Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết những ngã tư và những cột đèn (trần dần)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ PHƯƠNG

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN (TRẦN DẦN)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:

60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ MINH HIỀN

Đà Nẵng, Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Thị Phương



MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 8
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 8
5. Bố cục luận văn.......................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TẠO CỦA TRẦN DẦN ......................................................................... 10
1.1. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT ..................................................................... 10
1.1.1. Văn chương phải luôn tự đổi mới ...................................................... 10
1.1.2. “Viết để được sống thật với mình” .................................................... 20
1.2. HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT .............................................. 23
1.2.1. Từ lúc dấn thân và “khao khát lập ngôn” .......................................... 23
1.2.2. Đến khi trở thành “thủ lĩnh văn chương trong bóng tối” .................. 26
1.2.3. Và những ngày cuối đời..................................................................... 29
CHƯƠNG 2. HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG
TIỂU THUYẾT NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN ......................... 31
2.1. HIỆN THỰC CUỘC SỐNG - GĨC NHÌN RIÊNG ĐẦY SUY
NGẪM .................................................................................................................. 31
2.1.1. Chiến tranh và nỗi ám ảnh thân phận ................................................ 31
2.1.2. Cuộc sống đời thường và tâm lý hoài nghi các giá trị ....................... 42
2.2. CON NGƯỜI - NHỮNG TRIẾT LÝ VỀ “CUỘC ĐỜI Ở THÌ
HIỆN TẠI” ........................................................................................................... 49
2.2.1. Con người với bi kịch bị cuộc đời chối bỏ ........................................ 49
2.2.2. Con người với cuộc sống bản năng, nổi loạn .................................... 51
2.2.3. Con người với khát khao cuộc sống lý tưởng.................................... 55



CHƯƠNG 3. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG
TIỂU THUYẾT NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN ......................... 60
3.1. ĐIỂM NHÌN NGHỆ THUẬT ....................................................................... 60
3.1.1. Điểm nhìn độc lập từ bên trong nhân vật .......................................... 60
3.1.2. Điểm nhìn (đa điểm) trùng phức ....................................................... 63
3.2. KẾT CẤU NGHỆ THUẬT ........................................................................... 66
3.2.1. Kết cấu dòng ý thức ........................................................................... 66
3.2.2. Kết cấu lồng ghép .............................................................................. 73
3.3. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT ...................................... 76
3.3.1. Không gian nghệ thuật ....................................................................... 76
3.3.2. Thời gian nghệ thuật ......................................................................... 83
3.4. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT ....................................... 89
3.4.1. Ngôn ngữ ........................................................................................... 89
3.4.2. Giọng điệu.......................................................................................... 94
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 102
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà văn, văn nghệ sĩ phải là người có chiều sâu tư tưởng và có bản lĩnh
cách tân nghệ thuật độc đáo. Tác phẩm của họ phải chứa đựng những giá trị
về quan điểm, tư tưởng, cách nhìn nhận về cuộc sống và phải được diễn đạt
bằng những hình thức phong phú, mới mẻ để thu hút người đọc, nâng mĩ cảm
của người đọc lên một tầm cao mới. Để làm được điều này, người nghệ sĩ
phải sống thật sâu với nghề, với đời, với người. Như vậy, một nhà văn, một
văn nghệ sĩ chân chính, phải vừa là nhà tư tưởng, nhà đạo đức, nhà triết học,

nhà lý luận, nhà mĩ học; đồng thời phải là người có tố chất nghệ sĩ thực thụ,
mang tính thiên bẩm bởi “Người ta sinh ra là nghệ sĩ hay không, chứ không
thể học tập mà thành được...; họ là những cái sinh sản bất ngờ, những cái đột
nhiên kì dị và ghê gớm, của vũ trụ” [24,tr.110].
Trần Dần là một trong những nhà thơ, nhà văn như thế. Ơng vừa có tố
chất bẩm sinh lại vừa có tư tưởng tiến bộ và bản lĩnh cách tân nghệ thuật của
người nghệ sĩ chân chính. Với mong muốn được cống hiến hết mình cho nghệ
thuật, ơng đã khơng ngừng tìm tịi, sáng tạo những cách thể hiện mới mẻ,
những hình tượng nghệ thuật độc đáo. Cả đời mình, Trần Dần đã lao động
nghệ thuật thật nghiêm túc và tạo ra nhiều “phá cách” trong các sáng tác của
mình ở hầu hết các thể loại. Ông dấn thân vào nghệ thuật như con thiêu thân
tìm đến ánh sáng dù biết rằng nơi ấy có nhiều hiểm nguy, cạm bẫy. Bởi với
ơng, nghệ thuật đích thực là phải đấu tranh, phải khai hoang, phải thử nghiệm
và trải nghiệm đến cùng cho dù phải chịu nhiều thiệt thịi, ấm ức. Vì thế, trải
nghiệm và thử nghiệm luôn song hành trong các tác phẩm của ông để “làm
mới” văn học, để văn học Việt Nam trở thành một bộ phận đồng đẳng của văn
học thế giới.


2

Mặc dù cuộc đời và số phận thơ văn của Trần Dần phải chịu nhiều lận
đận. Có thời kỳ ơng đã bị treo bút, bị cấm xuất bản sách, phải sáng tác trong
bóng tối; chịu nhiều điều tiếng thị phi nhưng ông vẫn luôn đeo đuổi “cái
nghiệp văn chương”, kiên trì, tự khẳng định con đường đi của riêng mình với
niềm tin “Người sáng tạo chỉ làm chủ ở tương lai” [15].
Tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn ra mắt bạn đọc năm 2011
sau 44 năm nằm chờ, đã tạo được tiếng vang trong dư luận, được Hội Nhà văn
Hà Nội bầu chọn là cuốn tiểu thuyết hay nhất năm 2011 và được trao Giải
thưởng Văn học trong năm. Cuốn tiểu thuyết “kỳ biệt” này thực sự khiến các

nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm vì sự hấp dẫn, mới mẻ, độc đáo của nó ở
cả nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Giá trị nội dung của tiểu thuyết
không chỉ dừng lại ở việc phản ánh hiện thực con người và cuộc sống của thời
đại mà còn khám phá hiện thực chiều sâu trong tâm hồn con người trong sự
vận động, biến đổi của hoàn cảnh, kiểu nhân vật tư tưởng xuất hiện trong văn
học Việt Nam sau 1975. Bên cạnh đó, hình thức của tác phẩm cũng được cách
tân ở nhiều phương diện nghệ thuật: trần thuật, không gian, thời gian, ngôn
ngữ, giọng điệu... tạo nên nét đặc sắc riêng của tiểu thuyết.
Tuy nhiên, đến nay, việc nghiên cứu tiểu thuyết Những ngã tư và
những cột đèn vẫn còn hạn chế ở một số phương diện về nội dung và nghệ
thuật. Vì vậy, với mong muốn làm sáng tỏ thêm những phương diện chưa
được khám phá của tiểu thuyết để đánh giá đúng giá trị của Những ngã tư và
những cột đèn và phong cách của Trần Dần cũng như vị trí của ơng trong nền
văn xuôi Việt Nam, chúng tôi chọn đề tài: Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết
Những ngã tư và những cột đèn (Trần Dần)


3

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có những bài viết, cơng trình nghiên cứu tìm hiểu về tư tưởng và
nghệ thuật cách tân trong lĩnh vực văn chương của Trần Dần. Chúng tôi đã
khảo sát và sắp xếp thành các nhóm như sau:
2.1. Những nghiên cứu về tác phẩm của Trần Dần nói chung:
Hồng Phủ Ngọc Tường trong bài Gặp gỡ Trần Dần: Đối thoại mất
ngủ [67] đã ghi lại cuộc đối thoại của Trần Dần với các bạn văn nghệ sĩ ở Bến
Ngự, đêm 14-5-1988. Trong cuộc đối thoại, Trần Dần không chỉ bộc lộ quan
niệm nghệ thuật của mình mà cịn mong muốn thế hệ văn nghệ sĩ trẻ phải ln
có tinh thần cách mạng chống lại cái cũ, những công thức khô cứng làm mọt
ruỗng ý tưởng sáng tạo; nên đi tìm cái mới, cái chưa biết và phải biết “nhảy

qua bóng mình” [67] để tồn tại.
Năm 1997, với bài viết Thủ lĩnh trong bóng tối, Phạm Thị Hồi đã lí
giải số phận văn chương Trần Dần từ góc nhìn văn hóa và xã hội. Tác giả cho
rằng: “Trần Dần đòi hỏi, ngay từ thuở ấy, rằng nhà thơ trước hết phải có được
cái chữ ký riêng của mình… Cho nên phần lớn các tác phẩm của ơng mỗi
dịng là mỗi riêng một cõi, càng lúc càng riêng, riêng tới mức cực đoan, riêng
tới mức bí hiểm phải giải mã, phải cần đến một từ điển Trần Dần” [30]. Bởi ít
có người hiểu được thơ văn ông nên số phận của các bản thảo là “phận bảnthảo-nằm”. Đây cũng chính là bi kịch Trần Dần, bi kịch của “một nhà cách
tân lớn nhất và sâu sắc nhất trong văn học miền Bắc Việt Nam nửa thế kỷ
qua” [30].
Tác giả Tôn Phương Lan khi bàn về Người người lớp lớp của Trần Dần
[37] đã nhận định đây là tiểu thuyết đầu tiên phản ánh một cách đầy đủ, kịp
thời nhất về chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Tiểu thuyết đã đưa người đọc
vào khơng khí của một cuộc hành quân thần kỳ với khí thế của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng. Thành công của tiểu thuyết là “Trần Dần đã xây dựng chân


4

dung người lính của một thời kỳ lịch sử đặc biệt của dân tộc” đem đến cho
độc giả “một bức tranh sinh động về một cuộc chiến dịch được coi là huyền
thoại, điểm hẹn lịch sử, một cột mốc bằng vàng…” [37].
Trong chuyên đề về Trần Dần, Phong Lê với Cái nòi bao giờ và ở đâu
cũng hiếm đã ghi nhận khát vọng sáng tạo trong các thể loại thơ văn của Trần
Dần: “Cho đến lúc này, Trần Dần vẫn cứ là một ẩn số đối với lớp người đọc
như tôi, muốn biết nhiều hơn về sức sáng tạo của ông; nói đúng hơn về một
khát vọng sáng tạo không ngớt hành hạ ông, đến là quyết liệt và dai dẳng”
[39]. Phong Lê cũng đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc khi đọc tiểu thuyết Người
người lớp lớp, tập thơ - tiểu thuyết Cổng tỉnh, Dạ khúc trường thiên… của
Trần Dần. Qua đó, tác giả đã thể hiện niềm thương cảm, sự sẻ chia của mình

và của các bạn (Dương Tường, Nguyễn Khải) về Trần Dần, một số phận văn
chương lận đận.
Hoàng Thị Huế trong bài viết Quan niệm nghệ thuật thơ ca của Trần
Dần, Lê Đạt nhìn từ phương diện tiếp nhận đã đi sâu phân tích một số tác
phẩm thơ độc đáo của Trần Dần giúp độc giả nhận diện được nghệ thuật thể
hiện ngôn ngữ thơ gắn liền với tư tưởng cách tân không ngừng của ông. Vì
vậy, khi đến với thơ Trần Dần, độc giả khơng chỉ cảm, hiểu như với thơ ca
truyền thống mà là để được chiêm ngưỡng thứ ngơn ngữ lạ hóa, huyền bí,
lung linh của những biến tấu trong âm nhạc và hội họa, “ngôn ngữ thơ ông
không phải chỉ để đọc mà cịn để nghe, nhìn, ngắm nghía... Thơ với Trần Dần
là cách nhìn sự vật, khơng phải cách nhìn bề ngồi hời hợt, nơng cạn mà là
cách nhìn sâu vào bên trong chạm tới bản chất của sự vật” [32].
Đối với Phùng Ngọc Kiên thì từ góc độ xã hội học văn học, văn chương
Trần Dần “có cái uy dũng mà người ta tuy hãi nhưng thèm” [35], cần được
nghiên cứu, soi rọi nhiều hơn, kĩ hơn và thích hợp hơn. Bởi vì những sáng tác
mới của Trần Dần ln phải có những phương thức luận giải mới và cách


5

đọc mới phù hợp. Tác giả cũng đã liên hệ trường hợp Trần Dần với C.Simon
(nhà văn Pháp đạt giải Nobel) về nỗi khao khát được viết thật hơn nữa, “Đấy
là cái thật nằm trong chính bản thân văn bản ngơn từ mà người đọc tự mình
khám phá trong cuộc phiêu lưu “đọc” văn bản” [35].
Trong bài viết Độc thoại Trần Dần, tác giả Khánh Phương đánh giá cao
những đóng góp của Trần Dần trong lĩnh vực cách tân thơ ca qua các tập như
Cổng tỉnh, Đi! Đây Việt Bắc, Mùa Sạch, Jờ Joạcx, Sổ bụi, Vở bụi, Thơ mini…
Mỗi tác phẩm, mỗi thể loại của Trần Dần đều là những thử nghiệm khơng
ngừng để tạo ra những chiều kích mới, “biến nó thành khơng gian rộng lớn
tiếp biến kỳ ảo của những biểu tượng tiềm thức” [49]. Theo tác giả, tác phẩm

Trần Dần “buộc người ta phải đọc trong vùng nhòe mờ của nghĩa một nỗi
tuyệt vọng đang rắn lại” [49]. Đồng thời, tác giả bài viết nhấn mạnh rằng:
bằng những tiên cảm nhạy bén và tư duy rành mạch, Trần Dần đã “hịa nhập
thành cơng vào một trong những dòng chảy mạnh mẽ nhất của thi ca hiện đại
thế giới” [49].
Nguyễn Trọng Tạo khi nhận định về thơ, văn xuôi Trần Dần đã ca ngợi
“Trần Dần đã thổi hồn vào sự vật, thổi sự sống vào từng con chữ” [83]. Ông
lao động cật lực với chữ để làm ra những chữ mới và làm mới những chữ cũ
nên ngôn ngữ Trần Dần luôn biến động, luôn mới mẻ đến bất ngờ. Với
Nguyễn Trọng Tạo, Trần Dần là nhà văn “cá thể” với khát vọng đổi mới con
chữ, đổi mới kỹ thuật viết để tác phẩm “ngồn ngộn da thịt, sự sống” [83].
2.2. Những nghiên cứu về tác phẩm Những ngã tư và những cột đèn
của Trần Dần:
Nguyễn Vĩnh Nguyên nhận định tiểu thuyết Những ngã tư và những cột
đèn là tác phẩm độc đáo cả về nội dung và nghệ thuật: “Cuốn tiểu thuyết đủ
sức đánh thức những trải nghiệm gần, không dừng lại ở bối cảnh mà nó đề cập”
[80]. Theo Nguyễn Vĩnh Nguyên, mặc dầu tiểu thuyết này đã được Trần Dần


6

viết xong cách đây 46 năm nhưng “Xét về nghệ thuật văn bản, đây là cuốn tiểu
thuyết gây sững sờ cho những độc giả có mối quan tâm và địi hỏi về sự kiếm
tìm kỹ thuật. Những thủ pháp như liên văn bản, phân mảnh tự sự, giễu nhại…
của phương pháp hậu hiện đại đã được Trần Dần sử dụng nhuần nhuyễn từ rất
sớm với một ý thức cao” [80].
Nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân đã coi Những ngã tư và những
cột đèn là “cuốn tiểu thuyết tâm lý với đầy đủ bản lĩnh cách tân và bút pháp
siêu việt của Trần Dần” [70]. Những kỹ thuật tiểu thuyết như tự sự đa chủ thể,
đặc tả sự phân thân của nhân vật mà mãi đến những năm 1980 ông mới biết

thì Trần Dần đã sử dụng trong tiểu thuyết này rồi. Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết
cho thấy khả năng Trần Dần “sử dụng ngôn ngữ điêu luyện đến độ tơi chỉ có
thể thán phục một cách sung sướng” [70].
Trong bài viết Trần Dần vượt nhiều “ngã tư”, đến sớm nửa thế kỷ, Vi
Thùy Linh hết lời ca ngợi “chất thơ trong văn xuôi kỳ biệt” [77] của tiểu thuyết
và phong cách văn chương “độc bản”, bản lĩnh vượt qua chính mình của Trần
Dần. Đến với tiểu thuyết này, độc giả sẽ được “hưởng bữa tiệc ngôn ngữ” [77]
và được thưởng thức những trang văn tuyệt vời “cuốn hút, giàu suy tưởng” [77].
Nguyễn Chí Hoan lại khẳng định sức hấp dẫn của Những ngã tư và
những cột đèn là ở cách hành văn, cách xây dựng các hình ảnh đối thoại đến
nhịp điệu câu văn, cách kết thúc mở và kết cấu truyện. Đây thực sự là “cuốn
tiểu thuyết độc đáo” đã tạo ra “một không gian phức hợp thật sự” [74]. Tác
giả cũng bày tỏ sự ngạc nhiên vì ngơn ngữ trong tiểu thuyết rất hiện đại,
“khơng một chút xa lạ với văn chương tiểu thuyết đương đại, nếu khơng nói
nó vẫn tiếp tục là một bậc thầy vượt trội” [74].
Phạm Xuân Nguyên khi viết Trần Dần: Giải một bài tốn văn chương thì
cho rằng sau gần nửa thế kỷ mới được xuất bản, cuốn tiểu thuyết Những ngã tư
và những cột đèn vẫn rất “mới, vẫn bất ngờ trước từng trang, vẫn không dễ nắm


7

bắt nội dung” [79]. Trần Dần vẫn luôn “táo bạo quyết liệt” trong từng câu, từng
chữ; ông đã “viết nội dung chứ khơng kể nội dung” (từ của Hồng Ngọc Hiến)
như đa số các nhà văn hiện đại. Với riêng cuốn tiểu thuyết này, Trần Dần đã
“độc hành mở cho mình một con đường tiểu thuyết mà bây giờ ngối lại sau
lưng ơng vẫn hầu như chưa có ai tiếp bước” [79], đây cũng là cuốn “tiểu thuyết
nói về cách viết một tiểu thuyết” [79].
Nhận định về ngôn ngữ tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn,
Hoài Nam lại cho rằng: “Bằng sáng tác của mình, ơng gây hấn, ông tấn công

và đập phá không thương tiếc những đường biên nghệ thuật tưởng đã rất sâu
gốc bền rễ” [78]. Sự lặp lại liên tục của các từ, các cụm từ, cấu trúc câu cũng
tạo nên sự cộng hưởng trong âm điệu, nhịp điệu và nhạc tính của tiểu thuyết.
Trong bài viết Những ngã tư và những cột đèn: Đi tìm thời gian đã
mất, Đồn Cầm Thi đánh giá cuốn tiểu thuyết này là “tiểu thuyết phản tiểu
thuyết”, “có cấu trúc của một bài thơ” [58], là một thử nghiệm mới của Trần
Dần trong hành trình tìm cảm xúc mĩ học từ văn xuôi. Trần Dần đã viết tiểu
thuyết “như một ám ảnh, một thao tác, một thử nghiệm, một bí ẩn, một mục
đích - cuối cùng và duy nhất” [58].
Qua khảo sát, có thể nhận thấy hầu hết các tác giả đều đánh giá cao
năng lực đổi mới tư duy nghệ thuật và sự nhất quán trong suốt quá trình sáng
tác của Trần Dần. Những tên tuổi uy tín trong ngành nghiên cứu văn học như
Lại Nguyên Ân, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Phạm Xuân Nguyên, Đỗ Lai Thúy…
đều khẳng định những nỗ lực vượt bậc “vượt qua bóng mình” của Trần Dần,
nhất là với cuốn tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn.
Tuy vậy, với Những ngã tư và những cột đèn các cơng trình cịn dừng
lại ở việc đánh giá, nhận định khái quát chứ chưa thực sự đi sâu nghiên cứu
về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết một cách cụ thể
và tồn diện. Nhiều ý kiến bình phẩm, đánh giá cịn mang tính chủ quan, trái


8

chiều khiến khơng ít độc giả hoang mang, mơ hồ trong việc tiếp nhận tác
phẩm. Vì thế, việc nghiên cứu thế giới nghệ thuật Những ngã tư và những cột
đèn là cần thiết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các phương diện của nội dung và nghệ thuật làm nên thế giới nghệ
thuật tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần (Nhà xuất bản

Hội Nhà văn, 2011).
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp:
Xem xét, phân chia các vấn đề thuộc về nội dung, nghệ thuật của tiểu
thuyết Những ngã tư và những cột đèn; phát hiện các yếu tố nghệ thuật và lý
giải giá trị của các yếu tố này trong cấu trúc của tác phẩm. Tập hợp thành một
chỉnh thể mới các yếu tố nội dung, nghệ thuật đã được xem xét, lý giải để có
cái nhìn tồn diện về thế giới nghệ thuật tiểu thuyết.
4.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu:
Tìm ra những nét tương đồng và khác biệt để thấy được những nét riêng,
đặc thù của Những ngã tư và nhưng cột đèn; nhận thức được giá trị các yếu tố
nghệ thuật và mối liên hệ của chúng. Từ đó, có cơ sở để khẳng định sự độc
đáo, khác biệt trong sáng tạo nghệ thuật của Trần Dần so với các nhà văn
cùng thời.
4.3. Phương pháp thống kê - xác suất:
Thu thập dữ kiện, số liệu khách quan, tìm hiểu sự lặp lại liên tục của các
yếu tố nghệ thuật trong chuỗi biến cố ngẫu nhiên của tiểu thuyết để đưa ra
những nhận định có sức thuyết phục.


9

Bên cạnh đó, tiếp cận các phương diện kỹ thuật, nghệ thuật, thủ pháp,
các phương thức biểu hiện của tác phẩm để chỉ ra sự đặc sắc nghệ thuật của
tiểu thuyết.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Quan niệm nghệ thuật và hành trình sáng tạo của Trần Dần
Chương 2: Hiện thực cuộc sống và con người trong tiểu thuyết Những
ngã tư và những cột đèn
Chương 3: Một số phương thức biểu hiện trong tiểu thuyết Những ngã
tư và những cột đèn


10

CHƯƠNG 1
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA TRẦN DẦN
1.1. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
1.1.1. Văn chương phải luôn tự đổi mới
Trong suốt quá trình sáng tạo văn chương, Trần Dần, “người làm vườn,
ươm chữ” đã “tận tụy ươm chữ cho một mùa chữ Việt sáng - sạch - trong”
[66,tr.31]. “Với lương tâm một người làm vườn quốc ngữ”, chữ trong văn
chương ông không đơn thuần là công cụ, phương tiện diễn đạt mà chính là đối
tượng khám phá, miêu tả. Trần Dần không gọi là chữ theo nghĩa thông thường
mà ông nhấn mạnh đến sự sống, bản chất tự sinh của nó bằng cách gọi độc
đáo “con chữ”. Con chữ trong văn chương Trần Dần không chỉ mang nghĩa
có sẵn mà cịn mang nghĩa tự sinh. Bởi nó như một cơ thể sống, đang sinh
tồn, đang cựa quậy. Như vậy, tất yếu bản thân chữ phải tự tìm đến cuộc sống
đích thực của chính nó chứ khơng phải bám theo nội dung, ý nghĩa mà người
ta gắn cho mới có thể tồn tại. Với quan điểm này, Trần Dần đã trực tiếp mở ra
một con đường thử nghiệm mới trong thơ ca, một hướng đi riêng, mới lạ và
độc đáo không chỉ so với các đồng nghiệp cùng thời mà giá trị của nó vẫn vẹn
nguyên và ngày càng hấp dẫn, thu hút với thế hệ các nhà thơ, nhà văn trẻ
đương đại.
Trong cuộc sống, cái mới thường đi liền với cái khó: khó nhận thức khó tiếp nhận và dẫn đến thái độ phản ứng khó chấp nhận của con người. Dù

thơ văn Trần Dần, người ủng hộ thì ít mà số đơng phản bác lại gấp nhiều lần
nhưng Trần Dần vẫn im lặng, kiên trì con đường đã chọn dù biết nó sẽ ẩn
chứa nhiều rủi ro và cả nguy cơ bị tẩy chay - nghĩa là nhiều khả năng không


11

được giới văn học và độc giả để mắt tới, hay nói cách khác có thể “làm biến
mất thị trường độc giả” [30].
Trần Dần ghét sự trùng lặp, nghèo nàn trong sáng tạo và nghèo nàn
trong tiếp nhận. Ông muốn vượt thốt khỏi tính ước lệ “na ná” giống nhau ấy
trong văn chương, tự giải phóng mình khỏi những giá trị cũ để hiến dâng
những giá trị mới mẻ hơn. Điều này không phải văn nghệ sĩ nào cũng ý thức
được, bởi đằng sau sự ý thức người sáng tạo cịn cần đến bản lĩnh để thực
hiện.
Nói vậy, khơng phải ngay từ ban đầu đến với văn chương, Trần Dần đã
có thể để con chữ tự làm nghĩa mà ơng phải trải qua cả một q trình thai
nghén cơng phu. Trong suốt hành trình sáng tác thơ văn, ơng ln đặt ra câu
hỏi thường trực: Viết như thế nào? Nếu viết khơng khác người ta thì đừng
viết. Con người cách tân trong ơng ln tìm tịi hướng đi mới, mọi cái đều
phải mới, mới đến mức cực đoan:
Mới! Mới!
Luôn luôn Mới
Bay cho cao
Bay cho xa
Trên những vết già nua cũ kỹ
Trên lề đường han rỉ
Vượt ngày hôm nay
Vượt ngày mai, ngày kia
Vượt mãi…[86]

Quan niệm của ông “làm thơ là làm chữ. Con chữ nó đẻ ra nghĩa, sẽ
được nhiều nghĩa. Cái biết rồi là nghĩa, cái chưa biết là chữ. Nếu làm thơ mà
làm nghĩa rồi mượn chữ để diễn đạt nghĩa thì nghĩa sẽ hẹp. Cái chưa biết mới
là cái thăm thẳm, cái chưa biết chính là cái mới” [40,tr.91]. Chính xu hướng


12

tìm cái mới và ý thức phê phán tích cực của Trần Dần đã giúp ông bứt phá
trên từng con chữ.
Cái mới trong con chữ của Trần Dần được ông thử nghiệm trong sự
tương tác với những con chữ khác, đặc biệt là những hư từ, những từ trong
Tiếng Việt bị cho là khơng có nghĩa mà chỉ có chức năng kết nối các thực từ
có nghĩa trong câu. Ơng cho rằng, khi Nguyễn Du viết “Trăm năm trong cõi
người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” là Nguyễn Du đang làm nghĩa.
Nhưng câu: “Mai sau dù có bao giờ” là làm chữ, khai sinh ra chữ [40,tr.91].
Cả câu thơ chỉ tồn là hư từ nhưng nó vẫn đa nghĩa, đa cảm; sức gợi của nó
thật ghê gớm khiến người ta phải suy tư, trăn trở trên nhiều lớp nghĩa ấy.
Cách lý giải, lập luận của Trần Dần dẫn đến thái độ ứng xử của ông với
con chữ để ơng làm chữ và làm nghĩa. Ơng chấp nhận hy sinh vì con chữ, vì
văn chương. Cơng trình làm quốc ngữ lẻ loi mà kiên trì của ơng dường như
không lúc nào ngưng nghỉ. Và những con chữ nào đã qua tay ơng đều may
mắn, đều trở nên có sinh khí, mang một cuộc đời mới với nghĩa tự sinh.
Khó có thể hình dung những từ ngữ hết sức bình thường, quen thuộc lại
trở nên súc tích, đa nghĩa gợi nhiều sự liên tưởng phong phú khi được ông thể
hiện trong thơ văn. Đọc câu thơ “Họ cứ vu oan mặt trời ngủ” hay “Chết đi tôi
vẫn mất ngủ” [87] mới thấy sức ám gợi của con chữ Trần Dần thật sâu sắc.
Từng câu thơ, câu văn như thế được ông viết để thử nghiệm nhằm đổi mới
con chữ, đổi mới văn chương. Chính vì vậy, chỉ có Trần Dần mới thể hiện
những thử nghiệm độc đáo: thơ - tiểu thuyết (Cổng tỉnh), thơ - hồi ký (Con

trắng), thơ mini, thơ - họa (Thơ không lời - Mây không lời)… để phá đường
biên các thể loại.
Mọi thủ pháp biến tấu âm, biến tấu chữ đều được Trần Dần thể nghiệm.
Ông xem xét từng khả năng sinh nghĩa của chữ để con chữ phát ra nhiều
nghĩa. Với quan niệm “Biển giấu sâu. Trời giấu rộng. Chữ giấu nghĩa” [15],


13

Trần Dần ln chủ động viết ít, viết ngắn mà gợi được liên tưởng nhiều nhất,
sâu sắc nhất. Những năm cuối đời, ông tiếp tục thử nghiệm chữ trên thơ mini,
loại thơ cực ngắn, mỗi bài chỉ có một câu, một dịng, thậm chí có khi chỉ một
chữ với mong muốn “đưa ra một loại thơ mới, trọng cái chữ hơn” [43].
Trần Dần khơng chấp nhận cái cũ. Ơng địi hỏi văn chương phải sát với
thực tế cuộc sống. Đặc biệt, viết về chiến tranh cần phải đúng với sự thật,
không tô hồng, không giả dối để nặn ra những anh hùng chỉ biết xông pha,
tiến lên, chấp nhận hy sinh một cách đơn giản. Vì vậy, ơng phê bình chính
văn ơng. Ngay khi vừa viết xong Người người lớp lớp, cuốn tiểu thuyết ông
đã phải lao tâm lao lực, Trần Dần đã cảm thấy “chán rồi. Tại vì rằng tơi ít
thấy sự thực của chiến tranh trong đó q. Và vì rằng tơi ít thấy sự thực của
bản thân tơi trong đó q. Chưa phải là chiến tranh, chưa phải là tôi.” [76].
Không ngần ngại phủ nhận tác phẩm của mình là cách để Trần Dần vượt lên,
tiếp cận với những điều mới mẻ đang chờ khám phá ở phía trước. Vì vậy,
những gì khó đưa vào thơ văn nhất đều được ơng thể nghiệm trong sáng tác
của mình một cách cơng phu, tỉ mỉ chỉ vì nó cần thiết cho đời sống, cho mọi
người. Bởi vậy, văn chương Trần Dần luôn mới mẻ, hiện đại, đầy ắp các
thông tin thời sự, chuyện chính trị, xã hội, những chuyện hằng ngày hằng giờ
gần gũi với cuộc sống con người phố phường hiện đại. Với ông, thơ văn cần
phải “theo sát cái hồi hộp, lo lắng của Đảng tôi, dân tôi, triệu triệu quả tim
dân chúng và quân đội, chiến sĩ và cán bộ, lãnh tụ và quần chúng” [11,tr.8].

Và để phản ánh hiện thực cuộc sống đa chiều trong xã hội hiện đại, Trần Dần
cịn chú trọng đến khơng gian của thành thị, không gian phố phường với
những con đường, những ngã tư, những chân trời, chân mây mang đậm tính
ẩn dụ về cuộc đời, kiếp người phù vân, những kiếp nhân sinh lạc lồi đầy rẫy
những bất cơng may rủi, ngẫu nhiên khôn lường. Cho nên, sáng tác của ơng
nói chung và tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn nói riêng khơng


14

những khiến ta cảm nhận thường trực cái hơi thở gấp gáp, tính chất đa âm của
cuộc sống, của con người hiện đại mà càng khiến ta kinh ngạc hơn bởi
phương thức tư duy hiện đại trong sáng tác của ông gắn liền với không gian
phố thị từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi không gian này cịn rất
hiếm hoi trong văn học. Chính quan niệm văn chương phải sát với thực tế,
phải tự đổi mới để vượt qua bóng mình của Trần Dần đã làm cho các sáng tác
của ông luôn mới và độc đáo.
Văn chương Trần Dần luôn biến động, luôn thúc giục đấu tranh, ln
phủ định để sáng tạo như chính bản chất của nó và cũng là bản chất đời sống
sơi động đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Từ sự lao tâm khổ tứ cho mỗi con
chữ, khiến thơ văn ông vắng bóng những thứ tạp âm khác. Thơ văn Trần Dần
khơng vì chính trị, khơng vì bất cứ cái gì khác ngồi văn chương mà chỉ có
các con chữ lên tiếng để trả chữ về với giá trị đích thực của chữ và trả thơ ca
lại với tính thẩm mĩ thuần khiến của nó. Phải chăng, sống vì văn chương, vì
con chữ là thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc giúp ơng vượt qua bi kịch
cuộc đời, tìm đến những miền đất còn nhiều khoảng trống để thử nghiệm?
Xuất phát từ ý thức muốn đem đến cho người đọc những khám phá thú
vị về con chữ, rộng hơn là ngôn ngữ Việt trong lĩnh vực văn chương, Trần
Dần đã thử nghiệm ngôn ngữ ở nhiều cấp độ, nhiều phương diện. Đối với
Trần Dần, viết là đưa các con chữ vào cuộc phiêu lưu mới. Biểu hiện ban đầu

của việc làm mới ngôn ngữ được ông chú trọng qua từ ngữ, hình ảnh, lối diễn
đạt mới trong thơ, trong văn xi cho đến những thử nghiệm ở từng con âm,
những khoảng trắng không lời trên tiểu thuyết, trên thơ thị giác và cả với thơ
mi ni.
Ngay từ khi sáng tác tiểu thuyết Người người lớp lớp, con chữ trong tay
ông đã bị đẩy lên cực điểm để trở thành những con chữ biết nói, hiện lên cùng
sự trăn trở và cựa quậy cùng nỗi đau của con người:


15

No rung lên bần bật, răng nghiến tưởng chừng như đã rụng. No
lấy hết gân sức, người co quắp lại làm như một khối đá tảng cứng đờ,
con quỷ sốt không chuyển được No nữa. Một lúc, No mệt quá thiếp đi.
Giấc mê nóng hầm hập. No thấy một lũ quỷ đốt làng lửa bốc lên ngần
ngật! Loáng cái là lũ quỷ có súng, đầu trâu mặt ngựa cầm đuốc, giáo
mác nhảy tíu tít! Chúng xiên từng đứa trẻ, đốt từng đống rơm! Lống
cái thì lại là bọn chánh, phó lý! Lống cái là bọn lính Pháp mũ bọ hung
lơng lá sồm sồm! Chúng nó múa, đốt!... Lửa nóng q! Một tiếng nổ
vỡ tung… Rồi là No xông vào lửa đánh nhau!... Chúng nó vây No lại!
No cầm một ngọn đinh ba! Ức quá, chân tay như bị trói chặt! Chúng nó
đánh cũng khơng trúng người! No hét lên! Chiếc đinh ba của No đâm
phập xuyên qua ngực hai thằng liền, máu phọt cả xen cùng ánh lửa!...
[10,tr.43].
Con chữ được Trần Dần trau chuốt tỉ mỉ, gây ấn tượng mạnh mẽ. Ơng
đã sử dụng những từ tượng hình, tượng thanh, từ gợi cảm xúc, cảm giác ở
mức độ dày đặc. Điều này không chỉ gây sự chú ý cho độc giả mà còn gợi
trong họ những liên tưởng, tưởng tượng thú vị bất ngờ.
Tuy nhiên, phải đến Đi! Đây Việt Bắc! dấu ấn ngôn ngữ trong thơ ông
mới thể hiện rõ nét. Phương diện cách tân mới mẻ trong bản trường ca này là

ngôn ngữ và lối thơ bậc thang, một hình thức khác để khai thác ngơn ngữ qua
thị giác và giọng đọc. Từ ngữ trong mỗi câu thơ bị tách ra thành nhiều dịng,
có khi mỗi dịng chỉ có một từ, một chữ. Lối xuống dịng như vậy càng nhấn
mạnh nghĩa của cụm từ, từ, chữ, tạo cảm giác mạnh về nghĩa và nhịp điệu. Và
chính thời điểm này, Trần Dần cho rằng chỉ có nhịp điệu và tự thân nghĩa
trong con chữ mới là huyết mạch, linh hồn của thơ để ông tiến hành thử
nghiệm về thơ không vần.


16

Đương nhiên, sự đổi mới nào cũng bắt nguồn từ một điểm tựa, đó là
những di sản của tiền nhân trong quá khứ. Trước Trần Dần, nhà thơ Nguyễn
Đình Thi phát biểu: “Chữ và tiếng trong thơ phải cịn có một giá trị khác,
ngoài giá trị ý niệm. Người làm thơ chọn chữ và tiếng khơng những vì ý nghĩa
của nó, cái nghĩa thế nào là thế ấy, đóng lại trong một khung sắt. Điều kỳ diệu
của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ ngồi cái nghĩa của nó, ngồi cơng dụng gọi tên
sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến chung quanh nó những cảm xúc,
những hình ảnh khơng ngờ, tỏa ra chung quanh nó một vùng ánh sáng động
đậy. Sức mạnh của câu thơ là ở sức gợi ấy” [59,tr.71]. Và ông đã thể nghiệm
thơ tự do, thơ không vần qua hai tập Trong cát bụi và Sóng reo. Nhưng nếu
Nguyễn Đình Thi đã bỏ lại sau lưng lối thơ không vần để quay về với con
đường thơ cũ vốn thích hợp thị hiếu đương thời khi thơ khơng vần bị phản đối
thì Trần Dần lại khác, ông đã thể nghiệm lối thơ không vần ấy đến cùng và
đẩy ngơn ngữ lên mức coi nó chính là mục đích của thơ.
Trong suốt hành trình sáng tác của mình, Trần Dần tiếp tục mở rộng
biên độ con chữ bằng cách tạo nên một hệ thống từ mới chưa từng tồn tại
trong từ điển Tiếng Việt, đặc biệt là các từ láy. Ông liên tục tạo từ mới với
chiều sâu của nghĩa bằng cách kết hợp những từ ngữ thông thường. Những
cụm từ kiểu như: đáy dạ thời gian, trịng trành mảnh nguyệt, lá rơi vàng võ,

khóc ồi ồi, gió ồi ồi, u nhoe nht, nhâu nhâu, bì bịm, nhã nht, trăng tãi,
rét băm chém, mơi mõn mốc xì… nếu tách riêng ra, rất khó đốn được nghĩa
của nó, nhưng khi kết hợp với các từ khác lại tạo ra nghĩa mới vừa ấn tượng
vừa diễn tả chính xác lạ lùng đối tượng, gợi nhiều liên lưởng phong phú.
Lao động trên con chữ đối với Trần Dần không phải là trị chơi thuần
túy mà là một q trình đấu tranh dãi dầu để khẳng định cái tôi nghệ sĩ trước
những đòi hỏi khắt khe của nghề nghiệp. Con chữ cũng vì thế mà trở thành
đối tượng khám phá vô tận đối với kẻ gây sự chữ Trần Dần. Ông cực lực


17

phản đối những sáng tác dễ dãi với thứ ngôn ngữ ai dùng cũng được. Với ông,
“Một viết dãi dầu sinh ra một đọc dãi dầu” [30]. Vì thế, ngay cả trong văn
xuôi, con chữ của ông cũng được phô diễn để thể hiện tính sáng tạo riêng,
mang âm hưởng riêng của Trần Dần.
Với ơng, thiếu tính riêng trong sử dụng ngôn ngữ là thiếu phong cách
nghệ sĩ. Thứ ngôn ngữ “đèm đẹp” có sẵn trong từ điển, được trau chuốt kĩ
lưỡng luôn kém hẳn nét riêng độc đáo thuộc về cá tính sáng tạo. Vì vậy, trong
văn xi, đặc biệt trong tiểu thuyết, ơng thường cố ý trình bày chữ một cách
mới lạ, khi thì bằng những chữ bị/ được viết sai quy ước chính tả như:
“Nààày”, “iên trí”, “iêu”, “i tá”, “thằng nhọọ” “chẹẹc”, “Pựt”, “thôôôi”,
“Saaay”, “xừn xựt”, “phìì phìì”; khi thì bằng những câu nói được viết khác:
“Đờời. Đời là gì” [12,tr.122], “Sợợ chóa. Sợợ chóóa” [12,tr.125], “Chẹẹp.
Chẹẹp rồi. Ngắm mãi” [12,tr.192]...
Đặc biệt hơn nữa là cách cố ý giãn ký tự trong từng chữ: “Đ-ờ-i, thế là
đ-i t-o-o-ng. Đi toong luôn một đêm trắng phơ trắng phếch” [12,tr.58]… Dù
sai quy ước chính tả, dù ký tự bị giãn cách nhưng nghĩa chung của các từ ngữ
trên khơng những khơng thay đổi mà cịn gợi sự liên tưởng phong phú làm
tăng mức độ biểu cảm lên gấp nhiều lần ở ý nghĩa nội tại của hình thức biểu

đạt. Chính cách thức trình bày chữ này có khả năng diễn tả các mức độ tâm
trạng của người nói: vui, buồn, mỉa mai, bỡn cợt… cũng như tâm trạng rã rời
như bị chặt đứt từng bộ phận của cơ thể, khi nạn nhân đối diện với tình thế
hiểm nguy, xảy ra thình lình khơng báo trước. Cảm giác nạn nhân hiện lên
phờ phạc cùng với lời nói đứt gãy khiến người đọc hình dung rõ hơn về âm
thanh lời nói và cả tình trạng suy nhược cơ thể của người nói mà chỉ trong
ngữ cảnh phát ngơn ta mới hiểu được khả năng sinh nghĩa của từ. Đó là một
trong những cách Trần Dần tác nghĩa và tạo nghĩa cho con chữ Việt.


18

Cuộc phiêu lưu với con chữ của Trần Dần khiến các đường biên giữa
thơ và văn xuôi bị phá vỡ. Từ thơ không vần đến những câu thơ dài như văn
xi được trình bày theo đoạn văn với nội dung, hình ảnh và giai điệu mang
âm hưởng rất riêng khiến người đọc khó lịng phân biệt được thơ hay văn
xi, thơ được viết như văn xuôi hay văn xuôi mang âm hưởng thơ với nhịp
điệu, cảm xúc đậm đặc: “Tôi có nghèo đâu, trăng sao lủng liểng. Mây phơi
dằng dặc khắp chân trời. Hương hỏa của tôi, kho nào chứa xuể? Ê hề vũ trụ
sao bay. Tôi di lại cho ai giờ? Tầng tầng mây, lục địa lục địa của cải” [83].
Tiếp tục đả phá đường biên thể loại, Trần Dần thử nghiệm những kiểu
thơ văn không dùng để ngâm, để đọc mà để xem như những bức tranh gợi mở
trí tưởng tượng của người thưởng thức nhiều hơn là hiểu trực tiếp bằng lời mà
ông gọi là thơ không lời. Đây là cách ông hướng độc giả tiếp cận văn chương
ở góc độ cảm giác và tâm linh siêu thực, đưa con người trở về với những triết
lý, chiêm nghiệm về cuộc đời. Tập Thơ không lời - Mây khơng lời (cịn gọi là
thư đồ thi) ra đời với tư cách san bằng đường biên giữa thơ và họa được tác
giả vẽ những ký hiệu như những con chữ hay những con chữ trở thành ký
hiệu riêng với những trật tự mới mẻ như các đường cong, đường thẳng, dấu
phẩy, dấu chấm khiến người đọc, người xem khó lịng phân biệt rõ thể loại. Ở

đây, con người văn chương với con người họa sĩ của Trần Dần đã thể nghiệm
một sự kết hợp độc đáo, nỗ lực cách tân không ngừng để đáp ứng khát vọng
mở rộng ngôn ngữ và thể loại.
Con người nghệ sĩ bất phương chủ nghĩa, thích phiêu lưu Trần Dần đã
thể nghiệm các hình thức cách tân này trong đơn độc của tình trạng bị tách
biệt với cơng chúng. Hành trình đi tìm cái mới bằng cách thể nghiệm thơ ý
niệm, thơ thị giác và nhiều thử nghiệm mới khác đều được ông miệt mài trải
nghiệm. Vì vậy, văn chương Trần Dần ln mở ra nhiều bình diện, nhiều


19

trường nghĩa. Đó là thơ, là họa, là nhạc, là tổng hợp liên ngành ở nhiều tầng,
nhiều chiều, cả chiều cảm giác, thị giác lẫn thính giác.
Với tâm niệm “Bản sắc của tác giả chỉ có thể trưởng thành trong thực tế
mới có tính chất độc đáo. Thể nghiệm lâu dài bản sắc mới bộc lộ” [11,tr.127],
Trần Dần tìm tịi, trải nghiệm và chiêm nghiệm cho đến cuối cuộc hành trình
đơn độc của mình. Những con âm, cách gieo vần độc vận là cách ông hướng
người đọc đến tâm thế thưởng thức nghệ thuật văn chương ở mức cao hơn,
buộc người đọc phải phát huy cao độ các giác quan, trí tưởng tượng khi đọc,
“chống lại tập quán đọc văn chỉ để hiểu nghĩa, tìm nghĩa” [86] của đa số
độc giả.
Có thể nói, con đường văn chương Trần Dần thực chất là cuộc phiêu
lưu của con chữ. Ông quan niệm nghề văn là nghề “cơng tác chữ", thậm chí là
nghề “gây sự chữ”. Vì thế, con chữ trong thơ văn ông luôn được thử nghiệm,
trôi theo các cuộc phiêu lưu qua từng giai đoạn sáng tác mà hầu như không có
điểm dừng. Dù khó khăn gian khổ đến đâu, Trần Dần vẫn không lùi “một li
sáng tạo”, quyết đi tới cùng con chữ để nâng thơ văn lên “bậc lũy thừa của
một trời sao” [66,tr.31]. Vì ơng hiểu rằng khơng có sự khác biệt trong ngơn
ngữ nghệ thuật thì khơng có phong cách tác giả mà khơng có phong cách tác

giả thì cũng khơng có gì cả. Thế nên, bằng những nỗ lực cách tân phi thường,
Trần Dần đã tìm đến con chữ để sáng tạo ngơn ngữ, góp phần đổi mới thơ văn
nước nhà.
Với quan niệm nghệ thuật mới mẻ, Trần Dần vừa khẳng định phong
cách độc bản của mình vừa chấp nhận làm người tiên phong trong địa hạt
khai thác chữ Việt, nỗ lực tìm kiếm, đổi mới trong nghệ thuật.


20

1.1.2. “Viết để được sống thật với mình”
Đối với Trần Dần, viết không chỉ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, nhu
cầu được sáng tác mà viết là để xác lập một giá trị riêng, tạo phong cách
riêng và vượt lên chính mình để khẳng định giá trị của cái viết. Nhờ quan
niệm tích cực, quyết liệt này mà Trần Dần có một năng lượng khổng lồ để
sáng tạo. Phạm Thị Hoài, một trong những cây bút từng làm mưa làm gió trên
văn đàn với những tác phẩm mang tính cách tân sâu sắc theo hướng hậu hiện
đại đã phát biểu: “Trong văn học Việt Nam, tôi chưa biết một trường hợp nào
ham muốn sáng tạo và cách tân quyết liệt như ở Trần Dần” [30]. Đặc biệt,
Trần Dần đã linh cảm đúng, đã tiên đoán được tương lai của nền văn học
nước nhà. Cái mà thế hệ độc giả ở tương lai cần không phải là những tác
phẩm mang tính kinh điển truyền thống mà là sự khác biệt, mới lạ, độc đáo
của từng tác phẩm. Sự khác biệt ấy là yếu tố tạo nên giá trị riêng biệt của văn
chương Trần Dần, không thể lẫn lộn đối với đồng nghiệp và khơng thể lẫn
ngay cả với chính mình.
Trong tư cách của người sáng tạo, việc xác lập một giá trị riêng của
Trần Dần khởi nguồn từ quan niệm cống hiến của người nghệ sĩ. Nó khơng
chỉ phản ánh kết quả của một q trình sáng tạo khơng ngừng nghỉ, “cố gắng
tạo ra một lối diễn tả riêng biệt - không phải lập dị - nhưng độc đáo” [77] mà
còn mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Việc xác lập giá trị riêng trong văn chương thực chất vừa để tránh lặp
lại trong nghệ thuật vừa tạo nên giá trị mới trên nền cái cũ. Song, cái mới
thường hay đi trước thời đại, được khởi phát từ một vài cá nhân có tư tưởng
vượt tầm, vượt thời nên khơng thể ngày một ngày hai đã được thẩm định. Vì
vậy, để tạo được một bản sắc riêng trong văn chương, Trần Dần khơng cịn
cách nào khác hơn, đành chọn con đường chơng gai, chống lại cái cũ - “những
bóng đen dĩ vãng còn bám chặt ở hiện tại” [15] đến cùng, kiên quyết không


21

“thỏa mãn trong cái tầm thường - mà ghen tỵ với cái khác thường” [15], kiên
quyết không làm thui chột ý chí sáng tạo của chính mình.
Xác lập giá trị riêng trong sáng tác thực chất cũng là xác lập thái độ
ứng xử với nền văn hóa, văn chương, với q khứ và hiện tại. Khơng ai có thể
ứng xử với quá khứ bằng cách chặt đứt nó. Trần Dần không rũ bỏ, đoạn tuyệt
với quá khứ. Nhưng với ông, người nghệ sĩ không thể cứ vin vào quá khứ để
sống và hành động. Vì vậy, Trần Dần quyết liệt phản đối cái cũ.
Chỉ có đổi mới, xác lập giá trị riêng bằng sáng tác, người nghệ sĩ mới
bứt phá khỏi những gì thuộc về quá khứ, bứt phá với chính mình để vượt lên.
Đó là “một nỗ lực sáng tạo nên mình” [82]. Với Trần Dần, sáng tạo văn
chương là “một cách dự phóng về chính bản thân mình. Viết là một dự phóng.
Đổi mới càng là một dự phóng. Mọi dự phóng đều hướng tới tương lai” [82].
Nhà văn chỉ có thể thành cơng khi tác phẩm ln mới mẻ. Điều này đồng
nghĩa với việc người viết phải thay đổi bản thân để trở thành một con người
khác với cách cảm, cách nghĩ khác, như một diễn viên tài tình với những vai
diễn khác nhau trong cùng một vở kịch. Đó là một trong những địi hỏi gay go
nhất đối với người sáng tác, nó gắn liền với bản chất sáng tạo, đặc biệt là đối
với con người lao động sáng tạo không biết mệt mỏi như Trần Dần.
Có thể ví giá trị riêng trong phong cách đa bội Trần Dần như các nhánh

rẽ trên thân cây cổ thụ mà mỗi nhánh rẽ là một quá trình thai nghén từ cái cây
to lớn ấy. Nhưng mỗi nhánh cây ấy khơng bao giờ giống nhau về hình dạng,
cũng như định dạng về cách phát triển cho tương lai, mà tự nó sinh trưởng với
một dáng dấp riêng, một hình hài riêng, một đặc điểm riêng để cùng làm cho
cây trở nên vững chãi, lá cành sum suê rợp bóng. Và điều đặc biệt thú vị là
chính cái cây ấy cũng không hề biết trước các nhánh rẽ sẽ tỏa về hướng nào
trong cuộc tìm kiếm cuộc sống riêng trên khoảng không gian ấy!


×