Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong làm đồ dùng và dạy học học môn mĩ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.67 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
Tên mục

Trang

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

1

3. Đối tượng nghiên cứu

2

4. Phương pháp nghiên cứu

2

II. PHẦN NỘI DUNG

2

1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm


2

2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

3

3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

4

4. Hiệu quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

13

III. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

15

.

0


I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Cơng nghệ thơng tin là một nhu cầu cấp thiết của mỗi người, trước tình
hình mới của đất nước, từng giờ đổi mới và phát triển mạnh mẽ đặc biệt là trong
cuộc sống cơng nghiệp hố - hiện đại hố. . Việc ứng dụng công nghệ thông tin
rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực đã cho thấy vai trò to lớn và những tác dụng kỳ
diệu của Công nghệ thông tin trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt

trong lĩnh vực giáo dục ở các nước có nền giáo dục phát triển .
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tế dạy học đã đem lại kết
quả đáng kể và những chuyển biến tích cực trong dạy học, nhất là về phương
pháp dạy học đó thực sự là “một cuộc cách mạng công nghệ trong giáo dục”.
Để đáp ứng nhu cầu cấp bách đó của xã hội thì việc giáo dục nói chung và
dạy học nói riêng đều phải áp dụng khoa học công nghệ và dạy học, để phát
triển con người phát triển tồn diện "Đức, trí, thể, mĩ" là mục tiêu hàng đầu.
Trong đó Mĩ thuật đóng một vai trị khơng nhỏ trong sự nghiệp lớn lao ấy. Hiện
nay ứng dụng công nghệ thông tin là một yêu cầu quan trọng của đổi mới
phương pháp dạy học. Trường tôi cũng như các trường khác đã nâng cao tầm
quan trọng và rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy- học
tất cả các mơn học trong đó có mơn Mĩ thuật. Vì nội dung dạy mơn Mĩ thuật có
phần hình thành kiến thức rất cần hình ảnh minh họa để các học sinh quan sát và
nhận xét, nhất là phân môn Thường thức mĩ thuật. Là một giáo viên dạy Mĩ
thuật ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy những thuận lợi cũng như những hạn chế
trong việc dạy - học không áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin . Để hỗ trợ
việc dạy môn Mĩ thuật, Sách giáo khoa cũng đã cung cấp một số hình ảnh, đồ
dùng trực quan liên quan đến bài học cũng có nhưng cịn hạn chế, phải sưu tầm,
tự làm, cũng không giống với bản gốc.Trong lúc giảng giáo viên mất thời gian
treo đồ dùng trực quan, cũng mất khá nhiều thời gian của các em , hình ảnh và
màu sắc có đơi phần khơng giống bản vẽ ở Sách giáo khoa, học sinh chưa hoàn
toàn hứng thú với mơn học.
Xuất phát từ lí do trên tơi đã chọn đề tài: "Một số biện pháp ứng dụng công
nghệ thông tin trong làm đồ dùng và dạy học mơn Mĩ thuật".
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Gây hứng thú trong học tập cho HS, kích thích tính tự giác và say mê
học tập môn Mĩ thuật cho học sinh.
Gợi mở và giúp học sinh phát huy được tính tích cực, sự độc lập suy nghĩ,
tìm tịi học hỏi và sáng tạo mới về cách cảm nhận cái đẹp, đưa môn Mĩ thuật
tiến gần với cuộc sống hiện đại hơn.

Giáo viên có một số kinh nghiệm trong ứng dụng cơng nghệ thông tin
trong dạy- học môn Mĩ thuật.
1


3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: "Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông
tin trong làm đồ dùng và dạy học môn Mĩ thuật".
Đối tượng áp dụng: Học sinh trường Tiểu học Cẩm sơn.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn.
3. Phương pháp đối chiếu so sánh.
4. Phương pháp thống kê toán học.
5. Phương pháp thực nghiệm đối chứng.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Đồ dùng dạy học điện tử là gì?
Nếu đồ dùng dạy học truyền thống là những tranh ảnh, mơ hình, vật thật
để mơ phỏng, minh họa cho kiến thức bài dạy. Học sinh có thể cầm nắm, sờ mó,
ngửi, nếm được. Thì đồ dùng dạy học điện tử là những hình ảnh sống động, có
màu sắc, âm thanh sống động được xử lý bằng công nghệ thông tin và phương
tiện hiện đại để minh họa cho nội dung kiến thức bài dạy.
Đồ dùng dạy học điện tử được xây dựng bằng tri thức, bằng tư duy tổng
hợp và bằng các phương tiện hiện đại nên chỉ có thể sử dụng được bằng các đồ
dùng dạy học hiện đại và phụ thuộc vào năng lực, điều kiện cơ sở đáp ứng mới
có hiệu quả [1].
1.2. Thế nào là giáo án điện tử ?
Giáo án điện tử khác với giáo án truyền thống là giáo án được xây dựng
bằng cơng nghệ thơng tin, được kết hợp giữa kênh hình và kênh chữ, có tạo hình

ảnh, màu sắc, âm thanh, hiệu ứng sống động, hấp dẫn hơn. Nhờ có cơng nghệ
thông tin giúp bài giảng được nhẹ nhàng, sinh động hơn. Học sinh được kích
thích trí tuệ, tiếp thu bài nhanh và cũng nhớ lâu hơn [2]
Đồ dùng dạy học điện tử và giáo án điện tử là phương tiện dạy học mang
tính hiện đại và cơng nghệ cao, có vai trị tích cực cho việc đổi mới phương
pháp dạy học, giúp học sinh học tập và phát triển.
1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong làm đồ dùng và dạy học
môn Mĩ thuật.
Ứng dụng công nghệ thông tin là phương pháp thể hiện tính hiện đại cao
nhất so với các phương pháp khác. Để ứng dụng công nghệ thông tin vào một
chủ đề trong giảng dạy mĩ thuật được cần phải có một số điều kiện nhất định :
Về phía giáo viên, cần phải đạt được một trình độ nhất định về vi tính để có thể
tự mình thiết kế một giáo án kết hợp vừa sử dụng những phương pháp giảng dạy
2


thông thường vừa sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong một chủ đề. Về
phía học sinh cần phải có một phương pháp học tập mới phù hợp với phương
pháp mới. Về cơ sở vật chất, cần có một số trang thiết bị để phục vụ giảng
dạy [3].
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đem lại cho giáo viên một
phương tiện hữu ích nhất để giảng dạy. Nó giải phóng giáo viên khỏi những
giáo cụ trực quan như mơ hình 3D cồng kềnh, tranh ảnh…. . Hơn nữa, số lượng
tư liệu (hình ảnh) mà ứng dụng cơng nghệ thơng tin cung cấp cịn rất phong
phú, đa dạng và kích thước lại lớn nên dễ quan sát và rất lơi cuốn đối với học
sinh, bên cạnh đó ta có thể lồng ghép được những đoạn phim mang tính thực tế
trao dồi cho các em nhiều kiến thức hơn trong cuộc sống. Khi sử dụng công
nghệ thông tin các em được lĩnh hội nhiều” tai nghe không bằng mắt thấy” .
Thao tác của người giáo viên cũng được tiện lợi và giảm nhẹ đi rất nhiều.
Ứng dụng công nghệ thơng tin vào giảng dạy địi hỏi người giáo viên phải

đạt được một trình độ nhất định về vi tính để có thể tự mình soạn một giáo án
kết hợp. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin cũng địi hỏi người soạn phải đầu tư rất
nhiều về thời gian và công sức.
1.4. Những kiến thức Tin học giáo viên cần có để có thể thực hiện ứng
dụng cơng nghệ thơng tin.
- Có kiến thức cơ bản về trình độ Tin học, sử dụng thành thạo máy tính,
soạn thảo được văn bản.
- Biết sử dụng phần mềm Power point.
- Biết cách truy cập Internet và thu nhận các nguồn tài liệu trên mạng
- Có khả năng sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh,làm ảnh động, cắt video,
cắt file âm thanh.
1.5. Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại để thực hiện ứng
dụng cơng nghệ thơng tin.
- Máy tính kết nối mạng Internet
- Máy chiếu Projecter.
- Máy chụp ảnh( Điện thoại có ứng dụng chụp ảnh), que chỉ laze, que chỉ
bảng, loa, Micro.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM.
2.1. Thuận lợi:
Được sự động viên giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu và các đồng
nghiệp, việc chuẩn bị bài giảng (tìm tư liệu, phân công công việc cho học sinh),
soạn giảng và dạy thử nghiệm được tiến hành thuận lợi.
Thông qua việc soạn giảng, cải thiện dần trình độ tin học cho giáo viên và
học sinh.
3


Học sinh rất thích thú làm quen với phương pháp học tập mới, tích cực
chuẩn bị bài học.

2.2. Khó khăn:
Việc soạn giảng gặp nhiều trở ngại vì giáo viên hạn chế về trình độ tin
học nên mất nhiều thời gian chuẩn bị bài mà hiệu suất không cao.
Mất nhiều thời gian sưu tầm tư liệu phục vụ bài học, mà quĩ thời gian của
giáo viên rất hạn hẹp.
Trình độ tin học của học sinh chưa cao nên gặp khó khăn trong việc phân
cơng tìm hiểu bài học. Phụ huynh học sinh chưa ủng hộ vì việc tìm hiểu bài học
chiếm nhiều thời gian của các môn học khác.
2.3. Khảo sát học sinh:
Trong q trình giảng dạy mơn Mĩ thuật, tơi tiến hành khảo sát học sinh khi
chưa ứng dụng công nghệ thông tin và thu được kết quả như sau:
Số HS

413

Tích cực, tự giác

Lắng nghe, hợp tác

Mạnh dạn tự tin

Tốt

Chưa tốt

Tốt

Chưa tốt

Tốt


Chưa tốt

213

200

223

190

233

180

3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng dạy học và soạn giáo
án điện tử
Nghiên cứu kỹ nội dung mục tiêu kiến thức của bài giảng và đặc điểm
tâm sinh lý lứa tuổi để xây dựng, lựa chọn bài trong từng chủ đề, từng khối lớp
theo tích hợp dọc, tích hợp ngang kiến thức mơn học để có ý tưởng và định
hướng cho việc làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án điện tử.
Ví dụ: Chọn thiết kế theo mảng kiến thức về con vật
Lớp 1: Đàn gà của em
Lớp 2: Con vật thân thuộc
Lớp 3: Con vật quen thuộc
Lớp 4: Chúng em với thế giới động vật
Lớp 5: Sáng tạo với những chiếc lá.
Qua các đồ dùng bằng công nghệ thông tin về khái niệm các con vật có
đặc điểm hình dáng từ đơn giản đến phức tạp ở lớp 1,2,3, sau đó biết tìm hiểu về

thế giới động vật trong tự nhiên ở lớp 4, biết sử dụng các chất liệu đơn giản để
biểu đạt hình ảnh các con vật ở lớp 5.
Ví dụ: Chọn thiết kế theo mảng kiến thức về màu sắc
4


Lớp 1: Sắc màu em yêu
Lớp 2: Hộp màu của em
Lớp 3: Bốn mùa
Lớp 4: Những mảng màu thú vị
Lớp 5: Âm nhạc và sắc màu
Chương trình kiến thức mơn học ở tiểu học được thiết kế "đồng tâm", do
vậy tôi đã chọn mảng kiến thức để làm đồ dùng dạy học đó dạy được nhiều bài,
nhiều khối lớp rất thuận lợi và hiệu quả.
3.2. Giải pháp 2: Khai thác Internet để tìm kiếm thơng tin
a. Nghiên cứu mục tiêu bài học
Giáo viên cần nắm vững mục tiêu và cách thức tổ chức của việc tổ chức
dạy học trong từng bài, từng hoạt động, xây dựng cấu trúc thiết kế bài giảng.
b. Chọn lọc các thông tin cần thiết cho bài giảng: Các hình ảnh, tranh ảnh,
phim ảnh, tài liệu (văn bản), địa chỉ webside có thơng tin hữu dụng.
Ví dụ 1: Chủ đề 6: Chú bộ đội của chúng em (Lớp 5)
Hoạt động 1: Tìm hiểu ( 11- 13 phút)
- Mục tiêu: Biết được một số hoạt động của bộ đội và đặc điểm về trang
phục của một số quân chủng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Đồ dùng: Tranh ảnh, video phim tài liệu.
- Phương pháp: Quan sát, thảo luận, đàm thoại
- Cách tiến hành:
- Giáo viên trình chiếu ảnh chụp hình 6.1 về anh bộ đội thuộc các quân
chủng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- HS quan sát ảnh trong hình 6.1, thảo luận nhóm:

* Gợi ý thảo luận:
- Các chú bộ đội thuộc quân chủng nào?
- Trang phục của các chú bộ đội như thế nào?
- Chú bộ đội có những nhiệm vụ gì?
- Chú bộ đội đang làm những cơng việc gì? Ở đâu?
- Chú bộ đội có những các hoạt động gì trong đời sống hàng ngày?
- Em còn biết chú bộ đội làm những việc gì khác để giúp nhân dân và các
cháu thiếu nhi?
- Đặc điểm tranh phục của mỗi quân chủng khác nhau: màu xanh chủ đạo
của lục quân là màu xanh lá cây, Không quân là xanh da trời, Hải quân là màu
trắng...

5


- Hoạt động của chú bộ đội phong phú đa dạng: Chú bộ đội trong quân
đội ngoài bảo vệ vùng đất, vùng biển, vùng trời của Tổ quốc còn giúp dân, với
các cháu thiếu nhi, trong cuộc sống hàng ngày.....
- Giáo viên tìm những đoạn phim tài liệu để trình chiếu cho học sinh thấy
được tinh thần sống và làm việc của anh bộ đội Cụ Hồ để các em hiểu và có cảm
xúc để thực hiện tác phẩm.

Trích đoạn tư liệu về hình ảnh chú bộ đội
Ví dụ 2: Chủ đề 13: Xem tranh “ Bác Hồ đi công tác” Lớp 5 (Tiết 1)
Hoạt động 2: Xem tranh “ Bác Hồ đi công tác" ( 15 phút)
- Mục tiêu: Học sinh nêu được hình ảnh, màu sắc, nội dung và cảm nhận
được của bản thân đối với bức tranh " Bác Hồ đi công tác"
- Đồ dùng: Tranh Bác Hồ đi công tác, Tranh ảnh, phim Tư liệu về Bác Hồ
ở chiến khu Việt Bắc.
- Phương pháp: Quan sát, thảo luận, đàm thoại

- Cách tiến hành:
Chủ đề này nặng về lý thuyết rất dễ gây nhàm chán cho học sinh. Nhưng
nếu kết hợp ứng dụng CNTT sẽ tạo hứng thú học tập hơn cho các em.
- Giáo viên cho HS xem đoạn phim tư liệu có hình ảnh và lồng tiếng về
Bác Hồ để học sinh thấy được những hoạt động trong cuộc đời làm cách mạng
của Bác ở chiến khu Việt Bắc.
Nên tìm những đoạn phim tài liệu để trình chiếu cho học sinh xem phim
tư liệu về cuộc đời cách mạng của Bác Hồ, về những cuộc hành quân đấu tranh
gian khổ để giành lại độc lập, tự do của đất nước.
6


- GV chuyển ý: cho học sinh xem tranh và đặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu bức
tranh .

Trích đoạn phim tư liệu về Bác Hồ
Ví dụ 3: Chủ đề 2: "Mặt nạ con thú" lớp 3 ( Tiết 1)
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu mặt nạ con thú (15 phút)
- Mục tiêu: Nêu được tên và phân biệt được một số mặt nạ con thú.
- Đồ dùng: Tranh ảnh minh họa, Video lễ hội Halowen, Hội rước đèn
trung thu, Mặt nạ con thú thật bằng các chất liệu sưu tầm được.
- Phương pháp: quan sát, thảo luận, đàm thoại
- Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và thảo luận để tìm hiểu về vẻ
đẹp, hình dáng chất liệu và sự phong phú đa dạng của các loại mặt nạ con thú.
- Giáo viên đặt câu hỏi học sinh trả lời?
+ Trong hình có mặt nạ của những con thú gì ?
+ Hình dáng , đặc điểm của mỗi mặt nạ con thú như thế nào ?
+ Có sự đối xứng trong hình dáng của các mặt nạ không ?
+ Màu sắc của mặt nạ như thế nào ?

+ Mặt nạ được làm bằng chất liệu gì ?
- Giáo viên tóm lại và cho học sinh đọc ghi nhớ.
Tìm những đoạn phim và trình chiếu cho học sinh xem video một vài lễ
hội có sử dụng mặt nạ và mặt nạ con thú như Hội rước đèn Trung thu, Lễ hội
Halowen…..
7


|Hi

Mottj

8


Một vài hình ảnh minh họa cho mặt nạ con thú, lễ hội Halowen,
mặt nạ lễ hội rước đèn trung thu.
Tìm những đoạn phim và trình chiếu cho học sinh xem video một vài lễ
hội có sử dụng mặt nạ và mặt nạ con thú như Hội rước đèn Trung thu, Lễ hội
Halowen…..
3.3. Giải pháp 3: Thực hiện thao tác kỹ thuật để ứng dụng công nghệ
thông tin làm đồ dùng, giáo án điện tử.
Bước 1: Chọn hình thức cho Slide mà mình định sử dụng
Bước 2: Tạo tiêu đề cho Slide
Bước 3: Tạo các Slide, đầu tiên tạo bản Text trước, chèn hình ảnh hoặc
hiệu ứng âm thanh sau.
Bước 4: Thêm hình ảnh chèn vào những nội dung cần thiết, khơng q
lạm dụng hình ảnh vào các Slide.
Bước 5: Thêm âm thanh. Chỉ tạo hiệu ứng âm thanh khi thực sự cần thiết.
Bước 6: Sử dụng Font chữ và khuôn Slide một cách đồng nhất trong giáo

án điện tử. Cần chú ý khoảng cách ngồi của học sinh với màn chiếu để chọn cỡ
chữ cho phù hợp, thích hợp nhất là cỡ 28.
Bước 7: Chạy "thô" giáo án để kiểm tra lại lần cuối trước khi thực hiện.
Kiểm tra lại hiệu ứng hình ảnh, âm thanh, Font chữ, nội dung bài dạy, đồ dùng
cung cấp kiến thức và thời gian đã phù hợp chưa?
Soạn bài giảng bằng phần mềm Power Point: Thiết kế bài giảng theo cấu
trúc phần thuyết trình của HS xen kẽ phần thuyết trình của GV. Xen kẽ là các trò
chơi tạo hứng thú học tập. Giáo án ứng dụng CNTT không nên quá nhiều slide,
chỉ nên từ 10 –15 slide là đủ, nội dung slide không nên chứa quá nhiều chữ, cần
hết sức ngắn gọn, những đoạn phim chủ yếu là cho các em xem được những
hình ảnh, những đoạn phim để tạo điều kiện cho cả GV và HS có cơ hội thuyết
trình, Khi thiết kế bài giảng bằng Power Point, GV cần dự phịng một số tình
huống bất ngờ xẩy ra có thể phải thay đổi trình tự trình chiếu. Do đó, cần thiết
9


kế sao cho bài giảng có thể trình chiếu theo nhiều cách khác nhau (sử dụng các
liên kết có sẵn trong phần mềm Power Point).
Ví dụ:

Bài 25 : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC ( Tiết 1)

I . Mục tiêu :
- Hiểu nội dung bức tranh qua bố cục, hình ảnh, màu sắc .
- Biết được một số thông tin sơ lược về hoạ sĩ Nguyễn Thụ.
II . Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Máy chiếu , máy tính , SGK, SGV, Vỡ tập vẽ . Một số
tranh vẽ của hoạ sĩ về Bác Hồ . Một vài bức tranh lụa và tranh các chất liệu khác
- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ .

III . Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1 Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút)
2. Bài mới:
2.1. Hoạt động 1 : Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ ( 10 phút)
- Mục tiêu: Học sinh biết sơ lược về Cuộc đời, sự nghiệp hoạt động mĩ
thuật của họa sĩ Nguyễn Thụ.
- Đồ dùng: Tranh ảnh, tài liệu về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động mĩ thuật
của họa sĩ Nguyễn Thụ sưu tầm trên mạng Internet.
- Phương pháp: Quan sát, thảo luận, đàm thoại
- Cách tiến hành:

10


Họa sĩ Nguyễn Thụ
- GV cho học sinh xem ảnh họa sĩ và mở phần lồng tiếng giới thiệu đôi
nét về họa sĩ Nguyễn Thụ.
- Gợi ý các em tìm hiểu về tác giả qua các silde.
+ Hoạ sĩ sinh năm nào? Ở đâu ?
+ Ơng có những tác phẩm nổi tiếng nào ?
+ Họa sĩ chuyên vẽ về tranh gì?
+ Hãy kể một số tác phẩm của họa sĩ ?...
- GV bổ sung :
+ Hoạ sĩ Nguyễn Thụ sinh năm 1930 ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức,
Tỉnh Hà Tây . Ông là Hiệu trưởng Trường Đại Học Mĩ thuật Hà Nội
+ Hoạ sĩ Nguyễn Thụ trưởng thành trong kháng chiến, Ông vẽ tranh
bằng nhiều chất liệu khác nhau và thành công nhất là tranh lụa .
+ Đề tài yêu thích là phong cảnh và sinh hoạt của nhân dân Miền núi
phía bắc . Nhân vật trong tranh thường là cụ già, thiếu nữ, em bé,được thể hiện
rất sinh đọng , dun dáng bằng bố cục phóng khống và màu sắc giản dị .

+ Ơng có nhiều tranh được giải thưởng trong nước và Quốc tế như : Dân
quân , Đấu vật, Làng ven núi, Bác Hồ đi công tác ,
+ Ông được Nhà nước tặng thưởng về văn học nghệ thuật năm 2001.
2.2. Hoạt động 2 : Xem tranh Bác Hồ đi công tác ( 15 phút)
11


- Mục tiêu: Học sinh nêu được hình ảnh, màu sắc, nội dung và cảm nhận
được của bản thân đối với bức tranh " Bác Hồ đi công tác"
- Đồ dùng: Tranh Bác Hồ đi công tác, Tranh ảnh, phim Tư liệu về Bác
Hồ ở chiến khu Việt Bắc.
- Phương pháp: Quan sát, thảo luận, đàm thoại
- Cách tiến hành:
- Giáo viên cho HS xem đoạn phim tư liệu về Bác Hồ:

- GV chuyển ý: cho học sinh xem tranh và đặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu
bức tranh Bác Hồ đi công tác - Tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ
+ Hình ảnh chính trong bức tranh là gì ? hình ảnh Bác Hồ và anh
cảnh vệ)
+ Dáng vẻ từng nhân vật trong bức tranh như thế nào ? Bác Hồ dáng
ung dung thư thái trên lưng ngựa, tay cầm dây cương,…anh
cảnh vệ người cúi về phía trước, con ngựa đi trước đầu ngẩng
cao nhanh nhẹn, con ngựa của anh cảnh vệ theo sau cúi đầu
mái miết bước.
+ Hình dáng của hai con ngựa như thế nào ?( Mỗi con một dáng
đang bước đi qua suối
+ Màu sắc của bức tranh rực rỡ hay đầm ấm ? Trầm ấm. Màu nâu
hồng chủ đạo trong bức tranh cùng với độ đậm nhạt tinh tế tạo
nên một hòa sắc nhẹ nhàng , trầm ấm, hấp dẫn người xem).
+ Cách vẽ của bức tranh mạnh mẽ hay nhẹ nhàng uyển chuyển ? ( Nhẹ

nhàng uyển chuyển).

12


* Dựa vào các ý trả lời của học sinh , GV bổ sung làm rõ nội dung của bức
tranh . Đọc thơ cho HS nghe về cuộc đời cách mạng của Bác ở chiến khu Việt Bắc.
" Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang"
- Ngồi ra giáo viên có thể cho học sinh xem một số tranh khác :
Đời đời nhớ ơn Bác Hồ ( Họa sĩ Quang Phong)
Bác Hồ ở biên giới – Nguyễn Thụ
2.3.Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá( 5 phút)
- GV nhận xét chung tiết học
- Khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu, xây dựng bài
2.4.Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò ( 3 phút)
- Sưu tầm một số vật liệu: đất nặn, vẽ, giấy xé dán hoặc các vật liệu
khác để tạo sản phẩm mô phỏng lại tranh " Bác Hồ đi công tác"
* Trên đây là một số ví dụ cách đưa các silde ảnh lên trình chiếu cho học
sinh quan sát và xem tranh.
3.4. Giải pháp 4: Xây dựng thư viện điện tử trong nhà trường
Khi ứng dụng công nghệ thông tin vào làm đồ dùng dạy học và soạn giáo
án điện tử trong dạy học Mĩ thuật , tôi áp dụng làm đồ dùng dạy học theo
chương hoặc tích hợp kiến thức của các khối lớp nên một đồ dùng có thể sử
dụng làm tài liệu xây dựng giáo án điện tử của nhiều bài dạy, nhiều môn học và
nhiều khối lớp
Sau khi làm đồ dùng dạy học và giáo án điện tử tôi tập hợp thống kê, lên danh
mục và sao lưu, in đĩa để lưu trữ sử dụng khi cần thiết có thể sử dụng được ngay

Trong thư viện trường, bên cạnh những bộ đồ dùng, thiết bị dạy học được
cấp và tự làm cịn có góc thư viện điện tử khá phong phú với 50 đĩa tư liệu và
kho giáo án điện tử với 122 bài giảng điện tử. Với góc này giúp giáo viên dễ tìm
kiếm và thuận tiện hơn trong việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy - học Mĩ
thuật. Mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy.
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.
Từ những giải pháp trên, bản thân tôi nhận thấy được sự thu hút của giờ dạy
có ứng dụng cơng nghệ thơng tin , học sinh rất tích cực có tinh thần tự học, tự chủ,
biết lắng nghe, hợp tác và mạnh dạn tự tin hồn thành mơn học. Trong giờ học,
học sinh khơng bị nhàm chán, ham thích học tập, tích cực tự tìm hiểu bài học
dưới sự hướng dẫn, theo dõi của giáo viên. Đến giờ học rất thích thú và nhiều
13


hứng khởi. Tạo cơ hội cho học sinh thực hành các bài tập ứng dụng thiết thực,
phục vụ cho học tập và cuộc sống.
Từ biện pháp trên, tôi đã thu được kết quả như sau:
Số HS

413

Tích cực, tự giác

Lắng nghe, hợp tác

Mạnh dạn tự tin

Tốt


Chưa tốt

Tốt

Chưa tốt

Tốt

Chưa tốt

398

15

399

14

400

13

Từ kết quả trên tôi nhận thấy dạy Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch
cho học sinh tiểu học khơng khó. Cái khó chính là giáo viên phải lựa chọn
phương pháp giáo dục sao cho phù hợp. Để làm được điều này trước hết địi hỏi
giáo viên phải là người có lịng u nghề - mến trẻ, ham học hỏi để nâng cao
trình độ, tích cực áp dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy và quyết tâm thực
hiện theo đúng tinh thần đổi mới giáo dục Mĩ thuật Tiểu học do Bộ Giáo dục &
đào tạo đã triển khai.
Học tập theo phương pháp mới giúp cho học sinh có được những trải

nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tị mị, trí nhớ, trí tưởng tượng
và phát triển sức sáng tạo và biểu đạt. Hạn chế được cảm giác lo sợ vì khơng
biết vẽ của các em.
Một số hình ảnh về sự hứng thú, tích cực, tự giác, tự tin trong học tập và sản
phẩm của học sinh

Tiết học rất sôi nổi

14


Học sinh tích cực trong giờ thực hành

Học sinh tự tin trong trưng bày và thuyết trình sản phẩm

Học sinh tự tin trong trưng bày sản phẩm
15


Nhằm mục đích đổi mới phương pháp giảng dạy giúp học sinh tiếp cận với
cách học tiên tiến, tôi mạnh dạn dạy học bằng phần mềm. Trên cơ sở nghiên cứu
lý luận, áp dụng thực tiễn về ứng dụng công nghệ thông tin trong làm đồ dùng
vào dạy học môn Mĩ thuật. Bản thân đề xuất 4 giải pháp:
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án
điện tử.
Giải pháp 2: Khai thác Internet để tìm kiếm thơng tin.
Giải pháp 3: Thực hiện thao tác kỹ thuật để ứng dụng công nghệ thông
tin làm đồ dùng, giáo án điện tử.
Giải pháp 4: Xây dựng thư viện điện tử trong nhà trường.
Kết quả thu được trong giờ học, học sinh không bị nhàm chán, ham thích

học tập, tích cực tự tìm hiểu bài học dưới sự hướng dẫn, theo dõi của giáo viên.
Đến giờ học rất thích thú và nhiều hứng khởi. Tuy vậy, cũng còn nhiều hạn chế
khách quan về cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng đầy đủ.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân trong thực tiễn giảng
dạy những năm qua tại đơn vị công tác, chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Nhưng cũng là những tâm huyết muốn được chia sẻ với đồng nghiệp trong
q trình cơng tác. Đồng thời rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng
nghiệp, của Hội đồng xét duyệt các cấp để bản thân tơi hồn thiện hơn trong
cơng tác chun mơn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Cẩm Thủy, ngày 26 tháng 2 năm 2021
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hiệu trưởng

Phạm hị Hương

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm do tôi viết ra, không sao chép nội
dung của người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Phan Thu

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trích nguồn từ tài liệu Đồ dùng dạy học điện tử là gì ?

[2] Trích nguồn từ tài liệu Thế nào là giáo án điện tử ?
[3] Trích nguồn từ tài liệu Ứng dụng cơng nghệ thông tin vào dạy học.
1. Tài liệu tập huấn giáo viên dạy - học mĩ thuật theo phương pháp
mới. (Giáo sư Anne kirsten Fugl - Trường Đại học Zealand, Vương quốc Đan
Mạch).
2. Tài liệu dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học theo dự án
SAEPS.
3. Tài liệu Dạy Mĩ thuật lớp 1,2,3,4,5 theo định hướng phát triển năng
lực Vận dụng phương pháp mới của Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật Tiểu
học do Vương quốc Đan Mạch tài trợ.

17


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Nguyễn Phan Thu
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Cẩm Sơn.
Cấp đánh giá
xếp loại
TT

Tên đề tài SKKN

(Ngành GD
cấp
huyện/tỉnh;

Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Một số biện pháp nâng cao chất
lượng dạy - học phân mơn "Vẽ
trang trí" lớp 4.

Cấp huyện

B

2016- 2017

2

Một số biện pháp nâng cao chất
lượng dạy- học Mĩ thuật theo
phương pháp Đan Mạch

Cấp huyện

B


2018-2019

3

Một số biện pháp nâng cao chất
lượng dạy- học Mĩ thuật theo
phương pháp Đan Mạch cho
học sinh lớp 1

Cấp huyện

B

2019-2020

4

Một số biện pháp ứng dụng công
nghệ thông tin trong làm đồ
dùng và dạy học Mĩ thuật

Cấp huyện

B

2020- 2021

1


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
18


NHÀ TRƯỜNG
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

Xếp loại:...............................................................................................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
Chủ tịch

Phạm Thị Hương

19


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM THỦY

Sáng kiến kinh nghiệm tiêu biểu
Xếp loại:

B
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT
Chủ tịch


Nguyễn Thanh Sơn

20


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Xếp loại:............................................................................................

TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GD&ĐT
Chủ tịch

21


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GD&ĐT CẨM THỦY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG LÀM ĐỒ DÙNG VÀ DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT


Người thực hiện: Nguyễn Phan Thu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học Cẩm Sơn
SKKN thuộc mơn: Mĩ thuật

THANH HĨA NĂM 2021

22



×