Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Xây dựng bộ tư liệu hỗ trợ dạy học phần sinh học tế bào – sinh học 10 nâng cao thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 52 trang )


Ọ SƢ P
M
KHOA SINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Xây dựng bộ tƣ liệu hỗ trợ dạy học phần sinh học tế bào –
sinh học 10 nâng cao THPT

Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Hạnh
Chuyên ngành : Cử nhân Sinh Môi Trường
Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Hải Yến

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013


LỜ

AM OA

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kì cơng trình nào khác.

Tác giả

BÙI THỊ HẠNH


LỜI CẢM Ơ


Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, tơi xin chân thành cảm ơn tất cả
các thầy cô khoa Sinh – Môi trƣờng, trƣờng đại học sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng.
Xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Hải Yến đã tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo giảng dạy ở các trƣờng THPT
Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám đã cho tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài
của mình.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Sinh viên

BÙI THỊ HẠNH


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………..………… 1
1. Tính cấp thiết của đề tài …………………………………………….………..1
2. Mục tiêu đề tài ……………………………………………….……………… 2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ………………………………….……..……….. 2
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………….…............ 3
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và sử dụng tƣ liệu trong dạy học …….. 3
1.2. Tổng quan về cơ sở lí luận của đề tài ………………………………….…… 9
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu …………………………………….….. 17
2.2. Nội dung nghiên cứu ………………………………………………………. 17
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ………………………………………………….. 17
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ……………………………….….. 19
3.1. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng bộ tƣ liệu trong dạy học ở trƣờng THPT 19
3.2. Kết quả phân tích cấu trúc nội dung phần sinh học tế bào – sinh học 10 nâng
cao ………………………………………………………………………………. 25

3.3. Kết quả xây dựng bộ tƣ liệu ……………………………………………….. 31
3.4. Sử dụng bộ tƣ liệu trong dạy học phần sinh học tế bào …………………… 39
3.5. Các yêu cầu khi thiết kế giáo án có sử dụng bộ tƣ liệu …………………… 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………………… 44
1. Kết luận …………………………………………………………………….. 44
2. Kiến nghị …………………………………………………………………… 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………… 45


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRO
GV

Giáo viên

HS

Học sinh

THPT

Trung học phổ thông

PTDHTQ

Phƣơng tiện dạy học trực quan

PPDH

Phƣơng pháp dạy học


SGK

Sách giáo khoa

CNTT

Công nghệ thông tin

PPTQ

Phƣơng pháp trực quan

PTDH

Phƣơng tiện dạy học

GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo

TW

Trung ƣơng

Ề TÀI


DANH MỤC BẢNG BIỂU
a. Danh mục các bảng
Số hiệu bảng


Tên bảng

Trang

3.1

Thực trạng về cơ sở vật chất trang bị trong nhà

20

trƣờng THPT
3.2

Thực trạng sử dụng PTTQ của GV trong quá trình dạy

21

học
3.3

Nguồn tƣ liệu phục vụ cho quá trình dạy học của giáo

23

viên
3.4

Kết quả phân tích mục tiêu và kiến thức cơ bản theo


25

từng bài trong phần 2: Sinh học tế bào, Sinh học 10
Nâng cao - THPT.
3.5

Hệ thống các hình ảnh, phim phần sinh học tế bào – sinh

41

học 10 nâng cao xây dựng đƣợc
b. Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Số hiệu hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

2.1

Cấu trúc phân tử AND

38

2.2

Cấu trúc của nhân tế bào

39


2.3

Cấu trúc của lục lạp .

39


MỞ ẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những nhiệm vụ đổi mới của PPDH là: “Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học,
ngành học”. Những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin nói riêng và
phƣơng tiện trực quan nói chung trong dạy học đã đạt đƣợc những kết quả nhất
định góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Để phát huy vai trò của phƣơng tiện trực quan trong việc nâng cao chất
lƣợng dạy học ở trƣờng phổ thông, hai khâu cơ bản nhất là trang bị phƣơng tiện và
sử dụng phƣơng tiện. Trong đó việc sử dụng một cách hiệu quả các phƣơng tiện
trực quan nhƣ hình ảnh, âm thanh, video sinh động kết hợp với bài giảng điện tử
sẽ là yếu tố quyết định nâng cao chất lƣợng, phát huy đƣợc tính tích cực hóa hoạt
động nhận thức của học sinh.
Xuất phát từ thế mạnh của truyền thông đa phƣơng tiện, trong những năm
gần đây do sự phát triển rất nhanh của nhiều ngành khoa học kĩ thuật, đặc biệt là
trong lĩnh vực truyền thông, các thiết bị nghe nhìn, máy tính và những thiết bị hỗ
trợ liên tục đƣợc ra đời, điều này đã làm thay đổi cả thế giới trong đó có lĩnh vực
giáo dục và đào tạo. Đặc biệt với sự ứng dụng của CNTT cho phép chúng ta diễn
đạt từ một nội dung ban đầu (từ kênh chữ) thành nhiều dạng thơng tin có giá trị
tƣơng đƣơng nhau nhƣ: anh tĩnh, ảnh động, phim, âm thanh, sơ đồ, …. Nhƣ vậy,
ngƣời học tiếp nhận một nội dung kiến thức dƣới nhiều hình thức khác nhau.
Điều này đã làm cho quá trình lĩnh hội kiến thức trở nên hiệu quả hơn bao giờ
hết.

Bên cạnh đó, thực tiễn sử dụng PTTQ trong dạy học ở trƣờng THPT cịn
gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các trƣờng THPT đều chƣa có phịng học bộ mơn
phù hợp với đặc thù giảng dạy môn sinh học. Nguồn tƣ liệu dạy học dạng kĩ thuật


số còn hạn chế, phƣơng tiện truyền tải nội dung dạy học chủ yếu là kênh chữ, nếu
có kênh hình thì đa số là hình tĩnh, số lƣợng ít và khơng đầy đủ, điều này rất khó
khăn cho ngƣời học trong quá trình lĩnh hội kiến thức vì kênh chữ chƣa diễn tả hết
bản chất của kiến thức, đặc biệt là những kiến thức khó, trừu tƣợng. Nhìn chung
kỹ năng sử dụng PTDH kỹ thuật số ứng dụng thành tựu của CNTT của giáo viên ở
các trƣờng THPT hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. PPDH mặc dù đã có nhiều
cố gắng trong việc đổi mới, song sự thay đổi đó là chƣa hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài: “Xây dựng bộ tư liệu hỗ
trợ dạy học phần sinh học tế bào – sinh học 10 nâng cao THPT”.
2. Mục tiêu đề tài
Xây dựng bộ tƣ liệu để phục vụ cho quá trình dạy học phần sinh học tế bào –
sinh học 10 nâng cao THPT.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Đóng góp về mặt lí luận của đề tài:
- Hệ thống hóa đƣợc cơ sở lí luận về vị trí, vai trị của PTDH, đặc biệt là
của bộ tƣ liệu gồm hình ảnh, phim hỗ trợ dạy học phần Sinh học tế bào, sinh học
10 nâng cao – THPT.
- Nghiên cứu tình hình sử dụng bộ tƣ liệu sinh học trong dạy - học trên thế
giới và Việt Nam.
- Phân tích cấu trúc, nội dung chƣơng trình, nội dung kiến thức phần Sinh
học tế bào, sinh học 10 nâng cao - THPT.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Xây dựng đƣợc bộ tƣ liệu gồm hình ảnh và phim phục vụ cho quá trình dạy
học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 nâng cao. GV có thể sử dụng làm tƣ liệu hỗ

trợ dạy học hoặc sử dụng phù hợp với ý đồ dạy học riêng của mỗi ngƣời.


- Góp phần đáp ứng đƣợc nhu cầu của GV phổ thông về việc hỗ trợ các tài
liệu, PTDH theo hƣớng ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học.
- Kết quả của đề tài sẽ là tƣ liệu tham khảo cho sinh viên sƣ phạm, HS và
GV phổ thông.


C ƢƠ

I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và sử dụng tƣ liệu trong dạy học
1.1.1. Trên thế giới
Trong giáo dục, vấn đề sử dụng phƣơng tiện trực quan trong dạy học đã đƣợc
nghiên cứu từ lâu và đạt đƣợc những bƣớc tiến quan trọng.
J.A.Cômenxki (1592 – 1679) – nhà giáo dục nổi tiếng Slovakia đƣợc xem là
ngƣời đầu tiên nêu luận đề cơ bản về giảng dạy trực quan. Theo ông dạy và học
không thể bắt đầu từ sự giải thích về các sự vật mà phải từ sự quan sát trực tiếp
chúng. Trực quan đƣợc xem là một phƣơng tiện phản ánh khách quan, trung thực
vào đối tƣợng và các quá trình của thế giới hiện thực, nằm trong mối liên hệ chặt
chẽ với việc phát triển tƣ duy trừu tƣợng của học sinh [14].
Những phƣơng tiện trực quan trong dạy - học là cơ sở đầu tiên của nhận thức,
những phƣơng tiện đó đồng thời góp phần vào việc phát triển óc quan sát, tƣ duy
và ngơn ngữ của HS. Ơng cho rằng, nếu chúng ta muốn dạy cho HS biết các sự
vật một cách vững chắc, đúng đắn thì cần phải dạy quan sát và qua chứng minh
bằng cảm tính…. Theo ông càng dựa trên cảm giác bao nhiêu thì kiến thức càng
chính xác bấy nhiêu. Từ đó, ơng rút ra ngun tắc “Lời nói khơng bao giờ đƣợc đi
trƣớc sự vật”. Thực ra điều đó khơng chính xác và cũng là hạn chế lớn nhất của

ơng. Có thể thấy rằng, đóng góp lớn nhất của J.A.Cơmenxki là đã tổng kết và phát
triển kinh nghiệm tích lũy đƣợc về trực quan và áp dụng nó một cách có ý thức
vào quá trình dạy - học. Ơng là ngƣời đầu tiên thiết lập nguyên tắc dạy học trực
quan, một nguyên tắc cho đến ngày nay vẫn đƣợc sử dụng rộng rãi và có ý nghĩa
quan trọng trong q trình dạy - học. Tuy nhiên, hạn chế của ông ở chỗ không
phân biệt ranh giới rõ ràng giữa cảm giác và tƣ duy trong nguyên tắc trực quan.
Cùng với quan niệm trên, Môngtenhơ (1533 – 1592) nhà giáo dục pháp đƣợc
xem là một trong những ơng tổ sƣ phạm châu Âu. Ơng chủ trƣơng giảng dạy bằng


hoạt động, bằng sự quan sát trực tiếp, bằng sự tiếp xúc với sự vật trong đời sống
hằng ngày [10].
Nguyên tắc dạy - học trực quan sau này đƣợc K.Đ.Usinxki (1824 – 1870) và
các học trị của ơng tiếp tục phát triển dựa trên cơ sở những thành tựu của Tâm lý
học và Sinh lý học. Khi phân tích nguyên tắc trực quan về mặt Tâm lý học,
K.Đ.Usinxki đã đặc biệt nhấn mạnh đến tính chất phiến diện khơng đầy đủ trong
cách hiểu trực quan trong dạy học chỉ là cái gắn liền với tri giác. Nếu trƣớc đây,
theo J.A.Coomenxki cảm giác khơng phân biệt với tƣ duy thì K.Đ.Usinxki lại cho
rằng, trực quan là cái ban đầu và là nguồn gốc của mọi tri thức và cảm giác cung
cấp tài liệu cho hoạt động trí tuệ. Theo ơng tính trực quan có ý nghĩa to lớn về mặt
sƣ phạm là vì: Trực quan làm cho quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh trở nên
dễ dàng hơn, tự giác hơn, có ý thức và vững chắc hơn. Trực quan tạo ra hứng thú
học tập cho HS, kích thích tính tích cực và tính tự lập trong hoạt động học tập của
HS, đồng thời làm giảm nhẹ lao động sƣ phạm của GV và tạo môi trƣờng dạy học
gần gũi, thân thiện. K.Đ.Usinxki cho rằng, khơng có cái gì có thể giúp nhanh
chóng san bằng bức tƣờng ngăn cách giữa ngƣời lớn và trẻ em, đặc biệt là giữa
GV và HS nhƣ là việc đƣa cho HS xem bức tranh nào đó và giải thích cho chúng.
Nếu GV bƣớc vào lớp học và cảm thấy khó bắt chuyện với lớp thì GV hãy đƣa ra
cho HS xem những bức tranh và lớp học sẽ trở nên cởi mở, thoải mái.
Có thể nhận thấy, cho đến những năm 60, vấn đề trực quan vẫn đƣợc hiểu

theo cách truyền thống. Theo đó, dạy học phải dựa trên những hình ảnh cụ thể
đƣợc HS trực tiếp tri giác. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
những tri thức lý thuyết ngày càng đƣợc đƣa nhiều hơn vào chƣơng trình học tập.
Mặc dù vậy, trực quan trong dạy học vẫn là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong
việc nâng cao kết quả nhận thức của HS và chất lƣợng dạy học ở nhà trƣờng. Xét
về bản chất, nhận thức dù ở mức độ nào cũng là sự phản ánh hiện thực khách quan
vào ý thức con ngƣời. Trong đó cảm giác là bậc thứ nhất trong q trình nhận thức


thế giới, là cơ sở của mọi hiểu biết. Tất nhiên sự hình thành các hình ảnh trực
quan cảm tính không diễn ra một cách độc lập tuyệt đối mà nó nằm ngay trong
mối tác động qua lại với các hình thức nhận thức lí tính.
Nhiều cơng trình nghiên cứu của Sapôvalencô, Driga, Preman, Veix, Top…
đã chứng tỏ rằng PTTQ phải là một trong những điều kiện chủ yếu tạo nên chất
lƣợng giảng dạy và học tập ở nhà trƣờng. Nó cũng đã, đang và sẽ mở ra những
triển vọng và khả năng trong việc khắc phục những mâu thuẩn to lớn giữa sự phát
triển nhảy vọt của khối lƣợng tri thức cần cung cấp cho HS và thời gian học tập
trong nhà trƣờng có hạn ở giai đoạn cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ
phát triển nhƣ ngày nay. Tất nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, không phải tất cả
các công cụ lao động của ngƣời GV và HS đều chỉ tập trung ở PTTQ, nhƣng rõ
ràng PTTQ là yếu tố cấu thành chủ yếu, và là cơng cụ lao động trong q trình
dạy – học ở nhà trƣờng.
Bên cạnh việc nghiên cứu vị trí, vai trị của PTTQ, nhiều tác giả đã dành một
vị trí đáng kể trong việc nghiên cứu vấn đề sử dụng các PTTQ trong q trình dạy
học. Tơlinghênơva (Slovakia) cho rằng, về nguyên tắc PTTQ chỉ có thể có các chỉ
số và chất lƣợng thơng qua q trình sƣ phạm. Khơng có q trình gia cơng sƣ
phạm thì dù các phƣơng tiện trực quan có đƣợc chế tạo tốt bao nhiêu cũng khơng
thể hiện đƣợc bất kì một vai trị và chức năng gì. K.G.Nojko cũng khẳng định rằng:
vấn đề khơng phải chỉ ở chổ sản xuất và cung cấp cho nhà trƣờng những đồ dùng
dạy học mà chủ yếu là phải làm sao cho đồ dùng dạy học đƣợc các GV sử dụng với

hiệu quả cao. Theo X.G.Sapovalenco: “Chất lƣợng đồ dùng dạy học phải gắn chặt
với chất lƣợng sử dụng nó của thầy giáo để nó có thể đạt hiệu quả giảng dạy và
giáo dục cao. Đồ dùng dạy học, các phƣơng tiện kỹ thuật chỉ là phƣơng tiện hỗ trợ
nằm trong tay ngƣời thầy giáo” [11].
1.1.2. Ở trong nƣớc


Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu và sử dụng PTTQ trong quá trình dạy học
ngày càng đƣợc chú trọng. Trong nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VII đã nhấn
mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền
thụ một chiều, từng bƣớc áp dụng các phƣơng pháp tiên tiến và phƣơng tiện hiện
đại vào quá trình dạy học….
Năm 2008, tác giả đã nghiên cứu sử dụng tranh ảnh để phát huy hiệu quả dạy
học môn Địa lý, tác giả cho rằng tranh, ảnh là một trong những loại kênh hình,
PTTQ đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong các tiết học bộ môn [17]. Bên cạnh đó,
Lê Xn Trƣờng đã ứng dụng cơng nghệ thơng tin nhằm tích cực hóa hoạt động
nhận thức của sinh viên trong dạy học mơn PPDH tốn [16]. Tác giả cho rằng
thiết bị dạy học và phần mềm dạy học là phƣơng tiện hết sức quan trọng làm tăng
hiệu quả giờ dạy, giúp giáo viên minh họa điều mình cần diễn đạt, bài giảng sinh
động và dễ hiểu hơn nhiều. Ngồi ra, Tác giả Nguyễn Thị Thân Thủy, trƣờng
CĐSP Hịa Bình đã đƣa ra một số biện pháp sử dụng phƣơng tiện trực quan giúp
trẻ chậm phát triển trí tuệ trong dạy học hịa nhập.
Riêng với bộ mơn Sinh học, hiện nay việc sử dụng PTTQ và các phần mềm
dạy học đƣợc ứng dụng rộng rãi và đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề này.
Năm 2002, Dƣơng Tiến Sĩ đã sử dụng phần mềm Microsoft powerpoint thiết
kế các trình phim dạy khái niệm mơi trƣờng và các nhân tố sinh thái, tác giả đã
thiết kế đƣợc một sơ đồ hoàn chỉnh bao gồm các nhân tố sinh thái tác động vào
đời sống cây xanh. Các câu hỏi đƣợc khắc họa cùng sơ đồ, hình ảnh giúp HS tích
cực suy nghĩ giải quyết vấn đề [12].
Năm 2006, Nguyễn Thị Phƣơng đã nghiên cứu ứng dụng phần mềm

FrontPage thiết kế giáo án điện tử trong giảng dạy phân loại động vật. Đồng Bích
Nga đã sử dụng phần mềm Flash thiết kế mơ hình động để giảng dạy bài: Kĩ thuật
di truyền (sinh học 12) và tổ hợp kiến thức quang hợp ở cây xanh.


Năm 2008, Nguyễn Viết Ban đã đƣa ra quy trình xây dựng phần mềm dạy học
phần giải phẩu, sinh lý và vệ sinh ngƣời trong sinh học 8 [1].
1.2. Tổng quan về cơ sở lí luận của đề tài
1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
a. Phương tiện và phương tiện dạy học
Khái niệm phƣơng tiện: Định nghĩa của Lostlinbo: “Phƣơng tiện là những đối
tƣợng vật chất hoặc phi vật chất đƣợc sử dụng để thực hiện những hoạt động có
mục đích.
Khái niệm phƣơng tiện dạy học: Phƣơng tiện dạy học là các phƣơng tiện đƣợc
sử dụng trong quá trình dạy học, bao gồm các đồ dùng dạy học, các trang thiết bị
kỹ thuật dùng trong dạy học, các thiết bị hỗ trợ và các điều kiện cơ sở vật chất
khác.
Theo Lostlinbo: “Phƣơng tiện dạy học là tất cả các phƣơng tiện vật chất cần
thiết giúp GV hay HS tổ chức và tiến hành hợp lý, có hiệu quả quá trình giáo dục
và giáo dƣỡng ở các cấp học, ở các lĩnh vực, các mơn học để có thể thực hiện
đƣợc những yêu cầu của chƣơng trình giảng dạy.
Để đạt đƣợc mục đích trong q trình dạy học, việc vận dụng các phƣơng
pháp dạy học không thể tách rời việc sử dụng các phƣơng tiện dạy học, trong đó
có các PTTQ. Phƣơng tiện trực quan thuộc phạm trù phƣơng pháp, vì ngồi nó ra
phƣơng pháp cịn bao gồm theo nghĩa hẹp là cách thức hành động cụ thể, thủ pháp
cụ thể trong dạy học và hình thức tổ chức dạy học. Do đó khi nói đến PPDH là nói
đến PTTQ và cách thức sử dụng nó trong tất cả các khâu của quá trình dạy học
[4].
b. Phương tiện trực quan
PTTQ đƣợc hiểu là một hệ thống bao gồm mọi dụng cụ, đồ dùng, thiết bị kỹ

thuật từ đơn giản đến phức tạp dùng trong quá trình dạy – học với tƣ cách là mơ
hình đại diện cho hiện thực khách quan về sự vật hiện tƣợng, làm cơ sở và tạo


điều kiện thuận lợi cho việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng kỹ xảo về đối tƣợng đó
cho HS.
PTTQ là nguồn chứa đựng thông tin tri thức hết sức phong phú và sinh động,
giúp HS lĩnh hội tri thức đầy đủ và chính xác, đồng thời giúp củng cố, khắc sâu,
mở rộng, nâng cao và hoàn thiện tri thức. Qua đó rèn luyện những kỹ năng, kỹ
xảo, phát triển tƣ duy tìm tịi sáng tạo, năng lực quan sát, phân tích tổng hợp, hình
thành và phát triển động cơ học tập tích cực, làm quen với phƣơng pháp nghiên
cứu khoa học. Từ đó có khả năng vận dụng những tri thức đã học vào thực tiễn,
giải quyết các vấn đề trong cuộc sống [5].
1.2.2. Phân loại phƣơng tiện trực quan
Trong dạy học sinh học, có thể phân loại các PTTQ nhƣ sau:
- Các vật tự nhiên: Mẫu sống, mẫu ngâm, mẫu nhồi, tiêu bản khô, tiêu bản
hiển vi,… Các mẫu vật thật là nguồn cung cấp những hình tƣợng cụ thể, chính xác
và gần gũi với HS về hình dạng, kích thƣớc, màu sắc và cấu tạo ngồi. Song việc
nghiên cứu cấu tạo trong, các cơ quan bộ phận nhỏ lại gặp khó khăn trong việc
quan sát và phân biệt.
- Các vật tƣợng hình: mơ hình, tranh vẽ, ảnh, phim, phim đèn chiếu, phìm
video, phần mềm dạy học, sơ đồ, biểu đồ:
+ Mơ hình: là những vật thay thế cho đối tƣợng nghiên cứu dƣới dạng các
biểu tƣợng trực quan đƣợc vật chất hóa hoặc mơ tả các cấu trúc, những hiện
tƣợng, q trình,…Mơ hình cịn cho phép mơ tả sự vật hiện tƣợng trong khơng
gian ba chiều, có thể tĩnh hoặc động làm cho quá trình nhận thức đƣợc đầy đủ
trực quan hơn.
+ Tranh, ảnh: Mô tả các sự vật, hiện tƣợng, cấu trúc, quá trình ở trạng thái
tĩnh, có thể đƣợc chụp trực tiếp hoặc mơ phỏng lại qua sơ đồ hình vẽ.
+ Băng, đĩa hình: Miêu tả sự vật, hiện tƣợng ở trạng thái động, diễn cảm chính

xác và sống động.


+ Bản trong: Là các hình ảnh, sơ đồ về cấu trúc, quá trình …. Đƣợc ghi lên
một bản trong, sau đó đƣợc chiếu lên màn hình qua máy chiếu Overheard.
+ Phần mềm dạy học: Có khả năng cung cấp thơng tin dƣới nhiều dạng khác
nhau nhờ tích hợp đƣợc truyền thơng đa phƣơng tiện, nhƣ chứa đƣợc cả hình ảnh,
âm thanh, phim video …. Có hiệu quả trực quan cao nhất.
+ Các bộ dụng cụ thí nghiệm, thực hành…
1.2.3. Vai trị của PTTQ trong q trình dạy học và trong dạy học sinh học
PTTQ chính là các cầu nối truyền thông tin từ ngƣời thầy tới HS và ngƣợc lại.
PTTQ có vai trị quan trọng trong q trình dạy - học, nó thay thế cho những sự
vật hiện tƣợng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà GV và HS không thể tiếp
cận trực tiếp. PTTQ giúp cho GV phát huy đƣợc tất cả các giác quan của HS trong
quá trình tiếp thu kiến thức, giúp HS nhận biết sự vật, hiện tƣợng, khái niệm, quy
luật… làm cơ sở cho việc rút ra những tri thức và sự vận dụng những tri thức đã
học vào thực tế. Nhƣ vậy nguồn tri thức HS thu nhận đƣợc trở nên đáng tin cậy và
đƣợc nhớ lâu bền hơn.
PTTQ đƣợc sử dụng trong quá trình dạy - học, giúp GV tổ chức và tiến hành
hợp lý có hiệu quả của q trình dạy – học để có thể thực hiện đƣợc những yêu
cầu của chƣơng trình học tập. PTTQ chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi GV sử
dụng nó với tƣ cách là phƣơng tiện tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của
HS, còn đối với HS thơng qua làm việc với PTTQ để hình thành những tri thức,
kỹ năng, thái độ và hình thành nhân cách.
PTTQ làm cho việc dạy học trở nên cụ thể, dễ dàng hơn, làm tăng khả năng
tiếp thu những sự vật hiện tƣợng và các quá trình phức tạp mà trong điều kiện
bình thƣờng HS khó nắm bắt đƣợc. Nhờ đó nó rút ngắn thời gian giảng dạy, đồng
thời việc lĩnh hội những kiến thức của HS lại diễn ra nhanh hơn. Mặt khác giúp
cho GV giảm nhẹ đƣợc lao động của mình trên lớp, do đó làm tăng thêm khả năng
nâng cao chất lƣợng dạy học. PTTQ còn là phƣơng tiện vật chất dễ dàng gây đƣợc



sự chú ý và chiếm đƣợc tình cảm của HS hơn cả. Bằng việc sử dụng PTTQ, GV
có thể kiễm tra một cách khách quan khả năng tiếp thu tri thức mới cũng nhƣ hồn
thiện kỹ năng của HS.
Vai trị của PTTQ là hỗ trợ cho GV trên lớp, các PTTQ đƣợc thiết kế để có thể
nâng cao và thúc đẩy việc học tập, lĩnh hội tri thức của HS và hỗ trợ đắc lực cho
thầy giáo. Nhƣng hiệu quả của chúng lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sƣ
phạm của GV.
Thực tế dạy học đã chứng minh rằng, trong mọi trƣờng hợp, quá trình nhận
thức của con ngƣời đều bắt nguồn từ thực tiễn, từ những hình tƣợng trực quan mà
ta tri giác đƣợc qua cuộc sống hằng ngày. Trực quan đóng vai trị quan trọng
trong giai đoạn đầu của q trình hình thành khái niệm. Nó là phƣơng tiện giúp
cho HS phát triển tƣ duy logic.
Trong quá trình dạy học, việc vận dụng các PPDH khơng thể tách rời việc sử
dụng các PTDH, trong đó có PTTQ. PTTQ trong dạy học đƣợc sử dụng nhằm
mục đích khắc phục những khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, làm dễ dàng
hóa q trình nhận thức của HS, chuyển từ đối tƣợng mang tính chất trừu tƣợng
sang cụ thể.
Mặt khác PTTQ trong dạy học cịn có khả năng giúp GV có những thuận lợi
cơ bản để trình bày bài giảng tinh giản, nhƣng vẫn đảm bảo nội dung đầy đủ, sâu
sắc và sinh động, điều khiển quá trình nhận thức của HS có hiệu quả, tạo điều kiện
cho GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS đƣợc chính xác, đầy đủ hơn.
Giúp GV tổ chức điều khiển q trình học tập của HS một cách tích cực, chủ
động, đáp ứng đƣợc nhu cầu và ha HS. Tiến trình tổ chức cho HS từng bƣớc giải quyết đƣợc các câu hỏi,


phiếu học tập đó cũng đồng thời là q trình thực hiện các mục tiêu dạy – học đã
đề ra.
Khi thiết kế câu hỏi, phiếu học tập theo từng nội dung dạy học phải gắn liền

với việc sƣu tầm và sử dụng các hình ảnh, âm thanh, phim…. Tƣơng ứng phù hợp
với nội dung và ý đồ về phƣơng pháp dạy – học.
c. Nguyên tắc đảm bảo tính sƣ phạm
Bố cục các hình ảnh và phim phải hợp lí, phù hợp với nội dung để HS xem
xong phải rút ra đƣợc kiến thức cần học. Có nhƣ thế mới gây hứng thú tìm tịi và
khám phá học tập ở HS. Việc kết hợp gia cơng nội dung với các hình ảnh, âm
thanh, phim … phù hợp với nội dung tạo nên những biểu tƣợng trực quan sinh
động và trung thực, HS kết hợp quan sát kênh chữ với kênh hình dễ dàng tự chiếm
lĩnh kiến thức mới thông qua hoạt động trả lời các câu hỏi.
d.

ảm bảo nguyên tắc trực quan

Xây dựng bộ tƣ liệu cần đảm bảo các nguyên tắc sau
- Cụ thể hóa đƣợc những kiến thức lý thuyết cơ bản, phức tạp để HS tiếp thu
đầy đủ và sâu sắc.
- Gây hứng thú học tập, kích thích sự tìm tịi sáng tạo, tập trung chú ý quan
sát, theo dõi khám phá những tri thức.
- Phát huy tính tích cực của HS, làm nảy sinh nhu cầu nhận thức, phát triển
năng lực tƣ duy và năng lực hành động.
- Giáo dục lịng ham mê nghiên cứu mơn học, có thói quen liên hệ giữa lý
thuyết và thực tế.


ƢƠ

:

Ố TƢỢNG, NỘI DUNG V P ƢƠ


P ÁP

Ê

ỨU

2.1. ối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Ngân hàng hình ảnh, phim phục vụ dạy học phần sinh
học tế bào – sinh học 10 nâng cao.
Khách thể nghiên cứu:
+ HS lớp 10 trƣờng THPT Phan châu trinh và hoàng hoa thám.
+ Phần sinh học TB – sinh học 10 nâng cao
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng PTTQ trong q trình dạy học ở
trƣờng phổ thông và vấn đề sử dụng PTTQ theo hƣớng tích cực hóa hoạt động
nhận thức của học sinh
- Phân tích mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ phần sinh học tế bào - sinh
học 10 nâng cao làm cơ sở cho việc sƣu tầm, biên tập và chỉnh sửa hệ thống hình
ảnh, video phù hợp cho từng nội dung dạy học.
- Sƣu tầm, biên tập tƣ liệu hình ảnh, phim phục vụ nghiên cứu
- Xây dựng quy trình thiết kế và sử dụng ngân hàng hình ảnh, video trong dạy
học phần sinh học tế bào của mơn sinh học 10 nâng cao theo hƣớng tích cực hóa
hoạt động nhận thức của học sinh.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan để làm cơ sở lí luận và thực tiễn cho đề
tài


- Tìm hiểu cấu trúc, nội dung chƣơng trình sách giáo khoa phần sinh học tế

bào – sinh học 10 nâng cao để định hƣớng cho việc tìm kiếm, sƣu tầm nguồn tƣ
liệu phù hợp với nội dung của từng bài học.
- Tham khảo các giáo trình, khóa luận, các bài báo và các tài liệu liên quan
đến đề tài.
2.3.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi với giảng viên đại học, các GV phổ thông cũng nhƣ các
chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực mình đang nghiên cứu, tiếp thu các
ý kiến của chuyên gia về ý nghĩa của việc sử dụng bộ tƣ liệu trong quá trình dạy
– học và kiễm tra đánh giá nhằm định hƣớng cho việc triển khai đề tài nghiên
cứu, hoàn chỉnh bộ tƣ liệu.
2.3.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Điều tra, quan sát thái độ của học sinh đối với việc áp dụng bộ tƣ liệu gồm
hình ảnh và phim trong q trình dạy học mơn sinh học của GV.
2.3.4. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi
 Mục đích điều tra
Nhằm đánh giá thực trạng và nhu cầu sử dụng bộ tƣ liệu trong quá trình dạy
học ở trƣờng THPT, làm cơ sở để xây dựng bộ tƣ liệu đáp ứng đƣợc nhu cầu của
GV và HS.
 Đối tượng điều tra
Giáo viên và học sinh thuộc một số trƣờng THPT ở thành phố Đà Nẵng nhƣ
trƣờng THPT Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám. Tổng số giáo viên điều tra là
45 ngƣời, tổng số HS đƣợc điều tra là 158 học sinh.
 Nội dung điều tra
- Thực trạng sử dụng bộ tƣ liệu trong quá trình dạy học
- Nhu cầu sử dụng bộ tƣ liệu trong dạy học mơn sinh học
- Tình hình sử dụng các phƣơng pháp dạy học


ƢƠ


: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

3.1. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng bộ tƣ liệu trong dạy học ở trƣờng
THPT
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi đã tiến hành điều tra về
thực trạng dạy học môn Sinh học, điều tra về cơ sở vật chất của một số trƣờng
THPT ở thành phố Đà Nẵng và nhu cầu sử dụng bộ tƣ liệu của các thầy cô cũng
nhƣ của các em học sinh để làm cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng bộ tƣ liệu phần
sinh học tế bào.
3.1.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và sử dụng tư liệu trong dạy học sinh học
ở trường phổ thơng
Qua q trình tìm hiểu thực tế về cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình dạy
học ở một số trƣờng THPT cho thấy chỉ có một số trƣờng đƣợc trang bị phịng học
bộ mơn có đầy đủ phƣơng tiện hỗ trợ nhƣ trƣờng THPT Phan châu trinh, hịa vang,
hồng hoa thám… Đa phần các trƣờng khơng có hoặc có số lƣợng ít các phịng
đƣợc trang bị máy chiếu nhƣ trƣờng THPT Phan thành tài, tơn thất tùng …. do đó
GV muốn sử dụng phịng có máy chiếu thì phải đăng kí trƣớc và trƣớc tiết học đó
HS phải chuyển phịng cho nhau gây lộn xộn, mất thời gian…. Bên cạnh đó số
lƣợng tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học của tổ cũng rất ít, và nếu có thì cũng
chƣa đáp ứng đƣợc mục đích dạy học của GV.


Bảng 3.1. Thực trạng về sử dụng phƣơng tiện dạy học

STT

Phƣơng tiện dạy
học

Mức độ sử dụng (%)

Thường

Thỉnh

xun

thoảng

Rất ít

Khơng sử
dụng

1

Mơ hình

0

63

37

0

2

Tranh, ảnh

0


72

28

0

3

Phim

0

15

27

58

4

Máy chiếu overhead

0

12

58

30


5

Máy chiếu projector

0

11

53

36

6

Vật thật

0

58

37

5

7

Phần mềm dạy học

0


12

58

30

8

Các phƣơng tiện

0

6

17

77

khác

Qua bảng 3.1 cho thấy số lƣợng GV sử dụng PTDH thƣờng xuyên trong các
tiết dạy là 0% do 2 nguyên nhân chính sau: Thứ nhất việc trang bị PTDH trong
nhà trƣờng cịn thiếu, khơng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng PTDH của GV, trong
các tiết dạy GV không tìm thấy tranh hình phù hợp với mục đích dạy học trong
nguồn tranh của nhà trƣờng. Thứ hai do GV còn quen với cách dạy học truyền
thống. Từ các kết quả tìm hiểu thực tế ở các trƣờng THPT cho thấy rằng quá trình
sử dụng phƣơng tiện dạy học trực quan trong các nhà trƣờng còn rất hạn chế, số
lƣợng tranh ảnh, mơ hình … để phục vụ cho GV sử dụng trong dạy học cịn thiếu,
chính vì vậy mà cần phải có một bộ tƣ liệu riêng gồm các hình ảnh, phim đã đƣợc

chỉnh sửa sao cho phù hợp với nội dung dạy học môn sinh học ở trƣờng THPT.


Bảng 3.2. Mục đích sử dụng PTTQ của GV trong q trình dạy học

STT

Hiệu quả đạt đƣợc (%)

Mục đích sử dụng
phƣơng tiện dạy học

Rất hiệu quả

Hiệu quả

Ít hiệu quả

Khơng hiệu
quả

1

Minh họa lời giảng

92

8

0


0

2

Tổ chức học sinh tìm

100

0

0

0

97

3

0

0

hiểu kiến thức mới
3

Tạo hứng thú cho học
sinh

4


Củng cố bài giảng

100

0

0

0

5

Dẫn dắt vấn đề

87

13

0

0

6

Mục đích khác:……

82

18


0

0

Qua bảng kết quả trên có thể nhận thấy rằng việc sử dụng PTTQ trong quá
trình dạy học đƣợc rất nhiều GV quan tâm vì nó mang lại hiệu quả cao trong quá
trình dạy học, tạo đƣợc sự hứng thú trong học tập và giúp HS hiểu sâu hơn các vấn
đề về sinh học. 100% GV cho rằng việc sử dụng PTTQ để tổ chức HS tìm hiểu
kiến thức mới và củng cố bài giảng rất hiệu quả, còn việc sử dụng PTTQ tạo hứng
thú học tập cho HS có tới 97 % GV đƣợc hỏi cho biết là rất hiệu quả, 3% GV cho
là hiệu quả, khơng có GV nào cho rằng việc sử dụng PTTQ để minh họa lời giảng,
tổ chức HS tìm hiểu kiến thức mới, tạo hứng thú cho HS, … là ít hiệu quả và
khơng hiệu quả. Và qua q trình thâm nhập thực tế vào trƣờng THPT thơng qua
đợt thực tập cuối khóa của bản thân tôi cũng nhận thấy rằng trong một bài học nếu
sử dụng PPDH truyền thống thì sẽ khó tạo đƣợc hứng thú học tập cho HS hơn là sử
dụng PTTQ trong dạy học, đặc biệt là khi dạy bài 40: Thực hành xem phim về sự


sinh trƣởng và phát triển ở động vật của môn sinh học 11cơ bản ở trƣờng THPT
Phan Châu Trinh, khi chiếu các đoạn phim về sinh trƣởng và phát triển ở ngƣời,
châu chấu, bƣớm tằm, ếch thì HS rất thích thú và tiết học rất đạt hiệu quả.
Khi điều tra về nguồn tƣ liệu mà GV sử dụng để phục vụ cho quá trình giảng
dạy thu đƣợc kết quả ở bảng sau:
Bảng 3.3. Nguồn tƣ liệu phục vụ cho quá trình dạy học của giáo viên

STT

Nguồn lấy tƣ liệu
dạy học


Mức độ sử dụng (%)
Thường

Thỉnh

xun

thoảng

Ít khi

Khơng bao
giờ

1

Sách chun ngành

78

23

0

0

2

Báo – tạp chí


0

0

34

56

3

Internet

76

19

0

5

4

CD –DVD

0

0

7


93

5

Truyền hình

0

23

18

59

6

Nguồn

0

12

64

23

khác…………
Yếu tố mục tiêu và nội dung chƣơng trình sinh học 10 đề ra đúng và đạt yêu
cầu. Song yếu tố phƣơng tiện và cơ sở vật chất phục vụ cho dạy – học sinh học 10

còn hạn chế.
- Nguồn tƣ liệu dạy học dạng kĩ thuật số trong nhà trƣờng còn hạn chế.
Nguồn tƣ liệu này chủ yếu là do các giáo viên chủ động chia sẽ cho nhau chứ
khơng có bất kì một kho tƣ liệu chính thức nào cung cấp cho GV. Đa số GV lấy
nguồn tƣ liệu phục vụ cho quá trình dạy học từ sách chuyên ngành (số GV thƣờng
xuyên sử dụng 78%, thỉnh thoảng 23%), từ Internet có tới 76 % GV thƣờng xuyên
sử dụng, 19 % GV thỉnh thoảng sử dụng và có 5% GV khơng bao giờ sử dụng do


những GV này đã lớn tuổi nên không sử dụng Internet để tìm kiếm tài liệu… Hơn
nữa nguồn tƣ liệu tìm kiếm đƣợc trên mạng Internet đa số hình tĩnh, còn nguyên
bản tiếng anh chƣa dịch sang tiếng việt nên GV gặp nhiều khó khăn trong việc sử
dụng. Nguồn tƣ liệu dạng phim, ảnh động, chƣơng trình mơ phỏng có rất ít.
- Cần thiết phải xây dựng một kho tƣ liệu điện tử hỗ trợ quá trình dạy học
cho GV bao gồm: Hình ảnh, các đoạn phim, chƣơng trình mơ phỏng, các tƣ liệu
dạng văn bản , … phù hợp với nội dung dạy học
- Nối mạng internet: Việc sử dụng Internet trong giảng dạy cịn hạn chế và
khi tìm kiếm tài liệu trên Internet GV cũng gặp phải không ít khó khăn, khi GV gõ
một từ khóa nào đó cần tìm kiếm lên google thì sẽ cho nhiều thơng tin khác nhau
khiến GV lúng túng và mất nhiều thời gian trong việc chọn lọc thơng tin, ngồi ra
cịn có những tài liệu bằng tiếng nƣớc ngồi cũng gây khó khăn cho GV sử dụng
trong quá trình giảng dạy, điều này cho thấy rằng việc xây dựng một kho tƣ liệu
đƣợc chỉnh sửa phù hợp với nội dung chƣơng trình để hỗ trợ cho quá trình dạy
học của GV là rất cần thiết.
3.1.2. Khảo sát nhu cầu xây dựng tư liệu dạy học
* ối với GV
Qua quá trình điều tra và tìm hiểu thì có tới 100% giáo viên cho rằng: Việc
xây dựng kho tƣ liệu hỗ trợ cho quá trình dạy học là rất cần thiết vì hiện nay giáo
viên ở các trƣờng trung học phổ thông đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc
tìm kiếm thơng tin kiến thức. Việc tra cứu trên sách báo rất mất thời gian, có q

nhiều lý thuyết, khơng có hình ảnh minh họa. Việc tìm kiếm thơng tin trên internet
thì lại có q nhiều thơng tin từ các trang web khác nhau, có nhiều thơng tin chƣa
đƣợc chính xác, sắp xếp một cách lộn xộn và có nhiều tài liệu bằng tiếng nƣớc
ngồi nên giáo viên rất khó sử dụng khai thác một cách hiệu quả...


×