Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của tập đoàn giống sắn tại thái nguyên năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

HÀ THỊ LAN CHI
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA TẬP ĐỒN
GIỐNG SẮN TẠI THÁI NGUN NĂM 2016

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun Ngành :

Trồng Trọt

Khoa:

Nơng học

Khóa học:

2013 – 2017

Thái Nguyên - Năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


-----------

HÀ THỊ LAN CHI
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA TẬP ĐỒN
GIỐNG SẮN TẠI THÁI NGUN NĂM 2016

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên Ngành:

Trồng Trọt

Lớp :

K45 – TT - N03

Khoa:

Nơng học

Khóa học:

2013 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Phạm Thị Thu Huyền


Thái Nguyên - Năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hồn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ nhiệt tình về nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu đại học, Ban
chủ nhiệm Khoa Nông học, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa đã
truyền đạt cho tơi những kiến thức bổ ích trong q trình học tập và rèn
luyện tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới cô Th.S
Phạm Thị Thu Huyền, Khoa Nông học Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên,
người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ sự biết ơn, những tình cảm thân thương nhất
gửi đến gia đình, người thân, bạn bè...những người đã ln bên cạnh động
viên, khích lệ tơi trong quá trình học tập, rèn luyện.
Do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài khóa luận của tơi khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý
kiến của các thầy, cơ giáo và các bạn để bài khóa luận hồn thiện hơn, có ý
nghĩa trong thực tiễn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 20.......

Sinh viên

Hà Thị Lan Chi


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới qua các năm ...............7
Bảng 2.2. Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng sắn tại châu Á ...........................8
Bảng 2.3: Diện tích sắn Việt Nam phân theo vùng từ năm 2010 – 2014 .................10
Bảng 2.4: Năng suất sắn Việt Nam phân theo vùng từ năm 2010-2014 ...................10
Bảng 2.5: Sản lượng sắn Việt Nam phân theo vùng từ năm 2010-2014. .................11
Bảng 2.6: Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn giai đoạn
2010 – 2014 ...............................................................................................13
Bảng 2.7: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Thái Nguyên giai đoạn từ năm
2010 – 2014 ...............................................................................................13
Bảng 4.1: đặc điểm thực vật học của 10 giống sắn tham gia thí nghiệm. .................26
Bảng 4.2: Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của 10 giống sắn tham gia thí
nghiệm........................................................................................................29
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 10 giống sắn tham gia thí nghiệm
....................................................................................................................32
Bảng 4.4: Tốc độ ra lá của 10 giống sắn tham gia thí nghiệm ..................................34
Bảng 4.5: Tuổi thọ lá của 10 giống sắn tham gia thí nghiệm ...................................36
Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của 10 giống sắn tham gia thí nghiệm .........38
Bảng 4.7. Yếu tố cấu thành năng suất của 10 giống sắn tham gia thí nghiệm..........41
Bảng 4.8. Năng suất (NSTL, NSCT, NSSVH) của 10 giống sắn tham gia thí
nghiệm........................................................................................................43
Bảng 4.9. Chất lượng (TLCK, NSCK, TLTB, NSTB) của 10 giớ ng sắ n tham gia thí
nghiệm........................................................................................................46
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của 10 giống sắn tham gia thí nghiệm. ......................49



iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biể u đồ 4.1: NSCT, NSTL, NSSVH của 10 giớ ng sắ n tham gia thí nghiệm. ..........44
Biể u đồ 4.2: NSCK, NSTB của 10 giố ng sắ n tham gia thí nghiệm. ........................47
Biểu đồ 4.3: Hiệu quả kinh tế của 10 giống sắn tham gia thí nghiệm ......................49


iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CIAT

: Trung tâm quốc tế nông nghiệp nhiệt đới

FAO

: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc

IITA

: Viện quốc tế nông nghiệp nhiệt đới

NSCK

: Năng suất củ khô

NSCT

: Năng suất củ tươi

NSSVH


: Năng suất sinh vật học

NSTB

: Năng suất tinh bột

NSTL

: Năng suất thân lá

TLCK

: Tỷ lệ chất khô

TLTB

: Tỷ lệ tinh bột


v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ iv
MỤC LỤC ................................................................................................................................. v
Phần 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .................................................2
1.3.2. Ý nghĩa đối với thực tiễn sản xuất ....................................................................3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................................... 4
2.1. Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng của cây sắn ..................................................................... 4
2.1.1. Nguồn gốc .........................................................................................................4
2.1.2. Giá trị dinh dưỡng .............................................................................................5
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình sản xuất và
tiêu thụ sắn trên thế giới............................................................................................................. 6
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam ...............................................9
2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại Thái Nguyên........................................13
2.3. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống sắn trong và ngồi nước .................................. 14
2.3.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống sắn trên thế giới ...................................14
2.3.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống sắn ở Việt Nam ...................................17

Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 21
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 21
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................... 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 21


vi
3.4.1.Phương pháp bố trí thí nghiệm .........................................................................21
3.4.2. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm .........................................................................22
3.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .............................................................22
3.5. Phương pháp tính tốn ..................................................................................................... 25

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 26

4.1. Đặc điểm thực vật học của tập đoàn giống sắn ............................................................. 26
4.2. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của các giống sắn tham gia thí nghiệm. ...... 28
4.3. Tốc độ sinh trưởng của các giống sắn tham gia thí nghiệm......................................... 30
4.3.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn tham gia thí nghiệm. ...31
4.3.2. Tốc độ ra lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm.................................................. 33
4.3.3. Tuổi thọ lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm ................................................... 35
4.4. Đặc điểm nông sinh học của các giống sắn tham gia thí nghiệm................................ 37
4.4.1. Chiều cao thân chính .......................................................................................38
4.4.2.Sự phân cành của giống sắn thí nghiệm ...........................................................39
4.4.3. Chiề u cao cây ć i cùng .................................................................................39
4.4.4. Đường kính gớ c ...............................................................................................40
4.4.5. Tổ ng số lá ........................................................................................................40
4.5. Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn ........................................... 41
4.5.1. Chiề u dài củ .....................................................................................................41
4.5.2. Đường kính củ .................................................................................................42
4.5.3. Số củ trên gố c ..................................................................................................42
4.5.4. Khố i lươ ̣ng củ trên gố c ....................................................................................42
4.6.Năng suấ t và chấ t lươ ̣ng của các giố ng sắ....................................................................
n
43
4.6.1. Năng suấ t củ tươi. ...........................................................................................44
4.6.2. Năng suấ t thân lá. ............................................................................................44
4.6.3. Năng suấ t sinh vâ ̣t ho ̣c ....................................................................................45
4.6.4. Hệ số thu hoạch ...............................................................................................45
4.6.5. Tỷ lệ chất khô và năng suất củ khô .................................................................46
4.6.5. Tỷ lệ tinh bột và năng suất tinh bột .................................................................48


vii
4.7. Hiê ̣u quả kinh tế............................................................................................................... 49

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................. 51
5.1. Kết luận ............................................................................................................................. 51
5.2. Đề nghị .............................................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 52

PHỤ LỤC


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay cùng với sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng thì nhu
cầu lương thực thực phẩm ngày càng trở nên cấp thiết. Để giải quyết vấn đề
này cần phải có một hệ thống cây trồng hợp lý, đa dạng về chủng loại.
Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là một trong những cây lương thực
dễ trồng, có khả năng thích ứng rộng, và trồng được trên những vùng đất
nghèo, không yêu cầu cao về điều kiện sinh thái, phân bón, chăm sóc. Nó
được trồng rộng rãi ở 300 Bắc đến 300 Nam và được trồng ở trên 100 nước
nhiệt đới thuộc ba châu lục lớn là châu Phi, châu Mỹ và châu Á (Phạm Văn
Biên và Hoàng Kim, 1991) [2].
Sắn là cây lương thực rất quan trọng bởi có giá trị lớn trên nhiều mặt.
Sắn là nguồn lương thực đáng kể cho con người, hiện nay nhiều nước trên thế
giới đã sử dụng sắn và các sản phẩm chế biến từ sắn làm nguồn lương thực
chính, nhất là các nước của châu Phi.
Tinh bột sắn còn là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn của hơn
một tỷ người trên thế giới. Sắn cũng là thức ăn cho gia súc, gia cầm quan
trọng tại nhiều nước trên thế giới, ngồi ra sắn cịn là hàng hóa xuất khẩu có
giá trị để làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến bột ngọt, bánh kẹo,
mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm… Đặc

biệt trong thời gian tới, sắn là ngun liệu chính cho cơng nghiệp chế biến
nhiên liệu sinh học (ethanol).
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng sau lúa và ngô. Năm
2012 diện tích sắn tồn quốc là 550,6 nghìn ha, năng suất bình quân 177,0
tạ/ha, sản lượng là 9745,5 nghìn tấn (FAOSTAT, 2017). Cả nước hiện có hơn
60 lượng tinh bột sắn của Việt Nam hiện đạt 600 - 800 nghìn tấn, trong đó có


2
khoảng 70% dành cho xuất khẩu và 30% tiêu thụ trong nước (Trần Ngọc
Ngoạn, 2007) [10].
Cây sắn ở Việt Nam ngày càng có nhu cầu cao trong cơng nghiệp chế
biến tinh bột, thức ăn gia súc, thực phẩm, dược liệu và trở thành cây hàng hóa
xuất khẩu của nhiều tỉnh, cơng nghiệp chế biến ngày càng đa dạng hóa sản
phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân ngày càng tốt hơn.
Để đáp ứng nguồn nguyên liệu hiện nay thì giống tốt cho năng suất cao,
chất lượng tốt và thích ứng rộng đóng vai trị rất quan trọng. Chính vì vậy, các
nhà khoa học trên thế giới và trong nước đang rất quan tâm đến công tác chọn
lọc và cải tạo giống sắn mới có năng suất cao, chất lượng tốt nhằm đáp ứng
nhu cầu hiện nay cũng như sau này. Xuất phát từ thực tế đó, em thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu đặc điểm nơng sinh học của tập đồn giống sắn tại Thái
Nguyên năm 2016”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu đặc điểm thực vật học của các giống sắn trong tập đoàn.
- Xác định khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống sắn trong
tập đoàn.
- Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng của các giống
sắn trong tập đoàn.
1.3. Ý nghĩa của đề tài


1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã
học, áp dụng vào thực tế tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi thêm kiến thức
cũng như kinh nghiệm trong sản xuất.
- Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau có cùng hướng
nghiên cứu.


3

1.3.2. Ý nghĩa đối với thực tiễn sản xuất
Góp phần tìm ra giống sắn mới có năng suất cao, chất lượng tốt đưa
vào sản xuất đại trà nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của tỉnh Thái Nguyên
cũng như các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc.


4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, giá trị dinh dƣỡng của cây sắn

2.1.1. Nguồn gốc
Cây sắn có tên khoa học là Manihot esculenta Crantz có hoa hạt kín, có
2 lá mầm và thuộc họ thầu dầu có tới hơn 300 chi và 8000 lồi phân thành 17
nhóm, có bộ nhiễm sắc thể 2n = 36. Nhiều tài liệu cho biết cây sắn có nguồn
gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ Latinh (Crantz, 1976) và được trồng cách
đây khoảng 5000 năm (CIAT,1993).
Trung tâm phát sinh của cây sắn được giả thuyết tại Đông Bắc Brazil
thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại
(Đecanola, 1986; Roger, 1965).

Trung tâm phân hóa phụ của cây sắn có thể tại Mehico, Trung Mỹ và
ven biển các nước Nam Mỹ. Bằng chứng là những di tích khảo cổ ở
Venezuela niên đại 2700 năm trước cơng ngun, những lị nướng bánh sắn
trong phức hệ Malabo ở phía bắc Colombia niên đại khoảng 1200 năm trước
công nguyên, những hạt tinh bột sắn ở trong phần hóa thạch được phát hiện
tại Mehico có tuổi khoảng 900 năm đến 200 năm trước cơng ngun (Roger,
1963, 1965).
Các cơng trình nghiên cứu gần đây của nhiều tác giả kết luận rằng:
Cây sắn có nguồn gốc phức tạp và có bốn trung tâm phát sinh đó là: Brazil có
hai trung tâm, cịn lại là ở Mehico và Bolivia. Cây sắn được người Bồ Đào
Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế kỷ 16. Tài liệu nói tới sắn ở vùng
này là của Barre và Thevet viết năm 1558. Ở châu Á, sắn được du nhập vào
Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P,G, Rajendran et al, 1995) và Sri Lanka đầu thế kỷ
18 (W,M,S,M Bandara và M Sikurajapathy, 1992). Sau đó, sắn được trồng ở


5
Trung Quốc, Myanma và các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ
19 (Fang Baiping, U Thun Than 1992).
Ở Việt Nam cây sắn được du nhập vào khoảng thế kỷ thứ 18 [2] và được
canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của Việt Nam từ Bắc đến Nam. Diện tích
sắn trồng nhiều nhất ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, vùng Đông
Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

2.1.2. Giá trị dinh dưỡng
Theo kết quả nghiên cứu trong và ngồi nước cho thấy:
Trong protein của sắn có tương đối đầy đủ các acid amin (nhất là 9 acid
amin không thay thế được cần thiết cho con người) đặc biệt hai acid amin
quan trọng là Lizin và Tritophan có đủ để cung cấp cho nhu cầu của cả trẻ em
và người lớn. Củ sắn rất giàu tinh bột (76,2 - 77,2%), nhưng rất nghèo protein

(2,2-2,7%), đặc biệt acid amin Methionine (0-0,6 % protein) (Hoàng Văn
Tiến, 1987; Limon, 1995). Ngược lại, lá sắn rất giàu protein nhưng hàm lượng
độc tố HCN cũng rất cao (Hoàng Văn Tiến, 1987).
Hiện nay sắn khơng chỉ đóng vai trị là cây lương thực quan trọng của
một số nước trên thể giới mà sắn còn giữ vai trò quan trọng trong việc cung
cấp nguyên liệu cho nghành công nghiệp chế biến và đặc biệt là nghành chế
biến nhiên liệu sinh học Ethanol.
Ở Việt Nam sắn còn là cây nâng cao kinh tế cho người nơng dân với đặc
điểm dễ trồng, ít chịu thâm canh, trồng trên đất dốc, đồi núi vẫn cho năng suất
cao đã tạo điều kiện đưa nền kinh tế vùng sâu vùng xa phát triển.
Trong ngành dược, tinh bột sắn được sử dụng làm tá dược trong
sản xuất thuốc. Biến tính tinh bột sắn cho nhiều sản phẩm có giá t rị như
đường gluccose, fructose… để làm dịch truyền hoặc các phụ gia cho
các sản phẩm khác.


6
Tinh bột sắn còn được dùng để làm hồ vải, làm lương thực, thực phẩm
cho người, đặc biệt tinh bột sắn là thành phần không thể thiếu được trong
ngành công nghiệp chế biến thức ăn cho nghề nuôi trồng thuỷ sản do nó có độ
dẻo cao và khơng bị tan trong nước. Từ tinh bột sắn có thể chế biến được gần
300 loại sản phẩm khác nhau.
Thành phần dinh dưỡng không chỉ chứa trong củ sắn, lá sắn cũng chứa
hàm lượng protein cao (20 - 25%), hàm lượng đáng kể các chất Canxi,
Caroten, Vitamin B1, C (Tera 1984). Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủ các
acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin. Trong lá sắn ngoài các
chất dinh dưỡng, cũng chứa một lượng độc tố HCN đáng kể. Các giống sắn
ngọt có 80 - 110mg HCN/1kg lá tươi. Các giống sắn đắng chứa 160 - 240mg
HCN/ 1kg lá tươi. Lá sắn ngọt là một loại rau rất bổ dưỡng nhưng cần chú ý
luộc kỹ để làm giảm hàm lượng HCN. Lá sắn đắng không nên luộc ăn mà nên

muối dưa hoặc phơi khô để làm bột lá sắn phối hợp với các bột khác làm bánh
thì hàm lượng HCN cịn lại khơng đáng kể.
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trong và ngoài nƣớc

2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới
Sắn hiện được trồng trên 100 nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới
thuộc 3 châu lục: châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Tổ chức Nông lương
thực thế giới xếp sắn là cây lương thực quan trọng ở các nước đang phát triển
sau lúa gạo, ngô và mì. Tinh bột sắn là một thành phần quan trong trong chế
độ ăn của hơn một tỷ người thế giới. Đồng thời, sắn cũng là cây hàng hóa
xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì
màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm. Đặc biệt trong thời gian tới, sắn là
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol), năm
2008, Trung Quốc đã sản xuất một triệu tấn ethanol, họ đã thỏa thuận với các
quốc gia lân cận để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất


7
ethanol. Tại Thái Lan, nhiều nhà máy sản xuất ethanol sử dụng sắn đã được
xây dựng năm 2008. Indonesia đã lên kế hoạch sử dụng sắn sản xuất ethanol
để pha vào xăng theo tỷ lệ bắt buộc 5% bắt đầu từ năm 2010. Các nước như
Lào, Papua New Guinea, đảo quốc Fiji, Nigeria, Colombia và Uganda cũng
đang nghiêncứu thử nghiệm cho sản xuất ethanol[13].
Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn trên thế giới qua các năm

Năm

Diện tích
(ha)


Năng suất
(tấn/ha)

Sản lƣợng
(nghìn tấn)

2008

19,10

12,22

223,50

2009

19,31

12,29

237,43

2010

18,46

12,43

243,05


2011

20,46

12,79

261,76

2012

20,82

12,92

269,12

2013

20,73

13,47

275,72

2014

23,87

11,24


268,28

(Nguồn: FAOSTAT,2017)
Kết quả bảng 2.1 cho thấy:
Diện tích sắn trên thế giới có sự thay đổi qua các năm dao động từ
18,46 – 23,87 ha. Trong đó, năm 2014 diện tích sắn trên toàn thế giới là 23,87
ha tăng 4,77 ha so với năm 2008 và 5,41 ha so với năm 2010. Năm 2014 diện
tích sắn trên tồn thế giới là 23,87 ha tăng 4,77 ha so với năm 2008 và 5,41 ha
so với năm 2010.


8
Năng suất sắn trên thế giới năm 2008 đạt 12,22 tấn/ha đến năm 2013
tăng lên 13,47 ( 1,25 tấn/ha), năm 2014 lại giảm xuống còn 11,24 tấn/ha (
2,23 tấ/ha).
Tổng sản lượng sắn trên thế giới năm 2014 đạt 268,28 nghìn tấn tăng so
với năm 2008, năm 2009, năm 2010 và 2011, thấp hơn 2012 ( 0,84 nghìn tấn).
Năm 2013 có sản lượng sắn cao nhất đạt 275,72 nghìn tấn cao hơn 2014 (
7,44 nghìn tấn).
 Tình hình sản xuất sắn tại châu Á
Bảng 2.2. Tình hình diện tích, năng suất, sản lƣợng sắn tại châu Á
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(ha)


(tấn/ha)

(nghìn tấn)

2008

3,93

19,05

76,04

2009

4,02

20,21

81,34

2010

3,87

19,32

74,95

2011


4,08

19,70

80,47

2012

4,22

21,03

88,97

2013

4,18

21,09

88,22

2014

4,10

21,90

89,83


Năm

(Nguồn: FAOSTAT,2017)
Qua bảng 2.2 cho thấy:
Tình hình sản xuất sắn ở châu Á có biến động qua các năm về diện
tích trồng sắn năm 2008 là 3,93 ha, năm 2009 tăng lên đến 4,02 ha đến năm
2010 diện tích trồng sắn có phần giảm nhẹ xuống chỉ cịn 3,87 và đến năm
2014 diện tích đã tăng lên là 4,10 ha. Năng suất của sắn cũng khơng có sự
chênh lệch q cao ở các năm bình quân đạt 20,27 tấn/ha. Sản lượng đạt cao
nhất là năm 2014 đạt 89,83 nghìn tấn và sản lượng đạt thấp vào năm 2010 chỉ
đạt 74,95 triệu tấn [13].


9

2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng đứng hàng thứ ba sau lúa
và ngô. Cây sắn hiện nay đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực, thực phẩm
thành cây cơng nghiệp hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao. Sản xuất sắn là
nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén
đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Sắn được
trồng rộng rãi ở các vùng sinh thái, năm 2014 tổng diện tích đạt 551,10 ha với
sản lượng 10.195.350 tấn củ tươi. Trong đó chủ yếu tập trung ở các vùng Tây
Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc, Duyên hải Nam trung Bộ, Bắc Trung
Bộ và Đông Nam Bộ.
Vùng Tây Nguyên: Diện tích sắn lớn nhất cả nước, năm 2014 diện tích
sắn đạt 152,2 ha (chiếm 27,60 % diện tích cả nước), năng suất 17,6 tấn/ha,
sản lượng đạt 2.678.720 tấn củ tươi (chiếm 26,27 % sản lượng sắn toàn
quốc). Tập trung ở các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Đắk Nông.
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam trung Bộ: đây là hai vùng có diện tích

trồng sắn lớn, với diện tích năm 2014 của hai vùng này đạt 170,1 ha (chiếm
30,86 % diện tích trồng sắn cả nước), năng suất đạt 18,20 tấn/ha và sản lượng
đạt 2.977.900 tấn củ tươi (chiếm 29,20 % sản lượng sắn cả nước). Diện tích
trồng sắn nhiều nhất là các tỉnh: Bình Thuận, Nghệ An, Quảng Ngãi, Phú Yên.
Vùng Trung du miền núi phía Bắc: Năm 2014, diện tích đạt 118,5 ha
(chiếm 21,50 % diện tích trồng sắn tồn quốc), năng suất thấp nhất trong các
vùng chỉ đạt 12,82 tấn/ha, sản lượng đạt 1.519.170 tấn củ tươi (chiếm 14,90%
sản lượng sắn toàn quốc). Trong đó, diện tích trồng nhiều nhất là các tỉnh:
Sơn La, n Bái và Hịa Bình.
Đơng Nam Bộ là vùng có năng suất sắn bình qn cao nhất cả nước, diện
tích sắn liên đạt 97,7 ha (chiếm 17,73 % diện tích trồng sắn tồn quốc), năng
suất đạt 27,7 tấn/ha, sản lượng đạt 2.706.290 tấn củ tươi (chiếm 26,54 % sản


10
lượng sắn tồn quốc). Diện tích sắn tập trung ở các tỉnh: Tây Ninh, Bình
Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương.
Bảng 2.3: Diện tích sắn Việt Nam phân theo vùng từ năm 2010 – 2014
Đơn vị: Nghìn ha

Đồng bằng sơng Hồng

Năm
2010
7,3

Năm
2011
6,9


Năm
2012
6,9

Năm
2013
6,6

Năm
2014
6,3

Trung du miền núi phía Bắc

104,6

112,6

117,2

117,2

118,5

Bắc Trung Bộ

58,8

65,3


63,9

61,9

63,1

Duyên hải nam trung bộ

96,2

116,7

118,5

119,2

107,0

Tây Nguyên

133,2

158,8

150,5

147,6

152,2


Đông Nam Bộ

90,1

99,5

96,0

92,5

97,7

ĐB sông Cửu Long

6,0

6,4

6,5

6,3

6,3

496,0

558,4

551,9


544,1

551,1

Vùng

Tổng cộng

Cục trồng trọt-BNN&PTNT[3]
Bảng 2.4: Năng suất sắn Việt Nam phân theo vùng từ năm 2010-2014
Đơn vị tính: Tấn/ha
Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2010
14,84

2011
14,97

2012
15,20


2013
15,86

2014
15,76

Trung du miền núi phía Bắc

12,04

12,66

12,73

12,80

12.82

Bắc Trung Bộ

16,82

17,64

17,33

17,62

18,03


Duyên hải nam trung bộ

16,82

17,64

17,33

17,62

18,37

Tây Ngun

16,36

16,76

16,78

17,12

17,60

Đơng Nam Bộ

25,34

25,66


25,84

26,33

27,7

ĐB sơng Cửu Long

13,78

12,69

15,32

15,36

16,30

17,17

17,73

17,64

17,91

18,50

Vùng
Đồng bằng sơng Hồng


Trung bình

Cục trồng trọt-BNN&PTNT[3]


11
Bảng 2.5: Sản lƣợng sắn Việt Nam phân theo vùng từ năm 2010-2014.
Đơn vị tính: Nghìn tấn
Vùng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Đồng bằng sông Hồng

108,333

Trung du miền núi phía Bắc

1.259,384 1.425,516 1.491,956 1.500,16 1.519,17

Bắc Trung Bộ

989,016 1.151,892 1.107,387 1.090,678 1.137,693

Duyên hải nam trung bộ

1.618,084 2.058,588 2.053,605 2.100,304 1.965,59

Tây Nguyên


2.179,152 2.661,488 2.525,39 2.526,912 2.678,72

Đông Nam Bộ

2.282,134 2.553,17 2.480,64 2.435,525 2.706,29

ĐB sông Cửu Long

82,68

Tổng cộng

103,293

81,216

104,88

99,58

104,676

96,768

99,288

102,69

8.516,32 9.900,432 9.735,516 9.744,831 10.195,35

Cục trồng trọt-BNN&PTNT[3]

Sắn là cây cơng nghiệp có giá trị xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Sắn là
nguyên liệu chính để chế biến bột ngọt, bio - ethanol, mì ăn liền, bánh kẹo,
siro, nước giải khát, bao bì, ván ép, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học và
chất giữ ẩm cho đất. Đặc biệt trong những năm gần đây sắn Việt Nam đã trở
thành cây nhiên liệu sinh học lợi thế cạnh tranh cao và là mặt hàng xuất khẩu
có khối lượng và kim ngạch lớn. Đối với sản xuất tinh bột sắn, hiện tồn quốc
đã có trên 60 nhà máy tinh bột sắn đã hoạt động với tổng công suất khoảng
3,2 - 4,8 tấn củ tươi/năm, sản xuất mỗi năm 800.000 - 1.200.000 tấn tinh bột
sắn, trong đó trên 70% cho xuất khẩu và gần 30% cho tiêu thụ trong nước.
Việc tiêu thụ sắn thuận lợi tạo những cơ hội mới để phát triển sản xuất sắn,
thu hút đầu tư, tăng việc làm và thu nhập cho hộ nơng dân và góp phần hiện
đại hóa nơng nghiệp nơng thơn (Hồng Kim, 2008; Hoang Kim, 2009)[7] [8].


12
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2010 Việt Nam xuất khẩu được
1.677 nghìn tấn sắn và các sản phẩm sắn, thu về 556 triệu đô la Mỹ. Trong cơ
cấu các sản phẩm sắn xuất khẩu của Việt Nam năm 2010, sắn lát chiếm
khoảng 56,8% còn tinh bột sắn chiếm khoảng 42,9%, các loại khác chiếm một
tỷ lệ rất nhỏ. Diễn biến xuất khẩu sắn đang theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm
tinh, giảm tỷ trọng sản phẩm thơ là tín hiệu tốt trong bối cảnh nhiều ngành sản
xuất trong nước có liên quan đến sắn như thức ăn chăn nuôi, ethanol đang
cần nguyên liệu và giá tinh bột sắn đang có xu hướng tăng mạnh trên thị
trường thế giới. Trung Quốc là thị trường đầu ra lớn nhất cho các sản phẩm
sắn xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2010, chiếm 94,8 % tổng kim ngạch
xuất khẩu sắn lát (tương đương 196,5 triệu đô la Mỹ) và 90 % tổng kim ngạch
xuất khẩu tinh bột sắn (tương đương 315,4 triệu đô la Mỹ) (Hệ thống cây
lương thực Việt Nam,2011a,b). Năm 2011 xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn

của Việt Nam đạt 2,68 triệu tấn và thu về 960,2 triệu USD (Fococev
Foodstuffs & Invesment Co, 2012) [16]. Tính đến hết năm 2012, xuất khẩu
nhóm hàng này của cả nước đạt 4,23 triệu tấn, tăng 57,7% và trị giá là 1,35 tỷ
USD, tăng 40,8 %. Trung Quốc tiếp tục là thị trường chính nhập khẩu sắn &
sản phẩm từ sắn của Việt Nam với lượng đạt 3,76 triệu tấn, tăng 54,4 % so
với năm trước và chiếm 88,9 % tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng này. Năm
2014, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 3,39 triệu tấn với kim ngạch
1,14 tỷ USD.


13
Bảng 2.6: Sản lƣợng, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn
giai đoạn 2010 – 2014
Năm

Chỉ tiêu
Sản lƣợng
(Triệu tấn)
Kim ngạch
(Triệu

2010

2011

2012

2013

2014


QI/2015

1,70

2,68

4,22

3,14

3,39

1,37

564

960

1,316

1,102

1,140

420

Cục trồng trọt-BNN&PTNT[3]

USD)


2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc,
mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng lạnh, địa hình
chủ yếu là đồi núi thích hợp cho việc canh tác sắn. Ngày nay công nghiệp chế
biến sắn càng phát triển nhất là ngành chế biến tinh bột và ethanol thì sắn
được coi là một trong những cây trồng cho thu nhập cao.
Bảng 2.7: Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn của Thái Nguyên
giai đoạn từ năm 2010 – 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(nghìn/ha)

(tấn/ha)

(nghìn tấn)

2010

3,9

192,4

75,4

2011


3,6

146,7

52,8

2012

3,8

146,8

55,8

2013

3,7

150,5

55,7

2014

3,7

147,6

54,6


Năm

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)


14
Số liệu bảng 4.7 cho thấy:
Diện tích trồng sắn của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2014 tăng
giảm không đáng kể, dao động từ 3,6 – 3,9 nghìn/ha. Trong đó, năm 2010 có
diện tích trồng cao nhất đạt 3,9 nghìn/ha đến năm 2014 đạt 3,7 nghìn/ha giảm
xuống ( 0,2 nghìn/ha).
Năng suất cũng có sự thay đổi qua các năm dao động từ 146,7 –
192,4 tấn/ha. Trong đó, năm 2010 đạt năng suất sắn cao nhất (192,4 tấn/ha),
năm 2013 đạt 150,5 tấn/ha. Các năm còn lại năng suất sắn đều thấp hơn 150,5
tấn/ha.
Sản lượng sắn dao động từ 52,8 – 75,4 nghìn tấn. Trong đó, năm 2010
đạt 75,4 nghìn tấn đến năm 2014 giảm xuống 54,6 nghìn tấn (21,1 nghìn tấn).
2.3. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống sắn trong và ngồi nƣớc

2.3.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống sắn trên thế giới
Trước đây, sắn được coi là một cây màu lương thực vì vậy thường được
phát triển trên diện rộng. Sắn là cây trồng của người nghèo và được sản xuất
bởi người nơng dân nghèo nên có thời gian sắn bị lãng quên ở cộng đồng các
nước phát triển.
Đến năm 1970, với sự thành lập chương trình nghiên cứu sắn của
CIAT ở tại các nước Colombia và IITA (International institute for Tropical
Agriculture) ở Nigieria.
Trên thế giới sắn được trồng chủ yếu bằng hom nên có lợi thế về mặt
duy trì các tính trạng tốt qua các thế hệ sinh sản vơ tính (dịng vơ tính) song

lại có khó khăn là hệ số nhân giống của sắn rất thấp (trung bình là 1:7). Quá
trình chọn tạo giống sắn cần phải có ít nhất 6 năm để xác định được dòng sắn
triển vọng (Trần Ngọc Ngoạn, 1995) [11], (Trần Ngọc Ngoạn và cs, 2004)
[9,11]. Nguồn gen và cơ cấu giống sắn phù hợp cho mỗi vùng sinh thái có ý
nghĩa quan trọng hàng đầu trong công tác cải tiến giống sắn. Sự phong phú,


15
đa dạng về nguồn gen và phương pháp chọn, tạo vật liệu giống sắn triển vọng
là cơ sở để tạo ra giống tốt.
Trên thế giới, việc nghiên cứu giống sắn được thực hiện chủ yếu ở
Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới - CIAT tại Colombia, Viện Quốc
tế Nông nghiệp Nhiệt đới - IITA tại Nigeria, cùng với các Trường, Viện
Nghiên cứu quốc gia ở những nước trồng và tiêu thụ nhiều sắn; CIAT, IITA
đã có những chương trình nghiên cứu rộng lớn đồng thời kết hợp chặt chẽ các
chương trình sắn của mỗi quốc gia để tiến hành thu thập, nhập nội, chọn tạo
và cải tiến giống sắn. Mục tiêu của chiến lược cải tiến giống sắn được thay
đổi tuỳ theo sự cần thiết và khả năng của từng chương trình quốc gia đối với
cơng tác tập huấn, phân phối nguồn vật liệu giống ban đầu đã được điều tiết
bởi các chuyên gia chọn tạo giống sắn của CIAT.
CIAT là nơi bảo tồn nguồn gen giống sắn đứng hàng đầu của thế giới.
Hiện tại CIAT cũng thu thập, bảo quản được 5.782 mẫu giống sắn và đăng ký
tại FAO gồm 5.138 mẫu giống sắn thu thập tại vùng Nam Mỹ và Trung Mỹ,
24 mẫu giống sắn ở Bắc Mỹ, 384 mẫu sắn lai của CIAT, 163 mẫu giống sắn
vùng châu Á, 19 mẫu giống sắn vùng châu Phi (Lường Văn Duy, 2007) [4].
Trong số 5.728 mẫu giống sắn này có 35 lồi sắn hoang dại được thu thập
nhằm sử dụng lai tạo ra giống sắn kháng sâu bệnh hoặc giàu protein. Nguồn
gen giống sắn nêu trên đã được CIAT bảo tồn và đánh giá cẩn thận về khả
năng cho năng suất, giá trị dinh dưỡng, thời gian sinh trưởng, khả năng chống
chịu sâu bệnh hại cũng như thích ứng với sự thay đổi của mơi trường. Từ đó

chọn ra những cặp bố mẹ phục vụ cho công tác cải tiến giống sắn để trao đổi,
giữ gen đối với các nước.
Tại châu Mỹ Latinh, chương trình chọn tạo giống sắn của CIAT đã
phối hợp với CLAYUCA và những chương trình sắn quốc gia của các nước
Brazil, Colombia, Mehico… giới thiệu cho sản xuất ở các nước này những


16
giống sắn tốt như SM1433-4, CM3435-3, SG337-2, CG489-31, MCol72,
AM273-23, MBRA383… Do vậy đã góp phần đưa năng suất và sản lượng
sắn trong vùng tăng lên một cách đáng kể.
Viện Nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới quốc tế IIAT (International
Institute Tropical Agriculture) đặt tại Nigieria đã qua thu thập, đánh giá, bảo
quản 1.286 mẫu giống, vật liệu đã chọn lọc và đưa vào sản xuất một số giống
sắn chống chịu virus có năng suất cao hơn giống địa phương 2 đến 3 lần.
Ở châu Phi, CIAT phối hợp với IITA và các nước Nigeria, Congo, Ghana,
Tanzania, Mozambique, Angola, Uganda cùng nhiều tổ chức quốc tế như
FAO, Bill Gates Foundation... để nghiên cứu nhằm phát triển các giống sắn
mới ngắn ngày, chất lượng cao (giàu carotene, vitamin, protein…) thích hợp
ăn tươi và có khả năng kháng bệnh virus (một loại bệnh dịch hại nghiêm trọng
đối với cây sắn ở châu Phi) (Trần Ngọc Ngoạn, 2007) [10].
Ở châu Á, các nhà chọn tạo giống sắn tham dự hội thảo được tổ chức
tại Thái Lan vào tháng 11/1987 đã nhất trí xác định mục tiêu của các 13
chương trình cải tiến giống sắn quốc gia là chọn tạo ra những giống sắn có
năng suất củ tươi và tỷ lệ tinh bột cao nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến công
nghiệp. Mục tiêu cải tiến giống sắn của những quốc gia (Ấn Độ, Indonexia,
Srilanca) có nhu cầu cao về sử dụng sắn làm lương thực là chọn tạo những
giống sắn ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng tốt, hàm lượng axit
Cyanhydric (HCN) trong củ thấp, thích hợp tiêu thụ tươi, dạng cây đẹp, có
khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận và sâu bệnh.

Tại Hội thảo Sắn Quốc tế lần thứ Tám tổ chức tại thủ đô Viên Chăn,
Lào ngày 20 - 24 tháng 10 năm 2008. Các nhà khoa học đã xác định tương lai
mới cho sắn ở châu Á là làm thực phẩm, thức ăn gia súc và nhiên liệu sinh
học có lợi cho người nghèo, mục tiêu là chọn tạo được những giống mới đáp
ứng được yêu cầu sử dụng củ và lá sắn làm thức ăn gia súc, phát triển mới


×