện tập
7) Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương.
a) GV giúp HS:
- Hình thành được biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và

hình lập phương, phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Chỉ ra được các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình
lập phương, vận dụng để giải các bài tập có liên quan.
b) Hình thành kiến thức cho HS qua các bước:
B1: Hình thành biểu tượng và đặc điểm của hình hộp chữ nhật
- GV cho HS quan sát bao diêm, viên gạch, hộp bánh(có dạng hình hộp chữ
nhật) và giới thiệu với HS: Bao diêm, viên gạch, hộp
bánh có dạng hình hộp chữ nhật.
- GV chỉ vào hình hộp chữ nhật vẽ trên bảng
và giới thiệu: Đây là hình hộp chữ nhật.
Hình hộp chữ nhật
- Chỉ vào hình và giới thiệu: Mặt hình hộp chữ nhật.
- Chia nhóm 4, phát cho mỗi nhóm 1 hình hộp chữ nhật (kích thước khác
nhau), nêu nhiệm vụ: Dùng bút đánh số các mặt của hình hộp chữ nhật.
- Hướng dẫn HS khai triển hình hộp chữ nhật (như SGK)
- Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt, các mặt của hình hộp chữ nhật có
điểm gì chung? (hình hộp chữ nhật có 6 mặt đều là hình chữ nhật, tạo thành 3
cặp bằng nhau).
- ? Nêu các mặt bằng nhau của hình hộp chữ nhật?
- ? Hãy đếm và cho biết hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh? Mấy cạnh? (8đỉnh
và 12 cạnh).
- Cho HS lên bảng chỉ và nêu tên các đỉnh, các cạnh của hình hộp chữ nhật.
- GV chỉ vào hình vẽ trên bảng giới thiệu ba kích thước: chiều dài(chính là
chiều dài của mặt đáy), chiều rộng(chính là chiều rộng của mặt đáy), chiều
cao(độ dài các cạnh bên).
Lưu ý HS: Phân biệt: Chiều dài là cạnh lớn nhất, chiều rộng và chiều cao là
hai kích thước cịn lại, tùy vào cách đặt hình mà hình hộp có chiều rộng và chiều
cao khác nhau.
-? Hãy kể tên các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật mà em biết.
c) HS vận dụng làm bài tập.

16


B2: Hình thành biểu tượng và đặc điểm của hình lập phương
- GV thực hiện tương tự như hình hộp chữ nhật.
HS có thể đo độ dài các cạnh để có được nhận xét:
Hình lập phương có 6 mặt đều là hình vng bằng nhau.
Hình lập phương
8) Diện tích xung quanh và diện tích tồn phần của hình hộp chữ nhật
a) GV giúp HS:
- Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích tồn phần của hình
hộp chữ nhật.
- Tự hình thành được cách tính và cơng thức tính diện tích xung quanh,
diện tích tồn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng được các quy tắc tính diện tích để giải một số bài tập có liên
quan.
b) Hình thành kiến thức cho HS theo các bước:
B1: Hình thành khái niệm và cơng thức tính diện tích xung quanh của hình
hộp chữ nhật.
- GV đưa ra hình hộp chữ nhật, yêu cầu HS quan sát rồi chỉ ra các mặt xung
quanh.
- GV nêu: Tổng diện tích 4 mặt bên của hình hộp chữ nhật được gọi là diện
tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
- Treo bảng phụ có vẽ hình hộp chữ nhật đã khai triển rồi chia nhóm và nêu
vấn đề: Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 5cm và chiều cao
4cm. Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó.

4cm
4cm
5cm


5cm

8cm

5cm

8cm

8cm

- HD HS nhận ra quan hệ giữa hình chữ nhật sau khi khai triển và diện tích
xung quanh.:
+ Sau khi khai triển các mặt bên của hình hộp tạo thành hình gì? (hình chữ
nhật)
+ Chiều rộng hình chữ nhật? (4cm)
+ So sánh chiều rộng hình chữ nhật với chiều cao hình hộp? (bằng nhau)
+ Chiều dài hình chữ nhật? (5 + 8 + 5 + 8 = 26 cm)
+ Chu vi đáy hình hộp? ((8 + 5) x 2 = 26 cm)
+ So sánh chu vi đáy và chiều dài hình chữ nhật? (bằng nhau)

cm 2

+ Tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật? (26 x 4 = 104
)
- GV hướng dẫn HS nhận ra các mối liên hệ để rút ra cơng thức chung:
+ Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật được tính thế nào? (chu vi đáy
nhân chiều cao cùng đơn vị đo)
17



- GV kết luận quy tắc tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật.
B2: Hình thành khái niệm và cơng thức tính diện tích tồn phần của hình
hộp chữ nhật.
* GV chỉ vào hình trực quan và giới thiệu: Hình hộp chữ nhật có 6 mặt.
Diện tích tồn phần của hình hộp chữ nhật chính là diện tích 6 mặt hình hộp chữ
nhật.
- GV chia nhóm cho HS thảo luận tìm ra cách tính diện tích tồn phần hình
hộp chữ nhật. GV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở để HS giải quyết vấn
đề:
+ Phần trên tính diện tích xung quanh đã tính được mấy mặt? (4 mặt)
+ Cần tính thêm diện tích mặt nào? (2 mặt đáy)
+ Tính diện tích hai mặt đáy như thế nào? (lấy diện tích một mặt nhân 2)
cm 2
+ Tính diện tích mặt đáy? (8 x 5 = 40
)
+ Hãy rút ra quy tắc tính diện tích tồn phần hình hộp chữ nhật? (Diện tích
tồn phần của hình hộp chữ nhật bằng diện tích xung quanh cộng diện tích hai
mặt đáy)
* GV kết luận quy tắc.
- Yêu cầu HS vận dụng quy tắc để tính diện tích tồn phần hình hộp chữ
nhật.
c) HS vận dụng làm bài tập phần luyện tập.
9) Diện tích xung quanh và diện tích tồn phần của hình lập phương.
a) GV giúp HS:
- Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt để rút ra
quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích tồn phần của hình lập phương từ
quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích tồn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích tồn phần
của hình lập phương để giải một số bài tập có liên quan.

b) Hình thành kiến thức cho HS qua các bước :
B1: Hình thành cơng thức tính diện tích xung quanh của hình lập phương
- Cho HS quan sát một số hình lập phương và yêu cầu:
+ Tìm điểm giống nhau giữa hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
+ Có bạn nói “Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt”. Theo em,
bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao?
+ Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là gì? (Là tổng diện tích của
4 mặt bên).
+ Vậy diện tích xung quanh của hình lập phương là gì? (Cũng là tổng diện
tích của 4 mặt bên).
+ Diện tích các mặt của hình lập phương có điểm gì đặc biệt? (Diện tích
các mặt của hình lập phương là diện tích của các hình vuộng bằng nhau).
+ Vậy diện tích của 4 mặt ta có thể làm như thế nào? (Lấy diện tích một
mặt nhân với 4 ).
* GV nêu bài tốn: Một hình lập phương có cạnh là 5cm. Tính diện tích
xung quanh của hình lập phương đó.
18


Bài giải
Diện tích một mặt của hình lập phương là
cm 2
5 x 5 = 25(
)
Diện tích xung quanh của hình lập phương là
cm 2
25 x 4 = 100(
)
2
cm

Đáp số: 100
+ Hãy nêu quy tắc tính diện tích xung quanh của hình lập phương?
B2: Hình thành quy tắc tính diện tích tồn phần của hình lập phương
-? Diện tích tồn phần của hình hộp chữ nhật là diện tích của mấy mặt?
-? Vậy diện tích tồn phần của hình lập phương là diện tích của mấy mặt?
-? Có thể tính tổng diện tích của cả 6 mặt của hình lập phương như thế nào?
-? Để tính được diện tích tồn phần của hình lập phương ta có thể làm thế
nào?
- GV nêu bài tốn: Một hình lập phương có cạnh dài 5cm. Hãy tính diện
tích tồn phần của hình lập phương đó.
HS lên bảng làm:Bài giải
Diện tích một mặt của hình lập phương đó là:
cm 2
5 x 5m = 25 (
)
Diện tích tồn phần của hình lập phương đó là:
25 x 6 = 150(
cm

cm 2

)

2

Đáp số: 150
+ Hãy nêu quy tắc tính diện tích tồn phần của hình lập phương.
c) HS vận dung làm bài tập trong SGK.
10) Thể tích hình hộp chữ nhật
a) GV giúp HS:

- Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
- Tự tìm ra được cách tính và cơng thức tính thể tích thể tích của hình hộp
chữ nhật.
- Biết vận dụng cơng thức để giải một số bài tập có liên quan.
b) Giúp HS hình thành biểu tượng và cơng thức tính thể tích hình hộp chữ
nhật
- GV đưa ra mơ hình hình hộp chữ nhật, xếp vào trong đó khối lập phương
và giới thiệu biểu tượng về thể tích của hình hộp chữ nhật.
- GV treo hình phóng to hình 1 SGK, nêu u cầu: tính thể tích hình hộp
chữ nhật
có …
- GV treo hình thứ hai. (HS xác định được có 20 hình lập phương cạnh 1cm
xếp kín chiều rộng).

19


- GV treo hình thứ 3. (HS xác định số hình lập phương cạnh 1cm xếp 1 lớp
mặt đáy 20x16).
- GV treo hình cuối. (HS tính được số hình lập phương cạnh 1cm xếp đầy
hình hộp chữ nhật: 20x16x10 = 3200 hình. Từ đó HS tìm được thể tích hình hộp
chữ nhật là 3200cm3)
- Nhận xét về các số: 20, 16, 10? (là 3 kích thước của hình hộp chữ nhật)
- ?Rút ra kết luận về cách tính thể tích hình hộp chữ nhật? (Thể tích hình
hộp chữ nhật bằng chiều dài nhân chiều rộng nhân chiều cao.)
- GV nhận xét và kết luận.
- GV đưa ra kí hiệu, yêu cầu HS nêu công thức.
- Cho HS thực hành áp dụng công thức.
c) HS vận dụng làm bài tập.
2.4.Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Quá trình tiến hành kiểm nghiệm thực tế của phương pháp dạy học trên
được thực hiện kiểm tra, đối chứng với phương pháp dạy học truyền thống. Qua
kiểm tra ở lớp đối chứng (dạy theo phương pháp truyền thống) và lớp thực
nghiệm (dạy theo phương pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh nêu
trên), kết quả đạt được như sau:
Ở lớp đối chứng (5A):
XL
Lớp

Điểm 9 - 10
SL(em TL(%
)
)
5A (33em)
3
9,0

Điểm 7 - 8
SL(em TL(%
)
)
7
21,3

Điểm 5 - 6
SL(em TL(%
)
)
23
69,7


Ở lớp thực nghiệm (5B):
XL

Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
SL(em TL(% SL(em TL(% SL(em TL(%
Lớp
)
)
)
)
)
)
5A (30em)
11
36,6
14
46,7
5
16,7
Qua quá trình giảng dạy thực nghiệm, tôi thấy:
- Tỉ lệ HS tham gia xây dựng bài, trả lời đúng câu hỏi ở lớp thực nghiệm
cao hơn hẳn so với lớp đối chứng.
- Ở lớp thực nghiệm, HS chủ động hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức
mới. Vì trong quá trình giảng dạy, được áp dụng phương pháp dạy học phát huy
tính tích cực chủ động của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, để HS tự tư
duy, giải quyết vấn đề. Khi giải quyết được vấn đề, kiến thức HS thu được sẽ
được khắc sâu hơn, hay có thể nói HS thuộc bài ngay tại lớp.


2.3.
20


KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, tơi đã hồn thành đề tài “Phương
pháp dạy học một số yếu tố hình học theo SGK Tốn 5”. Qua việc nghiên cứu đó
tơi đã có điều kiện để nắm chắc hơn nội dung, yêu cầu và PPDH các nội dung hình
học theo yêu cầu phổ cập ở lớp 5 nối riêng và Tiểu học nói chung, và rút ra được
những điểm cơ bản quan trọng cần chú ý khi dạy học về các nội dung hình học ở lớp
5
Việc nghiên cứu đó cịn giúp tơi bổ sung, trau dồi những kiến thức còn
thiếu, rất quan trọng và thiết thực đối với bản thân trong thực tế giảng dạy hiện
tại và sau này.
Sáng kiến tuy còn đơn giản, phạm vi hẹp, song hy vọng rằng sáng kiến
này sẽ có ích, nhất là có ích cho những GV trẻ mới vào nghề như tơi. Mặt khác,
sáng kiến này cịn có triển vọng phát triển, mở rộng thành đề tài “Tìm hiểu việc
dạy học các yếu tố hình học ở Tiểu học”.
Qua quá trình tìm hiểu về nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố
hình học ở lớp 5 bản thân tôi cũng nhận thấy :
- Nội dung các kiến thức về hình học đã được lựa chọn một cách hợp lý,
sắp xếp hệ thống, khoa học, phù hợp đặc điểm tâm lý cũng như đặc điểm tư duy
của HS ở lớp 5- giai đoạn hình thành, phát triển tư duy trừu tượng.
- Các nội dung hình học được bổ sung đưa vào chương trình Tốn 5 đáp
ứng được yêu cầu về nội dung cấu trúc chương trình hình học toàn cấp theo
nguyên tắc đồng tâm.
- Trong việc dạy học tốn Tiểu học nói chung, dạy các nội dung hình học
nói riêng mà cụ thể là ở lớp 5, PPDH cơ bản nhất là kết hợp giữa cái cụ thể và
cái trừu tượng theo con đường “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và

từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Mặc dù ở lớp 5 tư duy trừu tượng đã phát
triển nhưng tư duy cụ thể vẫn chiếm ưu thế. Do đó PP trực quan để hình thành
kiến thức cho HS là điểm mấu chốt, đặc biệt quan trọng đối với mọi tiết học về
hình học. HS phải được quan sát trên thực tế, kết hợp thực hành trên đồ vật dưới
sự hướng dẫn của GV để hình thành kiến thức, hình thành biểu tượng.
- PPDH phải nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS. Đối với các nội
dung hình học, GV rất dễ gây hứng thú học tập cho HS.Vì vậy cần lợi dụng ưu
điểm này để tổ chức DH sao cho gây được hứng thú, sự say mê học tập của
HS.Cần kết hợp linh hoạt nhiều PPDH trong một tiết dạy để phát huy hết các
khía cạnh của PPDH đó.
Xin chân thành cảm ơn !
3.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Mai Thị Mai

Nga Thanh, ngày 10 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết.
Mai Thị Nguyệt
21


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP
LOẠI CẤP PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, CẤP SỞ GIÁO DỤC VÀ

ĐÀO TẠOVÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI C TRỞ LÊN

Họ và tên: Mai Thị Nguyệt
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn.
STT Tên đề tài SKKN

1

2
3

4

Hướng dẫn học
sinh lớp 4 giải toán
bằng sơ đồ đoạn
thẳng
Kinh nghiệm xây
dựng tiết dạy lịch
sử lớp 4
Giúp nâng cao chất
lượng phân môn
lịch sử lớp 4
Một
số
kinh
nghiệm khai thác
kênh hình sách giáo
khoa trong giảng

dạy phân mơn lớp 4

Cấp đánh
Kết quả
giá xếp loại đánh giá
(Phòng, Sở, xếp loại
Tỉnh)
(A, B, C)
Phòng GD
huyện Nga
Sơn.
Phòng GD
huyện Nga
Sơn.
Phòng GD
huyện Nga
Sơn.
Phòng GD
huyện Nga
Sơn.

Năm học
đánh giá
xếp loại.

C

2010-2011

B


2012-2013

A

2013-2014

A

2018-2019

22



×