Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Thiết kế và xây dựng quy trình sản xuất tủ áo tại công ty TNHH thiết kế kiến trúc và nội thất minh đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN CÔNG NGHIỆP GỖ VÀ NỘI THẤT
--------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT TỦ
ÁO TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC Và NỘI
THẤT MINH ĐỨC

Ngành

: Chế biến Lâm sản

Mã số

: 7549001

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Lê Xuân Ngọc
: TS. Nguyên Đức Thành

Sinh viên thực hiện

: Lê Đức Trọng

Lớp

: K61 - CBLS

Khóa học



: 2016 - 2020

Hà Nội - 2020


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn khóa luận tốt nghiệp lời đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân
thành đến các thầy, cô giáo trong Viện Công Nghiệp Gỗ và Nội Thất, các Phòng, Ban
trực thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp, những người đã tận tình giảng dạy cho tôi trong
suốt thời gian học tập tại Trường Đại học Lâm Nghiệp.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Viện Công Nghiệp Gỗ và Nội Thất trường
Đại học Lâm Nghiệp,tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài:
“Thiết kế và xây dựng quy trình sản xuất tủ áo tại công ty TNHH thiết kế kiến
trúc và nội thất Minh Đức”
Trong suốt q trình hồn thành khóa luận, tơi luôn nhận được sự quan tâm giúp
đỡ của tập thể và thầy cô hướng dẫn.Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Th.s. Lê Xuân
Ngọc và TS. Nguyễn Đức Thành người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn trong suốt thời
gian tiến hành đề tài và viết khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây, tôi xin cảm ơn các bộ phận công nhân viên trong Công ty TNHH thiết
kế kiến trúc và nội thất Minh Đức đã tạo điều kiện cho tôi có thể hồn thành đề tài khóa
luận tốt nghiệp. Đặc biệt anh Phạm Văn Khu là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi tại
Công ty TNHH thiết kế kiến trúc và nội thất Minh Đức.
Tôi xin cảm ơn các cán bộ, giảng viên thuộc Viện Công Nghiệp Gỗ, Trường Đại
học Lâm nghiệp cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2020


Sinh viên thực hiện

Lê Đức Trọng


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. tổng quan ...................................................................................................2
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ..........................................................................2
1.1.1. Thực trạng ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam hiện nay ...................................2
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................3
1.2. Mục tiêu, phạm vi, nội dung, phương pháp nghiên cứu .......................................3
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................3
1.2.2. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................3
1.2.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3
1.2.4. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................3
1.2.5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................5
2.1. Thiết kế sản phẩm đồ gỗ .......................................................................................5
2.1.1. Phong cách thiết kế đồ gỗ ..............................................................................5
2.1.2. Xu hướng thiết kế đồ gỗ hiện nay tại Việt Nam............................................8
2.2. Nguyên tắc thiết kế sản phẩm mộc .....................................................................10
2.2.1. Tính thực dụng.............................................................................................10
2.2.2. Tính nghệ thuật ............................................................................................11
2.2.3. Tính kinh kế .................................................................................................11
2.2.4. Tính cơng nghệ ............................................................................................12
2.2.5. Tính an tồn .................................................................................................12
2.2.6. Tính khoa học ..............................................................................................12
2.3. Nguyên liệu sản xuất đồ gỗ ................................................................................13
2.3.1. Gỗ xẻ ...........................................................................................................13

2.3.2. Ván nhân tạo ................................................................................................14


2.3.3. Vật liệu trang trí và phủ mặt ........................................................................18
2.4. Phụ kiện và Liên kết trong sản xuất đồ gỗ .........................................................20
2.4.1. Liên kết trong sản xuất đồ gỗ ......................................................................20
2.4.2. Phụ kiện trong sản xuất đồ gỗ .....................................................................22
2.5. Quy trình cơng nghệ sản xuất đồ gỗ tổng quát ...................................................26
2.5.1. Gỗ tự nhiên ..................................................................................................26
2.5.2. Ván nhân tạo ................................................................................................28
2.6. Nguyên tắc xây dựng quy trình gia cơng............................................................28
2.6.1. Loại hình sản xuất .......................................................................................28
2.6.2. Lựa chọn đúng nguyên tắc xây dựng bộ phận sản xuất. ............................30
CHƯƠNG 3. Kết QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................31
3.1. Khảo sát công ty .................................................................................................31
3.1.1. Thông tin chung về công ty .........................................................................31
3.1.2. Quy trình triển khai đơn hàng ở cơng ty .....................................................31
3.2. Xây dựng hồ sơ thiết kế sản phẩm Tủ Áo ..........................................................36
3.2.1. Phân tích yêu cầu của khách hàng ...............................................................36
3.2.2. Xây dựng phương án thiết kế ......................................................................36
3.2.3. Hồ sơ bản vẽ thiết kế ...................................................................................41
3.2.4. Tính tốn ngun liệu vật tư cần thiết .........................................................45
3.3. Xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm Tủ áo ....................................................50
3.3.1. Quy trình sản xuất sản phẩm .......................................................................50
3.3.2. Một số lỗi và cách khắc phục ......................................................................54
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................56
4.1. Kết luận...............................................................................................................56
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................56



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Phong cách hiện đại .........................................................................................5
Hình 2.2. Phong cách cổ điển ..........................................................................................6
Hình 2.3. Gỗ nhựa Picomat ...........................................................................................17
Hình 2.4. Các màu tấm acrylc .......................................................................................19
Hình 2.5. Bề mặt melamin .............................................................................................19
Hình 2.6. Bề mặt Laminate............................................................................................20
Hình 2.7. Bề mặt Veneer ...............................................................................................20
Hình 2.8. Đinh vít ..........................................................................................................22
Hình 2.9. Cam chốt ........................................................................................................23
Hình 2.10. Bản lề ...........................................................................................................24
Hình 2.11. Ray cánh lùa ................................................................................................24
Hình 2.12. Ray bi ngăn kéo ...........................................................................................25
Hình 2.13. Giá để quần áo .............................................................................................25
Hình 2.14. Tay nắm nổi .................................................................................................26
Hình 3.1. Máy khoan liên kết DRILL MZ73213 ..........................................................33
Hình 3.2. Máy cưa panel ALFA 32C ............................................................................34
Hình 3.3. Máy dán cạnh HOLZ-HER ACCRD 1446....................................................34
Hình 3.4. Kích thước tủ áo ............................................................................................37
Hình 3.5. Tủ áo 2 cánh ..................................................................................................38
Hình 3.6. Tủ áo 3 cánh ..................................................................................................38
Hình 3.7. Các mẫu tủ áo trên thị trường ........................................................................39
Hình 3.8. Mã màu sử dụng trong sản phẩm ..................................................................40
Hình 3.9. Phương án thiết kế tủ áo ................................................................................41

v


DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1. Thông số kỹ thuật máy CNC H1-2500 .........................................................35
Bảng 3.2 Bảng kê danh sách chi tiết..............................................................................43
Bảng 3.3 Bảng tính giá nguyên liệu chính sản xuất tủ áo .............................................48
Bảng 3.4 Bảng tính giá phụ kiện sản xuất tủ áo ............................................................49

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển, như cầu về cuộc sống của con người cũng có nhiều
thay đổi. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của đồ gỗ , thì nhu cầu sử dụng đồ
gỗ của con người càng ngày càng tăng. Cùng với sự phát triển của xã hội bên cạnh đó
cơng nghệ sản xuất sản phẩm gỗ cũng đang trên đà phát triển mạnh và ngày càng tiến
bộ.
Bên cạnh đó muốn có những sản phẩm gỗ phù hợp với khơng gian thì phải có những
bản thiết kế phải đạt yêu cầu về công năng và thẩm mỹ. Chính vì u cầu thẩm mỹ và
chất lượng của sản phẩm luôn được quan tâm và chú trọng. Các phương pháp quy trình
sản xuất khơng ngừng đổi mới để có thể nâng cao chất lượng cũng như giảm chi phí và
thuận lợi cơng việc sản xuất.
Hiện nay có rất nhiêu công ty cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là chất lượng
của sản phẩm sau khi sản xuất chắc chắn có tính thẩm mỹ và giá thành sản phẩm phải
hợp lý.
Để giải quyết vấn đề trên, việc tổ chức sản xuất, xây dựng quy trình cơng nghệ và
kiểm sốt tồn bộ q trình sản xuất là hết sức quan trọng. Đưa ra dẫn tạo sản phẩm, nó
sẽ là tài liệu hướng dẫn cho người sản xuất thực hiện. từ đó hạn chế được các lỗi của sản
phẩm, rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao năng xuất chất lượng cho sản phẩm.
Đây cũng là câu hỏi đang được đặt ra với những công ty chuyên thiết kế và làm
về đồ nội thất là làm sao có được những mẫu thiết kế vừa nhanh lại vừa đẹp. Để có thể
làm được như vậy thì rất cần có được những bản vẽ thiết kế phù hợp. Tư vấn từ yêu cầu
khách hàng, đưa cho họ nhiều phương án lựa chọn. Đây là khâu quan trọng liên quan

mật thiết tới nhu cầu của khách hàng và giá thành của sản phẩm, giá thành của sản phẩm
phụ thuộc rất hiều vào vật liệu sử dụng là nguyên vật liệu và phụ kiện. Nên có thể nói
rằng khâu rất quan trọng hơn cả hơn thiết kế vì nếu thiết kế đẹp nhưng giá thành lại q
cao thì vẫn là sản phẩm khơng phù hợp với nhu cầu của khách, và đây cũng là khâu
mang đến tính cạnh tranh với các cơng ty khác.
Vì lý do trên, được sự đồng ý của Viện Công nghiệp gỗ em tiến hành đề tài nghiên
cứu với nội dung “ Thiết kế và xây dựng quy trình sản xuất tủ áo tại công ty TNHH
thiết kế kiến trúc và nội thất Minh Đức”

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Thực trạng ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam hiện nay
Nghề sản xuất và chế biến đồ gỗ đã hình thành tồn tại và phát triển lâu đời ở nước
ta. Đây là ngành có truyền thống đã hàng trăm năm gắn với nhiều tên làng nghề, phổ
biến được biểu hiện qua nhiều sản phẩm tinh xảo và hoàn mỹ. Quá trình phát triển của
các sản phẩm đồ gỗ gắn với những thăm trầm lịch sử của xã hội Việt Nam. Những kỹ
năng kinh nghiệm được đúc rút , lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác làm cho
nghành nghề ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Do vậy, nó đã phát triển và đúc kết
những tinh hoa truyền thống của dân tộc.
Từ thế kỷ XI dưới thời nhà Lý việc xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ cùng với những
mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác đã được thực hiện. Qua các thế kỷ các phường thợ,
làng nghề đã trải qua nhiều bước thăng trầm, một số làng nghề bị suy vong nhưng bên
cạnh đó cũng có một số làng nghề mới được xuất hiện và phát triển. Hiện nay, chúng ta
có khoảng hàng trăm làng nghề làm đồ gỗ trên mọi miền Tổ Quốc. Những làng nghề
như: Hữu Bằng , Canh Nậu, Chàng Sơn, Trực Ninh, Vân Hà (Đông Anh, Hà Nội),..đã
từ lâu trở nên quen thuộc với những người dân các tỉnh phía Bắc. Cịn ở phía Nam các
làng nghề mộc nổi tiếng thuộc về các tỉnh Thừa Thiên- Huế, Quảng Ngãi( Kim Bồng ),

Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Đồng Nai,…
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam giai đoạn từ năm
1990 là khối các nước Đông Âu, Liên Xô theo những thỏa thuận song phương. Sau 1990,
thị trường này suy giảm bởi những biến động về chính trị. Từ năm 2001 thị trường xuất
khẩu chính là EU, Mỹ, Nhật Bản, Nga và nhiều nước ASEAN.
Sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại
Thế Giới (WTO), công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam càng thu hút sự quan tâm của
các nhà đầu tư nước ngồi, cịn các nhà đầu tư trong nước thì mạnh dạn mở rộng sản
xuất với quy mơ lớn, nên hoạt động đầu tư trong lĩnh vực sản xuất và chế biến gỗ xuất
khẩu đang tăng rất mạnh. Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến gỗ ở nước ta có khoảng
3.500 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 371 doanh nghiệp đang sản xuất hàng xuất
khẩu. Cả nước ta có 3 cụm cơng nghiệp chế biến gỗ là: Thành phố Hồ Chí Minh – Bình
Dương, Bình Định – Tây Nguyên, Hà Nội – Bắc Ninh.

2


1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nhiều năm trở lại đây, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về thiết kế và sản xuất
đồ gỗ. Trường Đại Học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu góp
phần phát triển của nghành Cơng nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.
Về các đề tài về quá trình gia cơng sản phẩm mộc có thể lấy ví dụ một số đề tài
nghiên cứu về quy trình sản xuất sản phẩm mộc như: “khảo sát quy trình cơng nghệ sản
xuất sản phẩm Dining Table Extending tại công ty cổ phần phát triển Sài Gịn” của Đặng
Dỗn Tun năm 2011; “ Khảo sát quy trình cơng nghệ sản xuất WOODY DINING
TABLE tại công ty cổ phần kiến trúc và nội thất NANO – chi nhánh Đồng Nai” của
Trần Văn Cường năm 2012,….
Các tài liệu này đều đã đưa ra được các q trình gia cơng khác nhau tại mỗi cơng
ty nhưng cũng đã đều nhiều năm, có thể chưa phù hợp với q trình sản xuất hiện đại..
Cần có tài liệu mới để phù hợp hơn với tình hình sản xuất và xu hướng sử dụng vật liệu

gỗ hiện nay.
1.2. Mục tiêu, phạm vi, nội dung, phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế, xây dựng quy trình sản xuất tủ áo tại công ty TNHH thiết kế kiến trúc và
nội thất Minh Đức
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
-

Tim hiểu công năng của sản phẩm tủ quần áo

-

Khảo sát về nguyên liệu, phụ kiện cấu thành tủ quần áo tại cơng ty

-

Thiết kế bóc tách ngun liệu,phụ kiện cho sản phẩm tủ áo

-

Tìm hiểu máy móc, thiết bị sản xuất sản phẩm của cơng y

-

Xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm tủ áo

1.2.3. Phạm vi nghiên cứu
-

Sản phẩm: Tủ áo kết hợp kệ trang trí


-

Địa điểm thực tập tại công ty TNHH thiết kế kiến trúc và nội thất Minh Đức

-

Nguyên vật liệu: Ván nhân tạo

1.2.4. Mục tiêu cụ thể
-

Thiết kế, bóc tách sản phẩm tủ áo (vật liệu gỗ, phụ kiện)

3


-

Xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm tủ áo theo các nhóm chi tiết Đối tượng,

phạm vi nghiên cứu:
1.2.5. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp lý thuyết: Tìm hiểu tài liệu có sẵn qua sách, báo, website về đặc

điểm, kích thước công năng bàn thông minh sử dụng trong không gian phịng khách
nhằm mục đích xây dựng lý luận cho khóa luận;
-


Phương pháp chuyên gia, kế thừa được sử dụng trong tìm hiểu, đánh giá tình hình

sử dụng sản phẩm.
-

Phương pháp đồ họa được ứng dụng trong việc phác thảo sản phẩm, đưa ra mẫu

thiết kế và trình bày bản vẽ.

4


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Thiết kế sản phẩm đồ gỗ
2.1.1. Phong cách thiết kế đồ gỗ
Trước khi bắt tay vào thiết kế một cơng trình bất kì, các kiến trúc sư luôn đặc biệt
chú ý để lựa chọn 1 phong cách phù hợp với gia chủ và hạ tầng cơ bản của cơng trình
đồng thời bất cứ phong cách nội thất nào cũng phải đáp ứng được các yếu tố chính đó
là tính cơng năng, tính thẩm mỹ và kinh tế. Một số phong cách thiết kế đồ gỗ:
a) Thiết kế phong cách hiện đại

Hình 2.1. Phong cách hiện đại
- Ưu điểm: Phong cách nội thất hiện đại được hầu hết mọi người u thích và chấp
nhận nó bởi vẻ đẹp, sự gọn gàng và tính tiện dụng cao nhưng không kém phần sang
trọng đẳng cấp. Phong cách hiện đại dễ thiết kế và thi công không yêu cầu kinh nghiệm
lâu năm trong thiết kế và thi công đồ bởi kết cấu đơn giản.
- Nhược điểm của phong cách này là yếu tố thiết kế. Để toát lên được đúng phong
cách yêu cầu cao ở khâu thiết kế ngồi ra hầu hết chất liệu đồ đạc khơng có sẵn trong
nước nên giá thành rất cao. Nếu tận dụng đồ đạc sản xuất trong nước nhiều dễ làm cho

người nhìn cảm thấy "giả" và rất nhanh chán.
b) Phong cách cổ điển:
Khác biệt với phong cách hiện đại, cổ điển nổi bật với những họa tiết cầu kỳ,
phức tạp nhưng vẫn tinh tế và sang trọng. Các chi tiết trong thiết kế thường được ưu tiên
lựa chọn những biểu tượng tôn giáo, mô phỏng những tác phẩm nghệ thuật kinh điển
hay khảm, nạm ánh kim theo phong cách hoàng gia xưa…

5


Hình 2.2. Phong cách cổ điển
Nhược điểm của phong cách này là thiếu đi tính thân thiện gần gũi, đối tượng và các
cơng trình phù hợp với phong cách này không nhiều.
c) Phong cách nội thất tân cỗ điển:

Hình 2.3. Phong cách tân cổ điển
Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa cổ điển và hiện đại, nơi mà các chi tiết cổ điển
được mô phỏng theo một cách hiện đại. Các giá trị cũ được bảo tồn và bổ sung một số
chi tiết mới tạo nên sự khác biệt về phong cách. Ví dụ có thể hồn thiện đồ gỗ theo
phong cách mới bằng cách sơn và vecni hay thay thế mạ vàng bạc bằng các chất liệu
hiện đại như nỉ, lụa…

6


d) Phong cách nông thôn tao nhã:

Hình 2.4. Phong cách nông thôn tao nhã
Đây là một phong cách nội thất tao nhã, thanh lịch với những ảnh hưởng của
phong cách cổ điển Anh, Pháp và Scandinavian… vì vậy có thể gọi đây là phong cách

nông thôn sang trọng. Nội thất màu trắng, dịu nhẹ với hình thức nội thất truyền thống
nhưng khơng bị nặng nề về chi tiết trang trí. Mọi chi tiết đều tốt lên sự mềm mại, nữ
tính và ngọt ngào.
e) Phong cách mộc mạc:

Hình 2.5. Phong cách mộc mạc
Đúng với tên gọi của nó, phong cách này ưu tiên sử dụng nguyên liệu chính là gỗ
tự nhiên. Các yếu tố nội thất có thể làm từ rễ cây hay sợi mây, tre… được đan thủ công.
Phong cách này phù hợp nhất với những khu nghỉ dưỡng, nhà ở các vùng nông thôn.

7


f) Phong cách Á Đông :

Hình 2.6. Phong cách Á Đông
Đặc trưng dễ nhận biết của phong cách đương đại là các thành phần kiến trúc cơ
bản đều khá đơn giản như các đường, mảng và khối để tạo nên khơng gian nội thất,
khơng có nhiều chi tiết, ít hoa văn rườm rà. Những gam màu vui nhộn, những bức tranh
trang trí trường phái ấn tượng, đồ nội thất đương đại, tân tiến... tất cả được bài trí khéo
léo tạo nên khơng gian sống trẻ trung, phóng khống. Vật liệu sử dụng phổ biến nhất là
gỗ, ngoài ra vải dệt, nhung, ốp da cũng góp phần tạo dựng phong cách cho thiết kế này.
2.1.2. Xu hướng thiết kế đồ gỗ hiện nay tại Việt Nam
a) Thiết kế nội thất hiện đại

Hình 2.7. Nội thất hiện đại
Năm 2020 là sự lên ngôi của các phong cách Hiện đại, Bắc Âu, Đương đại với
đặc trưng là lối kiến trúc, thiết kế nội thất đơn giản mà thanh lịch, tinh tế. Các chi tiết
cầu kỳ, rườm rà hầu hết được giản lược. Thay vào đó là một bố cục khơng gian cân đối,
hợp lý, đặc biệt tiết kiệm không gian. Những đường nét, mảng, ô và khối tuân theo một


8


trật tự thống nhất, tạo sự ấn tượng về một khơng gian rộng rãi hơn so với diện tích vốn
có.
Đơn giản nhưng không nhàm chán – đặc trưng của lối kiến trúc này là sự hoàn
thiện trên từng sản phẩm nội thất. Yếu tố vuông thành sắc nét, từng đường keo mép dán
phẳng nhẵn làm nổi bật đồ nội thất, biến vật dụng cơ bản trở thành một phần trang trí
của nhà. Vì vậy, các kiến trúc sư dành cho bạn lời khuyên hãy lựa chọn những đơn vị
uy tín sở hữu nhà máy sản xuất với máy móc hiện đại để đảm bảo đạt thẩm mỹ cao như
mong muốn.
b) Thiết kế đa dụng, nâng cao trải nghiệm sử dụng

Hình 2.8. Thiết kế đa dụng
Ngoài yếu tố thẩm mỹ, xu hướng thiết kế nội thất 2020 đặc biệt chú trọng vào
trải nghiệm sử dụng sản phẩm thực tế. Sản phẩm nội thất vừa vặn mặt bằng nhà, tối ưu
diện tích không gian. Đặc biệt, mỗi sản phẩm sẽ được đa năng hóa, mang nhiều chức
năng hơn nó vốn có: Tủ bếp vừa làm tủ trang trí, kết hợp làm tủ rượu,… Các chuyên gia
tin rằng đây sẽ là giải pháp thiết kế nội thất hồn hảo nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu
nâng cao của gia chủ.
Tuy nhiên, để làm được điều này, gia chủ cần xác định rõ ràng, chính xác những
mong muốn của mình. Từ đây, đơn vị thiết kế và thi công nội thất sẽ mang đến phương
án hợp lý nhất dành cho mái ấm của bạn.

9


c) Ưu tiên sử dụng các gam màu trung tính


Hình 2.7. Các gam màu trung tính
Theo báo cáo xu hướng màu sắc trong thiết kế nội thất qua từng năm, năm 2020
sẽ là năm của gam màu trung tính bao gồm: Trắng, xám, đen và vân gỗ. Sự kết hợp hoàn
hảo giữa 3 sắc màu này tạo cảm giác ấm cúng, hiện đại mà thanh lịch, mang đến sự thoải
mái, dễ chịu và bình an dành cho gia chủ sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi. Đặc biệt hơn,
nghiên cứu về màu sắc đã chỉ ra, những gam màu này giúp giữ tâm trí con người bình
tĩnh hơn, dễ dàng gắn kết các thành viên lại gần nhau.
2.2. Nguyên tắc thiết kế sản phẩm mộc
Để có được sản phẩm mộc tốt,đáp ứng đầy đủ về yêu cầu về công năng,thẩm mỹ
cũng như yêu cầu kinh tế thì nhất thiết phải tuân thủ theo các nguyên tắc trong thiết kế
sản phẩm mốc.
Nhìn chung, khi thiết kế sản phẩm mộc ta cần dựa trên một số nguyên tắc cơ bản
sau:
2.2.1. Tính thực dụng
Tính thực dụng của đồ gia dụng thể hiện trên giá trị sử dụng của nó.Yêu cầu đầu
tiên của thiết kế sản phẩm là phải phù hợp với công dụng trực tiếp của nó, có thể thỏa
mãn một số yêu cầu nhất định nào đó của người sử dụng, mà nó cũng phải có được
tính chắc chắn,tuổi thọ cao; đồng thời hình dáng kích thước của đồ gia dụng cũng cần
phù hợp với đặc trung hình dạng của con người, thích hợp với điều kiện về sinh lý của
cong người, thỏa mãn được nhu cầu sử dụng khác nhau của con người, đem những
tính năng của nó để hạn chế đến mức tối đa sự mệt mỏ của con người, tạo ra những
điều kiện thận lợi, thoải mái cho con người trong sinh hoạt cũng như nhu cầu làm việc.

10


Trong mọi công đoạn thiết kế, người thiết kế phải lấy công năng sản phẩm làm định
hướng xuyên suốt. Khi tạo dáng, ngồi mục tiêu là có mẫu mã đẹp, ta luôn chú ý tới
khả năng đáp ứng của sản phẩm trong sử dụng.
Nguyên tắc đảm bảo công năng được chú ý nhiều nhất trong q trình tính tốn

ngun vật liệu và các giải pháp liên kết, kết cấu của sản phẩm.
2.2.2. Tính nghệ thuật
Tính nghệ thuật của đồ gia dụng thể hiện ở giá trị thưởng thức đối với nó. u cầu
đối với thiết kế sản phẩm ngồi nhằm thỏa mãn những tính năng về sử dụng ra, nó
cũng phải tạo ra cái đẹp cho con người thưởng thức khi sử dụng hoặc chiêm ngưỡng
nó. Tính nghệ thuật của đồ gia dụng được biểu hiện chủ yếu ở các mặt như tạo hình,
trang sức, màu sắc…,tạo hình yêu cầu phải tinh tế, ưu nhã, thể hiện được cảm nhận
của thời đại; trang sức cần phải trong sang, hào hao, phù hợp với thời đại; màu sắc
phải đồng đều thông nhất. Do vậy, thiết kế đồ gia dụng yêu cầu phải phù hợp với tính
lưu hành của thời đại, thể hiện được đặc trung thịnh hành của xã hội, để thường xuyên
và kịp thời thúc đẩy sự tiêu dùng sản phẩm, cũng như làm thỏa mãn được những yêu
cầu của thị trường.
Nguyên tắc này chủ yếu vận dụng trong quá trình tạo dáng sản phẩm. Nhưng trong
q trình thi cơng cũng không thể xem nhẹ bởi độ tinh xảo của các mối liên kết, chất
lượng bề mặt sản phẩm ảnh hưởng khơng ít tới chất lượng thẩm mỹ của sản phẩm.
2.2.3. Tính kinh kế
Đồ gỗ là một trong những mặt hàng giao dịch lớn trên thị trường trong và ngoài
nước, do đó khi thiết kế cần nhấn mạnh được tính thương phẩm và tính kinh tế đối với
đồ gia dụng, tang cường công tác nắm bắt thông tin thị trường, mở rộng công tác điều
tra nghiên cứu cũng như dự đốn đối với thị trường, trên cơ sở khơng ngừng hiểu biết
về tình hình thị trường và xu thế sản xuất đối với đồ gia dụng trong nước và thế giới,
cần phải xem xét đến các mặt như: nguyên vật liệu, kết cấu, gia công…,để thiết kế ra
những sản phẩm có giá thành thấp, thiết kế ra được những sản phẩm đồ gia dụng thích
hợp cho việc bán hàng, đạt được yêu cầu về chất lượng tốt, ngoại hình đẹp, tiêu hao
nguyên vật liệu ít, cũng như những yêu cầu về môi trường.
Nguyên tắc này cần đảm bảo một cách “tế nhị”, tránh những lãng phí khơng cần
thiết mà hiệu quả thiết kế vẫn không cải thiện được nhiều. Bền, đẹp và rẻ tiền đó là

11



những mong ước của người sử dụng, nhưng để tìm được điểm chung đó, để có được
sự giao hịa giữa người thiết kế và người sử dụng, để đi đến một phương án thi cơng
địi hỏi người thiết kế phải đưa ra phương án thiết kế của mình một cách thuyết phục,
có cơ sở khoa học.
2.2.4. Tính cơng nghệ
Tính cơng nghệ của sản phẩm mộc thể hiện ở chỗ thiết kế phải có đường nét mộc
mạc, kết cấu đơn giản, gia công thuận tiện, vật liệu sử dụng và công nghệ gia công
phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Đa dạng hóa vât liệu (gồm nguyên vật liệu và vật liệu trang trí)
- Linh kiện lắp giáp hóa ( có thế tháo lắp và gấp xếp)
- Tiêu chuẩn hóa sản phẩm ( quy cách hóa, hệ thơng hóa và các thơng dụng hóa
linh kiện)
- Liên tiếp hóa gia cơng (thực hiện cơ giới hóa )
2.2.5. Tính an tồn
Tức là u cầu các sản phẩm có đủ cường độ lực học và tính ổn định, vừa u cầu
sản phẩm có tính môi trường. Nghĩa là vừa thỏa mãn các yêu cầu của người sử dụng,
vừa có lợi sự an tồn và sức khỏe của con người sử dụng, không làm tổn thương với
độc hại tới con người. Hay nói cách khác là dựa vào yêu cầu của “ sản phẩm xanh” để
thiết kế và chế tạo thành “đồ mộc xanh” . Trừ chỉ tiêu tính năng lực học trong bản thân
sản phẩm có thể phù hợp với tiêu chuẩn quy định, thỏa mãn công năng sử dụng và
công năng tinh thần thì thiết kế sản phẩm mộc phải có khả năng lợi dung nguyên liệu
tốt nhất, giảm ô nhiễm môi trường và thỏa mãn yêu cầu người sử dụng. Đồng thời
trong quá trình sản xuất, sử dụng, xử lý thu hồi, đều khơng được ơ nhiễm mơi trường
và có hại cho sức khỏe con người.
2.2.6. Tính khoa học
Sản phẩm mộc ngày nay không chỉ là sản phâm sinh hoạt đơn giản nữa, nó ngày
càng đóng vai trị quan trọng trong đời sống sinh hoạt nhằm nân cao hiệu quả công
việc và nghỉ ngơi; nó cịn sử dụng vơ cung tiện lợi và thỏa mái. Vì thế, thiết kế sản
phẩm mộc phải xoay quanh các mục tiêu trên, đi sâu vào nghiên cứu và ứng dụng các

nguyên lý cơ bản tương quan vơi tâm sinh lý môi trường học, mỹ học kỹ thuật,
ergonomics, thiết kế công nghiệp. Căn cứ vào quy luật phát triển khoa học kỹ thuật và

12


ứng dụng vật liệu, thiết bị, công nghệ, phương pháp gia cơng tiên tiến hiện đại, tính
đến ngun tắc lợi dụng kế thừa vật liệu, làm cho sản phẩm mộc từ sản phẩm thủ cơng
nghiệp trở thành sản phẩm có tính khoa học cao và hiệu quả trong sử dụng công việc
hàng ngày.
2.3. Nguyên liệu sản xuất đồ gỗ
2.3.1. Gỗ xẻ
Gỗ xẻ là loại sản phẩm có được sau khi xẻ từ gỗ tròn. Căn cứ theo độ dày, gỗ xẻ
được phân thành: ván mỏng (chỉ loại ván có độ dày nhỏ hơn 21mm), ván trung bình (chỉ
những loại ván xẻ có độ dày trong khoảng 25-35mm) và ván dày (chỉ những loại ván có
độ dày từ 40-60mm), chi tiết có thể tham khảo theo tiêu chuẩn GB/T153-1995.1 và
GB/T4817-1995. Gỗ xẻ phổ thông, được căn cứ vào chất lượng của nó (tỷ lệ của các
khuyết tật như mục mọt, phần cạnh vát, mắt…) mà phân ra thành cấp I, cấp II và cấp
III.
Nếu căn cứ vào góc tạo thành giữa đường vịng năm với bề mặt ván, thì ván xẻ
lại được phân thành ván xuyên tâm và ván tiếp tuyến, ví dụ ván dùng để làm hộp cộng
hưởng của đàn thì bắt buộc phải là ván xuyên tâm; để ngăn chặn sự cong vênh của ván
sàn, đối với ván sàn bằng gỗ thực đầu tiên nên lựa chọn là ván xuyên tâm; nếu xét theo
góc độ chống ẩm, đối với những loại ván dùng để sản xuất tàu thuyền, thùng hộp gỗ,…
thì nên lựa chọn ván tiếp tuyến.
Ván xẻ xuyên tâm có được những đặc điểm như: cường độ chịu uốn cao, độ biến
hình nhỏ, thích hợp làm ngun liệu trong sản xuất các loại kết cấu; ván xẻ tiếp tuyến là
loại ván có vân thớ đẹp, khả năng chống ẩm tốt, nhưng cường độ chịu uốn lại thấp, rất
dễ bị cong vênh, loại này thích hợp sử dụng để sản xuất những sản phẩm có yêu cầu
thẩm mỹ cao, cũng như địi hỏi có khả năng chống ẩm, như thùng gỗ, hộp gỗ,… Tóm

lại, các loại sản phẩm đồ mộc có những cơng dụng khác nhau thì u cầu đối với ngun
liệu sản xuất ra nó cũng khơng giống nhau.
Ván xẻ có những đặc điểm sau:
Ưu điểm : Dễ gia cơng bằng cơ giới, có thể gia cơng bằng các biện pháp như:
mài, bào, tiện, cắt gọt,…; gỗ rất dễ cho việc liên kết, có thể sử dụng các hình thức như:
keo dán, đinh, bulơng, chốt trịn, chi tiết kim loại khác,…để liên kết. Có được màu sắc

13


tự nhiên, vân thớ tương đối đẹp, đồng thời lại dễ dàng cho trang sức, có thể làm cho con
người cảm giác được mùa đơng thì ấm áp, mùa hè thì mát mẻ, và an tồn.
Nhược điểm: Sự biến đổi của nhiệt độ cũng như độ ẩm môi trường xung
quanh,làm cho gỗ sẽ phát sinh hiện tượng co rút hoặc dãn nở, khi nghiêm trọng sẽ làm
cho gỗ bị biến dạng, cong vênh hoặc nứt.
Loài gỗ khác nhau, hoặc trên cùng một cây gỗ mà ở các vị trí khác nhau thì những
tính chất về lực học của gỗ cũng không giống nhau, khả năng biến dạng của gỗ cũng
khác nhau. Chiều rộng của ván xẻ bị hạn chế bởi đường kính của gỗ trịn, đồng thời cũng
bị ảnh hưởng bởi những khuyết tật tự nhiên của gỗ, như mấu mắt, nghiêng thớ, …
2.3.2. Ván nhân tạo
Để khắc phục về đặc điểm dị hướng của gỗ tự nhiên, đặc biệt là sự khác nhau về
độ biến dạng của gỗ, cũng như để quá trình lợi dụng nguồn tài nguyên rừng một cách
hợp lý nhất, ván nhân tạo đã có được tốc độ phát triển rất nhanh. Chủng loại ván nhân
tạo thường sử dụng có: ván dán, ván dăm, ván sợi…
Đặc điểm của chúng là: có bề mặt rộng (đa số là kích thước 1.22m  2.44m), chất
lượng giữa chiều dài và chiều rộng của ván tương đối đồng đều, khuyết tật ít,… Nhưng
tính năng của các loại ván cũng khác nhau rất lớn, do đó cần căn cứ vào hồn cảnh sử
dụng cụ thể đối với sản phẩm mà tiến hành lựa chọn ván một cách hợp lý.
a) Ván dán (Plywood; Veneer board)
Ván dán là sự sáng tạo của ngành gỗ kỹ thuật. Ván này làm từ nhiều lớp gỗ lạng

sắp xếp vng góc liên tục lẫn nhau theo hướng vân gỗ của mỗi lớp. Sử dụng 3 lớp hoặc
nhiều lớp ván mỏng rồi dùng keo dán lại với nhau tạo thành. Ván mỏng thường thấy có
hai loại là ván bóc và ván lạng, trong đó ván lạng là loại ván mỏng có vân thớ tương đối
đẹp, phần lớn nó được sử dụng để làm lớp bề mặt của ván dán, ván dán được sử dụng
nhiều trong sản xuất đồ gia dụng, thùng xe, tàu thuyền và trang trí nội thất…
Để khắc phục được sự ảnh hưởng không tốt của đặc điểm khơng đồng tính đẳng
hướng của gỗ, đồng thời lại đảm bảo được những ưu điểm vốn có của gỗ, thông thường
ván dán được tạo thành từ các lớp ván mỏng đan xen vng góc với nhau, tức là hai lớp
ván mỏng cạnh nhau có chiều thớ vng góc với nhau, số lớp ván mỏng thường là 3, 5,
7, 9,…độ dày ván mỏng là 3mm, 3.5mm, 4mm, 5mm, 6mm…

14


b) Ván dăm (Chipboard)
Ván dăm thường được sản xuất từ gỗ rừng trồng từ các loại cây thu hoạch ngắn
ngày như keo, cao su, bạch đàn... Thân gỗ sau khi được khai thác sẽ được băm nhỏ thành
dăm gỗ, kết hợp với keo, ép lại thành tấm dưới cường độ áp suất nén cao. Căn cứ vào
phương pháp sản xuất ép phẳng thông thường lại được phân ra thành 3 loại hình thức
kết cấu ép đó là: ván dăm một lớp, ván dăm 3 lớp và ván dăm tiệm biến (biến đổi dần
dần giữa các lớp). Độ dày của ván dăm thường là: 6mm, 8mm, 10mm, 13mm, 16mm,
19mm, 22mm, 25mm, 30mm,…
Trong kiến trúc hiện nay được ứng dụng nhiều là loại ván dăm định hướng (OSB),
chủ yếu được sử dụng ở các mặt như trang sức tường, hành lang, bao bì,… kích thước
của loại ván dăm này cũng lớn hơn nhiều so với ván dăm thơng thường, cường độ của
nó cũng cao hơn, cường độ theo chiều dọc của ván thì lớn hơn càng rõ rệt, nhưng loại
ván này có độ nhẵn bề mặt tương đối kém, do vậy không thích hợp với những vật liệu
mỏng để dán mặt.
Ngồi ra, đối với những loại ván dăm được sản xuất từ phế liệu nơng nghiệp, thì
được sử dụng chủ yếu như làm tường trong kiến trúc, bao bì, hay đồ gia dụng,… nhưng

cũng cần phải tăng thêm tính năng chống mục mọt cho loại ván này. Ngồi những loại
ván như trình bày ở trên ra, trong họ ván dăm vẫn còn có rất nhiều những loại hình khác
như: ván dăm xi măng, ván dăm thạch cao, ván dăm từ cặn quặng,…, tính năng của
những loại ván dăm này cũng hồn tồn khác nhau, khi lựa chọn loại ván nào cần tiến
hành phân tích cụ thể về mục đích sử dụng.
Đặc điểm của ván dăm:
Ưu điểm
Tính chất theo các chiều hướng trên bề mặt của ván là như nhau, kết cấu khá
đồng đều, khả năng trương nở và co rút nhỏ, khi gặp nước sự trương nở chủ yếu là theo
phương chiều dày ván.
Ván dăm hồn tồn có thể được căn cứ vào yêu cầu sử dụng để lựa chọn được
kích thước, khi sử dụng không được phép gia công theo phương chiều dày của ván, chỉ
được phép đánh nhẵn đi một lượng nhỏ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến cường độ ván.
Lực bán đinh của ván dăm tỷ lệ thuận với khối lượng thể tích của ván. Đối với
ván dăm 3 lớp, khối lượng thể tích của lớp lõi thường nhỏ hơn khối lượng thể tích của

15


lớp bề mặt, do đó lực bám đinh lớp lõi cũng sẽ nhỏ hơn so với lớp bề mặt, vì vậy lực
bán đinh theo chiều vng góc với bề mặt ván sẽ lớn hơn nhiều so với lực bám đinh theo
chiều song song với bề mặt ván.
Dễ dàng cho thực hiện q trình sản xuất tự động hố.
Có thể được sử dụng trực tiếp mà không cần thông qua sấy, khi dự trữ ván cần
phải đặt ván bằng phẳng, tránh ván bị cong.
Nhược điểm
Ở phần cạnh ván dăm nếu không được bịt kín sẽ rất dễ làm cho phần keo và dăm
mất dần khả năng dính kết, mặt khác ở cạnh ván nếu hút ẩm sẽ bị trương nở, ảnh hưởng
đến chất lượng của ván, vì vậy cần thiết phải tiến hành xử lý bịt cạnh.
Chất lượng dán mặt đối với ván dăm có quan hệ tới mức độ đồng đều của bề mặt

ván. Nếu như bề mặt ván mịn và đồng đều, thì rất dễ dàng cho việc sử dụng các vật liệu
mỏng để dán mặt.
c) Ván sợi (Fiber board)
Đặc điểm của ván MDF:
MDF có cường độ cao, cường độ chịu uốn của nó gấp khoảng 2 lần so với ván
dăm.
Có bề mặt phẳng, nhẵn, cho dù là theo phương chiều dày hay phương chiều rộng,
đều có thể dùng được keo dán hoặc trang sức.
Tính năng gia cơng khá tốt, như cắt ngắn, đánh nhẵn, khoan lỗ hay trang sức,…
gần như đối với gỗ tự nhiên.
Kết cấu chặt chẽ và đồng đều, có thể sử dụng để điêu khắc hoặc tiện.
Phần cạnh ván có thể được phay cắt, mà khơng cần phải bịt kín, có thể trực tiếp
trang sức được trên cạnh ván.
Không cần thông qua sấy, mà được trực tiếp sử dụng, nhưng khi dự trữ cần phải
đặt ván bằng phẳng, tránh ván bị cong vênh.
Tính năng của ván có quan hệ tới lượng keo dán sử dụng khi sản xuất.
d) Ván ghép thanh
Ván ghép thanh (Finger joint) là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp được sản xuất
bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ lại với nhau nhờ chất kết dính
và được ép dưới nhiệt độ và áp suất quy định để tạo thành những tấm ván có kích thước

16


lớn hơn. cần phải căn cứ vào màu sắc vân thớ của gỗ để phối hợp ghép sao cho hợp lý,
sau đó qua sử dụng keo dán để ghép lại thành ván, có thể sử dụng phương pháp ghép
ngón hoặc phương pháp ghép bằng để ghép chúng thành ván.
Về cơ bản gỗ ghép không làm thay đổi kết cấu nguyên có của gỗ, hoặc là có thể
nói, gỗ ghép vẫn phát huy được tác dụng tự nhiên của gỗ, do đó gỗ ghép vẫn thuộc loại
vật liệu tự nhiên. Gỗ ghép có tính đồng đều và tính ổn định về kích thước tốt hơn so với

gỗ tự nhiên cùng loại. Gỗ ghép là thực hiện được tiên đề gỗ nhỏ nhưng sử dụng được ở
những nhu cầu của gỗ lớn, gỗ chất lượng kém nhưng lại sử dụng ở những vị trí địi hỏi
chất lượng cao, gỗ có độ rộng nhỏ nhưng lại dùng ở những nơi có yêu cầu độ rộng lớn,
điều đó có tác dụng rất lớn cho việc nâng cao hiệu quả lợi dụng gỗ.
Ngoài ra, gỗ ghép cịn được ứng dụng trong: sản xuất cửa chính, cửa sổ, đồ gia
dụng, tay vịn ghế, mặt bàn ăn, dụng cụ dạy học, tủ kính, tay vịn cầu thang, ghép tường
trong phòng thể thao, vàn sàn, khung cửa,….
e) Vật liệu gỗ nhựa Picomat

Hình 2.3. Gỗ nhựa Picomat
Tấm nhựa Picomat là vật liệu dạng tấm, được tạo thành từ thành phần chính là
Polivinyl Clorua ( thường được ký hiệu là PVC). Ngồi nhựa PVC, ván nhựa Picomat
cịn có thêm một số chất phụ gia vô cơ.
- Ưu điểm:
+ Chịu nước, chống ẩm, mối mọt tốt: Ván nhựa PVC có khả năng chịu nước tuyệt
đối 100%, chống ẩm mốc, ngăn chặn sự phá hoại của mối mọt đem đến độ bền vượt
trội cho đồ nội thất. Vì vậy, gỗ nhựa Picomat có ứng dụng rất phổ biến trong mơi
17


trường có độ ẩm cao như: khu vực nhà bếp và phịng tắm. Ngồi ra, tấm Picomat cũng
có thể được sử dụng trên tất cả các nơi trong ngôi nhà.
+ Chống cháy: Nhựa Picomat khơng duy trì ngọn lửa và giảm sự lan tỏa của đám
cháy. Vì vậy, sử dụng vật liệu ván nhựa Picomat để làm trần, các đồ dùng nội thất
trong các tòa nhà văn phòng, chung cư, vui chơi giải trí…sử dụng vật liệu gỗ nhựa sẽ
là một giải pháp an toàn và hiệu quả trong tương lai.
- Nhược điểm:
Bên cạnh rất nhiều những ưu điểm của chất liệu nhựa Picomat thì vật liệu này cũng
cịn tồn tại nhược điểm chưa khắc phục được đó là: chất liệu ván gỗ nhựa chỉ thi công
được kiểu hiện đại, không thể đục, trạm, khắc hoa văn, cầu kỳ như là gỗ tự nhiên. Hơn

nữa, vì trong thành phần của gỗ nhựa thì có tới hơn 60% là nhựa nên sẽ giòn hơn và chịu
lực kém hơn, khả năng bắt vít kém hơn gỗ tự nhiên hay gỗ cơng nghiệp. Nên thơng
thường để vừa đẹp vừa vững chắc thì bạn nên kết hợp các loại gỗ với nhau. Nhưng các
nơi có độ ẩm mốc và mối mọt cao thì bạn nên chọn gỗ nhựa Picomat để thi công.
2.3.3. Vật liệu trang trí và phủ mặt
Vật liệu trang sức bề mặt có rất nhiều loại, chủ yếu gồm có: màng mỏng PVC,
ván dán mặt Melamine dạng cao áp (HPL), giấy trang sức có qua xử lý sơ bộ bằng
sơn, màng trang sức DAP, giấy trang sức có ngâm tẩm keo, gỗ lạng tự nhiên,… Chức
năng chủ yếu của vật liệu trang sức bề mặt là làm tăng chất lượng thẩm mỹ của bề mặt
ván, tăng tính năng chịu acid, chịu bazơ, chịu nước,… của bề mặt ván. Những loại vật
liệu trang sức bề mặt thường gặp có:
a) Tấm acrylic:
Bề mặt nhẵn bóng và phẳng mịn dễ lau chùi có thể đánh bay vết trầy xước bị xước
nhẹ.
- Tấm acrylic gồm: acrylic pha lê, acrylic chống trầy 6H có 3 màu, màu trắng, màu nâu
và màu xám Tấm acrylic bóng gương: gồm nhiều màu gồm nhiều cấp chiều dày khác
nhau

18


Hình 2.4. Các màu tấm acrylc
b) Melamin
Melamine là bề mặt giấy trang trí ép lên tấm vật liệu gỗ cơng nghiệp ứng dụng
vào sản xuất đồ nội thất. Bản chất là một loại giấy nền được tạo vân, tạo màu sắc để phù
hợp với xu hướng nội thất, Melamine được nhúng keo và sấy khô, cắt thành khổ.

Hình 2.5. Bề mặt melamin
c) Laminate
Laminate là một loại giấy thường được sử dụng để ép trên các loại gỗ công

nghiệp như: ván dăm, ván MDF, ván HDF để có được bề mặt vân gỗ đẹp, có độ bảo vệ
cho sản phẩm. Thường được dùng để làm đồ nội thất, tấm trang trí và ván sàn.

19


×