Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đạo hiếu trong phật giáo và việc nâng cao nhận thức về lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.08 KB, 78 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

ĐẠO HIẾU TRONG PHẬT GIÁO VÀ VIỆC
NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ LÒNG HIẾU THẢO
CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngƣời hƣớng dẫn : TS. Trần Ngọc Ánh
Sinh viên thực hiện : Phan Thị Cam
Lớp
: 10SGC

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014


2

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Tơi
đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo trong khoa
Giáo Dục Chính Trị - trường ĐHSP – ĐHĐN.
Để khóa luận được hồn thành như ngày hơm nay, trước hết, tôi xin chân
thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Giáo Dục Chính Trị - trường ĐHSP –
ĐHĐN, khoa Lý luận Chính trị trường Đai học Kinh tế - ĐHĐN.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn TS. Trần Ngọc Ánh đã tận tình hướng dẫn, động


viên và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện khóa luận này.
Đồng thời tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ln
bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, mặc dù có
nhiều cố gắng song khơng tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự
góp ý quý báu của thầy giáo, cô giáo và các bạn!
Xin trân trọng cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 16 tháng 5 năm 2014.
Sinh viên
Phan Thị Cam


3

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 8
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 8
5. Bố cục đề tài .................................................................................................. 8
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu....................................................................... 8
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 10
CHƢƠNG 1: QUAN NIỆM CỦA PHẬT GIÁO VỀ ĐẠO HIẾU ............ 10
1.1. Vài nét về triết học Phật giáo ................................................................... 10
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo ..................................... 10
1.1.2. Những tư tưởng cơ bản của triết học Phật giáo .................................... 12
1.1.3. Lịch sử du nhập và phát triển Phật giáo ở Việt Nam ............................ 17
1.2. Chữ Hiếu trong Phật giáo ......................................................................... 19
1.2.1. Kinh Vu lan Bồn ................................................................................... 20

1.2.2. Kinh báo ân cha mẹ ............................................................................... 23
1.2.3. Một số kinh khác ................................................................................... 30
1.2.4. Đánh giá quan niệm về chữ Hiếu trong Phật giáo ................................ 32
CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG CHỮ HIẾU CỦA PHẬT GIÁO VÀO VIỆC
NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ LÒNG HIẾU THẢO CHO THẾ HỆ
TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY. ..................................................................... 36
2.1. Đạo hiếu và vai trò của đạo hiếu trong đời sống gia đình ...................... 36
2.1.1. Khái niệm về lòng Hiếu thảo và một số quan niệm về chữ Hiếu trong
lịch sử. ............................................................................................................. 36
2.1.2. Bản chất và vai trò của đạo Hiếu .......................................................... 53


4

2.2. Giáo dục nâng cao nhận thức về lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ Việt Nam
hiện nay. .......................................................................................................... 55
2.2.1. Thực trạng việc nhận thức và hành động về đạo hiếu của thế hệ trẻ Việt
Nam hiện nay. ................................................................................................. 55
2.2.2. Một số giải pháp nhằm việc nâng cao nhận thức về lòng hiếu thảo cho
thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay........................................................................... 59
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75


5

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước phương Đơng, nơi mà tơn giáo có ảnh hưởng rất

lớn đến đời sống văn hóa, tác động mạnh mẽ đến nếp sống tinh thần, thói
quen, suy nghĩ của con người và xã hội.Trong các tơn giáo đó thì Phật giáo một trong những tơn giáo lớn của thế giới đã du nhập vào nước ta từ rất sớm
và trở thành tơn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Việt Nam. Đất nước ta
đang trong công cuộc xây dựng quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì chủ nghĩa
Mác-Lênin là tư tưởng chủ đạo,ngọn đèn dẫn đường,vũ khí lý luận. Cùng với
đó, Phật giáo là lĩnh vực nghiên cứu tương đối rộng, ngoài việc nghiên cứu
giáo lý, kinh điển, lịch sử của Phật giáo còn đề cập đến các lĩnh vực như triết
học, văn học, khảo cổ, tâm lý học, xã hội học… Phật học đã trở thành một
trong những khoa học tương đối quan trọng trong khoa học xã hội. Phật giáo
phát triển, truyền bá ở nước ta gắn liền với quá trình hình thành, phát triển tư
tưởng đạo đức con người và sự tồn tại, phát triển của Nhà nước Việt Nam. Vì
vậy, khi nghiên cứu lịch sử, tư tưởng ta không thể không đề cập đến Phật giáo
đặc biệt là những quan niệm của phật giáo về đạo hiếu.
Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo là con đường giải thoát của chánh
pháp, là con đường của người Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì khơng
thể gọi là một người Phật tử chân chính được. Hiếu thảo với cha mẹ là một
đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như là một nền
tảng của mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc
cho cá nhân, gia đình và xã hội. Hiếu là chất liệu cho cuộc sống, là hương
thơm cho đời, là hành trang vô giá và không thể thiếu vắng ở bất kỳ người
nào. Hiếu phản ánh đời sống văn hóa và đạo đức của xã hội. Hiếu phân định


6

nhân cách, tri thức của con người. Hiếu là chất liệu sống mn thuở. Nói đến
hiếu là nói đến cái gì cao đẹp nhất, thiêng liêng nhất đối với mọi người. Hiếu
có vai trị quan trọng trọng, là một mặt khơng thể thiếu đối với sự hình thành
nhân cách của con người.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước các gia đình

Việt Nam đang có bước chuyển mình từ mơ hình gia đình truyền thống tam,
tứ đại đồng đường sang mơ hình gia đình hạt nhân, vấn đề các giá trị đạo đức
gia đình rất cần thiết được đặt ra để xem xét. Bên cạnh những tấm gương về
lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, cũng như sự hi sinh lớn lao của các
đấng sinh thành cho con cái, thì đâu đó vẫn thấy cảnh con cái bất hiếu, ngược
đãi, thậm chí cướp đi sinh mạng của chính cha mẹ mình. Đó thực sự là hồi
chuông cảnh thức cho những người làm cha, làm mẹ, những đứa con và
những người làm công tác giáo dục thế hệ trẻ.
Nguyên nhân của tình trạng nêu trên chính là sự nhận thức chưa đúng
đắn, chưa thấu đáo và sâu sắc về chữ hiếu và lòng hiếu thảo của thế hệ trẻ nên
đã có những hành vi đi ngược lại với các nguyên tắc của chữ Hiếu.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tơi chọn đề tài: “Đạo hiếu trong Phật
giáo và việc nâng cao nhận thức về lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ Việt Nam
hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của đề tài: Thông qua việc nghiên cứu những kinh điển của
Phật giáo về Hiếu hạnh làm cơ sở giáo dục nâng cao nhận thức về lòng hiếu
thảo cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
+ Làm rõ những nội dung cơ bản của Phật giáo về đạo Hiếu và vai trò
của đạo hiếu trong đời sống gia đình.


7

+ Tìm hiểu thực trạng việc nhận thức về đạo hiếu và đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao nhận thức về lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ Việt Nam
hiện nay.



8

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng:
+ Nghiên cứu đạo hiếu trong Phật giáo
+ Vận dụng chữ Hiếu của Phật giáo vào việc nâng cao nhận thức về lòng
hiếu thảo cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi: Khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề về đạo hiếu
trong Phật giáo và việc nâng cao nhận thức về lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ
Việt Nam hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện bởi phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, trong đó chú trọng các phương pháp: so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ
thống hóa, khái qt hóa…
5. Bố cục đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của khóa luận gồm 2 chương (4 tiết):
Chương 1: Quan niệm của Phật giáo về đạo Hiếu
Chương 2: Vận dụng chữ Hiếu của Phật giáo vào việc nâng cao nhận
thức về lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Phật giáo vào Việt Nam từ rất sớm, nhanh chóng hịa với tâm lý, tư
tưởng, văn hóa tinh thần độc lập và suốt chiều dài lịch sử đã có những đóng
góp xứng đáng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, hiện tại vẫn giữ một
vị trí quan trọng trong đời sống, đặc biệt là đời sống văn hóa tinh thần nhân
dân Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu Phật giáo nói chung và đạo Hiếu trong
Phật giáo nói riêng là một vấn đề thu hút nhiều người quan tâm. Trong đó
phải kể đến những cơng trình nghiên cứu quan trọng như: “Ảnh hưởng của
các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay” do giáo sư
Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1997. Cuốn “Đạo



9

đức học Phật giáo” do Hịa thượng, Tiến sĩ Thích Minh Châu giới thiệu và
viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1995 là những bài tham luận
của nhiều tác giả. Cuốn“Hạnh hiếu trong đạo Phật” của Thích Nhật Quang,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1999. Trong cuốn sách này, tác giả đã cho
người đọc thấy được phương pháp báo hiếu cha mẹ ý nghĩa của Hiếu đạo
trong kinh điển nhà Phật.
Cuốn sách “Nhị thập tứ hiếu” của Đại Lãn, Nxb Đà Nẵng 1983. Trong
cuốn sách này tác giả đã khẳng định: “Nhị thập tứ hiếu có lẽ là những tấm
gương sáng muôn đời cho những con người phải ln nhớ giữ lịng Hiếu thảo
với cha mẹ”.
Gần đây có một số cơng trình nghiên cứu đề cập tới phạm trù Hiếu như:
“Luận điểm trung với nước, hiếu với dân trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh” của PGS.TS Lê Hữu Ái, tạp chí lý luận chính trị số 7/2004.
Mỗi cơng trình nghiên cứu khoa học về Phật giáo là một cách khai thác
riêng, với những góc độ khác nhau. Đề tài “Đạo hiếu trong Phật giáo và việc
nâng cao nhận thức về lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” là sự
kế thừa một số thành tựu, kết quả nghiên cứu về đề tài Phật giáo nói chung và
đạo Hiếu Phật giáo nói riêng, kết hợp với những kiến thức và khả năng hiện
có. Khóa luận chỉ là bước đầu của sự tìm hiểu, nghiên cứu, tóm lược một số
khía cạnh của đạo Hiếu trong Phật giáo và định hướng những biện pháp có ý
nghĩa nhằm nâng cao nhận thức về lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ Việt Nam
hiện nay.


10


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: QUAN NIỆM CỦA PHẬT GIÁO VỀ ĐẠO HIẾU
1.1. Vài nét về triết học Phật giáo
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo
Phật giáo là một học thuyết triết học do con người sáng tạo ra vì vậy nó
chịu sự chi phối của nhân sinh quan, thế giới quan của con người, sự tác động
của bối cảnh, tình hình xã hội thời đó. Để nắm được tư tưởng cơ bản của Phật
giáo thì trước hết phải tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của nó.
Đạo Phật (Buddhism) xuất hiện và thế kỷ thứ VI trước CN, là một trào
lưu tôn giáo triết học. Phật giáo ra đời và đã nhanh chóng phổ biến ở Ấn Độ,
ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hóa tinh thần của nhiều dân tộc phương
Đơng và hiện nay đang lan truyền dần sang phương Tây.
Mục đích cao nhất của Phật giáo là hướng thiện và cuộc sống đức độ, đó
là phương tiện để giải phóng con người khỏi vịng ln hồi bất tận. Vì thế, từ
phương diện này mà nói giá trị của Đạo Phật là bền vững. Có thể nói, Phật
giáo khơng hẳn là một tơn giáo vì họ khơng thờ một vị thần nào, ngồi ý
nghĩa tơn giáo, Phật giáo là một hệ thống triết học và quy tắc đạo đức. Có thể
nói, Đạo Phật là một tôn giáo tâm linh sâu sắc nhất.
“Phật” theo tiếng Phạn là Boddho, có nghĩa là đấng giác ngộ sáng suốt
và giác ngộ người khác. “Phật” theo Phật giáo là bậc thánh nhân thấu suốt hết
thảy mọi lẽ của tạo hóa và có thể chỉ bảo cho ta giải thoát khỏi luật luân hồi,
sinh tử. Đạo Phật được xây dựng trên cơ sở cuộc đời và tư tưởng của Phật
Thích Ca Mâu Ni.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tên thật là Tất Đạt Đa (Siddhartha), họ Cù
Đàm (Gotama), vốn là con đầu của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) dòng họ
Thích Ca (Sakya) và hồng hậu MaDa (Mahamaya) ở Ca Tì La Vệ.


11


Tương truyền Thái tử Tất Đạt Đa sinh vào ngày 15 tháng 04 năm 563
TCN tại khu vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) cách Ca Tỳ La Vệ không xa. Kinh
Phật chép rằng Thái tử có 32 tướng tốt, 80 dáng đẹp, thân cao trượng sáu,
toàn thân đều màu vàng, đầu tỏa hào quang. Thái tử Tất Đạt Đa theo học
nhiều minh triết và lưu thông mọi triết thuyết được thời đó chấp nhận. Ngài
cùng vợ là Yasodhana và con trai là Rahula sống yên ổn trong cảnh phú quý
được mọi người trọng vọng. Nhưng bản tính đa sầu, đa cảm, khi thấy tình
trạng thống khổ của người đời xung quanh mình, ngài quyết định đi tìm
phương cứu khổ cho bản thân và mọi người. Năm 29 tuổi rời bỏ hoàng cung
từ bỏ cuộc sống vương giả để đi tìm đạo cứu thế.
Nhìn rõ tướng vơ thường và đang bủa vây xung quanh cuộc sống, vào
đêm rằm tháng 2 âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền Trách (Kanthaca) cùng với
người cận hầu Xa Nặc (Chandaca) vượt Hoàng thành vào Hy Mã để lại đằng
sau cuộc sống yêu thương và Vương vị: “Ta không muốn sống trong cung
điện vàng ngọc, ta không muốn sống trong cảnh vương giả trị vì thiên hạ,
hưởng cuộc đời sung sướng cao sang trên mồ hôi và nước mắt của lê dân. Ta
không muốn sống trong xã hội bất công mà ta đã chứng kiến. Ta quyết định ra
đi, dù phải xơng pha trên gió bụi bão bùng, ta cố tìm ra mối đạo giải thốt cho
mn loài”[17; tr.33]
Đến năm 35 tuổi, ngài đã giác ngộ được con đường giải thoát dưới gốc
cây bồ đề (Pipala) ở Buddhagaya. Ngài đi khắp nơi để truyền đạo trong suốt
45 năm. Tôn giáo mới gắn liền với tên tuổi của ngài được hình thành từ đó.
Khi đã được giác ngộ phát hiện được căn nguyên nỗi khổ đau nhân thế và
cách dứt bỏ nó, ngài được người đời tơn là Phật (Buddha) Thích Ca Mâu Ni
(Sakyamuni) nghĩa là nhà hiền triết xứ Sakya hay ơng thánh của dịng họ
Sakya. Đức Phật qua đời tại rừng cây Sala (Cala) gần thành Câu Thi La
(Kusinagara) vào đêm 15 tháng âm lịch năm 483 TCN, hưởng thọ 80 tuổi.


12


Trong q trình truyền đạo của mình, đức Phật khơng hề viết ra những
lời giáo huấn, ngài chỉ bàn luận, giảng giải với học trị bằng lời nói của mình.
Tất cả đã được học trò của ngài ghi lại sau này phát triển tư tưởng đó, xây
dựng thành một hệ thống triết học tôn giáo lớn. Tư tưởng Phật giáo sau này
mới được viết thành văn, thể hiện trong một khối lượng kinh điển rất lớn gọi
là Tam Tạng (Tripitaka) gồm ba bộ phận:
1. Tạng Kinh (Sutra pitaka) ghi lại những lời Phật dạy.
2. Tạng Luận (Vinaya pitaka) gồm các giới luật của đạo Phật.
3. Tạng Luật (Abhidharma pitaka) gồm các bài kinh, các tác phẩm luận
giải, bình chú về giáo pháp của các cao tăng, học giả.
Đạo Phật nguyên thủy không thờ bất cứ một vị thần nào, Phật tổ Thích
Ca cũng chưa bao giờ coi mình là thần thánh. Chỉ là do sau này, trong quan
niệm của người đời, Phật dần mất đi tính cách một nhân vật lịch sử mà trở
thành một đấng siêu việt, hiện thân ở cõi trần để thuyết pháp độ sanh. Tức là
do cảm phục công đức của Phật mà người ta đã tôn sùng ngài như một vị
thánh. Bởi lý do không thờ bất cứ một vị thần nào nên người ta cho rằng Phật
khơng hồn tồn là một tơn giáo mà cịn là một hệ thống triết học. Có thể nói,
triết học Phật giáo mang tính tâm linh sâu sắc nhất.
1.1.2. Những tƣ tƣởng cơ bản của triết học Phật giáo
Tư tưởng triết học Phật Giáo ban đầu chỉ là truyền miệng, sau đó được
viết thành văn thể trong một khối kinh điển rất lớn, gọi là “Tam Tạng”, gồm 3
Tạng kinh điển là: Tạng Kinh, Tạng Luật, và Tạng Luận. Trong đó thể hiện
các quan điểm về thế giới và con người.
* Bản thể luận
Tư tưởng thế giới quan hay còn gọi là bản thể luận của Phật giáo, chủ
yếu nằm trong bộ Tạng luận, là các quan điểm luận giải về thế giới của triết
học Phật giáo. Đây là một học thuyết có sự đan xen giữa yếu tố duy vật và



13

duy tâm, thể hiện tính biện chứng khá sâu sắc, gồm nhiều thuyết như: Vô tạo
giả, vô thường, nhân quả - nhân duyên…
Vô tạo giả: Là thuyết về nguồn gốc của vũ trụ.
Triết học Phật giáo cho rằng không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiên cho
sự hình thành vũ trụ. Vũ trụ là vô thủy, vô chung, vạn vật trong thế giới biến
hóa vơ thường, vơ định, khơng do một vị thần nào tạo ra cả.
Vô thường: Là thuyết về sự tồn tại của thế giới.
Thuyết vô thường cho thế giới là một dịng biến ảo vơ thường, vạn vật
đều biến đổi vơ cùng theo chu trình sinh – trụ - dị - diệt hay thành – trụ - hoại
– khơng, khơng có cái gì là vĩnh hằng tuyệt đối.
Vô ngã: Là thuyết về bản chất sự tồn tại.
Quan điểm vô ngã cho rằng vạn vật trong vũ trụ chỉ là sự “giả hợp” do
hội đủ nhân duyên mà thành. Ngay bản thân sự tồn tại của thực thể hữu hình
con người cũng do nhân duyên kết hợp và được tạo thành bởi hai phần: Thể
xác và tinh thần, hai phần ấy là kết quả hợp tan của ngũ uẩn, tức là năm yếu
tố: Sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Vơ ngã đó chính là chân lý cho ta biết cái
tuyệt đối của vũ trụ và bản chất của con người.
Nhân quả - nhân duyên: Tất cả sự vật hiện tượng tồn tại trong vũ trụ theo
triết học Phật giáo đều khơng thốt nổi sự chi phối của quy luật nhân duyên.
Cái nhân nhờ cái duyên mới sinh ra được và thành cái quả, quả lại do duyên
mà thành nhân khác, nhân khác nhờ có duyên mà thành quả mới…cứ như thế
nối tiếp nhau vô cùng, vô tận mà thế giới, vạn vật, mn lồi cứ sinh sinh hóa
hóa mãi.
* Nhân sinh quan
Nội dung triết lý nhân sinh của Phật giáo được thể hiện tập trung trong
thuyết “Tứ Diệu Đế” (Tứ thánh đế – Catvary Arya Satya) tức là 4 chân lý
tuyệt diệu đòi hỏi mọi người phải nhận thức được Tứ diệu đế là:



14

Khổ đế (Dukkha satya):
Chân lí về sự khổ, cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não,
khơng trọn vẹn, cuộc đời con người là một bể khổ. Phật xác nhận đặc tướng
của cuộc đời là vô thường, vơ ngã và vì vậy mà con người phải chịu khổ. Có
8 nỗi khổ là: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, thụ biệt khổ (yêu thương
nhau phải xa nhau), oán tăng hội (ghét nhau phải gần nhau), sở cầu bất đắc
(mong muốn mà không đạt được) và thụ ngũ uẩn (do 5 yếu tố tạo nên con
người).
Như vây, cái khổ về mặt hiện tượng là cảm giác khổ về thân, sự bức xúc
của hồn cảnh, sự khơng toại nguyện của tâm lý về bản chất. Về phương diện
triết học, khổ đau là một thực tại như thực đối với con người. Khổ đế là một
chân lý khách quan hiện thực, khổ hay hình thái bất an là kết quả hàng lọat
nhân duyên được tạo tác từ tâm thức. Như vậy tri nhân thực tại là một cách
trực tiếp đi vào soi sáng mọi hình thái khổ đau của con người. Để thấu hiểu
triệt để cái căn nguyên của khổ đau, con người không thể dừng lại ở sự thật
của đau khổ, hay quay mặt chạy trốn, mà phải đi vào soi sáng cái bản chất nội
tại của nói.
Đạo Phật cho rằng đời là bể khổ, nỗi đau khổ là vơ tận, là tuyệt đối. Do
đó, con người ở đâu, làm gì cũng khổ. Cuộc đời là đau khổ khơng cịn tồn tại
nào khác. Ngay cả cái chết cũng không chấm dứt sự khổ mà là tiếp tục sự khổ
mới. Phật ví sự khổ của con người bằng hình ảnh: “Nước mắt của chúng sinh
nhiều hơn nước biển”.
Tập đế (Sammudaya satya):
Là triết lý về sự phát sinh, nguyên nhân gây ra sự khổ. “Tập” là tụ hợp,
kết tập lại. Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn, tìm sự thoả mãn dục vọng
nhưng sở dĩ có ái dục là vì sự vơ minh, từ cái mê lầm của con người do không
nhận thức được bản chất của thế giới. Con người muốn tồn tại mãi, nhưng

thực tại luôn biến dịch, con người muốn trường tồn nhưng cuộc đời cứ luân


15

chuyển khơng ngừng nghỉ theo chu trình: Sinh – lão – bệnh – tử; hành – trụ hoại – không; sanh – trụ - dị - diệt. Vì thế con người mới sinh ra lòng tham,
sân, si chiếm đoạt để gây nên nỗi khổ triền miên của cuộc đời, thập nhị nhân
duyên là nguyên nhân cho cái tồn tại kéo dài khơng ngừng và liên tục trong
vịng quay vĩnh cửu.
Mười hai nguyên nhân ấy là: Vô minh, hành, thức, danh – sắc, lục, nhập,
xúc, thụ, ái, hữu, sinh, lão – tử, đều là sinh khổ. Duyên “lão – tử” vừa là kết
quả cuối cùng của một quá trình nhưng cũng là ngun nhân của vịng ln
hồi mới từ vơ minh của cuộc đời khác. Tất cả mười hai nguyên nhân này là
quan hệ ràng buộc dẫn tới cay đắng của cuộc đời.
Con người không hiểu được do nhân duyên chi phối khiến cho “chư hành
đều vô thường”, “vạn pháp đều vơ ngã”, nên người ta lầm tưởng rằng cái gì
cũng thường định, cái gì cũng của ta, có ta, tham dục, hành động chiếm đoạt
gây ra nổi khổ triền miên (karma) từ kiếp này sang kiếp khác (samsara).
Trong kinh “chuyển pháp luân”, Đức Phật nói: Bây giờ, hỡi các Tỳ
Kheo, đây là chân lý cao thượng về nguồn gốc của sự khổ (dukkha
sammudaya arya staya). Chính ái dục là nguyên nhân của sự tái sinh
(ponabhavika), ái hợp với tâm thiết tha khao khát, bám víu cái này cái kia
(của cuộc đời) chính cái ái dục đeo víu cái nhục dục của ngũ trần, ái đeo víu
theo ý tưởng sinh tồn (bhavatanha): vô sinh ái, luyến ái trong ý tưởng cho
rằng cái chết là hư vô. Kinh “Cú pháp” viết: “Không có lửa nào như lửa tham,
khơng có ngục tù nào như lịng sân. Khơng có lưới nào như vơ minh và khơng
có dịng sơng nào như ái dục, do ái dục sinh ra phiền não, do dục ái sinh ra sợ
sệt. Người đã hồn tồn chấm dứt ái dục thì khơng cịn phiền não, lại càng ít
sợ sệt”[11, tr.256].
Như vậy, cội nguồn của sự đau khổ là ái dục, luyến ái bám víu và vơ

minh. Ái dục là một năng lực tinh thần hết sức mạnh mẽ, là ngọn lửa cháy âm
ỷ trong lịng mọi người, ln ln ngủ ngầm bên trong chúng sinh. Chính ái


16

dục làm cho ta đeo víu sự sống dưới mọi hình thức và vì thế dẫn dắt, lơi kéo
con người mãi mãi phiêu bạt trong dịng ln hồi, muốn thốt khỏi khổ não
phải tận diệt ái dục, xóa vơ minh đó.
Diệt đế (nirodha satya): là chân lý về diệt khổ. Phật giáo cho rằng mọi
nỗi khổ điều có thể tiêu diệt được để đạt tới trạng thái “niết bàn”. Một khi gốc
của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt. Muốn diệt khổ
phải đi ngược lại 12 nhân duyên, bắt đầu từ diệt trừ vô minh.
Vơ minh bị diệt, trí tuệ được bừng sáng, hiểu rõ được bản chất tồn tại,
thực tướng của vũ trụ là con người, khơng cịn tham dục và kéo theo những
hành động tạo nghiệp nữa, tức là thốt khỏi vịng ln hồi sinh tử. Nói cách
khác diệt trừ được vơ minh, tham dục thì hoạt động ngũ uẩn dừng lại, tu đến
niết bàn, tịch diệt khi ấy mới hết luân hồi sinh tử.
Phật Giáo cho rằng, một khi người ta đã làm lắng dịu lịng tham ái, chấp
thủ, thì những nỗi lo âu, sợi hải, bất an giảm dần, thâm tâm của bạn trở nên
thanh thản, đầu óc tĩnh táo hơn lúc đó nhìn mọi vấn đề trở nên đơn giản hơn,
rộng lượng hơn. Đó là một hình thức hạnh phúc, cũng nhờ vậy tâm trí khơng
bị chi phối bởi những tư tưởng chấp thủ, nhờ không bị nung núng bởi các
ngọn lửa phiền muộn, lo lắng sợ hải mà tâm lý của bạn trầm tĩnh và sáng suốt
hơn, khả năng nhận thức sự vật hiện tượng sâu sắc hơn, chính xác hơn, thâm
tâm được chuyển hóa, thái độ ứng xử của bạn với mọi người xung quanh rộng
lượng và bao dung hơn. Tùy vào khả năng giảm thiểu lòng tham, vơ minh đến
mức độ nào thì đời sống của bạn sẽ tăng phần hạnh phúc đến mức độ ấy.
Ðạo đế (marga):
Là chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ. Đây là con đường tu đạo để

hoàn thiện đạo đức cá nhân. Khổ được giải thích là xuất phát Thập nhị nhân
duyên, và một khi dứt được những nguyên nhân đó thì ta có thể thốt khỏi
vịng sinh tử. Chấm dứt luân hồi, vòng sinh tử đồng nghĩa với việc chứng ngộ
niết bàn. Có 8 con đường chân chính để đạt sự diệt khổ dẫn đến niết bàn gọi


17

là “Bát chính đạo”. Bát chính đạo bao gồm: Chính kiến, chính tư duy, chính
ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tịnh tiến, chính niệm, chính định. Theo
con đường bát chính đạo nói trên, con người có thể diệt trừ vơ minh, đạt tới
sự giải thoát, nhập vào niết bàn là trạng thái hoàn toàn yên tĩnh, sáng suốt,
chấm dứt sinh tử ln hồi.
Ngồi ra Phật giáo cịn đưa ra 5 đều nhằm răn đe đem lại lợi ích cho con
người và xã hội. Chúng bao gồm: bất sát (không sát sinh), bất dâm (khơng
dâm dục), bất vọng ngữ (khơng nói năng thô tục, bậy bạ), bất âm tửu (không
rượu trà) và bất đạo (không trộm cướp).
Như vậy, Phật giáo nguyên thuỷ có tư tưởng vơ thần, có yếu tố duy vật
và tư tưởng biện chứng của thế giới. Những tư tưởng xã hội phật giáo đã phản
ánh thực trạng xã hội đẳng cấp khắc nghiệt của xã hội Ấn Độ cổ – trung đại
và nêu lên ước vọng giải thoát nổi bi kịch cho con người lúc đó. Phật giáo
cũng nói lên được tự do bình đẳng trong xã hội nhưng triết lý nhân sinh vẫn
cịn mang nặng tính chất bi quan không tưởng và duy tâm về xã hội.
1.1.3. Lịch sử du nhập và phát triển Phật giáo ở Việt Nam
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu Cơng
ngun với truyện cổ tích Chử Đồng Tử (ở Hưng Yên ngày nay) học đạo của
một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là thuộc quận Giao Chỉ
sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch
Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của
Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189.

Sau này, vào thế kỷ thứ IV, V các phái thiền và Đại thừa đến từ Trung
Quốc và tạo ảnh hưởng lớn đến đường nét Đại thừa trong Phật giáo Việt Nam
cho đến ngày nay.
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà
Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất
cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là


18

quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỷ XVII, vua
Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất
sớm nên việc này khơng có nhiều kết quả. Đến thế kỷ XX, mặc dù ảnh hưởng
mạnh của quá trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi
đầu từ các đơ thị miền Nam.
Đại thừa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam là Thiền tơng, Tịnh
Độ tơng và Mật tơng.
Thiền tơng (cịn được biết là Zen hay Ch'an) là một tông phái Phật giáo
do nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma (Boddidharma) sáng lập ra ở Trung Quốc
vào đầu thế kỷ thứ VI. "Thiền" là cách gọi tắt của "Thiền na" (Dhyana), có
nghĩa là "Tĩnh tâm", chủ trương tập trung trí tuệ để quán định (thiền) nhằm
đạt đến chân lý giác ngộ của đạo Phật. Theo Thiền tông, "thiền" không phải là
"suy nghĩ" vì suy nghĩ là "tâm vọng tưởng", làm phân tâm và mầm mống của
sanh tử luân hồi. Cách tu theo Thiền tơng địi hỏi phải tập trung tồn bộ cơng
sức và thời gian cộng với phải có khả năng đốn ngộ. Yêu cầu đó chỉ có những
kẻ căn cơ cao mới có được nên người tu thiền thì nhiều nhưng người chứng
ngộ quả thật rất là hiếm hoi. Tuy nhiên lịch sử Thiền tơng ở Việt Nam cũng
có một lịch sử rõ ràng hơn cả.
Dòng thiền tu thứ nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam do nhà sư Tỳ Ni
Đa Lưu Chi (Vinitaruci) lập ra. Ông là người Ấn Độ, qua Trung Quốc rồi đến

Việt Nam vào năm 580, tu tại chùa Pháp Vân (hay chùa Dâu), thuộc huyện
Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh và truyền cho tổ thứ hai là Pháp Hiền, dòng thiền
này truyền được đến 19 thế hệ.
Dịng thiền tu thứ hai do Vơ Ngơn Thơng, người Trung hoa lập ra vào
năm 820, tu tại chùa Kiến Sơ, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Dòng thiền này truyền được đến 17 đời.
Dòng thiền thứ ba do Thảo Đường, người Trung hoa, vốn là tù binh bị
bắt tại Chiêm Thành và được vua Lý Thánh Tông giải phóng khỏi kiếp nơ lệ


19

và cho mở đạo tại chùa Khai Quốc vào năm 1069. Dòng thiền này truyền
được đến 6 đời. Năm 1299, vua Trần Nhân Tông, dưới sự hướng dẫn của
thiền sư Tuệ Trung Thượng Sỹ, xuất gia và lên tu ở núi n Tử, thuộc huyện
ng Bí, Quảng Ninh, thống nhất các thiền phái tồn tại trước đó và lập
nên Thiền phái Trúc Lâm. Sau này, một số thiền phái khác xuất hiện như phái
Tào Động dưới thời Trịnh-Nguyễn, phái Liên Tơn vào thế kỷ XVI - XIX (có
trụ sở tại chùa Bà Đá và chùa Liên Phái, Hà Nội), phái Liễu Quán (Liễu Quán
là tên một vị tổ thuộc dòng Lâm Tế) vào thế kỷ XVIII (miền Trung), phái
Lâm Tế dưới thời nhà Nguyễn (miền Trung, và sau này phát triển ở miền
Nam). Thiền tông Việt Nam đề cao cái "tâm": "Phật ở tại tâm", tâm là Niết
Bàn, hay Phật.
1.2. Chữ Hiếu trong Phật giáo
Đạo Phật có mặt ở nước ta từ hàng ngàn năm, với sự từ bi nhân ái, với
những giá trị nhân văn sâu sắc, trong đó đặc biệt đề cao đạo Hiếu như một
triết lí nhân sinh, như một truyền thống tốt đẹp của mình. Phật giáo phổ độ
khắp chúng sinh, bởi vậy hiếu đạo trong đạo Phật cũng mang một ý bao quát,
ngoài việc báo ân cha mẹ, Phật giáo còn đề cập đến:
Ân thầy cô: Là ơn người đã dạy dỗ, mang lại cho ta kiến thức.

Ân quốc gia xã hội: Là ơn đảm bảo cho ta cuộc sống hịa bình, ổn định.
Ân chúng sinh đồng bào: Là ơn những người đã sản xuất ra của cải vật
chất, giúp chúng ta tồn tại.
Đó chính là “Tứ ân” trong đạo Phật.
Lễ báo hiếu trong đạo Phật được gọi là lễ Vu Lan. Tích Vu lan bắt nguồn
từ việc báo hiếu của Tơn giả Mục-kiền-liên. Tích này được chép trong kinh
Vu lan bồn. Chữ Vu lan bồn phiên âm từ chữ Sanskrit (Phạn) là Ularnbana.
Người Trung Hoa dịch nghĩa là Giải đảo huyền (Tội treo ngược người).


20

1.2.1. Kinh Vu lan Bồn
* Nội dung kinh
Gồm có 3 phần:
Nói về Ngài Mục Kiền Liên, một đệ tử xuất sắc của Đức Phật sau khi đắc
đạo, thấy mẹ của mình sống trong cảnh giới quỷ đói, thân hình tiều tụy khổ
sở. Ngài sử dụng năng lực thần thông của mình, đưa bát cơm đến dâng cho
mẹ. Mẹ Ngài được cơm, lòng tham khởi lên, tay trái che bát, tay phải bốc ăn,
nhưng cơm chưa tới miệng đã hoá ra lửa, nên không ăn được.
Ngài Mục Kiền Liên xin Phật chỉ dạy phương pháp cứu mẹ ra khỏi cảnh
khổ Ngạ quỷ. Đức Phật dạy rằng, phải nhờ đến uy lực của tập thể chúng tăng
mới cứu được mẹ ông. Vào ngày rằm tháng bảy là ngày chư tăng tập trung tự
tứ sau 3 tháng an cư kiết hạ thanh tịnh, hãy sắm sửa vật dụng cúng dường chư
tăng, nhờ chư tăng chú nguyện, mẹ ơng mới thốt được khổ. Ngài Mục Kiền
Liên vâng lời Phật dạy, thực hành phương pháp báo hiếu ấy nên đã cứu được
mẹ.
Ngài Mục Kiền Liên xin Phật cho phép các phật tử sau này được thực
hành phương pháp báo hiếu cha mẹ bằng cách cúng dường Vu - Lan - Bồn để
báo đáp ân cha mẹ, đức Phật khen ngợi và chấp thuận. Từ đó, ngày rằm tháng

bảy là ngày báo hiếu truyền thống của Phật Giáo.
* Ý nghĩa phƣơng pháp báo hiếu trong kinh
Ý nghĩa bát cơm hoá lửa:
Mẹ ngài Mục Liên đang sống trong cảnh giới đói khát của Ngạ quỷ do
nghiệp nhân tham lam bỏn xẻn, thì quả tương ứng với nhân tham là cảnh thiếu
thốn. Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt nói: "Nếu người tham lam bỏn xẻn, không
bao giờ biết bố thí do tánh keo kiệt bám víu vào tài sản của mình, nếu tái sanh
làm người sẽ bị nghèo nàn thiếu thốn”[3. Tr 474] .
Trong Phật giáo, hình ảnh ngọn lửa thường được dùng để ám chỉ sức
mạnh của các thế lực tối tăm như lòng tham, sân, si thường gọi là lửa tham,


21

lửa sân, lửa si, do nghiệp nhân tham lam bỏn xẻn nên mẹ ngài Mục liên phải
sống trong cảnh khốn khổ Ngạ quỷ. Do lòng tham lam vẫn còn chi phối mạnh
mẽ tâm thức của bà, nên khi nhận bát cơm, bà đã vội vàng tay trái che bát, tay
phải bốc ăn vì sợ kẻ khác cướp mất bát cơm của mình. Sự tham lam ích kỷ đó
bùng lên q mạnh, như một ngọn lửa bùng lên bao phủ tâm thức của bà làm
cho bà thấy lửa ở trong bát cơm của mình, lửa ở đây là lửa của tâm thức chứ
khơng phải lửa ở bên ngồi. Cho dù bát cơm khơng hóa lửa đi nữa bà cũng
khó mà hưởng thụ được bát cơm một cách ngon lành, bởi lẻ với tâm lý tham
lam bỏn xẻn, bà ăn trong vội vàng, lo lắng khiếp sợ, thì nuốt cơm cũng như
nuốt đất mà thơi.
Mặt khác, như đã nói theo định luật chiêu cảm của nghiệp báo, khi đã tạo
nghiệp đói, thì dù có cơm canh ngon lành vẫn thấy lửa như thường, cũng
giống như một người đã tạo nghiệp ngu si, thì dù có gặp sách vở hay ho, họ
cũng coi như giấy lộn mà thôi, bởi lẻ nghiệp nhân và nghiệp quả phải tương
đồng.
Ngài Mục Liên không cứu mẹ được, vì sức của một mình ngài khơng đủ

chế ngự và chuyển hoá được ngọn lửa tham của mẹ ngài, hay nói cách khác,
thần thơng khơng thể xố được luật nhân quả. Ngọn lửa xuất hiện ở đâu thì
phải diệt ở đó, mẹ ngài đã tạo ra ngọn lửa thì chính bà mới dập tắt được ngọn
lửa đó.
Ý nghĩa chư tăng chú nguyện:
Đức Phật dạy phương pháp cứu mẹ cho ngài Mục Kiền Liên là phải nhờ
vào sức mạnh tâm linh của chư tăng trong ngày Tự Tứ điều đó đã nói lên sức
mạnh của tập thể bao giờ cũng thù thắng hơn sức mạnh của cá nhân, dù cá
nhân đó vĩ đại như Đức Phật.
Sau ba tháng an cư kiết hạ, đến ngày rằm tháng bảy thì giải chế phải làm
lễ Tự Tứ. Chữ "Tự Tứ" tiếng Pali gọi là PAVARANA nghĩa là tuỳ ý, tức là
xin chư tăng tuỳ ý chỉ trích những lỗi lầm của mình do chư tăng thấy, nghe


22

hay nghĩ để mình biết mà sám hối, nhờ sám hối nên thân khẩu ý được thanh
tịnh thì cơng đức rất lớn. Đây là cách thức hạ mình cầu xin chỉ lỗi, tương tự
như câu nói của Nho là Khiêm Sinh Đức, có lẽ vì vậy mà phải nương nhờ ý
lực chú nguyện của chư tăng trong ngày Tự Tứ chứ không phải những ngày
khác.
Với tâm lực thanh tịnh, đầy đủ các đức tính từ bi an lạc, chư tăng hướng
tâm mình vào cảnh giới khổ đau của Ngạ quỷ, luồng tâm từ của chư tăng hợp
nhất tạo thành một nguồn năng lượng lớn có tác dụng làm dịu mát mơi trường
nóng bức của cảnh giới Ngạ quỷ, như một luồng gió mát thổi qua buổi trưa hè
oi ả, làm cho thâm tâm của mẹ Ngài Mục Liên được nhẹ nhàng thanh thốt và
bình tỉnh hơn, do đó đã tạo điều kiện cho thiện tâm của bà phát khởi, chuyển
hoá được nghiệp lực của chính bà, từ đó thay đổi được môi trường sống của
bà. Không những mẹ ngài Mục Liên được giải thoát, mà tất cả những người
sống trong mơi trường đó cũng được thừa hưởng luồng gió mát từ tâm ấy, và

nếu họ phát khởi thiện tâm thì có thể giải thốt như nhau. Thơng thường sự
tác động của ngoại cảnh có thể làm thay đổi tâm thức của con người, nhất là
đối với những người chưa làm chủ được tâm thức của mình. Khi bị sống trong
hồn cảnh bức xúc áp chế, lòng người trở nên cọc cằn thơ lỗ, độc ác. Khi
hồn cảnh thay đổi thuận lợi dễ chịu, mát mẻ, tâm tư của con người được
thoải mái, tỉnh táo hơn, và do đó dễ nhận chân ra điều hay lẽ phải. Cũng trên
quy luật đó, khi nguồn năng lượng tâm từ chiếu toả vào cảnh giới nóng bức
của Ngạ quỷ, tạm thời làm dịu mát và đình chỉ các nổi đau đớn, đói khát của
mẹ ngài Mục Kiền Liên và những ngạ quỷ khác, giây phút đó đã tạo ra cơ hội
cho trí tuệ phát sinh và cứu được bản thân của bà.
Tóm lại, sự chú nguyện của chư tăng trong ngày Tự Tứ không phải xóa
được luật nhân quả, khơng phải trực tiếp cứu rỗi tội lỗi của con người, mà
điều đó chỉ có tác dụng trợ duyên, tạo những điều kiện thuận lợi cho con


23

người đánh thức thiện tâm của chính mình. Thiện tâm của mỗi người mới có
thể cứu được chính họ mà thơi.
1.2.2. Kinh báo ân cha mẹ
* Nội dung kinh
Gồm có 6 phần:
Phần duyên khởi: Đức Phật trong lúc du hành gặp một đống xương khô,
Ngài liền lễ sát đất. Đệ tử của Phật là ngài Anan ngạc nhiên hỏi Phật vì lý do
gì mà lễ bái đống xương khơ ấy. Đức Phật dạy rằng, đống xương khô này
hoặc tổ tông kiếp trước, hoặc là cha mẹ nhiều đời của ta nên ta chí thành kính
lễ.
Đức Phật dạy ân đức cha mẹ có 10 điều:
Ân giữ gìn mang thai trong 9 tháng
Ân sinh sản khổ sở

Ân sinh rồi quên lo
Ân nuốt đắng nhổ ngọt
Ân nhường khô nằm ướt
Ân bú mớm nuôi nấng
Ân tắm rửa chăm sóc
Ân xa cách thương nhớ
Ân vì con làm ác
Ân thương mến trọn đời
Đức Phật dạy về sự bất hiếu của con cái:
Ăn nói hỗn hào với cha mẹ, xấc xược với anh em chú bác bà con…
Không tuân theo lời dạy của cha mẹ, các bậc trưởng thượng trong gia
tộc.
Theo bạn bè xấu ác, từ bỏ gia đình đi hoang, gây tạo tội lỗi làm cho cha
mẹ, bà con buồn khổ.


24

Không lo học tập, xao lãng nghề nghiệp, không tạo dựng được một đời
sống vững chắc, làm cha mẹ lo lắng.
Không phụng sự cha mẹ về vật chất, không an ủi về mặt tinh thần, coi
thường cha mẹ, coi trọng vợ con.
Đức Phật dạy ân đức cha mẹ khó đền đáp dù con cái báo hiếu bằng các cách
như:
Vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, cắt da đến xương, nghiền xương
thấu tủy, máu đổ thịt rơi cũng không đáp được cơng ơn cha mẹ.
Giả như có ai gặp lúc đói khát, phá hoại thân thể, cung phụng cha mẹ
cũng khơng đáp được cơng ơn cha mẹ .
Vì cha mẹ mà trăm kiếp nghìn đời, đâm trịng con mắt, cắt hết tâm can,
trăm nghìn dao sắc xuất nhập tồn thâncũng khơng trả nỗi cơng ơn cha mẹ.

Dù vì cha mẹ, đốt thân làm đèn cúng dường chư Phật cũng không đáp
được công ơn cha mẹ.
Đức Phật dạy về phương pháp báo hiếu:
Ngoài việc cung phụng cha mẹ về mặt vật chất và an ủi tinh thần mà ai
cũng biết, chúng ta phải:
Khuyến hố cha mẹ thực hành thiện pháp.
Phải vì cha mẹ mà thực hành tịnh giới, bố thí, làm các việc lợi ích cho
mọi người.
Phải truyền bá tư tưởng hiếu đạo này cho nhiều người được lợi ích.
Phần kết thúc và lưu thơng
Đức Phật khích lệ tinh thần báo hiếu
Đại chúng phát nguyện vâng lời phật dạy
Đặt tên kinh là Kinh Báo Ân Cha Mẹ


25

* Ý nghĩa báo hiếu và phƣơng pháp báo hiếu trong kinh
Ý nghĩa về duyên khởi của kinh:
Duyên khởi của kinh bắt đầu bằng hình ảnh một đống xương khơ, là một
hình ảnh tạo ấn tượng mạnh cho người đọc, hình ảnh ấy nói lên quan niệm về
hiếu đạo một cách rộng rãi và báo trước một phương pháp báo hiếu đặc biệt
của Phật giáo, khác với những quan niệm báo hiếu thông thường.
Đối với đạo Phật tất cả chúng sinh đều nằm trong vòng sinh tử luân hồi
bất tận. Trong ITIVUTTAKA nói rằng: "Đống xương tàn của một người
xuyên qua nhiều kiếp sống trong một chu kỳ, có thể vòi vọi như một ngọn
núi". Sự sinh tử tử sinh lặp lại nhiều lần đã để lại trên những chặn đường luân
hồi biết bao là xương thịt của mỗi chúng sinh. Căn cứ vào vịng ln hồn lẩn
quẩn đó, Đức phật dạy rằng: "Ta thấy tất cả chúng sinh không ai không phải
là cha mẹ của nhau , hoặc ở trong quá khứ, hoặc ở hiện tại, hoặc ở tương lai"

(Tiểu Bộ Kinh). Lời dạy trên, đức Phật muốn chỉ cho chúng ta thấy mối tương
quan tương duyên giữa muôn loài chúng sanh sống trong vũ trụ này. Chúng ta
cần thấy được sự tương quan, tương duyên đó để thể hiện tinh thần tương thân
tương ái, kính trọng và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Vì mọi người, mọi lồi
đều là bà con, thân bằng quyến thuộc của nhau từ trong mn kiếp. Cho nên
nhìn thấy một đống xương mà liên tưởng đến xương người thân của mình là
điều khơng có gì lạ đối với giáo lý Phật Giáo.
Theo định luật luân hồi và duyên khởi, thì quan niệm về cha mẹ khơng
cịn hạn hẹp trong phạm vi gia đình bé nhỏ nữa. Với tầm nhìn sâu rộng giữa
khơng gian vơ tận và thời gian vơ cùng thì tất cả chúng sinh đã từng làm cha
mẹ, bà con quyến thuộc của nhau. Với sự tồn tại chằng chịt tương hệ duyên
sinh, Phật Giáo không những đề cao công ơn của cha mẹ mà còn mở rộng
phạm vi nhớ ơn và báo ân quốc gia xã hội và tất cả chúng sinh. Mặc dù khái
niệm về cha mẹ rộng rãi như vậy nhưng trong kinh chỉ đề cập đến cha mẹ


×