Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết jan austen (qua kiêu hãnh và định kiến, lý trí và tình cảm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.43 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

BÙI THỊ HẰNG

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
JANE AUSTEN (QUA KIÊU HÃNH VÀ
ĐỊNH KIẾN, LÝ TRÍ VÀ TÌNH CẢM)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 05/2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
JANE AUSTEN (QUA KIÊU HÃNH VÀ
ĐỊNH KIẾN, LÝ TRÍ VÀ TÌNH CẢM)
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Nguyễn Phương Khánh


Người thực hiện

BÙI THỊ HẰNG

Đà Nẵng, tháng 05/2014


0

MỤC LỤC
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
5. Bố cục khóa luận ........................................................................................ 5
B. NỘI DUNG .................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1:JANE AUSTEN TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC ANH . 6
1.1. Bối cảnh văn học Anh thế kỷ XVIII ....................................................... 6
1.2. Jane Austen – “sinh ra để viết tiểu thuyết” ............................................. 8
1.3. Tiểu thuyết Jane Austen – niềm “kiêu hãnh” và những “định kiến” .... 10
CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA JANE AUSTEN ................................................................................... 16
2.1. Hình tượng nhân vật với nhiều tính cách phong phú............................ 16
2.1.1. Nhân vật với cá tính mạnh mẽ ........................................................ 19
2.1.2. Nhân vật nữ với tính cách dịu dàng, giàu cảm tính ........................ 25
2.1.3. Nhân vật mang cung cách trưởng giả ............................................. 28
2.2. Không gian hiện thực cuộc sống vùng đồng q .................................. 31
2.2.1. Khơng gian gia đình gắn với khung cảnh đồng quê....................... 32

2.2.2. Không gian của tình yêu trong bối cảnh xã hội phân biệt giai cấp 34
2.3. Thời gian sự kiện và thời gian tâm lý ................................................... 36
2.3.1. Thời gian gặp gỡ và tìm hiểu của từng nhân vật ............................ 36
2.3.2. Thời gian của nhận thức và cảm nhận ............................................ 39
CHƯƠNG 3: JANE AUSTEN VÀ KỸ THUẬT TỔ CHỨC VĂN BẢN . 42
3.1. Tổ chức cốt truyện ................................................................................ 42


1

3.1.1. Cốt truyện liền mạch ....................................................................... 42
3.1.2. Motif cốt truyện Gặp gỡ – Lạc mất – Hội ngộ ............................... 46
3.2. Người kể chuyện và giọng điệu ............................................................ 48
3.2.1. Người kể chuyện đầy “lý trí và tình cảm” ...................................... 49
3.2.2. Giọng điệu trần thuật trữ tình và mỉa mai ....................................... 59
3.3. Một số đặc sắc trong ngôn ngữ kể chuyện............................................ 58
3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại giàu màu sắc ................................................... 59
3.3.2. Ngôn ngữ giàu chất thơ ................................................................... 68
C. KẾT LUẬN ............................................................................................... 67
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 68


1

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Anh là một trong những nền văn học lâu đời trên thế giới, ở
những năm cuối thế kỷ XVIII có sự chuyển biến sâu sắc với các tên tuổi như
Walter Scolt, Mary Shelley, Leigh Hunt,…Trong đó chúng ta khơng thể
khơng nhắc đến Jane Austen- nữ nhà văn nổi tiếng nước Anh thế kỷ XVIII.

Lớn lên trong một gia đình xem trọng văn chương, Jane Austen sớm bộc lộ tài
năng sáng tác. Bà thường lấy đề tài tiểu thuyết của mình là cuộc sống đương
thời, đặc biệt là thế giới nội tâm đa diện phức tạp của người phụ nữ. Jane
Austen trở thành một trong những tác giả thể hiện thành công những cung bậc
tình cảm phụ nữ bằng chiều sâu của cảm xúc, đặt trong những truyện kể lôi
cuốn truyền cảm. Với những đặc điểm trên, tiểu thuyết Jane Austen có một
sức hấp qua hàng thế kỉ.
Tuy lúc đương thời chưa được chú ý đúng mức nhưng vài ba thập kỷ sau
khi tác giả qua đời, công luận thế giới bắt đầu có những nhận xét nghiêm túc
và nồng nhiệt hơn. Từ đó đến nay Jane Austen đều được đánh giá như là một
trong những tác giả tiểu thuyết đặc sắc nhất của nền văn học cổ điển Anh. Tác
phẩm của bà thể hiện rõ mối quan hệ của con người, và những tình cảm xuất
phát từ trái tim của từng nhân vật. Jane Austen ca ngợi tình yêu trong sáng, chân
thành, khơng vụ lợi của Elizabeth hay Elinor. Chính bởi vậy mà tiểu thuyết của
Jane Austen luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho những người trong ngành nghệ
thuật thứ 7. Cả sáu cuốn tiểu thuyết của bà lần lượt đã được dựng thành phim
điện ảnh hay truyền hình.
Lý trí và tình cảm, Kiêu hãnh và định kiến là hai trong số những tiểu thuyết
của Jane Austen thu hút đông đảo bạn đọc trên khắp thế giới. Nhân vật trong tiểu
thuyết của bà ln có một sức quyến rũ kỳ lạ. Lý trí và tình cảm với nội dung ảm
đạm chuẩn bị cho Kiêu hãnh và định kiến với sự kịch tính trong tình u cũng


2

như thời đại mà tác giả sống. Có thể nói đây là hai tác phẩm tiêu biểu cho phong
cách nghệ thuật Jane Austen. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của tác
giả Jane Austen qua Lý trí và tình cảm, Kiêu hãnh và định kiến, có thể giúp
chúng tơi cơ bản khám phá được những ẩn số nghệ thuật của tác phẩm cũng
như cá tính sáng tạo của nhà văn. Thông qua việc khảo sát hiện tượng văn học

Jane Austen đồng thời phần nào tìm hiểu được những đặc điểm nổi bật của
tiểu thuyết cổ điển Anh. Đây là lý do chủ yếu để chúng tôi lựa chọn đề tài vì
vậy mà tơi lấy đề tài Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Jane Austen (qua Kiêu
hãnh và định kiến, Lý trí và tình cảm).
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu Jane Austen và hai tiểu thuyết Lý trí và tình cảm, Kiêu hãnh
và định kiến cho đến nay đã có một số bài viết cũng như lời giới thiệu cụ thể:
Năm 1997, tác giả Nguyễn Thành Thống trong cuốn Lịch sử văn học
Anh trích yếu, đã có đơi nét giới thiệu về Jane Austen: “bà được sinh ra trong
một gia đình mục sư và khơng hề biết đến những cuộc cách mạng chính trị và
văn học trong thời của bà và chỉ chuyên tâm miêu tả cái thế giới bà biết” hay
nhắc đến Jane Austen với tư cách là một “tiểu thuyết gia bẩm sinh”, “bà là
người đầu tiên của nước Anh xem tiểu thuyết như một loại hình nghệ thuật
cần sự quan tâm chú ý cũng bằng thi ca; ở bà, bố cục và bút pháp đã đạt đến
trình độ chính xác mẫu mực” [28,tr. 305].
Cuốn Lịch sử văn học Anh quốc (Nxb Văn hóa thơng tin, năm 2006) đã
dành cho Jane Austen cũng như tác phẩm của bà những nhận định và đánh giá
rất tinh tế về ảnh hưởng gia đình đến sáng tác và đơi nét về tác phẩm của bà:
“Không một tác giả nào sau đó của thế kỷ XIX trong lĩnh vực tiểu thuyết và
sân khấu có thể đạt được sự ngắn gọn và hiệu quả trong lời nói và hành động
mà Jane Austen đã thể hiện thơng qua tính kỷ luật và sự tập trung nghiêm túc
vào chủ đề. Tiểu thuyết của bà được mệnh danh là “bản sao tuyệt vời về cuộc


3

sống” [1, tr.382].
Lý trí và tình cảm, Kiêu hãnh và định kiến là hai trong số những tiểu
thuyết, được xếp hạng vào những tiểu thuyết hay nhất thế kỷ XIX. Cuốn Kiêu
hãnh và định kiến xuất bản năm 2009 của Nxb Văn học do Diệp Minh Tâm

dịch, có đơi nét giới thiệu về tác giả: “Jane Austen được xem là nhà văn đã
mang đến cho nền tiểu thuyết tính cách hiện đại độc đáo qua văn phong hài
hước để phê phán thói hư tật xấu trong đời thường” [25,tr. 10].Vốn là nữ văn
sĩ có tiếng tăm trên văn đàn nước Anh nên bà được đánh giá: “Jane Austen đã
thoát khỏi mootip văn học thời đại cô sống, vốn vẫn đưa nhân vật nữ ln có
đức độ, truyện tình mơ mộng, và những sự kiện ngẫu nhiên gây đột biến cho
câu chuyện. Đặc điểm này đã khiến tiểu thuyết của tác giả có mối tương quan
gần gũi với thế giới đương đại hơn là những truyền thống của thế kỷ 18” [25,
tr. 7], hay là trích dẫn của một nhà phê bình văn học có uy tín đã ca ngợi “tác
giả khơng tên” là ngịi bút tuyệt diệu của tiểu thuyết hiện đại trong truyền
thống mới về hiện thực.
Tác giả Vương Trí Nhàn trong bài viết Tìm lại lịng u đời vô tư trong
văn học cổ điển đã đưa ra nhận xét cũng như trích dẫn nhận xét của tờ báo
nước ngồi: “Tơi chỉ lưu ý thêm là có lẽ lâu nay vì sợ văn học Anh ít quen
biết ở Việt Nam, nhiều tài liệu có tính chất cẩm nang, ví dụ cuốn Những tác
phẩm tác phẩm lớn của văn chương thế giới khơng có bản tóm tắt Kiêu hãnh
và định kiến… cuốn tiểu thuyết của Jane Austen vẫn được nhắc tới, có thể đặt
ngang hàng với các kiệt tác cỡ như Đỏ và Đen, Bà Bovary, Bá tước Monte
Cristo, Chiến tranh và hịa bình… Và gần đây nhất một tờ báo đưa tin cuộc
bình chọn về các tiểu thuyết hay nhất viết bằng tiếng Anh do các tác giả nữ
viết, Kiêu hãnh và định kiến được xếp đầu tiên, tức là vượt trên cả các tác
phẩm cổ điển như Jane Eyre của Charlotte Bronte, Đỉnh gió hú của Emily
Bronte, lẫn tập truyện viết về cậu bé phù thủy Harry Postter của nhà văn


4

đương đại rất ăn khách J.K. Rowling (Báo Thể thao và Văn hóa 16-52003)”[25, Tr. 7].
Ngồi ra, ở trên một số bài viết trên các trang mạng và những bài bình
luận có viết đơi nét về tác giả Austen với nhan đề Jane Austen - nhà văn

dường như bất tử: “Không chỉ độc giả hay các khán giả sân khấu, điện ảnh,
các nhà văn cũng bị Austen mê hoặc. Những tác phẩm mới như The
Stranger"s Child của Alan Hollinghurst hay Atonement của Ian McEwan đều
gợi nhớ đến khơng khí của Trang viên Mansfield hay Kiêu hãnh và định
kiến”. Những thập kỷ gần đây, có vơ số sách viết lại, viết tiếp các tiểu thuyết
của Jane Austen được ra mắt.
Jane Austen được xem là người mở đầu xu hướng cho nền “tiểu thuyết
gia đình”, tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như Lý trí và tình cảm, Kiêu
hãnh và định kiến, Trang viên Mansfield, Emma… Các vấn đề xã hội cùng
văn phong tuyệt kỹ trong nghệ thuật dẫn chuyện và xây dựng những tình
huống ối ăm đã đưa tên tuổi của Austen vào hàng những nhà văn có nhiều
ảnh hưởng nhất và được trọng vọng nhất trên văn đàn nước Anh. Những vấn
đề trên đã được đề cập đến các bà điểm sách, giới thiệu tác giả và nghiên cứu
lịch sử văn học Anh. Các tác phẩm nổi tiếng của Jane hầu hết đã có bản dịch
Việt Ngữ và xuất bản ở Việt Nam. Tuy vậy, ngoại trừ một số bài nghiên cứu
ngắn hoặc các bài giới thiệu sách, giới thiệu tác giả văn học kinh điển, gần
như chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về văn chương
Jane Austen.
Nhìn một cách tổng qt, có thể thấy rằng có khá nhiều bài viết và một
số nhận xét về tác giả Jane Austen cũng như tiểu thuyết của bà. Tuy nhiên,
nhìn chung các bài viết và các bài phê bình chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về tác
giả, khái quát những đặc điểm của nội dung, đề tài mà Jane Austen hướng tới.
Còn với tiểu thuyết Kiêu hãnh và định kiến, Lý trí và tình cảm thì hầu như chỉ


5

dừng lại ở những lời giới thiệu sách chứ chưa thật sự có nhiều nghiên cứu đi
sâu vào khai thác các vấn đề trong tiểu thuyết, nhất là các đặc điểm nghệ
thuật. Vì thế, tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong hai tiểu thuyết Kiêu hãnh và

định kiến, Lý trí và tình cảm có thể nói là một đề tài còn khá rộng mở và đáng
theo đuổi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài: Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Jane Austen
biểu hiện qua các phương diện: hình tượng nhân vật, khơng gian, thời gian
nghệ thuật, cốt truyện, người kể chuyện và ngôn ngữ kể chuyện.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này được khảo sát trong hai cuốn tiểu
thuyết Kiêu hãnh và định kiến, Lý trí và tình cảm, Nxb Văn học, năm 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu thi pháp học
- Phương pháp phân tích, đánh giá
- Phương pháp so sánh
5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, nội dung chính của khóa luận bao
gồm ba chương:
Chương 1. Jane Austen trong dòng chảy văn học Anh
Chương 2. Hình tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết Jane Austen
Chương 3. Một số đặc sắc trong phương thức tổ chức văn bản của Jane
Austen


6

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: JANE AUSTEN TRONG DÒNG CHẢY VĂN
HỌC ANH
1.1. Bối cảnh văn học Anh thế kỷ XVIII
Văn học phương Tây trước kia chưa có một thời kỳ nào sơi động như
trong thế kỉ XVIII. Đây là thế kỉ đánh dấu bước chuyển mình quan trọng

trong quá trình phát triển của các nước ở khu vực, thế kỷ này được mang danh
là thế kỷ ánh sáng.
Nước Anh ở thế kỉ XVIII so với các nước Tây Âu khác, giai cấp tư sản
Anh ra đời và phát triển khá sớm. Từ thế kỉ XV, nước Anh đã trở thành điển
hình cho sự tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản. Cuộc cách mạng tư
sản Anh diễn ra một cách không triệt để dẫn đến tình trạng trì trệ về chính trị.
Tuy tình trạng chính trị như vậy nhưng nền kinh tế Anh phát triển nhanh
chóng theo hướng tư bản chủ nghĩa. Có thể nói đỉnh cao của thế kỷ XVIII ở
nước Anh là cuộc cách mạng kinh tế.
Tình hình đất nước như vậy phần nào ảnh hưởng đến văn học. Dựa trên
lịch sử cách mạng Anh thì cuộc cách mạng tư sản Anh đã diễn ra từ lâu,
nhưng đến thời kỳ ánh sáng bắt đầu khai mở, tính chất chống phong kiến vẫn
chưa lu mờ trong đời sống văn học cũng như trong nhiều lĩnh vực hoạt động
tinh thần khác của đất nước, đặc biệt vào nửa đầu thế kỷ và gắn với tầng lớp
tư sản tiến bộ. Các sáng tác trong thời kỳ này nổi bật ta thấy không còn những
con người đập phá, phê phán xã hội nữa. Các tác phẩm rất ít đề cập đến
những vấn đề chính trị, xã hội rộng lớn mà chủ yếu xốy sâu vào mô tả riêng
tư với các đời sống phong tục. Hay cách nhìn nhận về giai cấp quý tộc,
thượng lưu, họ có lối sống như thế nào, từ đó xây dựng nên những hình tượng
mà đến nay văn học Anh vẫn còn lưu truyền. Các nhà văn quan niệm rằng đề


7

cập đến việc giáo dục đạo đức con người trong cuộc sống bình thường là con
đường tốt nhất. Bên cạnh tính chất chống phong kiến nên văn học tiến bộ Anh
thế kỉ này cịn có khuynh hướng phơi bày những mặt hạn chế của bản thân
giai cấp tư sản.
Văn học Anh thế kỉ XVIII là sự tổng hợp của hai trường phái văn học.
Đó là văn học cổ điển và văn học lãng mạn bao gồm thơ ca và tiểu thuyết,

kịch nghệ cũng như phê bình văn chương.
Văn học cổ điển là giai đoạn đầu cho đến những năm 1790, giai đoạn
này văn học đã lan tỏa rộng rãi hơn đến giới trung lưu và phụ nữ. Các nhà văn
xuất thân khơng cịn là những danh gia q tộc mà đó là những nhà bn
sách, những tầng lớp đã nếm mùi được khổ đau do chế độ phong kiến mang
lại. Họ đưa vào tác phẩm của mình những nhân vật đại diện cho quần chúng
dân nghèo... Thể loại đầu tiên đáng nói đến là thơ, tuy thế kỉ XVIII khơng
được xem là thế kỉ của thơ nhưng cũng có một số tên tuổi như Pôp (A.Pope,
1688-1744), là một nhà thơ, người đại diện cho khuynh hướng thơ ca cổ điển
chủ nghĩa trong phong trào văn học ánh sáng Anh. Đặc biệt trong mấy chục
năm đầu thế kỉ nổi lên vai trị của văn xi và báo chí. Trên lĩnh vực này,
Xtilo và Adixon giữ vai trò quan trọng. Các bài báo của hai ông trở thành
những bức tranh hiện thực miêu tả phong tục, tập quán và khắc họa được
không ít những chân dung và tính cách hài hước. Hai ơng đã có cơng lao xây
dựng nền báo chí Anh và mở đường cho xu hướng hiện thực xuất hiện sau đó
khơng lâu.
Sau giữa thế kỉ, “cảm quan” cổ điển Swift, Pope và Johnson được bổ
sung bằng tính tri cảm với James Macpherson, Gray và Wallpole. Tiểu thuyết
hưng thịnh vào những năm 1790 qua những tên tuổi như Richardson, Fielding
và Stern. Tìm hiểu rõ thêm thì văn học giai đoạn này liên tục chuyển từ văn
học hư cấu sang văn học phi hư cấu cũng như tạo tiền đề cho văn học lãng


8

mạn xuất hiện từ năm 1790- 1837.
Những năm 1790- 1837 văn chương Anh bước vào thời kỳ văn chương
lãng mạn. Thời kỳ này văn học với tính chất thơ mộng, với nhiều nhà thơ, nhà
văn đã mang một luồng gió mới vào khơng khí văn chương lúc bấy giờ. Về
thơ ca, các nhà thơ xuất hiện thời kỳ nửa sau thế kỉ XVIII này khơng mấy nổi

bật. Chính bởi vì khi chủ nghĩa lãng mạn xuất hiện nhường vị trí cho tiểu
thuyết phát triển, những nhà văn nhiều hơn nhà thơ.
Đặc trưng mà văn học nước Anh ở thế kỷ này đó là lý tưởng về đời sống
tự nhiên, những vùng quê và kiểu mẫu lý tưởng của giới thượng lưu, một cuộc
sống biệt lập ở vùng quê. Với nhiều kiểu mẫu về văn chương, văn học thế kỷ
XVIII đã làm nên nét riêng biệt cho mình nào là văn chương phi hư cấu hay ý
niệm thay đổi về phong cách.Với sáu cuốn tiểu thuyết ẩn danh từ năm 1811
đến 1828, Jane Austen đã làm nên một thành công không chỉ riêng cho mình
mà đó là điểm sáng trên văn đàn cổ điển Anh lúc bấy giờ.
1.2. Jane Austen – “sinh ra để viết tiểu thuyết”
Jane Austen sinh năm 1775 và mất năm 1817, là một nữ nhà văn có tiếng
tăm trên văn đàn nước Anh ở thế kỉ XVIII. Chào đời ngày 16 tháng 5 năm
1775 tại Steventon, Hampshire của nước Anh, bà là con thứ bảy trong gia đình
có tám người con. Cha bà là mục sư George Austen (1731-1805), là người cai
quản giáo xứ Steventon. Có một người cha là học giả nên bà luôn được ông
khuyến khích đọc sách và tính học hỏi. Jane khơng được tiếp thu nhiều giáo
dục từ nhà trường mà chủ yếu được người cha dạy học, và cũng có điều kiện
đọc nhiều sách vở. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung lưu nhưng ngay
từ nhỏ tâm tưởng của Jane Austen luôn hiện hữu một vùng quê với cuộc sống
giản đơn, khơng có sự áp bức, phân biệt giai cấp. Ngay từ lúc đang tuổi nhỏ
không nhờ nhiều vào việc học mà chính do tài năng thiên bẩm đã tạo cho bà


9

hứng thú viết sơ khai những vở kịch ngắn hay những câu chuyện kể cho gia
đình mỗi khi sum vầy.
Jane Austen ngay từ nhỏ đã có nhìn nhận được mình khơng hợp với tiểu
thuyết tình cảm ủy mị mà thay vào đó bà đi theo con đường viết tiểu thuyết
của sự mạnh mẽ trong tình yêu, bản chất tình cảm của con người được bộc lộ

hoàn toàn trong tiểu thuyết của do vậy mà bà không ngừng học hỏi để viết
tiểu thuyết cho riêng mình. Sau khi cha của Jane Austen qua đời năm 1805, cô
cùng chị gái và mẹ đến sống tại Southampton với gia đình Frank, anh trai của
Jane, trong vài năm trước khi dời đến Chawton trong năm 1809. Tại đây, Jane
cùng mẹ và các chị gái sống tại một điền trang có nhà nghỉ thơn dã là tài sản
của người anh trai giàu có. Chính nhờ sống trong một khung cảnh thơ mộng
và nên thơ đấy mà Jane Austen đã viết tiểu thuyết của mình đậm chất thi vị.
Ngôi nhà này, nay trở thành viện bảo tàng, là địa điểm thu hút nhiều khách du
lịch và những người yêu thích văn học. Trong những ngày sống ở đây, Austen
đã viết những tác phẩm sau cùng của bà.
Khi lớn lên, nhìn nhận đầy đủ về thời đại của mình Jane Austen vẽ nên
một bức tranh với đầy đủ màu sắc về xã hội Anh thế kỷ XVIII qua các tiểu
thuyết Kiêu hãnh và định kiến, Lý trí và tình cảm, Trang viên Manfied, Emma,
Thuyết phục. Đây là những bộ tiểu thuyết làm nên tên tuổi của Jane Austen
trên văn đàn thế giới.
Nữ văn sĩ đã sử dụng khung cảnh đời sống của mình - vùng nơng thơn,
giáo xứ, láng giềng và những thị trấn miền quê, cùng những chuyến thăm
viếng đến các thành phố, ngắm những con đường của quê hương, cuộc sống
thanh bình để lấy chất liệu cho những tình huống, cá tính và đề tài trong các
tác phẩm của mình.
Ngồi những hình ảnh thiên nhiên trù phú xung quanh thì khơng khí gia
đình sinh động, đầm ấm và đầy ắp tình yêu thương, cộng thêm những mối


10

quan hệ rộng rãi với họ hàng và bạn hữu, đã cung cấp bối cảnh cho các tác
phẩm của tác giả. Đây là yếu tố thuận lợi giúp phát triển năng khiếu văn
chương thiên bẩm của bà. Đặc điểm giúp Austen viết nên những tác phẩm có
tính chất thoại đó chính nhờ gia đình Austen thường cùng nhau diễn kịch,

cách thoại trong các bài kịch điều này giúp Jane có cơ hội ra mắt các sáng tác
của mình. Gia đình bà cũng thường mượn các tác phẩm văn học từ thư viện
địa phương, và những cuốn tiểu thuyết này đã ảnh hưởng đến văn phong của
cô. Các thành viên trong gia đình thường khuyến khích Jane sáng tác, nhất là
người anh trai của cơ, Henry, là người biết chút ít về văn chương. Sự giúp đỡ
của anh trai cô là rất lớn chính vì anh cơ có tâm huyết cho sự nghiệp viết tiểu
thuyết. Từ khi sinh ra cho đến khi mất, Jane Austen luôn tâm niệm, tiểu
thuyết của người đàn ông viết sẽ không bao giờ bộc lộ được hết những cung
bậc cảm xúc về con người đặc biệt là của người đang yêu vốn nhạy cảm hơn ở
nhà văn nữ. Khi cịn sống, Austen khơng lộ danh tính ngay cả khi tác phẩm
của bà đã có một sức hút nhất định. Nhiều tác phẩm của bà cho đến nay vẫn
cịn danh tiếng thì lúc bấy giờ khơng được bà đưa đến với người đọc do sự
khắt khe của chính phủ về việc phụ nữ tham gia vào nghiệp văn chương. Tuy
không được biết đến với danh nghĩa của một nhà tiểu thuyết nhưng bà luôn tự
tin với những đứa con tinh thần mà bà đã sinh ra. Vì vậy mà tác phẩm của bà
chiếm một vị trí trong lòng bạn đọc khắp nơi.
1.3. Tiểu thuyết Jane Austen – niềm “kiêu hãnh” và những “định kiến”
Tiểu thuyết của Jane Austen viết nên đều hàm ẩn một nội dung tư tưởng
mà khi tìm người đọc sẽ thấu hiểu. Những nhân vật trong tiểu thuyết của Jane
Austen được lựa chọn dựa từ những tầng lớp khác nhau trong xã hội. Tuy
vậy, trung tâm cho thế giới của bà là những nhân vật trong sáng trong tính
cách và hầu hết là được sinh ra trong một gia đình khơng mấy khá giả. Các cơ
gái xinh đẹp ấy tuy khơng có điều kiện về kinh tế nhưng khơng bao giờ có suy


11

nghĩ phải kiếm cho mình một đức lang quân giàu có mà khơng có tình u.
Nước Anh những năm cuối của thế kỉ XVIII với sự phân biệt giai cấp,
tầng lớp giàu nghèo phân chia cũng ảnh hưởng đến trong văn học. Điều đó

cũng khơng loại trừ Jane Austen khi bà đưa vấn đề phân biệt giai cấp vào
trong tiểu thuyết của mình.
Có ý thức sáng tạo lại cốt truyện truyền thống, Jane Austen đã khiến tiểu
thuyết của bà có đặc trưng riêng khó lẫn. Để thấu hiểu được ý nghĩa mà Jane
Austen thể hiện trong tác phẩm người đọc phải ngẫm đi ngẫm lại nhiều lần
mới hiểu. Đặc biệt tiểu thuyết của bà ln hiện diện những tính cách trái
ngược nhau.
Tiểu thuyết Kiêu hãnh và Định kiến, đây là câu chuyện tình yêu dưới
thời phân biệt giai cấp tạo nên những định kiến về tình yêu và xã hội. Tình
u của những nhân vật chính được xây dựng dựa trên những định kiến,
những mâu thuẫn được tác giả xây dựng đến đỉnh điểm, tuy vậy kết thúc các
chương của thiên tiểu thuyết đó là các nhân vật đến được với nhau bằng tình
yêu chân thành. Tự các nhân vật xóa bỏ những định kiến đã hiện hữu xung
quanh họ mà khơng cần một ai tác động chính bởi tính yêu có thể làm thay
đổi tất cả mọi thứ. Đây có lẽ là tiểu thuyết được u thích nhất trong số các
tác phẩm của Jane Austen. Song song tình yêu của hai nhân vật chính là
những vấn đề về xã hội lúc bấy giờ đối về gia đình khơng cho con cái đi học
cũng như điều kiện kinh tế. Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa Elizabeth Bennet,
con gái của một gia đình trung lưu, và Fitzwilliam Darcy, một địa chủ giàu
có. Số phận đưa đẩy cơ gặp gỡ một người đàn ông (Fitzwilliam Darcy) bước
ra từ tầng lớp thượng lưu trong xã hội - một con người với một sự sản lớn và
là “niềm mơ ước của những cô gái đến tuổi cập kê”, một con người lạnh lùng,
đưa ra sự ngờ vực về gia đình và tình yêu. Qúy ông Darcy mang một định
kiến sâu sắc về những con người tầng lớp kém hơn mình, thỉnh thoảng ta cũng


12

có thể bắt gặp một cái cười mỉa mai đầy ẩn ý trong câu chuyện. Anh ta kiêu
hãnh về vị trí và tầng lớp cũng như học thức của mình. Nhưng rốt cuộc, vượt

qua ranh giới của định kiến xã hội, sự hịa hợp về tính cách khi từng nhân vật
thực sự hiểu nhau. Ranh giới đó như nấc thang mới về tình u và cuộc sống.
Hay trong Lý trí và tình cảm, với nội dung đề cập đến tình u nhưng
theo hai hướng của tính cách. Tình u mang lý trí và một tình u mang
nặng tình cảm mềm yếu. Mỗi nhân vật đều muốn tìm kiếm cho mình một đức
lang quân phù hợp nhưng vì thân thế gia đình khơng tương xứng, các chàng
trai mà nhân vật nữ trong tiểu thuyết để ý đều khơng đáp lại tình cảm của họ
mà cần phải qua thử thách của thời gian mới đến được với nhau một cách trọn
vẹn. Marianne có thể bất cần với quy ước của xã hội nhưng cơ khơng thể chấp
nhận một tình cảm khơng chân thành. Elinnor có thể dùng sự mạnh mẽ của
tính cách để có một tình u trường tồn qua nhiều gian khổ của cuộc sống và
xã hội đưa đến với cơ.
Cịn đối với tiểu thuyết Thuyết phục, câu chuyện xoay quanh cơ Anne
Elliot, con gái thứ hai của gia đình thượng lưu Walter Elliot, bị ông bố và chị
khinh rẻ. Tám năm về trước, Anne và anh Wentworth tha thiết yêu nhau trong
khi anh này cịn nghèo, khơng có gia sản, chưa có sự nghiệp. Vì nghe theo lời
thuyết phục của Phu nhân Russell, người đóng vai trị mẹ đỡ đầu của cô, cho
rằng Wentworth không xứng đáng, Anne cắt đứt quan hệ tình cảm với
Wentworth. Bây giờ, Wentworth trở về sau khi hịa bình được tái lập, trong tư
cách một đại tá với chiến công hiển hách và một gia sản to tát nhờ tiền thưởng
trong cuộc chiến. Cùng lúc, ông bố đang lâm vào cảnh nợ nần do chi tiêu
phung phí. Trong khi ấy, người thừa kế tài sản và tước vị của Ngài
Wentworth là anh Elliot bắt lại mối quan hệ với gia đình ơng và có ý muốn
cưới Anne. Liệu Anne sẽ bị thuyết phục bởi viễn cảnh làm phu nhân người
từa kế gia sản đồ sộ và trở thành bà chủ một gia sản to tát, hay cô lại bị phu


13

nhân Russell thuyết phục, hay cô sẽ thuyết phục anh Wentworth kiềm chế sự

ghen tị và mặc cảm đối với anh Elliot mà nối lại cuộc tình? Trong truyện này,
đặc biệt tác giả chỉ trích vào giới quý tộc, mà biểu trưng là ngài Walter với
thói phù hoa lên đến cao độ. Vì thói phù hoa như thế mà ơng tính tốn trong
việc chọn người th nhà cho xứng với địa vị của mình: người th là đơ đốc
thì nghe hay hơn là “Ông” được gọi một cách trống trơn. Rồi khi nghe vị đô
đốc này đến đi đến thị trấn nơi mình đang ở nhà thuê thì “ngài” Walter xét
xem đơ đốc có ở nơi tương xứng với mình hay khơng rồi mới quyết định có
nên gặp gỡ hay không! Đến cô con gái của ông cũng lây bệnh phù hoa của bố:
sau khi gia đình cho thuê nhà rồi hai bố con đi ở thuê nơi khác, vợ chồng em
gái từ xa đến mà chị cảm thấy khó xử vì e họ thấy số người hầu bàn ăn kém
hơn trước!
Ở cuốn Trang viên Mansfield , là tác phẩm có sự đầu tư nhiều nhất của
Austen, về độ dài, miêu tả tính cách đa dạng, chủ đề được thể hiện trong một
phạm vi có chủ định. Tác phẩm xốy vào việc giáo dục đạo đức của những
con người sống trong ba gia đình, gia đình Bertram thuộc tầng lớp trung lưu,
gia đình Crawford thượng lưu, tân thời và gia đình Price nghèo khổ. Jane
Austen được khen ngợi chính vì đã thể hiện đậm nét những quan hệ phức tạp
giữa các thành viên của ba gia đình đó. Nhân vật nữ chính trong truyện, là
một thiếu nữ nghèo hiền hậu, mềm yếu, thơng minh, nhạy cảm, giàu tình cảm,
chân thành với hiện thực, biết chấp nhận thực tại, song quá khiêm nhường và
bị ngược đãi, cô phải chống chọi lại những hậu quả mà những người thuộc
tầng lớp có địa vị đưa lại, đồng thời xem xét lại tình cảm riêng của mình,
trong lúc chịu đựng sự hững hờ đầy phi lý, cổ hủ và thái độ coi thường của
những người quanh cơ. Nhân vật chính tính cách dí dỏm và hấp dẫn khi được
phép sống tự nhiên, nhưng do nhiều tình huống bắt buộc phải dè dặt, nên anh
có vẻ cứng nhắc và hay suy xét. Hai nhân vật Fanny và Edmund là hai con


14


người sinh ra là để cho nhau, vượt khó khăn và trưởng thành của cả đôi bên,
kết thúc mang lại là hôn nhân viên mãn. Riêng anh em Henry và Mary
Crawford từ nhỏ đã thiếu thốn tình cảm của cha mẹ, được chú thím ở Ln
Đơn ni dưỡng. Chú thím yêu quý song không quan tâm giáo dục đạo đức
cho họ, nên tuy tràn đầy sức sống và hấp dẫn, cả hai đều ích kỷ, phù phiếm và
nơng cạn khơng thể chấp nhận được.
Từng cuốn tiểu thuyết nêu bật sức mạnh đạo đức thể hiện chiều sâu của
tâm hồn, các nhân vật nữ thùy mị và thực tế, sẵn sàng hy sinh cơ hội được
hưởng hạnh phúc trần thế hơn là hành động ngược lại tiêu chuẩn đạo đức cơ
bản của họ, khơng ngừng đề cao tình u vị tha và biết quên mình, nhận thức
được những giới hạn, sự bí ẩn của trí tuệ và tính cách con người.
Từ một vấn đề của xã hội, Jane Austen đã viết tiểu thuyết xoay quanh
chủ đề về thân phận người phụ nữ Anh trong thế kỷ XVIII. Niềm kiêu hãnh
và định kiến thể hiện rõ qua chủ đề của tiểu thuyết. Nền tiểu thuyết Anh thế
kỷ XVIII có chung một đề tài chống lại chế độ phong kiến nhưng mỗi tác giả
lại có cảm tính riêng trong cách chọn chủ đề. Walter Scott là nhà tiểu thuyết
cùng thời với Jane, đã xây dựng đề tài tiểu thuyết của mình bằng sự xung đột
giai cấp, chủng tộc. Riêng Jane Austen, bà chọn cho mình chủ đề thuộc về
tâm tư, tình cảm của từng con người với nhiêu thế hệ đang sống ở thời đại lúc
bấy giờ. Đặc biệt, nữ văn sĩ người Anh Jane Austen xây dựng tiểu thuyết của
mình thơng qua chủ đề về giá trị thân phận người phụ nữ Anh trong thế kỉ
XVIII nhưng soi chiếu dưới một góc nhìn mới mẻ, đầy cá tính.
Vào thời của Austen, phụ nữ rất ít được đọc sách và tiếp cận với văn
chương, có chăng chỉ ở tầng lớp quý tộc. Nhưng với sự xuất hiện của Jane
Austen và những câu chuyện về tình yêu, về phái nữ được đề cập trong các
cuốn tiểu thuyết của bà, xu hướng đọc sách tăng lên ở nữ giới. Austen chỉ ra
phụ nữ không cần phải lệ thuộc vào đàn ơng mà chính họ có thể tự theo đuổi


15


giấc mơ của mình; cả đàn ơng lẫn phụ nữ, thay vì chú trọng vào tiền bạc trong
hơn nhân, hãy chú tâm vào chính mối quan hệ tình cảm của họ.
Khi cịn sống, Austen khơng lộ danh tính ngay cả khi tác phẩm của bà đã
có một sức hút nhất định. Vì vậy, bà khơng được biết đến dưới danh nghĩa
một tiểu thuyết gia, nhưng mặt khác điều đó lại giúp bà gìn giữ sự riêng tư
của mình vào thời điểm mà xã hội Anh vẫn còn chưa cởi mở đón nhận việc
phụ nữ tham gia vào nghiệp viết văn cũng như sự kiểm duyệt khắt khe của
chính phủ với văn chương.
Hai cuốn tiểu thuyết Kiêu hãnh và định kiến, Lý trí và tình cảm mang
đầy tinh thần nhân văn cao cả và tinh thần phản kháng mãnh liệt chống lại
những định kiến của xã hội bằng ngòi bút miêu tả chân thực và điêu luyện, là
hai trong số những tác phẩm có tiếng vang lớn ở nước Anh sau nhiều năm tác
phẩm được xuất bản. Hai cuốn tiểu thuyết đã hai lần dựng thành phim,được
nghành nghệ thuật thứ bảy đánh giá rất cao về lời thoại trong tác phẩm. Ngoài
phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Jane Austen những nhà làm điện ảnh còn
dựng thành phim đúng y bản sao của tác giả về tính cách cũng như sắc đẹp do
diễn viên Anne Hathaway đóng vai Jane Austen trong phim điện ảnh
Becoming Jane (2007).


16

CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT CỦA JANE AUSTEN
“Thế giới hình tượng là cái được sáng tạo, được khái niệm, khơng phải là
cái sao chép, cái có sẵn. Tạo hình là việc làm cho khách thể có được một tồn
tại cụ thể cảm tính bên ngồi qua chất liệu, là phú cho thế giới hình tượng
khái quát một thể xác, hình hài. Nó bao gồm việc tạo cho hình tượng một
khơng gian, thời gian, những sự kiện và những quan hệ, và rất quan trọng là

tạo dựng được những con người có nội tâm, ngoại hình, hành động, ngơn ngữ.
Ngay cái vơ hình cũng nhờ tạo hình mà xuất hiện trong nghệ thuật” [18;
tr.69]. Tìm hiểu hình tượng nhân vật, hình tượng khơng gian, thời gian, là
phương tiện giúp tiếp cận với thế giới hình tượng của tác phẩm, đồng thời
hiểu rõ cảm quan sáng tác của chính tác giả.
2.1. Hình tượng nhân vật với nhiều tính cách phong phú
Việc miêu tả con người trong văn học chính là việc xây dựng nhân vật
của nhà văn. Nhân vật trong văn học như một hiện tượng nghệ thuật mang
tính ước lệ, đó khơng phải là việc sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của
con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về
tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách. Văn học khơng thể thiếu nhân vật, vì chính là
phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn
sáng tạo thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, đó là vấn đề nào
đó quan niệm hiện thực.
Trong văn học, nhân vật văn học xuất hiện qua sự trần thuật miêu tả
bằng phương tiện nghệ thuật. Nhân vật ngoài việc thể hiện tư tưởng, chủ đề
của tác phẩm còn thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người của nhà văn ở
dưới thời điểm lịch sử nhất định. Để xây dựng thành cơng hình tượng nhân
vật, nhà văn phải có khả năng đồng cảm, phát hiện và miêu tả, khắc họa
những điểm bền vững ở nhân vật để tạo nên nét riêng cho từng nhân vật. Chịu


17

ảnh hưởng của văn học thời khai sáng cũng như những cách tân trong việc
xây dựng hình tượng nhân vật, đa phần Jane Austen khắc họa tính cách của
người phụ nữ Anh thế kỉ XVIII qua việc giới thiệu gia đình, miêu tả chân
dung, ngoại hình, hành động, tâm trạng, qua đó tính cách nhân vật ít nhiều
được hé mở.
Khảo sát hệ thống nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết Kiêu hãnh và định

kiến, Lý trí và tình cảmta có:
Stt
1.

Tên nhân vật
Ann de Bourgh

Xuất thân nhân vật
Con gái của bà Catherine de Bourgh, cũng
được tác giả gọi”cô de Bourgh”

2.

Caroline Bingley

Em gái của anh Charles Bingley, cũng được
tác giả gọi là “cô Bingley”

3.

Catherine Bennt

Con gái thứ tư của ông bà Bennet

4.

Catherine de Bourgh

Dì của Robinson Darcy


5.

Charles Bingley

Em trai bà Hurst và anh của cơ Caroline
Bingley

6.

Charlotte Lucas

Con gái đầu lịng của ơng bà William
Lucas, cũng được tác giả gọi là “cô Lucas”

7.

Edward Gardiner

Em trai của bà Bennet

8.

Ông Hurst

Chồng bà Lousa Hurst, anh rể của Charles
Bingley

9.

Bà Gardiner


Em dâu bà Bennet

10. Elizabeth Bennet

Con gái thứ hai gia đình ơng bà Bennet

11. Georgiana Darcy

Em gái anh Darcy

12. Jane Bennet

Con gái đầu lịng của ơng bà Bennet

13. Kitty Bennet

Con gái thứ tư của ông bà Bennet


18

14. Lousisa Hurst

Chị của anh Bingley, vợ ông Hurst

15. Lydia Bennet

Con gái thứ năm của ông bà Bennet


16. Maria Lucas

Con gái thứ hai của ông bà Lucas

17. Mary Bennet

Con gái thứ ba của ông bà Bennet

18. Bà Philips

Em gái bà Bennet

19. Robinson Darcy

Bạn thân của Charles Bingley

20. William Lucas

Được phong tước hiệp sĩ nên mọi người gọi
ông là “Ngài”

21. Phu nhân Lucas

Vợ của ông Lucas

Thông qua khảo sát cuốn Kiêu hãnh và định kiến ta thấy có tất cả 21
nhân vật. Trong đó, có 4 nhân vật chính, 2 nhân vật nam là Darcy và Bingley
xuất thân trong gia đình là quý tộc thuộc tầng lớp thượng lưu, 2 nhân vật nữ là
Elizabeth và Jane xuất thân trong gia đình không mấy khá giả, thuộc tầng lớp
trung lưu.

Ở cuốn Lý trí và tình cảm:
Stt

Tên nhân vật

Xuất thân của nhân vật

1.

Bà Daswood

Mẹ của Elinor và Marianne, Margaret

2.

Đại tá Brandon

Người có tình cảm với Marianne

3.

Bà Jennings

Người giúp đỡ gia đình Daswood

4.

Edward Ferrars

Nhân vật nam chính và là người u của

Elinor

5.

Lucy

Người có đính ước vớiEdward

6.

Elinor Daswood

Con gái thứ nhất của nhà Daswood

7.

Marianne Daswood

Con gái thứ hai của nhà Daswood

8.

Margaret Daswood

Con gái thứ ba của nhà Daswood


19

9.


Fanny

10. Jonh Willoughby

Họ hàng với Edward
Người có tình cảm với Marianne

Ta có thể nhận thấy hệ thống nhân vật của cuốn tiểu thuyết Lý trí và tình
cảm nhân vật ít hơn cuốn Kiêu hãnh và định kiến, có tất cả 10 nhân vật. Trong
đó, nhân vật nữ chính là Elinor, Marianne xuất thân trong gia đình trung lưu.
Nhân vật nam chính Edward xuất thân trong một gia đình thượng lưu, đại tá
Brandon là người sự sản riêng cho riêng mình, thuộc gia đình trung lưu.
Thế giới nhân vật của Jane Austen được xây dựng được dựa trên khuôn
khổ của xã hội lúc bấy giờ. Nhân vật chính của Jane đều mang trong mình
một đặc trưng tính cách nhất định. Austen chỉ ra phụ nữ không cần phải lệ
thuộc vào đàn ơng mà chính họ có thể tự theo đuổi giấc mơ của mình; cả đàn
ơng lẫn phụ nữ, thay vì chú trọng vào tiền bạc trong hôn nhân, hãy chú tâm
vào chính mối quan hệ tình cảm của họ.
2.1.1. Nhân vật với cá tính mạnh mẽ
Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết của Jane Austen với sự mạnh mẽ, cá
tính đi cùng với những nhân vật có sự yếu mềm, suy tư trong tính cách. Qua
hai tiểu thuyết Kiêu hãnh và định kiến, Lý trí và tình cảm, các nhân vật chính
và nhân vật phụ thơng qua tính cách đã làm nổi rõ lên nội dung và ý nghĩa của
tác phẩm. Tính cách nhân vật được xây dựng thể hiện qua những biến cố, sự
kiện, mâu thuẫn xung đột. Các biến cố, xung đột là điều kiện quan trọng để
bộc lộ tính cách nhân vật. Vì cũng như đời thường, chỉ khi đối mặt với những
sự cố đặc biệt thì tính cách con người mình mới được bộc lộ rõ. Giống như Lỗ
Tấn đã từng viết trong lời tựa của tác phẩm AQ chính truyện: “Nhân vật nhờ
văn chương mà lưu truyền, văn chương nhờ nhân vật mà trường thọ”.

Các nhân vật mang cá tính mạnh mẽ trong hai tiểu thuyết trên đó là
Elizabeth, Elinor. Hai nhân vật này, một người bản lĩnh, cá tính thơng qua


20

hành động và lời nói. Cịn người kia giấu sự cá tính mạnh mẽ ấy vào trong
tâm hồn và khơng để người xung quanh biết chỉ dùng lý trí để giải quyết mọi
khúc mắc trong cuộc sống.
Như được biết, tiểu thuyết tính cách thường được dùng như biểu hiện
đặc trưng của tính chất trần thuật. Thời điểm này tiểu thuyết tính cách được
ưu ái hơn tiểu thuyết hành động. Cá tính mạnh mẽ ln được thể hiện rõ trong
từng nhân vật chính của tiểu thuyết Jane Austen. Nhân vật nữ có cá tính
mạnh, tự tin, bướng bỉnh, tự chủ, độc lập, liều lĩnh, can đảm, họ sống cho họ,
tranh đấu cho những điều họ yêu thích, mơ ước. Tranh đấu để mình được là
mình, khơng cần phải lệ thuộc vào ai mặc dù cuộc sống của họ có khơng mấy
sung sướng.
Trong tiểu thuyết Kiêu hãnh và định kiến, nhân vật Elizabeth có một cá
tính mạnh mẽ. Tính cách ương bướng ln thể hiện rõ trong mọi hành động,
lời nói của Elizabeth. Chính người cha của Elizabeth cũng phải khâm phục cá
tính mạnh mẽ của con gái mình.
Trong gia đình, Elizabeth là người con thứ hai nhưng cô luôn luôn ý thức
được chăm sóc cho chị gái và các em gái mình. Cơ xinh đẹp, có một đơi mắt
quyến rũ và ngoại hình ưa nhìn. Nhờ cách mơ tả về ngoại hình Elizaeth mà
người đọc biết được ở cơ có một sức quyến rũ kỳ lạ đồng thời cũng hiểu rõ vì
sao mà Darcy lại bị Elizabeth hút hồn một cách nhanh như vậy.
Tâm lý của Elizabeth diễn ra với sự vận động của thời gian. Cô bộc lộ
một con người có tâm lý vững vàng, khơng bị chi phối bởi hoàn cảnh do vậy
mà mọi sự viêc, vấn đề đến với cô đều được cô giải quyết nhanh gọn. Thông
qua biểu hiện cảm xúc khi cô nghe chị gái của mình buồn vì biết tin Binley sẽ

khơng được ở gần chị gái mình nữa, hay nghe tin em gái của cô đi theo đại úy
Wickham. Elizabeth thể hiện cảm xúc qua từng sự việc thấy được cô lo lắng
và bận tâm rất nhiều nhưng cơ ln bình tĩnh và nhanh nhạy để giải quyết mọi


21

việc.
Định kiến trong tình yêu, sự chênh lệch về địa vị xã hội đã ngăn cách
tình cảm của Elizabeth đối với Darcy. Niềm tự hào của Elizabeth làm cho cô
đánh giá sai Darcy trên cơ sở một ấn tượng ban đầu. Xây dựng mối tình
Darcy với Elizabeth dường như Jane Austen ngụ ý rằng trong tình u, nếu có
sự phân biệt giai cấp hay những định kiến cổ hủ thì thật khó để họ khơng thể
đến với nhau. Câu chuyện tình yêu của Elizabeth đã cho thấy bản lĩnh của
người phụ nữ nước Anh ln đề cao giá trị tình u, khơng nên để giá trị đồng
tiền lấn át.
Cá tính của Elizabeth thể hiện khá thống nhất từ đầu tiểu thuyết cho đến
khi kết thúc. Ngay từ đầu, ở trong gia đình cơ cũng cho thấy mình là một
người chị hai cứng cỏi, khơng dễ gì ai bắt nạt được cô. Khi được ông Collins
cầu hôn, cô từ chối thẳng thừng, khơng tiếc nuối, do dự chính bởi cơ cho rằng
tình u mà cơ dành cho một người khơng phải đi đến từ một phía hay sự vụ
lợi. Trong những cuộc trị chuyện với người chị gái Jane, Elizabeth ln có
quyết đốn trong mọi tình huống khi biết anh Binley đi đến Ln Đơn, cơ biết
được tình u của chị gái mình đang gặp sự cản trở của Darcy đi chăng nữa
thì cơ động viên chị gái mình, giúp chị gái vượt qua sự đau khổ khi gặp trắc
trở trong tình u. Khơng chỉ riêng suy nghĩ, hành động của cơ cũng thể hiện
rõ một cơ gái có cá tính mạnh mẽ. Cơ có thể đi bộ ba dặm để có thể đến thăm
chị gái của mình khi bị ốm do cuộc đi chơi với Binley và ở tại gia đình họ hay
cơ có thể nói rõ quan điểm của mình khi bị người cơ của Darcy chất vấn
chuyện tình yêu của hai người: “Đỏ bừng mặt vì ngạc nhiên và khinh thường,

Elizabeth nói: Nếu phu nhân tin rằng đây không thể là sự thật, tôi tự hỏi tại
sao bà lại cất công đi đến nơi chốn xa xôi thế này. Phu nhân muốn dạy bảo
điều gì. Tơi muốn phủ nhân tin tức như thế này, ngay lúc này. Elizabeth lạnh
lùng: Việc bà đi đến Longbourn để gặp tôi và gia đình tơi xem ra đã xác định


×