Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

co vua chuong 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.72 KB, 23 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CHƯƠNG IV </b>



<b>LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY </b>


<b>GIAI ĐOẠN TRUNG CUỘC </b>



<b>1.Tên chương: Lý lu</b>ận và phương pháp giảng dạy giai đoạn trung cuộc.


<b>2. Tên giảng viên:</b>CN Đồn Dũng - Trưởng Bộ mơn CL & BL Khoa GDTC - Đại học Huế.
CN Nguyễn Thanh Bình - Giảng viên Khoa GDTC - Đại học Huế.
<b>3. Mục tiêu:</b><i> </i>


- Trang bị cho sinh viên một số kiến thức trung cuộc căn bản.


- Giúp sinh viên nắm được phương pháp giảng dạy giai đoạn trung cuộc.
<b>4.Số tiết: 8 ti</b>ết.


<b>5. Nội dung của chương. </b>
<b>5.1. Khái niệm: </b>


Trung cuộc (còn gọi là giai đoạn giữa của ván cờ) là giai đoạn quan trọng nhất của ván
cờ. Tại đây diễn ra cuộc tranh đấu gay gắt nhất trên tất cả các mặt tâm lý, kỹ - chiến thuật,
chiến lược... các mưu kế và các thủ pháp quyết định để giành ưu thế buộc đối phương phải
chịu đầu hàng. Những vấn đề về lý luận trong việc xác định chất lượng một thế cờ căn cứ vào
sự tổng hợp hoạt động của các quân, sau đó tổng hợp mọi vấn đề và cách đánh giá thế trận
cuối cùng rồi mới dựa vào vị trí của các quân trên bàn cờ ở thời điểm cụ thể để vạch ra kế
hoạch chơi.


<b>5.2. Các nhân tố chiến thuật trong giai đoạn trung cuộc. </b>


Trung cuộc là giai đoạn căng thẳng nhất của ván đấu, nên các nhân tố chiến thuật được
sử dụng trong giai đoạn này cũng chính là các nhân tố chiến thuật trong ván đấu Cờ Vua.


Chiến thuật trong Cờ Vua chính là tổ hợp một loạt các nước đi có định hướng nhằm giải quyết
một mục đích nào đó, tại tình huống đã được định trước trong diễn biến của ván cờ. Các nhân
tố chiến thuật trong Cờ Vua bao gồm: Tình thế bó buộc, sựđe doạ, thời gian.


* Tình thế bó buộc.


- Khái niệm<i>: </i>Tình thế bó buộc là tình thế cờ mà trong đó ở một thời điểm nào đó của


ván cờ, một đấu thủ sử dụng một tổ hợp các nước đi có định hướng (kể cả thí quân) để buộc
đối phương phải trả lời bằng một loạt các nước đi bắt buộc, dù những nước đi đó làm xấu đi
tình thế hiện tại của mình.


- Ý nghĩa<i>: </i>Là phương tiện củng cố và phát triển ưu thếđộng đã có.


- Các định hướng chiến thuật trong tình hình thế bó buộc<i>: </i>


+ Chiếu hết Vua đối phương.
+ Đạt ưu thế hơn quân.


+ Đạt thế cờđơn giản và thuận tiện cho mình.


+ Cứu nguy cho thế cờ dưới các dạng: Pat, chiếu vĩnh viễn, lặp lại nước đi.


- Phương tiện cho tình thế bó buộc<i>: </i>Địn phối hợp, hoặc tổ hợp các nước đi “dồn ép”:


nhằm gây căng thẳng cho đối phương. Việc sử dụng tổ hợp các nước đi định hướng như vậy
gọi là: “ các đòn chiến thuật”.


- Các dạng thức của đòn chiến thuật: Thu hút, giằng qn, giải phóng đường, cầu hồ,
phong cấp, địn đánh đơi, đánh lạc hướng, ...



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

* Thời gian trong chiến thuật: Thời gian trực tiếp (thời gian thực hiện ván đấu), và thời
gian gián tiếp (temp).


Mặc dù có rất nhiều các dạng thức đòn chiến thuật được sử dụng trong giai đoạn trung
cuộc, nhưng ởđây chúng ta chỉđi sâu tìm hiểu vềđòn phối hợp.


<b>5.3. Đòn phối hợp. </b>


- Khái niệm:Địn phối hợp là một thế biến bó buộc có thí quân. Khái niệm này chỉ thể
hiện được bản chất, hiện tượng của nó song chưa nêu lên được các đặc tính quan trọng khác.
Địn phối hợp có hai đặc tính đó là: Tính bất ngờ và đột ngột của địn phối hợp.


Tính bất ngờ và đột ngột của đòn phối hợp: Làm đảo lộn cuộc đấu và tương quan giữa
các qn. Bơtvinhích - cựu vơ địch thế giới đã nói: "Từ những bước ban đầu người chơi cờ
phải làm quen với các giá trị thông thường của từng quân. Biết rằng Xe mạnh hơn Mã, Tượng
bằng 3 Tốt, Hậu mạnh hơn Xe. Song, có nhiều tình huống mà mối tương quan ấy khơng cịn
hiệu lực". Đểđạt những thế cờ như vậy phải biết thí quân. Laxker - cựu vô địch thế giới đã
viết: "Với lối đánh thế trận liên hoàn, anh cố gắng củng cố và sử dụng giá trị chiến thuật, còn
nhờđòn phối hợp mà anh có thể bác bỏ giá trị giả dối của các quân cờ. Đòn phối hợp làm gợi
lên những nhận định mới và lật lại những nhận định cũ về một thế cờ". Mạt khác, đòn phối
hợp ln có giá trị thẩm mỹ cao, và ai củng biết rằng cái đẹp trong nghệ thuật cờ ln biểu
hiện trong các hình thức khác nhau. Việc thí qn theo lơgic học, sẽ thua về lực lượng, thế
nhưng chính nhờ sự thế qn đó mà người ta tạo ra sự bố trí quân bất lợi cho đối phương và
giành thắng lợi sau nước phản công mãnh liệt.


- Mục đích của địn phối hợp: Mục đích của đòn phối hợp là nhằm đạt được một trong
những mục đích sau: Thế chiếu hết, thế hồ cờ và đạt được ưu thế (ưu thế về lực lượng quân
hay ưu thế về thế trận).



Mục đích của từng dạng thức đòn phối hợp phải căn cứ vào những lý do để xuất hiện
địn phối hợp. Đó là những đặc điểm của thế trận cho phép tiến hành thí quân, và đạt tới mục
tiêu dự kiến. Khi thực hiện một đòn phối hợp tới tận cùng thì sẽ xảy ra như thế nào? Để trả lời
câu hỏi này cần phải căn cứ vào thế trận cuối cùng của đòn phối hợp, và thế trận cuối cùng là
chủ đề của đòn phối hợp. Các quân, số lượng nước đi cũng như mối liên quan giữa chúng
trong một thế biến bó buộc được coi là phương tiện của đòn phối hợp.


- Thành phần của đòn phối hợp: Trước khi thực hiện (tạo dựng) một địn phối hợp phải
có đầy đủ 4 thành phần sau:


+ Lý do xuất hiện đòn phối hợp.


+ Phương tiện để thực hiện đòn phối hợp.
+ Chủđề của đòn phối hợp.


+ Thực hiện đòn phối hợp.


<b>5.4. Một số dạng thức đòn phối hợp cơ bản. </b>
<b> 5.4.1.Đòn thu hút. </b>


- Khái niệm: Là đòn phối hợp thu hút quân đối
phương vào 1 ô cờ bất lợi, sau đó tấn cơng vào qn đó.


Ví dụ hình 112 - Trắng đi trước thắng.
- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Sự bố trí qn
Đen bất lợi cho phịng thủ, các quân Trắng tích cực cho


phép thí Hậu để thu hút Vua đối phương và chiếu hết. Hình 112
- Phương tiện: Hậu, Xe, Mã.



- Chủđề: Đòn phối hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Ví dụ hình 113 - Đen đi trước thắng.


- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Vua Trắng
đang ở vị trí khơng thuận lợi, khả năng phòng thủ
của các quân Trắng yếu. Vua Trắng bị chính các
qn của mình cản trở. Hậu và Xe Đen rất tích cực.
Đen có thể thí Xe thu hút Vua Trắng để giành thắng
lợi.


<b> - Ph</b>ương tiện: Hậu, Xe, Tốt.
- Chủđề: Đòn đánh lạc hướng.


- Thực hiện: 1....Xf1+ ! 2.Vf1 Hh1 #
<b> 5.4.2. Đòn đánh lạc hướng. </b>
- Khái niệm: Là đòn phối hợp đánh lạc hướng
quân đối phương ra khỏi một vị trí phịng thủ hay
một điểm quan trọng, sau đó mới tấn cơng vào điểm
hay vị trí quan trọng đó. Địn đánh lạc hướng được
chia làm 3 dạng: Đánh lạc hướng ra khỏi ô bảo vệ,
đánh lạc hướng ra khỏi đường bảo vệ, đánh lạc
hướng Vua. Thực tiễn thi đấu thường sử dụng đánh
lạc hướng Vua.


Ví dụ hình 114 - Đen đi trước thắng.
- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Trắng phòng
thủ khơng tích cực. Các qn Đen đang tập trung ở
cánh Vua Trắng. Đen có hai Mã ở trung tâm rất
mạnh, Tượng d6 của Đen đang hướng về cánh Vua


Trắng nên Đen có có thể thí Hậu vào ơ h2 để đánh
lạc hướng Vua Trắng ra ô cờ bất lợi với ý đồ chiếu
hết.


- Phương tiện: Hậu, Tượng, Mã, Tốt.
- Chủđề: Đánh lạc hướng Vua.


- Thực hiện: <b>1....Hh2+ 2.Vh2 Mf3+ </b>
<b>3.Vh3 Mge5+ 4.Vg4 h5+ 5.Vf5 g6+ 6.Vf6 </b>
<b>Te7+ 7.Vg7 Xh7 8.Vg8 0-0-0 #. </b>


Ví dụ hình 115 - Trắng đi trước thắng.


- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Mã Trắng ở
trung tâm rất mạnh, các quân Trắng đang đe doạ tấn
công ô f7. Vua Đen đang bị gị bó, các qn Đen
phịng thủ khơng tích cực. Xe Đen đang phịng thủ ơ
f7, nếu Trắng đánh lạc hướng được Xe Đen thì
thắng cuộc.


- Phương tiện: Hậu, Xe, Tượng, Mã, Tốt.
- Chủđề: Đánh lạc hướng.


- Thực hiện: 1.Xf5! gf 2.Hh5+ Xh5
<b>3.Tf7 #. </b>


Hình 113


Hình 114



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

5.4.3. <b>Đòn thắt cổ</b><i><b>. </b></i>


- Khái niệm: Là đòn phối hợp buộc các qn
của đối phương khố chặt Vua của mình, sau đó
dùng Mã chiếu hết.


Ví dụ hình 116 - Trắng đi trước thắng.


- Lý do xuất hiện địn phối hợp: Vua Đen bị
gị bó, các qn Đen phân tán khơng liên kết. Khả
năng phịng thủ của Đen ở cánh Vua rất yếu. Hậu
và Tượng Trắng đang kiểm soát đường chéo a2 - g8
rất mạnh. Trắng có thể tận dụng ưu thế này để dành
thắng lợi


- Phương tiện: Hậu, Tượng, Mã.
- Chủđề: Đòn thắt cổ.


- Thực hiện: 1.Hg8+ Xg8 2.Mf7 #
<b> Ví d</b>ụ hình 117 - Đen đi trước thắng.


- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Các quân
Trắng nằm ở những vị trí khơng thuận lợi, khả năng
phòng thủ yếu. Hậu và Mã Đen rất mạnh đang đe
doạ tấn công điểm f2 rất yếu của Trắng. Vua Trắng
đang bị gị bó, Đen có thể tận dụng thời cơ này để
đánh thắng.


- Phương tiện: Hậu, Mã.
- Chủđề: Đòn thắt cổ.



- Thực hiện: <b>1.Mf2+ Vg1 2.Mh3 + + </b>
<b>Vh1 3.Hg1+ ! Xg1 4.Mf2 #. N</b>ếu 2....Vf1
thì 3.Hf2 #.


<b> 5.4.4. Đòn giằng quân. </b>


- Khái niệm: Là thủ pháp hữu hiệu để hạn chế
sự hoạt động của quân đối phương.


Ví dụ hình 118 - Trắng đi trước thắng


- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Các quân
Đen phòng thủ yếu, Hậu và Tượng Trắng đang đe
doạ tấn công vào cánh Vua Đen. Tc3 Trắng đang
giằng Tốt g7 nên Hậu Trắng có thể đánh vào ô h6
sau đó đánh vào g7.


- Phương tiện: Hậu, Tượng.
- Chủđề: Đòn giằng quân.


- Thực hiện: 1.Hh6+ Vg8 2.Hg7 #
<b> 5.4.5. Đòn cối xay. </b>


- Khái niệm: Đòn cối xay là đòn phối hợp
được tạo dựng bởi các nước chiếu và mở chiếu tuần
tự.


Hình 116



Hình 117


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Ví dụ hình 119 - Trắng đi trước thắng.


- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Vua Đen bị
gị bó do Mf8 và các Tốt f7, g7 cản trở. Tc3 Trắng
khống chế đường chéo a1 - h8 rất mạnh, Xe Trắng
ở g3 rất tích cực. Ơ g7 của Đen rất yếu (khơng có
quân cờ khác bảo vệ), Trắng có thể tận dụng đánh
vào đó để tạo ưu thế.


- Phương tiện: Xe, Tượng.
- Chủđề: Đòn cối xay.


- Thực hiện: 1.Xg7+ Vh8 2.Xf7+ Vg8
<b>3.Xg7+ Vh8 4Xd7+ Vg8 5 Xg7+ Vh8 </b>
<b>6.Xc7+ Vg8 7. Xg7+ Vh8.... </b>


<b> Ví d</b>ụ hình 120 – Đen đi trước thắng.


- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Khả năng
phòng thủ của Trắng ở ơ g2 hầu như khơng có. Các
qn Trắng khơng có khả năng bảo vệ cho Vua
mình. Tượng Đen đang kiểm soát đường chéo a8 -
h1 rất mạnh. Đen có thể tổ chức phối hợp các quân
Tượng và Xe đánh vào ô g2 tạo ưu thế để dành
thắng lợi.


- Phương tiện: Xe, Tượng.
- Chủđề: Đòn cối xay.



- Thực hiện: <b>1....Xg2+ 2.Vh1 Xf2+ </b>
<b>3.Te4 Te4+ 4.Vg1 Xg2+ 5.Vh1 Xb2+ </b>
<b>6.Vg1 Xg2+ 7.Vh1 Xa2+ 8.Vg1 Xa1 và </b>
Đen thắng.


<b> 5.4.6. Đòn săn bắt quân. </b>


- Khái niệm: Là đòn đánh của đối thủ vào một
quân của đối phương, chủ yếu là Hậu vào trong một
vịng vây kín sau đó dùng lực lượng đe doạ tiêu diệt
quân đó.


Ví dụ hình 121 - Trắng đi trước thắng.


- Lý do xuất hiện địn phối hợp: Hậu Đen chỉ
có lối thốt duy nhất là ơ a3 bởi vì chính quân Mã
b4 của Đen và quân Trắng đã khép kín vịng vây.
Đây chính là lý do để bên Trắng thực hiện đòn phối
hợp.


- Phương tiện: Hậu, Xe, Tượng, Mã.
- Chủđề: Đòn săn bắt quân.


- Thực hiện: <b>1.Ma4 Ha2 2.Tc4 Tg4 </b>
<b>3.Mf3 Tf3 4.gf Ha3 5.Xc3 Mc2 </b>
<b>6.Hc2 + -. N</b>ếu 1....Ha3 2.Xc3 Ha2 3.Tc4 Mc2
4.Hc2 Hc2 - Trắng có ưu thế lớn.


Hình 119



Hình 120


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b> 5.4.7.Địn bắt đơi. </b>


- Khái niệm: Là địn đánh của một quân tấn
công cùng một lúc vào hai qn đối phương ( địn
chiếu đơi là một trường hợp đặc biệt của địn bắt
đơi). Có 2 nhân tố cơ bản tạo nên địn bắt đơi:


+ Quân không được bảo vệ hoặc bảo vệ
không chắc.


+ Sự bố trí các qn khơng hợp lý.
Ví dụ hình 122 - Trắng đi trước thắng.


- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Giả sử Vua
Đen ở vị trí f6 thay vị trí qn Mã thì lập tức bị
quân Mã Trắng tiến lên ô g4 bắt đơi.


- Phương tiện: Hậu, Mã.
- Chủđề: Địn bắt đôi.


- Thực hiện: <b>1.Hd8 Vg7 2.Hf6 Vf6 </b>
<b>3.Mg4 Vf5 4.Mh2 + - </b>


<b> Ví d</b>ụ hình 123 - Trắng đi trước thắng.


- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Mã c6 Đen
khơng có qn khác bảo vệ nên rất dễ bị tấn công.


Tượng Trắng ở b1 khống chế đường chéo b1 – h7
rất mạnh. Giả sử khi Trắng giải phóng được quân
Mã c3 khỏi cột “c” và Qn Hậu lên ơ c2 thì sẽ tạo
được 2 đe doạ đối với Đen: đe doạ Hh7 # và Hc6
bắt Mã. Đó cơ hội để bên Trắng tận dụng tạo ưu
thế.


- Phương tiện: Hậu, Tượng, Mã.
- Chủđề: Địn bắt đơi.


- Thực hiện: 1.Md5 ed 2.Hc2 f6 3.Hc6
và Trắng có ưu thế lớn.


<b> 5.4.8. Đòn quá tải. </b>


- Khái niệm: "Quá tải" là trường hợp một
quân cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ phòng
thủ trở lên. Nếu đối phương tập trung đáng vào
quân đó gọi là địn q tải.


Ví dụ hình 124 - Trắng đi trước thắng.


- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Quân Hậu
đang thực hiện hai nhiệm vụ là bảo vệ Vua và Mã ở
d8. Do vậy Hậu Đen bị quá tải trong phòng thủ.


- Phương tiện: Hậu, Xe, Tốt.
- Chủđề: Đòn quá tải.


- Thực hiện: <b>1.Xd1 Hc3 2.Xd8 + Vg7 </b>


<b>3.bc + - </b>


Hình 122


Hình 123


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7></div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b> Ví d</b>ụ hình 125 - Đen đi trước thắng.


- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Xe d4 của
Trắng đang thực hiện 2 nhiệm vụ là che chắn cho
Vua và bảo vệ Xd1. Do vậy Xe Trắng đã bị quá tải
trong việc phòng thủ. Đen sẽ tận dụng cơ hội đó để
tạo ưu thế. Đó chính là lý do để xuất hiện đòn phối
hợp.


- Phương tiện: Hậu, Xe, Tượng.
- Chủđề: Đòn quá tải.


- Thực hiện: <b>1....Hd1+ 2.Hd1 Xd1+ </b>
<b>3.Vf2 Td4 và </b>Đen thắng. Nếu 3.Mf1 thì 3....Td4+
4.Vh1 Xf1 #.


<b> 5.4.9. Đòn cắt đường. </b>


- Khái niệm: Là việc đối thủ vơ hiệu hố đối
phương bằng cách ngăn cản khi đối phương chiếm
giữ một đường quan trọng nào đó trong việc phịng
thủ (đó có thể là hàng ngang, cột dọc hay đường
chéo).



Ví dụ hình 126 - Trắng đi trước thắng.


- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Hậu và Xe
Trắng đang đe doạ chiếu hết Đen ở hàng ngang thứ
8. Nếu ngăn cản được sự phòng thủ của Hậu và Xe
Đen trên hàng ngang đó thì Trắng thắng cuộc. Đó là
lý do xuất hiện địn phối hợp.


- Phương tiện: Hậu, Xe, Tượng, Mã.
- Chủđề: Đòn cắt đường.


- Thực hiện: <b>1.Me8 He8 2.Te8 Xe8 </b>
<b>3.Hf8 + Xf8 4.Xf8 #. N</b>ếu 1....Hd6 2.Md6 + -
hoặc 1....Te8 2.Hf1 # hoặc 1....h6 2.Hf8+ Vh7
3.Hg7 #.


Ví dụ hình 127 - Đen đi trước thắng.


- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Vua Đen
đang bị gị bó, các qn Trắng phịng thủ yếu. Các
quân Đen đang hướng tập trung vào vị trí Vua
Trắng. Hậu Trắng đánh vào ơ h3 đe doạ chiếu hết
để mở đường cho Xe đánh vào ơ h2. Đó là lý do
xuất hiện địn phối hợp.


- Phương tiện: Hậu, Xe, Tượng, Mã.
- Chủđề: Đòn cắt đường.


- Thực hiện: 1...Hh3+ 2.gf Xh2+ 3.Vg1
<b>Me2 #. N</b>ếu 2.Vg1 thì 2....Hh2 #.



Hình 125


Hình 126


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b> 5.4.10. Đòn phong cấp. </b>


- Khái niệm: Đòn phong cấp là đòn phối hợp
được tạo dựng bởi việc sử dụng các nước đi phong
cấp của Tốt.


Ví dụ hình 128 - Trắng đi trước hồ.


- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Vua Trắng
đang bị đe doạ chiếu hết, nên Trắng phải tìm cách
cứu nguy cho mình. Vì Vua Đen đang bị gị bó do
các qn của mình cản trở nên đến lượt đi của
mình, Tốt Trắng có thể phong cấp thành Mã để thủ
hoà (phong cấp thành các quân khác thì sẽ thất bại).
- Phương tiện: Tượng, Mã, Tốt.


- Chủđề: Đòn phong cấp.


- Thực hiện:<b>1.f8/M + Xf8 2.Mf8 + ... th</b>ực
hiện chiếu bất biến ba lần và hoà.


Ví dụ hình 129 - Trắng đi trước thắng.


- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Sau khi Trắng
chơi f1/X, Vua Đen bị đe doa chiếu hết. Nếu Trắng


phong cấp thành Hậu thì sẽ hồ cờ. Đó là lý do xuất
hiện đòn phối hợp.


- Phương tiện: Vua, Tốt.
- Chủđề: Đòn phong cấp.


- Thực hiện: <b>1.f1/X Xf5+ 2.Xf5 Va7 </b>
<b>3.Xh5 #. </b>


5.4.11. <b>Địn cầu hồ. </b>


- Khái niệm: Là địn phối hợp nhằm mục đích
đạt được thế cờ hồ ( có thể là dẫn tới thế cờ “Pát”
hoặc chiếu bất biến hoặc không đủ lực lượng chiếu
hết).


Ví dụ hình 130 - Trắng đi trước hoà.


- Lý do xuất hiện địn phối hợp: Bên Đen
đang có ưu thế về lực lượng nhưng khả năng phòng
thủ của quân Đen yếu. Trắng có thể thực hiện địn
phối hợp để đưa về thế cờ hồ ở tình thế “chiếu bất
biến”.


- Phương tiện: Hậu, Xe.
- Chủđề: Đòn cầu hoà.


- Thực hiện: <b>1.Xa4 Ha4 2.Hh5 + Vg8 </b>
<b>3.He8 + Vh7 4.Hh5 + Vg8... và hoà c</b>ờ.



Hình 128


Hình 129


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Hình 131
Ví dụ hình 131 - Trắng đi trước hoà.


- Lý do xuất hiện địn phối hợp: Vua Trắng
bị gị bó do các Tốt của mình cản trở. Bên Đen
đang có ưu thế về lực lượng, nhưng ô g6, h6 rất
yếu (không được các quân cờ khác bảo vệ). Trắng
có thể tận dụng sự phịng thủ sơ hở của Đen để tấn
công vào điểm yếu g6, h6 đểđưa ván cờ về kết cục
hoà.


- Phương tiện: Hậu.
- Chủđề: Địn cầu hồ.


- Thực hiện: <b>1.Hg6 + Vh8 2.Hh6 + Vg8 </b>
<b>3.Hg6 + ... th</b>ực hiện chiếu bất biến 3 lần và hoà
cờ.


5.4.12. <b>Địn phục kích. </b>


- Khái niệm: Là loại địn phối hợp phức tạp,
nó mang tính bí mật, quân đánh thường nấp phía
sau quân mình.


Ví dụ hình 132 - Trắng đi trước thắng.



- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Về mặt
phương diện phát triển quân, bên Trắng đã chuẩn
bị một đội quân rất mạnh trên cột "e". Vua Đen
chưa nhập thành, khả năng phòng thủ của quân
Đen yếu. Nếu Trắng phải phóng, khai thơng được
cột “e” thì họ sẽ có một cuộc tấn cơng rất nguy
hiểm đối với Đen. Đó là lý do để Trắng thực hiện
địn phối hợp.


- Phương tiện: Hậu, Xe, 2 Mã, Tượng.
- Chủđề: Địn phục kích.


- Thực hiện: <b>1.Mf7 + Mf7 2.Mf6 gf </b>
<b>3.He8 + Ve8 4.Tb5 + Vd8 5.Xe8 </b>#


<b> Ví d</b>ụ hình 133 - Trắng đi trước thắng.


- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Vua Đen
đang bị Xe Trắng khơng chế ở cột “b” nên rất gị
bó. Các quân Trắng đang tập trung ở cánh Hậu đe
doạ tấn cơng Vua Đen. Các qn Đen phịng thủ
khơng tích cực.


- Phương tiện: Hậu, 2 Xe, Mã.
- Chủđề: Đòn phục kích.


- Thực hiện: <b>1.Md5 Hd6 2.Xa7 + Ha7 </b>
<b>3.Ha4 </b># . Nếu 1....Hc2 thì 2.Mc7 #, hoặc 1....Hd5


2.Xa7 Va7 3.Ha4 + Ha5 4.Ha5 #, hoặc



1....Hd4 2.Xd4 - Trắng có ưu thế lớn.


Hình 132


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Hình 134


Hình 135
<b> 5.4.13. Địn giải phóng ơ. </b>


- Khái niệm: Là đòn phối hợp thực hiện gắn
với việc giải phóng một ơ cờ quan trọng cho qn
khác chiếm đóng (thường là Mã).


Ví dụ hình 134 - Trắng đi trước thắng.


- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Bên Trắng có
khả năng tấn cơng Vua đối phương nhờ 2 đường
chéo a2 - g8, b1 - h7. Nếu Mã Trắng nằm ở ơ g6 thì
sẽ có uy hiếp lớn đối với Đen.


- Phương tiện: Hậu, Xe, Tượng, Mã.
- Chủđề: Địn giải phóng ơ.


- Thực hiện: <b>1.Xg5 Xf6 2.Mg6 Xg6 </b>
<b>3.Hg6 Hf8 - Tr</b>ắng có ưu thế lớn.


Ví dụ hình 135 - Trắng đi trước thắng.


- Lý do xuất hiện địn phối hợp: Vua Đen bị


chính 2 Xe của mình cản trở nên rất gị bó. Tượng
Trắng ở c4 khống chếđường chéo a2 - g1 rất mạnh.
Trắng đang đe doạ tấn công vào điểm f7. Nếu Mã
Trắng đến được ơ f6, thì sẽ giải phóng được đường
chéo a2 - g8 của Tượng, tạo ra mối đe doạ nguy
hiểm đối với Đen.


- Phương tiện: Hậu, Xe, Tượng, Mã.
- Chủđề: Địn giải phóng ơ.


- Thực hiện: <b>1.Hg6 Hg5 2.Mf6 + Hf6 </b>
<b>3.Xf6 </b>- Trắng có ưu thế quyết định. Nếu 1....fg thì
2.Mf6 + + #.


<b> 5.4.14. Đòn chiếu dùng Tốt. </b>


- Khái niệm: Là đòn phối hợp dùng Tốt hoặc
phối hợp Tốt với các quân cờ khác để chiếu đối
phương.


Ví dụ hình 136 - Trắng đi trước thắng.


- Lý do xuất hiện địn phối hợp: Tốt Trắng ở
g6 kiểm sốt 2 ô f7, h7 rất mạnh. Hậu Đen ở f8 vơ
tình đã cản trở Vua mình, các qn Đen khơng có
khả năng phịng thủ. Trắng có thể tận dụng cơ hội
này để tấn công Vua Đen để tạo ưu thế.


- Phương tiện: Hậu, Tốt.
- Chủđề: Đòn chiếu dùng Tốt.



- Thực hiện: <b>1.Hd5 + Hf7 2. gf + Vf8 </b>
<b>3.fe/H </b>- Trắng có ưu thế quyết định. Nếu 1....Vh8


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Hình 137


Hình 138
<b> Ví d</b>ụ hình 137 - Trắng đi trước thắng.


- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Vua Đen bị
gị bó do Xe và Tượng vủa mình cản trở. Trắng có
Tượng khống chế đường chéo b1 – h7 rất mạnh.
Hậu và Xe Trắng ở trên cột “h”, nếu giải phóng
được cột “h”, Trắng sẽ có cuộc tấn cơng nguy hiểm
đối với Đen. Đó là lý do để Trắng thực hiện địn
phối hợp.


- Phương tiện: Hậu, Xe, Tốt.
- Chủđề: Đòn chiếu dùng Tốt.


- Thực hiện: 1.Hh7 + ! Vh7 2. hg #<i><b>. </b></i>




5.4.15. <b>Đòn chiếu theo kiểu Ả Rập. </b>


<b> - Khái ni</b>ệm: Chiếu theo kiểu Ả Rập là đòn
phối hợp chiếu giữa Mã và Xe.


Ví dụ hình 138 - Trắng đi trước thắng.



- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Đen chưa tạo
được nguy hiểm gì đối với Trắng. Vua Đen đang ở
“trung tâm”, các quân Trắng đang hướng về vị trí
Vua Đen. Đây là thời cơ để Trắng phối hợp tấn
công Vua Đen.


- Phương tiện: Hậu, Xe, Mã.


- Chủđề: Đòn chiếu theo kiểu Ả Rập.


- Thực hiện: <b>1.Xb7 + Xf6 2.Mc6 + Ve1 </b>
<b>3.Xe7 + Vf8 4.Hg7 </b>#<i><b>.</b></i> Nếu 1....hg thì 2.Mc6 +


Ve1 3.Xe7 #<i><b>. </b></i>




Ví dụ hình 139 - Đen đi trước thắng.


- Lý do xuất hiện địn phối hợp: Trắng chưa có
đe doạ nguy hiểm nào đối với Đen. Hậu và Tượng
Đen khống chế 2 đường chéo rất mạnh, các quân
Đen đang hướng vào vị trí Vua Trắng. Các quân
Trắng phịng thủ khơng tích cực. Nếu Mã nhảy khỏi
cột “d” và Xe Đen tiến được xuống d1 thì sẽ chiếu
hết được Trắng. Đó là lý do xuất hiện đòn phối hợp
cho bên Đen.


- Phương tiện: Hậu, Xe, Tượng, Mã.


- Chủđề: Đòn chiếu theo kiểu Ả Rập.


- Thực hiện: 1.Hc2 + ! Xc2 2.Mb3 + ! Vb1
<b>3.Xd1 + Xc1 4.Xc1 </b>#<b>. N</b>ếu 2....Tb3 3.Xd1 và


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Ví dụ hình 140 - Trắng đi trước thắng.


- Lý do xuất hiện đòn phối hợp: Vua Đen đang
bị gị bó, khả năng phịng thủ của các quân Đen rất
yếu. Mã và Hậu Trắng rất mạnh, đang đe doạ tấn
công Vua Đen. Trắng có thể phối hợp hoạt động
giữa Hậu, Xe, Mã để tạo ra một cuộc tấn công chiếu
hết Vua Đen.


- Phương tiện: Hậu, Xe, Mã.


- Chủđề: Đòn chiếu theo kiểu Ả Rập.


- Thực hiện: 1.Hg7 + ! Xg7 2.Mf6 + Vh8
<b>3.Xe8 + Xg8 4.Xg8 </b>#<b>. </b>


Hình 140
<b>5.5. Phân tích, đánh giá, lập kế hoạch trong Cờ Vua. </b>


<b>5.5.1. Vai trị của việc phân tích, đánh giá, lập kế hoạch trong Cờ Vua. </b>


Thực tế thi đấu cho thấy rằng, ở nhiều ván cờ xuất hiện lối chơi thế trận liên hồn, cịn
lối chơi với tư tưởng chủđạo là địn phối hợp rất ít gặp. Nếu ván cờ kết thúc bằng địn phối
hợp, thì ngay từđầu ván cờđã xuất hiện thế trận liên hoàn. Muốn chơi tốt thế trận liên hồn,
trước hết phải phân tích được thế trận xảy ra ở mọi thời điểm, sau đó đánh giá được thế trận


bên nào mạnh hơn hoặc cân bằng và cuối cùng mới vạch ra kế hoạch chiến lược chơi tiếp
theo. Điều đó khẳng định rằng, phân tích - đánh giá - lập kế hoạch là 3 yếu tố luôn luôn đi liền
với nhau. Phân tích - đánh giá thế trận sẽ tạo điều kiện để phát hiện những mặt mạnh và yếu
trong thế trận của mình và trong thế trận của đối phương. Trên cơ sởđó sẽ tận dụng những
mặt mạnh của mình để tấn cơng điểm yếu của đối phương hoặc biết được điểm yếu của mình
để phịng thủ.


Thời điểm cần phải phân tích - đánh giá và lập kế hoạch là ngay sau khi kết thúc khai
cuộc hoặc sau khi thế trận đã chuyển hướng khác, nghĩa là vào các thời điểm then chốt của
ván đấu thì cần tiến hành cơng việc đó.


<b>5.5.2. Phân tích - đánh giá thế trận. </b>
<b>5.5.2.1. Khái niệm. </b>


Phân tích - đánh giá thế trận là q trình xác định tình thế của cả 2 bên thơng qua
những đấu hiệu đặc trưng của tình huống, để từ đó tạo cơ sở cho việc xác lập kế hoạch chơi
tiếp theo.


<b>5.5.2.2. Các nhân tố cơ bản trong việc phân tích - đánh giá. </b>


Để có thể phân tích - đánh giá đúng thế trận, cần thiết phải dựa vào các nhân tố:
- Ô mạnh, ô yếu: Ô mạnh là ô không bị Tốt đối phương tấn công và được sự bảo vệ
của Tốt của mình. Ngược lại ơ mạnh của bên này là ơ yếu của bên kia.


- Cấu trúc Tốt: Khi xem xét cấu trúc Tốt cần phải chú ý đến 2 điểm là: Điểm yếu của
chính các Tốt và điểm yếu của chính các ơ cờ xung quanh tốt. Cấu trúc Tốt được chia làm 6
loại.


+ Tốt liên hồn.
+ Tốt thơng có bảo vệ.


+ Tốt cô lập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

+ Tốt chồng.


Tuy nhiên khi xem xét các loại cấu trúc Tốt nêu trên, cần thiết phải gắn chúng với
từng tình huống cụ thể. Những đánh giá trên khơng thể phù hợp với tất cả các tình huống.
- Cột mở: Cột mở là cột khơng có Tốt đứng. Nếu mà cột chỉ có Tốt của một bên đứng
thì được gọi là cột nửa mở.


- Đường chéo: là đường nối các ô cùng màu nằm liền kề nhau. Trong các thế trận liên
hoàn, các quân Hậu và Tượng chiếm lĩnh các đường chéo quan trọng, có thể trở thành yếu tố
quết định thắng lợi.


- Sự phân bố các quân: Khi các quân được bố trí trên các vị trí tích cực và vững mạnh
thì có thể xây dựng kế hoạch chơi hiệu quả. Ngược lại nếu bố trí các quân thiếu vững chắc, sẽ
dễ dàng bị thất bại.


- Không gian và trung tâm: Khu trung tâm được xác định bởi 4 ô cờ : d5, d5, e4, e5.
Khu trung tâm mở rộng là các ơ cờ thuộc hình vng c3 – c6- f3 – f6. Trung tâm có ý nghĩa
rất quan trọng, khi một quân cờđứng ở trung tâm thì nó phát huy được sức mạnh của mình.
Hơn nữa từ trung tâm, các quân có thể di chuyển tới các cánh hỗ trợ với thời gian (temp)
nhanh nhất.


Trong Cờ Vua, khái niệm trung tâm thường được gắn liền với không gian. Thông
thường bên nào chiếm được khu trung tâm thì cũng đồng nghĩa với việc bên đó có khoảng
khơng gian rộng lớn.


- Vị trí Vua: Vị trí Vua có ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch chơi và thậm chí cịn ảnh
hưởng trực tiếp cảđến kết quả ván đấu. Thực tế thi đấu đã khẳng định rằng trong tất cả các
cuộc tấn cơng thì cuộc tấn cơng vào vị trí Vua bao giờ cũng là cuộc tấn công nguy hiểm nhất.



<b>5.5.2.3. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi phân tích - đánh giá thế trận. </b>
Khi phân tích - đánh giá thế trận cần phải tuân thủ 2 nguyên tắc sau:


Nguyên tắc 1: Cần phải phân tích theo quân điểm “tĩnh” và quan điểm “động”.


Phân tích theo quan điểm “tĩnh” là phân tích dựa trên cơ sở những dấu hiện thống kê
bên ngồi của thế trận.


Phân tích theo quan điểm “động” là việc xét đến các kế hoạch chiến lược và phương
pháp tiến hành chúng dựa trên những điểm đặc trưng của thế trận.


Nguyên tắc 2: Cần phải thực hiện tuần tự các bước khi tiến hành đánh giá thế trận đó
là:


Bước 1: Thống kê tương quan lực lượng 2 bên.
Bước 2: Thống kê những yếu tố của thế trận.


Bước 3: Xác định mối liên hệ của những yếu tố trong các bước 1 và 2 với những
nguyên tắc chỉđạo của chiến lược và chiến thuật đã định.


Bước 4: Tìm ngun nhân xuất hiện của địn chiến thuật cần áp dụng.
<b>5.6. Các phương pháp giảng dạy. </b>


Các nguyên tắc về phương pháp là hạt nhân cơ bản trong việc lựa chọn những phương
pháp để ứng dụng vào quá trình giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho đối tượng giáo dục. Nó
được xây dựng trên cơ sở của các quy luật về tâm lý giáo dục nói chung. Qua nghiên cứu và
kiểm nghiệm, thấy rằng cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc mang tính lý luận, bao gồm các
nguyên tắc: Nguyên tắc thống nhất giữa giảng dạy Cờ vua và giáo dục toàn diện, Nguyên tắc
hệ thống, Nguyên tắc vừa sức, Nguyên tắc trực quan, Nguyên tắc bền vững kiến thức và ứng


dụng thực tiển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Nhóm phương pháp thực tập sư phạm. Trong đó nhóm phương pháp thực hiện nghiệp vụ sư
phạm được coi là có hiệu quả nhất.


Phương pháp dùng lời hay phương pháp mô tả bằng lời bao gồm: Kể chuyện, miêu tả,
giải thích, giảng bài, trị chuyện....


Phương pháp trưng bày bao gồm: Biểu bảng, biểu đồ, kế hoạch, áp phích, bàn cờ treo.
Phương pháp tham quan: Tổ chức tham quan các giải thi đấu, tổ chức tham quan theo
các chủđề.


Phương pháp bài tập: Giải các thế cờ theo chủ đề đã được chọn lựa riêng nhằm tạo ra
những kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn.


Phương pháp trị chơi: Chơi với bạn cùng nhóm những thế cờđang học hoặc trích đoạn
của ván đấu.


Phương pháp thi đấu: Thi đấu với bạn cùng nhóm, thi đấu nhiều bàn cùng lúc, thi đấu
hạn chế thời gian dựa trên các thế cờđang học hoặc trích đoạn của ván đấu.


Phương pháp phân tích ván đấu và các thế cờ điển hình: Nghiên cứu các ván đấu của
các đại kiện tướng, phân tích các ván đấu trong học tập, phân tích các tình thếđiển hình ....
<b>6. Tóm tắt nội dung chương. </b>


- Khái niệm:


- Các nhân tố chiến thuật trong giai đoạn trung cuộc.
- Đòn phối hợp.



- Một số dạng thức đòn phối hợp cơ bản.
+ Đòn thu hút.


+ Đòn đánh lạc hướng.
+ Đòn thắt cổ.


+ Đòn giằng quân.
+ Đòn cối xay.
+ Đòn săn bắt quân.
+ Đòn bắt đơi.
+ Địn q tải.
+ Địn cắt đường.
+ Địn phong cấp.
+ Địn cầu hồ.
+ Địn phục kích.
+ Địn giải phóng ơ.
+ Địn chiếu dùng Tốt.


+ Đòn chiếu theo kiểu Ả Rập.


- Phân tích, đánh giá, lập kế hoạch trong Cờ Vua.


+ Vai trị của việc phân tích, đánh giá, lập kế hoạch trong Cờ Vua.
+. Phân tích - đánh giá thế trận.


* Khái niệm.


* Các nhân tố cơ bản trong việc phân tích - đánh giá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>7. Bài tập. </b>



<b>Bài 1: Tr</b>ắng đi trước thắng <b><sub>Bài 2: Tr</sub></b><sub>ắ</sub><sub>ng </sub><sub>đ</sub><sub>i tr</sub><sub>ướ</sub><sub>c th</sub><sub>ắ</sub><sub>ng</sub>


<b>Bài 3: Tr</b>ắng đi trước thắng <b>Bài 4: </b>Đen đi trước thắng


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>Bài 7: Tr</b>ắng đi trước thắng <b>Bài 8: Tr</b>ắng đi trước thắng


<b>Bài 9: </b>Đen đi trước thắng <b>Bài 10: Tr</b>ắng đi trước thắng


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>Bài 13: </b>Đen đi trước thắng <b>Bài 14: </b>Đen đi trước thắng


<b>Bài 15: Tr</b>ắng đi trước thắng <b>Bài 16: </b>Đen đi trước thắng


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>Bài 19: Tr</b>ắng đi trước thắng <b>Bài 20: Tr</b>ắng đi trước thắng


<b>Bài 21: </b>Đen đi trước thắng <b>Bài 22: </b>Đen đi trước thắng


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>Bài 25: Tr</b>ắng đi trước thắng <b>Bài 26: Tr</b>ắng đi trước thắng


<b>Bài 27: Tr</b>ắng đi trước thắng <b>Bài 28: </b>Đen đi trước thắng


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>Bài 31: Tr</b>ắng đi trước thắng <b>Bài 32: Tr</b>ắng đi trước thắng


<b>Bài 33: </b>Đen đi trước thắng <b>Bài 34: </b>Đen đi trước thắng


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>Bài 37: Tr</b>ắng đi trước thắng <b>Bài 38: </b>Đen đi trước thắng


<b>Bài 39: Tr</b>ắng đi trước thắng <b>Bài 40: Tr</b>ắng đi trước thắng


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>8.Tài liệu đọc thêm. </b>



- Uỷ ban TDTT. 2004. Luật Cờ Vua. Nhà xuất bản Thể Dục Thể Thao, Hà Nội - 2004.
- IU.L.A. Avơbach. 1986. Cờ quốc tế - Kỹ thuật cờ tàn. Hội cờ Việt Nam xuất bản
1986.


- Th.S Đàm Quốc Chính, Đặng Văn Dũng, Nguyễn Hồng Dương.1999. Giáo trình Cờ
Vua (Th.S Đàm Quốc Chính: chủ biên). Nhà xuất bản Thể Dục Thể Thao, Hà Nội - 1999.


- Tạp chí người chơi cờ. Những nước cờ xuất sắc của Bobby Fischer. Quyển 1.
- Tạp chí người chơi cờ. Những nước cờ xuất sắc của Bobby Fischer. Quyển 2.
- Tạp chí người chơi cờ. Các dạng thức tàn cuộc căn bản nhất. Quyển 4.


- Tạp chí người chơi cờ. Những địn chiến thuật thí quân giành thắng lợi. Quyển 2.
- Tạp chí người chơi cờ. Luyện tập chiến thuật Cờ Vua.


- Tạp chí người chơi cờ. Luật chơi cờ, các nguyên tắc ra quân, những kỹ năng tiến
hành ván cờ. Quyển 1.


- T.S Đàm Quốc Chính. 2003. Giáo trình Cờ Vua. Xí nghiệp in SGK Hồ phát - Thành
phốĐà Nẵng - 2003.


- V.E.GOLENHISHEV. 1997. Chương trình đào tạo vận động viên Cờ Vua trẻ năm
học thứ 2 - 3. Hà Nội - 1997.


- X.G.GRABUZOV. 1998. Chương trình đào tạo vận động viên Cờ Vua đẳng cấp cao.
Quyển 4. Hà Nội, 9 - 1998.


<b>9. Tài liệu tham khảo. </b>


- Uỷ ban TDTT. 2004. Luật Cờ Vua. Nhà xuất bản Thể Dục Thể Thao, Hà Nội - 2004.


- Th.S Đàm Quốc Chính, Đặng Văn Dũng, Nguyễn Hồng Dương.1999. Giáo trình Cờ
Vua (Th.S Đàm Quốc Chính: chủ biên). Nhà xuất bản Thể Dục Thể Thao, Hà Nội - 1999.
- T.S Đàm Quốc Chính. 2003. Giáo trình Cờ Vua. Xí nghiệp in SGK Hồ phát - Thành
phốĐà Nẵng - 2003.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×