Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức và vấn đề xây dựng đạo đức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.36 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG
ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Giáo viên hướng dẫn : ThS. CAO ĐỨC DŨNG
Sinh viên thực hiện

: TRẦN THỊ HUỆ

Lớp

: 10SGC

Đà Nẵng, tháng 5/2014


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin trân trọng bày tỏ lịng cảm ơn chân thành đến
thầy giáo ThS. Cao Đức Dũng – người đã nhiệt tình, chu
đáo hướng dẫn tơi hồn thành khóa luận này. Tơi xin cảm
ơn các thầy cơ giáo trong khoa Giáo dục Chính trị Trường
Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã chỉ bảo giúp đỡ tơi trong q
trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm
ơn bạn bè và người thân đã ủng hộ, giúp đỡ tơi hồn thành


khóa luận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do trình độ cịn hạn
chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự
đóng góp chân thành của thầy cô, bạn bè để đề tài được
hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Huệ


MỤC LỤC
MỞ BÀI ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ và nghiên cứu của đề tài ........................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
5. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ....................................................................... 3
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
Chương 1. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ
CHÍ MINH ....................................................................................................... 5
1.1. Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh .......................................................... 5
1.1.1. Một số nét cơ bản về hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh ........................... 5
1.1.2. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức ....................................... 6
1.1.2.1. Truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam ...................................... 6
1.1.2.2. Tinh hoa đạo đức văn hóa phương Đơng ............................................. 8
1.1.2.3. Tinh hoa văn hóa phương Tây ........................................................... 10
1.1.2.4. Quan niệm về đạo đức của chủ nghĩa Mác – Lê nin.......................... 12
1.1.2.5. Nhân cách và phẩm chất của Hồ Chí Minh ....................................... 15
1.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trị của đạo đức cách mạng ............ 16

1.2.1. Đạo đức là gốc là nền tảng của người cách mạng ................................ 16
1.2.2. Đạo đức là tài sản tinh thần vô giá của người cách mạng .................... 18
1.2.3. Đạo đức là vũ khí tư tưởng sắc bén của người cách mạng ................... 19
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng.......... 21
1.3.1. Trung với nước, hiếu với dân ................................................................ 21
1.3.2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư ................................................. 23
1.3.3. u thương con người, sống có tình có nghĩa ...................................... 26


1.3.4. Tinh thần quốc tế trong sáng ................................................................. 27
1.4. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức
cách mạng ........................................................................................................ 28
1.4.1. Tu dưỡng bền bỉ suốt đời thông qua thực tiễn cách mạng .................... 28
1.4.2. Nêu gương đạo đức, nói đi đơi với làm ................................................ 29
1.4.3. Xây dựng đạo đức mới, đấu tranh với các hiện tượng phi đạo đức ...... 31
Chương 2. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
VÀO XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA .................... 33
2.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đạo đức doanh nghiệp. .. 33
2.1.1. Kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 33
2.1.2. Một số quan điểm về đạo đức kinh doanh. ........................................... 37
2.2. Sự cần thiết phải xây dựng đạo đức cách mạng cho các doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ............................. 39
2.2.1. Thực trạng đạo đức kinh doanh và vấn đề xây dựng đạo đức doanh
nghiệp hiện nay. ............................................................................................. 39
2.2.1.1. Nhận thức của người Việt Nam về đạo đức kinh doanh .................... 40
2.2.1.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội ......................................... 41
2.2.1.3. Vấn đề sở hữu trí tuệ ở Việt Nam ...................................................... 46
2.2.1.4. Quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động .......................... 48
2.2.1.5. Nghĩa vụ và trách nhiệm về măt đạo đức của doanh nghiệp với các

nhà đầu tư ........................................................................................................ 50
2.2.2. Ngun nhân dẫn đến tình trạng suy thối về đạo đức của các doanh
nghiệp .............................................................................................................. 52
2.3. Một số nội dung cơ bản trong việc xây dựng đạo đức kinh doanh cho các
doanh nghiệp theo tư tưởng Hồ Chí Minh ...................................................... 56
2.3.1. Giáo dục lòng yêu nước cho đội ngũ doanh nghiệp ............................. 57
2.3.2. Giáo dục hơn nữa tính cần kiệm cho đội ngũ doanh nghiệp ................ 58


2.3.3. Không ngừng nâng cao về phẩm chất đạo đức, trình độ nhận thức, khoa
học cơng nghệ cho đội ngũ doanh nghiệp ....................................................... 61
2.4. Một số biện pháp nhằm xây dựng đạo đức doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. ......................................................... 63
2.4.1. Xây dựng hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp thực thi đạo
đức kinh doanh một cách đầy đủ và nghiêm túc ............................................. 63
2.4.2. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – cơ
sở kinh tế của đạo đức kinh doanh .................................................................. 63
2.4.3. Tuyên truyền, giáo dục cho tất cả các doanh nghiệp, trước hết là các
chủ doanh nghiệp về văn hóa đạo đức trong kinh doanh. ............................... 65
2.4.4. Tích cực đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, tiêu cực. ................. 66
2.4.5. Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện tốt Cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.......................................................... 68
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 73


MỞ BÀI
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc,
nhà tư tưởng, danh nhân văn hóa của nhân loại. Đạo đức cách mạng của

người là tấm gương sáng cho toàn Đảng toàn dân ta học tập và noi theo.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln ln coi
trong việc giáo dục và rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, với
đường lối đổi mới của Đảng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển
cả về quy mô lẫn chất lượng và nhiều doanh nghiệp đã khẳng định được vị thế
của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp với
tiềm lực yếu, thời gian tham gia thương trường chưa lâu nên sức cạnh tranh
với các Doanh nghiệp khác còn kém. Vì vậy, các doanh nghiệp đó muốn thu
hút được người tiêu dùng và cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác thì
họ phải có một đặc điểm nổi bật làm cho người tiêu dùng luôn nhớ đến doanh
nghiệp dù họ chưa có nhu cầu về dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp.
Khi có nhu cầu thì ngay lập họ nghĩ đến doanh nghiệp, thì đặc điểm đó chính
là đạo đức kinh doanh.
Khi nhắc đến khái niệm “đạo đức kinh doanh”, người ta thường cho rằng
đó là một yếu tố rất trừu tượng hoặc không thực tế. Bản thân những người
hoạt động kinh doanh cũng không hiểu rõ khái niệm này và khơng hiểu hết
vai trị của yếu tố đạo đức trong kinh doanh. Họ chỉ coi đó là yếu tố “vị nhân”
(dùng làm người) chứ không “vị lợi” (khơng sinh lợi).
Trong khi đó, đạo đức kinh doanh lại có vai trị rất lớn đối với sự phát
triển của doanh nghiệp. Từ thực tế, các nhà kinh tế đã chứng minh rằng lợi
nhuận doanh nghiệp gắn liền với đạo đức, và mức độ tăng lợi nhuận gắn với
mức độ tăng đạo đức. Vì vậy khi khơng hiểu được vai trò của đạo đức kinh

1


doanh, khơng có ý thức xây dựng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp,
các doanh nghiệp sẽ rất khó đạt được thành cơng cao nhất. Hiểu rõ khái niệm,
vai trị và cách thức xây dựng đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng với

các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay, nhiều doanh nghiệp
vì muốn thu được lợi nhuận tối đa, họ đã sử dụng những thủ đoạn bất chính
gây ra nhiều hậu quả tiêu cực về kinh tế - xã hội.
Vì vậy yêu cầu đặt ra cho Đảng và Nhà nước, các cơ quan quản lý kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay là phải xây dựng cho được đội
ngũ doanh nhân có đủ phẩm chất năng lực và đạo đức, biết kế thừa những
truyền thống tốt đẹp của nhân loại và góp phần xây dựng đất nước ngày càng
giàu mạnh.
Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và
vấn đề xây dựng đạo đức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa” khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà cịn có ý
nghĩa về mặt thực tiễn. Với lý do trên tôi chọn đề tài này làm khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ và nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
Nhằm trình bày một cách có hệ thống những quan điểm cơ bản trong tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vận dụng vào việc xây dựng đạo đức doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
- Thực trạng đạo đức doanh nghiệp và ngun nhân dẫn đến tình trạng
suy thối đạo đức doanh nghiệp.
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng đạo đức doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
- Vị trí, vai trị của đạo đức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.2. Phạm vi
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung làm nổi bật tư tưởng Hồ
Chí Minh về đạo đức. Qua đó làm sáng tỏ vị trí vai trò của đạo đức doanh
nghiệp, doanh nhân Việt Nam đối với đời sống xã hội và vận dụng nó vào
việc xây dựng đạo đức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện bởi phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích,
tổng hợp, so sánh, lịch sử - lôgic trên tinh thần kết hợp giữa lý luận và thực
tiễn.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung có 2 chương và 8 tiết
- Chương 1: Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
- Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào xây dựng
đạo đức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là một trong những vấn đề quan trọng
trong tư tưởng của Người. Từ trước đến nay, vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu và
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nói chung và việc giáo dục xây
dựng đạo đức và nâng cao đạo đức cách mạng trong kinh doanh đã được

3



nhiều tác giải nghiên cứu, trong đó phải kể đến một số cơng trình nghiên cứu
quan trọng như:
- Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng (Nxb Sự thật, 1976)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng (Nxb Thông tin
Lý luận, 1986)
- Luật gia Phạm Quốc Toản, “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh
nghiệp”, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
- Đỗ Minh Cương, “Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt
Nam”, (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010).
Ngồi ra cịn phải kể đến các bài viết đăng trên các tạp chí của nhiều tác
giả như: “Đạo đức kinh doanh tại việt nam - Thực trạng và giải pháp” của TS.
Nguyễn Hoàng Ánh, Đại Học Ngoại Thương – Hà Nội; “Văn hóa doanh
nghiệp: Một số vấn đề và giải pháp” của Đỗ Minh Cương, Tạp chí Lý luận
Chính trị số 7, năm 2009…
Mỗi cơng trình nghiên cứu mỗi khía cạnh khác nhau, phản ánh nội dung
phong phú, đa dạng. Đó là nguồn để tôi đi sâu nghiên cứu đề tài của mình.
Chính những lý do trên nên tơi đã chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức và vấn đề xây dựng đạo đức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa” để đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này.

4


NỘI DUNG
Chương 1
NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

1.1. Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.1. Một số nét cơ bản về hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh
Tại Đại hội làn thứ IX (4/2001) của Đảng đã đưa ra khái niệm: “Tư

tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm tồn diên và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác – Lê nin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế
thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại…tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của
nhân dân ta dành tháng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”.
Trên cơ sở định hướng trên, theo kết quả nghiên cứu đạt được trong
những năm qua có thể bước đầu định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh như
sau:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, tư cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng
sáng tạo và phát triển Chủ nghĩa Mác – Lê nin vào điều kiện cụ thể của nước
ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ của thời đại
nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó có
những tư tưởng chủ yếu:
- Tư tưởng về giải phóng dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.
- Tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ đi lên Chủ nghĩa xã
hội.
- Tư tưởng về Đảng Cộng Sản Việt Nam

5


- Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc
- Tư tưởng về quân sự
- Tư tưởng về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
- Tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

- Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
- Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh.
Trong đó tư tưởng đạo đức ln đóng vai trị quan trọng trong hệ tư
tưởng của Người. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh
đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ
Đảng viên và nhân dân. Bởi đạo đức cách mạng là một hệ thống giá trị được
thể hiện dưới dạng các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xuất phát từ lợi ích
của sự nghiệp đấu tranh cách mạng của giai cấp cơng nhân. Tính thực tiễn của
nó là sự thống nhất giữa ý thức và hành vi đạo đức, tạo nên phẩm chất đạo
đức – yếu tố nền tảng trong nhân cách người cách mạng. Theo đó, đạo đức
cách mạng là nguồn lực tinh thần to lớn của một Đảng cách mạng, là động lực
là điều kiện để Đảng cách mạng và mỗi cán bộ Đảng viên thực hiện thắng lợi
sứ mệnh lịch sử vẻ vang đối với giai cấp và toàn dân tộc.
1.1.2. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
1.1.2.1. Truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam
Dân tộc Việt Nam một dân tộc văn hiến, với một nền văn hóa truyền
thống lâu đời, có tinh thần đồn kết, tương thân tương ái, đã được hun đúc
qua thực tiễn đấu tranh chống giặc giữ nước qua bao đời nay.
Lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước đã được hình thành từ sớm và trở
thành một truyền thống về đạo đức của mỗi người dân Việt, đây là một yếu tố
quan trọng để Hồ Chí Minh đi vào con đường cách mạng, chính chủ nghĩa
yêu nước đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước và có thể

6


coi đó là hành trang giá trị nhất, là cơ sở hình thành tư tưởng đạo đức sau này
của Người.
Và cho đến hôm nay, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam kể cả thắng
lợi của công cuộc đổi mới đều có nguồn gốc từ lịng u nước, điều đó đã

được Hồ Chí Minh khẳng định “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là
truyền thống q báu của dân tộc ta từ xưa tới nay. Mỗi khi tổ quốc bị xâm
lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẻ
to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nhấn chìm tất cả lũ bán nước
và cướp nước…”[16,171]
Lịng yêu nước trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh còn là sự giác ngộ
về lý tưởng, là tư tưởng giải phóng nhân dân khỏi áp bức bốc lột, đưa đất
nước thốt khỏi cảnh chiến tranh loạn lạc, giải phóng nhân dân khỏi cảnh lầm
than để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp và văn minh.
Cùng với truyền thống u nước thì truyền thống đồn kết của dân tộc đã
hun đúc nên tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, đây là nét đặc sắc trong
truyền thống đạo đức của người Việt Nam, nó thể hiện sự gắn bó mật thiết và
bền vững của các nhân với tập thể, con người với cộng đồng, đồn kết là sự
gắn bó hợp tác với nhau để tạo nên sức mạnh như Hồ Chí Minh đã khẳng
định:
“Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
Tư tưởng và đạo đức của người ln coi đồn kết là lẽ sinh tồn của dân
tộc ta từ ngàn xưa, là sức mạnh vô địch của cách mạng nước ta hiện nay và
mai sau.
Tiếp thu truyền thống đó của Hồ Chí Minh ln quan tâm phát huy cao
độ tinh thần đoàn kết cộng đồng trên nền tảng lợi ích dân tộc. Người đã nâng
cao ý thức cộng đồng dân tộc lên một tầm cao mới gắn với ý thức cách mạng,

7


với sự nghiệp cao cả và xem đó là những giá trị cao quý trong phẩm chất đạo
đức của người cách mạng.
Hồ Chí Minh cịn tiếp thu truyền thống nhân văn, nhân ái quý trọng con

người, hướng vào con người để làm điều thiện của ông cha ta. Kế thừa điều
đó Hồ Chi Minh đã gắn lịng tin giải phóng dân tộc vào sức mạnh của quần
chúng nhân dân để từ đó tạo nên một làn sóng đấu tranh chống giặc giữ nước
mạnh mẽ trong mỗi người dân. Người căn dặn tồn Đảng: “phải có tình đồng
chí u thương lẫn nhau” và sự cần thiết phải dựa vào sức mạnh của dân, khơi
nguồn sức mạnh trong dân để có thể hồn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc,
xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân mình.
Lịng nhân ái của người thật bao la rộng lớn. Đó là “nâng niu tất cả chỉ
qn mình”, phấn đấu vì dân vì nước, khơng ham mê địa vị công danh, giàu
sang mà ham muốn tột bậc của Người là “Làm sao cho nước ta được hoàn
toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành”[Hồ Chí Minh tồn tập 14, 1996]
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự nối tiếp và phát triển giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc Việt Nam ta, chính sự tiếp thu phát huy ấy đã làm cho
những giá trị truyền thống đạo đức càng có ý nghĩa và giá trị hơn trong cuộc
sống hiện nay.
1.1.2.2. Tinh hoa đạo đức văn hóa phương Đơng
Hồ Chí Minh đã tiếp thu văn hóa phương Đơng khai thác những yếu tố
tích cực, những hạt nhân hợp lý trong di sản văn hóa phương Đơng, chủ yếu
là Nho giáo để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của mình, làm tiền đề để
xây dựng một nền đạo đức mới – đạo đức cách mạng.
Hồ Chí Minh được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo
yêu nước nên ảnh hưởng của Nho giáo đối với Người là rất lớn, đạo đức Nho
giáo đã thấm vào tư tưởng của Người, Hồ Chí Minh tiếp thu Nho học nhưng
nhận xét, phê phán những yếu tố duy tâm, tiêu cực của Nho giáo.

8


Trong việc tiếp thu tư tưởng đạo đức Nho giáo, Người không sử dụng

nguyên xi hệ thống tư tưởng của nó, mà chỉ sử dụng những khái niệm, những
câu chữ của Nho giáo và giải thích theo những khái niệm, những chuẩn mực
đạo đức mới.
Đối với việc tiếp thu văn hóa phương Đơng trước hết là học thuyết Nho
giáo, chữ nhân được xem là nền tảng. Nhân là đạo làm người, là cách cư xử
với mình với người, là người nhân thì phải có đức nhân con người sẽ tự kiềm
chế được mình để tuân theo tiết lễ của xã hội. Nhân cịn là lịng thương người,
mình muốn lập thân thì phải giúp người khác lập thân, cái gì mình khơng
muốn thì đừng làm cho người khác. Cịn ở Hồ Chí Minh đức nhân cũng như
các khái niệm đạo đức truyền thống quen thuộc đã được nâng lên tầm thế giới
quan, phương pháp luận khoa học và nhân sinh quan cộng sản, cùng với nghệ
thuật diễn đạt dung dị và tình u thương vơ tận đối với nhân dân mà chuyển
thành những nội dung đạo đức nhờ đó mà dễ hiểu, dễ nhớ và dễ cảm hóa được
lịng người.
Sự tiếp thu của Hồ Chí Minh từ Nho giáo là sự tiếp thu có phê phán, có
chọn lọc với cách nhìn biện chứng và sự lĩnh hội sáng tạo, tuy ảnh hưởng của
Nho giáo, nhưng Người không đồng nhất với Nho giáo phong kiến để từ đó
Người thấy được sự hạn chế nhưng đồng thời cũng thấy được sự tiến bộ và
tích cực của Nho giáo.
Về học thuyết của Khổng Tử, Người cho rằng đó khơng phải là một tơn
giáo mà là khoa học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử, tuy Khổng Tử
là người mang nặng tư tưởng phong kiến nhưng những điều hay của ơng thì ta
nên học hỏi Hồ Chí Minh viết “Đạo đức của ơng, học vấn của ông và những
kiến thức của ông làm cho những người cùng thời và hậu thế phải cảm phục”.
Nền đạo đức nho giáo chủ trương là nền: “ Đạo đức như người đầu lộn xuống
đất, chân chổng lên trời”. Bởi vì nho giáo hướng con người vào việc bảo vệ
chế độ phong kiến, đạo đức Nho giáo đề cao kẻ sĩ, coi khinh thứ dân coi

9



những kẻ lao động chỉ là những kẻ ngu dốt, coi khinh phụ nữ, phân biệt quân
tử và kẻ tiểu nhân, coi trọng học vấn xem nhẹ lao động chân tay, Nho giáo coi
trọng xưa hơn nay, và coi nhẹ khoa học kỹ thuật. Nhưng khi nói đến đạo đức
Nho giáo thì Người thường trở lại các mệnh đề như: “Dân là gốc”; “Nhân, lễ,
nghĩa, trí, dũng, liêm”. Trên tư tưởng của Hồ Chí Minh đã có cách giải thích
theo quan điểm, chuẩn mực đạo đức mới.
Bên cạnh Nho giáo người cịn tiếp thu có chọn lọc những giá trị từ Phật
giáo, đó là tinh thần bình đẳng, lịng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, nếp
sống giả dị, thanh liêm. Những đặc điểm tích cực của Phật giáo đã để lại dấu
ấn hết sức sâu sắc trong tư duy, hành động và cách ứng xử của Người không
xa rời với đời sống mà luôn gắn với dân tộc đất nước.
Việc tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Đơng trong tư tưởng đạo đức của
Hồ Chí Minh là một sự tiếp thu sáng suốt, khi biết khai thác những yếu tố tích
cực trong di sản văn hóa phương Đông nhưng lại đứng trên lập trường của
giai cấp công nhân, của dân tộc để tiếp cận và khai thác những mặt tích cực,
yếu tố tiến bộ đồng thời loại bỏ những yếu tố không phù hợp để làm nền tảng
cho việc xây dựng đạo đức mới – đạo đức cách mạng.
1.1.2.3. Tinh hoa văn hóa phương Tây
Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh là nói đến sự tiếp thu tinh hoa văn hóa
phương Đơng và phương Tây, vì vậy cũng như văn hóa phương Đơng, văn
hóa phương Tây cũng có ản hưởng rất lớn đến việc hình thành nền tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng rất sâu rộng nền văn hóa, dân chủ, cách
mạng của cách mạng tư sản Pháp, Mỹ, song biết lựa chọn, kế thừa những mặt
tích cực của tư tưởng nay để vận dụng sáng tạo vào cuộc đấu tranh cho độc
lập dân tộc, tiến bộ xã hội.
Một tư tưởng quan trọng đã tác động đến Hồ Chí Minh là tư tưởng “Tự
do, bình đẳng, bác ái”, nó chính là xuất phát điểm để Người xác định hướng


10


đi tìm đường cứu nước của mình. Là người yêu nước, khát khao giải phóng
cho dân tộc, cho nhân dân lao động và những người cùng khổ, Hồ Chí Minh
đã rời đất nước sang phương Tây, trong 30 năm buôn ba ở xứ người, đi qua
nhiều nước Hồ Chí Minh đã có sự tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau,
thu nhận ở mỗi nước một thực tiễn sinh động.
Tư tưởng nhân đạo của Người không chỉ dừng lại ở tình yêu đối với tổ
quốc mình, với đồng bào mình mà cịn với tất cả những người lao động bị áp
bức bốc lột, mọi dân tộc thuộc địa trên thế giới.
Người đã nhìn thấy những giá trị tốt đẹp của Thiên chúa giáo đó chính là
lịng nhân ái cao cả chúa Giê su đã xuất hiện như một đấng cứu thế đem lại
tình thương và hi vọng cho những con người đau khổ. Hồ Chí Minh tiếp xúc
với sách viết về lòng nhân ái, thương người qua những lời nói qua kinh tân
ước và cựu ước.
Những tư tưởng tiến bộ của các nhà khai sáng như Vôn te, Rút xơ,
Montesquieu cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tư tưởng đạo đức
của Hồ Chí Minh. Đặc biệt phải kể đến ảnh hưởng sâu sắc của Rút xô với tư
tưởng cao quý về tự do, bình đẳng, bác ái mà ơng đề xướng. Q trình bn
ba tìm đường cứu nước, tìm ra chân lý cách mạng, Hồ Chí Minh đã tiếp thu
và phát triển những giá trị tiến bộ của các học thuyết và các tư tưởng trên thế
giới góp phần quan trọng trong việc hình thành tư tưởng đạo đức của Người.
Có thể nói trong di sản văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã tiếp thu
những gì tinh túy nhất, gạt bỏ những yếu tố khơng phù hợp. Bản tuyên ngôn
độc lập Bác viết năm 1946 chính là kết tinh của những tinh hoa tinh túy nhất
mà Hồ Chí Minh đã chọn lọc từ văn hóa phương Tây. Chủ nghĩa nhân văn
phương Tây trong tính hiện thực của nó đã đem đến cho Hồ Chí Minh những
nhận thức mới mẻ và cần thiết để Người tiếp thu những giá trị cách mạng
khoa học của đạo đức mới, một nền đạo đức thực sự vì sự phát triển tiến bộ xã

hội vì hạnh phúc con người.

11


Với một trí tuệ tuyệt vời, Nguyễn Ái Quốc đã có những nhận định,
những đánh giá hết sức sắc sảo về mặt văn minh phương Tây, để tìm ra những
tinh hoa cần tiếp thu và những gì hạn chế cần khắc phục. Người đã đánh giá
đúng mặt tích cực và xem đó là một ưu điểm lớn cần trân trọng và học tập.
Từ văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã tiếp thu học hỏi một cách sáng
tạo, biết chắt lọc những tinh hoa và gạn lọc những yếu tố không phù hợp để
làm tiền đề xây dựng nền đạo đức của dân tộc mình.
1.1.2.4. Quan niệm về đạo đức của chủ nghĩa Mác – Lê nin
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tư tưởng đạo đức của chủ
nghĩa Mác – Lê nin, Hồ Chí Minh cho rằng: “Một tấm gương đạo đức sáng
cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
Chủ nghĩa Mac – Lê nin đã chứng minh rằng đạo đức không phải là một
cái gì thần bí mà “Xét cho đến cùng mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước
đến nay, đều là sản phẩm của tình hình kinh tế xã hội lúc bấy giờ”[12,137].
Đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin, Hồ Chí Minh đã khám phá ra một nền
đạo đức mới – đạo đức Mác xít. Lê nin khẳng định có một nền đạo đức cộng
sản, một luân lý cộng sản mà cốt lõi là chủ nghĩa nhân đạo hiện thực. Đó là
tính giai cấp, tính chiến đấu, đạo đức phải là công cụ phá hoại xã hội của giai
cấp bốc lột và đoàn kết toàn thể nhân dân lao động chung quân giai cấp vô
sản là người sáng tạo ra xã hội mới của người cộng sản. Đạo đức Mác xit vì
tự do, bình đẳng, bác ái thực sự của con người, nhằm giải phóng giai cấp, giải
phóng nhân loại, vì sự phát triển tiến bộ của xã hội. Tư tưởng đạo đức Mác –
Lê nin đã đem lại cho Hồ Chí Minh thế giới quan và phương pháp luận khoa
học để trên cơ sở đó, Người tiến hành một cuộc cách mạng đối với hệ thống
tư tưởng đạo đức cũ, xây dựng hệ thống quan điểm và chuẩn mực đạo đức

mới - đạo đức cách mạng.
Đạo đức bắt nguồn từ trong đời sống xã hội và nó là sản phẩm của đời
sống kinh tế - xã hội hiện thực xã hội, vừa là môi trường sống của đạo đức

12


vừa là thước đo giá trị cơ bản của đạo đức, vì thế chủ nghĩa Mác – Lê nin
khẳng định “Đạo đức với tính cách là một hình thái ý thức xã hội là quan
niệm về thiện ác, tốt xấu, trách nhiệm, hạnh phúc công bằng… và về những
quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân với xã hội và giữa cá
nhân với cá nhân trong xã hội”[10,590].
Trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã gặp chủ
nghĩa Mác – Lê nin và coi đây là cái “cẩm nang thần kỳ”, là kim chỉ nam để
giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Nhờ có chủ nghĩa Mác – Lê nin mà
Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân thốt khỏi ách nơ dịch
của chủ nghĩa thực dân, xây dựng một xã hội mà quyền làm chủ thuộc về
nhân dân lao động.
Với sự nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa Mác – Lê nin, Hồ Chí Minh đã
vận dụng một cách sáng tạo, có chọn lọc kế thừa và phát triển những giá trị
đạo đức để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc mình, cũng từ đó
giúp Hồ Chí Minh phát triển những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Hồ Chí Minh được xem là học trò xuất sắc của Lê nin, Người coi tấm
gương đạo đức cao cả của Lê nin là hiện thân của tình anh em bốn bể, Lê nin
là người dũng cảm nhất, rộng lượng nhất, giản dị, vĩ đại và sự khiêm tốn cao
độ, được Hồ Chí Minh ca ngợi: “Không chỉ là thiên tài của người mà chính là
tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống
giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại của người thầy, đã làm ảnh hưởng lớn lao
tất cả các dân tộc Châu Á và đã khiến cho trái tim họ hướng về người khơng
gì ngăn cản nổi”.

Lê nin người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản, cũng là một vị đạo đức
rất cao, dạy cho chúng ta phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính. Lê nin đã đào
tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế giới chẳng những bằng lý luận cách
mạng khoa học nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất.

13


Có thể nói những phẩm chất đạo đức cao đẹp của Lê nin đã cuốn hút Hồ
Chí Minh, thực sự trở thành định hướng, tạo nên cuộc cách mạng trên lĩnh
vực đạo đức, dẫn tới việc hình thành những chuẩn mực đạo đức mới, đạo đức
cách mạng ở Việt Nam.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là thành quả của quá trình tiếp thu sáng
tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin trong quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ của
nhân dân Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa nhân văn cộng sản là
tính hiện thực trực tiếp giải phóng con người chứ khơng phải là sự cảm nhận,
thương xót, do vậy nó là đỉnh cao của hệ thống lý luận và đạo đức nhân loại.
Vì thế cho nên tiếp thu tư tưởng đạo đức Mác – Lê nin, Hồ Chí Minh tiếp thu
tư tưởng đạo đức hành động tinh thần triệt để cách mạng, cách mạng không
ngừng. Người đã chỉ rõ bản chất thực của cách mạng Mỹ và cách mạng tư
sản Pháp, những câu khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái” chỉ là câu hơ hào
nói chung. Tinh thần cách mạng triệt để ở Hồ Chí Minh là biểu hiện rõ nhất
của đạo đức cách mạng.
Như vậy, sức hấp dẫn của chủ nghĩa cộng sản, của đạo đức cộng sản
trước hết được Hồ Chí Minh tiếp nhận từ Luận cương của Lê nin về con
đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức. Sức hấp dẫn của nó ngày càng
lớn hơn bởi chính tấm gương đạo đức cộng sản Lê nin, bằng tấm gương trong
sáng và hành động cao cả của những người chiến đấu cho lý tưởng giải phóng
con người để trả lại cho con người quyền tối thượng đó là được làm người
chính đáng, đó là điều mà giai cấp tư sản Châu Âu khi bước lên vũ đài chính

trị cũng đã nói nhưng khơng làm triệt để.
Qua đó để thấy rằng, trong tư tưởng Hồ Chí Minh và trong các tôn giáo
đều chứa đựng những tư tưởng đạo đức nhân văn cơ bản, đó là lịng u
thương con người, mơ ước một xã hội cơng bằng. Đây chính là những giá trị
cần thiết để xây dựng con người mới hôm nay.

14


1.1.2.5. Nhân cách và phẩm chất của Hồ Chí Minh
Con người Hồ Chí Minh, nhân cách Hồ Chí Minh là một trong những
yếu tố quan trọng tạo nên tư tưởng của Người, phẩm chất đẹp đẽ đã đưa Hồ
Chí Minh đến gần với chủ nghĩa Mác – Lê nin.
Người là hiện thân của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng, một trái tim
yêu thương nhân dân, thương yêu người cùng khổ. Cuộc đời người không
màng vinh hoa phú quý, không sử dụng quyền uy, mà lúc nào cũng hiền từ
giản dị, chân thành và nhân đức, suốt đời chỉ chăm lo phục vụ tổ quốc và
nhân dân.
Tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh được thể hiện qua sự đấu
tranh cho tự do và hạnh phúc của dân tộc, bởi vì lẽ sống của Người là lo trước
thiên hạ, vui sau thiên hạ. Hồ Chí Minh là tấm gương của một ý chí và nghị
lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách khó khăn để đạt được mục đích
cuối cùng. Cả cuộc đời người là những tháng ngày đấu tranh gian khổ, phức
tạp, nguy hiểm, nhưng bằng nghị lực phi thường. Người đã kiên định mục tiêu
và lẽ sống của mình là phải bảo vệ cho được chân lý và quan điểm khí phách
của mình, Người ln tự răn mình: “Muốn nên sự nghiệp lớn tinh thần càng
phải cao”.
Nhân cách ấy lại được hòa quyện với sự thông tuệ đặc biệt, cùng với
cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú đã để lại cho dân tộc, đất nước
những giá trị cao quý. Hồ Chí Minh là tượng trưng của ý chí và nghị lực tinh

thần to lớn vượt qua mọi thử thách khó khăn để đạt tới mục đích cuối cùng,
Người cịn là tấm gương sáng của lòng nhân ái sự vị tha và khoan dung nhân
hậu hết mực vì con người, tình cảm của Người luôn dành và chia đều cho tất
cả: “Sữa để em thơ, lụa tặng già”, Người luôn chung vui và chia sẻ nỗi đau
của mọi người, mọi nhà.
Hồ Chí Minh là người cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, có đời
sống trong sáng với lối sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường suốt đời

15


Người sống trong sạch và thánh thiện. Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh phản
ứng nguyện vọng ước mơ, tư tưởng tình cảm khơng chỉ của nhân dân Việt
Nam mà cịn là của cả nhân loại tiến bộ.
Ở Hồ Chí Minh cịn có sự tư duy độc lập, sáng tạo óc phê bình tinh
tường và sáng suốt, có lối sống giản dị và đức tính khiêm tốn phi thường.
Người tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin, tiếp thu những tinh hoa của nền văn
hóa nhân loại. Với một tầm trí tuệ thiên tài, một nhãn quan khoa học cách
mạng, Hồ Chí Minh nhận diện được thời cơ, tổng kết lịch sử, tổng kết thực
tiễn để tìm ra con đường đi đúng đắn cho dân tộc mình.
Con người Hồ Chí Minh, nhân cách Hồ Chí Minh là một yếu tố quan
trọng tạo nên tư tưởng của Người. Phẩm chất cá nhân đẹp đẽ đã đưa Hồ Chí
Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lê nin, Người tiếp nhận, chắt lọc, chuyển hóa
những tinh hoa của dân tộc và nhân loại để làm giàu cho kho tư tưởng của
mình.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, là sự kế thừa chắt lọc từ truyền thống đạo đức dân tộc,
truyền thống đạo đức phương Đơng, tinh hoa văn hóa nhân loại và đặc biệt là
tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác – Lênin, là sự phản ánh yêu cầu của sự
nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng cuộc sống mới. Tư tưởng đạo đức Hồ

Chí Minh là sự kết tinh những giá trị cao quý trong tấm gương đạo đức và
phẩm chất vĩ đại của Người – danh nhân văn hóa dân tộc và nhân loại. Với sự
hình thành đạo đức Hồ Chí Minh, đạo dức chiến đấu vì độc lập dân tộc vì
hạnh phúc của nhân dân. Hệ thống đạo đức Hồ Chí Minh trở thành một khoa
học đóng góp to lớn vào tiến trình phát triển đạo đức dân tộc và nhân loại.
1.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức cách mạng
1.2.1. Đạo đức là gốc là nền tảng của người cách mạng
Xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh ln
quan niệm đạo đức cách mạng là gốc của người cách mạng, là yếu tố tinh thần

16


to lớn quyết định đến sự phát triển của sự nghiệp cách mạng. Người khẳng
định là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như
nguồn của sơng “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn
thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng
phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì thì dù tài giỏi đến mấy cũng khơng
lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng được cho dân tộc, giải phóng
cho lồi người là một cơng việc to tát, mà tự mình khơng có đạo đức, khơng
có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì làm nổi việc gì?”[15,252 – 253].
Đạo đức không chỉ là cái gốc của người cách mạng, mà vừa là nhân tố
đồng thời cũng là cơ sở hình thành nên nhân cách của con người, một con
người cách mạng được tạo nên từ cơ sở đạo đức cách mạng, nếu một người
cán bộ đảng viên đánh mất đi đạo đức của mình thì cũng đồng nghĩa với việc
tự đánh mất bản thân mình, tất yếu sẽ trở thành con người phá hoại cản trở sự
nghiệp cách mạng và sớm sẽ bị đào thải khỏi sự nghiệp cách mạng của quần
chúng nhân dân.
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tư tưởng đạo đức cách mạng,
với quan điểm đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng, Hồ Chí Minh

đã khẳng định tầm quan trọng của đạo đức đối với người cách mạng, Đảng
cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng trong toàn Đảng, có như vậy
chúng ta mới có thể khơi dậy, phát huy được toàn bộ sức mạnh vật chất và
tinh thần của Đảng, tồn dân để thực hiện tốt cơng cuộc đổi mới và xây dựng
đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, xây dựng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, những u cầu về đạo đức đối với cán bộ đảng viên đòi hỏi phải
được tăng cường rèn luyện, tu dưỡng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Có
đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng khơng sợ sệt,
rụt rè, lùi bước. Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của
dân tộc và của lồi người mà khơng ngần ngại hi sinh lợi ích riêng của cá

17


nhân mình. Đó là biểu hiện cao q của đạo đức cách mạng. Có đạo đức thì
khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, khiêm
tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hồn thành nhiệm vụ cho tốt, chứ
khơng tính tốn, kèn cựa để hưởng thụ, không công thần, không quan liêu,
khơng kiêu ngạo, hủ hóa.
1.2.2. Đạo đức là tài sản tinh thần vơ giá của người cách mạng
Có thể nói đạo đức cách mạng là tài sản tinh thần to lớn của người cách
mạng, giúp họ có được bản lĩnh và ý chí để vượt qua khó khăn thử thách,
sống hịa bình với nhân dân, xứng đáng là đầy tớ trung thành của nhân dân.
Người chiến sĩ cách mạng có được đạo đức cách mạng thì sẽ có được
lịng dân và được sự tin tưởng của dân bởi: “Quần chúng chỉ yêu mến những
người có tư cách đạo đức”[15,552]. Với Hồ Chí Minh đạo đức khơng chỉ là
nền tảng sức mạnh mà còn là tài sản tinh thần quý giá của người cách mạng.
Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh người cách mạng phải có đầy đủ những
phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Nhưng khơng phải người

cách mạng nào cũng có được những phẩm chất đó trừ khi người cách mạng
thấm nhuần tư tưởng đạo đức cách mạng thực hiện tốt cần, kiệm, liêm, chính,
chí cơng vơ tư mà thơi. Do đó đạo đức trở thành phẩm chất để mọi người
phấn đấu và hồn thiện mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt
là: Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với
dân”. Vì thế có được đạo đức người cách mạng sẽ có đủ bản lĩnh, ý chí kiên
cường để vượt qua mọi thử thách, cám dỗ vật chất để kiên định thực hiện mục
tiêu và lý tưởng cao đẹp của mình, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện
nhiệm vụ cao cả của người cách mạng, khi người chiến sĩ cách mạng thấm
nhuần đạo đức cách mạng thì dù làm bất cứ cơng việc gì cũng chỉ nghĩ cho
dân cho nước, làm việc với tinh thần chí cơng vơ tư vì có thể thấy rằng đạo
đức đống vai trị quan trọng trong việc hình thành nên một động lực, một tinh

18


thần to lớn, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ của người cách mạng. Nhờ có được
những đức tính tốt đẹp đó mà người chiến sĩ cách mạng có thể đứng vững trên
lập trường tư tưởng, không bị khuất phục bởi khói súng của bọn xâm lược
trong chiến tranh gian khổ cũng không bị đánh bại bởi những “viên đạn bọc
đường” trong thời bình với những âm mưu đen tối của kẻ thù trong giai đoạn
hiện nay.
Sở dĩ, chúng ta làm được như vậy là vì ta đã thấm nhuần được đạo đức
cách mạng từ đó để ta có thể khẳng định thêm một lần nữa rằng đạo đức cách
mạng là tài sản tinh thần to lớn của người cách mạng, giúp họ có được bản
lĩnh và ý chí để vượt qua gian khổ, sống hịa mình với nhân dân, xứng đáng là
đầy tớ trung thành với nhân dân.
1.2.3. Đạo đức là vũ khí tư tưởng sắc bén của người cách mạng
Đạo đức cách mạng không chỉ là tài sản tinh thần vơ giá mà cịn là vũ

khí tư tưởng để chiến thắng kẻ thù, chiến thắng mọi gian khổ của người chiến
sĩ cách mạng cho dù khó khăn tới đâu họ vẫn giữ vững được khí tiết và khí
phất của mình.
Đạo đức là nhân tố chủ quan của con người, là trình độ giác ngộ và ý
thức quần chúng là nhân tố tinh thần là vũ khí tư tưởng sắc bén của người
cách mạng. Nước ta là một nước nhỏ so với các nước trên thế giới nhưng lại
phải đối đầu với những đế quốc sừng sỏ mạnh hơn ta rất nhiều như đế quốc
Mỹ và thực dân Pháp và cuộc đấu tranh giành độc lập không phải chỉ trong
một thời gian ngắn mà nó kéo dài gần trăm năm và trong chiến tranh giữ nước
dù phải đối đầu với kẻ thù lớn mạnh nhưng nhờ thấm nhuần đạo đức cách
mạng hiểu được chính nghĩa mà người chiến sĩ cách mạng vẫn sẵn sàng xả
thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, không khuất phục trước sự tấn công của
kẻ thù. Đạo đức cách mạng giúp cho người cách mạng giữ vững khí tiết, tin
tưởng vào chân lý, vào sự tất thắng của kháng chiến của chiến tranh chính
nghĩa. Trong kháng chiến đã có nhiều tấm gương anh hùng, tượng trưng cho

19


sự hi sinh cao đẹp ấy như anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, chị Võ Thị Sáu, chị
Trần Thị Lý, và cịn nhiều tấm gương hi sinh vì đất nước khác dù đứng trước
nồng súng của giặc vẫn không run sợ. Với lịng u nước và ý chí kiên định
của người chiến sĩ cách mạng họ quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, quyết chết
vì tự do chứ khơng chịu sống đời sống nơ lệ. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Các
đồng chí ta mà bị hi sinh trong lúc làm việc bí mật, bị nó bắt được, nó treo nó
kẹp, nó tra tấn, nó bắn nhưng nhất định khơng nói mà cịn chửi vào mặt nó.
Đấy là vật chất hay tinh thần”[16,383]. Qua đó để thấy rằng tư tưởng đạo đức
cách mạng đã trở thành vũ khí tư tưởng để chiến thắng kẻ thù, chiến thắng
mọi gian khổ, hi sinh không chịu khuất phục trước súng đạn, trước sự tra tấn
dã man của kẻ địch để giữ vững khí tiết của người cách mạng, khí phất của

người anh hùng. Chiến tranh có hi sinh mất mát, có gian khổ nhưng nếu bền
gan, giữ vững khí tiết và ý chí cách mạng thì ta nhất định thắng và địch nhất
định thua.
Cịn với thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện nay,
thì việc phát huy đạo đức cách mạng lại càng trở nên quan trọng, là vũ khí tư
tưởng của người chiến sĩ cách mạng chiến thắng được sự cám dỗ của đời
thường, chủ nghĩa cá nhân bởi trong thực tế đã cho thấy nhiều người đã không
bị viên đạn bằng sắt của chiến tranh giết chết mà lại bị những viên đạn “bọc
đường” trong thời bình làm cho gục ngã, xuất phát từ yêu cầu đó mà đạo đức
cách mạng cần được phát huy cao độ hơn nữa để trở thành vũ khí sắc bén
chiến thắng mọi thế lực thù địch. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Có thể những
người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn địch thì khơng chịu
khuất phục nhưng khi về đến thành thị lại bị tiền bạc, cái đẹp quyến rũ, mất
lập trường, sa vào tội lỗi cho nên bom đạn của địch không nguy hiểm bằng
bom đạn bọc đường vì nó làm hại mình mà mình khơng thấy”, vì thế giờ đây
đạo đức cách mạng giữ vai trị quan trọng, là vũ khí tư tưởng cho người cách
mạng giữ vững vai trò quan trọng, là vũ khí tư tưởng cho người cách mạng

20


×