Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu đặc điểm phát sinh gây hại của một số bệnh hại chính cây con lâm nghiệp tại vườn ươm viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU THANH TÚ
TÊN ĐỀ TÀI:

“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÁT SINH, GÂY HẠI CỦA MỘT SỐ BỆNH
CHÍNH CÂY CON LÂM NGHIỆP TẠI VƢỜN ƢƠM VIỆN NGHIÊN CỨU
VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Quản lý tài ngun rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU THANH TÚ
TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÁT SINH, GÂY HẠI CỦA MỘT SỐ BỆNH HẠI
CHÍNH CÂY CON LÂM NGHIỆP TẠI VƢỜN ƢƠM VIỆN NGHIÊN CỨU
VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp

: K45 - QLTNR - N03

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2013 – 2017


Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Đặng Kim Tuyến

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương châm
học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần phải chuẩn bị cho mình
lượng kiến thức cần thiết, chun mơn vững vàng. Được sự đồng ý của Ban chủ
nhiệm khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Em được
phân công thực tập tại Vườn ươm Viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm phát sinh, gây hại của một số bệnh hại chính cây con lâm nghiệp tại
vườn ươm Viện nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp trường Đại học Nơng
lâm Thái Ngun ”.
Để hồn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em cịn nhận
được sự chỉ bảo của thầy, cơ giáo. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban
giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Em xin chân thành cảm ơn
Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp nơi đã đào tạo em. Em xin cảm ơn toàn thể
các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy em trong quá trình học tập và thực tập
tốt nghiệp. Em cũng bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ giáo TS. Đặng Kim
Tuyến, là người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để em có thể hồn thành khóa
luận tốt nghiệp này. Em cũng xin cám ơn Ban giám đốc tại Viện nghiên cứu
và phát triển lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều
kiện giúp đỡ để em có nơi thực tập tốt nghiệp.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, trình độ bản thân cịn hạn chế, bước đầu
làm quen với công tác nghiên cứu nên khóa luận này khơng tránh khỏi nhưng

thiếu xót. Em rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy
cơ, bạn bè để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên

Triệu Thanh Tú


ii

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân,
không sao chép ai, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa
luận là q trình điều tra trên thực địa hồn tồn trung thực, khách quan. Nội
dung khóa luận có tham khảo sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên
trên các sản phẩm, tạp chí theo danh mục tài liệu của khóa luận.

Thái Nguyên, ngày
Giáo viên hƣớng dẫn

tháng

năm 2017

Ngƣời viết cam đoan


(Ký, ghi rõ họ và tên)

(Ký, ghi rõ họ và tên)

TS. Đặng Kim Tuyến

Triệu Thanh Tú

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
Giáo viêm chấm phản biện xác nhận sinh viên
Đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ và tên)


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Một số yếu tố khí hậu đặc trưng khu vực nghiên cứu từ
tháng10/2014 đến tháng 2/2015 tại thành phố Thái Nguyên .......................... 18
Bảng 4.1.a Mức độ hại của bệnh phấn trắng lá Keo qua các lần điều tra ở keo
tai tượng (6 -12 tháng tuổi) ............................................................................. 32
Bảng 4.1.b. Mức độ hại của bệnh phấn trắng lá Keo qua các lần điều tra ở keo
tai tượng (1-2 tháng tuổi) ................................................................................ 33
Bảng 4.2. Mức độ hại của bệnh đốm nâu lá Keo tai tượng qua các lần điều tra
(6-12 tháng tuổi) .............................................................................................. 36
Bảng 4.3. Mức độ hại của bệnh cháy lá Keo qua các lần điều tra (1-2 tháng
tuổi) ................................................................................................................. 39
Bảng 4.4. Mức độ hại của bệnh cháy lá cây Mỡ qua các lần điều tra ............ 43
Bảng 4.5. Thống kê thành phần loại bệnh hại cây con trong vườn ươm ........ 45



iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Ảnh bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng (6 -12 tháng tuổi) ............... 31
Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh phấn trắng lá Keo qua các
lần điều tra (6 -12 tháng tuổi).......................................................................... 32
Hình 4.3. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh phấn trắng lá Keo qua các
lần điều tra (1-2 tháng tuổi)............................................................................. 34
Hình 4.4. Ảnh bệnh đốm nâu lá Keo tai tượng (6-12 tháng tuổi) ................... 36
Hình 4.5. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh đốm nâu lá Keo tai tượng
qua các lần điều tra (6-12 tháng tuổi) ............................................................. 37
Hình 4.6. Ảnh bệnh cháy lá Keo tai tượng (1-2 tháng tuổi) ........................... 39
Hình 4.7. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh cháy lá Keo tai tượng qua
các lần điều tra (1-2 tháng tuổi) ...................................................................... 40
Hình 4.8. Ảnh bệnh cháy lá cây Mỡ qua các lần điều tra ............................... 43


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Số thứ tự

ODB

Ô dạng bản


OTC

Ô tiêu chuẩn

CTV

Cộng tác viên



Quyết định

TTg

Thủ tướng



Nghị định


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi

PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 3
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ...................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................. 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu..................................................... 5
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 9
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................. 10
2.4. Tổng quan về cơ sở thực tập .................................................................... 14
2.4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................ 14
2.4.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 15
2.4.3. Điều kiện dân sinh-kinh tế xã hội ......................................................... 19
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 21
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................................ 21
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 21


vii

3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22

3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu có chọn lọc ............................................. 22
3.4.2. Phương pháp điều tra quan sát, đánh giá trực tiếp ................................ 22
3.4.3. Thống kê thành phần bệnh hại .............................................................. 24
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 25
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn vườn ươm, tình hình vệ
sinh và sinh trưởng cuả cây con trước khi tiến hành điều tra ......................... 25
4.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ............................................................ 25
4.1.2. Các nhân tố bất lợi gây ra bệnh cây ...................................................... 25
4.1.3. Tình hình vệ sinh và sinh trưởng cuả cây con trước khi tiến hành điều tra ... 28
4.2. Kết quả điều tra đặc điểm phát sinh, đánh giá mức độ nhiễm bệnh của các
loài cây trồng trong vườn ................................................................................ 29
4.2.1. Bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng ......................................................... 29
4.2.2. Bệnh đốm nâu cây Keo tai tượng .......................................................... 35
4.2.3. Bệnh cháy lá cây Keo tai tượng ............................................................ 37
4.2.4. Bệnh cháy lá Mỡ ................................................................................... 40
4.3. Thống kê thành phần bệnh hại cây con tại khu vực nghiên cứu. ............. 44
4.4. Một số tồn tại và đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh hại chủ yếu đối với
cây con trong vườn ươm tại khu vực nghiên cứu ........................................... 46
4.4.1. Một số tồn tại trong quá trình sản xuất cây giống tại địa bàn nghiên cứu ..... 46
4.4.2.

Đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh hại chủ yếu ở vườn ươm tại khu

vực nghiên cứu ................................................................................................ 48
PHẦN 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .......................................................... 54
5.1. Kết luận .................................................................................................... 54
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội thì nền kinh tế
nước ta cũng thay đổi từng ngày từng giờ theo chiều hướng đi lên. Sự thay đổi
đó diễn ra ở các ngành nghề khác nhau, các lĩnh vực khác nhau. Xã hội ngày
càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao hơn. Vì vậy đòi hỏi
các nhà quản lý phải nghiên cứu, phải cân nhắc khi thiết kế xây dựng một
chương trình bất kỳ nào đó phải đảm bảo sự hài hồ giữa lợi ích kinh tế với
các lợi ích khác của xã hội. Cùng với sự phát triển chung của ngành kinh tế thì
ngành Lâm nghiệp cũng khơng nằm ngồi quy luật đó.
Trước thực trạng đó Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp thiết
thực nhằm giảm tình trạng khai thác nguồn tài nguyên rừng bừa bãi, tiếp tục
phủ xanh diện tích đất trống đồi núi trọc, tiến hành trồng rừng phòng hộ đầu
nguồn, trồng rừng sản xuất tập trung. Trồng rừng sản xuất tập chung đáp ứng
được nhu cầu về nguyên liệu gỗ cho các nhà máy giấy, nhà máy sợi, các nhà
máy xí nghiệp chế biến ván dăm và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế
biến gỗ khác.
Tuy nhiên, khi trồng rừng trên diện tích lớn, số lượng cây nhiều và trồng
thuần loài nên rất dễ bị sâu, bệnh hại phát sinh. Để đạt được kết quả của việc
trồng rừng thì điều quan trọng nhất ở đây là phải tạo được nhiều cây giống tốt,
khoẻ mạnh, không bị sâu hại và khơng có mầm bệnh. Muốn có được như vậy
thì ngồi việc chọn được hạt giống tốt, bảo quản hạt giống tốt đối với những
cây có khả năng tái sinh bằng hạt, những phương pháp xử lý trước khi gieo
ươm thì việc phịng trừ sâu bệnh hại ở giai đoạn vườn ươm là không thể thiếu


2


được, nếu thực hiện được vấn đề đó thì tổn thất do bệnh hại gây ra sẽ giảm
xuống một cách đáng kể. Trên thực tế tổn thất do bệnh gây ra lớn hơn rất
nhiều lần tổn thất do các tác hại tự nhiên khác. Sản xuất cây con các loài như
thơng, keo, bạch đàn đã có rất nhiều dịch bệnh xảy ra, cây con bị chết hàng
loạt do bệnh thối cổ rễ, bệnh rơm lá thông, bệnh phấn trắng hại keo. Vì vậy,
việc nghiên cứu tìm ra nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và ảnh hưởng của
môi trường đến sự phát sinh, phát triển bệnh cây từ đó đề ra các biện pháp
phòng trừ bệnh cho cây con ở vườn ươm trên nguyên tắc phòng trừ dịch hại
tổng hợp là rất cần thiết. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Keo tai
tượng (Acacia mangium Wild) và Mỡ (Manglietia conifera) là những lồi cây
trồng chính, được trồng với diện tích lớn và tập trung. Để góp phần sản xuất
cây con đạt chất lượng cao phục vụ cho công tác trồng rừng tại Thái Ngun
thì việc chăm sóc, điều tra xác định nguyên nhân gây bệnh, nghiên cứu quá
trình phát sinh, phát triển của bệnh và đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh hại
cây giai đoạn vườn ươm là không thể thiếu, vừa có ý nghĩa khoa học và có ý
nghĩa thực tiễn lớn. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với nguyện vọng
nhằm góp phần tìm ra các biện pháp phòng trừ một số loại bệnh hại chủ yếu
để nâng cao tỷ lệ sống cũng như sức sinh trưởng và khả năng chống chịu bệnh
hại của cây con trong lĩnh vực sản suất lâm nghiệp, được sự nhất trí của khoa
Lâm Nghiệp cùng với sự giúp đỡ của cô giáo Ts. Đặng Kim Tuyến, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm phát sinh, gây hại và mức độ
hại của một số bệnh hại chính cây con lâm nghiệp tại vườn ươm Viện
nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên ”.


3

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được các loại bệnh trên các đối tượng gieo ươm khác nhau
và đánh giá mức độ bệnh của từng loại bệnh ở giai đoạn vườn ươm.
- Theo dõi đặc điểm phát sinh, gây hại và đánh giá mức độ hại của một
số loại bệnh hại chính đối với cây con lâm nghiệp trong vườn ươm.
- Đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh hại để nâng cao số lượng của cây
con vườn ươm.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững các phương pháp điều tra, chuẩn bị bảng biểu đầy đủ để
tiến hành thực hiện đề tài.
- Điều tra, xác định các bệnh hại chính đối với cây con lâm nghiệp
trong vườn ươm.
- Theo dõi đặc điểm phát sinh, mức độ hại của một số loại bệnh hại
chính đối với cây con lâm nghiệp trong vườn ươm Viện nghiên cứu và phát
triển Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
- Yêu cầu số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, đảm bảo chất
lượng đề tài.
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp cho sinh viên củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học và vận dụng
vào thực tiễn sản xuất.
- Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề
tài cụ thể.
- Nắm vững được các phương pháp điều tra bệnh hại cây con tại vườn ươm.
- Học tập và tìm hiểu thêm kinh nghiệm về kĩ thuật được áp dụng trong
thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu


4


- Rèn luyện kĩ năng làm việc, kỹ năng viết đề tài tốt nghiệp cho
người thực hiện.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Nghiên cứu đề tài này giúp cho sinh viên được củng cố, hệ thống lại
kiến thức đã học, từ đó vận dụng vào thực tiễn sản xuất.
- Thơng qua q trình thu thập số liệu, giúp sinh viên học hỏi được kinh
nghiệm và làm quen với thực tiễn sản xuất.
- Áp dụng những biện pháp phòng trừ đối với một số bệnh hại chủ yếu
ở vườn ươm cây lâm nghiệp Viện nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp
trường ĐH Nơng lâm nói riêng và các vườn ươm khác nói chung, góp phần
nâng cao chất lượng cây giống, đáp ứng cho công tác trồng rừng.
- Đây cũng là cơ hội tích lũy kinh nghiệm về kỹ thuật sản xuất cây con
được áp dụng trong thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu, rèn luyện kỹ năng làm
việc cho bản thân mỗi chúng em.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
 Bệnh cây
Bệnh cây là tình trạng sinh trưởng và phát triển khơng bình thường của
cây dưới tác động của một hay nhiều yếu tố ngoại cảnh hoặc là vật kí sinh nào
đó gây nên những thay đổi qua q trình sinh lí. Từ đó dẫn đến những thay đổi
trong chức năng cấu trúc, giải phẫu hình thái của một bộ phần nào đó trên cây
hoặc toàn bộ cây làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, thậm chí có thể gây
thiệt hại tổn thất về kinh tế.
 Khoa học bệnh cây
- Khoa học bệnh cây được hình thành và phát triển do địi hỏi của nhu

cầu sản xuất nông lâm nghiệp, sự đấu tranh giữa thiên nhiên và con người, ý
thức duy tâm và duy vật. Ngay từ đầu của lịch sử trồng trọt nhân dân lao động
thông qua thực tế sản xuất và những kinh nghệm tích lũy được đã phát hiện và
phịng trừ một số bệnh hại nguy hiểm. Nói cách khác thì Khoa học bệnh cây là
khoa học nghiên cứu về cây bị bệnh, sinh trưởng và phát triển khơng bình
thường vì những lý do sinh vật cũng như khơng phải sinh vật. Bệnh cây là kết
quả tác động của ba yếu tố: nguồn bệnh- cây trồng- điều kiện ngoại cảnh.
Cách hiểu trên giúp chúng ta nắm được nột dung và thực chất của bệnh cây ở
mức độ từng cá thể. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất cách hiểu trên chưa cho
phép giải quyết một cách có cơ sở những trường hợp cụ thể về bệnh cây.
Trong hoạt động thực tế của mình, người làm cơng tác về bệnh cây phải giải
quyết nhiện vụ có liên quan đến vi sinh vật gây bệnh trong những khoảng
không gian nhất định mà thường là khá rộng lớn với tác động của nhiều yếu tố
khí hậu khác nhau. Như ta đã biết, bệnh cây là một tác hại tự nhiên khá phổ
biến là nhân tố tác động đến sức khỏe thực vật [4].


6

- Khi bị bệnh hại, thì cây bệnh sẽ có hiện tượng sinh trưởng, phát triển
khơng bình thường, dẫn đến năng suất chất lượng sản phẩm bị kém đi, thậm
chí sẽ làm cho cây bị chết và chết hàng loạt, đặc biệt nguy hại đối với rừng
thuần loài. Hằng năm bệnh cây đã gây ra những tổn thất to lớn khơng chỉ cho
nền kinh tế mà cịn với mơi trường sinh thái. Bệnh hại đã gây ra những tổn
thất nghiêm trọng trong sản xuất lâm nghiệp ở nước ta [21].
- Do tính biểu hiện bệnh ra bên ngồi là chậm so với các mối nguy hại
khác trong lâm nghiệp, nên con người thường coi nhẹ bệnh hại hơn, tuy nhiên
đến khi tác hại của bệnh đã được bộc lộ ra bên ngồi thì khi đó thường đã mắc
bệnh từ lâu và khó có thể diệt trừ bệnh hồn tồn. Vì vậy, muốn giảm những
thiệt hại về bệnh gây ra, chúng ta cần đẩy mạnh cơng tác phịng trừ, đặc biệt là

ngay từ giai đoạn vườn ươm để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Ở giai đoạn
vườn ươm để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Ở giai đoạn vườn ươm, cây
đang còn trong thời gian sinh trường mạnh và còn bị ảnh hưởng lớn từ điều
kiện ngoại cảnh, sức chống chịu của cây con còn kém nên thời điểm này cây
để bị mắc bệnh. Trong khi đó, nước ta có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nóng ẩm mưa nhiều, thuận lợi cho sự phát triển của các loài thực vật nhưng
cũng là điều kiện lý tưởng cho sự phát sinh phát triển của các loài nấm bệnh
và vi sinh trực tiếp hoặc gián tiếp gây hại cho cây trồng. Mỗi một loại bệnh
cây sẽ có những biểu hiện khác nhau trên cây. Chúng sẽ gây hại cho cây về
mặt sinh trường phát triển, thậm chí có thể gây chết, đặc biệt nguy hiểm đối
với rừng trồng thuần loài khi gặp điều kiện thuận lợi cho bệnh, có thể tạo nên
dịch bệnh trên một vùng diện tích rộng lớn. Tuy nhiên, chính những biểu hiện
này lại là căn cứ để ta có thể chuẩn đốn bệnh, từ đó có biện pháp phịng ngừa
và diệt bệnh [4; 15].


7

- Do thực vật và vật gây bệnh đều chịu tác động của môi trường xung
quanh nên cả hai đều bị mơi trường khơng chế. Tính chống chịu của cây và
tính xâm nhiễm của vật gây bệnh tùy thuộc vào điều kiện mơi trường khác
nhau thì khác nhau. Trong q trình tác động lẫn nhau giữa cây và vật gây
bệnh nếu điều kiện môi trường thuận lợi cho cây chủ mà khơng thuận lợi cho
vật gây bệnh thì q trình gây bệnh có thể kéo dài hoặc ngưng lai. Nếu điều
kiện mơi trường thuận lợi cho vật gây bệnh thì quá trình gây bệnh sẽ phát
triền thuận lợi. Quá trình gây bệnh, có một mối quan hệ mật thiết, khơng thế
tách rời, đó là mối quan hệ giữa vật gây bệnh, cây chủ và môi trường. Ba nhân
tố này luôn tồn tại và biến động theo thời gian và không gian cho nên mối
quan hệ tương hỗ giữa chúng không ngừng phát triền, vì vậy để có thể nắm
bắt được quy luật phát sinh phát triền của bệnh cây thì cần phải tìm hiếu mối

quan hệ động thái của ba nhân tố trên để có biện pháp phịng trừ đúng đắn và
đạt hiệu quả cao. Nghiên cứu bệnh hại cây trên cơ sở đó, xác định các biện
pháp bảo vệ cây làm cho năng suất cây trồng ở mức cao và ổn định.Góp phần
phát huy tác dụng của giống cây có năng suất cao và các biện pháp kỹ thuật
trồng trọt tiên tiên: bón phân, chế độ nước, mật độ cây... [4].
- Trong sản xuất, không thể bệnh hại phát triển và gây thành dịch. Giải
quyết vấn đề bệnh cây, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành
các vùng chuyên canh, nhất là những cây có giá trị kinh tế lớn [6].
- Để có thể hồn thành được các nội dung trên trong lâm nghiệp, khoa
học bệnh cây cần có các nội dung: Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây
bệnh. Phát hiện các quy luật phát sinh phát triền và hình thành của bệnh cây
và dịch bệnh cây. Tìm hiểu bản chất, đặc điểm và các quy luật chống chịu của
bệnh cây. Nghiên cứu, xác định các phương pháp phòng trừ bệnh. Phòng trừ
bệnh cây phải được thực hiện trên nguyên tắc tổng hơp, toàn diện và chủ


8

động. Biện pháp tổng hơp là áp dụng nhiều phương pháp khác nhau trong một
hệ thống hợp lý và hoàn chỉnh. Trong hệ thống đó các biện pháp bổ sung cho
nhau, phát huy kết quả lẫn nhau tạo nên tác động và sức mạnh tổng hợp, phát
huy ở mức cao nhất các đặc điểm có ích của cây, loại trừ tác hại của bệnh. Do
tính chất và chiều hướng tác động của các biện pháp khác nhau cho nên khi áp
dụng một hệ thống gồm nhiều biện pháp sẽ nhằm tác động lên vi sinh vật gây
bệnh, tác động lên cây, tác động lên môi trường sống của cây và vi sinh vật
gây bệnh. Hệ thống biện pháp tổng hợp bảo vệ cây chống bệnh cần được áp
dụng một cách phân hóa phù hợp với điều kiện cụ thể từng nơi và từng thời
điểm. Áp dụng phân hóa trên cơ sở khoa học, có phân tích đầy đủ các yếu tố
và quy luật sinh thái của từng địa phương, đảm bảo cho hệ thống tổng hợp
nâng cao được hiệu quả kinh tế và thiết thực [2].

- Hệ thống phòng trừ bệnh hại phải mang tính tồn diện. Các biện pháp
bảo vệ cây không chỉ tiến hành trực tiếp trên cây mà cịn phải thực hiện trong
cả đất, trong khơng khí và trong môi trường sống của cây.
- Nhưng để bảo vệ cũng như để phát triển để phục vụ nhu cầu đời sống
cũng như đáp ứng kinh doanh phải có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại ở cây
con. Điều kiện khí hậu, thời tiết ở nước ta rất thuận lợi cho sự phát triển của
nhiều loài cây thuốc chữa bệnh, nhưng cũng là môi trường thuận lợi cho nhiều
chủng loại sâu bệnh hại phát sinh, phát triển gây thiệt hại lớn cho cây trồng.
Cũng như các cây trồng khác, cây thuốc thường dễ bị sâu bệnh tấn công gây
hại mạnh. Có nhiều nơi, nhiều lúc cây thuốc đã bị sâu bệnh phá hoại gây thất
thu hoặc nếu thu hoạch được thì năng suất khơng cao và chất lượng khơng
đảm bảo [2].


9

2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Vấn đề bệnh hại ở cây trồng là một vấn đề được quan trọng khơng chỉ
trong nước mà cả trên thế giới. Có những loại bệnh hại gây ra ở cây làm thiệt
hại về kinh tế, cây có thể khơng đạt kết quả cao. Bệnh hại là một tác hại tự
nhiên vô cùng phổ biến. Hàng năm chúng gây tổn thất rất lớn cho nền kinh tế,
uy hiếp nghiêm trọng đến sảm xuất lâm nghiệp. Theo tạp chí “Chú Lâm
trường” ở Mỹ năm 1975, hàng năm ở Mỹ sâu bệnh hại gây ra tổn thất cho cây
rừng vượt quá 28 triệu mét khối. Bệnh dịch cây dẻ đã hoàn toàn hủy diệt cây
dẻ Mỹ châu. Tài liệu năm 1975 cho biết bệnh gỉ sắt thông đã làm tổn thất
hàng năm một lượng gỗ 6,8 triệu mét khối, sâu, bệnh hại trong ngành lâm
nghiệp trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng là một vấn đề cần được
quan tâm. Tìm những giải pháp để khắc phục và phòng trừ sâu, bệnh hại để
không làm ảnh hưởng đến kinh tế [18].
Trong ngành lâm nghiệp đã có những cách khắc phục bệnh hại. Để

nâng cao duy trì các lồi cây trồng dược liệu, cây ăn quả, cây trồng mang lại
hiệu quả kinh tế tránh được các bệnh hại. Trước công nguyên hàng trăm năm,
nhân dân lao động đã trải qua thực tế sản xuất, đã qua kinh nghiệm của mình
đã biết tới bệnh than đen ở cây lúa và xử lí hạt giống phịng ngừa.
Những cống hiến nghiên cứu quyết định của Bác học người Đức
Antôban (1831 – 1888), nhà bác học người Nga Voronin (1838 – 1903) ngay
từ năm 1953 Antonddobarri đã công bố tài liệu nghiên cứu lịch sử bệnh than
đen, nấm gỉ sắt, nấm mốc sương, qua đó khẳng định luận điểm của mình là
nấm kí sinh khơng phải là hậu quả mà là nguyên nhân gây bệnh cây. Ông là
người đầu tiên dùng phương pháp lây bênh nhân tạo để xác minh nấm
Phytophthorainfstans là sinh vật gây nấm mốc sương khoai tây đã phá hủy
khủng khiếp ở Châu Âu.


10

Robert Harting người Đức đã được công nhận là người sáng lập ra môn
khoa học bệnh cây rừng, trong khi nghiên cứu bệnh cây rừng đầu tiên của ông
phát hiện ra sợ nấm trong gỗ và mối quan hệ giữa sự hình thành thể quả nấm
đến hiện tượng mục gỗ. Đến nay có nhiều bệnh cây rừng xuất hiện trong tất
cả vật gây bệnh thì nấm chiếm số lượng lớn nhất tới 83% gồm bệnh hại lá,
thân và rễ và năm 1982 ông đã viết cuốn bệnh cây rừng đầu tiên.
Từ đầu thế kỷ XX đến nay: Đây là thời kỳ phát triển toàn diện của khoa
học bệnh cây rừng là thời kỳ vận dụng duy vật biện chứng trong việc nghiên
cứu nguyên nhân vật gây bệnh, các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học các
vật gây bệnh và tìm biện pháp phịng trừ hiệu quả nhất [19].
Vào thập kỷ 50 của thế kỷ XX nhiều nhà bệnh lý cây rừng đã tập trung
các định loại và mô tả nguyên nhân gây bệnh triệu chứng bệnh và đặc biệt hơn
vấn đề này đã được các nước Đông Nam Á quan tâm trong đó có Việt Nam.
Ngày nay viện nghiên cứu tìm hiểu quá trình phát sinh, phát triển các lồi

bệnh gây hại và cơng tác nghiên cứu tìm ra biện pháp phòng trừ vẫn đang
được nghiên cứu để giảm bớt tác hại của bệnh cây [21].
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Đẩy mạnh công tác phát triển dược liệu trong nước trên cơ sở ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc phòng trừ sâu, bệnh hại. Phát huy
tiềm năng về thế mạnh dược liệu trong nước, để phục vụ nhu cầu sản xuất
thuốc nội địa và xuất khẩu. Ở nước ta, khí hậu thời tiết rất thuận lợi cho sự
phát triển của nhiều loài thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có nhiều
loại cây thuốc chữa bệnh. Kết quả điều tra khảo sát được của các nhà nghiên
cứu khoa học đa ngành khác nhau cho biết, Việt Nam có nguồn tài nguyên
dược liệu phong phú và đa dạng, với 3948 cây làm thuốc và nhu cẩu sử dụng
dược liệu vào khoảng 50.000 tấn/năm (Nguyễn Duy Thuần và CTV, 2004 -


11

Viện Dược liệu), chúng được phân bố rộng khắp cả nước. Nhiều vùng và tinh
có cây thuốc với số lồi và trữ lượng lớn [1].
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm việc phát triển dược
liệu, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của Việt Nam và coi đó là một trong
các nhóm giải pháp của cơng tác xóa đói, giảm nghèo, nhất là vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn, do giá trị thu nhập của dược liệu mang lại. Ngày
30-10-2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1976/QĐ-TTg về
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030, với quan điểm phát triển bền vững nguồn tài nguyên
dược liệu trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên
và xã hội, phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu
thị trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển
dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. Ngày
19-12-2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính

sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn, trong đó,
có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp nói
chung và ni trồng, thu hái cây dược liệu nói riêng.
Vào những năm 1960, mơn bệnh cây mới bắt đầu phát triển và cho đến
nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu bệnh cây rừng. Từ năm 1963, cùng với
việc mở rộng kinh doanh rừng việc điều tra những chủng loại nấm mục gỗ đã
được tiến hành khá toàn diện. Từ đó các bệnh hại lá, thân, cành và rễ cũng
được cơng bố trên tạp chí chun ngành. Cùng sự giúp đỡ của các chuyên gia
nước ngoài các cơ quan nghiên cứu đến nay chúng ta có thể biết gần 1.000
loài nấm gây bệnh của gần 100 loài cây rừng. Trong đó có khoảng 600 lồi
nấm mục gỗ, trên 300 loài nấm hại lá, thân, cành và rễ trên 50 loại cây rừng bị
bệnh ở mức độ nghiêm trọng và có những cơng trình nghiên cứu cụ thể [4].


12

- Bệnh hại lá
Bệnh hại lá thường do các nhân tố sinh vật và vi sinh vật gây nên, là
bệnh hại phổ biến nhất so với bệnh bệnh hại thân cành và rễ. Chúng có số
lượng lồi lớn, phân bố rộng. Theo thống kê của Trường Đại học Lâm nghiệp
Bắc Kinh, bệnh hại các loài cây kinh tế, bệnh hại lá chiếm 60- 70%, vượt quá
bệnh hại thân cành và rễ cộng lại.
Vật gây bệnh hại lá rất nhiều gồm nấm, vi khuẩn, mycoplasma, nhện,
tảo. Trong đó nấm chiếm số lượng nhiều nhất. Trong các bệnh gây ra ở lá,
bệnh gỉ sắt, bệnh phấn trắng, nấm bất toàn, nấm túi chiếm số lượng nhiều
nhất. Các bệnh vi khuẩn, virus, mycoplasma thường gây bệnh trên cây lá rộng,
ít gây bệnh cho cây lá kim. Bệnh do virus thường xâm nhập từ lá, nhưng cũng
có thể xâm nhập từ các cơ quan khác mà biểu hiện triệu chứng ở lá.
Sự lây lan của vật gây bệnh hại lá thường là gió, mưa, côn trùng.
Đường lây lan của bệnh hại lá do nấm và vi khuẩn gây ra thường thơng

qua các lỗ khí khổng, trực tiếp, mặt khác khí khổng của lá trong q trình hơ
hấp, bốc hơi, tiết ra các chất tạo ra môi trường sinh thái đặc biệt, tạo diều kiện
dinh dưỡng và nước cho nấm bệnh xâm nhiễm. Virus, mycoplasma chỉ có thể
xâm nhiễm vào lá thơng qua vết thương, cịn trong điều kiện tự nhiên, vết
thương khơng phải là đường xâm nhập của nấm và virus [15].
- Bệnh hại thân cành
Loại bệnh này không nhiều như bệnh hại lá, nhưng rất nguy hiểm, cây
con, cây trồng, cây trưởng thành sau khi bị bệnh đều có thể chết khơ. Nhiều
bệnh hại thân cành như bệnh khô cành, bệnh khô héo với nhiều vật gây bệnh
như nấm, vi khuẩn, virus, mycoplasma, tuyến trùng, cây kí sinh, địa y,
tảo...đều khá phổ biến trên thế giới.


13

Bệnh hại thân cành thường không thể hiện rõ rệt như bệnh hại lá, bởi vì
một mặt chúng ủ bệnh lâu 1- 2 tháng đến 1- 2 năm, một mặt do tính chất phức
tạp của vật gây bệnh dẫn đến.
Phương thức lây lan của bệnh hại thân cành cũng khác nhau. Bệnh do
nấm, vi khuẩn thường lây lan nhờ gió, mưa, cơn trùng. Bệnh virus,
mycoplasma lại nhờ cơn trùng chích hút, cây kí sinh nhờ chim ăn hạt, một số
bệnh do mycoplasma thường nhờ sự tiếp xúc rễ cây hoặc triết ghép. Đường
xâm nhập của các bệnh hại thân cành cũng khác nhau như bì khổng, trực tiếp,
vết thương [15].
- Bệnh hại rễ
Bệnh hại rễ là bệnh lây lan trong đất, cũng chính là những bệnh có vật
gây bệnh trong rễ cây hoặc trong xác cây bệnh xâm nhiễm bộ rễ hoặc gốc cây
mà hình thành bệnh.
Vật gây bệnh của bệnh hại rễ cũng rất nhiều lồi vừa là khơng truyền
nhiễm vừa là truyền nhiễm. Bệnh truyền nhiễm thường do bệnh không truyền

nhiễm dẫn đến hoặc bệnh truyền nhiễm làm ô nhiễm đất mà làm cho rễ cây
trúng độc. Nấm là nguồn xâm nhiễm chủ yếu của bệnh hại rễ, rất ít do vi
khuẩn và tuyến trùng gây ra.
Khả năng lây lan của bệnh hại rễ thường do chuyển cây con đi xa, hoặc
thông qua con người hoặc công cụ làm phương thức lây lan. Một số loài lây
lan bằng phương thức chủ động như sợi nấm bò lan trong đất. Một số bệnh hại
rễ lây lan nhờ tiếp xúc rễ cây. Một số lượng lớn vi khuẩn và bào tử nấm lây
lan nhờ dòng nước chảy. Xâm nhập trực tiếp là con đường chủ yếu của nhiều
loài vật gây bệnh hại rễ [15].
Ở nước ta độ ẩm cao thường vào mùa xuân hè thuận lợi cho bệnh phát
sinh phát triển. Lượng mưa trong năm hoặc trong tháng có ý nghĩa quan trọng


14

trong việc tìm hiểu quy luật sinh trưởng và phát triển của bệnh cây. Trong
những tháng mưa nhiều, các loại nấm bệnh trong đất thường gây ra bệnh thối
cổ rễ. Nhiều loại bệnh đốm lá thường phát triển lây lan trong mùa mưa. Sương
mù có ý nghĩa sinh thái quan trọng đối với vật gây bệnh. Nhiều trường hợp
bệnh phát triển rất mạnh trong thời kỳ có sương, chính sương đọng trên lá cây
cùng với chất tiết ra của lá tạo điều kiện cho bào tử nấm nảy mầm, cho vi
khuẩn di chuyển vào các mơ của lá, trời có sương mù, ban đêm lạnh, trời
quang hoặc mùa xuân, mùa thu ấm áp nấm bệnh phấn trắng, một số bệnh hại
lá kiêm ký sinh phát triển nhiều [8; 10].
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra cây con bị bệnh hại
không những ảnh hưởng đến chất rừng trồng sau này mà còn giảm tỷ lệ cây
gieo ươm làm cho cây yếu hoặc chết hàng loạt, nếu không có biện pháp kiểm
tra phịng trừ thì nhiều bệnh cịn lây lan đến các cây ở rừng. Ở giai đoạn vườn
ươm bệnh thối cổ rễ cây con rất phổ biến và đã được nghiên cứu nhiều kinh
nghiệm phòng trừ nhưng có nhiều lồi nấm sống trong đất khả năng thích ứng

với mơi trường lớn, phân bố rộng rãi nên khó phòng trừ [4].
2.4. Tổng quan về cơ sở thực tập
2.4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Vườn ươm Viện nghiên cứu và triển Lâm nghiệp Miền núi phía BắcTrường Đại Học Nơng Lâm Thái Ngun, đây là một vườn ươm có diện tích
lớn, việc chăm sóc cho cây con ở vườn ươm tương đối tốt, khu vực vườn ươm
trang bị đầy đủ các hệ thống tưới nước, dàn che chăm sóc cây con. Vườn ươm
gieo ươm với nhiều loại cây trồng khác nhau. Hàng năm Viện sản xuất hàng
trăm vạn cây lâm nghiệp Keo lai, keo tai tượng úc, mỡ, lát và rất nhiều loài
cây dược liệu các loại như: Ba kích tím, bình vơi, gừng gió… Vườn có đội
ngũ cán bộ và cơng nhân chăm sóc, quản lý và phịng trừ sâu bệnh. Song tỉ lệ


15

cây chết do bệnh gây nên là khá lớn. Phần lớn cây có hiện tượng chết thối,
như: Thối cổ rễ, thán thư lá ở cây mỡ, phấn trắng ở cây keo… chủ yếu do
nấm gây nên. Đặc biệt ở giai đoạn cây dưới 2 tháng tuổi. Viện cũng đã có
một số biện pháp phòng trừ như phun thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc cây…
song tỷ lệ cây nhiễm bệnh vẫn cịn khá lớn ảnh hưởng khơng nhỏ tới số
lượng, chất lượng cây con xuất vườn, gây nên những thiệt hại đáng kể về kinh
tế. Tình hình phát triển cây con ở mức trung bình, cây con hay bị bệnh tuy
chưa ở mức độ làm cây chết nhưng làm cho cây sinh trưởng phát triển chậm,
còi cọc, còn một số cây đã qua tuổi xuất vườn nhưng vẫn chưa xuất được bởi
nhiều lí do. Từ khi thành lập đến này cũng gặp khơng ít khó khăn trong việc
phịng trừ bệnh dịch, nhưng đội ngũ cán bộ cơng nhân đã có nhiều biện pháp
khắc phục, cũng như sinh viên thực tập tham gia tình hình vệ sinh khu vực
được cải thiện, bên cạnh đó cũng khơng tránh khỏi các đợt bệnh dịch gây ra.
Vì vậy việc theo dõi,điều tra, đánh gá bệnh cây con ở vườn ươm là việc quan
trọng cần được chú ý, để giảm khả năng phát bệnh. Có biện pháp khắc phục
kịp thời.

2.4.2. Điều kiện tự nhiên
2.4.2.1. Vị trí địa lý và địa hình
- Vị trí địa lí
Viện nghiên cứu và triển Lâm nghiệp Miền núi phía Bắc- Trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên được tiến hành tại vườn ươm trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên. Vườn ươm nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành
phố Thái Nguyên.
 Phía Tây giáp với xã Phúc Hà
 Phía Đơng giáp với khu dân cư
 Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán
 Phía Bắc giáp với phường Quán Triều


16

Với vị trí địa lý như trên nên việc sản xuất cây, con giống rất thuận lợi
cả về chăm sóc lẫn vận chuyển cây giống từ vườn ươm đến nơi trồng.
- Địa hình:
Vườn ươm trường Đại học Nơng lâm Thái Ngun có địa hình là đồi
bát úp, khơng có núi cao.
Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 19,8m. Nơi cao nhất là
25,5m thấp nhất là 11m.
Độ dốc trung bình khoảng 10-150 với độ cao trung bình là 50-70m, địa
hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam.
2.4.2.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn
- Đặc điểm khí hậu:
Tỉnh Thái Nguyên nằm ở vùng núi phía bắc Việt Nam, mang đặc
trưng của khí hậu vùng trung du bán trung địa, chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa.Với địa hình thấp dần từ núi cao xuống núi thấp, rồi
xuống trung du, đồng bằng theo hướng Bắc - Nam làm cho khí hậu Thái

Nguyên chia làm 3 vùng rõ rệt trong mùa đông: Vùng lạnh, vùng lạnh vừa
và vùng ấm nên đặc điểm khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng
11 tới tháng 3, rét dài nhiệt độ thấp, lượng nước bốc hơi lớn. Mùa mưa từ
tháng 5 tới tháng 9, lượng mưa lớn độ ẩm cao, nhiệt độ cao. Tháng 4 và
tháng 10 là tháng chuyển mùa.Tổng số giờ nắng trong năm giao động từ
1500 - 1750 giờ và phân bố tương đối đều cho các tháng trong năm. Thời
gian từ tháng 12 đến tháng 3 có số giờ nắng đạt thấp nhất, sang tháng 4 có số
giờ nắng tăng dần lên và đạt cao nhất vào tháng 7, sau đó giảm nhẹ dần đến
tháng 11 và sang tháng 12 - 3 thì giảm hẳn. Lượng mưa trung bình hàng năm
ở Thái Nguyên tương đối lớn, khoảng 2000-2500mm nên tổng lượng nước
mưa tự nhiên dự tính lên tới 6,4 tỉ m3/ năm.


×